Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Sự kiện nâng giá đồng nhân dân tệ của Trung Quốc giai đoạn 2006-2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.25 KB, 19 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định, Trung
Quốc đã vượt qua cả những trụ cột kinh tế chính đó là Mỹ, Nhật Bản và Tây Âu về tốc
độ tăng trưởng kinh tế. Vai trò của Trung Quốc trên trường quốc tế ngày càng tăng
nhanh, nhất là trên lĩnh vực thương mại. Trung Quốc đang dần trở thành “công
xưởng”- là nguồn cung cấp hàng hoá cho toàn thế giới. Sự thành công đó một phần là
nhờ vào việc hoạch định và điều hành các chính sách của chính phủ Trung Quốc. Một
trong những chính sách được Chính phủ Trung Quốc áp dụng trong suốt một giai đoạn
dài đó chính là chính sách về duy trì tỷ giá cố định, cố định đồng Nhân dân tệ.
Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều nước đặc biệt là Mỹ và một số các quốc
gia khác có quan hệ thương mại với Trung Quốc cho rằng đồng Nhân Dân Tệ đang bị
định giá thấp so với giá trị thực tế của nó, gây ra nhiều bất lợi cho thương mại toàn
cầu. Do vậy, Trung Quốc cần có những chính sách nâng giá đồng Nhân dân tệ, đảm
bảo công bằng cho giao dịch thương mại quốc tế.
Trước tình hình trên, nhóm đề tài đã chọn nghiên cứu đề tài: “Sự kiện nâng giá đồng
nhân dân tệ của Trung Quốc giai đoạn 2006-2012”. Đề tài được chia làm 2 phần:
I. Lý thuyết chung về nâng giá tiền tệ
II. Sự kiện nâng giá đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc giai đoạn 2006-2010
Nhóm đề tài xin chân thành cảm ơn PGS, TS. Đặng Thị Nhàn đã tận tình hướng
dẫn để nhóm có thể hoàn thành đề tài này. Với thời gian nghiên cứu và kiến thức còn
hạn chế, bài viết không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, vì vậy nhóm đề tài rất
mong nhận được sự góp ý của cô giáo và các bạn để hoàn thiện đề tài hơn nữa.
Hà Nội, tháng 05/2012

I. LÝ THUYẾT CHUNG VỀ NÂNG GIÁ TIỀN TỆ
1. 1. Định nghĩa
• A revaluation is an upward change in the currency's value.
(Retrieved on December 10th 2010 from http
://www.newyorkfed.org/aboutthefed/fedpoint/fed38.html )

1




• Nâng giá tiền tệ là việc nâng sức mua của tiền tệ nước mình so với ngoại tệ, cao hơn
sức mua thực tế của nó.
(PGS. Đinh Xuân Trình)
•Nâng giá tiền tệ (revaluation) là hành động NHTW điều chỉnh tỷ giá trung tâm giảm
xuống, làm nội tệ lên giá.
(GS. Nguyễn Văn Tiến)
Ví dụ:
Giả sử NHTW thiết lập: 1 USD = 20 500 VND, NHTW tiến hành nâng giá tiền tệ :
1USD = 18 000 VND
Khi đó, Tỷ giá hối đoái ở Việt Nam đã giảm:
VND nâng giá lên (20 500 – 18 000)/18000 = 13, 51%
USD giảm giá (18 000 – 20 500)/20 500 = - 12, 2%
Giá của VND đã tăng từ
1 VND = 4, 88 .10 -5 USD
lên 1 VND = 5, 56 . 10-5 USD
Từ đó, ta có thể lưu ý:
•Nâng giá tiền tệ (revaluation) là thuật ngữ được dùng đối với tỷ giá cố định.
Trong chế độ tỷ giá cố định, tỷ giá là cố định, trong khi cung cầu ngoại tệ trên
FOREX luôn biến động, làm cho tỷ giá trung tâm lệch khỏi tỷ giá thị trường. Khi tỷ
giá trung tâm quá cao so với tỷ giá thị trường thì đồng nội tệ chịu áp lực nâng giá.
Tỷ giá trung tâm là tỷ giá do NHTW ấn định cố định, được áp dụng trong các chế
độ tỷ giá cố định. Thông thường, NHTW cho phép tỷ giá giao dịch trên FOREX được
dao động xung quanh tỷ giá trung một tỷ lệ ±% nhất định, gọi là biên độ dao động,
thường từ 0,1% đến 5%. Các thành viên tham gia FOREX chỉ được mua, bán trong
biên độ dao động cho phép xung quanh tỷ giá trung tâm.
1.2. Nguyên nhân
Một quốc gia nâng giá tiền tệ có thể do bốn nguyên nhân chính sau:
1.2.1. Áp lực của nước khác

Đây là một nguyên nhân phổ biến dẫn tới việc một nước phải thực hiện chính
sách nâng giá tiền tệ của mình. Đức, Nhật Bản và Trung Quốc là các ví dụ
điển hình nhất.
Đức là một nước có cán cân thanh toán và cán cân thương mại dư thừa đối với
Mỹ, Anh và Pháp. Để hạn chế xuất khẩu hàng hóa của Đức vào nước mình, Mỹ, Anh
và Pháp thúc ép Đức phải nâng giá Mác Đức. Sau khi nâng hàm lượng vàng của Mác
Đức lên 5% vào năm 1961, chính phủ Đức đã phải nhiều lần nâng giá đồng
tiền của mình dưới áp lực của các nước như Mĩ, Anh, Pháp và Ý.
2


Đối với Nhật Bản, vào năm 1985, dưới áp lực của Beck - Bộ trưởng
bộ tài chính Mỹ, ngân hàng Nhật Bản buộc phải đồng ý nâng giá đồng Yên.
Chỉ trong vòng mấy tháng sau khi thỏa thuận Plaza được kí kết giữa các nước Mỹ,
Anh, Nhật, Đức Pháp, tỉ giá đồng Yên Nhật từ 250 JPY đổi 1 USD đã tăng lên mức
149 JPY đổi 1USD. Yên đã lên giá quá cao USD/JPY = 102 vào năm 1996, so
với USD/JPY =360 vào năm 1971.
Một ví dụ khác về một nước cũng bị sức ép về nâng giá tiền tệ là
Trung Quốc. Có thể thấy nền kinh tế của Trung Quốc phát triển rất nhanh, Trung
Quốc được biết đến như là một “ công xưởng của thế giới”, hàng hóa từ Trung Quốc
xuất khẩu tràn ngập thị trường nước ngoài với ưu thế là giá rẻ. Một trong những
nguyên nhân tạo ra lợi thế so sánh đó cho Trung Quốc là do Nhà nước của Trung Quốc
duy trì đồng Nhân dân tệ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu, thu ngoại tệ. Mà theo như
một số nước đánh giá là Trung Quốc duy trì chế độ tỉ giá cố định “bẩn”, đi ngược lại
quy luật chung của thương mại toàn cầu. Điều này tạo ra sự đe dọa lớn đối với các
ngành sản xuất của các nền kinh tế khác, đặc biệt là Mỹ, thị trường tiêu thụ sản
phẩm của Trung Quốc lớn nhất thế giới. Dưới sức ép từ Mỹ và các nước khác trên thế
giới, Trung Quốc đã phải đồng ý thi hành chính sách nâng giá đồng Nhân dân tệ.
1.2.2. Hạ nhiệt nền kinh tế quá nóng
“Tăng trưởng nóng” là tăng trưởng kinh tế với tốc độ nhanh, tăng

