Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

thực trạng ngành du lịch việt nam và các giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (344.96 KB, 64 trang )

Lời cảm ơn
Phát triển ngành du lịch nhằm đạt hiệu quả kinh tế xã hội cao trong khi
vẫn đảm bảo việc hớng tới mục tiêu bền vững - đây là một đề tài hấp dẫn
và có tính thực tiễn cao. Mặc dù đã rất cố gắng song do khả năng còn hạn
chế nên khóa luận tốt nghiệp này chắc chắn sẽ không tránh khỏi những
sai sót. Vì vậy, em rất mong nhận đợc sự đóng góp ý kiến và chỉ bảo của
các thầy cô giáo, các bạn và những ngời có quan tâm tới việc phát triển
bền vững ngành du lịch của Víệt Nam.
Em xin chân thành bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến Giảng viên hớng dẫn Th.S Lơng Thị Ngọc Oanh, ngời đã tận tình chỉ bảo để em có thể hoàn
thành khóa luận Tốt nghiệp của mình.


Môc lôc


Danh mục các chữ viết tắt

ASEAN
ASEM
FDI
GDP
GNP
KT XH
PATA
PCI
PTBV
QT
USD
WCED
WTO


Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á
(Association of South East Asian Nations)
Diễn đàn hợp tác á - Âu
Vốn đầu t trực tiếp nớc ngoài (Foreign Direct
Investment)
Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic
Products)
Tổng sản lợng quốc dân (Gross National
Products)
Kinh tế Xã Hội
Hiệp hội du lịch châu á - Thái Bình Dơng
Thu nhập bình quân đầu ngời (Per Capita
Income)
Phát triển bền vững
Quốc tế
Đô-la Mỹ (United State Dollar)
Uỷ ban Môi trờng và Phát triển Thế giới
Tổ chức Du lịch Thế giới (World Tourism
Organization)


Danh môc b¶ng biÓu


LờI NóI ĐầU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm đầu của thế kỷ 21, mặc dù còn chịu ảnh hởng của cuộc khủng
khoảng tài chính tiền tệ song nền kinh tế của các nớc Đông Nam á đã đợc phục
hồi và có dấu hiệu tăng trởng ổn định. Một trong những dấu hiệu tiêu biểu cho sự
tăng trởng này là sự chuyển dịch cơ cấu theo hớng Công nghiệp hóa, hiện đại

hóa; từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Với tốc độ tăng trởng ngành
bình quân là 11% trong nhiều năm, ngành du lịch xứng đáng đợc coi là một
trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nớc. Hơn nữa, du lịch đã trở thành
một nhu cầu không thể thiếu đợc trong đời sống xã hội và đang phát triển với
một tốc độ ngày càng nhanh trên toàn thế giới. Chính vì vậy, phát triển du lịch là
điều kiện tốt nhất để tăng thu về ngoại tệ, khai thác nguồn lao động d thừa, thực
hiện xuất khẩu tại chỗ, tạo tiều đề cho các ngành kinh tế khác phát triển.
Nhằm triển khai Chơng trình hành động của Chính phủ (đợc ban hành kèm theo
Nghị quyết số 16/2007/NĐ-CP của Chính phủ) về một số chủ trơng, chính sách
lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam trở thành thành
viên của Tổ chức Thơng mại thế giới, Tổng cục Du lịch cũng đã ban hành Chơng
trình hành động của ngành du lịch 2007-2012. Chơng trình này đã xác định rõ
nhiệm vụ của các cơ quan quản lý Nhà nớc về du lịch ở Trung ơng và các địa phơng, của các doanh nghiệp du lịch nhằm tận dụng cơ hội, vợt qua thách thức, đa
du lịch nớc ta bớc vào giai đoạn phát triển mới, nhanh, mạnh và bền vững. Việc
Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thơng mại thế giới WTO
sẽ mang lại nhiều cơ hội cho ngành du lịch Việt Nam. Tuy nhiên, phát triển du
lịch nhanh để trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn là cha đủ mà nhiệm vụ đặt
ra cho các cơ quan, tổ chức hoạt động trong ngành là phải xây dựng ngành theo
hớng phát triển bền vững, lâu dài.
Với ý nghĩa thiết thực đó, em quyết định chọn đề tài Thực trạng ngành du lịch
Việt Nam và các giải pháp hớng tới mục tiêu phát triển bền vững cho khóa luận
tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm đa ra một cái nhìn tổng quát về thực
trạng ngành du lịch Việt Nam, đánh giá các yếu tố góp phần vào một ngành du
lịch bền vững ở Việt Nam và từ đó đề ra những định hớng và giải pháp cụ thể để
góp phần thúc đẩy ngành du lịch Việt Nam theo hớng phát triển bền vững và hiệu
quả nhất.



3. Phơng pháp nghiên cứu

-

Để thực hiện nghiên cứu đề tài, một số phơng pháp chính đợc sử dụng trong quá
trình nghiên cứu và thực hiện khóa luận, đó là:
Phơng pháp tổng hợp và phân tích tài liệu.
Phơng pháp thống kê.
Phơng pháp phân tích và dự báo
Phơng pháp so sánh.
4. Bố cục đề tài
Bên cạnh lời mở đầu và kết luận, nội dung khóa luận đợc trình bày ở ba chơng:
Chơng I: Phát triển du lịch và tăng trởng
Chơng II: Thực trạng phát triển hoạt động kinh doanh du lịch của Việt Nam
Chơng III: Một số giải pháp nhằm khai thác tiềm năng của ngành du lịch Việt
Nam hớng tới mục tiêu phát triển bền vững.


CHƯƠNG 1. PHáT TRIểN DU LịCH Và TĂNG TRƯởNG
I. TĂNG TRƯởNG KINH Tế Và PHáT TRIểN KINH Tế
1. Khái niệm tăng trởng kinh tế và phát triển kinh tế
1.1 Tăng trởng kinh tế
Để hiểu đợc tăng trởng kinh tế, chúng ta cần tìm hiểu đợc những yếu tố góp phần
đánh giá sự tăng trởng kinh tế. Quy mô nền kinh tế của mỗi quốc gia đợc thể
hiện bằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản lợng quốc gia (GNP),
hoặc mức tổng sản phẩm bình quân theo đầu ngời hoặc mức thu nhập bình quân
theo đầu ngời (PCI Per Capita Income).
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và
dịch vụ cuối cùng đợc sản xuất hay tạo ra trong phạm vi một lãnh thổ trong một
thời gian nhất định. Tổng sản lợng quốc gia (GNP) là giá trị tính bằng tiền của

sản phẩm và dịch vụ cuối cùng đợc tạo ra bởi công dân một nớc trong một thời
gian nhất định, thờng là một năm. Mức thu nhập bình quân theo đầu ngời (PCI)
là tỷ số giữa tổng thu nhập quốc dân chia cho dân số.
Qua đó, tăng trởng kinh tế đợc đánh giá dựa trên các yếu tố trên. Tăng trởng kinh
tế là sự gia tăng của GDP hoặc GNP hoặc quy mô thu nhập quốc gia tính theo
đầu ngời trong một thời gian nhất định.
1.2 Phát triển kinh tế
Phát triển kinh tế mang nội hàm rộng hơn so với tăng trởng kinh tế. Nếu tăng trởng kinh tế thể hiện sự thay đổi về lợng của nền kinh tế thì phát triển kinh tế
còn thể hiện sự thay đổi về chất. Phát triển kinh tế bao gồm tăng trởng kinh tế và
những thay đổi về chất của nền kinh tế, cải thiện các chỉ số xã hội (phúc lợi xã
hội, tuổi thọ, phát triển con ngời v.v.) và những thay đổi về cơ cấu kinh tế (giảm
tỷ trọng của nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng của công nghiệp và dịch vụ).
1.3 Phát triển bền vững
Thuật ngữ phát triển bền vững lần đầu xuất hiện vào năm 1980 nhng cho đến
khái niệm này trở nên phổ biến rộng rãi vào năm 1987 nhờ báo cáo Brundtland
của ủy ban Môi trờng và Phát triển Thế giới (WCED). Theo báo cáo này, phát
triển bền vững đợc định nghĩa là là sự phát triển có thể đáp ứng đợc những nhu
cầu hiện tại mà không làm ảnh hởng, tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của
các thế hệ trong tơng lai.
Xét trên phơng diện kinh tế, phát triển bền vững là khả năng phát triển kinh tế
liên tục lâu dài, không gây ra những hậu quả tại nạn khó khôi phục ở những lĩnh


