Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Thực trạng và giải pháp cơ giới hoá phục vụ nông nghiệp trong thời kỳ CNH hđh ở nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.74 KB, 27 trang )

Đề án môn học

Nông nghiệp 40B

LỜI MỞ ĐẦU
Trong lịch sử phát triển của xă hội loài người nông nghiệp là ngành sản xuất
ra đời đầu tiên. Nông nghiệp được coi là một trong hai ngành sản xuất vật chất
cơ bản của xã hội. Trong những năm qua nông nghiệp nông thôn nước ta dã
dạt dược nhiều thành tựu quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Từng bước
thực hiện việc chuyển sản xuất nông nghiệp tự cung, tự cấp sang sản xuất
hàng hoá, đã tạo ra dược nhiều mặt hàng xuát khẩu quan trong dể thu ngoại tệ
(như xuất khẩu gạo, cafê, cao su…). Tuy nhiên, bên cạnh dó việc sản xuất
nông sản ở nước hiện nay gặp rất nhiều khố khăn và thử thách .
Vấn đề hội nhập kinh tế của nước ta vào khu vực và thế giới đặt ra làm thế
nào để nâng cao dược chất lương , hạ giá thành sản phẩm trong dó có nông
sản xuất khẩu là rất có ý nghĩa cạnh tranh trên thị trường nông sản .Vì hầu hết
sản phẩm nông sản nước ta chất lượng thấp, giá thành lại cao nên không cạnh
tranh được với đối tác. Do vậy, cần phải nhanh chóng đẩy nhanh việc nâng
cao năng suất và chất lượng. Để có thể làm dược điều này thì Nhà nước cần
phải giải quyết hàng loạt các vấn đề có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến
lĩnh vực sản xuất nông nghiệp như đầu tư vốn, xây dựng cơ sở hạ tầng, công
nghệ chế biến, cơ giới hoá, tiêu thụ sản phẩm … Trong đó cần chú ý là vấn đề
cơ giới hoá nông nghiệp, đây là yếu tố tác động trực tiếp việc nâng cao năng
suất và chất lượng sản phẩm. Trên thực tế việc thực hiện cơ giới hoá cơ giới
hoá nông nghiệp, nông thôn nước ta hiện nay còn có nhiều vướng mắc từ cơ
sở lý luận đến việc thực hiện .
Xuất phát từ những vấn đè trên, là sinh viên chuyên ngành KTNN &
PTNT em lựa chọn đề tài : “ Thực trạng và giải pháp cơ giới hoá phục vụ
nông nghiệp trong thời kỳ CNH-HĐH ở nước ta “. Kết cấu gồm ba phần:
- Phần 1 : Những vấn đề lý luận chung về cơ giới hoá nông nghiệp
- Phần 2 : Thực trạng cơ giới hoá nông nghiệp ở nước ta hiện nay


- Phần 3 : Phương hướng và giải pháp thực hiện cơ giới hoá nông
nghiệp.

Đề tài được hoàn thành với sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo TS.
Phạm Văn Khôi , nhưng do thời gian và trình độ co hạn, nên đè
tài không tránh khỏi sai sót. Vì vậy, em kính mong thầy sữa

Trần An Khang

1


Đề án môn học

Nông nghiệp 40B

chữa và bổ sung cho bài viết hoàn thiện và dể những bài sau tốt
hơn. Em xin chân thành cảm ơn.

Trần An Khang

2


Đề án môn học

Nông nghiệp 40B

PHẦN I.NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ CƠ GIỚI HOÁ
TRONG NÔNG NGHIỆP.

I.Khái niệm và các nhân tố ảnh hưởng đến cơ giới hoá nông
nghiệp.
1. Khái niệm.
Cơ giới hoá nông nghiệp là quá trình thay thế công cụ thô sơ bằng công
cụ cơ giới, động lực của người và gia súc bằng công cụ cơ giới, lao dộng thủ
công bằng công cụ cơ giới, thay thế phương pháp sản xuất lạc hậu bằng
phương pháp khoa học.
Quá trình cơ giới hoá nông nghiệp được tiến hành qua các giai đoạn sau:
Quá trình nay được bắt đầu cơ giới hoá bộ phận (từng khâu lẻ tẻ) tiến lên cơ
giới hoá tổng hợp rồi tự động hoá.
- Cơ giới hoá bộ phận (từng khâu lẻ tẻ) trước hết và chủ yếu được thực
hiện ở những công việc nặng nhọc tốn nhiều sức lao động và dễ dàng thực
hiện. Đặc điểm giai đoạn này mới sử dụng các chiếc máy lẻ tẻ.
- Cơ giới hoá tổng hợp là sử dụng liên tiếp các hệ thống máy móc vào
tất cả các giai đoạn của quá trình sản xuất. Đặc trưng của giai đoạn này là sự
ra đời hệ thống máy trong nông nghiệp, đó là những tổng thể máy bổ xung lẫn
nhau và hoàn thành liên tiếp tất cả các quá trình lao động sản xuất sản phẩm ở
địa phương, từng vùng.
- Tự động hoá là giai đoạn cao của cơ giới hoá, sử dụng hệ thống máy
với phương tiện tự động để hoàn thành liên tiếp tất cả các quá trình sản xuất từ
lúc chuẩn bị đến lúc kết thúc cho sản phẩm. Đặc trưng giai đoạn này là một
phần lao động chân tay với lao động trí óc, con người giữ vai trò giám đốc,
giám sát, điều chỉnh quá trình sản xuất nông nghiệp.

2 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện cơ giới hoá.

Trần An Khang

3



Đề án môn học

Nông nghiệp 40B

Việc thực hiên cơ giới hoá nông nghiệp chịu sự ảnh hưởng của các nhân tố
sau:
- Điều kiện tự nhiên: bao gồm như khí hậu, thời tiết…và đặc biệt là diện tích
và địa hình ảnh hưởng lớn đến việc thực việc sử dụng máy móc. Do vậy cần
phải tính toán kỹ điều kiện tự nhiên cụ thể từng nơi, từng vùng mà trang bị
máy móc,công cụ cơ giới cho phù hợp.
- Điều kiện kinh tế- xã hội:
+ Điều kiện phong tục tập quán, phương thức sản xuất ảnh hưởng đến việc
sử dụng máy móc vì đa số nông dân vẫn còn tư tưởng sản xuất tiểu nông với
phương thức sản xuất sử dụng các công cụ thô sơ và sức lao động con người là
chủ yếu. Do vậy, cân phải cho họ nhận thức được rõ vai trò của máy móc,
công cụ cơ giới đối việc sản xuất nông nghiệp.
+Trình độ phát triển kinh tế của nông dân nói chung và nông thôn nói riêng
vẫn còn nghèo nàn lạc hậu nên ảnh hưởng đến việc mua sắm các loại máy
móc, công cụ phục vụ cho việc sản xuất. Do vậy cần phải có sự hỗ trợ từ phía
nhà nước cho việc đầu tư máy móc.
+ Nguồn lao động nông nghiệp, nông thôn hiện nay còn dồi dào, mà việc
giải qyuết việc làm cho họ khó khăn, phức tạp, vừa mang tính cấp bách, vừa
mang tính lâu dài. Điều này ảnh hưỏng việc đưa máy móc vào trong sản xuất
bởi vì nó sẽ làm cho tình trạng việc làm ở nông nghiệp, nông thôn càng trở
nên càng phức tạp hơn. Do vậy việc trang bị cơ giới hoá hiệu quả khi mà:
Thứ nhất, là giảm được lao độnh chân tay nặng nhọc nhưng phải với chi
phí sản xuất không đổi.
Thứ hai , là các ngành nghề phi nông nghiệp phát triển mạnh mẽ để có
thu hót được lực lượng lao động nông nghiệp, nông thôn.


