Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY ÔN TẬP LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (523.94 KB, 23 trang )

PHÒNG GD & ĐT HUYỆN VĨNH TƯỜNG
TRƯỜNG THCS VĨNH NINH
-------****------

Tên chuyên đề:

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY ÔN TẬP LỊCH SỬ Ở
TRƯỜNG THCS
Tổ bộ môn:
Khoa học xã hội
Người thực hiện: Trần Thị Châm

Điện thoại: 0166 865 8468
Email:

Vĩnh Ninh, năm 2015


MỤC LỤC

Trang

Các chữ cái viết tắt:
- Trung học cơ sở (THCS )
- Học sinh (HS)
- Bản đồ tư duy (BĐTD)
- Giáo dục và Đào tạo ( GD & ĐT )

2



CHUYÊN ĐỀ :
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY ÔN TẬP LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THCS
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn chuyên đề
1.1. Cơ sở lý luận
Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với mục tiêu “ Dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” đã đặt ra những yêu cầu
bức thiết trong việc đào tạo con người toàn diện có đủ đức, đủ tài để đảm đương
các nhiêm vụ đã đặt ra.
Môn học lịch sử có một vị trí, ý nghĩa quan trọng đối với việc giáo dục
thế hệ trẻ. Từ những hiểu biết về quá khứ học sinh hiểu rõ truyền thống dân tộc,
tự hào với truyền thống dựng nước và giữ nước của ông cha ta, xác định nhiệm
vụ hiện tại, có thái độ đúng với quy luật phát triển của xã hội, Bác Hồ đã từng
dạy:
“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” .
Chỉ khi biết và hiểu về cội nguồn dân tộc thì mỗi người mới ý thức hết
được vai trò, trách nhiệm của mình đối với đất nước.
Với phương pháp dạy học, lấy học sinh làm trung tâm, học sinh chủ động
lĩnh hội tri thức thì đòi hỏi người giáo viên cần có những biện pháp dạy học phù
hợp để cuốn hút học sinh vào bài dạy, từ đó học sinh có hứng thú học tập.
1.2. Cơ sở thực tiễn
Là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn lịch sử trường THCS nhiều năm bản
thân tôi nhận thấy
Lịch sử là môn học có số tiết trên tuần ít nên thời gian học không nhiều, ý
thức dành cho việc tự học của học sinh kém .
Trình độ học sinh không đồng đều, phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến
việc học tập của con em mình.
Việc tiếp cận kiến thức môn học còn hạn chế, phần lớn học sinh còn coi
lịch sử là môn phụ nên chưa nhiệt tình với môn học.

Phương tiện dạy học còn thô sơ, thiếu các loại sa bàn, , băng hình,...

3


Học sinh chưa thực sự yêu thích môn học, vì cho rằng là môn học phụ,
khô khan nhàm chán
Phương pháp ôn tập còn nghèo nàn, đơn điệu, khả năng kết hợp đa dạng
các phương pháp trong ôn tập chưa tốt, tính sáng tạo trong giảng dạy chưa cao.
Kết quả học tập của học sinh còn thấp, đặc biệt trong các kì thi học sinh
giỏi hàng năm ở khối 8, 9.
Từ thực trạng trên tôi muốn nêu lên một số kinh nghiệm của bản thân trong
phương pháp dạy ôn tập lịch sử, để nâng cao nhận thức cho học sinh đảm bảo
cho các em có đủ hành trang kiến thức bước vào cấp học Trung học phổ thông
và trong cuộc sống.
2. Mục đích nghiên cứu
Trước việc thực hiện đổi mới chương trình ở bậc Trung học cơ sở nói
chung và môn lịch sử nói riêng của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, với một lượng
thông tin kiến thức khá lớn từ sách giáo khoa đã không cho phép người thầy sử
dụng phương pháp dạy học truyền thống, đơn thuần.
Đặc biệt đối với môn lịch sử các em học sinh vốn đã cho nó là khô khan,
khó học bởi những mốc thời gian, sự kiện thì việc người giáo viên phải biết kết
hợp và sử dụng nhiều phương pháp là hết sức cần thiết.
Hơn nữa đối với loại bài ôn tập trong môn lich sử, lại càng làm cho các
em khó tiếp thu và khó nhớ hơn. Vì vậy, tôi mạnh dạn chọn chuyên đề: “ Một số
phương pháp dạy ôn tập lịch sử ở trường THCS” để nghiên cứu và giảng dạy
với mong muốn có đóng góp ít nhiều cho việc dạy và học môn lịch sử tại trường
THCS Vĩnh Ninh
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Khó khăn nhất trong học lịch sử đối với các em học sinh là môn học có

nhiều mốc thời gian gắn liền với các sự kiện nên khó nhớ, khó học thuộc. Điều
đó chứng tỏ các em vẫn chưa biết phương pháp học, đặc biệt là cách tổng hợp
kiến thức.
Đối với bài ôn tập căn cứ vào mục tiêu bài học, người dạy cần đề ra các
phương pháp ôn tập cho từng đối tượng học sinh. Giúp các em nắm bắt nhanh và
lưu giữ tốt kiến thức lịch sử, biết phân tích, đánh giá một sự kiện, một giai đoạn
lịch sử... Tạo nên hứng thú học tập và yêu thích môn học, để hiểu về cội nguồn
và quá khứ oanh liệt của cha ông ta.
Vì vậy, phương pháp ôn tập lịch sử có vai trò quan trọng trong giảng dạy
lich sử ở trường THCS.
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu

