Tải bản đầy đủ (.docx) (83 trang)

ĐỒ ÁN TỔNG HỢP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ – PHÚ THỌ ĐẾN NĂM 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 83 trang )

ĐỒ ÁN TỔNG HỢP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ – PHÚ THỌ ĐẾN NĂM 2030

CHƯƠNG I
NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA ĐÔ THỊ
1.1 Vị trí địa lý, diện tích, dân số.
a. Vị trí địa lý
Thành phố Việt Trì thuộc tỉnh Phú Thọ nằm ở 21024 vĩ độ Bắc 106012
kinh độ Đông, cách thủ đô Hà Nội 80 km về phía Tây Bắc, là vị trí gặp nhau
của sông Hồng, sông Lô có đường quốc lộ 2 và đường sắt chạy qua thành phố.
Phía Bắc giáp thị trấn Phong Châu và xã Ân Đạo, phía Đông giáp sông
Lô và xã Vĩnh Phú, phía Nam giáp sông Hồng, phía Tây giáp xã Thạch Sơn và
xã Xuân Hùng huyện Lâm Thao.
b. Diện tích
Tổng diện tích tự nhiên toàn thành phố : 8223,79 ha, trong đó tổng diện
tích đất tự nhiên nội thị : 2964,17 ha, ngoại thị : 5259,62 ha. Tổng diện tích đất
xây dựng đô thị : 1.119,86 ha.
c. Dân số
Dân số toàn thành phố : 174190 người
+ Dân số nội thị (bao gồm 10 phường) : 108327 người.
với mật độ dân số nội thành là 106 người /km2
+ Dân số ngoại thị (Bao gồm 9 xã) : 65863 người.
- Tỷ lệ tăng dân số chung : 2,57%.
+ Tăng tự nhiên : 1,05%.
+ Tăng cơ học : 1,52%.

GVHD : Cù Huy Đấu
SVTH : Trần Văn Thành
1


ĐỒ ÁN TỔNG HỢP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ – PHÚ THỌ ĐẾN NĂM 2030



BẢNG : HIỆN TRẠNG DIỆN TÍCH, DÂN SỐ CÁC PHƯỜNG, XÃ CỦA
THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ - TỈNH PHÚ THỌ (2012)

(Nguồn: Báo cáo điều tra thành phố Việt Trì (11/ 2011) của Cục thống kê)

TT

Tên xã phường

Diện tích đất tự
nhiên(ha)

Dân số 2012
(người)

I
1

Khu vực phường
Phường Tiên Cát

2964,17
383,5

108327
17088

2


Phường Nông Trang

221,51

16112

3

Phường Gia Cẩm

222,48

19275

4

Phường Tân Dân

165,45

7689

5

Phường Thọ Sơn

129,6

7477


6

Phường Thanh Miếu

250,4

11299

7

Phường Bến Gót

323,34

7175

8

Phường Bạch Hạc

479,52

8806

9

Phường Dữu Lâu

659,85


9789

10

Phường Vân Cơ

128,52
3345,26

3617
42116

II

Khu vực xã

11

Xã Phượng Lâu

486,06

4945

12

Xã Vân Phú

1012,01


8285

13

Xã Minh Phương

274,86

6686

14

Xã Minh Nông

546,56

9043

15

Xã Trưng Vương

530,53

7529

16

Xã Sông Lô


495,24
1914,36

5628
23747

III

Khu vực 3 xã mở rộng

17

Xã Hùng Lô

203,3

6720

18

Xã Kim Đức

889,19

8354

19

Xã Hy Cương


821,87
8223,79

8673

Tổng

174190

GVHD : Cù Huy Đấu
SVTH : Trần Văn Thành
2


ĐỒ ÁN TỔNG HỢP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ – PHÚ THỌ ĐẾN NĂM 2030

1.2 Đặc điểm tự nhiên
1.2.1. Địa hình:
Thành phố Việt Trì có địa hình đa dạng bao gồm vùng núi, vùng đồi bát
úp và vùng ruộng thấp trũng.
a - Vùng núi cao: Nằm ở khu vực đền Hùng cao độ cao nhất là đỉnh núi Hùng
154m, núi Vặn 145m, núi Trọc 100 m. Địa hình có hướng dốc về 4 phía trong
khu vực với độ dốc i > 25%
b - Vùng đồi thấp: Nằm rải rác khắp thành phố Việt Trì . Bao gồm các quả
đồi bát úp đỉnh phẳng sườn thoải về các thềm của sông Hồng và sông Lô. Cao
độ trung bình của các đồi từ 50 – 70m với độ dốc của các sườn từ 5 đến 15%.
c - Vùng thung lũng thấp: Gồm các thung lũng nhỏ hẹp xen giữa các quả đồi
bát úp và dọc theo 2 bên tả ngạn sông Hồng và hữu ngạn sông Lô, có cao độ từ
8,0m đến 32m.
Địa hình có hướng dốc dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam nhưng không

dốc đều với độ dốc từ 0,4% đến 5%.
1.2.2. Khí hậu :
Thành phố Việt Trì nằm trong vùng khí hậu đồng bằng và trung du bắc bộ.
1.2.3. Thuỷ văn:
Thành phố Việt trì bao bọc bởi 2 con sông lớn là sông Lô và Sông Hồng
- Sông Lô : Nằm ở phía bắc Thành phố. Sông bắt nguồn từ Trung Quốc
chảy theo hướng Đông Nam về châu thổ sông Hồng. Chiều dài sông đi ven theo
Thành phố là 15km. Chiều rộng của sông từ 500- 700m tại ngã ba sông mực
nước trung bình vào mùa mưa 11,8m, sông có độ sâu lớn rất thuận lợi cho giao
thông đường thuỷ và cấp nước cho thành phố

GVHD : Cù Huy Đấu
SVTH : Trần Văn Thành
3


ĐỒ ÁN TỔNG HỢP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ – PHÚ THỌ ĐẾN NĂM 2030

- Sông Hồng : Bắt nguồn từ Trung Quốc, sông chảy theo hướng Tây- Tây
Nam ra hướng Đông Nam, chiều rộng sông đi qua Thành phố Việt Trì khoảng
700 – 1200m
1.2.4. Địa chất công trình :
+ Trong khu vực Thành phố cũ, thành phần đất đá được chia làm mấy
loại sau:
- Lớp trên cùng là lớp sét, cát pha mùn hay lớp sỏi đã bị phong hoá, dày
từ 0,1 - 0,5 (m).
- Lớp thứ 2 là lớp sét pha cát dày từ 0,5 – 6 (m), có khả năng chịu lực
R= 2.2,5 kg/cm2 .
- Lớp thứ 3 là lớp đất pha cát có xen các vỉa đá phong hoá, dày từ 6-12
(m), có khả năng chịu tải R = 2 kg/cm2 .

