Vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong
xây dựng nông thôn mới ở Hưng Yên hiện nay
Trịnh Hồng Thắm
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội
Luận văn ThS. Triết học: 60 22 80
Người hướng dẫn : PGS.TS. Nguyễn Quốc Phẩm
Năm bảo vệ: 2013
118 tr .
Abstract. Làm rõ những vấn đề lý luận chung về hệ thống chính trị cấp cơ sở với xây
dựng nông thôn mới ở Việt Nam hiện nay. Phân tích thực trạng việc thực hiện vai trò
của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Hưng Yên. Đề
xuất một số quan điểm, giải pháp nhằm nâng cao vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ
sở trong việc xây dựng nông thôn mới ở Hưng Yên hiện nay.
Keywords.Chủ nghĩa xã hội khoa học; Hệ thống chính trị; Xây dựng nông thôn mới;
Chính quyền địa phương
Content.
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược quan trọng trong sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là nền tảng bảo đảm phát
triển kinh tế bền vững, ổn định chính trị, an ninh quốc phòng, giữ gìn và phát huy bản
sắc văn hóa dân tộc.
Nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của nông nghiệp, nông dân, nông thôn
đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã thường
xuyên quan tâm, chăm lo đến vấn đề này. Điều đó được thể hiện thông qua các chỉ thị,
nghị quyết của Đảng đối với vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn mà tiêu biểu là
Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 05/8/2008 tại Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung
ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Sau hơn 25 năm thực hiện đường lối đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất
nước ta đã và đang đạt được những thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế,
chính trị, văn hóa, xã hội... trong đó nổi lên vấn đề rất quan trọng là xử lý mối quan hệ
giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị. Đổi mới hệ thống chính trị là một nội dung
quan trọng của đổi mới chính trị nhằm thực hiện và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa,
tạo động lực cho đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội, góp phần giữ vững ổn định
chính trị ở nước ta. Đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay phải đặc biệt chú
trọng tới việc đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường,
thị trấn (gọi chung là cấp xã), theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa
IX.
Trong hệ thống quản lý 4 cấp ở nước ta, cấp xã là cấp cơ sở, là địa bàn nông thôn
có vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng, gắn liền nông nghiệp, nông thôn với nông dân.
Trong quá trình đổi mới vừa qua, nông thôn và hệ thống chính trị ở nông thôn đã đạt
được nhiều thành tựu quan trọng, đồng thời cũng phát sinh nhiều vấn đề phức tạp.
Nông thôn Hưng Yên cũng nằm trong tình hình chung đó.
Toàn tỉnh Hưng Yên hiện có 161 xã, phường, thị trấn; trong đó có 145 xã, 9 thị
trấn, 7 phường. Trong 161 Đảng bộ xã, phường, thị trấn có 1.767 chi bộ trực thuộc, với
45.304 đảng viên (trong tổng số 57.398 đảng viên toàn tỉnh). Hệ thống chính trị ở cơ
sở nông thôn của tỉnh Hưng Yên trong thời gian qua đang tiếp tục được kiện toàn và
đổi mới, đóng vai trò quan trọng trong việc triển khai, tổ chức thực hiện chương trình
xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh. Các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở
thường xuyên được củng cố, kiện toàn và hàng năm đều được đánh giá về chất lượng
hoạt động.
Tuy nhiên, chất lượng của hệ thống chính trị đó vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập.