4


Để hướng dẫn học sinh biết cách hệ thống hóa kiến thức thì các tiết ôn tập
rất quan trọng, ôn tập cần phải có phương pháp phù hợp. Vì vậy, đối tượng
nghiên cứu tập trung vào 3 phương pháp ôn tập chính:
- Ôn tập bằng bản đồ tư duy
- Phương pháp ôn tập chung
- Ôn tập bằng một số dạng bài tập và câu hỏi thực hành
Đây không phải là một sáng kiến mới mà trước đó đã có rất nhiều đồng
nghiệp tìm hiểu, nghiên cứu và thực hiện. Nhưng với bản thân tôi, từ kinh
nghiệm thực tế giảng dạy, từ đặc điểm học sinh trường THCS Vĩnh Ninh là các
em còn học thụ động, lười suy nghĩ, khả năng tự học còn kém, nên tôi viết
chuyên đề này để áp dụng trong trường THCS Vĩnh Ninh
5. Phạm vi nghiên cứu
Trong thời gian nhiều năm giảng dạy tại trường THCS tôi nhận thấy, dạy
và học loại bài ôn tập đối với môn lịch sử quả là rất khó, vì đây là dạng bài khô
khan chỉ với thời gian và sự kiện , học sinh khó nhớ khó thuộc. Do vậy chuyên

đề “ Một số phương pháp dạy ôn tập lịch sử ở trường THCS ” được xây dựng
trong phạm vi môn lịch sử bậc trung học cơ sở. Nhằm giúp các em cảm thấy yêu
thích và ham học hơn đối với môn lịch sử, đồng thời chủ động và sáng tạo trong
quá trình học tập.
6. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành chuyên đề này tôi đã mất rất nhiều thời gian và vận dụng
nhiều phương pháp nghiên cứu. Cụ thể:
- Tham vấn đồng nghiệp
- Áp dụng trong thực tế giảng dạy để đúc rút kinh nghiệm
- Đọc, nghiên cứu tài liệu
- Thống kê, khảo sát, tổng hợp, ...
7. Cấu trúc của chuyên đề
Phần I: Đặt vấn đề
1. Lí do chọn chuyên đề
2. Mục đích nghiên cứu
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
6. Phương pháp nghiên cứu
7. Cấu trúc của chuyên đề
Phần II: Nội dung
5


Phần III: Kết luận và kiến nghị

PHẦN II. NỘI DUNG
1.Sự cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học
Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII/1993 đã đề ra nhiệm vụ đổi mới
phương pháp dạy học ở tất cả các bậc học.
Đối với bậc THCS đã thấy xuất hiện ngày càng nhiều tiết dạy tốt của các

giáo viên giỏi theo hướng cho học sinh hoạt động tích cực, tự lực chiếm lĩnh tri
thức mới. Nhưng tình trạng thầy đọc- trò chép hoặc giảng giải xen kẽ vấn đáp
vẫn xảy ra phổ biến.
Những nguyên nhân thường được nêu ra là:
Học sinh quen lối học thụ động, gây khó khăn cho việc áp dụng lối dạy
hoạt động
Nhiều giáo viên còn lúng túng khi vận dụng phương pháp dạy học tích
cực.
Việc kiểm tra thi cử vẫn theo lối cũ, chưa khuyến khích cách học thông
minh sáng tạo.
Phương tiện thiết bị ở nhiều trường còn nghèo nàn, không thuận lợi cho
việc áp dụng phương pháp dạy học mới.
Nhiều giáo viên chưa thực sự giác ngộ ý nghĩa việc đổi mới phương pháp
dạy học trong mục tiêu đào tạo lớp người mới, năng động sáng tạo phục vụ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nên chưa quyết tâm từ bỏ thói quen dạy học
theo kiểu truyền đạt kiến thức sách vở, thụ động.
Môn Lịch sử trường THCS cũng nằm trong tình trạng chung đó. Vì vậy
đổi mới phương pháp dạy học nói chung và môn Lịch sử trường THCS nói riêng
trở nên cần thiết và quan trọng.
2. Một số phương pháp cụ thể đối với dạng bài ôn tập lịch sử
2.1. Ôn tập bằng bản đồ tư duy:
Bản đồ tư duy (BĐTD) là hình thức ghi chép sử dụng màu sắc, hình ảnh để mở
rộng và đào sâu các ý tưởng. BĐTD một công cụ tổ chức tư duy nền tảng, có thể
miêu tả nó là một kĩ thuật hình họa với sự kết hợp giữa từ ngữ, hình ảnh, đường
nét, màu sắc phù hợp với cấu trúc, hoạt động và chức năng của bộ não, giúp con
người khai thác tiềm năng vô tận của bộ não.

6



Cơ chế hoạt động của BĐTD chú trọng tới hình ảnh, màu sắc, với các
mạng lưới liên tưởng (các nhánh). BĐTD là công cụ đồ họa nối các hình ảnh có
liên hệ với nhau vì vậy có thể vận dụng BĐTD vào hỗ trợ dạy học kiến thức
mới, củng cố kiến thức sau mỗi tiết học, ôn tập hệ thống hóa kiến thức sau mỗi
chương,.
Ví dụ: Dạy bài 7 lịch sử 6 ta có thể khái quát bằng sơ đồ tư duy sau.