- Tại đây có những hố khoan cho thấy những lớp ở sâu chủ yếu là đá sâu
tới 80 (m).
+ Các thung lũng có lớp trầm tích hữu cơ với chiều dày thay đổi không
đồng nhất, ít thuận lợi cho xây dựng.
- Vùng phía Tây chủ yếu là cát thô, cát tinh và sỏi đá
-

Khu vực phát triển thành phố chưa khoan thăm dò địa chất công trình. Nên khi
xây dựng cần phải khoan thăm dò cục bộ để xử lý nền móng.
1.2.5. Địa chất thủy văn:
+ Nước ngầm thành phố : Mạch nông từ 7- 12m, dùng để khai thác giếng
khơi. Lớp tiếp theo ở độ sâu 20– 40 m. Đôi khi thay đổi chỉ ở độ sâu 5- 15m.
1.2.6. Địa chấn:
Theo bản đồ phân vùng động đất Việt Nam thì khu vực thành phố Việt
Trì nằm trong vùng động đất cấp 8.

GVHD : Cù Huy Đấu
SVTH : Trần Văn Thành
4


ĐỒ ÁN TỔNG HỢP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ – PHÚ THỌ ĐẾN NĂM 2030

1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Cơ sở KTKT thành phố Việt Trì trong những năm gần đây đã có những
bước tăng trưởng đáng kể. Về số lượng bao gồm:
* Công nghiệp tiểu thủ công nghiệp:
- Cụm công nghiệp Tây Bắc: bao gồm các xí nghiệp dệt Vĩnh Phú, Trung tu
ô tô, cơ khí 20/7, vận tải ô tô, in, dược, may mặc xuất khẩu...
- Khu công nghiệp Nam Bạch Hạc: Ban quản lý các khu công nghiệp Phú

Thọ lập quy hoạch chi tiết với diện tích 71,9ha với các nhà máy đóng và sửa
chữa tàu, nhà máy sản xuất thép và sản xuất VLXD, chế biến nông lâm sản.
Hiện nay xí nghiệp cán thép đang được khởi công xây dựng. Ngoài ra trong
thành phố còn có một số xí nghiệp công nghiệp khác như:
+ Nhà máy đóng tàu Sông Lô ở Dữu Lâu diện tích 9ha
+ Xí nghiệp sửa chữa tàu thuyền Bạch Hạc diện tích 1,75ha
+ Nhà máy nước Dữu Lâu công suất Q=60000m3/ngày-đêm
Nhà máy đóng tàu Sông Lô nằm ngay trên đầu nguồn nước của nhà máy
nước Dữu Lâu nên cần được di chuyển.
* Du lịch và thương mại;
- Du lịch: khách du lịch đến Việt Trì chủ yếu là khách nội địa đến thăm Đền
Hùng. Hàng năm có tới 1,4-1,5 triệu lượt người số khách Quốc tế khoảng
4.000-5.000 người.Hiện nay đã có khoảng 300 phòng từ 1-2 sao

GVHD : Cù Huy Đấu
SVTH : Trần Văn Thành
5


ĐỒ ÁN TỔNG HỢP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ – PHÚ THỌ ĐẾN NĂM 2030

1.4 Hiện trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật của đô thị.
1.4.1 Hạ tầng xã hội
a.

Nhà ở:
Diện tích sàn nhà ở bình quân: 12m2/người

b.


Dịch vụ công cộng:
Thành phố Việt trì đã hình thành mạng lưới kinh doanh thương nghiệp,

khách sạn, nhà hàng và dịch vụ có 36 cơ sở trong đó có 7 khách sạn có quy mô
lớn , 1 trung tâm thương mại và 1 chợ trung tâm.
c.

Các công trình cơ quan:
Trung tâm hành chính, chính trị của Tỉnh bao gồm trụ sở UBND tỉnh diện

tích 3ha, Tỉnh ủy diện tích 1,87 ha, các sở ban nghành đoàn thể đã hình thành
chủ yếu trên trục đường Nguyễn Tất Thành đoạn từ nút C3 đến C4 và trên trục
đường Trần Phú đoạn từ đường Hùng Vương đến sở công an.
d.

Giáo dục , đào tạo, ytế, văn hoá:
* Trên địa bàn thành phố có trường dự bị đại học quy mô 3,8 ha, trường

trung học kinh tế quy mô 0,9 ha
1.5. Định hướng phát triển không gian kiến trúc và hạ tầng kỹ thuật
1.5.1. Định hướng phát triển không gian kiến trúc
1.5.1.1 Dân số và diện tích
Năm 2012 thành phố Việt Trì có 10 phường và 9 xã ngoại thị với tổng
diện tích là : 8223,79 ha và dân số là : 174190 người.
Để thành phố Việt Trì phát triển đúng với tiềm năng và tầm vóc của nó
đáp ứng được những đòi hỏi của một trung tâm vùng, một thành phố văn hoá
lịch sử có Kinh đô đầu tiên của nhà nước Văn Lang thời đại Hùng Vương Việt

GVHD : Cù Huy Đấu
SVTH : Trần Văn Thành

6


ĐỒ ÁN TỔNG HỢP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ – PHÚ THỌ ĐẾN NĂM 2030

Trì cần được mở rộng thêm xã : Hy Cương, Kim Đức, Hùng Lô. Tổng cộng 6
xã với quy mô dân số là : 42116 người và diện tích tự nhiên là : 3345,26 ha.
CHƯƠNG 2:
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CTR ĐÔ THỊ
2.1. Hiện trạng khối lượng, thành phần chất thải rắn thành phố Việt
Trì
Theo số liệu năm 2012 của Công ty Môi trường và Dịch vụ đô thị Việt
Trì : Tổng lượng chất thải rắn toàn thành phố trên 120,58 tấn/ngày song
mới chỉ thu gom bình quân mỗi ngày được 88,02 tấn/ngày (chiếm 73% tổng
lượng chất thải rắn).
-

Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh khoảng 82,65
tấn/ngày.

