Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm sử dụng trò chơi trong phần warm up tiếng anh 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (624.61 KB, 46 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KHÁNH HÒA
TRUNG TÂM GDTX KHÁNH SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
SỬ DỤNG TRÒ CHƠI TRONG PHẦN WARM-UP TIẾNG ANH
10 NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC VIÊN
LỚP 10 TRUNG TÂM GDTX KHÁNH SƠN

Tác giả: TRẦN THỊ KIM XUYẾN

NĂM HỌC: 2014-2015

1


Nhận xét, xếp loại
- Nhận xét: ……………………………..………………..
…………………………………………………….......................
………………………………..……………………………………..…………………………………………...
………………………………..………………………………………..………………………………..……….
………………………..………………………………………..………………………………..
………………………………..……………………………………..………………….……………..
………………………………..………………………………………..………………………………..
…………………………………………………………………………..………………………………..
………………………………..……………………………………..………………….…………….
………………………………..………………………………………..………………………………..
………………………………..………………………………………..………………………………..
………………………………..……………………………………..………………….…………….
………………………………..………………………………………..….……………………………..
………………………………..………………………………………..………………………………..
………………………………..……………………………………..………………….…………….


………………………………..………………………………………..………………………………..
………………………………..………………………………………..………………………………..
………………………………..……………………………………..………………….…………….
………………………………..………………………………………..………………………………..
………………………………..………………………………………..………………………………..
………………………………..……………………………………..………………….…………….
………………………………..…………………………..…………..………………….……………..
………………………………..……………………………………….………………………………..
………………………………..……………………………………..…………………………………..
………………………………..……………………………………....………………………………..
………………………………..……………………………………..…………………………………..
………………………………..……………………………………..………………………………..

- Xếp loại: …………
Ngày .…… tháng .…… năm .……
GIÁM ĐỐC

2


MỤC LỤC
PHẦN MỘT: ĐẶT VẤN ĐỀ 4
Pets 32

TÀI LIỆU THAM KHẢO 46

3


PHẦN MỘT: ĐẶT VẤN ĐỀ

I.Lý do chọn đề tài:
Trong thời đại đổi mới và hòa nhập với thế giới thì Tiếng Anh lại trở thành
một cầu nối ngôn ngữ hết sức quan trọng trong mọi lĩnh vực đời sống. Tiếng Anh
có thể được xem là điều kiện cần cho tất cả những người lao động muốn làm việc
và phát triển nghề nghiệp trong môi trường quốc tế, vì vậy nó tạo cơ hội cho thế hệ
trẻ có thể đạt được những ước mơ trong tương lai. Tuy nhiên việc dạy và học ngoại
ngữ hiện nay là một vấn đề khá nóng ở nước ta. Nhiều phương pháp giảng dạy thụ
động và ít linh hoạt trong các bài giảng làm học sinh ngại và đôi khi trở nên sợ nói
Tiếng Anh. Một số học sinh trung học phổ thông sau khi tốt nghiệp hầu như không
thể vận dụng Tiếng Anh vào trong giao tiếp hằng ngày, đôi khi còn có thể bị hạn
chế điểm thi trong các trường đại học cao đẳng do không đạt điểm yêu cầu về môn
tiếng Anh. Vậy, làm sao để các em thấy rằng, Tiếng Anh thật sự không quá khó và
rắc rối như các em nghĩ, đó thật sự là một thế giới mới, một thế giới của kiến thức.
Tiếng Anh có những nguyên tắc rất dễ nắm bắt, Tiếng Anh là một ngôn ngữ mới
cần thiết cho tương lai. Học tiếng Anh dễ dàng nhất chỉ cần có sự thích thú và đam
mê. Và việc học tiếng Anh gắn liền với việc áp dụng các tình huống giao tiếp thực
tế phải hết sức đươc chú trọng. Đôi khi chỉ bằng những hoạt động nhỏ trong bài
giảng có thể giúp các em có hứng thú và phát huy được những kiến thức Tiếng Anh
đã có trong trí não. Tiếng Anh tự nhiên khắc sâu vào học sinh bằng những tiếng vỗ
tay, những tiếng cười thích thú. Những hoạt động nhỏ này nếu được khai thác và
đầu tư có thể tạo nên một kết quả lớn đối với kích thích sự say mê học Tiếng Anh
của học sinh. Mặc dù, chương trình sách giáo khoa đã có những hoạt động dẫn dắt
bài mới tuy nhiên chưa thật sự phù hợp với trình độ và tâm lí học viên từng vùng
miền khác nhau, và sẽ tạo nên sự trì trệ, thiếu linh động trong công tác soạn giảng
của giáo viên.
Nhận thấy tầm quan trọng của việc giúp học viên mạnh dạn hơn trong việc giao
tiếp bằng tiếng Anh, bản thân tôi qua nhiều năm công tác đã tổ chức nhiều hoạt
động trò chơi trong phần mở đầu vào bài mới, một phần giúp học viên hứng khởi
khi bắt đầu bài mới, giúp các em có thể khắc sâu kiến thức của bài học, và từ đó
giúp học viên làm quen với phương pháp dạy học tích cực.Sau quá trình giảng dạy

có sự phản hồi tích cực từ kết quả học tập cũng như thái độ học viên đối với môn
Tiếng Anh , cho nên tôi mạnh dạn viết sáng kiến kinh nghiệm này làm tư liệu cho
bản thân và chia sẻ kinh nghiệm trong công tác giảng dạy tiếng Anh với các đồng
nghiệp cùng chuyên môn.
II. Đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu:
1. Đối tượng:
4


Học viên lớp 10 trung tâm GDTX Khánh Sơn.
2. Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài này tôi chỉ tập trung nghiên cứu thiết kế các hoạt động trong phần
Warm-up trong các tiết dạy chương trình sách giáo khoa Tiếng Anh lớp 10, để chủ
động tạo sự hứng khởi trước lúc bắt đầu bài học, ghi nhớ và vận dụng các kiến thức
cũ.
3. Phương pháp nghiên cứu:
a) Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận để phân tích các tài liệu, dữ liệu có liên
quan để từ đó tìm hiểu về thực trạng học Tiếng Anh của học sinh các trường trung
học phổ thông hay các trung tâm cơ sở ngoại ngữ mà chú trọng nhất là cách dẫn dắt
bài mới ở phần Warm-up.
b) Phương pháp điều tra:
Trực tiếp trò chuyện với học viên, thăm dò ý kiến để hiểu thêm một phần
tính cách của học viên tại trung tâm để giáo viên có thể thiết kế những phần trò
chơi phù hợp với tâm lí, lứa tuổi và khả năng học Tiếng Anh.
Quan sát thái độ, sự hứng thú và tham gia vào trò chơi của học viên, từ đó
giáo viên có thể phân nhóm hoạt động và điều chỉnh các dạng bài tập phù hợp với
trình độ học viên.
c) Phương pháp thực nghiệm:
Giáo viên tiến hành dạy một số bài trong chương trình sách giáo khoa tiếng

Anh lớp 10 có thiết kế các trò chơi trong phần Warm-up, từ đó nhận xét các kết quả
dạy của các bài học trước để xây dựng bài dạy được đạt kết quả tốt hơn.

