Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

uận văn luật tư pháp vấn đề bình đẳng giới trong xã hội việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (601.46 KB, 98 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
BỘ MÔN TƯ PHÁP


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
KHÓA 2007 – 2011
ĐỀ TÀI:

VẤN ĐỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG XÃ
HỘI VIỆT NAM HIỆN NAY

Giảng viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

TS. Phạm Văn Beo

Nguyễn Kiều Oanh
MSSV: 5075292
Lớp: Tư Pháp 3 – K33

Cần Thơ, thaùng 4/2011


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
BỘ MÔN TƯ PHÁP


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT


KHÓA 2007 – 2011
ĐỀ TÀI:

VẤN ĐỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG XÃ
HỘI VIỆT NAM HIỆN NAY

Giảng viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

TS. Phạm Văn Beo

Nguyễn Kiều Oanh
MSSV: 5075292
Lớp: Tư Pháp 3 – K33


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………


MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU.............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài....................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu...............................................................................................2
3. Phạm vi nghiên cứu................................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................2
5. Bố cục đề tài...........................................................................................................2
Chương 1......................................................................................................................3
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI............................3
1.1. Khái quát về giới, giới tính..................................................................................4
1.1.1. Khái niệm giới..............................................................................................4

1.1.2. Khái niệm giới tính.......................................................................................4
1.1.3. Phân biệt giới, giới tính ...............................................................................5
1.1.4. Ý nghĩa của sự phân biệt giới, giới tính.......................................................6
1.2. Khái quát về bất bình đẳng giới và bình đẳng giới............................................7
1.2.1. Khái quát về bất bình đẳng giới...................................................................7
Chương 2....................................................................................................................26
PHÁP LUẬT VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.......................26
Chương 3....................................................................................................................52
3.2.3. Trong lĩnh vực lao động.............................................................................70
KẾT LUẬN................................................................................................................84


LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, khi đất nước bước vào kỷ nguyên hội nhập với thế giới, vấn đề nam
nữ bình đẳng lại càng được chú trọng hơn bao giờ hết. Nó đã và đang trở thành một
vấn đề được cả nhân loại hết sức quan tâm. Xây dựng xã hội bình đẳng giới là một
phần không thể thiếu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất
lượng cuộc sống, đảm bảo công bằng văn minh. Bảo đảm bình đẳng giới thực chất
là bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ được thực hiện trên thực tế. Do đó Đảng và
Nhà nước ta đã có rất nhiều chế độ cũng như chính sách để tạo điều kiện cho sự
phát triển của phụ nữ một cách bình đẳng với nam giới; xã hội đã thừa nhận vai trò
và vị thế của người phụ nữ. Thực tế chứng minh, phụ nữ hoàn toàn có thể đảm
nhiệm tốt vai trò của mình trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội, gia đình
không thua kém gì so với nam giới.
Người ta thường nói: “phụ nữ chiếm nữa phần nhân loại”. Có lẽ phải nói rõ
hơn, đó là nữa phần nhân loại với những chức năng mà nữa kia không thể thay thế.
Hiện nay, vai trò của phụ nữ đã thay đổi, người phụ nữ “nặng gánh hai vai”, vừa
phải làm tốt các công việc xã hội vừa đảm nhận vai trò làm vợ, làm mẹ trong khi
quỹ thời gian của họ cũng như mọi người, sức khỏe lại hạn chế. Để cố gắng làm tốt

mọi việc, họ phải nổ lực và hy sinh rất nhiều nên ít có điều kiện hưởng thụ thành
quả lao động do chính mình làm ra. Mặc dù vị thế và vai trò của phụ nữ Việt Nam
đối với gia đình và đất nước đã được ghi nhận và khẳng định, nhưng hiện nay vấn
đề bình đẳng giới ở nước ta vẫn còn những bất cập. Đất nước ta trãi qua hàng nghìn
năm phong kiến, tàn dư của nó là tư tưởng “trọng nam khinh nữ” vẫn còn ăn sâu
trong tìm thức của một bộ phận dân chúng, nhất là ở những vùng, miền còn nặng về
hủ tục lạc hậu. Nhiều nơi, nhiều lúc, vai trò của người phụ nữ vẫn chưa được nhìn
nhận một cách đúng đắn dẫn đến họ không được học hành đến nơi đến chốn, không
được chăm sóc sức khỏe đúng mức, ít nhận được lời động viên, an ủi của người
thân trong gia đình và hơn nữa họ còn là nạn nhân chính của tình trạng bạo lực gia
đình, bị đánh đập và đối xử thậm tệ.
Ngay tại các Bộ, ngành và những đơn vị hành chính, kinh tế lớn thì việc xây
dựng bình đẳng giới vẫn còn gặp phải nhiều khó khăn nhất định. Việc bồi dưỡng,
phát triển cán bộ nữ ở nhiều nơi vẫn bị hạn chế, một số đơn vị kinh tế thậm chí
không muốn nhận lao động nữ vì ngại thực hiện chế độ thai sản, và những lý do
khác. Đó chính là những nguyên nhân làm cho người phụ nữ không có cơ hội thể
hiện mình, làm mất đi một nữa tài nguyên vốn có của tạo hóa trong sự vận động và
phát triển của xã hội. Đã có nhiều văn bản pháp luật ra đời để điều chỉnh về vấn đề


này và đã đạt được những thành quả nhất định, song, vấn đề bình đẳng giới ở Việt
Nam vẫn còn những bất cập mà chúng ta còn phải phấn đấu để đạt được mục tiêu
bình đẳng giới thực sự giữa nam và nữ.
Từ những điều đã chứng kiến, những việc nghe thấy, gặp phải và những bức
xúc xảy ra thường xuyên trong gia đình và xã hội, tác giả đã quyết định chọn đề tài:
“Vấn đề bình đẳng giới trong xã hội Việt Nam hiện nay”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Thông qua việc nghiên cứu đề tài “Vấn đề bình đẳng giới trong xã hội Việt
Nam hiện nay” sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về vấn đề bình đẳng giới trong xã hội,
những quy định của pháp luật về vấn đề này, những thành tựu đạt được cũng như

các mặt còn hạn chế trong việc áp dụng pháp luật về bình đẳng giới và những quy
định liên quan đến bình đẳng giới trên thực tế. Từ đó, đưa ra giải pháp khắc phục
phần nào tình trạng bất bình đẳng giới nói chung và bất bình đẳng đối với phụ nữ
nói riêng, góp phần bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ, thúc đẩy sự phát triển
chung của xã hội.
3. Phạm vi nghiên cứu
Bình đẳng giới là một vấn đề rộng lớn và liên quan đến rất nhiều lĩnh vực khác
nhau. Trong điều kiện rất hạn hẹp về thời gian, cũng như giới hạn của đề tài nên tác
giả chỉ tập trung nghiên cứu về vấn đề đã và đang được xã hội quan tâm nhiều nhất:
Bình đẳng giới đối với phụ nữ trong các lĩnh vực của đời sống gia đình và xã
hội. Theo đó, tác giả dựa trên cơ sở những tài liệu, những văn bản pháp luật được
áp dụng trên cả nước có liên quan đến vấn đề này.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu, tác giả đã vận dụng cơ sở khoa học pháp
lý làm nền tảng và phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng của Mác Lênin là phương pháp giữ vai trò chủ đạo để xây dựng toàn bộ các vấn đề của bài
viết. Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng các phương pháp như:
- Phương pháp chứng minh được vận dụng để đưa ra những minh chứng cụ thể
làm rõ thêm cho vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích luật viết được dùng để phân tích các quy định của
pháp luật hiện hành về vấn đề này.
- Phương pháp so sánh được sử dụng để đối chiếu với các vấn đề có liên quan.
- Phương pháp tổng hợp, thống kê, sử dụng trang web để tìm kiếm tài liệu, bên
cạnh đó tác giả còn vận dụng các bài viết của các nhà luật học, các bài báo, tạp chí
và cách nhìn nhận vấn đề của chính tác giả để nghiên cứu và hoàn thành đề tài này.


5. Bố cục đề tài
Đề tài “Vấn đề bình đẳng giới trong xã hội Việt Nam hiện nay” được tác
giả chia thành các phần như sau:
Lời nói đầu.

Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về bình đẳng giới.
Chương 2: Pháp luật về bình đẳng giới ở Việt Nam hiện nay.
Chương 3: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả trong công tác bảo
đảm bình đẳng giới ở Việt Nam hiện nay.
Kết luận.


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI
Ở đầu chương 1, tác giả sẽ giới thiệu khái quát về giới, giới tính tiếp đến là
phần tìm hiểu về bình đẳng giới và bất bình đẳng giới như: khái niệm, đặc điểm,
nguồn gốc, ý nghĩa, lịch sử hình thành và phát triển của chế định bình đẳng giới và
quan niệm về bình đẳng giới sẽ được trình bày ở phần cuối chương.
1.1. Khái quát về giới, giới tính
1.1.1. Khái niệm giới
Con người là sự tổng hòa bởi hai yếu tố: yếu tố tự nhiên (giới tính) và yếu tố
xã hội (giới). Tuy mỗi người đều mang hai yếu tố đó nhưng sự phát triển và biểu
hiện của họ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội là không giống nhau. Vậy giới là
gì? Giới là khái niệm dùng để chỉ những đặc trưng xã hội của nam và nữ.1
Thuật ngữ giới (Gender) mà ta quen dùng là một khái niệm xã hội học hiện
đại, một phạm trù triết học chỉ vai trò, trách nhiệm, hành vi, cách sống, mối quan hệ
của nam hoặc nữ trong xã hội những yếu tố do xã hội tạo nên, do xã hội quyết định
chứ không phải do sự khác nhau về mặt sinh học giữa nam và nữ quyết định. Vì thế,
nội dung của khái niệm giới có thể thay đổi theo từng thời đại, từng nền văn hóa.2
Hay giới là một phạm trù chỉ vai trò và mối quan hệ xã hội giữa nam và nữ.3
Theo Khoản 1 Điều 5 Luật bình đẳng giới năm 2006 thì “giới còn dùng để chỉ
đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội”.
Giới còn chỉ sự khác biệt xã hội giữa phụ nữ và nam giới về vai trò, trách
nhiệm, quyền hạn trong bối cảnh cụ thể. Mặc dù có rất nhiều khái niệm khác nhau
về giới nhưng các khái niệm trên vẫn có những điểm chung như: giới chỉ sự khác

biệt về đặc điểm, vai trò của nam và nữ dưới sự tác động của các yếu tố văn hóa xã hội.
Như vậy, nói đến mối quan hệ giới là nó đến cách thức phân định xã hội giữa
nam giới và nữ giới, nó liên quan đến hàng loạt vấn đề thuộc về thể chế xã hội chứ
không phải là mối quan hệ cá biệt giữa họ. Các vai trò giới là sự hội tụ những hành
vi ứng xử được dạy dỗ về mặt xã hội, mong muốn về những đặc điểm và năng lực
mà xã hội coi là thuộc về đàn ông hoặc thuộc về đàn bà trong một xã hội hay trong
một nền văn hóa cụ thể. Do vậy, dù là nữ hay nam cũng phải chịu rất nhiều áp lực
và phải tuân thủ theo những quy định cũng như các quan niệm xã hội về giới.
1

Lê Ngọc Hùng - Nguyễn Thị Mĩ Lộc, Xã hội học về giới và phát triển, Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội,

2000, tr.7.
2
3

Nguyễn Văn Lê - Nguyễn Thị Đoan, Giáo dục giới tính, Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội, 1997, tr. 35.
Đỗ Thị Phượng, Vấn đề giới trong luật tố tụng hình sự Việt Nam, Tạp chí Luật học, Số 3, 2007, tr. 69.


1.1.2. Khái niệm giới tính
Giới tính (giới sinh học, sex) là những thuộc tính đã được quy định ngay từ khi
một con người ra đời thuộc về nam (male) hay nữ (female). Sự xem xét loài người
thuộc nam giới hay nữ thực hiện ở giai đoạn sau khi sinh, thường chỉ căn cứ vào bộ
phận sinh dục ngoài và mới chỉ có ý nghĩa hành chính nhằm hoàn thành những thủ
tục khai sinh, thủ tục đầu tiên để con người bắt đầu gia nhập cộng đồng xã hội.4
Giới tính hay còn gọi là giống là những khái niệm chỉ những đặc điểm sinh học của
nam và nữ.5 Hay, theo khoản 2 Điều 5 Luật bình đẳng giới năm 2006 còn định
nghĩa rằng giới tính “chỉ các đặc điểm sinh học của nam và nữ”.
Như vậy, giới tính là nam hay nữ thì đã được hình thành ngay từ lúc còn là bào

thai (trừ trường hợp phẩu thuật để thay đổi giới tính) nên giới tính của một người sẽ
không thay đổi từ lúc còn là bào thai đến khi sinh ra, trưởng thành và đến lúc chết.
Ngay từ khi sinh ra biết rõ giới tính của một người thì người đó sẽ được gia
đình và xã hội uốn nắn từ tính cách, trang phục, phương thức giáo dục cho đến tên
gọi để phù hợp với giới tính của trẻ.
Ví dụ: Em bé trai sẽ được cha mẹ cho đi học võ, thích chơi siêu nhân, em bé
gái sẽ được cha mẹ cho đi học múa, chơi búp bê.
Hay nói cách khác, giới tính là yếu tố sinh học của một con người mặc dù có
thể thay đổi được dáng vẻ bên ngoài nhưng dù sao đi nữa nam giới vẫn là nam giới
vẫn có những đặc trưng riêng và phụ nữ vẫn là phụ nữ vẫn có khả năng mang thai,
nuôi con bằng sữa. Mặc dù không gian, thời gian có thay đổi như thế nào thì giới
tính con người với những thuộc tính riêng của nó vẫn không thể thay đổi được.
Ví dụ: Ở mọi thời đại, chỉ có nam giới mới có tinh trùng và chỉ có phụ nữ mới
có buồng trứng.
1.1.3. Phân biệt giới, giới tính
Đối với những ai không quan tâm đến vấn đề giới, giới tính thì có lẽ họ sẽ cho
rằng hai khái niệm này là như nhau. Nhưng thực ra giữa giới và giới tính có rất
nhiều điểm khác biệt nhau cụ thể như sau:
 Xét về đặc điểm
- Thứ nhất, giới không phụ thuộc hoàn toàn vào các yếu tố sinh học mà nó chỉ
có một phần bị quy định bởi yếu tố sinh học. Khác hẳn giới, giới tính gắn liền với
chức năng sinh học của con người thông qua cơ chế di truyền từ cha mẹ sang con
cái và bị quy định hoàn toàn bởi các gen.
4

Nguyễn Văn Lê - Nguyễn Thị Đoan, Giáo dục giới tính, Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội, 1997, tr. 35.

5

Lê Ngọc Hùng-Nguyễn Thị Mĩ Lộc, Xã hội học về giới và phát triển, Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội, 2000,


tr. 6.


- Thứ hai, giới bị chi phối nhiều vào điều kiện sống của cá nhân đó trong xã
hội mang tính tập nhiễm. Còn giới tính thì mang tính di truyền, bẩm sinh.
Ví dụ: Một bé gái mà từ nhỏ đã quen tiếp xúc, đi chơi cùng các bé trai trong
một thời gian dài thì khi lớn lên không ít thì nhiều cũng bị ảnh hưởng bởi tính cách
giống con trai.
- Thứ ba, giới mang tính phong phú, đa dạng cả về nội dung lẫn hình thức và
tính cách biểu hiện qua hành vi, suy nghĩ, tình cảm của mỗi cá nhân. Giới tính thì
có những biểu hiện thể chất có thể phân biệt được giữa nam và nữ qua quá trình
quan sát giải phẩu sinh lý người.
Ví dụ: Giữa nam và nữ có những đặc điểm khác nhau về hình dáng, cơ quan
nội tiết, hoocmôn.
- Thứ tư, giới dưới tác động của các yếu tố bên ngoài, điều kiện xã hội thì nó
sẽ thay đổi theo. Giới tính thì khác, nó không phụ thuộc vào không gian, thời gian
và cũng không thay đổi theo điều kiện xã hội.
Ví dụ: Dù ở nơi nào trên thế giới, dù là cực Bắc hay cực Nam thì từ xưa đến
nay phụ nữ vẫn là nữ và nam giới vẫn là nam giới không có gì thay đổi.
- Thứ năm, giới có thể thay đổi theo ý muốn chủ quan của mỗi cá nhân. Còn
giới tính thì chỉ biến đổi theo quy luật sinh học không phụ thuộc vào ý muốn chủ
quan của con người.
Ví dụ: Dù là nam hay nữ cũng phải trãi qua quá trình sinh, lão, bệnh, tử.
Không một ai thoát khỏi được mặc dù có thể nhảy vọt từ giai đoạn này qua gia đoạn
khác nhưng không lúc nào mà người ta chỉ trãi qua một giai đoạn cả.
 Xét về tổng quan
Giới tính nam hay nữ được hệ thống gen quy định từ lúc thành thai và không
thay đổi trong suốt quá trình sống. Nó không bị biến động dưới các điều kiện sống,
điều kiện xã hội.

