Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Tác động của quản lý vốn lưu chuyển tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.01 KB, 10 trang )

MỤC LỤC

1


LỜI MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết
Sau cuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra năm 2008, để tiếp tục tồn tại và
phát triển, các công ty ngày nay cần tiến hành thay đổi cách quản lý tài sản
ngắn hạn, điều này đã thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu vào việc quản
lý tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp và thu được các kết quả rất khác nhau.
Một số tin rằng việc nâng cao khả năng quản lý vốn lưu động rất quan trọng
cho các doanh nghiệp trong việc chống lại vòng quay của chu kỳ kinh tế
(Reason, 2008 ; B. Abuzayed, 2011) cũng nghiên cứu các doanh nghiệp tại
Jordan và thu được kết quả rằng các doanh nghiệp có vòng quay tiền mặt lớn
hơn có lợi nhuận cao hơn. V. Tauringana và G.A. Afrifa (2013) đã nghiên cứu
tầm quan trọng tương đối của việc quản lý vốn lưu động và các thành phần
của chung tới khả năng sinh lời của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Anh
bằng cách sử dụng số liệu mảng và tìm ra rằng việc quản lý nợ phải thu là
quan trọng nhất.
Tại Việt Nam, Huynh Phương Đông và Jyn-tay Su (2010) lần đầu
nghiên cứu về mối quan hệ giữa quản lý vốn lưu động tới khả năng sinh lời
bằng việc nghiên cứu 131 công ty trên sàn chứng khoán Việt Nam giai đoạn
2006 đến 2008. Nghiên cứu chỉ ra việc gia tăng chu kì chuyển đồi tiền mặt sẽ
làm giảm khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Duyên Anh và cộng sự (2014)
cũng thực hiện nghiên cứu với 118 doanh nghiệp phi tài chính trên HOSE,
HNX và UPCOM từ năm 2006 đến 2012.
Các nghiên cứu đã có đều tập trung nghiên cứu tổng thể các doanh
nghiệp trong nền kinh tế hoặc một nhóm các doanh nghiệp được phân chia
theo quy mô, chưa chú ý nhiều vào nghiên cứu cụ thể một nhóm doanh
nghiệp trong một lĩnh vực nhất định. Tại Việt Nam chưa có một nghiên cứu


nào tập trung cụ thể vào các doanh nghiệp thuộc một ngành cụ thể.
2


Do đó, mục đích của chúng tôi khi thực hiện đề tài nghiên cứu này
nhằm tìm hiểu ảnh hưởng của vốn lưu động tới khả năng sinh lời và giá trị thị
trường của các doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất.
Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu tổng quát
Tìm hiểu tác động của vốn lưu động tới hiệu qủa hoạt động của các
doanh nghiệp trong ngành sản xuất hàng tiêu dùng.
Mục tiêu cụ thể
Câu hỏi nghiên cứu:
Câu hỏi 1: Mối quan hệ giữa vốn lưu động với khả năng sinh lời của
doanh nghiệp trong ngành sản xuất như thế nào?
Kết quả kỳ vọng: Vòng quay tiền mặt và thời gian một vòng quay các
thời gian một vòng quay các khoản phải thu có mối quan hệ thuận trong khi
thời gian một vòng quay các khoản phải trả và thời gian tồn kho trung bình có
mối quan hệ nghịch tới khả nắng sinh lời.
Câu hỏi 2: Mối quan hệ giữa vốn lưu động với giá trị thị trường của
doanh nghiệp trong ngành sản xuất như thế nào?
Kết quả kỳ vọng: Vòng quay tiền mặt và thời gian một vòng quay các
thời gian một vòng quay các khoản phải thu có mối quan hệ thuận trong khi
thời gian một vòng quay các khoản phải trả và thời gian tồn kho trung bình có
mối quan hệ nghich tới giá trị thị trường của doanh nghiệp.
Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu gồm 38 doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất được
niêm yết trên HOSE, HNX và UPCOM. Số liệu tài chính được lấy từ các báo