vực khác. Nếu phát triển làm huỷ hoại môi trờng hoặc chỉ dựa vào nguồn tài
nguyên có thể cạn kiện thì sự phát triển đó không thể bền vững.
2. Các yếu tố đóng góp vào tăng trởng kinh tế
Để giải thích nguồn gốc của tăng trởng kinh tế, các nhà kinh tế học sử dụng các
mô hình tăng trởng kinh tế. Để tiến hành xây dựng mô hình kinh tế ngời ta phải
bắt đầu bằng việc thu thập các số liệu để tìm mối quan hệ logic giữa các yếu tố
của nền kinh tế, sau đó sử dụng các kết quả đã phân tích để xây dựng mô hình

quan hệ kinh tế. Mô hình kinh tế chính là cách thức diễn đạt những con đờng,
hình thái, nội dung phát triển kinh tế của các quốc gia thông qua các biến số,
nhân tố kinh tế trong quan hẹ chặt chẽ với các điều kiện chính trị, xã hội. Một
mô hình kinh tế đợc sử dụng phổ biến hiện nay là Mô hình Tân cổ điển. Cũng
giống nh mô hình Cổ điển và mô hình Các-Mác khi cho rằng các yếu tố đóng
góp vào tăng trởng kinh tế gồm có vốn (K), lao động (L), nguồn tài nguyên (R)
và khoa học kỹ thuật (T), mô hình Tân cổ điển nhấn mạnh vai trò của vốn. Từ đó
họ đa ra hai khái niệm:
- Phát triển kinh tế theo chiều sâu: là sự tăng trờng kinh tế dựa vào sự gia tăng số
lợng vốn cho một đơn vị lao động.
- phát triển kinh tế theo chiều rộng: tăng trởng dựa vào sự gia tăng vốn tơng ứng
với sự gia tăng lao động.
Để chỉ quan hệ giữa gia tăng sản phẩm và tăng đầu vào, các nhà kinh tế học Tân
cổ điển đã sử dụng hàm Cobb-Douglass: Y = T.Ká. Lâ.Rã
Từ đó Douglass đã thiết lập mối quan hệ theo tốc độ tăng trởng các biến số: g = t
+ á.k + â.l + ã.r trong đó
g : tốc độ tăng trởng GDP (g= Y/Y %)
k, l, r lần lợt phản ánh tốc độ tăng của các yếu tố đầu vào là vốn, lao động, tài
nguyên.
T phản ánh tác động của khoa học kỹ thuật.
á, â, ã lần lợt là hệ số đóng góp của vốn, lao động và nguồn lực; phản ánh tỷ
trọng các yếu tố đầu vào trong tổng sản phẩm.
Thống nhất với mô hình kinh tế tân cổ điển, mô hình kinh tế học hiện đại cũng
cho rằng tổng mức cung của nền kinh tế đợc xác định bởi các yếu tố đầu vào của
quá trình sản xuất, đó là tài nguyên, lao động, vốn và khoa học công nghệ. Đồng
thời các nhà kinh tế học cũng thống nhất với kiểu phân tích của hàm sản xuất
Cobb-Douglass về sự tác động của các yếu tố trên đối với sự tăng trởng.
II. NGàNH DU LịCH Và ĐóNG GóP CủA NGàNH VàO TĂNG TRƯởNG
Và PHáT TRIểN KINH Tế



1. Một số khái niệm liên quan đến du lịch.
Trong vòng bảy thập kỷ vừa qua, kể từ khi thành lập Hiệp hội Quốc tế các Tổ
chức Du lịch (International of Union Official Travel Organisation IUOTO)
vào năm 1925 tại Hà Lan, khái niệm du lịch luôn luôn đợc tranh luận. Đầu tiên
du lịch đợc hiểu là việc đi lại của từng cá nhân hoặc một nhóm ngời rời khỏi vị
trí của mình trong khoảng thời gian ngắn đến các vùng xung quanh để nghỉ ngơi,
giải trí hay chữa bệnh. Hiện nay, ngời ta đã thống nhất về cơ bản là tất cả các
hoạt động di chuyển của con ngời ở trong hay ngoài nớc trừ việc đi c trú chính
trị, tìm việc làm đều mang ý nghĩa du lịch.
Theo thống kê của Tổ chức du lịch Thế giới (World Tourism Organisation
WTO), lợng khách du lịch thế giới tăng từ 25 triệu lợt ngời trong năm 1950 lên
tới 760 triệu ngời vào năm 2004, đợc xếp vào loại cao nhất so với các ngành kinh
tế của toàn thế giới. Lợng khách khổng lồ đã chi tiêu một số tiền rất lớn vào nền
kinh tế thế giới, tạo ra những giao dịch kinh doanh giá hàng tỷ đôla Mỹ vào một
ngành công nghiệp không khói đợc hình thành để đáp ứng nhu cầu của con ngời.
1.1 Du lịch
Theo đại hội WTO tại Ottawa, Canada năm 1991 đã định nghĩa rằng du lịch là
những hoạt động của con ngời đi đến và ở một số nơi bên ngoài môi trờng thờng
xuyên của họ trong khoảng thời gian liên tục dới một năm để giải trí vui chơi,
kinh doanh và một số mục đích khác.
Hiện nay ngời ta đã thống nhất cơ bản rằng tất cả các hoạt động đi lại của con
ngời ở trong nớc hay đi ra nớc ngoài đều mang tính chất du lịch.
Chúng ta cho rằng có thể xác định khái quát hiện tợng du lịch nh sau:
Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ về kinh tế - kỹ thuật văn hóa xã hội
phát sinh do sự tác động hỗ tơng giữa du khách, đơn vị cung cấp dịch vụ, chính
quyền và c dân tại nơi đến du lịch trong quá trình khai thác các tài nguyên du
lịch tổ chức kinh doanh phục vụ du lịch.
1.2 Ngành du lịch
Ngành du lịch là ngành cung cấp các loại sản phẩm và dịch vụ cho du khách tiến

hành hoạt động lữ hành du ngoạn tham quan để thu phí, nó là sản phẩm có tính
tổng hợp lấy du khách làm đối tợng, lấy tài nguyên du lịch làm chỗ dựa, lấy thiết
bị du lịch làm điều kiện vật chất, cung cấp các loại sản phẩm và dịch vụ cho hoạt
động du lịch. Đồng thời còn thông qua sự tự thân vận động và kinh doanh của
ngành du lịch đã thúc đẩy sự phát triển của kinh tế khu vực.
Ngành du lịch là một sản nghiệp, mục đích cơ bản của nó ở chỗ thông qua thúc
đẩy, xúc tiến và cung cấp hàng hóa và dịch vu du lịch. Ngoài tính chất cơ bản sản


nghiệp mang tính kinh tế ra, so với các sản nghiệp khách, ngành du lịch còn có
các đặc điểm cơ bản nh: tính tổng hợp, tính liên quan với nớc ngoài, tính nhạy
cảm, tính thời vụ, tính phụ thuộc v.v.
1.3 Thị trờng du lịch
Thị trờng du lịch mà một bộ phận của thị trờng chung, một phạm trù của sản
xuất và lu thông hàng hóa, dịch vụ du lịch, phản ánh toàn bộ quan hệ trao đổi
giữa ngời mua và ngời bán, giữa Cung Cầu và toàn bộ các mối quan hệ.
1.3.1. Cung du lịch: là tập hợp những hoạt động kinh doanh đợc tạo ra để sẵn
sàng giúp cho việc thực hiện các cuộc hành trình và lu trú tạm thời của con ngời
thông qua việc tổ chức vận chuyển, phục vụ lu trú, phục vụ ăn uống, hớng dẫn
tham quan.
1.3.2. Cầu du lịch: là hệ thống các yếu tố tác động đến sự hình thành các cuộc
hành trình lu trú tạm thời của con ngời ở một nơi khác ngoài nơi ở thờng xuyên
của họ để nghỉ dỡng, chữa bệnh, thỏa mãn các nhu cầu về văn hóa, nghệ thuật,
giao lu tình cảm, công vụ v.v. những yếu tố tác động đó gồm: khả năng tài chính,
nhu cầu, sở thích, thị hiếu, thời gian nghỉ ngơi v.v
Giữa cung và cầu du lịch có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Tuy nhiên,
cung cầu du lịch có một đặc điểm riêng là cung cầu cách xa nhau về không
gian địa lý. Do đó, công tác marketing, tuyên truyền quảng bá, để cung cầu
gặp nhau là hết sức cần thiết.
1.4 Sản phẩm du lịch