7



9


2.2. Phương pháp ôn tập chung
2.2.1. Ôn tập theo sự kiện lịch sử
- Phương pháp ôn tập theo sự kiện là bước khởi đầu cung cấp cho học
sinh nguồn sử liệu cơ bản. Ôn tập theo phương pháp này giúp học sinh bổ sung
các sự kiện lịch sử theo một hệ thống.
Ví dụ: Lịch sử Việt Nam lớp 7:
- Giáo viên có thể đưa ra câu hỏi: Em hãy nêu các sự kiện tiêu biểu
của lịch sử Việt Nam từ TK XI đến TK XII.
- Giáo viên chuẩn kiến thức:
+ Năm 1009: Lý Công Uẩn lên ngôi vua lập ra nhà Lý
+ Năm 1010: Lý Thái Tổ dời đô về Đại La đổi tên là Thăng Long
+ Năm 1042: Nhà Lý ban hành bộ luật Hình thư
+ Năm 1054: Nhà Lý đổi tên nước là Đại Việt
+ Năm 1070: Nhà Lý lập văn miếu thờ Khổng Tử
+ Năm 1077: Lý Thường Kiệt kháng chiến chống Tống thắng lợi
2.2.2. Ôn tập tổng hợp giai đoạn.

Phương pháp dạy tổng hợp giai đoạn nhằm giúp học sinh hệ thống hoá
từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Khi ôn tập giáo viên nên tổng hợp theo từng giai
đoạn, trong mỗi giai đoạn cần nêu những nét chính, có so sánh, đánh giá, nhận
xét.
Ví dụ: Sử Việt Nam lớp 9 có thể tổng hợp một số giai đoạn sau:
- Phong trào công nhân 1919 - 1930: Chia làm 2 giai đoạn nhỏ:
+ Giai đoạn tự phát: từ 1919-1925 phong trào đấu tranh lẻ tẻ, tự phát,
mục đích đấu tranh chỉ dừng lại ở mức độ đòi quyền lợi về kinh tế, phong
trào chưa liên kết được với nhau.
+ Giai đoạn tự giác: Giai cấp công nhân đã có sự đoàn kết trong nước và
quốc tế. Điển hình là phong trào đấu tranh của công nhân Ba Son (Sài
Gòn) do Tôn Đức Thắng lãnh đạo, giành thắng lợi. Đánh dấu bước tiến
mới của phong trào công nhân Việt Nam – giai cấp công nhân Việt Nam
đi vào đấu tranh có tổ chức, có mục đích rõ ràng.
Khi ôn tập giáo viên cần cho học sinh so sánh, đánh giá về quy mô, diễn
biến, hình thức, tính chất của hai giai đoạn từ đó rút ra sự phát triển vượt bậc của
phong trào công nhân Việt Nam.
- Phong trào giải phóng dân tộc 1930 - 1945 cần chú ý đến đường lối, lực
lượng, diễn biến... của từng giai đoạn cụ thể.
10


+ Cao trào cách mạng 1930-1931: Qua cao trào học sinh rút ra cao trào
có tính quần chúng rộng lớn và hình thức đấu tranh quyết liệt, phong trào lôi kéo
đông đảo nhân dân tham gia, diễn ra trên cả nước, mạnh nhất ở Nghệ An, Hà
Tĩnh. Một số địa phương đã thủ tiêu được chính quyền phản động và thành lập
được chính quyền của nhân dân theo hình thức Xô Viết.
+ Cao trào 1936-1939: Cần chú ý đây là thời kì đấu tranh đòi cơm áo hòa
bình nên Đảng phải thay đổi hình thức đấu tranh ( bởi lúc đó tình hình thế giới
có lợi cho ta. Cụ thể là mặt trận nhân dân Pháp thắng thế trong tổng tuyển cử

1936 đã áp dụng nhiều chính sách tiến bộ, áp dụng cho cả nước thuộc địa,... đòi
các quyền dân sinh và giữa năm 1936 chuẩn bị cử một phái đoàn sang điều tra
tình hình thuộc địa ở Đông Dương), chủ yếu là đấu tranh hợp pháp, nửa hợp
pháp, công khai, nửa công khai, triệt để đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo
dục và mở rộng phong trào đấu tranh của quần chúng.
Khẩu hiệu đấu tranh “ đòi tự do dân chủ”, “ đòi cơm áo hòa bình”.
Chủ trương thành lập mặt trận dân chủ Đông Dương 1936.
+ Thời kì 1939-1945: Tập chung chủ yếu vào hoàn cảnh khách quan, chủ
quan. Từ đó học sinh thấy được do hoàn cảnh khách quan, chủ quan nên Đảng
có đường lối lãnh đạo đúng đắn nhất, đặc biệt đường lối chuyển hướng chỉ đạo
chiến lược, sách lược của Đảng qua hội nghị Trung ương VIII (5/1941)
Quyết định thành lập mặt trận Việt Minh, thành lập lực lượng vũ trang
căn cứ địa cách mạng.
Năm 1945 khi thời cơ đến, chớp thời cơ giành chính quyền trong cả nước.
Từ đó học sinh có thể rút ra những kết luận hoặc nhận xét sau từng giai
đoạn lịch sử.
2.2.3. Ôn tập theo trình tự logic bài:
Dạy theo trình tự logic bài giúp học sinh nắm bắt bài theo một trình tự hệ
thống, như "Công thức". Ôn tập theo phương pháp này có thể sử dụng ở một số
bài có cấu tạo khá giống nhau như ở các bài: 27, 28,29, trong chương trình lịch
sử 9.
Ví dụ :
Qua bài học giúp học sinh hiểu, âm mưu của Pháp, Mĩ thông qua kế
hoạch, chiến lược.
- Hoàn cảnh ra đời , "Kế hoạch Nava”, "Chiến tranh đặc biệt", "Chiến
tranh cục bộ", "Việt Nam hoá chiến tranh".
- Nôi dung:
- Tính nguy hiểm, điểm yếu.