5


PHẦN HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I . Cơ sở lý luận :
1. Căn cứ vào những nội dung đổi mới trong mục tiêu, nội dung dạy
học chương trình giáo dục thường xuyên nói chung và cụ thể là đối với môn
Tiếng Anh nói riêng.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị
quyết số 29-NQ/TW) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng
yêu cầu CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội
nhập quốc tế cũng đã chỉ rõ: “ Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng
giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và
kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo,
tự học, khuyến khích học tập suốt đời.”. Thêm vào đó, trong phần nhiệm vụ và giải
pháp của Nghị Quyết cũng nhấn mạnh: “Đổi mới chương trình nhằm phát triển
năng lực và phẩm chất người học, hài hòa đức, trí, thể, mỹ; dạy người, dạy chữ và
dạy nghề. Đổi mới nội dung giáo dục theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù
hợp với lứa tuổi, trình độ và ngành nghề; tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào
thực tiễn. Chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật và ý
thức công dân. Tập trung vào những giá trị cơ bản của văn hóa, truyền thống và đạo
lý dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại, giá trị cốt lõi và nhân văn của chủ nghĩa Mác
- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Tăng cường giáo dục thể chất, kiến thức quốc
phòng, an ninh và hướng nghiệp. Dạy ngoại ngữ và tin học theo hướng chuẩn hóa,
thiết thực, bảo đảm năng lực sử dụng của người học”
“ Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát
huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người

học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy
cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi
mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ
chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên
cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy
và học.”
2. Khái niệm về phương pháp dạy học tích cực
a) Khái niệm:
Theo các nhà giáo dục Việt Nam: Phương pháp dạy học tích cực là các
phương pháp được sử dung trong quá trình dạy học nhằm phát huy cao nhất, tính
tích cực, độc lập chủ động và sáng tạo của người học dưới vai trò tổ chức, điều
khiển của giáo viên.
6


Trong tài liệu bồi dưỡng thường xuyên “Một số phương pháp dạy học tích cực
đối với giáo dục thường xuyên”, tác giả Lại Thị Thu Thúy cũng đề cập “Phương
pháp dạy học tích cực đề cập đến các hoạt động dạy và học nhằm tích cực hóa các
hoạt động học tập và phát triển tính sáng tạo của người học. Trong đó các hoạt
động học tập được tổ chức, định hướng bởi giáo viên, người học không thụ động
chờ đợi mà tự lực, tích cực tham gia vào quá trình tìm kiếm, khám phá phát huy
kiến thức, vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề thực tế, qua đó lĩnh hội nội dung
học tập và phát huy tính sáng tạo”
Như vậy qua đó có thể thấy rằng phương pháp tích cực để chỉ những phương
pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học. Phương
pháp tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của
người học nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học chứ không
phải là tâp trung vào người dạy. Với phương pháp này, giáo viên trở thành người
thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động độc lập hoặc theo nhóm nhỏ để học sinh
tự chiếm lĩnh nội dung học tập, chủ động đạt mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ

theo yêu cầu của chương trình. Ở trên lớp, với phương pháp tích cực này thì học
sinh hoạt động là chính, giáo viên nhàn nhạ hơn. Song khi soạn giáo án giáo viên
đã phải đầu tư công sức, thời gian rất nhiều so với kiểu dạy học thụ động, mới có
thể thực hiện bài lên lớp với vai trò là người gợi mở, xúc tác động viên, cố vấn,
trọng tài trong các hoạt động tìm tòi hào hứng, tranh luận sôi nổi của học sinh.
b)
Những dấu hiệu đặc trưng của các phương pháp tích cực:
Có bốn dấu hiệu cơ bản
Thứ nhất: Dạy học thông qua các hoạt động của học sinh.
Trong phương pháp tích cực, người học, đối tượng của hoạt động dạy, đồng
thời là chủ thể của hoạt động học, được cuốn hút vào các hoạt động học tập do giáo
viên tổ chức và chỉ đạo. Thông qua đó, tự lực khám phá những điều mình chưa biết
chứ không phải là thụ động tiếp thu những trí thức đã được giáo viên sắp đặt ra
theo cách suy nghĩ của mình. Từ đó, vừa nắm được kiến thức, kĩ năng mới, vừa
nắm được phương pháp tìm ra kiến thức, kĩ năng đó, không rập theo khuôn mẫu có
sẵn, được bộc lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo. Dạy theo cách này thì giáo viên
không chỉ đơn giản là truyền đạt tri thức mà còn hướng dẫn hành động . Chương
trình hành động của cộng đồng.
Thứ hai: Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học.
Phương pháp tích cực xem việc rèn luyện phương pháp học tập cho học sinh
không chỉ là biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là một mục tiêu học.
Trong phương pháp học thì cốt nõi là phương pháp tự học. Nếu rèn luyện cho
người học có được phương pháp, kĩ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo cho họ
có được lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có của mỗi người, kết quả học tập sẽ
được nhân lên gấp bội. Vì vậy, ngày nay, ngươi ta nhấn mạnh hoạt động học trong
7


quá trình dạy học, nỗ lực tạo ra sự chuyển biến từ học tập thụ động sang tự học chủ
động, đặt vấn đề phát triển tự học ngay trong trường phổ thông, không chỉ tự học