1.4.1 Khái niệm sản phẩm du lịch
Một sản phẩm du lịch là một tổng thể những yếu tố có thể trông thấy đợc hay
không, nhng lại làm thỏa mãn cho những khách hàng nhất định hay cho những
thị trờng nào đó. Theo D.J. Jeffies & Jos-Krippendorf thì sản phẩm du lịch đợc
cấu thành bởi sáu nhóm yếu tố sau:
Các tài nguyên thiên nhiên: rừng, núi, biển, sông ngòi, suối, khí hậu v.v.
Các tài nguyên nhân văn: các di tích lịch sử văn hóa, các công trình kiến
trúc, viện bảo tàng, lăng tẩm v.v.
Hệ thống phơng tiện giao thông, thông tin liên lạc
Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho ngành du lịch: nhà hàng, khách sạn,
nhà khách, các khu vui chơi giải trí, chăm sóc sức khỏe và th giãn trong
quá trình du lịch v.v.
Các yếu tố thuộc về con ngời: phong tục, tập quán, văn hóa nghệ thuật, lễ
hội v.v.


Các chính sách kinh tế tài chính, chính sách xã hội.
Kotler và Turner đã định nghĩa về sản phẩm một cách bao quát nh sau: Một sản
phẩm là tất cả những gì có thể cung cấp cho sự chiếm hữu, sự sử dụng hoặc sự
tiêu thụ của một thị trờng: điều đó bao gồm những vật thể, những khoa học,
những nhân vật, những nơi chốn, những tổ chức và những ý tởng.
1.4.2 Phân loại sản phẩm du lịch
Ngời ta phân biệt ba mức độ trong khái niệm của một sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch chính: Sản phẩm chính không phải xác định theo một thành
phần chính mà là nhu cầu cần thỏa mãn chính đối với du khách hoặc là phần lợi ích
của sản phẩm này khác với các sản phẩm cạnh tranh khác, chẳng hạn một điểm trợt
tuyết, một sân golf, một chỗ nghỉ mát, một chuyến du hành đờng thủy v.v.sẽ thỏa mãn
nhu cầu của du khách với những mục tiêu khác nhau.
Sản phẩm du lịch hình thức: tơng ứng với sản phẩm mà nó có mặt lúc mua hay
lúc lựa chọn. Là sản phẩm cốt yếu đợc cụ thể hóa bằng những yếu tố hoặc những dịch

vụ rõ ràng nh khách sạn, nhà hàng, trang thiết bị. Sản phẩm du lịch hình thức không
phải là một sản phẩm ở trong khái niệm mà là một thành phẩm có tính thơng mại và
có ích hay đợc du khách sử dụng. Chẳng hạn nếu sản phẩm chính là một trung tâm trợt tuyết, sản phẩm hình thức là toàn bộ những khách sạn và dịch vụ thơng mại ở trong
khu vực trợt tuyết cũng nh những đặc tính kỹ thuật liên quan đế trợt tuyết.
Sản phẩm du lịch mở rộng: là toàn bộ những yếu tố có liên quan đến du khách,
là tổng thể các yếu tố nhìn thấy đợc cũng nh không nhìn thấy đợc cung cấp cho
khách, đặc biệt là những lợi ích tâm lý nh cảm giác lạ, cảm giác đợc phục vụ ân cần,
đợc đối xử chu đáo v.v. Sản phẩm du lịch mở rộng là một sản phẩm nhằm thỏa mãn
đầy đủ những sở thích của khách hàng. Đó là hình ảnh hay đặc tính của sản phẩm mà
du khách cảm nhận. Hình ảnh đó bao gồm những yếu tố tâm lý nh bầu không khí, mỹ
học, cách sống.
1.4.3 Những đặc tính của sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch là một sản phẩm đặc biệt với nhiều đặc tính. Đặc tính sản phẩm
du lịch dựa trên tiêu chuẩn sau
Tình nhìn thấy đợc và không nhìn thấy đợc:
Những yếu tố nhìn thấy đợc là:
- Những hình thái cơ bản của sản phẩm du lịch nh: núi non, sông nớc. bờ biển,
đáy biển, đền chùa, thành trì .v.v.
- Cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch đặc biệt nh: khách sạn, nhà
hàng, quần thể hệ thống thể thao, hệ thống giao thông, viễn thông v.v.


Những yếu tố không nhìn thấy đợc có thể chia làm hai loại:
- Các dịch vụ nh: sự phục vụ, mua bán, sinh hoạt, thể thao v.v.
- Những yếu tố tâm lý nh: sự sang trọng, giai cấp xã hội, bầu không khí, tiện
nghi, những nếp sống thanh lịch, dịch vụ bảo hiểm v.v.
Tính đa dạng của các thành tố: những sản phẩm du lịch có nhiều yếu tố cấu
thành nh hạ tầng cơ sở, lu trú, các loại hình dịch vụ. Sự phong phú sẽ đáp ứng nhu cầu
đa dạng của du khách.
Tính đa dạng của các thành viên tham dự: một trong những điều kiện tiên

quyết để thành công là sự kết hợp hài hòa của các thành viên: chủ sở hữu đất đai, cơ
quan bảo trợ và sự phối-kết hợp với cộng đồng địa phơng, chủ khách sạn, chủ nhà
hàng, ngành vận tải, các thơng gia và tất cả những ngời cung cấp các loại dịch vụ
khác. Vì thế, phải làm sao cho các mục tiêu của các thành viên đợc đáp ứng và đợc bổ
sung lẫn nhau. Do đó phải xác định và đánh giá đúng phần tham gia của mỗi thành
viên trong tổng thể của sản phẩm, phải xác định vị trí của sản phẩm và các thị trờng
mục tiêu, kết hợp mọi hoạt động tiếp thị của các thành viên.
Tính phụ thuộc vào môi trờng địa lý: đây là một yếu tố cơ bản, nhng cũng là
một áp lực quyết định. Bởi lẽ, môi trờng địa lý rất khó thay đổi đợc. Mỗi nớc, mỗi
vùng hay mỗi thành phố có những yếu tố địa lý bất di bất dịch. Sản phẩm du lịch nếu
xét về mặt địa lý không phải là loại sản phẩm dễ di chuyển về các thị trờng tiêu thụ,
mà trái lại các thị trờng phải di chuyển về hớng sản phẩm du lịch hiện hữu tại các địa
phơng khác.
Du lịch chứa đựng những đặc tính của một dịch vụ: sản phẩm du lịch là một
dịch vụ. Yếu tố cấu thành sản phẩm du lịch không thể tiêu thụ đợc, chẳng hạn sự hởng thụ của du khách không làm cho sản phẩm bị tiêu hủy (ví dụ nh biển, núi, sông,
bãi tắm, khí hậu v.v.) và nhiều yếu tố hỗ trợ chính cũng là dịch vụ nh: lu trú, ăn uống,
vận chuyển, giải trí v.v.
Sản phẩm dịch vụ là một dịch vụ đặc biệt, nên có những đặc điểm đặc trng của
hoạt động dịch vụ nh sau:
- Sự tham gia của du khách là cần thiết để thực hiện dịch vụ. Du lịch đòi hỏi phải
có du khách để tồn tại.
- Sản phẩm du lịch không để tồn kho. Vì một phòng khách sạn, một chỗ ngồi
trên máy bay không bán đợc thì cũng không thể cất giữ đến ngày hôm sau.
- Tính không co giãn của cung so với cầu làm cho ngời ta không thể tăng cung
của sản phẩm trong ngắn hạn mà không làm cho nó biến thể.
Du lịch mang những đặc tính về phơng diện công cộng và xã hội: trong nhiều
trờng hợp, sản phẩm du lịch tùy thuộc và nhiều yếu tố thuộc lĩnh vực công cộng. ở


