Tải bản đầy đủ (.doc) (104 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy tới sinh trưởng, phát triển và năngsuất của giống lúa Khang dân trong điều kiện phân bón thấp ở vụ mùa 2009tại Kim Động – Hưng Yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 104 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

Sinh viên: Lê Thị Bình – Lớp KHCTA – K51

PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Cây lúa (Oryza sativa L.) là một cây trồng có từ lâu đời, là nền móng cho
nền văn minh lúa nước của loài người, đặc biệt là khu vực Châu Á. Cùng với sự
phát triển của xã hội, những thành tựu khoa học kỹ thuật liên tục ra đời đã nhanh
chóng đi vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Trong những năm gần đây nhờ áp
dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật trong các lĩnh vực: Di truyền chọn
giống, sinh lý, sinh hóa, hóa sinh, cơ giới, hóa học... mà năng suất, phẩm chất,
sản lượng và hiệu quả kinh tế của việc trồng lúa không ngừng được tăng lên ở
hầu khắp các quốc gia trên thế giới.
Hiện nay việc thâm canh lúa được thực hiện chủ yếu bằng cách sử dụng
những giống lúa chịu phân chịu thâm canh cao cùng với thói quen là lạm dụng
quá nhiều phân bón hóa học. Việc thâm canh như vậy để lại hậu quả rất xấu cho
môi trường sinh thái, làm ô nhiễm các nguồn tài nguyên như đất, nước mặt khác
cũng không tiết kiệm được lượng phân bón trong sản xuất.
Nhằm hạn chế hậu quả trên đã có rất nhiều hướng nghiên cứu khác nhau
để tìm cách giảm lượng phân bón trong sản xuất mà vẫn duy trì được năng suất
lúa. Trong đó kỹ thuật canh tác mà chủ yếu là mật độ cấy đã và đang được các
nhà nông học quan tâm nghiên cứu.
Việc cấy đúng mật độ không những tạo điều kiện tối ưu cho sinh trưởng
phát triển, cho năng suất cao mà còn vô cùng có ý nghĩa trong vấn đề chăm sóc
cho lúa của bà con nông dân. Bên cạnh đó, việc xác định mật độ cấy đúng còn
có ý nghĩa lớn trong việc sử dụng phân bón một cách hợp lý hơn, góp phần nâng
cao hiệu quả kinh tế, khắc phục tình trạng sử dụng phân bón quá mức cần thiêt
gây ảnh hưởng xấu tới đất canh tác. Chính vì thế, chúng tôi thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy tới sinh trưởng, phát triển và năng
suất của giống lúa Khang dân trong điều kiện phân bón thấp ở vụ mùa 2009


tại Kim Động – Hưng Yên”.

1


Khóa luận tốt nghiệp

Sinh viên: Lê Thị Bình – Lớp KHCTA – K51

1.2. Mục tiêu của đề tài
1. Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy đến sinh trưởng, phát triển,
chống chịu và năng suất của giống lúa Khang dân trên 2 nền phân bón khác
nhau.
2.Xác định mật độ cấy phù hợp cho giống lúa Khang dân trong điều
kiện phân bón thấp.

2


Khóa luận tốt nghiệp

Sinh viên: Lê Thị Bình – Lớp KHCTA – K51

PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1- Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới và Việt Nam
2.1.1 - Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới
Cây lúa có nguồn gốc nhiệt đới, dễ trồng, cho năng suất cao vì vậy lúa được
trồng phổ biến ở rất nhiều nước trên thế giới, hiện nay đã có hơn 100 nước có
diện tích trồng lúa. Vùng trồng lúa tương đối rộng: có thể trồng ở các vùng có vĩ
độ cao như Hắc Long Giang (Trung Quốc) 53 0B, Tiệp 490B, Nhật, Italia, Nga

(Krasodar) 450B đến Nam bán cầu, New South Wales (Úc): 350N. Trong đó hơn
85% sản lượng lúa gạo tập trung các nước Châu Á(từ 30 0B đến 100N). Đặc biệt
chủ yếu là các nước như: Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônêxia,
Banglades, Myanmar và Nhật Bản.
Bảng 2.1: Tình hình sản xuất lúa gạo của các nước sản xuất
chính trên thế giới năm 2005
Tên nước
Toàn cầu
Trung Quốc
Ấn Độ
Inđônêxia
Banglades
Việt Nam
Thái Lan
Myanmar
Nhật Bản

Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(triệu ha)
153,8
29,3
43,0
11,8
11,0
7,3

10,2
6,3
1,7

(tạ/ha)
4,0
6,3
3,0
4,6
3,6
4,9
2,6
3,9
6,5

(triệu tấn)
681,5
185,5
129,0
53,9
40,1
35,9
27,0
24,5
10,9
Nguồn: FAOSTAT.FAO

Theo số liệu của FAO năm 2005, tổng diện tích lúa trên toàn thế giới là
153,78 triệu ha, năng suất trung bình đạt 4,02 tấn/ha và tổng sản lượng là 681,53
triệu tấn. Ấn Độ là nước có diện tích trồng lúa cao nhất với hơn 43 triệu ha,


3


Khóa luận tốt nghiệp

Sinh viên: Lê Thị Bình – Lớp KHCTA – K51

Nhật Bản là nước có năng suất lúa cao nhất với 6,55 tấn/ha, Trung Quốc là nước
có sản lượng lúa cao nhất với185,45 triệu tấn.
Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới đang có xu hướng tăng lên nhưng
cùng với đó là tốc độ gia tăng dân số hiện nay thì để đảm bảo an ninh lương thực
thì cần phải nâng cao hơn nữa cả về năng suất và sản lượng lúa gạo.
2.1.2. Tình hình sản xuất lúa gạo trong nước
Việt Nam là nước có truyền thống sản xuất nông nghiệp gắn bó với cây
lúa từ xa xưa. Với điều kiện tự nhiên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, những
đồng bằng châu thổ phì nhiêu, Việt Nam đã trở thành cái nôi sản xuất lúa gạo
hàng đầu trong khu vực và trên thế giới.
Việt Nam là một nước nông nghiệp, có tới 75% dân số sản xuất nông
nghiệp và từ lâu cây lúa đã ăn sâu vào tiềm thức người dân, nó có vai trò rất
quan trọng trong đời sống con người. Lúa gạo không chỉ giữ vai trò trong việc
cung cấp lương thực nuôi sống mọi người mà còn là mặt hàng xuất khẩu đóng
góp không nhỏ vào nền kinh tế quốc dân. Mặt khác, do có điều kiện tự nhiên
thuận lợi phù hợp cho cây lúa phát triển nên lúa được trồng ở khắp mọi miền
của đất nước. Theo Nguyễn Văn Hoan (2004), các vùng trồng lúa nước ta được
phân chia theo đặc điểm khí hậu và đất đai. Khí hậu, đất đai là hai yếu tố chính
chi phối các vụ lúa, trà lúa và hình thành nên các vùng trồng lúa của nước ta.
Theo cách phân chia này nước ta có 8 vùng lúa phân bổ theo 3 miền sinh thái
nông nghiệp như sau:
Miền sinh thái nông nghiệp Bắc Bộ có 3 vùng lúa:

- Vùng Đông Bắc
- Vùng Tây Bắc
-

Vùng Đồng bằng Bắc Bộ ( Đồng bằng Sông Hồng)

Miền sinh thái nông nghiệp Đông Trường Sơn có hai vùng:
- Vùng Bắc Trung Bộ
- Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ

4


Khóa luận tốt nghiệp

Sinh viên: Lê Thị Bình – Lớp KHCTA – K51

Miền sinh thái nông ngiệp Tây Trường Sơn và Nam Bộ có 3 vùng:
- Cao nguyên Tây Trường Sơn (Tây Nguyên)
- Đông Nam Bộ
- Đồng bằng Sông Cửu Long
Theo Đinh Thế Lộc, Vũ Văn Liết (2004) thì 2 vùng sản xuất rộng lớn nhất đó
là vùng Đồng bằng châu thổ Sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.
Bảng 2.2: Năng suất lúa theo địa phương (tạ/ha)
Vùng trồng lúa
Đồng bằng Sông Hồng
Trung du & miền núi phía Bắc
Bắc Trung Bộ & Duyên hải miền Trung
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ

Đồng bằng Sông Cửu Long
Cả nước

1995 2000

2002

200

2006

200

4
8
39,7 49,4 52,4 52,2 45,3 54,0
26,1 31,7 36,6 38,5 40,4 38,8
25,5 29,3 34,1 38,2 40,2 42,9
22,2 28,2 28,4 34,9 36,7 40,5
23,5 26,2 30,1 32,0 33,6 38,3
28,9 31,2 34,1 35,5 38,3 40,2
29,7 35,3 39,2 41,1 42,6 44,2
Nguồn: Tổng cục thống kê năm 2008.