trưởng tương đối cao so với tình trạng kinh tế của nước đó (tốc độ tăng
trưởng thường trên 2 con số). Hay nói cách khác, “tăng trưởng nóng” là
hiện tượng nền kinh tế tăng trưởng vượt bậc, vượt mức sản lượng tiềm năng.
Tại mức sản lượng tiềm năng các tiềm lực kinh tế được sử dụng một cách hiệu quả
nhất, tỷ lệ lạm phát vừa phải, thất nghiệp thấp nhất, tức là vẫn còn một tỷ lệ
thất nghiệp tự nhiên cho phép để ổn định nền kinh tế. Tăng trưởng nóng tạo
nên một số chỉ tiêu vượt bậc về kinh tế từ đó gây ra một số hệ quả không tốt cho nền
kinh tế... Biểu hiện của một nền kinh tế “tăng trưởng nóng” là lạm phát tăng cao, giá
chứng khoán tăng, đầu tư trong nước tăng đột biến và nhập khẩu hàng tiêu dung tăng.
Một nền kinh tế tăng trưởng nóng sẽ nhanh chóng rơi vào tình trạng suy thoái
sau cơn “phát nhiệt”, đặc biệt khi có những cú sốc ngoại lai, nếu không có những
biện pháp ngăn chặn kịp thời để làm nguội dần nền kinh tế trước khi đưa nó
về trạng thái phát triển cân bằng và ổn định. Khi một quốc gia đang tăng trưởng
3


nóng, một trong những biện pháp hữu hiệu là có biện pháp giảm xuất khẩu
hàng hóa, đồng thời cần phải khuyến khích nhập khẩu các trang thiết bị hiện đại,
bên cạnh đó cần phải hạn chế đầu tư vào trong nước. Đó chính là lúc nhà
nước đưa ra chính sách nâng giá tiền tệ. Để thực hiện được những mục
tiêu“giảm nhiệt” cho nền kinh tế. Tuy nhiên, tùy vào trình độ phát triển và tình hình
thực tế mà mỗi quốc gia cần phải biết cách lựa chọn thời điểm để tiến hành nâng giá
tiền tệ sao cho phù hợp nhất với hoàn cảnh của mình.
1.2.3. Xây dựng sự ảnh hưởng ra nước ngoài
Chính phủ của các nước có thể xem xét sử dụng biện pháp nâng giá
tiền tệ để có thể nâng cao sự ảnh hưởng của nước mình đối với các nước khác trên
thế giới. Một khi thực hiện biện pháp này sẽ tăng cường đầu tư và xuất khẩu vốn ra
bên ngoài, từ đó sẽ khiến nền kinh tế của nước nhận đầu tư sẽ phần nào bị ảnh
hưởng bởi nền kinh tế của nước đầu tư. Nguyên nhân này chủ yếu xảy ra ở các
nước có nền kinh tế đã phát triển, lượng vốn đang ở trạng thái bão hòa, không

còn có thể tăng được hiệu quả của dòng vốn đầu tư. Do đó, những nhà đầu tư
mong muốn di chuyển nguồn vốn của mình ra những nước có nền kinh tế kém
phát triển hơn.
Nhật Bản là một ví dụ điển hình. Việc nâng giá đồng Yên của Nhật Bản không
những đã tạo điều kiện cho Nhật Bản chuyển vốn đầu tư và giữ vững được thị
trường bên ngoài mà Nhật Bản đã tạo được một sự ảnh hưởng lớn đến các nước nhận
đầu tư, nhằm xây dựng một nước Nhật “kinh tế” trong lòng các nước khác.
1.2.4. Tránh sự đầu tư ồ ạt từ nước ngoài vào nước mình
Nguyên nhân này có thể xảy ra ở những nước không muốn phụ thuộc và chịu
ảnh hưởng từ nước có sử dụng đồng tiền đô la yếu. Những nước này muốn ngăn chặn
nguồn vốn nước ngoài ồ ạt chạy vào nước mình, chi phối lớn đến các ngành kinh tế
của đất nước. Nếu không có biện pháp ngăn chặn này thì các nước mạnh hơn sẽ lợi
dụng xuất khẩu tư bản để gây tác động đến tình hình kinh tế trong nước và từ đó ảnh
hưởng tới chính trị, xã hội làm cho đất nước phải phụ thuộc nhiều vào nước ngoài.
Một trong những biện pháp được chính phủ áp dụng là việc nâng giá đồng nội tệ.
Ví dụ, để tránh phải tiếp nhận các đồng đô la mất giá của Mỹ và Anh, chính phủ
Đức và Nhật nâng giá đồng tiền của mình để ngăn ngừa đô la mất giá chạy vào

4


nước mình và giữ vững lưu thông tiền tệ và tín dụng, duy trì sự ổn định của tỷ giá hối
đoái.
1.3. Tác động của nâng giá tiền tệ
1.3.1. Mặt tích cực
- Nâng giá tiền tệ, làm tăng giá của đồng nội tệ, giảm giá đồng ngoại tệ sẽ làm giảm
gánh nặng nợ nước ngoài của một quốc gia. Biện pháp này đã được nhiều quốc gia áp
dụng đặc biệt là đối với một quốc gia nợ nước ngoài nhiều và kéo dài.
- Ngoài ra, nâng giá tiền tệ sẽ làm cho giá trị thực tế của các khoản thu nhập bằng tiền
của mọi tầng lớp trong xã hội được tăng lên, hay nói cách khác sức mua của toàn xã