ngay trong trường phổ thông, không phải tự học ở nhà mà cả tự học cả trong tiết
học có sự hướng dẫn của giáo viên.
Thứ ba: Tăng cường học tập cá thể phối hợp với học nhóm.
Nếu trình độ kiến thức tư duy học sinh không thể đồng đều tuyệt đối thì khi
áp dụng phương pháp tích cực buộc phải chấp nhận sự phân hóa về cường độ, tiến
độ hoàn thành nhiệm vụ học tập, nhất là khi bài học được thiết kế thành một chuỗi
công tác độc lập. Áp dụng phương pháp ở trình độ càng cao thì sự phân hóa càng
lớn. Việc sử dụng các phương tiện công nghệ thông tin trong nhà trường sẽ đáp ứng
yêu cầu cá thể hóa học tập theo nhu cầu và khả năng của mỗi học sinh.
Tuy nhiên trong học tập, không phải mọi tri thức kĩ năng, thái độ được hình thành
bằng những hoạt động độc lập cá thể. Lớp học là môi trường giao tiếp thầy trò, trò
với trò, tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trên con đường chiếm lĩnh
nội dung học tập. Thông qua thảo luận, tranh luận trong học tập , ý kiến mỗi cá
nhân được bộc lộ, khẳng định, hay bác bỏ.Qua đó người học nâng mình lên một
trình độ mới, bài học vận dụng được vốn hiểu biết và kinh nghiệm của mỗi học
sinh và của cả lớp chứ không phải chỉ dựa trên vốn hiểu biết và kinh nghiệm sống
của thầy giáo.
Thứ tư: Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò.
Trong dạy học, việc đánh giá học sinh không chỉ nhằm mục đích nhận định thực
trạng và điều chỉnh hoạt động học của trò mà còn đồng thời tạo điều kiện nhận định
thực trạng và điều chỉnh hoạt động dạy của thầy. Trước đây, mọi người vẫn thường
hay có quan niệm giáo viên có độc quyền đánh giá học sinh .Nhưng trong phương
pháp tích cực, giáo viên phải hướng dẫn học sinh tự đánh giá để điều chỉnh cách
học. Liên quan đến điều này, giáo viên cần tạo thuận lợi để học sinh được tham gia
đánh giá lẫn nhau. Tự đánh giá đúng và điều chỉnh hoạt động kịp thời là năng lực
rất cần cho sự thành đạt trong cuộc sống mà mỗi thầy cô cũng như nhà trường phải
trang bị cho học sinh.
3. Khái niệm về hoạt động warm-up trong dạy Tiếng Anh
a) Khái niệm:
- Allwright (1984) cho rằng những hoạt động warm-up được thiết kế nhằm thu

hút sự quan tâm chú ý của học sinh, để giúp họ không có những suy nghĩ xao
nhãng và làm cho học sinh và các nhóm học sinh sẵn sàng tập trung vào những hoạt
động dạy học tiếp theo.
- Kay (1995) đã mô tả các bước của một bài giảng theo cách sau:
“Warm-up: là một cách hiệu quả để giúp học sinh bắt đầu suy nghĩ đến tiếng
Anh và xem xét lại những tài liệu được học trước đó. Nhiều các hoạt động warm8


up khác nhau sẽ giúp tạo nên sự đa dạng và niềm thích thú trong bài học”. Hoạt
động warm-up nhằm chuẩn bị cho học sinh một giai đoạn tập trung mà nó có thể
liên quan đến những chuyển động cơ thể làm cho học sinh thêm phần chủ động
như: đứng lên, đi bộ, nhảy, ghép hình ảnh với câu hoặc từ vựng, vẽ hoặc viết những
kinh nghiệm bản thân, câu chuyện, đôi khi có thể hát hoặc lắng nghe những bài hát
quen thuộc. Trong số những hoạt động đó sẽ có những hoạt động warm-up tạo nên
sự thư giãn và hứng khởi cho học sinh.
Hình 1 dưới đây thể hiện một số nguyên tắc mà người giáo viên cần chú ý khi thiết
kế các hoạt động warm-up. Nó tập hợp tất cả các yếu tố như kết quả của khung
nhận thức và tiến trình thực hiện khi chúng ta thiết kế hoạt động warm-up.

Hình 1: Nguyên tắc của các hoạt động Warm-up.
b) Vai trò của hoạt động Warm-up trong dạy học Tiếng Anh
Các hoạt động bắt đầu bài học (Warm-up activities) thường thu hút sự quan tâm
của học sinh. Thật sự, những hoạt động ban đầu rất quan trọng vì những lý do sau:
- Warm-up tạo nên không khí cho bài giảng. Ví dụ như nếu bắt đầu bài học
bằng những hoạt động khó hay gây sự nhầm lẫn sẽ làm cho học sinh rất chán nản,
nhưng nếu bằng các hoạt động vui nhộn sẽ làm tang thêm mức độ nhiệt huyết đối
với bài học cho học sinh
- Warm-up làm cho học sinh bắt đầu suy nghĩ và tập trung vào Tiếng Anh.
Đó có thể là cách đây vài ngày, một tuần hoặc thậm chí cả một thời gian dài mà học
sinh sử dụng Tiếng Anh lần cuối. Chỉ một chút ít thời gian đã giúp cải thiện sự tiếp

thu lâu dài.
9


- Warm-up tạo nên sự dẫn dắt vào chủ đề bài học. Hoạt động bắt đầu bài học
có thể gợi mở những kiến thức có sẵn của một chủ đề, hoặc dẫn dắt học sinh sử
dụng, suy nghĩ đến những ý tưởng, từ vựng, hoặc thậm chí là ngữ pháp quan trọng
của bài học.
- Warm-up tạo cơ hội thuận lợi để người giáo viên có thể biết được tính cách
và năng lực của từng học sinh. Sau đó, một vài học sinh sẽ hợp tác với nhau tốt
hơn, hay một vài học sinh thì không hoạt động tích cực vào bài học. Một vài học
sinh có tâm trạng tốt, một vài thì không. Trong suốt những hoạt động đầu bài học,
người giáo viên có thể quyết định học sinh nào có thể hình thành nhóm học tập tốt
cho những hoạt động tiếp theo.
c) Các yêu cầu cần phải đảm bảo trong các hoạt động warm-up
- Đối với học viên: Tham gia tích cực vào bài giảng. Theo sự phân công
nhóm học tập của giáo viên. Chú ý vào những mệnh lệnh yêu cầu và hướng dẫn trò
chơi
- Đối với người giáo viên: Chuẩn bị kỹ càng hoạt động trò chơi, kiểm soát
thời gian và xử lý các tình huống nảy sinh trong các hoạt động.
II.Thực trạng:
1. Thuận lợi:
- Sỉ số lớp khoảng từ 24 học viên nên tạo điều kiện dễ dàng cho giáo viên bao
quát lớp và kiểm tra sự tham gia vào bài giảng của từng học sinh; đa số học viên có
học lực khá, trung bình, có đạo đức tốt, hiền lành; riêng có một số học viên rất lười
học chưa có khả năng tham gia vào các hoạt động khởi động bài tốt.
- Học viên đa số trong độ tuổi thanh thiếu niên, giáo viên có thể nắm bắt được
tâm lý và các em có hứng thú tham gia vào các trò chơi vui nhộn. Có những hoạt
động khởi động bài học được thực hiện tốt với sự tham gia nhiệt tình của học viên,
và có những tiết học lại không theo như ý định của giáo viên.

