Tải bản đầy đủ (.docx) (111 trang)

Phát triển thị trường bán lẻ việt nam để tham gia vào cộng đồng ASEAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (798.13 KB, 111 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
CÔNG TRÌNH THAM GIA XÉT GIẢI
GIẢI THƯỞNG “ TÀI NĂNG KHOA HỌC TRẺ VIỆT NAM”
NĂM 2015

Tên công trình: Phát triển thị trường bán lẻ Việt Nam để
tham gia vào cộng đồng ASEAN
Thuộc nhóm ngành khoa học: Kinh doanh và quản lí 2 (KD2)

Họ và tên sinh viên (nhóm sinh viên):
1. Trần Thị Thanh Tâm
2. Đào Thị Ly
3. Tạ Khánh Linh
4. Lê Thu Trang
5. Lương Hoàng Ninh
Lớp: Thương mại quốc tế 54A
Khoa (Viện) : Thương mại và Kinh tế quốc tế
Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thừa Lộc

HÀ NỘI,2015


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU…………..……………………………………………………..1

DANH MỤC CÁC HÌNH

DANH MỤC BẢNG BIỂU




4
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài
Sau hơn 8 năm gia nhập WTO, thị trường bán lẻ Việt Nam đã có nhiều
chuyển biến mạnh mẽ, là một trong những thị trường có nhiều thay đổi nhất
trong toàn bộ nền kinh tế, được nhìn nhận đầy tiềm năng và thu hút nhiều sự
quan tâm đầu tư của cả các doanh nghiệp trong nước cũng như các nhà bán lẻ
nước ngoài. Việt Nam luôn được xếp thứ hạng cao về chỉ số phát triển kinh
doanh bán lẻ (GRDI). Cùng với việc mở cửa thị trường bán lẻ Việt Nam từ ngày
1/1/2009, một số nhà sản xuất – phân phối hàng đầu thế giới với quy mô lớn, khả
năng cạnh tranh cao, có sức hút mạnh với khách hàng cả trong bán lẻ và bán
buôn đã tham gia hoạt động tại Việt Nam như: Big C, Lotte Mart, Aeon, Parkson,
… Đến nay, mặc dù Việt Nam không còn nằm trong Top 30 thị trường bán lẻ hấp
dẫn nhất thế giới, nhưng việc nhiều tập đoàn bán lẻ nước ngoài đẩy mạnh mở
rộng hệ thống phân phối đang tạo nên sự cạnh tranh khốc liệt giữa doanh nghiệp
có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với doanh nghiệp trong nước. Đặc biệt
là trước bối cảnh cuối năm 2015, cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) sẽ thành lập,
năm 2017, hàng rào thuế quan được gỡ bỏ hoàn toàn theo cam kết gia nhập
WTO, tận dụng mốc thời gian này, các nhà phân phối ngoại đã đổ bộ vào nhiều
hơn. Trước hết có thể kể đến thương vụ tập đoàn Metro ( Đức) ký thỏa thuận với
tập đoàn Berli Jucker (BJC) của Thái Lan về việc bán lĩnh vực kinh doanh sỉ
( bán buôn) tại Việt Nam. Theo đó, BJC sẽ tiếp quản toàn bộ hoạt động kinh
doanh của Công ty Metro Cash & Carry Việt Nam (MCC Việt Nam) bao gồm 19
trung tâm phân phối và danh mục bất động sản có liên quan với giá trị 655 triệu
euro (tương đương 879 triệu USD). Đại diện Metro cho biết dự kiến thương vụ sẽ
hoàn tất trong nửa đầu năm 2015. Trong tháng 3/2014, Tập đoàn bán lẻ Central
Group (Thái Lan) khai trương chuỗi siêu thị Robinsons Department Store với
diện tích 10.000m2 tại khu mua sắm Royal City (Hà Nội). Trước đó, tháng
1/2014, nhà bán lẻ Nhật Bản Aeon Mall đã khai trương trung tâm mua sắm Aeon
Mall Tân Phú Celadon tại TP Hồ Chí Minh. Họ đều là những ông lớn có khá

nhiều lợi thế cạnh tranh so với Việt Nam, thuận lợi về vốn và mặt bằng nhiều


5
hơn so với doanh nghiệp Việt. Trong khi đó, thị trường bán lẻ Việt Nam bộc lộ
nhiều khiếm khuyết như mô hình phân phối chủ yếu mang tính chất truyền thống
của nền sản xuất nhỏ lẻ, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ công tác bán lẻ
thiếu thốn, nhưng lớn nhất đó là thiếu tính liên kết giữa các lực lượng tham gia
thị trường bán lẻ, các nhà cung cấp mạnh ai nấy rao, các nhà bán lẻ mạnh ai nấy
bán, cạnh tranh lẫn nhau, dẫn tới tất cả đều phát triển manh mún, thiếu bài bản.
Những doanh nghiệp bán lẻ tạo được niềm tin đối với nhà sản xuất, người cung
cấp, đảm bảo nguồn cung ổn định phục vụ người tiêu dùng không nhiều, chỉ có
một vài doanh nghiệp thuần Việt như: Coop Mart, Hapro Mart, Coop Foods,…
Trước các đối thủ giàu cả về tiềm lực tài chính lẫn kinh nghiệm, các doanh
nghiệp Việt Nam cần phải làm gì để không bị thua ngay trên “sân nhà”? Đây là
một câu hỏi mang tính thời sự, thu hút sự quan tâm không chỉ của các cơ quan
chức năng, cộng đồng các doanh nghiệp mà cả đông đảo người tiêu dùng. Từ
thực tiễn này, việc nghiên cứu sự phát triển của thị trường bán lẻ Việt Nam để
đưa ra những chiến lược phát triển phù hợp là rất cần thiết. Bởi vậy, nhóm chúng
em chọn quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu : “ Phát triển thị trường bán lẻ
Việt Nam để tham gia vào cộng đồng ASEAN”.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích các cách hiểu khác nhau để làm rõ quan niệm về thị trường trong
nền kinh tế quốc dân và nội dung phát triển thị trường.
- Phân tích thực trạng thị trường bán lẻ Việt Nam và sự chuẩn bị của Việt
Nam để tham gia vào AEC, từ đó rút ra kết luận về những thành tựu và nhược
điểm còn tồn tại.
- Đề xuất những phương hướng và giải pháp phát triển thị trường bán lẻ
Việt Nam để tham gia vào AEC và đưa ra một số kiến nghị.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: những vấn đề lí luận và thực tiễn về phát triển thị
trường bán lẻ của Việt Nam, trong đó bao gồm các thành phần tham gia và các
yếu tố cấu thành thị trường.


