Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

Đề tài Kỹ thuật nhân giống lan Dendrobium

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 49 trang )

A.

Mục đích đề tài

Từ lâu hoa, cây cảnh đã trở thành giá trị tinh thần không thể thiếu của con người. Mọi
người thích trồng hoa cây cảnh vừa trang trí cho đẹp, vừa để giải trí tinh thần. Hoa lan được
nhiều người yêu thích bởi vẻ đẹp kiêu kì, phức tạp và tinh vi, lại rất thích hợp với điều kiện
khí hậu Việt Nam.
Dendrobium là giống hoa lan đặc sắc nhất từ màu sắc, dạng hoa cho đến giống loài.
Dendrobium cũng rất dễ trồng, siêng hoa và lâu tàn, do đó rất được ưu chuộng và được trồng
phổ biến nhất nước ta hiện nay nhằm phục vụ cho nhu cầu cuộc sống. Ngoài ra, lan
Dendrobium còn mang nhiều giá trị y học, thực phẩm cũng như giá trị kinh tế cao.
Các nhà trồng lan không ngừng tìm kiếm các giống lan mới để làm phong phú thêm các
chủng loại lan Dendrobium, người ta thường áp dụng nhiều phương pháp để nhân giống cho
Dendrobium.
Đề tài: “ Kỹ thuật nhân giống lan Dendrobium” sẽ tìm hiểu rõ hơn về về lan cũng như
các phương pháp nhân giống, kỹ thuật chăm sóc cũng như các giá trị mà nó đem lại.

1


B.

I

Tổng quan tài liệu

Giới thiệu chung
Ngành Lan học được sáng lập bởi nhà triết gia người Hy Lạp Theophrastus
(372- 287 trước Công Nguyên), sau đó là nhà thực vật học người Thụy Điển
Linnaeus (1707-1778). Chính Theopharastus là người đầu tiên sử dụng từ Hy


Lạp “Orchis” để chỉ nhóm Lan.
Họ lan (Orchidaceae) là một họ thực vật có hoa, thuộc bộ Măng tây
(Asparagales), lớp thực vật một lá mầm. Đây là một trong những họ lớn nhất
của thực vật, có khoảng 25.000 loài khác nhau, được phân bố rộng lớn trên khắp
thế giới trải dài từ xích đạo cho đến Bắc cực, từ đồng bằng đến vùng núi băng
tuyết.
Phong lan ở nước ta rất phong phú và đa dạng, có nhiều giống khác nhau
như : Cattaleya, Phalaenopsis, Oncidium, Mokara, Vanda, Dendrobium,…Hoa
của chúng đều rất đẹp và mang nhiều màu sắc khác nhau. Các nhà trồng lan
không ngừng tìm kiếm các giống lan mới. Có 2 cách để tạo giống lan mới:
Một là, sưu tập những giống lan hoang dại trong rừng đem về thuần
hóa. Phương pháp này gặp nhiều rủi ro do điều kiện môi trường không
thuận lợi cho cây phát triển.
Hai là, tạo ra những giống lan lai mới, lan lai sẽ mang những đặt tính
tốt vượt trội của bố mẹ, tuy nhiên khi hai cây lan lai với nhau đạt kết quả và
tạo trái cần phải kết hợp với phương pháp gieo hạt trong ống nghiệm để hạt
lan nảy mầm dễ dàng, có như vật mới có thể kiểm tra kết quả của việc lai
hai cây lan.

Lan thường được dùng trang trí, trưng bày, làm đẹp, dùng trong các buổi lễ,
hoặc dùng tách chiết phục vụ cho ngành công nghiệp thực phẩm, lan cũng mang
nhiều giá trị về y học và thực phẩm. Hiện nay, phong lan được đưa vào kinh doanh
cho nguồn thu nhập rất lớn.

2


I.1 Đặc điểm hình thái:
I.1.1 Cơ quan dinh dưỡng:
• Giả hành (thân giả): chỉ xuất hiện trên các loại lan đa thân, là bộ phận cần

thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của lan. Giả hành tuy là thân nhung
lại chứa diệp lục, là bộ phận dự trữ chất dinh dưỡng cho sự phát triển của
giả hành mới, đây cũng là cơ quan dự trữ nước.
• Thân: thân vẩy giả có nhiều hình dáng khác nhau tùy theo giống lan. Trên
thân có đốt, trên mỗi đột mọc một nhánh lá hoặc lá bao. Thân là cơ quan
dự trữ nước và chất dinh dưỡng, mẫm hoa và mầm lá đều mọc từ phần góc
của bộ phận thân rễ. Chỉ có loại đơn thân và một số laoif giồng
Dendrrobium và Epidendrum vừa có hành giả vừa có thân. Các loài lan
thông thường không có cơ quan dự trữ nước và chất dinh dưỡng.
• Lá: là cơ quan dinh dưỡng của hoa lan. Phiến lá thường có hình lưỡi kiếm
dài, số lượng và hình dạng lá khác nhau tùy chủng loại lan khác nhau. Lá
có thể mọc đối xứng qua gân chính hay không, lá sát nhau ở gốc hay xếp
cách có bẹ úp lên nhau, chia đốt đều đặn, có khi thoái hóa thành vảy hay
phình lên, mọng nước, hình dạng rất khác nhau
• Căn hành: chỉ gắp ở lan đa thân. Căn hành là nơi cấu tạo các cơ quan dinh
dưỡng mới, trên căn hành có nhiều mắt sống, chết hoặc hưu niên. Mắt lá
nơi hình thành cũng mang rất nhiều rễ để nuôi sống cây lan.
• Rễ: Ở lan đa thân, rễ thường được hình thành từ căn hành. Ở loài đơn thân,
rễ mọc thẳng từ thân và thường xen kẽ với lá. Rễ trên không của lan phụ
sinh có trục chính bao quanh bởi mô không chặt, giống bịt biển bao quanh
gọi là mạc. Mạc có thể hấp thụ hơi nước của không khí, cũng như tích trữ
nước và sương đọng.
( Nguyễn Xuân Vinh, 1998)
I.1.2 Cơ quan sinh sản:
• Hoa: tập hợp thành cụm hoa chùm hay bông. Hoa lưỡng tính, đối xứng
hai bên. Bao hoa dạng cánh, rời nhau, xếp thành 2 vòng: 3 mảnh vòng
ngoài (đài hoa) và 2 mảnh vòng trong (cánh hoa) bé hơn mảnh thứ 3 ở
vòng trong. Mảnh này có hình dạng và màu sắc khác hẳn, gọi là cánh
môi.Cánh môi của các loài cũng rất phong phú, có loài cánh môi rất to, có
tua, có gờ, nhưng cánh môi một số loài rất nhỏ, trơn láng hay nhăn,

