Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

TÀI NGUYÊN NƯỚC SÔNG CẦU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.97 KB, 12 trang )

Đề tài: TÀI NGUYÊN NƯỚC SÔNG CẦU
A – Phần mở đầu :
1. Đặt vấn đề :
Tài nguyên nước mặt của Việt Nam được đánh giá là phong phú so với
các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á và trên Thế Giới. Tổng hợp hai
nguồn nước mặt ( nước mưa và nước sông) : nguồn hình thành trên lãnh thổ
quốc gia và nguồn từ nước ngoài chảy vào, nói một cách khái quát, Việt
Nam có tổng lượng nước mặt trung bình năm bằng khoảng 830 tỷ m
3
. Trong
đó phần hình thành trong nước là 310 tỷ, chiếm 37%; phần từ nước ngoài
vào là 520 tỷ, chiếm 63%. Tài nguyên nước nói trên tồn tại dưới những dạng
thức khác nhau như sông, hồ, kênh, rạch, đầm phá, vừa lưu giữ, vận chuyển,
chuyển hóa nước, vừa tạo nên tài nguyên đa dạng sinh học và nguồn cảnh
sắc thiên nhiên vô cùng phong phú và đa dạng.
Tuy nhiên, tình hình khai thác và sử dụng tài nguyên nước mặt nói chung
ở Việt Nam đã và đang xảy ra những vấn đề mà chúng ta cần phải quan tâm.
Sông Cầu là một trong những con sông của Việt Nam có vai trò quan
trọng trong việc cung cấp nước ngọt cho hoạt động sản xuất nông nghiệp,
công nghiệp, làng nghề thủ công, hoạt động đánh bắt thủy sản...Tuy nhiên
với sự khai thác quá mức nước sông và việc xả các chất thải xuống dòng
sông đã và đang lam suy giảm cả về chất lượng cũng như số lượng của nước
con sông này.
2. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu về tài nguyên nước của Sông
Cầu:
Tài nguyên nước của nhiều con sông của Việt Nam nói chung đang ở
trong tình trạng suy giảm cả về số lượng và chất lượng nước. Đối với Sông
Cầu, do việc khai thác và phát triển chưa hợp lý như phát triển công nghiệp
và khai khoáng ồ ạt, chặt phá rừng phòng hộ đầu nguồn cũng như phát triển
làng nghề chưa có quy hoạch cụ thể và việc xử lý nước thải còn bị coi
nhẹ...nên nguồn nước, cảnh quan và hệ sinh thái của Sông Cầu cũng như lưu


1
vực đang bị suy thoái và có nguy cơ cạn kiệt, nguồn nước càng bị ô nhiễm
nặng nề, giảm giá trị sử dụng, ảnh hưởng xấu đến sản xuất và đời sống, môi
trường sinh thái, cảnh quan thiên nhiên.
Ngày 23 tháng 6 năm 2001, Hội nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân 6 tỉnh
( thuộc đề án sông Cầu) lần thứ 4 nhằm tìm ra giải pháp toàn diện cho các
vấn đề kể trên. Tại hội nghị đã ký “ Thỏa ước về hợp tác bảo vệ và khai thác
bền vững sông Cầu và lưu vực sông Cầu”.
Do đó em chọn đề tài “ Tài nguyên nước sông Cầu” để tìm hiểu và có cái
nhìn khách quan, sát thực về hiện trạng tài nguyên nước mặt của Việt Nam
nói chung và tài nguyên nước sông Cầu nói riêng.
Qua đây em cũng xin chân chân thành cảm ơn cô Đào Thị Minh Châu đã
cho em những thông tin bổ ích, giúp đỡ, hướng dẫn em hoàn thành đề tài
này.
3. Mục tiêu nghiên cứu:
Em nghiên cứu vấn đề này với 3 mục tiêu chính là:
- Đánh giá tài nguyên nước sông Cầu
- Đánh giá hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên nước của sông Cầu
- Đánh giá hiện trạng quản lý tài nguyên nước sông Cầu
4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu:
- Địa điểm: từ thượng lưu, trung lưu đến hạ lưu sông Cầu.
- Quy mô: lưu vực sông Cầu ( từ thượng lưu đến hạ lưu).
- Đối tượng: số lượng và chất lượng nước sông Cầu.
- Vấn đề trọng tâm: vấn đề khai thác, sử dụng và công tác quản lý tài
nguyên nước sông Cầu.
B - Phương pháp nghiên cứu:
1. Địa điểm và phạm vi:
- Địa điểm nghiên cứu: chủ yếu là lưu vực sông Cầu qua các thành phố,
các nhà máy, các làng nghề gần với dòng chảy của sông.
2