3.Đặc điểm quá trình cơ giới hoá nông nghiệp .
_ Cơ giới hoá trong nông nghiệp gắn liền với quá trình sinh học bởi vì đối
tượng sản xuất nông nghiệp là những cây trồng, vật nuôi có đặc điểm sinh học
rất khác nhau . Do đó việc cơ giới hoá chỉ phù hợp và cho năng suất cao khi
mà tác động vào đúng theo đặc điểm sinh học của nó .
Trần An Khang

4


Đề án môn học

Nông nghiệp 40B

_ Hoạt động của máy móc và công cụ sản xuất trong nông nghiệp mang tính
không thể phân chia được trong việc sử dụng, điều này có nghĩa là mỗi kích
cỡ máy móc nhất định có một công suất nhất định. Như vậy, chi phi cố định
( xác định bằng tỷ lệ khấu hao hàng năm ) cho một đơn vị công việc thực hiện
giảm dần khi công suất sử dụng tăng lên.
_ Một số công cụ cơ giới cho phép tiết kiệm lao động, đây là quan điểm khác
so với các tiến bộ khoa học kỹ thuật về tưới nước phân bón và giống mới cho
phép tiết kiệm đất. Như vậy, động lực mạnh mẽ thúc đẩy cơ giới hoá nông
nghiệp trước hết ở những vùng thiếu lao động trong điều kiện thừa lao động,
chính sách cơ giới hoá đòi hỏi việc lựa chọn các kỹ thuật tiết kiệm lao động và
có chính sách taọ công ăn việc làm tương ứng trong nông thôn.
_ Máy móc là công cụ cơ giới, là đầu vào được đầu tư bằng vốn cố định. Và
đóng góp vào đầu ra của cơ giới hoá không chỉ bản thân máy móc công cụ, mà
còn tuỳ khả năng cung cấp các dịch vụ sửa chữa, sản xuất hay nhập khẩu phụ
tùng, cung cấp xăng dầu. Như thị trường cung cấp dịch vụ sửa chữa, xăng dầu

không tốt sẽ ảnh hưởng đến kết quả đầu ra mang tính chất thời vô.
_ Phạm vi hoạt động máy móc rộng lớn, phức tạp bởi vì hoạt động sản xuất
tiến hành trên phạm vi rộng lớn. Dẫn đến tuyệt đại bộ phận máy móc, công cụ
hoạt động chủ yếu ngoài trời nên dễ han gỉ và chóng hư hỏng .
Do vậy để việc sử dụng máy móc thực sự hiệu quả cần chý ý đến một số vấn
đề kinh tế cần chú ý đó là:
+ Thứ nhất, mọi tác động của cơ quá trình cơ giới hoá trong nông nghiệp cần
phải phù hợp với quy luật sinh học của các loại cây trồng, vật nuôi. Tuy nhiên
chúng ta cần qua tác dụng cơ giới hoá đÓ hướng quá trình sinh học theo mục
đích, hiệu quả nhằm giảm đi tính thời vụ trong sản xuất nông nghiệp.
+ Thứ hai, về số lượng và chủng loại khi trang bị phải phù hợp với điều kiện
tự nhiên, lịch sử và xã hội của từng ngành, từng vùng trong nền nông nghiệp
hàng hoá, đặc biệt chú ý tới cơ khí nhỏ khi điều kiện sản xuất nông nghiệp
nước ta còn manh mún, phân tán.
+ Thứ ba, về mặt sản xuất và trang bị phải đảm bảo đồng bộ cả hệ thống máy,
cả tập đoàn công cụ hoặc kết hợp giữa hệ thống máy móc với tập đoàn công
Trần An Khang

5


Đề án môn học

Nông nghiệp 40B

cụ, tăng thêm máy vạn năng và công cụ có công suất lớn, tốc dộ nhanh trong
điều kiện cho phép. Phải đảm bảo quy cách thống nhất và đầy đủ phụ tùng,
chú ý các loại máy móc bền, nhẹ rẻ, hiệu quả khi mà điều kiện về vốn của ta
chưa có. Sắp xếp hệ thống cơ sở sản xuất và sửa chữa hợp lý tránh việc cạnh
tranh không lành mạnh làm giảm hiệu quả máy móc.

+ Thứ tư, về việc sử dụng phải lựa chọn và quy hoạch địa ban sử dụng tổng
hợp các loại máy móc và công cụ, kết hợp chặt chẽ máy móc với công cụ cải
tiến, cơ giới hoá với biện pháp kỹ thuật nông nghiệp, tăng cường quản lý và
bảo quản máy móc.
+ Thứ năm, đi đôi với quá trình cơ giới hoá cần đẩy mạnh quá trình phân công
lao động trong công nghiệp và phát triển nông thôn một cách tổng hợp. Việc
cơ giới hoá tiết kiệm lao động chỉ thực sự diễn ra khi việc áp dụng máy móc
có thể hoặc không làm thay đổi tỷ lệ yếu tố đầu vào sử dụng (lao động và
vốn), nhưng tỷ lệ lao động trong tổng giá trị sản lượng giảm so với tỉ lệ vốn,
thậm chí cả khi giá tương đối của lao động, vốn giữ nguyên. Như vậy việc
thực hiện cơ giới hoá hiệu quả trong khuôn khổ tác động phù hợp về chính
sách các yếu tố đầu vào khác.
+ Thứ sáu, nếu việc thực hiện cơ giới hoá làm tăng sản lượng đầu ra với một
tổng chi phí nguồn lực đã cho, lúc đó cơ giới hoá thay thế yếu tố sản xuất (chi
phí lao động làm giảm, chi phí vốn không tăng). Thực hiện cơ giới hoá trong
trường hợp này là phải gắn liền với quan điểm thay thế của chính sách cơ giới
hoá. Trường hợp này chỉ xảy ra khi giá máy móc giảm xuống một cách nhân
tạo nhờ chính sách tín dụng, trợ cấp, giá xăng đầu thấp …trong khi đó giá lao
động tăng lên.
+ Thứ bảy, việc giải quyết mối quan hệ giữa công xuất hoạt động của máy
móc và chi phí cho một đơn vị sản phẩm thì đòi hỏi cần phải giải quyết tốt
mối quan hệ mật thiết giữa công xuất máy và quy mô trang trại tối ưu. Nghĩa
là cơ giới hoá có thể sẽ không thực hiện được trong điều kiện không thừa nhận
việc tập trung ruộng đất hoặc không thừa nhận chính sách lao động làm thuê ở
nông nghiệp, nông thôn.

Trần An Khang

6



Đề án môn học

Nông nghiệp 40B

4. Vai trò của việc thực hiện cơ giới hoá trong nông nghiệp.
Theo tinh thần của nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII và hội
nghị Trung Ương lần thứ VII (khoá VII) là tiến hành CNH-HĐH nông thôn.
Đây là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với việc đổi mới căn bản về
công nghệ và kỹ thuật ở nông thôn, tạo nền tảng cho việc phát triển nhanh,
theo hướng nâng cao hiệu quả kinh tế ở nông thôn, góp phần phát triển bền
vũng nèn kinh tế quốc dân với tốc độ cao. Theo nghị quyết thì:
CNH nông nghiệp là bộ phận CNH nông thôn, nội dung chủ yếu là
đưa máy móc thiết bị, ứng dụng các phương pháp sản xuất kiểu công nghiệp,
các phương pháp và hình thức tổ chức kiểu công nghiệp vào tất cả lĩnh vực
sản xuất nông nghiệp.
HĐH nông nghiệp là quá trình không ngừng nâng cao trình độ khoá
học kỹ thuật-công nghệ, trình độ tổ chức và quản lý sản xuất nông nghiệp.
Đây cũng là quá trình cần thực hiện một cách liên tục vì luôn có những tiến bộ
khoa học mới xuất hiện và được ứng dụng vào trong sản xuất.
Như vậy việc thực cơ giới hoá là trong nội dung quan trọng của quá trình
CNH_HĐH nông nghiệp. Nó là đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và
Nhà nước trong việc thực hiện pháp triển nông nghiệp, nông thôn.
Vai trò của cơ giới hoá trong việc sản xuất nông nghiệp:
- Đối với việc sản xuất nông nghiệp nói chung thì :
+ Việc thực hiện cơ giới hoá nông nghiệp sẽ tạo ra một năng suất lao động
cao, sản phẩm có chất lượng từ đó sẽ hạ được giá thành sản phẩm đủ sức cạnh
tranh trên thị trường.
+ Khi tiến hành cơ giới hoá nông nghiệp sẽ giảm tính mùa vụ trong sản
xuất nông nghiệp bởi vì máy móc sẽ giảm bớt thời gian gieo cấy, làm dất và

