Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

sáng kiến kinh nghiệm Vân dụng trò chơi học tập vào phân môn khoa học lớp % nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.1 KB, 13 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm
VẬN DỤNG TRÒ CHƠI HỌC TẬP VÀO PHÂN MÔN
KHOA HỌC LỚP 5 NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC,
CHỦ ĐỘNG, SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH
A/ ĐẶT VẤN ĐỀ:
Trò chơi là hoạt động rất quen thuộc, gần gũi với con người, từ trẻ em đến
người lớn. Bất kì ai trong cuộc đời cũng đã từng tham gia vào những trò chơi. Cũng
như lao động, học tập, trò chơi là một loại hình hoạt động sống của con người. Trò
chơi có chứa đựng chủ đề, nội dung nhất định mà người tham gia phải tuân thủ. Trò
chơi vừa mang tính chất vui chơi, giải trí đồng thời cũng lại có ý nghĩa giáo dưỡng
và giáo dục lớn lao đối với con người.
Trò chơi có ý nghĩa đặc biệt đối với trẻ em. Trò chơi tạo tất cả những điều
kiện để trẻ em thể hiện nhu cầu tự nhiên về hoạt động, tạo ra ở trẻ em những rung
động thực tế và quan trọng cho cuộc sống. Trong khi chơi trẻ em phản ánh hiện
thực xung quanh đồng thời thể hiện thái độ nhất định đối với môi trường. Đối với
trẻ em, chơi có nghĩa là hoạt động, là khơi dậy trong mình những cảm giác và mơ
ước, là cố gắng thể hiện những ước mơ đó, là cảm giác,tri giác, phản ánh một cách
sáng tạo thế giới vào trong tưởng tượng của mình. Đúng như Go-rơ-ki đã nhận xét:
“Trò chơi là con đường để trẻ em nhận thức thế giới, là nơi chúng đang sống và là
cái chúng nhận thấy cần phải thay đổi.” Cùng với học, chơi là nhu cầu không thể
thiếu được ở học sinh tiểu học. Dù không phải là hoạt động chủ đạo, song vui chơi
vẫn giữ vai trò rất quan trọng trong hoạt động sống của trẻ, vẫn có ý nghĩa lớn lao
đối với trẻ. Lý luận và thực tiễn chứng tỏ rằng nếu biết tổ chức cho các em vui chơi
hợp lý, đúng đắn thì đều mang lại hiệu quả giáo dục. Qua trò chơi, các em không
những phát triển về mặt trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ mà còn được hình thành nhiều
phẩm chất. Chính vì vậy, tổ chức trò chơi được sử dụng như là một phương pháp
quan trọng để nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo học tập của học sinh.
Người viết: Ngô Thị Lý Trang 1
Sáng kiến kinh nghiệm
Ở bậc tiểu học, phân môn Khoa học, Tự nhiên và Xã hội có vị trí khá quan
trọng trong chương trình chín môn học bắt buộc. Học tốt phân môn Khoa học, học


sinh có những hiểu biết về môi trường xung quanh, có ý thức bảo vệ chúng, sống
hoà hợp trong môi trường tự nhiên. Để làm được điều đó, người giáo viên phải tạo
cho các em có được hứng thú học tập, ham tìm hiểu, tích cực tự giác trong giờ học.
Trò chơi học tập là một trong những phương pháp dạy được sử dụng trong môn Tự
nhiên xã hội nói chung và môn Khoa học nói riêng vì trò chơi học tập có nội dung
gắn liền với hoạt động học của các em.Trong các tiết học môn Khoa học, việc tổ
chức cho học sinh chơi vào bất cứ phần nào của bài học đều quan trọng, vì trò chơi
làm thay đổi hình thức học tập, làm không khí lớp học thoải mái, dễ chịu. Quá trình
học tập trở thành một hình thức vui chơi hấp dẫn, làm cho học sinh thấy vui, nhanh
nhