Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Kinh nghiệm quản trị kết số doanh nghiệp Mỹ khả áp dụng Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 88 trang )

1

MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................................ 4
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................................... 5
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
CHƢƠNG I. TỔNG

QUAN

VỀ

QUẢN

TRỊ

KẾT

QUẢ

(EARNINGS

MANAGEMENT) ........................................................................................................... 7
1.1. Khái niệm quản trị kết quả kinh doanh .............................................................. 7
1.2. Đặc điểm của hoạt động quản trị kết quả ........................................................... 9
1.3. Các phƣơng pháp quản trị kết quả kinh doanh đƣợc áp dụng tại Mỹ .............. 11
1.3.1. Các phƣơng pháp dựa trên cơ sở dồn tích ................................................. 11
1.3.2. Các phƣơng pháp dựa trên giao dịch thực ................................................. 16
1.4. Các tác động của Quản trị kết quả đối với doanh nghiệp ................................ 21
1.4.1. Các tác động tích cực ................................................................................ 21
1.4.2. Các tác động tiêu cực ................................................................................ 24


1.5. Các nhân tố tác động tới quyết định quản trị kết quả của nhà quản lý ............ 27
1.5.1. Tiền thƣởng và quyền lợi cho nhà quản lý từ hoạt động quản lý hiệu quả 28
1.5.2. Quy mô của doanh nghiệp ......................................................................... 29
1.5.3. Quyền lợi và hệ thống bảo vệ quyền lợi cho các nhà đầu tƣ bên ngoài .... 30
1.5.4. Chất lƣợng của hoạt động kiểm toán ......................................................... 31
CHƢƠNG II. KINH NGHIỆM QUẢN TRỊ KẾT QUẢ CỦA MỘT SỐ DOANH
NGHIỆP TẠI MỸ ......................................................................................................... 33
2.1

Tổng quan tình hình quản trị kết quả tại Mỹ ................................................... 33

2.2

Kinh nghiệm quản trị kết quả của tập đoàn Microsoft (Mỹ) ........................... 35


2

2.2.1. Một vài nét về tập đoàn Microsoft ............................................................ 36
2.2.2. Biện pháp quản trị kết quả hiệu quả đƣợc áp dụng tại Microsoft ............. 36
2.2.3. Tác động của quản trị kết quả đối với Microsoft ...................................... 38
2.2.4. Ảnh hƣởng của hoạt động kiểm toán tới quyết định QTKQ tại Microsoft 40
2.3. Kinh nghiệm quản trị kết quả của tập đoàn IBM (Mỹ) ................................... 41
2.3.1. Một vài nét về tập đoàn IBM..................................................................... 41
2.3.2. Biện pháp quản trị kết quả hiệu quả đƣợc áp dụng tại IBM ..................... 41
2.3.2 Tác động của quản trị kết quả đối với IBM............................................... 43
2.3.4. Ảnh hƣởng của quyền lợi cho nhà quản trị tới hoạt động QTKQ tại IBM 44
2.4. Kinh nghiệm từ hoạt động quản trị kết quả tại Microsoft và IBM .................. 47
CHƢƠNG III. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG QUẢN TRỊ KẾT QUẢ CHO CÁC DOANH
NGHIỆP VIỆT NAM .................................................................................................... 50

3.1. Tổng quan tình hình áp dụng quản trị kết quả tại Việt Nam ........................... 50
3.2. Các quy định Pháp luật về QTKQ tại Việt Nam.............................................. 51
3.2.1 Phƣơng pháp lựa chọn cách trích khấu hao tài sản cố định ...................... 52
3.2.2 Phƣơng pháp thay đổi thời gian sử dụng hữu ích của tài sản cố định ....... 53
3.2.3 Phƣơng pháp thay đổi chi phí qua giá trị dự phòng .................................. 54
3.2.4 Phƣơng pháp tác động lên quỹ lƣơng hƣu................................................. 59
3.2.5 Phƣơng pháp chuyển giá ........................................................................... 60
3.3. Phân tích một số trƣờng hợp áp dụng quản trị kết quả tại Việt Nam .............. 63
3.3.1. Những sai phạm trong QTKQ tại Công ty cổ phần Bông Bạch Tuyết ..... 64
3.3.2. Những sai phạm trong QTKQ của Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy
Vinashin ................................................................................................................ 66


3

3.3.3. Những sai phạm trong QTKQ của Công ty cổ phần Nhựa Tân Hóa ........ 68
3.4. Giải pháp cho các doanh nghiệp Việt Nam để thực hiện quản trị kết quả hiệu
quả

............................................................................................................... 71

3.4.1. Cơ sở đƣa ra giải pháp ............................................................................... 71
3.4.2. Giải pháp cho các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện QTKQ hiệu quả .... 72
3.5. Kiến nghị cho Nhà nƣớc để quản lý hoạt động quản trị kết quả hiệu quả ....... 77
3.5.1. Cơ sở đƣa ra kiến nghị............................................................................... 77
3.5.2. Kiến nghị cho Nhà nƣớc để quản lý hoạt động QTKQ hiệu quả .............. 77
KẾT LUẬN

............................................................................................................... 80


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... 81


4

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Bảng tính CPKH theo PP số dư giảm dần có điều chỉnh ............................. 12
Bảng 1.2: Bảng số lượng sản phẩm dự kiến sản xuất.................................................... 12
Bảng 1.3: Bảng tính CPKH theo PP sản lượng ............................................................. 12
Bảng 1.4: Bảng tính CPKH theo PP số dư giảm dần có điều chỉnh ............................. 13
Bảng 1.5: Ảnh hưởng của việc thay đổi mức công suất sản xuất lên chi phí ................ 19
Bảng 1.6: So sánh giữa QTKQ trên cớ sở dồn tích và QTKQ qua giao dịch thực........ 21
Bảng 1.7: Ví dụ về lợi nhuận của 2 doanh nghiệp A và B ............................................. 22
Bảng 1.8: Ảnh hưởng của QTKQ đến hoạt động đầu tư ............................................... 26
Bảng 2.1: Doanh thu của Microsoft từ năm 1996 đến năm 2008 (tỷ USD) ................ 39
Bảng 2.2: Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ lệ ERR đối với giá chứng khoán của IBM. 42
Bảng 2.3: Doanh thu của IBM từ năm 1993 đến 2003 (đơn vị: triệu đô) .................... 44
Bảng 2.4: Ưu đãi về quyền chọn mua cổ phiếu mà IBM dành cho CEO Gerstner ...... 45
Bảng 2.5: Tình hình kinh doanh, các quyết định về tỷ lệ ERR và việc thực hiện ......... 46
Bảng 3.1: Khả năng áp dụng các biện pháp QTKQ theo quy định pháp luật Việt Nam
....................................................................................................................................... 62

Biểu đồ 2.1: Mức độ phổ biến của hoạt động quản trị kết quả ở các ngành chính ....... 34
Biểu đồ 2.2: Các khoản mục được sử dụng phổ biến trong quản trị kết quả ................ 34


5

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ tiếng Việt viết tắt

BCTC
CP
CPKH
CPSX
CSH
DN
DT
ĐTCT
KQKD
LN
NLĐ
NQT
NVL
PP
QTKQ
SXKD
TSCĐ
Từ tiếng Anh
viết tắt
AAA
AICPA
CEO
CFO
COSO
ERR

Tên đầy đủ
Báo cáo tài chính
Cổ phiếu
Chi phí khấu hao

Chi phí sản xuất
Chủ sở hữu
Doanh nghiệp
Doanh thu
Đối thủ cạnh tranh
Kết quả kinh doanh
Lợi nhuận
Ngƣời lao động
Nhà quản trị
Nguyên vật liệu
Phƣơng pháp
Quản trị kết quả
Sản xuất kinh doanh
Tài sản cố định

