Tải bản đầy đủ (.doc) (106 trang)

Nghiên cứu tình hình outsourcing tại Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.33 MB, 106 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện đề tài “Nghiên cứu tình hình outsourcing tại
Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”, tác giả đã tích lũy được nhiều
kinh nghiệm bổ ích, ứng dụng các kiến thức đã học ở trường vào thực tế. Để hoàn
thành luận văn này, tác giả đã được sự hướng dẫn giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo
trong Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội và các đồng nghiệp tại Công ty CP Giải
Pháp Công Nghệ VTECOM.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn PGS.TS Nguyễn Hoàng Ánh – giáo viên
hướng dẫn khoa học, cùng các thầy cô giáo Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội
đã tận tâm giúp đỡ trong suốt quá trình học tập cũng như trong quá trình thực hiện
luận văn.
Tác giả cũng xin cám ơn Ban lãnh đạo, các đồng nghiệp Công ty CP Giải
Pháp Công Nghệ VTECOM, bạn bè và gia đình những người đã giành cho tôi điều
kiện tốt nhất trong quá trình học tập và thực hiện luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày ……tháng…… năm 2011
Học viên
Nguyễn Thị Thùy Dương
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
KPMG, Inside the Dragon: Outsourcing destinations in China, 2010,
/>-destinations-201003.aspx 100
Michael Corbett, The Outsourcing Revolution: Why It Makes Sense and How to Do
It Right, Kaplan Publishing 2009 100
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt tiếng Viêt
CNTT Công nghệ Thông tin
CNTT -TT Công nghệ Thông tin – Truyền thông
DN Doanh nghiệp
Chữ viết tắt tiếng Anh
APAC Asia Pacific Châu Á Thái Bình Dương


BPO
Business Process
Outsourcing
Outsourcing về quy trình kinh doanh
CCIIP
China Council for
International Investment
Promotion
Hội đồng xúc tiến đầu tư quốc tế
Trung Quốc
CMM Capability Maturity Model Mô hình trưởng thành năng lực
CMMI
Capability Maturity Model
Integration
Mô hình trưởng thành năng lực tích
hợp
CNPC
China National Petroleum
Corporation
Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung
Quốc
CPF
China Peroleum Finance
Co., Ltd
Công ty TNHH Tài chính Dầu khí
Trung Quốc
CSR
Corporate Social
Responsibility
Trách nhiệm xã hội của doanh

nghiệp
GDP Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm nội địa
IPR Intellectual Property Rights Quyền sở hữu trí tuệ
IT Information Technology Công nghệ thông tin
ITO
Information Technology
Outsourcing
Outsourcing về Công nghệ Thông
tin
HTML
Hypertext Markup
Language
Ngôn ngữ liên kết siêu văn bản
HTTP
HyperText Transfer
Protocol
Giao thức truyền tải siêu văn bản
KPO
Knowledge Process
Outsourcing
Outsourcing về kiến thức
M&A Merges and Acquisition Mua lại và sáp nhập
R&D Research and Development Nghiên cứu và phát triển
SO Strategic Ousourcing Outsourcing về chiến lược
SOAP
Simple Object Access
Protocol
Giao thức truy cập đối tượng đơn
giản

VINASHA
Vietnam Software
Association
Hiệp hội Doanh nghiệp Phần mềm
Việt Nam
WEF World Economic Forum Diễn đàn Kinh tế Thế giới
WTO World Trade Organnization Tổ chức Thương mại Thế giới
XML
eXtensible Markup
Language
Ngôn ngữ đánh dấu mở rộng
DANH MỤC BẢNG
KPMG, Inside the Dragon: Outsourcing destinations in China, 2010,
/>-destinations-201003.aspx 100
Michael Corbett, The Outsourcing Revolution: Why It Makes Sense and How to Do
It Right, Kaplan Publishing 2009 100
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
KPMG, Inside the Dragon: Outsourcing destinations in China, 2010,
/>-destinations-201003.aspx 100
Michael Corbett, The Outsourcing Revolution: Why It Makes Sense and How to Do
It Right, Kaplan Publishing 2009 100
DANH MỤC SƠ ĐỒ
KPMG, Inside the Dragon: Outsourcing destinations in China, 2010,
/>-destinations-201003.aspx 100
Michael Corbett, The Outsourcing Revolution: Why It Makes Sense and How to Do
It Right, Kaplan Publishing 2009 100
LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, toàn cầu hóa kinh tế là một xu hướng nổi trội và do đó đã trở thành
môi trường của các cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các nước trên phạm vi toàn thế

giới. Do ảnh hưởng của toàn cầu hóa, nền kinh tế thế giới hiện nay đang chuyển
thành một hệ thống liên kết ngày càng chặt chẽ thông qua các mạng lưới công nghệ
thông tin. Trong bối cảnh đó, outsourcing được sử dụng rộng rãi bởi các tổ chức
trên toàn cầu và được xem như là như “là một trong những công cụ mạnh nhất hiện
nay để xây dựng công ty tốt hơn và nền kinh tế tốt hơn”. (Michael Corbett, 2009).
Với những lợi ích mà outsourcing mang lại, ngày càng có nhiều doanh nghiệp sử
dụng phương thức này trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình. Outsourcing
đã không chỉ còn là giải pháp tạm thời mà còn là định hướng chiến lược phát triển
của nhiều doanh nghiệp trong hiện tại và tương lai.
Hiện nay, Trung Quốc là một trong những nước rất thành công trong việc phát
triển outsourcing, thu hút rất nhiều đối tác nước ngoài đầu tư trong lĩnh vực này.
Chỉ thực sự phát triển trong khoảng 10 năm gần đây nhưng outsourcing đã có rất
nhiều đóng góp trong quá trình phát triển kinh tế -xã hội của Trung Quốc.
Tại Việt Nam, outsourcing cũng đã có những bước hình thành và phát triển từ
năm 2000, và đạt được những kết quả nhất định trong việc phát triển các doanh
nghiệp cung cấp dịch vụ outsourcing đặc biệt là về outsourcing phần mềm. Tuy
nhiên, quá trình phát triển của outsourcing từ đó đến nay vẫn chưa thực sự đạt được
những kết quả nổi bật và tương xứng với những tiềm năng mà chúng ta có. Do vậy,
việc tìm hiểu kinh nghiệm từ Trung Quốc là nước đi trước và đã có những thành
công trong phát triển outsourcing có ý nghĩa thiết thực về lý luận và thực tiễn đối
với Việt Nam. Chính vì vậy, tác giả đã chọn vấn đề: “Nghiên cứu tình hình
outsourcing tại Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” làm đề tài
nghiên cứu của luận văn.
2.Tình hình nghiên cứu
Hiện nay đã có nhiều bài viết về outsourcing nhưng đa số mới chỉ dừng ở mức
1
độ bài báo, các tin tức về tình hình outsourcing trên thế giới và một số quốc gia.
Tại nước ngoài đã có một số luận văn liên quan đến outsourcing như:
Luận văn thạc sỹ “Outsourcing human resources activities of a multinational
company in Europe” của Mathidle Renaux và Eloi Malta-Bey (University of

