Tải bản đầy đủ (.doc) (85 trang)

Vấn đề thực thi Công ước Berne trong lĩnh vực bảo hộ quyền tác giả ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (422.46 KB, 85 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền tác giả nói riêng đã và đang là một
lĩnh vực ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, xã hội,
trong việc mở rộng hợp tác quốc tế, hội nhập kinh tế quốc tế của mỗi quốc gia. Điều
này thật sự dễ hiểu trong một nền kinh tế tri thức – nơi mà hơn lúc nào hết giá trị
của chất xám, của những tài sản vô hình được tôn vinh. Có thể nói, bảo hộ quyền
tác giả là một công cụ hữu hiệu khuyến khích, làm giàu và phổ biến di sản văn hoá
quốc gia. Sự phát triển của một nước phụ thuộc chủ yếu vào hoạt động sáng tạo của
người dân, việc khuyến khích sáng tạo trí tuệ là một trong những điều kiện thiết yếu
của quá trình phát triển kinh tế, văn hoá và xã hội. Cần phải thấy rằng, với sự phát
triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, chỉ cần một cú “kích chuột” trong vài
giây người sử dụng đã có thể đọc được vô số bài viết của các tác giả ở các nước trên
thế giới và cũng có thể dễ dàng truyền đi các tác phẩm của mình để chia sẻ với hàng
trăm triệu công dân trên thế giới. Trong bối cảnh đó, cùng với xu thế toàn cầu hoá,
yêu cầu bảo hộ hữu hiệu quyền tác giả không chỉ trong phạm vi một quốc gia mà
trên toàn cầu là một tất yếu đối với các quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng.
Ngày 26/10/2004, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 156 của
Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học nghệ thuật - Công ước vẫn được
coi là nền tảng của luật pháp quốc tế cho việc bảo hộ quyền tác giả. Việc Việt Nam
gia nhập Công ước đầu tiên trên thế giới về bảo hộ quyền tác giả đã đánh dấu một
bước tiến mới của nước ta trong hội nhập kinh tế thế giới, và là một điều kiện cần
thiết để Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới
WTO vào ngày 11/1/2007. Đây là cơ hội lớn nhưng đồng thời cũng là thách thức
không nhỏ với nước nhà. Gia nhập Công ước Berne, cũng có nghĩa là Việt Nam
phải chấp nhận “luật chơi chung”, phải tuân thủ một cách nghiêm chỉnh các quy
định về bảo hộ quyền tác giả đối với các tác phẩm văn học nghệ thuật và khoa học.
Tuy nhiên, trên thực tế, công tác thực thi Công ước Berne trong lĩnh vực bảo hộ
quyền tác giả ở Việt Nam chưa đạt hiệu quả cao, ý thức tôn trọng bản quyền và
chấp hành pháp luật của xã hội còn yếu, các tổ chức bảo vệ quyền tác giả chưa thực

1




sự được trao quyền. Nếu không nghiên cứu một cách đầy đủ vấn đề trên, tình trạng
vi phạm bản quyền ở Việt Nam sẽ trở thành tâm điểm của vấn đề bảo hộ quyền sở
hữu trí tuệ trong thời gian tới.
Xuất phát từ tính cấp thiết trên, em đã lựa chọn vấn đề: “Vấn đề thực thi
Công ước Berne trong lĩnh vực bảo hộ quyền tác giả ở Việt Nam - Thực trạng và
giải pháp” làm đề tài nghiên cứu cho khoá luận tốt nghiệp của mình. Trên cơ sở tìm
hiểu những nội dung cơ bản của Công ước Berne và tình hình thực thi Công ước ở
một số quốc gia; thực trạng hoạt động thực thi Công ước Berne ở Việt Nam, đề tài
đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi Công ước Berne trong
công tác bảo hộ quyền tác giả ở Việt Nam.
Ngoài phần lời mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
khoá luận gồm 3 chương:
Chương I: Vài nét về Công ước Berne về bảo hộ quyền tác giả và tình
hình thực thi Công ước trên thế giới
Chương II: Thực trạng hoạt động thực thi Công ước Berne trong lĩnh
vực bảo hộ quyền tác giả ở Việt Nam
Chương III: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi Công ước
Berne trong lĩnh vực bảo hộ quyền tác giả ở Việt Nam
Nhân đây, em xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới cô giáo - Tiến
sỹ Nguyễn Hoàng Ánh, người đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong thời gian
qua để em có thể hoàn thành tốt khoá luận này. Với kiến thức còn hạn hẹp, thời gian
nghiên cứu chưa nhiều, khoá luận tốt nghiệp chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Vì vậy,
em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô và những ai quan
tâm tới vấn đề này để khoá luận có thể được hoàn thiện tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.

CHƯƠNG I


2


VÀI NÉT VỀ CÔNG ƯỚC BERNE VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC
GIẢ VÀ TÌNH HÌNH THỰC THI CÔNG ƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1. Sở hữu trí tuệ
Sở hữu trí tuệ (SHTT) là một loại tài sản đặc biệt. Nó là sự kết tinh từ sáng
tạo trí óc của con người và ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển
kinh tế - xã hội của từng quốc gia, nhất là trong xu hướng phát triển một nền kinh tế
mới chủ yếu dựa trên tri thức đang phổ biến ở nhiều nước trên thế giới và đang dần
định hình ở nước ta.
Khái niệm “Sở hữu trí tuệ” đã trở nên khá quen thuộc nhưng khó đưa ra
được một định nghĩa bao hàm đầy đủ các nội dung của nó. Theo Điều 2 (8), Công
ước Stockholm năm 1967 về thành lập Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) nêu
định nghĩa khái quát về SHTT: “Sở hữu trí tuệ bao gồm các quyền liên quan đến
các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học; các cuộc biểu diễn của nghệ sỹ biểu
diễn, các bản ghi âm và các chương trình phát sóng; các sáng chế trong tất cả các
lĩnh vực sáng tạo của con người; các phát minh khoa học; kiểu dáng công nghiệp;
các nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ và các tên thương mại; bảo hộ chống
lại sự cạnh tranh không lành mạnh; và tất cả các quyền khác là kết quả của hoạt
động trí tuệ thuộc các lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học và công nghiệp” 1.
Hiệp định TRIPS của Tổ chức thương mại thế giới WTO đã làm rõ thêm và
chi tiết hoá những loại hình mới của SHTT. Theo đó, quyền SHTT bao gồm: bản
quyền và quyền liên quan, nhãn hiệu hàng hoá, chỉ dẫn địa lý, bản vẽ và kiểu dáng
công nghiệp, bằng sáng chế, thiết kế bố trí mạch tích hợp, bí mật thương mại 2.
Quyền SHTT có một số đặc điểm sau:


Quyền SHTT là quyền nhân thân gắn với tài sản


1

Trần Thanh Lâm, Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong bối cảnh hội nhập và xây dựng nền kinh tế tri thức, Tạp
chí Cộng sản số 18 (162) năm 2008.
2
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo các Công ước quốc tế và Hiệp định TRIPS: Một
số thách thức với các nước đang phát triển, />%20theo%20TRIPs%20-%20Tran%20Hong%20Minh-%20da%20duyet.doc

3


Quyền SHTT trước hết được nhìn nhận là quyền nhân thân. Mỗi thành quả
sáng tạo của con người luôn gắn với chủ thể sáng tạo ra nó. Các sản phẩm trí tuệ đó
có thể mang lại cho chủ thể những giá trị tinh thần hoặc những lợi ích vật chất nhất
định. Quyền SHTT là quyền nhân thân gắn với tài sản bởi lẽ đó.


Quyền SHTT gắn với yếu tố lãnh thổ

Một đối tượng SHTT có khả năng được bảo hộ tại nước người sáng tạo
hoặc nước mà chủ sở hữu yêu cầu, khi đáp ứng đủ các điều kiện mà pháp luật nước
đó quy định, không phân biệt họ là công dân hay người nước ngoài. Thành quả sáng
tạo này còn có khả năng được bảo hộ ở các nước thành viên của các công ước và
hiệp ước quốc tế mà công dân nước đó thuộc thành viên. Một số nguyên tắc cơ bản
được pháp luật SHTT của các nước tuân thủ là: nguyên tắc đối xử quốc gia, nguyên
tắc đối xử tối huệ quốc, nguyên tắc có đi có lại và nguyên tắc công nhận lẫn nhau.