11



- Chủ trương, kế hoạch của của ta để từng bước làm phá sản các kế hoạch
của Pháp và Mĩ như thế nào.
-Kết quả: "Kế hoạch Nava", "Chiến tranh đặc biệt", ''Chiến tranh cục bộ" ,
"Việt Nam hoá chiến tranh" từng bước bị phá sản như thế nào?
+ Bước đầu bị phá sản.
+ Phá sản hoàn toàn.
2.2.4.Ôn tập bằng hệ thống lược đồ, đồ thị:
Phương pháp này sử dụng ở một số bài dạng tiến trình cách mạng, quá
trình phát triển, tư tưởng nhận thức,... Giúp học sinh hứng thú, hiểu và nắm bắt
bài nhanh.
Ví dụ : Đồ thị về bước phát triển tư tưởng, nhận thức của Nguyễn Ái
Quốc từ 1911 – 1930.
- Bước 1: Cho học sinh nêu các sự kiện tiêu biểu, đánh dấu sự chuyển biến.
+ Năm 1911: Tìm đường cứu nước
+ Năm 1917: Phân biệt bạn thù
+ Năm 1919: Gửi yêu sách tới Hội nghị Véc Xai
+ Tháng 7/ 1920: Đọc luận cương của Lênin, tìm ra con đường cứu
nước
+ Tháng 12/1920: Bỏ phiếu tán thành Quốc tế III
+ Tháng 6/1925: Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên
+ Ngày 3/2/1930: Thành lập Đảng cộng sản Việt Nam
- Bước 2: Vẽ đồ thị

Thành lập ĐCS Việt Nam
Thành lập Hội Việt Nam
CM Thanh niên
Bỏ phiếu tán thành
Quốc tế III

Đọc luận cương của Lênin tìm
ra con đường cứu nước
Gửi yêu sách tới Véc Xai
CMT10 Nga thành công- ảnh
hưởng lớn đến tư tưởng HCM
Tìm đường cứu nước
1911

1917

1919

7/1920 12/1920

6/1925

3/2/1930

12


-Bước 3: Cho học sinh nhận xét đánh giá bước phát triển vượt bậc về tư
tưởng, chính trị và tổ chức đi tới thành lập Đảng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc.
Từ một người yêu nước Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường cứu nước
đúng đắn để giải phóng dân tộc, rồi trở thành người chiến sĩ cộng sản kết hợp
với chủ nghĩa yêu nước, Quốc tế vô sản (1920) , thành lập hội Việt Nam cách
mạng Thanh Niên ( 1925) và chuẩn bị về tư tưởng, chính trị cho cán bộ của Hội,
truyền bá chủ nghĩa Mác- Lênin vào trong nước dẫn đến sự ra đời của 3 tổ chức
cộng sản ở Việt Nam
Nguyễn Ái Quốc cũng chính là người thống nhất 3 tổ chức cộng sản thành

lập Đảng cộng sản Việt Nam (3/2/1930), đồng thời là người đề ra đường lối cơ
bản cho cách mạng Việt Nam.
* Ôn tập bằng lược đồ, đồ thị có thể sử dụng cho một số bài ở lớp 8 và lớp
9, giúp các em nắm vững kiến thức đặc biệt là đối tượng học sinh giỏi.
2.2.5. Ôn tập kết hợp lồng ghép sử địa phương:
Những năm gần đây chương trình lịch sử địa phương được Bộ GD&ĐT
nói chung và các ban nghành của tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng quan tâm, chỉ đạo
thưc hiện dạy- học nghiêm túc và có hiệu quả. Vì vậy khi ôn tập đòi hỏi người
dạy cần có sự lồng ghép, đan xen chương trình chính khoá với sử địa phương.
Ví dụ:
- Dạy giai đoạn kháng chiến chống Pháp 1946 - 1954 đan xen
những đóng góp to lớn của nhân dân Vĩnh Tường- Vĩnh Phúc trong
cuộc trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp nhân dân Vĩnh Phúc không
ngại hi sinh, gian khổ, phối hợp với bộ đội chủ lực, đánh 6122 trận lớn
nhỏ, tiêu diệt 15887 tên địch, bắt sống 6590 tên, thu nhiều vũ khí và
phương tiện chiến tranh. Trong đó có những trận đánh nổi tiếng đi vào
lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam, như trận Khoan Bộ ( Lập Thạch)
trên sông Lô, Thu Đông 1947, trận Núi Đanh (Vĩnh Yên ) tháng 1/ 1951
và nhiều trận đánh khác
Trong chiến đấu nhiều đồng chí đã hi sinh, nhiều đồng chí đã lập
công xuất sắc như: Trần Cừ (Lập Thạch), Chu Văn Khâm (Thượng
Trưng) ...
- Ôn tập phần 1954 - 1975: Lồng ghép những chiến thắng lớn của quân
dân Vĩnh Phúc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Trong đó có sự kiện dân quân
Vĩnh Ninh-Vĩnh Tường bắt được phi công Mĩ.
- Đặc biệt là người Vĩnh Tường phải biết được lịch sử truyền thống của
quê hương với những nhân vật, anh hùng nổi tiếng như: Lê Xoay, Đội Cấn,
Nguyễn Viết Xuân,... Từ đó giúp các em tự hào và phát huy truyền thống tốt đẹp
13



