Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Tuyển chọn cây đầu dòng và nghiên cứu biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất chất lượng cam sành tại Hàm Yên Tuyên Quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.23 MB, 106 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------------------

NGUYỄN VĂN VÕ

TUYỂN CHỌN CÂY ĐẦU DÒNG VÀ NGHIÊN CỨU
BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NÂNG CAO NĂNG SUẤT
CHẤT LƢỢNG CAM SÀNH TẠI HÀM YÊN
TUYÊN QUANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

THÁI NGUYÊN - 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------------------

NGUYỄN VĂN VÕ

TUYỂN CHỌN CÂY ĐẦU DÒNG VÀ NGHIÊN CỨU
BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NÂNG CAO NĂNG SUẤT
CHẤT LƢỢNG CAM SÀNH TẠI HÀM YÊN
TUYÊN QUANG
Ngành : Khoa học cây trồng
Mã số : 60 62 01 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Đào Thanh Vân

Thái Nguyên - 2015


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả

Nguyễn Văn Võ


ii

LỜI CẢM ƠN
Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Đào Thanh Vân
là người giúp đỡ, hướng dẫn tận tình cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cô giáo khoa Nông
học, phòng Đào tạo, các thầy cô đã tham gia giảng dạy chương trình cao
học - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
Tôi xin chân thành cảm ơn sở Khoa học và Công nghệ Tuyên Quang,
Trung tâm cây ăn quả huyện Hàm Yên, Ủy ban nhân dân, khuyến nông viên
của các xã và các hộ gia đình mà tôi tiến hành điều tra, nghiên cứu trên địa
bàn huyện Hàm Yên, đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể gia đình và bạn bè, đồng nghiệp

đã động viên, hỗ trợ tôi trong thời gian học tập và hoàn thành luận văn này.
Một lần nữa, tôi xin trân trọng cảm ơn tất cả sự giúp đỡ quý báu trên.
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2015
Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Võ


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ ii
MỤC LỤC .................................................................................................... iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG .................................................................................... vii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................. 1
2. Mục tiêu, yêu cầu của đề tài ....................................................................... 2
2.1. Mục tiêu .................................................................................................. 2
2.2. Yêu cầu ................................................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .................................................... 3
3.1. Ý nghĩa khoa học ..................................................................................... 3
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 3
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................... 4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ........................................................................ 4
1.2. Nguồn gốc cam quýt và phân loại ............................................................ 5
1.3. Đặc điểm thực vật cơ bản của cây cam Sành ........................................... 6
1.4. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cam quýt .................................................. 7
1.4.1. Trên thế giới ......................................................................................... 7

1.4.2. Ở Việt Nam .......................................................................................... 9
1.4.3. Ở huyện Hàm Yên .............................................................................. 12
1.5. Nhũng nghiên cứu về cây cam quýt ....................................................... 13
1.5.1. Những yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của
cây ăn quả có múi ......................................................................................... 13
1.5.2. Nhu cầu dinh dưỡng của cây cam quýt ............................................... 17


iv

1.5.3. Nghiên cứu về tuyển chọn giống, vật liệu gen và cây ưu tú đầu dòng . 19
1.5.4. Nghiên cứu về sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng trên cam quýt .. 24
1.5.5. Những nghiên cứu chọn tạo cam quýt không hạt ................................ 27
Chƣơng 2: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 30
2.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu ........................................................... 30
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 30
2.1.2. Vật liệu nghiên cứu............................................................................. 30
2.1.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ....................................................... 30
2.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 31
2.3. Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng ........................................... 31
2.3.1. Nội dung 1: Điều tra đánh giá tuyển chọn giống trong quần thể cam tại
các vùng trồng cam huyện Hàm Yên ............................................................ 31
2.3.1.1. Điều tra tuyển chọn cây ưu tú .......................................................... 31
2.3.1.2. Phương pháp .................................................................................... 33
2.3.1.3. Đánh giá cây ưu tú ........................................................................... 33
2.3.2. Nội dung 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của Gibbrelline và NAA đến số
hạt/quả và chất lượng cam sành tại Hàm Yên, Tuyên Quang ........................ 33
2.4. Phương pháp tổng hợp và xử lý kết quả nghiên cứu .............................. 35
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................... 36
3.1. Kết quả điều tra tuyển chọn cây cam không hạt, ít hạt ........................... 36

3.1.1. Kết quả điều tra tổng thể ..................................................................... 36
3.1.2. Đặc điểm về nguồn gốc, sinh trưởng, hình dạng kích thước quả và các
chỉ tiêu khác của cây cam tuyển chọn ........................................................... 37
3.1.2.1. Nguồn gốc, đặc điểm, vị trí, đất đai của cây cam được tuyển chọn .. 37
3.1.2.2. Đặc điểm hình thái của các cây cam được tuyển chọn ..................... 39
3.1.2.3. Số quả và năng suất quả của các cây cam tốt tuyển chọn ................. 40
3.1.2.4. Đặc điểm hình thái quả, tỷ lệ ăn được và độ ngọt của quả................ 42