từng nớc, sản phẩm du lịch phải tuân thủ theo những quy định cụ thể. Sản phẩm du

lịch lại đặt dới sự kiểm tra và can thiệp đặc biệt của chính quyền trong một mức độ
nhất định, mặt khác lại cần đợc tài trợ của nhà nớc nh cơ sở hạ tầng, đờng sá, sân bay,
cảng biển, đờng sắt siêu tốc v.v.
Nhng cũng có khi chính quyền lại là ngời tạo ra sản phẩm du lịch, ví dụ đăng cai
thế vận hội. Một số trờng hợp thì nhà nớc can thiệp trực tiếp để xây dựng một
quần thể du lịch, chẳng hạn nhu Disneyland ở Marne La Vallee Pháp v.v.
Sự thành công của một sản phẩm du lịch thờng đợc xây dựng trên những quan hệ
tốt giữa doanh nghiệp du lịch và khu vực nhà nớc.
1.4.4 Những yếu tố cơ bản của sản phẩm du lịch
Cũng nh tất cả những sản phẩm khác, sản phẩm du lịch gồm nhiều yếu tố kết hợp
với nhau để cung cấp cho thị trờng mục tiêu những sự thỏa mãn và lợi ích của
khách hàng
Yếu tố thiên nhiên và nhân tạo: mọi sản phẩm du lịch gồm những yếu tố thiên
nhiên hay nhân tạo cơ bản nh:
Cảnh quan địa lý thiên nhiên (bãi biển, núi rừng, suối thác v.v.)
Cảnh thành phố hay làng mạc trong phạm vi địa lý của những cảnh quan
đó
Điều kiện khí hậu, môi trờng thiên nhiên
Di tích lịch sử, văn hóa dân tộc, phong tục tập quán.
Những yếu tố thiên nhiên nh thác Niagara, Canyon du Colorado, vịnh Hạ Long,
Phong Nha, hồ Tonle Sap, rừng Amazone. Những yếu tố nhân tạo nh Kim Tự
Tháp tại Ai Cập, Vạn Lý Trờng Thành ở Trung Quốc, tháp Angkor Wat tại
Campuchia, tháp Eiffel tại Pháp v.v.
Môi trờng kế cận: nếu các yếu tố thiên nhiên là nguồn sản phẩm du lịch thì
chúng phải đợc bao bọc bằng những vùng xung quanh thật hấp dẫn và thu hút.
Nh phơng tiện đi lại dễ dàng, sự tiếp đón ân cần, sự hiếu khách và trình độ văn
hóa văn minh của dân c tại các vùng và trình độ văn hóa văn minh của dân c tại
các vùng và địa phơng có yếu tố thiên nhiên.
Dân c địa phơng: du lịch tạo điều kiện cho du khách tiếp xúc với dân c bản xứ.
Thờng các dân tộc khác nhau sẽ có những nếp sống và văn hóa khác nhau. Mối

quan hệ giữa họ làm phát sinh sự cảm mến hoặc sự mâu thuẫn. Cho nên, thái độ
của dân bản xứ ảnh hởng lớn đến sự cảm nhận của du khách. Nh vậy phải có sự
giáo dục dân c toàn diện những cảm nhận tốt đối với du khách.


Sự náo loạn và bầu không khí: phần lớn, du lịch gồm những yếu tố kích thích
tâm hồn và cảm xúc. Những khía cạnh nh mỹ học và bầu không khí là những
yếu tố quyết định trong việc đánh giá một sản phẩm du lịch.
Trang thiết bị công cộng về giải trí: nếu những yếu tố cơ bản của sản phẩm du
lịch thờng khó thay đổi thì ngợc lại những trang thiết bị công cộng có thể làm
thay đổi bản chất sản phẩm và thỏa mãn nhu cầu cho khách du lịch. Vì vậy, xây
dựng một trung tâm dịch vụ phục vụ các hội nghị ở trong thành phố, một khu
vui chơi giải trí, một khu thể thao, một sân golf là những ví dụ làm thay đổi sản
phẩm du lịch của một thành phố hay một điểm du lịch.
Cơ sở lu trú, nhà hàng, thơng mại: ngời ta định nghĩa, một ngời đợc gọi là du
khách khi ngời đó ra khỏi nhà mình trong một thời gian nhất định. Lúc ấy, lu
trú và ăn uống là những sản phẩm quan trọng của du khách. Để lu trú, du khách
có thể ở khách sạn, khu cắm trại, ở nhà trọ.
Cơ sở lu trú làm tăng thêm giá trị cho sản phẩm, chẳng hạn các khách sạn, nhà
hàng, trung tâm thơng mại gần kề bãi biển sẽ làm cho bãi tắm đó có tính u việt
hơn.
Hạ tầng giao thông: du lịch hàm ý một sự di chuyển của du khách ra khỏi nhà
để đến chỗ lu trú tạm thời. Cho nên đờng sá, sân bay, bến cảng v.v. là những di
chuyển có thể diễn ra trong điều kiện tốt nhất và chi phí thấp nhất. Trong trờng
hợp ấy, đối với một trung tâm trợt tuyết, hạ tầng đờng sá là một yếu tố của sản
phẩm du lịch để kích thích ngời trợt tuyết. Đối với một trung tâm du lịch quốc
tế thì hạ tầng sân bay mới có thể thu hút những thị trờng xa xôi. Cũng vậy,
những phơng tiện đi lại trong địa phơng nh xe (bus, taxi v.v.), tàu hỏa, tàu thủy,
tàu điện ngầm v.v. là những yếu tố không thể xem nhẹ với một sản phẩm du
lịch tại địa phơng.

Hình ảnh: đối với du khách, hình ảnh du lịch đợc thông qua các nhân viên du
lịch, các tờ gấp giới thiệu quảng cáo, ngời tổ chức và hớng dẫn du lịch. Vì việc
chọn chuyến đi du lịch bị tác động bởi rất nhiều yếu tố, nên sự phân đoạn thị trờng rất quan trọng để xây dựng hình ảnh nhằm thu hút du khách.
1.4.5 Sản phẩm du lịch là một tổng thể các lợi ích.
Những lợi ích mà du khách tìm kiếm tơng ứng với nhu cầu khác nhau của du
khách do sở thích của họ, cảm xúc về mỹ thuật, tâm lý xã hội. Dựa vào lý thuyết
nhu cầu của Maslow, ta có thể nêu ví dụ ở đây:
Nhu cầu sinh lý: nhà hàng, thức ăn, lu trú, nớc nóng, điều hòa v.v.


Nhu cầu an toàn: trang thiết bị an toàn, bảo hiểm, dịch vụ giám sát, hớng dẫn viên, dịch vụ an toàn v.v.
Nhu cầu xã hội: nhận diện đợc xếp vào một loại du khách đặc biệt
nào đó, câu lạc bộ, tổ chức, đón tiếp, nồng nhiệt, hiếu khách v.v.
Nhu cầu đợc coi trọng: yếu tố sang trọng, dịch vụ chăm sóc khách
hàng, thẻ VIP cho khách hàng quen thuộc, các dịch vụ đặc biệt và đắt
tiền v.v.
2. Đặc điểm của ngành du lịch.
2.1 Du lịch là ngành dịch vụ đòi hỏi nhiều lao động.
Bên cạnh các nguồn lực về điều kiện tự nhiên thì lao động là nguồn lực không
thể thiếu để phát triển du lịch, có tính chất quyết định đến thành bại của ngành
kinh tế du lịch. Lao động hoạt động trong ngành du lịch không chỉ là những ngời
trực tiếp phục vụ trong ngành nh các hớng dẫn viên, nhân viên của các hãng lữ
hành mà còn là những lao động hoạt động trong các ngành có liên quan, nh nhân
viên hoạt động trong các khu vui chơi giải trí, các trung tâm spa, nhân viên nhà
hàng khách sạn v.v. Thực tế đã cho thấy, để phục vụ một khách du lịch thờng
tạo ra việc làm cho 3 đến 5 lao động. Nh vậy, một quốc gia muốn phát triển du
lịch phải có nguồn lao động tơng ứng. Và ngợc lại, nếu một quốc gia phát triển
ngành du lịch thì có thể giúp giải quyết một khối lợng công ăn việc làm lớn cho
xã hội.
Do đó, ngành du lịch phù hợp với những nớc d tơng đối lao động so với các yếu

tố khác.
2.2 Du lịch đợc coi là ngành công nghiệp không khói
Du lịch đợc phát triển một phần dựa trên nguồn tài nguyên du lịch, bao gồm tài
nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn đây là loại hình tài nguyên không
bị hao mòn nếu kết hợp giữa sử dụng và bảo tồn một cách hợp lý.
Du lịch là ngành công nghiệp không sản xuất, do vậy không cần xây dựng nhà
máy, công xởng và không trực tiếp tạo ra các chất thải công nghiệp. Sản phẩm
của ngành là các tour du lịch, kỳ nghỉ, các chuyến thăm quan v.v. và tập hợp các
dịch vụ khác để thỏa mãn nhu cầu của khách trong chuyến đi du lịch. Thực chất,
du lịch là ngành công nghiệp ít gây ô nhiễm môi trờng. Trên thế giới, chúng ta có
thể kể đến trờng hợp của Singapore là một quốc gia có ngành du lịch rất phát
triển, trong khi vẫn đảm bảo đợc vệ sinh môi trờng vì họ luôn gắn liền việc phát
triển du lịch với bảo vệ môi trờng.


