TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA LỊCH SỬ
*********
NGUYỄN THỊ HẰNG
ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO
PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH
TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2012
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
ThS NINH THỊ HẠNH
HÀ NỘI, 2014
LỜI CẢM ƠN
Khóa luận tốt nghiệp “Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo phát triển kinh
tế du lịch từ năm 2000 đến năm 2012” dưới sự hướng dẫn của Thạc sĩ Ninh
Thị Hạnh tại trường Đại học sư phạm Hà Nội 2.
Trong thời gian làm khóa luận em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của
các thầy cô trong khoa Lịch sử, thư viện tỉnh Vĩnh Phúc và Ban Tuyên giáo
Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo cùng toàn thể các ban
ngành địa phương và đặc biệt là cô giáo Ninh Thị Hạnh đã trực tiếp hướng
dẫn, giúp đỡ em trong suốt thời gian hoàn thành khóa luận.
Là một sinh viên lần đầu tiên làm khóa luận tốt nghiệp nên không thể
tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Vì vậy em rất mong nhận được sự góp ý
của các thầy cô giáo để em hoàn thiện hơn khóa luận của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 9 tháng 5 năm 2014
Tác giả
Nguyễn Thị Hằng
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự
hướng dẫn của Thạc sĩ Ninh Thị Hạnh. Các số liệu, kết quả trong khóa luận
là hoàn toàn trung thực, các nguồn tài liệu trích dẫn có nguồn gốc và suất xứ
rõ ràng. Tôi xin cam đoan những điều trên đây là đúng sự thật.
Hà Nội, ngày 9 tháng 5 năm 2014
Tác giả
Nguyễn Thị Hằng
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................................... 2
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu ............................................... 4
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ................................................. 5
5. Đóng góp của khóa luận.............................................................................. 6
6. Bố cục khóa luận .................................................................................................................6
NỘI DUNG..................................................................................................... 7
Chƣơng 1. TÌNH HÌNH KINH TẾ DU LỊCH Ở TỈNH VĨNH PHÚC
TRƢỚC NĂM 2000....................................................................................... 7
1.1.
Điều kiện phát triển kinh tế du lịch ở tỉnh Vĩnh Phúc ......................... 7
1.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................ 7
1.1.2 Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 8
1.1.3. Điều kiện kinh tế - văn hóa - xã hội ..................................................... 9
1.2. Kinh tế du lịch ở tỉnh Vĩnh Phúc trước năm 2000 ................................. 13
Chƣơng 2. ĐẢNG BỘ VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN
KINH TẾ DU LỊCH TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2012 ............................ 19
2.1. Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch từ năm
2000 đến năm 2005 ....................................................................................... 19
2.1.1. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc phát triển kinh tế từ năm
2000 đến năm 2005 ....................................................................................... 19
2.1.2. Quá trình chỉ đạo thực hiện ................................................................. 22
2.1.3. Kết quả thực hiện ................................................................................ 27
2.2. Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch từ năm
2006 đến năm 2012 ....................................................................................... 30
2.2.1. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc về phát triển kinh tế du
lịch từ năm 2006 đến năm 2012 .................................................................... 30
2.2.2. Quá trình chỉ đạo phát triển kinh tế du lịch của Đảng bộ tỉnh Vĩnh
Phúc từ năm 2006 đến năm 2012 .................................................................. 37
2.2.3. Kết quả thực hiện ................................................................................ 45
Chƣơng 3. NHẬN XÉT CHUNG VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM
CHỦ YẾU..................................................................................................... 49
3.1. Nhận xét chung ...................................................................................... 49
3.2. Những thành tựu đạt được...................................................................... 50
3.3. Những hạn chế chính và nguyên nhân ................................................... 56
3.4. Một số kinh nghiệm ............................................................................... 61
KẾT LUẬN .................................................................................................. 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 66
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 69
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Được mệnh danh là ngành “xuất khẩu vô hình”, ngành “công nghiệp
không khói”, du lịch không chỉ mang lại nguồn ngoại tệ mà còn góp phần to
lớn vào sự nhiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước. Chính vì vậy
mà hoạt động du lịch ngày càng được đầu tư và phát triển mạnh mẽ. Trở
thành một ngành kinh tế quan trọng với hiệu quả kinh tế cao của đất nước.
Để xây dựng đất nước ta với một diện mạo mới giàu - mạnh - đẹp,
Đảng và nhà nước ta đang tích cực thực hiện công cuộc đổi mới và hội nhập,
tạo điều kiện thuận lợi to lớn cho ngành du lịch phát triển. Cùng với sự quan
tâm, đầu tư hỗ trợ của Đảng của Nhà nước và sự nỗ lực không ngừng vươn
lên đổi mới quản lý và phát triển, ngành du lịch đã đạt được hững thành tựu
đáng kể và ngày càng khẳng định vai trò của mình trong những năm qua.
Vĩnh phúc là vùng đất có đầy đủ miền núi, trung du và đồng bằng, là
cái nôi sinh ra người Việt cổ, nay lại nằm trong vùng trọng điểm kinh tế miền
Bắc. Trải qua quá trình đấu tranh giành và giữ nước, ngày nay dưới sự lãnh
đạo của Đảng, Đảng bộ nhân dân Vĩnh Phúc đã và đang quyết tâm phấn đấu,
coi phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Đảng và chính quyền
vững mạnh là nhiệm vụ then chốt, từng bước vươn lên đạt được những thành
tựu to lớn trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng,…
Là một tỉnh có tiềm năng về phát triển kinh tế du lịch, ngay từ khi tái
lập tỉnh năm 1997, Vĩnh Phúc đã coi du lịch là một trong những ngành kinh tế
trọng điểm của tỉnh. Trong những năm qua cùng với những kết quả to lớn mà
kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đạt được, ngành du lịch cũng đạt được những
thành tựu đáng kể. Góp phần quan trọng cho sự phát triển chung của tỉnh nhà.
Tuy vậy, sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh đối với sự phát triển của ngành kinh tế
1
trọng điểm này chưa có nhiều công trình di sâu khai thác, nghiên cứu cụ thể
và hệ thống.
Nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng đối với sự phát triển du lịch (20002012) ở tỉnh Vĩnh Phúc là căn cứ để hiểu và khẳng định sự đúng đắn, nhạy
bén của đườngng lối phát triển kinh tế nói chung, phát triển du lịch nói riêng
trong từng thời kỳ. Vì những lí do trên tôi chọn đề tài “Đảng bộ tỉnh Vĩnh
Phúc lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch từ năm 2000 đến năm 2012” làm
khóa luận tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Lịch sử Đảng.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Du lịch luôn là một đề tài nhận được sự quan tâm của nhiều nhà khoa
học ở nhiều góc độ khác nhau.
Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu như: “Tài nguyên và môi
trường du lịch Việt Nam” (2001), Phạm Trung Lương (chủ biên), Nxb Giáo
dục. “Một số vấn đề du lịch Việt Nam” (2004), của Đinh Trung Kiên, Nxb
Đại học Quốc gia Hà Nội. “Tuyến điểm du lịch Việt Nam” (2009) của Bùi Thị
Hải Yến, Nxb Giáo dục. Tác phẩm khái quát về điều kiện tự nhiên, tài nguyên
du lịch và kết cấu hạ tầng của Việt Nam cùng một số tuyến, điểm du lịch các
vùng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ…
Các vấn đề du lịch cũng nhận được sự quan tâm của các báo và tạp chí
như: “Sự phát triển du lịch dưới đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt
Nam” (2005) của tác giả Trần Đức Thanh, tạp chí Du lịch Việt Nam, số 2, tr.
20 – 21. “Du lịch Việt Nam trước cơ hội đổi mới” (2007) của Thúy Mơ, tạp
chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, số 02, tr. 15 - 16. “Du lịch Việt Nam
trong tiến trình hội nhập quốc tế” (2008) của Hoàng Tuấn Anh, tạp chí quản
lý nhà nước, số 144, tr. 22 - 26.
Cùng với đó còn có các kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia và quốc tế
liên quan đến vấn đề này như: Kỷ yếu hội thảo khoa học “70 năm thành lập
2
Đảng Cộng Sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2000)” (2000), Nxb Đại học Quốc
gia Hà Nội. Kỷ yếu hội thảo khoa học “Nghiên cứu và đào tạo du lịch ở Việt
Nam trong quá trình hội nhập quốc tế” (2007) do trường Đại học Khoa học
xã hội nhân văn tổ chức ngày 8/5/2007; bao gồm các báo cáo tham luận với
hai mảng nội dung chính là nghiên cứu du lịch và đào tạo du lịch ở Việt Nam
trong quá trình hội nhập…
Ngoài ra còn có một số luận văn thạc sĩ và luận án tiến sĩ nghiên cứu về
vấn đề này như: Luận văn thạc sĩ “Đảng cộng Sản Việt Nam lãnh đạo phát
triển kinh tế du lịch thời kì đổi mới (1986 - 2001)” (2007) của Nguyễn Văn
Tài. Luận văn đã khái quát tình hình kinh tế du lịch qua các giai đoạn khác
nhau của thời kỳ đổi mới, thời kỳ đầu (1986 – 1996) và giai đoạn phát triển
quan trọng của du lịch (1996 – 2001). Tập trung nghiên cứu các quan điểm
chủ trương đường lối của Đảng trong lãnh đạo và phát riển kinh tế du lịch
thời kỳ này. Phân tích đánh giá các kết quả đạt được và những thành tựu bước
đầu của kinh tế du lịch. Luận án tiến sĩ kinh tế “Những điều kiện và giải pháp
chủ yếu để phát triển du lịch Việt Nam thành ngành kinh tế mũi nhọn” (1996)
của tác giả Vũ Đình Thụy, Đại học kinh tế quốc dân. Đề tài nêu lên cơ sở lý
luận và thực tiễn du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế
quốc dân. Tiềm năng và thực trạng của ngành du lịch Việt Nam. Định hướng
và giải pháp chủ yếu để phát triển du lịch Việt Nam thành ngành kinh tế mũi
nhọn. Luận án tiến sĩ kinh tế: “Hoàn thiện quản lý nhà nước về lao động kinh
doanh du lịch ở Việt Nam” (2002) của Hoàng văn Hoan, Đại học kinh tế
Quốc dân. Luận án trình bày cơ sở lý luận của nội dung quản lý nhà nước đối
với kinh doanh du lịch. Thực trạng quản lý nhà nước đối với lao động trong
kinh doanh du lịch Việt Nam và một số giải pháp nhằn hoàn thiện quản lý nhà
nước đối với lao động trong ngành này.
3
Đối với vấn đề phát triển du lịch Vĩnh Phúc cũng đã có một số công
trình nghiên cứu như: Vĩnh Phúc đôi nét về thiên nhiên, đất nước (2000) tác
giả Hoàng Xuân Chinh. Cuốn sách giới thiệu một cách hệ thống và đầy đủ về
tài nguyên du lịch, cảnh quan thiên nhiên và con người Vĩnh Phúc; “Dư địa
chí Vĩnh Phúc” (2011) do Viện Dân tộc học và Sở khoa học Công nghệ phát
hành, giới thiệu về các lĩnh vực: địa lý, lịch sử, kinh tế, văn hóa, hệ thống
chính trị, quốc phòng, an ninh và các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn
Vĩnh Phúc. Luận văn thạc sĩ kinh tế: “Phát triển kinh tế du lịch huyện Tam
Đảo” (2009) của tác giả Phạm Xuân Nguyên. Luận văn hệ thống hóa những
vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động du lịch, nghiên cứu thực trạng phát triển
du lịch huyện Tam Đảo (tỉnh Vĩnh Phúc) từ khi tái lập huyện đến năm 2009…
Các công trình trên là nguồn tài liệu quan trọng, cung cấp cơ sở lý luận,
tư liệu và cả những gợi ý khoa học để tác giả thực hiện khóa luận.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài hướng đến việc làm sáng tỏ một cách toàn diện và khách quan
quá trình lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc đối với sự phát triển
kinh tế du lịch của tỉnh Vĩnh Phúc; nêu lên những thành tựu, kết quả đạt được
của du lịch Vĩnh Phúc từ năm 2000 đến năm 2012; bước đầu rút ra một số bài
học kinh nghiệm về sự lãnh đạo và chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh trong quá trình
đẩy mạnh phát triển kinh tế du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn trong những
giai đoạn tiếp theo.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài hướng đến giải quyết những nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, trình bày đường lối, chủ trương phát triển du lịch của Đảng
bộ Vĩnh Phúc theo hai giai đoạn 2000-2005 và 2006-2012.