thường có cựa, có móc, có túi ở đằng sau.
• Quả: khi khô mở thành 3-6 mảnh. Hạt rất nhỏ và nhiều, không có nội nhũ.
Do nhẹ nên hạt dễ phát tán nhờ gió.ở nhiều loài, trong quả có nhữn lông
3


hút nước dùng để phát tán hạt đi. Phôi trong hạt phát triển yếu, không
phân hóa thành cơ quan, hạt muốn nảy mầm cần có nấm cộng sinh.
• Hạt: hạt lan nhiều , nhỏ li ti,chỉ cấu tạo bởi khối chưa phân hóa, trên một
mạng lưới nhỏ, xốp. Hạt lan phải trải qua 2-18 tháng mới chín, phần lớn
hạt thường chết vì khó gặp nấm cộng sinh cần thiết để nảy mầm. do đó
hạt nhiều, theo gió bay xa nhưng hạt nảy mầm thành cây thường hiếm.
Chỉ ở trong những rừng già, ẩm ướt, vùng nhiệt đới mới đủ điều kiện để
cho hạt lan nảy mầm.
( Nguyễn Xuân Linh, 1998)
I.2

Đặc điểm về phân loại
Orchidaceae là họ lớn thuộc đơn tử diệp, phân bố khắp nơi trên thế giới
• Ở vùng ôn đới, ta gặp nhiều loài sống ở đất như địa lan, phát triển mọc
trong đất kháng nước
• ở vùng nhiệt đới, gặp nhiều loài phụ sinh, phát triển phía trên mặt đất
hoặc sống bám trên các loại thảo mộc khác, thu hút chất dinh dưỡng và
nước từ môi trường xung quanh
• Một số loài lan sống trên đá như thạch lan, phát triển trên mặt đá hoặc
ngay cả dưới mặt đất (phát triển dưới bề mặt của môi trường cấy trồng)
Cây lan chia làm 2 nhóm:
• Nhóm đơn thân: cây chỉ tăng về chiều cao làm cây dài mãi. Chia làm 2
nhóm phụ:
-


Lá mọc đối xứng: Vanda, Aerides, Phalaenopsis

-

Lá dẹp thẳng hay tròn: Papilionanthe, Luisia

• Nhóm đa thân: cây tăng trưởng liên tục. Chia làm 2 nhóm phụ:
-

Nhóm ra hoa phía trên: Cymbidium,Dendrobium, Oncidium

-

Nhóm ra hoa ở đỉnh: Cattaleya, Laelia, Epidendrum

• Ngoài ra còn có một số giống mang tính trung gian như:

Centropetatum, Phachyphllum, Dichaea…
( Nguyễn Vũ Thị Hoàng Uyên,2005)

4


II Giới thiệu về Dendrobium:
II.1 Nguồn gốc
Lan Dendrobium được đặt tên vào năm 1799, có nguồn gốc của chữ Hy Lạp.
Dendro có nghĩa là cây gỗ, bio là sống, tất cả các loại của Dendrobium đầu là phụ
sinh sống bám trên cây gỗ. Ở Việt nam, lan Dendrobium được gọi là Lan Hoàng
Thảo hay Đăng Lan.

II.2 Phân bố
Dendrobium rất phong phú về chủng loại, lớn thứ hai trong họ lan với khoảng
1.600 loài phân bố thuộc châu Á nhiệt đới, tập trung nhiều nhất ở Đông Nam Á và
Úc Châu.
Dendrobium có điều kiện sống đa dạng, nhiều loài chỉ sống ở vùng lạnh, có
loài vùng nóng, có loài trung gian, có loài thích nghi ở bất cứ điều kiện khí hậu
nào.
II.3 Phân loại thực vật
- Ngành: Angiospermatophyta
- Lớp: Liliopsia
- Lớp phụ: Liliidae
- Bộ: Orchidales
- Họ: Orchidaceae
- Giống: Dendrobium sp.
Hiện nay có nhiều cách phân loại Dendrobium khác nhau, chưa thống nhất và
ngay cả các nhà khoa học gia cũng còn nhiều ý kiến trái ngược. Ví dụ như theo
cuốn "Dendrobium and Its Relatives"của Bill Lavarack, Wayne Harris và Geoff
Stocker thì Dendrobium chia ra tới 34 nhóm và theo Internet Orchid Species có tới
40 nhóm. Theo phân loại của Phạm Hoàng Hộ, Dendrobium phân thành các loại
như sau: Bobidium, Callista, Aporum, Strongyle, Gastridium, Conostalix,
Pedilonum, Dendrobium, Breviflores, Distichophyllum, Stachybium.( Phạm Hoàng
Hộ)
Một cách phân loại nữa là dựa vào những điểm tương đồng của những giống
lan cũng như cách sống, mùa nghỉ, mùa hoa... Đây cũng là cách phân loại dễ nhớ
nên được nhiều người sử dụng so với các cách phân loại khác (Nguyễn Duy, 2013):
1. Phalaenanthe:

5



Nhóm này lá thường xanh trong nhiều năm, giả hành ốm, cao (trong từng giống có
những biến thể với giả hành thấp), phát hoa mọc ra trên các mắt ngủ ở ngọn. Mùa
hoa thường là một lần vào mùa Thu hay cũng có thể hai lần trong năm vào mùa
Xuân và Thu. Những cây lan trong nhóm có cánh hoa tròn trịa hay hơi kéo dài, nổi
bật với các giống như Den. affine, Den. bigibbum(phalaenopsis), Den. Dicuphum
và Den. williamsianum. Nhóm lan này phát triển tốt trong môi trường quanh năm
ấm áp, với ban đêm không dưới 60°F (16°C). Cần nhiều nước và phân bón trong
mùa tăng trưởng, ánh sáng trung bình. Lan có một mùa nghỉ ngắn (3 đến 4 tuần)
khô và mát với nhiệt độ có thể chịu được khoảng 55°F (12°C) và ra hoa sau đó khi
nhiệt độ ấm trở lại.