Quyền SHTT bị giới hạn về thời gian bảo hộ


Pháp luật của mỗi nước chỉ quy định bảo hộ các đối tượng của SHTT trong
một khoảng thời gian nhất định ( từ 10 năm hay 20 năm... tuỳ theo từng loại đối
tượng). Trong khoảng thời gian này, quyền SHTT đang tồn tại, được pháp luật bảo
hộ khi có hành vi vi phạm của chủ thể khác. Ở chừng mực nhất định, quyền của chủ
thể là quyền của cá nhân, tổ chức được pháp luật bảo hộ, nhưng nó không tuyệt đối
thuộc về riêng một cá nhân hay quốc gia nào, vì hết thời hạn bảo hộ thì nó trở thành
tài sản chung của nhân loại (đây còn gọi là trường hợp đã khai thác hết quyền).


Đối tượng quyền SHTT mang tính phi vật chất

Những sản phẩm trí tuệ được bộc lộ ra bên ngoài dưới một hình thức khách
quan nhất định, nhưng bản thân chúng không phải là vật chất mà là sản phẩm của sự
sáng tạo. Hàm lượng tri thức, kiến thức, giá trị thương mại hàm chứa trong những
sản phẩm đó có khả năng áp dụng vào cuộc sống, khiến cho đời sống vật chất và
tinh thần của con người trở nên phong phú hơn.


Đối tượng quyền SHTT được pháp luật bảo hộ dưới dạng độc

quyền
Do đặc thù của đối tượng SHTT, phát sinh từ đặc tính vô hình của các đối
tượng này, quyền SHTT khác biệt căn bản so với quyền sở hữu tài sản về khả năng

4


“chiếm giữ” đối tượng. Chủ sở hữu không thể nắm bắt, chiếm giữ chúng như đối
với tài sản vật chất thông thường. Một khi các tài sản trí tuệ được công bố, phổ biến

thì bất cứ ai cũng có khả năng sử dụng và bắt chước theo. Nó trở thành tài sản công
cộng. Nếu các tài sản này không được pháp luật bảo hộ, thì sẽ dẫn đến tình trạng
không ai muốn phổ biến các kiến thức, bí quyết của mình, hậu quả là trình độ khoa
học kỹ thuật khó phát triển lên được. Do vậy, pháp luật bảo hộ quyền SHTT dưới
dạng độc quyền nhằm mục đích khuyến khích người sáng tạo phổ biến kiến thức
của mình cho nhiều người cùng sử dụng, đồng thời vẫn bảo đảm quyền lợi của họ
không bị ảnh hưởng. Theo đó, chủ sở hữu có độc quyền sử dụng, chuyển giao
quyền sử dụng đối tượng SHTT cho các cá nhân, tổ chức khác, quyền ngăn cấm bên
thứ ba khi có hành vi xâm phạm. Các quyền nói trên có thể được thừa kế hay
chuyển nhượng cho người khác.
Một đối tượng của quyền SHTT rất dễ bị xâm phạm đó là bản quyền tác
giả. Việc vi phạm bản quyền trên thế giới nghiêm trọng tới mức đã có nhiều các
cam kết, công ước và hiệp định quốc tế ra đời nhằm bảo hộ một cách hữu hiệu vấn
đề này. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, trước hết cần hiểu rõ một số điều xung
quanh khái niệm quyền tác giả.
2. Quyền tác giả và quyền liên quan
2.1. Quyền tác giả
Khái niệm quyền tác giả thực ra đã có từ lâu. Các học giả thời Cổ Hy Lạp
và Đế quốc La Mã đã quan tâm đến việc chính thức xác định ai là tác giả của các
sản phẩm trí tuệ. Quyền tác giả trên thế giới phát sinh cùng với sự phát triển của
công nghệ in ấn. Trước khi công nghệ in ra đời, các quyển sách thường được chép
tay, vì thế khả năng người khác sao chép tác phẩm gốc không nhiều. Khi công nghệ
in ra đời, một quyển sách có thể được nhân thành nhiều bản. Tác giả không thể
kiểm soát, quản lý được bao nhiêu người mua sách do mình in và bao nhiêu người
đã mua sách từ những nhà in lậu. Chính vì vậy mà các tác giả và các nhà in đã kiến
nghị nhà nước của mình bảo hộ quyền được in ấn và quản lý việc xuất bản, in ấn 3.
Nước Anh là nước đầu tiên đặt ra luật lệ để kiểm soát việc in ấn và phát hành sách,
3

Lê Nết, Quyền sở hữu trí tuệ, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TPHCM 2006


5


với các đạo luật Licensing Act năm 1662 và nhất là Status of Anne năm 1710, được
coi là luật bản quyền đầu tiên trên thế giới, đưa ra hai khái niệm cơ bản: tác giả có
độc quyền trên tác phẩm của mình và độc quyền đó được bảo vệ trong một thời gian
nhất định. Cùng với thời gian và sự phát triển của xã hội, khái niệm quyền tác giả
dần dần được làm rõ thêm.
Theo Công ước Berne 1886 về bảo hộ các tác phẩm văn học nghệ thuật,
quyền tác giả được hiểu là các quyền trong việc bảo hộ các tác phẩm văn học nghệ
thuật và khoa học của các tác giả bao gồm sách, bài giảng, bài phát biểu, bài thuyết
giáo và các tác phẩm cùng loại; các tác phẩm kịch hay nhạc kịch, các tác phẩm hoạt
cảnh và kịch câm, các bản nhạc có lời hay không lời, các tác phẩm điện ảnh; các tác
phẩm đồ họa, hội họa, kiến trúc, điêu khắc, bản khắc, in thạch bản; các tác phẩm
nhiếp ảnh; các tác phẩm mỹ thuật ứng dụng, minh hoạ, địa đồ, đồ án, bản phác hoạ
và các tác phẩm thể hiện không gian ba chiều liên quan đến địa lý, địa hình, kiến
trúc hay khoa học; các tác phẩm dịch, mô phỏng, chuyển thể từ một tác phẩm gốc...
Hiệp định TRIPS 1994 của Tổ chức WTO đã mở rộng khái niệm về quyền
tác giả. Theo đó, bản quyền tác giả được bảo hộ bao gồm tất cả các loại hình tác
phẩm văn học nghệ thuật và khoa học như theo quy định của Công ước Berne và bổ
sung thêm các chương trình máy tính và bộ sưu tập dữ liệu.
Quyền tác giả có một số đặc điểm sau đây:
• Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể
hiện dưới một hình thức vật chất nhất định. Đây là một điểm rất khác biệt so với
quyền sở hữu công nghiệp, khi mà về cơ bản, quyền sở hữu công nghiệp chỉ phát
sinh khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ.
• So với các đối tượng khác của quyền SHTT, quyền tác giả có thời hạn
bảo hộ dài hơn. Không thể giới hạn thời hạn bảo hộ quyền tác giả như đối với
quyền sáng chế hay kiểu dáng công nghiệp, bởi lẽ, làm như vậy cũng không thúc

đẩy hơn sự phát triển kho tàng văn học và nghệ thuật của nhân loại như tác dụng
của việc giới hạn thời hạn bảo hộ sáng chế hay kiểu dáng công nghiệp đối với sự
phát triển của khoa học công nghệ.

6


• Khác với quyền sở hữu đối với tài sản hữu hình (như quyền sở hữu đối
với nhà cửa, ô tô, xe máy...), quyền tác giả mang tính chất lãnh thổ, nghĩa là quyền
tác giả phát sinh ở nước nào chỉ được bảo hộ trong phạm vi lãnh thổ nước đó. Do
vậy, để có thể bảo hộ hiệu quả quyền tác giả trên phạm vi toàn cầu thì lựa chọn
không thể nào khác cho các quốc gia là việc ký kết và tham gia các điều ước quốc tế
về quyền tác giả.
• Quyền tác giả được chia thành 2 nhóm: Quyền tác giả đối với các tác
phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học: đã mang đầy đủ các đặc điểm của quyền
SHTT đã nói ở trên; Các quyền liên quan đến quyền tác giả.
2.2. Quyền liên quan
Quyền liên quan là một quyền liên quan mật thiết đến quyền tác giả. Quyền
liên quan là quyền của người biểu diễn đối với chương trình biểu diễn, quyền của
người ghi âm, ghi hình đối với bản ghi âm ghi hình và quyền của các tổ chức phát
thanh, truyền hình đối với các chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương
trình được mã hoá. Người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát
thanh truyền hình (gọi chung là các chủ thể kế cận) là các chủ thể của quyền liên
quan. Mối liên hệ với bản quyền là do ba loại chủ sở hữu quyền liên quan này vì họ
hỗ trợ cho tác giả trong việc truyền đạt tác phẩm đến với công chúng.
Các quyền của các chủ thể nói trên được gọi là quyền liên quan vì chúng bổ
sung và tồn tại song song với quyền tác giả, giúp tác giả thể hiện nội dung tác
phẩm. Như đã đề cập ở trên, các tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả bao gồm tất cả
các sáng tạo trong lĩnh vực văn học nghệ thuật và khoa học. Nếu chỉ dừng lại ở việc
sáng tạo ra tác phẩm thì những sản phẩm này sẽ ít được biết đến. Thông qua việc

trình diễn tác phẩm, sản xuất các bản ghi âm ghi hình cũng như truyền phát tác
phẩm trên các phương tiện truyền thông của các cá nhân, tổ chức khác thì hiệu quả
của việc truyền đạt tác phẩm sẽ được nâng cao hơn. Bởi vậy, các tác giả, chủ sở hữu
tác phẩm không phải là người độc quyền sử dụng tác phẩm. Nghệ sỹ biểu diễn, nhà
sản xuất bản ghi âm ghi hình và các tổ chức phát thanh, truyền hình là các chủ thể
có quyền sử dụng đặc biệt tác phẩm, đã đóng vai trò rất lớn trong việc nâng cao