Từ tiếng Anh viết đầy đủ
American Accounting Association
American Institute of CPAs'
Chief Executive Officer
Chief Financial Officer
The Committee of Sponsoring
Organizations
The expected rate of return on
pension plan assets

Nghĩa tiếng Việt
Hiệp hội Kế toán Mỹ
Viện kế toán công chứng Mỹ
Giám đốc điều hành
Giám đốc tài chính

Ủy ban các tổ chức bảo trợ
Tỷ lệ thu hồi mong đợi của quỹ
lƣơng hƣu
Ủy ban điều hành tài chính quốc
tế

FEI

Financial Executives International

GAAP

Generally Accepted Accounting
Chuẩn mực kế toán Mỹ
Principles


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong môi trƣờng kinh doanh biến động không ngừng và cạnh tranh gay gắt nhƣ
hiện nay, bất kì công ty nào cũng muốn thu hút nhà đầu tƣ về phía mình. Tuy nhiên,
không phải trong tất cả các kì kinh doanh, doanh nghiệp (DN) đều có mức tăng trƣởng
lợi nhuận nhƣ mong muốn, làm hài lòng các nhà đầu tƣ. Để làm đƣợc điều này, nhà
quản trị doanh nghiệp cần phải có những điều chỉnh linh hoạt nhằm cung cấp thông tin
xác thực về tình hình kinh doanh cho các nhà đầu tƣ. Các công cụ để điều chỉnh lợi
nhuận của DN và cung cấp thông tin đã điều chỉnh cho đối tƣợng bên trong và bên
ngoài DN đƣợc hiểu là hoạt động quản trị kết quả (QTKQ) của DN.
Trên thế giới, QTKQ đã đƣợc áp dụng rộng rãi và sử dụng thành công trong công

tác quản trị doanh nghiệp của nhiều tập đoàn lớn nhƣ IBM, Microsoft, General
Electrics, Toyota,… Hầu hết các tập đoàn này đều sử dụng QTKQ nhƣ một công cụ
hữu ích trong việc đảm bảo sự phát triển ổn định của DN và thu hút đầu tƣ. Vì khi DN
duy trì đƣợc một mức lợi nhuận ổn định trên báo cáo kết quả kinh doanh, thì cũng đồng
nghĩa với việc nhà đầu tƣ sẽ đặt kì vọng cao hơn vào khả năng sinh lời của DN và tiếp
tục đầu tƣ. Tuy nhiên, QTKQ cũng có mặt hạn chế. Nếu quá lạm dụng những công cụ
QTKQ bất hợp pháp để “thổi phồng” lợi nhuận, bóp méo các kết quả, thì điều đó lại là
một mối nguy hiểm tiềm tàng đối với chính DN và các nhà đầu tƣ. Nền kinh tế thế giới
đã chứng kiến những vụ đổ bể tai tiếng của các công ty, tập đoàn lớn do việc quá lạm
dụng các công cụ này, nhƣ: tập đoàn Enron, WorldCom, Tyco, Global Crossing.
Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2007 vẫn còn để lại rất nhiều tác động
to lớn và trong thời gian tới, chắc chắn ngày càng nhiều công ty sẽ phải đối mặt với
việc suy giảm lợi nhuận. Do đó, việc sử dụng các phƣơng pháp QTKQ là một điều dễ
đoán trƣớc. Tuy nhiên, không phải tất cả các nhà quản trị đều hiểu rõ đƣợc tính hai mặt
của hoạt động QTKQ và có khả năng rơi vào tình trạng lạm dụng. Do đó, cần phải tìm
hiểu xem làm thế nào để thực hiện QTKQ một cách hợp pháp, hợp lý để đạt đƣợc mục


2

tiêu của doanh nghiệp đồng thời hạn chế những tác động tiêu cực có thể ảnh hƣởng đến
lợi ích lâu dài của doanh nghiệp và chủ sở hữu.
Ở Việt Nam, mặc dù thuật ngữ “quản trị kết quả” có thể còn khá mới mẻ, nhƣng
các công cụ, phƣơng pháp của QTKQ lại tƣơng đối quen thuộc với những ngƣời làm
công tác kế toán, tài chính trong DN. Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã sử
dụng một số công cụ trong QTKQ vào công tác quản trị doanh nghiệp của mình. Tuy
nhiên, điều đáng nói ở đây là những nghiên cứu của Việt Nam về QTKQ chỉ đi theo
hƣớng phân tích mặt tiêu cực của QTKQ nhƣ những phƣơng pháp làm đẹp báo cáo tài
chính dƣới tên gọi là “các thủ thuật phù phép báo cáo tài chính”. Sự nghiên cứu có
phần còn phiến diện và chƣa tổng quát đó có thể gây ra nhầm lẫn, khiến nhiều ngƣời

bên ngoài DN, thậm chí cả một số ngƣời làm công tác kế toán, tài chính tin rằng việc
sử dụng QTKQ là việc làm hoàn toàn bất hợp pháp và cần tránh áp dụng.
Nhận thức đƣợc vấn đề đó, nhóm sinh viên nghiên cứu khoa học đã quyết định
tiến hành nghiên cứu về những kinh nghiệm sử dụng QTKQ thành công tại một số
doanh nghiệp tại Mỹ - nơi các nghiên cứu và việc áp dụng các phƣơng pháp QTKQ
trên thực tế đƣợc quan tâm, xem xét và phân tích cụ thể nhất, từ đó rút ra những bài
học, những cái nhìn tổng quan hơn, sâu sắc hơn về QTKQ, giúp chứng minh rằng
QTKQ không hoàn toàn chỉ là việc làm bất hợp pháp. Đồng thời, nhóm cũng muốn
kiểm tra khả năng áp dụng các phƣơng pháp QTKQ thành công đó tại Việt Nam, đƣa
ra giải pháp nhằm giúp các doanh nghiệp Việt Nam áp dụng QTKQ hiệu quả hơn. Xuất
phát từ những lý do đó, nhóm nghiên cứu đã chọn đề tài “Kinh nghiệm quản trị kết
quả ở một số doanh nghiệp tại Mỹ và khả năng áp dụng tại Việt Nam” để thực hiện
công trình nghiên cứu khoa học của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trên thế giới, đã có rất nhiều công trình tiếp cận quản trị kết quả dƣới các góc độ
khác nhau, trong đó một số lƣợng lớn các công trình do học giả Mỹ tiến hành.
Công trình nghiên cứu “Cách hòa hợp giữa các góc nhìn khác nhau về QTKQ
của những ngƣời nghiên cứu về kế toán, những ngƣời thực hành và ngƣời ban hành


3

điều lệ” (Earnings Management: Reconciling the Views of Accounting Academics,
Practioners and Regulators) của Giáo sƣ Patricia M. Dechow và Doughlas J. Skinner từ
đại học Michigan năm 2000 đã lý giải khái niệm về hoạt động QTKQ dƣới góc độ của
các đối tƣợng khác nhau. Nghiên cứu về “Những hậu quả của các phƣơng pháp QTKQ
trên cơ sở các giao dịch thực” (What Are the Consequences of Real Earnings
Management) của Tiến sĩ Katherine Gunny từ đại học California, Berkerley năm 2005
đã chỉ ra những tác động tiêu cực của hoạt động QTKQ tới tình hình hoạt động của
công ty trong các kỳ kế toán tiếp theo. Nghiên cứu của nhà nghiên cứu Sun Wensheng