thu hoạch các loại cây trồng.
+ Với việc thực hiện cơ giới hoá cho phép giảm bớt lao động tay chân nặng
nhọc, đồng thời tạo ra một lực lượng lao động dồi dào cho các lĩnh vực khác
của nền kinh tế quốc dân.

Trần An Khang

7


Đề án môn học

Nông nghiệp 40B

- Đối với nước ta hiện nay việc thực hiện cơ giới hoá trong sản xuất nông
nghiệp trở nên cấp bách và cần thiết hơn vì :
+ Sản xuất nông nghiệp nước ta hiện nay vấn còn lac hậu, manh mún, thủ
công… Do đó để có thể từng bước đi lên sản xuất hàng hoá thì phải nhanh
chóng đưa máy móc vào trong sản xuất nông nghiệp .
+ Trong một vài năm tới việc ra nhập AFTA của các sản phẩn nước ta,
trong đó có sản phẩm nông sản. Do vậy, vấn đề đặt ra làm như thế nào để
nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành để có thể cạnh tranh được vơí
các nông sản trên thị trường khu vực và thế giới. Điều này có thể thực hiện
được khi đưa máy móc , công cụ kĩ thuật vào sản xuất nông nghiệp ,bởi vì đây
là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng nông sản.

Trần An Khang

8



Đề án môn học

Nông nghiệp 40B

PHẦN II. THỰC TRẠNG CƠ GIỚI HOÁ NÔNG NGHIỆP
NƯỚC TA TRONG NHỮNG NĂM QUA.
I.Giai đoạn trước năm 1986.
Sau khi thống nhất đất nước, chúng ta bước vào công cuộc xây dựng Chủ
Nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước. Việc xây dựng đuợc đẩy mạnh và tiến
hành trên tất cả các lĩnh vực, trong đó thì đặt biệt chú ý đến lĩnh vực nông
nghiệp, nông thôn. Với mục tiêu là đưa từ nền sản xuất nhỏ, manh mún, lên
sản xuất lớn theo định hướng XHCN trong thời gian nhanh nhất. Để thực
hiện mục tiêu đó Nhà nước ta đã tiến hành đầu tư cho việc phát triển sản xuất
nông nghiệp, nông thôn, trong đó có việc đầu tư cho cơ giới hoá nông nghiệp.
Nhưng việc đầu tư và sử dụng máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp trong
giai đoạn này đã không tạo đọng lực thúc đảy sản xuất nông nghiệp phát triển,
mà còn gây ra mất cân đối giữa các hình thức như:
- Giữa việc tập trung đầu tư và sử dụng cơ giới lớn với việc xem nhẹ
cơ giới nhỏ và cầm tay hiện có rất nhiều.
- Giữa việc mua sắm máy móc thiết bị để trang bị mới với việc xây
dựng các cơ sở sửa chữa bảo quản, sản xuất phụ tùng, đào tạo cán bộ, công
nhân lành nghề.
Điều này đã dẫn đến không những thiệt hại về kinh tế rất lớn mà còn phá vỡ
cơ cấu hạ tầng nông nghiệp , nông thôn và tạo nên việc xem thường cơ khí
nhỏ, công cụ cải tiến, công cụ cầm tay vốn rất thích hợp với nông nghiệp,
nông thôn Việt Nam vào thời gian đó. Các ngành nghề truyền thống sản xuất
và sửa chữa nông cụ thường và nuôi trâu bò cày kéo cũng mất dần ở nông
thôn cùng với “cơ giới lớn”, tầng canh tác bị phá hỏng ảnh hưởng lớn đến
năng suất, đặc biệt là năng suất lúa. Nhiều hiện tượng tiêu cực trong các hợp

tác xã sản xuất nông nghiệp, trong các trạm đội máy keó phát sinh và tăng
dần. Tỷ lệ máy móc được huy động vào sản xuất rất thấp (cả nước 53%, miền
Bắc 60%, miền Nam 40%). Hệ số sử dụng công suất máy mới đạt 46%.

Trần An Khang

9


Đề án môn học

Nông nghiệp 40B

Trong việc đầu tư cơ giới hoá nông nghiệp cũng không đồng bộ. Nó thể hiện ở
chổ không đảm bảo hợp lý cần thiết giữa số đầu máy với số lượng công nhân
lái máy. Trong các trạm máy kéo Nhà nước tỷ lệ đó yêu cầu 1/3 nhưng thực tế
là 1/1. Số công nhân lái máy thiếu về số lượng lại kém về trình độ (chủ yếu là
công nhân bậc một hoặc hai hay tập sự) do đó trở thành người phá máy. Đó là
thực tế giải thích tại sao càng đầu tư trang bị máy móc nông nghiệp thì Nhà
nước bù lỗ càng nhiều, chi phí sản xuất của HTX càng lớn và hiệu quả đầu tư
cho máy móc càng giảm.
Cùng với việc nhập máy kéo, máy móc nông nghiệp có nhiều khuyết điểm
lớn: nhập quá nhiều loại máy móc thuộc nhiều nước khác nhau, nhập không
đồng bộ giữa máy móc với thiết bị, phụ tùng thay thế. Một số loại máy móc
chưa qua khảo nghiệm trên đồng ruộng Việt Nam đã nhập với số lượng lớn.
,từ đó dấn đến việc sử dụng kém hiệu quả, thậm chí không sử dụng được như
máy DT 54-B, ZETOR, UMZ, MTZ80, MTZ52, đặc biệt là máy gặt đập liên
hợp. Trong khi đó các loại máy móc đã thử nghiệm và thích hợp với điều kiện
nước ta lại không có phụ tùng thay thế. Tình trạng này diển ra phổ biến trong
thời gian dài, ở cả hai miền Nam Bắc, cả cơ khí lớn lẫn cơ khí nhỏ nhưng chưa

có sự phối hợp giữa các ngành để giải quyết dứt điểm.Thì việc đầu tư cho cơ
giới hoá nông nghiệp chủ yếu lá đầu tư cho trạm máy kéo Quốc Doanh, xong
mô hình này mang nhều nhựoc điểm đựoc áp dụng một cách máy móc vào
nước ta. Do đó hậu quả tất yếu là càng trang bị máy móc, thiết bị, càng mở
rộng cơ giới hoá thì Nhà Nước càng lỗ lớn. Trong khi đó lại bỏ qua không đầu
tư hoặc hỗ trợ các hình thức cơ giới hoá nhỏ ngoài quốc Doanh có điều kiện
phát triển và thích hợp với nước ta. Từ đó gây mất cân đối trong hệ thống cơ
sở vật chất kỹ thuật nông nghiệp.
Điều này, đã làm cho việc sử dụng máy móc phục vụ sản xuất không hiệu
quả mà còn tình trạng nông dân đập phá máy móc. Như vậy chủ trương Nhà
nước là tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho nông nghiệp
nông thôn nhằm tạo ra bước phát triển bền vững cho nông nghiệp trong thời
kỳ xây dựng CNXH. Trong đó có việc đầu tư để thực hiện cơ giới hoá nông
nghiệp, song việc này đòi hỏi cần phải nhận thức một số vấn đề như sau:
Trần An Khang

10


Đề án môn học

Nông nghiệp 40B

- Đầu tư máy móc cho nông nghiệp như thế nào cho hiệu quả?
- Tập trung vào đâu, khâu nào, lĩnh vực sản xuất nào?
- Phân bổ giữa các vùng, ngành như thế nào cho hợp lí?
- Đầu tư máy móc đến mức độ nào, loại nào thích hợp với diều kiện nước
ta?
- Sử dụng máy móc hiện đại kết hợp với công cụ thủ công như thế nào để
có hiệu quả?

