Tải bản đầy đủ (.pdf) (392 trang)

Quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.62 MB, 392 trang )

HỘI ĐỒNG LÝ LUẬN TRUNG ƯƠNG BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
TRỌNG ĐIỂM CẤP NHÀ NƯỚC
KX.04/06-10

BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
ĐỀ TÀI

QUAN HỆ GIỮA ĐỔI MỚI KINH TẾ
VÀ ĐỔI MỚI CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM
Mã số: KX.04.11/06-10

Chủ nhiệm đề tài: GS,TS. Dương Xuân Ngọc
Cơ quan chủ trì: Học viện Báo chí và Tuyên truyền

8054
Hà Nội, 2010


2


BAN CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
1. GS,TS. Dương Xuân Ngọc, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Chủ nhiệm
đề tài
2. PGS,TS. Hoàng Đình Cúc, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Phó Chủ
nhiệm đề tài
3. PGS, TS. Lưu Văn An, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Thư ký đề tài,
Chủ nhiệm đề tài nhánh 2
4. TS. Phạm Minh Sơn, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Thư ký đề tài,
Chủ nhiệm đề tài nhánh 1


5. ThS. Nhạc Phan Linh, Thư ký hành chính, tham gia nghiên cứu

NHỮNG NHÀ KHOA HỌC THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1. PGS,TS. Lương Khắc Hiếu, Học viện Báo chí và Tuyên truyền
2. GS, TS. Đỗ Thế Tùng, Học viện CT-HC Quốc gia Hồ Chí Minh
3. GS,TS. Lê Văn Quang, Học viện Chính trị Quân sự, Bộ Quốc phòng
4. GS,TS. Trần Phúc Thăng, Học viện CT-HC Quốc gia Hồ Chí Minh
5. GS,TS. Trần Ngọc Hiên, Học viện CT-HC Quốc gia Hồ Chí Minh
6. PGS,TS. Phan Thanh Khôi, Học viện CT-HC Quốc gia Hồ Chí Minh
7. PGS, TS. Trần Văn Phòng, Học viện CT-HC Quốc gia Hồ Chí Minh
8. GS,TS. Nguyễn Trọng Chuẩn, Học viện CT-HC Quốc gia Hồ Chí Minh
9. PGS,TS.. Nguyễn Viết Thảo, Học viện CT-HC Quốc gia Hồ Chí Minh
10. PGS,TS. Nguyễn Hoàng Giáp, Học viện CT-HC Quốc gia Hồ Chí Minh
11. PGS,TS. Nguyễn Thị Quế, Học viện CT-HC Quốc gia Hồ Chí Minh
12. PGS,TS. Trình Mưu, Học viện CT-HC Quốc gia Hồ Chí Minh
13. TS. Bùi Phương Đình, Học viện CT-HC Quốc gia Hồ Chí Minh
14. PGS,TS. Lê Minh Quân, Học viện CT-HC Quốc gia Hồ Chí Minh
15. PGS,TS. Nguyễn Văn Vĩnh, Học viện CT-HC Quốc gia Hồ Chí Minh
16. TS. Lưu Văn Quảng, Học viện CT-HC Quốc gia Hồ Chí Minh
17. PGS. Nguyễn Huy Quý, Học viện Khoa học Xã hội Việt Nam
3


18. PGS, TS. Lê Xuân Bá, Viện Nghiên cứu Kinh tế Trung ương
19. TS. Ngô Văn Lương, Học viện Báo chí và Tuyên truyền
20. TS. Trịnh Đức Hồng, Đảng ủy Khối Dân- Chính - Đảng, Thành ủy Hà
Nội
21. PGS, TS. Hồ Tấn Sáng, Học viện Chính trị- Hành chính khu vực III
22. TS. Lê Văn Đính, Học viện Chính trị- Hành chính khu vực III
23. TS. Lê Thị Minh Loan, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội

24. TS. Hồ Việt Hạnh, Học viện Khoa học Xã hội Việt Nam
25. PGS,TS. Trần Thị Anh Đào, Học viện Báo chí và Tuyên truyền
26. TS. Nguyễn Thị Thanh, Học viện Báo chí và Tuyên truyền
27. TS. Nguyễn Xuân Phong, Học viện Báo chí và Tuyên truyền
28. TS. Nguyễn Vũ Tiến, Học viện Báo chí và Tuyên truyền
29. TS. Phạm Huy Kỳ, Học viện Báo chí và Tuyên truyền
30. TS. Trương Ngọc Nam, Học viện Báo chí và Tuyên truyền
31. TS. Hoàng Quốc Bảo, Học viện Báo chí và Tuyên truyền
32. TS. Hoàng Anh, Học viện Báo chí và Tuyên truyền
33. ThS. Phan Thanh Hải, Học viện Báo chí và Tuyên truyền
34. ThS. Vũ Thị Thu Quyên, Học viện Báo chí và Tuyên truyền
35. ThS. Đặng Thanh Phương, Học viện Báo chí và Tuyên truyền
36. ThS. Dương Thị Thục Anh, Học viện Báo chí và Tuyên truyền
37. ThS. Võ Thị Hoa, Học viện Báo chí và Tuyên truyền
38. ThS. Lưu Thúy Hồng, Học viện Báo chí và Tuyên truyền
39. ThS. Nguyễn Thúy Hà, Học viện Báo chí và Tuyên truyền
40. ThS. Lê Thu Hà, Học viện Báo chí và Tuyên truyền

4


MỤC LỤC
Mở đầu

7

Chương I: Quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị - Cơ
sở lý luận. Kinh nghiệm giải quyết mối quan hệ kinh tế và chính trị
ở một số nước trên thế giới


33

1.1. Quan hệ giữa kinh tế và chính trị - Cơ sở lý luận
1.2. Quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở Việt Nam Quá trình nhận thức và thực chất mối quan hệ
1.3. Kinh nghiệm giải quyết mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị ở một
số nước trên thế giới

33
60

Chương II: Những nhân tố tác động và thực trạng giải quyết mối
quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở Việt Nam từ
năm 1986 đến nay

129

2.1. Những nhân tố cơ bản tác động đến quan hệ giữa đổi mới kinh tế và
đổi mới chính trị ở nước ta
2.2. Thực trạng giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới
chính trị ở nước ta từ năm 1986 đến nay
2.3. Đánh giá chung về kết quả giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới
kinh tế và đổi mới chính trị ở Việt Nam và những vấn đề đặt ra

129

Chương III: Quan điểm, giải pháp về nhận thức và giải quyết hài
hoà mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở Việt
Nam
3.1. Quan điểm nhận thức và giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa đổi
mới kinh tế và đổi mới chính trị ở Việt Nam

3.2. Những giải pháp chủ yếu giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa đổi
mới kinh tế và đổi mới chính trị

235

Kết luận

291

Danh mục tài liệu tham khảo

295

5

94

153
223

235
254


CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chủ nghĩa xã hội
Chủ nghĩa tư bản
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Hệ thống chính trị
Kinh tế thị trường

Tư bản chủ nghĩa
Xã hội chủ nghĩa
Xã hội dân sự

6

CNXH
CNTB
CNH, HĐH
HTCT
KTTT
TBCN
XHCN
XHDS


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quan hệ giữa kinh tế và chính trị là quan hệ cơ bản, tồn tại khách quan trong
mọi xã hội có phân chia giai cấp và được tổ chức thành nhà nước; có mối quan hệ
mật thiết với quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng; giữa cái khách
quan và cái chủ quan; giữa cái tất yếu và cái có thể...
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, kinh tế là yếu tố cốt lõi của cơ
sở hạ tầng, còn chính trị là yếu tố cốt lõi của kiến trúc thượng tầng. Bởi vậy, mối
quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng thực chất là mối quan hệ giữa
kinh tế và chính trị. Nói cách khác, quan hệ giữa cơ sở hạ tầng với kiến trúc
thượng tầng được thể hiện cô đọng nhất, tập trung nhất trong quan hệ giữa kinh tế
và chính trị, trong đó kinh tế suy đến cùng quyết định chính trị; ngược lại, chính trị
định hướng cho quá trình phát triển kinh tế và điều chỉnh các quan hệ kinh tế. Kinh
tế phát triển là cơ sở bảo đảm chắc chắn cho ổn định chính trị- xã hội và sự ổn định