(đại học Hebei, Trung Quốc) và Tiến sĩ Sun Jie (đại học California, Irvine) về “Các
nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản trị kết quả của các nhà quản trị” (Analysis on
Factors Influencing Managers’ Earnings Management Intentions) năm 2008, trong đó,
hai nhà nghiên cứu đã tìm hiểu các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định sử dụng các
phƣơng pháp kế toán để QTKQ nhƣ: tiền thƣởng và lợi ích từ thị trƣờng vốn dành cho
cá nhân nhà quản trị.
Ở Việt Nam, bài viết về hoạt động QTKQ có bài viết của tác giả Lê Minh Thủy,
công ty tƣ vấn tài chính Capstone đăng trên tạp chí “Nhịp cầu đầu tƣ” ngày 26/04/2010
với tựa đề “Nỗi niềm mùa báo cáo tài chính” đã đƣa ra các phƣơng pháp (PP) kế toán
mà chủ sở hữu hay nhà quản lý sử dụng để làm sai lệch về tình hình tài chính và kết
quả kinh doanh của DN nhƣng các PP này lại là các PP gian lận, nhƣ: dùng nghiệp vụ
ảo, che giấu giao dịch, phù phép về thời gian ghi nhận giao dịch... Bài viết của Tiến sĩ
Trần Thị Kim Anh và cựu sinh viên Đỗ Thị Nhung, khoa Quản trị kinh doanh, trƣờng
đại học Ngoại thƣơng, đăng trong Tập san “Issues of economic development and
accounting in Asia”, tháng 11 năm 2011 với tiêu đề “Hoạt động quản trị kết quả kinh
doanh trên Thế giới và khuyến nghị cho các doanh nghiệp Việt Nam”, nội dung chính
là khái niệm về QTKQ, cách phân loại hoạt động QTKQ, các phƣơng pháp QTKQ và
kiến nghị cho DN Việt Nam để QTKQ thành công. Tuy nhiên, trong bài nghiên cứu
này, Tiến sĩ chƣa đề cập tới những tác động của các phƣơng pháp QTKQ, các nhân tố


4

ảnh hƣởng tới quyết định của các nhà quản trị, chƣa phân tích cụ thể khả năng ứng
dụng các phƣơng pháp QTKQ trên thế giới ở Việt Nam.
Tóm lại, các bài nghiên cứu trên thế giới về hoạt động QTKQ chủ yếu tập trung
làm rõ một khía cạnh cụ thể của hoạt động QTKQ nhƣ khái niệm hay sự tác động của
QTKQ tới tình hình kinh doanh của DN. Các bài nghiên cứu ở Việt Nam mới chỉ dừng
lại ở các phƣơng pháp QTKQ bất hợp pháp hoặc giới thiệu khái quát về QTKQ. Thông
qua bài nghiên cứu của mình, nhóm nghiên cứu muốn cung cấp thông tin tổng hợp về

hoạt động QTKQ, làm nổi bật các phƣơng pháp QTKQ hợp pháp, những tác động tích
cực và tiêu cực của các PP này, và trên hết là khả năng áp dụng thực tiễn của các PP
theo quy định của Pháp luật Việt Nam.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Một là, khái quát hóa cơ sở lý luận về quản trị kết quả (QTKQ) bao gồm khái
niệm QTKQ, những phƣơng pháp QTKQ phổ biến, tác động của QTKQ cũng nhƣ các
nhân tố tác động đến quyết định QTKQ của nhà quản lý.
Hai là, phân tích các kinh nghiệm quản trị kết quả tại một số doanh nghiệp tại
Mỹ để từ đó rút ra những kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Ba là, đánh giá khả năng áp dụng các phƣơng pháp QTKQ tại Việt Nam, phân
tích các trƣờng hợp áp dụng QTKQ thất bại ở Việt Nam và đƣa ra các giải pháp giúp
các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện QTKQ hiệu quả hơn cũng nhƣ kiến nghị cho
Nhà nƣớc nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tình hình QTKQ tại các doanh nghiệp.
Trên hết, nghiên cứu này mong muốn đem lại những hiểu biết toàn diện về hoạt
động quản trị kết quả, giúp ích cho hoạt động kế toán doanh nghiệp và việc ra quyết
định của nhà quản trị.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Hai phƣơng pháp đƣợc sử dụng chủ yếu là đối chiếu – so sánh và phân tích –
tổng hợp. Dựa trên các tài liệu nghiên cứu về hoạt động quản trị kết quả của các trƣờng
Đại học Mỹ và kết quả của các mô hình hồi quy kinh tế, nhóm sẽ phân tích và tổng hợp
các phƣơng pháp QTKQ, những vai trò của việc sử dụng QTKQ cũng nhƣ các tác nhân


5

bên trong và bên ngoài tác động đến quyết định của nhà quản lý trong việc sử dụng các
phƣơng pháp này.
Liên quan đến phân tích kinh nghiệm của các DN Mỹ và đánh giá tình trạng hoạt
động QTKQ tại Việt Nam, nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu tình
huống một số trƣờng hợp điển hình để rút ra kinh nghiệm của các DN Mỹ và đánh giá

thực trạng QTKQ tại Việt Nam. Đồng thời, nhóm so sánh với các quy định Pháp luật
Việt Nam hiện hành để xác định tính hợp pháp của những phƣơng pháp đƣợc áp dụng
tại các DN Mỹ.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Về đối tƣợng nghiên cứu: Là các hoạt động quản trị kết quả của các doanh
nghiệp tại Mỹ và tại Việt Nam.
Về phạm vi nghiên cứu : Là các doanh nghiệp ở Mỹ trong 27 năm trở lại đây (từ
năm 1985). Với thời gian nghiên cứu rộng nhƣ vậy, nhóm nghiên cứu muốn làm sáng
tỏ sự tác động của các hoạt động QTKQ và các tác nhân ảnh hƣởng đến hoạt động này
ở doanh nghiệp.
Cụ thể, nhóm nghiên cứu tập trung phân tích tình huống ở hai tập đoàn Mỹ là
Microsoft và IBM bởi sự tăng trƣởng ổn định trong suốt lịch sử hoạt động lâu dài của
hai tập đoàn này. Về tập đoàn Microsoft, trong những năm qua, tập đoàn này đã thiết
lập đƣợc một nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững, tính đến hiện nay,
Microsoft có khoảng 57.000 nhân viên ở trên hơn 90 quốc gia trên thế giới (thông tin
trên website của Microsoft: www.microsoft.com). Về tập đoàn IBM, sau 100 năm hoạt
động, IBM thực sự đã có những đóng góp to lớn đối với sự phát triển của toàn thế giới.
Nhiều nhận định cho rằng "nếu không có IBM, nhân loại sẽ không biết đến thế giới
công nghệ" có lẽ cũng không quá vì trong 100 năm qua, IBM đã có vai trò quan trọng
trong việc dẫn dắt con ngƣời làm quen từ những chiếc máy vi tính cá nhân cơ bản cho
đến các hệ thống siêu máy tính hiện đại ngày nay.
Mặc dù cùng hoạt động trong lĩnh vực công nghệ máy tính nhƣng các biện pháp
QTKQ mà Microsoft và IBM sử dụng lại hoàn toàn không giống nhau và khả năng áp


6

dụng các biện pháp này cũng không chỉ dừng lại ở các doanh nghiệp cùng trong ngành
công nghệ máy tính mà còn mở rộng ra ở nhiều ngành khác nữa.
6. Kết quả nghiên cứu dự kiến

Dựa trên việc nghiên cứu và phân tích, nhóm mong muốn đạt đƣợc các kết quả sau:
- Tìm hiểu hoạt động quản trị kết quả là gì, tác động tích cực và tiêu cực của hoạt
động này đối với doanh nghiệp và các nhân tố ảnh hƣởng tới quyết định thực hiện của
nhà quản trị.
- Nghiên cứu các phƣơng pháp quản trị kết quả đƣợc áp dụng và đánh giá sự tuân
thủ Pháp luật Việt Nam của các phƣơng pháp này.
- Thông qua việc tìm hiểu và đánh giá kinh nghiệm quản trị kết quả ở một số
doanh nghiệp tại Mỹ, nhóm sẽ đƣa ra đƣợc các giải pháp và kiến nghị nhằm tăng hiệu
quả áp dụng hoạt động QTKQ tại Việt Nam.
7. Kết cấu đề tài
Đề tài nghiên cứu về “Kinh nghiệm quản trị kết quả (earnings management) của
một số doanh nghiệp tại Mỹ và khả năng áp dụng ở Việt Nam” bao gồm ba chƣơng là:
- Chƣơng 1: Tổng quan về quản trị kết quả
- Chƣơng 2: Kinh nghiệm quản trị kết quả ở một số doanh nghiệp tại Mỹ
- Chƣơng 3: Khả năng áp dụng quản trị kết quả cho các doanh nghiệp Việt Nam


7

CHƢƠNG I.

TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ KẾT QUẢ

(EARNINGS MANAGEMENT)
1.1. Khái niệm quản trị kết quả kinh doanh
Sau mỗi một thời kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD), nhu cầu tổng kết,
đánh giá tình trạng hoạt động của doanh nghiệp (DN) là một nhu cầu hết sức tất yếu,
không chỉ đối với những ngƣời bên trong DN mà còn xuất phát từ những bộ phận bên
ngoài DN. Vậy cơ sở nào để các bộ phận này có thể đƣa ra đánh giá của mình? Đó
chính là kết quả kinh doanh (hay còn gọi là lợi nhuận), đƣợc xác định bằng phần chênh

lệch giữa doanh thu, thu nhập và chi phí trong một thời kỳ. Đối với nhà quản trị (NQT)
doanh nghiệp, tình hình lãi (lỗ) trong kỳ có sức ảnh hƣởng quan trọng tới việc đƣa ra
quyết định liệu có nên duy trì hay thay đổi bộ máy hoạt động. Đối với nhân viên, tình
hình kinh doanh khả quan là cơ sở hàng đầu để họ tự quyết định có nên tiếp tục đóng
góp cho DN hay chuyển sang một DN khác. Tƣơng tự nhƣ vậy, các đối tác bên ngoài
nhƣ nhà cung cấp, nhà đầu tƣ, bên cho vay... cũng dựa rất nhiều trên mức lãi (lỗ) để
xem xét duy trì hoạt động đầu tƣ hay cho vay của mình. Còn đối với Nhà nƣớc thì
khoản lợi nhuận (LN) trƣớc thuế là căn cứ cơ bản để xác định mức thuế DN phải nộp
cho ngân sách nhà nƣớc. Nói tóm lại, kết quả kinh doanh (hay lợi nhuận) là một chỉ
tiêu có ý nghĩa rất lớn đối với hoạt động liên tục của DN. Khi kết quả kinh doanh tốt,
DN thƣờng xuyên làm ăn có lãi và tăng trƣởng ổn định theo thời gian thì nhà đầu tƣ,
nhà cung cấp, ngƣời cho vay và nhân viên trong DN sẽ tin tƣởng và tiếp tục hợp tác.
Trái lại, khi kết quả này suy giảm, thậm chí ở mức âm thì khả năng huy động vốn cũng
nhƣ hoạt động bên trong tổ chức chắc chắn sẽ bị xáo trộn ít nhiều.
Kết quả kinh doanh có ý nghĩa quan trọng nhƣ vậy nên việc sử dụng các biện
pháp kế toán nhằm làm thay đổi kết quả kinh doanh của DN, tạo ra KQKD tốt, tăng
trƣởng ổn định mà vẫn đảm bảo tính hợp pháp là điều mà tất cả các doanh nghiệp đều
mong muốn thực hiện.


8

Theo quy định của Pháp luật Việt Nam, cụ thể là Chuẩn mực kế toán số 21, các
hoạt động, giao dịch kinh tế phát sinh trong kỳ sẽ đƣợc bộ phận kế toán của DN ghi
nhận và theo dõi trên hệ thống sổ kế toán. Tới cuối kỳ kế toán, Giám đốc (hoặc ngƣời
đứng đầu) DN chịu trách nhiệm lập và trình bày thông tin về kết quả hoạt động kinh
doanh (hay lợi nhuận) của doanh nghiệp trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Về đối tƣợng thực hiện nghiệp vụ lập và trình bày báo cáo tài chính (BCTC), đó
là Kế toán trƣởng và bộ phận kế toán. Hay nói cách khác, bộ phận kế toán vừa chịu
trách nhiệm ghi chép các sự kiện kinh tế trong kỳ, vừa chịu trách nhiệm tổng hợp và

trình bày Báo cáo cuối kỳ. Chính vì vậy, khả năng bộ phận Kế toán, thông qua việc tác
động vào các cơ sở ghi chép (nhƣ phƣơng pháp trích khấu hao, thay đổi thời gian sử
dụng hữu ích của tài sản cố định, thay đổi mức trích lập dự phòng,... ) để từ đó thay đổi
KQKD với mục đích cuối cùng là giúp cho KQKD đƣợc công bố ra bên ngoài trở nên
hấp dẫn hơn, thỏa mãn đƣợc kỳ vọng của các đối tác. Ví dụ nhƣ chuyển các khoản lỗ
nhỏ thành hòa vốn hoặc lãi; duy trì mức lãi ở con số tăng trƣởng ổn định, không tăng
vọt hay sụt giảm trong thời gian ngắn; tạo tâm lý yên tâm cho các nhà đầu tƣ cũng nhƣ
giảm thiểu áp lực khi doanh nghiệp phải duy trì ở mức tăng trƣởng cao nhƣ vậy. Ngoài
ra, bản thân các NQT cấp cao khác trong DN (bên cạnh bộ phận kế toán) cũng có khả
năng thay đổi KQKD thông qua các quyết định về thời điểm thanh lý tài sản, thời điểm
giảm giá hàng bán, mức công suất hoạt động,... Hoạt động thay đổi KQKD này đƣợc
biết đến với tên gọi quản trị kết quả kinh doanh hay gọi tắt là quản trị kết quả
(earnings management).
Trong thực tế nghiên cứu trên thế giới, đã có rất nhiều nhận định đƣợc đƣa ra để
định nghĩa hoạt động quản trị kết quả (QTKQ); tuy nhiên, cho đến hiện nay thì chƣa có
một khái niệm chung duy nhất nào về hoạt động này. Nhóm nghiên cứu xin trình bày
ba quan điểm đƣợc sử dụng phổ biến nhất khi định nghĩa về hoạt động QTKQ nhƣ sau:
Quan điểm thứ nhất: Quản trị kết quả là sự can thiệp có chủ ý của nhà quản trị
tới báo cáo tài chính phát hành ra bên ngoài doanh nghiệp nhằm mục đích đạt đƣợc sự
tăng trƣởng trong kết quả kinh doanh. (Schipper, 1989)


9

Quan điểm thứ hai: Quản trị kết quả xảy ra khi nhà quản trị sử dụng các đánh giá
của mình về cấu trúc của các giao dịch phát sinh trong kỳ nhằm thay đổi kết quả hoạt
động kinh doanh thực sự. (Healy, P. và Wahlen, J., 1999)
Quan điểm thứ ba: Quản trị kết quả là kết quả của việc sử dụng các thao tác kế
toán nhằm mục đích thay thế và tạo ra kết quả kinh doanh ấn tƣợng. (Mulford và
Comiskey, 1996)