Applied Sccinesces) viết năm 2003. Trong bài luận văn, các tác giả chủ yếu phân
tích về outsoucing trong quản trị nguồn nhân lực của các công ty đa quốc gia ở
Châu Âu trong giai đoạn từ năm 2000 -2003. Bài luận văn cũng đưa ra những giải
pháp để quá trình thực hiện outsourcing trong quản lý nguồn nhân lực được hiệu
quả như thiết lập mối quan hệ chặt chẽ giữa bên ủy thác và bên đối tác, nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực
Luận văn thạc sỹ “Outsourcing development in woodworking companies – a
comparison of Russia and Sweden” của Yury Kostin viết năm 2009 (Lulea
University of Technology). Bài luận văn này trên cơ sở lý luận về outsourcing tập
trung phân tích tình hình thực hiện outsourcing tại các công nghiệp trong ngành
công nghiệp chế biến gỗ tại Nga và Thụy Điển.
Ngoài ra cũng có một số những công trình nghiên cứu, báo cáo về tình hình
otusourcing của các quốc gia trên thế giới như Ấn Độ, Trung Quốc, Mỹ. Tại Trung
Quốc, tổ chức KPMG đã cho phát hành quyển: “Inside Dragon: Outsourcing
Destinations in China” (năm 2009). Trong báo cáo này đã đưa ra những kết quả về
tình hình thực hiện outsourcing năm 2009 của 21 thành phố mô hình outsourcing
của Trung Quốc. Tuy nhiên bài báo cáo mới chỉ dừng lại ở những con số thống kê
chứ không đưa ra bình luận hay nhận xét về nguyên nhân, xu hướng phát triển
outsourcing tại Trung Quốc.
Tại Việt Nam, khái niệm outsourcing vẫn còn khá mới với rất nhiều người, đã
có nhiều bài báo về outsourcing ở Việt Nam nhưng chưa có bất cứ một công trình
quy mô nào nghiên cứu về vấn đề này. Đã có một vài luận văn nghiên cứu về
outsourcing của Việt Nam như: “Gia công xuất khẩu phần mềm của FPT vào thị
trường Nhật Bản” của Bùi Hoàng Tùng (năm 2004) hay “Hoạt động làm thuê bên
ngoài tại Ấn Độ và triển vọng phát triển của Việt Nam” của Nguyễn Phương Bảo
(Khoa KT & KDQT trường Đại học Ngoại Thương năm 2008). Các luận văn này
mới chỉ phân tích hoạt động outsourcing trên góc độ về outsourcing công nghệ
thông tin đặc biệt là outsourcing phần mềm của Việt Nam.
2
Cho đến nay chưa có đề tài luận văn nào nghiên cứu về tình hình outsourcing

tại Trung Quốc từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Vì vậy có thể
nói rằng đề tài có kế thừa một số vấn đề thuộc cơ sở lý luận về outsourcing nhưng
không trùng lắp với những đề tài đã nghiên cứu.
3.Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu tình hình outsourcing của Trung Quốc, luận văn rút ra
những bài học kinh nghiệm từ đó đưa ra những biện pháp thích hợp đối với Việt
Nam để phát triển hoạt động outsourcing trong thời gian tới.
4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: luận văn tập trung nghiên cứu tình hình outsourcing của
Trung Quốc từ đó phân tích những nguyên nhân thành công của sự phát triển
outsourcing tại Trung Quốc
Phạm vi nghiên cứu: Quá trình phát triển outsourcing tại Trung Quốc trong
khoảng thời gian từ những năm 1980 đến năm 2010. Tuy nhiên để làm rõ thêm nội
dung nghiên cứu, luận văn có cập nhật thêm những thông tin về tình hình
outsourcing năm 2011.
Luận văn nghiên cứu kỹ tình hình phát triển của Trung Quốc trong lĩnh vực
outsourcing về công nghệ thông tin, outsourcing về quy trình kinh doanh và
outsourcing về kiến thức tập trung chủ yếu tại 21 thành phố mô hình về outsourcing
tại Trung Quốc.
5.Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử, đã kết hợp với các phương pháp nghiên cứ như: phương pháp tổng hợp,
phân tích các số liệu thu thập từ các bài nghiên cứu, sách báo, Internet để đánh giá
tình hình. Bên cạnh đó, luận văn cũng sử dụng kỹ thuật phân tích S.W.O.T và các
phương pháp số lượng hóa qua thống kê, so sánh biểu đồ.
6.Bố cục của luận văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận, luận văn được chia thành ba chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về outsourcing
3
Chương 2: Nghiên cứu tình hình outsourcing tại Trung Quốc