v

3.1.2.5. Đặc điểm quả của các cây được tuyển chọn ..................................... 44
3.1.2.6. Một số chỉ tiêu lý tính quả của các cây cam được tuyển chọn .......... 46
3.1.2.7. Tình hình sâu, bệnh hại đối với các cây cam được tuyển chọn ......... 48
3.1.2.8. Thang điểm đạt được của các cây cam tuyển chọn ........................... 50
3.1.3. Tổng hợp kết quả tuyển chọn cây cam ít hạt ....................................... 52
3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất điều hòa sinh trưởng đến năng
suất và chất lượng cam sành tại Hàm Yên, Tuyên Quang ............................. 56
3.2.1. Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến thời gian ra hoa, tỷ lệ đậu
hoa và quả của cam sành .............................................................................. 56
3.2.2. Ảnh hưởng của một số chế phẩm chất điều hòa sinh trưởng đến động
thái tăng trưởng kích thước quả .................................................................... 59
3.2.3. Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến số hạt trên quả của
cam sành ...................................................................................................... 61
3.2.4. Ảnh hưởng của một số chất điều hòa sinh trưởng đến các yếu tố cấu
thành năng suất, năng suất của cam sành ...................................................... 62
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................ 65
1. Kết luận .................................................................................................... 65
2. Đề nghị ..................................................................................................... 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tiếng Việt
II. Tài liệu nước ngoài
PHỤ LỤC


vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

FAO : Food and Agricultural Organization of the United National
CC

: Chiều cao

CT

: Công thức

DT

: Diện tích

ĐC

: Đối chứng

ĐK

: Đường kính


ĐV

: Đơn vị tính

Kg

: Kilogam

KL

: Khối lượng

KLTT : Khối lượng tăng thêm
NSTB : Năng suất trung bình
STT

: Số thứ tự

TB

: Trung bình

TG

: Thời gian

TT

: Thứ tự



vii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Tình hình sản xuất cam quýt trên thế giới ....................................... 8
Bảng 1.2. Tình hình sản xuất cây có múi ở một số nước vùng châu Á ............ 9
Bảng 1.3. Tình hình sản xuất cam quýt ở Việt Nam ..................................... 10
Bảng 1.4. Tình hình sản xuất cam quýt ở các vùng năm 2013 ...................... 11
Bảng 3.1. Tình hình sản xuất 1 số xã trồng cam tại huyện Hàm Yên,
Tuyên Quang năm 2014 ............................................................... 12
Bảng 3.2. Nguồn gốc độ dốc và loại đất ....................................................... 38
Bảng 3.3. Một số chỉ tiêu sinh trưởng của các cây cam được tuyển chọn ..... 39
Bảng 3.4. Số quả và năng suất quả của các cây cam tốt tuyển chọn .............. 41
Bảng 3.5. Đặc điểm hình thái quả, tỷ lệ ăn được và độ ngọt của quả ............ 43
Bảng 3.6. Đặc điểm quả của các cây được tuyển chọn .................................. 45
Bảng 3.7. Một số chỉ tiêu lý tính của các cây cam ........................................ 46
Bảng 3.8. Tình hình sâu bệnh hại trên các cây được tuyển chọn ................... 49
Bảng 3.9. Điểm đạt được của các cây cam điều tra, tuyển chọn .................... 51
Bảng 3.10. Tổng hợp các đặc điểm của 3 cây cam ít hạt nhất được tuyển chọn.... 52
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến thời gian ra hoa ....57
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của chất điều hoà sinh trưởng đến tỷ lệ đậu quả cam
Sành huyện Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang ..................................... 59
Bảng 3.13. Ảnh hưởng của chế phẩm chất điều hòa sinh trưởng đến động thái
tăng trưởng kích thước quả cam Sành tại huyện Hàm Yên........... 60
Bảng 3.14. Ảnh hưởng của chất điều hoà sinh trưởng đến số hạt trên quả của
cam sành Hàm Yên ...................................................................... 61
Bảng 3.15. Ảnh hưởng của một số chất điều hòa sinh trưởng đến các yếu tố
cấu thành năng suất của cam ........................................................ 63



viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1. Hình ảnh mẫu quả cây mã số PLNN02 được tuyển chọn năm 2014 .... 54
Hình 3.2. Hình ảnh mẫu quả cây mã số PL02 được tuyển chọn năm 2014 ... 55
Hình 3.3. Hình ảnh mẫu quả cây mã số PL02 được tuyển chọn năm 2014 ... 55
Hình 3.4. Biểu đồ năng suất quả/cây của các công thức sử dụng chất điều hòa
sinh trưởng .................................................................................... 64


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam được xác định là quê hương của cam quít. Hiện nay chúng ta
còn tìm thấy nhiều loài hoang dại thuộc họ cam quít ngoài những giống cam
quít của địa phương và nhập nội. Cam quít trở thành một trong những cây ăn
quả chủ yếu ở Việt Nam và được trồng từ Bắc vào Nam với bộ giống gồm
khoảng gần 200 giống khác nhau.
Những năm qua các vùng trồng cam quít của nước ta diện tích đã ngày
được mở rộng, năng suất của các vùng trồng đã được nâng cao, nhưng chất
lượng và các sản phẩm của cam quít hiện nay còn ở mức khiêm tốn, chưa đáp
ứng được yêu cầu phát triển cũng như tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế.
Nguyên nhân, do Việt Nam còn thiếu bộ giống tốt, công tác giống đã được
chú trọng và quản lý tốt nhưng thành quả chọn giống chưa cao, điều kiện kinh
tế còn hạn hẹp, trình độ dân trí còn thấp, tập quán sản xuất còn mang nặng
tính quảng canh.
Vùng Trung du miền núi phía Bắc có nhiều lợi thế về đất đai, khí hậu