của quê hương, ra sức phấn đấu học tập, rèn luyện và thêm yêu thích bộ môn, có
ý thức tìm hiểu lịch sử.
2.2.6. Ôn tập theo phương pháp kể chuyện, tường thuật.
Phương pháp này đòi hỏi giáo viên phải sưu tầm truyện kể, về những chân
dung anh hùng lịch sử, tranh ảnh.
Ví dụ: Khi dạy bài 27: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp
xâm lược kết thúc ( 1953- 1954) – Lịch sử 9 – Mục II.2. Chiến dịch lịch sử Điện
Biên Phủ
Giáo viên kể tóm tắt chiến công của anh hùng Tô Vĩnh Diện và Phan
Đình Giót
- Tấm gương hi sinh của anh hùng Tô Vĩnh Diện:
Khi quân ta kéo pháo vào trận địa, pháo đang kéo lên dốc, bỗng nhiên dây
cáp đứt, khẩu pháo đang trên đà lao xuống vực, làm thế nào để ngăn khẩu pháo
lại? Trong phút nguy nan ấy, Tô Vĩnh Diện đã lao mình vào bánh pháo, khẩu
pháo được an toàn, Tô Vĩnh Diện hi sinh...
- Tấm gương hi sinh của anh hùng Phan Đình Giót:
Ngày 13/3/1954, quân ta tấn công vào cứ điểm Him Lam. Sau một đợt
pháo bắn yểm hộ, bộ binh ta tiến lên chiếm các cứ điểm. Đại đội bộc phá của
anh hùng Phan Đình Giót được lệnh tiến lên trước.
Địch bắn ráo riết, tuy bị thương vong nhiều nhưng các chiến sĩ bộc phá
vẫn tiến lên và phá được 4 hàng rào, một mảng lô cốt số 1.
Anh Giót đã bị thương song lô cốt số 3 vẫn phụt lửa như mưa, ngăn bước
tiến của đồng đội. Anh quyết định bò lên dưới làn mưa đạn, đến tận chân tường
lô cốt số 3, rồi nhoài lên áp chặt lưng vào lỗ châu mai.
Hỏa lực của địch tắt hẳn, xung kích của ta ào ạt sông lên. Nửa giờ sau lá
cờ chiến thắng của ta phất cao trên cứ điểm Him Lam
Khi ôn tập kết hợp kiến thức sách giáo khoa và truyện kể học sinh sẽ tiếp
nhận một cách hứng thú, hiệu quả tiếp nhận kiến thức tăng lên rõ rệt.

2.2.7. Ôn tập kiến thức kết hợp với đối thoại thực hành.
Hình thức ôn tập này chủ yếu dành cho đối tượng học sinh giỏi. Khi ôn
giáo viên tung các vấn đề sau đó cùng tranh luận, giải đáp với học sinh. Thầy
nêu trò trả lời. Trò đặt vấn đề, thầy giải đáp thắc mắc, sau đó cho học sinh thực
hành bài ở phần đã ôn tập. Ôn tập thực hành đối thoại học sinh cảm thấy rất
thoải mái như đang tham gia trò chơi tìm hiểu kiến thức lịch sử, giúp các em
nắm bắt kiến thức, có khả năng nhận xét đánh giá, tăng khả năng nhận xét, so
sánh sự kiện lịch sử.

14


2.3. Một số dạng bài tập, câu hỏi thực hành trong ôn tập:
Để các phương pháp ôn tập trên đạt hiệu quả cao, đòi hỏi người dạy phải
tăng khả năng thực hành cho học sinh, bằng cách trả lời trực tiếp hoặc viết bài.
Sau đây là một số dạng câu hỏi phổ biến để quá trình ôn tập của học sinh đạt kết
quả cao.
2.3.1. Câu hỏi trắc nghiệm
Đây là loại câu hỏi có nhiều dạng như: điền khuyết, lựa chọn, ghép đôi …
- Ví dụ: Dạng câu hỏi lựa chọn:
Hãy khoanh tròn vào đáp án đúng:
Các Quốc gia cổ đại phương Đông gồm:
A. Ai Cập, Rô Ma, Ấn Độ, Trung Quốc
B. Trung Quốc, Ấn Độ, Lưỡng Hà, Ai Cập
C. Hy Lạp, Rô Ma, Ấn Độ, Lưỡng Hà
D. Hy Lạp, Rô Ma, Ấn Độ, Ai Cập
Đáp án: B
- Ví dụ: Dạng câu hỏi ghép đôi:
Cột A
1. Năm 40

2. Năm 42 – 43
3. Năm 248
4. Năm 542
5. Năm 544

Cột B

a. Khởi nghĩa Bà Triệu
b. Khởi nghĩa Lý Bí
c. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng
d. Kháng chiến chống quân xâm lược Hán
e. Nước Vạn Xuân thành lập

Hướng dẫn trả lời:
1-c

4- b

2-d

5- e

3- a
- Ví dụ: Dạng điền khuyết ( Lịch sử 7)
Hãy điền vào dấu ba chấm (…) để hoàn thành diễn biến trận Vân Đồn:
(1)… dự đoán đoàn thuyền chiến của (2)… đi qua, có thể đánh được đoàn
(3) … nên bố trí trận mai phục. Mấy ngày sau đoàn thuyền lương của (4) … tiến
qua (5) … liền bị quân của (6) … đổ ra đánh dữ dội. Phần lớn thuyền lương của
địch bị (7) … số còn lại bị quân (8) … chiếm.
15