Den. bigibbum var. compactum
Ảnh: www.flickr.com

Den. antennatum
Ảnh: www.flickr.com

2. Spatulata:
Nhóm lan này có cánh hoa dài và xoắn như sừng con linh dương nên trong Anh
Ngữ còn được gọi là "Antelope Type". Lá xanh quanh năm với giả hành to cao
mạnh mẽ. Ra hoa một lượt với nhiều cành hoa hay có thể ra hoa liên tiếp trong mùa
Hè ấm áp, hoa lâu tàn. Có các giống như Den. antennatum, Den. canaliculatum,
Den. discolor, Den. gouldii, Den. johannis, Den. lineale(veratrifolium), Den.
stratiotes, Den. streblocerasvà Den. taurinum. Những cây lan trong nhóm này phát
triển tốt trong môi trường có khí hậu ấm áp quanh năm 60-65°F (15-18°C) vào ban
đêm và 75-90°F (24-32°C) vào ban ngày. Có thể chịu nóng cao hơn nhưng phải
tăng độ ấm và thoáng gió. Không có mùa nghỉ, có thể chịu lạnh trong mùa Đông
6



nhưng phải có môi trường khô ráo. Ánh sáng từ trung bình đến mạnh. Các giống
lan lai từ nhóm lan này thường được giới chơi lan tại Việt Nam gọi là Dendro Nắng
do cây khỏe mạnh to lớn và có thể chịu được nắng cao từ 80% đến 100% nắng.
3. Dendrobium:
Nhóm lan này nổi bật với đa số đều có giả hành mọc rũ xuống với lá mọc dọc hai
bên. Lá sẽ rụng khi thời tiết bắt đầu lạnh và khô. Nhóm lan này cần một mùa nghỉ
lạnh và khô ráo. Vào cuối mùa Đông cho đến đầu mùa Xuân hoa bắt đầu mọc từ 1
đến 5 hoa tại các nách lá. Trong nhóm này chia ra làm hai loại dựa vào khả năng
chịu lạnh như sau.
Nhóm D1:Khả năng chịu được lạnh cao, gồm các cây như Den. chrysanthum
(Hoàng thảo hoa vàng), Den. friedricksianum, Den. nobile (Thạch hộc, Hoàng thảo
dẹt) và Den. wardianum (Hoàng thảo ngũ tinh). Lan cần tưới nhiều nước và phân
bón khi cây bắt đầu phát triển mạnh cho đến khi các lá ở ngọn ngừng phát triển.
Lúc này lan cần nhiều ánh sáng hơn, giảm nước mạnh hoặc ngưng hẳn không tưới
nước, không bón phân, đêm có thể chịu lạnh 40-50°F (4-10°C). Vào thời gian nghỉ
này nói vui một chút là "quên chúng đi".

Den. nobile

Den. falconeri

Ảnh: Hà Khắc Hiếu

Ảnh: Bùi Xuân Đáng

Nhóm D2:Những cây trong nhóm này chịu lạnh kém hơn nhóm 1, gồm có những
cây như Den. anosmum(Giã hạc, Phi điệp), Den. falconeri(Hoàng thảo trúc mành),
Den. fimbriatum(Hoàng thảo long nhãn), Den. findlayanum(Hoàng thảo chuỗi
ngọc), Den. heterocarpum(Hoàng thảo lụa vàng), Den. loddigesii(Hoàng thảo nghệ
7



tâm), Den. moniliforme, Den. parishii(Hoàng thảo tím hồng), Den.
pendulum(Hoàng thảo u lồi), Den. primulinum(Long tu) và Den. transparens(Phi
điệp trắng tím). Cách nuôi trồng tương tự như nhóm một, nhưng vào mùa Đông ban
đêm không nên để lạnh dưới 55°F (12°C) và gần như không tưới nước vào thời
gian này. Các cây lan trong nhóm này không chịu được lạnh nhiều như nhóm 1.
4. Callista:
Những cây thuộc nhóm này có giả hành cứng cáp, có từ 1-6 lá mọc phía trên đỉnh
giả hành. Hoa mọc thành chùm rũ xuống. Những giống nổi bật trong nhóm này
gồm có Den. amabile(Thuỷ tiên tím), Den. chrysotoxum(Hoàng lạp), Den.
densiflorum(Thuỷ tiên vàng), Den. farmeri(Thuỷ tiên trắng), Den. griffithianum,
Den. lindleyi(Vẩy cá, Vẩy rồng), Den. thyrsiflorum(Thuỷ tiên), Den.
sulcatum(Thủy tiên dẹt)… Nhóm lan này cần có mức ánh sáng cũng như tưới nước
và phân bón vừa phải vào mùa Hè ấm áp, nhiệt độ vào khoảng 60-90°F (16-32°C).
Và giữ mát vào mùa Đông với khoảng 50°F (10°C) vào ban đêm, tưới nước vừa
phải đủ để giữ cho giả hành không bị teo tóp và không cần phân bón vào thời gian
này.

Den. thyrsiflorum
Ảnh: Nguyễn Thị Khuyên

Den. spectabile
Ảnh: www.flickr.com

5. Latouria:
Nhóm lan này thường có lá trên đầu giả hành to vừa phải và dày. Cụm hoa mọc
8



thẳng với các hoa thường có màu chủ đạo từ trắng đến vàng hơi xanh và hoa trông
có vẻ hơi quái dị. Vài giống lan tiêu biểu trong nhóm này là Den. alexandrae, Den.
atroviolaceum, Den. johnsoniae, Den. macrophyllumvà Den. spectabile. Phát triển
tốt trong môi trường giống như nhóm Spatulata tuy nhiên chỉ cần ánh sáng vừa đủ
và cần khô ráo để lan nghỉ ngơi vào mùa Đông.
6. Formosae:
Bao gồm những cây có giả hành mọc
thẳng với một lớp lông đen trên thân và
lá có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Hoa thường có màu trắng giữa hoa có
màu từ vàng đến đỏ hoặc xanh lá.
Thường có từ 2-3 hoa mọc tại các nách
lá gần ngọn và có thể to đến 4 inches
(10 cm). Hoa lâu tàn. Những cây tiêu
biểu như Den. bellatulum(Bạch hỏa
hoàng), Den. dearii, Den. draconis(Nhất
Den. draconis
điểm hồng), Den. formosum(Bạch
Ảnh: Lê Trọng Châu
nhạn), Den. infundibulum(Hoàng thảo
Bù Đăng), Den. lowii, Den.
margaritaceum(Bạch hoàng), Den. sanderaevà Den. schuetzii…
Nhóm lan này phát triển tốt trong môi trường khí hậu mát với khoảng 50-60°F (1016°C) vào ban đêm và không quá 85°F (30°C) vào ban ngày. Tưới nước và phân
bón hợp lý khi cây phát triển mạnh và cần để khô nhẹ khi cây ngừng tăng trưởng.
Giữ ẩm nhẹ cho đến khi cây bắt đầu phát triển trở lại.
7. Nhóm cuối cùng bao gồm những nhóm nhỏ với những cây đặc trưng sau: Den.
linguiforme, Den. tetragonum, Den. gracillimumvà Den. cuthbertsonii
(sophronitis).
Trồng tốt tùy theo môi trường sống của từng cây tuy nhiên vẫn có điểm chung là
cần một nhiệt độ từ trung bình đến ấm áp với nhiệt độ ban đêm vào khoảng 5560°F (12-16°C). Giữ khô vào mùa Đông hoặc khi thấy cây ngừng tăng trưởng.