và nguồn gen phong phú cho phép phát triển tốt về cây ăn quả. Cam quít, trên
thực tế đã là cây trồng phổ biến, nhiều nơi trồng thành những vùng tập trung từ
vài trăm đến vài nghìn hec ta như ở Bắc Sơn (Lạng Sơn), Bắc Quang, Vị Xuyên
(Hà Giang), Hàm Yên, Chiêm Hoá (Tuyên Quang), Bạch Thông (Bắc Kạn) vv...
Trong tập đoàn giống cam quít ở vùng Trung du - miền núi phía Bắc, cam sành
(Citrus nobilis Lour) là một giống lai giữa cam và quít (C.reticulata x C.sinensis)
(Do Dinh Ca (2009)) [2] được người dân trồng trọt lâu năm và hiện nay đang
có diện tích trồng trọt lớn nhất so với các giống khác.
Huyện Hàm Yên (tỉnh Tuyên Quang), nổi tiếng có vùng cam sành rộng
lớn, thương hiệu cam sành Hàm Yên chính thức xuất hiện và được công bố


2

rộng rãi từ tháng 12/2007. Tới năm 2015 Huyện Hàm Yên đã tổ chức được
hội chợ cam đầu tiên để đưa thương hiệu cam sành Hàm Yên giới thiệu ra thị
trường rộng lớn. Cây cam hiện đang chiếm vị trí quan trọng trong việc xóa
đói giảm nghèo, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân nơi đây.
Tuy nhiên, vùng cam sành Hàm Yên, Tuyên Quang những năm gần
đây có nhiều diễn biến cần quan tâm, đó là: diện tích cam tăng, chủ yếu là sử
dụng đất rừng, trong đó phần lớn là rừng nguyên sinh, giống bị thoái hoá, cây
không cho thu hoạch, nhất là các vườn trồng bằng cành chiết trên đất trồng
cam chu kỳ 2, đặc biệt chất lượng cam sành chưa cao do vị quả chua, hạt
nhiều, đồng thời công nghệ sau thu hoạch chưa được đầu tư thích đáng nên
giá cả bấp bênh, tổn thất sau thu hoạch lớn (20-30%) dẫn đến hiệu quả sản
xuất không cao.
Với thực tế nêu trên, đề tài “Tuyển chọn cây đầu dòng và nghiên cứu
biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất chất lượng cam sành tại Hàm Yên,
Tuyên Quang” là rất cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn.
2. Mục tiêu, yêu cầu của đề tài

2.1. Mục tiêu
Nghiên cứu bình tuyển cây cam đầu dòng theo hướng ít hạt làm vật liệu
khởi đầu cho công tác nhân giống và Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật hạn chế
số hạt, nâng cao chất lượng cam sành Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang.
2.2. Yêu cầu
- Điều tra tuyển chọn phát hiện cá thể ưu tú cam không hạt/ít hạt trong
quần thể cam tại các vùng trồng cam huyện Hàm Yên.
- Nghiên cứu sử dụng chất điều hòa sinh trưởng hạn chế số hạt, nâng
cao năng suất chất lượng cam sành Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang.


3

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học về
nguồn vật liệu ban đầu cho công tác chọn tạo giống cam sành mới có chất
lượng cao hơn.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học về
ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến khả năng sinh trưởng, sự đậu
hoa, đậu quả, số hạt trên quả, năng suất và chất lượng của cam Sành.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần bổ sung thêm những tài liệu
khoa học phục vụ cho công tác nghiên cứu trên cây cam ở nước ta.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần lai tạo nhân giống, xây dựng quy
trình thâm canh tăng năng suất, chất lượng cũng như nâng cao giá trị kinh tế cho
cây cam.


4


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Số hạt trong một quả cao là một trong những đặc tính quan trọng làm
giới hạn tiêu thụ quả tươi ở cây có múi cả thị trường trong và ngoài nước. Một
trong những mục tiêu chính của chương trình chọn tạo giống cây có múi ở
nước ta và trên thế giới hiện nay là: giống không hạt, hình dạng đẹp, phẩm
chất ngon, không mẫn cảm với các loại sâu, bệnh hại nguy hiểm. Xu hướng
chọn giống cam quýt trên thế giới ngoài việc chọn tạo các giống có năng suất,
chất lượng cao, ổn định, chống chịu với điều kiện môi trường, sâu bệnh thì
mục tiêu còn hướng tới chọn tạo ra các giống ít hạt hoặc không hạt.
Chọn giống có thể từ các đột biến tự nhiên trong quần thể cây có múi,
do 1 lý do nào đó từ tự nhiên đã tạo ra giống cây có múi không hạt hoặc ít hạt.
Ta có thể điều tra, phát hiện, thu thập, theo dõi và xác định tính ổn định của
đặc tính không hạt của các cây có múi này. Nếu là các cá thể tốt, có thể sử
dụng phương pháp nhân giống vô tính để tạo ra hàng loạt các cây không hạt
hoặc ít hạt. Trường hợp này đã xẩy ra khi Washington Navel còn được gọi là
Cam có rốn, đây là giống được phát hiện từ cây đột biến tự nhiên ở Brazil
(Citrus sinensis (L.) Osbeck), nó đã được nhập khẩu vào Hoa Kỳ vào năm
1870 và đến nay là giống nổi tiếng trên thế giới [34].
Cây trồng nói chung và cam quýt nói riêng luôn tồn tại các cơ chế điều
khiển các quá trình sinh trưởng và phát triển nhằm thích ứng với các điều kiện
ngoại cảnh, duy trì sự sống. Các chất điều hòa sinh trưởng chính là các chất
điều tiết các cơ chế này và thông qua tác động của các chất điều hòa sinh
trưởng phôi có thể hình thành phát triển thành quả không qua quá trình thụ
phấn thụ tinh do vậy quả được tạo thành do tác động của các chất này thường