4
Thứ hai, trình bày quá trình thực hiện đường lối phát triển du lịch ở địa
phương.
Thứ ba, đánh giá phân tích những thành tựu, hạn chế của Đảng bộ Vĩnh
Phúc trong quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch.
Thứ tư, phân tích các nguyên nhân của những thành tựu, hạn chế từ đó
tổng kết, rút ra một số kinh nghiệm lịch sử có liên quan đến sự lãnh đạo của
Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Về mặt nội dung: khóa luận chỉ ra những tác động của hoàn cảnh lịch
sử đến sự phát triển của du lịch địa phương; những chủ trương của Đảng bộ
tỉnh Vĩnh Phúc đối với việc phát triển kinh tế du lịch; quá trình thực hiện chủ
trương của Đảng bộ Vĩnh Phúc đối với việc phát triển kinh tế du lịch.
Về thời gian: nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ Vĩnh Phúc với việc
phát triển kinh tế du lịch từ năm 2000 đến năm 2012.
Về không gian: nghiên cứu sự phát triển du lịch ở tỉnh Vĩnh Phúc.
4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tƣ liệu
Trong quá trình thực hiện, khóa luận đã sử dụng nguồn tư liệu chủ yếu sau:
Các văn kiện của Đảng và chính phủ về vấn đề kinh tế du lịch. Các văn
kiện của Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc; các Chương trình, Nghị quyết của
Tỉnh ủy, Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc về phát triển du lịch.
Các báo cáo tổng kết của các sở, ban, ngành có liên quan về vấn đề
phát triển du lịch.
Các công trình khoa học của các nhà nghiên cứu được đăng tải trên các
tạp chí của Trung ương và địa phương…
4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau:
5
Phương pháp nghiên cứu lịch sử: Đó là đi sâu vào tìm hiểu sự phát triển
của ngành kinh tế du lịch Vĩnh Phúc. Trong đó quan trọng nhất là giai đoạn từ
2000 đến 2012.
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: đi sâu nghiên cứu các chủ trương,
nghị quyết của Đảng nói chung và Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng về phát
triển kinh tế du lịch.
Phương pháp so sánh, đối chiếu, tổng hợp, thống kê: nhằm mục đích
tìm hiểu sự phát triển kinh tế du lịch, từ đó so sánh sự tăng trưởng kinh tế du
lịch qua các năm…
5. Đóng góp của khóa luận
Khóa luận khái quát những tiềm năng phát triển kinh tế du lịch ở tỉnh
Vĩnh Phúc và trình bày quá trình lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ Vĩnh Phúc về
phát triển kinh tế du lịch từ năm 2000 đến năm 2012. Rút ra những thành tựu,
ưu điểm, hạn chế trong quá trình lãnh đạo và chỉ đạo thực hiện.
Khóa luận rút ra một số kinh nghiệm trong quá trình Đảng bộ tỉnh Vĩnh
Phúc lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch, đề xuất một số phương hướng và giải
pháp chủ yếu góp phần thúc đẩy quá trình phát triển của du lịch Vĩnh Phúc
một cách bền vững trong tương lai.
Khóa luận còn là nguồn tài liệu phục vụ trong việc học tập, nghiên cứu
của học sinh, sinh viên…
6. Bố cục khóa luận
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, khóa luận gồm có 3 chương:
Chương 1: Tình hình phát triển kinh tế du lịch tỉnh Vĩnh Phúc trước
năm 2000.
Chương 2: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch
từ năm 2000 đến năm 2012.
Chương 3: Nhận xét chung và một số kinh nghiệm chủ yếu.
6
NỘI DUNG
Chƣơng 1
TÌNH HÌNH KINH TẾ DU LỊCH Ở TỈNH VĨNH PHÚC
TRƢỚC NĂM 2000
1.1. Điều kiện phát triển kinh tế du lịch ở tỉnh Vĩnh Phúc
1.1.1. Vị trí địa lý
Trong quá trình hình thành và phát triển, Vĩnh Phúc đã trải qua nhiều
lần thay đổi địa giới và tổ chức hành chính. Thời Hùng Vương với tên nước
Văn Lang, Vĩnh Phúc nằm trong địa phận bộ Văn Lang. Thời Bắc thuộc, khi
nhà Hán cai trị, chia nước ta thành ba quân: Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam.
Vĩnh Phúc nằm trong huyện Mê Linh, thuộc quận Giao Chỉ. Đến thời nhà
Đường, Vĩnh Phúc nằm trong địa bàn Phong Châu.
Từ sau khi Khúc Thừa Dụ dựng nền tự chủ(năm 905), các triều đại
phong kiến Việt Nam đã định lại đơn vị hành chính các địa phương cho phù
hợp với yêu cầu quản lý đất nước. Thời nhà Lý vùng trung du miền núi được
chia các châu, trại, Vĩnh Phúc thuộc châu Phong và châu Lâm. Nhà Trần chia
đất nước thành các đạo, lộ, trấn, phủ huyện, châu, xã; Vĩnh Phúc nằm trong
hai trấn Sơn Tây và Hưng Hóa. Đến thời nhà Nguyễn, năm 1821, vua Minh
Mạng chia cả nước thành 30 tỉnh, Vĩnh Phúc lúc đó có tên đơn vị hành chính
là phủ Vĩnh Tường, trực thuộc tỉnh Sơn Tây.
Thời Pháp thuộc, ngày 20/10/1890. Toàn quyền Đông Dương ra nghị
định thành lập đạo Vĩnh Yên, bao gồm vùng đất của huyện Bình Xuyên và
các huyện phủ của Vĩnh Tường. Năm 1899 tỉnh Vĩnh Yên được thành lập.
Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
ra đời, chính quyền mới tiến hành sắp xếp lại các đơn vị hành chính cho phù
hợp.
7
Nhằm tăng cường phục vụ cuộc kháng chiến chống Pháp trong giai
đoạn mới về mọi mặt, ngày 12/2/1950, tỉnh Vĩnh Phúc được thành lập theo
nghị định 03/TTg của thủ tướng chính phủ trên cơ sở sáp nhập hai tỉnh Vĩnh
Phúc và Phúc Yên. Trải qua nhiều biến động về địa giới hành chính. Tháng 1
năm 1997, theo Nghị quyết kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa IX, tỉnh Vĩnh Phúc
chính thức được tái lập và đi vào hoạt động sau gần 29 năm trải qua nhiều lần
tách và nhập.
Vĩnh Phúc là một tỉnh vùng đồng bằng Sông Hồng, Việt Nam. Vĩnh
Phúc là tỉnh nằm trong quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội. Diện tích là
1.236,50km2 theo thống kê năm 2010. Đây là tỉnh có vị trí nằm giữa trung
tâm hình học của miền Bắc Việt Nam.
Phía bắc giáp hai tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang, đường ranh giới
là dãy núi Tam Đảo. Phía tây giáp tỉnh Phú Thọ, ranh giới tự nhiên là Sông
Lô. Phía nam giáp Hà Nội, ranh giới tự nhiên là sông Hồng. Phía đông giáp
hai huyện Sóc Sơn và Đông Anh – Hà Nội.
Vĩnh Phúc tiếp giáp với sân bay quốc tế Nội Bài, là điểm đầu của quốc
lộ 18 đi cảng Cái Lân (tỉnh Quảng Ninh), đồng thời có đường sắt Hà Nội Lào Cai, đường quốc lộ 2 chạy dọc tỉnh. Chảy qua Vĩnh Phúc có 4 dòng
chính: sông Hồng, sông Lô, sông Phó Đáy. Hệ thống sông Hồng là tuyến
đường thuỷ quan trọng, thuận lợi cho tàu bè.
1.1.2. Điều kiện tự nhiên
Một trong những lợi thế đặc biệt về vị trí địa lý của Vĩnh Phúc là nằm
kề với thủ đô Hà Nội - trung tâm chính trị, kinh tế văn hóa của cả nước. Lợi
thế này cho phép Vĩnh Phúc tiếp cận với thông tin, với sự phát triển nhanh
chóng của khoa học công nghệ phục vụ phát triển kinh tế trong đó có du lịch.
Vĩnh Phúc là tỉnh vừa thuộc trung du miền núi Bắc Bộ, vừa thuộc địa
bàn đỉnh tam giác châu thổ sông Hồng. Nhìn chung địa hình nằm trên một bán
8
bình nguyên bóc mòn, mang tính chất miền đồi với độ cao trung bình khoảng
500m, tuy nhiên có thể phân ra 3 vùng: miền núi, đồng bằng và miền trung
du. Miền núi Vĩnh Phúc có điều kiện tổ chức hoạt động du lịch, các dạng địa
hình đặc biệt như Các tơ hay các thác nước, suối đẹp trên núi rất thu hút
khách điển hình là Thác Bạc với dòng suối Bạc đổ từ độ cao 40m, suối Bát
Nhã, suối Hạc, suối Vàng… Miền đồng bằng Vĩnh Phúc nhìn chung bằng
phẳng, đất đai khá phì nhiêu màu mỡ, hiện nay các đồng bằng chủ yếu phát
triển trồng lúa, rau xanh, các cây vụ đông và phát triển chăn nuôi. Vùng đồi
trung du chiếm gần nửa diện tích toàn tỉnh. Quỹ đất còn tương đối khá, đặc
biệt là đất đồi, có thể phát triển cây công nghiệp ăn quả.
Vĩnh Phúc có hai con sông lớn chảy qua là sông Hồng và sông Lô cùng
rất nhiều con sông nhỏ khác như sông Cà Lồ, sông Phó Đáy và các chi lưu
cũng như hệ thống các kênh đào là nguồn cung cấp nước trồng trọt cũng như
giao thông đi lại.
Về tài nguyên sinh vật, Vĩnh Phúc ngoài địa thế, khí hậu mát mẻ nổi
tiếng, phù hợp với sức khỏe con người, còn nổi tiếng với vườn quốc gia Tam
Đảo, có rất nhiều động thực vật quý hiếm
1.1.3. Điều kiện kinh tế - văn hóa - xã hội
- Về kinh tế
Là một trong 8 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vĩnh Phúc
nằm liền kề Thủ đô Hà Nội là một lợi thế về vị trí địa lí quan trọng vì Hà Nội
là thị trường có nguồn khách nội địa lớn nhất miền Bắc. Ngoài ra khoảng cách
từ Vĩnh Phúc tới sân bay Nội Bài - một trong những cảng hàng không quốc tế
lớn nhất Việt Nam cũng chỉ là 25 km, vì vậy khả năng tiếp cận trực tiếp của
khách quốc tế tới Vĩnh Phúc là rất thuận lợi; là địa bàn chuyển tiếp với các
tỉnh miền núi phái Bắc và thị trường Trung Quốc rộng lớn; Vĩnh Phúc là nơi
9
thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế và dịch vụ, là tỉnh hội tụ nhiều yếu
tố quan trọng để phát triển du lịch.
Trong quy hoạch tổng thể du lịch Việt Nam thời kỳ 1995 – 2010 xác
định Vĩnh Phúc là một trong những tỉnh thuộc trung tâm dịch vụ Hà Nội và
phụ cận. Du lịch Vĩnh Phúc phát triển sẽ góp phần quan trọng đối với sự phát
triển của trung tâm du lịch này, đồng thời Vĩnh Phúc gắn liền và chịu sự tác
động tích cực của hoạt động du lịch Hà Nội, đó là cơ hội khai thác các tiềm
năng du lịch của Vĩnh Phúc và các nguồn quốc tế, khách nội địa đến tham
quan, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí. Nằm trên giao điểm của tuyến du lịch quốc
gia quan trọng từ Hà Nội đi Tây Bắc, Việt Bắc và các tỉnh vùng Đông Bắc,
Vĩnh Phúc là điểm du lịch hấp dẫn trong các chương trình du lịch có tính lien
vùng, thu hút được sự chú ý của nhiều công ty lữ hành để tạo một không gian
du lịch thống nhất, đa dạng và hấp dẫn bằng cả tài nguyên thiên nhiên, nhân
văn và kinh tế.