chính trị- xã hội là tiền đề, điều kiện để thúc đẩy phát triển kinh tế. Nhận thức đúng
và giải quyết thành công quan hệ giữa kinh tế và chính trị (nhấn mạnh mặt khách
quan của vấn đề), giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị (nhấn mạnh mặt chủ
quan của vấn đề) là vấn đề có ý nghĩa quyết định chiều hướng, nội dung, nhịp độ,
hiệu quả và mức độ bền vững của sự phát triển. Xuất phát từ nhận thức và tư duy
đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam đã từng bước vận dụng đúng đắn và giải quyết
sáng tạo quan hệ giữa kinh tế và chính trị trong quá trình đổi mới, nhờ đó cách
mạng nước ta đã thu được những thành tựu to lớn: đất nước ra khỏi tình trạng
khủng hoảng kinh tế - xã hội bước vào giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với
phát triển kinh tế tri thức và hội nhập sâu, rộng vào đời sống quốc tế.
Ngay từ Đại hội lần thứ VI, Đảng ta đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất
nước; đồng thời nhấn mạnh đổi mới phải có bước đi và cách làm thích hợp. Tổng
kết 5 năm đầu đổi mới 1986-1991, Đại hội VII của Đảng đã rút ra những bài học
kinh nghiệm: “Đổi mới toàn diện, đồng bộ và triệt để, nhưng phải có bước đi, hình
thức và cách làm phù hợp… Về quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị,
phải tập trung sức làm tốt đổi mới kinh tế… Đồng thời với đổi mới kinh tế, phải
từng bước đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của HTCT…, việc đổi mới
7


HTCT nhất thiết phải trên cơ sở nghiên cứu và chuẩn bị rất nghiêm túc, không cho
phép gây mất ổn định chính trị, dẫn đến sự rối loạn. Nhưng không vì vậy mà tiến
hành chậm trễ đổi mới HTCT, nhất là về tổ chức bộ máy và cán bộ, mối quan hệ
giữa Đảng, Nhà nước và các đoàn thể nhân dân”1. Đến Đại hội VIII, trên cơ sở
tổng kết 10 năm đổi mới, Đảng ta đã rút ra bài học kinh nghiệm: kết hợp chặt chẽ
ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị, lấy đổi mới kinh tế làm trọng
tâm, đồng thời từng bước đổi mới chính trị2. Tổng kết 20 năm đổi mới, với bản
lĩnh từng trải và sự trưởng thành trong nhận thức và tư duy, Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ X đã khẳng định: đổi mới toàn diện, đồng bộ, có kế thừa, có bước đi,
hình thức và cách làm phù hợp3. Phải đổi mới từ nhận thức, tư duy đến hoạt động

thực tiễn, từ kinh tế, chính trị, đối ngoại đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã
hội. Thực hiện nguyên tắc gắn phát triển kinh tế là trọng tâm, xây dựng Đảng là
then chốt với phát triển văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, Đại hội X của
Đảng đã khẳng định quyết tâm sớm đưa đất nước thoát khỏi tình trạng kém phát
triển, phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo
hướng hiện đại.
Trong giai đoạn hiện nay, thực hiện chủ trương đẩy mạnh hội nhập quốc tế,
tham gia tích cực và chủ động vào quá trình toàn cầu hóa, đặc biệt kể từ khi gia
nhập WTO, chúng ta cần phải đổi mới mạnh mẽ hơn nữa cả về kinh tế và chính trị
để phù hợp với những chuẩn mực chung của thế giới, đồng thời giữ vững được
định hướng XHCN. Trên thế giới và khu vực, nhiều nước đã giải quyết khá tốt vấn
đề quan hệ giữa kinh tế và chính trị, nhờ đó thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Những thành công và cả những thất bại trong giải quyết vấn đề này ở một số nước
trên thế giới, đặc biệt là các nước Đông Á, Đông Nam Á và Trung Quốc, là những
bài học quý báu để chúng ta có thể kế thừa.
Tuy nhiên cho đến nay, công bằng mà đánh giá, chúng ta vẫn chưa nhận
thức thấu đáo và có hệ thống những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh về quan hệ giữa kinh tế và chính trị, chưa làm rõ về mặt lý
luận quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị trong điều kiện cụ thể ở Việt
Nam. Còn tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau xoay quanh vấn đề quan hệ giữa kinh
1

Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb St, H., 1991, tr. 53-54.
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb CTQG, H., 1996,
tr.71.
3
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG, H., 2006
2

8



tế và chính trị. Có ý kiến cho rằng, KTTT và CNXH không thể dung hợp, tương
ứng với nền kinh tế có nhiều thành phần phải là nền chính trị đa nguyên. Có ý kiến
quá đề cao KTTT, coi đó là “liều thuốc vạn năng” có thể giải quyết được mọi vấn
đề chính trị - xã hội, không đánh giá đúng vai trò lãnh đạo, định hướng của chính
trị (vai trò của Đảng) trong giải quyết các vấn đề kinh tế. Loại ý kiến khác lại quá
đề cao vai trò của chính trị trong giải quyết các vấn đề kinh tế, tách rời chính trị
khỏi kinh tế, tuyệt đối hoá sức mạnh của các quyết sách chính trị, làm cho nó mất
cơ sở khách quan trên nền tảng kinh tế. Vì vậy, có tình trạng ở nơi này, nơi khác,
lúc này, lúc khác muốn đẩy nhanh quá trình tự do hóa kinh tế hoặc gia tăng sự can
thiệp của chính trị vào kinh tế, làm cho hai quá trình đổi mới kinh tế và đổi mới
chính trị bị tách rời nhau, thậm chí mâu thuẫn với nhau gây ra hậu quả xấu cho cả
kinh tế lẫn chính trị.
Ở nước ta hiện nay không khó để nhận ra một thực tế: kinh tế đổi mới nhanh
hơn chính trị, các yếu tố của KTTT phát triển mạnh mẽ và hội nhập sâu vào nền
kinh tế thế giới, trong khi đó, đổi mới chính trị còn tồn tại khá nhiều vấn đề chưa
phù hợp, thậm chí còn bất cập so với đổi mới kinh tế, đặc biệt là hệ thống pháp
luật. Do vậy, có lúc chính trị cản trở kinh tế và làm nảy sinh nhiều vấn đề tiêu cực
(tham nhũng, quan liêu). Một số cải cách chính trị chưa theo kịp tốc độ phát triển
của KTTT. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X chỉ rõ: Bên cạnh những thành tựu
to lớn, cho đến nay nước ta vẫn đang trong tình trạng kém phát triển. Các lĩnh vực
văn hóa, xã hội, xây dựng HTCT, còn nhiều yếu kém. Lý luận chưa giải đáp được
một số vấn đề của thực tiễn đổi mới và xây dựng CNXH ở nước ta, đặc biệt là
trong việc giải quyết các mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng và chất lượng phát
triển; giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội; giữa đổi mới kinh tế
và đổi mới chính trị; giữa đổi mới với ổn định và phát triển; giữa độc lập tự chủ và
chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế…
Vì vậy, việc nghiên cứu để làm rõ cơ sở khoa học và thực tiễn giải quyết
mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở nước ta hiện nay, tổng kết

những thành công, chỉ rõ những mâu thuẫn, cản trở để rút ra bài học kinh nghiệm
và đề xuất những giải pháp hữu hiệu trong giải quyết mối quan hệ giữa kinh tế và
chính trị là vấn đề cấp bách, là đòi của chính công cuộc đổi mới vì mục tiêu dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
9