5


không hạt hoặc ít hạt. Các chất này được tổng hợp với một lượng rất nhỏ ở
các cơ quan đến một bộ phận nhất định của cây, từ đó chuyển sang các bộ
phận khác để điều tiết hoạt động sinh lý của cây. Trong số các chất điều hòa
sinh trưởng có Gibberellin (GA3) và Naphthaleneaceticd NAA được tổng hợp
ở tất cả các bộ phận còn non của cây và được vận chuyển không phân cực.
Tác dụng sinh lý của GA3 là ảnh hưởng đến quá trình ra hoa, sự lớn lên của
quả, tạo quả không hạt, ngăn cản sự rụng của các cơ quan như lá, hoa, quả,
làm chậm quá trình già hóa của toàn cây và sự chín của quả, kích thích kéo
dài thân, dóng, kích thích sự nảy mầm của hạt, củ. NAA có tác dụng kích
thích cây trồng ra rễ, ra hoa đồng loạt, kết nhiều trái, trái có phẩm chất tốt,
ngăn ngừa rụng trái non, cho sản lượng tốt.
1.2. Nguồn gốc cam quýt và phân loại
Hiện nay ý kiến của các tác giả có khác nhau song về cơ bản đều thống
nhất là các loại cây ăn quả có múi trồng trên thế giới hiện nay đều có nguồn
gốc từ vùng Đông Nam châu Á, bao gồm cả Nam Trung Quốc, Đông Bắc Ấn
Độ và Miến Điện. Nằm trong khu vực này, Việt Nam cũng là nơi phát sinh
của một số loài và giống cam, quýt tồn tại cho đến nay.
Như Nobumasa Nito (2004) [33] đã viết “Nguồn gốc cây có múi được
ghi nhận là ở Đông Nam Á bao gồm cả Trung Quốc, Đông Bắc Ấn Độ, trong
đó có cả vùng nam Nepal, nơi có những thung lũng và sườn đồi được bảo vệ
khỏi những cơn gió lạnh khô và mưa vào mùa hè. Tuy nhiên sự thuần hoá và
trồng trọt cây ăn quả có múi lại bắt đầu ở Trung Quốc”. Theo Trần Thế Tục
(1980) [17] nghề trồng cam quýt ở Trung Quốc đã có từ 3.000 - 4.000 năm
trước. Một số tác giả cho rằng nguồn gốc quýt Kinh (Citrus nobilis Osbeck)
và quất là ở miền Nam Việt Nam, xứ Đông Dương.
Các hệ thống phân loại cam quýt đầu tiên chủ yếu dựa trên các đặc
điểm giải phẫu hoa, đặc điểm hình thái, phân bố địa lý và cả lịch sử phát triển



6

của một số chi quan trọng. Hệ thống phân loại được thừa nhận nhiều nhất hiện
nay là của của Swingle và Reece (1967) [38]. Theo khoá phân loại của
Swingle (1967) có 16 loài, phần lớn các loài cây cam, quýt, chanh, bưởi…
thuộc chi Citrus (gồm 2 chi phụ là Eucitrus và Papeda), tộc Citreae, họ phụ
Aurantoideae, họ Rutaceae, bộ Geranial.
Theo Võ Văn Chi (1997) [3], ở Việt Nam chi Citrus có 11 loài. Theo
Phạm Hoàng Hộ (1999) [8] chi Citrus ở Việt Nam có 25 loài cả trồng trọt và
hoang dại (có 4 loài có tên quýt), phần lớn là cây thích nghi rộng, được trồng
rộng rãi ở cả 3 miền Bắc - Trung - Nam từ vùng núi cao Sa Pa, Đà Lạt tới các
vùng thấp đồng bằng Bắc Bộ, bao gồm các tỉnh: Nam Định, Thái Bình, Hải
Dương… đến đồng bằng Nam Bộ.
1.3. Đặc điểm thực vật cơ bản của cây cam Sành
Ngoài những đặc điểm thực vật chung của họ cam quýt, cây cam Sành
có đặc điểm thực vật mang đặc tính của giống. Theo Đỗ Đình Ca, 1996, [1]
đặc điểm thực vật của cam Sành cơ bản như sau:
- Thân cây: Thân gỗ, dạng thưa, mọc thẳng, tán cây hình chổi xể, thưa,
màu xanh đậm. Thân tròn, nhẵn không có gai, vỏ thân màu nâu mốc, phân cành
nhiều, góc độ phân cành hẹp từ 25 - 300, cành sinh trưởng có gai nhỏ, cành quả
không có gai.
- Lá cam Sành: Lá cam Sành có hình dạng ô van, màu xanh đậm, nút lá
hơi nhọn, mép lá gợn sóng, cành lá nhỏ.
- Hoa cam Sành: Nụ hoa tròn hơi bầu dục, màu trắng, đường kính
khoảng 5 mm, cánh hoa lớn hơn cuống. Đài hoa màu xanh, cánh đài cân đối,
có lông tơ.
- Quả cam Sành: Hình cầu dẹt, vỏ quả khi chín màu vàng thẫm, sần sùi,
giòn, dễ tách. Túi tinh dầu ít, không hiện rõ, đỉnh quả và đáy quả bằng, hơi
lõm. Thịt quả màu vàng đậm, vách múi quả dễ tách, lõi đặc.