Sau hơn 10 năm tái lập tỉnh, Vĩnh Phúc đã đạt được nhiều thành tựu
quan trọng trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - chính trị - văn hóa – xã hội. Từ
khi thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế, với lợi thế về vị trí địa lí, chính
sách thông thoáng, tích cực thu hút đầu tư nước ngoài, Vĩnh Phúc đã đạt tốc
độ tăng trưởng ổ định, cao hơn nhiều so với mức chung của toàn quốc và các
tỉnh thuộc vùng kinh tế Bắc Bộ.
Về phát triển kinh tế: Tăng trưởng kinh tế năm 2010 của tỉnh đạt
19.1%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực theo hướng tăng nhanh tỷ
trọng công nghiệp (56.03%) và dịch vụ (30,23%), tỷ trọng nông nghiệp còn
trên 13,74% trong GDP. Kim ngạch suất khẩu 2010 đạt 457 triệu USD. Thu
hút đầu tư trực tiếp vào tỉnh đạt kết quả tốt, trong 5 năm đã thu hút được 507
dự án mới trong đó có 113 dự án FDI tổng vốn đăng kí trên 20 nghìn tỷ đồng.
Đến cuối năm 2010 trên toàn tỉnh có 596 dự án, trong đó 127 dự án FDI với
10
tổng số vốn khoảng 2,3 tỷ USD. Thu ngân sách trên địa bàn trong 5 năm 2006
– 2010 đạt trên 42,2 nghìn tỷ đồng 9 tăng 4,3 lần so với 5 năm trước) [67,
tr.17].
Về cơ cấu kinh tế, Vĩnh Phúc đã có những bước chuyển rõ nét theo
hướng công nghiệp – thương mại, dịch vụ - nông nghiệp. Tỷ trọng các khối
này năm 2005 là 52,7% - 27,9% - 19,4%, năm 2010 là 56,3% - 30,23% 13,74%, dự kiến năm 2015 là 66% - 24% nà năm 2020 là 60% - 33% - 7%,
(nguồn tổng hợp từ các báo cáo của Tỉnh ủy từ năm 2005 đến năm
2010).Những chỉ số này cho thấy kinh tế Vĩnh Phúc đang phát triển và có
định hướng đúng đắn nhằm khai thác kinh thế mạnh của tỉnh và hướng tới nề
kinh tế có năng suất, chất lượng và hàm lượng công nghệ, dịch vụ cao.
- Về văn hóa
Các di tích lịch sử văn hóa: Các di tích lịch sử văn hóa là một nguồn tài
nguyên du lịch quan trọng, giữ vai trò chính trong việc thu hút khách du lịch,
đặc biệt là khách du lịch quốc tế… Toàn tỉnh hiện có gần 1000 di tích lịch sử,
văn hóa; trong đó đã xếp hạng cấp Quốc gia 228 di tích, nhiều di tích có giá
trị như: tháp Bình Sơn - Lập Thạch được xây dựng từ thế kỷ XIII, đền thờ
Trần Nguyên Hãn - Lập Thạch, cụm Đình Hương Canh…
Các lễ hội truyền thống: Hiện nay các lễ hội truyền thống đang có xu
hướng phục hồi phát triển trở lại. Vĩnh Phúc có nhiều lễ hội truyền thống, có
thể nghiên cứu tổ chức khai thác phục vụ mục đích phát triển du lịch. Hàng
năm ở Vĩnh Phúc có hàng trăm lễ hội được tổ chức. Có thể chia lễ hội thành
các loại hình như sau:
Lễ hội tín ngưỡng: Thường là tín ngưỡng dân gian, thờ các thần thánh,
như thờ thành hoàng, thờ mẫu, thờ các thần có liên quan đến các hoạt động
kinh tế như nông ngiệp, ngư nghiệp…
11
Các lễ hội lịch sử: Thường gắn với việc tưởng niệm các nhân vật lịch
sử như lễ hội Tây Thiên, lễ hội Tam Đảo (huyện Tam Đảo); lễ hội đền Bách
Trữ, lễ hội trọi trâu Hải Lựu… Đây là những lễ hội đáng chú ý và thu hút khá
đông khách du lịch.
Các sản phẩm thủ công truyền thống: ở Vĩnh Phúc có nhiều nghề thủ
công truyền thống độc đáo, đặc sắc như Làng Rắn ở Vĩnh Sơn, nghề mộc ở
Làng Bích Chu, nghề rèn ở Lý Nhân, tơ tằm ở Thổ Tang (Vĩnh Tường), nghề
gốm gia dụng ở Hương Canh (huyện Bình Xuyên)… khai thác các sản phẩm
nghề thủ công truyền thống và khôi phục phát triển các làng nghề truyền
thống có vai trò to lớn trong việc phát triển du lịch.
Ngoài những nguồn tài nguyên chính kể trên, Vĩnh Phúc còn có thể
khai thác các nguồn tài nguyên nhân văn khác phục vụ du lịch như ca múa
nhạc dân tộc, các món ăn từ lâm thổ sản phong phú của địa phương mình…
- Về xã hội
Tổng mức đầu tư phát triển toàn xã hội trong giai đoạn 2006 – 2010 đạt
44,287 tỷ đồng. Tổng huy động vốn đầu tư và phát triển toàn xã hội luôn ở
mức cao xấp xỉ 40% so với GDP; cụ thể, huy động vốn đầu tư và phát triển
trên địa bàn đạt 14.500 tỷ đồng. Đây là một yếu tố rất quan trọng để kinh tế
Vĩnh Phúc phát triển, trong đó có du lịch. Từ một tỉnh nghèo thuần nông, đến
nay Vĩnh Phúc đứng thứ 7 cả nước về giá trị sản xuất công nghiệp.