Những hạn chế, bất cập của hệ thống chính trị đã và đang tác động không nhỏ đến quá
trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh nói chung và quá trình xây dựng nông
thôn mới nói riêng. Điều này đặt ra yêu cầu khách quan cho việc nhận thức đúng đắn
vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong việc xây dựng nông thôn mới. Đồng thời
có những quan điểm, giải pháp phù hợp để đổi mới và nâng cao chất lượng của hệ
thống chính trị ở cơ sở nông thôn Hưng Yên nhằm phát huy những thế mạnh của tỉnh,
hạn chế những yếu kém, giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, nâng
cao đời sống cho nhân dân.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn vấn đề “Vai trò của hệ thống chính trị cấp
cơ sở trong xây dựng nông thôn mới ở Hưng Yên hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sĩ
chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Nhóm các công trình nghiên cứu về hệ thống chính trị cấp cơ sở:
Luận án PTS Triết học về “Đổi mới và kiện toàn hệ thống chính trị ở nông thôn
ngoại thành Hà Nội (xã) trong giai đoạn hiện nay” của tác giả Lưu Minh Trị, Hà Nội,
năm 1993.
Đề tài “Hệ thống chính trị cấp cơ sở và dân chủ hóa đời sống xã hội nông thôn
miền núi, vùng dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta”, của PGS.TS
Nguyễn Quốc Phẩm, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2000.
Đề tài cấp Bộ năm 2000 - 2001 “Vai trò của các Đoàn thể nhân dân trong việc
đảm bảo dân chủ ở cơ sở (xã) hiện nay”, Viện Khoa học chính trị, Học viện chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh do TS khoa học Phan Xuân Sơn làm chủ nhiệm đề tài.
Đề tài “Khảo sát tình hình thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tại các tỉnh phía
Bắc Việt Nam 2001 - 2002” của phân viện Hà Nội, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh do PGS.TS Nguyễn Cúc làm chủ nhiệm.
Đề tài “Hệ thống chính trị cơ sở - đặc điểm, xu hướng và giải pháp” của TS Vũ
Hoàng Công, Nxb Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, năm 2002.
Đề tài “Hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn nước ta hiện nay”, của GS.TS
Hoàng Chí Bảo, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, năm 2005.
Nhóm các công trình nghiên cứu về nông nghiệp, nông thôn, nông dân, về xây
dựng nông thôn mới:
Công trình “Nông nghiệp nông thôn trong sự nghiệp đổi mới hiện nay”, của
Trung tâm thông tin - tư liệu, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, năm
1993.
Công trình “Biến đổi cơ cấu ruộng đất và kinh tế nông nghiệp ở vùng châu thổ sông
Hồng trong thời kỳ đổi mới (qua khảo sát một số làng xã)”, của PGS.TS Nguyễn Văn
Khánh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2001.
Công trình “Những quy định pháp luật và công tác văn hóa xã hội ở cơ sở và xây
dựng nông thôn mới”, của Luật gia Bùi Văn Thấm (sưu tầm và giới thiệu), Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội, năm 2003.
Công trình “Phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam” (tuyển tập), của
TS Nguyễn Hữu Tiến, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, năm 2008.
Công trình “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam hôm nay và mai sau”, của
TS Đặng Kim Sơn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2008.
Công trình “Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với phát triển nông nghiệp
Việt Nam”, do TS Nguyễn Từ làm chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm
2008.
Ngoài các công trình nghiên cứu tiêu biểu trên, vấn đề nông nghiệp, nông thôn,
nông dân và vấn đề xây dựng nông thôn mới còn là tiêu điểm trong nhiều tạp chí như
tạp chí Nông thôn mới, tạp chí Xây dựng Đảng, tạp chí Nghiên cứu lý luận… với nhiều
bài viết như:
Bài viết của tác giả Hải Sơn đăng trên tạp chí Nông thôn mới số 279 (kỳ 2, tháng
9/2010) với nhan đề “Thi đua xây dựng nông thôn mới việc lớn phải làm đến cùng”.
Bài viết của tác giả Nguyễn Văn Đắc đăng trên tạp chí Nông thôn mới số 290 (kỳ
1, tháng 3/2011) với nhan đề: “Kiện toàn Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới từ
Trung ương đến cơ sở”.
Bài viết của tác giả Lương Thủy đăng trên tạp chí Nông thôn mới số 299 (kỳ 2,
tháng 7/2011) với nhan đề: “Tập trung 4 vấn đề lớn xây dựng nông thôn mới”.