7

- Hạt cam Sành: Hình trứng dài, màu trắng ngà, đỉnh hạt tròn, gốc hạt
nhọn, vỏ lụa màu nâu sáng, đáy hạt màu nâu đậm, màu sắc phôi xám ngà.
1.4. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cam quýt
1.4.1. Trên thế giới
Hiện nay cam quýt được phát triển khắp các lục địa, sự phát triển của
các vùng cam quýt trên thế giới có sự tương quan với các cuộc cách mạng
công nghiệp ở các vùng. Vùng nào sớm phát triển công nghiệp thì nghề cam
quýt cũng sớm phát triển và ngược lại.
Năm 2009 diện tích cam quýt của toàn thế giới là 4003,4 nghìn ha,
năng suất trung bình đạt 17,0 tấn/ha, sản lượng đạt 67995,3 nghìn tấn. Đến
năm 2013, các chỉ tiêu đều tăng và đạt: diện tích là 4080,0 nghìn ha, năng
suất 17,5 tấn/ha và sản lượng là 71445,4 nghìn tấn.
So sánh về diện tích của 5 châu lục năm 2013, châu Á có tổng diện tích
lớn nhất (1712,9 nghìn ha) sau đó đến châu Mỹ, châu Phi, châu Âu và vùng
có diện tích nhỏ nhất là châu Đại Dương 24,2 nghìn ha.
- Vùng châu Mỹ: các nước sản xuất nhiều như Mỹ, Mêxico, CuBa,
Costarica, Braxin, Achentina... tuy vùng cam, quýt châu Mỹ được hình thành
muộn hơn so với vùng khác, song do điều kiện thiên nhiên thuận lợi, do nhu
cầu đòi hỏi của nền công nghiệp Hoa Kỳ đã thúc đẩy ngành cam quýt ở đây
phát triển rất mạnh. Về năng suất được ổn định từ năm 2009 đến năm 2013 năng
suất đạt từ 19,9 đến 21,2 tấn/ha.
Vùng lãnh thổ châu Á sản xuất cam, quýt gồm các nước (Trung Quốc,
Ấn Độ, Inđônêia, Philippin, Thái Lan…) đây là vùng có diện tích lớn nhất
năm 2013 là 1712,9 nghìn ha, chiếm 41,98% tổng diện tích toàn thế giới. So
với châu Mỹ sản lượng châu Á các năm từ 2009 đến 2013 sản lượng châu Á
thấp hơn châu Mỹ. Nguyên nhân là do tổng diện tích châu Á lớn nhưng năng
suất lại thấp hơn so với chau Mỹ. Tuy châu Á có tổng diện tích trồng cam đến



8

năm 2013 là cao nhất thế giới (chiếm 41,98%) nhưng lại có năng suất trung
bình thấp nhất.
Bảng 1.1. Tình hình sản xuất cam quýt trên thế giới
Các châu lục trên thế giới

Chỉ

Năm

tiêu

Châu

Châu

Phi

Mỹ

2009

386,8

1735,6

2010


393,9

Châu Á

Châu

Châu Đại Thế giới

Âu

Dƣơng

1546,2

314,5

20,2

4003,4

1738,2

1656,8

313,9

22,2

4124,9


2011 413,8

1737,1

1518,6

310,5

23,2

4003,3

2012

436,4

1632,6

1579,1

290,0

23,3

3961,4

2013

440,3


1608,3

1712,9

294,3

24,2

4080,0

2009

17,6

19,9

13,0

19,5

17,8

17,0

Năng

2010

18,1


19,6

12,8

21,1

18,2

16,8

suất

2011

18,8

20,9

13,4

20,7

13,1

17,8

(tấn/ha) 2012

18,9


21,1

12,7

19,8

17,3

17,4

2013

19,0

21,2

13,1

21,0

17,1

17,5

2009

6,8

34,6


20,1

6,1

0,4

67995,3

Diện
tích
(nghìn
ha)

Sản
lượng
(nghìn
tấn)

2010 7127,3

34110,6 21193,8

6626,6

403,5

69461,8

2011 7795,3


36371,2 20337,4

6434,6

302,7

71241,2

2012 8241,0

34370,8 20053,1

5750,3

402,3

68817,5

2013 8355,9

34101,2 22408,5

6166,5

413,3

71445,4

Nguồn: FAOSTAT/FAO Statistics - năm 2015.[29]

- Vùng châu Á được khẳng định là quê hương của cam quýt, hầu hết các
nước châu Á đều sản xuất cam quýt. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của
FAO về tình hình sản xuất cam quýt ở một số nước châu Á năm 2015 như sau:


9

Bảng 1.2. Tình hình sản xuất cây có múi ở một số nƣớc vùng châu Á
2011
Vùng
Lãnh thổ

Diện tích
(nghìn ha)

2012
Năng
suất

(tấn/ha)

Diện tích
(nghìn ha)

2013
Năng
suất

(tấn/ha)


Diện tích Năng suất
(nghìn ha) (tấn/ha)