- Phòng học được trang bị đầy đủ bàn ghế, thoáng mát, sạch sẽ, có đủ không
gian để tổ chức các hoạt động trong lớp.
2. Khó khăn:
- Học viên khối lớp 10 tại trung tâm GDTX Khánh Sơn đa số là học sinh có học
lực trung bình, điều kiện học tập và tiếp cận kiến thức bên ngoài có phần hạn chế.
Mức độ tiếp thu bài học của các em không đồng đều gây khó khăn cho việc lựa
chọn các hoạt động thật phù hợp với trình độ của cả lớp. Đối với các hoạt động dễ
sẽ gây nhàm chán cho học sinh khá- giỏi, nhưng các hoạt động khó, nâng cao sẽ
làm cho học sinh chậm hơn khó bắt kịp.
- Môi trường giao tiếp ngoại ngữ của các em chưa có, các em không có điều
kiện thực hành giao tiếp thường xuyên dẫn đến sự e ngại khi nói Tiếng Anh trong
10


thủ thuật “chatting” ở mỗi đầu tiết học. Do năm đầu tiếp xúc chương trình Tiếng
Anh phổ thông tập trung vào từng kĩ năng nghe, nói, đọc, viết cho nên đôi khi học
viên lớp 10 còn bỡ ngỡ với phương pháp dạy mới của giáo viên.
- Cơ sở trang thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy môn Tiếng Anh như máy
chiếu, máy cassette còn thiếu thốn, đồ dùng dạy học chưa đủ phục vụ các tiết dạy
cho nên giáo viên phải tìm thêm tranh ảnh trên Internet,và vận dụng các thủ thuật
trò chơi bằng các bảng phụ, các handouts, flash card….
Qua thăm dò tâm lý học viên, bản thân tôi nhận thấy các em có sự yêu thích
môn Tiếng Anh nhưng một phần nào không hiểu từ vựng và ít giao tiếp nên ngại
nói Tiếng Anh trên lớp. Từ đó, tôi hình thành ý định làm cho bài giảng của mình lôi
cuốn bằng các trò chơi (gọi theo thuật ngữ môn Tiếng Anh hay dùng là game) để
tạo không khí lớp học.
- Tổng hợp điểm kiểm tra bài kiểm tra đầu năm học 2014-2015 để cho đánh giá
chính xác về chất lượng học viên, tiến hành thăm dò ý kiến học viên để biết được
tình hình chung của đối tượng nghiên cứu.
* Chất lượng khảo sát bài kiểm tra 15’ đầu năm học 2014-2015:

Lớp

Sỉ số HV

Giỏi

Khá

TB

(>8 điểm)

(6.5-7.5
điểm)

(5-6
điểm)

Yếu
(3-4.5
điểm)

Kém
(<3
điểm)

10

24


0

3

15

4

2

Tỉ lệ (%)

100%

0%

12,5%

62,5%

16,7%

8,3%

* Bảng thể hiện mức độ yêu thích môn học Tiếng Anh đối với 24 học viên lớp 10
trung tâm GDTX Khánh Sơn đầu năm học 2014-2015
Câu hỏi
1)Em học Tiếng Anh
trong bao lâu?


Câu trả lời/Số người/Tỉ lệ
4 năm
24/
100%

2)Em có thích học
Tiếng Anh không?

Có, rất
thích

5 năm

6 năm

7 năm

0

0

0

Không
thích lắm

Không
thích gì
cả


Có, cũng
thích

11


4/

8/

20,8%

33,3%

Thường
xuyên

Thỉnh
thoảng

Ít khi

7/

12/

5/

29%


50%

21%

Có, rất
thích

Có, cũng
thích

Không,
không
thích lắm

Không,
không
thích gì
cả

2/

5/

10/

7/

8%

21%


42%

29%

16,7%

3)Giáo viên Tiếng
Luôn luôn
Anh cũ của em có
thường bắt đầu giờ
học bằng trò chơi
0
không?
4) Em có thích chơi
trò chơi Tiếng Anh
không?

7/

5/

29,2%

Không
bao giờ
0

Qua khảo sát thăm dò về mức độ yêu thích môn Tiếng Anh và mức độ làm
quen với các game tiếng Anh ở học viên lớp 10 tại trung tâm GDTX Khánh Sơn,

bản thân tôi nhận thấy chỉ khoảng 10-20% học viên có thể tích cực trong học tập,
tham gia xây dựng bài học. Đa phần học viên có tâm trạng chán nản và thụ động
trong các tiết học tiếng Anh.
III. Các biện pháp tiến hành:
1. Mục đích các hoạt động warm-up trong dạy tiếng Anh
Nhằm tạo sự hứng thú và làm không khí lớp học sôi nổi tích cực, việc xây
dựng bài giảng sao cho linh hoạt để tạo niềm vui và thoải mái khi học tiếng Anh thì
các game mở đầu bài học thật sự góp vài trò quan trọng. Do đó việc thiết kế các
game phải đảm bảo các mục đích như sau:
- Phát triển kỹ năng nói cho học viên trong từng cặp hay từng nhóm.
- Ôn tập ngữ pháp, từ vựng cho học viên
- Kiểm tra cách phát âm.
- Kích thích trí tò mò, phát hiện vấn đề.
- Giúp học viên khắc sâu nội dung bài học.
- Phát triển kỹ năng đọc- hiểu.
- Phát triển kỹ năng nghe- nói- viết.
12