Nhƣ vậy, ta có thể nhận thấy nét tƣơng đồng ở cả ba quan điểm trên. Đó là cấu
trúc gồm 2 phần chính: một phần nói về hoạt động QTKQ đƣợc thực hiện nhƣ thế nào
(can thiệp có chủ ý của NQT tới BCTC/ sử dụng các đánh giá về cấu trúc của giao
dịch/ sử dụng các thao tác kế toán) và phần thứ hai nói về mục đích của các hoạt động
đó là gì (đạt sự tăng trƣởng trong KQKD/ thay đổi kết quả hoạt động kinh doanh thực
sự/ tạo ra kết quả kinh doanh ấn tƣợng).
Tuy nhiên, nếu chỉ dựa trên ba quan điểm trên thì nhiều ngƣời vẫn còn tranh cãi
rằng liệu việc can thiệp có chủ ý tới BCTC nhằm tạo ra kết quả kinh doanh ấn tƣợng đó
có hợp pháp hay không. Thực vậy, trên thế giới, có những DN sử dụng thành công các
biện pháp quản trị hợp pháp, tuân thủ theo các chuẩn mực kế toán nhƣng cũng tồn tại
không ít trƣờng hợp sử dụng những phƣơng pháp bất hợp pháp. Trong bài nghiên cứu
này, nhóm chúng tôi sẽ tập trung vào các phƣơng pháp QTKQ hợp pháp và đề cập đến
QTKQ dƣới quan điểm sau:
Quản trị kết quả kinh doanh là việc sử dụng các phương pháp kế toán hợp
pháp nhằm tác động tích cực đến kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp.
1.2. Đặc điểm của hoạt động quản trị kết quả
Theo nhƣ quan điểm về QTKQ: “QTKQ là việc sử dụng các phƣơng pháp kế
toán hợp pháp nhằm tác động tích cực đến kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh
nghiệp” thì hoạt động QTKQ có những đặc điểm chính sau:
Về chủ thể thực hiện: là nhà quản trị doanh nghiệp (với sự trợ giúp của Kế toán).
Cùng với những kiến thức chuyên môn vững chắc của mình về các chế độ kế toán hiện
hành cũng nhƣ các quy định của pháp luật về các vấn đề liên quan tới kế toán, NQT


10

doanh nghiệp, đặc biệt là các Giám đốc tài chính, Giám đốc điều hành và kế toán
trƣởng sẽ là ngƣời đứng ra thực hiện các biện pháp quản trị kết quả, điều chỉnh các báo
cáo tài chính doanh nghiêp công bố cho các đối tƣợng bên ngoài theo yêu cầu của ban
giám đốc công ty, nhằm đạt đƣợc mục đích nhất định.

Về đối tượng tác động: là kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Các
biện pháp quản trị kết quả sẽ gây tác động trực tiếp tới doanh thu và chi phí, từ đó tác
động tới kết quả kinh doanh (lợi nhuận) trong kỳ của DN. Tiếp theo đó, việc làm thay
đổi LN của DN sẽ làm thay đổi tới khoản mục Vốn chủ sở hữu trong bảng cân đối kế
toán, đồng thời làm thay đổi dòng tiền (đặc biệt là dòng tiền từ hoạt động kinh doanh
và hoạt động đầu tƣ) trong báo cáo lƣu chuyển tiền tệ của DN. Đối với các BCTC của
DN trong những kỳ trƣớc đó, các biện pháp QTKQ không có khả năng gây tác động.
Về công cụ: là các phƣơng pháp kế toán hợp pháp. Việc sử dụng các biện pháp
kế toán hợp pháp, tuân thủ chuẩn mực kế toán và quy định kế toán hiện hành giúp cho
DN vừa đạt đƣợc các mục tiêu mong muốn, vừa tránh đƣợc tình trạng bị các cơ quan
pháp luật tố giác. Trên thực tế, nhiều công ty sử dụng các biện pháp gian lận trong kế
toán để thực hiện QTKQ, gây ra những tác động xấu tới tình hình kinh doanh của DN,
thậm chí dẫn tới phá sản. Trong phạm vi bài nghiên cứu này, nhóm chỉ đề cập tới các
biện pháp QTKQ hợp pháp, để thấy đƣợc mặt tích cực của các biện pháp này.
Về căn cứ thực hiện: là các nguyên tắc và chế độ kế toán hiện hành. Với công cụ
QTKQ là dựa trên các phƣơng pháp kế toán hợp pháp đòi hỏi các DN phải căn cứ vào
chuẩn mực kế toán cũng nhƣ chế độ kế toán hiện hành để thực hiện việc QTKQ.
Về mục đích: là tác động tích cực đến kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh
nghiệp. Đối tƣợng của QTKQ là các báo cáo tài chính, do đó QTKQ không nhằm mục
đích nào khác ngoài tác động một cách tích cực tới BCTC cũng nhƣ kết quả hoat động
kinh doanh trong kỳ của DN. Thông qua các biện pháp QTKQ đƣợc sử dụng, các nhà
quản trị mong muốn đạt đƣợc lợi ích từ các cổ đông, nhà đầu tƣ mới, cơ quan thuế,…
hay bất kỳ đối tƣợng nào sử dụng BCTC của DN, nhằm giúp họ đạt đƣợc các mục tiêu
cá nhân hay giúp cho việc kinh doanh của DN trở nên thuận lợi hơn ở các kỳ sau.


11

1.3. Các phƣơng pháp quản trị kết quả kinh doanh đƣợc áp dụng tại Mỹ
Ở hầu hết tài liệu nghiên cứu của các tác giả Mỹ tiến hành đo lƣờng hoạt động

QTKQ của các doanh nghiệp tại Mỹ (ví dụ Gunny (2005), Dechow, P.M. và Skinner
D.J. (2000), Healy, P. và Wahlen, J. (1999), Chapman (2008), Cohen, D. và Zarowin,
P. (2008)) thì những phƣơng pháp thực hiện QTKQ đƣợc chia thành hai nhóm chính:
các phƣơng pháp dựa trên cơ sở dồn tích (accruals earnings management) và các
phƣơng pháp dựa trên giao dịch thực (real earnings management).
1.3.1. Các phương pháp dựa trên cơ sở dồn tích
Trong phần này, nhóm nghiên cứu sẽ giới thiệu về các phƣơng pháp QTKQ dựa
trên cơ sở dồn tích (accruals earnings management). Kế toán dựa trên cơ sở dồn tích
đƣợc hiểu là việc ghi chép các giao dịch liên quan đến vốn bằng tiền nhƣng không đòi
hỏi phải có sự thanh toán bằng tiền mới ghi nhận giao dịch, hay nói cách khác, doanh
thu đƣợc ghi nhận khi “thực hiện”, còn chi phí đƣợc ghi nhận khi “phát sinh”.
1.3.1.1. Phương pháp thay đổi cách tính khấu hao tài sản
Thông thƣờng, các DN áp dụng một trong các phƣơng pháp (PP) tính khấu hao
chính là: PP tính khấu hao đều, PP khấu hao theo số dƣ giảm dần có điều chỉnh và PP
khấu hao theo sản lƣợng. Để hiểu rõ về tác động cụ thể của việc lựa chọn PP tính khấu
hao, nhóm nghiên cứu sẽ đƣa ra ví dụ sau: Công ty A mua máy chế biến hóa chất giá
550.000$ có vòng đời hữu dụng là 5 năm, giá trị còn lại là 50.000$. Công ty thử tính
chi phí khấu hao (CPKH) theo cả ba PP và lựa chọn PP có CPKH thấp nhất.
-

Nếu tính khấu hao theo PP đƣờng thẳng thì số khấu hao mỗi năm là:

-

Nếu tính khấu hao theo PP khấu hao theo số dƣ giảm dần có điều chỉnh với tỷ lệ
khấu hao là 2 thì cách tính nhƣ sau:
Tỷ lệ khấu hao = tỷ lệ khấu hao theo PP đƣờng thẳng x Hệ số điều chỉnh
= (1/5) x 2 = 0.4
Có bảng tính sau (đơn vị: $):



12

Bảng 1.1: Bảng tính CPKH theo PP số dư giảm dần có điều chỉnh (đơn vị: $)
(Số liệu do nhóm nghiên cứu tự tính toán)
Năm
1
2
3
4
5
-