3



cáo tài chính được công bố bởi 38 doanh nghiệp này từ năm 2009 đến năm
2013.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu sử dụng các phân tích hồi quy với dữ liệu
mảng (panel data) được xây dựng trên dữ liệu của 38 doanh nghiệp thuộc
ngành sản xuất từ năm 2009 đến 2013. Chúng tôi sẽ thực hiện hồi quy với các
phương pháp khác nhau (OLS, GMM,...) sau đó tiến hành lựa chọn.
Cấu trúc bài nghiên cứu
Chương 1: Tổng quan về vốn lưu động và tác động của vốn lưu động.
Chương 2: Nghiên cứu thực nghiệm về tác động của vốn lưu động tới
sự hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam.
Chương 3: Kiến nghị và giải pháp.

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA
VỐN LƯU ĐỘNG
Vốn lưu động ròng về bản chất là chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn và
nợ ngắn hạn. Doanh nghiệp không có khả năng duy trì một mức độ ổn định và
hợp lí của vốn lưu động, sẽ có khả năng vỡ nợ và thậm chí có thể bị rơi vào
tình trạng phá sản. Tài sản ngắn hạn phải đủ lớn để trang trải các khoản nợ
ngắn hạn nhằm đảm bảo một mức an toàn hợp lý. Mỗi khoản mục trong tài
sản ngắn hạn phải được quản lý một cách hiệu quả để duy trì khả năng thanh
khoản của doanh nghiệp, đồng thời phải đảm bảo mỗi khoản mục không quá
cao trong cơ cấu tài sản. Doanh nghiệp phải đảm bảo rằng, mỗi khoản mục
trong cơ cấu nguồn tài trợ ngắn hạn phải được thường xuyên quản lí chặt chẽ
4


và sử dụng một cách hợp lí nhất. Bản chất của mối quan hệ giữa quản lí vốn

lưu động và lợi nhuận phụ thuộc vào chiến lược mà công ty quyết định theo
đuổi. Qua các nghiên cứu của Weinraub và Visscher (1998); Garcia-Teruel và
Martinez-Solano (2007); Nazir và Afza (2009), đã chỉ ra có hai chiến lược
quản lí vốn lưu động mà các doanh nghiệp thực hiện: chiến lược năng động
và chiến lược bảo thủ.

CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ TÁC ĐỘNG CỦA
VỐN LƯU ĐỘNG TỚI HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH
NGHIỆP SẢN XUẤT TẠI VIỆT NAM
2.1/ Mô hình: Mô hình hồi quy số liệu bảng (Panel Data regression)
Khái niệm
Dữ liệu bảng (Panel Data hay còn được gọi là Pooled data, combination
of time series and cross-section data, micropanel data, longitudinal data, event
history analysis, cohort analysis) về thực chất đều tiêu biểu cho sự biến thiên
theo thời gian của các đơn vị chéo theo không gian. Hay nói theo cách khác,
dữ liệu bảng là sự kết hợp giữa dữ liệu chéo và chuỗi thời gian. Mô hình hồi
quy dựa trên dữ liệu bảng được gọi là mô hình hồi quy số liệu bảng.
Mô hình hồi quy dựa trên dữ liệu mảng được gọi là mô hình hồi quy số liệu
mảng. Dữ liệu bảng có thể làm phong phú các phân tích thực nghiệm theo
những cách thức mà không chắc có thể đạt được nếu ta chỉ sử dụng các dữ
liệu theo chuỗi thời gian hay không gian thuần túy.
Có hai cách tiếp cận khi ước lượng mô hình hồi quy dữ liệu bảng là cách tiếp
cận các ảnh hưởng cố định và cách tiếp cận ảnh hưởng ngẫu nhiên.