hội tăng lên, lưu thông hàng hoá và dịch vụ được mở rộng, từ đó tác động tích cực tới
thu ngân sách nhà nước và khuyến khích sản xuất.
- Nâng giá tiền tệ cũng sẽ khuyến khích dòng vốn từ trong nước chảy ra nước
ngoài với các mục đích như đầu tư, chuyển kiều hối…
- Hơn nữa, nâng giá tiền tệ về bản chất là mang tính quốc tế, cho nên nó có ảnh hưởng
đến quan hệ quốc tế, đặc biệt là quan hệ kinh tế.
1.3.2. Mặt tiêu cực
Bên cạnh những mặt tích cực có thể thấy rõ khi một quốc gia áp dụng chính
sách nâng giá đồng nội tệ, thì khi ngân hàng trung ương nâng giá, ấn định tỷ giá thấp
hơn tỷ giá cân bằng sẽ làm phát sinh những hậu quả như sau:
- Do tỷ giá giao dịch thấp hơn tỷ giá cân bằng (tỷ giá thị trường) nên sẽ khuyến khích
nhập khẩu, hạn chế xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ ra nước ngoài, ảnh hưởng đến sản
xuất trong nước. Hạn chế thu hút vốn đầu tư, kiều hối, du lịch vào trong nước.
- Do tỷ giá luôn chịu sức ép tăng một chiều khiến cho những nhà đầu cơ vào cuộc. Họ
sẽ nắm giữ ngoại tệ, chờ thời cơ tỷ giá tăng để bán ra kiếm lời. Điều này sẽ khiến
cho thị trường ngoại hối càng trở nên căng thẳng, khó quản lý và tạo ra sức ép
mạnh hơn lên phá giá nội tệ.
- Tỷ giá thấp dẫn đến việc doanh số mua bán ngoại tệ giảm phần nào đã kìm hãm phát
triển giao dịch thương mại quốc tế, gây ra nhiều ảnh hưởng không tốt đến việc phân bố
các nguồn lực trong xã hội.
II. Sự kiện nâng giá đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc giai đoạn 2006-2010
2.1. Chính sách tỷ giá hối đoái của Trung Quốc
Từ năm 1949 đến nay, Trung Quốc đã có những thay đổi lớn về chính sách tỷ giá.
Có thể chia thành 3 giai đoạn sau:

Hình 1: Tỷ giá hối đoái giữa CNY với USD giai đoạn 1980-2010
5


Nguồn: Quỹ tiền tệ quốc tế

Giai đoạn thứ nhất: Từ năm 1949 đến năm 1979. Trong giai đoạn này Trung
Quốc thực hiện quản lý kinh tế theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, chính phủ thống
nhất và tập trung quản lý các hoạt động ngoại hối. Trung Quốc thực hiện chế độ tỷ giá
cố định, ngân hàng nhân dân Trung Quốc là cơ quan duy nhất công bố tỷ giá mua bán
ngoại tệ của cả nền kinh tế. Giai đoạn này nền kinh tế Trung Quốc gặp nhiều khó khăn
nếu như không muốn nói là trì trệ.
Giai đoạn thứ hai: Từ năm 1979 đến năm 1993. Năm 1979, Trung Quốc tiến hành
cải cách kinh tế. Trung Quốc chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng, các ngành sản xuất
công nghiệp phụ trợ, khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đặc biệt là Hoa kiều đầu
tư vào trong nước để xuất khẩu thu ngoại tệ. Chính phủ Trung Quốc bảo lãnh việc cân
đối ngoại tệ cho các dự án xuất khẩu thu ngoại tệ. Để phù hợp với sự chuyển đổi của
nền kinh tế, chế độ tỷ giá cũng có thay đổi, bên cạnh tỷ giá chính thức do ngân hàng
nhân dân Trung Quốc công bố, sử dụng để hạch toán, tính thuế xuất nhập khẩu, Trung
Quốc cho phép một loại tỷ giá thứ hai được tồn tại, sử dụng để mua bán, giao dịch trên
thị trường ngoại tệ.
Năm 1991, Trung Quốc chuyển từ tỷ giá cố định sang chế độ tỷ giá thả nổi có quản
lý, duy trì hai loại tỷ giá. Do tỷ giá thị trường biến động mạnh đã tạo ra khoảng cách
giữa hai loại tỷ giá.
Đến năm 1993, thị trường giao dịch hối đoái giữa các doanh nghiệp phát triển, làm
cho chênh lệch giữa hai loại tỷ giá càng gia tăng. Trong thời gian này các doanh
nghiệp được phép giữ lại một phần ngoại tệ để sử dụng. Kết quả là ngoại tệ tập trung
vào nhà nước ít hơn so với khu vực dân cư nắm giữ, Trung Quốc gặp khó khăn trong
việc cân đối ngoại tệ.

6


Giai đoạn thứ ba: Từ năm 1994 lại đây. Để khắc phục các khó khăn do thị trường
tự phát gây nên, để thực hiện kế hoạch mở cửa kinh tế đối ngoại, đồng thời tạo điều
kiện cải thiện cán cân thương mại, Trung Quốc đã đưa tỷ giá chính thức lên ngang

bằng với tỷ giá thị trường.
Việc điều chỉnh thống nhất hai loại tỷ giá được thực hiện từ ngày 01/01/1994.
Trung Quốc đã cho đồng nhân dân tệ phá giá tới 35%, tỷ giá chính thức được điều
chỉnh từ mức 5,7 NDT/USD lên 8,7 NDT/USD. Kèm theo đó là các quy định xóa bỏ
chế độ tự giữ ngoại hối, các doanh nghiệp có nhu cầu ngoại tệ thanh toán hàng nhập
khẩu được mua ngoại tệ tại các ngân hàng được phép. Riêng các giao dịch phi thương
mại không được phép mua ngoại tệ của các ngân hàng. Trung Quốc cho phép thành
lập thị trường ngoại tệ liên ngân hàng với trung tâm chính tại Thượng Hải và một số
chi nhánh tại các thành phố lớn để thực hiện các giao dịch giao ngay trên thị trường.
Từ năm 1994 đến nay Trung Quốc đã thực hiện chuyển đổi tỷ giá theo cơ chế thị
trường có sự quản lý của nhà nước, tuy nhiên trên thực tế Trung Quốc vẫn thực hiện
cơ chế tỷ giá cố định gắn với đồng USD.
Vào tháng 7/2005, Trung Quốc tiến hành điều chỉnh tỷ giá theo hướng nâng giá đồng
CNY và tỷ giá giữa đồng USD và CNY vào thời điểm này là 1USD = 8.27CNY. Sau
đó, Ngân hàng Trung ương tiến hành cải cách tỷ giá, cho phép thả nổi tỷ giá trong giới
hạn biên độ 0.3% so với tỷ giá chính thức của Ngân hàng Trung ương.
2.2. Lý do Trung Quốc thực hiện nâng giá tiền tệ giai đoạn 2006-2010
2.2.1. Sức ép nâng giá đồng nhân dân tệ từ bên ngoài Trung Quốc
a) Sức ép từ phía Mỹ
Trong những năm gần đây nền kinh tế Trung Quốc phát triển rất nhanh, hàng hóa xuất
khẩu Trung Quốc tràn ngập trên thị trường quốc tế với ưu thế giá rẻ. Điều này khiến
cho sức ép buộc Trung Quốc phải nâng giá đồng nhân dân tệ là rất lớn, đặc biệt là Mỹ
thị trường tiêu thụ sản phẩm Trung Quốc lớn nhất thế giới hiện nay. Việc Mỹ liên tục
ra tăng sức ép lên Trung Quốc về việc nâng giá đồng nhân tệ xuất phát từ cả nguyên
nhân về kinh tế lẫn chính trị.
Trước hết là về kinh tế, Mỹ cho rằng Trung Quốc luôn cố tình định giá đồng nhân dân
tệ thấp hơn so với giá trị thực của nó để hưởng lợi trong xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ.
Các nhà sản xuất Mỹ cho rằng đồng nội tệ của Trung Quốc đang bị ghìm thấp hơn
40% so với giá trị thực của nó và đây cũng là lý do chính khiến thâm hụt ngân sách
của Mỹ đối với Trung Quốc ngày càng lớn, lên tới 273 tỷ USD trong năm 2010 và trở