Bài viết của tác giả Nguyễn Tất Đạt đăng trên tạp chí Nông thôn mới số 326 (kỳ
1, tháng 9/2012) với nhan đề: “Dân chủ cơ sở gắn với xây dựng nông thôn mới”.
Bài viết của tác giả Hồng Chương đăng trên tạp chí Xây dựng Đảng số 3/2011 với
nhan đề: “Vai trò lãnh đạo của Đảng bộ xã trong việc quy hoạch xây dựng nông thôn
mới ở Thái Bình”.
Những vấn đề xoay quanh nông nghiệp, nông thôn, nông dân và ổn định chính trị
- xã hội ở nông thôn góp phần xây dựng nông thôn mới cũng là đề tài thu hút được sự
quan tâm nghiên cứu của nhiều tác giả luận văn. Có thể kể đến một số công trình
nghiên cứu sau:
Luận văn Thạc sĩ Chính trị học về “Đảm bảo an ninh nông thôn vùng Đồng bằng
sông Hồng trước yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa” của tác giả Đặng Thị Thanh
Hoa, Hà Nội, năm 2009.
Luận văn Thạc sĩ Chính trị học về “Điểm nóng khiếu kiện liên quan đến đất đai ở
nông thôn đồng bằng Bắc Bộ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa” của tác giả
Phạm Xuân Nguyên, Hà Nội, năm 2009.
Luận văn Thạc sĩ Triết học về: “Vai trò của nông dân Bạc Liêu trong xây dựng
nông thôn mới hiện nay” của tác giả Diệp Kiều Trang, Hà Nội, năm 2011.
Luận văn Thạc sĩ Chính trị học về “Kiện toàn hệ thống chính trị cấp xã nhằm
tăng cường ổn định chính trị - xã hội ở nông thôn đồng bằng sông Hồng thời kỳ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa” của tác giả Trương Thị Phương Hiền, Hà Nội, năm 2012.
Ngoài ra, còn rất nhiều công trình nghiên cứu và bài viết khác về hệ thống chính
trị cấp cơ sở, về vấn đề xây dựng nông thôn mới ở nước ta hiện nay. Các công trình
nghiên cứu mặc dù đã đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau của hệ thống chính trị cấp
cơ sở, vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn và vấn đề xây dựng nông thôn mới ở
nước ta hiện nay, tuy nhiên, việc nghiên cứu vai trò của hệ thống chính trị cơ sở ở từng
địa phương vẫn còn rất khiêm tốn. Đặc biệt, chưa có một công trình nào nghiên cứu
một cách có hệ thống vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở đối với việc xây dựng
nông thôn mới ở Hưng Yên. Điều đó thúc đẩy tác giả mạnh dạn chọn vấn đề trên làm
đề tài nghiên cứu và viết luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Mục đích: Trên cơ sở thực trạng vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong xây
dựng nông thôn mới ở Hưng Yên, đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của
hệ thống đó, đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới ở địa phương trong giai đoạn
hiện nay.
Nhiệm vụ:
- Làm rõ những vấn đề lý luận chung về hệ thống chính trị cấp cơ sở với xây
dựng nông thôn mới ở Việt Nam hiện nay.
- Phân tích thực trạng việc thực hiện vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong
xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Hưng Yên.
- Đề xuất một số quan điểm, giải pháp nhằm nâng cao vai trò của hệ thống chính
trị cấp cơ sở trong việc xây dựng nông thôn mới ở Hưng Yên hiện nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận: Luận văn được triển khai nghiên cứu trên cơ sở quan điểm của chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam
về hệ thống chính trị. Đồng thời, luận văn cũng kế thừa những kết quả của các công
trình nghiên cứu trước về hệ thống chính trị cấp cơ sở và vai trò của hệ thống chính trị
cấp cơ sở đối với việc xây dựng nông thôn mới.
Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu lôgic lịch sử, phân tích - tổng hợp, so sánh, khảo sát thực tiễn...
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong xây dựng
nông thôn mới ở Hưng Yên.
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu, khảo sát vai trò của hệ thống
chính trị cấp cơ sở ở Hưng Yên đối với việc xây dựng nông thôn mới từ năm 1997 đến
nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Ý nghĩa lý luận: Luận văn góp phần làm rõ những khía cạnh lý luận về vai của hệ
thống chính trị trong xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam hiện nay.
Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo
cho việc học tập, nghiên cứu và giảng dạy những vấn đề liên quan đến hệ thống chính
trị cấp cơ sở. Đồng thời có thể làm tài liệu để tuyên truyền đối với công tác xây dựng
nông thôn mới ở các địa phương, trong đó có những giải pháp phát huy vai trò của hệ
thống chính trị cấp cơ sở trong xây dựng nông thôn mới.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của
luận văn gồm 3 chương và 8 tiết.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Tuyên giáo tỉnh ủy Hưng Yên, Lịch sử tỉnh Hưng Yên, Nxb Văn hóa thông tin.
2. Ban Tuyên giáo Trung ương (2007), Tài liệu nghiên cứu các Nghị quyết Hội nghị
Trung ương 5, khóa X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. Ban Tư tưởng - văn hóa Trung ương (2006), Tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
4. Ban Dân vận Trung ương (2002), Xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
5. Ban Dân vận tỉnh ủy Hưng Yên (2002 - 2003), Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài
khoa học: Nâng cao chất lượng xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước thôn,
làng, cụm dân cư trong việc nâng cao hiệu quả thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.
6. Ban Thường vụ tỉnh ủy Hưng Yên (2005), Bác Hồ với Hưng Yên - Hưng Yên với
Bác Hồ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
7. Bộ nội vụ - Viện nghiên cứu khoa học tổ chức nhà nước (2004), Hệ thống chính trị
cơ sở - thực trạng và một số giải pháp đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
8. Hoàng Chí Bảo (2002), Hệ thống chính trị ở nông thôn nước ta hiện nay - từ nghiên
cứu lý luận đến ứng dụng thực tiễn, Tạp chí nghiên cứu lý luận chính trị, số 6, tr 36
- 42.
9. Hoàng Chí Bảo (2002), Củng cố và tăng cường hệ thống chính trị ở cơ sở trong sự
nghiệp đổi mới và phát triển của nước ta hiện nay, Học viện chính trị quốc gia Hồ
Chí Minh, Hà Nội.
10.Hoàng Chí Bảo (2004), Hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn nước ta hiện nay, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
11. Cục Thống kê tỉnh Hưng Yên (2007), Niên giám thống kê tỉnh Hưng Yên 2006,
Nxb Thống kê, Hà Nội.
12. Cục Thống kê tỉnh Hưng Yên (2011), Niên giám thống kê tỉnh Hưng Yên 2010,
Nxb Thống kê, Hà Nội.
13. Nguyễn Đức Bình, Trần Ngọc Hiên, Đoàn Trọng Truyến, Nguyễn Văn Thọ, Trần
Xuân Sầm (1999), Đổi mới và tăng cường hệ thống chính trị nước ta trong giai
đoạn mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
14. Vũ Hoàng Công (2002), Hệ thống chính trị cơ sở - đặc điểm, xu hướng và giải
pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
15. Trần Ngọc Danh (2005), Chính sách đối với đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị ở
cơ sở tỉnh Nghệ An, Luận văn thạc sĩ chính trị học, Hà Nội.
16. Phan Đại Doãn (1996), Quản lý xã hội nông thôn nước ta hiện nay - một số vấn đề
và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
17. Cấn Thị Dung (2003), Hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn trên địa bàn tỉnh Bắc
Ninh hiện nay - vấn đề và giải pháp, Luận văn thạc sĩ khoa học chính trị, Hà Nội.