2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề quan hệ giữa kinh tế và chính trị nói chung, quan hệ giữa đổi mới
kinh tế và đổi mới chính trị ở Việt Nam nói riêng là một trong những vấn đề lớn,
phức tạp, nhạy cảm nhưng vô cùng quan trọng thu hút sự quan tâm nghiên cứu của
nhiều nhà chính trị, nhà khoa học. Cho đến nay, đã có khá nhiều công trình liên
quan đến vấn đề này. Có thể chia thành bốn nhóm như sau:
Nhóm thứ nhất: Các tác phẩm của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.Lênin, Hồ Chí
Minh và các văn kiện của Đảng ta về quan hệ giữa kinh tế và chính trị
- Thứ nhất, chủ nghĩa Mác- Lênin về quan hệ giữa kinh tế và chính trị
Trong các tác phẩm của mình, các nhà kinh điển làm rõ phạm trù kinh tế,
phạm trù chính trị, quan hệ biện chứng giữa kinh tế và chính trị, trong đó kinh tế
giữ vai trò quyết định; chính trị tác động trở lại bằng cách lãnh đạo, định hướng,
tạo động lực cho phát triển kinh tế. Kinh tế là cơ sở của đời sống xã hội; sản xuất
vật chất là cơ sở của nhà nước, pháp quyền và ý thức xã hội; sở hữu tư nhân là cơ
sở của xã hội đối kháng giai cấp; sở hữu xã hội là cơ sở của xã hội XHCN. Các nhà
kinh điển cũng phân tích bản chất của chính trị, cấu trúc chính trị; nhà nước với tư
cách là hạt nhân của thượng tầng kiến trúc. Khi phân tích quan hệ biện chứng giữa
kinh tế với chính trị, chủ nghĩa Mác- Lênin khẳng định, quan hệ giữa kinh tế và
chính trị là quan hệ biện chứng, chi phối các quan hệ khác trong đời sống xã hội.
Sự quyết định suy đến cùng của kinh tế đối với chính trị thể hiện vai trò của cơ sở
kinh tế, nguyên nhân, điều kiện và các quan hệ giữa kinh tế đối với các hiện tượng
chính trị. Vai trò tích cực của chính trị đối với kinh tế thể hiện tập trung nhất vai
trò của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng; vai trò của đảng chính trị đối

với đời sống xã hội... Những nội dung trên được phản ánh trong các tác phẩm:
C.Mác và Ph.Ăngghen Toàn tập: T.1, 2, 3, 4, 6, 7, 11, 13, 14, 16, 17, 19, 20, 21,
23, 24, 25, 26, 35, 36, 39, 41, 42, 46 (trong đó, tiêu biểu là các công trình Tuyên
ngôn của Đảng cộng sản, Tư bản, Phê phán cương lĩnh Gôta, Chống Đuyrinh,
Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước...); V.I.Lênin Toàn
tập: T. 1, 2, 3, 11, 16, 33, 35, 36, 39, 42, 43, 44, 45 (trong đó tiêu biểu là các công
trình: Những nhiệm vụ trước mắt của chính quyền xôviết;Kinh tế chính trị trong
thời đại chuyên chính vô sản, Thà ít mà tốt...).
- Thứ hai, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về quan hệ giữa
kinh tế và chính trị
10


Khi xét quan hệ giữa kinh tế và chính trị, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định
tính chất quyết định của kinh tế đối với chế độ chính trị, đồng thời đánh giá cao sự
tác động trở lại của chính trị đối với kinh tế. Vấn đề kinh tế, chính trị, quan hệ giữa
kinh tế và chính trị được Người đề cập đến trong nhiều tác phẩm của mình: Hồ Chí
Minh Toàn tập: T.1, 2, 4, 5, 6, 7, 10, 11, trong đó tiêu biểu là các tác phẩm: Đường
cách mệnh, Đời sống mới, Thường thức chính trị, Dân vận, Sửa đổi lối làm việc...
Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về quan hệ giữa kinh tế và chính
trị được cụ thể hoá trong các văn kiện của Đảng, đặc biệt là thời kỳ đổi mới - từ
năm 1986 đến nay. Nhận thức về quan hệ giữa kinh tế và chính trị được phát triển,
sáng tỏ hơn qua các kỳ Đại hội, các hội nghị trung ương: Văn kiện Đại hội Đại
biểu toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII, IX, X; Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp
hành Trung ương khoá VI, Nghị quyết 09 của Bộ Chính trị khóa VII, Nghị quyết
Trung ương 5 khóa IX, Nghị quyết Trung ương 6 khóa X... Trong đó, quan hệ giữa
đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị được khắc họa cụ thể nhất trong Nghị quyết
Đại hội Đảng lần thứ VIII. Thành tựu phát triển kinh tế - xã hội sau gần 25 năm
đổi mới chứng minh sự đúng đắn, sáng tạo của Đảng trong giải quyết quan hệ cốt
yếu này.

- Thứ ba, các công trình nghiên cứu quan điểm chủ nghĩa Mác- Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh về quan hệ giữa kinh tế và chính trị
Có nhiều công trình phân tích quan điểm của Mác, Ăngghen, Lênin về quan
hệ giữa kinh tế và chính trị qua thực tiễn xây dựng CNXH ở nước Nga và Việt
Nam. Tiêu biểu là các công trình của Nguyễn Ngọc Cường (2006): Lý luận học
thuyết kinh tế- xã hội của Mác - phương pháp tiếp cận khoa học cho việc định
hướng phát triển ở nước ta; Trần Kim Cúc (2006): Tư tưởng của C.Mác về vai trò
của nhà nước đối với sự phát triển kinh tế và thực tế hiện nay ở nước ta... Các
công trình này trình bày tư tưởng của C.Mác về vai trò của nhà nước đối với sự
phát triển kinh tế, cho rằng, mọi chính quyền nhà nước đều là phương tiện chính trị
phục vụ lợi ích kinh tế của giai cấp cầm quyền. Một số công trình đã đi sâu phân
tích vai trò của Nhà nước ta hiện nay đối với phát triển kinh tế.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về quan hệ giữa kinh tế và chính trị được phân tích
trong các công trình: Ngô Văn Minh (2006): Quan niệm của Hồ Chí Minh về
những trở lực trong quá trình xây dựng CNXH ở Việt Nam; Trần Sỹ Phán (2007):
Tư tưởng Hồ Chí Minh về quan hệ giữa kinh tế và chính trị. Các tác giả trình bày
11


tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế, về đặc điểm các thành phần kinh tế trong thời kỳ
quá độ ở nước ta; vai trò lãnh đạo của Đảng trong lãnh đạo, định hướng, tạo động
lực phát triển kinh tế; chỉ rõ sự kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế, chính trị,
văn hoá. Nhờ vận dụng đúng đắn tư tưởng Hồ Chí Minh về quan hệ giữa kinh tế và
chính trị, Đảng ta đã giải quyết đúng đắn quan hệ cơ bản này, nhờ đó chúng ta đã
đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Nhóm thứ hai: Lý luận chung về quan hệ giữa kinh tế và chính trị
Những vấn đề chung mang tính lý luận về quan hệ giữa đổi mới kinh tế và
đổi mới chính trị được phản ánh trong các công trình sau: Đào Hữu Hải (2000):
Quan hệ giữa nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần với nhất nguyên chính trị ở
nước ta; Phạm Ngọc Quang (2004): Sự phát triển quan niệm của Đảng Cộng sản

Việt Nam về phương hướng xây dựng CNXH trong quá trình đổi mới; Lê Xuân
Tùng (2004): Những đột phá tư duy lý luận về kinh tế thị trường ở nước ta; Hà
Đăng (2005): Nhìn lại 20 năm đổi mới: Đổi mới bắt đầu từ đâu? Lê Cần Tĩnh
(2005): Mấy suy nghĩ về tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội; Lê Hữu Nghĩa
(2006): Hệ thống quan điểm lý luận về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt
Nam; Nhân Đăng (2006): Đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới...
Dựa trên quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, các tác giả phân tích quan hệ
biện chứng giữa cơ sở hạ tầng - kinh tế và kiến trúc thượng tầng - chính trị, mọi sự
phát triển xã hội đều bắt nguồn từ kinh tế và đều trên cơ sở của sự phát triển kinh
tế, nhưng chính trị là yếu tố hiệu nghiệm nhất để phát triển kinh tế. Thực tế Việt
Nam chỉ rõ, việc phát triển theo định hướng XHCN của nền KTTT chỉ có thể thực
hiện được khi có định hướng chính trị đúng đắn. Nhưng một nền chính trị thực sự
vững vàng nếu trước hết nó phù hợp với cơ sở kinh tế và đáp ứng yêu cầu phát
triển kinh tế. Nhiệm vụ đặt ra hiện nay là phải tìm mọi cách để đổi mới chính trị,
làm cho nó phù hợp với yêu cầu của sự phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành
phần, làm cho chính trị vừa phản ánh được nhu cầu phát triển của kinh tế vừa định
hướng được cho sự phát triển kinh tế. Khẳng định đổi mới ở Việt Nam không chấp
nhận đa nguyên chính trị, các nhà nghiên cứu chứng minh thực tiễn giải quyết mối
quan hệ giữa kinh tế và chính trị: trên cơ sở đổi mới kinh tế chúng ta đổi mới vai
trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước, vai trò của các đoàn thể
chính trị - xã hội. Các tác giả phân tích những bước phát triển tư duy lý luận về
KTTT của Đảng ta qua các kỳ Đại hội, bắt đầu từ Đại hội VI và nhấn mạnh sự cần
12


thiết xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN gắn với phát triển nền KTTT định
hướng XHCN, kết hợp đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị trong từng bước phát
triển.
Nhóm thứ ba: Về quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị
- Thứ nhất, các công trình của các tác giả nước ngoài bằng tiếng Việt

