Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Khảo sát hoạt động cung ứng thuốc cho đối tượng quân tại bệnh viện 4 quân khu IV năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1017.52 KB, 80 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

ĐỔ TRUNG THỰC

KHẢO SÁT HOẠT ĐỘNG
CUNG ỨNG THUỐC CHO ĐỐI TƯỢNG QUÂN,
TẠI BỆNH VIỆN 4, QUÂN KHU IV NĂM 2010

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

HÀ NÔI- 2013


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

ĐỔ TRUNG THỰC
KHẢO SÁT HOẠT ĐỘNG
CUNG ỨNG THUỐC CHO ĐỐI TƯỢNG QUÂN,
TẠI BỆNH VIỆN 4, QUÂN KHU IV NĂM 2010

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

Chuyên ngành: Tổ chức quản lý dược
Mã số: CK 6273. 2001
Người hướng dẫn khoa học: TS. Vũ Thị Trâm

HÀ NỘI - 2013



DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Số liệu về sản xuất, nhập khẩu và sử dụng thuốc qua các năm

4

Bảng 1.2. Cơ cấu nhân lực Bệnh viện 4, Quân khu IV năm 2010……..

25

Bảng 1.3. Cơ cấu nhân lực khoa dược bệnh viện 4, quân khu IV năm 2010…

27

Bảng 1.4. Mô hình bệnh tật tại bệnh viện 4 trong năm 2010…………...

28

Bảng 3.1. Cơ cấu các loại thuốc chủ yếu trong DMTBV………………….

34

Bảng 3.2. Cơ cấu danh mục thuốc theo quy chế quản lý………………..

35

Bảng 3.3. Tỷ lệ thuốc sản xuất trong nước, thuốc nhập khẩu trong DMTBV

36


Bảng 3.4. Các nhóm thuốc trong DMTBV……………………………..

37

Bảng 3.5. Kinh phí khám và điều trị bệnh năm 2010…………………...

38

Bảng 3.6: Kết quả số công ty đấu thầu năm 2010……………..………..

41

Bảng 3.7: Kết quả đấu thầu thuốc theo phân loại năm 2010…………

41

Bảng 3.8: Các công ty trúng thầu cung ứng thuốc năm 2010…………

42

Bảng 3.9. Thiết bị bảo quản kho thuốc………………………………….

46

Bảng 3.10. Kết quả việc chấp hành các quy chế kho……………………

46

Bảng 3.11. Kết quả khảo sát việc ghi chép bệnh án…………………….


49

Bảng 3.12. Kết quả khảo sát các nội dung sử dụng thuốc trong bệnh án

50

Bảng 3.13. Kết quả về số đơn thuốc có đánh số thứ tự ngày dùng……..

50

Bảng 3.14. Số đơn thuốc có tương tác thuốc……………………………

51

Bảng 3.15. Tỷ lệ xuất hiện các tương tác thường gặp…………………..

51

Bảng 3.16. Kết quả khảo sát công tác kiểm tra dược chính tại các khoa LS

52

Bảng 3.17. Kết quả khảo sát về thể thức, nội dung đơn thuốc ngoại trú

53

Bảng 3.18. Kết quả về các chỉ số kê đơn trong đơn thuốc ngoại trú……

54



Bảng 3.19. Kết quả khảo sát hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị..

56

Bảng 3.20. Kết quả hoạt động thông tin thuốc tại Bệnh viện năm 2010..

57


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang

Hình 1.1. Chu trình cung ứng thuốc trong bệnh viện ……………………

7

Hình 1.2. Mối quan hệ giữa bác sỹ- dược sỹ- y tá- bệnh nhân trong quá
trình sử dụng thuốc…………………………………………….

14

Hình 1.3. Sơ đồ mô hình tổ chức bệnh viện 4- Quân khu IV………….

25

Hình 1.4. Sơ đồ mô hình tổ chức khoa dược bệnh viện 4, quân khu IV…

27


Hình 3.1. Sơ đồ qui trình xây dựng danh mục thuốc bệnh viện..............

34

Hình 3.2. Cơ cấu danh mục thuốc theo quy chế quản lý…………………

35

Hình 3.3. Tỷ lệ thuốc sản xuất trong nước, thuốc nhập khẩu trong DMTBV

36

Hình 3.4. Sơ đồ qui trình đấu thầu mua thuốc…………………………...

40

Hình 3.5. Sơ đồ qui trình các bước nhập thuốc tại khoa dược..................

44

Hình 3.6. Sơ đồ tổ chức và diện tích hệ thống kho dược..........................

45

Hình 3.7. Qui trình cấp phát và lĩnh thuốc.................................................

48

Hình 3.8. Sơ đồ tổ chức Hội đồng thuốc và điều trị.............................