7


hiệu quả truyền đạt tác phẩm của các tác giả đến công chúng. Do vậy, các quyền
liên quan này cũng cần được bảo hộ như quyền tác giả.
Quyền tác giả và quyền liên quan là một bộ phận của quyền SHTT, một loại
quyền sở hữu đối với tài sản vô hình. Tài sản vô hình là tài sản không nhìn thấy
được song đánh giá được bằng tiền và có thể trao đổi được. Vì vậy, những đối
tượng của quyền tác giả rất dễ bị xâm phạm từ phía người sử dụng và lại khó tự bảo
vệ nên sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của người sáng tạo ra tác phẩm nói riêng và của
toàn xã hội nói chung. Việc xác định chính xác chủ sở hữu của các tài sản vô hình
trong trường hợp xảy ra tranh chấp cũng khó khăn hơn so với việc xác định chủ sở
hữu của các tài sản hữu hình, đặc biệt trong trường hợp các tác giả chưa hoặc không
công bố những sản phẩm trí tuệ của mình ra công chúng hay việc vi phạm bản
quyền vượt qua biên giới quốc gia gốc của tác phẩm. Điều này đã gây thiệt hại
không nhỏ cho các chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan - những người sáng
tạo ra các tác phẩm bằng công sức, tâm huyết, trí tuệ và tài sản của mình và ảnh
hưởng tới sự phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia. Tình hình này đã đặt ra yêu
cầu phải bảo hộ bản quyền ngày càng chặt chẽ hơn trên phạm vi toàn cầu. Trong bối
cảnh đó, nhiều công ước và hiệp ước quốc tế đã ra đời. Trong đó, quan trọng nhất
phải kể đến vai trò to lớn của Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học nghệ
thuật - Công ước vẫn được coi là nền tảng của luật pháp quốc tế cho việc bảo hộ
sáng tạo các tác phẩm trong lĩnh vực quyền tác giả.

II. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG ƯỚC BERNE
1. Lịch sử hình thành Công ước Berne
Công ước Berne (The Berne Convention for the Protection of Literary and
Artistic Works) ra đời xuất phát từ nhu cầu bảo hộ quyền tác giả trên phạm vi toàn
cầu ở các nước phương Tây nhiều thập kỉ trước. Vào thế kỷ 15, với phát minh của
Gutenberg và sự ra đời của ngành in ấn, việc sao chép lậu sách vở và các tác phẩm
văn học trở thành vấn đề được các quốc gia quan tâm. Sau luật bản quyền đầu tiên
trên thế giới được ban hành ở Anh, các nước phương Tây lần lượt ban hành các đạo

8


luật về bản quyền. Các luật quốc gia này chỉ có thể bảo vệ bản quyền trong giới hạn
lãnh thổ mỗi nước, cho nên các tác phẩm được lưu hành ở nước ngoài, phải có hiệp
ước song phương. Vì các hiệp ước này không toàn diện và khác biệt nhau nên cần
phải tiến đến một hệ thống quốc tế thống nhất, đòi hỏi một đạo luật quốc tế về bản
quyền để xoá bỏ giới hạn bảo hộ quyền tác giả giữa các quốc gia nhằm tạo nên sự
bảo hộ mang tính toàn cầu và khuyến khích sáng tạo trên phạm vi thế giới. Từ 1839
trở đi, đề tài này ngày càng sôi nổi ở các hội nghị châu Âu quy tụ các nhà văn, luật
gia và đại diện chính quyền, với cao điểm là sự ra đời năm 1878 của Association
Littéraire et Artistique Internationale (ALAI) - Tổ chức văn học và nghệ thuật quốc
tế – do đại văn hào Victor Hugo sáng lập và làm chủ tịch danh dự. Theo yêu cầu
của ALAI, ba hội nghị ngoại giao liên tiếp được tổ chức tại Berne vào các năm
1884, 1885 và 1886 do Liên bang Thụy Sĩ triệu tập để xem xét dự thảo Công ước.
Tại cuộc họp lần thứ 3, Công ước Berne bảo hộ các tác phẩm văn học nghệ thuật đã
được thông qua. Công ước được ký tại Berne - thủ đô của Liên Bang Thụy Sĩ ngày
09/09/1886 với sự tham gia của một số nước. Bảy nước châu Âu – Anh, Bỉ, Đức,
Pháp, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ và Ý – và hai nước lúc ấy thuộc quyền bảo hộ của
Pháp là Haiti và Tunisia, đồng ý ký và phê chuẩn Công ước Berne, thành lập Liên
hiệp Berne và một văn phòng để quản lý công ước.

Cùng với sự thay đổi của tình hình thực tiễn bảo hộ quyền tác giả trên thế
giới, Công ước Berne đã được sửa đổi nhiều lần, tại Paris ngày 04/05/1896, tại
Berlin ngày 13/11/1908, hoàn thiện tại Berne ngày 20/03/1914, sửa đổi tại Rome
ngày 02/06/1928, tại Brussels ngày 26/06/1948, tại Stockholm ngày 14/07/1967, tại
Paris ngày 24/07/1971 và được bổ sung vào ngày 28/09/1979. Công ước Berne là
một công ước mở, theo đó mọi quốc gia đều có thể tham gia làm thành viên.
Công ước Berne ra đời năm 1886, văn bản ngày 24/07/1971 tại Paris, sửa
đổi ngày 28/09/1979 là văn bản đang được thi hành tại các nước thành viên. Hiện
nay có 164 quốc gia gia nhập Công ước này. Tập hợp các nước thành viên gọi là
Liên hiệp Berne. Liên hiệp Berne có một Đại hội đồng và Uỷ ban điều hành, trong
đó Thụy Sĩ là thành viên đương nhiên của uỷ ban điều hành.

9


Mục đích của Công ước Berne được thể hiện trong lời nói đầu của Công
ước đó là để bảo vệ một cách hữu hiệu và thống nhất các quyền của tác giả đối với
tác phẩm văn học nghệ thuật.
2. Một số nội dung chính của Công ước Berne
Có thể thấy rằng sức sống của Công ước Berne hiện đã nằm trong ba thế kỉ,
trong đó trên một thập niên thuộc thế kỉ XIX, trọn thế kỉ XX và đang ở thập niên
đầu tiên của thế kỉ XXI. Sở dĩ trường tồn như vậy, vì từ khi ra đời đến nay nó đã
trải qua 8 lần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thời đại. Việc sửa đổi, bổ sung Công
ước xuất phát từ sự tiến bộ của khoa học công nghệ, như việc phát minh ra máy ghi
âm, máy ảnh, radio, điện ảnh, phát thanh truyền hình, v.v.. đồng thời là nhu cầu nội
tại của việc công nhận quyền tinh thần, huỷ bỏ thủ tục hình thức, bảo hộ sự sáng tạo
dân gian, tiếp cận tác phẩm cho việc giáo dục, nghiên cứu khoa học, v.v.. Các điều
luật được điều chỉnh đã chi tiết hơn về quyền được bảo hộ, ngoại lệ và giới hạn, thời
hạn bảo hộ tối thiểu, v.v.. Sau nhiều lần sửa đổi, Công ước Berne đã đưa ra các quy
định đạt mức hài hoà cao. Về nội dung, Công ước đặt ra ba nguyên tắc cơ bản và

một loạt các quy phạm nội dung xác định sự bảo hộ tối thiểu cũng như các quy định
đặc biệt dành cho các nước đang phát triển.
2.1. Các nguyên tắc cơ bản của Công ước Berne
Ba nguyên tắc cơ bản chi phối lĩnh vực bảo hộ quyền tác giả trên phạm vi
quốc tế bao gồm:
• Nguyên tắc đối xử quốc gia
Nội dung của nguyên tắc này là việc bảo hộ tác phẩm có nguồn gốc từ quốc
gia thành viên của Công ước tương tự như sự bảo hộ tác phẩm của công dân chính
quốc gia mình. Tác phẩm có nguồn gốc từ các quốc gia thành viên của Công ước là
tác phẩm mà tác giả của tác phẩm đó là công dân của một nước thành viên hoặc tác
phẩm được công bố tại một nước thành viên. Một tác phẩm có nguồn gốc trong
Liên minh Berne khi sang nước khác trong Liên minh mà không phải là quốc gia
gốc của mình sẽ được hưởng sự bảo hộ giống hệt như sự bảo hộ mà quốc gia thứ hai
này dành cho tác phẩm của chính nước mình. Sự bảo hộ đó không kém thuận lợi,
không thấp hơn sự bảo hộ đối với công dân thuộc quốc gia mình. Nguyên tắc này