Đề cập đến quan hệ giữa kinh tế và chính trị: 1) Ở Liên Xô có: Bôgônirốp
(1974): Chủ nghĩa Lênin và vấn đề quan hệ hàng hoá - tiền tệ trong thời kỳ xây
dựng CNXH ở Liên Xô; 2) Ở Trung Quốc có: Wang Mao Lin (1994): Coi trọng
cao độ vấn đề địa vị cầm quyền của Đảng trong điều kiện kinh tế thị trường; Mã
Hồng (chủ biên) (1995): Kinh tế thị trường XHCN; Cung Kim Quốc (1996): CNXH
cũng có thể áp dụng kinh tế thị trường; Tang Ngọc Thành- Chu La Canh (1997):
Mốc thúc đẩy cải cách tiến lên phía trước; Giang Trạch Dân (2002): Mục tiêu
phấn đấu xây dựng toàn diện xã hội khá giả; Lý Thiết Ánh(2002): Về cải cách mở
cửa ở Trung Quốc; Lý Cảnh Nguyên (2005): Tiêu chuẩn lực lượng sản xuất - hòn
đá tảng của lý luận Đặng Tiểu Bình... 3) Ở Nhật Bản và các nước Đông Nam Á có:
M.Y.Yoshino (1988): Hệ thống quản lý của Nhật Bản: truyền thống và sự đổi mới;
Yoshihara K. (1991): Sự phát triển kinh tế Nhật Bản; Nhật Bản - bước chuyển biến
tới thế kỷ XXI (1996); Bruno Amoroso (1998): Phân tích đánh giá tình hình khủng
hoảng kinh tế ở Đông Nam Á; Azizul Islam- Syed M.Naseem (1999): Những bài
học từ kinh nghiệm tăng trưởng của khu vực Đông và Đông Nam Á; Kinh tế Đông
Á, nền tảng của sự thành công (1995); Sự thần kỳ Đông Á - Tăng trưởng kinh tế và
chính sách công cộng (2001); Trần Văn Thắng (2007): Cải cách hành chính ở một
số nước châu Á; Nguyễn Phương Nam (2007): Một số kinh nghiệm cải cách hành
chính của Nhật Bản... Các công trình này phân tích những thành công, thất bại
trong giải quyết quan hệ giữa kinh tế và chính trị ở các nước trong những thời kỳ
khác nhau, đặc biệt những kinh nghiệm của Trung Quốc, Nhật Bản rất có giá trị
đối với nước ta.
Ngoài ra, một số công trình đề cập đến những quan điểm khác nhau về kinh
tế và về chính trị, như: M.Gillis và các tác giả (1990): Kinh tế học của sự phát
triển; A.Toffler (1991): Thăng trầm quyền lực; G.Lukas (1991): Chênh lệch của sự
phát triển; Paul Kennedy (1992): Hưng thịnh và suy vong của các cường quốc;
H.Kurth - A.Romulo, H.Elsenhas (1993): Tăng trưởng kinh tế và phân phối thu
nhập; Ađam Forde và Steafan de Vylder (1997): Từ kế hoạch đến thị trường - sự
13



chuyển đổi kinh tế ở Việt Nam; Douglass C.North (1998): Các thể chế, sự thay đổi
thể chế và hoạt động kinh tế; E.Wayne Nafziger (1998): Kinh tế học của các nước
đang phát triển; Harry Shutt (2002): Chủ nghĩa tư bản, những bất ổn tiềm tàng;
Ngân hàng thế giới (năm 2003): Tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với công bằng xã
hội; Henrik Hansen, John Rand và Finn Tarp (2005): Tăng trưởng và tồn tại của
doanh nghiệp: vai trò hỗ trợ của nhà nước...
- Thứ hai, các công trình của các tác giả nước ngoài bằng tiếng nước ngoài
Quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị nhận được sự quan tâm
nghiên cứu của nhiều học giả nước ngoài, biểu hiện qua số lượng lớn các công
trình với sự phong phú về vấn đề, đối tượng, thời gian, phương pháp được lựa chọn
để nghiên cứu, phân tích. Tuy nhiên, đề tài chỉ tập trung tìm hiểu những lĩnh vực,
những quốc gia có nhiều nét tương đồng về bối cảnh lịch sử, trình độ phát triển và
chế độ chính trị với Việt Nam. Có thể phân loại các nghiên cứu vào một số hướng
chủ yếu sau:
+ Trước hết, những vấn đề lý luận chung về quan hệ giữa kinh tế và chính trị
luôn được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm xem xét, tìm hiểu. Các tác giả tập trung
phân tích quan hệ và sự tác động qua lại chặt chẽ giữa chính trị và kinh tế, cũng
như trình bày về quan hệ giữa phát triển nền KTTT và chế độ dân chủ trong chính
trị. Trong số đó đáng chú ý là những công trình của Anthony Downs (1997): An
Economic Theory of Democracy (Một học thuyết kinh tế của nền dân chủ). Đặc
biệt là cuốn sách của John O'Neill (1998): The Market: Ethics, Knowledge and
Polictics - Economics As Social Theory (Thị trường: đạo đức, hiểu biết và chính trị
- Một học thuyết mang tính xã hội về kinh tế) cung cấp những đánh giá còn gây
nhiều tranh cãi về hạn chế của thị trường, sự phồn thịnh trong tương lai và nền
kinh tế phi thị trường.
Cuốn Politics and Development: A Critical Introduction (Chính trị và sự
phát triển: Lời giới thiệu mang tính phê bình) của Olle Tornquist (2002) chỉ ra
cách thức nghiên cứu về chính trị và sự phát triển, những khó khăn trong việc tiếp
cận nghiên cứu các vấn đề về sự phát triển trong bối cảnh chính trị thay đổi.

+ Nhiều tác giả phân tích quan hệ đặc biệt giữa kinh tế và chính trị trong
những giai đoạn chuyển đổi của nền kinh tế cũng như khi có sự thay đổi lớn về
chính trị trong nước cũng như quốc tế. Trong số đó đáng chú ý là cuốn sách của
Gérard Roland (2000): Transition and Economics: Politics, Markets and Firms
14


(Thời kỳ chuyển đổi và nền kinh tế: chính trị, thị trường và các nhà máy) cung cấp
cách nhìn nhận về CNTB như một hệ thống kinh tế và đánh giá sự năng động trong
thay đổi thể chế trong giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế. Cuốn sách Political
Economy of Trasition and Development: Institutions, Polictics and Policies (2003)
(Kinh tế chính trị thời kỳ chuyển đổi và phát triển: thể chế, chính trị và chính sách)
do NauroF.Campos và Jan Fidrmuc chủ biên đã phân tích và đánh giá những tác
động qua lại giữa thể chế, sự lựa chọn chính sách, phát triển kinh tế và những hậu
quả chính trị tại những nước đang phát triển hay đang trong thời chuyển đổi ở
Trung và Đông Âu.
+ Những vấn đề liên quan đến cải cách kinh tế và thay đổi chế độ chính trị ở
Liên Xô (cũ) và Đông Âu cũng được nhiều người giả nghiên cứu. Ngay từ giữa
những năm 80 của thế kỷ XX, khi Liên Xô và một loạt nước XHCN tiến hành công
cuộc cải tổ, cải cách, vấn đề quan hệ giữa những thay đổi về kinh tế và chính trị đã
thu hút được sự quan tâm của các học giả. Trong thời gian này, các nghiên cứu chủ
yếu tập trung phân tích những con đường, cách thức tiến hành cải cách kinh tế và
chính trị ở những nước này. Tiêu biểu là những cuốn sách của Stephan Haggard,
Robert R. Kaufman (1992): The Politics of Economic Adjustment (Nền chính trị
của sự điều chỉnh kinh tế).
Những thành công và thất bại của các mô hình thay đổi kinh tế và chính trị
XHCN ở các nước Đông Âu trước đây tiếp tục được nghiên cứu trong những
khoảng thời gian sau này. Tuy nhiên, mối quan tâm chủ yếu của các nhà nghiên
cứu là quá trình thay đổi từ nền kinh tế chỉ huy, tập trung của các nước XHCN
trước đây sang nền KTTT tư bản và chế độ chính trị tương ứng. Đáng chú ý là