-

Chất thải rắn công nghiệp 36,5 tấn/ngày (trong đó có 38,2%
chất thải rắn nguy hại).

-

Chất thải rắn y tế 1,43 tấn/ngày (trong đó có 22,5% chất thải
rắn y tế nguy hại).


Nguồn phát sinh chất thải rắn ở thành phố Việt Trì rất đa dạng; chất
thải rắn từ các hộ dân, đường phố, các chợ chiếm 68,5 %, chất thải rắn công
nghiệp chiếm 30,3% và chất thải rắn y tế chiếm một tỷ lệ rất nhỏ so với tổng
lượng chất thải rắn là 1,18%. Chất thải rắn được phân loại theo nguồn phát
sinh như sau:
- Chất thải rắn sinh hoạt, bao gồm chất thải rắn từ các hộ gia đình, từ
các đường phố và từ các chợ.
GVHD : Cù Huy Đấu
SVTH : Trần Văn Thành
7


ĐỒ ÁN TỔNG HỢP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ – PHÚ THỌ ĐẾN NĂM 2030

- Chất thải rắn công nghiệp, bao gồm chất thải rắn công nghiệp không
nguy hại và chất thải rắn công nghiệp nguy hại.
2.1.1. Chất thải rắn sinh hoạt
Bảng 1: Lượng CTR SH phát sinh hiện tại của các phường, xã của
thành phố.
(Nguồn: Báo cáo Công ty Môi trường và Dịch vụ đô thị Việt Trì 2012)

TT

I
1
2
3
4
5
6

7
8
9
10
II
11
12
13
14
15
16
III
17
18
19

Tên xã phường

Khu vực phường
Phường Tiên Cát
Phường Nông Trang
Phường Gia Cẩm
Phường Tân Dân
Phường Thọ Sơn
Phường Thanh Miếu
Phường Bến Gót
Phường Bạch Hạc
Phường Dữu Lâu
Phường Vân Cơ
Khu vực xã

Xã Phượng Lâu
Xã Vân Phú
Xã Minh Phương
Xã Minh Nông
Xã Trưng Vương
Xã Sông Lô
Khu vực 3 xã mở rộng
Xã Hùng Lô
Xã Kim Đức
Xã Hy Cương

Dân số 2012
(người)
108327
17088
16112
19275
7689
7477
11299
7175
8806
9789
3617
42116
4945
8285
6686
9043
7529

5628
23747
6720
8354
8673

Tiêu chuẩn
(kg/ng.ngày)

Khối lượng
(T/ngày)

0,47
0,47
0,47
0,47
0,47
0,47
0,47
0,48
0,47
0,48

8,03
7,57
9,06
3,61
3,51
5,31
3,37

4,23
4,60
1,74

0,47
0,47
0,47
0,47
0,47
0,47

2,32
3,89
3,14
4,25
3,54
2,65

0,47
0,47
0,46

3,16
3,93
3,99

GVHD : Cù Huy Đấu
SVTH : Trần Văn Thành
8



ĐỒ ÁN TỔNG HỢP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ – PHÚ THỌ ĐẾN NĂM 2030

Tổng

174190

82,65

Thành phần chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Trì được nêu trong bảng 2.
Bảng 2: Thành phần chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Việt Trì.

TT

Thành phần

Tỷ lệ khối lượng chất thải rắn

1

Chất hữu cơ dễ phân huỷ

55%

2

Giấy, catton

2%


3

Vải, cao su, da, gỗ, cây cỏ

3%

4

Nhựa, nilon

3%

5

Vỏ ốc hến

0,5%

6

Thuỷ tinh

0,5%

7

Đá, cát, sỏi, sánh. sứ

8,5%


8

Kim loại

0,5%

9

Thành phần khác

27%

Tổng

100%

Do đặc điểm chất thải rắn giàu chất hữu cơ, tỷ lệ độ ẩm lớn nên chất
thải rắn thường bị phân huỷ rất nhanh, thường xuyên gây ô nhiễm cục bộ
cho môi trường tại các khu vực lưu giữ tạm thời trong thành phố.
2.1.2. Chất thải rắn công nghiệp

GVHD : Cù Huy Đấu
SVTH : Trần Văn Thành
9


ĐỒ ÁN TỔNG HỢP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ – PHÚ THỌ ĐẾN NĂM 2030

2.1.2.1. Chất thải rắn công nghiệp không nguy hại
Thành phố Việt Trì là một trong những vùng kinh tế lớn vì nơi đây tập

trung nhiều nhà máy, xí nghiệp công nghiệp và hầu hết các nhà máy ở đây đã
được xây dựng từ lâu nên dây chuyền công nghệ sản xuất cũ kỹ, lạc hậu, do
đó trong công tác bảo vệ môi trường gặp nhiều khó khăn. Với 25 nhà máy, xí
nghiệp tập trung chủ yếu ở đây nên lượng chất thải rắn công nghiệp thải ra
trong khu vực nghiên cứu đang ngày càng gia tăng từ các nhóm ngành công
nghiệp, bao gồm: Nhóm ngành hóa chất, Nhóm ngành luyện kim, Nhóm
ngành chế tạo máy, điện, điện tử và cơ khí sửa chữa, Nhóm ngành vật liệu
xây dựng, Nhóm ngành chế biến thực phẩm, Nhóm ngành giấy, Nhóm ngành
may mặc, giày da, Nhóm ngành dệt sợi, Nhóm ngành sản xuất dược phẩm,
Nhóm ngành in, chế tạo pin-ắc quy, Nhóm ngành kinh doanh.
Bảng 3: Thành phần và khối lượng chất thải rắn công nghiệp
không nguy hại ở thành phố Việt Trì năm 2012.
(Nguồn : Quy hoạch quản lý tổng hợp chất thải rắn và chất thải rắn nguy hại
thuộc thành phố Việt Trì và huyện Lâm Thao - tỉnh Phú Thọ trên quan điểm
kinh tế chất thải.)
TT
1
2
3
4
5
6
7