6
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Thị trường bán lẻ trong nước của Việt Nam.
+ Về thời gian: Thị trường bán lẻ trong nước của Việt Nam từ năm 2007
đến năm 2014 và giải pháp phát triển thị trường đến năm 2020.
4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện chủ yếu dựa trên các phân tích, đánh giá
định lượng và định tính thông qua một số phương pháp nghiên cứu như:
- Phương pháp so sánh.
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp tổng hợp - phân tích, biểu đồ để làm sáng tỏ, phong phú
thêm lý luận nhằm giải quyết các nhiệm vụ đã đề ra.
5. Các kết quả dự kiến đạt được
- Làm rõ các quan niệm về thị trường trong nền kinh tế quốc dân và nội
dung phát triển thị trường.
- Rút ra được kết luận về những thành tựu đạt được và nhược điểm còn tồn
tại của thị trường bán lẻ Việt Nam.
- Những đề xuất, kiến nghị về phương hướng và giải pháp phát triển thị
trường bán lẻ Việt Nam sẽ góp phần hoàn thiện công tác chuẩn bị của Việt Nam
để tham gia vào AEC.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của đề tài gồm 3 chương:
Chương I: Những vấn đề chung về phát triển thị trường bán lẻ để gia nhập
Cộng đồng ASEAN
Chương II: Thực trạng phát triển thị trường bán lẻ ở VN để tham gia AEC

Chương III: Phương hướng và giải pháp phát triển thị trường bán lẻ Việt
Nam để tham gia AEC


7

1

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN THỊ
TRƯỜNG BÁN LẺ ĐỂ GIA NHẬP CỘNG ĐỒNG ASEAN

1.1 Quan niệm về thị trường trong nền kinh tế quốc dân.
Thị trường ra đời gắn liền với nền sản xuất hàng hoá, nó là môi trường để
tiến hành các hoạt động giao dịch mang tính chất thương mại của mọi doanh
nghiệp công nghiệp. Trong một xã hội phát triển, thị trường không nhất thiết chỉ
là địa điểm cụ thể gặp gỡ trực tiếp giữa người mua và người bán mà doanh
nghiệp và khách hàng có thể chỉ giao dịch, thoả thuận với nhau thông qua các
phương tiện thông tin viễn thông hiện đại. Cùng với sự phát triển của sản xuất
hàng hoá, khái niệm thị trường ngày càng trở nên phong phú và đa dạng.
Khái niệm thị trường hoàn toàn không tách rời khái niệm phân công lao
động xã hội. Các Mác đã nhận định: “hễ ở đâu và khi nào có sự phân công lao
động xã hội và có sản xuất hàng hoá thì ở đó và khi ấy sẽ có thị trường. Thị
trường chẳng qua là sự biểu hiện của phân công lao động xã hội và do đó có thể
phát triển vô cùng tận”. Sự hình thành của hàng hóa đồng nghĩa với việc hình
thành nên thị trường. Sản xuất dư thừa nhu cầu tiêu dùng cá nhân họ muốn trao
đổi lấy cái mình cần khi đó thị trường ra đời. Đó là nơi diễn ra các hoạt động trao
đổi, mua bán hàng hóa của các chủ thể kinh tế, hay nói cách khác là nơi gặp gỡ
giữa người mua và người bán .
Trong khi đó Philip Kotler lại nêu lên quan điểm về thị trường ở một khía
cạnh khác “ Thị trường bao gồm tất cả các khách hàng tiềm ẩn cùng có một nhu

cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn sàng và có khả năng tham gia trao đổi để thỏa
mãn nhu cầu hay mong muốn đó”. Ông chia người bán thành ngành sản xuất còn
người mua họp thành thị trường. Theo quan niệm này thị trường không đơn giản
là một khu vực , không gian hay một phạm vi địa lý cụ thể nào.
Còn các nhà kinh tế Việt Nam “ Thị trường là lĩnh vực trao đổi mà ở đó
người mua và người bán cạnh tranh với nhau để xác định giá cả hàng hóa và dịch
vụ”. Ở đây thị trường được xác định rõ các yếu tố cấu thành thị trường là cung,
cầu và giá cả.


8
Dưới giác độ của các doanh nghiệp không thể miêu tả cụ thể các thành
phần và yếu tố cấu thành nên thị trường. Ở phạm vi doanh nghiệp thương mại
“thị trường được mô tả là một hay nhiều nhóm khách hàng tiềm năng với những
nhu cầu tương tự nhau và những người bán cụ thể nào đó mà doanh nghiệp với
tiềm năng của mình có thể mua hàng hóa, dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu trên của
khách hàng”.
Các thành phần của thị trường đã được làm rõ. Thứ nhất là khách hàng,
người có nhu cầu và vẫn chưa được thỏa mãn. Có thể là khách hàng hiện tại
hoặc khách hàng tiềm năng trong tương lai. Thứ hai, nảy sinh nhu cầu phải có
người đáp ứng nhu cầu, người bán hay tập hợp những người sản xuất có vai trò
quan trọng làm cân đối cho thị trường. Thứ ba, đối tượng của thị trường là hàng
hóa, sự đa dạng và chất lượng của các sản phẩm, hay dịch vụ là nhân tố quan
trọng nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.
1.2 Nội dung phát triển thị trường
1.2.1 Phát triển sản phẩm.
Là việc đưa thêm ngày càng nhiều dạng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ nhằm
thỏa mãn nhu cầu, thị hiếu của thị trường, đặc biệt là sản phẩm mới – chất lượng
cao. Đó chính là phương thức kinh doanh có hiệu quả và cũng là phương thức
thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng.

Sản phẩm của doanh nghiệp là một hệ thống thống nhất các yếu tố có liên
hệ chặt chẽ với nhau nhằm thỏa mãn đồng bộ nhu cầu của khách hàng bao gồm
sản phẩm vật chất (hiện vật), bao bì, nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ, cách thức bán
hàng... Sản phẩm mà người tiêu dùng nhận được bao gồm hàng hóa cứng (hàng
hóa hiện vật) và hàng hóa mềm (dịch vụ).
Có thể phát triển sản phẩm theo hai hướng sau:
• Phát triển sản phẩm mới hoàn toàn
+ Phát triển sản phẩm mới hoàn toàn theo công năng và gía trị sử dụng, điều
này đòi hỏi trình độ kĩ thuật và công nghệ của doanh nghiệp. Kinh doanh sản


9
phẩm mới đòi hỏi phải có sự đầu tư mới và đương đầu với những thách thức mới,
sản phẩm mới có thể đưa vào thị trường mới hoặc cho thị trường hiện tại với việc
chia sẻ kênh phân phối, tiếp thị hoặc thương hiệu.
+ Phát triển các thế hệ sản phẩm mới theo ý đồ và thiết kế mới. Đối với
doanh nghiệp thương mại các sản phẩm này có nguồn gốc từ nhà sản xuất, vì vậy
đưa sản phẩm mới vào thị trường cần tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn kỹ để đưa
ra thị trường.
• Cải tiến, hoàn thiện sản phẩm, thay thế sản phẩm hiện có, bao gồm
+ Cải tiến chất lượng, tạo ra nhiều loại sản phẩm với phẩm cấp,chất lượng
khác nhau.
+ Cải tiến kiểu dáng sản phẩm như thay đổi bao bì, nhãn hiệu, hình ảnh
mới... nhằm làm thay dổi hình dáng, kích thước của sản phẩm để tạo ra sự khác
biệt.
+ Thay đổi tính năng sản phẩm, bảo đảm sử dụng thuận tiện an toàn hơn.
+ Tìm ra giá trị sử dụng mới của sản phẩm để tăng khách hàng sử dụng.
+ Đổi mới và hoàn thiện dịch vụ liên quan đến sản phẩm như phương thức
bán hàng, thanh toán, bảo hành, vận chuyển và sửa chữa... nhằm thỏa mãn tốt
nhu cầu của khách hàng. Đây là hướng quan trọng để tạo ra sự khác biệt so với