những nghiên cứu của Jeffrey Friedman (1996): The Rational Choice Controversy:
Economic Models of Politics Reconsidered (Sự lựa chọn của cuộc tranh luận: Mô
hình kinh tế của sự xem xét lại chính trị); của David Held (1999): Global
Transformations: Politics, Economics & Culture (Hiện đại hoá toàn cầu: chính trị,
kinh tế và văn hoá). Và gần đây là cuốn Economics Transition in Central and
Eastern Europe: Planting the Seeds (Thời kỳ chuyển đổi kinh tế ở các nước Trung
và Đông Âu: thời kỳ gieo hạt) của Daniel Gros (2004) và cuốn Economics of
Transition: From Socialist Economy to Market Economy (Nền kinh tế thời kỳ
chuyển đổi: từ nền kinh tế XHCN sang nền KTTT) của Marie Lavigne (2007)
nghiên cứu quá trình chuyển hướng cải cách nền kinh tế của các nước Đông Âu và
15


Nga đồng thời cung cấp những số liệu, sự kiện và những thành tựu đạt được trong
việc ổn định nền kinh tế vĩ mô, tái thiết nền kinh tế vi mô và hội nhập vào nền kinh
tế thế giới của những quốc gia này.
+ Sự tác động giữa thay đổi kinh tế và chính trị ở các nước đang phát triển
cũng là hướng nghiên cứu được nhiều người quan tâm. Bên cạnh những tác động
của kinh tế đến chính trị, nhiều nghiên cứu đã nêu bật ảnh hưởng mạnh mẽ của
chính trị đến phát triển kinh tế và các lĩnh vực khác như xã hội, văn hoá, đạo đức ở
các nước đang phát triển. Trong số các công trình về vấn đề này, tiêu biểu là cuốn
sách của Brian C.Smith (2003): Understanding Third World Politics: Theories of
Political Change and Development (Tìm hiểu tình hình chính trị của thế giới thứ
ba: những học thuyết về sự thay đổi chính trị và sự phát triển); của Richard
J.Payne, Jamal R.Nassar (2005): Politics and Culture in the Developing World:
The Impact of Globalization (Tình hình chính trị và văn hoá ở thế giới đang phát
triển: ảnh hưởng của toàn cầu hóa); của Joseph Weatherby và nhóm tác giả (2006):
Other World: Issues and Politics of the Developing World (Thế giới khác: những
tồn tại và tình hình chính trị của thế giới đang phát triển); của Richard J.Payne
(2005): Politics and Culture in the Developing World: The Impact of Globalization

(Chính trị và văn hoá ở các nước đang phát triển: ảnh hưởng của toàn cầu hóa). Và
gần đây là cuốn sách Culture and Politics in Economic Development (Văn hóa và
chính trị trong sự phát triển kinh tế) của V.Bornschier (2006) đã phân tích sự tăng
trưởng và phát triển trong hai thế giới cũ và mới – những nước đang phát triển và
những nước phát triển, đồng thời chỉ ra những yếu tố chính trị, xã hội có tác động
to lớn thế nào đến sự thay đổi kinh tế của những quốc gia này.
+ Một trong những vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm là sự tác
động qua lại giữa kinh tế và chính trị ở các nước châu Á, đặc biệt là khu vực Đông
và Đông Nam Á. Đây cũng là khu vực gần gũi với Việt Nam về địa lý, văn hoá,
trình độ phát triển. Trước hết khu vực này thu hút được sự chú ý của các nhà
nghiên cứu bởi những thành công trong cải cách kinh tế và những thay đổi sâu sắc
trong chính trị của các nước từng được mệnh danh là những “con rồng”, “con hổ”,
những nền kinh tế “thần kỳ” của thế giới. Đáng chú ý là bản báo cáo The Eastern
Asian Miracle: Economic Growth and Public Policy (Thần kỳ Đông Nam Á: Tăng
trưởng kinh tế và chính sách công) của Ngân hàng thế giới (1993) nghiên cứu giai
đoạn tăng trưởng vượt bậc của nền kinh tế các nước Đông Nam Á từ 1965 đến
16


1990, chỉ rõ nguyên nhân của sự tăng trưởng thần kỳ này là do các nước này đã tạo
dựng được một hệ thống ngân hàng đảm bảo và khuyến khích tăng cường tích luỹ
nội bộ nền kinh tế. Bản báo cáo cho biết quá trình mang tính cách mạng này đã đưa
các nước Đông Á trở thành những nền kinh tế khổng lồ như hiện nay. Ngoài ra, hai
tác giả Joseph E.Stiglitz và Shahid Yusuf (2001) trong cuốn Rethinhking the
Eastern Asian Miracle (Nhìn lại thần kỳ Đông Nam Á) đã tập trung nghiên cứu
những yếu tố chủ yếu của các nền kinh tế Đông Nam Á bàn luận về những điểm
yếu trong lĩnh vực tài chính, hoạt động của chính phủ, tỷ lệ trao đổi và những
chính sách thương mại… của các nền kinh tế này.
Cuốn sách Governing the Market: Economics Theory and the Role of
Government in East Asian Industrialization (Quản lý thị trường: Một học thuyết

kinh tế và vai trò của chính phủ trong quá trình công nghiệp hoá ở các nước Đông
Á) của tác giả Robert Wade (2003) đề cập tới cách thức đề ra các chính sách cho
thị trường và cơ cấu, tổ chức chính quyền cũng như quan hệ giữa hai yếu tố này.
Tác giả đồng thời cũng chú ý đến việc phân tích những chính sách công nghiệp tại
các nước Đông và Nam Á và chỉ ra những thay đổi trong cơ hội của những nền
kinh tế này từ sau những năm 1990.
Các nhà nghiên cứu Masahiko Aoki, Hyung-Ki Kim, Masahiro OkunoFujiwara trong cuốn sách The Role of Government in East Asian Economic
Development (2005) (Vai trò của chính phủ trong phát triển kinh tế ở Đông Nam
Á) đã chỉ rõ vai trò của các chính sách do chinh phủ định ra trong việc thiết lập hay
vận hành sự hoạt động của khu vực tư nhân trong nền kinh tế. Cuốn sách bắt đầu
bằng việc nghiên cứu sự bỏ ngỏ khu vực kinh tế tư nhân tại các nước đang phát
triển và vai trò của chính phủ các nước Đông Nam Á trong việc phát huy sức mạnh
của khu vực này trong quá trình phát triển kinh tế đất nước.
Gần đây nhất, Mark Beeson (2007) đã cho ra đời nghiên cứu Regionalism
and Globalization in East Asia: Politics, Security and Economic Development
(Chủ nghĩa khu vực và toàn cầu hoá ở khu vực Đông Á: Chính trị, an ninh và phát
triển kinh tế) phân tích những đặc điểm riêng biệt cũng như sự phát triển của hệ
thống chính trị, cấu trúc kinh tế và những quan hệ an ninh ở Đông Á có ảnh hưởng
sâu sắc đến sự phát triển của toàn cầu trong thế kỷ XXI. Tác giả đặc biệt chú ý đến
sự phát triển nổi bật của Đông Á trong những thập kỷ gần đây và coi đó như một
17