- Tạo không khí thoải mái giữa giáo viên và học viên.
2. Các trò chơi thường được áp dụng trong phần warm-up:
Một số game thường được áp dụng và có thể được giáo viên vận dụng
sáng tạo tùy theo từng mục đích bài học, nhìn chung các dạng game này thường
ngắn và ít mất thời gian chuẩn bị của giáo viên và có hiệu quả tích cực từ học viên.
Game 1: Looking & guessing
Hướng dẫn: Chuẩn bị 4 - 6 thẻ nhỏ, trên mỗi thễ được ghi một hoạt động. Yêu
cầu một đại diện lên bảng lần lượt đọc thầm nội dung của thẻ và làm điệu bộ. Lớp
đã được chia thành hai nhóm và 2 nhóm sẽ thi đua đoán xem bạn mình đang làm
gì. Nhóm nào có nhiều đáp án đúng sẽ thắng. Với hoạt động này, tất cả học sinh sẽ
phải tập trung chú ý bạn và vận dụng vốn từ của mình. Tập phản xạ của học sinh.

Game 2: Network
Hướng dẫn: Cá nhân hoặc nhóm. Cho một chủ đề và yêu cầu học sinh liệt kê
tất cả những từ/cụm từ liên quan đến đề tài đó. Cá nhân/nhóm có nhiều từ đúng
nhất sẽ thắng. Hoạt động này dễ thực hiện và tất cả học sinh đều có thể tham gia.
Giáo viên chia lớp ra thành các nhóm và đưa ra gợi ý về chủ đề. Học viên các nhóm
lần lượt chạy lên bảng và ghi các từ liên quan đến chủ đề đó, và chạy xuống nhóm
để người khác trong nhóm tiếp tục lên bảng ghi. Sau thời gian quy định thì giáo
viên tổng kết đáp án đúng và tuyên bố đội thắng cuộc.
Game 3: Guessing game - Who is he ?- What is it ?
Hướng dẫn: Giáo viên chuẩn bị ba gợi ý để đọc cho cả lớp đoán đó là ai/cái gì.
Sau mỗi gợi ý nên dừng lại xem có học sinh nào tìm ra đáp án. Lưu ý là gợi ý phải
dễ hiểu đối với học sinh.
Game 4: Scrambled word
Hướng dẫn: Viết một từ lên bảng không đúng theo ký tự của nó và không có
nghĩa, yêu cầu học sinh làm theo nhóm sắp xếp lại từ cho đúng nghĩa. Ôn luyện từ
vựng và tập phản xạ học sinh.
Game 5: Word rid:
Hướng dẫn: Chia lớp thành hai nhóm, chuẩn bị bảng phụ. Viết một số từ theo
hàng ngang được dấu kín. Đọc gợi ý theo sự lựa chọn của học sinh để học sinh
đoán chính xác từ đó. Từ khóa sẽ là từ hàng dọc và là chủ đề của phần sắp được
học. Nhóm nào nói được từ khóa sẽ được gấp đôi số điểm.
Game 6: Lucky number
Hướng dẫn: Tương tự như "Word rid", nhưng sẽ có một số ô chữ là "Lucky
number" (số may mắn), học sinh sẽ không trả lời mà vẫn có điểm. Trò này rất được
học sinh yêu thích vì các em luôn mong muốn mình được may mắn.
13


Game 7: Who am I ?
Hướng dẫn: Chuẩn bị một thẻ nhỏ có ghi tên một loài động vật. Chia lớp thành

hai nhóm và có hai đại diện. Đính một thẻ vào lưng của người đại diện và cho phép
họ đi quanh nhóm hỏi những câu hỏi khác nhau để nhận diện mình là ai. Lưu ý là
chỉ sử dụng "Yes - No questions" cho các bạn trả lời "Yes" hoặc "No". Đại diện
nhóm nào biết mình là ai trước sẽ thắng. Áp dụng cho những bài học có liên quan
đến động vật.
Game 8: Name the things
Hướng dẫn: Chia lớp thành hai nhóm. Giáo viên chuẩn bị một số vật thật theo
nội dung bài, lưu ý những vật dễ đoán khi chạm vào mà không nhìn. Để vào túi nhỏ
và cử đại diện hai nhóm lên miêu tả để các bạn đoán sau khi đã sờ vào vật. nhóm
nào đoán được nhiều đồ đúng hơn sẽ thắng. Nên áp dụng cho lớp học khá.
Game 9: Chatting
Hướng dẫn: Giáo viên chuẩn bị một số câu hỏi liên quan đến nội dung bài và
học sinh trả lời tự do, không nên bình luận đúng/sai - từ đó dẫn vào bài mới. Phần
này tạo tâm thế cho học sinh đoán được nội dung bài mới.
Game 10: Word square
Hướng dẫn: Giáo viên chuẩn bị bảng phụ trên đó có nhiều ký tự trong ô
vuông, chỉ có một số từ nhất định có nghĩa. Yêu cầu học sinh tìm. Vẫn chia lớp
thành nhóm và nhóm nào tìm được nhiều từ đúng và nhanh hơn sẽ thắng. Tùy theo
trình độ của học sinh để giáo viên yêu cầu tìm từ dễ hay khó.
Game 11: Kim’s game
Hướng dẫn: Giáo viên chuẩn bị bảng phụ ghi các từ vựng hay các đồ vật liên
quan đến chủ đề bài học. Cho tất cả học sinh trong lớp quan sát trong vòng 1 phút,
sau đó yêu cầu học sinh kể tên tất cả những từ vựng hay đồ vật họ vừa nhìn thấy.
Hoạt động này có thể tổ chức cho từng nhóm hay trả lời cá nhân. Giáo viên dẫn dắt
bài mới từ những từ vựng và đồ vật liên quan đó.
Game 12: Noughts and crosses
Hướng dẫn: Giáo viên chuẩn bị trước các câu hỏi liên quan đến bài học. Sau
đó chia lớp thành 2 đội thi. Đội A_O, đội B_X. Nếu đội nào trả lời câu hỏi đúng thì
được đánh dấu vào ô vuông tùy ý, trả lời sai không được đánh dấu. Lần lượt cho tới
khi đội nào giành được 3 dấu 000, hoặc XXX thẳng hàng thì chiến thắng. Giáo viên

chú ý đến câu hỏi và thời gian trả lời của các đội để tránh mất thời gian trong phần
Warm-up.
Game 13: Shark attack
14