Chương 3: Bài học kinh nghiệm và triển vọng phát triển outsourcing tại Việt Nam
4
CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ OUTSOURCING
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ OUTSOURCING
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của outsourcing
Outsourcing là một trong những thuật ngữ về phương thức kinh doanh mới
nhưng đã được sử dụng rất phổ biến hiện nay. Outsourcing được hiểu chung là sử
sử dụng nguồn lực từ bên ngoài để thực hiện một quy trình hay một công đoạn mà
trước đây doanh nghiệp tự thực hiện. Mặc dù outsourcing mới chỉ phát triển mạnh
trong khoảng 20 năm gần đây nhưng quá trình hình thành của nó đã thực sự diễn ra
từ trước đó rất lâu, khi thế giới có những bước tiến vượt bậc về công nghệ, giao
thông vận tải … Theo Rob Hadifield thì quá trình phát triển outsourcing này có thể
được chia thành ba giai đoạn chính (Rob Handifield, 2006).
1.1.1.1 Giai đoạn sơ khai
Từ những thành tựu mà cuộc cách mạng khoa học mang lại, tất cả các công ty
đều nỗ lực tìm cách để khai thác tối đa các lợi thế cạnh tranh của mình để gia tăng
thị trường cũng như tìm kiếm lợi nhuận. Trong những năm 1950 và 1960, các công
ty buộc phải đa dạng hóa hình thức kinh doanh để mở rộng cơ sở và tận dụng lợi thế
theo quy mô để từ đó kỳ vọng tăng lợi nhuận, thậm chí mở rộng việc quản lý thành
các cấp độ khác nhau. Mô hình phổ biến của các công ty là một công ty liên doanh
lớn có thể cùng “sở hữu, quản lý, và trực tiếp nắm giữ, kiểm soát” các nguồn lực
của mình. Tuy nhiên, chính việc mở rộng quá nhanh quy mô của công ty cũng như
sự cồng kềnh của bộ máy quản lý, các công ty này trở nên thiếu nhanh nhạy trong
việc cạnh tranh ngày càng gay gắt trong bối cảnh toàn cầu hóa vào những năm
1970 -1980. Để tăng khả năng linh hoạt và sáng tạo, các công ty bắt đầu phát triển
chiến lược kinh doanh mới, trong đó tập trung vào các giá trị kinh doanh cốt lõi và
thuê các công ty bên ngoài làm các phần còn lại. Hầu hết các công ty không hoàn
toàn tự mình thực hiện tất cả các công đoạn của quá trình sản xuất, kinh doanh mà
đã thuê các tổ chức bên ngoài thực hiện những chức năng mà họ không có năng lực

5
nội bộ. Một trong những doanh nghiệp đầu tiên thực hiện outsourcing một cách
chính thức là ngành công nghiệp xuất bản. Các nhà xuất bản thường buộc phải tìm
kiếm các bên thứ ba thực hiện các chức năng phụ trợ nhưng không kém phần quan
trọng như khâu nguyên liệu giấy, mực, khâu in ấn… Các nhà xuất bản sẽ ký hợp
đồng với các đối tác thứ ba này để thực hiện các công đoạn này với một chí phí nhất
định trong khoảng thời gian xác định. Với việc đó, các nhà xuất bản chỉ cần tập
trung vào công đoạn của quá trình xuất bản như biên tập, chỉnh sửa nội dung …
1.1.1.2 Giai đoạn phát triển
Năm 1989, Eastman Kodak – công ty đa quốc gia lớn của Mỹ đã khiến cả thế
giới sửng sốt khi tuyên bố khoản đã chi trả cho dịch vụ outsourcing trong lĩnh vực
công nghệ thông tin là 250 triệu đô la Mỹ. Với quyết định outsourcing này đã giúp
cho họ đạt được rất nhiều thành công và thu được lợi nhuận khổng lồ. Đây cũng
được coi là một dấu mốc trong lịch sử outsourcing – tạo nên một hiệu ứng Kodak
(“Kodak’s effect) ảnh hưởng rất lớn đến quyết định outsourcing của các doanh
nghiệp trên toàn thế giới sau đó.
Trong giai đoạn này (từ năm 1989 đến 1998), outsourcing chính thức được coi
như là một chiến lược kinh doanh của các công ty (R.Mullin, 1996). Các doanh
nghiệp bắt đầu tập trung vào các biện pháp cắt giảm chi phí, họ áp dụng outsource
ngày càng nhiều hơn những hoạt động cần thiết vận hành công ty nhưng không liên
quan trực đến giá trị kinh doanh cốt lõi vủa mình. Do đó, các công ty bắt đầu ký kết
hàng loạt hợp đồng với những nhà cung cấp dịch vụ kế toán, quản trị nhân sự, xử lý
dữ liệu, truyền thư, bảo vệ và triển khai kế hoạch,… tất cả đều là loại công việc liên
quan đến việc vận hành. Thực tế, outsourcing đã góp phần không nhỏ trong việc
giúp các nhà quản lý cắt giảm chi phí cải thiện tình hình tài chính công ty.
1.1.1.3 Giai đoạn hợp tác phát triển
Năm 1999, sự kiện Y2K là một trong những sự cố lớn nhất và ảnh hưởng đến
công nghệ thông tin của toàn cầu. Theo các nhà khoa học trong ngành máy tính, sự
cố này sẽ khiến những chiếc máy tính không thể phân biệt được giữa năm 2000 và
năm 1900 và điều này sẽ dẫn đến sự tê liệt của mạng máy tính toàn cầu. Không chỉ

6
những chiếc máy tính, những chiếc cầu thang máy, hệ thống quản lý tài khoản ngân
hàng, hệ thống điều khiển không lưu của ngành hàng không… cũng sẽ bị ảnh
hưởng nặng nề. Chính vì thế đã các Chính phủ đã chi trả rất nhiều ngân sách cho
ngành CNTT để khắc phục sự cố này. Các công việc của các kỹ sư CNTT tăng lên
với khối lượng chóng mặt, và việc chuyển giao các công việc cho các đối tác khác ở
nước ngoài như Ấn Độ trở nên phổ biến. Có thể nói sự kiện Y2K đã giúp các
doanh nghiệp thay đổi thái độ với CNTT, nhận ra tầm quan trọng của nó và là một
trong những yếu tố mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển ngành CNTT, cũng như
outsourcing về CNTT lúc đó. Trước giai đoạn này, các doanh nghiệp không tiến
hành thực hiện outsourcing những hoạt động mang giá trị cốt lõi, lợi thế cạnh tranh
hay các giá trị khác biệt của doanh nghiệp mình. Các hoạt động giá trị cốt lõi này
giúp cho doanh nghiệp khẳng định vị trí và uy tín công ty với khách hàng nên việc
giao những hoạt động này cho một bên thứ ba thực hiện là rất mạo hiểm. Tuy nhiên
từ năm 1999, việc áp dụng outsourcing đối với một số những hoạt động này đã trở
thành một chiến lược quản lý tốt và được áp dụng phổ biến hơn. Ví dụ điển hình
cho trường hợp này là việc các doanh nghiệp đã tiến hành thực hiện outsourcing
dịch vụ chăm sóc khách hàng – một hoạt động được xem là một khâu vô cùng quan
trọng trong quá trình kinh doanh. Các doanh nghiệp này ký hợp đồng với nhà cung
cấp dịch vụ outsourcing thiếp lập các tổng đài chăm sóc khách hàng. Các đối tác
được chọn thường là ở những quốc gia có múi giờ khác nhau để tận dụng sự khác
biệt về thời gian cũng như giảm thiểu về chi phí.
Theo xu hướng phát triển chung, các doanh nghiệp ngày nay ít tập trung hơn
vào việc sở hữu từ nhân mà đầu tư nhiều hơn cho việc phát triển hợp tác chiến lược
để mang lại những kết quả giá trị tốt hơn.
1.1.2 Các khái niệm về outsourcing
1.1.2.1 Khái niệm về outsourcing
Hiện nay, phần lớn các quốc gia trên thế giới đều sử dụng từ gốc
“outsourcing” mà không dịch sang ngôn ngữ bản địa. Chính vì thế, trong bài luận
văn của mình, người viết cũng sử dụng thuật ngữ gốc này để bảo đảm tính chính