“Trước năm 1945, diện tích đất trồng lúa của nước ta là 4,5 triệu ha, năng
suất trung bình đạt 1,3 tấn/ha, sản lượng 5,4 triệu tấn. Hiện nay, với những tiến
bộ kỹ thuật vượt bậc trong nông nghiệp, người dân đã được tiếp cận với những
phương thức sản xuất tiên tiến nên họ đã dám mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ
thuật vào sản xuất, dùng các giống lúa mới, các giống lúa ưu thế lai, các giống
lúa cao sản, các giống lúa thích nghi với điều kiện đặc biệt của từng vùng, các

giống lúa chất lượng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu… kết hợp đầu tư thâm canh cao,
hợp lý. Nhờ vậy, ngành trồng lúa nước ta đã có bước nhảy vọt về năng suất, sản
lượng và giá trị kinh tế. Năm 1996, nước ta xuất khẩu được 3,2 triệu tấn lương
thực, năm 1999, nước ta vươn lên đứng hàng thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu
gạo. Năm 2002, tổng sản lượng lương thực đạt 36,4 trệu tấn, trong đó lúa chiếm
70%. Tuy nhiên, con số này bị chững lại vào năm 2003 giảm xuống còn 34,5
triệu tấn. Điều này đang đặt ra những yêu cầu mới trong nông nghiệp. Trong

5


Khóa luận tốt nghiệp

Sinh viên: Lê Thị Bình – Lớp KHCTA – K51

điều kiện hiện nay, xu hướng đô thị hoá, công nghiệp hoá đang diễn ra mạnh,
dân số liên tục tăng làm diện tích đất nông nghiệp nói chung và diện tích đất
trồng lúa nói riêng ngày càng bị thu hẹp. Vì vậy, vấn đề cấp thiết đặt ra ở đây là
cần phải nâng cao hơn nữa năng suất và chất lượng lúa, nhằm đáp ứng được nhu
cầu lương thực cho người dân và cho xuất khẩu (Nguyễn Hữu Tề, 2004)”.
Bảng 2.3: Sản xuất lúa gạo ở Việt nam trong những năm gần đây
Năm

Diện tích
(nghìn ha)

Năng suất
(tạ/ha)

Sản lượng

(nghìn tấn)

1990

6042,8

31,8

19225,1

1995

7666,3

42,4

32529,5

2000

7492,7

42,9

32108,4

2001

7504,3


45,9

34447,2

2002

7452,2

46,4

34568,8

2003

7445,3

48,6

36148,9

2004

7329,2

48,9

35832,9

2005


7324,8

48,9

35849,5

2006

7201,0

49,8

35867,5

2007

6042,8

31,8
19225,1
Nguồn: Tổng cục thống kê, năm 2008

6


Khóa luận tốt nghiệp

Sinh viên: Lê Thị Bình – Lớp KHCTA – K51

2.2. Đặc điểm của cây lúa

2.2.1. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây lúa:
Trong toàn bộ đời sống của cây lúa có thể chia ra hai thời kỳ sinh trưởng
chủ yếu là sinh trưởng dinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực.
Theo Nguyễn Hữu Tề và cs (1997), thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng được
tính từ lúc gieo đến lúc làm đòng, là thời kỳ cây lúa hình thành và phát triển lá,
rễ, nhánh. Ở lúa cấy thời kỳ này có thể chia ra các giai đoạn: mạ ở ruộng mạ và
đẻ nhánh ở ruộng cấy. Trong đó giai đoạn mạ kéo dài khoảng 20 ngày từ khi
gieo mạ đến khi cây có khoảng 4-5 lá; giai đoạn đẻ nhánh kéo dài khoảng 40
ngày từ khi cấy đến khi cây lúa bắt đầu có đòng; trong đó 10-13 ngày đầu là giai
đoạn bén rễ hồi xanh, giai đoạn đẻ nhánh hữu hiệu chỉ khoảng 20 ngày tiếp theo.
Thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng có ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành số
bông, là yếu tố cấu thành năng suất có ý nghĩa quyết định đối với cây lúa.
Cũng theo Nguyễn Hữu Tề và cs (1997), thời kỳ sinh trưởng sinh thực,
bắt đầu từ lúc làm đòng cho đến khi thu hoạch, bao gồm các quá trình làm đòng,
trỗ bông và hình thành hạt. Thời kỳ này quyết định các yếu tố cấu thành năng
suất: số hạt trên bông, tỷ lệ hạt chắc và trọng lượng 1000 hạt, là thời kỳ có ảnh
hưởng trực tiếp nhất đến năng suất thu hoạch.
Liên quan tới thời gian sinh trưởng (TGST) của cây lúa, các giống lúa
được chia ra: giống cực ngắn ngày, giống ngắn ngày và giống dài ngày. Trong
bón phân cho lúa cần chú ý: các giống cực ngắn ngày (chín sớm) có giai đoạn
sinh trưởng dinh dưỡng ngắn, vì vậy có thể bắt đầu phân hóa đòng trước giai
đoạn đẻ nhánh tối đa. Các giống dài ngày (chín muộn) có giai đoạn sinh trưởng
dinh dưỡng dài và đạt số dảnh tối đa trước khi bắt đầu phân hóa đòng, thời kỳ từ
đẻ nhánh tối đa đến đầu phân hóa đòng có lúc bị kéo dài. Các giống ngắn ngày
có độ dài của giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng vừa phải, cây bắt đầu phân hóa
đòng ngay sau giai đoạn đẻ nhánh tối đa.
2.2.2. Đặc điểm hệ rễ của cây lúa

7



Khóa luận tốt nghiệp

Sinh viên: Lê Thị Bình – Lớp KHCTA – K51

Lúa là cây trồng có bộ rễ chùm với số lượng có thể đạt tới 500-800 cái,
tổng chiều dài rễ ở thời kỳ trỗ bông có thể đạt đến 168 m. Bộ rễ lúa tăng dần về
số lượng và chiều dài qua các thời kỳ đẻ nhánh, làm đòng và thường đạt tối đa
vào thời kỳ trỗ bông, sau đó lại giảm đi. Thời kỳ đẻ nhánh làm đòng bộ rễ phát
triển có hình bầu dục nằm ngang, còn thời kỳ trỗ bông, bộ rễ lúa phát triển
xuống sâu có hình quả trứng ngược.
Bộ rễ lúa phân bố ở lớp đất 0-20 cm, trong đó phần lớn ở lớp đất mặt 0-10
cm. Lúa là cây trồng có bộ rễ ăn nông và có thời gian từ cuối đẻ nhánh đến đầu làm
đòng rễ ăn nổi trên mặt đất. Đối với lúa gieo thẳng, bộ rễ thường phát triển mạnh ở
lớp đất mặt, phân nhánh nhiều. Các biện pháp làm đất, bón phân, tưới nước, làm
cỏ… có ảnh hưởng đến sự phát triển của bộ rễ.
Lúa thấp cây, có khả năng thâm canh cao cần cấy dày để đạt được mật
độ tối thích. Khi cấy dày, tổng số rễ lúa tăng nên mở rộng được diện tích hút
chất dinh dưỡng của quần thể ruộng lúa, nhưng diện tích dinh dưỡng của cá thể
càng bị thu hẹp, trọng lượng trung bình của bộ rễ cây lúa giảm. Muốn cho cá thể
sinh trưởng và phát triển tốt, cần tăng lượng phân bón tương ứng với mức độ
cấy dày, như vậy mới có thể phát huy hơn nữa hiệu quả của việc cấy dày và làm
tăng năng suất. Mật độ cao, bón phân nhiều là hai biện pháp bổ sung cho nhau
làm cho quần thể phát triển mạnh.
2.2.3. Ảnh hưởng của dinh dưỡng khoáng đến sinh trưởng, phát triển, năng
suất và chất lượng hạt giống của cây lúa
Cây trồng hút chất dinh dưỡng trong đất và từ phân bón để tạo ra sản
phẩm của mình sau khi kết hợp với sản phẩm của quá trình quang hợp, vì vậy
sản phẩm thu hoạch phản ánh tình hình đất đai và việt cung cấp thức ăn cho cây.
Khi nghiên cứu về kỹ thuật bón phân cho cây trồng, Vũ Hữu Yêm (1995)