7


thành mức thâm hụt ngân sách lớn nhất giữa Mỹ và các nước trên thế giới. Hàng hóa
Trung Quốc tràn ngập trên thị trường Mỹ khiến cho các doanh nghiệp sản xuất Mỹ gặp
rất nhiều bất lợi, thị trường trong và ngoài nước bị mất đi khiến cho các doanh nghiệp
buộc phải thực hiện chính sách cắt giảm nhân công, dẫn đến tình trạng thất nghiệp ở
Mỹ gia tăng. Tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ hiện nay là 9,7% và đang có xu hướng tiếp tục
tăng.
Bảng 2: Cán cân thương mại của Mỹ với Trung Quốc từ năm 2001-2010
Đơn vị: Tỷ USD
YEARS
IMPORT
EXPORT
TRADE
BALANCE
%
2001
102.30
19.20
121.50
-83.10
-68.39
2002
125.20
22.10
147.30
-103.10
-69.99
2003

152.40
28.40
180.80
-124.00
-68.58
2004
196.70
34.70
231.40
-162.00
-70.00
2005
243.50
41.80
285.30
-201.70
-70.69
2006
287.80
55.20
343.00
-232.60
-67.81
2007
321.50
65.20
386.70
-256.30
-66.27
2008

337.80
71.50
409.30
-266.30
-65.06
2009
298.40
69.60
368.00
-228.80
-62.17
2010
364.90
91.90
456.80
-273.00
-59.76
Nguồn: />Hiện nay, Trung Quốc đang là chủ nợ lớn nhất của Mỹ với lợi thế năm giữ hơn 1000

tỷ trái phiếu của Bộ Tài Chính Mỹ. Nhiều nhà phân tích Mỹ lo ngại khả năng từ chỗ lệ
thuộc vào chủ nợ Trung Quốc, Mỹ sẽ lệ thuộc nhiều vấn đề khác kể cả an ninh. Nếu
sức ép buộc Trung Quốc phải nâng giá đồng nhân dân tệ của Mỹ thành công thì cùng
với sự nâng giá của đồng nhân dân tệ, khoản nợ của Mỹ cũng theo đó giảm đi. Có điều
nỗ lực của Mỹ trong suốt giai đoạn 2000-2006 không làm Trung Quốc nhượng bộ và
đồng nhân dân tệ chỉ được thả lỏng một phần và cho lên giá từ từ so với đồng USD từ
năm 2006 trở lại đây. Tuy nhiên dù đồng nhân dân tệ đã bắt đầu tăng giá nhưng thặng
dư mậu dịch của Trung Quốc với Mỹ vẫn tiếp tục gia tăng.
Về nguyên nhân về chính trị. Nền kinh tế Trung Quốc giờ đây đang nằm trong danh
sách 5 nền kinh tế lớn nhất thế giới. Thực lực và tham vọng về kinh tế, chính trị và
quân sự của Trung Quốc luôn là một nguy cơ đối với Mỹ và là điểm nóng trong mối

quan hệ giữa hai nước. Nước Mỹ rất lo ngại về sự lớn mạnh dường như không gì
cưỡng lại nổi của Trung Quốc đã làm thay đổi cán cân quyền lực và ảnh hưởng không
chỉ trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương mà còn trên phạm vi toàn thế giới. Vì
vậy,Mỹ gây sức ép buộc đồng nhân dân tệ tăng giá kết hợp với một loạt chính sách
8


ngoại giao khác để tăng cường ảnh hưởng đến khu vực Đông Nam Á, kiềm chế Trung
Quốc. Nước Mỹ muốn đẩy mạnh việc xây dựng một khu vực tự do mậu dịch khu vực
Thái Binh Dương để cạnh tranh, ảnh hưởng với Hiệp dịnh mậu dịch tự do giữa Trung
Quốc và ASEAN.
Ngoài ra, Mỹ cần gia tăng sức ép để các chính khách Mỹ tranh thủ lá phiếu cử tri
tháng 11/2010 là năm nước Mỹ có kỳ bầu cử nên các nghị sĩ phải chứng tỏ rằng họ
quan tâm tới việc làm của người dân và quyền lợi doanh nghiệp. Cho nên cả hành
pháp và lập pháp Mỹ đều muốn nâng sức cạnh tranh của Mỹ và ngăn ngừa khả năng
cạnh tranh của Trung Quốc bằng hối suất thấp.
Để thực hiện ý đồ của mình từ năm 2003, nhiều đoàn đại biểu Mỹ đã sang Trung Quốc
để kêu gọi Trung Quốc thay đổi chính sách kinh tế tài chính hòng đối phó với những
vấn đề song phương giữa hai nước. Trong đó nổi bật nhất là chuyến đi của bộ trưởng
ngân khố Mỹ John Snow sang Trung Quốc vào đầu tháng 9 năm 2003 nhằm đòi hỏi
nước này phải thả nổi tỷ giá đồng nhân dân tệ.
Ngày 30/3/2010 Chính phủ Mỹ thông báo sẽ tăng thuế đánh vào các mặt hàng giấy
nhập khẩu từ Trung Quốc từ 10,9% tới 20,4% với lý do trừng phạt các biện pháp trợ
cấp của Bắc Kinh dành cho các công ty trong nước.
Ngày 28/9/2010 Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật gây sức ép buộc Trung Quốc nâng
giá đồng nhân dân tệ. Dự luật sẽ tạo điều kiện cho Chính phủ Mỹ bổ sung thêm thuế
quan đối với hàng hóa nhập khẩu từ các nước bị coi là để giá đồng tiền của họ thấp
hơn nhằm hỗ trợ xuất khẩu. Mặc dù dự luật không đề cập cụ thể đến Trung Quốc
nhưng sẽ tạo điều kiện cho bộ tài chính Mỹ dễ dàng hơn trong việc quy kết Bắc Kinh
lũng đoạn tiền tệ của mình và tạo điều kiện cho các công ty Mỹ tìm kiếm các biện