sản phẩm cùng loại trên thị trường.
1.2.2 Phát triển thị trường về khách hàng.
Quan điểm kinh doanh hiện tại nhằm vào nhu cầu của khách hàng để sắp
xếp tiềm lực và mọi sự cố gắng của doanh nghiệp là để tìm ra sự thỏa mãn với
khách hàng. Thị trường của doanh nghiệp thường là tập hợp các khách hàng rất
đa dạng khác nhau về lứa tuổi, giới tính, thu nhập, sở thích tiêu dùng... nhưng có
thể phân chia thành các nhóm khác nhau có đặc trưng riêng, phản ánh quá trình
mua sắm của họ. Có thể chia thành các nhóm sau:
Căn cứ vào hành vi tiêu thụ: khách hàng là người tiêu dùng cuối cùng và
người tiêu thụ trung gian. Người tiêu thụ cuối cùng mua sản phẩm để thỏa mãn
nhu cầu của bản thân, còn người tiêu thụ trung gian là bất kì người mua nào giữa


10
các nhà sản xuất và người tiêu thụ cuối cùng. Người trung gian có thể là nhà sản
xuất, nhà buôn... Họ mua sản phẩm để bán lại nhằm mục đích sinh lời.
Căn cứ vào khối lượng hàng hóa mua: khách hàng mua với khối lượng lớn
và khách hàng mua với khối lượng nhỏ. Về mặt kinh tế, cần khuyến khích những
người mua với khối lượng lớn, về mặt hình thức quan hệ không được đối xử
phân biệt giữa hai loại khách hàng này.
Căn cứ vào phạm vi địa lý: khách hàng trong nước và khách hàng ngoài
nước. Khách hàng trong nước thể hiện quy mô của thị trường tiêu thụ nội địa,
khách hàng nước ngoài thể hiện mối quan hệ đối ngoại và phạm vi của thị trường
mà doanh nghiệp tham gia.
Căn cứ vào mối quan hệ khách hàng - doanh nghiệp: khách hàng truyền
thống và khách hàng mới. Khách hàng truyền thống là những khách hàng có mối
quan hệ thường xuyên, liên tục với doanh nghiệp. Khách hàng mới là khách hàng
lần đầu tiên đến với doanh nghiệp, nếu gây được niềm tin họ sẽ trở thành khách
hàng truyền thống.
Một khách hàng hài lòng sẽ:

+ Mua lại các lần tiếp sau nếu có nhu cầu.
+ Nói nhiều điều tốt đẹp với người khác về doanh nghiệp.
+ Ít quan tâm đến nhãn hiệu và sự quảng cáo của các đối thủ cạnh tranh với
doanh nghiệp.
+ Mua nhiều sản phẩm của doanh nghiệp.
Cần phát triển khách hàng theo hai hướng cả về số lượng và chất lượng.
• Phát triển về mặt số lượng khách hàng
Để phát triển số lượng khách hàng doanh nghiệp phải chú trọng hoạt động
Marketing nhằm tìm ra những phân khúc thị trường mới, khách hàng mới thông


11
qua kênh phân phối mới. Doanh nghiệp tăng số lượng khách hàng thông qua lôi
kéo khách hàng của đối thủ cạnh tranh bằng việc hoàn thành sản phẩm, giá cả, hệ
thống phân phối và dịch vụ...
• Phát triển khách hàng về chất lượng
Tăng cường khách hàng về chất lượng thông qua tăng sức mua sản phẩm
của khách hàng thông qua tăng tần suất mua hàng và khối lượng sản phẩm mỗi
lần mua. Tăng cường khách hàng mua với khối lượng lớn, ổn định thường xuyên
và những khách hàng có quan hệ truyền thống với doanh nghiệp. Tỷ trọng của
những khách hàng này trong tổng số là những chỉ tiêu đánh giá chất lượng khách
hàng của doanh nghiệp.
Tóm lại, phát triển thị trường của doanh nghiệp trên góc độ khách hàng là
phát triển khách hàng cả về số lượng, chất lượng, phạm vi, không gian, thời gian,
địa điểm, cả khách hàng bán buôn và bán lẻ, người tiêu dùng cuối cùng và người
tiêu dùng trung gian, khách hàng mới và khách hàng truyền thống.
1.2.3 Phát triển thị trường về phạm vi địa lý (địa bàn kinh doanh).
Nhu cầu thị trường đối với một sản phẩm là tổng khối lượng sẽ mua, được
mua bởi một nhóm khách hàng đã xác định, trong một vùng xác định, trong một
thời điểm và một môi trường xác định. Phát triển thị trường của doanh nghiệp

không chỉ là phát triển về sản phẩm, về khách hàng mà cả về mặt không gian.
Phát triển thị trường về mặt không gian là mở rộng và phát triển thị trường theo
lãnh thổ bằng các biện pháp khác nhau.
Mở rộng mạng lưới bán hàng của doanh nghiệp: mạng lưới bán hàng là hệ
thống các đại lý, cửa hàng, quầy hàng, điểm bán... của doanh nghiệp được bố trí
và sắp xếp liên kết với nhau trong hệ thống nhằm tiêu thụ hàng hóa của doanh
nghiệp. Cần phát triển mạng lưới bán hàng cả chiều rộng và chiều sâu (nâng cao
chất lượng phục vụ). Việc phân bổ mạng lưới cần tính đến hiệu quả chung của cả
hệ thống, tức là đảm bảo nâng cao năng lực tiêu thụ của từng điểm cũng như của


12
cả hệ thống, tránh sự loại trừ hoặc tiêu diệt nhau, bảo đảm sự vận động hợp lí của
sản phẩm, giảm chi phí và rút ngắn thời gian bán hàng.
Tại đầu mối giao thông, nơi tập trung dân cư có thể thành lập trung tâm
giao dịch hay cửa hàng giới thiệu sản phẩm hoặc chi nhánh của doanh nghiệp
nhằm phát triển thị trường.
Phát triển thị trường về không gian còn được thực hiện thông qua lựa chọn
các kênh phân phối thích hợp. Tùy vào mục tiêu chiến lược bán hàng, các doanh
nghiệp có thể quan hệ với người bán lẻ, người bán buôn và cả người trung gian
để mở rộng phạm vi bán hàng.
1.2.4 Phát triển về số lượng chủ thể mua bán trên thị trường
Tỷ trọng bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội được giữ vững, chiếm khoảng
10% năm 2010. Tỷ trọng khu vực doanh nghiệp 100% vốn Việt Nam ngoài quốc
doanh giảm nhẹ, chiếm 74-76%; tỷ trọng của khu vực doanh nghiệp vốn FDI
tăng đáng kể, chiếm 12-14% trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội
của cả nước.
Cần đẩy nhanh quá trình tích tụ, tập trung vốn kinh doanh của các doanh
nghiệp 10% vốn Việt Nam nhằm hình thành và phát triển các nhà sản xuất, nhà
phân phối hàng hóa lớn, có tính chuyên nghiệp cao.

Đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư FDI: đối xử bình đẳng vói các
doanh nghiệp trong nước, kích thích sự tham gia đóng góp chung vào sự phát
triển của thị trường trong nước. Khuyến khích các doanh nghiệp FDI mở rộng sự
liên kết với các nhà sản xuất trong nước, góp phần xóa đói giảm nghèo và chuyển
dịch tích cực cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn.
Huy động các nguồn lực và sự tham gia đóng góp của các thành phần kinh
tế vào hoạt động kinh doanh trên thị trường nội địa, xóa bỏ hay đơn giản hóa các
điều kiện gia nhập và rút khỏi thị trường đối với các doanh nghiệp thuộc mọi
thành phần kinh tế.


13
1.2.5

Về cơ sở hạ tầng thương mại.

• Chợ
Đối với địa bàn khu vực nông thôn, miền núi: tập trung gia tăng số lượng
chợ có quy mô loại II, loại III để đáp ứng nhu cầu mua bán của dân cư, cung cấp
vật tư, nguyên liệu cho sản xuất nông nghiệp và thúc đẩy lưu thông hàng hóa
giữa các địa bàn.
Đối với các thị trấn, thị xã: tập trung mở rộng và đầu tư xây mới các hệ
thống chợ, hạn chế tăng số lượng các chợ có quy mô nhỏ nhằm thúc đẩy các hình
thức mua bán hàng hóa, nông sản với số lượng lớn.
Các chủ thể tham gia xây dựng và khai thác chợ được Nhà nước khuyến
khích theo hướng xã hội hóa, không phân biệt thành phần kinh tế, đồng thời nâng
cao tính chuyên môn hóa của các chủ thể kinh doanh nhằm tăng cường hiệu quả
hoạt động của hệ thống chợ. Tỷ trọng giao dịch hàng hóa thông qua hệ thống chợ
chiếm khoảng 50% tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội.
• Siêu thị và trung tâm thương mại

Tập trung củng cố mở rộng và nâng cao chất lượng của hệ thống siêu thị
trên cả nước, hình thành nên các trung tâm mua bán đa dạng, hiện đại phục vụ tốt
nhu cầu tiêu dùng và sản xuất trong nước.
Hệ thống siêu thị và trung tâm thương mại vươn tới các thành phố, khu độ
thị mới, khu công nghiệp, khu chế xuất và một số thị xã huyện lỵ.
Hệ thống siêu thị và trung tâm thương mại trở thành xương sống của hệ
thống phân phối bản lẻ ở Việt Nam trong giai đoạn tới, đồng thời kích thích phát
triển mạnh mẽ các loại hình bán lẻ khác kể cả chợ truyền thống. Không phân biệt
các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng và kinh doanh siêu thị và trung
tâm thương mại.
• Cửa hàng bán lẻ


14
Ở khu vực đô thị, các cửa hàng bán lẻ chuyển hướng tập trung vào kinh
doanh các mặt hàng đặc sản truyền thống tại khu chuyên doanh phục vụ khách du
lịch. Các đối tượng tham gia chủ yếu có quy mô vốn nhỏ. Tỷ trọng hàng hóa giao
dịch thông qua các cửa hàng bán lẻ chiếm khoảng 10% tổng mức bán lẻ hàng hóa
và dịch vụ xã hội.
+ Hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại:
Phát triển kết cấu hạ tầng thương mại gồm hệ thống kho bãi, trung tâm
đóng gói, phân loại hàng hóa… để phục vụ tốt hơn cho sản xuất và lưu thông
hàng hóa giữa các vùng, miền trong cả nước với chi phí hợp lý, đảm bảo khả
năng cạnh tranh.
Đầu tư xây dựng, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại gắn liền
với hệ thống chợ, siêu thị, trung tâm thương mại… cũng như các khu vực sản
xuất hàng hóa.
Huy động tối đa các nguồn lực và sự tham gia của các thành phần kinh tế
để đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng hỗ trợ thương mại.
+ Hệ thống kết cấu hạ tầng trong thương mại điện tử:

Bên cạnh hệ thống kết cấu hạ tầng trong thương mại truyền thống, hệ
thống kết cấu hạ tầng trong thương mại phi truyền thống như thương mại điện tử
sẽ có vai trò quan trọng đối với sự phát triển thương mại ở Việt Nam. Hệ thống
kết cấu hạ tầng này gồm có: hệ thống máy tính, mạng viễn thông, các thiết bị tin
học và các chương trình, phần mềm công nghệ.
Khoảng 60% doanh nghiệp có quy mô lớn tiến hành giao dịch thương mại
điện tử dưới hình thức doanh nghiệp - doanh nghiệp (B2B); khoảng 80% doanh
nghiệp có quy mô vừa và nhỏ tiến hành giao dịch thương mại điện tử dưới hình
thức doanh nghiệp - người tiêu dùng (B2C); khoảng 10% hộ gia đình tiến hành
giao dịch thương mại điện tử dười hình thức B2C hay C2C (người tiêu dùng –
người tiêu dùng).


15
Tập trung đầu tư củng cố hệ thống kết cấu hạ tầng trong thương mại điện
tử thông qua hoạt động đầu tư của khu vực Nhà nước và các doanh nghiệp FDI.
1.2.6 Hoàn thiện về quan lý nha nước, thể chế thị trường công khai minh
bạch.
Cơ chế điều tiết vĩ mô của Nhà nước trên thị trường nội địa phải tuân thủ
các nguyên tắc thị trường và gắn liền với điều hành, hỗ trợ xuất nhập khẩu phát
triển.
Bổ sung và hoàn thiện hệ thống khuôn khổ pháp luật bao quát mọi hoạt
độngvà hành vi kinh doanh trên thị trường nội địa, bảo đảm tính minh bạch rõ
ràng, nhất quán và ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại trong nước
phát triển. Hệ thống pháp lý này phải bảo đảm thực hiện tốt hoạt động kiểm tra,
kiểm soát và xử lý những vấn đề nảy sinh về tranh chấp, bảo vệ quyền lợi các
bên tham gia thị trường…
Trong những giai đoạn nhất định, đối với những mặt hàng cụ thể, Nhà
nước có thể sử dụng một số biện pháp hành chính cấm, hạn chế nhập khẩu, kinh
doanh để can thiệp thị trường nhằm bảo đảm sự bình ổn của thị trường trong

nước.
Sử dụng các biện pháp kinh tế như thuế, ưu đãi, khuyến khích đầu tư, kinh
doanh đối với một số lĩnh vực, mặt hàng cụ thể trong những giai đoạn nhất định.
Bên cạnh các công cụ điều tiết trên, trong thời gian tới Nhà nước cần tăng
cường sử dụng công cụ thông tin định hướng thị trường đối với cả nhà sản xuất,
kinh doanh và người tiêu dùng như thông tin về cung, cầu, giá cả thị trường trong
nước và quốc tế, xu hướng sản xuất và tiêu dùng trên thị trường… để nâng cao
hiệu quả hoạt động của thị trường trong nước.
1.3 Kinh nghiệm phát triển thị trường bán lẻ của các nước trên thế giới và
bài học rút ra cho Việt Nam
1.3.1 Kinh nghiệm từ ông vua bán lẻ thế giới
• Tập đoàn Wal- Mart


