Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến năng suất và chất lượng rau cải ngồng tại huống thượng - đồng hỷ - thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.45 MB, 132 trang )


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



HOÀNG THỊ NGỌC


NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP
KỸ THUẬT ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƢỢNG
RAU CẢI NGỒNG TẠI HUỐNG THƢỢNG
- ĐỒNG HỶ - THÁI NGUYÊN


Chuyên ngành : Khoa học cây trồng
Mã số: 60 62 01 10


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS.Nguyễn Thúy Hà






Thái Nguyên, 2013

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng cho bảo vệ một học vị nào, mọi
sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn này đều đã được cảm ơn, các thông
tin trích dẫn trong luận văn này đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn


Hoàng Thị Ngọc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

ii
LỜI CẢM ƠN


Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thúy Hà, đã tận tình
giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô giáo Khoa Sau đại học, Khoa
Nông Học.
Chân thành cảm ơn gia đình bác Nguyễn Thị Minh, UBND xã Huống
Thượng – huyện Đồng Hỷ - Tỉnh Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi
trong việc bố trí và theo dõi thí nghiệm.

Tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè và những người thân đã
nhiệt tình ửng hộ, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài và hoàn
chỉnh luận văn tốt nghiệp.


Tác giả luận văn


Hoàng Thị Ngọc



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

iii
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục đích, yêu cầu 2
2.1.Mục đích 2
2.2.Yêu cầu 2
3. Ý nghĩa của đề tài 3
3.1.Ý nghĩa khoa học 3
3.2. Ý nghĩa thực tiễn 3
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài: 4
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài: 5
1.2. Tình hình nghiên cứu và sản xuất rau trên thế giới 8
1.2.1.Tình hình sản xuất rau trên thế giới 8

1.2.2. Tình hình nghiên cứu và sản xuất rau trong nước 11
: 18
18
1.3.2 Tình hình nghiên cứu và sử dụng thuốc BVTV 20
22
1.4. T . 23
Chƣơng 2:
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25

2.1. Đối tượng, vật liệu nghiên cứu 25
2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu 25
2.3. Nội dung nghiên cứu 25
2.4. Phương pháp nghiên cứu 26
2.4.1. Bố trí thí nghiệm 26
3.4.2. Quy trình kỹ thuật 28
3.4.3.Kỹ thuật làm vòm che thấp 30
3.4.4. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 31
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 34
3.1. Ảnh hưởng của thời gian cách ly bón phân đạm đến năng suất và chất
lượng rau cải ngồng 34

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

iv
3.1.1. Ảnh hưởng của thời gian cách ly bón đạm đến năng suất rau cải ngồng
34
3.1.2.Ảnh hưởng của thời gian cách ly bón đạm đến dư lượng nitrat (N0
3
-
) trong rau cải ngồng 35

3.2. Ảnh hưởng của liều lượng đạm bón đến sinh trưởng, phát triển và năng
suất rau cải ngồng 37
3.2.1. Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến động thái tăng trưởng chiều cao
của rau cải ngồng 37
3.2.2. Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến động thái tăng trưởng số lá của
rau cải ngồng 39
3.2.3. Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến động thái tăng trưởng chiều dài
lá của rau cải ngồng 41
3.2.4. Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến động thái tăng trưởng chiều
rộng lá của rau cải ngồng 43
3.2.5. Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến tình hình sâu bệnh hại rau cải
ngồng 45
3.2.7. Sơ bộ đánh giá hiệu quả kinh tế 49
3.3. Ảnh hưởng của một số loại thuốc bảo vệ thực vật đến phòng trừ sâu hại
rau cải ngồng tại Thái Nguyên. 51
3.3.1. Ảnh hưởng của một số loại thuốc bảo vệ thực vật đối với sâu tơ hại
rau cải ngồng. 51
3.3.2. Ảnh hưởng của một số loại thuốc bảo vệ thực vật đối với sâu xanh
bướm trắng trên rau cải ngồng 52
3.3.3. Ảnh hưởng của một số loại thuốc bảo vệ thực vật đến năng suất rau
cải ngồng. 54
3.3.4. Hạch toán hiệu quả kinh tế 55
3.4. Ảnh hưởng của vòm che thấp đến sinh trưởng, phát triển và năng suất
rau cải ngồng 56
3.4.1. Ảnh hưởng của vòm che thấp đến động thái tăng trưởng chiều cao
của rau cải ngồng 56
3.4.2. Ảnh hưởng của vòm che thấp đến động thái tăng trưởng số lá của
rau cải ngồng 57
3.4.3. Ảnh hưởng của vòm che thấp đến động thái tăng trưởng chiều dài
lá của cây cải ngồng 58


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

v
3.4.4. Ảnh hưởng của vòm che thấp đến động thái tăng trưởng chiều rộng
lá của cải ngồng 59
3.4.5. Ảnh hưởng của vòm che thấp đến tình hình sâu bệnh hại cải ngồng
61
3.4.6. Ảnh hưởng của vòm che thấp đến các yếu tố cấu thành năng suất
và năng suất của cải ngồng 62
3.4.8. Sơ bộ hạch toán hiệu quả kinh tế 63
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 65
1. Kết luận 65
2. Đề nghị 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO 66

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

vi
DANH MỤC CAC BẢNG, BIỂU

Bảng 1.1. Tình hình sản xuất rau trên thế giới qua các năm 8
Bảng 2.3. Mức giới hạn tối đa cho phép của hàm lượng Nitrat (NO
3
-
(mg/kg) 24
Bảng 3.1: Năng suất rau cải ngồng ở các công thức thí nghiệm 34
Bảng 3.2: Dư lượng nitrat trong rau cải ngồng 36
Bảng 3.3: Động thái tăng trưởng chiều cao của rau cải ngồng 37
Bảng 3.4: Động thái ra lá của cây cải ngồng 40

