Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống cam vinh trồng tại huyện lục yên tỉnh yên bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.53 MB, 117 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệuLÊ
vàVIẾT
kết quảĐẠI
nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn đã được chỉ râ nguồn gốc.

“NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC
Tác giả luận văn
VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP KĨ THUẬT
ĐỐI VỚI

GIỐNG CAM VINH TRỒNG TẠI HUYỆN LỤC YÊN,
TỈNH YÊN BÁI”

NGUYỄN DANH ĐỨC

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Thái Nguyên - 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LÊ VIẾT ĐẠI


NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC
VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP KĨ THUẬT ĐỐI VỚI
GIỐNG CAM VINH TRỒNG TẠI HUYỆN LỤC YÊN,
TỈNH YÊN BÁI
Ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 60.62.01.10

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thế Huấn

Thái Nguyên - 2015


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là trung thực, đầy đủ, rõ nguồn gốc và chưa được sử dụng để bảo vệ
một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện
luận văn này đã được cảm ơn.
Tôi xin chịu trách nhiệm trước Hội đồng bảo vệ luận văn, trước khoa
và nhà trường về các thông tin, số liệu trong đề tài./.

Tác giả

Lê Viết Đại


ii


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thế Huấn
là người hướng dẫn tận tình cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cô giáo khoa Nông
học, Phòng Quản lý Đào tạo Sau đại học, các thầy cô đã tham gia giảng dạy
chương trình cao học - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
Tôi xin chân thành cảm ơn Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện, Ủy
ban nhân dân xã Tân Lĩnh, khuyến nông viên của các xã và các hộ gia đình
mà tôi tiến hành điều tra, nghiên cứu trên địa bàn huyện Lục Yên, tỉnh Yên
Bái đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể gia đình và bạn bè, đồng nghiệp đã
động viên, hỗ trợ tôi trong thời gian học tập và hoàn thành luận văn này.
Một lần nữa, tôi xin trân trọng cảm ơn tất cả sự giúp đỡ quý báu trên.

Thái Nguyên, tháng 9 năm 2015
Tác giả luận văn

Lê Viết Đại


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH ................................................................. vii

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục đích và yêu cầu của đề tài. .................................................................... 2
2.1. Mục đích của đề tài .................................................................................... 2
2.2. Yêu cầu của đề tài ...................................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 3
3.1. Ý nghĩa khoa học ....................................................................................... 3
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................ 3
4. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài. ......................................................................... 4
1.1.1. Đặc điểm nông sinh học .......................................................................... 4
1.1.2. Sử dụng các chất điều tiết sinh trưởng .................................................... 5
1.2. Tình hình sản xuất cam trên thế giới và Việt Nam .................................... 5
1.2.1. Tình hình sản xuất trên thế giới .............................................................. 5
1.2.2. Tình hình sản xuất trong nước ................................................................ 7
1.3. Tình hình nghiên cứu về cam quýt........................................................... 12
1.3.1. Một số nghiên cứu về đặc điểm sinh thái.............................................. 12
1.3.2. Một số nghiên cứu về đặc điểm thực vật học ....................................... 15
1.3.3. Một số nghiên cứu về dinh dưỡng đối với cam quýt ............................ 23
1.3.4. Sâu bệnh hại cam quýt và các biện pháp phòng trừ.............................. 30
1.4. Tình hình sản xuất cây ăn quả tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái. ........... 34


iv

Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 38
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 38
2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu ................................................................ 38
2.3. Vật liệu nghiên cứu .................................................................................. 38

2.4. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 39
2.5. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 39
2.5.1. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm nông sinh học ............................... 39
2.5.2. Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất điều hoà sinh
trưởng, phân bón qua lá và phân hữu cơ vi sinh đến sự rụng hoa, rụng
quả, năng suất và chất lượng quả cam Vinh ........................................... 42
2.6. Phương pháp xử lý số liệu và tính toán.................................................... 45
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 46
3.1. Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học của giống cam Vinh
trồng tại huyện Lục Yên .......................................................................... 46
3.1.1.Thời gian ra lộc và khả năng sinh trưởng các đợt lộc của cam Vinh tại
Lục Yên – Yên Bái .................................................................................. 46
3.1.2. Một số chỉ tiêu về đặc điểm hình thái của cam Vinh tại Lục Yên – Yên
Bái. .......................................................................................................... 47
3.1.3. Động thái ra hoa và tỉ lệ đậu quả của cam Vinh tại Lục Yên, Yên Bái
................................................................................................................. 48
3.1.4. Một số chỉ tiêu chất lượng của quả cam Vinh tại Lục Yên – Yên Bái . 49
3.1.5. Các yếu tố cấu thành năng suất của cam Vinh tại Lục Yên – Yên Bái
................................................................................................................. 50
3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chế phẩm bón qua lá đến sự rụng hoa,
rụng quả, năng suất và chất lượng quả cam Vinh. .................................. 51
3.2.1. Ảnh hưởng của một số chế phẩm bón qua lá đến động thái ra hoa, đậu
quả của cam Vinh .................................................................................... 51
3.2.2. Ảnh hưởng của một số chế phẩm bón qua lá đến động thái rụng quả của
cam Vinh ................................................................................................. 52
3.2.3. Ảnh hưởng của một số chế phẩm bón qua lá đến các yếu tố cấu thành
năng suất, năng suất của cam Vinh ......................................................... 53


i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là trung thực, đầy đủ, rõ nguồn gốc và chưa được sử dụng để bảo vệ
một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện
luận văn này đã được cảm ơn.
Tôi xin chịu trách nhiệm trước Hội đồng bảo vệ luận văn, trước khoa
và nhà trường về các thông tin, số liệu trong đề tài./.