Bảo đảm an ninh quốc phòng, kinh tế phát triển, đời sống nhân dân
được nâng lên. GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 31 triệu đồng (tương
đương 1.630 USD). Tỷ lệ hộ nghèo liên tục giảm. Chỉ số giá tiêu dùng đã
được kiềm chế và giảm dần; an sinh xã hội được đảm bảo, các lĩnh vực giáo
dục, y tế văn hóa, thể thao có nhiều tiến bộ. Công tác thanh tra, kiểm tra,
phòng chống tham nhũng, phòng chống tệ nạn xã hội, cải cách các thủ tục
hành chính… được tăng cường đạt hiệu quả cao.
12
Những thành tựu này là tiền đề quan trọng để thực hiện những chiến
lược phát triển kinh tế chung của tỉnh, đồng thời đây cũng là đòn bẩy để thúc
đẩy sự phát triển ngành kinh tế du lịch Vĩnh Phúc. Đến năm 2011, trên địa
bàn tỉnh có 172 cơ sở lưu trú (trong đó có 01 khách sạn 4 sao; 01 khách sạn 3
sao; 22 khách sạn 2 sao; 10 khách sạn 1 sao) số là 2789 phòng. Tập trung tại
các khu du lịch Tam Đảo, Đại Lải và thành phố Vĩnh Yên (nguồn tổng hợp
theo Niên giám thống kê năm 2011 tỉnh Vĩnh Phúc). Về kinh doanh lữ hành
hiện có 06 đơn vị đang hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành quốc tế. Hiện
nay tỉnh có 3 tổ hợp vui chơi giải trí kết hợp sân golf là Tam Đảo, Đầm Vạc,
Đại Lải. Đây là những cơ sở vật chất quan trọng tạo điều kiện du lịch Vĩnh
Phúc phát triển.
Trong những năm gần đây, nhận thức được tầm quan trọng của ngành
du lịch trong sự phát triển kinh tế của tỉnh, Đảng bộ Vĩnh Phúc đã có những
chủ trương, chính sách kịp thời, đúng đắn để đưa ngành kinh tế du lịch trở
thành ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh. Sự nhạy bén và đúng đắn của Đảng
bộ tỉnh ngay từ khi được tái lập tỉnh là điều kiện vô cùng quan trọng để thúc
đẩy du lịch Vĩnh Phúc phát triển mạnh mẽ.
1.2. Kinh tế du lịch ở tỉnh Vĩnh Phúc trƣớc năm 2000
Sau 10 năm thực hiện công cuộc đổi mới, đất nước ta đã thu được
nhiều thành tựu to lớn trên tất cả các mặt của đời sống xã hội, trong đó nổi bật
là những kết quả đã đạt được trong lĩnh vực kinh tế. Tình hình đình đốn trong
sản xuất và rối ren trong lưu thông được khắc phục. Kinh tế tăng trưởng
nhanh. Nhiều công trình thuộc kết cấu hạ tầng và cơ sở công nghiệp trọng yếu
được xây dựng, tạo thêm sức mạnh vật chất và thế cân đối mới cho bước phát
triển tiếp theo. Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế
quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục được xây
dựng một cách đồng bộ và có hiệu quả hơn. Về cơ bản đất nước đã thoát ra
13
khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội nghiêm trọng kéo dài hơn 15 năm.
Những điều kiện đó đã tạo tiền đề cần thiết để nước ta chuyển sang thời kỳ
phát triển mới – thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Thực hiện nghị quyết kỳ họp Quốc hội thứ 10 (khóa IX) về việc phân
chia địa giới hành chính của một số tỉnh, ngày 01 - 01 - 1997, tỉnh Vĩnh Phúc
được tái lập và đi vào hoạt động. Nằm trong bối cảnh chung của đất nước, sau
khi được tái lập, Vĩnh Phúc xây dựng tỉnh nhà về mọi mặt. Đại hội Đảng bộ tỉnh
Vĩnh Phúc lần thứ XII đã được tiến hành từ ngày 5 đến ngày 7 - 11- 1997.
Đại hội đề ra phương hướng chung phát triển kinh tế, xã hội những
năm 1997 – 2000 là: “Đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế, nhất là đối với
công nghiệp, sớm thoát khỏi tình trạng kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, tạo
tiền đề cho sự phát triển ổn định, vững chắc sau năm 2000, thu hẹp khoảng
cách so với bình quân chung của cả nước. Chuyển nền kinh tế theo hướng cơ
cấu công nghiệp – nông nghiệp và dịch vụ. Phát huy mọi tiềm lực của các
thành phần kinh tế để khai thác được mọi tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Kết
hợp tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa xã hội, nâng cao đời sống
nhân dân…” [57, tr. 59]. Trong đó, Đảng bộ tỉnh nhấn mạnh đến vấn đề khắc
phục tình trạng Vĩnh Phúc vẫn là một tỉnh thuần nông.
Thực hiện Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh, quán triệt quan điểm đẩy
mạnh phát triển du lịch nhằm từng bước đưa nước ta thành một trung tâm du
lịch có tầm cỡ trong khu vực được Đại hội toàn quốc lần thứ VIII (1996), Đại
hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XII (1997) đã chỉ ra phương hướng phát
triển ngành du lịch trong những năm 1997-2000 là: “Phát triển mạnh du lịch
với các hình thức du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng và du lịch cuối tuần,
chú trọng đầu tư chiều sâu vào những nơi danh lam thắng cảnh như Tam
Đảo, Tây Thiên, Đại Lải, Đầm Vạc… tăng thêm sức hấp dẫn nhằm thu hút
khách du lịch đến địa phương”.
14
Để có cơ sở, định hướng phát triển du lịch trong những năm tiếp theo,
Đại hội VIII của Đảng đã xác định nhiệm vụ quan trọng đầu tiên trong kế
hoạch 5 năm (1996-2000) là: “Triển khai thực hiện quy hoạch tổng thể phát
triển du lịch tương xứng với tiềm năng du lịch to lớn của đất nước theo hướng
du lịch văn hóa, di tích lịch sử và khu danh lam thắng cảnh” [6, tr. 36].
Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc đề ra nhiệm vụ, biện pháp đầu tiên quan trọng
là tiến hành xây dựng cơ sở vật chất phục vụ phát triển du lịch như: xây dựng
thêm nhà hàng, khách sạn, xây dựng giao thông, nâng cao chất lượng thông
tin ở các địa điểm du lịch. Tỉnh ủy chỉ đạo ủy ban nhân dân tỉnh tạo điều kiện
khuyến khích, đa dạng các loại hình đầu tư vào khu dịch vụ, khu vui chơi giải
trí theo quy hoạch phát triển đã được phê duyệt, đảm bảo quyền lợi lâu dài
cho các nhà đầu tư. Song song với việc chỉ đạo nâng cấp cơ sở vật chất, Đảng
bộ chỉ đạo nâng cao chất lượng phục vụ tại các khu du lịch. Dưới sự chỉ đạo
của Đảng bộ, ngành du lịch đã tiến hành xây dựng nếp sống văn hóa – văn
minh ở các khu du lịch; xây dựng, nâng cấp các khu vui chơi giải trí tại các
khu du lịch; đồng thời, quan tâm chỉ đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ
tiếp thị, hướng dẫn viên du lịch.
Triển khai thực hiện những biện pháp đồng bộ trên, ngành du lịch Vĩnh
Phúc đã đạt được những kết quả quan trọng. Do có chính sách khuyến khích,
tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vào đầu tư phát triển du lịch nên
các nhà đầu tư du lịch đã đến với Vĩnh Phúc nhiều hơn, cơ sở hạ tầng của các
khu du lịch, giải trí được nâng cấp, số lượng khách du lịch đến với Vĩnh Phúc
ngày càng tăng qua từng năm. Khách du lịch trong những năm 1997 – 2000
tăng đều hàng năm từ 12 – 15%. Trong đó số lượt khách nội địa chiếm 98%,
khách nước ngoài chiếm 2%, (Nguồn tổng hợp từ các báo cáo của Tỉnh ủy từ
năm 1997 đến năm 2000). Nhằm đẩy mạnh hơn nữa hoạt động kinh doanh du
lịch, trong năm 2000 Tỉnh ủy chủ trương phát triển du lịch theo hướng vừa là
15
ngành kinh tế vừa là hình thức hoạt động văn hóa. Từ đó, Tỉnh ủy chỉ đạo tiến
hành đa dạng hóa các loại hình dịch vụ khách du lịch, đáp ứng nhu cầu của
khách hàng cả về nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí. Doanh thu du lịch năm 2000
đạt 8,5 tỷ đồng, tăng 22,3% so với năm 1997, (Niên giám thống kê năm 2000
tỉnh Vĩnh Phúc (2000)).
Bảng 1.1: Bảng doanh thu ngành du lịch trong những năm 1997 - 2000
Năm
Doanh thu (tỷ đồng)
Tăng so với cùng kỳ (%)
1997
4,5
5,7
1998
5,6
9,2
1999
6,5
12,1
2000
8,5
22,3
(Nguồn: tổng hợp từ các báo cáo của Tỉnh ủy từ năm 1997 – 2000).
Doanh thu từ du lịch tăng đều qua các năm. So với năm 1997, năm
2000, doanh thu từ du lịch đã tăng gấp 2 lần. Doanh thu này chủ yếu từ lưu
trú và ăn uống. Các loại doanh thu khác còn thấp. Mặt khác chất lượng phục
vụ và sản phẩm du lịch còn thấp, các dịch vụ bổ sung còn nghèo nàn… từ đó
ảnh hưởng đến kinh doanh du lịch.
Tuy nhiên, những kết quả đạt được của ngành du lịch trong những năm
1997 - 2000 còn bộc lộ nhiều hạn chế yếu kém:
Nhận thức về du lịch chưa đầy đủ về vị trí và tầm quan trọng của kinh
tế du lịch trong tình hình mới, chưa được quán triệt và thực hiện đầy đủ ở các
cấp, các ngành và mọi tầng lớp xã hội.
Công tác quảng bá tuyên truyền tiếp thị còn nhiều hạn chế. Việc nghiên
cứu thị trường vẫn còn mang tính tự phát vì thế chưa nắm bắt được xu thế của
từng loại thị trường để từ đó có sách lược đầu tư khai thác hợp lý.
Chất lượng sản phẩm du lịch còn thấp, loại hình sản phẩm chưa phong
phú… các cơ sở vui chơi giải trí không có các sản phẩm lưu niệm thủ công
16
mỹ nghệ truyền thống, độc đáo, các địa phương chưa có kế hoạch sản xuất
hợp lý đáp ứng yêu cầu của từng loại khách.
Việc xây dựng quy hoạch và quản lý quy hoạch du lịch còn yếu kém.
Ngày 05/07/1998 chủ tịch UBND tỉnh đã phê duyệt dự án “Quy hoạch tổng
thể phát triển du lịch Vĩnh Phúc thời kỳ 1998 – 2010”. Nhưng chưa có sự đầu
tư cho các quy hoạch chi tiết cụ thể của từng khu lịch, điểm du lịch, tuyến du
lịch, do đó việc xây dựng các công trình ở những khu du lịch còn tùy tiện,
chắp vá hoặc trùng lặp nhiều chủ sở hữu, chủ quản lý, chưa phân định được
trách nhiệm và lợi ích của các ngành, các cấp và nhân dân địa phương.