10


đặt ra sự bình đẳng trong đối xử với công dân và pháp nhân của các quốc gia thành
viên. Nguyên tắc này được cụ thể hoá tại khoản 1 điều 5 Công ước Berne.
• Nguyên tắc bảo hộ tự động (hay bảo hộ đương nhiên)
Theo nguyên tắc này, quyền tác giả được phát sinh ngay khi tác phẩm được
định hình dưới hình thức vật chất nhất định mà không phụ thuộc vào bất kỳ thủ tục,
hình thức nào như đăng ký, nộp lưu chiểu hay các thủ tục tương tự. Thuật ngữ hình
thức vật chất ở đây được hiểu là bất kỳ hình thức nào, thể hiện nào mà qua đó công
chúng có thể thấy được sự tồn tại của tác phẩm. Qua nguyên tắc này, có thể thấy
Công ước Berne chủ trương dành sự tôn trọng rất lớn cho các tác giả sáng tạo ra các
tác phẩm văn học và nghệ thuật. Các tác giả sau khi sáng tạo ra tác phẩm không cần
trải qua bất kỳ thủ tục hành chính nào, kể cả việc công bố tác phẩm mà quyền tác

giả của họ đối với tác phẩm vẫn được bảo hộ .
“ Bảo hộ tự động” vừa là nguyên tắc cơ bản trong Công ước Berne, vừa là
nguyên tắc đặc thù của bảo hộ quyền tác giả trong Liên minh Berne. Nó hoàn toàn
không có và không thể áp dụng trong lĩnh vực bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp
(SHCN) – lĩnh vực anh em của bảo hộ quyền tác giả. Nguyên do sự tồn tại của
nguyên tắc này trong lĩnh vực quyền tác giả có lẽ xuất phát từ tính duy nhất hay tính
nguyên gốc của tác phẩm văn học và nghệ thuật. Khác với các đối tượng bảo hộ
SHCN, các tác phẩm văn học nghệ thuật chỉ có thể được cảm thụ thông qua sự thể
hiện tác phẩm mà không thể được đem ra áp dụng trong các tác phẩm văn học và
nghệ thuật sau đó. Hơn nữa, một tác phẩm văn học và nghệ thuật thường gắn liền
với cảm xúc của tác giả mà thường là không thể lặp lại một cách y hệt ở người
khác. Do đó, tác phẩm văn học và nghệ thuật có tính duy nhất và được bảo hộ ít
nhất là suốt cuộc đời tác giả. Người ta không thể giới hạn thời hạn bảo hộ quyền tác
giả như đối với quyền sáng chế hay kiểu dáng công nghiệp. Do đó, Công ước Berne
đã đặt ra nguyên tắc “bảo hộ tự động” đối với quyền tác giả .
• Nguyên tắc bảo hộ độc lập
Nguyên tắc này quy định việc hưởng và thực thi các quyền theo Công ước
Berne độc lập với những gì hiện được hưởng tại nước xuất xứ tác phẩm. Nguyên tắc
này cũng chi phối toàn bộ các lĩnh vực của quyền tác giả.

11


Công ước Berne là một điều ước quốc tế điển hình. Nó quy định các nghĩa
vụ của quốc gia này với các quốc gia khác, theo đó các quốc gia cam kết các mức
độ trách nhiệm trong cư xử đối với công dân các quốc gia khác trong lĩnh vực
quyền tác giả. Và như vậy, nó không ràng buộc các trách nhiệm buộc một quốc gia
thành viên phải cư xử như thế nào với chính công dân nước mình (ở đây là tác
phẩm có nguồn gốc từ quốc gia mình). Vì thế, nguyên tắc bảo hộ độc lập thể hiện ở
chỗ một tác phẩm từ quốc gia gốc khác sẽ được bảo hộ ở các quốc gia thành viên

khác theo hai cơ sở pháp lý: Công ước Berne và pháp luật nước sở tại quy định cho
chính tác phẩm gốc của nước mình. Trong khi đó, tác phẩm gốc ở một nước thành
viên không thể viện dẫn Công ước Berne để bảo hộ cho mình ở quốc gia gốc của
mình. Chính vì thế, quy chế pháp lý bảo hộ quyền tác giả đối với một tác phẩm tại
các nước thành viên khác của Berne sẽ độc lập với quy chế pháp lý bảo hộ quyền
tác giả mà tác phẩm đó được hưởng tại chính quốc gia gốc 4.
Ba nguyên tắc trên được thực hiện tại tất cả các nước thành viên, nhằm đảm
bảo lợi ích chính đáng cho công dân và pháp nhân có tác phẩm được bảo hộ. Đó
cũng là sự bình đẳng về quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các nước thành viên.
2.2. Các đối tượng bảo hộ của Công ước Berne
Công ước Berne dành sự bảo hộ cho tất cả các ý tưởng về sản phẩm trong
các lĩnh vực văn học nghệ thuật và khoa học được định hình dưới dạng vật chất nhất
định đã hoặc sẽ có trong tương lai, không phân biệt hình thức và cách thức thể hiện,
không lệ thuộc bởi bất kỳ thủ tục hình thức nào như là việc đăng ký, nộp lưu chiểu.
Quy định này bắt nguồn từ triết lý “ quyền tự động phát sinh”, nguyên tắc bảo hộ tự
động. Các liệt kê tại Điều 2 của Công ước bao gồm nhiều loại hình tác phẩm được
bảo hộ. Theo yêu cầu mới của sự bảo hộ ở các nước đang phát triển, loại hình văn
học, nghệ thuật dân gian đã được bổ sung tại Hội nghị Stockholm năm 1967. Công
ước Berne đã trao cho những quốc gia mà văn học dân gian là một phần của di sản
của họ khả năng bảo hộ nó 5.
4

Vũ Thị Phương Lan, Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học nghệ thuật – Tạp chí luật học số
6/2005
5
Vũ Mạnh Chu, Công ước Berne hài hoà lợi ích bản quyền toàn cầu , Website Cục bản quyền tác giả ngày
21/10/2008 - />
12