55


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

ADR

Adverse Drug Reaction
(Phản ứng có hại của thuốc)

BHYT

Bảo hiểm y tế

BYT

Bộ Y tế

CSSK

Chăm sóc sức khỏe

CT

Chỉ thị

DMT

Danh mục thuốc


DMTBV

Danh mục thuốc bệnh viện

DMTCY

Danh mục thuốc chủ yếu

DMTTY

Danh mục thuốc thiết yếu

DSĐH

Dược sỹ đại học

DSTH

Dược sỹ trung học

FIFO
FEFO

First In, First Out
First Ended, First Out

LS

Lâm sàng


MSH

Management Sciences for Health

HĐT & ĐT

Hội đồng thuốc và điều trị

TTY

Thuốc thiết yếu

TCY

Thuốc chủ yếu

VEN

Vital – Essential - Non-essential

WHO

World Health Organization
(Tổ chức y tế thế giới )

YHCT

Y học cổ truyền



LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, trước hết tôi xin trân trọng cảm ơn Trường
đại Học Dược Hà Nội, đã tạo điều kiện cho tôi được học tập và nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Vũ Thị Trâm, cô đã trực
tiếp hướng dẫn và dành nhiều công sức giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện
luận văn này.
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Đảng ủy, Ban Giám đốc, Ban kế
hoạch tổng hợp và khoa Dược- Bệnh viện 4- Quân khu IV đã nhiệt tình giúp
đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, đồng nghiệp và bạn
bè đã động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Hà Nội, ngày 17 tháng 7 năm 2013
Học viên

Đỗ Trung Thực


MỤC LỤC
Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................

1

Chương 1: TỔNG QUAN…………………………………………………..

3


1.1. Về hoạt động cung ứng thuốc……..……………………………....

3

1.1.1. Tình hình cung ứng thuốc..…………………………..........

3

Cung ứng thuốc trong bệnh viện………………………….

6

1.1.2.1. Lựa chọn thuốc…………………………………….

7

1.1.2.2. Mua thuốc………………………………………….

9

1.1.2.3. Cấp phát, tồn trữ và bảo quản thuốc……………..

10

1.1.2.4. Giám sát sử dụng thuốc…………………………..

11

1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cung ứng thuốc……


16

1.2. Vài nét về bệnh viện 4- Quân khu IV…………..........................

23

1.1.2

1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ, mô hình tổ chức và cơ cấu nhân lực
bệnh viện ………………………………………..…............

24

1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ, mô hình tổ chức và cơ cấu nhân lực
khoa dược ……………………….…….…………………...

26

1.2.3. Mô hình bệnh tật tại bệnh viện trong năm 2010…..………

28

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

29

2.1. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu………..…..………………….

29


2.1.1. Đối tượng nghiên cứu……………………………………….

29

2.1.2. Địa điểm nghiên cứu…………...……………………………

29


2.2. Nội dung nghiên cứu……………………………………................

29

2.2.1. Phân tích hoạt động lựa chọn thuốc và mua thuốc..……..

29

2.2.2. Phân tích hoạt động tồn trữ, cấp phát và sử dụng thuốc........

30

2.3. Phương pháp nghiên cứu………………………………………….

30

2.3.1. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu……………………….

30


2.3.2. Cách chọn mẫu…………………………………………….

31

2.3.3. Phương pháp thu thập số liệu……………………………..

31

2.3.4. Tiêu chí đánh giá…………………………………………...

32

2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu…………….……………….......

32

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU…………………….………………

33

3.1. Hoạt động lựa chọn thuốc và mua thuốc……………………........

33

3.1.1. Về hoạt động lựa chọn thuốc………………...……………..

33

3.1.1.1. Quy trình xây dựng danh mục thuốc bệnh viện…..


33

3.1.1.2. Phân tích danh mục thuốc………………………..

34

3.1.2. Về hoạt động mua thuốc………………………………….

38

3.1.2.1. Khả năng kinh phí…………………………..........

38

3.1.2.2. Qui trình đấu thầu mua thuốc……………………

39

3.1.2.3. Kết quả đấu thầu…………………………………

41

3.1.2.4. Nhập thuốc………………………………………..

43

3.1.2.5. Thủ tục thanh toán……………………………….

45


3.2. Hoạt động tồn trữ, cấp phát và sử dụng thuốc……...….………..

45

3.2.1. Về tồn trữ, cấp phát…..……………………………..……..

45

3.2.1.1. Bảo quản thuốc tại khoa dược……………………

45

3.2.1.2. Cấp phát thuốc……………………………………

47

3.2.2. Về sử dụng thuốc…………………………………………

48

3.2.2.1. Giám sát sử dụng thuốc trong điều trị nội trú……..

48

3.2.2.2. Giám sát sử dụng thuốc trong điều trị ngoại trú…..

53


3.2.2.3. Về hoạt động của hội đồng thuốc và điều trị………


55

3.2.2.4. Hoạt động thông tin thuốc trong bệnh viện………..

57

BÀN LUẬN………………………………………………………………….

59

1.

Hoạt động lựa chọn thuốc và mua thuốc………………………....

59

2.

Hoạt động tồn trữ, cấp phát và sử dụng thuốc………….……….