Thành phần chất thải
- Đá canxit
- Đất cát, sỏi, đá
- Đui nhôm, Hợp kim nhôm kẽm
- Bã đất đèn
- Bã của quá trình sản xuất thực phẩm

- Bã dược liệu
- Bã mía

Tổng lượng CTR
(tấn/năm)
50
85,96
2,1
12
3069,8
0,8
2

GVHD : Cù Huy Đấu
SVTH : Trần Văn Thành
10


ĐỒ ÁN TỔNG HỢP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ – PHÚ THỌ ĐẾN NĂM 2030

8
9
10
11
12

- Bã vôi
- Bóng đèn tuýp hỏng
- Bao bì hỏng
- Bao bì giấy

- Bao bì giấy không chứa hóa chất, vỏ bao
xi măng

120
0,2
5
2,54
13,565

13
14
15
16

- Bao bì nhựa không chứa hóa chất
- Bao bì PP, PE
- Bùn bã từ sản xuất
- Bụi bông, sợi phế cotton và polyeste, vải
vụn

15,6
6,9
1350
125,4

17
18

- Các loại rác thải khác
- Mút, nhựa, giả da, cao su, ebonit, chất dẻo,

nhựa phếliệu

36
9,36

19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30

- Thủy tinh
- Chè phế liệu
- Gỗ vụn, phoi bào gỗ, vỏ cây, mùn cưa
- Giấy và bột giấy
- Giẻ lau, vải vụn không chứa hoá chất, dầu
- Phế phẩm
- Phoi ba via kim loại
- Rác sinh hoạt
- Than hoạt tính
- Thùng PVC, thép, Vinyl
- Xỉ kim loại
- Xỉ than

Tổng cộng

445,72
10
1082,65
143,43
0,87
1
15,75
122,6
175
10
1809,6
121,75
8233,3

2.1.2.2. Chất thải rắn công nghiệp nguy hại
Theo kết quả khảo sát các nhà máy, xí nghiệp trên địa bàn thành phố
Việt Trì thì tính đến năm 2012 có 25 công ty, xí nghiệp, nhà máy chính đóng

GVHD : Cù Huy Đấu
SVTH : Trần Văn Thành
11


ĐỒ ÁN TỔNG HỢP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ – PHÚ THỌ ĐẾN NĂM 2030

trên địa bàn, gồm những nhóm ngành công nghiệp sau có liên quan đến chất
thải rắn công nghiệp nguy hại : Nhóm ngành hóa chất, luyện kim, chế tạo
máy, điện, điện tử và cơ khí sửa chữa, vật liệu xây dựng, công nghiệp thực

phẩm, giấy, may mặc, giày da, dệt sợi, dược phẩm.
Trong quá trình sản xuất các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp ở thành
phố Việt Trì đã tạo ra một lượng lớn chất thải rắn nguy hại. Tùy thuộc vào
loại hình sản xuất của từng nhà máy, xí nghiệp và của từng khu công nghiệp
mà thành phần chất thải rắn nguy hại có sự khác nhau. Thành phần của chất
thải rắn nguy hại công nghiệp rất khác nhau tùy thuộc vào nguyên liệu sản
xuất, sản phẩm tạo thành của từng nhà máy, xí nghiệp. Thành phần và khối
lượng chất thải rắn nguy hại của các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp ở thành
phố Việt Trì và huyện Lâm Thao được thể hiện trong bảng 4.
Bảng 4: Thành phần và khối lượng chất thải rắn nguy hại công nghiệp
ở thành phố Việt Trì năm 2012.
(Nguồn : Quy hoạch quản lý tổng hợp chất thải rắn và chất thải rắn nguy hại thuộc
thành phố Việt Trì và huyện Lâm Thao - tỉnh Phú Thọ trên quan điểm kinh tế chất thải.)

TT

Thành phần chất thải rắn nguy hại

Khối lượng chất thải rắn
nguy hại (tấn/năm)

A

Chất thải chứa hóa chất độc hại

1

Than hoạt tính

2


Bùn của quá trình xử lý nước thải

3

Giẻ lau chứa hóa chất, dầu

8,196

4

Cặn thải của thiết bị phản ứng

57,6

5

Bao bì nhựa chứa hóa chất

13,35

6

Amiăng

1,825
9,7

1,8


GVHD : Cù Huy Đấu
SVTH : Trần Văn Thành
12


ĐỒ ÁN TỔNG HỢP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ – PHÚ THỌ ĐẾN NĂM 2030

7

Bao bì kim loại chứa hóa chất

28,7

8

Bao bì kim loại chứa keo, thuốc tẩy

1,03

9

Bao bì giấy chứa hóa chất

0,36

10

Bùn thải (45% Al2O3)

54


11

Bột apatit Ca5F(PO4)5

5000

12

Lá cực hỏng

2

13

Vỏ bình hỏng

10

14

Hộp đựng mực

0,05

Tổng A
B

Chất thải dễ gây cháy


15

Cặn dầu
Tổng B
Tổng A+B

5087,195
2
2
5089,195

Theo kết quả tổng kết ở bảng cho thấy tổng lượng chất thải rắn nguy
hại của các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp ở thành phố Việt Trì là 5089,195
tấn/năm, trong đó chất thải chứa hóa chất độc hại: 5087,195 tấn/năm, chất
thải dễ cháy: 2 tấn/năm.
Chất thải rắn công nghiệp ở thành phố Việt Trì là 13322,5 tấn/năm,
trong đó có khoảng 38,2% chất thải rắn công nghiệp mang tính nguy hại.
Như vậy chất thải rắn nguy hại chiếm một lượng tương đối lớn trong tổng
lượng chất thải rắn của toàn khu công nghiệp.
2.1.3. Chất thải rắn y tế
Theo kết quả điều tra của các cơ quan chức năng, thành phố Việt Trì
tỉnh Phú Thọ có 6 bệnh viện và 2 trung tâm y tế, chưa kể các trạm y tế (bảng
5). Tổng lượng chất thải rắn bệnh viện phát sinh tại thành phố Việt Trì
khoảng 1,43 tấn/ngày trong đó chất thải rắn y tế nguy hại là 0,32 tấn/ngày