- Việc sản xuất ra hay nhập khẩu loại máy móc, thiết bị thay thế như thế
nào là phù hợp nhất trong điêu kiện nước ta còn nghèo.
Hàng loạt câu hỏi đặt ra, đòi hỏi phải nghiên cứu một cách có khoa học và
thực tiến khi đưa vào thực hiện cơ giới hoá nông nghiệp, nông thôn. Trong
giai đoạn này chúng ta gặp nhiều khuyết điểm, sai lầm mà nguyên nhân chủ
yÕu bao trùm là tư tưởng chủ quan, nóng vội, duy ý chí trong chỉ đạo trong
việc đưa sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn. Thiếu tính toán hiệu quả, đại khái
dập khuân trong thực hiện, dấn đến xây dựng tràn lan, không cân nhắc đâỳ
đủ nhu cầu và khả năng cho phép, gây ra lăng phí lớn. Đó là thực tế và là
bài học thấm thía trong đầu tư trang bị cơ sở vật chất kinh tế trong giai đoạn
này.

II. Giai đoạn sau năm 1986.
Thực hiện đường lối đổi mới toàn diện nền kinh tế nước ta, trong đó có
lĩnh vực nông nghiệp nhằm đẩy mạnh sản xuất, chế biến nông sản đáp ứng
nhu cầu trong nước và xuất khẩu cả về số lượng, chủng loại và chất lượng.
Trong quá trình đổi mới từ năm 1986 đến nay, các hộ nông dân Việt Nam đã
trở thành những đơn vị tự chủ, còn các HTX nông nghiệp chuyển sang đảm
nhiệm chức năng làm dịch vụ cho các hộ nông dân và cá nhân, nhờ có sự đổi
mới như vậy cho nên đã có hàng trục triệu hộ nông dân, cá nhân đã tích cực
trang bị công cụ, máy móc và cải tiến với nhiều kiểu mới cho sản xuất nông
nghiệp. Để thực hiện đường lối tiếp tục đổi mới cho nông thôn nói chung và
cho nông nghiệp nói riêng, Đảng và Nhà nước ta đã và đang thực hiện CNH
Trần An Khang

11


Đề án môn học


Nông nghiệp 40B

và HĐH nông nghiệp nông thôn, đây cũng là vấn đề được đặt ra ở các nước
đang phát triển. Kinh nghiệm cho thấy ở một số nước ở châu Á như Trung
Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan…. CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn có nội
dung rất rộng, bao gồm hai mặt có tầm quan trọng ngang nhau, đó là:
+ CNH nông thôn chủ yếu là mở mang các ngành nghề công nghiệp và
dịch vụ nông thôn nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông- công nghiệp, dịch
vụ, để nâng cao mức sống của dân cư nông thôn.
+ HĐH kinh tế nông nghiệp chủ yếu là chuyển nền nông nghiệp thủ
công, lạc hậu, sản xuất tự túc, thu nhập thấp, sang nền nông nghiệp cơ giới
hoá, hiện đại sản xuất hàng hoá với thu nhập cao, mà cót lõi ở đây là cơ giới
hoá nông nghiệp.
Các nước Đông Bắc Á do thực thi đồng thời hai nôi dung công nghiệp hoá
nông thôn và nông nghiệp nên đã nhanh chóng cải tạo được bộ mặt nông thôn
và phát triển kinh tế nông thôn. Thực tế cho thấy việc mở mang các ngành
nghề ngoài nông nghiệp ở nông thôn và cơ giới hoá sản xuất nông nghiệp có
mối quan hệ hữu cơ với nhau, khi phát triển nhịp nhàng đồng bộ sẽ tạo ra sức
mạnh tổng hợp thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển mạnh mẽ. Ở nước ta
trong thời gian qua khi đi vào con đường cụ thể hoá đường lối CNH-HĐH
nông nghiệp, nông thôn của Đảng đã có một số thành tựu đáng kể. Chúng ta
đã đề cập đến nhiều vấn đề phát triển các ngành nghề thủ công và công nghiệp
nông thôn, điều này là rất đúng và cần thiết. Nhưng vì nội dung công nghiệp
hoá nông thôn (tức là cơ giới hoá nông nghiệp) thì Ýt được nói đến và cho đây
là vấn đề chưa cần thiết vì đa số nông dân còn nghèo, nông thôn còn thừa
nhiều lao động nền chưa cần đến cơ giới hoá nông nghiệp. Nhưng trên thực tế
đã diễn ra khác xa với quan điểm trên, thời kỳ 1991-1995 nền kinh tế hộ đã
có sự chuyển dịch từ sản xuất tự túc sang sản xuất hàng hoá với việc thực hiện
cơ giới hoá trong nông nghiệp, nông thôn . Do vậy, cơ giới hoá nông
nghiệp,nông thôn đã thực sự hồi sinh và hoạt động có hiệu quả ,từ đó tạo điều

kiện thuận lợi đưa nông nghiệp,nông thôn nước ta phát triển.

Trần An Khang

12


Đề án môn học

Nông nghiệp 40B

Theo số liệu điều tra nông nghiệp, nông thôn tiến hành năm 1994 so với
năm 1985 là năm có lượng máy móc cao nhất so với những năm trước đổi
mới, cho thấy các loại máy móc đều tăng lên nhiều:

Biểu 1
Loại máy
Máy kéo lớn
Máy kéo nhỏ
Động cơ xăng, diezel
Động cơ điện
Máy phát điện
Máy bơm nước
Máy tuốt đập lúa
Máy nghiền thức ăn gia sóc
Ô tô vận tải nông nghiệp

1985
20343
24686

243200
13600
811
190774
30165
3009
2600

1994
28643
75286
346011
90881
103483
537809
97808
15392
20163

Mức tăng (lần)
1,4
3,1
1,4
6,0
125
2,8
3,2
5,0
7,8


Qua số liệu trên cho thấy số lượng máy móc động lực trong mười năm gần
đây như: máy kéo, động cơ xăng, diezel, động cơ điện tăng từ 1,4 lần đến 6
lần, riêng máy phát điện tăng 125 lần là do trước đây các máyphát điện công
suất lớn từ 40-50 kw trở lên, còn hiện nay tăng cần các máy phát điện nhỏ gia
đình ở miền núi 0,5 kw. Các máy nông nghiệp chính như máy kéo, máy bơm
nước, máy nghiền thức ăn gia súc đều tăng từ 2,8 đến 5 lần.
- Tổng công suất động lực cơ điện trang bị cho Nông-Lâm-Ngư nghiệp là
8.877.686 sức ngựa (nếu không kể tàu thuyên đánh cá là 7.639.208 sức ngựa)
bình quân trên 100ha gieo trồng là 48,96 sức ngựa và bình quân trên 100
hộ/60 sức ngựa.
- Tình hình cung cấp điện năng cho nông nghiệp, nông thôn đã có bước phát
triển trong máy năm gần đây. Đến năm 1994 cả nước có 5.309 xã có điện
chiếm 60,4% tổng số xã, trong đó có 49,3% số xã có trạm biến thế sử dụng
mạng lưới điện quốc gia, 6,098 triệu hộ nông dân trong tổng số 11,5 triệu hộ
Trần An Khang