Trung Quốc

545,90

12,58

565,60

12,83

576,00

12,97

Ấn Độ

481,00

9,50

490,80

8,88

634,40

10,13


Pa-ki-xtan

136,15

10,19

136,00

11,05

136,80

11,00

I-ran

61,23

23,07

93,50

13,74

69,24

17,22

Thổ nhĩ kì


43,16

40,09

45,73

36,32

54,76

32,53

Thái Lan

22,00

19,32

22,00

20,45

22,00

20,91

Việt Nam

43,70


12,16

42,76

12,18

43,38

12,26

Nhật Bản

4,12

13,11

4,00

13,25

3,82

12,48

Inđônêxia

51,69

35,19


51,79

31,12

45,00

31,36

Nguồn: FAO STAT/FAO Statistics - năm 2015.[29]
Diện tích lớn nhất ở vùng này là Trung Quốc năm 2011 có 545,90
nghìn ha năng suất đạt 12,58 tấn/ha, năm 2013 diện tích là 576,00 nghìn ha,
năng suất đạt 12,97 tấn/ha. Năm 2011 đứng thứ 2 là Ấn Độ có 481,00 nghìn
ha, năng suất đạt 9,50 tấn/ha, tuy nhiên dến năm 2013 Ấn Độ lại có diện tích
cao nhất là 634,40 nhìn ha năng xuất đạt 12,97 tấn/ha. Về năng suất bình quân
ở Thổ Nhĩ Kì đạt cao nhất năm 2011 là 40,09 tấn/ha.
1.4.2. Ở Việt Nam
Cam quýt được đưa vào Việt Nam từ thế kỷ XVI, cho đến nay đã được
nhiều nhà khoa học quan tâm và đã chọn ra được nhiều giống cho năng suất
cao, phẩm chất tốt đem trồng ở một số vùng trên cả nước.
Từ những năm hoà bình lập lại đến những năm 60 của thế kỷ 20 cam
quýt ở Việt Nam còn rất hiếm, cây cam mới chỉ tập trung ở một số vùng
chuyên canh như Xã Đoài (Nghệ An), Bố Hạ (Bắc Giang)... đây là 2 vùng
chuyên canh cam lớn của Việt Nam mà nhiều người biết đến.


10

Từ những năm 1960 ở miền Bắc thành lập một loạt các nông trường
quốc doanh, trong đó có rất nhiều các nông trường trồng cam quýt như Sông

Lô, Cao Phong, Sông Bôi, Thanh Hà, Sông Con... đã hình thành một số vùng
trồng cam chính ở nước ta.
Vùng Nghệ An khoảng 1.000ha, vùng tây Thanh Hoá 500 ha, vùng
Xuân Mai (Hoà Bình) 500 ha, vùng Việt Bắc 500 ha và các vùng còn lại khác
500ha [7].
Bảng 1.3. Tình hình sản xuất cam quýt ở Việt Nam
STT

Chỉ tiêu

1 Diện tích (ha)

Năm
2009

2010

2011

2012

2013

63,900 60,900 68,900 67,500 70,400

2 Diện tích cho thu hoạch (ha) 63,900 60,900 56,300 55,600 57,000
3 Năng suất (tạ/ha)

105,00 118,00 118,60 126,64 124,46


4 Sản lượng (tấn)

683,500 720,100 702,100 704,100 709,400

Nguồn: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2015) [13]
Với số liệu thống kê ở bảng 1.4 thì diện tích sản xuất cam quýt giảm
nhẹ từ năm 2009 là 63.900 ha đến năm 2010 là 60.900 ha. Từ năm 2010 đến
năm 2011 tăng vọt lên từ 60.800 ha lên 68.900 ha. Sau đó ổn định qua các
năm từ 2011 đến 2013. Diện tích cao nhất đạt 70.400 ha (năm 2013). Cùng
với tổng diện tích thì diện tích cho thu hoạch sản phẩm cũng thay đổi qua các
năm,từ năm 2009 đến năm 2012 diện tích cho thu hoạch giảm liên tục từ
63.900 ha xuống 55.600 ha, tuy nhiên đến năm 2013 diện tích cho thu hoạch
tăng lên 57.000 ha. Năng suất trung bình tăng dần qua các năm 2009 từ
105.00 tạ/ha lên 124.46tạ/ha năm 2013. Tổng sản lượng cam quýt đạt cao
nhất vào năm 2010 đạt 720.100 tấn, từ năm 2010 đến năm 2013 giảm xuống
còn 709.400 tấn do diện tích cho thu hoạch giảm dần theo các năm từ 60.900
(năm 2010) xuống còn 57.000 (năm 2013).


11

Ở nước ta hiện nay, có nhiều vùng trồng cam quýt, song những vùng
cho năng suất cao, phẩm chất tốt có tiếng trong nước phải kể đến vùng cam
đồng bằng sông Cửu Long, vùng cam Trung du miền núi phía Bắc với nhiều
giống cam đặc sản, chất lượng như: cam Yên Bái, cam Bắc Quang, quýt Bắc
Sơn, cam Sành Hàm Yên... với tổng diện tích của cả nước năm 2013 là
70.400 ha. Phân bố ở 8 vùng sản xuất bao gồm Đồng bằng sông Hồng, vùng
Đông Bắc, vùng Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông
Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long. Các vùng trồng cam có diện tích lớn là
Đồng bằng sông Cửu Long 36.800 ha, vùng Trung du và miền núi phía bắc

13.800 ha và vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung 7.700 ha.
Bảng 1.4. Tình hình sản xuất cam quýt ở các vùng năm 2013
Tình hình sản xuất
Vùng trồng

STT

1
2
3

Đồng bằng sông Hồng
Vùng Trung du và miền núi
phía Bắc
Bắc Trung Bộ và duyên hải
miền Trung

Tổng diện Diện tích cho

Tổng sản

tích

thu hoạch

lƣợng

(nghìn ha)

(nghìn ha)


(nghìn tấn)

5,6

5,16

60,83

13,82

9,70

69,58

7,68

5,45

47,04

4

Tây Nguyên

0,75

0,73

3,95


5

Đông Nam Bộ

5,71

4,47

55,96

6

Đồng bằng sông Cửu Long

36,85

31,47

471,98

Cả nước

70,38

57,00

709,35

Nguồn: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2015) [13]

Tổng diện tích cây cam cao nhất là vùng Đồng bằng sông Cửu Long là
36,85 nghìn ha chiếm 52,4 % toàn quốc, thấp nhất là vùng cam Tây Nguyên
diện tích cho thu hoạch sản phẩm là 730 ha chiếm 1,3% diện tích toàn quốc.