Đối tượng được Công ước Berne bảo hộ khá đa dạng và đã bao trùm được
nhiều sản phẩm trí tuệ của người sáng tạo. Tuy nhiên, Công ước cũng chưa bao quát
được một vài đối tượng như các chương trình máy tính và các sản phẩm của công
nghệ đa phương tiện. Sự không hoàn chỉnh này chủ yếu là do nền công nghệ thông
tin thế giới phát triển quá nhanh đã làm xuất hiện những hình thức sao chép mới,
chính xác và nhanh hơn rất nhiều so với các phương tiện truyền thống. Với sự tiến
bộ của khoa học công nghệ, Hiệp định TRIPS 1994 đã bổ sung chương trình máy
tính và sưu tập dữ liệu vào loại hình tác phẩm được bảo hộ. Việc loại trừ các loại
hình không được bảo hộ cũng được quy định cụ thể để các quốc gia thành viên áp
dụng. Công ước quy định sẽ không bảo hộ những tin tức thời sự hay sự việc vụn vặt
chỉ mang tính chất thông tin báo chí. Công ước Berne cũng cho phép các quốc gia
có quyền quyết định việc có bảo hộ các văn bản pháp luật hay không. Như vậy cùng
với sự phát triển của nhân loại, tác phẩm được bảo hộ luôn luôn được bổ sung để có
thể thực hiện bảo hộ trên toàn cầu các sáng tạo văn học, nghệ thuật và khoa học .
2.3. Các quyền tác giả được Công ước Berne bảo hộ
Theo Công ước Berne, tác giả sẽ được hưởng hai loại quyền: quyền tinh
thần (quyền nhân thân) và quyền kinh tế (quyền tài sản).
• Các quyền kinh tế
Công ước quy định các quyền độc quyền của tác giả bao gồm quyền sao
chép, quyền phân phối, quyền dịch, quyền phóng tác, quyền biểu diễn công cộng,
quyền kể lại trước công chúng, quyền phát sóng, quyền truyền thông tới công
chúng, quyền bán lại tác phẩm nghệ thuật gốc. Khi xuất hiện các hiệp ước về
Internet: WIPO Copyright Treaty (WCT) và WIPO Performance and Phonograms
Treaty (WPPT), khái niệm sao chép kỹ thuật số, các quyền truyền kỹ thuật số, biện
pháp công nghệ và thông tin quản lý quyền ra đời để có thể bảo vệ được quyền tác
giả trong thời đại kỹ thuật số. Các quyền độc quyền trên là quyền kinh tế của tác
giả, do tác giả trực tiếp thực hiện hoặc cho phép các tổ chức, cá nhân khác thực
hiện. Việc khai thác các quyền này sẽ đem lại lợi ích kinh tế cho tác giả để tái đầu
tư cho sáng tạo mới và thúc đẩy lao động sáng tạo của các tổ chức, cá nhân.


13


Tác giả có toàn quyền cho phép hay ngăn cấm người khác sử dụng hay phổ
biến tác phẩm của mình và giữ độc quyền cho mọi hình thức khai thác sử dụng. Tất
cả những hoạt động nếu không được tác giả cho phép bằng văn kiện, đều vi phạm
bản quyền. Ngoài ra tác giả cũng được hưởng lợi ích khi bán lại tác phẩm gốc đã
chuyển nhượng. Quyền này nguyên văn trong Công ước là quyền “Droit de suit” chỉ
được áp dụng với tác phẩm mỹ thuật nguyên bản và bản thảo viết tay. Quyền này
chỉ được lựa chọn áp dụng nếu luật pháp quốc gia của tác giả thừa nhận sự bảo hộ.
• Các quyền tinh thần
Nội dung của quyền tinh thần trong Công ước Berne bao gồm quyền đứng
tên tác giả trên tác phẩm, quyền đặt tên và quyền được tôn trọng sự toàn vẹn của tác
phẩm, phản đối bất kỳ sự xuyên tạc, cắt xén hay sửa đổi hoặc vi phạm khác có thể
làm phương hại đến danh dự, tiếng tăm của tác giả. Đối với quyền đặt tên của tác
giả, tác giả có thể công bố tác phẩm theo bút danh hoặc vô danh. Đối với quyền
được tôn trọng sự toàn vẹn của tác phẩm, Công ước Berne quy định quyền chống lại
việc làm biến dạng, cắt xén hoặc thay đổi khác tác phẩm. Công ước cũng không quy
định về hạn chế việc từ bỏ quyền tinh thần. Các quyền tinh thần vĩnh viễn thuộc về
tác giả, dẫu là các quyền kinh tế đã được chuyển nhượng hay không.
2.4. Giới hạn đối với quyền tác giả
Tuy nhiên, sự bảo hộ quyền tác giả trong Công ước Berne không tuyệt đối.
Để dung hoà quyền lợi của tác giả và nhu cầu chính đáng của người sử dụng tác
phẩm, Công ước dự trù những biệt lệ chính giới hạn sự bảo hộ:
• Những trường hợp được phép sử dụng tác phẩm không phải xin phép,
không phải trả tiền bản quyền (khai thác tự do)
Một tác phẩm có thể được khai thác tự do (free use), không cần xin phép
người giữ bản quyền và không phải trả phí tác quyền, miễn là được sử dụng một
cách công minh (fair use) và theo một số điều kiện nhất định. Công ước Berne cho
phép trong những trường hợp nhất định, nếu việc sử dụng tác phẩm (trích dẫn, in

lại, phát sóng lại) với mức độ phù hợp với thông lệ, không nhằm mục đích kinh
doanh và không xâm hại tới việc khai thác bình thường tác phẩm, không gây thiệt
hại bất hợp lý cho những quyền lợi hợp pháp của tác giả (theo Công ước Berne còn

14


được gọi là phép thử ba bước) thì việc sử dụng đó không phải xin phép, không phải
trả tiền bản quyền. Tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm trong những trường hợp này
phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm.
• Những trường hợp được phép sử dụng tác phẩm không phải xin phép
nhưng phải trả tiền bản quyền
Công ước Berne cho phép luật pháp quốc gia thành viên có quyền quy định
việc sử dụng tác phẩm đã công bố để phát sóng thì không phải xin phép nhưng phải
trả tiền bản quyền. Tuỳ điều kiện, hoàn cảnh cụ thể ở mỗi nước mà các quốc gia
thành viên có quy định khác nhau về vấn đề này. Tổ chức, cá nhân sử dụng tác
phẩm trong trường hợp này phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của
tác phẩm, đảm bảo sự toàn vẹn của tác phẩm .
2.5. Điều kiện được bảo hộ
Tác phẩm được bảo hộ theo Công ước Berne nếu đáp ứng được một trong
các tiêu chuẩn sau :
• Tác giả là công dân hoặc cư trú thường xuyên ở một trong những nước là
thành viên của Công ước.
• Tác giả không là công dân của một trong những nước thành viên Công
ước nhưng tác phẩm của họ công bố lần đầu tiên ở một trong những nước là thành
viên Công ước hay đồng thời công bố ở một nước trong và một nước ngoài Công
ước.
Tuy nhiên, đối với tác phẩm điện ảnh, kiến trúc và một số tác phẩm nghệ
thuật nếu đáp ứng được những tiêu chuẩn sau thì tác giả vẫn sẽ được Công ước bảo
hộ cho dù chúng không thoả mãn được các tiêu chuẩn đã nói ở trên:

• Tác phẩm điện ảnh mà nhà sản xuất có trụ sở hay thường trú ở một trong
những nước thành viên Công ước.
• Tác phẩm kiến trúc được xây dựng trong một số nước thuộc thành viên
Công ước hoặc những tác phẩm tạo hình gắn liền với một toà nhà được xây dựng
trong một nước thành viên 6 .
6

Nguyễn Bá Bình, Phạm Thanh Tùng, Công ước Berne 1886 – công cụ hữu hiệu bảo hộ quyền tác giả, Nhà
xuất bản Tư pháp Hà Nội 2006

15


2.6. Thời hạn bảo hộ và vấn đề thực thi
• Thời hạn bảo hộ
Thời hạn bảo hộ cũng là vấn đề thuộc yêu cầu bảo hộ tối thiểu được quy
định tại Công ước Berne. Có hai nguyên tắc tính thời hạn bảo hộ được áp dụng. Thứ
nhất là nguyên tắc tính thời hạn bảo hộ theo đời người, được quy định là khoảng
thời gian suốt cuộc đời tác giả cộng thêm 50 năm sau khi tác giả mất. Nguyên tắc
thứ hai là tính thời hạn bảo hộ dựa vào thời điểm công bố được quy định là khoảng
thời gian 50 năm đối với tác phẩm điện ảnh hoặc thời điểm tác phẩm được sáng tạo,
nếu chưa công bố. Đối với tác phẩm nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng thì thời hạn bảo
hộ tối thiểu là 25 năm kể từ khi tác phẩm được sáng tạo. Quy định này là yêu cầu
bảo hộ tối thiểu, tuỳ theo từng quốc gia thành viên có thể quy định thời hạn bảo hộ
dài hơn.
• Vấn đề thực thi
Theo Công ước Berne, các tác giả của tác phẩm văn học nghệ thuật và khoa
học được khởi kiện những người vi phạm tác phẩm của mình trước Toà án ở các
nước thành viên Liên hiệp. Mọi vi phạm các quyền lợi kinh kế và tinh thần đều có
thể bị truy tố và xử phạt, kèm theo bồi thường cho tác giả. Các biện pháp dân sự,

hành chính, hình sự có thể được áp dụng trong quá trình thực thi quyền tác giả. Mọi
tác phẩm phi pháp có thể bị tịch thu ở những quốc gia là thành viên Liên hiệp, việc
tịch thu được xử lý theo luật pháp của mỗi quốc gia. Công ước Berne cũng cho phép
các nước thành viên được áp dụng các biện pháp kiểm soát, biện pháp cấm khác để
xử lý hành vi vi phạm quyền tác giả đối với các tác phẩm văn học nghệ thuật và
khoa học. Vấn đề thực thi quyền tác giả chưa được quy định trong một phần riêng,
các thủ tục bảo hộ quyền tác giả đối với các tác phẩm văn học và nghệ thuật cũng
chưa được quy định trong Công ước.
2.7. Những ưu đãi dành cho các quốc gia đang phát triển
Bên cạnh 38 điều chính quy định cụ thể về bảo hộ quyền tác giả, Công ước
Berne còn có những ưu đãi dành cho các quốc gia thành viên là các nước đang phát
triển. Những điều khoản đặc biệt dành cho các quốc gia đang phát triển được quy
định tại Phụ lục Công ước Berne về ưu đãi, miễn trừ. Lợi ích này là thoả thuận của