xác và tính bao hàm rộng của nó. Cùng với quá trình phát triển cũng như góc độ
7
tiếp cận, outsourcing được định nghĩa với nhiều cách khác nhau và vẫn chưa có một
khái niệm thống nhất chung. Dưới đây là một số định nghĩa khác nhauvề
outsourcing như:
Theo M.Babu “outsourcing là việc mua dịch vụ hoặc sản phẩm như các linh
kiện sử dụng trong sản xuất ô tô, từ một nhà cung cấp hay sản xuất bên ngoài để
cắt giảm chi phí”(Mohan Babu, 2005)
Theo tổ chức Venture Outsource thì “outsourcing là việc thuê lại một bên thứ
ba thực hiện các hợp đồng hoặc một phần hợp đồng xây dựng một quy trình như
thiết kế hoặc sản xuất sản phẩm” (Venture Outsource, 2007)
Tuy nhiên hiện tại được công nhận và phổ biến hơn cả là định nghĩa của
Stephanie Overby – một chuyên gia nghiên cứu về outsourcing và có rất nhiều bài
viết trên tạp chí CIO Asia và MIS Financial Review:
“Tùy theo từng cách tiếp cận với vấn đề thì cách định nghĩa khác nhau về
outsourcing, nhưng xét một cách căn bản thì outsourcing là việc chuyển một
phần dịch vụ cho bên thứ ba”.(Stephen Overby,2006)
Theo định nghĩa trên, outsourcing thực chất là một giao dịch mà qua đó một
công ty ủy thác các dịch vụ, hoạt động cho một công ty khác trong khi vẫn giữ
quyền sở hữu và chịu trách nhiệm cơ bản với những dịch vụ, hoạt động đó. Khái
niệm outsourcing đã được mở rộng hơn rất nhiều không chỉ bao hàm trong lĩnh vực
công nghệ thông tin thông thường mà đã được mở rộng ra nhiều lĩnh vực khác như
tài chính, kế toán, quản lý nhân sự, nghiên cứu và phát triển các ứng dụng sinh
học “Bên thứ ba” trong định nghĩa mà doanh nghiệp ủy thác dịch vụ thường là
những công ty chuyên về lĩnh vực dịch vụ này, có trụ sở cùng nước sở tại (inshore
outsourcing) hoặc ở một quốc gia khác (offshore outsourcing).
1.1.2.2 Khái niệm về offshoring và contracting
Cùng với outsourcing, còn có hai khái niệm nữa thường được nhắc đến và dễ
gây nhầm lẫn trong việc sử dụng giữa chúng là offshoring và contracting. Khái
niệm offshoring rất hay được dùng thay thế cho offshore outsourcing (outsourcing

ngoại biên) – do chúng có những điểm tương đồng. Điểm tương đồng giữa các khái
8
niệm này là đều chỉ phương thức doanh nghiệp không tự mình thực hiện mà thuê
một công ty để thực hiện toàn bộ hay một phần công việc nào đó của mình. Tuy
nhiên, có thể phân biệt 3 khái niệm này thông qua sự khác nhau như sau:
Bảng 1.1: Phân biệt Outsourcing, Offshoring và Contracting
Outsourcing Offshoring Contracting
Mối quan hệ giữa
bên thuê dịch vụ
và bên cung cấp
dịch vụ
Bên cung cấp dịch
vụ là một công ty
hoàn toàn khác,
độc lập hoàn toàn
với công ty thuê
dịch vụ
Có thể chỉ là hoạt động chuyển giao dịch
vụ cho chi nhánh của chính công ty đó
Phạm vi địa lý Công ty cung cấp
dịch vụ có thể ở
trong nước hoặc
khác nước với công
ty thuê dịch vụ
Công ty cung cấp
dịch vụ ở khác
nước với công ty
thuê dịch vụ
Công ty cung cấp
dịch vụ ở trong