5


2.2/ Dữ liệu và các biến trong nghiên cứu:
Dữ liệu được thu thập từ 190 báo cáo tài chính của 38 doanh nghiệp sản
xuất hàng tiêu dùng được niêm yết trên sàn HOSE và HNX trong 5 năm 2008

đến 2013.
Chúng tôi sử dụng các mô hình hồi quy sau để nghiên cứu về mối quan
hệ giữa quản lý tài sản lưu động và các thành phần tới khả năng sinh lời:
GOPit = b0 +b1*INVit +b2*INV/CAit + b3*CA/TAit + b4*FA/TAit +
b5*CATURNit + b6*LEVit + + b7*TALOG + eit (1)
GOPit = b0 +b1*ARit +b2*INV/CAit + b3*CA/TAit + b4*FA/CAit +
b5*CATURNit + b6*LEVit + B7*TALOG+ ei (2)
GOPit = b0 +b1*APit +b2*INV/CAit + b3*CA/TAit + b4*FA/CAit +
b5*CATURNit + b6*LEVit + B7*TALOG+ ei (3)
GOPit = b0 +b1*CCCit +b2*INV/CAit + b3*CA/TAit + b4*FA/CAit +
b5*CATURNit + b6*LEVit + B7*TALOG+ ei (4)
Chúng tôi sử dụng các mô hình hồi quy sau để nghiên cứu về mối quan
hệ giữa quản lý tài sản lưu động và các thành phần tới giá trị thị trường của
doanh nghiệp:
TQit = b0 +b1*INVit +b2*INV/CAit + b3*CA/TAit + b4*FA/TAit +
b5*CATURNit + b6*LEVit + b7*TALOG + eit (5)
TQit = b0 +b1*ARit +b2*INV/CAit + b3*CA/TAit + b4*FA/CAit +
b5*CATURNit + b6*LEVit + B7*TALOG+ ei (6)
TQit = b0 +b1*APit +b2*INV/CAit + b3*CA/TAit + b4*FA/CAit +
b5*CATURNit + b6*LEVit + B7*TALOG+ ei (7)
TQit = b0 +b1*CCCit +b2*INV/CAit + b3*CA/TAit + b4*FA/CAit +
b5*CATURNit + b6*LEVit + B7*TALOG+ ei (8)
6


Các biến được sử dụng trong mô hình:
Biến thể hiện khả năng sinh lời :
GOP: (doanh thu – giá vốn hàng bán)/(tổng tài sản – tài sản tài chính)
Biến thể hiện giá trị thị trường của doanh nghiệp :
TQ: Hệ số giá / giá trị sổ sách tài sản hữu hình (Price to Tangible Book

Value – PTBV)
Biến lượng hóa việc quản lý vốn lưu chuyển:
INV: Thời gian tồn kho.
AR: Thời gian trung bình thu hồi khoản phải thu.
AP: Thời gian trung bình chậm trả khoản phải trả.
CCC: Chu kỳ vận động của tiền mặt.
Các biến điều khiển:
Quick ratio: Hệ số thanh toán nhanh.
INV/CA: Hàng Tồn kho bình quân / Tài sản ngắn hạn bình quân.
CA/TA: Tài sản ngắn hạn bình quân / Tổng tài sản bình quân.
FA/TA: Tài sản cố định bình quân / Tổng tài sản bình quân.
CA_turn: Tổng tài sản bình quân / Doanh thu trong kì.
LEV: Tổng nợ phải trả bình quân / Tổng tài sản bình quân.
TALOG: Logarithm tổng tài sản bình quân.

7


2.3/ Kết quả nghiên cứu:
Vốn lưu chuyển chỉ có tác động tới khả năng sinh lời của doanh nghiệp,
không có tác động tới giá trị thị trường của doanh nghiệp. Trong đó INV có
ảnh hưởng mạnh nhất, tiếp đó là AR.
Mô hình 4 cho thấy biến CCC có ảnh hưởng ngược chiều đến lợi nhuận
doanh nghiệp. Các biến CA/TA, CA_TURN, LEV và TALOG có ảnh hướng
đáng kể đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Mô hình giải thích cho
33,2759% sự thay đổi lợi nhuận doanh nghiệp.
Mô hình 2 cho biết, AR có ảnh hưởng ngược chiều đến lợi nhuận của
các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và có ý nghĩa ở mức 10%
(pvalue=0,0542). Mô hình giải thích cho 35,0202% sự thay đổi của khả năng
sinh lời.