Bảng 3.5: Động thái tăng trưởng chiều dài lá cải ngồng ở các công
thức thí nghiệm 42
Bảng 3.6: Động thái tăng trưởng chiều rộng lá cải ngồng 44
Bảng 3.7: Tình hình sâu bệnh hại cải ngồng 46
Bảng 3.8: Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến năng suất rau cải ngồng 48
Bảng 3.9: Sơ bộ hạch toán hiệu quả kinh tế 50
Bảng 3.10: Hiệu lực của một số loại thuốc bảo vệ thực vật đối với 51
sâu tơ trên rau cải ngồng 51
Bảng 3.11: Hiệu lực của một số loại thuốc bảo vệ thực vật đối với 53
sâu xanh bướm trắng trên rau cải ngồng 53
Bảng 3.12: Ảnh hưởng của một số loại thuốc bảo vệ thực vật 54
đến năng suất rau cải ngồng 54
Bảng 3.13: Sơ bộ hạch toán hiệu quả kinh tế 55
Bảng 3.14: Động thái tăng trưởng chiều cao của rau cải ngồng 56
Bảng 3.15: Động thái ra lá của cây cải ngồng 57
Bảng 3.16: Động thái tăng trưởng chiều dài lá cải ngồng 58
Bảng 3.17: Động thái tăng trưởng chiều rộng lá của cải ngồng 60
Bảng 3.18: Sâu bệnh hại cải ngồng vụ Thu Đông 2012 61
Bảng 3.19: Ảnh hưởng của vòm che thấp đến các yếu tố cấu thành 62
năng suất và năng suất của cải ngồng 62
Bảng 3.20: Hiệu quả kinh tế của các công thức 64

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Rau xanh là loại thực phẩm không thể thiếu được trong mỗi bữa ăn
hàng ngày của con người. Rau không chỉ cung cấp các chất dinh dưỡng thiết

yếu như vitamin, lipit, protein mà còn cung cấp các chất khoáng quan trọng
như canxi, photpho, sắt, Cần thiết cho sự phát triển của cơ thể cây rau còn là
nguồn nguyên liệu cho các ngành chế biến thực phẩm, là nguồn dược liệu và
là mặt hàng xuất khẩu có giá trị góp phần làm tăng thu nhập cho nền kinh tế
quốc dân.
Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi phía bắc, phần lớn nông dân
vùng chuyên canh rau, trồng rau trên diện tích nhỏ lẻ, manh mún, không tập
trung.
Cải ngồng là rau ngắn ngày, có thể trồng quanh năm, không cần vốn
nhiều mà tiêu thụ lại dễ dàng nên ngày càng phổ biến trong sản xuất rau. Tuy
nhiên, năng suất rau cải ngồng hiện nay còn thấp do trình độ canh tác lạc hậu,
sâu bệnh hại, điều kiện ngoại cảnh bất thuận. Cải ngồng có thời gian sinh
trưởng ngắn, lại dễ gây ngộ độc cho người tiêu dùng bởi lẽ bị nhiều sâu bệnh
hại khó trừ phần lớn các thuốc hóa học có thời gian cách ly dài, trong khi
thuốc trừ sâu sinh học và điều hòa sinh trưởng kém tác dụng với một số sâu
hại như bọ nhảy.
Trên thực tế, nhiều hộ trồng rau vì chạy theo lợi nhuận lạm dụng phân
đạm, thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích sinh trưởng không đảm bảo thời
gian cách li để cây sinh trưởng nhanh cho năng suất cao. Điều này dẫn đến
ảnh hưởng xấu đến môi trường, hệ sinh thái, tăng chi phí sản xuất. Đặc biệt là
dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và dư lượng nitrat trong rau cao gây nguy
hại đến sức khỏe người tiêu dùng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

2
Xã Huống Thượng nằm ở phía Bắc huyện Đồng Hỷ với tổng diện tích
đất tự nhiên là 819,09ha. Dân số là 6003 nhân khẩu/1489 hộ gồm có các dân
tộc Kinh, Mường, Dao, Mông, Thái và một số dân tộc ít người khác cùng sinh
sống trên 10 đơn vị xóm, cả xã còn 162 hộ nghèo. Xã Huống Thượng là xã có

nguồn nước sạch tự nhiên, hệ thống kênh mương, thuỷ lợi, giao thông và điện
tương đối thuận lợi. Đặc biệt xã có khí hậu đặc trưng thích hợp cho việc sản
xuất các loại cây rau màu như: su hào, bắp cải, cải ngồng.
Trước thực tế đó, để tận dụng hiệu quả nguồn lực tự nhiên vốn có
của địa phương, đáp ứng yêu cầu thực tế sản xuất, nhu cầu của người tiêu
dùng. Đồng thời góp phần tạo dựng một nền nông nghiệp sạch, an toàn, ổn
định và bền vững, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu ảnh
hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến năng suất và chất lượng rau cải
ngồng tại Huống Thượng - Đồng Hỷ - Thái Nguyên”.
2. Mục đích, yêu cầu
2.1.Mục đích
- Xác định được thời gian cách ly sau bón phân đạm đối với rau cải
ngồng đảm bảo sản phẩm rau an toàn.
- Xác định được liều lượng đạm bón thích hợp đối với rau cải ngồng.
- Xác định được loại thuốc bảo vệ thực vật để trừ sâu hại rau cải ngồng.
- Đánh giá được hiệu quả của việc sử dụng vòm che thấp trong sản
xuất rau cải ngồng tại Thái Nguyên.
2.2.Yêu cầu
- Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của rau cải ngồng.
- Đánh giá được tình hình sâu bệnh hại của rau cải ngồng.
- Đánh giá năng suất của rau cải ngồng.
- Phân tích dư lượng NO
3
-

- Đánh giá hiệu quả kinh tế trồng rau cải ngồng.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


3
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1.Ý nghĩa khoa học
Xác định công thức phân bón, loại thuốc BVTV cho vùng sản xuất rau
chuyên canh tại Đồng Hỷ - Thái Nguyên, làm cơ sở để xây dựng quy trình
canh tác an toàn. Kết quả nghiên cứu góp phần làm tài liệu tham khảo cho
công tác nghiên cứu, chỉ đạo sản xuất, biện pháp phòng trừ dịch hại
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Việc thực hiện đề tài là cơ sở xác định một số biện pháp kỹ thuật trồng
trọt cho cải ngồng sinh trưởng, phát triển tốt, đạt năng suất cao và đảm bảo
chất lượng. Thay đổi một phần tập quán canh tác của nông dân tại địa
phương. Tạo điều kiện phát triển hơn về rau cải ngồng nói riêng và cây rau
nói chung trên địa bàn xã Huống Thượng - huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái
Nguyên, nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất rau cho người dân.
Từ đó mở rộng sản xuất sang các xã khác, xây dựng diện tích trồng rau có thu
nhập cao trên địa bàn huyện Đồng Hỷ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