Thực tế này đặt lãnh đạo các cấp ủy Đảng ở Vĩnh Phúc trước yêu cầu:
phải có chủ trương, đường lối và chiến lược tổng thể trước mắt và lâu dài để
phát huy hiệu quả du lịch ở Vĩnh Phúc. Tạo cơ hội thu hút đầu tư, phát huy
mọi nguồn lực, phát triển thế mạnh về du lịch của tỉnh, tạo cơ hội liên kết với
các địa phương khác, góp phần tham gia hội nhập phát triển du lịch cùng cả
nước. Đồng thời đẩy mạnh phát triển du lịch Vĩnh Phúc, tạo được nét đặc sắc
riêng để tham gia phát triển du lịch của tỉnh tương xứng với tiềm năng, lợi thế
sẵn có.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
Với những lợi thế về tự nhiên và xã hội Vĩnh Phúc hội tụ đầy đủ những
yếu tố để phát triển kinh tế du lịch. Từ khi mới tách tỉnh năm 1997 cho đến
năm 2000, kinh tế du lịch Vĩnh Phúc chưa được đánh giá và nhìn nhận một
cách đúng đắn do đó doanh thu về du lịch của tỉnh vẫn còn thấp. Lúc này
chưa có sự quan tâm đầu tư cao của Đảng bộ tỉnh nên du lịch Vĩnh Phúc vẫn
chưa được nhiều người biết đến, cơ sở vật chất cũng như dịch vụ du lịch vẫn
còn yếu kém…
Năm 1986, Đảng ta thực hiện đường lối đổi mới, mở cửa và hội nhập
tạo cơ hội cho đất nước ta phát triển cùng với nền kinh tế thế giới. Đưa đất
17
nước thoát khỏi khủng hoảng trì trệ, mọi mặt đời sống, xã hội của nhân dân
được nâng lên. Do đó nhu cầu về du lịch của người dân ngày càng cao. Nhận
thức được điều đó, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc đã có những chủ trương để phát
triển kinh tế du lịch nhưng việc đầu tư vẫn chưa cao, nên hoạt động kinh
doanh du lịch giai đoạn này chưa đạt được kết quả như mong muốn. Chính vì
vậy Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc cần có những chủ trương, chiến lược lâu dài
trong giai đoạn sau, để du lịch Vĩnh Phúc phát triển mạnh tương ứng với tiềm
năng vốn có của nó.
18
Chƣơng 2
ĐẢNG BỘ VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ
DU LỊCH TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2012
2.1. Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch từ năm
2000 đến năm 2005
2.1.1. Chủ trƣơng của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc phát triển kinh tế từ năm
2000 đến năm 2005
Trải qua 15 năm thực hiện công cuộc đổi mới, đất nước ta đạt được
nhiều thành tựu quan trọng, tạo ra cả thế và lực để thúc đẩy công cuộc đổi
mới đi vào chiều sâu. Nền kinh tế với sự phát triển không ngừng của khoa học
kỹ thuật và cơ sở vật chất. Môi trường hòa bình, sự hợp tác, liên kết quốc tế
và xu thế đối ngoại của thế giới đã và sẽ tạo điều kiện để chúng ta tiếp tục
phát huy nội lực và lợi thế so sánh, tranh thủ ngoại lực để thực hiện công
nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, đất nước còn phải đối mặt với 4 nguy cơ
lớn: tụt hậu xa hơn về kinh tế, chệch hướng xã hội chủ nghĩa, nạn tham nhũng
và tệ quan liêu, “diễn biến hòa bình” do các thế lực thù địch gây ra. Do đó
yêu cầu nắm bắt cơ hội, vượt qua thử thách, phát triển mạnh trong thời kì mới
là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và nhân dân ta.
Trong bối cảnh đó, từ ngày 19 đến ngày 22 - 4 - 2001, Đảng ta tiến
hành Đại hội đại biểu lần thứ nhất IX. Trên cơ sở đánh giá kết quả 5 năm thực
hiện Nghị quyết Đại hội VIII, 15 năm đổi mới, 10 năm thực hiện chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001-2005 là: “Tăng trưởng kinh tế nhanh
và bền vững. Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng
công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nâng cao rõ rệt hiệu quả và sức cạnh tranh
của nền kinh tế. Mở rộng kinh tế đối thoại, tạo chuyển biến mạnh về giáo dục
và đào tạo, khoa học và công nghệ, phát huy nhân tố con người, tạo nhiều
việc làm; cơ bản xóa đói, giảm số hộ nghèo; đẩy lùi các tệ nạn xã hội; ổn
19
định và cải thiện đời sống nhân dân. Tiếp tục tăng cường kết cấu hạ tầng kinh
tế, xã hội; hình thành một thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa. Giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội” [7, tr. 28-29].
Để định hướng phát triển lâu dài cho ngành du lịch, Thủ tướng Chính
phủ đã ra quyết định số 97/2002/QĐ-TTg ngày 22/7/2002 về việc phê duyệt
Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001 – 2010. Trong đó khẳng định:
“Từng bước đưa Việt Nam trở thành một trung tâm du lịch có tầm cỡ của khu
vực, phấn đấu sau năm 2010 du lịch Việt Nam được xếp vào nhóm quốc gia
có ngành du lịch phát triển trong khu vực” [24, tr. 2]. Quyết định này cũng
quy định rõ các định hướng phát triển cả về thị trường du lịch, nhân lực du
lịch và nghiên cứu ứng dụng khoa học – công nghệ, đầu tư xúc tiến du lịch, về
hợp tác quốc tế về du lịch, về quảng bá du lịch…
Dựa vào chủ trương chung của Đảng, thực hiện Chỉ thị số 54-CT/TW,
ngày 22 - 5 - 2000 của Ban chấp hành Trung ương Đảng, ngày 12 - 3 - 2001,
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XIII được tiến hành. Đứng
trước những thời cơ và thuận lợi cũng như thách thức không nhỏ của thời kì
phát triển mới, Đại hội có nhiệm vụ vạch ra con đường phát triển kinh tế - xã
hội trong 5 năm (2001 - 2005), trong đó có đường lối, chủ trương phát triển
kinh tế du lịch. Theo đó, trong lĩnh vực du lịch, Đảng bộ tỉnh chủ trương tập
trung đầu tư cơ sở vật chất cho các khu du lịch Tam Đảo, Đại Lải và Tây
Thiên… đa dạng hóa các loại hình dịch vụ và sản phẩm du lịch.
Như vậy, quán triệt quan điểm, chủ trương phát triển kinh tế của Đảng,
trên cơ sở những kết quả đạt được cũng như một số tồn tại trong phát triển
kinh tế du lịch trong giai đoạn 1997 – 2000, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần
thứ XIII đã đề ra phương hướng và các mục tiêu chủ yếu trong phát triển
ngành kinh tế du lịch giai đoạn 2001 – 2005. Phương hướng, mục tiêu phát
triển đó là cơ sở để Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XIII) đề ra những chủ
20