9


Den. linguiforme
Ảnh: www.flickr.com

Den. tetragonum
Ảnh: www.flickr.com

. Tuy nhiên như đã trình bầy ở trên, đây là cách phân loại dễ nhớ nên được
nhiều người sử dụng và các cây lan trong cùng một nhóm thường được các nhà lai
giống lan tuyển chọn và lai tạo tạo với nhau để cho ra các giống lan lai đẹp đẽ
nhưng vẫn mang đặc trưng nổi bật.

Den. gracillimum
Ảnh: www.flickr.com

Den. cuthbertsonii
Ảnh: www.flickr.com

10


II.4 Đặc điểm hình thái
II.4.1 Cơ quan sinh dưỡng
• Rễ: khi sống ở đất thì rễ mập, thân rễ
bò dài hay ngắn, mập hay mảnh mai
đều giúp đưa cơ thể bò đi xa hay
chụm lại thành bụi dày. Rễ vừa lấy

nước, muối khoáng, chất dinh dưỡng
trên vỏ cây gỗ, chúng được bao bởi
một lớp mô hút ẩm dày, bao gồm
những lớp tế bào chết chứa đầy
không khí, do đó ánh lên màu xám
bạc. Hệ rễ còn làm nhiệm vụ bám
chặt vào giá thể để giữ cây khỏi gió
cuốn đi. Hệ rễ phát triền nhiều hay ít
phụ thuộc chung vào cơ thể
Hình: Tổng quan về lan Dendrobium
Nguồn: Nguyễn Vũ Thị Hoàng Uyên
Ở loài hoại sinh, rễ có dạng búi
nhỏ dày đặc các vòi hút ngắn hút chất
dinh dưỡng từ xác thực vật. Nhiều loại lại có hệ rễ đan thành búi chằng chịt, là nơi
gom mùn vỏ cây để làm nguồn dự trữ chất dinh dưỡng.
• Thân: thuộc nhóm đa thân (sympodial), chúng vừa có thân thật vừa có thân giả
hành. Giả hành tuy là thân nhưng lại chứa diệp lục, dữ trữ nước và chất dinh
dưỡng cần thiết cho sự phát triển của giả hành mới. Cấu tạo giả hành gồm nhiều
mô mềm chứa đầy dịch nhầy, phía ngoài có lớp biểu bì với vách tế bào dày, nhẵn
bong bảo vệ để tránh sự mất nước do ánh nắng mặt trời. Đa số giả hành có màu
xanh bong, nên cùng với lá có nhiệm vụ quang hợp.
• Lá: có hệ thống lá phát triền đầy đủ, nhiều lá dài và lá hình trụ. Màu sắc phiến lá
thường là màu xanh bóng, đôi khi hai mặt lá có màu sắc khác nhau, mặt trên khảm
thêm nhiều màu sặc sỡ.
II.4.2 Cơ quan sinh sản
• Hoa: hoa mọc từ thân thành chùm hay từng hoa cô độc. Các chồi hoa không những
mọc trên các giả hành mới mà có thể mọc trên giả hành cũ. Bên trong hoa có cột
nhị nhụy nằm chính giữa hoa, mang phần đực ở phía trên và phần cái ở mặt trước.
Cột này dài, thẳng hay cong về phía trước.
Nhị gồm 2 phần: bao phấn và hốc phấn. Bao phấn nằm ở cột nhị nhụy, hốc phấn

lõm lại mang khối phấn và thường song song với bao phấn. Khối phấn gồm toàn bộ
hạt phấn dính lại với nhau, có tinh bột, sáp hay chất sừng nên rất cứng, do đó hoa
Dendrobium là hoa lâu tàn, trung bình 1-2 tháng.
11


• Quả: quả nang nở ra theo 3-6 đường nứt dọc. Khi chín quả nở ra và mảnh vỏ còn
dính lại với nhau ở phía đỉnh và phía gốc. Một số loài quả chỉ mở theo 1-2 khía
dọc, thậm chí không nứt ra, hạt chỉ ra khỏi vỏ này mục nát.
• Hạt: cấu tạo bởi phôi chưa phân hóa, trên một máng lưới nhỏ, xốp chứa đầy không
khí. Hạt rất nhiều và nhỏ bé, trọng lượng toàn bộ hạt trong một quả nặng chỉ bằng
1/10 -1/100 mg.

12


C.

Các kỹ thuật nhân giống Lan Dendrobium

Với sự phát triển của công nghệ nhân giống, ngày nay có rất nhiều cách để nhân
giống Lan. Gồm cả phương pháp hữu tính và vô tính.
- Phương pháp hữu tính: nuôi trồng bằng hạt có hỗ trợ kỹ thuật.
- Phương pháp vô tính: phương pháp tách bụi, chiết cành, cắt đoạn thân,
phương pháp cắt từng đoạn thân, hay cao hơn là kỹ thuật nhân giống bằng
nuôi cấy đỉnh sinh trưởng.
III Phương pháp nhân giống hữu tính:
III.1 Phương pháp gieo hạt
III.1.1Sự thụ phấn:
Trong tự nhiên sự thụ phấn của Lan do côn trùng thực hiện. Cấu trúc của hoa

Lan cũng để thích nghi với sự thụ phấn nhờ côn trùng.
Có hai cách thụ phấn:
- Tự thụ phấn: Khi phấn hoa của bông hoa này rơi được vào đầu nuốm của
chính hoa đấy. Điều này hiếm khi xảy ra vì do cấu trúc của bộ phân sinh dục
đực và cái ở hoa Lan.
- Thụ phấn chéo: Khi phấn của hoa này được để vào nuốm của hoa khác cùng
loài( thường do côn trùng thực hiện), hay khác loài( phương pháp lai do con
người thực hiện).
- Thụ phấn nhờ côn trùng
Do con người thực hiện