18. Nguyễn Tiến Dũng (2012), Đánh giá chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho
xây dựng nông thôn mới tỉnh Hưng Yên, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Hà Nội.
19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 17/NQ-TW ngày 18/3/2002 của
Hội nghị lần thứ năm BCHTW, khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Hội nghị lần thứ 5, Ban chấp hành
Trung ương khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Hội nghị lần thứ 7, Ban chấp hành
Trung ương khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
23. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
24. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
25. Đào Thanh Hải (2006), Giới thiệu về các tổ chức chính trị - xã hội Việt Nam, Nxb
Lao động xã hội, Hà Nội.
26. Học viện chính trị - hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (2013), Những vấn đề cơ
bản về nhà nước và pháp luật xã hội chủ nghĩa, Nxb Chính trị - hành chính, Hà
Nội.
27. Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2005), Đề cương bài giảng Chính trị
học, Hà Nội.
28. Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2002), Nghiên cứu một số vấn đề nhằm
củng cố và tăng cường hệ thống chính trị ở cơ sở trong sự nghiệp đổi mới và phát
triển ở nước ta hiện nay, Báo cáo tóm tắt công trình tổng quan và kiến nghị, Học
viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
29. Học viện hành chính quốc gia (2007), Tài liệu bồi dưỡng về quản lý hành chính
nhà nước, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
30. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn bộ giáo trình quốc gia các bộ môn khoa
học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh (2008), Giáo trình Chủ nghĩa xã hội
khoa học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
31. Tô Duy Hợp (2003), Định hướng phát triển làng - xã đồng bằng sông Hồng ngày
nay, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
32. Nguyễn Văn Khánh (2001), Biến đổi cơ cấu ruộng đất và kinh tế nông nghiệp ở
vùng châu thổ sông Hồng trong thời kỳ đổi mới (qua khảo sát một số làng xã),
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
33. Nghị quyết số 17-NQ/TW ngày 18/3/2002 về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ
thống chính trị cơ sở xã, phường, thị trấn của Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành
Trung ương khóa IX.
34. Dương Xuân Ngọc (2000), Quy chế thực hiện dân chủ ở cấp xã - một số vấn đề lý
luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
35. Nguyễn Quốc Phẩm (2000), Hệ thống chính trị cấp cơ sở và dân chủ hóa đời sống
xã hội nông thôn miền núi, vùng dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc nước
ta, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
36. Nguyễn Trọng Phúc (2000), Một số kinh nghiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam
trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
37. Thang Văn Phúc (2002), Vai trò của các hội trong đổi mới và phát triển đất nước,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
38. Nguyễn Minh Phương (2003), Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ở cơ sở đáp ứng
yêu cầu của thời kỳ mới, Tạp chí lý luận chính trị, số 7, tr30.
39. Chu Hữu Quý, Nguyễn Kế Tuấn (2001), Con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp và nông thôn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
40. Chu Hữu Quý (1996), Phát triển toàn diện kinh tế - xã hội nông thôn, nông nghiệp
Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
41. Nguyễn Văn Sáu, Hồ Văn Thông (2001), Cộng đồng làng xã Việt Nam hiện nay,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
42. Nguyễn Văn Sáu, Hồ văn Thông (2003), Thực hiện quy chế dân chủ và xây dựng
chính quyền cấp xã ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
43. Nguyễn Văn Sáu, Hồ Văn Thông (2005), Thể chế dân chủ và phát triển nông thôn
Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
44. Đặng Kim Sơn (2008), Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam hôm nay và
mai sau, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
45. Hoàng Đức Sơn (2000), Những đặc điểm cơ bản của hệ thống chính trị đảm bảo
tốt dân chủ cơ sở, Luận văn thạc sĩ, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà
Nội.