16
Năm 1962, Sam Walton chỉ là một công nhân làm thuê cho một tiệm giặt
là tại thị trấn Bentonville bang Arkansas nước Mỹ. Hằng ngày, người thanh niên
28 tuổi này có nhiệm vụ cùng 3 nhân viên khác đem những món đồ đã được là ủi
sạch sẽ trao tận tay cho khách hàng.
Khi đó thống trị hệ thống cửa hàng bán lẻ tại Arkansas và các bang lân cận
là hai tập đoàn bán lẻ khổng lồ Kmart và Sears. Sau nhiều lần đi giao hàng, trực
tiếp "va chạm" với đủ các loại khách hàng, Sam Walton đã phát hiện Kmart và
Sears không hề xuất hiện ở các thị trấn nhỏ bé hẻo lánh như thị trấn Benton quê
mình.
Với phản xạ kinh doanh nhạy bén, Sam Walton lập tức dốc toàn bộ số tiền
150 đôla thuê 8 công nhân và thành lập một cửa hàng bán lẻ lấy tên là Wal-Mart
ngay tại thị trấn Bentonville quê ông.
Thời gian đầu tiên do vốn liếng ít ỏi, kinh nghiệm thiếu, cửa hàng của Sam
chủ yếu kinh doanh buôn sỉ bán lẻ theo phương châm lấy công làm lãi, buôn bán
những nhu yếu phẩm cần thiết nhất. Sam Walton đã thu hút số lượng lớn khách

hàng trong thị trấn bằng tác phong phục vụ nhiệt tình chu đáo, chất lượng hàng
bảo đảm, giá cả phải chăng. Cho tới năm 1965, Wal-Mart đã trở thành một trong
những cửa hàng bán lẻ thu hút nhiều khách hàng tại thị trấn Benton.
Dưới tài lãnh đạo của Sam Walton, Wal-Mart đã phát triển rất nhanh
chóng và trở thành đối thủ cạnh tranh ngang ngửa với đối thủ Kmart vào đầu
thập niên 1970. Hiện nay, hệ thống cửa hàng siêu thị bán lẻ thuộc quyền sở hữu
của tập đoàn Wal-Mart đã lên tới hàng chục nghìn chiếc nằm rải rác khắp Bắc
Mỹ, châu Âu và tích cực vươn sang châu Á. Quy mô khổng lồ hiện nay của WalMart đã được giới kinh doanh Mỹ thừa nhận. Theo thống kê của Hiệp hội thương
mại Mỹ, doanh số bán hàng của Wal-Mart đạt 216 tỷ đôla một năm, vượt qua
doanh số bán hàng của hãng điện tử gia dụng nổi tiếng GE và chỉ chịu đứng sau
tập đoàn kinh doanh xăng dầu khổng lồ lớn thứ 2 thế giới là Exxon-Mobil.


17
Theo bảng xếp hạng tạp chí danh tiếng Fortune vừa công bố, tập đoàn bán
lẻ Wal-Mart lần thứ tư liên tiếp đứng đầu danh sách 500 công ty lớn nhất thế
giới. Wal-Mart ở vị trị số một với doanh số vượt trội 288 tỷ đôla, trong đó lợi
nhuận đạt 10,2 tỷ đôla. Suốt từ năm 2002 đến nay, Wal-Mart luôn đứng đầu danh
sách Fortune 500 và được xem là “công ty được ngưỡng mộ nhất tại Mỹ”.
Trong danh sách 25 nhà kinh doanh có khả năng làm thay đổi thế giới do
hãng CNN và tạp chí Fortune bình chọn và công bố hồi đầu tháng 4 năm 2005,
người sáng lập Wal-Mart Sam Walton được xếp thứ 2, chỉ sau Bill Gates, tỷ phú
giàu nhất thế giới và là chủ tập đoàn Microsoft.
Wal-Mart có doanh thu lớn nhất trong số các công ty bán lẻ trên thế giới,
vượt xa công ty đứng thứ nhì là Carrefour. Doanh thu của công ty bán lẻ Pháp
này chỉ gần bằng một nửa của Wal-Mart. Hệ thống Wal-Mart gồm hơn 4.688 cửa
hàng khắp thế giới, với hơn hai phần ba ở tại nước Mỹ.
Ra đời năm 1962 thì đến năm 1979, Wal-Mart lần đầu đạt doanh thu một
tỷ đô la một năm. Đến năm 1993, doanh thu đã đạt được con số một tỷ đôla mỗi
tuần. Năm 2001, doanh thu mỗi ngày của Wal-Mart đã gần bằng con số ấy. So

với thời điểm 1992, Wal-Mart nay lớn hơn gấp năm lần trước đây, tuyển dụng
một lượng lao động gấp ba lần hãng General Motors. Chỉ riêng một mặt hàng
như bột giặt, mỗi năm Wal-Mart bán được một lượng trị giá 1,4 tỷ đôla.
Nếu xem Wal-Mart như một quốc gia thì đây là đối tác thương mại lớn thứ
8 của Trung Quốc, vượt qua cả Nga và Anh và là thị trường xuất khẩu lớn thứ 6
của Trung Quốc (sau Đức). Với giá cả hết sức chặt chẽ và yêu cầu cao đối với
nhà phân phối, Wal-Mart đã làm thay đổi phương thức làm ăn kinh doanh của
Trung Quốc.
Nhiều chuyên gia kinh tế dự báo rằng với tốc độ tăng trưởng như hiện nay,
trong một thập kỷ nữa, doanh số hằng năm của Wal-Mart có thể vượt 1.000 tỷ
đôla. Những số liệu này chỉ một quốc gia mạnh mới có thể có được. Năm 1997,
Wal-Mart trở thành tập đoàn thuê nhiều lao động nhất ở Mỹ với gần 570.000


18
người. Cũng trong năm này, doanh số hàng năm của hãng vượt 100 tỷ đôla. Năm
1999, Wal-Mart trở thành tập đoàn lớn nhất thế giới về nhân sự với 1.140.000
người.
Nếu như giai đoạn giữa thế kỷ 20 được xem là kỷ nguyên của hãng sản
xuất xe hơi General Motors và giai đoạn cuối thế kỷ 20 là của hãng phần mềm
Microsoft thì đầu thế kỷ 21 này rõ ràng đã là của Wal-Mart. Tập đoàn này hiện
có 4.688 siêu thị trên toàn thế giới, trong đó 80% là ở Mỹ. Bình quân mỗi ngày
có khoảng 20 triệu người đến các siêu thị của Wal-Mart. Tại Mỹ, hơn 80% hộ gia
đình mỗi năm mua ít nhất vài sản phẩm từ các cửa hàng của hãng.
Khi đứng ra thành lập công ty kinh doanh siêu thị bán hàng giảm giá tối đa
Wal-Mart vào năm 1962 tại Bentonville, bang Arkansas, chắc hẳn Sam Walton
không ngờ có ngày công ty của ông lại đứng trên cả những đại gia trong các
ngành công nghiệp dầu khí (Exxon-Mobil), xe hơi (General Motors, Ford
Motors), máy bay (Boeing…) và trở thành công ty số một của nền công nghiệp
Mỹ và thế giới.