trường hợp lịch sử duy nhất bằng những bước phát triển vượt bậc của mình đã làm
sáng lên bức tranh toàn cảnh thế giới.
Trong số những quốc gia “thần kỳ”, “kỳ diệu” nhất hiện nay, đang thu hút sự
chú ý và nghiên cứu của các nhà khoa học là Trung Quốc – một trong ba nền kinh
tế lớn nhất thế giới và vẫn kiên trì chế độ chính trị XHCN. Quá trình cải cách kinh
tế, cải cách chính trị và quan hệ giữa nền KTTT và chế độ chính trị XHCN của
Trung Quốc là hướng nghiên cứu được nhiều nhà khoa học theo đuổi. Đáng chú ý

là cuốn sách The China Miracle: Development Strategy and Economic Reform,
Revised Edition (Thần kỳ Trung Quốc: Chính sách phát triển và cải cách kinh tế )
của các tác giả Justin Yifu Lin, Cai Fang, Li Zhou, Fang Cai, Zhouli (2003). Cuốn
sách lý giải sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của Trung Quốc trong thời kỳ cải cách
nền kinh tế, tìm hiểu vai trò lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước trong
hoạch định chính sách, trong việc đề ra và phát huy sức mạnh của hệ thống các
doanh nghiệp nhà nước cũng như các doanh nghiệp tư nhân.
Cuốn Remarking the Chinese Leviathan: Market Transition and the Politics
of Governance in China (Nhìn nhận về người hùng Trung Quốc: Sự chuyển đổi thị
trường và tình hình chính trường Trung Quốc) của tác giả Dali Yang (2004) nghiên
cứu những cải cách mạnh mẽ trong HTCT Trung Quốc nhằm cải thiện môi trường
kinh tế và ngăn chặn nạn tham nhũng đang đe doạ đất nước. Cũng cùng chủ đề này
là nghiên cứu của Yan Sun (2004) Corruption And Market In Contemporary China
(Nạn tham nhũng và thị trường ở Trung Quốc hiện nay) phân tích sự ảnh hưởng và
quan hệ giữa những cải cách thị trường với nạn tham nhũng, hối lộ ở Trung Quốc
từ năm 1978 đến nay. Trong cuốn sách, tác giả đã chỉ ra sự nguy hiểm của nạn
tham nhũng trong bộ máy chính quyền.
Cuốn Understanding and Interpreting Chinese Economic Reform (Tìm hiểu
và làm sáng tỏ công cuộc cải cách kinh tế ở Trung Quốc) của tác giả Jinglian Wu
(2005) cung cấp một cách nhìn từ bên trong đồng thời cũng cung cấp những sự
kiện lịch sử và những phân tích sâu sắc về quá trình cải cách nền kinh tế ở Trung
Quốc.
Willy Wo-Lap Lam (2006) trong cuốn sách Chinese Polictics in the Hu
Jintao Era: New Leaders, New Challenges (Chính trị Trung Quốc thời Hồ Cẩm
Đào: Lãnh đạo mới, thách thức mới) đã đưa ra các phân tích về tình hình Trung
Quốc dưới thời Chủ tịch Hồ Cẩm Đào. Tác giả chỉ ra những khó khăn thách thức
18


trên tất cả các mặt, các lĩnh vực của đời sống xã hội, đồng thời phân tích sự nhận

thức của giới lãnh đạo trước những nguy cơ đó trong việc ổn định xã hội và phát
triển kinh tế đất nước.
Đặc biệt gần đây cuốn sách Chinas Trapped Transition: The Limits of
Developmental Autocracy (Sự quá độ đầy vướng mắc của Trung Quốc: Những hạn
chế của một chế độ chuyên qưyền phát triển) của Minxin Pei (2006) đã khơi dậy
một cuộc tranh luận về khả năng lãnh đạo và cải tổ của Đảng Cộng sản Trung
Quốc trong khi theo đuổi chính sách kinh tế tiền thị trường. Những vướng mắc
trong giai đoạn quá độ của Trung Quốc đã đưa ra những đánh giá mang tính tranh
luận về tương lai của Trung Quốc với vai trò là một cường quốc trên thế giới.
Những công trình nghiên cứu trên sẽ cung cấp những tri thức và kinh
nghiệm quý báu cho việc phân tích quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính
trị ở Việt Nam hiện nay.
- Thứ ba, các công trình của các tác giả Việt Nam
Trong thời kỳ đổi mới, nhiều tác giả Việt Nam đã nghiên cứu và xuất bản
nhiều công trình đề cập đến kinh nghiệm giải quyết quan hệ giữa kinh tế và chính
trị ở các nước trên thế giới, nhất là các nước trong khu vực. Tiêu biểu là: Phạm
Ngọc Quang (1993): Bài học kinh nghiệm về việc xử lý quan hệ giữa cải tổ chính
trị và cải tổ kinh tế ở Liên Xô trước đây; Chu Hồng Thanh (1993): Vai trò của Nhà
nước trong cơ chế thị trường hiện nay; Dương Phú Hiệp (chủ biên) (1996): Con
đường phát triển của một số nước châu Á - Thái Bình Dương; Nguyễn Viết Thông
(1994): Đổi mới các tổ chức chính trị - xã hội trong quá trình chuyển sang nền
kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay; Nguyễn Kim Bảo (2003): Quá trình hình
thành và phát triển lý luận xây dựng thể chế kinh tế thị trường XHCN ở Trung
Quốc; (2004): Nhìn lại quá trình 55 năm phát triển lý luận kinh tế Trung Quốc; Lê
Bộ Lĩnh (chủ biên) (1998): Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở một số nước
Châu Á và Việt Nam; Nguyễn Huy Quý (2001): Chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội của Trung Quốc trong kế hoạch 5 năm lần thứ X (2001-2005); Trần Văn Tùng
và Lê Danh Tốn (2002): Tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững tại một số
nước châu Á; Dương Xuân Ngọc (2003): Thể chế chính trị Nhật Bản; Lưu Văn An
(2003): Thể chế chính trị Trung Quốc, Thể chế chính trị Mỹ, Thể chế chính trị các

nước Đông Nam Á; Phạm Minh Sơn (2002): Các thành tố của hệ thống chính trị;
(2005): Tìm hiểu các quy luật cơ bản trong quan hệ chính trị quốc tế; Trần Văn
19


Tùng (2006): Con đường phát triển kinh tế của Trung Quốc và Ấn Độ; Nguyễn An
Ninh (2006): Về triển vọng của CNXH trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI (Phần
“Quan hệ giữa kinh tế và chính trị trong thế giới đương đại”)... Các tác giả đã trình
bày lý thuyết về tăng trưởng kinh tế và một số mô hình phát triển kinh tế ở châu Á,
vạch rõ những mặt trái của cơ chế thị trường; về quan hệ giữa kinh tế và chính trị
trong thế giới toàn cầu hoá hiện nay; cho rằng sự kết hợp giữa phát triển kinh tế,
năng lực quân sự hùng mạnh, dân số đông sẽ là cơ sở vững chắc làm quyền lực
kinh tế và chính trị của Trung Quốc và Ấn Độ. Các công trình nghiên cứu về
Trung Quốc khẳng định lý luận KTTT XHCN là thành quả quan trọng nhất, xuất
sắc nhất trong nghiên cứu lý luận kinh tế ở Trung Quốc.
Nhóm thứ tư: Những công trình về quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi
mới chính trị ở Việt Nam
- Thứ nhất, những công trình về đổi mới kinh tế, về KTTT định hướng XHCN
Vấn đề đổi mới kinh tế, phát triển KTTT định hướng XHCN ở nước ta thu
hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Tiêu biểu là các công trình sau: Đinh
Văn Ân (2006): Thực trạng xây dựng và hoàn thiện thể chế KTTT định hướng
XHCN ở Việt Nam; Phạm Như Cương (chủ biên) (1987): Thời kỳ quá độ lên
CNXH ở Việt Nam, một số vấn đề kinh tế- xã hội trong chặng đường đầu tiên; Học
viện CTQG HCM (1993): Đặc trưng cơ bản của HTCT nước ta trong giai đoạn
quá độ lên CNXH (Đề tài KX. 05.04); Bùi Ngọc Chưởng (chủ biên) (1994): KTTT
và định hướng XHCN; Vũ Tuấn Anh (chủ biên) (1994): Đổi mới kinh tế và phát
triển; Tào Hữu Phùng (1995): Việt Nam tăng trưởng kinh tế và các nhân tố ảnh
hưởng; Vũ Đình Bách (chủ biên) (1998): Các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế ở Việt Nam; Lê Đăng Doanh và Lê Minh Tú (1998): Tác động của cải cách kinh
tế đối với sự phát triển vùng; Lê Hữu Nghĩa (1999): Vấn đề sở hữu trong quá trình

xây dựng CNXH; Đỗ Hoài Nam (2000): Đổi mới và phát triển các thành phần kinh
tế; Phạm Xuân Nam (2001): Đổi mới kinh tế - xã hội ở Việt Nam (1986-2000) một cái nhìn tổng quan; Vũ Văn Phúc và Trần Thị Minh Châu (2001): Một số vấn
đề về KTTT định hướng XHCN ở nước ta; Lê Xuân Bá và các tác giả (2001):
Nghèo đói và xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam; Trần Đào (2004): Về thực trạng
chất lượng tăng trưởng kinh tế ở nước ta; Đinh Trung Thành (2006): Gia nhập
WTO và ảnh hưởng của nó đối với quá trình phát triển kinh tế ở Việt Nam;
20