pháp thuế quan để trả đũa hàng hóa Trung Quốc. Dư luận Trung Quốc phản ứng dữ
dội với dự luật, cho rằng sự mất cân đối trong cán cân thương mại giữa hai nước là kết
quả của các chính sách kinh tế của Mỹ chứ không phải do tỷ giá giữa đồng tiền của hai
nước. Theo các nhà phân tích thì sự ra đời của dự luật sẽ đẩy căng thẳng tiền tệ giữa
hai cường quốc kinh tế tiến gần hơn tới một cuộc chiến thương mại. Vấn đề tỷ giá
Nhân dân tệ hiện đang gây chia cắt cộng đồng doanh nghiệp Mỹ. Các nhà xuất khẩu
tại Mỹ cho rằng, họ bị thiệt hại bởi hàng hóa cạnh tranh không bình đẳng từ Trung
Quốc, nhưng các công ty Mỹ hoạt động tại Trung Quốc hoặc xuất khẩu hàng hóa đi từ
nước này thì lo ngại họ có thể chịu thiệt hại từ việc Washington áp dụng các biện pháp
trừng phạt hoặc Bắc Kinh có hành động trả đũa.
9


b) Sức ép của châu Âu và các tổ chức quốc tế
Cũng tương tự Mỹ, các nước châu Âu cũng đang gặp phải rất nhiều vấn đề lo ngại
trước chính sách neo tỷ giá thấp hơn giá trị thật của Trung Quốc.

Bảng 2: Cán cân thương mại của EU với Trung Quốc từ năm 2006-2010
YEARS
IMPORT
EXPORT
TRADE
BALANCE
2006
194.932
63.794
258.726
-131.138
2007
232.664

71.928
304.592
-160.736
2008
247.933
78.417
326.35
-169.516
2009
214.86
82.426
297.286
-132.434
2010
281.86
113.106
394.966
-168.754
Nguồn: />
%
-50.69
-52.77
-51.94
-44.55
-42.73

Xét về tỷ trọng, mức độ thâm hụt của khối này với Trung Quốc cũng chiếm tới hơn 50%
tổng kim ngạch thương mại. Và đây cũng là mức độ thâm hụt thương mại khó có thể chấp
nhận được đối với EU. Gần đây các nước Tây Âu cũng bắt đầu công khai tăng áp lực


cho việc yêu cầu Trung Quốc nâng giá đồng nhân dân tệ. Ủy ban Châu Âu còn mở
cuộc điều tra với nghi vấn Trung Quốc đang đưa ra biện pháp hỗ trợ thiếu công bằng
với các công ty sản xuất giấy của nước này. Trọng tâm điều tra của Ủy ban châu Âu là
việc liệu các công ty sản xuất giấy dùng cho sách và tờ rơi có nhận được hỗ trợ tài
chính và bán sản phẩm giấy tại châu Âu với mức giá thấp hơn giá trên thị trường, hành
vi được coi là bán phá giá.
Ngày 17/3/2010, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã lên tiếng ủng hộ Mỹ trong việc kêu gọi
Trung Quốc xem xét nâng giá trị nhân dân tệ. Bởi theo đánh giá của IMF, chính sách
thương mại của Trung Quốc có bất lợi cho các nền kinh tế khác. Chỉ riêng việc giữ giá
nhân dân tệ ở mức thấp cũng đã ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động xuất khẩu của các
nền kinh tế đang phát triển khác, chứ không chỉ riêng với Mỹ, châu Âu và Nhật Bản.
Tại hội nghị thượng đỉnh Âu - Á mới đây, Chủ tịch EU và Chủ tịch Ủy ban châu Âu
nhấn mạnh với Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo rằng châu Âu mong muốn Bắc
Kinh phải ấn định một tỉ giá chuyển đổi nhân dân tệ tương xứng với đồng euro để
tránh hạn chế xuất khẩu của châu Âu và từ đó tăng trưởng của châu Âu không bị ảnh
hưởng. Ngân hàng thế giới (WB) cũng khuyên Bắc Kinh nên để thả nổi đồng nhân dân
tệ.
2.2. 2. Lợi ích của Trung Quốc từ việc nâng giá tiền tệ
10


Trung Quốc tăng giá đồng tiền của mình một mặt vì sức ép từ bên ngoài, mặt khác
cũng vì lợi ích của bản thân.
Thứ nhất, với chính sách nâng giá tiền tệ sẽ giảm rủi ro đối với khối tài sản dưới dạng
giấy tờ có giá của nước ngoài của Trung Quốc. Trung Quốc hiện đang giữ trái phiếu
của Mỹ và chứng từ có giá khác của nước ngoài trị giá hơn 3 nghìn tỷ USD và họ đang
đứng trước hai nguy cơ rõ rệt: lạm phát ở Mỹ, châu Âu và sự mất giá của đồng USD
so với đồng EUR và các đồng tiền khác. Lạm phát ở Mỹ hay Châu Âu làm giảm giá trị
của trái phiếu dựa trên đồng USD hay đồng EUR. Ngay cả khi lạm phát ở Mỹ không
tăng nhưng đồng USD mất giá thì cũng làm giảm giá trị khối lượng tài sản này của

Trung Quốc. Để giảm rủi ro này Trung Quốc buộc phải giảm khối lượng giấy tờ có giá
của mình bằng ngoại tê.
Ngoài ra với một đồng nhân dân tệ mạnh hơn sẽ làm giảm lạm phát ở trong nước. Một
đồng nhân dân tệ mạnh sẽ làm cho hàng hóa nhập khẩu rẻ hơn và có lợi cho người tiêu
dùng cũng như doanh nghiệp Trung Quốc. Giá nhập khẩu giảm có ý nghĩa rất lớn với
Trung Quốc vì Trung Quốc là nước phải nhập khẩu nhiều loại hàng tiêu dùng, máy
móc, thiết bị cũng như nguyên liệu. Trong tương lai điều này còn có ý nghĩa lớn hơn
vì Trung Quốc chủ trương kích cầu trong nước đặc biệt là khuyến khích các hộ gia
đình đẩy mạnh tiêu dùng. Một trong những mục tiêu chính của kế hoạch năm năm lần
thứ 12 là tăng thu nhập cũng như tăng tiêu dùng của các hộ gia đình nhanh hơn tăng
trường GDP. Trong tình hình xuất khẩu như hiện nay thì việc tăng tiêu dùng của các
hộ gia đình sẽ dẫn đến thiếu hụt sản xuất điều này sẽ làm tăng nhanh giá hàng hóa sản
xuất trong nước. Như vậy có nghĩa là để kích thích tiêu dùng thì phải giảm xuất khẩu,
một trong những biện pháp được áp dụng là tăng giá trị đồng nhân dân tệ
2.3. Phản ứng của Trung Quốc
Ngày 21/7/2005, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, sau gần một thập kỷ cố định tỷ giá
đồng nhân dân tệ với đồng USD trong một khung dao động rất hẹp là 8,26 - 8,28
USD/nhân dân tệ kể từ năm 1996, đã chuyển sang cơ chế tỷ giá mới linh hoạt hơn, giá
đồng nhân dân tệ đã tăng thêm 2,11% ở mức 8,11 tệ đổi được 1 USD. Mức tăng 2.11%
đã phần nào thể hiện được ý đồ của Trung Quốc. Trước sức ép từ nhiều phía Trung
Quốc tính toán rằng mức nâng giá 2,1% đủ để xoa dịu Mỹ và các đối tác thương mại
của Trung Quốc, đồng thời báo hiệu rằng đồng NDT sẽ còn được điều chỉnh trong
tương lai.
11