4
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Cơ sở khoa học của đề tài:
Hiện nay, sản xuất rau ở nước ta đã có được những bước phát triển
mới. Nhưng năng suất rau ở nước ta còn thấp, thấp hơn rất nhiều lần so với
năng suất rau trung bình của thế giới. Một trong những nguyên nhân là do
chịu ảnh hưởng xấu của điều kiện thời tiết. Khí hậu nóng ẩm mưa nhiều, diễn
biến thất thường gây khó khăn cho việc sản xuất rau ngoài đồng ruộng, các
loài sâu bệnh có điều kiện phát triển và gây hại. Đặc biệt là đối với các loại

rau ăn lá. Vì vậy, muốn phát triển sản xuất rau cần hạn chế đến mức thấp nhất
ảnh hưởng xấu của các yếu tố bên ngoài, tạo điều kiện cho cây rau sinh
trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao.
Kỹ thuật vòm che thấp là một trong những biện pháp được sự quan tâm
của nhiều nhà khoa học, các trung tâm nghiên cứu và của người nông dân.
Ứng dụng kỹ thuật này trong sản xuất rau vừa hạn chế ảnh hưởng xấu của
điều kiện thời tiết, tạo điều kiện thuận lợi cho cây rau phát triển, vừa tiết kiệm
chi phí sản xuất. Thích hợp cho các loại rau ăn lá và sản xuất rau trái vụ, góp
phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho người trồng rau.
Phân bón cũng là yếu tố có vai trò quyết định đến năng suất cây trồng.
Giống mới chỉ có thể phát huy được tiềm năng, cho năng suất tối đa khi được
bón phân hợp lý. Theo kết quả điều tra của tổ chức Nông – Lương thế giới
(FAO), bón phân không cân đối làm giảm hiệu quả sử dụng phân bón 20-50%.
Chi phí phân bón chiếm 30-50% chi phí sản xuất. Để tiết kiệm chi phí sản xuất,
thu được lợi nhuận lớn, người sản xuất phải tìm những biện pháp kỹ thuật bón
phân cân đối, hợp lý. Như vậy sẽ góp phần tăng hiệu suất sử dụng phân bón,
tránh lãng phí, sản phẩm an toàn với người tiêu dùng và môi trường.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

5
Phân hóa học cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây trồng sinh trưởng,
phát triển. Tuy nhiên nếu bón phân không đúng nồng độ, liều lượng, không đảm
bảo thời gian cách ly sẽ dẫn đến tình trạng dư lượng NO
3
-
trong sản phẩm vượt
quá ngưỡng cho phép gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Để bảo vệ cây trồng trước sự phá hoại của các loài dịch hại, thời gian
qua con người đã sử dụng nhiều biện pháp tác động, trong đó biện pháp hóa

học được coi là biện pháp chủ lực. Con người đã hình thành thói quen sử dụng
thuốc bảo vệ thực vật như là một biện pháp không thể thiếu được trong quy trình
canh tác. Tuy nhiên, việc sử dụng quá nhiều thuốc BVTV đã tạo điều kiện cho
dịch hại hình thành tính kháng thuốc. Mặt khác, sử dụng thuốc BVTV thường
xuyên và liên tục đã tiêu diệt phần lớn các loài thiên địch, khiến cho chúng
không còn đủ khả năng khống chế sự phát triển của sâu hại nên sâu hại ngày
càng phát sinh với mật độ cao hơn trước. Trong quá trình sử dụng một phần
thuốc BVTV bị rửa trôi thấm sâu vào đất, nguồn nước sinh hoạt,… gây ô nhiễm
môi trường. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật còn gây hại nghiêm trọng đến sức
khỏe của con người, kể cả người sản xuất và người tiêu dùng.
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài:
Cùng với sự phát triển chung của kinh tế thế giới, nền nông nghiệp
cũng đang trên đà phát triển với hàng loạt các giống cây trồng mới được lai tạo,
chuyển gen…có năng suất cao phẩm chất tốt đang thay dần những giống cũ, bản
địa, cổ truyền năng suất thấp. Nhiều biện pháp thâm canh mới đang được áp
dụng vào sản xuất trên nhiều vùng sản xuất rộng lớn tạo ra sản phẩm năng suất,
chất lượng cao, có tính cạnh tranh cao đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và hướng tới
thị trường xuất khẩu. Theo các tiêu chí của thực hành nông nghiệp tốt (Good
Agricultural Practice - GAP) như: EUROGAP, ASEANGAP… việc sản xuất
rau an toàn (RAT) theo tiêu chuẩn GAP là một nhu cầu khách quan trong xu thế
hội nhập. Trong tình hình nước ta đã tham gia tổ chức thương mại thế giới
(WTO), khu vực thương mại tự do (AFTA) hàng rào thuế quan được thay thế

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

6
bởi các qui định về an toàn thực phẩ
thực phẩm là nhu cầu cần thiết để kịp thờ
trường thế giới góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp hiện nay.
Phân bón là dinh dưỡng không thể thiếu để cây trồng sinh trưởng và phát