Mô hình 1 cho thấy INV ảnh hưởng ngược chiều đến lợi nhuận doanh
nghiệp tại mức ý nghĩa 5% (pvalue=0,0007). Mô hình giải thích cho
35,3741% sự thay đổi của khả năng sinh lời.
CHƯƠNG III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1/ Kết luận
Mục tiêu của nghiên cứu nhằm tìm hiểu tác động của việc quản trị vốn
lưu động và tầm quan trọng tương đối giữa các thành phần của quản trị vốn
lưu động tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng
trên hai góc độ là khả năng sinh lời và giá trị thị trường của doanh nghiệp.
Khả năng quản trị vốn lưu động được đánh giá thông qua chu kỳ vận động
của tiền mặt (CCC) và các thành phần bao gồm (INV, AR, AP). Khả năng sinh
lời được đánh giá thông qua (GOP) và giá trị thị trường của doanh nghiệp
được đánh giá thông qua (TQ). Nghiên cứu được thực hiện dựa trên số liệu từ
8


báo tài chính từ năm 2009 đến năm 2013 của 38 doanh nghiệp sản xuất hàng
tiêu dùng được niêm yết trên HOSE và HNX. Kết quả từ nhưng phân tích hồi
quy dựa trên số liệu mảng cho thấy CCC có tác động tới khả năng sinh lời của
doanh nghiệp (GOP) nhưng hầu như không có tác động tới giá trị thị trường
của doanh nghiệp (TQ). Trong đó hàng tồn kho (INV) là có ảnh hưởng đáng
kể tới khả năng sinh lời (GOP), AR có tác động và AP không có tác động
đáng kể tới GOP. Kết quả này giống với kết quả từ nghiên cứu của Bana
Abuzayed (2011), Sharma và Kumar (2011) nhưng ngược lại với kết quả của
Venancio Tauringana (2011).
Từ kết quả trên có thể thấy rằng dù vốn lưu động luôn được tính đến
trong việc định giá doanh nghiệp sản xuất tiêu dùng nhưng các nhà đầu tư vẫn
chưa quan tâm nhiều tới năng lực quản lý vốn lưu động, thể hiện qua việc giá
trị thị trường của doanh nghiệp hầu như không bị tác động bởi khả năng quản
lý vốn lưu động của doanh nghiệp sản xuất tiêu dùng. Trong các thành phần

quản lý vốn lưu động, quản lý hàng tồn kho có ảnh hưởng lớn nhất tới khả
năng sinh lời của doanh nghiệp.
3.2/ Kiến nghị về chính sách
Qua nghiên cứu trên, chúng tôi đưa ra khuyến nghị với các doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh hàng tiêu dùng nên tập trung chú trọng vào việc
quản lý hàng tồn kho nhằm nâng cao khả năng sinh lời của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nên nghiên cứu và sử dụng các phương
pháp quản lý hàng tồn kho mới và hiệu quả hơn. Ngoài ra, doanh nghiệp sản
xuất kinh doanh hàng tiêu dùng cũng nên chú trọng quản lý các khoản phải
thu thông qua việc cải thiện chính sách tín dụng thương mại của mình.
3.3/ Những hạn chế của nghiên cứu
Với mục tiêu ban đầu nhằm khắc phục hạn chế của các nghiên cứu
trước đây khi nghiên cứu với số liệu của quá nhiều các doanh nghiệp mà
9


không cùng một ngành dẫn đến sai lệch trong kết quả, chúng tôi đã tập trung
nghiên cứu chỉ các doanh nghiệp trong ngành sản xuất hàng tiêu dùng. Tuy
nhiên, đây cũng là một hạn chế của nghiên cứu này, việc tập trung thu thập dữ
liệu và phân tích các doanh nghiệp của một ngành khiến cho bài nghiên cứu
chưa đưa ra được sự so sánh về ảnh hưởng khác nhau của quản lý vốn lưu
động tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp tại các ngành khác nhau.
3.4/ Hướng nghiên cứu trong tương lai
Trong tương lai, chúng tôi dự định sẽ tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về
quản lý lưu động tại doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. Cụ thể, dựa trên
nghiên cứu này, chúng tôi dự định sẽ nghiên cứu về ảnh hưởng của các chính
sách quản lý hàng tồn kho tới hiệu quả hoạt động tại các doanh nghiệp sản
xuất hàng tiêu dùng.

10




×