Wal-Mart là công ty dịch vụ đầu tiên leo đến vị trí hạng nhất trên danh
sách của Fortune (bắt đầu công bố từ năm 1955). Ngoài ra, Wal-Mart cũng hiện
diện trong danh sách Fortune 100 công ty được giới lao động Mỹ ưa thích xin
vào làm việc nhất.
Một trong những tính cách đặc biệt của ông là luôn khuyến khích tinh thần
của nhân viên. Như năm 1975, nhân một chuyến công tác tới Hàn Quốc,
S.Walton đã cao hứng sáng tác bài hát riêng cho Wal-Mart có tên là “Wal-Mart
Cheer” để cổ động tinh thần làm việc của nhân viên cũng như nâng cao tính đoàn
kết trong nội bộ. Bài ca vẫn được lưu truyền rộng rãi trong Wal-Mart cho tới
ngày nay. Tính đến năm 2005, Wal-Mart có tất cả 1.300.000 công nhân viên trên
toàn thế giới, trở thành tập đoàn tư nhân đông nhân viên nhất thế giới.


19
Công thức làm ăn của ông đã được truyền tụng từ đời này sang đời khác là
cắt giảm chi phí + giảm giá + dịch vụ tối ưu + khai thác hiệu quả công nghệ
thông tin + đảm bảo cuộc sống nhân viên.
Dưới bảng hiệu Wal-Mart, có hai dòng chữ sau này trở thành phương cách
làm việc nổi tiếng: “Chúng tôi bán với giá thấp hơn” và “Đảm bảo thỏa mãn
khách hàng”. Trong cuộc đời kinh doanh sóng gió của mình, Sam vẫn giữ vững
phương châm ấy.
Bài học từ Wal-mart cho thấy: cách thức nhìn nhận thị trường bán lẻ và
mục tiêu của các nhà bán lẻ cần có sự nhanh nhạy, chính xác và biết chớp thời
cơ. Nếu đem ra so sánh với Việt Nam, các vùng nông thôn, miền núi ở nước ta
cũng là một thị trường bán lẻ đáng được quan tâm. Hình thức bán lẻ chủ yếu ở
các vùng này là chợ, chợ tạm, chợ phiên, với xuất xứ hàng hóa cũng như chủng
loại và chất lượng không được đầy đủ, đảm bảo, hệ thống phân phối không rõ
ràng liên tục. Vì vậy, cần có hướng đi đúng đắn hơn cho bán lẻ tại các vùng nông
thôn, miền núi, cũng như việc thay đổi loại hình chợ truyền thống sang các hình
thức bán lẻ mới.

1.3.2 Kinh nghiệm từ các nước khác trên thế giới.
• Bài học của thị trường bán lẻ Ấn Độ
Tại Ấn Độ hiện có khoảng 12 triệu cửa hàng bán lẻ quy mô nhỏ vẫn kinh
doanh kiểu truyền thống, thiết lập nên một trật tự trong chính sự ồn ào và lộn
xộn. Tuy nhiên, khi Ấn Độ trở thành một trong những nền kinh tế phát triển
mạnh nhất thế giới, các tập đoàn lớn bắt đầu tìm kiếm cơ hội tại đây, với nỗ lực
đưa thị trường bán lẻ nước này vào “khuôn khổ”, theo chuẩn hiện đại. Bất chấp
nỗ lực của các tập đoàn lớn trong việc hiện đại hóa thị trường bán lẻ Ấn Độ, hệ
thống cửa hàng nhỏ và chợ ngoài trời vẫn có một sức sống riêng mạnh mẽ.
Mùi rau quả thực phẩm, quang cảnh mua bán nhộn nhịp, tiếng kẻ mua
người bán huyên náo – đó là tất cả những gì từ lâu đã quá thân thuộc với người
dân Ấn Độ. Tại các khu chợ truyền thống, người ta có thể thoải mái chọn lựa thứ


20
mà họ cần, gì cũng có, từ gia vị, phụ kiện trang trí nhỏ nhất cho bộ sari đám cưới,
cho đến pháo hoa cỡ lớn.
Không khó để bắt gặp cảnh đám đông xúm lại chỉ để xem một người đàn
ông thả những viên bột tròn vào chảo dầu để làm bánh rán ngoài chợ. Chảo dầu
được đặt trên xe đẩy – đơn giản và cơ động.
+ Hình thức bán lẻ mới
Hàng loạt trung tâm mua sắm lớn mọc lên ở các thành phố lớn của Ấn Độ.
Bên cạnh đó là những siêu thị nhỏ nằm rải rác trong các khu dân cư. Người tiêu
dùng địa phương bắt đầu được tiếp cận với mô hình cửa hàng có máy lạnh và
hình thức tự phục vụ. Tại thành phố Bangalore sầm uất và hiện đại ở miền nam
Ấn Độ, người tiêu dùng nhiệt tình hưởng ứng với mô hình bán lẻ mới này và làm
quen với việc đi mua sắm tại siêu thị.
Để có thể cạnh tranh với các khu chợ ngoài trời, hệ thống siêu thị tập trung
vào độ tươi của thực phẩm. Rau chân vịt ở Bangalore có mặt trên quầy thực
phẩm của siêu thị chỉ 6 tiếng sau khi thu hoạch. Các loại rau dễ hỏng khác được

chuyển đến 2 lần mỗi ngày, dù tắc đường là chuyện “cơm bữa” ở Ấn Độ. Đó là
nỗ lực của các tập đoàn bán lẻ khi muốn thay đổi thói quen mua sắm của người
tiêu dùng địa phương.
+ Làn sóng phản đối
Tuy nhiên, mọi chuyện không hề “xuôi chèo mát mái”. Chủ các cửa hàng
truyền thống và những người bán hàng ngoài chợ bắt đầu thấy “nóng mặt” với sự
cạnh tranh của các siêu thị hiện đại. Các tiểu thương ở New Delhi than phiền là
lượng người mua đã giảm một nửa kể từ khi hai siêu thị mới mở cửa cách đây vài
tháng.
Đã xảy ra không ít cuộc biểu tình rầm rộ, nhằm yêu cầu các cửa hàng mới
đóng cửa. Họ nói rằng sự “xâm lấn” của phong cách mua sắm phương Tây sẽ đe
doạ kế sinh nhai của 50 triệu người dân địa phương.