Tác giả

Lê Viết Đại


vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVTV

: Bảo vệ thực vật

CAQ

: Cây ăn quả

CC

: Chiều cao

CT


: Công thức

ĐBSCL

: Đồng bằng sông Cửu Long

ĐK

: Đường kính

FAO

: Food and Agricultural Organization of
the United National

GAP

: Good Agricultural Practices

IPM

: Quản lý dịch hại tổng hợp

NCCAQ

: Nghiên cứu cây ăn quả

TB


: Trung bình

TG

: Thời gian


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH
Bảng 1.1: Tình hình sản suất cây có múi trên thế giới từ 2006-2012 ....................... 7
Bảng 1.2: Tình hình sản xuất cây ăn quả có múi ở Việt Nam ................................... 8
Bảng 1.3: Sự phân bố của bộ rễ cam sành theo phương pháp nhân giống ............. 16
Bảng 1.4: Mức phân bón đối với cam quýt ............................................................. 25
Bảng 1.5. Cơ cấu cây ăn quả huyện Lục Yên năm 2014 ........................................ 35
Bảng 1.6. Hiện trạng sản xuất cây Cam tại huyện Lục Yên năm 2014 ................. 36
Bảng 3.1. Thời gian ra lộc và khả năng sinh trưởng các đợt lộc của cam Vinh
tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái................................................................. 46
Bảng 3.2. Một số chỉ tiêu về đặc điểm hình thái của cam Vinh tại huyện Lục
Yên, tỉnh Yên Bái ........................................................................................ 47
Bảng 3.3: Động thái ra hoa và tỉ lệ đậu quả của cam Vinh tại huyện Lục Yên,
tỉnh Yên Bái ................................................................................................ 48
Bảng 3.4. Một số chỉ tiêu chất lượng của quả cam Vinh tại huyện Lục Yên,
tỉnh Yên Bái ................................................................................................ 49
Bảng 3.5. Các yếu tố cấu thành năng suất của cam Vinh tại huyện Lục Yên,
tỉnh Yên Bái ................................................................................................ 50
Bảng 3.6: Ảnh hưởng của một số chế phẩm bón qua lá đến động thái ra hoa,
đậu quả của cam Vinh ................................................................................. 51
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của một số chế phẩm bón qua lá đến động thái rụng
quả của cam Vinh ........................................................................................ 52

Bảng 3.8. Ảnh hưởng của một số chế phẩm bón qua lá đến các yếu tố cấu
thành năng suất của cam Vinh. ................................................................... 53
Bảng 3.9: Ảnh hưởng của một số chế phẩm bón qua lá đến chất lượng quả
cam Vinh ..................................................................................................... 55
Bảng 3.10. Hiệu quả kinh tế sử dụng các chế phẩm phân bón lá trên cây cam
Vinh ............................................................................................................. 56
Bảng 3.11: Ảnh hưởng của một số chất điều hòa sinh trưởng đến động thái ra
hoa, đậu quả của cam Vinh ......................................................................... 57
Bảng 3.12: Ảnh hưởng của một số chất điều hòa sinh trưởng đến động thái
rụng quả của cam Vinh ............................................................................... 58


viii

Bảng 3.13. Ảnh hưởng của một số chất điều hòa sinh trưởng đến các yếu tố
cấu thành năng suất của cam Vinh .............................................................. 59
Bảng 3.14: Ảnh hưởng của một số chất điều hòa sinh trưởng đến chất lượng
quả cam Vinh .............................................................................................. 60
Bảng 3.15. Hiệu quả kinh tế sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng trên cam
Vinh ............................................................................................................. 61
Bảng 3.16: Ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ đến thành phần cơ giới
đất ................................................................................................................ 63
Bảng 3.17. Ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ đến tỉ lệ ra hoa, đậu quả
của cam Vinh............................................................................................... 63
Bảng 3.18: Ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ đến tỉ lệ rụng quả của
cam Vinh ..................................................................................................... 64
Bảng 3.19: Ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ đến năng suất và các yếu
tố cấu thành năng suất của cam Vinh .......................................................... 65
Bảng 3.20: Ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ đến chất lượng của cam
Vinh ............................................................................................................. 66

Bảng 3.21: Hiệu quả kinh tế sử dụng các loại phân hữu cơ trên cam Vinh ............ 66

Hình 3.1: Biểu đồ năng suất của cam vinh khi sử dụng các loại phân bón lá............. 54
Hình 3.2: Biểu đồ hạch toán kinh tế khi sử dụng các loại phân bón lá................... 56
Hình 3.3: Biểu đồ ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng trên cam
Vinh tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái........................................................ 59
Hình 3.4: Biểu đồ hạch toán kinh tế của các chất điều hòa sinh trưởng trên
cam Vinh tại Lục Yên ................................................................................. 62