12

Tổng sản lượng cam năm 2013 đạt 709.235 nghìn tấn, riêng vùng cam của
Đồng bằng sông Cửu Long đạt 471,98 nghìn tấn chiếm 66,5 % tổng sản
lượng, cao nhất trong 8 vùng trồng cam trên cả nước. Thấp nhất là vùng Tây
nguyên đạt 3,95 nghìn tấn chiếm 0,6% tổng sản lượng.
1.4.3. Ở huyện Hàm Yên
Toàn huyện hiện có 4.037,9 ha đất trồng cam, trong đó diện tích cam đã
trồng và cho thu hoạch là 2.381,8 ha với tổng số 2.786 hộ tham gia trồng; tập
trung nhiều ở 9 xã: Yên Thuận, Bạch Xa, Minh Khương, Minh Dân, Phù Lưu,
Tân Thành, Yên Lâm, Yên Phú và thị trấn Tân Yên. Qua tổng hợp, thu nhập
từ trồng cam đạt giá trị từ 100 triệu đồng trở lên có gần 670 hộ, trong đó số có
thu nhập từ 700 triệu đồng trở lên là gần 50 hộ.
Bảng 1.5. Tình hình sản xuất 1 số xã trồng cam tại huyện Hàm Yên,
Tuyên Quang năm 2014
Tình hình sản xuất
Stt

Vùng trồng

Diện tích Diện tích cho Năng suất Sản lƣợng
(ha)

sản phẩm (ha)


(tạ/ha)

(tấn)

1

Toàn huyện

4.037,9

2.381,8

130,5

31.075,2

2

Yên Thuận

541,9

293,0

100,0

2.930,0

3


Bạch Xa

77,4

5,0

128,0

64,0

4

Minh Khương

323,0

265,0

135,0

3.577,5

5

Minh Dân

144,7

69,3


130,0

900,9

6

Phù Lưu

1.619,0

1.097,9

143,0

15.700,0

7

Tân Thành

441,9

150,5

140,0

2.107,0

8


Yên Lâm

325,7

226,0

105,0

2.373,1

9

Yên Phú

180,6

117,4

120,0

1.409,3

10

T.T Tân Yên

149,0

75,7


125,0

946,3

11

Các xã khác

224,7

81,9

130,3

1.067,2

Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tuyên Quang[14]


13

+ Diện tích trồng cam tại huyện Hàm Yên tập trung chủ yếu tại xã Phù
Lưu là 1.619,0 ha chiếm 40,1% toàn huyện, diện tích cho thu hoạch là 1.097,9
ha, năng suất đạt bình quân 143 tạ/ha, sản lượng là 15.700,0 tấn.
+ Đứng thứ 2 là xã Yên thuận có tổng diện tích trồng cam là 541,9 ha
chiếm 13,4% toàn huyện, diện tích cho thu hoạch là 293,0 ha, năng suất trung
bình đạt 100 tạ/ha, tổng sản lượng là 31.075,2 tấn. thấp nhất là xã Bạch xa có
tổng diện tích là 77,4 ha, chiếm 1,9% toàn huyện, diện tích cho thu hoạch là
5ha, năng suất trung bình đạt 128 tạ/ha, tổng sản lượng là 64 tấn/ha.
1.5. Nhũng nghiên cứu về cây cam quýt

1.5.1. Những yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển
của cây ăn quả có múi
Cam quýt là cây kém chịu hạn và không chịu được ngập úng do có bộ
rễ cộng sinh với nấm. Vì vậy đất trồng cam quýt cần đủ ẩm, thoáng khí, mực
nước ngầm sâu dưới 1m là những điều kiện tốt cho sự sinh trưởng và phát
triển của bộ rễ cam quýt. Về mặt dinh dưỡng, bên cạnh các nguyên tố đa
lượng như N, P, K cam quýt còn cần các nguyên tố trung lượng, vi lượng như:
Ca, S, Zn, B, Mo, Mn, Mg, Fe, Cu v.v... Nếu thiếu hụt một trong các nguyên
tố dinh dưỡng trên đều làm cho cam quýt sinh trưởng và phát triển kém, khả
năng chống chịu với các điều kiện bất lợi của ngoại cảnh kém, làm giảm năng
suất và chất lượng sản phẩm
- Nhiệt độ
Theo Trần Thế Tục (1980) [17] và nhiều tác giả khác cho rằng cây
cam, quýt, chanh, bưởi sinh trưởng được trong phạm vi nhiệt độ từ 12 - 39oC,
nhiệt độ thích hợp nhất từ 23-27oC. Tại nhiệt độ thấp -5oC có một số giống có
thể chịu được trong thời gian rất ngắn. Khi nhiệt độ cao 40 0C kéo dài trong
thời gian dài trong nhiều ngày cam quýt sẽ ngừng sinh trưởng, biểu hiện bên
ngoài là lá rụng, cành khô héo. Tuy nhiên cũng có giống chỉ bị hại khi nhiệt
độ không khí lên đến 50 - 570C.