60

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ…………………………………………..
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

65



ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh viện là đơn vị khoa học kỹ thuật có nghiệp vụ cao về y tế, là cơ sở
trực tiếp khám chữa bệnh và chăm lo sức khoẻ toàn diện cho người bệnh.
Điều này còn mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng với một bệnh viện quân đội
nhằm duy trì và nâng cao sức khỏe toàn diện của bộ đội, qua đó nhằm duy trì
và nâng cao sức chiến đấu của lực lượng vũ trang. Bên cạnh nhiệm vụ này,
các bệnh viện quân đội còn có nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho các đối tượng
chính sách theo quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng. Một phần nữa là
kết hợp với y tế địa phương chăm lo sức khỏe cho nhân dân.
Để có thể thực hiện tốt việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho các đối
tượng tại bệnh viện có rất nhiều yếu tố tác động. Một trong những yếu tố quan
trọng có ảnh hưởng lớn đến chất lượng khám chữa bệnh là vấn đề cung ứng
thuốc tại bệnh viện.
Bệnh viện 4 là một bệnh viện đa khoa tuyến B của Quân khu IV, với biên
chế 200 giường có nhiệm vụ chủ yếu là khám chữa bệnh cho cán bộ, chiến sỹ
và các đối tượng chính sách trong quân đội, đồng thời còn đảm nhiệm việc
khám chữa bệnh cho nhân dân trong khu vực với số lượng bệnh nhân lớn, mô
hình bệnh tật đa dạng. Cho đến nay, bệnh viện đã và đang sử dụng một số
lượng lớn thuốc để phục vụ cho nhu cầu khám bệnh và chữa bệnh. Nhưng cho
đến nay, chưa có đề tài nào nghiên cứu sâu về vấn đề sử dụng thuốc tại Bệnh
viện 4, Quân khu IV; đặc biệt là cung ứng thuốc cho đối tượng quân.
Vì vậy, để đánh giá và qua đó góp phần thực hiện tốt hơn công tác quản
lý, sử dụng thuốc cho đối tượng quân tại bệnh viện 4, Quân khu IV, chúng tôi
đã lựa chọn đề tài: “Khảo sát hoạt động cung ứng thuốc cho đối tượng quân
tại Bệnh viện 4, Quân khu IV năm 2010”

1


với các mục tiêu sau:

1. Phân tích hoạt động lựa chọn, mua thuốc của bệnh viện 4 quân khu
IV năm 2010.
2. Phân tích hoạt động tồn trữ, cấp phát và sử dụng thuốc của Bệnh
viện 4, Quân khu IV năm 2010
Từ các kết quả nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần
nâng cao chất lượng hoạt động cung ứng thuốc cho đối tượng quân một cách
hợp lý, an toàn, hiệu quả tại Bệnh viện 4, Quân khu IV.

2


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG THUỐC
1.1.1. Tình hình cung ứng thuốc
1.1.1.1. Tình hình thị trường thuốc trên Thế giới
Thuốc đóng vai trò quan trọng trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức
khỏe nhân dân, nhiều dịch bệnh lớn trên thế giới đã từng bước được hạn chế
và thanh toán, nhiều bệnh hiểm nghèo đã được chữa khỏi. Những thành tựu
của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đã được nhanh chóng áp dụng vào việc
nghiên cứu, phát minh, sản xuất, cung ứng các loại dược phẩm nhằm đấu
tranh với bệnh tật, bảo vệ sức khỏe và kéo dài tuổi thọ của con người.
Sản phẩm thuốc trên thế giới hết sức đa dạng và phong phú với khoảng
trên 2000 loại nguyên liệu hóa dược được sản xuất, với khoảng 100000 biệt
dược khác nhau, chỉ riêng kháng sinh đã có hàng ngàn biệt dược được lưu
hành. Tuy nhiên, sự phân bố tiêu dùng thuốc không đồng đều giữa các khu
vực: Bắc Mỹ 401,1 USD/năm; châu Phi 7,2 USD/năm. Ngay cả các nước
trong cùng một châu cũng có sự chênh lệch tới 10 lần: Các nước Tây Âu là
177 USD còn Đông Âu là 17,15 USD.
Tính đến 2002, thị trường dược phẩm của các nước phát triển chiếm

85% doanh số toàn cầu trong khi đó khu vực này chiếm 10% dân số thế giới.
10 nước dùng thuốc nhiều nhất: Mỹ, Nhật, Đức, Pháp, Ý, Anh, Tây Ban Nha,
Canada, Hà Lan và Bỉ với lượng thuốc dùng chiếm gần 60% tổng lượng thuốc
dùng trên toàn thế giới.
Ở các nước phát triển, rất nhiều vấn đề đã được giải quyết tốt như việc
quản lý kê đơn, mua bán thuốc, quảng cáo thuốc, kiểm soát chất lượng thuốc.
Hệ thống an toàn về thuốc dần được cải thiện [29],[40].
3