triển thuận lợi. Song, cũng giống như các nhân tố đất, nước, thuốc BVTV, phân
bón luôn tiềm tàng, ẩn chứa rất nhiều nguy cơ ô nhiễm cho cây trồng đặc biệt là
cây rau. Đó là các nguy cơ ô nhiễm về sinh học (virus, vi khuẩn, nấm) và hóa
học (các nguyên tố kim loại nặng, hàm lượng nitơrat). Vì vậy, việc sử dụng phân
bón hợp lý và an toàn cho cây trồng nói chung, cây rau nói riêng là một việc làm
cần thiết, phục vụ cho sức khỏe con người. Trong hoạt động sản xuất nông
nghiệp phân bón là một trong những vật tư quan trọng và được sử dụng với một
lượng khá lớn hàng năm. Phân bón đã góp phần đáng kể làm tăng năng suất cây
trồng, chất lượng nông sản, đặc biệt là đối với cây lúa ở Việt Nam. Theo đánh
giá của Viện Dinh dưỡng Cây trồng Quốc tế (IPNI), phân bón đóng góp khoảng
30-35% tổng sản lượng cây trồng. Tuy nhiên phân bón cũng chính là những loại
hoá chất nếu được sử dụng đúng theo quy định sẽ phát huy được những ưu thế,
tác dụng đem lại sự mầu mỡ cho đất đai, đem lại sản phẩm trồng trọt nuôi sống
con người, gia súc. Ngược lại nếu không được sử dụng đúng theo quy định, phân
bón lại chính là một trong những tác nhân gây nên sự ô nhiễm môi trường sản
xuất nông nghiệp và môi trường sống.
Lượng nitrat có thể tích lũy trong mỗi loại rau, phụ thuộc vào nhiều yếu
tố, trong đó liều lượng phân đạm sử dụng cho cây trồng được đặc biệt quan
tâm. Sự có mặt của nitrat trong nông sản sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con
người và dư lượng nitrat trong mô thực vật vượt quá ngưỡng an toàn được xem
như một độc chất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

7
Trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, người nông dân chỉ chú trọng
đến năng suất, thâm canh tăng vụ chạy theo lợi nhuận. Nên đã trồng rau theo
cách bón phân cho rau một cách bừa bãi, phun thuốc trừ sâu một cách không có
giới hạn, thậm chí là cả các loại thuốc không được phép sử dụng . Dẫn đến mỗi
năm có hàng nghìn ca ngộ độc thực phẩm, do sử dụng các sản phẩm rau tươi có

chứa dư lượng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật vượt xa mức độ cho phép.
Thực tế, việc hàng ngày ăn phải rau không đảm bảo tiêu chuẩn là mầm mống
gây nên nhiều căn bệnh nguy hiểm như ung thư, ngộ độc thần kinh, rối loạn
chức năng thận… . Thuốc bảo vệ thực vật cũng là một nhân tố gây mất ổn
định môi trường, nó gây ô nhiễm nguồn nước, đất, để lại dư lượng trên nông
sản phẩm gây độc cho người và nhiều loài động vật máu nóng. Tuy nhiên
trong những năm gần đây, vấn đề bảo vệ môi trường được quan tâm hơn bao
giờ hết, nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật mới, trong đó nhiều thuốc trừ sâu
bệnh sinh học có hiệu quả cao, an toàn với môi trường được ra đời.
. Đối với những loại cây rau: cải ngồng,
, ớt, đậu đũa, côve … thì biện pháp sử dụng màng
phủ nông nghiệp là giải pháp tối ưu. Vì như vậy sẽ kiểm soát được độ ẩm trong
đất. Mùa mưa lượng nước mưa không trực tiếp rơi xuống mặt luống nên bộ rễ
không bị úng nước do thiếu oxy, mặt luống không bị trơ mòn làm trơ rễ. Đất tơi
xốp suốt vụ giúp duy trì độ ẩm đất ổn định suốt mùa vụ, bộ rễ rau lan toả khắp
mặt líp. Sử dụng màng phủ còn giảm tối đa được công làm cỏ. Cây trồng có lá
già không trực tiếp tiếp xúc với mặt đất nên giảm được nguồn nấm bệnh lây lan
từ đất. Một số côn trùng do ảnh hưởng của màng phủ nên không có chỗ trú ẩn,
khả năng gây hại giảm: như bù lạch, rầy mềm trên dưa hấu, sâu ăn tạp. Từ đó
giảm lượng thuốc BVTV phải phun. Khi bón phân vào ruộng rau có màng phủ
sẽ giảm sự rửa trôi phân bón, đặc biệt giảm bốc hơi và rửa trôi của phân đạm bón
vào. Màng phủ che gần hết luống đất, làm cho rau quả nằm trên không phải tiếp
xúc trực tiếp với mặt đất nên giữ cho rau quả sạch làm tăng giá trị sản phẩm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

8
Dùng màng phủ sẽ tạo cho người nông dân nhiều điều kiện ứng dụng kỹ thuật
canh tác mới, giống mới vào nông nghiệp.
Thái Nguyên phấn đấu đến năm 2015, tối thiểu 20 % diện tích tại các

vùng sản xuất rau an toàn tập trung đáp ứng yêu cầu VietGAP, 10% tổng sản
phẩm được chứng nhận và công bố sản xuất, chế biến theo quy trình sản xuất
RAT. Để phục vụ cho mục tiêu trên thì việc nghiên cứu các biện pháp kỹ
thuật nhằm hoàn thiện quy trình kỹ thuật sản xuất cải ngồng bắp an toàn phục
vụ cho sản xuất rau an toàn tại địa phương là khâu đầu tiên trong chuỗi quá
trình từ đồng ruộng đến bàn ăn của một nền sản xuất hội nhập
1.2. Tình hình nghiên cứu và sản xuất rau trên thế giới
1.2.1.Tình hình sản xuất rau trên thế giới
-
a…
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người, ngoài việc mở rộng diện tích,
năng suất và sản lượng các loại rau cũng không ngừng tăng.
Bảng 1.1. Tình hình sản xuất rau trên thế giới qua các năm
Năm
Diện tích
(ha)
Năng suất (tấn/ha)
Sản lƣợng (tấn)
2004
15.937.621
14,3413
228.567.064
2005
16.478.642
14,2494
234.811.143
2006
16.882.868
14,3506
242.279.601

2007
17.022.433
14,4379
245.079.950
2008
17.110.000
14,3385
245.329.000
( Nguồn: FAO - 2010) [15].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

