Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

PHƯƠNG PHÁP CHUYÊN GIA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (331.38 KB, 17 trang )

Phương pháp chuyên gia đánh giá tác động môi trường
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
VIỆN KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG
-----------------------------------

TIỂU LUẬN
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Đề Tài:
PHƯƠNG PHÁP CHUYÊN GIA
Giáo viên hướng dẫn : Th.S Đinh Bách Khoa
Sinh viên thực hiện : Bùi Ngọc Hoàng - QLMT – K50
Vũ Văn Hùng - QLMT – K50
Nguyễn Đức Quang - CNMT - K50
Nguyễn Văn Chính - CNMT - K50
Hà Nội – 10 / 2008
Lời mở đầu
1

Phương pháp chuyên gia đánh giá tác động môi trường
Trong những năm gần đây, công chúng ngày càng quan tâm đến các vấn đề môi
trường, đến phát triển bền vững và cải tiến phương thức quản lý phát triển sao cho hài
hòa với lợi ích môi trường. Cùng với sự quan tâm đó là sự ra đời của các quy định luật
pháp mới bao gồm các quy định của quốc gia và quốc tế nhằm cố gắng làm thay đổi mối
quan hệ giữa môi trường và phát triển. Ðánh giá tác động môi trường là một ví dụ quan
trọng về một trong những nỗ lực đó
Đánh giá tác động môi trường (ĐTM ) ( Tiếng anh là : Environmental Impact
Assessment (EIA) ) là căn cứ mang tính chất pháp lý bắt buộc của dự án phát triển . Theo
quy định của luật bảo vệ môi trường thì ĐTM phải được thông qua thì dự án mới được
cấp phép đầu tư.
Đánh giá tác động môi trường nhằm mục đích cân nhắc giữa môi trường và phát triển
nhằm hạn chế tối đa các tác động có hại cho môi trường.


Việc thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường sử dụng nhiều phương pháp khoa
học kỹ thuật , kinh tế , kinh nghiêm v.v. Và phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia
để đánh giá , dự báo các vấn đề trong báo cáo là một trong các phương pháp được áp
dụng.
Do nguồn tài liệu hạn chế nên bài tiểu luận không tránh khỏi sự thiếu sót rất
mong được sự đóng góp của thầy và các bạn . Xin chân thành cám ơn!
Tiểu luận được hoàn thành với sự đóng góp của cả nhóm .
Mục lục
2

Phương pháp chuyên gia đánh giá tác động môi trường
Lời nói đầu 1
Mục lục 2
I. Tổng quan về đánh giá tác động môi trường 3
I.1 Khái niệm 3
I.2 Cấu trúc báo cáo đánh giá tác động môi trường 3
I.3 Các phương pháp sử dụng 4
II. Phương pháp ý kiến chuyên gia 4
II.1 Định nghĩa 4
II.2 Lựa chọn và thành lập nhóm chuyên gia 5
II.3 Phương pháp trưng cầu ý kiến chuyên gia 7
II.4 Phân tích kết quả trưng cầu ý kiến 8
II.5 Ưu , nhược điểm 13
III. Kết luận chung 14
IV. Phương pháp Delphi 14
Tài liệu tham khảo 16
I. Tổng quan về đánh giá tác động môi trường
I.1 Khái niệm
3