Giới trong quá trình tiếp xúc với môi trường sống thì bị chi phối, chịu ảnh
hưởng bởi các yếu tố xã hội, sự giáo dục của gia đình. Do đó, sống trong môi
trường nào thì cá nhân phần lớn sẽ bị ảnh hưởng bởi môi trường đó.
1.1.4. Ý nghĩa của sự phân biệt giới, giới tính
Vấn đề giới, giới tính là một vấn đề mang tính sinh học - xã hội sâu sắc, tìm
hiểu nghiên cứu sự khác nhau của hai khái niệm này có ý nghĩa như sau:
Một là, định hướng giáo dục thế hệ trẻ theo đúng với giới tính của chúng để
các em được phát triển một cách toàn diện, tránh tình trạng lệch giới tính. Giáo dục
giới tính cũng góp phần xây dựng xã hội bình đẳng giới.


Hai là, khi đã hiểu rõ hơn về đặc điểm của giới, giới tính thì nam nữ thanh
niên sẽ ý thức được vai trò, trách nhiệm của mình trong các lĩnh vực ở hiện tại và
tương lai. Từ đó chúng sẽ xác định được mình phải làm gì, làm như thế nào, sẽ cảm
thông cho nhau trong công việc ở gia đình cũng như những công việc ngoài xã hội,
góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc, xã hội văn minh.
Ba là, góp phần phân công lao động xã hội, trong gia đình một cách hợp lý.
Xóa bỏ đi những tư tưởng lạc hậu trong gia đình và xã hội.
Bốn là, giúp cho những người có những nhận thức sai lầm về vấn đề bình đẳng
giới hiểu ra được ý nghĩa đích thực của việc xây dựng bình đẳng giới không phải là
đồng nhất vai trò, đặc điểm của nam và nữ trong gia đình và xã hội.
Ví dụ: Nam uống rượu bia thì nữ uống rượu bia, nam nói năng như thế nào thì
nữ cũng nói như thế ấy.
Năm là, giúp nam nữ hài lòng với những đặc điểm đặc trưng của mỗi giới mà
giới còn lại không có được, từ đó họ sẽ không đánh mất đi nam tính hay nữ tính và
sẽ giảm bớt phần nào tình trạng phẩu thuật thay đổi giới tính.
1.2. Khái quát về bất bình đẳng giới và bình đẳng giới
1.2.1. Khái quát về bất bình đẳng giới
1.2.1.1. Khái niệm bất bình đẳng giới
Trong xã hội ngày nay cả nam lẫn nữ đều có mặt trong các lĩnh vực của đời

sống xã hội. Mặt dù về lực lượng thì không tương quan nhau và đằng sau sự không
tương quan đó là biết bao vấn đề xoay quanh vấn đề bất bình đẳng giới và bình
đẳng giới. Vậy bất bình đẳng giới là gì? Bất bình đẳng giới là một thực tế không chỉ
xảy ra trên khắp mọi nơi của thế giới, trong gia đình và ngoài xã hội mà nó còn len
lỏi vào trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục.
Theo khoản 5 Điều 5 của Luật bình đẳng giới năm 2006 thì “bất bình đẳng
giới hay sự phân biệt đối xử về giới là việc hạn chế, loại trừ không công nhận hoặc
không coi trọng vai trò, vị trí của nam và nữ gây bất bình đẳng giới giữa nam và
nữ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình”.
 Hậu quả của sự bất bình đẳng giới
Trong xã hội này, mọi sự vất hiện tượng hoàn toàn vận động và phát triển theo
hướng tích cực hơn nếu như vẫn còn sự bất bình đẳng giới thì nó sẽ ngăn cản sự
phát triển của xã hội, làm hạn chế sự tiến bộ của phụ nữ và nam giới. Trong khi sự
thể hiện của nam nữ trong công việc và gia đình không thua kém nhau vì thế bất
bình đẳng giới sẽ làm mất đi một nguồn nhân lực dồi dào trong các lĩnh vực. Ở nơi
nào còn bất bình đẳng giới thì ở nơi đó bất công vẫn tồn tại và đặc biệt là người phụ


nữ ở đó sẽ vẫn lệ thuộc, chịu nhiều bất lợi hơn so với nam giới và còn bất bình đẳng
xã hội.
1.2.1.2. Nguồn gốc của sự bất bình đẳng giới
Mỗi cá thể khi sinh ra được kết nạp vào xã hội đều đã thuộc về một giới tính
sinh học nào đó là nam hay là nữ thì sẽ được cấu thành bởi một giới tính tương
đương do xã hội và nền văn hóa của xã hội đó nhào nặn, đảm nhận một vai trò, một
vị trí và có một giá trị nhất định trong xã hội đồng thời cũng được xã hội bảo vệ
những quyền và lợi ích chính đáng cũng như quy định những nghĩa vụ phải làm.
Giá trị cộng đồng giới nam hay nữ thuộc về vị trí, vai trò của giới đó đối với
nền sản xuất và quyền lực của xã hội. Ở giai đoạn mà loài người sống bằng việc săn
bắt, hái lượm thì vai trò của người phụ nữ rất quan trọng. Việc tìm kiếm thức ăn
với sự chăm chỉ, tinh ý vốn có của phụ nữ quả thật không gì là khó khăn và cũng từ

đó chế độ mẫu hệ ra đời. Trong giai đoạn mà người phụ nữ giữ một vai trò, một vị
trí chủ đạo như vậy thì mọi việc dù lớn hay nhỏ đều phải thông qua họ.
Nhưng khi cuộc sống dần thay đổi, công việc tìm thức ăn có sẵn trong tự nhiên
đã không mấy dễ dàng gì nữa, chính lúc đó sức khỏe cơ bắp, sự mạnh mẽ, gan dạ
của đàn ông đã có lợi thế hơn. Chế độ phụ hệ bắt đầu từ đây. Kể từ giai đoạn này
người đàn ông đã có được vị chỗ đứng riêng trong xã hội, đặc biệt là lúc mà con
người ta biết trồng trọt, chăn nuôi của cải dư thừa nhiều thì việc quản lý trông coi
cũng do đàn ông nắm giữ và công việc chính trị cũng do đàn ông quyết định, sự bất
bình đẳng giới cũng bắt đầu từ đây.
Mặt khác khi xuất hiện chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và sự phân
chia giai cấp trong xã hội kéo theo nhiều bất công, bất bình đẳng nam nữ. Thêm vào
đó, khi có sự phát triển của nền công nghiệp cần rất nhiều sức khỏe dẻo dai vốn có
của người đàn ông, vị thế người đàn ông trong gia đình và ở ngoài xã hội lại được
tôn trọng hơn do họ là công cụ chính để tạo ra của cải vật chất lúc bấy giờ. Khi đó
phụ nữ chỉ ở nhà chăm sóc con cái và lo việc nội trợ cũng chính vì vậy mà sự bất
bình đẳng giới lại có điều kiện tồn tại và phát triển hơn trước.
Cùng với nhu cầu của xã hội và cuộc cách mạng tri thức ra đời, lúc này, vai trò
của nam và nữ đều rất cần thiết và đều được xã hội đề cao. Chính sự khéo léo, tỉ mĩ
và cần mẫn của người phụ nữ là một yếu tố không thể thiếu đối với sự phát triển của
xã hội. Nhận thức quyền bình đẳng nam nữ ngày càng được nâng cao nhưng dù sao
đi nữa thì sự bất bình đẳng giới đã được thiết lập trong hàng ngàn thế kỷ làm sao có


thể thay đổi ngay lập tức. Vì thế, việc xóa bỏ sự bất bình đẳng về giới cần có thời
gian và sự phấn đấu không ngừng của cả nhân loại mới có thể đi đến kết quả tốt đẹp
được.
1.2.1.3. Định kiến về giới
Định kiến về giới theo khoản 4 Điều 5 Luật bình đẳng giới năm 2006 là
“nhận thức, thái độ đánh giá thiêng lệch, tiêu cực về đặc điểm, vai trò, năng lực
của nam hoặc nữ”.