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây ăn quả có múi (Citrus spp) nói chung là loại cây ăn quả lâu năm, đã
và đang được trồng phổ biến ở nước ta và trên thế giới, chiếm vị trí quan
trọng trong ngành sản xuất cây ăn quả thế giới với sản lượng khoảng 100 140 triệu tấn quả/năm. Cây có múi có giá trị dinh dưỡng cao, vừa phục vụ ăn
tươi và chế biến.
Những năm gần đây, cây ăn quả nước ta tăng nhanh cả về diện tích, năng
suất và sản lượng. Hiện nay, cả nước có khoảng 832 nghìn ha cây ăn trái, sản
lượng ước đạt 7 triệu tấn. Năm 2011, cây có múi chiếm 18% diện tích cây ăn
quả cả nước, sản lượng hàng năm là 1,5 triệu tấn. Việt Nam tuy là nước trồng
nhiều cam quýt và có lịch sử trồng trọt từ lâu nhưng năng suất, chất lượng và
các sản phẩm của các giống cam quýt trước đây còn ở mức khiêm tốn, chưa
đáp ứng được yêu cầu cũng như tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế.
Yên Bái là tỉnh miền núi phía Bắc, được chia thành 9 huyện, thị, thành
phố. Ngoài những loại cây trồng đặc sản như gạo nếp Tú Lệ, bưởi Đại Minh
... không thể không nhắc tới cam Sành Lục Yên. Đây là loại cây trồng đã rất
nổi tiếng từ nhiều năm nay của người dân vùng đất ngọc Lục Yên. Năm 2014
tổng diện tích cây ăn quả có múi gồm cam, cam, quýt...toàn tỉnh là 1.710 ha

thì Lục Yên chiếm diện tích 343 ha trong đó chủ yếu là cam sành.
Cây cam sành đã gắn liền với người dân tại huyện Lục Yên từ nhiều
năm nay, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều hộ dân ở các xã Khánh
Hòa, Mường Lai, thị trấn Yên Thế, Tân Lĩnh... Tuy nhiên, trong một vài năm
trở lại đây diện tích cam sành đã giảm mạnh, năng suất thấp, chất lượng kém.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình hình sản xuất hiện nay, trong đó có
nguyên nhân giống bị nhiễm một số loại bệnh nguy hiểm đặc biệt là bệnh
greening, quá trình trồng, chăm sóc chưa được người dân đầu tư đúng mức
dẫn đến cây thiếu dinh dưỡng, còi cọc chất lượng quả kém. Nông dân chưa áp
dụng tiến bộ kỹ thuật nhất là tiến bộ kỹ thuật về lai tạo, nhân giống cam, quýt,


ii

LỜI CẢM ƠN
Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thế Huấn
là người hướng dẫn tận tình cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cô giáo khoa Nông
học, Phòng Quản lý Đào tạo Sau đại học, các thầy cô đã tham gia giảng dạy
chương trình cao học - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
Tôi xin chân thành cảm ơn Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện, Ủy
ban nhân dân xã Tân Lĩnh, khuyến nông viên của các xã và các hộ gia đình
mà tôi tiến hành điều tra, nghiên cứu trên địa bàn huyện Lục Yên, tỉnh Yên
Bái đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể gia đình và bạn bè, đồng nghiệp đã
động viên, hỗ trợ tôi trong thời gian học tập và hoàn thành luận văn này.
Một lần nữa, tôi xin trân trọng cảm ơn tất cả sự giúp đỡ quý báu trên.

Thái Nguyên, tháng 9 năm 2015
Tác giả luận văn


Lê Viết Đại


3

Nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học của giống cam Vinh trồng
tại huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái.
Thử nghiệm ảnh hưởng của một số chất điều hòa sinh trưởng, phân bón
qua lá, phân hữu cơ vi sinh đến sự ra hoa, đậu quả, năng suất, chất lượng quả
cam Vinh trồng tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Các kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là một tài liệu khoa học về các đặc
điểm nông sinh học, các giai đoạn sinh trưởng, phát triển, ảnh hưởng của một
số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng quả
của giống cam Vinh, làm cơ sở cho việc xây dựng quy trình thâm canh giống
cam Vinh tại huyện Lục Yên nói riêng và tỉnh Yên Bái nói chung.
Kết quả của đề tài có thể xác định được khả năng thích nghi, bổ sung
được một giống cam có năng suất, chất lượng tốt, có triển vọng cho sản xuất
cây ăn quả tại tỉnh Yên Bái.
Những kết quả của đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các
nhà vườn, nhà khoa học nông nghiệp nghiên cứu những vấn đề có liên quan
đến đặc điểm nông sinh học và biện pháp kỹ thuật chăm sóc cây cam.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài góp phần xác định cơ sở khoa học cho việc định hướng, quy hoạch
vùng sản xuất cây ăn quả hàng hóa, bước đầu ứng dụng những biện pháp kĩ thuật
mới vào sản xuất nhằm tăng hiệu quả kinh tế cho các hộ trồng cam ở huyện Lục
Yên, tỉnh Yên Bái.
4. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài được tiến hành ở các xã trồng cam Vinh thuộc huyện Lục Yên –
tỉnh Yên Bái.