1.1.1.2. Tình hình cung ứng thuốc bệnh viện ở Việt Nam
Trong những năm qua, công tác dược nói chung đã có những bước phát
triển rất cơ bản về tổ chức, quản lý, sản xuất và cung ứng thuốc. Ngành Dược
đã phần nào đáp ứng được nhu cầu sử dụng thuốc cho nhân dân cả về số
lượng và chất lượng. Tính đến tháng 12 năm 2009 cả nước có khoảng 1352
doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất
và kinh doanh dược phẩm. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về dược
được rà soát, sửa đổi, bổ sung và xây dựng mới, nhằm đáp ứng đòi hỏi của sự
phát triển [26][36].
Bảng 1.1: Số liệu về sản xuất, nhập khẩu và sử dụng thuốc qua các năm
Năm

2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008

2009

Tổng trị giá tiền Trị giá sản xuất
thuốc sử dụng
trong nước
(1.000USD)
(1.000USD)
472.356
170.390
525.807
200.290
608.699
241.870
707.535
305.950
817.396
395.157
956.353
475.403
1.136.353
600.630
1.425.657
715.435
1.696.135
831.205

Trị giá thuốc
nhập khẩu
(1.000USD)
417.361

457.128
451.352
600.995
650.180
710.000
810.711
923.288
1.170.828

Bình quân tiền
thuốc đầu người
(USD)
6,0
6,7
7,6
8,6
9,85
11,23
13,39
16,45
19,77

Nhìn vào bảng thống kê trên, thấy rằng trị giá thuốc sản xuất trong nước
ngày càng tăng:
- Năm 2006 đạt 475,403 triệu USD tăng 20% so với năm 2005.
- Năm 2007 đạt 600, 63 triệu USD tăng 26,34% so với năm 2006.
- Năm 2008, thuốc trong nước sản xuất đạt 715,435 triệu USD đáp ứng
50,18 % nhu cầu thuốc sử dụng.

4



Năm 2009, tính tổng giá trị tiền thuốc sử dụng đạt gần 1,7 tỉ USD (tăng
19%) tiền thuốc bình quân đầu người đạt gần 20 USD (tăng 3,32 USD so với
năm 2008) [31].
Trong sự tiến bộ của công tác Dược nói chung, có sự đóng góp quan
trọng của công tác Dược bệnh viện. Các cơ sở khám chữa bệnh trong toàn
quốc tiếp tục duy trì và tăng cường kết quả công tác cung ứng và sử dụng
thuốc hợp lý, đảm bảo thuốc đủ cho người bệnh theo danh mục thuốc chủ
yếu, thực hiện tốt chỉ thị số 05/2004/CT-BYT ngày 16/04/2004 của Bộ trưởng
Bộ Y tế về việc chấn chỉnh công tác cung ứng, sử dụng thuốc trong bệnh viện.
Hội đồng thuốc và điều trị bệnh viện tăng cường năng lực can thiệp sử dụng
thuốc hợp lý thông qua việc bình đơn thuốc, bình bệnh án, triển khai thực
hiện cấp phát thuốc tại khoa lâm sàng, đảm bảo đủ thuốc có chất lượng và sử
dụng thuốc hợp lý an toàn cho người bệnh.
Theo báo cáo của 721 bệnh viện năm 2004 về Vụ điều trị- Bộ Y tế cho
thấy 94% Hội đồng thuốc và điều trị bệnh viện duy trì hoạt động; 62% Hội
đồng thuốc và điều trị bệnh viện bình đơn thuốc, bình bệnh án; 76% bệnh
viện tổ chức đấu thầu mua thuốc; 98% bệnh viện cung ứng đủ thuốc cho
người bệnh nội trú, không để người bệnh nội trú tự mua thuốc; 93% bệnh viện
có theo dõi tác dụng có hại của thuốc; 79% bệnh viện có hoạt động thông tin
thuốc trong bệnh viện [12].
Tuy nhiên, hoạt động thông tin thuốc còn yếu. Có quá nhiều tên thuốc
gây lúng túng cho bác sĩ kê đơn, gây khó khăn cho cả người bán và người
mua thuốc. Bên cạnh đó, nhiều bác sĩ chỉ biết tên biệt dược mà không biết tên
gốc, thường chỉ kê những thuốc được trình dược viên giới thiệu và những
thuốc đã quen. Đơn thuốc kê quá nhiều thuốc, có khi đến 3- 4 thuốc kháng
sinh trong một đơn. Thời gian và khoảng cách giữa các lần dùng thuốc chưa
hợp lý do chưa nắm được tính chất động học, dược lý của thuốc nên bác sĩ