21
Các cửa hàng nhỏ truyền thống ở Ấn Độ không thể có nhiều hàng như các
siêu thị, nhưng họ có lợi thế về một hình thức dịch vụ khá đặc biệt. Chủ các cửa
hàng thường biết rất rõ khách hàng, vì họ cũng chỉ sống quanh đó. Vì vậy, họ sẵn
sàng phục vụ khách tại nhà, thậm chí là bán chịu, thậm chí chỉ một điếu thuốc,
vào lúc 11 giờ khuya. Đó là điều mà phong cách mua sắm phương Tây không có
từ hàng thập kỷ nay.
Luật pháp Ấn Độ vẫn chỉ cho phép các cửa hàng nước ngoài bán những
sản phẩm mang nhãn hiệu riêng của họ. Điều này có thể không thành vấn đề với
Nike, Body Shop, hay tập đoàn Marks & Spencer, nhưng với đa số các tập đoàn
bán lẻ tổng hợp khác, như Wal-Mart, thì đây lại là một trở ngại lớn. Để “lách”
luật, họ phải liên doanh với các công ty trong nước, để nhà cung cấp đồng ý dán
nhãn sản phẩm theo tên nhà phân phối nước ngoài hoặc mở các trung tâm bán
buôn lớn, cam kết chỉ cung cấp hàng hoá cho các công ty bán lẻ, khách sạn và
nhà hàng.
Trong khi đó, hệ thống siêu thị mới của các doanh nghiệp bán lẻ trong

nước cố gắng đánh bóng tên tuổi. Phân nhánh kinh doanh bán lẻ của tập đoàn
Barti mở hẳn một trung tâm tập huấn kỹ thuật nông nghiệp. Tại đây, nông dân
trồng gạo và lúa mì ở Punjab được hướng dẫn cách xen canh gối vụ cây trồng để
có thể cung cấp các mặt hàng nông sản cho siêu thị trong cả 4 mùa.
Tuy nhiên, không thể phủ nhận một thực tế là hệ thống cửa hàng nhỏ và
chợ ngoài trời vẫn có chỗ đứng vững chắc trên thị trường bán lẻ Ấn Độ. Nhìn
rộng hơn, đây là thói quen mua sắm đã ăn sâu vào mỗi người dân nước này. Khai
thác đúng điều đó, một tập đoàn bán lẻ trong nước đã thành công rực rỡ, với mô
hình siêu thị lớn nhưng mang phong cách mua bán gần như không có gì khác tại
các cửa hàng nhỏ hay chợ ngoài trời. Đó là Pantaloon Retail Ltd, ngay từ tên gọi
Big Bazaar các siêu thị của tập đoàn Pantaloon, tức là ‘chợ lớn’, đã thể hiện điều
này. Ông chủ Kishore Biyani của Pantaloon đã khéo léo đưa không khí ồn ào và
lộn xộn của các cửa hàng nhỏ và chợ ướt vào hệ thống siêu thị của mình, với


22
đường đi lối lại có vẻ chật chội, hàng hóa chất trên sàn, và liên tục có chương
trình giảm giá, khuyến mại…
“Ấn Độ là một nơi khác biệt, và đây là những gì người Ấn Độ muốn,” ông
Biyani nói với vẻ đầy tự hào khi giới thiệu hệ thống siêu thị của mình. Ông
Biyani, và tập đoàn Pantaloon, đã đúng, ít nhất là trong thời điểm này. Bằng
chứng là Pantaloon đã trở thành tập đoàn bán lẻ lớn nhất Ấn Độ, với doanh thu
dự kiến đạt hơn 875 triệu USD trong năm tài chính 2007-08 (kết thúc vào tháng
6/2008). Pantaloon hiện được định giá khoảng 630 triệu USD, trong đó, ông
Biyani và gia đình sở hữu 42%.
Thị trường bán lẻ ở Việt Nam hiện nay có vẻ như gần giống với các bước
phát triển của Ấn Độ: các trung tâm thương mại sầm uất, siêu thị, đại siêu thị
đang thay thế dần hình thức chợ truyền thống.
Về sản phẩm: người Ấn Độ có chính sách rõ ràng về sản phẩm của một
nhà bán lẻ, hạn chế sự xâm lấn của các nhà buôn ngoại đến thị trường sản phẩm

trong nước, đây là điều mà Việt Nam chưa làm được. Hiện tại hàng ngoại tại Việt
Nam tràn ngập, bán lẻ tổng hợp từ các ông lớn nước ngoài không được kiểm soát
dẫn đến nhiều nguy cơ và rủi ro cho cho các doanh nghiệp trong nước. Đây thực
sự là một vấn đề trong chính sách cần được học tập và cải tiến trong thị trường
bán lẻ Việt Nam.
• Thị trường bán lẻ Thái Lan.
Sự ra đời của các trung tâm thương mại
Các trung tâm thương mại (community malls hay lifestyle malls) là gì?
Không có một định nghĩ rõ ràng cho danh từ mới này. Có thể hiểu đây là các
trung tâm lớn được đặt trong một khu dân cư, đặc biệt ở vùng ngoại ô, nơi mà ở
đó có chứa tất cả các cửa hàng và các dịch vụ mà mọi người cần trong cuộc sống
hàng ngày. Tuy nhiên, ở Thái Lan, khái niệm này ít được áp dụng, đó là vì các
trung tâm này thường nằm trong thành phố và phục vụ một số ít người mua hàng,
không phải phần lớn khách hàng. Có thể phân biệt siêu thị và trung tâm thương


23
mại dựa vào kích thước và thiết kế của nó. “Community malls” hay “lifestyle
malls” đã trở thành một trong những dự án bất động sản nổi bật của các nhà phát
triển từ 2008. Các trung tâm này ngày càng trở nên phổ biến do nó đã thay đổi lối
sống của người Thái hiện đại với sự đòi hỏi về nhu cầu lớn hơn, tiện lợi hơn. Khi
giao thông tại thành phố Bangkok thường trong tình trạng cao điểm, các trung
tâm này cung cấp cho người Thái cuộc sống dễ dàng hơn, nhanh hơn trong việc
ăn uống và mua sắm, hay tìm chỗ đậu xe. Không ngạc nhiên khi những trung tâm
này trở thành sự lựa chọn hàng đầu để lui tới thường xuyên.
Hiện nay, các trung tâm thương mại (mall) này chiếm tới 11% thị phần thị
trường bán lẻ, ngang bằng với thị phần các siêu thị, và được dự đoán là sẽ chiếm
lĩnh thị trường này trong tương lai. Do việc quy hoạch bị hạn chế, các nhà bán lẻ
lớn rất khó khăn để mở rộng trung tâm mua sắm và siêu thị trong khu vực thành
phố. Trong khi nhờ sự gia tăng dự án nhà ở, đường giao thông và các cơ sở hạ