Hướng dẫn: Giáo viên gạch những gạch trắng trên bảng, mỗi gạch tương
đương với mỗi mẫu tự trong từ. Giáo viên đưa ra gợi ý để học sinh tập trung vào
nội dung cần thiết. Ví dụ: nếu muốn học sinh đoán từ “Clothing” thì gạch trên bảng
8 gạch (_ _ _ _ _ _ _ _ ) . Giáo viên vẽ hình các bậc thang dẫn đến con cá mập, mỗi
lần học sinh đoán sai thì sẽ bị đưa xuống 1 bậc gần với con cá mập. Nếu học sinh
đoán sai 6 lần sẽ bị thua.
Game 14: Slap the board
Hướng dẫn: Giáo viên dán các hình ảnh hay các từ về 1 chủ đề nào đó lên trên
bảng phụ, sau đó chia cả lớp thành 2 đội và phát cho 2 đội cây thước bằng giấy.
Giáo viên gọi tên, hay đưa ra gợi ý ám chỉ từ hoặc hình ảnh nào, thì đại diện 2 đội
chạy nhanh lên bảng dùng cây thước giấy chỉ vào từ hoặc hình ảnh đó. Nếu đội nào
chọn được nhiều từ hoặc hình ảnh đúng nhất thì đội đó giành chiến thắng.
Game 15: Labeling the picture
Hướng dẫn: Giáo viên chuẩn bị sẵn hình ảnh về chủ điểm bài học. Phân chia
các nhóm, ghép đúng hay gọi tên đúng hình ảnh giáo viên đưa ra trong thời gian
quy định.
Game 16: Chain game
Hướng dẫn: Giáo viên đưa ra 1 từ hoặc 1 câu mở đầu,lần lượt học sinh viết ra
các từ hoặc câu tiếp theo liên quan đến bài học. Nếu đội nào không viết được tiếp
thì sẽ thua. Ví dụ chơi trong bài học “conditional sentences”, hay viết từ liên quan
đến các chủ điểm bài học.
Game 17: Diction list
Hướng dẫn: Giáo viên chia lớp thành các nhóm, chọn đại diện các nhóm lên
đọc chính tả cho cả lớp, sau thời gian quy định, giáo viên yêu cầu các nhóm giơ

bảng phụ để kiểm tra, nhóm nào viết đúng được nhiều từ chính tả nhất thì sẽ giành
phần thắng.
Game 18: Mining
Hướng dẫn: Giáo viên đưa ra một loạt từ trong mảnh giấy nhỏ, mời 1 học viên
lên trên dùng hành động, không được dùng lời nói để các bạn trong lớp đoán đúng
được từ mà giáo viên muốn đề cập.
Game 19: Lucky number
Hướng dẫn: Giáo viên vẽ lên bảng các ô vuông và đánh số 1, 2, 3, 4, 5….. tùy
vào số lượng câu hỏi, và 02 ô trống để làm ô may mắn. Nếu học viên trả lời đúng
câu hỏi của mỗi ô sẽ giành được 10 điểm, chọn được ô may mắn sẽ không trả lời và
được giành 20 điểm. Tổng kết phần thi, đội nào có điểm nhiều hơn sẽ chiến thắng.
Game 20: Whisper game
15


Hướng dẫn: Giáo viên cho học sinh xếp thành 2 hàng học, đại diện cả 2 đội sẽ
lên nhìn vào câu chủ đề của bài học do giáo viên chuẩn bị sẵn, sau đó về thì thầm
cho thành viên thứ 2, các thành viên lần lượt truyền miệng nhau.Và người cuối
cùng trong cả hai đội sẽ nói cuối cùng, nếu đội nào nói đúng với câu gốc nhất sẽ
giành phần thắng.
Game 21: Apple pass
Hướng dẫn: Giáo viên cho học viên ngồi theo 2 nhóm (A, B); sau đó chuyền
một quả táo giả cho 1 học viên. Thành viên đội A nhận quả táo phải nói 1 từ liên
quan đến chủ đề rồi chuyền cho 1 thành viên đội B bất kì, nếu thành viên đội B này
nói đúng sẽ được chuyền tiếp, nếu sai thì bị loại ra khỏi cuộc chơi và thành viên
khác của đội B sẽ tiếp tục. Nếu còn sót thành viên của đội nào nhiều hơn trong thời
gian quy định thì đội đó giành chiến thắng.
Game 22: Bingo
Hướng dẫn: Giáo viên chuẩn bị các số, chữ cái, tranh, hay từ vựng để xáo trộn
trong wordsquare (bảng ô chữ),học viên nào tìm được từ vựng, tranh ảnh, hay số

theo yêu cầu của giáo viên nhanh nhất sẽ giành phần thắng.
Game 23: Odd-one-out
Hướng dẫn: Giáo viên chuẩn bị các viết 3 hay 4 từ trên bảng, học viên các
nhóm tìm ra từ khác biệt nhất so với những từ còn lại. Có thêm cho học viên chơi
nhiều lượt với những câu hỏi khác nhau. Ví dụ: cat-horse- cake- bird.
Game 24: Pictionary
Hướng dẫn: Chọn một học viên lên bảng và chỉ cho học viên đó xem 1 bức
tranh hoặc thì thầm vào tai học viên 1 từ khóa. Người học viên đó phải vẽ lên bảng
bức ảnh để diễn đạt từ vựng đó. Nếu học viên nào đoán đúng thì sẽ tiếp tục xem
hình và vẽ bức tranh tiếp theo cho các bạn còn lại đoán. Hoạt động này có thể cho
chơi theo nhóm hoặc cá nhân.
Game 25: Picture fun
Hướng dẫn: Giáo viên chia lớp thành nhóm, giao cho học viên một bức tranh
phong cảnh hoặc người nổi tiếng nào đó. Học viên trong nhóm phải liệt kê được
các dữ liệu liên quan đúng (tuổi, nghề nghiệp, thói quen, thành tích, nơi sống, quê
hương……), mỗi dữ liệu đúng được cộng 10 điểm. Đội nào nói được nhiều chi tiết
đúng hơn sẽ giành phần thắng.
Game 26: Question ball
Hướng dẫn: Giáo viên đưa ra các câu hỏi về 1 chủ đề nào đó (ví dụ như:
personal information), mỗi lần giáo viên ném quả bóng đến một học sinh và kèm 1
câu hỏi.Nếu học sinh đó nhanh sẽ ném nhanh quả bóng đến học sinh khác kèm câu
hỏi của giáo viên, nếu học sinh đó chậm sẽ phải nhận quả bóng và trả lời câu hỏi
16