5


thường quen kê đơn cho bệnh nhân sử dụng hầu như tất cả các thuốc 2
lần/ngày.
Phần lớn các bệnh viện còn đang rất lúng túng trong việc triển khai đấu
thầu thuốc, mặc dù đã có thông tư liên tịch của Bộ Y tế và Bộ tài chính [17].
Công việc bình bệnh án, bình đơn thuốc chưa thường xuyên, chỉ tập trung khi
có kiểm tra của cấp trên hoặc làm hình thức, mới chỉ kiểm tra các thủ tục hành
chính của đơn thuốc và bệnh án chưa thực sự đi sâu vào nhận xét về chẩn
đoán và điều trị. Công tác thông tin thuốc và dược lâm sàng chưa được nhiều.
Một phần do thiếu dược sỹ đại học làm việc tại bệnh viện, một phần do các
dược sỹ còn hạn chế về ngoại ngữ và nghiệp vụ thông tin.
Hiện nay, nước ta có nguồn thuốc cung ứng phong phú về chủng loại và
dạng bào chế, tuy vậy hệ thống cung ứng thuốc còn nhiều tầng nấc trung gian,
có nơi có lúc đã có biểu hiện độc quyền trong cung ứng nhất là đối với thuốc
biệt dược. Mặc dù chất lượng thuốc sản xuất trong nước đã được nâng lên
đáng kể và giá thành thấp hơn nhiều so với thuốc nước ngoài cùng loại nhưng
thuốc sản xuất vẫn chiếm giá trị sử dụng thấp trong bệnh viện. Nguyên nhân
do thuốc sản xuất trong nước chủ yếu mới chỉ mới đáp ứng điều trị bệnh
thông thường với dạng bào chế đơn giản (trên 90%), chưa đầu tư sản xuất
thuốc chuyên khoa, thuốc đặc trị hoặc thuốc yêu cầu sản xuất công nghệ cao.
1.1.2. Cung ứng thuốc trong bệnh viện
Cung ứng thuốc trong bệnh viện đảm bảo chất lượng, đáp ứng nhu cầu
điều trị hợp lý là một trong những nhiệm vụ quan trọng của khoa Dược bệnh
viện [1].

6



Lựa chọn

Các yếu tố liên
quan:Tổ chức, tài
chính, quản lý thông
tin, nguồn nhân lực

Sử dụng

Mua sắm

Cấp phát

Dòng lưu chuyển các hoạt động cung ứng
Đường phối hợp
Hình 1.1. Chu trình cung ứng thuốc trong bệnh viện
1.1.2.1. Lựa chọn thuốc
Việc chọn thuốc phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mô hình bệnh tật tại
chỗ, trang thiết bị điều trị, kinh nghiệm và trình độ của đội ngũ cán bộ, các
nguồn lực tài chính, các yếu tố môi trường, địa lý và di truyền. Tổ chức Y tế
thế giới đã xây dựng một số tiêu chí lựa chọn như sau [38]:
* Tiêu chí lựa chọn thuốc:
- Chỉ chọn những thuốc có đủ bằng chứng tin cậy về hiệu quả điều trị, độ an
toàn thông qua các thử nghiệm lâm sàng và trên thực tế sử dụng rộng rãi tại
các cơ sở khám chữa bệnh.
- Thuốc được chọn phải sẵn có, ở dạng bào chế đảm bảo sinh khả dụng cũng
như sự ổn định về chất lượng trong điều kiện bảo quản sử dụng nhất định.

7



- Khi có 2 hoặc nhiều hơn hai thuốc tương đương nhau về hai tiêu chí trên thì
cần phải lựa chọn trên sơ sở đánh giá kỹ lưỡng các yếu tố như hiệu quả điều
trị, độ an toàn, giá cả và khả năng cung ứng.
- Khi so sánh chi phí giữa các thuốc cần phải so sánh tổng chi phí cho toàn bộ
quá trình điều trị chứ không phải chỉ tính theo đơn vị dùng thuốc. Khi mà các
thuốc không hoàn toàn giống nhau thì khi lựa chọn cần phải tiến hành phân
tích hiệu quả - chi phí.
- Trong một số trường hợp, sự lựa chọn còn phụ thuộc một số yếu tố khác như
các đặc tính dược động học hoặc cân nhắc những điểm tại địa phương như
trang thiết bị bảo quản, hệ thống kho chứa hoặc nhà sản xuất cung ứng.
- Thuốc thiết yếu nên được bào chế ở dạng đơn chất. Những thuốc ở dạng đa
chất phải có thể chứng minh liều lượng của từng hoạt chất đáp ứng yêu cầu
điều trị của một nhóm đối tượng cụ thể và có lợi thế vượt trội về hiệu quả, độ
an toàn hoặc tiện dụng so với thuốc đơn chất.
- Thuốc ghi tên gốc hoặc tên chung quốc tế (INN), tránh đề cập đến tên biệt
dược và nhà sản xuất cụ thể.
Hiện nay việc lựa chọn thuốc phải căn cứ vào tiêu chuẩn đạt được của
nhà sản xuất: GMP, GSP, GLP và đánh giá GDP chính sách phân phối của
các nhà sản xuất.
* Xây dựng danh mục thuốc bệnh viện:
- Bước 1: HĐT & ĐT BV xây dựng tiêu chí lựa chọn thuốc theo các tiêu
chuẩn khuyến cáo của WHO, dựa theo DMTCY [11], DMTTY [10] của Bộ Y
tế, MHBT, danh mục thuốc giành cho trẻ em [22] và phác đồ điều trị chuẩn
của bệnh viện…
- Bước 2: Xây dựng dự thảo danh mục thuốc và đệ trình lên giám đốc.
- Bước 3: Giám đốc BV xem xét, sửa đổi và thông qua DMT BV.
- Bước 4: DMT BV chính thức được đưa vào ban hành sử dụng.