nước với công ty
thuê dịch vụ.
Nguồn: />Như vậy có thể thấy, điểm khác biệt cơ bản nhất giữa outsourcing với
contracting, offshoring là bên cung cấp dịch vụ. Trong outsourcing, mặc dù vẫn giữ
những mối quan hệ nhất định với bên cung cấp dịch vụ nhưng xét về mặt pháp lý,
và tính chất sở hữu doanh nghiệp thì bên cung cấp dịch vụ hoàn toàn độc lập với
công ty ủy thác. Tuy vậy outsourcing khác với việc mua sản phẩm hoặc dịch vụ đơn
thuần bởi giữa bên ủy thác và bên cung cấp sẽ giữ mối quan hệ thân thiết và bên ủy
thác vẫn giữ quyền sở hữu, trách nhiệm cơ bản đối với dịch vụ khi bên cung cấp
đang tiến hành thực hiện. Và theo Friedmand, cả ba hình thức hợp tác trên đều là
những nhân tố có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hình thành thế giới phẳng
(Thomas L. Friedman, 2004).
1.1.3 Phân loại outsourcing
Outsourcing là một khái niệm bao hàm nhiều lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh
và cùng với sự phát triển của kinh tế thế giới thì các lĩnh vực hoạt động của
outsourcing ngày càng được mở rộng hơn. Tùy theo mỗi tiêu thức phân loại,
9
outsourcing có thể phân loại thành các loại hình khác nhau. Dưới đây là một số tiêu
thức phân loại outsourcing phổ biến đang được áp dụng trên thế giới hiện nay.
1.1.3.1 Phân loại theo nội dung công việc
Phân loại theo nội dung là tiêu thức phân loại được áp dụng phổ biến nhất đối
với outsourcing. Outsourcing đã và đang được ngày càng áp dụng mở rộng với các
lĩnh vực khác nhau nhưng tựu trung lại có thể phân chia thành 3 loại hình
outsourcing chính sau:
- Outsourcing công nghệ thông tin (ITO–Information Technology
Outsourcing):
ITO là loại hình phát triển sớm và phổ biến nhất trong hoạt động outsourcing
trên thế giới hiện nay. ITO là khái niệm để chỉ việc thay vì tự tổ chức thực hiện
cung cấp, các tổ chức, doanh nghiệp lại sử dụng các dịch vụ liên quan đến công
nghệ thông tin từ các nhà cung cấp bên ngoài (Graham Kemp, 2004). Các nhà cung

cấp dịch vụ ITO phải là những công ty chuyên nghiệp về lĩnh vực công nghệ thông
tin và có khả năng đáp ứng được yêu cầu về CNTT của bên ủy thác.
Các dịch vụ ITO chủ yếu được cung cấp trên thế giới gồm: dịch vụ vận hành
và bảo trì hệ thống thông tin, dịch vụ phát triển phần mềm và dịch vụ nghiên cứu và
phát triển CNTT. Trong mỗi loại dịch vụ này lại được phân chia thành nhiều dịch
vụ khác nhau. Các dịch vụ đó được thể hiện thông qua bảng dưới đây.
10
Bảng 1.2 Phân loại ITO theo dịch vụ cung cấp
Hình thức Các dịch vụ Nội dung
1.DV vận hành
và bảo trì hệ
thống thông tin
(Information
system
mainternance
and operation)
Dịch vụ bảo trì hệ
thống thông tin
(Information system
mainternance
service)
Tổng hợp các quá trình bảo trì các hệ
thống cơ sở như bảo trì hệ thống mạng,
truy cập mạng lưới…
Dịch vụ cơ bản về
công nghệ thông tin
(Basic IT service)
Tổng hợp các dịch vụ vận hành các cơ
sở hạ tầng thông tin như quản lý hệ
thống thông tin, dịch vụ trung tâm dữ

liệu, dịch vụ an ninh mạng, các dịch vụ
truyền thông…
2. DV phát triển
phần mềm
(Software
Development)
Nghiên cứu và phát
triển phần mềm
(Software R&D)
Tổng hợp các dịch vụ phát triển phần
mềm đóng gói (có thể sử dụng ngay sau
khi cài đặt vào các thiết bị hay hệ thống)
Phát triển phần mềm
tùy chọn(Customized
Software)
Dịch vụ phát triển phần mềm chuyên
dụng theo yêu cầu cụ thể riêng biệt của
từng khách hàng
Phần mềm nhúng
(Embedded Software)
Dịch vụ cài đặt sẵn các phần mềm vào
thiết bị và được sử dụng cùng thiết bị mà
không cần sự cài đặt của người sử dụng
Phần mềm địa
phương
(Software
localization)
Dịch các nội dung của phần mềm sang
các ngôn ngữ khác nhau.
Kiểm tra phần mềm

(Software testing)
Kiểm tra thủ công hoặc tự động các
phần mềm và có những tùy chỉnh thích
hợp
3.Dịch vụ nghiên cứu và phát triển
công nghệ thông tin
(IT R&D Service)
Bao gồm các thiết kế, thử nghiệm vi
mạch các dịch vụ hỗ trợ liên quan đến
công nghệ thông tin, cổng thương mại
điện tử…
Nguồn: Accenture, 2009
Nếu theo hình thức hợp đồng, ITO laị được phân thành 3 loại: Outsourcing
11
toàn bộ (Complete outsourcing), outsourcing quản lý trang thiết bị (Facility
management outsourcing) và outsourcing tích hợp hệ thống (Systems intergration
Outsourcing) (Loh.L &Venkatraman, 1991). Cụ thể như sau:
1.Outsourcing toàn bộ: là việc chuyển giao toàn bộ bộ phận CNTT của một
công ty và toàn bộ tài sản CNTT (gồm cả thiết bị và phần mềm) và nhân sự từ công
ty sử dụng sang công ty cung cấp dịch vụ outsourcing. Hợp đồng outsourcing theo
hình thức này thường lớn và phức tạp do nó liên quan đến nhiều loại tài sản và các
vấn đề pháp lý có liên quan. Thông thường hợp đồng sẽ kéo dài từ 5 năm đến 10
năm và bên cung cấp trong trường hợp này chịu mọi rủi ro và trách nhiệm trong
việc cung cấp bộ phận CNTT trong dài hạn đối với bên ủy thác.
2.Outsourcing quản lý trang thiết bị: là việc bên cung cấp dịch vụ
outsourcing sẽ nhận cung cấp nguồn nhân lực cần thiết cho việc vận hành và quản
lý thiết bị và phần mềm của khách hàng. Vào cuối những năm 1980, outsourcing
quản lý trang thiết bị đặc biệt phát triển và phổ biến khi có sự thiếu hụt lớn về đội
ngũ nhân viên CNTT có năng lực cần thiết để quản lý vận hành trung tâm dữ liệu.
Đối với hình thức này, khả năng linh hoạt về công nghệ cao còn khả năng linh