cho rằng: bón phân cân đối và vừa phải thì việc bón phân có thể làm tăng chất
lượng sản phẩm. Thiếu chất dinh dưỡng, bón phân không cân đối hoặc quá nhu
cầu của cây đều làm giảm chất lượng sản phẩm.

8


Khóa luận tốt nghiệp

Sinh viên: Lê Thị Bình – Lớp KHCTA – K51

Theo nghiên cứu của De Datta (1981) thì biện pháp nâng cao khả năng
quang hợp của quần thể cây trồng nói chung và quần thể ruộng lúa nói riêng là
áp dụng các biện pháp kỹ thuật để nâng cao khả năng tiếp cận ánh sáng của cá
thể và đặc biệt là của quần thể. Đây cũng là kỹ thuật quan trọng để nâng cao
năng suất lúa trong sản xuất hạt giống. Để đạt được mục đích đó cần áp dụng
các biện pháp như: cải tiến giống lúa, gieo cấy đúng thời vụ, mật độ khoảng
cách hợp lý và dinh dưỡng khoáng phù hợp...
Bón phân đặc biệt là bón thúc đạm và điều tiết nước một cách hợp lý vào
các giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng đã có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển
của lá lúa cả về diện tích và số lượng lá, tạo điều kiện cho quang hợp, nâng cao
hiệu suất quang hợp thuần và làm tăng năng suất hạt.
Hầu hết các trường hợp dinh dưỡng khoáng kém, hạt kém, không đẫy hạt
so với cung cấp dinh dưỡng, trừ trường hợp đất tốt, đầy đủ chất dinh dưỡng và
tương đối cân đối.
Bón đúng lượng và đúng loại phân là rất cần thiết trong sản xuất lúa, bón
đúng kỹ thuật đảm bảo cho các cây chín đồng đều, hạt đẫy, năng suất cao. Bón
không đúng kỹ thuật có thể kích thích đẻ nhánh lai rai dẫn đến bông chính chín
nhanh hơn những bông đẻ muộn, những hạt ở bông nhánh chưa chín khi thu
hoạch, độ ẩm tăng cao tăng khả năng bị bệnh.

2.2.3.1. Yêu cầu dinh dưỡng đạm của cây lúa
Một trong những yếu tố dinh dưỡng quan trọng nhất đối với lúa chính là
đạm. Đạm là một trong những nguyên tố cơ bản của cây trồng, là thành phần cơ
bản của axit amin, axit nucleotit và diệp lục. Trong thành phần chất khô của cây
có chứa từ 0.5-6% đạm tổng số. Hàm lượng đạm trong lá liên quan chặt chẽ với
cường độ quang hợp và sản sinh lượng sinh khối. Đối với cây lúa thì đạm lại
càng quan trọng hơn, nó có tác dụng trong việc hình thành bộ rễ, thúc đẩy nhanh
quá trình đẻ nhánh và sự phát triển thân lá của lúa dẫn đến làm tăng năng suất
lúa. Do vậy, đạm thúc đẩy sinh trưởng nhanh (chiều cao, số dảnh) và tăng kích

9


Khóa luận tốt nghiệp

Sinh viên: Lê Thị Bình – Lớp KHCTA – K51

thước lá, số hạt, tỷ lệ hạt chắc, hàm lượng protein trong hạt. Đạm ảnh hưởng đến
tất cả các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển, các yếu tố cấu thành năng suất và năng
suất lúa.
Theo Bùi Huy Đáp (1999) thì đạm là yếu tố dinh dưỡng chủ yếu của lúa,
nó ảnh hưởng nhiều đến số thu hoạch vì chỉ khi có đủ đạm, các chất khác mới
phát huy tác dụng.
Theo Đinh Thế Lộc, Vũ Văn Liết (2004): Đủ đạm ở giai đoạn đầu sẽ làm
tăng chiều cao, số nhánh, tăng kích thước lá, tăng số hạt/bông, tăng tỷ lệ hạt
chắc. Nếu bị thiếu đạm quá trình sinh trưởng sinh dưỡng bị hạn chế, số hạt/bông
sẽ giảm. Lúa cần đạm ở giai đoạn đầu và giai đoạn đẻ nhánh đẻ hình thành số
bông tối đa.
Sau khi tiến hành thí nghiệm 3 vụ liền ở đất phù sa sông Hồng, tác giả
Đào Thế Tuấn (1970) đã rút ra kết luận: vụ chiêm cũng như vụ mùa, nếu bón

đạm tập trung vào thời kỹ đẻ nhánh thì số nhanh tăng lên rất nhiều về sau lụi đi
cũng nhiều, nếu bón tập trung vào cuối thời kỳ đẻ nhánh thì số nhánh lụi đi ít
nhưng tổng số nhánh cũng ít, vì vậy cần chú ý cả hai mặt. Trong trường hợp bón
đạm tương đối ít nên bón tập trung vào thời kỳ giữa tức là lúc đẻ nhánh rộ.
Theo Đỗ Thị Thọ (2004) thì nếu giai đoạn đẻ nhánh mà thiếu đạm thì sẽ
làm năng suất lúa giảm do đẻ nhánh ít, dẫn đến bông ít. Nếu bón không đủ đạm
sẽ làm thấp cây, đẻ nhánh kém, phiến lá nhỏ, lá có thể biến thành màu vàng,
bông đòng nhỏ, từ đó làm năng suất giảm. Nhưng nếu thừa đạm lại làm cho cây
lúa có lá to dài, phiến lá mỏng, dễ bị sâu bệnh, dễ lốp đổ; ngoài ra chiều cao phát
triển mạnh, nhánh vô hiệu nhiều, trỗ muộn, năng suất giảm. Khi cây lúa được
bón đủ đạm thì nhu cầu tất cả các chất dinh dưỡng khác như lân và kali đều
tăng.
Đối với lúa thuần thường đẻ nhánh kém và thiếu tập trung vì vậy cần bón
đạm sớm để lúa đẻ nhánh nhanh và hiệu quả. Nếu muốn tăng hiệu suất sử dụng
phân bón trên lúa thuần cần chú ý bón nhiều ở giai đoạn đẻ nhánh rộ.