Hướng dẫn trả lời:
(1) – Trần Khánh Dư;

(2) – Ô Mã Nhi;

(3) – thuyền lương

(4) – Trương Văn Hổ;

(5) – Vân Đồn;

(6) Trần Khánh Dư

(7) – đắm;

(8) – Trần

2.3.2. Câu hỏi thông tin sự kiện lịch sử:
+ Nêu các sự kiện lịch sử thế giới tương ứng với các mốc thời gian sau:
- Giáo viên có thể kẻ bảng, đưa ra các mốc thời gian hoặc sự kiện sau đó
yêu cầu học sinh điền các sự kiện hoặc thời gian tương ứng
Ví dụ: Phần Lịch sử thế giới lớp 8
Stt

Thời gian

1. 1566


Sự kiện
CM Hà Lan

2. 1640 – 1688 CM Tư sản Anh
3. 4/7/1776

Tuyên ngôn độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ ra đời

4. 1789 – 1794 CM Tư sản Pháp
5. 1868

Cuộc Duy tân Minh Trị

6. 1871

Công xã Pa-ri thành lập

+ Nêu thông tin về các sự kiện lịch sử Việt Nam diễn ra tại các thời
điểm.
Ví dụ: Phần Lịch sử Việt Nam lớp 9
STT

Thời gian

Sự kiện

1

3/2/1930


Đảng cộng sản Việt Nam được thành lập

2

19/8/1945

Khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội

3

19/12/1946

Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng
chiến

4

7/5/1954

Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi

5

21/1/1973

Hiệp định Pa ri về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam
được kí kết

Dạng câu hỏi thông tin sự kiện giúp học sinh củng cố lại kiến thức về sự
kiện lịch sử, giúp học sinh nhớ các điểm mốc lịch sử quan trọng của thế giới và

trong nước.
2.3.3.Câu hỏi tổng hợp, đánh giá sự kiện lịch sử.
16


Đây là câu hỏi nâng cao kiến thức tổng hợp của học sinh.
Ví dụ: - Lịch sử lớp 6: Qua chiến thắng Bạch Đằng năm 938. Em hãy rút
ra ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi và đánh giá tài năng của Ngô Quyền?
Hướng dẫn trả lời:
- Ý nghĩa lịch sử:
+ Chiến thắng Bạch Đằng đã khơi dậy lòng yêu nước của dân tộc ta
+ Chấm dứt 1000 năm Bắc thuộc
+ Nói lên trí tuệ, tài năng của cha ông ta, là trận thủy chiến xuất sắc nhất
trong lịch sử
+ Đập tan âm mưu xâm chiếm nước ta của phong kiến phương Bắc
- Nguyên nhân thắng lợi:
+ Sự lãnh đạo tài giỏi của Ngô Quyền và tinh thần đoàn kết, ý chí quyết
tâm giành độc lập dân tộc của nhân dân ta.
- Đánh giá:
Ngô Quyền là nhà quân sự tài giỏi đã biết dựa vào sức dân, đưa ra cách
đánh giặc độc đáo:
Chọn sông Bạch Đằng làm trận địa quyết chiến chiến lược, biết lợi dụng
dòng nước thủy triều.
Nghệ thuật tập hợp lực lượng, chọn vị trí tiêu diệt địch ( cửa sông Bạch
Đằng), xây dựng trận địa cọc ngầm, bố trí quân mai phục, quyết định thời điểm
phản công trong thời gian chỉ có ½ ngày.
Cách đánh du kích, đánh chính quy, dùng quân mai phục đánh địch từ
nhiều hướng, kết hợp cả quân thủy và quân bộ ( nghệ thuật này đã được các triều
đại sau này phát huy)
Tài năng của Ngô Quyền đã được Lê Văn Hưu đánh giá như sau:

“Tiền Ngô Vương có thể lấy quân mới nhóm hợp của đất Việt ta mà phá
được trăm vạn quân của Lưu Hoằng Tháo, mở nước xưng vương làm cho người
phương Bắc không giám sang nữa. Có thể bảo là một cơn giận mà yên được dân,
mưu cũng giỏi mà đánh cũng giỏi vậy”
2.3.4.Câu hỏi so sánh sự kiện lịch sử:
Ví dụ lịch sử 9: So sánh cương lĩnh chính trị đầu tiên của Nguyễn Ái
Quốc với luận cương chính trị của Trần Phú? Từ đó rút ra những hạn chế của
luận cương.
Học sinh có thể kẻ bảng so sánh

17


Cương lĩnh chính trị
đầu tiên

Luận cương chính trị

Mục tiêu

Làm cách mạng dân Làm cách mạng tư sản dân quyền,
quyền, tiến tới cách mạng tiến tới cách mạng Xã hội chủ nghĩa,
Xã hội chủ nghĩa.
bỏ qua giai đoạn tư bản.

Nhiệm vụ

Đánh đế quốc, phong Đánh phong kiến, đế quốc
kiến


Lực lượng

Công – nông và các tầng Công - nông
lớp nhân dân

Phương pháp

Vũ trang
Hạn chế: - về nhiệm vụ cách mạng là
chưa đặt nhiệm vụ giải phóng dân
tộc lên hàng đầu
- Chưa nhìn thấy được lực
lượng khác ngoài công- nông nên
không đoàn kết được các lực lượng.