13


Kỹ thuật thụ phấn được thực hiện khá đơn giản: Chúng ta dùng một cái tăm gỗ
để cấy phấn hoa. Thời gian tốt nhất để thụ phấn hoa lan là khi bông hoa nở hoàn
toàn. Đưa đầu tăm vào trong hoa và lấy nhị hoa ra. Đôi khi nhị hoa không dính
vào que tăm. Trong trường hợp này, nên dùng một cái kẹp (nhíp) để lấy ra.
Bước kế tiếp lấy cái nắp bao phấn ra và đặt phấn hoa vào trong nhuỵ cái của
bông hoa khác, càng gần ống nhuỵ (stigma channel) càng tốt.
III.1.2Quả Lan:
Nếu sự thụ phấn có kết quả, thì có thể ngay trong
ngày hay sang ngày hôm sau, các phiến hoa xụ lại nhưng
không rụng. Và để tránh sự thụ phấn khác do côn trùng
người ta dùng bao nilon trùm hoa lại, nhưng không buộc
kín miệng vì như vậy sẽ bị hư quả do sự bí nước.
Khoảng thời gian từ khi lấy phấn hoa cho đến khi kết
trái cũng khá dài, với lan Dendrobium Nobile là khoảng 75-80 ngày (Nguyễn Nam
Sách, 2007)
Sau khi thụ phấn, bầu noãn từ từ trương phù to ra thành trái. Mỗi trái có thể

chứ hàng ngàn hay cả hàng triệu hột. Khi trái từ màu lục chuyển sang màu vàng lục
thì nên hái trái.
III.1.3Thu hạt và gieo hạt
Các hạt lan trong quả lan sẽ trưởng thành trong khoảng thời gian 3/4 đến- 4/5
từ khi thụ phấn đến khi chín. Thí dụ từ khi thụ phấn cho đến khi quả lan chín là 200
ngày, tức là ta có thể gieo hạt đã được từ 150 ngày trở đi. Nếu cần gieo hạt quả
xanh trong ống nghiệm, có thể thu hoạch chúng trong thời gian này. Điều quan
trọng là quả lan xanh phải kín, không có lỗ hoặc các nấm mốc có thể xâm nhập vào
các hạt lan, nói khác đi là không bị nhiễm (nấm mốc, vi khuẩn,…). Muốn gieo hạt
chín khô, ta phải chờ cho đến khi quả lan nứt ra và thu hoạch chúng. Thời gian từ
khi thụ phấn cho đến khi thu hoạch qủa lan của một số loài như: Dendrobium là 12
tháng, Dendrobium nobile là 61/2 tháng, Dendrobium pierardii là 14 tháng.
Hạt lan rất nhỏ giống như hạt bụi và không có dự trữ chất dinh dưỡng cung
cấp cho hạt trong giai đoạn đầu tiên của cuộc sống Trong thiên nhiên muốn hạt Lan
nảy mầm thì hạt Lan phải được nhiễm một loại nấm kí sinh các nấm này cung cấp
đường và chất dinh dưỡng cần thiết cho các cây con cho đến khi cây này đủ sức tự
sản xuất ra "thức ăn". Người ta đã khám phá ra một số loài nấm giúp nảy mầm ở
hạt Lan, mỗi loài chỉ giúp này mầm một giống Lan mà thôi. VD: Rhizoctonia
repens giúp nảy mầm ở Cattleya, Laelia, Angraecum, Cypripedium
(Paphiopedilum).Rhizoctonia mucoroides giúp nẩy mầm ở Vanda,
14


Phalaenopsis.Rhizoctonia lanugiosa giúp cho hột nẩy mầm ở Oncidium,
Odontoglossum và Miltonoa.
III.2 Kỹ thuật gieo hạt trong ống nghiệm (invitro)
Trong phòng thí nghiệm Lan Dendrobium được nhân giống bằng phương pháp
gieo hạt invitro. Trong thiên nhiên hạt Lan nảy mầm và phát triển thành cây trưởng
thành gặp rất nhiều khó khăn. Năm 1922, Knudson ở Mỹ, thành công trong việc
thay thế nấm bằng đường ở môi trường thạch để gieo hạt. Phương pháp này có

nhiều ưu điểm như:
- Kết hợp với kỹ thuật lai giống tạo nhiều giống Lan mới cung cấp cho thị
trường.
- Giúp bảo tồn các loài lan quý, và nhân nhanh số lượng giúp cho công tác bảo
tồn.
III.2.1Protocorm
Trong tự nhiên để hạt nảy mầm được thì phải nhờ đến tác động của nấm
mycorrhizal. Loại nấm này tiêu hóa các chất hữu cơ trên cây chủ hoặc trong đất,
chuyển hóa thành các đường đơn giản giúp hạt nảy mầm, nó sẽ tạo ra một lượng
lớn các tế bào không phân hóa được gọi là protocorm. Nếu tất cả các yếu tố đều tốt,
protocorm sẽ tiếp tục trong vài tuần, vài tháng, thậm chí cả năm tùy loài, cho đến
khi đủ lớn để tạo thân và rễ. Ở các loài Lan phụ sinh, protocorm thường xanh, và vì
thế nó có thể tự tổng hợp được một ít thức ăn.
III.2.2Quy trình tiến hành:
III.2.2.1

Chuẩn bị:

• nguyên liệu: quả Dendrobium dài từ 4-5 cm lấy từ ngoài thiên nhiên

• môi trường nuôi cấy
 môi trường Knudson’C (1946) bổ sung thêm
- nước dừa 15%
- than hoạt tính 0,5g/l
- đường 30g/l
- agar 8,5 g/l
- pH= 5,7-6
 Môi trường MS 1962) bổ sung thêm:
- Than hoạt tính 15%
15



- Glycin 0,5%
- Myo-Inositol 0,1mg/l
- Đường 30g/l
- Agar 8,5g/l
- pH=5,5-5,7
- Sử dụng chai thủy tinh 100ml và 500ml để nuôi cấy
- Tất cả môi trường được hấp khử trùng ở 1atm, 1210C trong 20 phút
• Điều kiện nuôi cấy:
- Nhiệt độ phòng nuôi 24-280C
- Cường độ chiếu sáng: 2000-3000lux
- Thời gian chiếu sáng : 8 giờ/ngày
- Ẩm độ trung bình: 60-70%
III.2.2.2

Thực hiện

16


Nguyên vật
liệu(mẫu quả gieo
hạt)

Khử trùng quả

Hạt nảy mầm

Tạo protocorm


Nhân protocorm

Ra rễ

17


III.2.2.3

Khử trùng quả Lan:

Việc khử trùng quả Lan có thể thực hiện theo hai phương pháp:
- Mẫu lấy từ thiên nhiên
- Rửa mẫu bằng nước chảy khoảng 10 phút
- Rửa mẫu bằng xà phòng pha loãng
- Rửa lại nhiều lần bằng nước cất
Chuyển mẫu vào tủ cấy vô trùng
Cách 1
- Rửa mẫu bằng cồn 700 trong 12 phút
- Rửa mẫu lại bằng nước cất vô
trùng khoảng 2-3 lần
- Ngâm mẫu trong Ca(OCl)2 và
thường xuyên lắc mẫu