10


Khóa luận tốt nghiệp

Sinh viên: Lê Thị Bình – Lớp KHCTA – K51

2.2.3.2. Yêu cầu dinh dưỡng lân của cây lúa
Lân là yếu tố dinh dưỡng quan trọng đối với sinh trưởng và phát triển của
cây trồng, vì lân là thành phần chủ yếu của axit nucleic, là thành phần chủ yếu
của nhân tế bào.
Lê Văn Tiềm (1986) thì cho rằng lân cung cấp năng lượng cho tất cả các
quá trình hoá sinh xảy ra trong cây lúa, kích thích rễ phát triển, tăng cường hoạt
động đẻ nhánh đặc biệt trong điều kiện ngoại cảnh bất thuận. Kích thích phát

triển hạt và tăng giá trị lương thực của hạt gạo. Khi thiếu lân, lá lúa có màu xanh
đậm, bản lá nhỏ hẹp và mềm yếu, mép lá có màu vàng tía, đẻ nhánh kém, kéo
dài thời kỳ trỗ- chín. Nếu thiếu lân ở thời kỳ làm đòng sẽ ảnh hưởng rất rõ đến
năng suất lúa, cụ thể là làm giảm năng suất lúa.
Cũng theo Lê Văn Tiềm (1986)thì khi cây lúa được cung cấp lân đầy đủ
sẽ tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển tốt, tăng khả năng chống hạn, tạo điều kiện
cho sinh trưởng, phát triển, thúc đẩy sự chín của hạt và cuối cùng là tăng năng
suất lúa.
“Bón lân có ảnh hưởng đến phẩm chất hạt rõ rệt, tăng trọng lượng nghìn
hạt, tăng tỷ lệ lân trong hạt, tăng số hạt trên bông và cho năng suất lúa cao hơn
( Đào Thế Tuấn, 1970)”
Theo Suichi Yosda (1985) thì hiệu suất của lân đối với hạt ở giai đoạn đầu
cao hơn giai đoạn cuối, việc bón lân đáp ứng được giai đoạn đầu của cây lúa.
Tương tự như kết luận của Suichi Yosda, khi nghiên cứu hiệu lực của
photphorit bón cho lúa ở Miền Bắc Việt Nam, Lê Văn Căn (1964) cho rằng: cây
lúa hút lân ở thời kỳ đầu chủ yếu đáp ứng cho quá trình sinh trưởng sinh dưỡng,
đặc biệt là quá trình đẻ nhánh.
Khi nghiên cứu về nhu cầu lân của lúa, Vũ Hữu Yêm (1995) cho rằng
lượng phân bón cho lúa phụ thuộc quan trọng nhất là loại đất lúa, đủ để cung cấp
cho cây và duy trì lượng lân ổn định trong đất. Có thể bón lượng từ 40-90 kg P 2-

11


Khóa luận tốt nghiệp

Sinh viên: Lê Thị Bình – Lớp KHCTA – K51

O5/ha. Phân lân chậm tan hơn phân đạm nếu bón thúc sẽ cho hiệu quả thấp cho
nên bón lân lót toàn bộ trước khi cấy.

Cây lúa hút lân ở dạng H2PO4-, HPO42- và sử dụng lân mạnh nhất vào thời
kỳ đẻ nhánh và làm đòng. Khi bón lân cho lúa, supe lân được sử dụng nhiều vì
ưu điểm ngoài cung cấp phospho supe lân còn cung cấp lưu huỳnh cho cây.
Dinh dưỡng lân liên quan mật thiết với dinh dưỡng đạm. Nếu bón đủ lân
sẽ tăng khả năng hút đạm và các chất dinh dưỡng khác. Cây được bón cân đối
N,P sẽ xanh tốt, phát triển mạnh, chín sớm, cho năng suất cao và phẩm chất tốt.
2.2.3.3. Yêu cầu dinh dưỡng Kali của cây lúa
Theo Đinh Thế Lộc, Vũ Văn Liết (2004) thì kali không phải là chất tạo
thành bất kỳ một chất hữu cơ nào của cây lúa, nhưng nó rất quan trọng cho 40
hoặc hơn 40 enzym hoạt động. đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sinh lý
của cây như đóng mở khí khổng, tăng khả năng chống chịu với điều kiện ngoại
cảnh bất thuận, tăng khả năng chống chịu bệnh, giúp lúa đẻ nhánh thuận lợi,
tăng kích thước hạt và khối lượng hạt. Thiếu Kali cây sẽ còi cọc, đẻ nhánh kém
hơn một chút, lá ngắn, màu xanh tối, bông nhỏ và dài.
Theo tác giả đào Thế Tuấn, Tanaka, Tsunoda, (1965) thì thiếu kali sẽ ảnh
hưởng mạnh đến khả năng đẻ nhánh. Kali được cây lúa hút mạnh vào thời kỳ đẻ
nhánh rộ và sau trỗ 5 đến 10 ngày để tăng khối lượng hạt.
Đối với chất lượng hạt lúa thì nếu thiếu Kali hạt giống sẽ không bình
thường, dị dạng cao, phôi và rìa hạt bị đen. Thiếu kali tỷ lệ nảy mầm của hạt
kém, sức sống của hạt giảm nhanh trong quá trình bảo quản.
Theo Suichi Yosda (1985), đất trũng ít kali, hàm lượng kali thấp hoặc thiếu
kali thường đi với ngộ độc sắt. Thường trong đất đỏ, chua phèn, trên đất kém thoát
nước cũng thiếu kali do trong các chất độc sinh ra có chất độc tính khử cao đã ngăn
cản việc hút kali và một phần kali bị giữ lại bởi keo đất .

12


Khóa luận tốt nghiệp


Sinh viên: Lê Thị Bình – Lớp KHCTA – K51

Theo Nguyễn Vi (1995), với các giống lúa hiện nay, tỷ lệ hạt chắc tăng từ
30-57% do bón kali và trọng lượng hạt cũng tăng từ 12-30% sau khi lúa trỗ thì
lúa thuần hút kali rất ít.
Để nói lên vai trò của các nguyên tố đa lượng đối với cây lúa, sau nhiều
năm nghiên cứu, Wada (1969) đã kết luận rằng: nếu coi năng suất lúa trong
trường hợp bón đầy đủ phân vô cơ là 100% thì khi không bón đạm năng suất lúa
giảm 17%, không bón lân năng suất giảm 8% và không bón kali năng suất giảm
5%.
Theo Ernst . W . Mutert (1995) thì sản xuất nông nghiệp của Châu Á hiện
nay và trong tương lai đang càng ngày phụ thuộc vào phân bón. Sử dụng phân
bón có hiệu lực đầy đủ sẽ rất cần thiết để đảm bảo cho một nền sản xuất nông
nghiệp bền vững có khả năng thực về kinh tế và bảo vệ môi trường.
2.3. Tình hình sử dụng phân bón cho lúa trên thế giới và Việt Nam
2.3.1. Cơ sở lý luận của việc bón phân cho cây lúa.
Đối với sản xuất nông nghiệp, phân bón đóng một vai trò quan trọng
trong việc tăng năng suất. Từ những năm 60 của thế kỷ XX, Việt Nam đã sử
dụng phân bón vô cơ trong nông nghiệp và ngày càng tiến bộ. Đặc biệt trong
những năm gần đây, có rất nhiều giống lúa lai được đưa vào sử dụng, có khả
năng chịu phân rất tốt, là tiền đề cho việc thâm canh cao, nhằm không ngừng
tăng năng suất lúa. Đối với cây lúa, đạm là yếu tố dinh dưỡng quan trọng nhất,
nó giữ vai trò quyết định trong việc tăng năng suất. Với lúa lai, vai trò của phân
bón kali cũng có vai trò quan trọng tương đương với đạm.
Theo Nguyễn Như Hà, (2005), nhu cầu về đạm của cây lúa có tính chất liên
tục trong suốt thời gian sinh trưởng của cây. Theo Vũ Hữu Yêm (1995), hàm lượng
đạm trong cây và sự tích luỹ đạm qua các giai đoạn phát triển của cây lúa cũng tăng
rõ rệt khi tăng liều lượng đạm bón. Nhưng nếu quá lạm dụng đạm thì cây trồng
phát triển mạnh, lá to, dài, phiến lá mỏng, tăng số nhánh đẻ vô hiệu, trỗ muộn, đồng
thời dễ bị lốp đổ và nhiễm sâu bệnh, làm giảm năng suất. Ngược lại, thiếu đạm cây