của giáo viên và ném trở lại cho giáo viên. Người giáo viên nhận xét câu trả lời và
sẽ tiếp tục ném quả bóng có câu hỏi đến những người học viên khác.
Game 27: Vanishing objects
Hướng dẫn: Giáo viên đặt một số đồ vật trên bàn, cho học viên cả lớp thời
gian ghi nhớ tất cả các đồ vật, sau đó lấy tấm khăn che giấu và lấy đi 1 đồ vật, yêu

cầu học viên gọi tên đồ vật biến mất. Nếu đoán đúng sẽ được 10 điểm, và cứ lần
lượt như vậy đến khi học sinh tập trung nhớ đúng tất cả đồ vật.
3. Các bài giảng được áp dụng trong chương trình SGK lớp 10:
Unit 1: A DAY OF A LIFE OF….
LESSON A: READING
Game: Matching
Thời gian: 3 phút
Hoạt động: nhóm từ 5-6 học viên
- Giáo viên phát các handout như hình bên dưới cho các nhóm và yêu cầu các
nhóm nối cột A (chỉ nghề nghiệp) và cột B (chỉ nơi làm việc) theo từng cặp thích
hợp với nhau.
- Giáo viên tổ chức cho học viên ngồi theo nhóm và hoạt động trong vòng 3
phút, nhóm nào có kết quả đúng và nhanh nhất thì giành phần thắng.
A (Career)

B (Workplace)

1. TEACHER

a. A field

2. DOCTOR

b. A school

3. WORKER

c. A factory

4. SELLER


d. A hospital

5. FARMER

e. A shop

Đáp án: 1b ; 2 d; 3c; 4e; 5a
UNIT 1: A DAY OF A LIFE OF…..
LESSON B: SPEAKING
Game: Networking
Thời gian: 3 phút
17


Hoạt động: cá nhân
- Giáo viên yêu cầu học viên kể tên các môn học trong trường phổ thông
bằng tiếng Anh.

SUBJECTS

S

1. Civic education
5. Literature

2. Maths
6. Biology

3. Technology

7. Chemistry

4. Physics
8. Geography

9. Physical education 10. History
UNIT 1: A DAY OF A LIFE OF….
LESSON C: LISTENING
Game: Jumbled words and Who is he?
Thời gian: 3 phút
Hoạt động: nhóm từ 7-8 học viên
- Giáo viên yêu cầu học viên sắp xếp thành các từ có nghĩa từ những chữ cái
xáo trộn, sau đó điền từ tìm được vào các câu cho sẵn, và cuối cùng nói được nghề
nghiệp từ những câu gợi ý.
- Giáo viên phát cho học viên các từ xáo trộn, và các câu gợi ý
C C L O Y, P N S S E G E R A, F D O O S A L L T
Đáp án: CYCLO, DRIVE, PASSENGER, FOODSTALL,
1. He has a cyclo.
2. He drives passenger everyday.
3. He usually has meal at a food stall.
18


Nghề nghiệp: A cyclo driver.
UNIT 1: A DAY OF A LIFE OF……
LESSON E: LANGUAGE FOCUS
Game: Guessing a picture
Thời gian: 2 phút
Hoạt động: nhóm từ 4-5 học viên


- Giáo viên đưa bức tranh cho học viên cả lớp theo dõi, và yêu cầu học viên
điền từ thích hợp vào câu “I see … on a …”
Answer: “I see sheep on a ship”
Unit 2: SCHOOL TALKS
LESSON A: READING
Game: Kim’s game
Thời gian: 2 phút
Hoạt động: nhóm học viên từ 4-5 học viên

ip
sh
d
ien
Fr

Films

Cl
as
sm
s
at
y
a
d
es
Holi

Games
Weather


19


Lea
rni
ng

Teacher
-SGiáo
viên
cho
cả
lớp
thấy
bảng
phụ
trên
trong
vòng
1
phút.
in

gers

Music

- Giáo viên yêu cầu học viên nhớ tất cả các chủ đề được trò chuyện tại
trường. Nhóm nào có thể nhớ được nhiều từ đúng nhất sẽ giành chiến thắng.

UNIT 2: SCHOOL TALKS
LESSON E: LANGUAGE FOCUS
Game: Crossword
Thời gian: 3 phút
Hoạt động: nhóm từ 4-5 học viên
- Giáo viên yêu cầu học sinh tìm các từ trong bảng crossword.
E

T

V

O

L

O

K

R

A

D

U

F


E

B

U

T

N

A

R

T

S

P

C

R

A

H

M


N

H

D

L

O

V

E

U

B

Đáp án: but; love; lunch; are; dark; far
- Giáo viên yêu cầu học viên phát âm những từ tìm được “How do we
pronounce these words?”
UNIT 3: PEOPLE’S BACKGROUND
LESSON: READING
Game: Matching
Thời gian: 3 phút
Hoạt động: nhóm từ 4-5 học viên
- Giáo viên phát cho từng nhóm các handout và yêu cầu học viên nối cột A
(tên người) và cột B (nghề nghiệp) thích hợp. Nhóm nào sắp xếp đúng và nhanh
nhất là đội chiến thắng.
20



A (Name)

B (Career)

1. To Hoai

a. Singer

2. Marie Curie

b. Composer

3. Hong Nhung

c. Writer

4. Trinh Cong Son

d. Scientist

Đáp án: 1 c; 2 d; 3 a; 4 b
UNIT 3: PEOPLE’S BACKGROUND
LESSON: SPEAKING
Game: Make a sentence
Thời gian: 2 phút
Hoạt động: cá nhân
- Giáo viên đưa ra các từ gợi ý và yêu cầu học viên viết thành câu đúng
1. Marie Curie/ born/ 7th/ November/ Warsaw/ 1867