Cách 2
- Nhúng vào cồn 900 và hơ nhanh
qua ngọn lửa
- Nhanh chóng đặt quả lan vào
đĩa petri và đậy nắp lại


- Rửa lại mẫu nhiều lần bằng
nước cất vô trùng khoảng 3-4
lần cho thật sạch
- Đặt quả lan vào đĩa petri
- Sau đó quả lan được cắt gọt 2 đầu, dùng dao mỏ dọc quả, tách làm 2
- Dùng dao giữ phần vỏ quả, dùng kẹp lấy hết hột ra đĩa petri
- Hạt được lấy ra đem gieo vào môi trường
Như vậy, khi khử trùng quả lan bằng Ca(OCl)2 9% trong thời gian 15 phút và
đốt cồn 1 lần, tye lê sống, không nhiễm là như nhau. Tuy nhiên, dùng phương
pháp đốt cồn thì hạt gieo phục hồi và nảy mầm nhanh hơn. Ngoài ra, phương
pháp này còn tiết kiệm nhiều thời gian khử trùng, thao tác đơn giản, kinh tế
hơn.

18


III.2.2.4

Gieo hạt:

Hạt sau khi được khử trùng được đem đi gieo vào môi trường nuôi cấy, môi
trường nuôi cấy đã được kiểm tra là tốt nhất cho sự nảy mầm của hạt.
- Đầu tiên, hạt được gieo vào môi trường MS có bổ sung BA 1ppm, tỷ lệ
hạt nảy mầm rất cao (80-90%)
- Sau 4 tuần, hạt nảy mầm được chuyển sang trồng trong môi trường
Knudson’C có bổ sung 2ppm kích tố BA (cytokinin), protocorm được
tạo ra nhiều, phát triển nhanh, sự tăng trưởng protocorm đồng đều
nhau, có nhiều lá mầm khỏe, màu xanh tươi.
- 4 tuần tiếp theo, protocorm được tách ra: một cụm chồi ban đầu được

tách làm 3, đem cấy vào môi trường Knudson’C có bổ sung 2ppm BA
và 2ppm IAA. Kết quả sau 2 tuần cấy, xuất hiện các protocorm mới.
Đến tuần thứ 3, các protocorm bật chồi, sang tuần thứ 4 các protocorm
phát triển mạnh, chồi mới xanh mướt, một số chồi có rễ nhỏ màu
trắng, dài từ 0,1-0,3 cm, từ một cụm chồi nhỏ cho ra 4 chồi con cao 34 cm. Như vậy, theo lý thuyết ta có hệ số nhân chồi là 3x412 chồi/năm.
- Các cây con trong sau khi đã được nhân lên, có chiều cao 3-4 cm, 2-3
lá đưa vào môi trường ra rễ là môi trường Knudson’C bổ sung 2ppm
NAA. Sau 4 tuần, cây con có nhiều lá, rễ dài, mập, xanh.
- Cây con có nhiều lá, khỏe mạnh sẽ được đưa vào giai đoạn chuyển tiếp
trước khi ra vườn ươm, đây là giai đoạn tạo cây con hoàn chỉnh đủ
thân, lá , rễ chuẩn bị đưa ra vườn ươm. Các thể chồi được đưa sang
môi trường tạo rễ (chứa nhiều auxin). Điều kiện nuôi cấy gần như
giống với môi trường bên ngoài. Giai đoạn này thường mất khoảng 4-5
tháng để chồi sang cây con.
- Khi cây cao 4-5 cm, lá và bộ rễ phát triển đầy đủ có thể chuyển sang
vườn ươm. Cây con lấy ra khỏi ống nghiệm, rửa sạch agar và đặt vào
chậu có bóng râm, độ ẩm cao, cường độ chiếu sáng thấp,… để cây
thích nghi từ từ. Sau khoảng 2 tuần cây đã quen với điều kiện bên
ngoài, lúc đó có thể tăng cường chiếu sáng và hạ độ ẩm.

19


IV Phương pháp nhân giống vô tính:
IV.1 Phương pháp tách chiết cây con từ cây mẹ
Phương pháp này thường dùng cho quy mô nhỏ, các kỹ thuật của các phương
pháp như trồng từ đoạn thân, đoạn thân nhỏ… cũng tương tự.
Dendrobium là giống lan đa thân, sau khi trồng vài năm chúng sinh sôi
nẩy nở ra nhiều thân khác, làm chật kín cả chậu thì phải tách chiết ra để trồng
lại. Tất nhiên khi tách chiết cây lan bao giờ cũng bị ảnh hưởng, một thời gian

sau đó chúng sẽ ra thêm rễ mới, hồi phục dần, rồi phát triển tươi tốt và cho bông
bình thường.
Các thao tác tách cây con khá đơn giản:
- Trước khi tách cây lan ra khỏi chậu phải tưới đẫm nước ( hoặc ngâm cả
chậu vào trong nước), chờ vài phút cho rễ mềm ra, có như vậy mới dễ
bóc, tách, cây lan ra khỏi chậu. Khi rễ đã mềm, đặt chậu nằm ngang, nắm
chặt phần gốc kéo mạnh để cả bụi lan tụt ra khỏi chậu, nếu chặt quá nên
dùng mũi dao sắc, nhọn khoanh nhẹ một vòng xung quanh mép chậu để
cắt đứt những rễ bám chắc vào thành chậu, nếu vẫn không rút ra được thì
phải đập bỏ chậu cũ để lấy cây.
- Sau khi đã lấy bụi lan ra khỏi chậu, tỉa, rửa sạch gốc rễ để loại bỏ chất
trồng cũ đã hư mục, cắt bỏ rễ quá già, rễ bị hư thối, chỉ giữ lại những rễ
còn tốt.
- Ở dưới gốc của mỗi thân cây lan bao giờ cũng có vài mắt mầm ngủ, dùng
dao sắc hơ qua ngọn lửa hoặc lau bằng cồn 90°, cắt tách mỗi bụi ra thành
nhiều đơn vị, mỗi đơn vị có 2 – 3 thân, dùng vôi bôi vào chỗ vết cắt để
tránh vết cắt bị hư thối.
- Chất để trồng lan có nhiều loại, nhưng dễ kiếm và tiện dụng nhất vẫn là
dùng than gỗ, ngâm trong nước khoảng một ngày đêm, sau khi ngâm vớt
ra cho ráo nước, rồi đập nhỏ sao cho cục than có kích thước khoảng năm,
ba phân là vừa. Cục to xếp xuống phía dưới, cục nhỏ để ở phía trên. Nhớ
phải để mặt trên của lớp than cách mép chậu khoảng một, hai phân.
- Dùng cây kẽm lớn cỡ 2mm, làm cây ty, uốn gắn cây ty vào mép chậu. Sau
đó đặt cây lan lên mặt lớp than rồi cột thân cây lan vào cây ty sao cho
chắc chắn để cây lan không bị đổ ngã khi chúng chưa kịp ra rễ để bám
chắc vào lớp than và mép chậu. Khi trồng nhớ đặc cây lan ở vị trí gần
mép chậu và xoay hướng mọc của cây lan con vào giữa chậu để sau này
cây lan mọc dần về phía giữa chậu, làm cho bụi lan dần cân đối trong
chậu. để giữ ẩm cho chất trồng(than) nên phủ một lớp mỏng xơ dừa hay
dớn sợi lên phía trên lớp than.