Phương pháp chuyên gia đánh giá tác động môi trường
Đánh giá tác động môi trường là quá trình phân tích, đánh giá, dự báo ảnh hưởng đến
môi trường của các dự án quy hoạch, phát triển kinh tế - xã hội, của các cơ sở sản xuất,
kinh doanh, công trình kinh tế, khoa học kỹ thuật, y tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc
phòng và các công trình khác, đề xuất các giải pháp thích hợp về bảo vệ môi trường.
Hoạt động phát triển kinh tế - xã hội ở đây có loại mang tính kinh tế - xã hội của quốc
gia, của một địa phương lớn, hoặc một ngành kinh tế văn hóa quan trọng (luật lệ, chính
sách quốc gia, những chương trình quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch quốc
gia dài hạn), có loại mang tính kinh tế - xã hội vi mô như đề án xây dựng công trình xây
dựng cơ bản, quy hoạch phát triển, sơ đồ sử dụng một dạng hoặc nhiều dạng tài nguyên
thiên nhiên tại một địa phương nhỏ. Tuy nhiên, một hoạt động có ý nghĩa vi mô đối với
cấp quốc gia, nhưng có thể có ý nghĩa vĩ mô đối với xí nghiệp. Hoạt động vi mô nhưng
được tổ chức một cách phổ biến trên địa bàn rộng có khi lại mang ý nghĩa vĩ mô.
Tác động đến môi trường có thể tốt hoặc xấu, có lợi hoặc có hại nhưng việc đánh giá tác
động môi trường sẽ giúp những nhà ra quyết định chủ động lựa chọn những phương án
khả thi và tối ưu về kinh tế và kỹ thuật trong bất cứ một kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội nào. ( />I.2 Cấu trúc của báo cáo đánh giá tác động môi trường
Tuy luật các nước có những đòi hỏi chi tiết hơi khác nhau về ĐTM , nhưng những điểm
chính thì không có gì khác biệt và đều có những phần sau đây:
- Dự án và những lựa chọn: Mục đích, các chi tiết kỹ thuật cụ thể của công trình
(chẳng hạn nếu là nhà máy thì sẽ có những bộ phận gì, dùng vật liệu gì, tiêu bao nhiêu
năng lượng, dùng bao nhiêu công nhân, mặt bàn ra sao, v.v.). Ngoài ra, cần cho biết
những lựa chọn khác (alternatives) và so sánh chúng với dự án hiện tại. Những so sánh
này cần phải khách quan và khoa học chứ không được "một chiều" theo kiểu luật sư bào
chữa cho thân chủ.
- Khung cảnh môi trường nền của dự án: tả rõ môi trường có thể bị ảnh hưởng. Đây
không phải chỉ là môi trường thiên nhiên mà còn cả môi trường con người: cảnh quan,
văn hóa, di tích lịch sử, xã hội (đời sống xã hội của dân chúng, giải trí), kinh tế (công ăn
việc làm, lợi tức cho địa phương và toàn quốc).
- Tác dụng của công trình lên môi trường: phần này là một danh sách các tác dụng

mà dự án có thể có lên môi trường. Danh sách này cần đầy đủ và khách quan. Tất cả
những hoạt động chi tiết liên quan đến dự án phải được liệt kê, trong các giai đoạn: xây
dựng, hoạt động, và dọn dẹp sau khi ngừng hoạt động. Sau đó, tác động của từng hoạt
động lên các thành tố môi trường được xem xét và dánh giá. Các thành tố môi trường cần
được xem xét gồm các thành tố thiên nhiên và con người, như đã nói ở trên.
- Những biện pháp chủ dự án sẽ dùng để khắc phục hay giảm tới mức tối thiểu những
tác động xấu của dự án.
- Kết luận - tóm tắt các điểm chính để chứng minh rằng tác động lợi nhiều hơn là hại.
I.3 Các phương pháp thường sử dụng trong lập báo cáo ĐTM
Hiện nay có rất nhiều phương pháp sử dụng rong đánh giá tác động môi trường , nhưng
người ta sử dụng các phương pháp sau :
4

Phương pháp chuyên gia đánh giá tác động môi trường
- Phương pháp liệt kê
- Phương pháp danh mục kiểm tra
- Phương pháp ma trận
- Phương pháp chập bản đồ
- Phương pháp sơ đồ mạng
- Phương pháp mô hình hoá
- Phương pháp chuyên gia
- Phươnh pháp sử dụng hệ thống thong tin địa lý
II. Phương pháp ý kiến chuyên gia đánh giá tác động môi trường
II.1 Định nghĩa
Phương pháp chuyên gia là phương pháp thu thập và xử lý những đánh giá, dự báo
bằng cách tập hợp và hỏi ý kiến các chuyên gia giỏi thuộc một lĩnh vực hẹp của khoa học
– kỹ thuật hoặc sản xuất. Quá trình áp dụng phương pháp chuyên gia có thể chia thành ba
giai đoạn lớn:
- Lựa chọn chuyên gia;
- Trưng cầu ý kiến chuyên gia;