GVHD : Cù Huy Đấu
SVTH : Trần Văn Thành
13



ĐỒ ÁN TỔNG HỢP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ – PHÚ THỌ ĐẾN NĂM 2030

(chiếm 22,5% tổng lượng chất thải rắn y tế phát sinh). Trong số các bệnh
viện trên, hiện chưa có đơn vị nào ký hợp đồng với Công ty Môi trường và
dịch vụ đô thị Việt Trì để thu gom và vận chuyển chất thải rắn. Nguyên nhân
là do hiện nay thành phố chỉ có nhà máy xử lý chất thải Phủ Đức để chế biến
phân vi sinh nên các loại chất thải rắn không thể chế biến phân vi sinh (trong
đó có chất thải rắn y tế) sẽ không được vận chuyển đến đây.
Bảng 5: Khối lượng chất thải rắn y tế tại các bệnh viện và trung tâm y
tế
thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ năm 2012.
Đơn vị tính: tấn/ngày
(Nguồn : Quy hoạch quản lý tổng hợp chất thải rắn và chất thải rắn nguy hại
thuộc thành phố Việt Trì và huyện Lâm Thao - tỉnh Phú Thọ trên quan điểm
kinh tế chất thải.)

STT

Bệnh viện

Số giường bệnh

CTR y tế không
nguy hại

CTR y tế
nguy hại

Tổng cộng


1

BV Đa khoa tỉnh
BV Y học cổ
truyền
BV Điều dưỡng
phục hồi chức
năng

320

0,4588

0,1332

0,592

60

0,086

0,025

0,111

70

0,1004

0,0291


0,1295

2
3
4

BV Xây dựng
Việt Trì

100

0,1434

0,0416

0,185

5

BV Dệt may

100

0,1434

0,0416

0,185


6

Viện điều dưỡng
tâm thần Việt Trì

100

0,1434

0,0416

0,185

GVHD : Cù Huy Đấu
SVTH : Trần Văn Thành
14


ĐỒ ÁN TỔNG HỢP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ – PHÚ THỌ ĐẾN NĂM 2030

7

Trung tâm y tế
thành phố Việt
Trì

20

0,0287


0,0083

0,037

8

Trung tâm BVSK
BMTE&KHHGĐ

5

0,0072

0,0021

0,0093

775

1,1112

0,3226

1,4338

Tổng cộng

2.2. Thực trạng quản lý CTR đô thị
2.2.1. Thực trạng quản lý chất thải rắn
Công ty Môi trường và Dịch vụ đô thị Việt Trì chịu trách nhiệm quản lý

chất thải rắn của thành phố. Tuy nhiên công ty cũng chỉ phục vụ quản lý chất
thải rắn sinh hoạt. Chất thải rắn từ các ngành công nghiệp và y tế chưa được
quản lý chặt chẽ.
Chức năng nhiệm vụ của Công ty Môi trường và Dịch vụ đô thị Việt Trì
là quản lý các công trình công cộng trong thành phố Việt Trì, gồm các nội
dung công việc sau:
- Quét thu gom, vận chuyển chất thải rắn trong thành phố và các khu
đông dân cư. Xử lý, chế biến chất thải rắn chống ô nhiễm môi trường.
- Quản lý thoát nước trong thành phố.
- Quản lý trồng cây xanh chống độc hại bảo vệ môi trường thành phố.
- Quản lý, vận hành, xây dựng điện chiếu sáng công cộng.
- Quản lý, xây dựng, sửa chữa nhà và các công trình dân dụng.
2.2.1.1. Chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải rắn sinh hoạt trong thành phố Việt Trì đã được Công ty Môi
trường và Dịch vụ đô thị Việt Trì thu gom. Phạm vi các khu vực được thu gom

GVHD : Cù Huy Đấu
SVTH : Trần Văn Thành
15


ĐỒ ÁN TỔNG HỢP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ – PHÚ THỌ ĐẾN NĂM 2030

chất thải rắn sinh hoạt hiện nay đã được mở rộng tới các ngõ nhỏ trong
trung tâm thành phố.
Hiện nay, hàng ngày có 141 công nhân vệ sinh trong tổng số 325 cán
bộ công nhân viên của công ty quét dọn. Việc thu gom chất thải rắn chủ yếu
bằng xe đẩy tay. Chất thải rắn nhà dân được thu gom ở khu trung tâm vào
các buổi chiều từ 16-19h công nhân thu gom đẩy xe và gõ kẻng báo hiệu dân
ra đổ chất thải rắn vào xe hoặc dân đổ ra các chân điểm chất thải rắn ở gần

đường. Công nhân thu gom lại tập kết vào bãi để ô tô chuyển nhà máy xử lý
chất thải Phủ Đức tại xã Vân Phú. Chất thải rắn chợ do Ban quản lý chợ tự
thu gom và vận chuyển ra các khu tập kết chất thải rắn. Chất thải rắn đường
phố được công nhân thu gom quét dọn gom thành đống, xe đẩy tay thu gom
đưa đến điểm tập kết để ôtô vận chuyển ra nhà máy xử lý chất thải rắn của
thành phố.
Chất thải rắn sau khi thu gom từ các hộ gia đình và đường phố được
tập trung để vận chuyển đến nhà máy chế biến chất thải Phủ Đức ở xã Vân
Phú, ngoại thành thành phố Việt Trì. Tuy nhiên hiện tượng vứt chất thải rắn
ra đường và xuống cống hoặc ao hồ còn khá nhiều, nhất là các hộ ở các ngõ
sâu và ven ao hồ, sông ngòi. Ước lượng khoảng 39% khối lượng chất thải rắn
sinh hoạt tương đương với 32,3 tấn/ngày không được thu gom trôi xuống
cống rãnh, ao hồ hay các bãi đất trống.
2.2.1.2. Chất thải rắn công nghiệp
2.2.1.2.1. Chất thải rắn công nghiệp không nguy hại
Đối với chất thải rắn công nghiệp, Công ty Môi trường và dịch vụ đô thị
mới chỉ thực hiện việc thu gom tại một số nhà máy, xí nghiệp công nghiệp,