2.3.5.Câu hỏi tìm hiểu nhân vật lịch sử (chủ yếu dành cho học sinh
giỏi)
Ví dụ: - Trong sách Đại Việt sử ký toàn thư - Ngô Sĩ Liên viết "Vua đem các
tướng đuổi đánh quân của Khâm Tộ thua to chết quá nửa, thây chết đầy đồng, bắt
được tướng là Quách Quân Biên và Triệu Phụng Huân đem về Hoa Lư "
Ông vua mà Ngô Sĩ Liên viết ở đoạn sử trên là ai? Hãy nêu những hiểu
biết của em về ông vua đó?
Hướng dẫn học sinh trả lời
+ Ông vua đó là Lê Hoàn:
+ Lê Hoàn sinh năm 941 trong một gia đình nghèo. Bố mẹ mất sớm, tuổi
thơ ông đầy gian nan, cực nhọc; rồi được viên quan họ Lê nhận làm con nuôi.
Lớn lên, Lê Hoàn phò tá Nam Việt vương Đinh Liễn, giúp Đinh Bộ Lĩnh
dẹp “Loạn 12 xứ quân”.
Ông là người có tài, có chí lớn, mưu lược, khỏe mạnh, nên được triều
Đinh phong làm Thập đạo tướng quân, Điện tiền chỉ huy sứ.

Khi Đinh Tiên Hoàng qua đời, triều đình cử ông làm phụ chính, giúp vua
trông coi việc nước ( vì Đinh Toàn lên ngôi còn nhỏ tuổi).
Trước nguy cơ xâm lược của quân Tống, Thái hậu họ Dương thấy Lê
Hoàn được lòng người quy phục, quan lại đồng tình, bèn lấy áo long bào khoác
lên người Lê Hoàn và suy tôn ông làm vua.
18


2.3.6. Câu hỏi yêu cầu chứng minh sự kiện
Dạng câu hỏi này học sinh phải sử dụng những sự kiện lịch sử để
làm sáng tỏ yêu cầu đề đã đưa ra
Ví dụ 1: Bằng những sự kiện lịch sử đã học từ 1939-1945. Hãy
chứng minh cách mạng tháng Tám đi từ khởi nghĩa từng phần tiến tới tổng khởi
nghĩa giành thắng lợi trong toàn quốc.
Yêu cầu học sinh phải nêu được chủ trương chuyển hướng chỉ đạo
chiến lược của Đảng (1941)
- Nêu hoàn cảnh khách quan, chủ quan năm 1941
- Sự kiện 9/3/1945 Nhật đảo chính Pháp
- Đảng họp hội nghị toàn quốc 14/8 quyết định tổng khởi nghĩa
- Kết quả: + 19/8/1945 Hà Nội giành chính quyền
+ 23/8/1945 Huế giành chính quyền
+ 25/8/1945 Sài Gòn giành chính quyền
2.3.7. Dạng bài tập lập niên biểu
- Là dạng bài tập giúp học sinh khái quát lại những kiến thức cơ bản của
một bài hoặc một chương, một phần.
Giáo viên yêu cầu học sinh tìm ra những mốc thời gian, sự kiện tiêu biếu
của chương hoặc của phần đó. Đây là dạng bài rất phù hợp với bộ môn lịch sử vì
bộ môn có nhiều mốc thời gian và sự kiện.
Ví dụ: Em hãy lập niên biểu các sự kiện chính trong quá trình hoạt động
cách mạng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc từ 1920-1930, đó cũng chính là sự phấn

đấu không mệt mỏi cho sự ra đời của Đảng.
Hướng dẫn trả lời
Thời gian

Sự kiện

7/ 1920

Nguyễn Ái Quốc đọc Sơ thảo Luận cương về vấn đề dân
tộc và thuộc địa của Lênin. Người nhận ra đó là chân lý của
cách mạng Việt Nam.

12/ 1920

Nguyễn Ái Quốc tham gia Đại hội lần thứ 18 của Đảng xã
hội Pháp ở thành phố Tua, Người bỏ phiếu tán thành Quốc tế
III, gia nhập Đảng Cộng sản Pháp.

1921

Nguyễn Ái Quốc cùng với một số nhà lãnh đạo cách mạng
thuộc địa ở Pari thành lập Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa
để truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào thuộc điạ, trong đó có
Việt Nam.
19


1922

Người sáng lập ra báo “ Người cùng khổ” để truyền bá

những tư tưởng cách mạng mới vào thuộc địa, trong đó có Việt
Nam

6/1923
Người từ Pháp đi Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân và
-1924
Đại hội V của Quốc tế cộng sản, tìm hiểu kinh nghiệm thành
lập Đảng và thành lập chính quyền Xô viết.
6/1925

Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng
Thanh niên ( tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam).

1925 -1927

Nguyễn Ái Quốc mở nhiều lớp huấn luyện ở Quảng Châu,
đào tạo được hơn 200 cán bộ cách mạng, cuốn “ Đường Cách
mệnh” của Người được phát hành ( 1927)

3 /2 /1930

Nguyễn Ái Quốc đã triêụ tập Hội nghị thành lập Đảng Cộng
sản Việt Nam và Người đã khởi thảo chính cương vắn tắt, sách
lược vắn tắt, ... cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.