Bên cạnh đó Trung Quốc cũng đưa ra lập luận phản bác quan điểm của Mỹ cho rằng
Trung Quốc đóng góp ¼ thâm hụt thương mại của Mỹ và có dự trữ ngoại hối quá lớn.
Theo phía Trung Quốc, Trung Quốc thặng dư thương mại với Mỹ là do việc nhập khẩu
tăng chậm chứ không phải xuất khẩu tăng nhanh do các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu

từ Mỹ là máy móc, thiết bị mà nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng này đã gần như bão
hòa trong thời điểm đó. Ngoài ra, tuy Trung Quốc có thặng dư thương mại với Mỹ hơn
200 tỷ USD năm 2006 nhưng lại thâm hụt thương mại với hầu hết các quốc gia khác.
Trung Quốc cũng không đồng ý với việc Mỹ cho rằng Trung Quốc có dự trữ ngoại
hối lớn. Trung Quốc giải thích rằng nguồn dự trữ ngoại hối lớn có nguồn gốc từ nguồn
tiền nóng chảy vào trong nước nhằm thu lợi ích tức thời khi đồng nhân dân tệ lên giá.
Vì vậy, nguồn dự trữ ngoại hối này không phải là nguồn vốn đầu tư dài hạn và có thể
chảy ra nước ngoài bất cứ lúc nào.
Trong khoảng thời gian 3 năm đến tháng 7/2008, Trung Quốc đã thả nổi đồng nhân
dân tệ nên đồng nhân dân tệ tăng giá 21% so với đồng USD thế nhưng sau đó lại neo
tỷ giá trở lại.
Đối mặt với những thách thức nghiêm trọng từ phía Mỹ, chính phủ Trung Quốc cũng
đã có những đòn đáp trả, như phản đối Chính phủ Mỹ lợi dụng tỷ giá đồng đôla Mỹ
làm công cụ chiến lược đối phó với Trung Quốc. Ngoài ra, Trung Quốc còn đưa ra
thông tin có khả năng Chủ tịch Hồ Cẩm Đào sẽ không tham dự “Hội nghị thượng đỉnh
an ninh hạt nhân” lần thứ nhất tại Oasinhton nhằm phản ứng lại việc Mỹ công bố “Báo
cáo tình hình chính sách tỷ giá ngoại hối” vào ngày 15/4/2010.
Với vị thế là chủ nợ lớn nhất của Mỹ, Trung Quốc cũng có nhiều lợi thế trên bàn đàm
phán. Ngày 16/11/09, phát ngôn viên Bộ Thương mại Trung Quốc tuyên bố: “Chúng
tôi không nghĩ rằng đà phục hồi của kinh tế toàn cầu sẽ được hưởng lợi nếu một nước
yêu cầu nước khác phải nâng giá đồng tiền trong khi chính nước đó hạ giá đồng tiền.
Điều đó là không công bằng.” Bên cạnh đó, phía Trung Quốc cũng cho rằng việc nhân
dân tệ tăng giá cũng không “cứu” được nền kinh tế Mỹ và đưa ra những lập luận để
khẳng định quan điểm của mình:
Thứ nhất, cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của Trung Quốc không mang tính cạnh tranh với
Mỹ, các chủng loại hàng hoá do Trung Quốc sản xuất về cơ bản Mỹ không có. Trong
hàng nghìn tỷ USD nhập khẩu của Trung Quốc mỗi năm, lượng hàng tiêu dùng chỉ
chiếm khoảng 2,5% và hầu như đều được nhập từ các nước láng giềng. Do vậy, NDT
tăng giá không có tác dụng thúc đẩy Trung Quốc nhập
khẩu hàng hoá từ Mỹ.

12


Thứ hai, Trung Quốc cho rằng việc nâng giá đồng nhân dân tệ cũng không làm cho
giá cả các mặt hàng xuất khẩu Trung Quốc tăng lên nhiều. Lý do là Trung Quốc luôn
áp dụng chính sách tăng giá “ôn hòa” để tránh cho các doanh nghiệp xuất khẩu bị tổn
thương. Một cơ quan nghiên cứu của Nhật Bản dự báo NDT tăng giá không có tác
dụng nhiều đối với việc hạn chế nhập khẩu cũng như giải quyết nạn thất nghiệp tại Mỹ
vì giá trị của NDT tăng lên 1% thì giá hàng hoá nhập khẩu của Mỹ cũng chỉ tăng
khoảng 0,3%.
III. Tác động của nâng giá đồng nhân dân tệ đối với Việt Nam
3.1. Về lĩnh vực xuất khẩu
Nhân dân tệ tăng giá, thì hàng xuất khẩu của Trung Quốc sẽ trở nên đắt hơn, và làm
giảm khả năng cạnh tranh của hàng hóa Trung Quốc. Đây sẽ là một cơ hội đối với
ngành xuất khẩu của Việt Nam để thâm nhập vào thị trường Trung Quốc đặc biệt là
nếu các khoản trao đổi đó được thanh toán bằng đô la. Qua đó Việt Nam có thể hy
vọng giảm bớt thâm hụt mậu dịch đối với bạn hàng Trung Quốc.
Tuy nhiên, xuất khẩu Việt Nam sang Trung Quốc cũng không có sự đột biến nào. Bốn
mặt hàng xuất khẩu đứng đầu đều là khoáng sản, nguyên liệu thô & nông sản thực
phẩm tiểu ngạch giá trị rất thấp và không ổn định. Giá cả của những hàng hóa này phụ
thuộc nhiều vào giá thế giới và khối lượng xuất khẩu của mặt hàng này không bị tác
động nhiều bởi yếu tố tỷ giá. Thậm chí, rất nhiều mặt hàng trong số này đang trong đà
giảm khối lượng xuất khẩu. Các mặt hàng nguyên nhiên liệu như than đá, cao su, dầu
thô giá cả biến động theo giá thế giới, được tính bằng USD và mức độ co giãn cầu đối
với giá cũng không nhiều. Như vậy, việc điều chỉnh nhẹ tỷ giá CNY sẽ không có tác
động nhiều đến xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc.
3.2. Về lĩnh vực nhập khẩu
Theo lý thuyết, khi một đồng tiền một quốc gia tăng giá thì sản phẩm của quốc gia đó
sẽ giảm sức cạnh tranh hơn vì giá bán sẽ đắt hơn; xuất khẩu của nước đó ra thị trường
thế giới sẽ khó hơn và nhập khẩu vào sẽ nhiều hơn.