Giá trị đầu kỳ
(1)
550000
330000
198000
118800
59400

Hao mòn lũy kế
(3) = ∑(2)
220000
352000
431200
490600
550000

CP khấu hao

(2) = (1) x 0.4
220000
132000
79200
59400
59400

Giá trị còn lại cuối kỳ
(4) = (1) – (2)
330000
198000
118800
59400
0

Nếu tính khấu hao theo PP khấu hao theo sản lƣợng thì :
ê

ê

á

á

ý

Mức khấu hao phải trích = Số lƣợng sản phẩm sản xuất x CPKH trên sản phẩm.
Giả sử công ty dự kiến sản xuất nhƣ sau:
Bảng 1.2: Bảng số lượng sản phẩm dự kiến sản xuất (đơn vị: sản phẩm)
(Số liệu do nhóm nghiên cứu tự cung cấp)

Năm
1
2
3
4
5
Tổng

Số lƣợng sản phẩm dự kiến sản xuất
6000
6000
3000
3000
2000
20000

Nhƣ vậy, CPKH trên sản phẩm = (550000-50000)/20000=25$/sp
CPKH trong các năm đƣợc xác định nhƣ sau:
Bảng 1.3: Bảng tính CPKH theo PP sản lượng (đơn vị: $)
(Số liệu do nhóm nghiên cứu tự tính toán)
Năm
1
2
3
4
5

Chi phí khấu hao
25 x 6000 = 150000
25 x 6000 = 150000

25 x 3000= 75000
25 x 3000= 75000
25 x 2000 = 50000


13

Ở ví dụ trên, với cùng số liệu nhƣng việc lựa chọn PP khấu hao khác nhau khiến
cho CPKH hoàn toàn khác nhau. Việc lựa chọn PP khấu hao nhanh cho chi phí cao
nhất trong năm đầu tiên và thấp dần trong các năm sau, còn việc lựa chọn PP khấu hao
đƣờng thẳng cho CPKH thấp nhất trong năm đầu tiên và ổn định trong các năm sau.
Như vậy, có thể kết luận việc lựa chọn PP khấu hao giúp DN tác động và làm
thay đổi chi phí, từ đó làm thay đổi LN, kết quả kinh doanh của DN.
1.3.1.2. Phương pháp thay đổi thời gian sử dụng hữu ích của tài sản
Ngoài ra, DN có thể thay đổi CPKH thông qua điều chỉnh thời gian sử dụng hữu
ích của tài sản. Thời gian sử dụng hữu ích của tài sản là thời gian mà tài sản cố định
(TSCĐ) hữu hình phát huy tác dụng cho SXKD. Thời gian này thƣờng đƣợc tính bằng:
Thời gian mà DN dự tính sử dụng TSCĐ hữu hình. Vì vậy, giám đốc DN có thể điều
chỉnh thời gian sử dụng hữu ích để tác động đến CPKH. Xét lại ví dụ 1 trên, giữ
nguyên giả thiết cũ nhƣng thay đổi thời gian sử dụng hữu ích của sản phẩm. Công ty A
mua máy chế biến hóa chất giá 550.000$ có vòng đời hữu dụng là 4 năm, giá trị còn
lại là 50.000$.
-

Theo PP khấu hao đƣờng thẳng, số khấu hao mỗi năm là :

-

Theo PP khấu hao số dƣ giảm dần có điều chỉnh:
Tỷ lệ khấu hao = 1/4 x 2 = 0.5. Bảng trích khấu hao nhƣ sau:

Bảng 1.4: Bảng tính CPKH theo PP số dư giảm dần có điều chỉnh (đơn vị: $)
(Số liệu do nhóm nghiên cứu tự tính toán)

Năm
1
2
3
4

Giá trị đầu kỳ
(1)
550000
275000
137500
68750

CP khấu hao
(2) = (1) x 0.5
275000
137500
68750
68750

Hao mòn lũy kế
(3) = ∑(2)
275000
412500
481250
550000


Giá trị còn lại cuối kỳ
(4) = (1) – (2)
275000
137500
68750
0


14

-

Theo PP khấu hao theo sản lƣợng: không bị ảnh hƣởng khi thay đổi thời gian sử
dụng hữu ích
Như vậy, việc thay đổi thời gian sử dụng hữu ích của tài sản giúp DN thay đổi

CPKH khi sử dụng PP trích khấu hao đƣờng thẳng hoặc theo số dƣ giảm dần có điều
chỉnh, từ đó làm thay đổi LN, kết quả kinh doanh của DN.
1.3.1.3. Phương pháp thay đổi chi phí qua giá trị dự phòng
Trong hoạt động kinh doanh của DN, hàng loạt rủi ro có thể xảy ra. Chính vì vậy,
theo nguyên tắc thận trọng của kế toán dồn tích, DN cần lập các khoản dự phòng, ghi
nhận sự giảm sút giá trị của tài sản ngay khi nó có dấu hiệu xảy ra. Việc ƣớc tính mức
dự phòng chính là một cơ hội lớn cho NQT tác động lên khoản chi phí trên BCTC.
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
DN thương mại X nhập khẩu 100 đơn vị sản phẩm để bán lại, giá nhập là 100$/
sản phẩm. Vào thời điểm cuối kỳ, 100 sản phẩm này chưa bán được, vẫn ở trong kho,
giá trị thuần có thể thực hiện được (NRV) chỉ còn là 80$/sản phẩm.
Theo nguyên tắc thận trọng, DN phải lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho với
mức lập là: (100-80) x 100 = 2000, hạch toán làm tăng giá vốn hàng bán (TK 632), làm
lợi nhuận gộp bán hàng đi 2000$. Tuy nhiên, việc xác định NRV hoàn toàn dựa trên sự

phán đoán của kế toán. Do đó, chỉ cần thay đổi sự dự đoán này thì mức dự phòng
giảm giá hàng tồn kho cũng sẽ thay đổi và theo đó, chi phí sẽ thay đổi. Cụ thể trong ví
dụ này, nếu kế toán dự tính giá trị thuần có thể thực hiện được là 95$/ sản phẩm thì
mức trích lập dự phòng là : (100- 95) x 100 = 500. Giá vốn hàng bán chỉ tăng lần 500 $
và LN gộp chỉ giảm 500$, nhỏ hơn nhiều so với 2000 $ giảm trong trƣờng hợp trên.
Dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp
Công ty A sản xuất các loại mỹ phẩm. Năm 2010, công ty bị một khách hàng kiện
vì loại mỹ phẩm gây dị ứng. Luật sư của công ty dự đoán 90% công ty thua kiện và
phải bồi thường một khoản tiền là 5000$.
Theo nguyên tắc thận trọng, kế toán phải coi khoản 5000$ là dự phòng phải trả
và trích lập làm tăng chi phí bán hàng lên 5000$, làm cho LN hoạt động năm 2010


15

giảm 5000$. Tuy nhiên, khoản trích lập dự phòng này phụ thuộc xét đoán chủ quan của
kế toán. Nếu kế toán cho rằng vẫn còn có một số bằng chứng khác chƣa đƣợc sử dụng
và khả năng thua kiện chỉ là 75% thì chi phí bán hàng sẽ chỉ tăng 4200$ và LN năm
2010 không giảm tới 5000$.
Dự phòng phải thu khó đòi:
Ngày 1/1/2010, DN A bán chịu cho DN B một lƣợng hàng hóa có trị giá là 300
triệu đồng, doanh nghiệp B hẹn trả tiền vào ngày 31/5/2010. Tuy nhiên, vào giữa tháng
3, Giám đốc doanh nghiệp B bị khởi tố vì có hành vi gian lận, lừa đảo.
Theo nguyên tắc thận trọng, khoản nợ phải thu khi chƣa đến hạn nhƣng có dấu
hiệu bị mất thì kế toán phải tự ƣớc lƣợng mức trích lập dự phòng. Giả sử DN A ƣớc
tính 100% khoản tiền cho vay sẽ không đƣợc trả, mức trích lập dự phòng là :
300*100% = 300 (triệu đồng), làm cho chi phí quản lý DN tăng 300 triệu đồng và LN
giảm 300 triệu đồng. Tuy nhiên, nếu DN A chỉ ƣớc tính là 80% khoản cho vay bị mất
thì mức trích lập dự phòng chỉ là 300*80% = 249 triệu đồng thì khoản CP sẽ chỉ tăng
lên 249 triệu đồng và LN sẽ không giảm tới 300 triệu đồng nhƣ cách ƣớc lƣợng trƣớc.