động của nhân lực thấp.
3.Outsourcing tích hợp hệ thống: là việc bên cung cấp dịch vụ outsourcing sẽ
nhận vai trò quản lý việc lắp đặt và vận hành hệ thống CNTT phức tạp của bên ủy
thác sao hệ thống này được thống nhất và có thể liên kết với hệ thống thông tin
trong các tổ chức đó. Vì hiện nay hoạt động liên kết hệ thống CNTT giữa các tổ
chức khác nhau ngày càng trở nên phổ biến nên hình thức hợp đồng này càng được
sử dụng nhiều hơn. Đối với hình thức này, khả năng linh hoạt về công nghệ và nhân
lực ở mức trung bình.
- Outsourcing quy trình kinh doanh (BPO- Business Process Outsourcing)
Outsourcing quy trình kinh doanh là việc chuyển giao một số quy trình trọng
tâm hoặc không trọng tâm trong hoạt động của công ty cho một nhà cung cấp dịch
vụ bên ngoài. Nhà cung cấp dịch vụ này sẽ chịu trách nhiệm cải tiến các quy trình
và quản lý các chức năng đó theo tiêu chuẩn chất lượng đã được hai bên thỏa thuận
12
trước, thông thường với mức chi phí thấp hơn so với việc công ty tự tiến hành các
hoạt động đó bằng nguồn lực của mình.
Các quy trình kinh doanh thường được các công ty tiến hành làm thuê bên
ngoài có thể là dịch vụ khách hàng, tài chính kế toán, nhập và xử lý dữ liệu hay
quản lý nguồn nhân lực và tuyển dụng. Theo chức năng hoạt động, BPO được phân
chia thành 2 loại: Outsourcing hậu cần (Back office service) và Outsourcing tiếp
xúc trực tiếp với khách hàng (Front office service). Dưới đây là bảng phân loại chi
tiết BPO theo chức năng hoạt động
Bảng 1.3 : Phân loại BPO theo chức năng hoạt động
Các dịch vụ
tiếp xúc
trực tiếp với
khách hàng
Các dịch vụ không tiếp xúc trực tiếp với khách hàng
Xử lý giao
dịch

Các hoạt
động IT
Dịch vụ tài
chính kế
toán
Dịch vụ về
nguồn nhân
lực
Các DV đòi
hỏi kiến
thức chuyên
môn cao
- Dịch vụ
khách hàng
- Dịch vụ
Marketing
- Bán hàng
qua điện
thoại
- Xử lý đơn
đặt hàng.
- Hỗ trợ
khách hàng.
- Quản lý bảo
hành.
- Nhận phản
hồi
- Xử lý séc,
thẻ tín
dụng, thẻ

ghi nợ.
- Thu mua
trực tiếp và
gián tiếp.
-Quản lý
phương tiện
vận tải.
- Hậu cần
và xuất
hàng.
- Quản lý
kho bãi.
- Quản lý
kỹ thuật.
-Phát triển
ứng dụng.
- Kiểm tra
ứng dụng.
- Bàn hỗ
trợ IT
- Dịch vụ
quản lý hóa
đơn.
- Quản lý
tài khoản có
và nợ.
- Kế toán
chung.
- Kiểm toán
- Dịch vụ

trả lương.
-Quản lý y
tế.
-Thuê và
tuyển nhân
viên.
- Đào tạo
nguồn nhân
lực.
- Hưu trí
- Phân tích
dữ liệu.
- Khai thác
dữ liệu.
- Xử lý
phản hồi từ
khách hàng.
Nguồn: www.ebstrategy.com/BPO/basics/default.htm
Trên bảng phân loại trên có thể thấy, dịch vụ BPO là rất phong phú từ những
13
công việc chăm sóc khách hàng cho đến phân tích về kế toán, tài chính và quản lý
nhân lực. Và dù thực hiện dịch vụ trực tiếp hay không trực tiếp tiếp xúc với khách
hàng, để thực hiện các dịch vụ BPO, các doanh nghiệp cung cấp cũng cần phải đảm
bảo về các kỹ năng và chuyên môn trong lĩnh vực đó.
- Outsourcing kiến thức (KPO- Knowledge Process Outsourcing)
KPO được coi như một hình thức mở rộng phát triển hơn của BPO và phù
hợp với xu hướng phát triển của tương lai bởi các dịch vụ outsourcing trong loại
hình này liên quan đến tri thức cao, đòi hỏi nhiều kỹ năng, trình độ và chuyên môn
hơn. KPO đòi hỏi phải có một đội ngũ nhân viên có kiến thức chuyên sâu hơn với
hoạt động BPO thông thường. KPO bao gồm các hoạt động điển hình là nghiên cứu

và phát triển, phát triển sản phẩm, quản lý về mặt pháp lý cũng như nhiều chức
năng kinh doanh khác. Các hợp đồng về KPO trên thế giới hiện nay chưa nhiều, tuy
nhiên đang có xu hướng gia tăng về cả số lượng cũng như quy mô hợp đồng. So với
loại hình dịch vụ ITO và BPO, thì KPO được đánh giá là đem lại giá trị thặng dư
lớn nhất bởi những yêu cầu cao khi thực hiện dịch vụ này.
Các hoạt động KPO chủ yếu trên thế giới hiện nay là:
+ Phân tích và khai thác dữ liệu: Bao gồm những hoạt động liên quan đến cơ
sở dữ liệu như điều tra thị trường, thống kê và mô hình hóa kinh tế, mô hình hóa tối
ưu (lợi nhuận, doanh thu), các giải pháp về quản lý chuỗi cung. Những dịch vụ này
cần phải sử dụng các chương trình toán học và phân tích thống kê.
+ Nghiên cứu và phát triển trong ngành dược phẩm và công nghệ sinh học:
Thử nghiệm lâm sàng, nghiên cứu và sáng chế thuốc, sản xuất thuốc.
+ Bảo hiểm: Đánh giá rủi ro và quản lý tài sản, giải quyết khiếu nại và các đơn
bảo hiểm, trung tâm liên lạc, và hỗ trợ khách hàng.
+ Nghiên cứu và cố vấn kinh doanh: Bao gồm nghiên cứu kinh tế, nghiên cứu
công ty và ngành công nghiệp, lưu trữ tài liệu, lập báo cáo tổng hợp, tiếp cận dữ liệu
+ Nghiên cứu về ngân hàng và đầu tư: gồm có tài chính doanh nghiệp, mô
hình hóa và phân tích.
14
+ Nghiên cứu về quyền sở hữu trí tuệ, bằng sáng chế.
Các doanh nghiệp tham gia vào thị trường cung cấp dịch vụ KPO có thể phân
thành 3 nhóm chính:
+ Các doanh nghiệp cung cấp nhiều dịch vụ tích hợp: Đa số những doanh
nghiệp này là những doanh nghiệp đã từng cung cấp các dịch vụ outsourcing khác
như ITO và BPO. Họ có thể đảm nhiệm cung cấp các dịch vụ KPO khác nhau từ
nghiên cứu về kế toán, tài chính tới dịch vụ về nghiên cứu phát triển trong sinh học,
dược phẩm.
+ Các doanh nghiệp chỉ cung cấp một dịch vụ chuyên sâu: Những doanh
nghiệp này có lĩnh vực hoạt động chính trong một lĩnh vực nhất định (ví dụ như sản
xuất dược phẩm). Bên cạnh quá trình thực hiện những nghiên cứu cho doanh