3. Kết quả đạt được sau khi áp dụng chuyên đề :
* Học sinh giỏi
- Lớp 9:
Năm 2012-2013 :


01 HS giải 3 cấp huyện

Năm học 2013 – 2014:
01 HS đạt giải nhì cấp huyện
01 HS đạt giải khuyến khích cấp huyện
* Điểm khảo sát môn lịch sử khối 9:
Tổng
số
học
sinh
52
Tổng
số
học
sinh
55

Năm học 2012-2013
Điểm 9 - 10

Điểm 7 - 8

Điểm 5 - 6

Điểm dưới 5

TS

%


TS

%

TS

%

TS

%

9

17,3%

17

32,7%

25

48,1%

01

1,9%

Năm học 2013-2014
Điểm 9 - 10


Điểm 7 - 8

Điểm 5 - 6

Điểm dưới 5

TS

%

TS

%

TS

%

TS

%

15

27,3

23

41,8


17

30,9

0

0%

PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
20


Qua quá trình thực hiện phương pháp ôn tập, căn cứ vào khả năng học tập
và kết quả đạt được trong việc thực hiện phương pháp, tôi đã rút ra được những
kinh nghiệm sau:
- Phương pháp ôn tập được tiến hành một cách phong phú đa dạng trong
phần học, kiến thức phù hợp với trình độ học sinh, chú ý nâng cao để phát hiện
bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Ôn tập không đánh đố học sinh mà chủ yếu khơi dậy sự suy nghĩ của
học sinh một cách thông minh sáng tạo kết hợp học với hành.
- Bài tập thực hành cần kết hợp nhiều dạng khác nhau, từ câu hỏi trắc
nghiệm đến bài tập nhận thức, thực hành bộ môn, vận dụng kiến thức đã học vào
cuộc sống.
- Ôn tập trên cơ sở hệ thống kiến thức theo một trình tự lôgic, tăng cường
thực hành tại chỗ.
- Nắm vững kiến thức sử địa phương, sự kiện lịch sử nổi bật trong năm,
ôn tập theo chủ đề để học sinh hứng thú học tập, nhớ nhanh, nhớ lâu.
- Có chế độ ưu tiên khuyến khích trong qúa trình ôn tập, tạo nên sự thi

đua lành mạnh trong học sinh.
- Xây dựng "Ngân hàng đề" luôn tạo nên sự bất ngờ hứng thú, ham tìm
hiểu trong mỗi câu hỏi, mỗi giờ kiểm tra thực hành.
- Sử dụng đa dạng phương pháp trong một buổi ôn tập tạo nên sự thoải
mái trong học tập của học sinh.
Như vậy: Phương pháp ôn tập lịch sử cấp trung học cơ sở là nhằm cung
cấp cho các em một hệ thống kiến thức lịch sử, trang bị cho học sinh một hành
trang để các em bước vào bậc trung học phổ thông và cuộc sống. Với phương
pháp này học sinh sẽ tiếp nhận kiến thức một cách nhanh chóng và có sức bền
hơn, từ đó yêu thích, ham học môn lịch sử. Tuy nhiên khi sử dụng phương pháp
này đòi hỏi giáo viên phải nắm vững kiến thức lịch sử, sử dụng thành thục hệ
thống phương pháp trong quá trình giảng dạy.
Từ kinh nghiệm trong thực tế giảng dạy, tôi đưa ra một số phương pháp
dạy học đối với dạng bài ôn tập lịch sử với mong muốn, góp một phần tiếng nói
chung vào quá trình đổi mới phương pháp dạy học môn lịch sử, để học sinh
thêm yêu thích môn học. Từ đó có phương pháp học tập tốt hơn với lịch sử dân
tộc và thế giới.
Tuy nhiên do đối tượng học sinh, thời gian, chương trình nên chúng tôi
không thể áp dụng được tất cả các phương pháp trong một giờ dạy thực hành,
mà chỉ áp dụng được một phần nhỏ của chuyên đề vào giờ dạy. Vì vậy, rất mong
được sự chia sẻ của các đồng nghiệp.
2. Kiến nghị:
21


Qua thực tế giảng dạy môn lịch sử tại trường THCS tôi nhận thấy bản
thân học sinh và phụ huynh còn coi nhẹ môn lịch sử, còn cho rằng lịch sử là
môn phụ, nên tôi mạnh dạn kiến nghị với các cấp lãnh đạo cần quan tâm, đầu tư
và có biện pháp quản lí giáo dục thích hợp để môn sử được trả về đúng vị trí,
như Bác Hồ đã từng dạy

“ Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
Trên đây là những kinh nghiệm của bản thân trong việc vận dụng phương
pháp dạy ôn tập lịch sử. trong quá trình làm chuyên đề bản thân không tránh
khỏi những thiếu xót. Rất mong được sự góp ý chân thành của đồng nghiệp để
chuyên đề được hoàn thiện hơn
Xin chân thành cảm ơn!
Người viết

Trần Thị Châm

CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO.

22


1. Đổi mới phương pháp dạy học môn lịch sử.( Tạ Tương Chân – Trường ĐH
Sư phạm – ĐH Thái Nguyên)
2. SGK và SGV môn lịch sử THCS. ( Phan Ngọc Liên – Tổng chủ biên) – Nhà
Xuất bản Giáo dục
3. Lịch sử đại cương Việt Nam
4. Tài liệu về sử địa phương Vĩnh Phúc ( Lê Thu – Trưởng ban chỉ đạo)
5. Thế thứ các triều vua Việt Nam ( Biên soạn Nguyễn Khắc Thuần) Nhà xuất
bản Giáo dục
6. Hướng dẫn trả lời câu hỏi và bài tập lịch sử THCS ( Tác giả ThS Tạ Thị
Thúy Anh) Nhà xuất bản ĐH Quốc Gia Hà Nội

23




×