4

Chương I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài.
1.1.1. Đặc điểm nông sinh học
Cam quýt được xếp vào loại cây ăn quả lâu năm, quá trình sinh trưởng, ra
hoa kết quả chịu ảnh hưởng nhiều của các yếu tố nội tại (di truyền) và các yếu tố
ngoại cảnh như nhiệt độ, ánh sáng, đất đai, khí hậu,...
Tùy vào tuổi cây và điều kiện sinh thái nơi trồng trọt, trong chu kỳ sống một
năm, cam quýt thường ra 3 - 4 đợt lộc (lộc Xuân, Hè, Thu và Đông). Quá trình ra
lộc ở cam quýt có liên quan khá nhiều đến hiện tượng ra quả cách năm và khả năng
điều chỉnh cân đối giữa bộ phận dưới mặt đất và bộ phận trên mặt đất, quá trình ra
lộc năm nay sẽ là tiền đề cho sự ra hoa kết quả của năm sau. Nếu có các biện pháp
kỹ thuật hợp lý để điều khiển quá trình ra lộc sẽ hạn chế hoặc loại bỏ hoàn toàn hiện
tượng ra quả cách năm, bồi dưỡng cành mẹ của cành quả năm sau, điều chỉnh cân
đối giữa các bộ phận dưới và trên mặt đất, hạn chế sâu bệnh hại, góp phần nâng cao
năng suất, chất lượng của cam quýt. Từ cơ sở khoa học này, việc nghiên cứu quá
trình ra lộc, mối liên hệ của các đợt lộc trong năm nhằm có thêm các thông tin cơ
bản - tiền đề của các biện pháp kỹ thuật là cần thiết.
Đối với việc sử dụng phân bón lá cho cây cam quýt: Cây trồng hấp thu dinh
dưỡng nuôi cây phần lớn qua bộ rễ, tuy nhiên hàm lượng dinh dưỡng trong đất là
không đủ, đặc biệt là các yếu tố vi lượng. Chính vì thế, việc phun phân bón lá nhằm
bổ sung dinh dưỡng cho cây là rất cần thiết.
Nghiên cứu cải tiến các phương pháp phun bón phân cho cây trồng đã được
thực hiện nhiều năm trên nhiều loại cây trồng. Phân bón qua lá cung cấp nhanh, kịp

thời các chất dinh dưỡng đa lượng, vi lượng cần thiết cho quá trình sinh trưởng sinh
dưỡng và sinh trưởng sinh thực của cây, đặc biệt là thời kỳ cây sinh trưởng mạnh,
cần tập trung dinh dưỡng để tạo hoa, nuôi quả.


5

1.1.2. Sử dụng các chất điều tiết sinh trưởng
Cây trồng nói chung và cam quýt nói riêng luôn tồn tại cơ chế các quá trình
sinh trưởng và phát triển nhằm thích ứng với các điều kiện ngoại cảnh, duy trì sự
sống. Các chất điều hòa sinh trưởng khác nhau được tổng hợp với một lượng rất
nhỏ ở các cơ quan đến một bộ phận nhất định của cây, từ đó chuyển sang các bộ
phận khác để điều tiết hoạt động sinh lý của cây.
Gibberellin (GA3) được tổng hợp ở tất cả các bộ phận còn non của cây
và được vận chuyển không phân cực. Giberellin có tác dụng nhiều đối với cây
ăn qua như: thúc đẩy phát triển cây non; kích thích mọc mầm; nảy mầm, nảy
chồi của hạt; sự ra hoa, ra quả của cây.
1.2. Tình hình sản xuất cam trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Tình hình sản xuất trên thế giới
Cam quýt nổi tiếng thế giới hiện nay được trồng phổ biến ở những vùng
có khí hậu khá ôn hòa thuộc vùng á nhiệt đới hoặc vùng khí hậu ôn đới ven
biển chịu ảnh hưởng của khí hậu đại dương.
Các nước trồng cam quýt nổi tiếng hiện nay đó là:
- Địa Trung Hải và Châu Âu bao gồm các nước: Tây Ban Nha, Italia,
Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Isaren, Tunisia, Algeria
- Vùng Bắc Mỹ bao gồm các nước: Hoa Kỳ, Mexico...
- Vùng Nam Mỹ bao gồm các nước: Braxin, Venezuela, Argentina,
Uruguay.
- Vùng Châu Á bao gồm các nước: Trung Quốc và Nhật Bản.
- Các hòn đảo Châu Mỹ bao gồm các nước: Jamaica, Cu Ba, Cộng hòa

Dominica.
Theo thống kê của FAO, năm 2000 tổng sản lượng cam quýt trên thế


6

giới là 85 triệu tấn và phần tiêu thụ khoảng 79,3 triệu tấn, tăng trưởng hàng
năm 2,85%. Tiêu thụ sẽ tăng lên ở các nước đang phát triển và giảm ở các
nước phát triển. Cam là thứ quả tiêu thụ nhiều nhất chiếm 73% quả có múi,
tập trung ở các nước có khí hậu á nhiệt đới ở các vĩ độ cao hơn 20-220 nam và
bắc bán cầu, giới hạn phân bố từ 35 vĩ độ nam và bắc bán cầu, có khi lên tới
40 vĩ độ nam và bắc bán cầu. Dự báo trong những năm của thập kỷ 2000 mức
tiêu thụ quả có múi của thị trường thế giới tăng khoảng 20 triệu tấn.
Các nước xuất khẩu cam quýt chủ yếu đó là: Tây Ban Nha, Israel, Ma
rôc, Italia. Các giống cam quýt trên thị trường được ưa chuộng là:
Washington, Navel, Valenxia Late của Ma Rôc, Samouti của Isarel, Maltaises
của Tunisia, và các giống quýt Địa trung hải như: Clemention, quýt Đá Danxy
và Unshiu được rất nhiều người ưa chuộng.
Hiện nay trên thế giới có khoảng trên 75 nước trồng cam, được phân
chia làm 3 khu vực: Châu Mỹ, các nước Địa Trung Hải và các nước á Phi
Những nước trồng nhiều cam như: Mỹ 9,6 triệu tấn/năm, Brazin 7,2 triệu tấn/
năm; Tây Ban Nha 1,7 triệu tấn/năm. Nhóm 1 chiếm 30% tổng sản lượng thế
giới, nhóm 2 chiếm 25 - 28% (ý, Ai Cập và Ixraen), nhóm 3 chiếm gần 40%
sản lượng (đứng đầu là Nhật Bản, Trung Quốc), trong đó Nhật Bản cung cấp
10% sản lượng cam quýt thế giới với 2,7 triệu tấn. Những nước này có nhiều
tiến bộ công nghệ về thâm canh cam quýt của thế giới năm 1980 là 5,159 triệu
tấn, trị giá 2,329 tỷ USD.
Tình hình sản xuất và tiêu thụ cây ăn quả có múi trên thế giới trong
những năm gần đây được thể hiện ở bảng 1.1.