20


- Sau khi trồng xong đưa chậu lan vào chỗ mát, có độ ẩm cao, tiếp tục tưới
nước, tưới phân hay phun phân bón lá như Atonic, Bayfolan, Grow
more( loại 30 – 10 – 10) và thuốc kích thích ra rễ Rootone để cây phát
triển bộ rễ, thân lá. Khi rễ non phát triển thì đưa dần chậu lan ra chỗ có
ánh sáng rồi đưa lên giàn
Dendrobium có thể nhân giống bằng cách cắt từng đoạn thân mang khoảng 2
mắt một, nhúng 2 đầu đoạn cắt, vào parafin hoặc bôi son, vôi… Đặt các đoạn
nằm ngang, trên mặt cát ẩm, che lại bởi một lồng kính, ba ngày phun một lần
dung dịch urê, 1 muỗng càphê/4 lít nước, cộng thêm cả sinh tố B1, với một nồng
độ 10 phần triệu (10 ppm) trong thời gian 2 tuần liên tục. Sau đó chỉ phun mỗi
dung dịch nửa muỗng cà-phê trong 4 lít + sinh tố B1 cho đến khi cây mọc các
cây con. Phun hàng tuần trong các tuần kế tiếp.
IV.2 Nuôi cấy mô
Nhân giống in vitro hay nuôi cấy mô đều là thuật ngữ mô tả phương thức
nuôi cấy các bộ phận thực vật trong ống nghiệm có chứa môi trường xác định ở
điều kiện vô trùng. Kĩ thuật in vitro dựa trên nguyên lí là tế bào thực vật có tính
toàn thể, nghĩa là từ một mô, một cơ quan hoặc một tế bào của bất kì bộ phận
nào của cây đều có thể phát triển thành một cây hoàn chỉnh nếu được nuôi trong
môi trường thích hợp.
IV.2.1Điều kiện nuôi cấy
- Đảm bảo vô trùng môi trường cấy và đảm bảo cho mẫu nuôi cấy được
hoàn toàn vô trùng
IV.2.2Yêu cầu cơ bản của kĩ thuật nuôi cấy
-

-


-

Đảm bảo được tính liên tục thuận lợi cho các thao tác, các giai đoạn trong
suốt quá trình nuôi cấy mô
Đảm bảo vệ sinh của sả phẩm cuối cùng
Chuẩn bị môi trường đúng cách, chọn đúng môi trường cho từng loại
thực vật và từng giai đoạn nuôi cấy
Chọn và xử lí mô thích hợp trước khi cấy.

IV.2.3Các thành phần cơ bản của môi trường nuôi cấy (đối với môi trường rắn)
-

-

Nước: nước dùng trong môi trường nuối cấy là nước cất, hoặc nước khử
ion, tốt nhất là nước cất hai lần từ các máy cất nước hoàn toàn bằng thủy
tinh.
Đường: tạo nguồn cacbon giúp mô tổng hợp nên cacbohydrat cho cây mà
không phải do quang hợp của mô cây tạo nên; đường sử dụng phổ biển là
saccarose (1-6% w/v). glucose (2% w/v)

21


-

-

-


-

-

Các muối khoáng đa lượng: nuôi cấy mô thực vật đòi hỏi một lượng nhất
định các nguyên tố đa lượng như N, P, K, Ca, Mg, S, Fe,..
Các muối khoáng vi lượng có vai trò quan trọng trong đời sống thực vật.
Chúng tham gia vào các quá trình sinh hóa trong tế bào, tham gia vào
trung tâm hoạt tính của enzyme và viatmin, tăng tính chống chịu của thực
vật với các điều kiện môi trường bất lợi. Các vi lượng thông dụng là Mn,
B, Zn, Cu, Co, I, nồng độ sử dụng trong môi trường rất thấp.
Vitamin: chủ yếu myo-insitol, acid nicotinic, puridoxin HCl (B6), thiamin
HCl (B1)… Các vitamin dễ bị hỏng do nhiễm tạo nên cần giữ ở t0<0oC.
Chất điều hòa tăng trưởng: tùy theo từng mục đích nuôi cấy có thể chọn
các nồng độ và tổ hợp các chất điều hòa sinh trưởng phù hợp. Các chất
điều hòa sinh trưởng thường là IAA, NAA, 2,4D, Kinetin, BAP, IBA…
Agar (đối với môi trường đặc): là một polisacarit làm từ rong biển. Agar
tan ở 100oC và khi nguội sẽ động đặc lại. Hàm lượng sử dụng từ 8-10g/l
tùy hãng chế tạo.

IV.2.4 Nhiệt độ, ánh sáng và pH ảnh hưởng đến quá trình cấy:
-

-

-

Nhiệt độ: nhiệt độ của phòng cấy thường được điều chỉnh ổn định từ 2225oC. Ở mỗi tế bào thực vật khác nhau thì nhiệt độ nuôi cấy cũng khac
nhau.

Ánh sáng: có ảnh hưởng đến quá trình sinh hình thái cây nuôi cấy. Các
yếu tố ảnh hưởng bao gồm: cường độ, chu kì, thành phần quang phổ ánh
sáng. Cường độ ánh sáng từ: 1000-2500 lux được dùng phổ biến cũng
khác nhau.
pH: là một yếu tố quan trọng. Sự ổn định pH môi trường là yếu tố duy trì
trao đổi các chất trong tế bào. Để điều chỉnh pH môi trường có thể dùng
dung dịch 10% hoặc 1N NaOH hoặc 1N HCl.