GVHD : Cù Huy Đấu
SVTH : Trần Văn Thành
16


ĐỒ ÁN TỔNG HỢP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ – PHÚ THỌ ĐẾN NĂM 2030

còn một số nhà máy, xí nghiệp khác lại hợp đồng với các đơn vị tư nhân để
thu gom những loại chất thải rắn có thể tái chế hoặc tái sử dụng hoặc tự
chôn lấp và đốt thủ công trong khuôn viên nhà máy.
Viêc thu gom chất thải rắn trong nội bộ các nhà máy, xí nghiệp công
nghiệp do đội vệ sinh của nhà máy, xí nghiệp đó đảm nhiệm. Trung bình mỗi

đội vệ sinh chỉ có khoảng 3-5 người với các phương tiện, trang thiết bị thu
gom thô sơ và còn thiếu. Hầu như tất cả các nhà máy đều không có hệ thống
chứa chất thải rắn đạt yêu cầu. Chất thải rắn được chất thành đống trong
kho chứa, tại các bãi chất thải rắn trong khuôn viên nhà máy hoặc các khu
vực trống trong các phân xưởng sản xuất gây mất cảnh quan và vệ sinh môi
trường cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ người lao động. Các
công nhân vệ sinh phải thu gom 3 loại chất thải rắn: Chất thải rắn sản xuất,
chất thải rắn văn phòng và chất thải rắn sinh hoạt của nhà máy. Tuy nhiên,
do lực lượng còn thiếu nên các loại chất thải rắn này không được phân loại
tại nguồn, hiệu quả thu gom chưa cao, chất thải rắn thường xuyên bị tồn
đọng trong các phân xưởng sản xuất và các bãi tập kết chất thải rắn tạm
thời, các loại chất thải rắn được đổ chung với nhau trừ một số thành phần
vẫn còn giá trị sẽ được các đơn vị khác đến thu mua hoặc cho công nhân sử
dụng vào các mục đích khác như san nền, làm chất đốt, làm thức ăn gia súc...
Lượng chất thải rắn phát sinh sau khi được thu gom trong nội bộ các
nhà máy, xí nghiệp sẽ được thu gom tập trung. Chất thải rắn công nghiệp
được Công ty Môi trường và dịch vụ đô thị thu gom chung với các loại chất
thải rắn sinh hoạt trong đô thị. Điều này gây rất nhiều khó khăn cho quá
trình phân loại cũng như xử lý tổng hợp chất thải rắn công nghiệp.

GVHD : Cù Huy Đấu
SVTH : Trần Văn Thành
17


ĐỒ ÁN TỔNG HỢP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ – PHÚ THỌ ĐẾN NĂM 2030

Công tác vận chuyển chất thải rắn diễn ra hàng ngày nhưng vẫn không
đáp ứng được yêu cầu thu gom do lượng chất thải rắn phát sinh lớn, phương
tiện thu gom vận chuyển còn thiếu và lạc hậu, lực lượng công nhân còn

mỏng. Bãi chôn lấp chất thải rắn của thành phố chưa đạt tiêu chuẩn hợp vệ
sinh. Thành phố cũng đang xây dựng bãi chôn lấp hợp vệ sinh cho chất thải
rắn công nghiệp và chất thải rắn công nghiệp nguy hại tại Trạm Thản.
Về hiện trạng xử lý chất thải rắn công nghiệp không nguy hại,
hiện nay các nhà máy, xí nghiệp đều chưa có khu xử lý tập trung ngoài nhà
máy chế biến phân vi sinh Vân Phú. Chất thải rắn tại các cụm, khu công
nghiệp đều chưa có trạm chứa tổng hợp và phân loại chất thải rắn. Ngoài
phương thức chôn lấp chung với chất thải rắn sinh hoạt, mỗi một cơ sở sản
xuất còn có những phương pháp xử lý cục bộ khác nhau.
2.2.1.2.2. Chất thải rắn công nghiệp nguy hại
Hiện nay tại các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp đã có sự phân loại
riêng chất thải rắn nguy hại với các chất thải rắn công nghiệp khác. Lượng
chất thải rắn nguy hại công nghiệp hầu hết đều do các nhà máy, xí nghiệp tự
thu gom và xử lý. Tuy nhiên trong quá trình thu gom các nhà máy, xí nghiệp
lại không có biện pháp xử lý sơ bộ và quản lý chặt chẽ. Đây là một tác nhân
gây ô nhiễm môi trường trong khu vực. Ngoài ra, có một lượng nhỏ chất thải
rắn nguy hại được Công ty Môi trường và dịch vụ đô thị thu gom và xử lý.
Thông thường đối với chất thải là chất thải nguy hại thì Công ty Môi
trường và dịch vụ đô thị chỉ thu gom các loại giẻ lau chứa hóa chất, dầu
trong quá trình bảo dưỡng thiết bị do các loại chất thải rắn này được tập
trung cùng với chất thải rắn sinh hoạt trong nhà máy, còn các bao bì chứa