8



1.1.2.2. Mua thuốc
* Tiến hành mua thuốc: Các phương thức mua thuốc
- Chỉ định thầu: Do Cục Quân y, Phòng Quân y Quân khu hoặc ban Giám đốc
BV chỉ đạo, chỉ định đơn vị có nguồn cung ứng thuốc cho BV.
- Chào hàng cạnh tranh: BV có nhu cầu sử dụng thuốc của những hãng dược
phẩm chào hàng có giá thấp. Nhưng hình thức này có nhược điểm là giá thuốc
mặt hàng nơi cung ứng không ổn định và đơn vị cung ứng không đầy đủ các
mặt hàng mà BV yêu cầu.
- Đấu thầu thuốc: Hiện nay có một số hình thức đấu thầu sau:
+ Đấu thầu hạn chế: Là hình thức đấu thầu có điều kiện mà bên cung
ứng phải đáp ứng bên mua.
+ Đấu thầu rộng rãi: Hình thức này tạo cơ hội cho cơ sở khám chữa bệnh
chọn được đơn vị cung ứng thích hợp về số lượng, chủng loại và giá thuốc.
+ Đấu thầu cả gói: Tạo sự ổn định về chủng loại thuốc đặc biệt là thuốc
thường dùng với số lượng lớn, trong đó có cả thuốc giá rẻ, lãi xuất thấp.
+ Đấu thầu theo từng mặt hàng: Cơ hội cho cơ sở khám chữa bệnh sử
dụng giá thấp nhất, nhưng một số mặt hàng có lãi xuất thấp, số lượng ít không
được quan tâm cung ứng.
Một số văn bản hướng dẫn thực hiện đấu thầu thuốc:
+ Luật Đấu thầu năm 2005 ban hành ngày 29/11/2005 [32]
+ Luật Dược năm 2005 [33]
+ Nghị định 111/2006 của Chính phủ hướng dẫn thực hiện luật Đấu
thầu [24, 25]
+ Thông tư liên tịch số 20/2005/TTLT-BYT-BTC “Hướng dẫn thực
hiện đấu thấu cung ứng thuốc trong các cơ sở y tế công lập” [14]
+ Thông tư 10/2007/TTLT-BYT-BTC hướng dẫn thực hiện đấu thầu
mua thuốc cho các cơ sở công lập [17].


9


* Nhận thuốc và kiểm nhận
Ký kết hợp đồng đã quy định rõ địa điểm giao hàng. Hiện nay các công
ty cung ứng thuốc thường giao hàng đến kho thuốc của khoa Dược BV. Khi
tiến hành nhận thuốc phải tiến hành đối chiếu hóa đơn, phiếu báo lô với thực
tế về tên thuốc, số lượng, hàm lượng, quy cách đóng gói, nơi kiểm soát, hạn
dùng và một số điều quy định trong thông tư 20 năm 2005. Thuốc phải được
bảo quản ở điều kiện theo đúng yêu cầu kỹ thuật cả trong lúc vận chuyển.
Phải có biên bản, sổ sách kiểm nhận theo đúng quy chế.
* Thanh toán
Thanh toán tiền mua thuốc theo đúng số lượng đã mua và đúng giá đã
trúng thầu. Phương thức thanh toán bằng tiền mặt, séc, chuyển khoản.
1.1.2.3. Cấp phát, tồn trữ và bảo quản thuốc
- Công tác cấp phát từ khoa Dược đến các khoa lâm sàng và đến người
bệnh ảnh hưởng rất lớn đến điều trị. Chu trình cấp phát từ khoa Dược bệnh
viện bắt đầu từ việc mua hàng và kết thúc bằng các thông tin về sử dụng thuốc
trong bệnh viện.
Trong quá trình cấp phát phải thực hiện những công việc sau
+ Cung cấp các thông tin về thuốc cho bác sĩ và y tá.
+ Theo quy định mới chỉ thị 05/04 của Bộ Y tế dược sĩ cấp phát phải
đưa thuốc đến tận khoa phòng điều trị.
+ Khi xuất thuốc khỏi kho và giao nhận thuốc cho khoa phòng đều phải
thực hiện kiểm tra, đối chiếu: “Ba kiểm tra, ba đối chiếu”
Thuốc lĩnh về cấp cho bệnh nhân sử dụng phải hướng dẫn đầy đủ và tiến
hành 3 kiểm tra, 5 đối chiếu.
- Tồn trữ bảo quản [6]: Tồn trữ bao gồm cả quá trình sản xuất, nhập kho
hợp lý, quá trình kiểm kê, dự trữ và các biện pháp kỹ thuật và bảo quản thuốc.
Công tác tồn trữ là một trong những khâu quan trọng của việc bảo đảm cung