14

Nhìn chung nhiệt độ đất và nhiệt độ không khí ảnh hưởng đến toàn bộ
hoạt động của cam quýt như: Sự phát lộc, quá trình quang hợp, sự hoạt động
của bộ rễ, sự lớn lên của quả.v.v...Bằng những nghiên cứu của mình Vũ Công
Hậu (1996) [7] cho rằng rễ cam quýt hoạt động tốt khi nhiệt độ tăng dần từ 9 23oC. Khi nhiệt độ tới 26oC cây hút đạm mạnh. Ngoài ra sự chênh lệch nhiệt độ
giữa ngày và đêm lớn làm quả phát triển mạnh, đồng thời có ảnh hưởng đến
khả năng tích luỹ, vận chuyển đường bột và axit trong cây vào quả. Tuy nhiên,
khi nhiệt độ ban đêm quá thấp làm cho hoạt động này kém đi. Những giống có

khả năng thích ứng với nhiệt độ thấp thường có phẩm vị ngon, mã quả đẹp, hấp
dẫn, ngược lại những giống chịu nhiệt có phẩm chất kém hơn.
Theo Hoàng Ngọc Thuận (2002)[16], ở các vùng đất tốt, có nhiệt độ
mùa hè không quá nóng, mùa đông không quá lạnh với nhiệt độ bình quân
năm >150C, tổng tích ôn từ 2.500 - 3.500 cũng có thể trồng cam quýt. Ở các
vùng lục địa xa biển không nên trồng cam quýt ở độ cao từ 1.700 - 1.800m so
với mực nước biển vì những vùng này mùa đông thường có tuyết rơi và nhiệt
độ xuống tới âm 40C. Về phương diện nhiệt độ, cam quýt có thể phát triển
khắp các miền sinh thái ở Việt Nam nhưng lý tưởng nhất là khí hậu ở vùng
núi cao phía Bắc.
- Ánh sáng
Theo Vũ Công Hậu và một số tác giả thì cam quýt là cây ưa ánh sáng
tán xạ, nơi có cường độ ánh sáng từ 10.000 - 15.000 lux, tương ứng với 0,6
cal/cm2, ứng với ánh sáng lúc 8 - 9h sáng và 4 - 5h chiều hoặc những ngày
trời quang mây mùa hè. Tuy nhiên để có được lượng ánh sáng như vậy chúng
ta cần bố trí mật độ hợp lý như không quá dày cũng không quá thưa, vườn
cam quýt nhất thiết phải bố trí nơi thoáng, có thể trồng cây chắn gió đồng thời
có tác dụng che bớt ánh sáng để có ánh sáng trực xạ vào những ngày trời nắng
gắt, khi đủ ánh sáng cây sinh trưởng, phát triển tốt, ít sâu bệnh [7].


15

- Ẩm độ và lượng mưa
Cam quýt yêu cầu độ ẩm không khí 75% và độ ẩm đất 60%, độ ẩm này
không những đảm bảo cho cây sinh trưởng phát triển tốt mà còn cho năng suất
cao, phẩm chất quả tốt, mẫu mã quả đẹp, quả to, vỏ mỏng. Nếu độ ẩm không
khí quá cao hoặc quá thấp đều có hại cho cam quýt, ẩm độ không khí quá cao
và kèm theo nắng to vào tháng 8, tháng 9 hàng năm thường gây hiện tượng rám
nắng và nứt quả.

Theo Hoàng Ngọc Thuận (2002)[16], lượng mưa thích hợp cho các
vùng trồng cam quýt trên dưới 2.000mm, Cam cần 1.200 - 1.500, quýt cần
nhiều hơn từ 1.500 - 2.000, chanh cần ít nước hơn quýt, lượng nước trong đất
có ảnh hưởng rõ rệt đến hoạt động của bộ rễ, lượng nước được coi là đủ khi
nước tự do bằng 1% và độ ẩm đất bằng 60% độ ẩm bão hòa đồng ruộng.
Nhìn chung lượng mưa ở các vùng sản xuất nông nghiệp Việt Nam đủ
thoả mãn cho nhu cầu sinh trưởng, phát triển của cây cam quýt (1.400 mm 2.500 mm), nhưng lượng mưa phân bố không đều giữa các tháng trong năm,
do đó ảnh hưởng không tốt đến năng suất, phẩm chất quả.
- Gió.
Quy luật hoạt động của gió là một vấn đề cần lưu ý trong việc bố trí các
vùng trồng cam quýt. Tốc độ gió vừa phải có ảnh hưởng tốt đến việc lưu thông
không khí, điều hòa độ ẩm, giảm sâu bệnh hại, cây sinh trưởng tốt. Tuy nhiên
tốc độ gió có ảnh hưởng đến khả năng đồng hóa của cây, đặc biệt là gió lớn.
Ở nước ta, đồng bằng sông Hồng và ven biển miền Trung về mùa mưa
thường có gió bão gây đổ cây, gẫy cành, rụng quả làm cho khả năng sinh
trưởng và năng suất của cây giảm rõ rệt. Do vậy cần chú ý đến việc trồng các
đai rừng chắn gió cho các vườn trồng cam quýt ở những vùng hay có bão lớn.
- Đất đai.
Ở nước ta, theo Trần Thế Tục (1980)[17] và một số tác giả cho rằng


×