Nh vậy, việc phát triển ngành du lịch đi đôi với đảm bảo vệ sinh môi trờng rất
phù hợp với xu hớng phát triển bền vững của ngành du lịch và của nền kinh tế
nói chung.
3. Vai trò của ngành du lịch trong nền kinh tế.
3.1 Ngành du lịch là ngành đóng góp quan trọng trong GDP.
Đối với ngành du lịch, chính tiêu dùng là khoản đóng góp vào GDP của nền kinh
tế, trớc hết chi tiêu của khách đều là tiêu dùng, thứ hai chi tiêu để xây dựng
khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi, nhà máy điện, các cơ sở hạ tần giao thông
viễn thông, các trang thiết bị v.v. để cung cấp dịch vụ du lịch đều là chi phí đầu
t, phần các khoản đầu t đó là do Chính phủ đầu t; thứ ba là khi một du khách chi
tiêu cho các dịch vụ du lịch ở nớc ngoài bao gồm cả chi phí vận chuyển đến địa
điểm du lịch đợc coi là chi tiêu cho nhập khẩu dịch vụ và ngợc lại, những dịch vụ
mà một nớc cung cấp cho du khách từ các quốc gia khác đến thăm đợc coi là
dịch vụ xuất khẩu tại chỗ. Từ những khái niệm trên, ngời ta thống kê và tính toán
đợc mức đóng góp của ngành du lịch vào GDP của một quốc gia là rất lớn.

Để hình dung đợc tầm vóc và vai trò quan trọng của ngành du lịch trong nền kinh
tế, chúng ta cần lu ý rằng toàn bộ thu nhập thuộc khu vực I của các nớc G8 chỉ
chiếm từ 1% - 3% GDP trong khi đó riêng du lịch quốc tế của các nớc nói trên
cha kể thu nhập từ vận chuyển đã đóng góp bình quân 1,19% GDP cha kể đóng
góp của du lịch nội địa. Cũng theo WTO, thu nhập du lịch nội địa tại hầu hết các
quốc gia công nghiệp phát triển thờng thấp hơn du lịch quốc tế, ngợc lại tại các
nớc kém phát triển, thu nhập du lịch quốc tế có xu hớng chiếm tỷ trọng lớn hơn
trong GNP. Các quốc gia lớn nh Jamaica, Puerto Rico và Dominican cũng cho
thấy du lịch đã đóng góp phần lớn cho GDP của các quốc gia này. Tại khu vực
Đông á Thái Bình Dơng, thu nhập du lịch của Inđônêsia và Philippines chiếm
2%, Malaysia chiếm 5.72%, Thái Lan chiếm 5.46% GDP, Singapore và Hồng
Kông đều chiếm 4% - 5% GDP.
Trên phạm vi toàn cầu, thu nhập của ngành du lịch tơng đơng 45,8% tổng thu
của toàn ngành dịch vụ trong giai đoạn 1990-2002, đặc biệt tại các quốc gia đang
phát triển, tỷ trọng đóng góp của ngành du lịch chiếm đến 60% toàn ngành dịch
vụ. Ngành du lịch là ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động, là ngành chủ
lực có mức đóng góp quan trọng cho ngân sách các quốc gia. Trong năm 2002,
thống kê về ngành du lịch đã đóng góp 8,8% vào GDP thế giới, trong đó du lịch
nội địa chiếm 75%. WTO dự báo mức đóng góp trực tiếp hoặc gián tiếp của
ngành du lịch vào GDP thế giới sẽ lên tới 12,5% vào năm 2010.


3.2 Du lịch góp phần to lớn vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Nếu chúng ta so sánh cơ cấu ngành trong GDP của một số quốc gia tiêu biểu,
chúng ta có thể thấy rõ quốc gia nào có tốc độ phát triển du lịch càng cao thì tỷ
trọng giá trị các ngành nông nghiệp, công nghiệp càng giảm dần.
Có thể đơn cử nh Thái Lan, giá trị nông nghiệp năm 1980 chiếm 23,2% nhng do
giá trị ngành du lịch phát triển nên đến năm 2003, giá trị nông nghiệp chỉ còn
chiếm 9%. Hoặc tại Trung Quốc, giá trị nông nghiệp chiếm 30,1% năm 1980
nhng do du lịch phát triển nên năm 2003, giá trị nông nghiệp chỉ còn 15%. Tại

Nhật, giá trị nông nghiệp năm 1980 chiếm 3,6% nhng đến năm 2003 chỉ còn 1%
3.3 Ngành du lịch có quan hệ biện chứng với các ngành kinh tế khác
Về mặt lý luận cũng nh thực tiễn, giữa du lịch và các ngành kinh tế khác có mối
quan hệ biện chứng, hỗ trợ lẫn nhau nhng vẫn mang tính độc lập tơng đối của nó.
Các ngành kinh tế khác phát triển tạo tiền đề quan trọng cho ngành du lịch và
ngợc lại, du lịch phát triển sẽ là đòn bẩy kéo các ngành khác phát triển theo.
3.3.1 Du lịch với các ngành nghề sản xuất xuất khẩu
3.3.1.1 Đối với hàng tiêu dùng
Trong quá trình sản xuất đã tạo ra khối lợng hàng hóa lớn, thị trờng nội địa
không thể tiêu thụ hết sản phẩm, việc xuất khẩu lại gặp khó khăn do vấn đề cạnh
tranh và bảo hộ mậu dịch nên ngời ta đang tìm phơng pháp để giải quyết. Một
trong những lối ra đó là xuất khẩu tại chỗ bằng việc mở cửa du lịch, thu hút
nhiều khách quốc tế đến thăm là một trong những phơng thức để xuất khẩu hàng
hóa, mở rộng thị trờng tiêu thụ bằng các cửa hàng miễn thuế tại sân bay, bến
cảng, trung tâm thơng mại. Theo tính toán ở Thụy Sỹ, một món ăn xuất khẩu đơn
thuần chỉ thu đợc 6 USD, nếu phục vụ tại chỗ cho khách nớc ngoài có thể thu đợc
20 USD, cao hơn gấp 3,3 lần. Nh vậy xuất khẩu tại chỗ hàng hóa và dịch vụ đem
lại hiệu quả rất lớn cho nền kinh tế.
3.3.1.2 Đối với hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống
Các dịch vụ cơ bản nh ăn ở, vận chuyển đến nơi du lịch thì hầu hết các du khách
đều có thể tự tìm hiểu thông qua các phơng tiện thông tin quảng cáo du lịch, còn
đối với các loại du lịch và sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống, ngời ta càng
cố gắng tạo ra bản sắc riêng cho sản phẩm của địa phơng mình. Du lịch phát
triển sẽ kích thích khôi phục các ngành nghề truyền thống. Cung cấp đợc một
khối lợng lớn hàng hóa và dịch vụ bổ sung cho du khách là thực hiện có hiệu quả


việc xuất khẩu tại chỗ, mở rộng khả năng kinh doanh tổng hợp của du lịch, đem
về nhiều ngoại tệ cho đất nớc.
3.3.2 Đối với đầu t