13


Đề án môn học

Nông nghiệp 40B

nông dân sử dụng điện chiếm 53,2% tổng số hộ nông thôn. ở vùng đông bằng
chủ yếu là các hộ nông dân sử dụng điện lưới quốc gia với 4.930 trạm biến
thÕ ở các xã chiếm 49,35% tổng số xã của cả nước. Ơ miền núi bắc bộ, điện
lưới quốc gia mới chỉ đưa về một số huyện, còn lại nông dân tự lắp đạt và sử
dụng thuỷ điện nhỏ gia đình, nên tổng số máy phát điện đã tăng lên con sè
103.483 chiếc.
- Việc trang bị máy móc và cơ giới hoá nông nghiệp hầu như bắt đầu phát

triển ở tất cả các vùng trong cả nước, nhưng tập trung vào một số vùng sản
xuất nhiều nông sản hàng hoá ở vùng đồng bằng và vùng đồi núi.
+ Ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long nhất là vùng đất mới nhu Đồng Tháp
Mười, Tứ Giác Long Xuyên cơ giới hoá nông nghiệp đã đạt mức độ cao nhất
trong cả nước. Các hộ nông dân Đông Bằng SCL có một số lượng máy kéo
lớn, máy kéo nhỏ, dộng cơ xăng, ô tô vận tải và tầu thuyền vận chuyển cơ giới
ở nông thôn lớn nhất so với cả nước, chiếm từ 30%-40% đến 70%-80% tổng
số máy của cả nước, nhưng do diện tích đất nông nghiệp lớn và số lượng nông
dân nhiều, nên bình quân số lượng máy trên 100 ha gieo trồng và trên 100 hộ
nông dân thấp hơn miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.
+ Ở vùng Đồng Bằng Sông Hồng mặc dù đất Ýt người đông nhưng đối với
cá hộ nông dân tiến lên sản xuất nông sản hàng hoá và chuyển sang làm các
nghề ngoài nông nghiệp, nhu cầu cơ giới hoá của các ngành nghề ngoài nông
nghiệp cũng tăng lên. ở các xã như Bình Đông (Hà Bắc), Ước Lỗ (Hà Tây), do
phát triển ngành nghề nên các hộ nông dân đã có trên 500 động cơ xăng và
máy bơm nước trong mỗi xã để phục vụ nông nghiệp. Bên cạnh đó là việc ở
đây cũng đang phát triển dịch vụ kỹ thuật phục vụ cho việc cơ giới hoá nông
nghiệp. Đã có một số hộ nông dân mua máy về để đi làm thuê, xay xát thóc,
đập tuốt lúa thuê cho các hộ nông dân.
+ Ở các vùng đồi núi như Đông Nam Bộ, Tây Nguyên từ khi trở thành vùng
sản xuất nông sản hàng hoá: cao su, cà phê, hồ tiêu, hạt điều …cơ giới hoá
nông nghiệp đẫ có điều kiện phát triển, có những bản làng người dân tộc thiểu
số 30-40% số hộ nông dân có máy kéo nhỏ, máy bơm nước, máy phát điện, để
sử dụng trong sản xuất cà phê, cao su nhận khoán của các nông trường trong
Trần An Khang

14


Đề án môn học


Nông nghiệp 40B

các khâu đất, tưới nước, vận chuyển …tính bình quân công suất động lực cơ
khí trang bị cho 100ha gieo trồng thì ở Tây Nguyên đứng đầu cả nước, gấp 2,5
lần ĐB SCL, hơn 3 lần ĐB SH và gấp 2,2 lần vình quân cả nước.
+ Ở miền núi Bắc Bộ thừa sức kéo trâu bò như Võ Nhai (Bắc Thái) cũng có
hàng chục xã có máy kéo nhỏ do một số hộ nông dân mua về sử dụng còn trâu
bò chuyển sang chăn nuôi sinh sản để bán thịt …
Cơ giới hoá nông nghiệp nước ta hiện nay tập trung phục vụ chủ yếu một số
khâu sản xuất chính trong trồng trọt, cơ giới hoá trong chăn nuôi còn yế.
Cơ giới hoá làm đất trước đây phân tán ở nhiều vùng và bị giảm sút nghiêm
trọng, từ năm 1991 đã tập trung vào một số vùng có nhu cầu thực sự như đồng
bằng Sông Hồng, sông Cửu Long.
Cơ giới hoá tưới tiêu bằng bơm điện và bơm dầu tiếp tục phát triển không
những ở các vùng lúa đồng bằng mà còn ở những vùng đồi trồng cây công
nghiệp như miền đông Nam Bộ, Tây Nguyên đã đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Cơ giới hoá xay xát thóc gạo sau một thời gian giảm sút, mấy năm gần đây
phát triển ở nhiều vùng. Ngoài Đồng Bằng S ông Cửu Long, Đồng Bằng Sông
Hồng đến nay nhiều huyện máy xát đã thay thế hoàn toàn cối xay, cối giã gạo
thủ công. Ở vùng đồi núi như Việt Bắc, Tây Nguyên nhiều hộ nông dân mua
săm máy xay xát để làm dịch vụ, cơ giới hoá đập tuốt đã trở thành khá phổ
biến ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, mấy năm gần đây bắt đầu phát triển ở
đồng bằng Bắc Bộ như Thái Bình, Nam Hà, Hải dương, Hưng Yên …
Cơ giới hoá chế biến nông sản ngoài thóc gạo cũng bắt đầu phát triển phục vụ
chế biến sắn, đã hình thành các tụ điểm tập trung bằng máy móc của hộ nông
dân tự trang bị như ở vùng Hoài Đức (Hà Tây), Tây Ninh. Nhiều máy Ðp mĩa
công suất nhỏ cũng được trang bị trong các hộ nông dân ở các vùng đồng bằng
Sông Cửu Long và Duyên Hải miền trung.
Cơ giới hoá vận chuyển nông thôn có nhu cầu bột phát do sản xuất nông sản

hàng hoá ở nông thôn phát triển với các phương tiện vận tải đa dạng; 20.136
và 98.330 ghe, thuyền cơ giới. Riêng số ô tô và xe vận tải chuyên cơ giới nông
thôn tăng 8 lần so với năm 1981 nhưng hiện nay vẫn chưa đáp ứng được nhu
cầu.
Trần An Khang

15


Đề án môn học

Nông nghiệp 40B

Thực tế tình hình phát triển cơ giới hoá nông nghiệp những năm gần đây cho
phép chúng ta khẳng định là kinh tế hộ nông dân nước ta có nhu cầu và đồng
thời có khả năng cơ giới hoá nông nghiệp. Nhu cầu ở đây là nhu cầu thực sự
của các hộ nông dân trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
và cơ cấu kinh tế nông thôn, đi lên sản xuất hàng hoá và phát triển các ngành
nghề thủ công nghiệp và công nghiệp nông thôn, chứ không phải là nhu cầu
giả tạo áp đặt từ trên xuống như trước kia. Các hộ nông dân tự chủ quyết định
trang bị và sử dụng loại và kiểu máy móc nào để cơ giới hoá việc gì cho thuận
lợi, tự bỏ vốn đầu tư trang thiết bị, làm chủ máy móc, lời ăn lỗ chịu, không
phải là trang bị bằng ngân sách Nhà nước bao cấp cho HTX, trạm máy kéo
như trước kia nữa. Hiện nay số lượng máy móc và mức độ cơ giới hoá nông
nghiệp ngày càng tăng lên chứng tỏ nông nghiệp nước ta trong quá trình CNH
có nhu cầu thực sự về cơ giới hoá.