7

Bảng 1.1: Tình hình sản suất cây có múi trên thế giới từ 2006-2012
Năng suất
(tạ/ha)
65,92

Sản lượng
(tấn/ha)
7.420.340

Năm

Diện tích (ha)

2006

1.125.738

2007

1.211.166

81,79

9.905.522

2008


1.163.123

90,60

10.537.717

2009

1.294.400

92,11

11.922.073

2010

1.335.574

91,96

12.281.985

2011

1.329.119

94,88

12.611.262


2012

1.353.762

94,85

12.840.318

(Nguồn Faostat, 2013)
Theo số liệu thống kê của FAO, sản lượng cam quýt thế giới có chiều
hướng tăng nhanh trong nhưng năm trở lại đây cả về năng suất và diện tích.
Năm 2006 diện tích cây có múi là trên 1,1 triệu ha, năng suất 65,92 tạ/ha, đến
năm 2012 diện tích đã tăng lên hơn 1,3 triệu ha, năng suất đạt 94,85 tạ/ha.
Tổng sản lượng cam quýt thế giới năm 2012 ước độ gần 13 triệu tấn với tổng
diện tích tập trung chủ yếu ở các nước có khí hậu á nhiệt đới.
Xuất khẩu quả có múi hiện nay ước tính khoảng 10% sản lượng thu
hoạch của cây ăn quả có múi. Phần lớn lượng quả có múi xuất khẩu là ở vùng
Bắc bán cầu, chiếm 62% sản lượng quả có múi xuất khẩu của thế giới. Quả có
múi chủ yếu được tiêu thụ ở các nước phát triển.
1.2.2. Tình hình sản xuất trong nước
Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, thích hợp với nhiều loại cây
trồng trong đó có các loại cây ăn quả, đặc biệt là các loại cam quýt. Theo sử
sách "Vân đài loại ngữ" của Lê Quý Đôn có viết: Nước Việt Nam cũng có rất
nhiều thứ cam: Cam Sen (gọi là Liên Cam), cam Vú (Nhũ cam) loại quả có vá
máng và mỡ, vừa chua vừa ngọt; cam sành (Sinh cam) vá dày, vị chua; cam


8

Mật (mật cam) vá máng, vị chua; cam Động Đình quả to, vá dày, vị chua;

cam Giấy (chỉ cam) tức là Kim quýt, vá rất máng, sắc hồng, trông mã đẹp, vị
chua; quất Trục (cây quýt) ghi trong Thiên Vũ Cống và sách Thu Thư là tài
sản rất quý của Nam Phương đem sang Trung Quốc trước tiên.
Cam quýt được trồng phổ biến nhiều nơi trên khắp mọi miền của đất
nước. Theo tổng cục thống kê tính đến năm 2008 cả nước có 87.500 ha với
sản lượng 683.300 tấn.
Bảng 1.2: Tình hình sản xuất cây ăn quả có múi ở Việt Nam
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(ha)

(tạ/ha)

(tấn)

2000

67.595

58,337

394.332

2003

52.297


99,107

518.300

2007

67.300

100,728

677.900

2008

66.100

106,293

702.600

2009

66.737

107,584

717.981

2010


66.724

116,470

754.938

2011

63.636

121,316

772.009

Năm

(FAOSTAT, 2013)
Cây ăn quả có múi của nước ta phong phú về chủng loại giống, có nhiều
giống nổi tiếng đặc trưng cho vùng. Tuy nhiên việc mở rộng diện tích cam
quýt còn gặp nhiều khó khăn, đó là do điều kiện thời tiết thất thường, cơ sở hạ
tầng yếu kém, tiếp cận thị trường khó khăn, trình độ thâm canh thấp, việc áp
dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn chậm chạp do trình độ
dân trí không đồng đều giữa các vùng, công tác bảo vệ thực vật chưa được
quan tâm chu đáo, công tác tuyển chọn giống và sản xuất cây giống chất
lượng chưa được chú trọng đúng mức.