46. Phan Xuân Sơn (2002), Các đoàn thể nhân dân trong việc đảm bảo dân chủ ở cơ
sở hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
47. Phan Xuân Sơn (2010), Các chuyên đề bài giảng Chính trị học, Nxb Chính trị hành chính, Hà Nội.
48. Đặng Đình Tân (2000), Thể chế chính trị Việt Nam, Học viện chính trị quốc gia Hồ
Chí Minh, Viện Khoa học chính trị, Hà Nội.
49. Đặng Đình Tân (2001), Chính quyền cấp cơ sở (xã) ở nước ta hiện nay: thực trạng
và giải pháp, Kỷ yếu đề tài khoa học về hệ thống chính trị ở cơ sở, Hà Nội.
50. Đỗ Thị Thạch (2008), Vai trò của hệ thống chính trị cơ sở với việc thực hiện bình
đẳng giới ở vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay, Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Học
viện chính trị - hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
51. Đỗ Thị Thạch, Phạm Thành Nam (2006), Hệ thống chính trị cấp cơ sở với việc
giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân hiện nay, Nxb Lý luận chính trị, Hà
Nội.
52. Lê Minh Thông (2007), Cơ sở lý luận về tổ chức và hoạt động của hệ thống chính
trị trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
53. Nguyễn Hữu Tiến (2008), Phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn ở Việt Nam
(Tuyển tập), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
54. Tỉnh ủy Hưng Yên (2008), Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung
ương 3 (khóa VIII) về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước.
55. Tỉnh ủy Hưng Yên (2011), Chương trình xây dựng hệ thống chính trị cơ sở xã,
phường, thị trấn trong sạch, vững mạnh giai đoạn 2011 - 2015.
56. Tỉnh ủy Hưng Yên (2011), Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVII
về chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2011 - 2020,
định hướng 2030.
57. Lưu Minh Trị (1993), Đổi mới và kiện toàn hệ thống chính trị ở nông thôn ngoại
thành Hà Nội (cấp xã) trong giai đoạn hiện nay, Học viện chính trị quốc gia Hồ
Chí Minh, Hà Nội.
58. Trung tâm thông tin - tư liệu, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (1993), Nông
nghiệp nông thôn trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, Hà Nội.
59. Nguyễn Từ (2008), Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với phát triển nông
nghiệp Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
60. Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên (2011), Phân công nhiệm vụ thực hiện chương
trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020.
61. Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên, Ban chỉ đạo chương trình mục tiêu quốc gia xây
dựng nông thôn mới (2012), Báo cáo kết quả 2 năm và năm 2012 thực hiện
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Hưng Yên.
62. Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên (2011), Chỉ thị về việc phát động phong trào thi
đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”.
63. Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên (2012), Kế hoạch tổ chức thực hiện phong trào
thi đua “Xây dựng nông thôn mới tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2011 - 2020, định
hướng 2030”.
64. Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên, Bộ công thương, Hưng Yên phát huy thế mạnh
vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.
65. Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hưng Yên, Ban Thường trực (2012), Kế hoạch phát
động phong trào thi đua xây dựng “Khu dân cư 3 không” giai đoạn 2012 - 2015,
góp phần xây dựng nông thôn mới.
66. Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hưng Yên, Ban Thường trực (2012), Kế hoạch
tuyên truyền xây dựng nông thôn mới năm 2012.
67. Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hưng Yên (2013), Báo cáo kết quả Mặt trận Tổ
quốc tham gia xây dựng nông thôn mới.
68. Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên, Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn (2011),
Bộ tài liệu xây dựng nông thôn mới và các văn bản hướng dẫn thi hành, tập 1.
69. Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên, Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn (2012),
Bộ tài liệu xây dựng nông thôn mới và các văn bản hướng dẫn thi hành, tập 2.
70. Viện khoa học chính trị (2004), Tập bài giảng Chính trị học, Nxb Lý luận chính
trị, Hà Nội.
71. Nguyễn Văn Vĩnh (2005), Góp phần đẩy lùi nguy cơ, bảo đảm ổn định và phát
triển đất nước, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.