- Thu thập và xử lý các đánh giá dự báo.
Chuyên gia giỏi là người thấy rõ nhất những mâu thuẫn và những vấn đề tồn tại trong
lĩnh vực hoạt động của mình, đồng thời về mặt tâm lý họ luôn luôn hướng về tương lai
để giải quyết những vấn đề đó dựa trên những hiểu biết sâu sắc, kinh nghiệm sản xuất
phong phú và linh cảm nghề nghiệp nhạy bén.
Phương pháp chuyên gia dựa trên cơ sở đánh giá tổng kết kinh nghiệm, khả năng phản
ánh tương lai một cách tự nhiên của các chuyên gia giỏi và xử lý thống kê các câu trả lời
một cách khoa học. Nhiệm vụ của phương pháp là đưa ra những dự báo khách quan về
tương lai phát triển của khoa học kỹ thuật hoặc sản xuất dựa trên việc xử lý có hệ thống
các đánh giá dự báo của các chuyên gia. ( ThS. Nguyễn Quốc Tòng.
( )
Phương pháp chuyên gia là phương pháp tổng hợp nhiều phương pháp mang tính kinh
nghiệm cao của các chuyên gia
II.2. Lựa chọn và thành lập nhóm chuyên gia, kết hợp:
Như định nghĩa phương pháp , đánh giá một vấn đề cần 1 nhóm các chuyên gia , việc
lựa chọn và kết hợp các chuyên gia quyết định sự thành công của quá trình dánh
giá . Mỗi một dự án có đặc thù riêng nên lựa chọn chuyên gia cần kết hợp họ
thành 1 nhóm có đầy đủ kinh nghiệm và hiểu biết về chuyên môn và các vấn đề
liên quan.
5

Phương pháp chuyên gia đánh giá tác động môi trường
II.2.1. Cơ cấu nhóm chuyên gia:
Khi đánh giá ,dự báo bằng phương pháp chuyên gia, chúng ta cần thành lập nhóm
chuyên gia, chủ yếu có 2 nhóm sau đây:
a) Nhóm chuyên gia thường trực:
Thành phần nhóm này, thực chất là chủ nhiệm đề tài (hoặc chuyên đề đang nghiên
cứu) gồm từ nhóm người cùng phối hợp tham gia, trong đó có 1 chuyên gia chủ trí xây
dựng đề cương nghiên cứu và phương pháp luận của đề tài về các vấn đề về môi trường
và phát triển mà chủ đầu tư đã vạch ra trong dự án phát triển , quy hoạch , dự luật v.v..

Như vậy phải hình thành nhóm thường trực.
b) Lập danh sách mời chuyên gia:
Dựa trên các vấn đề chính của đối tượng của dự án nhóm chuyên gia thường trực đề
xuất mời các chuyên gia tham gia đánh giá ,dự báo. Một vấn đề vô cùng quan
trọng ở khâu này là xác định cho được vấn đề trong số chuyên gia trong tất cả các
lĩnh vực cần tham khảo ý kiến chuyên gia là tỷ lệ số chuyên gia cũng như số
lượng chuyên gia là bao nhiêu. Nếu chúng ta không có cách tiếp cận đúng về vấn
đề này thì khi mời chuyên gia và xử lý kết quả sẽ cho ta một kết quả “hội làng”
và phản ánh không đúng xu hướng đánh giá của dự án .
II.2.2. Thu thập xây dựng các tư liệu về lĩnh vực liên quan:
Để phục vụ cho công việc tuyển chọn chuyên gia, chúng ta phải tiến hành sưu tầm danh
sách chuyên gia, thu thập các thông tin có liên quan đến dự án , quy hoạch v.v. gồm các
tiêu chí như:
- Nguồn lao động (nhu cầu)
- Môi trường tự nhiên , môi trường vật lý , môi trường xã hội
- Vị trí địa lý , địa hình , khí hậu.
- Tài nguyên , hệ sinh thái
- Lịch sử phát triển các vấn đề tương tự
- Và một số tư liệu khác có liên quan như chủ trương phát triển vùng , chính sách ưu
tiên , hạn chế , các điều luật liên qua
- .v.v.
II.2.3. Xây dựng biểu câu hỏi lấy ý kiến chuyên gia:
Khi ta có được các phương án, xác định được các vấn đề của đối tượng đánh giá , dự
báo, chúng ta có cơ sở đưa ra những câu hỏi về mặt số lượng, đồng thời căn cứ vào yêu
cầu đề ra cần soạn thảo thêm các câu hỏi nhằm thu được các thông tin đánh giá về mặt
chất lượng và quan hệ. Các câu hỏi luôn phải xoay quanh trọng tâm để có sự thống nhất
và toàn diện.
II.2.4. Cung cấp thông tin cần thiết cho các chuyên gia:
6


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×