Trần An Khang

16



Đề án môn học

Nông nghiệp 40B

Biểu 2
Số liệu máy nông nghiệp 1991-1995
Các loai
1. Máy kéo nhỏ dưới 12
ĐB SH
ĐN B
ĐB SCL
Tây nguyên
2. Máy bơm nước
ĐB SH
ĐN B
ĐB SCL
Tây nguyên
3. Máy tuốt lúa
ĐB SH
ĐN B
ĐB SCL
Tây Nguyên
4. Máy xay sát gạo
ĐB SH
ĐN B
ĐB SCL
Tây Nguyên
5.Máy nghiền thức ăn gia sóc

ĐB SH
ĐN B
ĐB SCL
Tây Nguyên
6. Máy phun thuốc sâu
ĐB SH
ĐN B
ĐB SCL
Tây Nguyên

Trần An Khang

1991

1992

Đơn vị tính 1000 cái
1993
1994
1995

3462
14362
7442
2735

3744
4640
9101
2965


4520
4640
11801
6349

9888
8365
25991
17127

11909
8974
23182
18107

12108
64968
88806
9734

9471
71050
112229
8498

10313
72084
150733
11791


16660
94965
237263
25728

19570
134778
259470
32554

2063
1315
22550
509

2262
1620
24761
524

24900
1506
25477
119

25660
1201
26137
1860


35375
1364
26540
1917

8766
2508
5086
947

8881
2741
4584
1030

13657
3210
6196
2170

24342
4598
8899
7166

26688
5280
9173
7368


697
130
89
96

616
107
80
112

1460
264
178
77

4160
397
864
458

4917
442
917
481

2438
183
1127
258


2000
182
1039
319

1913
79
673
311

1480
82
715
340

1552
89
982
369

17


Đề án môn học

Nông nghiệp 40B

Như vậy qua số liệu trên chứng tỏ rằng số lượng máy nông nghiệp ngày càng
được đưa nhiều vào trong sản xuất nông nghiệp và nó mang lại hiệu quả ngày

càng cao, góp phần quan trọng trong việc đưa sản xuất tự cấp, tự túc lên sản
xuất hàng hoá.
Tuy nhiên có hai vấn đề cần đề cập hiện cho cơ giới hoá nông nghiệp hiện nay
ở nước ta đang là:
Thứ nhất, có ý kiến nêu ra là hiện nay kinh tế hộ nông dân còn nghèo, liệu
nông nghiệp có khả năng tự mình thực hiện cơ giới hoá không? Vì đầu tư cho
nông nghiệp rất tốn kém, mua một máy kéo nhỏ tốn 5- 10 triệu đồng, một
máy kéo lớn tốn 50-70 triệu đồng chưa kể chi phí bảo dưỡng sữa chữa. Đúng
là đa số hộ nông dân đang còn nghèo, nhưng ở nông thôn đã xuất hiện những
hộ gia đình sản xuất nhiều nông sản hàng hoá đã bắt đầu tích tụ được vốn để
đầu tư cho cơ giới hoá nông nghiệp. Chứng cớ là từ chỗ hầu như chưa có hộ
nông dân nào có máy móc, chỉ trong vòng 4-5 năm đã có trên nửa triệu hộ
nông dân trở thành chủ nhân của nhiều loại máy móc nông nghiệp, không chỉ
là những máy móc nhỏ Ýt tiÒn như động cơ nhỏ, máy bơm nước, xay xát giá
mấy triệu đồng mà cả máy kéo lớn, giàn tưới phun giá hàng trăm triệu đồng. Ở
miền núi Bắc Bộ, một hộ nông dân bán đi một con nghé hai tuổi là thừa tiền
mua và lắp đặt một máy thuỷ điện nhỏ cho gia đình, bán đi 2-3 con nghé lớn là
đủ mua một máy kéo nhỏ độ khoảng 4-5 sức ngựa. Các hộ nông dân Ýt vốn
vẫn có thể sử dụng máy móc để cơ giới hoá làm đất, tưới nước đập lúa, xay
xát, vận chuyển, thông qua các lực lượng làm dịch vụ cơ giới hoá nông nghiệp
và chi trả chi phí tương đương với sử dụng công cụ lao động thủ công và
không cần đầu tư vốn lớn .
Thứ hai, liệu việc trang bị máy móc và cơ giới hoá lần này có ổn định phát
triển tiếp tục không? Hay lại là lửa gần rơm bùng lên rồi tắt như xảy ra trước
đây, phát triển một thời gian rồi lại suy thoái. Vấn đề còn cơ sở khoa học và
thực tiễn khẳng định là trong thơi gian tới, cơ giới hoá nông nghiệp nứơc ta sẽ
phát triển ổn định, chỉ có tốc độ nhanh hay chậm và mức độ cao hay thấp tuỳ
thuộc vào nhu cầu và khả năng từng vùng và từng khâu sản xuất, tuỳ thuộc

Trần An Khang


18


Đề án môn học

Nông nghiệp 40B

vào tác động mạnh hay yếu của chiến lược CNH nông nghiệp và nông thôn
thể hiện qua cơ chế chính sách vĩ mô của nhà nước.
Nói tóm lại sau khi thực hiện đổi mới (1986) đến nay việc trang bị máy móc
và cơ giới hoá nông nghiệp từng bước được phục hồi và đến nay bất đầu khởi
sắc, theo đúng quy luật của phát triẻn kinh tế đi lên con đường CNH. Điều
này có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chính và bao trùm hết đó
là đường lối đổi mới của nhà nước trong nền kinh tế nói chung và trong
nông nghiệp nói riêng. Trong nông nghiệp, trang bị máy móc và cơ giới hóa
nông nghiệp đã xuất phát từ quy luật khách quan, tình hình thực tế nước ta, hộ
nông dân đươc xem là đơn vị kinh tế tự chủ được phép mua sắm các máy móc
cần thiết phục vụ cho sản xuất, tự hạch toán lãi lỗ, nhà nước chỉ đầu tư trang
bị máy móc và cơ giới hoá dưới hình thức hỗ trợ đầu tư ở các vùng trọng yếu
nhằm tạo nền móng cho hộ nông dân và cá nhân tự tiến hành sản xuất nông
nghiệp chứ không tiến hành cấp phát cho hợp tác xã và trạm máy kéo như
trước đây.
Bên cạnh điều làm được thì hiện nay việc trang bị máy móc và sử dụng máy
móc tiến hành cơ giới hoá trong nông nghiệp còn gặp rất nhiều cản trở và khó
khăn cần giải quyết:
+ Thứ nhất, tình hình phát triển vừa qua có tình trạng phổ biến là tự phát của
các hộ nông dân, vai trò Nhà nước còn thầp, trước đây chính quyền các cấp
chỉ đạo trên cơ sở bao cấp, gò Ðp, nay vẫn chưa thực sự quan tâm đúng mức
đầu tư cho cơ giới hoá nông nghiệp. Điều thể hiện cụ thể là ngành nông

nghiệp có chương trình khuyến nông nhưng trong việc trang bị máy móc và cơ
giới hoá nông nghiệp chưa được chú ý. Cho đến nay các cơ quan quản lý Nhà
Nước từ vĩ mô đến vi mô, các cơ quan nghiên cứu, sản xuất, đào tạo, cung ứng
lưu thông nhập khẩu chưa chuyển hướng kịp thời để nắm bắt và phục vụ cơ
giới hoá nông nghiệp .
+ Thứ hai, các yếu tố đóng vai trò quan trọng để việc nâng cao sử dụng máy
móc như việc tập trung đất đai, công nhân kỹ thuật lái máy sửa chửa, bảo trì
…thì chưa thực sự là động lực để thúc đẩy việc sử dụng máy móc .