iii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH ................................................................. vii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục đích và yêu cầu của đề tài. .................................................................... 2
2.1. Mục đích của đề tài .................................................................................... 2
2.2. Yêu cầu của đề tài ...................................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 3
3.1. Ý nghĩa khoa học ....................................................................................... 3
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................ 3
4. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài. ......................................................................... 4
1.1.1. Đặc điểm nông sinh học .......................................................................... 4
1.1.2. Sử dụng các chất điều tiết sinh trưởng .................................................... 5
1.2. Tình hình sản xuất cam trên thế giới và Việt Nam .................................... 5
1.2.1. Tình hình sản xuất trên thế giới .............................................................. 5
1.2.2. Tình hình sản xuất trong nước ................................................................ 7
1.3. Tình hình nghiên cứu về cam quýt........................................................... 12
1.3.1. Một số nghiên cứu về đặc điểm sinh thái.............................................. 12
1.3.2. Một số nghiên cứu về đặc điểm thực vật học ....................................... 15
1.3.3. Một số nghiên cứu về dinh dưỡng đối với cam quýt ............................ 23
1.3.4. Sâu bệnh hại cam quýt và các biện pháp phòng trừ.............................. 30
1.4. Tình hình sản xuất cây ăn quả tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái. ........... 34



10

thành phần mà quả tươi được phân bố, lưu thông đi các nơi trên mọi miền đất
nước. Đây là một động lực phát triển sản xuất cây ăn quả ở nước ta.
Nhìn chung, cam quýt là một trong những cây ăn quả rất quan trọng ở
Việt Nam. Dự báo trong những năm tới, diện tích và sản lượng cam quýt sẽ
tiếp tục phát triển; các vùng cam quýt trọng yếu trên cả nước đã và đang tiếp
tục chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nhân dân để áp dụng sản xuất theo
hướng chuyên canh, tập trung. Điều này cho thấy, mặc dù có một số hạn chế
về mặt sinh thái, khoa học kỹ thuật song cam quýt vẫn được quan tâm phát
triển mạnh ở Việt Nam. Tóm lại, cam quýt là một trong những cây ăn quả
quan trọng ở Việt Nam. Diện tích và sản lượng cam quýt không ngừng tăng,
đặc biệt trong thời gian qua diện tích trồng cam quýt tăng khoảng 4 lần và sản
lượng tăng khoảng 3 lần. Điều này cho thấy mặc dù có một số hạn chế về mặt
sinh thái, cam quýt vẫn được quan tâm phát triển mạnh ở Việt Nam.
* Các vùng trồng cam quýt chính ở Việt Nam
+ Vùng đồng bằng sông cửu long
Theo Trần Thế Tục (1990) [22], các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Đồng
Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Sóc Trăng và An Giang có vị trí từ
9015’ đến 10030’ vĩ bắc và 1050 đến 106045’ độ kinh đông, địa hình rất bằng
phẳng, có độ cao từ 3 - 5m so với mặt nước biển. Các yếu tố khí hậu, nhiệt
độ, ẩm độ, lượng mưa và ánh sáng ở vùng này rất phù hợp với việc phát triển
sản xuất cây có múi. Lịch sử trồng cam quýt ở đồng bằng sông Cửu Long có
từ lâu đời nên người dân ở đây rất có kinh nghiệm trồng trọt, chăm sóc loại
cây ăn quả có múi. Cam quýt được trồng chủ yếu ở các vùng đất phù sa ven
sông hoặc trên các cù lao lớn nhỏ của sông Tiền, sông Hậu có nước ngọt
quanh năm, nơi đây có tập đoàn giống cam quýt rất phong phú như: Cam
chanh, cam sành, Bưởi, chanh Giấy, quýt.... Cam của Nam Bộ trái lớn, hương
vị tuyệt hảo, vượt xa loại cam mang từ Trung Hoa vào cùng mùa. Các giống

được ưa chuộng và trồng nhiều hiện nay là: cam sành, cam mật, quýt tiều


11

(quýt hồng), quýt siêm, quýt đường, bưởi đường, bưởi năm roi, bưởi long
tuyễn...năng suất các giống kể trên ở điều kiện khí hậu, đất đai vùng đồng
bằng sông Cửu long tương đối cao.
+ Vùng khu 4 cũ
Gồm các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh trải dài từ 180 đến 20030’
vĩ độ bắc, trọng điểm trồng cam quýt vùng này là vùng Phủ Quỳ - Nghệ An
gồm một cụm các Nông trường chuyên trồng cam với diện tích năm 1990 là
600ha. Các giống cam ở Phủ Quỳ có khả năng sinh trưởng tốt và năng suất
tương đối ổn định. Hai giống Sunkiss và Xã Đoài có ưu thế về tiềm năng,
năng suất và sức chống chịu sâu bệnh hại trên cả cây và quả. Huyện Hương
Khê là một trong những vùng đất miền núi của tỉnh Hà Tĩnh. Cam Bù thuộc
huyện Hương Khê tỉnh Hà Tĩnh có quả to, ngon, màu sắc hấp dẫn, chín muộn
nên có thể đưa vào cơ cấu cam quýt chín muộn ở nước ta hiện nay. Cam Bù
có năng suất cao nhờ có bộ lá quang hợp tốt và số lượng lá/cây lớn, có tính
chịu hạn tốt. Cam Bù thường được trồng với mật độ cao (600 - 1000 cây/ha)
để cho cây chóng giao tán, che phủ đất trống xói mòn và hạn chế ánh sáng
trực xạ ở vùng núi thấp.
+ Vùng miền núi Phía Bắc Vùng này có các tỉnh trồng cam với diện tích
lớn đó là: Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang, Bắc Cạn, Cao Bằng,
Lạng Sơn và Thái Nguyên với điều kiện khí hậu hoàn toàn khác với hai vùng
trên, cam quýt được trồng ở các vùng đất ven sông, suối như: Sông Hồng,
Sông Lô, Sông Gâm, Sông Thương, Sông Chảy...cam quýt được trồng thành
từng khu tập trung 500 ha hoặc trên 1000 ha như ở Bắc Sơn - Lạng Sơn, Bạch
Thông - Bắc Cạn, Hàm Yên, Chiêm Hóa - Tuyên Quang, Bắc Quang - Hà
Giang, tại những vùng này cam quýt trở thành thu nhập chính của hộ nông

dân, đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất so với các loại cây trồng khác trên cùng
loại đất. Do loại hình sinh thái phong phú dẫn đến có nhiều loại cam quýt, đặc
biệt ở vùng núi phía Bắc là nơi chứa đựng tập đoàn giống cam quýt đa dạng.
Lục Yên là một huyện nằm về phía đông của tỉnh Yên Bái từ lâu đã là