- Phạm vi nghiên cứu: môi trường nước mặt ( dòng chảy trên ) của sông
Cầu.
2. Vấn đề nghiên cứu:
- Tài nguyên nước sông Cầu.
- Hiện trạng sử dụng tài nguyên nước sông Cầu.
- Biện pháp quản lý tài nguyên nước sông Cầu.
3. Phương pháp thu thập tài liệu và sử dụng tài liệu:
Sử dụng tài liệu từ các nguồn:
+ Từ một số web: ( bách khoa toàn thư )
Vietbao.com

+ ThS. Đào Thị Minh Châu - Bài giảng môn Tài nguyên thiên nhiên.
+ Sở TNTN Thái Nguyên - Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia
2006.
+ Hội đập lớn và phát triển nguồn nước VN.
+ TS. Đặng Văn Minh – ĐH Nông Lâm Thái Nguyên. Đề tài “ Môi
trường lưu vực sông Cầu: Bài học cho sự hài hòa giwuax phát triển kinh tế
và bảo vệ môi trường”.
C - Nội dung nghiên cứu:
I - Đánh giá tài nguyên nước sông Cầu:
Sông Cầu còn gọi là sông Như Nguyệt, sông Thị Cầu, sông Nguyệt Đức,
là con sông quan tọng trong hệ thống sông Thái Bình. Lưu vực sông Cầu là
một trong những lưu vực sông lớn ở Việt Nam, có vị trí địa lý đặc biệt, đa
dạng và phong phú về tài nguyên cũng như về lịch sử phát triển kinh tế - xã
hội của các tỉnh nằm trong lưu vực của nó.
1.1. Đặc điểm tự nhiên:
Sông Cầu là dòng lớn của hệ thống sông Thái Bình, bắt nguồn từ vùng
núi PhiaĐeng (1527m) sườn đông nam của dãy Pia-Bi-óc/Bắc Cạn, Cao
Bằng. Dòng chính sông Cầu dài 288 km, chảy qua các tỉnh Bắc Cạn, Thái
3

Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh rồi đổ vào sông Thái Bình tại Phả Lại. Lưu
Vực sông Cầu bao gồm gần như toàn bộ các tỉnh Bắc Cạn, Thái Nguyên và
một phần các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, 2 huyện của Hà Nội
( Đông Anh, Sóc Sơn).
Nhìn chung địa hình lưu vực sông Cầu thấp đần theo hướng Tây Bắc –
Đông Nam và có thể chia ra làm 3 vùng: miền núi, trung du và đồng bằng.
Mạng lưới sông suối trong lưu vực sông Cầu tương đối phát triển. Các
nhánh sông chính phân bố tương đối đều dọc theo dòng chính, nhưng các
sông nhánh tương đối lớn đều nằm ở phía hữu ngạn lưu vực, như các sông:
Chợ Chu, Đu, Công, Cà Lồ...Trên toàn bộ lưu vực có 68 sông suối có độ dài
từ 10 km trở lên.
Tổng lượng nước trên lưu vục sông Cầu khoảng 4,5 tỷ m
3
/năm, trong đó
đóng góp của sông Công, sông Cà Lồ là khoảng 0,9 tỷ m
3
/năm. Mùa lũ
thường bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 10. Lưu lượng dòng chảy trong mùa lũ
không vượt quá 75% lưu lượng nước cả năm. Mùa kiệt kéo dài tù tháng 7
đến tháng 8, chiếm khoảng 18-25% lượng dòng chảy cả năm, ba tháng kiệt
nhất ( tháng 1, 2, 3) dòng chảy chỉ chiếm 5,6-7,8%.
1.2. Tài nguyên thiên nhiên và đặc điểm:
Lưu vực sông Cầu khá giàu các nguồn tài nguyên thiên nhiên: tài nguyên
rừng đa dạng, tài nguyên nước tương đối dồi dào, tài nguyên khoán sản
phong phú... Lưu vực có nhiều mỏ khoáng sản như sắt, kẽm, than, vàng,
thiếc... Độ che phủ của rwungf trong lưu vực được đánh giá là trung bình,
đạt khoảng 45%. Hiện nay, các yếu tố cấu thành cảnh quan hiện đại đã bị
thay đổi. Ven cá sông suối miền núi đã không còn rừng tự nhiên. Chất lượng
rừng bị suy giảm nghiêm trọng, nghèo kiệt, độ che phủ thấp không còn khả
năng giữ nước, ngăn lũ vào mùa mưa và giữ ẩm vào mùa khô, đẫn đến tình

trạng suy thoái đất, gây lũ lụt nghiêm trọng về mùa mưa và hạn hán kéo dài
về mùa khô.
4
Trong lưu vực có Vườn quốc gia Tam Đảo, khu bảo tồn thiên nhiên Kim
Hỷ, và các khu văn hóa – lịch sử môi trường với giá trị sinh thái cao. Hệ
động thực vật trong lưu vực rất phong phú, đa dạng gồm nhiều loại cây gỗ
quý và các động vật hoang dã.
1.3. Đặc điểm kinh tế, xã hội:
Lưu vực chiếm khoảng 47% diện tích của 6 tỉnh. Tổng đân số 6 tỉnh
thuộc lưu vực năm 2005 khoảng 6,9 triệu người. Trong đó, dân số nông thôn
khoảng 5,9 triệu người; dân số thành thị khoảng 1 triệu người. Mật độ dân
số trung bình khoảng 427 triệu người/km
2
, cao hơn gần 2 lần so với mật độ
trung bình của cả nước.
Vùng núi thấp và trung du là khu vực có mật độ dân cư thấp nhất, đất đai
chiếm khoảng 63% nhưng dân số chỉ chiếm 15% của toàn lưu vực. Mật độ
dân số tăng ở vùng trung tâm và khu vực đồng bằng. Lưu vực sông Cầu gồm
6 tỉnh ( Bắc Cạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Nội)
với tổng diện tích là 13.783,45 km
2
. Dân số toàn khu vực tính đến năm 2000
là 4.575.584 người. Các địa phương trên lưu vực có mật độ cao gồm có
thành phố Thái Nguyên: 1297 người/km
2
, thị xã Bắc Giang 2943 người/km
2
,
tỉnh Bắc Ninh 1189 người/km
2

, huyện Đông Anh 1388 người/km
2
và một số
xã dọc theo triền các sông trong đó có sông Cầu. Vùng thượng lưu sông Cầu
chủ yếu là đồng bào các dân tộc ít người, sống còn nhiều khó khăn. Vung
trung và hạ lưu là vùng đông dân cư đông đúc, có nhiều khu công nghiệp và
làng nghề.
Cơ cấu kinh tế các tỉnh trong lưu vực chủ yếu dựa trên nông nghiệp, lâm
nghiệp và công nghiệp; thủy sản đóng góp đáng kể vào trong cơ cấu này.
Tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp cao hơn tỉ lệ trung bình quốc gia.
Sản phẩm từ nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản chiếm khoảng 26% và có xu
hướng giảm.
5

×