13


Khóa luận tốt nghiệp

Sinh viên: Lê Thị Bình – Lớp KHCTA – K51

lúa còi cọc, đẻ nhánh kém, phiến lá nhỏ, trỗ sớm. Hiệu lực của đạm còn phụ thuộc
vào các yếu tố dinh dưỡng khác.
Theo De Datta S.K (1984) cho rằng, đạm là yếu tố hạn chế năng suất lúa có
tưới. Như vậy, để tăng năng suất lúa nước, cần tạo điều kiện cho cây lúa hút được
nhiều đạm. Sự hút đạm của cây lúa không phụ thuộc vào nồng độ đạm xung
quanh rễ mà được quyết định bởi nhu cầu đạm của cây.
“Để nâng cao hiệu quả bón đạm thì phương pháp bón cũng rất quan trọng.
Theo nhiều nhà nghiên cứu thì khi bón đạm vãi trên mặt ruộng sẽ gây mất đạm
tới 50% do nhiều con đường khác nhau như rửa trôi, bay hơi, ngấm sâu hay do
phản đạm hoá (Đỗ Thị Thọ, 2004)”.
Theo Đào Thế Tuấn, (1970) lại cho rằng khi bón vãi đạm trên mặt ruộng
lúa có thể gây mất tới 60 – 70% lượng đạm bón. Chính vì vậy, khi bón đạm cần
bón sớm, bón tập trung và bón dúi sâu xuống tầng đất nơi có bộ rễ lúa tập trung
nhiều.
Theo Nguyễn Như Hà, (1999), khi bón đạm ta nên bón sớm, bón tập trung
toàn bộ hoặc 5/6 tổng lượng đạm cần bón, bón lót sâu vừa có tác dụng tránh mất
đạm, lại vừa tăng tính chống lốp đổ cho lúa do bộ rễ cây phát triển mạnh. Cũng
theo Nguyễn Như Hà (2005), nên bón kết hợp giữa phân vô cơ và phân hữu cơ
mà cụ thể là phân chuồng.
2.3.2. Tình hình sử dụng phân bón cho lúa ở Việt Nam
Hiện nay, Việt Nam là nước sử dụng phân bón tương đối cao so với
những năm trước đây do người dân áp dụng được rất nhiều biện pháp kỹ thuật

trong thâm canh. Theo Vũ Hữu Yêm (1995), Việt Nam hiện đang là một trong
20 quốc gia sử dụng phân bón cao nhất thế giới.
Theo Nguyễn Văn Bộ (2003), mỗi năm nước ta sử dụng 1.202.140 tấn
đạm, 456.000 tấn lân và 402.000 tấn kali, trong đó sản xuất lúa chiếm 62%.
Song do điều kiện khí hậu còn gặp nhiều bất lợi cho nên kỹ thuật bón phân mới
chỉ phát huy được 30% hiệu quả đối với đạm và 50% hiệu quả đối với lân và

14


Khóa luận tốt nghiệp

Sinh viên: Lê Thị Bình – Lớp KHCTA – K51

kali. Nhưng hiệu quả bón phân đối với cây trồng lại tương đối cao, do vậy mà
người dân ngày càng mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Bảng 2.4: Nhu cầu và cân đối phân bón ở Việt Nam đến năm 2020
(nghìn tấn)
Năm
2005
2010
2015
2020
Tổng số
1.900
2.100
2.100 2.100
Urê
Sản xuất trong nước
750

1.600
1.800 2.100
Nhập khẩu
1150
500
300
0.0
Tổng số
500
500
500
500
KCL
Sản xuất trong nước
0
0
0
0
Nhập khẩu
500
500
500
500
Nguồn: Phòng QL đất và phân bón, Cục Trồng trọt, Bộ NN& PTNT, 5/2007
Các loại phân bón

2.3.3. Phương pháp bón phân cho lúa
2.3.3.1. Các loại và các dạng phân bón sử dụng cho lúa
Lúa là cây trồng có phản ứng tốt với phân hóa học nên bón phân hóa học
cho lúa cho hiệu quả cao. Trong thâm canh lúa, bón phân hữu cơ chủ yếu nhằm

ổn định hàm lượng mùn trong đất, tạo nền thâm canh nên có thể sử dụng các loại
phân hữu cơ khác nhau, kể cả rơm rạ lúa sau khi thu hoạch.
Các loại phân đạm thích hợp cho lúa là phân đạm amon, ure. Ure đang trở
thành dạng phân đạm phổ biến đối với lúa nước vì có tỷ lệ đạm cao, lại rất thích
hợp để bón trên các loại đất thoái hóa. Phân đạm Nitrat có thể dùng để bón thúc
ở thời kỳ đòng, đặc biệt hiệu quả khi bón trên đất chua mặn.
Đất chua trồng lúa, bón phân lân nung chảy thường cho kết quả ngang
phân supe lân hay có thể cao hơn trong điều kiện ngập nước cung dễ cung cấp
cho lúa mà ít bị rửa trôi và còn cung cấp cả silic là yếu tố dinh dưỡng có nhu cầu
cao ở cây lúa. Tuy nhiên nếu cần bón thúc lân và trồng lúa trên đất nghèo lưu
huỳnh (đất bạc màu bón ít phân hữu cơ) thì phải dùng supe lân.
Loại phân kali thích hợp bón cho lúa là kaliclorua.

15


Khóa luận tốt nghiệp

Sinh viên: Lê Thị Bình – Lớp KHCTA – K51

Ngoài ra, còn thường dùng các loại phân NPK, đặc biệt tốt là loại phân
chuyên dùng cho lúa, phù hợp với điều kiện của từng vùng đất trồng.
Khả năng chịu chua của cây lúa khá, nhưng ở đất quá chua, cây lúa sinh
trưởng kém, có thể do nhôm hòa tan gây ra vì hiện tượng ngộ độc nhôm ít thấy
trên các loại đất có pH trên 5,5. Mặt khác, sau khi đưa nước vào ruộng đất có thể
bị chú hơn, nên bón vôi là biện pháp quan trọng ở đất lúa nước quá chua và việc
bón vôi phải được kết hợp với một chế độ bón phân hợp lý thì mới thu được kết
quả mong muốn nhất.
2.3.3.2. Lượng phân bón cho lúa ở những vùng trồng lúa chính
“Liều lượng phân chuồng thường bón 7-10 tấn/ha, vụ mùa nên bón nhiều

hơn. Liều lượng phân khoáng bón cho lúa phụ thuộc vào năng suất kế hoạch
(đặc điểm của giống, loại hình cây), độ phì của đất, các điều kiện khí hậu (mùa
vụ) và khả năng cân đối với các loại phân khác. Giống năng suất cao cần bón
nhiều hơn so với các giống lúa thường, lúa địa phương, lúa vụ xuân thường bón
nhiều hơn lúa vụ mùa, trồng lúa trên đất có độ phì cao cần giảm lượng phân bón.

16


Khóa luận tốt nghiệp

Sinh viên: Lê Thị Bình – Lớp KHCTA – K51

Bảng 2.5: Lượng phân bón cho lúa
Vùng
Các tỉnh

Vụ
Đông xuân

Phía Bắc

Mùa

Các tỉnh

Đông xuân

Miền Trung


Hè thu

Các tỉnh

Đông xuân
Xuân hè
Hè thu

Phía Nam

Mùa

Lượng bón (kg/ha)
N
P2O5
K2O
Thuần
90-120
60-80
40-60
Lúa lai
140-160
80-100
60-100
Thuần
80-100
40-60
30-50
Lúa lai
120-140

60-80
60-100
Địa phương
60-80
30-50
30-50
Thuần
100-120
40-60
40-60
Lúa lai
140-160
80-100
80-100
Thuần
80-100
50-70
40-60
Lúa lai
120-140
80-100
80-100
Thuần
100-120
40-60
30-40
Thuần
100-120
50-70
30-40

Thuần
90-110
60-80
30-40
Thuần
80-100
40-60
30-50
Địa phương
60-80
40-60
30-40
Nguồn: Tổngcục thống kê, 2000
Giống