Để phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng, các quốc gia cần nhiều vốn
để xây dựng hạ tầng cơ sở nh hệ thống giao thông, phơng tiện vận chuyển, thông
tin liên lạc và cơ sở vật chất chuyên ngành cho du lịch nh khách sạn, khu vui
chơi giải trí v.v. Các quốc gia kém phát triển hầu hết đều thiếu cả về t bản lẫn
kinh nghiệm vì vậy việc thu hút vốn đầu t nớc ngoài để xây dựng cơ sở hạ tầng
cho nền kinh tế, đồng thời xây dựng cơ sở vật chất cho ngành du lịch là cần thiết
và phù hợp cho cả hai bên, đặc biệt là thu hút các tập đoàn du lịch, khách sạn
xuyên quốc gia trên thế giới đầu t vào ngành du lịch. Thu hút vốn đầu t và nền
kinh tế nói chung và ngành du lịch nói riêng sẽ làm gia tăng sản lợng quốc gia
theo lý thuyết bội số đầu t của Keynes, thu nhập của xã hội tăng lên lại tạo cho
ngời dân cơ hội và điều kiện để chi tiêu cho du lịch nhiều hơn, hiệu quả số nhân
càng cao hơn.
3.3.3 Du lịch và giao thông vận tải
Du lịch và giao thông vận tải có mối quan hệ chặt chẽ, tác động hỗ trợ lẫn nhau.
Với khối lợng khách du lịch quốc tế và nội địa khổng lồ đi lại trên thế giới hàng
năm, các công ty cung ứng dịch vụ du lịch và các hãng vận tải hàng không - đờng biển - đờng sắt - đờng bộ đã thu đợc nhiều tỷ đô-la, đồng thời tăng cả nguồn
thu cho ngân sách nhà nớc. Nhà nớc có đủ điều kiện tài chính nên dễ dàng tăng
cờng đầu t xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông, trang bị thêm nhiều phơng tiện vận chuyển hiện đại, an toàn và tiện nghi hơn nhằm thúc đẩy du lịch
phát triển. Hơn nữa, hệ thống giao thông vận tải còn cung cấp một loại dịch vụ
du lịch cơ bản là dịch vụ vận chuyển phục vụ cho du khách trong cuộc hành
trình. Kinh nghiệm phát triển du lịch trên thế giới cho thấy quốc gia hay lãnh thổ
nào có mạng lới cơ sở hạ tầng giao thông hoàn chỉnh, hiện đại thì những phơng
tiện vận tải tiên tiến thì ở đó du lịch phát triển mạnh.
3.3.4 Du lịch và viễn thông-tin học
Đối với khác du lịch, đặc biệt là du khách từ các nớc phát triển, viễn thông là
dịch vụ không thể thiếu đợc trong quá trình tham gia du lịch. Đối với đơn vị cung
ứng du lịch, viễn thông còn là phơng tiên tối thiểu cần thiết cho việc tổ chức,
quản lý, kinh doanh và thực hiện chơng trình du lịch. Trên góc độ vĩ mô, viễn
thông phát triển đã thúc đẩy mối quan hệ giao thơng giữa các quốc gia, tạo môi
trờng thuận lợi để thu hút đầu t quốc tế, làm cho các cộng đồng xa xôi xích lại

gần nhau và thúc đẩy cho ngành du lịch phát triển.


Với sự phát triển của công nghệ thông tin, đặc biệt là mạng Internet toàn cầu, giờ
đây du khách và các nhà cung ứng dịch vụ du lịch nh hãng lữ hành, khách sạn,
hãng hàng không v.v. có thể liên hệ với nhau trực tiếp tận nhà để giải quyết mọi
vấn đề cho chuyến đi (từ thủ tục xuất nhập cảnh, đặt phòng khách sạn, mua vé
máy bay v.v.)
III. PHáT TRIểN DU LịCH BềN VữNG
1. Khái niệm phát triển bền vững
Du lịch bền vững ở Việt Nam còn là một khái niệm khá mới. Tuy nhiên nhận
thức về một phơng thức phát triển du lịch có trách nhiệm với môi trờng, có tác
dụng giáo dục, nâng cao hiểu biết cho cộng đồng đã bớc đầu hình thành nh một
số loại hình du lịch thân thiện với môi trờng đã xuất hiện với tên gọi là du lịch
sinh thái, du lịch xanh .v.v.
Theo định nghĩa của WTO năm 1992 thì Du lịch bền vững là việc phát triển các
hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du lịch và ngời
dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài
nguyên cho việc phát triển hoạt động du lịch trong tơng lai. Du lịch bền vững sẽ
có kế hoạch quản lýý các nguồn tài nguyên nhằm thỏa mãn các nhu cầu về kinh
tế, xã hội, thẩm mỹ của con ngời trong khi đó vẫn duy trì đợc sự toàn vẹn về văn
hóa, đa dạng sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái và các hệ thống hỗ trợ
cho cuộc sống của con ngời.
Luật Du lịch Du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng với các nhu cầu
hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch của tơng
lai.
Tuy nhiên sự phát triển này chỉ mang tính tơng đối bởi trong một xã hội luôn có
sự thay đổi và phát triển thì sự bền vững của yếu tố này có thể là nguyên nhân
ảnh hởng đến sự bền vững của những yếu tố khác. Không một xã hội nào, nền
kinh tế nào có thể đạt đợc sự bền vững tuyệt đối. Một hoạt động, mọi biện pháp

của con ngời chỉ nhằm mục đích đảm bảo khả năng khai thác lâu bền các nguồn
tài nguyên trên Trái đất.
2. Đóng góp của du lịch bền vững đối với phát triển bền vững
Năm 1987, khi báo cáo Brundtland của ủy ban Môi trờng và Phát triển Thế giới
(WCED) có đa ra khái niệm về phát triển bền vững, báo cáo này cũng khẳng
định rằng phát triển bền vững phải đảm bảo có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã
hội công bằng và môi trờng đợc bảo vệ giữ gìn. Muốn vậy, các thành phần kinh
tế xã hội, những nhà cầm quyền v.v. phải cùng nhau thực hiện việc dung hòa
giữa ba lĩnh vực : kinh tế - xã hội môi trờng.


Các nguyên tắc cơ bản để phát triển du lịch bền vững cũng không tách rời
nguyên tắc chung của phát triển bền vững. Tuy nhiên mỗi ngành môi lĩnh vực
trong phát triển KT XH lại có những mục tiêu, những đặc trng của mình. Do vậy
phát triển du lịch fải tuân thủ các nguyên tắc riêng của mình trên cơ sở các
nguyên tắc chung cùa PTBV. Phát triển du lịch bền vững hớng tới việc đảm bảo
đạt đợc 3 mục tiêu cơ bảo bao gồm: phát triển bền vững về kinh tế, bền vững về
xã hội và bền vững về tài nguyên, môi trờng.
Để đảm bảo đạt đợc 3 mục tiêu trên, phát triển du lịch bền vững cần tuân thủ các
nguyên tắc sau:
- Khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên du lịch một cách hợp lí
- Giảm thiểu chất thải môi trờng
- Chú trọng việc đào tạo, nâng cao nhận thức về tài nguyên và môi trờng du lịch
- Chú trọng việc xây dựng và quản lí thực hiện quy hoạch phát triển du lịch phù
hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội
- Tăng cờng tính trách nhiệm trong hoạt động xúc tiến du lịch
- Chú trọng việc chia sẻ lợi ích và khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa
phơng vào các hoạt động phát triển du lịch
Việc thực hiện một cách nghiêm túc và đầy đủ những nguyên tắc cơ bản này sẽ
đảm bảo chắc chắn cho sự phát triển bền vững của hoạt động du lịch, phát triển

bền vững chính là chìa khóa cho sự thành công lâu dài của ngành du lịch.
3. Các chỉ tiêu đánh giá phát triển du lịch bền vững.
3.1. Các chỉ số về thu nhập du lịch
Cũng nh các ngành kinh tế khác, sự phát triển của du lịch đợc đánh giá thông qua
sự gia tăng về doanh thu, về giá trị đóng góp cho nền kinh tế quốc dân. Với quan
điểm phát triển thông thờng, sự gia tăng của các giá trị này sẽ là dấu hiệu về sự
phát triển. Tuy nhiên, trên quan điểm phát triển bền vững thì ngoài sự gia tăng
các chỉ số này cần xem xét đến các ýyếu tố khác nh: giá trị gia tăng đều qua các
năm, ảnh hởng của sự phát triển ngành đến sự phát triển của các ngành kinh tế
khác và đến xã hội.
Sự tăng trởng của GDP vẫn là dấu hiệu đầu tiên và quan trọng nhất để nhận biết
sự phát triển của một ngành kinh tế nói chung và du lịch nói riêng.
Tỷ lệ GDP du lịch trong cơ cấu GDP của địa phơng đợc biểu thị bằng chỉ số M
và đợc xác định thông qua công thức:
M= Tp/ Np
Trong đó TP = GDP du lịch
Np = tổng GDP của nền kinh tế