Dự phòng giảm giá đầu tƣ tài chính
Công ty X đang có một khoản đầu tƣ tài chính dài hạn vào công ty con Y với số
vốn nắm giữ là 60%. Đầu năm, công ty X kỳ vọng công ty con của mình sẽ làm ăn có
lãi, tuy nhiên, trong vòng 3 tháng cuối năm 2010, công ty Y liên tục bị trả lại đơn hàng
do chất lƣợng hàng kém, đến ngày 31/12/2010, công ty X sẽ phải ghi nhận một khoản
dự phòng giảm giá đầu tƣ tài chính, làm tăng chi phí tài chính. Nếu công ty X dự đoán
rằng công ty Y sẽ bị lỗ lên tới 25 tỷ thì khi đó, X cũng sẽ bị mất một khoản doanh thu
hoạt động tài chính tƣơng ứng với tỷ lệ nắm giữ. Nhƣng nếu công ty X chỉ ƣớc đoán
rằng khoản lỗ của Y chỉ là 20 tỷ thì con số lợi nhuận bị mất sẽ giảm.
Như vậy, thông qua việc đƣợc tự ƣớc tính các khoản dự phòng, các doanh nghiệp
đã tác động đƣợc lên các khoản chi phí quản lý, chi phí bán hàng, chi phí tài chính, giá
vốn hàng bán, từ đó làm thay đổi lợi nhuận.


16

1.3.1.4. Phương pháp tác động lên quỹ lương hưu
Quỹ lƣơng hƣu hay còn gọi là quỹ hƣu trí là một phần tiền lƣơng của ngƣời lao
động (NLĐ) đƣợc công ty trích từ tiền lƣơng hàng tháng và lƣơng hƣu sẽ đƣợc trả cho
NLĐ khi họ nghỉ hƣu. Khoản lƣơng hƣu đƣợc trả dựa vào độ tuổi, mức lƣơng khi NLĐ
làm việc tại công ty và số năm làm việc của họ.
Trong kế toán lƣơng hƣu, các công ty có trách nhiệm phải tính một khoản CP
lƣơng hƣu định kỳ, một phần do chính các DN chịu (hạch toán vào chi phí), một phần
do NLĐ chịu (trừ vào tiền lƣơng). Theo chuẩn mực kế toán Mỹ (GAAP), phần CP
lƣơng hƣu định kỳ phản ánh trên báo cáo KQKD đƣợc tính bằng tổng CP lƣơng hƣu
phải trả hàng năm trừ đi tỷ lệ thu hồi mong đợi của quỹ lương hưu (ERR - the expected
rate of return on pension plan assets). Các công ty phải trừ tỷ lệ ERR bởi vì số tiền hƣu
thực phải trả (khi NLĐ nghỉ hƣu) và số tiền công ty đã trích trƣớc đó (khi NLĐ đang đi
làm) là khác nhau. Ví dụ nhƣ một nhân viên làm việc 20 năm, vừa nghỉ hƣu nhƣng đột
nhiên lại qua đời chỉ 1 năm sau đó do ốm đau, bệnh tật hoặc một số lý do khách quan

khác thì chắc chắn số tiền công ty đã trích trong suốt 20 năm sẽ nhiều hơn rất nhiều so
với số tiền mà ngƣời nhân viên thực đƣợc hƣởng trong vòng 1 năm từ khi nghỉ hƣu.
Thêm vào đó, tỷ lệ ERR này lại do chính các công ty, thông qua sự tự đánh giá
của mình để ước tính, và số tiền thu hồi này sẽ đƣợc coi nhƣ là một phần lợi nhuận bất
thƣờng của công ty.
Như vậy, thông qua việc thay đổi tỷ lệ ERR ƣớc tính mà các công ty có thể tác
động trực tiếp vào chi phí lƣơng hƣu, từ đó làm thay đổi lợi nhuận trong kỳ. Phƣơng
pháp này đã đƣợc áp dụng khá thành công tại công ty General Electrics và IBM.
1.3.2. Các phương pháp dựa trên giao dịch thực
Bên cạnh việc dựa trên cơ sở kế toán dồn tích, các DN còn thực hiện QTKQ
thông qua các giao dịch thực (real earnings management). Trên thực tế, các phƣơng
pháp QTKQ thông qua các giao dịch thực vô cùng đa dạng.


17

1.3.2.1. Phương pháp điều chỉnh thời gian thanh lý tài sản cố định
Điều chỉnh thời gian thanh lý của tài sản là một phƣơng pháp hữu ích giúp NQT
có thể thay đổi LN trong kỳ. Nếu giá trị còn lại của tài sản đƣợc thanh lý lớn hơn giá trị
thị trƣờng của tài sản thì việc thanh lý sẽ gây nên một khoản âm trong thu nhập của
DN. Ngƣợc lại, khi giá trị còn lại của tài sản đƣợc thanh lý nhỏ hơn giá trị thị trƣờng
của tài sản thì việc thanh lý sẽ mang lại khoản doanh thu từ hoạt động tài chính.
Xét ví dụ sau: Công ty A mua máy chế biến hóa chất giá 550.000$ có vòng đời
hữu dụng là 5 năm, giá trị còn lại là 50.000$. Công ty A sử dụng PP trích khấu hao
theo đường thẳng.
Giả sử khi sử dụng hết 5 năm, công ty A quyết định mua máy mới thay thế máy
chế biến hóa chất đã mua 4 năm trƣớc nhằm cải tiến chất lƣợng sản phẩm. Hao mòn
lũy kế bằng 500.000$ (CPKH mỗi năm = (550.000 – 50.000)/5 = 100.000$/năm). Giá
trị còn lại là 50.000$.
Giám đốc công ty A nhận thấy tại thời điểm hiện tại (tháng 7), máy này có thể

bán với giá 200.000$ do việc ngừng sản xuất máy cùng loại trên thị trƣờng từ đầu năm
nhƣng nếu tới cuối năm thì máy này chỉ có thể bán với giá 40.000$ do việc cung trở
lại. Đồng thời giám đốc lại thấy trong năm tới, có một DN nhỏ mới thành lập cũng hoạt
động trong lĩnh vực hóa dƣợc và chắc chắn sẽ có nhu cầu mua lại máy chế biến của
công ty A. Khi đó, máy chế biến có thể bán đƣợc với giá là 150.000$. Nhƣ vậy:
-

Nếu bán ở thời điểm hiện tại, DN sẽ thu đƣợc doanh thu hoạt động tài chính là
150.000$ (giá thanh lý > giá trị còn lại)

-

Nếu bán vào cuối năm, DN sẽ bị lỗ 10.000$ (giá thanh lý < giá trị còn lại)

-

Nếu bán vào năm sau thì doanh thu thu về là 100.000$.
Theo đó, giám đốc chắc chắn sẽ không thanh lý vào cuối năm. Giám đốc tiếp tục

xem xét tình hình kinh doanh hiện tại và phân tích khả năng kinh doanh trong năm tới,
ông nhận thấy: Trong năm nay, tình hình kinh doanh của công ty đang đi theo đúng
nhƣ dự tính ban đầu nhƣng sang năm sau, một dòng sản phẩm của công ty đang trong
giai đoạn suy thoái mà công ty chƣa sản xuất thành công một sản phẩm mới nào cũng