Ở mỗi thời đại mỗi quốc gia thì có những định kiến về giới khác nhau, từ đó
cũng có những nhận thức hoặc đánh giá phi khoa học, thậm chí sai lệch của một số
đông trong xã hội gán cho nam hoặc nữ thuộc tính nào đó gắn liền với giới tính của
họ, các quan niệm này đôi khi sai lầm và hạn chế những điều mà một cá nhân có thể
làm.
Định kiến giới có cách nhìn nhận sai lệch về vai trò, chức năng của nam hay
nữ, nó nói lên sự bất bình đẳng giới cũng như phần nào đó tạo điều kiện, khuyến
khích để sự bất bình đẳng giới có điều kiện tồn tại và phát triển trong nhận thức của
cá nhân trong một xã hội nào đó.
Ví dụ: Nói đến phụ nữ là người ta nghĩa ngay đến công việc nội trợ, đến sự
mềm yếu còn nói đến nam giới là nói đến những việc nặng nhọc, đến sự mạnh mẽ,
kiên cường.
Định kiến giới, đôi khi mang lại đặc quyền cho nam hoặc nữ nhưng đôi khi
mang lại nhiều áp lực, gây ra nhiều quan điểm xấu dẫn đến tình trạng người ta tị
nạnh nhau trong công việc như câu:
“Trai thì đọc sách ngâm thơ; Dùi mài kinh sử để chờ dịp khoa; Mai sau nối
được nghiệp nhà; Trước là đẹp mặt sau là ấm thân.”
Chính vì những định kiến về giới như vậy đặc biệt là những định kiến đối với
người phụ nữ lại nặng nề và gay gắt hơn rất nhiều so với nam giới. Những quan
niệm ấy đã không cho người phụ nữ dám vượt lên trên dư luận mà sống, mà thể
hiện cái tôi của chính mình vì ngay từ nhỏ họ đã được gia đình giáo dục rằng con
gái ngoan hiền là phải an phận, phải biết nghe và làm theo những câu nói ấy của
người xưa thì mới nên người được. Thật là điều khó khăn để người phụ nữ thực
hiện những ước mơ và hoài bảo một cách tự do được. Họ sợ công việc này từ trước
đến nay giới của mình không ai làm mà bây giờ mình làm thì sẽ bị người khác cười


chê, sẽ phá vỡ khuôn phép của gia đình, phá vỡ trật tự của xã hội và thật sự họ
không dám làm, đôi lúc suy nghĩ họ cũng không dám nghỉ đến. Nhiều ước mơ khát
vọng của phụ nữ nói riêng và của cả hai giới nam và nữ nói chung cũng từ đó mà bị

dập tắt. Dưới bất kỳ hình thức thể hiện nào thì định kiến về giới phần nhiều là
mang lại sự bất bình đẳng giữa nam và nữ trong xã hội, gia đình, ngăn cản sự phát
triển của cá nhân nói riêng và của xã hội nói chung.
1.2.2. Khái quát về bình đẳng giới
1.2.2.1. Khái niệm bình đẳng giới
Bình đẳng giới theo tinh thần của Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt
đối xử với phụ nữ (Công ước CEDAW - Committee on the Elimination of
Discrimination against Women) là sự thừa nhận và coi trọng như nhau các đặc điểm
giống và khác nhau giữa nữ giới và nam giới.
Bình đẳng giới còn là việc nam nữ có vị trí, vai trò ngang nhau được tạo điều
kiện và phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình
và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó6.
Như vậy, bình đẳng giới nói chung là sự khẳng định sự khác nhau giữa nam và
nữ đồng thời cũng thừa nhận những đặc điểm giống nhau của cả hai giới như quyền
được hưởng thụ, quyền được phát huy năng lực của mình, được có vai trò và vị trí
ngang nhau trong mọi lĩnh vực khi mà năng lực của họ, cống hiến của họ là tương
đương nhau.
1.2.2.2. Đặc điểm của bình đẳng giới
Từ những khái niệm về bình đẳng “gia đình lại là tế bào của xã hội, thể hiện
tính chất và kết cấu của một xã hội”. Vì vậy, việc thiết lập, cũng cố quan hệ hợp tác,
hỗ trợ giữa nam và nữ nói chung và giữa vợ chồng trong gia đình nói riêng là rất
cần thiết. Muốn xã hội đạt được sự bình đẳng giới thì trước tiên trong mỗi gia đình
các thành viên phải được bình đẳng với nhau về quyền và nghĩa vụ.
Mục tiêu bình đẳng giới là mục tiêu lâu dài và cần rất nhiều hơn nữa sự quan
tâm của tất cả các thành viên trong xã hội. Mặc dù biết là rất khó khăn để đạt được
bình đẳng giới thực sự theo nghỉa của nó nhưng nếu chúng ta có cố gắng sẽ đưa con
thuyền bình đẳng giới đến một bến bờ hoàn hảo hơn.
6

Khoản 3 Điều 5 Luật bình đẳng giới năm 2006.



1.2.2.4. Ý nghĩa của xây dựng bình đẳng giới
Bình đẳng giới là quyền cơ bản của một con người là yêu cầu cho sự phát triển
bền vững của xã hội. Do đó, xây dựng bình đẳng giới có những ý nghĩa sau:
- Thứ nhất, xóa bỏ định kiến về giới và tư tưởng trọng nam khinh nữ trong gia
đình và xã hội tạo điều kiện vun đắp tình yêu thương, điều kiện ăn học và phát triển
như nhau cho nam và nữ ngay từ trong gia đình đó cũng là điều kiện để xây dựng
nguồn nhân lực cho xã hội phát triển.
- Thứ hai, tạo điều kiện bình đẳng để nam nữ có thể phát huy tiềm năng cơ hội
tham gia học tập nâng cao trình độ, tay nghề cũng như điều kiện thăng tiến để đóng
góp vào các lĩnh vực kinh tế chính trị, văn hóa - xã hội.
- Thứ ba, xây dựng bình đẳng giới được trong gia đình và ngoài xã hội sẽ nâng
cao vai trò và vị thế của người phụ nữ, giúp thay đổi cách nhận thức của nam giới
đối với phụ nữ, góp phần xóa bỏ tình trạng bạo lực gia đình, xóa bỏ các tệ nạn xã
hội như nạn buôn bán phụ nữ, mại dâm.
- Thứ tư, để nam và nữ có thể phục vụ hết mình cho xã hội thì việc lựa chọn
công việc mà họ yêu thích là một việc rất quan trọng vì người ta có yêu thích, đam
mê công việc gì đó thì người ta mới hết mình phấn đấu và hy sinh cho công việc.
Tạo cơ hội và điều kiện cũng như nhận được sự ủng hộ từ phía gia đình và xã hội
xóa bỏ những quan niệm lạc hậu, những thuộc tính chỉ gắn liền với nam hay nữ của
người xưa. Để họ mạnh dạng dấn thân vào công việc họ yêu thích từ đó phát minh
ra nhiều ý tưởng hay phục vụ cho công cuộc xây dựng nước nhà.
1.3. Lịch sử hình thành và phát triển của chế định bình đẳng giới
1.3.1. Lịch sử hình thành và phát triển của chế định bình đẳng giới trên
thế giới
Ngay từ khi xã hội loài người vừa mới hình thành thì vấn đề giới đã được thể
hiện rất rõ trong các đoàn người thời nguyên thủy. Đầu tiên là sự thống trị của phụ
nữ trong gia đình và xã hội. Sau đó do sự thay đổi về điều kiện, ý thức xã hội, tập
quán đến khi Nhà nước ra đời thì địa vị của người phụ nữ đã được thay đổi và thay

vào đó là chế độ phụ quyền bắt đầu tồn tại một cách dai dẳng theo sự phát triển của
xã hội loài người.