2. Marie Curie/ harbour/ dream/ scientific career/ impossible/ woman/ time
Đáp án:
1. Marie Curie was born in Warsaw on November 7th, 1867
2. Marie Curie harboured the dream of a scientific career, which was impossible for
a woman at that time
UNIT 3: PEOPLE’S BACKGROUND
LESSON: LISTENING
Game: Looking and guessing
Thời gian: 3 phút
Hoạt động: tập thể
- Giáo viên chọn 1 học viên lên trên bảng nhìn vào bức ảnh của những người
vận động viên nổi tiếng và diễn đạt những gợi ý liên quan cho cả lớp biết người
trong bức ảnh là ai
21


- Học viên nào trả lời đúng sẽ giành phần thưởng.
UNIT 4: SPECIAL EDUCATION
LESSON A-READING
Game: Guessing an object
Thời gian: 3-4 phút
Hoạt động: nhóm từ 7-8 học viên
- Giáo viên đưa ra lần lượt các gợi ý và học viên trong các nhóm đoán đồ vật
mà giáo viên muốn đề cập.
1. There are raised dots
2. It symbolizes letters of alphabet and numbers.
3. It is used by touching and for blind people who can’t see anything.
Đáp án: Bảng chữ cái Braille
UNIT 4: SPECIAL EDUCATION
LESSON B- SPEAKING

Game: Filling a word
Thời gian: 3-4 phút
Hoạt động: nhóm từ 4-5 học viên
- Giáo viên yêu cầu học viên điền các chữ cái còn thiếu vào các từ liên quan
đến trường học. Nhóm nào tìm đúng được nhiều từ và nhanh nhất là đội chiến
thắng.
S_b_ _ _ t; t_st , ti_ _t_ble ,h_ _e_ _rk , exa_ _ n_ _ion , sec_o _d_ry s_ _
ool , mid- te_m ,sem_ _ _er.
- Đáp án: Subject, test, timetable, homework, examination, secondary school,
mid-term, semester
UNIT 4: SPECIAL EDUCATION
LESSON E- LANGUAGE FOCUS
Game: “Transmit a rumour”
Thời gian: 3 phút
Hoạt động: nhóm từ 7-8 học viên
22


- Giáo viên yêu cầu các nhóm truyền tin theo câu cho sẵn, nhóm nào nói
đúng được câu gốc sẽ là đội chiến thắng.
- Giáo viên gọi các đội trưởng lên trên bảng và nhìn vào câu gốc , sau đó bắt
đầu truyền cho lần lượt thành viên số 1, thành viên số 1 truyền tin cho thành viên
thứ 2 và lần lượt đến người cuối cùng.
2 câu gốc:
1. Laura’s daughter bought a horse and called it Laura.
2. John wants to watch Walter wash the dog.
UNIT 5: TECHNOLOGY AND YOU
LESSON A: READING
Game: A word snake
Thời gian: 3 phút

Hoạt động nhóm: từ 4-6 học viên
- Giáo viên chuẩn bị sẵn một con rắn từ vựng ”COMPUTER” bắt đầu bằng
chữ cái “C”, sau đó yêu cầu học viên trong nhóm tìm ra thân và đuôi của nó.
(đường vẽ như hình bên dưới)

G
X
E

F
C
R

H
O
M

T

U

P

UNIT 6: AN EXCURSION

UNIT 6: AN EXCURSION
LESSON A: READING
GAME: Listening a song
Thời gian: 2 phút
Hoạt động: nhóm từ 7-8 học viên


23


- Giáo viên cho cả lớp nghe những đoạn nhạc về những thắng cảnh nổi tiếng
ở Việt Nam như : Huế, Vịnh Hạ Long, Đà Lạt, Nha Trang, yêu cầu học viên kể tên
các địa danh qua các bài hát.
UNIT 6: AN EXCURSION
LESSON C: LISTENING
Game: BINGO
Thời gian: 3 phút
Hoạt động: nhóm từ 4-5 học sinh
- Giáo viên phát cho các nhóm những 6 mảnh ghép của một bức tranh về chuyến đi
picnic. Đằng sau một mảnh ghép là 1 chữ cái “ P, I, C, N, I, C”
- Các nhóm phải ghép đúng từng mảnh ghép và tìm được từ chính “PICNIC”

UNIT 6: AN EXCURSION
LESSON D- WRITING
Game: Rumour
Thời gian: 5 phút
Hoạt động: nhóm từ 7-8 học sinh
-Giáo viên cho học sinh ngồi thành các hàng dọc từ bàn trên cùng xuống bàn cuối
lớp. Tùy theo số lượng học viên, mà giáo viên phân công vị trí ngồi cho thích hợp.
24


- Sau đó, cử các trưởng nhóm lên nhận mật thư và bắt đầu truyền lại cho các thành
viên trong nhóm mình
“Mật thư: Can you go shopping with me to buy the things we need for the trip?”
- Đội nào truyền được mật thư nhanh và chính xác nhất là đội chiến thắng.

Chú ý: Hoạt động này thường gây tranh cãi giữa các nhóm, do đó, giáo viên cần
nhắc học viên cuối cùng của đội viết lại câu trả lời ra giấy.
UNIT 6: AN EXCURSION
LESSON E- LANGUAGE FOCUS
Game: Odd it out
Thời gian: 3 phút
Hoạt động: cá nhân
- Giáo viên đưa ra một số từ có những chữ cái thừa, yêu cầu học sinh loại bỏ chữ
cái thừa đó và đọc lớn từ đó cho cả lớp nghe.
- Giáo viên cho học sinh xem lần lượt từng từ.
EATRN, BIRED, FISR, OTRHER,  OTHER
TOPDAY, FREOM, NDURSE, OEF  NURSE
- Giáo viên có thể sửa phát âm cho học sinh nếu sai
Chú ý: Giáo viên chuẩn bị bảng phụ bằng những chữ cái rời.
UNIT 7: THE MASS MEDIA
LESSON A: READING
Game: Ambudant letters
Thời gian: 4 phút
Hoạt động: nhóm
- Giáo viên chia cả lớp thành 2-3 nhóm
- Giáo viên hướng dẫn luật chơi cho học sinh. Mỗi nhóm sẽ tìm ra từng chữ cái
thừa ra trong 5 từ Tiếng Anh, và những chữ cái thừa đó sẽ ghép thành một từ khóa
của bài học”
5 từ vựng của bài học như sau:
1. INTERMNET
2. MAGAZINED
25



×