cấp thuốc đến người bệnh với chất lượng tốt [37].
10


- Đảm bảo chất lượng thuốc [23]: Bao gồm cả hai hoạt động kỹ thuật và
quản lí. Hoạt động là việc đánh giá các tài liệu về sản phẩm thuốc, kiểm tra
chất lượng thuốc trong quá trình cung ứng.
1.1.2.4. Giám sát sử dụng thuốc
Theo tổ chức y tế thế giới “Việc sử dụng thuốc hợp lý đòi hỏi bệnh nhân
phải nhận được những thuốc điều trị phù hợp với yêu cầu lâm sàng của họ,
với liều đúng với nhu cầu riêng của từng bệnh nhân, với thời gian sử dụng
đầy đủ và với mức giá thấp nhất giành cho họ và cộng đồng của họ” [38].
Đảm bảo cho bệnh nhân nhận được đúng thuốc, đủ thuốc, thuốc có chất
lượng đảm bảo và đáp ứng được nhu cầu điều trị là mục tiêu của giám sát và
sử dụng thuốc tại bệnh viện. Các tiêu chuẩn bao gồm:
- Thuốc đúng.
- Chỉ định thích hợp: Nghĩa là lý do tại sao chỉ định thuốc đó, phải dựa
trên những cân nhắc xem xét có cơ sở y học đúng đắn.
- Thuốc phù hợp: Xem xét vấn đề hiệu quả, độ an toàn, sự phù hợp đối
với bệnh nhân và chi phí điều trị.
- Thuốc có liều dùng, dạng dùng và thời gian điều trị thích hợp.
- Thích hợp đối với bệnh nhân: Có nghĩa là không có chống chỉ định và
chắc chắn các phản ứng có hại là rất ít.
- Cấp phát đúng: Bao gồm cả thông tin đầy đủ và kịp thời cho bệnh nhân
về các thuốc đã được chỉ định.
- Bệnh nhân tuân thủ tốt chỉ định điều trị.
Giám sát sử dụng thuốc bao gồm một số nội dung sau:
* Giám sát kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú và chỉ định thuốc trong hồ sơ
bệnh án
Việc kê đơn thuốc là do bác sĩ thực hiện. Các nguyên nhân sai sót ở

khâu kê đơn rất đa dạng, phức tạp có thể do trình độ chẩn đoán bệnh, hiểu biết
về thuốc, do ý thức trách nhiệm- y đức, do tác động tiêu cực của nền kinh tế
11


thị trường,… Vì vậy, để quản lý việc kê đơn, chỉ định dùng thuốc cho an toàn
hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm, cần yêu cầu bác sĩ thực hiện đúng các quy định
của Bệnh viện và các quy chế mà Bộ Y tế đã ban hành.
- Giám sát kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú
Thực hiện việc giám sát kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú theo Qui
chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú theo Quyết định số 04/2008/QĐBYT ngày 01/02/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế như: Quy định về ghi đơn
thuốc, quy định về ghi đơn thuốc điều trị bệnh mạn tính, quy định về kê đơn
thuốc điều trị lao, quy định về kê đơn thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng
làm thuốc, quy định về kê đơn thuốc gây nghiện, quy định về kê đơn thuốc
opioids giảm đau cho bệnh nhân ung thư và bệnh nhân AIDS [19].
- Giám sát chỉ định thuốc trong hồ sơ bệnh án
Là giám sát việc thực hiện đúng các quy chế: quy chế sử dụng thuốc,
chẩn đoán bệnh, làm hồ sơ bệnh án và kê đơn điều trị.
Đối với mỗi bệnh án, cần kiểm tra một số chỉ tiêu sau:
+ Thuốc phải được ghi đầy đủ, rõ ràng vào hồ sơ bệnh án gồm: Tên
thuốc, hàm lượng, liều dùng, đường dùng và thời gian dùng.
+ Thuốc được sử dụng phải:
Phù hợp với chẩn đoán bệnh, với kết quả cận lâm sàng.
Phù hợp với độ tuổi, cân nặng, tình trạng và cơ địa người bệnh.
Dựa vào hướng dẫn thực hành điều trị, bảo đảm liệu trình điều trị.

Chỉ sử dụng thuốc khi thật sự cần thiết, đúng mục đích, có kết
quả nhất và ít tốn kém.
Phải ghi y lệnh dùng thuốc theo trình tự thuốc tiêm, thuốc viên,
thuốc nước, tiếp đến các phương pháp điều trị khác.

Dùng thuốc gây nghiện, kháng sinh phải theo dõi ngày dùng, liều
dùng, tổng liều [7,9,19].