Nguyễn Tấn Vinh (2006): Hội nhập kinh tế - những vấn đề đặt ra đối với quá trình
phát triển kinh tế ở Việt Nam;
Trong các công trình nêu trên, các tác giả trình bày về: 1) các yếu tố cấu
thành thể chế KTTT (các nguyên tắc, các chủ thể, các cơ chế thực thi, các sân chơi
kinh tế...); 2) thực tiễn quá trình hình thành và hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh
tế; 3) vấn đề đổi mới, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước; 4) đổi mới thể chế nhằm
đẩy mạnh phát triển các loại hình doanh nghiệp thuộc mọi thành phần; 5) cải cách
hành chính (đổi mới trong cơ cấu chính phủ, đổi mới phương thức quản lý nhà
nước về kinh tế, đổi mới công tác kế hoạch hoá, xây dựng và phát triển các loại thị
trường mang yếu tố sản xuất; 6) mở cửa và hội nhập kinh tế thế giới. Điểm chung
toát lên trong các công trình này là, nhờ những nỗ lực trong những năm đổi mới,
nhất là trong 2 năm 2004-2005, Việt Nam đã hình thành được các thể chế kinh tế
thị trường ban đầu. Tuy nhiên, mặc dù đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ,
song Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với không ít những khó khăn do thiếu vắng
cơ sở lý luận và các tiền lệ lịch sử. Vì vậy, nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện khung
thể chế cho nền KTTT định hướng XHCN đang và sẽ tiếp tục được coi là một
trong những nhiệm vụ hàng đầu của Chính phủ Việt Nam.
- Thứ hai, những công trình về đổi mới chính trị
Vấn đề đổi mới chính trị khá phức tạp, nhạy cảm, nhưng do tầm quan trọng
và do yêu cầu bức thiết của thực tiễn, nên thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nhà
hoạt động chính trị, các nhà nghiên cứu. Tiêu biểu là: Nguyễn Thế Phấn (1991): Về

thực chất và mấu chốt của việc đổi mới HTCT; Đỗ Nguyên Phương - Trần Ngọc
Đường (1992): Xây dựng nền dân chủ XHCN và Nhà nước pháp quyền; Nguyễn
Đức Bình (2003): Về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam; Lê Hữu
Nghĩa (1994): Giữ vững ổn định chính trị và đổi mới HTCT; Trần Xuân Trường
(1996): Định hướng XHCN ở Việt Nam - một số vấn đề lý luận cấp bách; Tô Huy
Rứa (1996): Con đường và điều kiện đảm bảo định hướng XHCN ở nước ta;
Nguyễn Đức Bình (chủ biên) (1997): HTCT trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt
Nam (chương trình KX-05); Phạm Ngọc Quang - Nguyễn Viết Thông (2000): Góp
phần tìm hiểu sự phát triển tư duy lãnh đạo của Đảng ta trong công cuộc đổi mới
trên các lĩnh vực chủ yếu; Nguyễn Trọng Phúc (chủ biên) (2001): Một số kinh
nghiệm của Đảng cộng sản Việt Nam trong lãnh đạo sự nghiệp đổi mới; Phạm
Ngọc Quang (2004): Sự phát triển quan niệm của Đảng Cộng sản Việt Nam về
21


phương hướng xây dựng CNXH trong quá trình đổi mới; Nông Đức Mạnh (2004):
Nỗ lực phấn đấu tiếp tục giữ vững ổn định chính trị- xã hội và duy trì nhịp đỗ tăng
trưởng cao và vững chắc; Trần Quang Nhiếp (2004): Đổi mới và phát triển;
Dương Xuân Ngọc (2002): Tiếp cận nguyên tắc tổ chức bộ máy quyền lực của nhà
nước ta từ góc độ chính trị – thực tiễn; (2003): Nhận thức mới của Đảng ta về con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội; (2004): Giai cấp công nhân Việt Nam trong sự
nghiệp CNH, HĐH đất nước; (2004): Giải pháp phát triển kinh tế - xã hội Tây
Nguyên; (2004): Quá trình xây dựng thể chế nhà nước của dân, do dân, vì dân
theo tư tưởng Hồ Chí Minh; (2005): Chính trị học Việt Nam; (2007): Tư duy mới
của Đảng ta trong chủ đề Đại hội X; Lê Hữu Nghĩa (2006): Hệ thống quan điểm lý
luận về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam; Nguyễn Phú Trọng (2006):
Một số vấn đề lý luận - tư tưởng sau 20 năm đổi mới; Nguyễn Khánh (2006): Tiếp
tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước; Trần Quang Nhiếp
(2007): Cải cách hành chính - những vấn đề cần quan tâm; Nguyễn Cúc (2007):
Cải cách hành chính, thành quả và định hướng tiếp tục đổi mới; Lưu Văn An

(2005): Quá trình hình thành và phát triển thể chế chính trị Việt Nam hiện đại; Thể
chế chính trị Việt Nam hiện nay; Đổi mới và hoàn thiện thể chế chính trị Việt nam
thời kỳ CNH, HĐH; (2005) Chính trị vừa là khoa học vừa là nghệ thuật; (2007):
Đảng cầm quyền và việc chuyển giao quyền lực của đảng cầm quyền ở các nước
TBCN... Nguyễn Duy Quý (2008): HTCT nước ta trong thời kỳ đổi mới; Tô Huy
Rứa (Chủ biên) (2008): Mô hình tổ chức và hoạt động của HTCT một số nước trên
thế giới; Đào Trí Úc (Chủ biên) (2009): Cơ chế giám sát của nhân dân đối với
hoạt động của bộ máy Đảng và Nhà nước- một số vấn đề lý luận và thực tiễn...
Các công trình nêu trên đề cập đến con đường cứu nước và giải phóng dân
tộc; tổng kết mô hình cũ về CNXH; về con đường đi lên CNXH của nước ta hiện
nay; phân tích lý luận về xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN dưới sự lãnh đạo
của Đảng, xây dựng nền KTTT định hướng XHCN; CNH, HĐH rút ngắn theo định
hướng XHCN... Đồng thời, các tác giả phân tích bối cảnh lịch sử những năm trước
đổi mới, quá trình đổi mới và thành tựu đổi mới. Trong sự phát triển sáng tạo của
Đảng ta, chủ trương đổi mới toàn diện, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, xây
dựng Đảng là then chốt. Đó là một quá trình tìm tòi rất khoa học, thể hiện sự sáng
tạo, xuất phát từ thực tiễn Việt Nam. Bài học bao trùm lớn nhất để bảo đảm cho
tiếp tục công cuộc đổi mới thành công và không ngừng phát triển là tăng cường sự
22


lãnh đạo của Đảng, sự đồng thuận của nhân dân. Nhờ đổi mới tư duy và nhận thức
về chế độ dân chủ ở nước ta, về quyền làm chủ của nhân dân, về chức năng và
quyền lực của Nhà nước, về vai trò và hiệu quả lãnh đạo của Đảng mà những năm
qua, cách thức lãnh đạo của Đảng đã có nhiều thay đổi. Với tư duy đổi mới, Đại
hội Đảng X chỉ rõ: Xác định rõ hơn thẩm quyền quyết định của Chính phủ, những
loại việc ở tầm Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư trực tiếp
quyết định... Với tư cách người lãnh đạo chính trị, Đảng quyết định các vấn đề lý
luận, quan điểm, tư tưởng chỉ đạo, định hướng cho hoạt động của các cơ quan nhà
nước, lãnh đạo Quốc hội và Chính phủ thể chế hoá các chủ trương lớn của Đảng