Mác lại nói rằng: “Sự đối lập gia cấp đầu tiên xuất hiện trong lịch sử trùng với
sự phát triển và đối kháng của chồng và vợ trong hôn nhân cá thể, sự áp bức đầu
tiên là trùng với sự nô dịch của đàn ông đối với đàn bà. Biểu lộ rõ ràng mâu thuẫn
giữa người đàn ông với người đàn bà là kết quả thống trị độc nhất của chồng là
hình ảnh thu nhỏ của những mặt đối lập và mâu thuẫn trong đó từ đầu thời kỳ văn
minh xã hội chia thành giai cấp vẫn vận động mà không thể nào giải quyết được”.
Như vậy, sự bất bình đẳng giới đầu tiên chính là từ gia đình. Chế độ sỡ hữu tư
nhân về tư liệu sản xuất là cơ sở kinh tế và những định kiến những phong tục, tập
quán là cơ sở xã hội của sự bất bình đẳng giới. Nó tồn tại dai dẳng trong đời sống
của hầu hết các dân tộc trên thế giới và đến nay vẫn còn sức ảnh hưởng lớn. Bất
bình đẳng giới mà cái chính là bất bình đẳng đối với phụ nữ cho đến nay vẫn còn
thể hiện dưới nhiều hình thức trong gia đình, ngoài xã hội, trong công việc, pháp
luật và nhiều chính sách khác của các quốc gia.
Do đó, xây dựng bình đẳng giới là việc làm có ý nghĩa hết sức to lớn vừa đảm
bảo sự bình đẳng giữa nam và nữ vừa tạo cơ hội, điều kiện để họ hưởng thụ và là
vấn đề cơ bản nhất để thực hiện quyền con người. Vào đầu thế kỷ XIX, những
người phụ nữ tiến bộ trên thế giới đã đứng lên đấu tranh đòi quyền bình đẳng với
nam giới và nhận được rất nhiều sự ủng hộ nhưng cuối cùng vẫn không thu được
kết quả gì do những cuộc đấu tranh đó nổ ra rời rạc.
Năm 1910, Tuyên ngôn về quyền bình đẳng giới của phụ nữ được công bố tại
Hội nghị Copenhage do Rose Luxembury và Krupskaia Constantinovna chủ trì.
Trong Tuyên ngôn đó, lần đầu tiên vấn đề về bình đẳng giới cho phụ nữ đi làm việc
được đặt ra với các nguyên tắc cơ bản: “làm việc ngày 8 tiếng (để chăm sóc gia
đình); giờ làm ngang nhau thì tiền cũng phải được trả ngang nhau; phụ nữ lao
động có con nhỏ thì phải được dành thời gian cho con bú”. Trên thực tế, Tuyên
ngôn năm 1910 vẫn chưa được bảo đảm thực hiện đúng theo các nguyên tắc mà nó

đã đưa ra do xã hội vẫn xem đàn ông là lực lượng lao động chính và “được việc”
hơn so với phụ nữ.
Mãi đến khi Liên Hợp Quốc ra đời thì quyền bình đẳng mới thật sự được ghi
nhận ngay tại lời nói đầu của Hiến chương Liên Hợp Quốc năm 1945 rằng: “Niềm
tin vào sự bình đẳng nam nữ và các quyền”. Cùng với Liên Hợp Quốc thì sự ra đời
của Ủy ban về địa vị của phụ nữ là cơ quan chuyên trách giúp việc của Liên Hợp
Quốc không ít trong việc xóa bỏ phân biệt đối xử với phụ nữ, thúc đẩy phong trào
đấu tranh vì sự tiến bộ của phụ nữ.


Năm 1948, Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền ra đời do Đại Hội Đồng Liên
Hợp Quốc thông qua, tại Điều 2 của Tuyên ngôn có ghi nhận: “Mọi người đều có
quyền hưởng thụ các quyền và tự do nêu trong bản tuyên ngôn này mà không có bất
kỳ sự phân biệt đối xử về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo”. Sau đó
nguyên tắc bình đẳng nam nữ lại được Liên Hợp Quốc khẳng định bằng sự ra đời
của nhiều Công ước khác liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi phụ nữ như: Công
ước về các quyền chính trị của phụ nữ năm 1952, Công ước về quyền dân sự, chính
trị năm 1966, Công ước về các quyền kinh tế - xã hội - văn hóa năm 1966.
Năm 1967, Đại Hội Đồng Liên Hợp Quốc thông qua Tuyên bố về xóa bỏ tất cả
các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ. Tuy có quy định nhiều về các vấn đề
xoay quanh việc bảo vệ quyền lợi phụ nữ nhưng do nó không có giá trị ràng buộc
các quốc gia nên không phát huy được tính tích cực của nó. Dựa trên nền tảng của
Tuyên bố trên Liên Hợp Quốc đã cho ra đời Công ước CEDAW về việc xóa bỏ tất
cả các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ. Công ước này được Đại Hội Đồng
Liên Hợp Quốc thông qua ngày 18/12/1979 (có hiệu lực ngày 3/9/1981) và được
nhiều quốc gia đồng tình tham gia. Công ước bao gồm 6 phần, 30 điều xác định
những nội dung cơ bản về khái niệm phân biệt đối xử, về các cam kết quốc gia về
xoá bỏ phân biệt đối xử với phụ nữ trong chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và dân
sự dưới mọi hình thức mà tất cả các nước tham gia phê chuẩn có nghỉa vụ thực hiện
nhằm bảo đảm cho phụ nữ được thực hiện các quyền bình đẳng như nam giới. Công

ước CEDAW tạo ra cơ sở pháp lý để các nước cam kết thực hiện nghỉa vụ và trách
nhiệm xoá bỏ sự phân biệt đối với phụ nữ dưới tất cả các hình thức. Khác với các
công ước trước đó CEDAW là công cụ quan trọng góp phần cải thiện địa vị pháp lý
của phụ nữ ở các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá và xã hội ở hơn 160 quốc gia
đã phê chuẩn Công ước.
Ngoài ra, từ năm 1981 đến nay còn có nhiều hội nghị, chương trình mang tính
toàn cầu về phụ nữ và các vấn đề liên quan đến bình đẳng nam nữ như là: Hội nghị
Thượng đỉnh Phụ nữ toàn cầu (lần thứ 18) diễn ra từ ngày 5 đến ngày 7/6/2008 tại
Việt Nam với chủ đề: “Phụ nữ và châu Á - động lực của nền kinh tế toàn cầu”,
Chương trình chung của Liên hợp quốc chống HIV/AIDS (UNAIDS) tại kỳ họp thứ
54 (ngày 2/3/2010) của Uỷ ban Địa vị Phụ nữ của Liên hợp quốc, đã phát động
“Chương trình nghị sự hành động quốc gia vì phụ nữ đẩy nhanh bình đẳng giới
chống HIV/AIDS” trên toàn cầu từ năm 2010 đến năm 2014 nhằm chống lại tình
trạng bất bình đẳng đang đẩy nhiều phụ nữ và trẻ em gái vào hiểm hoạ nhiễm căn
bệnh thế kỷ.


Những nổ lực to lớn của cộng đồng quốc tế đặc biệt là của Liên Hợp Quốc đã
đóng góp một phần không nhỏ trong tiến trình xây dựng bình đẳng giới đặc biệt là
quyền bình đẳng của phụ nữ trên thế giới.
1.3.2. Lịch sử hình thành và phát triển của chế định bình đẳng giới ở Việt
Nam
1.3.2.1. Giai đoạn trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945

 Thời kỳ phong kiến
Dưới chế độ phong kiến, trong gia đình thì người chồng nắm quyền gia trưởng,
người vợ phụ thuộc vào người chồng trong mọi trường hợp. Mặc dù trong lịch sử
của đất nước đã có những đại biểu xuất sắc của phụ nữ Việt Nam trong gần 20 thế
kỷ trước như là Hai Bà Trưng, Bà Triệu. Họ đã lãnh đạo nhân dân phất cờ khởi
nghĩa chống giặc xâm lược và xưng vương rồi đến Thái Hậu Vương Vân Nga đã hy

sinh quyền lợi gia tộc mà nhường ngôi cho Lê Hoàn. Và rất nhiều những gương nữ
anh hùng khác như Nguyên Phi – Thái hậu Ỷ Lan, Bà đã có nhiều công lao trong
việc “trị quốc – bình thiên hạ”, năm 1096, khi vua Lý Thánh Tông cầm quân đi
đánh Chiêm Thành đã trao quyền nhiếp chính cho Bà, nhờ có những kế sách táo bạo
đúng đắn của bà mà nạn đói và loạn lạc đã được khắc phục. Tuy đã có lúc trong lịch
sử người phụ nữ nắm quyền lực kinh tế - chính trị - xã hội, song quyền lực ấy chỉ
tồn tại trong một khoảng thời gian ngắn rồi lùi vào quá khứ nhường chỗ cho chế độ
nam quyền mang theo bao định kiến bất bình đẳng với phụ nữ. Và quyền bình đẳng
của phụ nữ ở Việt Nam được quy định rõ nhất trong Bộ luật Hồng Đức (thế kỷ XV).
Theo đó một số quyền của phụ nữ đã được ghi nhận như:
- Quyền được từ hôn ở Điều 322: “Con gái hứa gả nhưng chưa làm lễ cưới
nếu người con trai có ác tật hay phạm tội, hoặc chơi bới lêu lỏng, phá gia sản thì
người con gái được phép báo lên quan ti mà trả đồ lễ cưới. Nếu người con gái bị ác
tật hay phạm tội thì khỏi trả đồ lễ. Ai trái luật này thì đánh 80 trượng ”. Theo điều
luật này, quyền lợi của người phụ nữ được luật bảo vệ hơn so với nam giới nhằm
tránh tình trạng lừa dối trong hôn nhân, đảm bảo cho người phụ nữ có được hạnh
phúc trong hôn nhân và không lấy nhằm người chồng ăn chơi, xa đọa.
- Quyền được hưởng hương quả ở Điều 391: “Người trông coi hương hỏa có
con trai trưởng thì dùng nó làm trai trưởng, không có con trai trưởng thì dùng gái
trưởng, ruộng đất, hương hỏa cho lấy 1/20 ”. Theo đó, người con gái trong gia đình
cũng có được cơ hội hưởng hương quả, ruộng đất của cha mẹ để lại, mặc dù không


phải là chính thức nhưng quy định này cũng đã bắt đầu ghi nhận quyền của người
con gái trong gia đình.
Trong đời sống kinh tế của đất nước người phụ nữ có vai trò không nhỏ, đặc
biệt là trong nông nghiệp. Nền nông nghiệp lúa nước không chỉ đòi hỏi nguồn nhân
công lớn để kịp thời vụ mà còn cần đến sự cần cù, nhẫn nại trong suốt quá trình sản
xuất. Với những phẩm chất vốn có của mình người nữ nông dân Việt Nam luôn có
những đóng góp to lớn không thua gì nam giới trong đời sống kinh tế của đất nước,

gia đình. Chính vì vậy, pháp luật phong kiến đã ghi nhận vai trò kinh tế của người
phụ nữ bằng nhiều quy định cụ thể như quyền đông sở hữu khối tài sản chung (tần
tảo điền sản) trong gia đình cùng với người chồng, Nhà nước phong kiến Lê Sơ đã
cấp ruộng đất công cho phụ nữ theo chính sách quân điền7 và nhiều quy định khác
như quyền thừa kế tài sản do chồng để lại, quyền cùng đúng tên với chồng trong các
giao dịch dân sự liên quan đến những tài sản lớn của gia đình.
Mặc dù, pháp luật phong kiến có quy định về quyền lợi của phụ nữ. Tuy nhiên,
vẫn không thể nào phủ nhận sự thống trị của nam giới đối với phụ nữ trên mọi lĩnh
vực của đời sống gia đình và xã hội. Dù sao đi nữa ở giai đoạn này thì vai trò của
người đàn ông vẫn được khẳng định và nhiều quy định của pháp luật vẫn ưu tiên
cho nam giới hơn phụ nữ như quyền hưởng hương hỏa chỉ khi nào không có con
trai trưởng thì con gái trưởng mới được hưởng. Bên cạnh đó còn rất nhiều những
quan niện lạc hậu thể hiện rõ sự phân biệt đối xử giữa phụ nữ và nam giới như:
“Nhất nam viết hữu thập nữ viết vô” (một người nam thì xem như có, mười người
nữ cũng xem như không).

 Thời Pháp thuộc
So với thời phong kiến thì địa vị con người đặc biệt là người phụ nữ thời bấy
giờ lâm vào tình trạng quyền cơ bản nhất của con người họ còn không có được,
huống chi nghĩ đến quyền bình đẳng giữa nam và nữ thì quả thật là một chuyện xa
vời. Trong giai đoạn này cả nam và nữ đều bị thực dân Pháp áp bức, bóc lột một
cách tàn nhẫn không bằng con vật. Nhưng cũng chính nhờ sự áp bức tàn nhẫn đó đã
tạo nên những người cộng sản Việt Nam kiên cường, dũng cảm. Họ là những người
nam, người nữ mang trong mình quyết tâm để đấu tranh giành lấy quyền con người,
quyền bình đẳng của phụ nữ từ trên tay bọn thực dân. Quan điểm: “Nam nữ bình
quyền” đã được Đảng Cộng Sản Việt Nam lấy làm nhiệm vụ cho cuộc Cách mạng.
Và quan điểm ấy được ghi nhận cụ thể trong Cương lĩnh chính trị năm 1930 của
7

Phan Huy Chú, Lịch triền hiến chương loại chí, Quốc dụng chí, tập 3, Nxb. Sử học, 1961, tr. 66, 69.



Đảng Cộng Sản Việt Nam. Cùng với sự ra đời của Hội phụ nữ cứu quốc thì mục
tiêu đấu tranh vì sự bình đẳng nam, nữ cũng được phát huy mạnh mẽ.
1.3.2.2. Giai đoạn từ sau năm 1945 đến nay
Cách mạng tháng Tám thành công đã giải phóng người phụ nữ khỏi thân phận
lệ thuộc bởi sự ràng buộc của thuyết tam tòng trong chế độ phong kiến, Hiến pháp
năm 1946, bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời và
cũng lần đầu tiên các quyền của phụ nữ được ghi nhận một các chính thức tại Điều
9 của Hiến pháp quy định: “Đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện”.
Chính quy định này đã tạo cho phụ nữ Việt Nam một vị trí trong xã hội, mang lại cơ
hội, và niềm tin vào một sự bình đẳng giới. Các bản Hiến pháp tiếp theo như Hiến
pháp 1959, 1980, 1992 đã kế thừa, phát huy và bổ sung thêm những quy định mới là
phong phú thêm cho nguyên tắc tiến bộ trên. Để đảm bảo việc thực thi các nguyên
tắc của Hiến Pháp năm 1946 thì các Sắc lệnh trong đó tiêu biểu là Sắc lệnh 97/SL
của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 22/5/1950 về bình đẳng giới trong gia đình, Điều 5
của Sắc lệnh quy định: “Chồng vợ có địa vị bình đẳng trong gia đình”. Song song
đó là sự ra đời của các Luật chuyên ngành như Luật Hôn nhân và gia đình, Bộ luật
dân sự, Bộ luật hình sự và quy định về quyền bình đẳng nam nữ luôn được ghi
nhận. Để đáp ứng nhu cầu xã hội trong tình hình mới thì đòi hỏi nhiều ở nguồn nhân
lực đặc biệt là giới nữ với chỉ thị 37/CT/TƯ ngày 16/5/1994 về một số vấn đề về
công tác cán bộ nữ trong tình hình mới của Ban Bí Thư Trung Ương. Như vậy, việc
tạo điều kiện thu hút lao động nữ và cán bộ nữ tham gia vào lĩnh vực chính trị, kinh
tế xã hội của đất nước đã được Nhà nước ta rất quan tâm trên bình diện lý luận và
thực tiễn tạo ra những bước chuyển biến mới những đột phá mới của giới nữ trong
các lĩnh vực. Nhiều Công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên cũng được thực
hiện tại Việt Nam, nổi bật hơn cả là Công ước CEDAW về vệc xóa bỏ tất cả các
hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (Việt Nam ký Công ước ngày 29/7/1980 và
Quốc hội phê chuẩn ngày 19/3/1982). Để đảm bảo Công ước này được thực thi một
cách có hiệu quả nhất Nhà nước ta đã đưa ra nhiều biện pháp, chương trình, chiến

lược như: Chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ đến năm 2010, Chiến lược
quốc gia về chăm sóc sức khỏe sinh sản giai đoạn 2001-2010, Hội thảo tham vấn
Dự thảo chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2010-2020 và Chương
trình Mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011- 2015.
Và sự quan tâm ấy càng đặc biệt hơn nữa khi Luật bình đẳng giới được Quốc
Hội thông qua ngày 29/11/2006 và có hiệu lực ngày 1/7/2007 cùng với sự ra đời của


Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2007 đây là những thành tựu rực rỡ rất
đáng tự hào của nước ta. Khi sự nghiệp bình đẳng giới đã phấn đấu và thu được kết
quả riêng là được ghi nhận thông qua một văn bản luật cho riêng mình.
Tuy nước ta còn nhiều lạc hậu và nền kinh tế chưa phát triển cao được như các
nước công nghiệp trên thế giới. Song vấn đề thực hiện bình đẳng giới trong các mặt
của đời sống xã hội đã được Đảng và nhân dân ta quán triệt, thực hiện một cách
hiệu quả không thua kém gì so với những nước tiến bộ khác trên thế giới. Vì thế,
phụ nữ ở Việt Nam được tạo điều kiện để phát huy vai trò của mình trong gia đình
và ngoài xã hội và bắt đầu “lấn sân” sang các lĩnh vực, các ngành nghề khác mà
trước đây phụ nữ vẫn ngại tham gia vào như: nữ phi công, nữ thợ điện. Hy vọng
trong một tương lai không xa quyền bình đẳng giới ở Việt Nam nói riêng và trên thế
giới nói chung sẽ đạt được những mục tiêu thực chất của sự bình đẳng giới và đây
cũng là tiền đề để tiến tới xây dựng một xã hội bình đẳng.
1.4. Quan niệm về vấn đề bình đẳng giới
1.4.1. Quan niệm về vấn đề bình đẳng giới thời phong kiến

 Về tư tưởng
Dưới chế độ phong kiến, vai trò của người phụ nữ trong các lĩnh vực của đời
sống xã hội ít được xem trọng. Ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo đặc biệt là tưởng
“trọng nam khinh nữ”, quan niệm “tam tòng” đã ăn khá sâu vào tư tưởng của con
người thời bấy giờ, tạo điều kiện để sự bất bình đẳng nam, nữ tồn tại và lan truyền
trong nhân dân, từ đó diễn ra nhiều khuynh hướng bất bình đẳng cho phụ nữ cụ thể

như sau:
Một là, dư luận xã hội luôn có ác cảm với những người phụ nữ gặp phải nhiều
điều bất hạnh trong hôn nhân, bị chồng ruồng bỏ, chồng có tật xấu. Trong trường
hợp này người phụ nữ chủ động ly dị nhưng họ vẫn luôn bị coi là “bị chồng ruồng
bỏ” do đó, họ rất khó để làm lại cuộc đời. Xu hướng này làm cho người phụ nữ
không dám xin ly dị mà buộc họ phải chấp nhận một cuộc sống không hạnh phúc
suốt cả đời.
Hai là, xã hội phong kiến đề cao những người phụ nữ thủ tiết thờ chồng và có
thái độ khinh bỉ đối với những phụ nữ tái giá bất kể họ còn rất trẻ hay họ đã già.
Điều này tạo ra sự thiệt thòi lớn cho giới nữ, ràng buộc thân phận người phụ nữ vào
gia đình nhà chồng, ngăn cản quyền được tái lập cuộc sống mới của họ sau khi


chồng chết gây ra nhiều khó khăn, vì là con người cả nam và nữ cần có sự điều hòa
về tâm sinh lý và điều kiện cuộc sống nông nghiệp người phụ nữ rất cần có người
đàn ông bên cạnh để hỗ trợ và che chở.
Ba là, trường hợp những phụ nữ không may “không chồng mà chửa” vì những
nguyên nhân khác nhau, nhất là với các cô gái trẻ, một khi chuyện này xảy ra thì họ
càng bất hạnh hơn nữa vì họ phải bỏ nhà, bỏ làng ra đi (để giữ lấy danh dự cho gia
đình, dòng họ). Họ cũng có thể bị tước đi quyền làm mẹ chính đáng của mình để
suốt đời phải sống trong cảnh cô đơn về già không người chăm sóc.
Những tư tưởng đó buộc người phụ nữ phải phục tùng người cha, người chồng
và họ không được coi là một chủ thể độc lập và bình đẳng trong gia đình cũng như
ngoài xã hội.

 Về chính trị
Người phụ nữ không có quyền tham chính, tham gia chính sự là việc của đàn
ông. Kinh Thư viết: “Gà mái mà gáy buổi sáng thì đạo nhà suy vi. Đàn bà cầm
quyền định đoạt… cũng như gà mái gáy buổi sáng”.8 Từ tư tưởng chính trị đó, trong
bộ máy nhà nước phong kiến không có quan lại là phụ nữ. Trong đời sống chính trị,

xã hội ở làng xã lệ làng cũng không cho người phụ nữ tham gia bàn bạc việc làng,
không được ghi tên trong sổ thành viên của làng, không được tham gia hội đồng kỳ
mục (cơ quan có toàn quyền đối với các công việc trong làng). Phụ nữ “bất dự đình
trung” tức là không được tham gia bàn bạc các công việc của làng tại đình cũng như
tại làng xã. Họ chỉ được tham gia trong hai tổ chức là hội chư bà (hội của những
phụ nữ già cả theo đạo Phật) và các phường hội (phường của những người làm nghề
thủ công hoặc các phường hội với mục đích tương trợ). Mặt khác, họ cũng không
được tham gia giám sát, thực hiện các công việc mang tính chất cộng đồng như
chuyện chính trị của làng.
Do không được xem là “thành viên chính trị” nên phụ nữ không được hưởng
các quyền lợi cơ bản nhất là về kinh tế của cộng đồng như: quyền được chia ruộng
đất công, quyền tham gia đóng góp xây dựng làng, xây dựng đất nước theo nghĩa
thực hiện nghĩa vụ cộng đồng của một thành viên trong xã hội, mà họ chỉ được
tham gia đóng góp ở một khía cạnh của đời sống cộng đồng như góp tiền để xây
đền, miếu, chùa .9
8

9

Thẩm Quỳnh, Kinh Thư, Nxb. Sài Gòn, 1965, tr. 214.
Bùi Xuân Đính, Nhà nước và pháp luật thời phong kiến ở Việt Nam, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2005, tr.346,

356.


 Về kinh tế
Trong làng, phụ nữ không được tham gia đấu thầu các tài sản gồm: ruộng đất,
ao hồ, mặc dù họ có đủ năng lực để đảm nhận việc đấu thầu đó khi họ là chủ nhà do
chồng chết, con nhỏ. Ngoài ra, nữ giới cũng không được nắm quyền điều hành sản
xuất, tuy là người quản lý việc chi tiêu nhưng phụ nữ không phải là người có quyền

quyết định đối với việc thu chi của gia đình. Mặc dù họ là lao động không thể thiếu,
thậm chí trong nhiều trường hợp họ còn là lao động chính của gia đình.
Trong gia đình và dòng họ, chỉ có người chồng mới là đại diện chính thức cho
quyền ngoại giao của gia đình đối với bên ngoài, họ được quyền tự do giao thiệp,
chơi bời ở bất cứ nơi đâu, nhiều khi sa vào cờ bạc, rượu chè mà không phải chịu sự
kiểm soát, ngăn cản của người vợ. Trong khi đó, tất cả mọi hoạt động giao thiệp,
chơi bời của người vợ đều phải chịu sự giám sát của người chồng.
Sự bất bình đẳng về quyền lợi của phụ nữ ở giai đoạn này còn thể hiện qua
việc làm gia phả. Tuyệt đại đa số các gia phả được viết bằng chữ Hán, do triệt để
tuân theo nguyên tắc phụ hệ gia trưởng và tư tưởng trọng nam khinh nữ nên trong
gia phả con gái thường không được ghi tên hoặc có thì chỉ ghi ngắn gọn tên tuổi
nhưng con trai được ghi khá cụ thể từ ngày giờ sinh đến tính tình, sự nghiệp.