Thế nhưng trên thực tế, Việt Nam nhập siêu rất lớn từ Trung Quốc. Dù NDT tăng giá
nhưng việc giảm nhập khẩu từ Trung Quốc hay tăng xuất khẩu từ đó giảm nhập siêu là
điều không dễ. Trung bình, nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc lớn gấp 3,5 lần
xuất khẩu, và thâm hụt thương mại từ Trung Quốc chiếm phần lớn trong thâm hụt
thương mại của Việt Nam. Nhóm hàng nhập khẩu nhiều nhất từ Trung Quốc là máy
móc thiết bị, nguyên vật liệu như vải, hóa chất, xăng dầu… Có thể nhận thấy cầu của
những mặt hàng này ít co giãn so với thay đổi về giá. Theo lý giải về nhập siêu của Bộ
13


Công Thương, Việt Nam phần lớn nhập khẩu về máy móc, nguyên liệu... mà trong
nước chưa thể đáp ứng và rất khó để giảm ngay. Cơ hội chuyển đổi sang nguồn hàng
từ các nước khác cũng không lớn khi Trung Quốc là nơi có ưu thế vượt trội về giá, mà
còn là mẫu mã và độ tiện lợi...nhất là đối với các DN nhỏ và vừa, các DN làm gia
công.Trong khi đó, sự tăng giá của NDT đối với USD dẫn đến tăng giá hàng hóa tính
theo VND chưa thực sự lớn, nhất là so với giá cả nhập khẩu từ các thị trường khác vốn
đắt hơn nên các DN chưa có nhiều ý định chuyển đổi nhà nhập khẩu. Do vậy, việc
tăng giá của CNY như vừa qua dường như ít có khả năng có thể giúp cải thiện kim
ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc.
Hiện nay, Việt Nam chủ yếu làm gia công như ngành dệt may, da giày... mà phần lớn
nguyên liệu nhập từ Trung Quốc. Sức thuyết phục của nguồn nguyên liệu từ thị trường
này trước hết là giá rẻ, nguồn hàng dồi dào và đa dạng. Vì thế, nhiều chuyên gia cho
rằng, dù NDT tăng giá nhưng các DN Việt Nam vẫn không thể giảm nhập khẩu từ
Trung Quốc, thậm chí còn coi đây là sự lựa chọn có lợi hơn so với các nguồn khác
trong ngắn hạn.
Dệt may - ngành xuất khẩu lớn nhất nhì Việt Nam - là điển hình cho câu chuyện trên.
Số liệu từ Hiệp hội Dệt may cho biết, dệt may Việt Nam xuất khẩu khoảng trên 10 tỷ
USD/năm, nhưng hơn 60% nguyên phụ liệu phải nhập khẩu. Trong đó, nhập từ Trung
Quốc chiếm tỷ lệ rất lớn. Cụ thể, năm 2009, Việt Nam nhập 1,566 tỷ USD vải các loại.
Bên cạnh đó là các nguyên phụ liệu, hóa chất, máy móc... khác phục vụ cho ngành

may mặc lên đến hàng tỷ USD mỗi năm, đều có xuất xứ từ Trung Quốc. Một số DN
thành viên Hội Dệt may thêu đan TP.HCM cho biết, nhập khẩu hàng Trung Quốc
nhưng thanh toán chủ yếu bằng USD nên khi NDT điều chỉnh thì giá bằng đồng USD
sẽ tăng lên, ảnh hưởng lớn tới giá thành sản phẩm dệt may xuất khẩu của Việt Nam.
Đầu vào đắt đỏ hơn nhưng các DN Việt Nam không thể điều chỉnh giá ngay vì còn
phải tính toán cạnh tranh với DN các nước.
Ngành da giày Việt Nam chẳng hạn và nhiều dự án đầu tư khác cũng rơi vào tình cảnh
tương tự. Giá nhập khẩu đầu vào cao, nhất là các nguyên phụ liệu sản xuất, máy móc,
trang thiết bị nhập khẩu chính ngạch, thì sản phẩm làm ra cũng đắt theo. Các doanh
nghiệp Việt Nam sẽ phải đánh giá tác động của sự kiện này tới chi phí sản xuất, nhất là
đối với những ngành phụ thuộc nặng nề vào nguồn nguyên liệu nhập từ Trung Quốc.
Chính vì thế, trước mắt, với sự điều chỉnh nhỏ, các DN vẫn có thể chịu đựng được.
Tuy nhiên, một chuyên gia từ Viện Nghiên cứu Thương mại - Bộ Công Thương cho
14


rằng, với sức ép từ các đối tác thương mại lớn, vấn đề tăng giá NDT còn đặt ra như
yêu cầu trong các quan hệ chính trị. Vì thế, về dài hạn dù giữ một thái độ thận trọng và
điều chỉnh dần nhưng khả năng tiếp tục tăng giá NDT nhiều khả năng diễn ra. Vì thế,
DN cần sớm có sự quan tâm đúng mức để có điều chỉnh phù hợp.
3.3. Lĩnh vực đầu tư
Theo giới phân tích, trước mắt việc điều chỉnh tỷ giá hối đoái vừa qua của
Trung Quốc còn rất khiêm tốn, nhưng về lâu dài thì đây là một tiến trình không thể
đảo ngược. Khi đồng nhân dân tệ tăng giá, thì khả năng đầu tư ra nước ngoài của
Trung Quốc sẽ còn lớn hơn so với hiện nay, và Việt Nam sẽ là một trong những thị
trường nằm trong chiến lược phát triển đó của Trung Quốc. Tuy nhiên, việc đầu tư ra
nước ngoài của Trung Quốc chủ yếu trong các lĩnh vực công nghệ thấp, hoặc tập trung
trong lĩnh vực khai thác tài nguyên và trong những ngành ảnh hưởng đến môi trường
thì đó không phải là hiện tượng đáng hoan nghênh. Việt Nam cần quan tâm hơn đến
dòng đầu tư mới từ Trung Quốc để ngăn chặn những dự án như vậy.