12

vùng đất rất thích hợp trồng các loại cây ăn quả, đặc biệt nổi tiếng với cây
cam sành và hồng không hạt. Trong mấy năm gần đây Lục Yên đang tập
trung phát triển các loại cây ăn quả có múi mới như: Cam sành, bưởi diễn,
chanh; đặc biệt cây cam Vinh cho thu nhập cao hơn so với trồng một số loại
cây ăn quả khác.
1.3. Tình hình nghiên cứu về cam quýt
1.3.1. Một số nghiên cứu về đặc điểm sinh thái
Cam quýt được trồng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới do có phổ
thích nghi rộng, tuy nhiên năng suất cao và chất lượng cam quýt ngon, mẫu
mã quả đẹp khi được trồng ở vùng á nhiệt đới.
Cam quýt là cây kém chịu hạn và không chịu được ngập úng do có bộ
rễ cộng sinh với nấm. Vì vậy đất trồng cam quýt cần đủ ẩm, thoáng khí, mực
nước ngầm sâu dưới 1m là những điều kiện tốt cho sự sinh trưởng và phát
triển của bộ rễ cam quýt. Về mặt dinh dưỡng, bên cạnh các nguyên tố đa
lượng như N, P, Kali cam quýt còn cần các nguyên tố trung lượng, vi lượng
như: Ca, S, Zn, B, Mo, Mn, Mg, Fe, Cu v.v... Nếu thiếu hụt một trong các
nguyên tố dinh dưỡng trên đều làm cho cam quýt sinh trưởng và phát triển
kém, khả năng chống chịu với các điều kiện bất lợi của ngoại cảnh kém, làm
giảm năng suất và chất lượng sản phẩm.
- Nhiệt độ
Theo Vũ Mạnh Hải và Trần Thế Tục (1988) [10] và nhiều tác giả khác
cho rằng cây cam, quýt, chanh, bưởi sinh trưởng được trong phạm vi nhiệt độ

từ 12 - 39oC, nhiệt độ thích hợp nhất từ 23-27oC. Tại nhiệt độ thấp -5oC có
một số giống có thể chịu được trong thời gian rất ngắn. Khi nhiệt độ cao 400C
kéo dài trong thời gian dài trong nhiều ngày cam quýt sẽ ngừng sinh trưởng,
biểu hiện bên ngoài là lá rụng, cành khô héo.
Nhìn chung nhiệt độ đất và nhiệt độ không khí ảnh hưởng đến toàn bộ
hoạt động của cam quýt như: Sự phát lộc, quá trình quang hợp, sự hoạt động


13

của bộ rễ, sự lớn lên của quả.v.v...Bằng những nghiên cứu của mình Vũ Công
Hậu (1984) [11] cho rằng rễ cam quýt hoạt động tốt khi nhiệt độ tăng dần từ 9
- 23oC. Khi nhiệt độ tới 26oC cây hút đạm mạnh. Ngoài ra sự chênh lệch nhiệt
độ giữa ngày và đêm lớn làm quả phát triển mạnh, đồng thời có ảnh hưởng
đến khả năng tích luỹ, vận chuyển đường bột và axit trong cây vào quả. Tuy
nhiên, khi nhiệt độ ban đêm quá thấp làm cho hoạt động này kém đi.
Những giống có khả năng thích ứng với nhiệt độ thấp thường có phẩm
vị ngon, mã quả đẹp, hấp dẫn, ngược lại những giống chịu nhiệt có phẩm chất
kém hơn.
Những vùng có mùa hè quá nóng và mùa đông quá lạnh, nhiệt độ bình
quân năm >150C, tổng tích ôn từ 2.500 - 3.500 cũng có thể trồng cam quýt. Ở
các vùng lục địa xa biển không nên trồng cam quýt ở độ cao từ 1.700 1.800m so với mực nước biển vì những vùng này mùa đông thường có tuyết
rơi và nhiệt độ xuống tới âm 40C.
- Ánh sáng
Cam quýt là cây ưa ánh sáng tán xạ, nơi có cường độ ánh sáng từ
10.000 - 15.000 lux, tương ứng với 0,6 cal/cm2, ứng với ánh sáng lúc 8 - 9h
sáng và 4 - 5h chiều hoặc những ngày trời quang mây mùa hè. Tuy nhiên để
có được lượng ánh sáng như vậy chúng ta cần bố trí mật độ hợp lý như không
quá dày cũng không quá thưa, vườn cam quýt nhất thiết phải bố trí nơi
thoáng, có thể trồng cây chắn gió đồng thời có tác dụng che bớt ánh sáng để

có ánh sáng trực xạ vào những ngày trời nắng gắt, khi đủ ánh sáng cây sinh
trưởng, phát triển tốt, ít sâu bệnh.
- Ẩm độ và lượng mưa
Cam quýt có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới nóng và ẩm vì vậy cam quýt
là cây ưa ẩm, ít chịu hạn, cần nhiều nước nhất là thời kỳ nảy mầm, cây con và
thời kỳ phân hóa mầm hoa, thời kỳ kết quả và quả đang phát triển. Trong năm
cam quýt cần nước từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Tuy ưa ẩm nhưng cam