nghiệp, tổ chức của mình, họ có thể sẵn sàng cung cấp dịch vụ outsourcing về lĩnh
vực đó cho một đối tác nào đó.
+ Các trung tâm nghiên cứu trong nước: Các trung tâm này thường trực thuộc
các tổ chức của chính phủ và thực hiện các dự án cung cấp dịch vụ outsourcing theo
yêu cầu.
1.1.3.2 Phân loại theo địa lý
Theo ranh giới địa lý, outsourcing được phân thành 3 loại hình: Inshore
outsourcing (outsouring nội địa), nearshore outsourcing (outsourcing cận biên) và
offshore outsourcing (outsourcing ngoại biên) (Sourcingmag, 2004).
- Outsourcing nội địa: Với loại hình outsourcing này, công ty sẽ chuyển giao
một phần hoặc toàn bộ dịch vụ cho một công ty khác nhưng thuộc cùng một nước
để công ty đó hoàn thành thay mình. Các thủ tục chuyển giao, ký kết sẽ được thực
hiện đơn giản, ít thủ tục hơn và thường ít gặp khó khăn về rào cản pháp lý hay văn
hóa do cùng trong một môi trường.
- Outsourcing cận biên: Các công ty sẽ chuyển giao một phần hoặc toàn bộ
dịch vụ cho công ty khác thuộc những quốc gia có chung đường biên giới với quốc
gia sở tại. Đôi khi khái niệm này được áp dụng cho những quốc gia không chung
đường biên giới nhưng khoảng cách địa lý không quá rõ rệt.
15
- Outsourcing ngoại biên: Công ty sẽ chuyển giao một phần hoặc toàn bộ dịch
vụ cho một công ty khác ở một quốc gia khác (có khoảng cách rõ rệt về địa lý)
Công ty ủy thác dịch vụ outsourcing sẽ phải nghiên cứu kỹ không chỉ về công ty
cung cấp dịch vụ mà còn cả về một trường pháp luật, kinh tế - xã hội cũng như các
yếu tố văn hóa tại quốc gia công ty kia để xem xét các yếu tố có thể tác động đến.
1.1.4 Tác dụng của outsourcing
1.1.4.1 Tác dụng tích cực
Outsourcing ngày càng phát triển và được sử dụng phổ biến hơn trên thế giới
bởi những lợi ích to lớn mà nó mang lại. Dưới đây là một số những những lợi ích
lớn mà outsourcing đem lại.
Đối với doanh nghiệp ủy thác dịch vụ:

-Tiết kiệm được chi phí kinh doanh
Các nhà cung cấp dịch vụ outsourcing có thể cung cấp các dịch vụ tương tự
thậm chí tốt hơn các dịch vụ do chính bên ủy thác tự thực hiện với một mức chi phí
thấp hơn. Sự tiết kiệm chi phí này chủ yếu là do sự khác nhau về mức lương giữa
các nơi trên thế giới. Chính vì thế các công ty thường tiến hành áp dụng outsourcing
các lĩnh vực vốn không phải là thế mạnh của mình, từ đó các công ty này sẽ ít phải
quan tâm hơn tới những lĩnh vực này đồng thời tránh được việc lãng phí nguồn
nhân lực hay chi phí quản lý cho bộ máy hoạt động kém hiệu quả.Việc sử dụng
những nhân viên hợp đồng có trình độ cao từ các nhà cung cấp chuyên nghiệp sẽ
giúp họ tiết kiệm chi phí đáng kể so với tái thiết một hệ thống vận hành riêng trong
công ty. Hơn nữa, với việc lựa chọn các công ty cung cấp dịch vụ outsourcing thích
hợp, doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí về thuế.
Đây chính là lợi ích lớn nhất mà các doanh nghiệp ủy thác dịch vụ outsourcing
nhận được đồng thời cũng là nhân tố quan trọng để xem xét quyết định có nên tiến
hành outsourcing một dịch vụ nào đó hay không.
- Tái cơ cấu chi phí
Khi sử dụng dịch vụ outsourcing, một phần chi phí cố định của doanh nghiệp
ủy thác sẽ chuyển thành chi phí biến đổi từ đó làm thay đổi đòn bẩy tài chính trong
16
doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp phân bổ nguồn lực và tái cơ cấu
chi phí một cách hiệu quả hơn khi và có cơ hội đầu tư nhiều vào các lĩnh vực trọng
yếu và chiếm ưu thế để nâng cao hiệu suất kinh doanh.
- Thúc đẩy quá trình chuyên môn hóa và nâng cao chất lượng dịch vụ
Mỗi công ty đều có thế mạnh riêng của mình vì thế một trong những vai trò rất
lớn của outsourcing là giúp cho doanh nghiệp tập trung vào chuyên môn đồng thời
vẫn nâng cao hiệu quả các hoạt động khác bằng cách sử dụng nguồn lực bên ngoài.
Các công ty sử dụng dịch vụ outsourcing sẽ không phải phân tán nguồn lực sang
những công đoạn, lĩnh vực mà họ không thực hiện tốt mà tập trung toàn bộ vào
những lĩnh vực trọng yếu. Bên cạnh đó, các công ty cung cấp dịch vụ outsourcing
bản thân là công ty chuyên nghiệp trong lĩnh vực đó nên sẽ nâng cao chất lượng