Do hệ số sử dụng phân đạm của cây lúa không cao nên lượng đạm cần
bón phải cao hơn nhiều so với nhu cầu. Lượng đạm bón dao động từ 60-160
kg/ha. Với trình độ thâm canh hiện tại, để đạt năng suất 5 tấn/ha thường bón 80120 kg/ha. Tuy nhiên, trên đất có độ phì trung bình, để đạt năng suất 6 tấn
thóc/ha cần bón 160 kg N/ha. Trên đất phù sa sông Hồng, để đạt năng suất trên 7
tấn/ha cần bón 180-200 kg N/ha. Các nước có năng suất lúa bình quân cao trên
thế giới (5-7 tấn thóc/ha) thường bón 150-200 kg N/ha.
Lượng phân lân bón cho lúa dao động từ 30-100 kg P 2O5, thường bón 60
kg P2O5/ha. Đối với đất xám bạc màu có thể bón 80 - 90 kg P 2O5/ha, đất phèn có
thể bón 90 - 150 kg P2O5/ha.
Lượng phân kali bón cho lúa phụ thuộc chủ yếu vào mức năng suất và khả
năng cung cấp kali của đất. Các mức bón trong thâm canh lúa trung bình là 3090 kg K2O/ha, và mức bón trong thâm canh lúa cao là 100-150 kg K 2O/ha, trong
đó kali của phân chuồng và rơm rạ có hiệu suất không kém kali trong phân hóa
học. Trên đất phù sa sông Hồng khi đã bón 8-10 tấn phân chuồng/ha thì chỉ nên

17



Khóa luận tốt nghiệp

Sinh viên: Lê Thị Bình – Lớp KHCTA – K51

bón 30-90 kg/ha phân kali khoáng, ngay cả trong điều kiện thâm canh lúa cao
(Nguyễn Như Hà, 1999)”.
2.3.3.3. Phương pháp bón phân cho lúa
Nguyễn Như Hà (1999) cho rằng thời kỳ bón đạm ảnh hưởng đến sinh
trưởng và năng suất lúa. Thời kỳ bón đạm phụ thuộc vào đặc điểm giống lúa,
mùa vụ thành phần cơ giới đất và trình độ thâm canh. Không thể có một hướng
dẫn chung về thời kỳ bón đạm cho tất cả các giống, mùa vụ và đất trồng. Bóm
đạm sớm tạo nhiều bông, bón đạm muộn tăng hạt là chủ yếu, bón đạm vào giai
đoạn đòng làm tăng tỷ lệ protein trong hạt. Thời kỳ bón phân đạm cho lúa
thường gồm: bón lót và bón thúc đẻ nhánh, thúc đòng, ngoài ra còn có bón nuôi
hạt.


Bón phân lót cho lúa

Trong bón phân cho lúa thường bón lót toàn bộ phân chuồng và phân lân, một
phần phân đạm và kali. Thường bón lót phân chuồng trong quá trình làm đất,
phân lân, phân kali cùng với phân đạm bón trước khi cày bừa lần cuối.
Cây hút khá nhiều lân trong các giai đoạn sinh trưởng đầu và giai đoạn cây
con, lúa bị khủng hoảng lân, do vây phân lân cần được bón lót toàn bộ hoặc bón
lót và bón thúc sớm. Phân lân nên bón rải đều trên mặt ruộng trước khi cày bừa
lần cuối để gieo cấy.
Nên bón nhiều phân kali trong các trường hợp sau: trồng giống đẻ nhánh nhiều
hay ngắn ngày, lúa có hiện tượng bị ngộ đọc sắt, đất có khả năng hấp thu cao

hay thiếu kali, mưa nhiều, ngập nước sâu, khí hậu lạnh. Trong tực tiễn còn chia
tổng lượng kali ra bón thúc làm nhiều lần, do lúa là cây có yêu cầu cung cấp kali
và giai đoạn rễ lúa ăn nổi trên bề mặt đất-cuối đẻ nhánh đến đầu làm đòng, kali
cung cấp từ đất và nước tưới thường giảm đi ở giai đoạn đẻ nhánh của cây lúa.
Thường dành 1/3-2/3 tổng lượng N để bón lót cho cây lúa, tỷ lệ phân dùng để
bón lót tùy thuộc vào tính chất đất, độ sâu cày bừa, điều kiện khí hậu, thời gian

18


Khóa luận tốt nghiệp

Sinh viên: Lê Thị Bình – Lớp KHCTA – K51

sinh trưởng của cây lúa. Cần bón lót nhiều đạm hơn khi cấy bằng mạ già, các
giống lúa ngắn ngày, lúa chét (lúa mọc lại từ gốc rạ).


Bón thúc đẻ nhánh

Bón thúc đẻ nhánh cho lúa thường bón bằng phân đậm hay phối hợp thêm với
một phần phân lân (nếu còn chưa bón lót hết). Thời gian bón thúc đẻ nhánh vào
khoảng 18-20 ngày sau gieo hoặc sau khi lúa bén rễ hồi xanh, vào khoảng 10-20
ngày sau cấy (tùy thuộc vào mùa vụ) khi cây lúa bắt đầu đẻ nhánh.
Thường dành 1/2-2/3 lượng N còn lại để bón thúc đẻ nhánh nhằm làm cho
lúa đẻ nhánh nhanh, tập trung và cũng đr giảm lượng phân bón lót, tránh mất đạm.
Cần bón thúc đẻ nhánh nhiều đạm cho lúa trong các trường hợp: cấy giống dài
ngày hay đẻ nhánh nhiều, mật độ gieo hoặc cấy cao, nhiệt độ khi gieo cấy cao.
Đối với những giống lúa cực ngắn, lúa mùa cần phải bón thúc đẻ nhánh
sớm hơn, còn với giống dài ngày, lúa xuân có thể bón thúc muộn hơn, do thời kỳ

sinh trưởng ban đấu của cây lúa bị kéo dài.
Khi bón thúc đẻ nhánh có thể kết hợp với một vài biện pháp cơ giới như:
rút nước ra khỏi ruộng trước khi cấy, làm cỏ sục bùn ( đặc biệt là trong vụ xuân)
để tránh cây lúa bị nghẹt rễ và làm tăng hiệu lực của phân đạm.


Phân bón thúc đòng

Bón thúc đòng cho lúa thường sử dụng phối hợp phần phân đạm và kali còn lại
nhằm tiếp tục cung cấp đạm cho lúa để tạo được bông lúa to, có nhiều hạt chắc,
nâng cao hệ số kinh tế cho cây lúa, đạt năng suất cao. Bón đòng tốt nhất là bón
sau khi phân hóa đòng vào khoảng 40-45 ngày sau khi gieo, cấy.
Khi bón ít đạm thì bón thúc đòng là một kỹ thuật quan trọng để nâng cao
hiệu suất phân đạm và là thời kỳ bón đạm có hiệu quả nhất. Những giống đẻ nhánh
ít, bông to, năng suất dựa vào số hạt trên bông thì cần phải chú trọng và đợt bón
đón đòng và nuôi hạt để tạo được bông to, nhiều hạt chắc, đạt năng suất cao.
Bón lót càng nhiều lúa sinh trưởng càng tốt thì thời gian bón đón đòng
càng muộn và ít. Đối với các giống lúa mùa có thời gian sinh trưởng dài (150-

19


Khóa luận tốt nghiệp

Sinh viên: Lê Thị Bình – Lớp KHCTA – K51

180 ngày) cần bón thúc đòng muộn hơn. Cần dùng mắt đánh giá tình hình sinh
trưởng và màu lá trong thời kỳ đẻ rộ để phán đoán nhu cầu bón thúc đòng. Khi
đã bón lót nhiều cũng không cần bón thúc đẻ mà chỉ cần bón thúc đòng.
Nên dùng phân kali bón thúc đòng cho lúa trong các trường hợp sau:

giống đẻ nhánh từ trung bình đến ít hay giống dài ngày, gieo cấy thưa; đất có
điện thế oxy hóa khử rất cao, thành phần cơ giới rất nhẹ, hay trên đất phèn (thiếu
lân và ngộ độc sắt), đất kiềm (thiếu kẽm), lân bị đất cố định hay mưa nhiều .