9
Qua bảng trên ta thấy: Tình hình sản sản xuất rau trên thế giới từ năm
2004 trở lại đây có nhiều biến động cả về diện tích, năng suất và sản lượng.
- Về diện tích: Từ năm 2004 - 2007 diện tích trồng rau trên thế giới đã
tăng nên nhanh chóng. Năm 2004 diện tích trồng rau trên thế giới chỉ có
15.937.621 ha. Nhưng đến năm 2007 đã lên tới 17.110.000 ha. Như vậy chỉ
sau 3 năm diện tích trồng rau trên thế giới đã tăng 1.172.388 ha ( trung bình
tăng 293.039 ha/năm). Qua đó ta thấy được cây rau chiếm vị trí ngày càng
quan trọng trong nền sản xuất nông nghiệp thế giới.
- Về năng suất: Nhìn chung trong những năm gần đây tương đối ổn
định dao động từ 14,3413 - 14,4379 tấn /ha.
- Về sản lượng: Từ năm 2004 trở lại đây tuy năng suất rau không tăng
nhưng do diện tích tăng qua các năm nên sản lượng rau trên thế giới đã tăng rõ
rệt, bình quân hàng năm tăng 4.190.484 tấn/ năm. Điều đó đã chứng tỏ nghề
trồng rau trên thế giới đang có xu hướng phát triển nhanh chóng, rau xanh trở
thành nhu cầu thiết yếu và ngày càng tăng lên với đời sống của con người.
Theo Trung tâm rau quả thế giới, rau là loại cây có tốc độ tăng diện tích
đất trồng nhanh nhất trên thế giới. Nhiều khu vực trước đây trồng ngũ cốc và

bông sợi hoặc bỏ hoang thì nay đã chuyển sang trồng các loại rau có giá trị
kinh tế cao (châu á cũng là khu vực có tốc độ tăng diện tích đất trồng rau cao
nhất trên thế giới hiện nay). Trung Quốc là một quốc gia phát triển rộng nhất
lớn châu lục, tốc độ tăng trưởng của ngành rau gần bằng tốc độ tăng trưởng
kinh tế nước này.
Trong vòng 20 năm qua, sản xuất rau của Trung Quốc đạt tốc độ tăng
trưởng trung bình trên 6%/năm. So với mặt bằng chung của các nước đang
phát triển trên thế giới, tốc độ tăng trưởng của ngành rau Trung Quốc cao hơn
tới 3%/năm
Tính chung toàn thế giới, tốc độ tăng diện tích đất trồng rau trung bình
đạt 2,8%/năm, cao hơn 1,05%/năm so với diện tích đất trồng cây ăn trái,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

10
1,33%/năm sao với cây lấy dầu, 2,36%/ năm so với cây lấy rễ, 2,41%/ năm so
với cây họ đậu. Trong khi đó, diện tích trồng cây ngũ cốc và cây lấy sợi lại
giảm tương ứng là 0,45%/năm và 1,82%/năm [36].
Nhu cầu nhập khẩu rau dự báo sẽ tăng khoảng 1,8%/ năm. Các nước
phát triển như Pháp, Đức, Canada… vẫn là những nước nhập khẩu rau chủ
yếu. Các nước đang phát triển, đặc biệt là Trung Quốc, Thái Lan và các nước
nam bán cầu vẫn đóng vai trò chính cung cấp rau tươi trái vụ [17].
Cũng theo FAO (2001), sản lượng rau tiêu thụ bình quân đầu người
toàn thế giới là 78 kg/năm. Riêng châu Á sản lượng rau 2001 đạt khoảng
487.215 triệu tấn. Trong đó Trung Quốc là nước có sản lượng rau cao nhất,
đạt 70 triệu tấn/năm; thứ 2 là Ấn Độ với sản lượng rau đạt 65 triệu tấn/năm.
Nhìn chung, mức tăng trưởng sản lượng rau châu Á các năm qua đạt khoảng
3% năm, tương đương khoảng 5 triệu tấn/ năm .
Hiện nay, hầu hết các nước trên thế giới đã ứng dụng những kỹ thuật
tiên tiến trong sản xuất rau như : kỹ thuật thuỷ canh, kỹ thuật trồng rau trong

điều kiện có thiết bị che chắn (nhà lưới, nhà nilon, nhà màn, màng phủ nông
nghiệp ) và trồng ở điều kiện ngoài đồng theo qui trình sản xuất nghiêm ngặt
đối với từng loại rau và phù hợp với từng vùng sinh thái.
Nói như vậy không có nghĩa là sản xuất rau theo phát triển kỹ thuật
công nghệ cao chiếm ưu thế tuyệt đối. Cho đến nay, sản xuất rau ngoài đồng
vẫn chiếm phần lớn diện tích và sản lượng rau của thế giới và có lẽ sẽ chẳng
có gì thay thế được hình thức sản xuất này. Chẳng hạn như sản xuất rau trong
nhà kính chỉ thực sự có nghĩa trong mùa đông ở các nước xứ nước lạnh, trong
khi sản xuất rau ngoài đồng vẫn có thể cho năng suất cao với chất lượng đảm
bảo và giá thành hạ nếu được áp dụng các quy trình nghiêm ngặt. Thêm vào
đó ngày nay, với các công nghiệp bảo quản, chế biến tiên tiến người ta có thể
dự trữ và cung cấp rau ăn cho cả mùa đông.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

11
1.2.2. Tình hình nghiên cứu và sản xuất rau trong nước
1.2.2.1.Các văn bản pháp luật
Trên cơ sở thực trạng sản xuất hiện nay, yêu cầu hội nhập các sản phẩm
nông nghiệp, trong đó có rau quả của nước ta, từ kinh nghiệm quản lý an toàn vệ
sinh thực phẩm của các nước đi trước, Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT
trong năm 2008 đã ban hành hàng loạt các văn bản làm cơ sở pháp lý cho hoạt
động chuyên môn và sản xuất. Nổi bật và quan trọng nhất là các văn bản sau:
- 28/1/2008 của Bộ NN&PTNT
về ban hành quy trình thực hành nông nghiệp tốt cho rau quả tươi an toàn ở
Việt Nam (VietGAP) [21].
Quyết định số 84/2008/QĐ-BNN ngày 28/7/2008 về việc ban hành quy
chế chứng nhận quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) cho
rau, quả và chè an toàn [23].
Quyết định số 107/2008/QĐ-TTg ngày 30/7/2008 của Thủ tướng Chính