18

nhƣ chƣa tiếp cận đƣợc một thị trƣờng mới nào để tiêu thụ sản phẩm hiện tại. Vì vậy,
khả năng giảm doanh thu trong năm sau là rất cao.
Kết hợp phân tích trên, giám đốc công ty A đã quyết định chƣa thanh lý máy chế

biến trong năm nay mà sẽ hoãn việc thanh lý sang năm sau để góp phần làm giảm mức
tụt giảm về lợi nhuận mặc dù khoản doanh thu thu về có thấp hơn so với thanh lý vào
thời điểm hiện tại.
Như vậy, thông qua phân tích và dự đoán của mình, các NQT tính toán thời gian
thanh lý các tài sản của DN để tác động tới DT, làm thay đổi LN cuối kỳ.
1.3.2.2. Phương pháp tác động trực tiếp vào lợi nhuận gộp
Để tác động trực tiếp nhằm làm tăng LN gộp, các DN sẽ hoạt động theo 2 hƣớng:
tăng doanh thu bán hàng và giảm giá vốn hàng bán.
Với mục đích làm tăng doanh thu vào cuối kỳ, các DN thƣờng áp dụng biện pháp
giảm giá bán hoặc nới lỏng điều kiện tín dụng (thông thƣờng là gia tăng thời hạn mua
hàng trả chậm, tạo điều kiện mở rộng số lƣợng khách hàng).
Với mục đích giảm giá vốn hàng bán, cách thông thƣờng đƣợc áp dụng là cắt
giảm chi phí sản xuất thông qua việc gia tăng năng suất lao động, sản xuất vƣợt mức
công suất định mức vào cuối kỳ. Bằng cách này, CPSX chung cố định sẽ đƣợc tính cho
một số lƣợng sản phẩm lớn hơn, làm cho giá thành đơn vị của sản phẩm giảm và giá
vốn hàng bán nhờ đó cũng đƣợc giảm.
Ví dụ, DN sản xuất A trong kỳ sản xuất mặt hàng bảng học sinh. CPSX chung cố
định là 50.000.000 đồng.
Mức công suất bình thƣờng (là số lƣợng sản phẩm đạt đƣợc ở mức trung bình
trong điều kiện sản xuất bình thƣờng) là 1000 bảng/tháng.
Trường hợp 1: Sản lƣợng sản xuất thực tế trong tháng của DN A là 800 sản phẩm
(nhỏ hơn mức công suất bình thƣờng)
Khi đó, CPSX chung cố định đƣợc phân bổ cho mỗi sản phẩm là:

= 50.000 đồng/sản phẩm.


19

Mức 50.000 đồng sẽ đƣợc cộng vào giá thành, tính lên giá bán. Mức CPSX

chung chƣa đƣợc phân bổ: 50.000.000 – 50.000 x 800 = 10.000.000 đồng sẽ đƣợc tính
vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ.
Trường hợp 2: Sản lƣợng sản xuất thực tế trong tháng của doanh nghiệp A là
1250 sản phẩm (lớn hơn mức công suất bình thƣờng)
Khi đó, CPSX chung cố định đƣợc phân bổ cho mỗi sản phẩm là:


ƣợ







ế

= 40.000 đồng/sản phẩm.

Mức 40.000 đồng sẽ đƣợc cộng vào giá thành, tính lên giá bán. CPSX chung cố
định đã đƣợc phân bổ hết và không còn khoản cộng thêm vào chi phí sản xuất, kinh
doanh trong kỳ nữa.
Bảng 1.5: Ảnh hưởng của việc thay đổi mức công suất sản xuất lên chi phí
(Số liệu do nhóm nghiên cứu tự tính toán)
Mức cộng vào giá thành
Mức cộng vào chi phí trong kỳ
(phản ánh trên BC KQKD)

Trƣờng hợp 1
50.000đ/SP


Trƣờng hợp 2
40.000đ/SP

10.000.000đ



Như vậy, khi sản xuất vƣợt mức công suất bình thƣờng, không những làm giá
vốn hàng bán giảm mà còn làm chi phí trong kỳ giảm, giúp tăng LN cuối kỳ của DN.
1.3.2.3. Phương pháp chuyển giá
Chuyển giá (transfer pricing) là một biện pháp QTKQ đƣợc các công ty đa quốc
gia áp dụng rất khéo léo và tinh vi. Biện pháp này đƣợc sử dụng theo hai hƣớng chính:
 Hƣớng thứ nhất là:
Bƣớc 1: Một công ty mẹ ở nƣớc ngoài sẽ thành lập một công ty con ở nƣớc khác.
Bƣớc 2: Công ty con sẽ mua nguyên vật liệu (NVL) với giá cao ngất ngƣởng và
các nhà cung cấp NVL tại nƣớc công ty con sẽ sẵn sàng bán với giá cao nhƣ vậy.
Bƣớc 3: Các công ty con sản xuất sản phẩm và bán lại với giá thấp ra thị trƣờng
để cạnh tranh, một phần sản phẩm thì bán về cho công ty mẹ với giá thấp này.


20



Kết quả là công ty con sẽ bị lỗ dẫn đến không đóng thuế thu nhập doanh

nghiệp cho nhà nƣớc. Còn công ty mẹ thì mua đƣợc hàng giá rẻ và bán với giá bằng giá
thị trƣờng nƣớc ngoài.
 Hƣớng thứ hai là nƣớc công ty mẹ chịu thuế cao còn nƣớc công ty con chịu

thuế thấp. Khi bán hàng ở nƣớc của công ty con và chuyển LN cho công ty mẹ, công ty
mẹ sẽ không đóng thuế do đã nộp thuế ở nƣớc của công ty con.
 Công ty mẹ đã tìm đƣợc một khoản lợi nhuận lớn.
Như vậy, biện pháp chuyển giá cho phép các công ty thay đổi đƣợc chi phí tiền
thuế phải nộp, từ đó thay đổi LN của DN. Microsoft, Google, Facebook và General
Electrics của Mỹ là những ví dụ điển hình trong việc sử dụng thành công PP này.
1.3.2.4. Phương pháp tác động vào chi phí tái cấu trúc
Khi công ty thanh lý một tài sản hoặc một khoản đầu tƣ thì các NQT luôn cố
gắng tính toán thời gian phù hợp nhất để đảm bảo khoản thanh lý đó đem lại LN.
Khoản LN này có đặc điểm là chỉ thu đƣợc một lần, hay nói cách khác là LN không
thƣờng xuyên, dễ làm cho BCTC của DN có kết quả tăng vọt trong kỳ đó. Chính sự
tăng vọt trong kỳ thanh lý và giảm trở lại vào kỳ tạo nên sự không ổn định, ảnh hƣởng
mạnh tới tâm lý của những nhà đầu tƣ bên ngoài.
Do vậy, các NQT thƣờng tìm cách sử dụng chính nguồn LN bất thƣờng này để
đầu tƣ ngƣợc trở lại công ty, thông qua hoạt động mua sắm mới tài sản, đầu tƣ mới,
nâng cấp thiết bị,... Các khoản chi này tạo nên sự thay đổi trong cấu trúc của công ty,
hay còn đƣợc gọi là “chi phí tái cấu trúc” (restructuring charges).
Ví dụ nhƣ DN A sản xuất sản phẩm may mặc vừa thanh lý thành công dây
chuyền nhuộm vải, đem lại khoản LN là 10.000$. Để tạo nên sự ổn định trong thu nhập
báo cáo, lãnh đạo DN quyết định dùng khoản tiền này đầu tƣ mua phần mềm đồ họa trị
giá 1800$ cho bộ phận thiết kế và trang trí lại hệ thống cửa hàng bán lẻ và giới thiệu
sản phẩm với chi phí 6800$. Kết quả là mức tăng lên chỉ là 1400$, vừa giảm áp lực duy
trì LN cao ở kỳ sau, vừa có dòng tiền đầu tƣ cho thiết bị và hoạt động bán hàng.


×