14

quýt rất sợ úng đất sẽ bị thiếu oxy, bộ rễ hoạt động sẽ kém vì vậy sẽ làm cho
cây rụng lá, hoa, quả.
Cam quýt yêu cầu độ ẩm không khí 75% và độ ẩm đất 60%, độ ẩm này
không những đảm bảo cho cây sinh trưởng phát triển tốt mà còn cho năng
suất cao, phẩm chất quả tốt, mẫu mã quả đẹp, quả to, vá máng. Nếu độ ẩm
không khí quá cao hoặc quá thấp đều có hại cho cam quýt, ẩm độ không khí
quá cao và kèm theo nắng to vào tháng 8, tháng 9 hàng năm thường gây hiện
tượng rám nắng và nứt quả.
Theo Hoàng Ngọc Thuận (1994) [21], lượng mưa thích hợp cho các
vùng trồng cam quýt trên dưới 2.000mm, Cam cần 1.200 - 1.500mm, quýt cần
nhiều hơn từ 1.500 - 2.000mm, chanh cần ít nước hơn quýt, lượng nước trong
đất có ảnh hưởng rõ rệt đến hoạt động của bộ rễ, lượng nước được coi là đủ
khi nước tự do bằng 1% và độ ẩm đất bằng 60% độ ẩm bão hòa đồng ruộng.
- Gió
Quy luật hoạt động của gió là một vấn đề cần lưu ý trong việc bố trí các
vùng trồng cam quýt. Tốc độ gió vừa phải có ảnh hưởng tốt đến việc lưu
thông không khí, điều hòa độ ẩm, giảm sâu bệnh hại, cây sinh trưởng tốt. Tuy
nhiên tốc độ gió có ảnh hưởng đến khả năng đồng hóa của cây, đặc biệt là gió lớn.
Ở nước ta, đồng bằng sông Hồng và ven biển miền Trung về mùa mưa

thường có gió bão gây đổ cây, gẫy cành, rụng quả làm cho khả năng sinh
trưởng và năng suất của cây giảm râ rệt. Do vậy cần chú ý đến việc trồng các
đai rừng chắn gió cho các vườn trồng cam quýt ở những vùng hay có bão lớn.
- Đất đai
Ở nước ta, theo Trần Thế Tục (1990) [22] và một số tác giả cho rằng
cây cam quýt có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau như: Đất thịt nặng ở
đồng bằng, đất phù sa châu thổ, đất đồi núi, đất phù sa cổ, đất thịt nhẹ, đất cát
pha, đất bạc màu... Tuy nhiên nếu trồng cam quýt trên đất xấu, nghèo dinh
dưỡng cần phải đầu tư thâm canh cao, hiệu quả kinh tế sẽ tốt hơn. Cây cam


15

quýt có thể trồng được trên đất có độ pH từ 4 - 8 nhưng thích hợp nhất là từ 5,5
- 6, điện thế oxy hóa khử Eh > 300mV. Ở độ pH này các nguyên tố khoáng cần
thiết cho cây cam quýt phần lớn ở dạng dễ tiêu, nếu là đất chua nhất thiết phải
bón vôi để nâng cao độ pH cho đất. Nếu chúng ta đánh giá mức độ thích nghi
của đất đối với cam quýt thì đất phù sa cổ là tốt nhất, sau đó đến đất phù sa mới
bồi hàng năm, đất Bazan, đất dốc tụ và đất đá phiến sét. Không nên trồng cam
quýt trên đất thịt nặng, đất có tầng canh tác mỏng, đất đá ong và đá lộ đầu hoặc
những nơi có mực nước ngầm cao mà không thể thoát được nước.
Tóm lại, cam quýt có thể sinh trưởng, phát triển tốt ở khắp các miền
sinh thái ở Việt Nam, nhưng tốt nhất là khí hậu các tỉnh miền núi phía Bắc
của Việt Nam.
1.3.2. Một số nghiên cứu về đặc điểm thực vật học
+ Rễ
a. Sự phân bố của rễ: Tùy thuộc vào cây giống ban đầu trồng bằng hạt,
cây ghép hay chiết mà rễ phân bố khác nhau. Trồng bằng hạt rễ chính ăn sâu
hơn so với trồng bằng cành chiết. Ngoài ra, sự phân bố của rễ còn quyết định
bởi tuổi cây, tầng canh tác sâu hay cạn, mực nước ngầm cao hay thấp và điều

kiện chăm sóc. Đặc biệt là tầng canh tác có ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng
phát triển của rễ. Nơi đất thịt xốp, độ màu mỡ cao, không bị đọng nước, mực
nước ngầm cao nên rễ thường ăn sâu, trái lại đất sét nặng, bị đọng nước, mực
nước ngầm cao hoặc đất đồi nhiều đá phát triển trên tầng mặt thỡ rễ ăn cạn
hơn. Kết quả khảo sát cho thấy rễ cam quýt là loại rễ ăn cạn phát triển gần
tầng đất mặt.


×