phủ về một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến tiêu thụ rau, quả
và chè an toàn đến 2015 [22].
Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN ngày 15/10/2008 về việc ban hành
quy định quản lý sản xuất, kinh doanh rau, quả và chè an toàn [24].
1.2.2.2.Tình hình sản xuất rau ở Việt Nam
Việt Nam có vị trí địa lý trải dài qua nhiều vĩ độ, khí hậu nhiệt đới gió
mùa và có một số vùng tiểu khí hậu đặc biệt như Sa Pa, Tam Đảo, Đà Lạt…
có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi cho sản xuất rau. Việt Nam có thể trồng
được trên 120 loại rau có nguồn gốc nhiệt đới, á nhiệt đới, ôn đới và cùng với
các tiến bộ KHCN các loại rau trái vụ được sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu
tiêu dùng và phục vụ chế biến xuất khẩu Đối với nghề trồng rau, Việt Nam
đã hình thành nên 4 vùng sinh thái rõ rệt (Đường Hồng Dật, 2002)[10].
- Vùng khí hậu á nhiệt đới: Sapa, Bắc Hà (Lào Cai), Đà Lạt (Lâm
Đồng). Vùng này có mùa đông lạnh với nhiệt độ khoảng 4-5
0
C đôi khi xuống

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

12
dưới 0
0
C, rất thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển các loại rau ôn đới.
- Vùng nhiệt đới có mùa đông lạnh: Vùng đồng bằng, trung du và miền
núi phía Bắc với khí hậu chia thành 4 miền rõ rệt, cho phép trồng rau quanh
năm. Vụ Xuân Hè phù hợp cho việc trồng trọt các loại rau chịu nóng và ưa nước,
vụ Thu Đông phù hợp cho các loại rau ưa lạnh và chịu hạn, đặc biệt vụ Đông ở
các tỉnh đồng bằng, trung du và các tỉnh miền núi phía bắc có thể trồng trọt các
loại rau có nguồn gốc ôn đới và á nhiệt đới như xu hào, cà chua, cải bắp,
- Vùng nhiệt đới có mùa hè khô nóng bao gồm các tỉnh cực nam Trung

bộ: Ninh Thuận, Bình Thuận Phù hợp với sản xuất một số loại rau đặc thù
như các loại dưa và hành tây.
- Vùng nhiệt đới điển hình : Các tỉnh Nam bộ với khí hậu chia thành 2
mùa rõ rệt trong năm (mùa mưa và mùa khô) nên việc trồng rau gặp nhiều
khó khăn hơn cả.
Chính nhờ vào các đặc trưng khí hậu này mà rau nước ta rất phong phú
và đa dạng về các chủng loại, đặc biệt là rau vụ đông. Có thể nói đây là thế
mạnh của sản xuất rau Việt Nam so với các nước trong khu vực.
Sản lượng rau trên đất nông nghiệp được hình thành từ 2 vùng sản xuất
chính:
- Vùng rau chuyên canh ven thành phố và khu công nghiệp, chiếm 38-
40 % và 45- 50 % sản lượng [27]. Tại đây, rau sản xuất phục vụ cho tiêu dùng
của dân cư tập trung là chủ yếu. Chủng loại rau vùng này rất phong phú và
năng suất cũng cao hơn. Tuy nhiên, mức độ an toàn thực phẩm rau xanh ở đây
lại thấp hơn so với các vùng sản xuất khác.
- Vùng rau hàng hoá được luân canh với cây lương thực trong vụ đông
tại các tỉnh phía bắc, đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và tại tỉnh
Lâm Đồng. Sản phẩm rau tươi của vùng này ngoài cho tiêu dùng trong nước
còn là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và cho xuất khẩu sang các nước
có mùa đông lạnh không trồng được rau. Nếu phát huy được lợi thế này,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

13
nghành sản xuất rau sẽ có tốc độ nhảy vọt.
Ngoài ra, với gần 12 triệu hộ nông dân ở nông thôn, với diện tích trồng
rau gia đình bình quân 30m
2
/hộ (cả rau cạn và rau mặt hồ), nên tổng sản
lượng rau cả nước hiện nay khoảng 6,6 triệu tấn. Bình quân lượng rau xanh

sản xuất tính trên đầu người ở nước ta vào khoảng 84 kg/người/năm (tiêu thụ
80 kg) như kế hoạch đề ra năm 2005 chúng ta mới chỉ đạt chỉ tiêu về khối
lượng rau cho tiêu dùng trong nước và một phần xuất khẩu.
Bảng 1.2: Diện tích, sản lƣợng rau ở Việt Nam phân theo địa phƣơng
TT
Địa phƣơng
2007
2008
2009
D.tích
(ha)
S.lƣợng
(tấn)
D.tích
(ha)
S.lƣợng
(tấn)
D.tích
(ha)
S.lƣợng
(tấn)

Cả nƣớc
706.479
11.084.655
722.580
11.510.700
735.335
11.885.067
I

Miền Bắc
335.835
4.889.834
339.534
5.002.330
330.578
4.956 667
1
ĐB.Sông Hồng
160.747
2.996.443
156.144
2.961.669
142.505
2.832.753
2
Đông Bắc
82.543
947.143
85.948
1.018.904
89.359
1.084.037
3
Tây Bắc
15.563
179.419
16.681
195.605
18.093

211.852
4
Bắc Trung Bộ
76.982
766.829
80.761
826.152
80.620
828.024
II
Miền Nam
370.644
6.194.730
383.046
6.510 387
404.757
6.928.400
1
Nam Trung bộ
47.427
708 316
46 646
695 107
49 459
713 473
2
Tây nguyên
61.956
1 274 728
67 075

1 482 361
74 299
1 635 944
3
Đông Nam Bộ
69. 723
892 631
70 923
940 225
73 094
1 014 715
4
ĐBS Cửu Long
191 538
3 319 055
198 402
3 392 694
207 905
3 564 268
Nguồn: Tổng cục thống kê 2008-2010
Theo số liệu thống kê, diện tích trồng rau cả nước ta năm 2009 là
735.335 ha, năng suất đạt 161,6 tạ/ha, sản lượng đạt 11.885.067 tấn, tăng
30,02% so với năm 2001 (514.600 ha), tăng gấp đôi so với 10 năm trước
(năm 1996 là 342,6 nghìn ha). Đây là một trong nhóm cây trồng có tốc độ
tăng diện tích gieo trồng nhanh nhất trong một thập kỷ qua [26].
Theo quan điểm của nhiều nhà khoa học cho rằng: Rau an toàn là rau
không dập nát, úa, hư hỏng, không có đất bụi bao quanh, không chứa các sản