Chỉ số M phản ánh tình trạng phát triển thực tế của ngành dlịch trong nền kinh tế
quốc dân. Giá trị M càng cao và ổn định, tăng theo thời gian thì ngành du lịch
càng phát triển gần với mục tiêu PTBV.
Bên cạnh đó, dấu hiệu để đánh giá mức độ bền vững của họat động du lịch có thể
đợc xem xét thông qua mức độ đóng góp vào ngân sách Nhà nớc của ngành du
lịch.
3.2. Các chỉ số về khách du lịch
Trên quan điểm fát triển du lịch thông thờng, chỉ số về khách du lịch luôn đợc
quan tâm xem xét. Nhng nếu xét về sự phát triển du lịch trên quan điểm phát
triển bền vững thì các chỉ số về thời gian lu trú, mức độ chi tiêu, mức độ hài lòng
và tỷ lệ quay lại một quốc gia, một vùng, một điểm du lịch nào đó của khách sẽ

có ý ý nghĩa hơn.
Xét về hiệu quả kinh tế, so với việc đông khách nhng thời gian lu trú ngắn, mức
chi tiêu thấp thì trờng hợp ít khách song khách có thời gian lu trú dài hơn và mức
chi tiêu cao hơn mang lại hiệu quả cao hơn. Bởi điều này cho phép vẫn đảm bảo
sự tăng trởng về doanh thu du lịch trong khi hạn chế đợc chi phí cho việc phải
phục vụ một lợng khách lớn hơn và hạn chế đợc tác động đến môi trờng.
Số lợng, tỷ lệ khách quay lại một quốc gia, một vùng hoặc một điểm du lịch là
một trong những thớc đó khách quan cho sự hấp dẫn, chất lợng sản phẩm du lịch
của quốc gia, điểm du lịch đó. Kết quả nghiên cứu, phân tích chỉ số này cho thấy
mức độ ổn định hấp dẫn khách hay sự bền vững của họat động du lịch điểm đến
góp phần quan trọng trong việc dự báo xu hớng phát triển luồng khách và giúp
cho việc xây dựng các sản phẩm du lịch phù hợp nhu cầu khách.
3.3 Chất lợng nguồn nhân lực du lịch
Trong hoạt động du lịch, chất lợng đội ngũ lao động luôn là yếu tố quan trọng có
ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển. Điều này càng trở nên cấp thiết trong
bối cảnh cạnh tranh gay gắt của họat động du lịch. Chất lợng đôi ngũ lao động là
nhân tố quan trọng trong việc quyết định chất lợng sản phẩm du lịch, chất lợng
dịch vụ và kết quả cuối cùng là ảnh hởng đến hiệu quả kinh doanh, đến sự tăng
trởng đứng từ góc độ kinh tế. Nh vậy, chất lợng cao của đội ngũ lao động không
chỉ là yếu tố thu hút khách, nâng cao uy tín, hình ảnh du lịch mà còn là yếu tố
quan trọng trong cạnh tranh thu hút khách, đảm bảo sự phát triển du lịch bền
vững và đợc coi là một trong những dấu hiệu quan trọng để nhận biết sự phát
triển bền vững của du lịch.
3.4 Đầu t cho du lịch


Đối với bất kỳ ngành kinh tế nào, đầu t luôn là đòn bẩy thúc đẩy sự tăng trởng
của ngành kinh tế đó. Các nguồn vốn đầu t tồn tại dới 2 dạng là các nguồn vốn
huy động trong nớc và các nguồn vốn đầu t trực tiếp nớc ngoài. Nếu nh các
nguồn vốn đầu t trong nớc có tác dụng làm phong phú thêm các loại hình dịch vụ

và tạo công ăn việc làm thì các nguồn vốn đầu t nớc ngoài lại có vai trò nh đòn
bẩy, thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch nói riêng và nền kinh tế nói chung.
Trong một khoảng thời gian nghiên cứu xác định, mức độ biến đổi của các nguồn
vốn đầu t trực tiếp nớc ngoài vào du lịch sẽ cho thấy những nhận định cơ bản về
tơng lai phát triển của ngành. Trong đó tỷ số K sẽ là dấu hiệu nhận biết về tính
bền vững của ngành du lịch đứng ở góc độ đảm bảo vốn đầu t cho phát triển.
K= tổng vốn đầu t trực tiếp nớc ngoài vào du lịch/ tổng lợng vốn đầu t trực tiếp
nớc ngoài vào nền kinh tế.
Ngoài việc xem xét đến nguồn và giá trị vốn đầu t, trên quan điểm phát triển bền
vững, đối tợng đầu t (cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ du lịch, tôn tạo tài
nguyên, bảo vệ môi trờng, đào tạo nguồn nhân lực) cũng là yếu tố quan trọng cần
đợc đánh giá và xem xét nh một dấu hiệu quan trọng của phát triển bền vững.
Việc xem xét, đánh giá dấu hiệu này có thể thông qua các chỉ tiêu về tỷ lệ vốn
đầu t cho tôn tạo tài nguyên, bảo vệ môi trờng trong 1 dự án hoặc tỷ lệ các khu,
điểm du lịch đợc đầu t tôn tạo, bảo vệ. Khu vực nào, quốc gia nào càng có nhiều
điểm du lịch đợc đầu t, bảo vệ chứng tỏ họat động phát triển du lịch ở khu vực,
quốc gia đó càng gắn với mục tiêu phát triển bền vững. Theo WTO, nếu tỷ số này
vợt quá 50% thì hoạt động du lịch đợc xem là trạng thái phát triển bền vững.
Thêm vào đó, trong việc đầu t, ngoài nguồn vốn đầu t từ Nhà nớc hỗ trợ phát
triển cơ sở hạ tầng, nguồn đầu t quan trọng là từ thu nhập du lịch. Nguồn đầu t
này càng lớn càng chứng tỏ đợc ýý thức của ngành du lịch đối với tầm quan
trọng của phát triển bền vững. Chính vì cậy, quy mô đầu t bảo tồn, tôn tạo tài
nguyên, môi trờng du lịch từ thu nhập du lịch (tỷ lệ tái đầu t) sẽ đợc xem là dấu
hiệu nhận biết quan trọng của phát triển du lịch bền vững từ góc độ đảm bảo bền
vững của tài nguyên, môi trờng. Không những vậy, tỷ lệ doanh thu mà ngành du
lịch trích lại cho cơ quan chủ quản các nguồn tài nguyên du lịch để tái đầu t càng
cao chứng tỏ khả năng phối hợp liên ngành tốt.


CHƯƠNG 2: THựC TRạNG PHáT TRIểN HOạT ĐộNG KINH DOANH

DU LịCH CủA VIệT NAM
I. NHữNG THàNH QUả Đã ĐạT ĐƯợC CủA NGàNH DU LịCH VIệT NAM
Hiện nay trên thế giới, ngành du lịch đã đóng góp vai trò rất quan trọng vào nền
kinh tế quốc dân. Tại Việt Nam, ngành du lịch đã ra đời từ năm 1960 nhng phải
đến đầu những năm 1990, ngành du lịch mới có những thành quả đầu tiên và đặc
biệt, trong khoảng 5 năm trở lại đây, ngành du lịch Việt Nam đã có những bớc
tiến rõ rệt.
Jonathan Pincus, nhà kinh tế kỳ cựu thuộc Chơng trình phát triển của Liên hợp
Quốc tại Hà Nội đã khẳng định: Du lịch là ngành công nghiệp to lớn, mang lại
một nguồn thu ngoại tệ lớn cho Việt Nam và sử dụng nhiều lao động.
Theo kết quả nghiên cứu của Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới (WTTC) phối
hợp với Oxford Economic Forecasting (OEF), Việt Nam xếp hạng 6 trong top
các nớc phát triển du lịch và lữ hành tốt nhất thế giới trong thời gian từ năm 2007
đến 1016.
Một số thành quả rõ rệt của ngành du lịch Việt Nam có thể kể đến nh sau:
1. Số lợng khách du lịch tăng, doanh thu từ du lịch có mức tăng trởng cao
Cuộc khủng khoảng tài chính - tiền tệ châu á những năm 1997 1998 đã cuốn
nền kinh tế nhiều nớc trên thế giới vào vòng suy thoái, đặc biệt là lĩnh vực dịch
vụ. Ngành du lịch nớc ta, sau một thời gian tăng trởng liên tục đã chững lại và sụt
giảm cả về lợng khách, doanh thu và thu hút đầu t. Trớc tình hình đó, Tổng cục
Du lịch đã xây dựng nhiều dự án và chơng trình chiến lợc nhằm phục hồi và phát
triển du lịch Việt Nam, trong đó tiêu biểu là Chơng trình hành động quốc gia về
Du lịch 2000 2005. Sau 5 năm triển khai và thực hiện chơng trình, ngành du
lịch Việt Nam đã có nhiều bớc tiến đáng kể. Số lợng khách du lịch nớc ngoài vào
Việt Nam ngày càng tăng. Doanh thu về du lịch, thu nhập xã hội từ du lịch và
nộp ngân sách nhà nớc có mức tăng trởng cao, sánh ngang cùng với các ngành
kinh tế hàng đầu của đất nớc. Trong thời gian thực hiện chơng trình Hành động
Quốc gia 2000-2005, tốc độ tăng trởng bình quân của ngành du lịch trong vòng 5
năm đạt 11%. Đặc biệt, khách quốc tế đến Việt Nam trong giai đoạn này đề trải
đều qua các tháng và cơ cấu khách du lịch có sự chuyển biến về chất. Khách từ