IV.2.5 Nuôi cấy đỉnh sinh trưởng
-

-

Theo Champagnat (1997) và Fast (1980), các chồi lan đang tăng trưởng
dài 10-15 cm vừa mới nhú lá thường được dùng làm nguyên liệu cho việc
nuôi cấy đỉnh sinh trưởng.
Khi cấy đỉnh sinh trưởng cymbidium chỉ có vùng xung quanh tiền phát
khởi lá u lên và cuối cùng tạo thành protocorm. Còn đối với Cattleya khi
nuôi cấy đỉnh sinh trưởng thường bị hóa nâu. Vì lý do đó mà đỉnh sinh
trưởng thường được cắt trong môi trường lỏng hoặc nước cất vô trùng và
được nuôi trong môi trường không có agar, nhờ đó các chất nâu dễ
khuyếch tán vào môi trường. Sự thành lập protocorm ở cattleya mất nhiều

22


thời gian và luôn tạo ra ở phần gốc mẫu cấy. Các protocorm tạo thành
được tách ra và cấy chuyền vào môi trường mới để thành lập các
protocorm bất định từ các protocorm ban đầu, nếu không được cấy
chuyền chúng sẽ phát triển thành chồi và ra rễ.


Sơ đồ cắt dọc đỉnh sinh trưởng chồi lan
Các bước thực hiện tách đỉnh sinh trưởng lan Dendrobium
1. Rửa sạch chồi Dendrobium dưới vòi nước chảy . Dùng dao mổ lột sạch
các lá non bao xung quanh chồi cho đến khi để lộ chồi ngọn.
2.Dùng gòn lau nhẹ lên thân chồi, ngâm chồi trong xà bông loãng trong
10 phút, rửa cho sạch xà phòng dưới vòi nước chảy
3. Trong tủ cấy, ngâm chồi vào cồn 70 độ trong 1 phút, sau đó cho chồi
vào becher có chứa dung dịch javel có nồng độ (1 thể tích javel: 4 thể tích
nước cất vô trùng) trong 10 phút, lắc đều tay
4. Dùng kẹp vô trùng cho chồi vừa được khử trùng vào becher vô trùng,
rửa các chồi này bằng nước cất vô trùng cho sạch javel (rửa 3 lần)
5. Cắt bỏ các mô chết phần gốc chồi, tách bỏ các lá bên bằng kim mũi
nhọn để có được một đỉnh chồi mang 4 – 5 tiền phát khởi lá, cấy từng
chồi vào ống nghiệm có chứa môi trường. Dùng viết aceton ghi rõ tên
giống , ngày cấy, tên môi trường nuôi cấy
6. Đặt tất cả vào phòng nuôi và qua sát
Môi trường nuôi cấy: thường môi trường nuôi cấy đỉnh sinh trưởng
tương đối đơn giản. Môi trường khoáng MS (1962) có bổ sung chất điều
hòa tăng trưởng BA 1mg/l và NAA 0.1 mg/l. Ngoài ra các chất chiết từ
trái cây cũng được sử dụng như nước dừa 10%, khoai tây.
Sau 10-12 tuần nuôi cấy, các đỉnh sinh trưởng chuyển sang màu xanh lục
và tạo ra các khối tròn nhỏ gọi PLB (protocorm like body). Để có được
số lượng lớn PLB làm nguồn mẫu để phục vụ sản xuất. Các PLB này

23


được tách ra thành những cụm nhỏ và cấy sang môi trường kích thích
nhân nhanh PLB, tuy nhiên chúng cũng dễ dàng tái sinh chồi ngay trên

chính môi trường nhân nhanh. Để có cây con hoàn chỉnh cần tách các
chồi riêng lẻ rồi cấy lên môi trường kích thích ra rễ, cây con có thể xuất
vườn sau 4-5 tháng nuôi cấy.

Thành phần

1. Khoáng đa lượng

2. Khoáng vi lượng

3. Sắt -EDTA

Dạng sử dụng

Nồng độ

NH4NO3

1650 mg/1

KNO3
KH2PO4

1900 mg/1
170 mg/1

MgS04. 7H20
CaCl2. 2H20

370 mg/1

440 mg/1

H3BO3

6.20 mg/1

MnS04. 4H20

22.3 mg/1

COC12. 6H20

0.025 mg/1

CuS04. 5H20

0.025 mg/1

ZnS04. 4H20

8.60 mg/1

Na2Mo04. 2H20
KI

0.25 mg/1
0.83 mg/

FeS04. 7H20


27.8 mg/1

Na2EDTA. 2H20

37.8 mg/1

Myo-Inositol

100 mg/1

24


4. Vitamin

5. Các chất khác

Thiamin. HC1

0.10 mg/1

Pyridoxin. HC1

0.50 mg/1

Nicotìnic acid

0.50 mg/1

Glycin


2.00 mg/1

Đường

30.0 mg/1

Agar

7.00 mg/1

6. pH môi trường

5.6-5.8

Thành phần của môi trường MS (Murashige & Skoog ,
1962).
IV.2.6 Ra ngôi chăm sóc cây ngoài vườn ươm
- Tiêu chuẩn cây ra ngôi: Cây có đủ thân lá, rễ, không bị nấm bệnh, trọng
lượng tươi ≥ 3 g/cây.
- Huấn luyện cây trước khi ra ngôi bằng cách mở nút bình từ 90-120 phút vào
buổi sáng trong điều kiện môi trường vườn ươm là tốt nhất.
- Cây con lấy ra khỏi bình được rửa sạch, xử lý thuốc trừ nấm Ridomil (nồng
độ 3 g/lít) trong khoảng 3 phút
- Giá thể là rêu khô (dớn) dược xử lý bằng chế phẩm EM, nồng độ 1ml/lít
nước ngâm 30 phút, sau đó vắt sạch.
- Trồng cây vào giá thể trong bầu có đường kính 5 cm lưu ý quấn giá thể
quanh gốc cây đảm bảo chặt và sau đó đưa cây vào bầu.
- Đặt cây trên khay, loại khay có 4 rãnh, chiều ngang rãnh 5 cm
- Che lưới đen cho cây đảm bảo cường độ ánh sáng 3000 - 4000lux

- Nhiệt độ: 25 – 31 oC, ẩm độ không khí 65-85%
- Tưới nước và dinh dưỡng: Trong 15 ngày đầu chỉ tưới nước, phun nhẹ trên
lá bằng vòi phun tay, giữ ẩm cho giá thể. Sau 15 ngày, phun cho cây bằng chế
phẩm Vitamin B1, nồng độ 50ml/100 lít, định kỳ phun 7 ngày/lần. Sau khi cây

25


×