Bón phân nuôi hạt
Sau khi lúa trỗ hoàn toàn có thể bón nuôi hạt bằng cách phun phân bón lá

1-2 lần nhằm tăng số hạt chắc, tăng năng suất. Đây là thời kỳ bón phân có hiệu
quả rõ khi trồng lúa trên đất có thành phần cơ giới nhẹ, có khả năng cung cấp
dinh dưỡng và giữ phân kém.
2.3.4. Vấn đề bón phân cân đối cho cây lúa
Bón phân cân đối cho lúa là tùy theo yêu cầu của cây lúa về các chất dinh
dưỡng và khả năng đáp ứng từng loại chất dinh dưởng cho cây lúa của đất trồng
lúa cụ thể mà bón phân. Căn cứ định lượng để bón phân cho lúa:
Vụ mùa, vụ hè thu (mùa mưa) lượng đạm cần bón ít hơn so với vụ xuân
Khi hàm lượng kali trong nước tưới cao (chảng hạn phù sa nhiều) thì bón
kali với lượng thấp và ngược lại. Đất nhẹ cần bón nhiều kali hơn đất nặng, đất
phú sa bón ít kali hơn đất xám. Đất cát, đất xám, đất bạc màu do hàm lượng kali
thấp nên cần bón nhiều kali hơn so với các loại đất khác. Trên đất này do hàm
lượng hữu cơ và sét thấp nên phải chia ra làm nhiều lần bón hơn để giảm thất
thoát phân bón.
Trong rất nhiều trường hợp, hiện tượng lốp đổ là một nhân tố không cho
phép được bón cho lúa tới lượng đạm tối đa. Nếu cây lúa đổ trước khi trỗ, năng
suất có thể giảm 50-60%. Giống lúa mới thấp cây có khả năng chống đổ tốt,
lượng đạm bón tối thích cao hơn nhiều.

20



Khóa luận tốt nghiệp

Sinh viên: Lê Thị Bình – Lớp KHCTA – K51

Nếu vừa thu hoạch hạt thóc, vừa lấy rơm rạ khỏi đồng ruộng thì bón phân
nhiều hơn, đặc biệt là kali, do khá nhiều kali bị lấy đi khỏi đồng ruộng theo rơm
rạ, nhưng nếu không lấy rơm rạ ra khỏi đồng ruộng thì chỉ khoảng 5% lượng
kali bị lấy đi theo sản phẩm thu hoạch qua hạt. Khoáng trong đất, rạ và nước
tưới là nguồn kali cung cấp cho cây.
Ở đất nhẹ nhiều cát cây cần kali hơn, đồng thời giống có năng suất cao
cần nhiều kali hơn.
2.4. Những nghiên cứu về mật độ cấy của lúa
2.4.1 Mật độ cấy ảnh hưởng tới sự sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất
lượng lúa
Mật độ là một kỹ thuật làm tăng khả năng quang hợp của cá thể và quần
thể ruộng lúa, do tăng khả năng tiếp nhận ánh sáng, tạo số lá và chỉ số diện tích
lá thích hợp cho cá thể và quần thể ruộng lúa, ảnh hưởng đến khả năng đẻ nhánh
và số nhánh hữu hiệu/khóm, khả năng chống chịu sâu bệnh… từ đó mà ảnh
hưởng mạnh mẽ đến năng suất lúa.
Bùi Huy Đáp (1999) cho rằng: Đối với lúa cấy, số lượng tuyệt đối về số
nhánh thay đổi nhiều qua các mật độ nhưng tỷ lệ nhánh có ích giữa các mật độ lại
không thay đổi nhiều. Theo tác giả thì các nhánh đẻ của cây lúa không phải nhánh
nào cũng cho năng suất mà chỉ những nhánh đạt được thời gian sinh trưởng và số lá
nhất định mới thành bông.
Về khả năng chống chịu sâu bệnh đã có rất nhiều nghiên cứu của nhiều tác
giả và đều chung nhận xét rằng: gieo cấy với mật độ dày sẽ tạo môi trường thích
hợp cho sâu bệnh phát triển vì quần thể ruộng lúa không được thông thoáng, các lá
bị che khuất lẫn nhau nên bị chết lụi đi nhiều.
Một trong những biện pháp canh tác phòng trừ sâu bệnh và cỏ dại trong
nông nghiệp là gieo cấy với mật độ thích hợp với từng giống lúa, tránh gieo cấy

quá dày sẽ tạo điều kiện cho khô vằn, rầy nâu và đạo ôn phát triển mạnh.

21


Khóa luận tốt nghiệp

Sinh viên: Lê Thị Bình – Lớp KHCTA – K51

Mật độ và năng suất lúa có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Việc tăng mật độ
cấy trong giới hạn nhất định thì năng suất sẽ tăng. Vượt quá giới hạn đó thì năng
suất sẽ không tăng mà thậm chí có thể giảm đi.
Theo Nguyễn Văn Hoan (1995) thì trên một đơn vị diện tích nếu mật độ
càng cao thì số bông càng nhiều, song số hạt trên bông càng ít. Tốc độ giảm số
hạt/bông mạnh hơn tốc độ tăng của mật độ, vì thé cấy quá dày sẽ làm cho năng suất
giảm nghiêm trọng.Tuy nhiên nếu cấy mật độ quá thưa dối với các giống có thời
gian sinh trưởng ngắn rất khó hoặc không đạt được số bông tối ưu.
Về ảnh hưởng của mật độ cấy đến khối lượng 1000 hạt, Bùi Huy Đáp
(1999) đã chỉ ra rằng khồi lượng 1000 hạt ở các mật độ từ cấy thưa đến cấy dày
không thay đổi nhiều.
Khi nghiên cứu về mật độ, cách cấy của các ruộng lúa năng suất cao tác
giả Đào Thế Tuấn (1963) cho biết: Mật độ là một trong những biện pháp ảnh
hưởng đến năng suất lúa vì mật độ cấy quyêt định diện tích lá và sự cấu tạo quần
thể, đến chế độ ánh sáng và sự tích lũy chất khô của ruộng lúa một cách mạnh
mẽ nhất.
Theo Nguyễn Văn Hoan (2004) thì tùy từng giống để chọn mật độ thích
hợp vì cần tính đến khoảng cách đủ rộng để làm hàng lúa đủ thông thoáng, các
khóm lúa không chen nhau. Cách bố trí khóm lúa theo hình chữ nhật (hàng sông
rộng hơn hàng con) là phù hợp nhất vì như thế mật độ trồng được đảm bảo
nhưng lại tạo ra sự thông thoáng trong quần thể, tăng khả năng quang hợp,

chống bệnh tốt và tạo ra hiệu ứng rìa sẽ cho năng suất cao hơn.
Theo Trương Đích (1999) thì mật độ cấy còn phụ thuộc vào mùa vụ và
giống: vụ xuân hầu hết các giống cải tiến cấy mật độ thích hợp 45-50 khóm/m 2
nhưng vụ mùa thì cấy 55-60 khóm/m2.
Có một số người cho rằng dù cấy dày hay cấy thưa thì cũng ít ảnh hưởng
đến năng suất, vì tuy mật độ có ảnh hưởng đến số bông/ đơn vị diện tích nhưng