Trong lĩnh vực đầu tư Trung Quốc cũng là một trong những đối tác hàng đầu của Việt
Nam. Trên thực tế, đã có hơn 800 dự án của quốc gia láng giềng này “bám rễ” ở Việt
Nam, tính cho đến nay, để tận dụng chi phí nhân công rẻ, tài nguyên phong phú và vị
trí thuận tiện. Trong khi đó, có những nhận định cho rằng, khi Nhân dân tệ lên giá,
khối tài sản của Trung Quốc sẽ lớn lên tương ứng và việc đầu tư ra nước ngoài sẽ diễn
ra mạnh mẽ hơn. TS. Võ Trí Thành giải thích thêm, khi đồng tiền đắt lên thì quốc gia
đó có khuynh hướng đẩy đầu tư của họ ra nước ngoài, tới các thị trường rẻ hơn. “Nếu
Nhân dân tệ lên giá thì có thể Trung Quốc sẽ đầu tư mạnh hơn vào Việt Nam, đứng về
dài hạn mà nói”, Phó viện trưởng CIEM khẳng định. Tuy nhiên, vị chuyên gia này
cũng lưu ý rằng, khi chấp nhận đầu tư từ Trung Quốc có những lý do để lo ngại. “Vì
đầu tư của Trung Quốc không phải công nghệ nguồn, có thể gây ô nhiễm môi
trường...”,

ông

nói.

Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam nhấn mạnh rằng: “Tác động của việc đồng Nhân
dân tệ tăng giá đến nền kinh tế thế giới sẽ vô cùng to lớn. Với những nền kinh tế láng
giềng của Trung Quốc và có thực lực yếu hơn, sự cảnh báo này càng tăng gấp bội.
Nhận định này hàm ý rất rõ cho Việt Nam”.
Trong những năm gần đây dòng vốn đầu tư của Trung Quốc ngày càng tăng, nhưng
vẫn chỉ chiếm tỷ lệ khá nhỏ trong tổng vốn FDI vào Việt Nam. Tính trong 5 tháng đầu
15


năm 2010, FDI đăng ký từ Trung Quốc chỉ là 67.8 triệu USD, chưa bằng 1% tổng FDI
đăng ký (FDI đăng ký năm 2009 là 190 triệu USD cũng chưa bằng 1% tổng đăng ký).
Các dòng vốn vay như ODA hoặc thương mại lại không phụ thuộc quá nhiều vào vấn
đề tỷ giá, mà các yếu tố khác. Những khoản vay ưu đãi từ Trung Quốc luôn kèm với

các điều kiện như nhập khẩu máy móc, thiết bị, công nghệ, sử dụng lao động... Lợi ích
từ những dòng vốn này lại tuỳ thuộc rất nhiều vào cách tiếp nhận của người đi vay.
3.4. Áp lực đối với lạm phát ở Việt Nam
Những lo ngại áp lực về lạm phát khi CNY tăng giá không phải là không có cơ sở
khi mà hàng tiêu dùng của Trung Quốc đang khá phổ biến ở thị trường Việt Nam.
CNY tăng giá sẽ kéo theo giá không ít mặt hàng nhập khẩu tăng theo. Tuy nhiên, liệu
mức độ tăng giá có thực sự đáng lo ngại?
Nhiều mặt hàng của Trung Quốc có lợi thế về giá vượt trội so với hàng Việt Nam.
Việc điều chỉnh tỷ giá 0.44%, thậm chí 5% có thể sẽ không ảnh hưởng nhiều đến giá
cả các mặt hàng Trung Quốc trên thị trường. Trên thực tế, CNY đã lên giá so với VND
khá mạnh trong suốt thời gian qua, nhưng mức độ ảnh hưởng đến lạm phát không quá
lớn.
Ngoài ra, phần lớn hàng nhập khẩu từ Trung Quốc là mặt hàng trung gian, tức là giá
tăng không tác động trực tiếp lên giá hàng tiêu dùng. Mặt bằng giá hàng Trung Quốc
chỉ có thể bị tác động đáng kể khi CNY tăng giá 10 – 20%. Tuy vậy, kịch bản này
dường như khó diễn ra trong ngắn hạn.

KẾT LUẬN
Những ảnh hưởng thực sự khi đồng Nhân dân tệ tăng giá nhẹ đối với nền kinh tế
Việt Nam là không lớn. Dù có tác động ít nhiều, các chuyên gia của Viện Nghiên cứu
quản lý kinh tế TW nhận định, việc tăng giá của NDT hiện nay dường như ít tác động
cải thiện kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc. Lợi ích mong muốn nhất
từ tăng giá NDT là giảm nhập khẩu và tăng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường
này chưa thể diễn ra.
Áp lực lạm phát từ giá cả hàng hoá nhập khẩu là không cao và tác động của tỷ giá
lên dòng vốn đầu tư không phải là yếu tố quan trọng. Việc CNY được nâng giá cũng
không giúp cải thiện tình hình nhập siêu đang ở mức rất cao từ Trung Quốc.
Các chuyên gia cho rằng nếu CNY không tăng giá quá mạnh (10-20%) so với USD
thì cán cân thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc sẽ không bị tác động đáng kể.
16



Có thể nói, nhân dân tệ tăng giá chỉ có tác dụng giảm nhẹ căng thẳng giữa các đối
tác thương mại và thể hiện cam kết của Trung Quốc trong việc tái cân bằng kinh tế
toàn cầu, nhưng tác dụng này chưa đủ lớn để có thể gây xáo trộn trên thị trường tài
chính thương mại toàn cầu, ngoại trừ tác động tâm lý. Đối với Việt Nam, nhân dân tệ
tăng giá buộc các doanh nghiệp phải điều chỉnh cơ cấu xuất nhập khẩu và chuyển
hướng sang những thị trường khác, các doanh nghiệp cần theo dõi diễn biến tỷ giá và
thị trường quốc tế để xây dựng chiến lược phát triển dài hạn.

17


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

PGS. Đinh Xuân Trình. (2002). Giáo trình Thanh toán Quốc tế trong

ngoại thương . Nhà xuất bản Giáo dục
2.
GS. Nguyễn Văn Tiến. (2010). Giáo trình Tài Chính Quốc tế .Nhà xuất
bảnThống kê
3.
Burton. M., Nesiba. R., & Brown. B. (2009). An introduction to
financial markets and institutions. M.E. Sharpe SharpeLtd
4.
/>5.
/>6.
/>7.
/>1424/story.html

8.
/>9.
/>10.
/>
18


MỤC LỤC

19



×