12


* Giám sát giao phát thuốc
- Đóng gói, dán nhãn
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, thuốc được ghi nhãn đúng là thuốc phải có
bao gói riêng, có đầy đủ các thông tin như: Tên bệnh nhân, tên thuốc, hàm
lượng, thời gian và cách sử dụng. Nếu bệnh nhân được hướng dẫn tỉ mỉ cách
dùng thuốc từ bác sĩ, người bán, người cấp phát thuốc thì khả năng tuân thủ
chỉ định sẽ cao. Người bệnh không nhớ cách dùng và tự sử dụng theo ý mình
sẽ gây ra những sai sót trong sử dụng thuốc. Vì vậy, việc ghi nhãn thuốc là rất
quan trọng trong sử dụng thuốc an toàn, hợp lý [9,25].
- Giao phát
Thuốc sau khi được dán nhãn và đóng gói đầy đủ sẽ được giao phát cho
bệnh nhân điều trị ngoại trú và nội trú.
+ Giao phát thuốc cho bệnh nhân điều trị ngoại trú: Dược sĩ khoa
dược thực hiện việc giao phát thuốc cho bệnh nhân ngoại trú theo quy trình:
 Bước 1: Nhận và xác nhận đơn thuốc.
 Bước 2: Thực hiện kiểm tra đơn thuốc
 Bước 3: Lấy thuốc theo đơn.
 Bước 4: Thực hiện 3 đối chiếu.
 Bước 5: Giao thuốc cho bệnh nhân.
+ Giao phát thuốc cho bệnh nhân điều trị nội trú:
Dược sĩ khoa dược phải:
 Phát thuốc hàng ngày và thuốc bổ sung theo y lệnh.
 Có trách nhiệm cùng các bác sĩ điều trị hướng dẫn và thực hiện sử
dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả và kinh tế.


13


 Thông báo kịp thời những thông tin về thuốc mới như: tên thuốc,
thành phần, tác dụng dược lý, tác dụng phụ, liều dùng, giá tiền,…
 Trước khi cấp phát thuốc, thực hiện 3 kiểm tra và 3 đối chiếu.
Y tá (điều dưỡng) chăm sóc phải đảm bảo thuốc đến cơ thể người bệnh an
toàn và phải thực hiện các quy định sau:
 Công khai thuốc được dùng hàng ngày cho từng người bệnh.
 Có sổ thuốc điều trị, mỗi khi thực hiện xong phải đánh dấu vào sổ
 Có khay thuốc lọ đựng thuốc uống sáng, chiều và tối cho từng người bệnh

 Khi gặp thuốc mới hoặc y lệnh sử dụng thuốc quá liều quy định phải
thận trọng hỏi lại bác sĩ điều trị.
 Trước khi tiêm thuốc, cho người bệnh uống thuốc: thực hiện 3 kiểm
tra và 5 đối chiếu.
 Bàn giao thuốc còn lại cho kíp trực sau.
 Khoa điều trị phải có sổ theo dõi tai biến do thuốc.
 Nghiêm cấm việc tự ý thay đổi thuốc và tự ý trộn lẫn các thuốc để
tiêm [7,9,23].
* Giám sát tuân thủ hướng dẫn sử dụng
Trong quá trình giám sát tuân thủ hướng dẫn sử dụng, cần xây dựng mối
quan hệ hợp tác giữa bác sĩ, dược sĩ, y tá điều dưỡng và bệnh nhân. Qui trình
này được tóm tắt ở hình 1.2.
Bác sĩ:
Chẩn đoán, kê đơn,
chỉ định dùng thuốc.
Dược sĩ:
Cung cấp thông tin

thuốc cho Bác sĩ.
Đánh giá việc dùng
thuốc. Cấp phát thuốc.

Bệnh nhân

Y tá điều dưỡng:
Chăm sóc bệnh nhân

Hình 1.2. Mối quan hệ giữa Bác sĩ- Dược sĩ- Y tá- Bệnh nhân
trong quá trình sử dụng thuốc.

14


- Bác sĩ:
+ Ghi y lệnh vào hồ sơ bệnh án cụ thể về điều trị, nội dung theo dõi, phân
cấp chăm sóc và chế độ dinh dưỡng.
+ Giải thích, hướng dẫn chế độ sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng, động viên,
an ủi người bệnh và gia đình người bệnh an tâm điều trị.
+ Theo dõi diễn biến tình trạng của người bệnh, đôn đốc kiểm tra và giám
sát y tá (điều dưỡng) chăm sóc thực hiện y lệnh.
- Dược sĩ:
+ Phải phát thuốc hàng ngày và thuốc bổ sung theo y lệnh.
+ Cung cấp đầy đủ thông tin về thuốc và tư vấn cho bác sĩ để bác sĩ lựa
chọn thuốc thích hợp cho từng người bệnh.
+ Có trách nhiệm cùng các bác sĩ điều trị hướng dẫn và thực hiện sử dụng
thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả và kinh tế.
+ Phải thông báo kịp thời những thông tin về thuốc mới: Tên thuốc, thành
phần, tác dụng dược lý, tác dụng phụ, liều dùng, áp dụng điều trị và giá thành.

+ Dược sĩ lâm sàng hướng dẫn, kiểm tra y tá về thực hiện đúng y lệnh và
theo dõi ADR. Quy chế bệnh viện đã quy định rõ: Trong bệnh viện, các khoa
điều trị phải có sổ theo dõi tai biến do thuốc và đơn vị thông tin thuốc chịu
trách nhiệm thông tin về thuốc, triển khai mạng lưới theo dõi phản ứng có hại
của thuốc, giới thiệu thuốc mới [24].
- Y tá:
+ Thực hiện nghiêm chỉnh y lệnh của bác sĩ điều trị.
+ Phát hiện những diễn biến bất thường và báo cáo bác sĩ điều trị để xử lý
kịp thời.
+ Ghi phiếu theo dõi, phiếu chăm sóc theo đúng mẫu quy định.

15


×