 Về hôn nhân và gia đình
Trong gia đình, không chỉ có lễ nghi mà tư tưởng Nho giáo và pháp luật phong
kiến đã xác lập chế độ phụ quyền gia trưởng bằng những quy định đề cao quyền của
người chồng đối với vợ, người cha đối với con, ngay cả phong tục, lệ làng cũng hấp
thu tư tưởng đó, Điều 64 hương ước làng Quỳnh Đôi quy định: “Người ta lấy luân
thường làm trọng…chồng nói thì vợ nghe, làm người thì cư xử là thế…Nếu mà
không được thế thì chẳng khác gì loài cầm thú”. Nguyên tắc: “phu xướng phụ tùy”
được xem là nền tảng, luân lí cho đạo vợ chồng trong gia đình.
Trong quan hệ nhân thân giữa vợ chồng, người vợ cũng phải gánh chịu nhiều
nghĩa vụ với chồng hơn như nghĩa vụ để tang chồng, nghĩa vụ tòng phu và nếu có
hành vi vi phạm nghĩa vụ chung đối với nhau thì mức xử phạt mà luật quy định đối
với người vợ thường bao giờ cũng nặng hơn so với mức xử phạt người chồng, như
Điều 321 Bộ luật Hồng Đức quy định: “Thê thiếp tự ý bỏ nhà chồng ra đi thì xử đồ
làm xung thất tì. Sau đó lấy chồng người khác thì bị đồ làm thung thất tì người và
gia sản phải trả lại chồng cũ. Ai biết mà cứ lấy làm vợ thì bị tôi đồ, không biết thì
không bị tội”. Và khi lễ nghi Nho giáo thông qua tầng lớp nho sĩ bình dân, thâm



nhập vào đời sống nông dân làng xã thì người phụ nữ với bản tính cam chịu đã chấp
nhận nguyên tắc đó như một lẽ đương nhiên của đời sống vợ chồng.
Chế độ đa thê cũng được đông đảo dân chúng chấp nhận, trường hợp này xảy
ra không chỉ ở vợ chồng không có con hay không có con trai (được người xưa quan
niệm là do lỗi của người vợ) mà ngay cả khi có đủ con trai và con gái thì người vợ
vẫn phải chấp nhận cho chồng lấy thêm vợ lẽ hay nàng hầu. Xã hội coi sự tự trói
buộc thân phận và tình cảm của những người phụ nữ vào một người đàn ông là tiêu
chí phổ biến. Hiện tượng này càng phổ biến hơn nữa ở các tầng lớp quan lại và
những người thuộc tầng lớp hoàng tộc. Tình trạng này gây ra sự bất bình đẳng và
nhiều đau khổ cho người phụ nữ khi rơi vào hoàn cảnh trên.
Bên cạnh đó, nguyên tắc tam tòng của Nho giáo đã ràng buộc cuộc sống của
người phụ nữ trong phạm vi gia đình với nghĩa vụ tề gia nội trợ, chăm sóc chồng
con, không được tham gia vào các hoạt động khác ngoài xã hội. Pháp luật phong
kiến trừng phạt nghiêm khắc những phụ nữ vi phạm nguyên tắc này, Điều 36 Hồng
Đức thiện chính thư quy định: “Làm đạo vợ phải theo chồng siêng năng việc nữ
công, không được thiện tiện đi về”; “ con gái thì giữ gìn trong khuê môn, nói phải
chọn lời, làm phải chọn việc, không được lắm điều lớn tiếng… ai trái lệnh này, cho
phép xã trưởng bắt nộp quan, con gái sẽ phạt 50 roi và phạt tiền theo luật” (Điều
177 Hồng Đức thiện chính thư).10
Các quy định về quyền tài sản của nam, nữ trong gia đình cũng bị chi phối bởi
tư tưởng trọng nam kinh nữ của Nho giáo. Ở gia đình và dòng họ, luật Nhà nước
phong kiến quy định phụ nữ không phải là đại điện chính thức và đầu tiên của
quyền thừa kế.
Ví dụ: Điều 391 của Bộ luật Hồng Đức,11 chỉ khi nào không có con trai thì con
gái trưởng mới được thừa kế tài sản hương hỏa. Trong pháp luật phong kiến và lễ
nghi Nho giáo, việc xác lập chế độ phụ quyền gia trưởng trong gia đình luôn được
đặt lên hàng đầu.
Việc định đoạt hôn nhân và quan hệ hôn nhân giữa vợ chồng cũng như những
phong tục về hôn nhân thời phong kiến thể hiện rõ sự bất bình đẳng nam, nữ cụ thể

ở các mặt sau:
10

11

Nam Hà ấn quán, Sài Gòn, 1959.
Điều 391 Bộ luật Hồng Đức quy định: “Người trông coi hương hỏa có con trai trưởng thì dùng nó làm

trai trưởng, không có con trai trưởng thì dùng gái trưởng, ruộng đất, hương hỏa cho lấy 1/20”.


- Con cái nói chung, con gái nói riêng không có quyền quyết định việc hôn
nhân của mình mà là do cha mẹ sắp đặt, thậm chí là áp đặt trên cơ sở bình đẳng
“môn đăng hộ đối”, tức là chỉ quan tâm đến vị thế, tuổi tác của hai bên thông gia mà
hoàn toàn không nghĩ đến quyền lợi của các đôi trai gái trong cuộc. Chính vì thế mà
trong 423 câu tục ngữ, ca dao phản ánh về quan hệ nam, nữ thì có đến 362 câu
(chiếm 85.57%) nói về tự do yêu đương.12 Con số này thể hiện khát vọng của người
dân nói chung, người con gái nói riêng hướng tới sự giải phóng khỏi những ràng
buộc ngặt nghèo của lễ giáo phong kiến đã hằng sâu thành tục lệ trong xã hội lúc
bấy giờ.
- Tình trạng “gả bán” trong hôn nhân, thể hiện ở tục thách cưới thuộc mọi
thành phần xã hội, cho nên, việc “thách nặng cưới to” trở thành rất phổ biến và điều
này đã gây phiền phức và tốn kém cho gia đình nhà trai để rồi khi cô gái mới về nhà
chồng đi kèm theo là một gánh nặng nợ nần chồng chất, phải nai lưng kéo cày trả
nợ. Đời sống kinh tế từ đó trở nên khó khăn đã nảy sinh mâu thuẫn giữa mẹ chồng nàng dâu, chị dâu - em chồng, nên mọi bực tức của họ đều trút lên nàng dâu gây ảnh
hưởng xấu đến quyền lợi, quyền bình đẳng giữa những cô dâu mới về nhà chồng
với các thành viên trong gia đình bên chồng.
Không chỉ có vậy, lễ nghi Nho giáo và luật pháp phong kiến còn cấm phụ nữ
không được học hành, thi cử. Đi học và đi thi được xem là một đặc quyền của nam
giới mà dần dần trở thành một tập quán xã hội và được người dân chấp nhận như

một lẽ đương nhiên: “Xin chàng kinh sử học hành; Để em cày cấy, cửi canh kịp
người”.13
Tuy nhiên, ở một mức độ nhất định nào đó pháp luật phong kiến Việt Nam vẫn
chấp nhận một số quyền của phụ nữ như: Quyền từ hôn,14 thừa nhận người vợ có
quyền có tài sản riêng trong hôn nhân; là đồng đồng sở hữu chủ khối tài sản chung
(tần tảo điền sản) trong gia đình cùng với chồng; có quyền thừa kế tài sản của
chồng. Vì vậy, những giao dịch dân sự liên quan đến tài sản lớn của gia đình như
cầm cố ruộng đất, văn khế vay nợ thì phải có cả họ tên và chữ ký của cả hai vợ
chồng.15 Bên cạnh đó con gái cũng có quyền thừa kế tài sản do cha mẹ để lại như
con trai (Điều 388 Bộ luật Hồng Đức quy định: “Có ruộng đất mà cha mẹ chết hết
12

13
14
15

Phan Huy Lê - Vũ Minh Giang: Các giá trị truyền thống và con người Việt Nam hiện nay, tập 1, Đề tài
KX 07 – 02 “Các giá trị truyền thống và con người Việt Nam hiện nay”, Nxb. Khoa học xã hội Hà Nội,
1994, tr. 86.
Ca dao trữ tình chọn lọc, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1997, tr. 131.
Điều 322 Bộ luật Hồng Đức.
Quốc triều thư khí thể thức, một số văn bản pháp luật Việt Nam thế kỷ XV - thế kỷ XVIII, Nxb. Khoa học
xã hội, Hà Nội, 1994, tr. 253, 256.


×