16


các nước phát triển, để các quốc gia đang phát triển có thể tiếp cận việc dịch và xuất
bản (việc làm các bản sao) đối với một số loại hình tác phẩm. Đối với quyền sao
chép, giấy phép không độc quyền và bất khả nhượng sẽ do cơ quan có thẩm quyền
cấp với thời hạn thông thường là 5 năm tính từ lần xuất bản đầu tiên tác phẩm; là 3
năm đối với tác phẩm khoa học tự nhiên; kể cả toán học và công nghệ; là 7 năm đối
với tác phẩm khoa học và viễn tưởng, thơ ca, kịch, âm nhạc và tác phẩm nghệ thuật
Đối với quyền dịch, giấy phép có thể được cấp nếu sau 3 năm, kể từ lần xuất bản
đầu tiên của tác phẩm mà chủ sở hữu quyền dịch không dịch hoặc cho phép dịch
sang ngôn ngữ của nước đó. Trong trường hợp dịch sang một thứ tiếng không thông
dụng ở một hay nhiều nước phát triển thành viên Liên hiệp thì áp dụng thời hạn 1
năm thay thế thời hạn 3 năm ở trên.
Chỉ cần qua một số nguyên tắc và quy phạm quan trọng nhất phân tích trên
đây cũng có thể thấy vai trò nổi bật của Công ước Berne trong lĩnh vực bảo hộ

quyền tác giả quốc tế. Công ước Berne thực sự xứng đáng với đánh giá của WIPO,
coi Công ước là công cụ quan trọng nhất trong lĩnh vực này.
III. TÌNH HÌNH THỰC THI CÔNG ƯỚC BERNE TẠI MỘT SỐ QUỐC
GIA
Hiện nay, gần như tất cả các nước thành viên của Tổ chức WTO đều tuân
thủ hầu hết các điều khoản của Công ước Berne, theo thoả thuận của Hiệp định
TRIPS. Các quốc gia gia nhập Công ước Berne đã triển khai nhiều hoạt động thực
thi Công ước. Các nước đã ban hành, điều chỉnh hệ thống luật pháp theo tinh thần
của Công ước Berne trên cơ sở phù hợp với thực tiễn bảo hộ quyền tác giả của mỗi
nước. Trên cơ sở đó, các quốc gia cùng với việc thi hành pháp luật về bảo hộ quyền
tác giả, cũng thực hiện các hoạt động quản lý, kiểm tra, tuyên truyền tới người dân
và thực thi xác lập bảo hộ tác quyền nhằm đẩy mạnh việc thực thi Công ước Berne.
1. Thái Lan
1.1. Giới thiệu chung
Bảo hộ quyền tác giả là một khía cạnh quan trọng trong bảo vệ quyền
SHTT tại Thái Lan. Bảo hộ quyền tác giả ở Thái Lan đã có lịch sử phát triển được

17


hơn một trăm năm, được mở đầu bằng việc ban hành đạo luật The Announcement
of the Vajiranana Library (1892). Trong giai đoạn đầu, phạm vi bảo hộ rất hạn chế.
Thái Lan chỉ áp dụng bảo hộ quyền tác giả với tiểu thuyết và thơ. Hiện nay, phạm vi
bảo hộ bản quyền đã được mở rộng và pháp luật bản quyền của Thái Lan đã được
điều chỉnh để đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế được thừa nhận.
Thái Lan trở thành thành viên của Công ước Berne vào ngày 17/07/1931.
Sở dĩ Thái Lan gia nhập Công ước Berne từ khá sớm như vậy là do xu hướng Âu
hoá ở quốc gia này đã xuất hiện từ rất sớm. Thái Lan là quốc gia đi đầu trong xu
hướng này ở châu Á. Từ thế kỷ thứ 18, Chính phủ Thái Lan đã mời các giáo viên
nước Anh sang dạy học tại nước mình. Cũng bởi lẽ đó, xu hướng Âu hoá đã có tác

động tới mọi mặt kinh tế - văn hoá - xã hội ở Thái Lan.
1.2. Tình hình thực thi
Sau khi gia nhập Công ước Berne, Thái Lan đã triển khai nhiều hoạt động
nhằm thực thi tốt vấn đề bảo hộ quyền tác giả. Mở đầu cho các hoạt động này, Thái
Lan đã ban hành Đạo luật bản quyền B.E. 2474 vào năm 1931. Sau đó, cùng với
tình hình thực tiễn bảo hộ quyền tác giả, Thái Lan đã sửa đổi, thay thế các luật bản
quyền của mình cho phù hợp. Đạo luật bản quyền hiện hành đang được thực thi tại
Thái Lan là Luật bản quyền B.E.2537 năm 1994 có hiệu lực từ tháng 3 năm 1995.
Luật bản quyền B.E.2537 tương đối phù hợp với Công ước Berne và hiệp định
TRIPS mà Thái Lan ký kết sau này, nên được gọi là “Berne Plus”. Trong năm 2005,
Thái Lan cũng đã ban hành luật sản xuất các sản phẩm CD (Production of CD
Products Act, B.E 2548) để ngăn ngừa tình trạng vi phạm bản quyền phổ biến với
các tác phẩm âm nhạc.
Đối với khuôn khổ thể chế, Chính phủ Thái Lan thành lập Cục Sở hữu trí
tuệ (DIP) vào năm 1992. Mục tiêu ban đầu chỉ là để quản lý bản quyền tác giả, bằng
sáng chế, các vấn đề về SHTT, và hợp tác với các cơ quan có liên quan trong nước
và quốc tế. DIP đã thúc đẩy việc sử dụng các quyền sở hữu trí tuệ cho các mục đích
thương mại và phối hợp thực thi các hoạt động liên quan với các cơ quan chính phủ.
Trong năm 1997, Trung tâm Sở hữu trí tuệ và Tòa án Thương mại Quốc tế (IP & IT
Court) được thành lập. Trung tâm có độc quyền thẩm quyền giải quyết các tranh

18


chấp liên quan đến sở hữu trí tuệ. Bên cạnh đó, trong năm 2008, DIP cũng đã tổ
chức nhiều cuộc họp, hội thảo, hội nghị xung quanh vấn đề SHTT và bản quyền
nhằm nâng cao nhận thức về lĩnh vực này cho các cá nhân, tổ chức, các doanh
nghiệp ở Thái Lan.
• Thành công:
Trong những nỗ lực nhằm thực thi tốt việc bảo hộ quyền tác giả, Chính phủ

Thái Lan đã đạt được một số những kết quả đáng ghi nhận. Trước hết phải kể đến
nhận thức của các tác giả trong việc đăng ký bảo hộ các tác phẩm văn học nghệ
thuật và khoa học. Số lượng giấy chứng nhận bản quyền tác giả đều tăng lên qua
các năm. Có thể thấy điều này qua bảng số liệu dưới đây:
Bảng 1: Số Quyền tác giả đăng ký từ năm 1998 đến năm 2005
Năm
Số
lượng
Tăng

1998
1.134

1999
3.000

2000
9.233

2001
9.709

2002
2003
2004
2005
12.714 16.240 20.418 22.019

64,5% 27,7% 5,15% 31%


27,7%

25,7%

7,84%

trưởng
Nguồn: Cục Sở hữu trí tuệ Thái Lan (DIP)
Theo số liệu thống kê ở bảng trên, có thể thấy số lượng giấy chứng nhận
bản quyền tác giả ở Thái Lan đã tăng lên một cách đáng kể sau khi DIP đi vào hoạt
động và IP & IT Court được thành lập. Điều này phản ánh ý thức của các chủ sở
hữu quyền trong việc đăng ký bảo hộ các tác phẩm của mình ngày càng được nâng
cao rõ rệt. Thêm nữa, các tác phẩm được đăng ký bảo hộ bản quyền ở Thái Lan khá
đa dạng, bao gồm nhiều loại hình tác phẩm. Bằng cách phân loại các tác phẩm, số
lượng giấy chứng nhận quyền tác giả đối với các tác phẩm âm nhạc xếp ở vị trí đầu
tiên. Trong tổng số giấy chứng nhận bản quyền tính từ năm 1992 đến năm 2005, có
66340 giấy chứng nhận cho các tác phẩm âm nhạc. Số lượng các tác phẩm nghệ
thuật hội hoạ được đăng ký đứng ở vị trí thứ hai, tổng số là 18129 7. Điều này cho
thấy nhận thức của các tác giả trong việc đăng ký bảo hộ quyền tác giả được nâng
lên trong nhiều lĩnh vực như âm nhạc, hội hoạ, văn học...