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


14
phẩm hoá học độc hại: hàm lượng nitrat, kim loại nặng, dư lượng thuốc bảo vệ
thực vật cũng như các vi sinh vật gây hại được hạn chế theo tiêu chuẩn an toàn.
Trong những năm gần đây, diện tích cải bắp trong cả nước đều tăng.
Tính từ 1993 đến 2005, tỷ lệ tăng trưởng diện tích này là 12,8%. Mặc dù năng
suất không tăng nhiều do chưa chủ động được nguồn giống và đầu tư về mặt
kỹ thuật nhưng sản lượng cải bắp cũng tăng không ngừng với 13% mức tăng
trưởng hàng năm.
Sau 5 năm thực hiện chương trình phát triển rau quả và hoa cây cảnh đã
đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ. Tốc độ tăng trưởng diện tích rau đạt
5,54 %/ năm [33].
Ngành hàng rau quả đã góp phần đáng kể trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế và
tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo nghị định số 09/NQ-CP ngày 15/06/2000
của chính phủ. Nhiều sản phẩm có chất lượng cao đã chiếm lĩnh được thị
trường của nhiều nước trên thế giới. Nhiều tiến bộ khoa học mới đã được áp
dụng trong sản xuất như khâu tạo giống mới sạch bệnh, thâm canh, bảo vệ
thực vật làm gia tăng nhanh năng suất, chất lượng sản phẩm [33].
Công tác giống : Với chương trình giống cây trồng, vật nuôi và giống cây lâm
nghiệp thời kỳ 2000-2005 được thủ tướng chính phủ phê duyệt. Sau 5 năm,
chương trình đã tạo được nhiều giống mới, nhập nội được nhiều quỹ gen quý,
nhân và cung cấp cho sản xuất một khối lượng lớn giống tiến bộ kỹ thuật đáp
ứng nhu cầu sản xuất hàng hoá, phục vụ xuất khẩu và thay thế nhập khẩu. So
với lúc bắt đầu chương trình giống, tỷ lệ giống tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất
đã gia tăng 2-3 lần. Việc ban hành Pháp lệnh về giống cây trồng là cơ sở pháp
lý quan trọng để tăng cường hiệu quả quản lý giống cây trồng [33].
Trong chế biến : đã chú trọng đầu tư phát triển mới và nâng cấp nhiều cơ sở
chế biến rau quả đã được trang bị đầu tư thiết bị và công nghệ hiện đại tạo ra
những sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Đào tạo nguồn nhân lực: đã đào tạo cán bộ kỹ thuật, quản lý vững về
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ góp phần thúc đẩy ngành rau quả Việt Nam


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

15
phát triển nhanh, mạnh và bễn vững [33].
: Hà Nội có
3.756 ha rau an toàn (RAT) chiếm 44% diện tích trồng rau đáp ứng được 20%
nhu cầu tiêu dùng. Diện tích an toàn ở Vĩnh Phúc là 1500 ha, thành phố Hồ Chí
Minh hơn 3000 ha, Bà Rịa - Vũng Tàu có hàng trăm mô hình trồng rau an toàn
thành công và sẽ phát triển đến 1000 ha trong những năm sắp tới. Rau sạch cũng
đang phát triển ở Hải Phòng, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Quảng Nam, An
Giang Đáng mừng là đã có những chủ trương, kế hoạch phát triển rau sạch của
nhà nước từ Trung ương đến địa phương cũng như sự hỗ trợ của quốc tế [32].
Mô hình sản xuất rau an toàn được xây dựng ở các tỉnh miền Bắc, trong
đó có các tỉnh, thành phố như: Hà Nội, Hưng Yên, Hà Tây, Bắc Ninh, Vĩnh
Phúc, Hải Phòng là các vùng sản xuất trọng điểm. Tính đến tháng 5 năm
2007, tổng diện tích trồng rau của 6 tỉnh đồng bằng sông Hồng này mới chỉ
đạt 16000 ha, chưa đạt 10 % diện tích trồng rau.
Sở NN & PTNT thành phố Hà Nội đã xây dựng đề án sản xuất và tiêu
thụ rau an toàn giai đoạn 2007 - 2010 với số tiền đầu tư lên tới 350 tỷ đồng.
Đề án đạt mục tiêu đến năm 2010 thành phố có 100 % diện tích sản xuất theo
theo quy trình sản xuất rau an toàn [18].
Tại các tỉnh miền Nam, mặc dù hầu hết các tỉnh đã triển khai trồng thử,
nhân rộng diên tích trồng rau an toàn, song chưa có thống kê cụ thể nào về
diện tích trồng rau an toàn tại tỉnh này. Thành phố Hồ Chí Minh- địa phương
được đánh giá là có phong trào phát triển diện tích rau an toàn khá mạnh. Đến
tháng 5 năm 2007 có tổng số 1.712 ha được công nhận là có đủ điều kiện sản
xuất rau an toàn trên tổng số hơn 2.000 ha trồng rau [18].
Điều tra sản xuất rau có xu hướng ngày càng mở rộng về diện tích và
sản lượng tăng đồng thuận. Sản lượng rau tiếp tục gia tăng (3,5%/năm) do