22


Khóa luận tốt nghiệp

Sinh viên: Lê Thị Bình – Lớp KHCTA – K51

nếu số bông nhiều thì số hạt/bông ít và ngược lại, nên cuối cùng số hạt/ đơn vị
diện tích cũng không hoặc ít thay đổi.
Thực ra thì quan hệ giữa mật độ và năng suất không hẳn như vậy. Dựa
vào sự phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành năng suất, Đinh Văn Lữ
(1978) đã đưa ra lập luận là các yếu tố cấu thành năng suất có liên quan chặt chẽ
với nhau, muốn năng suất cao phải phát huy đầy đủ các yếu tố mà không ảnh
hưởng lẫn nhau. Theo ông, số bông tăng lên đến một phạm vi mà số hật/bông và
tỷ lệ hạt chắc giảm ít thì năng suất đạt cao, nhưng nếu số bông tăng quá cao, số
hạt/bông và tỷ lệ hạt chắc giảm nhiều thì năng suất thấp. Trong 3 yếu tố cấu
thành năng suất: số bông/m2, số hạt chắc/bông và khối lượng 1000 hạt thì 2 yếu
tố đầu giữ vai trò quan trọng và thay đổi theo cấu trúc của quần thể còn khối
lượng 1000 hạt của mỗi giống ít biến động.
Vì vậy năng suất sẽ tăng khi tăng mật độ cấy trong một phạm vi nhất
định. Phạm vi này phụ thuộc nhiều vào đặc tính của giống, đất đai, phân bón và
thời tiết.
Như vậy mật độ cấy có ý nghĩa quan trọng đến cấu trúc quần thể ruộng

lúa. Một quần thể ruộng lúa tốt phải đảm bảo được những chỉ tiêu nhất định về
độ thông thoáng trong suốt thời kỳ sinh trưởng và phân bố không gian trên một
ruộng lúa, đặc biệt là thời kỳ sinh trưởng mạnh nhất. Mật độ thích hợp tạo cho
cây lúa phát triển tốt, tận dụng hiệu quả chất dinh dưỡng, nước và ánh sáng. Mật
độ thích hợp còn tạo nên sự tương tác hài hòa giữa cá thể cây lúa và quần thể
ruộng lúa và mục đích cuối cùng là cho năng suất cao trên một đơn vị diện tích.
Mật độ thích hợp còn hạn chế được quá trình đẻ nhánh lai rai, hạn chế
được thời gian đẻ nhánh vô hiệu, lãng phí chất dinh dưỡng. Cấy dày các cây con
cạnh tranh nhau về dinh dưỡng, ánh sáng sẽ vươn cao lá nhiều, rậm rạp ảnh
hưởng đến hiệu suất quang hợp thuần, sâu bệnh phát triển nhiều, cây có khả
năng chống chịu kém và năng suất cuối cùng không cao. Hạt chín không đều,

23


Khóa luận tốt nghiệp

Sinh viên: Lê Thị Bình – Lớp KHCTA – K51

mầm mống saauu bệnh trên hạt có thể tăng do độ ẩm hạt tăng nhanh trong quá
trình bảo quản… ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng hạt lúa.
2.4.2. Những kết quả nghiên cứu về mật độ cấy trên thế giới
“Mật độ cấy là số cây, số khóm được trồng cấy trên một đơn vị diện tích.
Với lúa cấy mật độ được tính bằng số khóm/m 2 còn với lúa gieo thảng được tính
bằng số hạt mọc/m2 (Nguyễn Văn Hoan, 2004)”. Về nguyên tắc thì mật độ gieo
hoặc cấy càng cao thì số bông càng nhiều. Trong một giới hạn nhất định,việc
tăng số bông không làm giảm số hạt trên bông nhưng nếu vượt quá giới hạn đó
thì số hạt/ bông bắt đầu giảm đi do lượng dinh dưỡng phải chia sẻ cho nhiều
bông. Theo tính toán thống kê cho thấy tốc độ giảm số hạt / bông mạnh hơn tốc
độ tăng của mật độ cấy, vì vậy cấy dầy đối với lúa lai gây giảm năng suất nhiều

hơn so với lúa thường. Tuy nhiên nếu cấy quá thưa đối với giống có thời gian
sinh trưởng ngắn thì khó đạt được số bông tối ưu cần thiết theo dự định.
Mật độ cấy là một biện pháp kỹ thuật quan trọng, nó phụ thuộc vào điều
kiện tự nhiên, dinh dưỡng, đặc điểm của giống… Khi nghiên cứu về vấn đề này
Sasato (1966) đã kết luận: Trong điều kiện dễ canh tác, lúa mọc tốt thì nên cấy
mật độ thưa ngược lại phải cấy dày. Giống lúa cho nhiều bông thì cấy dày không
có lợi bằng giống to bông. Vùng lạnh nên cấy dày hơn so với vùng nóng ẩm, mạ
dảnh to nên cấy thưa hơn mạ dảnh nhỏ, lúa gieo muộn nên cấy dày hơn so với
lúa gieo sớm.
Nghiên cứu về khả năng đẻ nhánh S. Yoshida (1985) đã khẳng định:
Trong ruộng cấy, khoảng cách thích hợp cho lúa đẻ nhánh khỏe và sớm thay đổi
từ 20×20 cm đến 30×30 cm. Theo ông việc đẻ nhánh chỉ xảy ra đến mật độ 300
cây/m2, nếu tăng số dảnh cấy lên nữa thì chỉ có những dảnh chính cho bông.
Năng suất hạt tăng lên khi mật độ cấy tăng lên 182-242 dảnh/m 2. Số bông trên
đơn vị diện tích cũng tăng theo mật độ nhưng lại giảm số hạt trên bông. Mật độ
cấy thực tế là vấn đề tương quan giữa số dảnh cấy và sự đẻ nhánh. Thường gieo
cấy thưa thì lúa đẻ nhánh nhiều còn cấy dày thì đẻ nhánh ít.

24


Khóa luận tốt nghiệp

Sinh viên: Lê Thị Bình – Lớp KHCTA – K51

“Các tác giả sinh thái học dã nghiên cứu mối quan hệ giữa năng suất và
quần thể ruộng cây trồng và đều thống nhất rằng: Các giống khác nhau phản ứng
với các mật độ khác nhau, việc tăng mật độ ở một giới hạn nhất định thì năng
suất tăng còn tăng quá năng suất giảm xuống (Suichi Yoshida, 1985)”. Holiday
(1960) cho rằng: Quan hệ giữa mật độ và năng suất cây lấy hạt là quan hệ

parabol, tức là mật độ lúc đầu tăng thì năng suất tăng nhưng nếu tiếp tục tăng
mật độ quá thì năng suất lại giảm.
Trong phạm vi khoảng cách 50×50 cm đến 10×10 cm khả năng đẻ nhánh
có ảnh hưởng đến năng suất. Năng suất của hạt giống IR-154-451 (một giống đẻ
nhánh ít) tăng lên so với việc giảm khoảng cách 10×10 cm. Còn giống IR8
(giống đẻ nhánh khỏe) năng suất cực đại ở khoảng cách cấy là 20×20 cm.
2.4.3. Những kết quả nghiên cứu về mật độ cấy ở Việt nam
Mật độ cấy luôn là vấn đề được quan tâm của bà con nông dân, từ rất lâu vấn
đề cấy thưa hay cấy dầy thì tốt hơn luôn là hai quan điểm được tranh nhiều nhất.
Cho đến nay các nhà khoa học đã nghiên cứu và chỉ ra rằng: cấy dầy hợp lý làm
tăng năng suất rõ rệt. Tuỳ theo chân đất, tuổi mạ, giống lúa, tập quán canh tác, mức
phân bón, thời vụ mà xác định mật độ cấy cho phù hợp.
Theo Nguyễn Công Tạn, Ngô Thế Dân, Hoàng Tuyết Minh, Nguyễn Thị
Trâm, Nguyễn Trí Hòa, Quách Ngọc Ân (2002), các giống lai có thời gian sinh
trưởng trung bình có thể cấy thưa ví dụ Bắc ưu 64 có thể cấy 35 khóm/m 2. Các
giống có thời gian sinh trưởng ngắn như Bồi tạp Sơn thanh, Bồi tạp 77 cần cấy
dày 40-45 khóm/m2.
Nhiều kết quả nghiên cứu xác định rằng trên đất giàu dinh dưỡng mạ tốt
thì chúng ta cần chọn mật độ thưa, nếu mạ xấu cộng đất xấu nên cấy dày. Để xác
định mật độ cấy hợp lý ta có thể căn cứ vào 2 thông số là: Số bông cần đạt/m 2 và
số bông hữu hiệu trên khóm. Từ 2 thông số trên có thể xác định mật độ cấy phù
hợp theo công thức:
Số bông/m2

25


×