hơn so với việc doanh nghiệp tự thực hiện chức năng này.
- Khai thác nguồn nhân lực dồi dào
Hầu hết các hoạt động outsourcing đều được chuyển ra bên ngoài biên giới
(dưới hình thức offshore outsourcing). Các đối tác mà các doanh nghiệp ủy thác
dịch vụ outsourcing hướng tới chủ yếu ở các quốc gia đang phát triển hoặc có nền
kinh tế chuyển đổi nên doanh nghiệp sẽ có cơ hội tiếp cận với một thị trường nhân
lực dồi dào, đội ngũ lao động lành nghề và với chi phí hợp lý nhất. Các doanh
nghiệp có thể tiết kiệm rất nhiều về chi phí tuyển dụng, đào tạo và một số chi phí
khác để duy trì đội ngũ lao động trong công ty. Hơn nữa, các công ty này có thể tận
dụng các kiến thức chuyên môn mà vốn bản thân doanh nghiệp không có.
- Quản trị rủi ro và chia sẻ bớt rủi ro sang cho các đối tác
Khi tiến hành thực hiện outsourcing, các bên sẽ ký kết hợp đồng với những điều
khoản quy định nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của mỗi bên. Mỗi điều khoản trong
hợp đồng sẽ được quy định chặt chẽ liên quan đến chính kết quả của việc thực hiện hợp
đồng. Chính vì thế rủi ro trong hợp đồng sẽ được chia sẻ cho mỗi bên.
- Tận dụng được lợi thế của việc chênh lệch múi giờ:
Đối với outsourcing ngoại biên (offshore outsourcing), doanh nghiệp ủy thác
và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thường ở hai khu vực có múi giờ khác nhau.
17
Điều này giúp cho cả hai bên đều tận dụng được thời gian chênh lệch này. Một ví
dụ điển hình cho lợi thế này là các doanh nghiệp ủy thác ký hợp đồng với bên cung
cấp dịch vụ để thiết lập những trung tâm tổng đài chăm sóc khách hàng (call center)
24/24h, trong khi đó doanh nghiệp lại không phải trả mức phí làm ngoài giờ nếu
như tự mình thực hiện.
Đối với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ outsourcing
- Tạo nguồn thu nhập cho công ty
Thông qua việc cung cấp các dịch vụ outsourcing, doanh nghiệp sẽ thu được
doanh thu và lợi nhuận từ các công ty ủy thác. Đây chính là nguồn tài chính để công
ty có thể vận hành và tiếp tục phát triển hoạt động kinh doanh của mình
- Học hỏi kinh nghiệm từ các đối tác

Các doanh nghiệp ủy thác dịch vụ outsourcing thường là những doanh nghiệp
có quy mô lớn, có kinh nghiệm chuyên môn trong một lĩnh vực nhất định. Khi tiến
hành thực hiện một dịch vụ outsourcing nào đó, doanh nghiệp này cũng thường phải
đưa ra các yêu cầu của công việc, cũng như những hướng dẫn cần thiết để bên cung
cấp có thể hoàn thành tốt dịch vụ. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ sẽ học hỏi,
tiếp thu thêm được rất nhiều những kỹ năng xử lý công việc của đối tác khi tiến
hành cung cấp dịch vụ cho họ.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ và chuyên môn hóa
Bản thân các doanh nghiệp khi cung cấp dịch vụ outsourcing phải đáp ứng
được những yêu cầu nhất định đối với dịch vụ đó. Thông qua việc thường xuyên
cung cấp các dịch vụ outsourcing với các đối tác bên ngoài, doanh nghiệp sẽ dần
công ăn việc làm cho người lao động ở các nước cung cấp dịch vụ. Với việc tiến
hành nhận outsourcing, các công ty sẽ có nhiều dự án cần nhiều lao động cả về trình
độ lao động phổ thông hoặc trình độ chuyên môn cao chính vì thế sẽ giải quyết
được một số lượng không nhỏ về công ăn việc làm cho người lao động.
18
Đối với quốc gia có công ty cung cấp dịch vụ outsourcing
- Giảm tỷ lệ thất thất nghiệp trong xã hội
Các công ty cung cấp dịch vụ outsourcing sẽ sử dụng một số lượng lớn lao
động, chính vì thế sẽ tạo công ăn việc làm cho rất nhiều đối tượng đặc biệt là những
lao động trẻ, tri thức.
- Tăng nguồn thu ngân sách
Thông qua hoạt động kinh doanh của các công ty cung cấp dịch vụ
outsourcing sẽ góp phần tăng tổng GDP của quốc gia, đồng thời nhà nước cũng sẽ
tăng nguồn thu ngân sách thông qua các loại thuế mà doanh nghiệp sẽ nộp.
1.1.4.2 Tác dụng tiêu cực
Bên cạnh những lợi ích to lớn mà outsourcing mang lại, vẫn có những hạn chế
như sau:
Đối với doanh nghiệp ủy thác dịch vụ
- Không chủ động trong hoạt động kinh doanh

Doanh nghiệp ủy thác dịch vụ outsourcing hoàn toàn có thể rơi vào thế bị
động do không thể hoàn toàn kiểm soát cũng như nắm bắt chính xác thông tin về
bên cung cấp dịch vụ. Khi xảy ra trường hợp xấu này, họ sẽ phải tìm một đối tác
khác và bắt đầu lại toàn bộ quá trình outsourcing.
- Đối mặt với nguy cơ mất khả năng kiểm soát với các chức năng được tiến
hành outsourcing.
Outsourcing đòi hỏi việc quản lý quy trình các hoạt động đó phải được chuyển
sang cho bên cung cấp dịch vụ, vì thế rủi ro mất quyền kiểm soát đối với quy trình,
chức năng được áp dụng outsourcing là rất lớn.Thực tế cho thấy các doanh nghiệp
ủy thác có mối lo ngại lớn nhất là về mức độ và chất lượng cung cấp dịch vụ. Ví dụ
như dịch vụ IT khi được áp dụng outsourcing thì công ty ủy thác khó có thể kiểm
soát được một cách trực tiếp phạm vi dự án, công nghệ hay chi phí. Hơn nữa nếu
công ty sử dụng dịch vụ không hiểu biết rất rõ về mảng IT thì sẽ rất khó để quyết
định xem họ có nên chấp nhận một yêu cầu nào đó từ phía đối tác hay không và
trong trường hợp này rất dễ xảy ra rủi ro.
19

×