7

Brief Notes on Copyright protection in Thailand - www.itd.or.th/th/node/427

19


Một thành công nữa của Thái Lan đó là tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm
đã dần được cải thiện. Tỷ lệ vi phạm trong lĩnh vực này ở Thái Lan là 80% vào năm

2003 8. Hiện tại, tỷ lệ vi phạm này giảm xuống mức 75% 9. Tuy đây chưa phải là
một mức giảm lớn nhưng đã cho thấy bảo hộ quyền tác giả với phần mềm máy tính
dần có những bước chuyển biến tích cực.
• Tồn tại
Hiện nay, vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ nhận được sự quan tâm nhiều
nhất của các phương tiện truyền thông và chính phủ là sự vi phạm bản quyền, đặc
biệt là việc sao chép và phân phối phần mềm, phim và âm nhạc. Bán lẻ các CD và
DVD vi phạm bản quyền, được sản xuất trong nước và nhập khẩu, là khá phổ biến ở
Bangkok. Theo Tòa án IP & IT, số lượng các vụ án đối với người bán hoặc các nhà
phân phối đĩa CD và DVD vi phạm bản quyền chiếm hơn 60% tổng số các trường
hợp vi phạm bản quyền.
Đối với lĩnh vực điện ảnh, tỷ lệ vi phạm bản quyền cũng có dấu hiệu gia
tăng với 598 trường hợp vi phạm năm 2004 và 983 trường hợp vào năm 2005. Có
tất cả 2943 trường hợp vi phạm bản quyền trong năm 2005 và 2793 trường hợp
trong năm 200410. Cũng theo một báo cáo của Cục SHTT Thái Lan về tình hình
hoạt động 6 tháng đầu năm 2008 thì tỷ lệ vi phạm SHTT nói chung và bản quyền
tác giả vẫn ở mức cao, có trường hợp có dấu hiệu gia tăng.
Bên cạnh những thành công bước đầu, việc thực thi quyền tác giả ở Thái
Lan vẫn còn những hạn chế. Hiệu quả việc thực thi bảo hộ quyền tác giả vẫn là một
vấn đề cần nhiều nỗ lực từ phía Chính phủ, các cơ quan chức năng và người dân
Thái Lan.
2. Trung Quốc
2.1. Giới thiệu chung
Bảo hộ quyền SHTT nói chung và quyền tác giả nói riêng là một lĩnh vực
quan trọng trong việc mở rộng hợp tác quốc tế, phát triển kinh tế xã hội ở Trung
8

/>9
Tăng cường xử lý các vi phạm bản quyền phần mềm,
/>10

Brief Notes on Copyright protection in Thailand - www.itd.or.th/th/node/427

20


Quốc. Trong nhiều năm, Trung Quốc được biết đến như một “thiên đường của nạn
làm hàng giả”, vấn đề vi phạm SHTT ở quốc gia này rất nghiêm trọng. SHTT là
mối quan tâm hàng đầu đối với nhiều nước, một trong những khúc mắc lớn trong
quá trình đàm phán gia nhập WTO của Trung Quốc.
Dưới sức ép của điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, để trở thành thành viên
của WTO, Trung Quốc phải nghiêm chỉnh thực thi Hiệp định TRIPS về các khía
cạnh liên quan tới SHTT. Bởi vậy, Trung Quốc đã gia nhập Công ước Berne vào
ngày 15/10/1992, theo thoả thuận của TRIPS.
2.2. Tình hình thực thi
Vấn đề bảo hộ quyền tác giả đã được thực thi tại Trung Quốc trong nhiều
năm. Luật bản quyền Trung Quốc đã bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/6/1991. Trước
khi Công ước Berne có hiệu lực, Trung Quốc đã ban hành một số điều luật nhằm
tiếp tục thực hiện một số vấn đề mà Luật bản quyền Trung Quốc còn chưa phù hợp
với Công ước Berne. Sau khi gia nhập Công ước Berne, nhằm đảm bảo cho việc
thực thi bảo hộ quyền tác giả, Trung Quốc chủ trương ban hành sửa đổi hệ thống
pháp luật về quyền tác giả. Trung Quốc cũng đã thông qua luật bảo hộ bản quyền
trực tuyến có hiệu lực vào ngày 30/5/2005 nhằm ngăn chặn việc vi phạm tác quyền
trên Internet đối với các dịch vụ đăng tải thông tin, lưu trữ, tìm kiếm tác phẩm văn
học, âm thanh, hình ảnh, video...
Để tăng cường quản lý, Trung Quốc từng bước hình thành các cơ quan
quản lý quyền tác giả cấp địa phương và cấp quốc gia. Cục Bản quyền Trung Quốc
có trách nhiệm quản lý và thực thi các vấn đề về bảo hộ quyền tác giả với sự phối
hợp của các sở, ban, ngành quản lý tại các địa phương. Bên cạnh đó, một hệ thống
đăng ký hợp đồng uỷ quyền cũng được đưa vào hoạt động tại Trung Quốc để ngăn
chặn việc sử dụng trái phép các phần mềm máy tính, sách, bản ghi âm ghi hình

nước ngoài. Hơn nữa, một hệ thống đăng ký tự nguyện đã được triển khai nhằm
nâng cao nhận thức tự bảo vệ bản quyền của chủ sở hữu và để cung cấp bằng chứng
trong các trường hợp tranh chấp liên quan đến quyền tác giả. Cục Bản quyền Trung
Quốc cũng phối hợp cùng phòng quản lý in ấn và xuất bản để nâng cao việc quản lý

21


các ấn phẩm nghe nhìn và điện tử 11. Đồng thời, các hoạt động tuyên truyền, đào tạo
và phổ biến kiến thức về bản quyền, các chiến dịch chống lại vi phạm bản quyền
cũng được triển khai ở Trung Quốc. Trong năm 2008, Hiệp hội Quản lý Bản quyền
Nghe Nhìn được thành lập ở Trung Quốc nhằm quản lý những vấn đề liên quan đến
audio và video; giải quyết những tranh chấp về bản quyền, liên quan đến các
chương trình video và audio do các trang web Karaoke, các trạm radio, TV, các
website sử dụng và có trách nhiệm thu phí bản quyền Karaoke từ Hiệp hội Nghe
Nhìn Trung Quốc, có quyền ứng dụng các biện pháp hành chính, dân sự thậm chí
hình sự để trừng phạt những kẻ vi phạm bản quyền.
• Thành công
Những nỗ lực của Trung Quốc trong việc thực thi quyền tác giả đã có một
số kết quả nhất định. Nhận thức của các tác giả trong việc bảo hộ các tác phẩm của
mình được nâng lên thông qua nhiều hoạt động của các cơ quan có thẩm quyền.
Trong năm 2007, việc chống sao chép lậu phần mềm tại quốc gia này đã có
những chuyển biến lớn. Những chiếc PC mới tại Trung Quốc được đưa tới tay
người tiêu dùng với phần mềm cài đặt hợp pháp. Các cơ quan bộ ngành thuộc chính
phủ và các hãng kinh doanh cũng mua nhiều phần mềm hợp pháp hơn.
Trong lĩnh vực bản quyền trên Internet, Trung Quốc nỗ lực ngăn chặn các
vi phạm bản quyền trong năm 2008, đặc biệt là việc tải nhạc, phim bất hợp pháp và
đang tìm kiếm các biện pháp thắt chặt quản lý, kiểm soát Internet. Chính phủ cũng
cam kết kiên quyết áp dụng các chế tài xử lý đủ mạnh với các trường hợp vi phạm,
thậm chí dùng xe tiêu huỷ những sản phẩm này.