Trần An Khang

19


Đề án môn học

Nông nghiệp 40B

+ Thứ ba, việc sử dụng không đồng đều giữa các vùng trong pham vi cả nước
như vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, đồng bằng Sông Cửu Long và đồng
bằng sông Hồng thì phát triển nhanh về cả máy móc nông nghiệp và máy động
lực loại nhỏ còn miền đồi núi trung du Bắt Bộ, khu Bốn cũ, duyên Hải Miền
Trung phát triển rất chậm, sức mua thấp, thị truờng hạn chế.
+ Thứ tư, có nhiều loại máy móc của nhiều hãng, nhiều nước dẫn đến chất
lượng và giá cả khác nhau, trong đó có một số máy móc của Nhật nhập về quá
cũ, thiếu phụ tùng thay thế. Bên cạnh công nghệ sửa chửa, bảo dưỡng cung
ứng phụ tùng máy móc nông nghiệp còn thấp chưa đồng bộ đã làm cho hiệu
quả sử dụng máy móc giảm xuống.
+ Thứ năm, lao động sống và sức kéo trâu bò dư thừa, giá rẻ đang cạnh tranh
gay gắt với máy móc. Vì vậy, nhiều nơi có điều kiện cơ giới hoá nhưng nông

dân vẫn phải sử dụng sức người, nhất là vùng Duyên Hải Miền Trung.
+ Thứ sáu, thị trường máy nông nghiệp và máy động lực chưa được tổ chức
hợp lý, công tác Maketing yếu nên những kiến thức về sử dụng máy móc chưa
đến dược đến với nông dân, công tác tiếp thị của hãng sản xuất và kinh doanh
còn chưa theo kịp nhu cầu tiêu dùng của ngưòi nông dân .
+ Thứ bảy, việc trang bị máy móc cho nông nghiệp cũng gặp nhiều vấn đề như
: các loại máy móc của nước ngoài (Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản …) thf
rất nhiều còn việc sản xuất trong nước rất kếm (chỉ đáp ứng được 20% nhu
cầu thị trường) , vẫn còn tình trạng nhập mua máy móc không phù hợp với
tình hình thực tiễn của sản xuất nông nghiệp nước ta.
+ Thứ tám, trong việc trang bị và sử dụng máy móc cũng không thực sự ăn
khớp với nhau. Điều này đã gây ra trì trệ trong cơ giới hoá nông nghiệp nông
thôn.

Trần An Khang

20


Đề án môn học

Nông nghiệp 40B

PHẦN III: PHƯƠNG HƯỚNG & GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
CƠ GIỚI HOÁ HIỆN NAY.
I. PHƯƠNG HƯỚNG.
Trong dự thảo báo cáo của ban chấp hành TW Đảng khoá VII, trình đại hội
lần thứ VIII của Đảng nêu rõ:”Trong vài chục năm, từ nay đến năm 2020, ra
sức phấn đấu để nước ta về cơ bản thành một nước công nghiệp, lượng lực sản
xuất nước ta đế lúc đó sẽ đạt được trình độ tương đối hiện đại, phần lớn lao

động thủ công được thay thế bằng lao động sử dụng máy móc, điện khí hoá cơ
bản toàn quốc được thực hiện, năng suất lao động xã hội và hiệu quả sản xuất
kinh doangh cao hơn nhiều so với hiện nay.”
Thực hiện từng bước cơ giới hoá nghiệp từ thấp đến cao phù hợp với từng
vùng, từng địa phương, từng phương thức sản xuất của nơi. Đối những vùng
đã và đang phát triển như đồng Bằng Sông Hồng, Sông Cửu Long, Tây
Nguyên thì tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa trong việc trang bị máy móc hiện đại
đẻ thúc đẩy nhanh sản xuất hàng hoá. Còn đối những vùng chậm phát triển
như Duyên Hải, Bắc Bộ thì cần phải có sự đầu tư mạnh từ phía nhà nước để
tạo nền móng, cơ sở bước đầu cho thực hiện đưa máy móc vào trong sản xuất.
Trên cơ sở tính toán kĩ và thử nghiệm cụ thể mà tiến hành nhập khẩu các loại
máy móc, công cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp thì cần cải tiến công cụ
máy móc hiện có nếu còn sử dụng được. Đồng thời, cần nhanh chóng đẩy
mạnh công tác nghiên cứu đến việc ứng dụng thực tiễn vào sản xuất.

II. Giải pháp thực hiện cơ giới hoá nông nghiệp.
Như vậy để hoàn thanh mục tiêu “phần lớn lao động thủ công được thay
thế bằng lao đông máy móc “ trong nông nghiệp, nông thôn thì cần phải nhanh
chóng thực hiện cơ giới hoá nông nghiệp.
Từ những thực trạng và mục tiêu đặt ra của Đảng và Nhà nước và trong những
năm tới cần phải khẳng định lại lần nữa vai trò to lớn của việc cơ giới hoá
Trần An Khang

21


Đề án môn học

Nông nghiệp 40B


nông nghiệp. Vì nếu trong thời gian tới không phát triển cơ giới hoá nông
nghiệp vói tốc độ nhanh hơn hiện nay thì lấy gì để đảm bảo phần lớn lao động
thủ công đước thay thế băng lao động sử dụng máy móc để đưa năng suất lao
động xã hội lên cao hơn so với hiện nay. Vì trong khi cơ giới hoá hoàn toàn
các ngành công nghiệp, thì thay thế nhiều lắm là 20-30% lao động thủ công
bằng lao động cơ khí, còn 70-80%lao động xã hội nằm trong nông nghiệp vấn
là lao động thủ công như hiện nay hoặc phát triển chậm chậm và gặp nhiều
khó khăn như trước đây thì 20-30 năm tới không thể có cơ sở để thực hiện
mục tiêu của Đảng đã đề ra. Vì vậy ở nước ta trong thời gian tới, để tránh
những sai lầm trong việc thực hiện cơ giới hoá nông nghiệp thì vấn đề cốt lõi
là: cần phải đặt rõ ràng và đúng mức vị trí của cơ giới hoá nông nghiệp, trong
công cuộc CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn. Trong thời gian trước mắt
(2001-2005) cần đặt vấn đề phát triển cơ giới hoá vững chắc với nọi dung và
mức độ phù hợp với yêu cầu và khả năng kinh tế của từng vùng, tập trung vào
một số trọng tâm (ngành và khâu sản xuất) và một số vùng trọng điễm nhiều
nông sản hàng hoá. Điều này có nghĩa là cần phải xác định bước đi tuần tự
phù hợp cơ giới hoá hàng hoá, trong đó cần phải phân biệt các hoạt động nông
nghiệp khác nhau có nhu cầu sử dụng máy móc khác nhau:
Thứ nhất, là các hoạt động cần nhiều máy móc tính như tuốt lúa, xay xát,
chặt nghiền mía đường, bơm nước … việc sử dụng các loại máy này thường
Ýt ảnh hưởng đến việc sử dụng lao động thủ công, thậm chí khi cơ giới hoá
một vài hoạt động nói trên lại tạo điều kiện sử dụng thêm lao động (như bơm
nước) thì cần được cơ giới hoá trước.
Thừ hai, là các hoạt động cần máy móc hoạt động, chủ yếu là làm đất, loại
hoạt động này khi được cơ giới hoá sẽ ảnh hưởng nhậy bén đến sử dụng lao
động, vì vậy cơ giới hoá chỉ hợp lí khi tiền công lao động trở nên đắt đỏ hơn.
Thứ ba, là các loại hoạt dộng không được cơ giới hoá là các hoạt động gắn
với các kỹ năng chăm sóc cây trồng, vật nuôi như gieo hạt, bón phân, làm cỏ
… các hoạt động này thường được tiếp tục làm bằng tay trong khi các hoạt
động khác đã được cơ giới hoá. Nó chỉ được cơ giới hoá hoàn toàn khi thiếu