các thị trờng có sức chi trả cao đến Việt Nam năm 2005 so với năm 1999 tăng


mạnh, khách Đức tăng 260,4%, Nhật tăng 235,4%, Australia tăng 204%, Thụy
Điển tăng 173,3%, điển hình là lợng khách Hàn Quốc và Tây Ban Nha tăng đột
biến, đạt 537,7% và 295,3%.
Theo kết quả điều tra chi tiêu của khách du lịch năm 2004, chi tiêu bình quân
của một lợt khách đi theo tour và bằng đờng hàng không là 87,4 USD/ ngày còn
chi tiêu bình quân của khách tự sắp xếp chuyến đi là 73,8 USD/ ngày. Các số liệu
này cho phép đánh giá chất lợng khách đợc cải thiện, góp phần tăng doanh thu.
Khách du lịch nội địa năm 2004 cũng tăng 11,5% so với năm 2003, đạt trên 14,5
triệu lợt ngời và tăng trên 4 triệu lợt so với năm 1999.
Khách du lịch tăng, nhất là khách du lịch nớc ngoài, thị trờng có sức chi trả cao
đã góp phần làm tăng thu nhập du lịch, năm 2005 ớc đạt trên 2 tỷ đô-la Mỹ, gấp
hơn 2 lần so với năm 1999.
2. Cơ sở hạ tầng phục vụ cho ngành đợc nâng cấp, trình độ đội ngũ nhân lực
du lịch đợc cải thiện đáng kể
Một trong những lý do tạo nên những bớc tiến nhảy vọt trong doanh thu của
ngành du lịch cũng nh lợng khách du lịch quốc tế, đối tợng chủ yếu góp phần
tăng doanh thu du lịch chính là sự nâng cấp rõ rệt trong cơ sở hạ tầng phục vụ
cho ngành. Cơ sở hạ tầng ở đây có thể đợc hiểu là hệ thống đờng xá, giao thông
đi lại, hoặc cơ sở vật chất của những nơi lu trú nh khách sạn, nhà nghỉ hay các
khu vui chơi, giải trí.
Phơng tiện vận chuyển du khách cũng tăng lên nhiều, chất lợng cũng ngày càng
tốt hơn. Hãng hàng không Việt Nam đã đặt chế tạo hoặc thuê nhiều máy bay có
chất lợng cao, đồng thời mở thêm nhiều tuyến đờng bay trong và ngoài nớc; vận
tải đờng sắt đã thực hiện đổi mới phong cách phục vụ nh tăng thêm số chuyến,
tăng tốc độ của tàu, rút ngắn thời gian tàu chạy.
Số lợng hành khách tăng đáng kể đã, đang và sẽ là một động lực thúc đẩy du lịch
và các đơn vị vận tải ở Việt Nam, góp phần hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật của

các hãng vận tải, đồng thời nâng cao chất lợng phục vụ của ngành này.
Ngoài hệ thống giao thông vận tải đợc nâng cấp đáng kể, số lợng các cơ sở lu trú
cũng tăng về cả mặt lợng và chất. Trong vòng 10 năm từ năm 1996 đến năm
2005, cả nớc đã nâng cấp, xây mới hơn 50.000 phòng khách sạn. Đến nay, cả nớc
có khoảng 6000 cơ sở lu trú, với 130.000 buồng, trong đó có 2575 cơ sở đợc xếp
hạng đạt từ tiêu chuẩn tối thiểu đến 5 sao với tổng số 72.458 buồng. Lĩnh vực
khách sạn du lịch cũng thu hút đợc những khoản đầu t lớn từ các nhà đầu t trong
và ngoài nớc. Đến đầu năm 2007, với 2,317 tỷ USD, vốn đầu t thực hiện của 164
dự án trong lĩnh vực này đã chiếm 8.05% tổng lợng FDI của nớc ta.


Bảng 2.1. Số liệu về các cơ sở lu trú tại Việt Nam 6 tháng đầu năm 2007
Tổn
g số

Số cơ sở

Số buồng

8.556

170.551

5 sao
25
4 sao
69
3 sao
145
Nguồn: Tổng cục Du lịch 2007


7.167
8.800
10.495

Về đội ngũ cán bộ: Trong những năm gần đây, nhân viên du lịch của nớc ta đã có
bớc trởng thành về cả số lợng lẫn chất lợng. Theo số liệu thống kê năm 1990, số
lợng lao động trực tiếp trong toàn ngành là 17.000 thì đến năm 2005 đã có
230.000 lao động trực tiếp và 500.000 lao đông gián tiếp. Sự tăng vợt bậc về số lợng lao động trong ngành du lịch cũng cho thấy sự tăng trởng rõ rệt của ngành
này. Các hoạt động đào tạo, bồi dỡng nhân lực du lịch cũng ngày càng đợc chú
trọng, từng bớc đáp ứng tốt hơn yêu cầu thực tế. Mạng lới cơ sở đào tạo du lịch
bậc đại học, cao đẳng (gần 40 trờng), trung học chuyên nghiệp, dạy nghề (trên
30 trờng) và nhiều trung tâm dạy nghề đợc hình thành và phát triển nhanh.
Ngành du lịch cũng thu hút đợc nhiều khoản đầu t cho việc đào tạo phát triển
nguồn nhân lực ngành du lịch. Nhiều chơng trình đào tạo, tập huấn của các tổ
chức trong và ngoài nớc đã ra đời với mục đích giúp cho đội ngũ cán bộ du lịch
Việt Nam vững mạnh, trởng thành, có chuyên môn cao và trình độ ngoại ngữ
hơn. Đầu năm 2007, Dự án phát triển nguồn Nhân lực Du lịch Việt Nam do liên
minh châu Âu tài trợ đã phối hợp với công ty TOEIC Việt Nam xây dựng và giới
thiệu thang điểm chuẩn áp dụng cho nhiều vị trí của nhân viên trong ngành. Chơng trình hợp tác du lịch của các quốc gia Asean đợc khởi xớng từ năm 1995 và
31% trong gần 6 tỷ USD đầu t cho du lịch từ các quốc gia Asean đợc dành cho
chơng trình đào tạo nhân lực. Từ năm 1995 đến nay đã có gần 2000 cán bộ đầu
ngành đợc đào tạo từ nguồn việc trợ này của Asean.
3. Những thành quả đạt đợc trong hoạt động tuyên truyền, quảng bá và xúc
tiến du lịch.
3.1. Quảng bá du lịch nhân các sự kiện quốc tế lớn tại Việt Nam
Trong thời gian gần đây, Việt Nam đã đăng cai tổ chức nhiều sự kiện quốc tế lớn
và quan trọng trong nhiều lĩnh vực, từ văn hóa, thể thao đến chính trị, trong đó có
thể kể đến Sea Games 22 và Para Games 2 năm 2003, Hội nghị cấp cao Diễn đàn
hợp tác á Âu (ASEM 5) năm 2004, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu á Thái

Bình Dơng 2006. Tranh thủ các sự kiện quốc tế quan trọng đợc tổ chức tại Việt
Nam, Chơng trình đã tiến hành các hoạt động giới thiệu hình ảnh điểm đến Việt


×