tăng diện tích và tăng năng suất. Với khối lượng rau trên đây, năm 2009

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

16
lượng rau sản xuất bình quân đầu người ở Việt Nam đạt xấp xỉ 140
kg/người/năm, cao hơn trung bình toàn thế giới (128 kg/người/năm), gấp đôi
các nước ASEAN. Vấn đề quan trọng hiện nay trong sản xuất rau là chất
lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
Tháng 3/2007 Hà Nội đã thông qua đề án “Sản xuất và tiêu thụ rau an
toàn với mục tiêu: “Hoàn thành quy hoạch sản xuất rau an toàn, hình thành
các vùng sản xuất rau an toàn tập trung được đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng,
tăng sản lượng và chất lượng rau an toàn cung cấp cho người tiêu dùng thủ
đô, phấn đấu đến năm 2008 có 80% và năm 2010 có 100% diện tích sản xuất
rau của Hà Nội được sản xuất theo quy trình sản xuất rau an toàn”[2].
Tỉnh Vĩnh Phúc có chương trình “Phát triển rau sạch cộng đồng” nằm
trong chương trình IPM -
, thực hiện 5 điều cấm trong sản xuất, ứng
dụng rộng rãi chế phẩm EM và các chế phẩm sinh học khác [18].
Tại Hưng Yên có một số mô hình sản xuất rau an toàn ở quy mô nhỏ
do Viện nghiên cứu rau quả phối hợp với địa phương thực hiện: mô hình dưa
chuột an toàn tại Kim Động (thực hiện 2004-2007), rau ăn lá tại thị xã Hưng
Yên (thực hiện 2005-2007). Thực hiện yêu cầu của Bộ NN & PTNT hiện nay,
Sở NN & PTNT xây dựng đề án sản xuất rau an toàn giai đoạn 2008 - 2010
trên địa bàn toàn tỉnh. Dự án hướng tới khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ[18].
Hiện nay chưa có một quy trình kỹ thuật sản xuất rau an toàn thống
nhất trong cả nước. Mỗi địa phương áp dụng một quy trình sản xuất rau an
toàn khác nhau. Ở các vùng rau an toàn, phần lớn ngươi dân tự sản xuất, tự
tiêu thụ đã dẫn đến đầu ra không ổn định, chưa gây dựng được niềm tin ở
người tiêu dùng về chất lượng rau.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

17
Như vậy việc trồng rau an toàn chưa thực sự được các tỉnh và người
dân coi trọng, sản xuất bấp bênh, tiêu thụ rất khó khăn, quản lý chất lượng
chưa được triển khai chặt chẽ.
Ngoài các địa phương trên, hiện các tỉnh, thành phố khác như Hải
Phòng, Hải Dương, Việt Trì, Thái Bình, Thái Nguyên, Hà Nam, Đà Nẵng, Huế,
Cần Thơ đều có các dự án phát triển rau an toàn và các mô hình trình diễn.
1.2.2.3. Tình hình sản xuất rau tại Thái Nguyên
Theo thống kê của cục thống kê Thái Nguyên từ năm 2006 - 2010, diện
tích gieo trồng và sản lượng rau được thể hiện qua bảng sau
Bảng 1.3. Diện tích, sản lượng rau ở một số địa phương trong tỉnh
Địa điểm
Diện tích (ha)
Sản lƣợng (tấn)
2006
2007
2008
2009
2010
2006
2007
2008
2009
2010
Toàn tỉnh
7.176
7.982

8.047
7.724
8.920
8.523
99.879
116.745
117.798
139.635
TP Thái Nguyên
801
782
709
776
815
14.774
14.567
12.492
13.745
1.5382
Sông Công
276
300
349
381
421
2.779
3.147
4.603
5.455
6.133

Định Hóa
664
684
725
651
778
5.913
6.059
8.140
8.983
10.497
Võ Nhai
324
348
333
426
324
2.667
3.145
4.175
5.436
4.448
Phú Lương
536
529
521
392
290
5.952
5.460

6.520
4.656
3.718
Đồng Hỷ
1.013
1.211
1.270
1.055
1.071
14.758
18.160
21.908
18.359
19.469
Đại Từ
1.002
1.460
1.572
1.699
2.417
10.318
17.470
22.548
25.158
36.182
Phú Bình
1.185
1.220
1.231
1.178

1.381
10.931
13.585
17.010
17.477
21.326
Phổ Yên
1.375
1.448
1.337
1.166
1.423
17.140
18.286
19.349
18.460
22.480
(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên tháng 05/2012)
Hiện nay, tại Thái Nguyên sản xuất rau an toàn theo VietGAP vẫn
chưa được mở rộng do kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cho nghiên
cứu khoa học, cho phân tích chất lượng sản phẩm, xúc tiến thương mại và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

18
quảng bá sản phẩm còn những hạn chế nhất định. Sản phẩm chưa có thương
hiệu cũng là một cản trở đến việc mở rộng diện tích sản xuất.
Tỉnh đã có chính sách đầu tư cho công tác quy hoạch, phát triển vùng
sản xuất rau an toàn
Các ban ngành của tỉnh đã quan tâm đến giải pháp đầu tư đồng bộ từ

khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ, trong đó khâu sản xuất được hỗ trợ, hướng
dẫn và giám sát kỹ thuật.
1 :

.
Theo M. Yamaguchi (1983), A. Gupta (1987) thì đạm là yếu tố hạn chế
hàng đầu với năng suất rau. Khi cung cấp đủ đạm cây sinh trưởng phát triển
tốt, nếu thiếu đạm thì không những cây sinh trưởng phát triển kém, năng suất
kém mà phẩm chất lại giảm [18].
Theo M.E. Yarvan (1980) thì khi bón lượng đạm tăng từ 30 lên 180 kg
N/ha làm tăng hàm lượng NO
3
-
trong cà rốt từ 21,7 lên 40,6 mg/kg đều vượt
ngưỡng cho phép của tổ chức y tế thế giới quy định [18].
Năm 2005 tác giả Rankop, Dimitrop và các tác giả khác cho rằng: Các
thời kỳ sinh trưởng khác nhau của cây cải bắp thì yêu cầu về N, P, K cũng thay
đổi từ thời kỳ đầu đến thời kỳ cuối, cây hút 85% đạm, 96% lân và 84% kali [14].
Theo Đặng Thị An và cộng sự (1998) khi khảo sát chất lượng rau ở các
chợ nội thành đã thấy 30 trong 35 loại quả phổ biến có tồn dư NO
3
vượt trên
500mg/kg. Một nghiên cứu khác cho thấy trong các phương thức canh tác rau,
rau sản xuất an toàn, đầu tư thấp và rau hữu cơ đều có hàm lượng NO
3
dưới
ngưỡng cho phép (500 mg/kg). Trong khi tất cả các mẫu rau sản xuất theo

×