tầng trong các khu dân cư mà “mall” trở nên tiện lợi và cần thiết hơn, làm cho nó
không chỉ là một sự lựa chọn khả thi cho người tiêu dùng mà còn hấp dẫn đối với
các nhà phát triển bất động sản. Một lợi thế bổ sung khi các nhà phát triển bất
động sản đầu tư vào các trung tâm thương mại là các trung tâm này mang lại hiệu
quả về chi phí nhiều hơn các cửa hàng bán lẻ trong thành phố. Vì vậy, càng ngày
càng có nhiều nhà đầu tư thâm nhập thị trường hấp dẫn này.
Chìa khóa của các nhà bán lẻ
Đối thủ lớn nhất và đầu tiên thâm nhập vào thị trường này là Siam Future
Development (SF), người đã ở trong ngành công nghiệp này hơn 20 năm. Các
trung tâm thương mại đầu tiên bởi SF, Market Place Bangbon được thành lập và
hoạt động từ năm 1995 để cung cấp các sản phẩm thiết yếu và dịch vụ như nhà
hàng, siêu thị hay ngân hàng. Trung tâm thương mại bắt đầu được phổ biến từ
năm 2005 sau sự ra mắt của J-Avenue từ Nhật Bản. J- Avenue được ưa chuộng
do được xây dựng vào đúng nơi và vào đúng thời điểm. Nó được xây dựng khi
người dân Nhật Bản bắt đầu đến định cư và văn hóa - ẩm thực Nhật Bản được
người Thái đón nhận nồng nhiệt. J-Avenue là trung tâm thứ hai được xây dựng


24
để phục vụ cư dân giàu có ở Thonglor sau Thonglor Market Place của SF vào
năm 2003. Tuy nhiên, vì nó là trung tâm thương mại phong cách Nhật Bản đầu
tiên ở Bangkok, nó thu hút mọi người từ khắp Bangkok và trở nên nổi tiếng ở
Thonglor. Sau thành công của J- Avenue, tất cả các TTTM đã có một khái niệm
rõ ràng hơn, đó là nội địa hóa để nhằm vào mục tiêu cụ thể là khu dân cư.
SF từng là kẻ độc quyền trong ngành công nghiệp một thập kỷ trước khi
KE land developer xây The Crystal Shopping Mall, đặt tại Ekamai-Ramintra. KE
đã thay đổi đáng kể trong kỳ vọng của khách hàng rằng các trung tâm thương
mại chỉ dành cho cư dân sống ở đây. The Crystal Mall xây dựng California
landmark được thiết kế cầu kì với đường đi dạo làm cho nó hấp dẫn không chỉ
đối với người dân trong khu vực mà còn với những người từ khắp Bangkok cũng

như khách du lịch. Ngay sau đó, gần vị trí của The Crystal Shopping Mall, SF
đưa ra một trung tâm thương mại gọi là La Villa, trung tâm xanh đầu tiên, cung
cấp sản phẩm hợp thời trang và dịch vụ cao cấp, sang trọng. Chìa khóa của SF là
vị trí thuận tiện và đặc biệt là thiết lập cây xanh bao quanh khác biệt.
Tổng cộng, các nhà phát triển bất động sản lớn, nhỏ đã xây dựng khoảng
21 trung tâm thương mại từ năm 2007 đến năm 2010. Từ 2007-2010 một mình
SF đã xây dựng tổng cộng ba trung tâm, La Villa năm 2007, Major Avenue
Ratchayothin năm 2009 và Nawamin City Avenue năm 2010. Tất cả các trung
tâm trở nên phổ biến do có vị trí tốt và kết hợp với lợi thế khu dân cư. Từ năm
2010 đến năm 2012, ngành công nghiệp bán lẻ trở nên bão hòa. Nhiều công ty
bất động sản bao gồm TCC land, Property Perferct, Sena Villa Group, và MBK
Group đã nhắm đến các khu dân cư địa phương.
• Thiết kế và ý tưởng
Lấy Crystal Mall làm mẫu, các trung tâm thương mại được xây dựng
trong năm 2012 đã nâng cao kỳ vọng của khách hàng cả về thiết kế và chất
lượng. Ví dụ, The Park Lane ở Ekamai có phong cách kiến trúc La Mã, The
Promenade trên Fashion Island có European Landmark và Amorini trên Ramintra
Road có khu vui chơi giải trí của Santorini Landmark từ Hy Lạp. Hơn nữa,


25
Festival Walk Mall nằm trên Đường Nawamin đã tái hiện lại những điểm đến cổ
điển châu Âu và Chocolate Ville nằm trong cùng một khu vực được thiết kế
tương tự như của một ngôi làng phía tây. Ý tưởng của họ là trở thành một điểm
đến quốc tế, ý tưởng này trở nên rất thành công, hấp dẫn thực khách bao gồm cả
người nước ngoài.
Bây giờ, hầu hết các đối thủ cạnh tranh trên thiết kế kiến trúc đặc trưng
hoặc là xây một điểm đến nổi tiếng độc đáo hoặc tạo một hình ảnh đặc biệt. Và
chỉ có một trung tâm nổi bật thông qua các chức năng bán lẻ như một chìa khóa
lợi thế cạnh tranh là Crystal Design Center, cùng một chủ với The Crystal

Shopping Mall. CDC được xây dựng như là một trung tâm thiết kế và showroom
trang trí nội thất. Ngoài ra La Villa, Festival Walk và Chocolateville, với việc áp
dụng cảnh quan cây xanh theo xu hướng dân cư xanh, được đánh giá cao vì xu
hướng của người tiêu dùng hiện đại ngày nay là tìm kiếm một nơi để thư giãn mà
không cần phải lái xe đến vùng quê ngoại ô. Đặc biệt, các trung tâm này giúp
người dân tránh xa sự nhộp nhịp hối hả của không khí thành thị gần đó.
• Yếu tố tạo nên thành công là chiến lược thay đổi đa dạng
Yếu tố quan trọng tạo nên thành công của SF trong việc trở nên được ưa
chuộng chính là chiến lược thay đổi đa dạng. Không có một kế hoạch phù hợp
với tất cả các trung tâm thương mại, một chiến lược có thể phù hợp ở nơi này
nhưng không phù hợp ở nơi khác. Quan trọng là các nhà bán lẻ tìm hiểu tốt về vị
trí và dân cư trong khu vực được nhắm đến. Các ý tưởng, thiết kế và việc phối
hợp các cửa hàng cho thuê nên phù hợp với các tầng lớp và lối sống của cộng
đồng người mà nó phục vụ. Mặc dù đạt đến giai đoạn trưởng thành, các đối thủ
trong ngành tin tưởng vẫn còn các phân khúc trống cần được phát triển.
Chìa khóa trong ngành công nghiệp này là đổi mới và kết hợp cung cấp
cho người tiêu dùng sự tiện lợi và hơn cả mong đợi của họ bằng cách cung cấp
trải nghiệm đa chiều cùng với thỏa mãn nhu cầu của dân cư khu vực. Các cuộc
thăm dò của ABAC kết luận rằng người tiêu dùng có thái độ tích cực đối với các
trung tâm thương mại vì thiết kế vượt trội và vị trí tốt hơn so với lớn các nhà bán


×