GVHD : Cù Huy Đấu
SVTH : Trần Văn Thành
18


ĐỒ ÁN TỔNG HỢP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ – PHÚ THỌ ĐẾN NĂM 2030

hóa chất, thuốc tẩy... được các nhà máy, xí nghiệp thu gom sau đó chuyển lại

cho các đơn vị sản xuất hóa chất, cặn lắng của thiết bị phản ứng, bùn từ quá
trình xử lý nước thải có kim loại nặng sau đó tập trung ngay trong khuôn
viên nhà máy.
Chất thải rắn nguy hại trong công nghiệp chưa được xử lý tập trung
mà chủ yếu là do các nhà máy tự phân loại và xử lý. Một số nhà máy thì hợp
đồng với Công ty Môi trường và dịch vụ đô thị để thu gom và xử lý, còn các
nhà máy khác thì hợp đồng với tư nhân hoặc tự xử lý.
Ta thấy việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn nguy hại trong
khu công nghiệp Việt Trì và huyện Lâm Thao mới chỉ ở bước đầu, chưa đạt
tiêu chuẩn về xử lý chất thải nguy hại và đảm bảo vệ sinh môi trường. Lượng
chất thải nguy hại phát sinh trong các nhà máy đều được thu gom tuy nhiên
lại không được xử lý một cách triệt để. Một số chất thải có chứa các thành
phần nguy hại lại được chôn lấp cùng với chất thải rắn sinh hoạt.
2.2.1.3. Chất thải rắn y tế
Năm 2005, được sự hỗ trợ của Dự án phát triển công nghiệp đô thị Việt Trì
do DANIDA tài trợ, Tỉnh đã đầu tư xây dựng một ô xử lý, chôn lấp rác thải y
tế nguy hại (diện tích 1 ha) tại Khu xử lý CTR Trạm Thản (Phù Ninh). Hiện
đang xây dựng khu xử lý chất thải rắn công nghiệp Trạm Thản tại xã Trạm
Thản, huyện Phù Ninh với tổng diện tích 62,4 ha, giai đoạn 1 là 23,8 ha
Hiện nay chất thải rắn tại Việt Trì được xử lý theo 3 phương pháp sau:
Tuy nhiên tại khu xử lý chất thải Phủ Đức, mùi hôi thối do khí thải từ lò
đốt và từ chất thải rắn còn gây ảnh hưởng đến môi trường sống của dân cư
xung quanh. Nếu tốc độ gia tăng chất thải rắn cứ tiếp tục như hiện nay thì
GVHD : Cù Huy Đấu
SVTH : Trần Văn Thành
19


ĐỒ ÁN TỔNG HỢP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ – PHÚ THỌ ĐẾN NĂM 2030


trong một vài năm tới nhà máy sẽ quá tải. Vì vậy việc quy hoạch bố trí các
khu xử lý chất thải rắn ở ngoại thành là
2.3. Đánh giá hiện trạng quản lý và xử lý chất thải rắn thành phố Việt
Trì
Thời gian gần đây, công tác vệ sinh đô thị đang ngày càng được xã hội hoá và
tình hình thu gom chất thải rắn được cải thiện đáng kể. Toàn bộ lượng chất
thải khổng lồ kể trên của thành phố Việt Trì đều được tập trung tại nhà máy
xử lý
CHƯƠNG 3
DỰ BÁO KHỐI LƯỢNG CHẤT THẢI RẮN THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ
ĐẾN NĂM 2030
Đến năm 2030, tất cả chất thải rắn Thành phố Việt Trì đều được phân
loại tại nguồn.
3.1. Chất thải rắn sinh hoạt
3.1.1. Tiêu chuẩn chất thải rắn sinh hoạt
Thành phố Việt Trì là đô thị có gần 50 năm lịch sử, có vị trí quan trọng
trong động lực kinh tế của tỉnh và vùng.
Ngày 4/5/2012, theo Quyết định 445/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt điều chỉnh định hướng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống
đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050, thành phố Việt Trì
được nâng cấp lên thành đô thị loại I, được xác định là một trong 12 đô thị
trung tâm vùng của cả nước.
Áp dụng Quy chuẩn quy hoạch xây dựng đô thị do Bộ Xây dựng ban
hành

GVHD : Cù Huy Đấu
SVTH : Trần Văn Thành
20



ĐỒ ÁN TỔNG HỢP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ – PHÚ THỌ ĐẾN NĂM 2030

- Việt Trì là đô thị loại I đến năm 2030, tiêu chuẩn chất thải rắn là
1,3kg/người.ngày, tỷ lệ thu gom 100%.
3.1.2. Quy mô dân số
Hiện trạng dân số toàn thành phố : 174190 người
- Tỷ lệ tăng dân số chung : 2,57%.
+ Tăng tự nhiên : 1,05%.
+ Tăng cơ học : 1,52%.
Theo tính toán đến năm 2030 thì quy mô dân số của thành phố Việt Trì theo dự
kiến là 275.036 người. Tỷ lệ tăng trưởng dân số được tính theo công thức sau:
Pt = P0. (1+s)n
Trong đó:

(người)

Pt : Dân số tương lai (2030)
P0 : Dân số hiện tại năm 2012
s : Tỷ lệ tăng trưởng dân số của Thành phố Việt Trì là 2,57% tức
là 0,0257 (trong đó 1,05% là tỷ lệ tăng dân số tự nhiên; 1,52% là
tỷ lệ tăng dân số cơ học)
n : Số năm, n=18.

Bảng 1. Dự báo dân số thành phố Việt Trì đến năm 2030

TT

Tên xã phường

I

1

Khu vực phường
Phường Tiên Cát

2

Dân số 2012 (người)

Dân số 2030 (người)

108327

171042
17088

26981

Phường Nông Trang

16112

25440

3

Phường Gia Cẩm

19275


30434

4

Phường Tân Dân

7689

12140

5

Phường Thọ Sơn

7477

11806

6

Phường Thanh Miếu

11299

17840

GVHD : Cù Huy Đấu
SVTH : Trần Văn Thành
21



ĐỒ ÁN TỔNG HỢP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ – PHÚ THỌ ĐẾN NĂM 2030