thành pháp luật theo đúng các trình tự, thủ tục. Đảng không quyết định những vấn
đề cụ thể thuộc phạm vi quản lý hành chính nhà nước. Đảng chủ trương xây dựng,
hoàn thiện hệ thống văn bản quy định cụ thể về nguyên tắc, nội dung và cơ chế
Đảng lãnh đạo đối với Nhà nước.
- Thứ ba, các công trình về quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị
Trong mấy năm gần đây, đã có một số công trình đề cập trực tiếp đến quan
hệ giữa kinh tế và chính trị. Đó là: Lưu Thị Bích Thu (2001): Quan hệ biện chứng
giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở nước ta hiện nay; Đặng Đình Tân
(2004): Chính trị với kinh tế; Hoàng Thị Hoà (2005): Đổi mới và nâng cao hiệu
quả của quan hệ nhà nước với thị trường, phát huy vai trò của các đoàn thể và các
hội; Nguyễn Thái Sơn (2006): Quan hệ giữa đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị ở
Việt Nam hiện nay; Vũ Văn Phúc (2006): Về quan hệ giữa kinh tế và chính trị ở
nước ta hiện nay... Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận: khái niệm kinh tế,
chính trị, quan hệ giữa kinh tế và chính trị, quan hệ giữa lợi ích kinh tế và quyền
lực chính trị, tính tất yếu và mục tiêu đổi mới kinh tế, đổi mới chính trị ở nước ta,
các tác giả phân tích quan hệ giữa đổi mới kinh tế, đổi mới chính trị ở nước ta
trong những năm đổi mới và một số mâu thuẫn hiện nay. Đồng thời các tác giả đề
xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm giải quyết quan hệ giữa đổi mới
kinh tế và đổi mới chính trị ở nước ta hiện nay.
Bên cạnh đó, có khá nhiều công trình đề cập đến các khía cạnh khác nhau
của quan hệ giữa kinh tế và chính trị, như: Trần Xuân Kiên (1992): Về vai trò của
Nhà nước trong nền KTTT; Nguyễn Mạnh Hùng (1993): Một số vấn đề về cơ chế
thị trường và bàn tay nhà nước trong nền KTTT; Phạm Ngọc Quang (1995): Chính
trị với kinh tế trong quá trình CNH, HĐH ở nước ta hiện nay; Lê Văn Lựu (1995):
23


Đổi mới HTCT tạo động lực cho phát triển kinh tế; Nguyễn Trọng Chuẩn (1996):
Quan hệ biện chứng giữa đổi mới chính sách kinh tế và đổi mới chính sách xã hội;
Lưu Thị Bích Thu - Phạm Ngọc Quang (1996): Bảo đảm quyền lực của nhân dân

trên lĩnh vực kinh tế; Trịnh Nhu (1999): Kết hợp đổi mới kinh tế với đổi mới chính
trị; Trần Phúc Thăng (chủ biên) (2000): Quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc
thượng tầng chính trị trong thời kỳ phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành
phần ở Việt Nam; Lưu Thị Bích Thu (2001): Giải quyết đúng đắn quan hệ giữa đổi
mới HTCT và đổi mới kinh tế trong quá trình CNH, HĐH ở nước ta hiện nay;
Nguyễn Phú Trọng (2005): Đảng Cộng sản Việt Nam trong tiến trình đổi mới đất
nước; Tô Huy Rứa (chủ biên) (2006): Quá trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng
từ năm 1986 đến nay; Lương Xuân Quỳ (chủ biên) (2006): Quản lý nhà nước
trong nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam; Phạm Thị Khanh (2006): Vai trò
của Nhà nước trong huy động, sử dụng nguồn lực lao động thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế bền vững; Hoàng Thị Bích Loan (2007): Giữ vững định hướng XHCN
trong phát triển KTTT ở nước ta hiện nay; Lê Hữu Nghĩa (2007): Vai trò lãnh đạo
của Đảng cộng sản và quản lý của Nhà nước trong quá trình phát triển KTTT định
hướng XHCN ở Việt Nam; Lê Xuân Bá (2007): Xây dựng thể chế KTTT định
hướng XHCN ở Việt Nam; Tô Huy Rứa (2007): Nâng cao vai trò chủ đạo của kinh
tế nhà nước trong nền KTTT định hướng XHCN; Hoàng Ngọc Hoà (2007): Các mô
hình thể chế KTTT và nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam; Nguyễn Văn Yểu
(2007): Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH,
HĐH đất nước; Nguyễn Đức Mạnh (2007): Nguyên nhân trì trệ, kém hiệu quả của
cải cách hành chính... Lê Hữu Nghĩa (Chủ biên) (2008): Mối quan hệ giữa Đảng,
Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội trong HTCT ở Việt Nam; Đỗ Quang
Tuấn (2008): Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận Tổ quốc
và các đoàn thể nhân dân trong thời kỳ đổi mới, H.; Vũ Hoàng Công (Chủ biên)
(2009): Xây dựng và phát triển nền dân chủ XHCN trong điều kiện KTTT định
hướng XHCN...
Các tác giả phân tích một số vấn đề cơ bản về quan hệ giữa kinh tế và chính
trị ở Việt Nam hiện nay: quan hệ giữa lợi ích kinh tế và quyền lực chính trị; kinh tế
thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay; mô hình nhất nguyên chính trị ở
nước ta hiện nay; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước
và thực hiện dân chủ hoá nền kinh tế; phân hoá giàu nghèo và việc thực hiện công

24


bằng xã hội trong nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta; tính cấp bách của việc
luật hoá quan hệ giữa kinh tế và chính trị ở Việt Nam hiện nay; và những điểm cần
lưu ý khi giải quyết quan hệ giữa kinh tế và chính trị ở nước ta hiện nay...
Tóm lại, cho đến nay nghiên cứu về đổi mới kinh tế, đổi mới chính trị, về
quan hệ giữa kinh tế và chính trị đã có những thành tựu đáng ghi nhận. Đây là
những tài liệu quý, là cơ sở rất quan trọng để đề tài kế thừa.
Tuy nhiên, hạn chế của những công trình nghiên cứu nêu trên là:
- Các kết quả nghiên cứu còn rời rạc, chưa hệ thống, toàn diện trên cơ sở
tổng kết thực tiễn trong nước và tham khảo kinh nghiệm nước ngoài
- Chưa luận giải được những nội dung mới dưới góc độ lý luận chính trị về
quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị, góp phần giải quyết những vấn
đề bức xúc nảy sinh trong thực tiễn, thúc đẩy đổi mới đất nước toàn diện, mạnh mẽ
theo định hướng XHCN giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
- Chưa cung cấp những luận cứ khoa học mới dưới góc độ lý luận chính trị
về bản chất, nội dung, cơ chế tác động của quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới
chính trị phục vụ trực tiếp bổ sung, phát triển Cương lĩnh năm 1991, Chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 và soạn thảo văn kiện Đại hội XI của Đảng.
- Chưa chỉ ra những giải pháp mang tính đột phá nhằm giải quyết quan hệ
giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị trên thực tiễn góp phần thúc đẩy công
cuộc đổi mới toàn diện ở nước ta.
- Chưa cung cấp những cơ sở lý luận và thực tiễn đấu tranh phản bác các
quan điểm, tư tưởng sai trái về vấn đề này. Đó chính là nhiệm vụ nặng nề của đề
tài khoa học này.
Những hạn chế này cũng đã khách quan hóa tính tất yếu của đề tài khoa học
mà tập thể các nhà khoa học đã lựa chọn và thực hiện.
3. Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu tổng quát:

Trên cơ sở tư duy lý luận và thực tiễn nhận thức, giải quyết mối quan hệ
giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở Việt Nam sau gần 25 năm đổi mới, có
tham khảo kinh nghiệm của một số nước trên thế giới, đề tài đề xuất quan điểm và
giải pháp nhằm giải quyết hài hoà quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính
trị nhằm bảo đảm phát triển kinh tế, giữ vững định hướng XHCN, đáp ứng tốt yêu
25


×