Trong lĩnh vực xuất bản, Trung Quốc đã hình thành khung hệ thống pháp
luật về báo chí và xuất bản xoay quanh “Luật về quyền tác giả”, xây dựng hệ thống
hành pháp dưới sự bảo vệ của cả tư pháp lẫn hành chính. Chỉ riêng năm 2007, các
cơ quan quản lý hành chính bản quyền Trung Quốc đã tịch thu hơn 70 triệu ấn
phẩm xâm phạm bản quyền, trong đó có hơn 10 triệu cuốn sách ăn cắp bản quyền 12.
11

Administrative Management and enforcement of copyright in China />12
Điểm lại chặng đường cải cách mở cửa của ngành xuất bản Trung Quốc trong 30 năm qua ,
/>
22


• Tồn tại
Có thể nói, trong nhiều năm, Trung Quốc bị xem là quốc gia có tỷ lệ sao
chép lậu thuộc hàng cao nhất trên thế giới. Việc sao chép bất hợp pháp, làm giả, làm
nhái các sản phẩm trí tuệ ở Trung Quốc là khá phổ biến.
Tình hình vi phạm SHTT nói chung và quyền tác giả nói riêng ở quốc gia
này vẫn còn nghiêm trọng, trước và sau khi gia nhập WTO, theo đánh giá của nhiều
nước, tỷ lệ vi phạm còn ở mức cao và vẫn chưa có nhiều tiến triển đáng kể.
Vi phạm bản quyền phần mềm vẫn là một vấn đề khá nghiêm trọng ở Trung
Quốc. Theo Business Software Alliance (BSA) - một tập đoàn về công nghệ mà
Microsoft là thành viên, các công ty phần mềm bị mất khoảng 3,9 tỉ USD tại quốc
gia này trong năm 2005. Thông báo của BSA cho thấy 86% phần mềm cài đặt trong
các máy tính xách tay tại Trung Quốc trong năm 2005 là phần mềm lậu

13

. Con số


này đưa Trung Quốc trở thành quốc gia có tỷ lệ sao chép phần mềm lậu cao thứ 4
thế giới, gần bằng Pakistan và đứng sau Zimbabwe, Indonesia.
Tình trạng vi phạm bản quyền trên Internet cũng khá phức tạp, đặc biệt là
thị trường nhạc số, phần lớn là tải nhạc bất hợp pháp. Tình trạng vi phạm bản quyền
trên Internet đã gây thiệt hại khá lớn cho ngành thông tin. Theo một quan chức
thuộc Cục Bản quyền Trung Quốc, năm 2008, số lượng các vi phạm bản quyền trực
tuyến đã tăng gấp đôi so với 2 năm trước cộng lại, ngày càng khó đối phó.
Có thể thấy rằng, bảo hộ quyền tác giả ở Trung Quốc, bên cạnh những mặt
còn hạn chế cần khắc phục, cũng đã dần có những bước tiến triển quan trọng. Tuy
vậy, hiệu quả thực thi Công ước Berne còn chưa cao và cần nỗ lực nhiều hơn nữa từ
phía Chính phủ, các cơ quan và người dân Trung Quốc.

13

Ph.Thuý, Microsoff: “Vi phạm bản quyền tại Trung Quốc đang được cải thiện”,
/>
23


CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THỰC THI CÔNG ƯỚC BERNE
TRONG LĨNH VỰC BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ Ở VIỆT NAM
I. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC VIỆT NAM GIA NHẬP CÔNG ƯỚC
BERNE
Hiện nay, vẫn còn những ý kiến khác nhau xung quanh việc Việt Nam có
nên ký kết, tham gia các điều ước quốc tế về bảo hộ quyền tác giả nói chung và
Công ước Berne nói riêng hay không. Xuất phát từ những lợi ích trước mắt của việc
vi phạm bản quyền mang lại, nên về mặt nhận thức, nhiều người không muốn Việt
Nam tham gia một điều ước quốc tế nào về quyền tác giả. Lý giải về vấn đề này,

những người đó cho rằng bất kỳ một điều ước quốc tế nào về bảo hộ quyền tác giả
mà Việt Nam ký kết hay gia nhập cũng đều làm cho Việt Nam bị thiệt hại cả về
kinh tế lẫn văn hoá, khoa học và công nghệ. Bên cạnh đó, cũng có ý kiến không ủng
hộ việc tiếp tục duy trì tình trạng quyền tác giả như vậy. Nhiều người cho rằng, đã
đến lúc Việt Nam không nên tiếp tục đi ngược lại xu thế phát triển quốc tế; Việt
Nam không thể phát triển mà không có sự liên hệ gắn bó với cộng đồng quốc tế, và
Việt Nam nên gia nhập các điều ước quốc tế về bảo hộ quyền tác giả nói chung và
Công ước Berne nói riêng. Để có thể làm rõ vấn đề Việt Nam có nên gia nhập Công
ước Berne hay không, hãy xem xét những mặt tích cực và những mặt hạn chế mà
Công ước này đem lại.
1. Những mặt tích cực của việc Việt Nam gia nhập Công ước Berne
1.1. Tham gia vào bảo hộ quyền tác giả trên phạm vi toàn cầu
Như đã đề cập ở trên, do có tính chất lãnh thổ nên quyền tác giả được bảo
hộ trong phạm vi lãnh thổ quốc gia gốc. Do vậy, để bảo hộ hiệu quả quyền tác giả
trên phạm vi toàn cầu thì lựa chọn không thể khác cho các quốc gia là việc ký kết và
tham gia các điều ước quốc tế về quyền tác giả. Trong các điều ước này, quan trọng
nhất phải kể đến vai trò của Công ước Berne - công ước quốc tế đầu tiên và quan
trọng nhất về quyền tác giả.

24


Nếu Việt Nam không gia nhập Công ước Berne thì công dân Việt Nam chỉ
được bảo hộ quyền tác giả trong phạm vi lãnh thổ rất hạn chế (lãnh thổ Việt Nam).
Trong trường hợp tác phẩm của họ bị sử dụng trái phép ở nước khác thì họ không
thể yêu cầu bảo hộ tác quyền cho mình. Việc Việt Nam gia nhập Công ước Berne sẽ
giải quyết được vấn đề trên, theo đó công dân Việt Nam sẽ được bảo hộ quyền tác
giả tại tất cả các nước thành viên Liên hiệp Berne. Có thể lấy ví dụ về trường hợp
tranh của các danh hoạ Việt Nam, như Bùi Xuân Phái, Tô Ngọc Vân... bị làm giả và
được bán đấu giá ở Singapore, Anh. Trong trường hợp này, khi Việt Nam đã gia

nhập Công ước Berne, các hoạ sỹ của Việt Nam có quyền khởi kiện và được bảo vệ
quyền tác giả trên phạm vi thế giới. Tham gia Công ước Berne, các tác phẩm văn
học nghệ thuật và khoa học của Việt Nam sẽ được bảo hộ quyền tác giả trên phạm
vi 163 nước thành viên khác của Liên hiệp Berne. Điều này càng trở nên cần thiết
trong kỷ nguyên kỹ thuật số ngày nay, khi mà các tác phẩm đều dễ dàng được số
hoá và truyền trên mạng Internet, dễ dàng vượt qua biên giới quốc gia để đến với
người sử dụng trên toàn cầu.
1.2. Phù hợp với những tiêu chuẩn của WTO trong điều kiện hội nhập
kinh tế quốc tế.
Việt Nam phải chịu những sức ép phát sinh từ điều kiện hội nhập với nền
kinh tế thế giới. Trong đó vấn đề bảo hộ quyền SHTT nói chung và quyền tác giả
nói riêng theo những chuẩn mực quốc tế trên quy mô toàn cầu được đặt ra như một
điều kiện không thể thiếu. Khách quan mà nói thì việc tham gia Công ước Berne là
một yêu cầu tất yếu đối với Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới, mở
rộng hợp tác quốc tế trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực bảo hộ SHTT nói
chung và quyền tác giả nói riêng. Để trở thành thành viên của WTO, tham gia Hiệp
định TRIPS là yêu cầu bắt buộc của lộ trình này. Do vậy, Việt Nam gia nhập Công
ước Berne theo thoả thuận của TRIPS là điều kiện cần thiết của việc gia nhập WTO.
Thêm nữa, gia nhập Công ước Berne sẽ có ảnh hưởng tốt hơn tới hình ảnh của Việt
Nam trong mắt bạn bè quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ quyền SHTT nói chung và
quyền tác giả nói riêng. Điều này sẽ thúc đẩy khả năng hội nhập sâu hơn vào nền
kinh tế thế giới và việc phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam.

25


×