7

Phường Bến Gót

7175

11329

8

Phường Bạch Hạc

8806

13904

9

Phường Dữu Lâu

9789

15456

10

Phường Vân Cơ


3617

5711

II

Khu vực xã

42116

66499

11

Xã Phượng Lâu

4945

7808

12

Xã Vân Phú

8285

13082

13


Xã Minh Phương

6686

10557

14

Xã Minh Nông

9043

14278

15

Xã Trưng Vương

7529

11888

16

Xã Sông Lô

5628

8886


III

Khu vực 3 xã mở rộng

23747

37495

17

Xã Hùng Lô

6720

10610

18

Xã Kim Đức

8354

13190

19

Xã Hy Cương

8673


13694

Tổng

174190

275036

3.1.3. Dự báo khối lượng chất thải rắn sinh hoạt
Công thức tính toán :
Áp dụng công thức : Q = P.m.k1 (kg/ngày.đêm)
Trong đó:
Q: tổng lượng CTRSH phát sinh trong một ngày, tháng, năm của
đô thị hoặc khu dân cư (kg).
P: chỉ tiêu phát sinh CTR của một người trong một ngày, tháng,
năm(kg/người/ngày.đêm).
m: Dân số trong khu vực, khu đô thị(người).
k1: hệ số không điều hòa ngày (k1 = 1,2 - 2)

GVHD : Cù Huy Đấu
SVTH : Trần Văn Thành
22


ĐỒ ÁN TỔNG HỢP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ – PHÚ THỌ ĐẾN NĂM 2030

Khối lượng và thành phần chất thải rắn sinh hoạt thành phố được dự báo cụ thể
qua 2 bảng sau :


Bảng 2. Dự báo khối lượng chất thải rắn sinh hoạt cần thu gom ở thành
phố Việt Trì đến năm 2030.
Tên xã phường
Khu vực phường
Phường Tiên Cát

Dân số
2030
(người)

Chỉ tiêu CTR
(Kg/người.ngày
)

Hệ số
không
đồng
đều

Chỉ tiêu
thu gom
(%)

Khối
lượng
(tấn/ngày
)

171042
26981


1,3

1,4

100

49,11

Phường Nông Trang

25440

1,3

1,4

100

46,30

Phường Gia Cẩm

30434

1,3

1,4

100


55,39

Phường Tân Dân

12140

1,3

1,4

100

22,10

GVHD : Cù Huy Đấu
SVTH : Trần Văn Thành
23


ĐỒ ÁN TỔNG HỢP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ – PHÚ THỌ ĐẾN NĂM 2030

Phường Thọ Sơn

11806

1,3

1,4


100

21,49

Phường Thanh Miếu

17840

1,3

1,4

100

32,47

Phường Bến Gót

11329

1,3

1,4

100

20,62

Phường Bạch Hạc


13904

1,3

1,4

100

25,31

Phường Dữu Lâu

15456

1,3

1,4

100

28,13

Phường Vân Cơ

5711

1,3

1,4


100

10,39

7808

1,25

1,4

100

13,66

Xã Vân Phú

13082

1,25

1,4

100

22,89

Xã Minh Phương

10557


1,25

1,4

100

18,47

Xã Minh Nông

14278

1,25

1,4

100

24,99

Xã Trưng Vương

11888

1,25

1,4

100


20,80

8886

1,25

1,4

100

15,55

10610

1,2

1,4

100

17,83

13190

1,2

1,4

100


22,16

13694
275036

1,2

1,4

100

23,01

Khu vực xã

66499

Xã Phượng Lâu

Xã Sông Lô
Khu vực 3 xã mở
rộng
Xã Hùng Lô
Xã Kim Đức
Xã Hy Cương
Tổng

37495

490,66


Bảng 3. Thành phần khối lượng chất thải rắn sinh hoạt ở thành phố Việt
Trì đến năm 2030.
Thành phần CTR phát sinh (T/ngày)
Tên xã phường

Khối lượng
(tấn/ngày)

Hữu cơ
chiếm 55%
(T/ngày)

Thu hồi, tái chế
chiếm 31%
(T/ngày)

Chôn lấp, tiêu
hủy chiếm 14%
(T/ngày)

49,11

27,01

15,22

6,87

25,47


14,35

6,48

30,46

17,17

7,75

Khu vực phường
Phường Tiên Cát
Phường Nông
Trang
Phường Gia Cẩm

46,30
55,39

GVHD : Cù Huy Đấu
SVTH : Trần Văn Thành
24


ĐỒ ÁN TỔNG HỢP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ – PHÚ THỌ ĐẾN NĂM 2030

Phường Tân Dân

22,10


12,15

6,85

3,09

Phường Thọ Sơn
Phường Thanh
Miếu
Phường Bến Gót

21,49

11,82

6,66

3,01

17,86

10,07

4,55

20,62

11,34


6,39

2,89

Phường Bạch Hạc

25,31

13,92

7,84

3,54

Phường Dữu Lâu

28,13

15,47

8,72

3,94

Phường Vân Cơ

10,39

5,72


3,22

1,46

Xã Phượng Lâu

13,66

7,52

4,24

1,91

Xã Vân Phú

22,89

12,59

7,10

3,20

Xã Minh Phương

18,47

10,16


5,73

2,59

Xã Minh Nông

24,99

13,74

7,75

3,50

Xã Trưng Vương

20,80

11,44

6,45

2,91

Xã Sông Lô

15,55

8,55


4,82

2,18

Xã Hùng Lô

17,83

9,80

5,53

2,50

Xã Kim Đức

22,16

12,19

6,87

3,10

Xã Hy Cương

23,01

12,65


7,13

3,22

Tổng

490,66

269,86

152,11

68,69

32,47

Khu vực xã

Khu vực 3 xã
mở rộng

Trong thành phần chất hữu cơ thì có khoảng 1/3 khối lượng là chất hữu
cơ dễ phân hủy được đem sản xuất phân compost, cụ thể : 269,86 × 1/3 = 89,95
(tấn/ngày)
Phần còn lại được đem đi đốt : 269,86 – 89,95 = 179,91 (tấn/ngày)
Lượng tro còn lại sau khi đốt là : 179,91 × 10% = 17,91 (tấn/ngày)
Lượng tro được đem đi chôn lấp → Tổng khối lượng chôn lấp là : 17,91
+ 68,69 = 86,6 (tấn/ngày)
3.2. Chất thải rắn bệnh viện


GVHD : Cù Huy Đấu
SVTH : Trần Văn Thành
25


×