hụt lao động và tiền công lao động quá cao.
Trần An Khang

22


Đề án môn học

Nông nghiệp 40B

Với cách phân biệt các loại hoạt động trên, thì việc xác định những bước đi
trong việc cơ giới hoá nông nghiệp thể hiện như sau:
+ Cần thực hiện mức độ cơ giới hoá tăng dần, mỗi bước đi nó chỉ phụ
thuộc vào sử thay đổi giá tương đối và tình hình nguồn lực ở các điạ phương
khác nhau.
+ Cần tách biệt các hoạt động nông nghiệp theo nhu cầu máy móc khác
nhau để thực hiện cơ giới hoá chứ không phải nhấn mạnh cơ giới hoá tất cả.
+ Cần nhấn mạnh cơ giới hoá lựa chọn theo các thao tắc trên đồng ruộng
hay trang trại chăn nuôi, chứ không phải là cơ giới hoá toàn bộ trang trại.
Như vậy trên cơ cở xác định bước đi vững chắc, phù hợp yêu cầu và khả năng
kinh tế từng khâu, từng ngành và từng vùng thi cần phải có giải pháp cụ thể
trong lĩnh vực cơ giới hoá nông nghiệp hiện nay đó là:

1. Giải pháp về vốn cho việc cơ giới hoá .
Nói đến máy móc thiết bị là nói đến vấn đề vốn và tín dụng ở nông thôn.
trong điều kiện hiện nay đa số hộ nông dân nước ta còn nghèo, tích lũy nội bộ
còn thấp nên không đủ khả năng trang bị máy móc thiết bị. Do vậy để có thể
nhanh chóng thực hiện được chính sách cơ giới hoá nông nghiệp thì cần giải
quyết một số vấn đề như sau:
+ tăng nhanh tích luỹ từ các tầng lơp dân cư ở nông thôn, nhất là nông dân,

khắc phục tình trạng lấy công làm lãi, đảm bảo lợi nhuận trong nông nghiệp
luôn cao hơn lãi suất cho vay của Ngân hàng để các hộ có điều kiện mua sắm
máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
+ Nhà nước cần xúc tiến việc thành lập các Ngân hàng nông nghiệp để hổ
trợ cho các hộ nông dân thực hiện cho vay ưu đãi để thúc đẩy việc trang bị
máy móc thiết bị. Cần chú ý đến số lượng cho vay, thời điểm cho vay, thời
điểm trả đÓ cho nông dân có thể trang bị máy móc được đồng bộ.
+ Trong điều kiện hộ nông dân không có tài sản thế chấp thì Ngân hàng phải
linh động cho vay nhưng trên cơ sở đảm bảo vốn cho Ngân hàng và hỗ trợ từ
phía nhà nước.
Trần An Khang

23


Đề án môn học

Nông nghiệp 40B

2. Giải pháp về phát triển các hình thức liên doanh liên kết.
Muốn để việc thực hiện cơ giới hoá hiệu quả hơn thì nhất thiết phải đẩy
mạnh các hình thức hợp tác thích hợp, đa dạng như :
+ Hợp tác các hộ nông dân với nhau, hộ nông dân với hợp tác xã …để có
thể mua sắm và sử dụng hiệu quả công suất của máy móc. Tuy nhiên, đối với
loại máy móc chung thì chế độ trách nhiệm rõ ràng, quyền lợi phải được đảm
bảo và nhất thiết không được xâm phạm đến lợi Ých liên quan đến quyền sở
hữu, quyền sử dụng và chế độ phân phối lợi nhuận.Trước hết, còn Ýt vốn thì
chung nhau mua sắm máy móc,sau mà sản xuất phát triển và nông dân có điều
kiện thì tự mua sắm để trang bị cho mình hoặc hợp tác ở mức cao hơn.
+ Hợp tác giưă hộ nông dân với nhân hàng và người bán phụ tùng máy

móc thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp. Nhờ đó mà người nông dân có
máy móc thiết bị phục cụ cho sản xuất, còn ngân hàng có thể cho vay vốn
giảm rủi ro và người bán phụ tùng thì bán được hàng.

3. Giải pháp về lao động sử dụng và sửa chữa máy móc.
Đây vấn đÒ có tính cấp thiết hiện nay, vì đa số lực lượng lao động sử
dụng và sửa chữa ở nước ta chưa đáp ứng được nhu cầu cho cơ giới hoá nông
nghiệp.Việc giải quyết lực lượng lao dộng kĩ thuật phục vụ cho việc sử dụng
và sửa chưă, bảo trì các máy móc thiết bị, cho phép nâng cao hiệu quả sử dụng
và tuổi thọ các loại máy móc thiết bị. Do vậy Nhà nước cần nhanh chóng thực
hiện một số biện pháp sau:
+ Bên cạnh đào tạo kĩ sư có tay nghề cao thì cần đào tạo đội ngũ công nhân
thợ sử dụng đang còn thiếu nhiều .
+ Tổ chức đào tạo kĩ thuật cho lực lượng lao động sử dụng tại chỗ và nâng
cao nhận thức của họ về vai trò của việc cơ giới hoá.Bên cạnh đó cần trang bị
kiến thức cơ bản về máy móc để họ có thể tự sửa chữa hỏng hóc dơn giản.

Trần An Khang

24


Đề án môn học

Nông nghiệp 40B

+ Có chính sách đãi ngộ thoả đáng với những người có giải pháp hữu hiệu về
kĩ thuật và nhưng người cán bộ kĩ thuật về lao động trực tiếp tại nông thôn.

4. Giải pháp về khoa học-kĩ thuật cho thực hiện cơ giới hoá.

Đối vấn đề này, Nhà nước cần thực hiện những biện pháp cụ thể sau:
+ Trên cơ sở nghiên cứu tính toán điều kiện cụ thể của từng khâu, từng
vùng của đất nước trong việc cơ giới hoá mới tiến hành nhập khẩu các loại
máy móc thiết bị cho phù hợp với điều kiện nước ta tránh việc nhập tràn lan
không đồng bộ.
+ Bên cạnh cần phải nâng cao hiệu quả sử dụng của máy móc và công cụ
hiện có.
+ Cần phải nhanh chóng tiến hành việc nghiên cứu để tự sản xuất ra loại
máy móc công cụ. Bên cạnh đó cải tiến các công cụ còn khả năng sử dụng để
từ đó hạ giá thành các máy móc, thiết bị, giúp cho hộ nông dân có điều kiện
mua sắm.

5. Giải pháp khác từ phía Nhà nước.
Cần phải thấy rằng để việc đưa máy móc vào trong sản xuất nông nghiệp
thực sự hiệu quả thì Nhà nước giải quyết hàng loạt các vấn dề liên quan trực
hay gián tiếp đến việc thực hiện cơ giới hoá. Đó là :
+ Cần phải nhanh chóng thực hiện việc tích tụ, tập trung đất đai để làm sao
có thể sử dụng một cách hiệu quả công suất máy móc. Bên cạnh đó cần nhanh
chóng cấp giấy chứng nhận sử dụng đất để nông dân có thể thế chấp vay vốn
trang bị máy móc phục vụ cho sản xuất.
+ Cần phải nhận thấy rằng mâu thuẫn giữa lao động nông thôn thất nghiệp
còn nhiều với việc trang bị máy móc sẽ tăng lượng thất nghiệp lên cao. Do
vậy, cần có chính sách giải quyết lực lượng lao động thừa để có thể đưa máy
móc vào trong sản xuất.

Trần An Khang

25



×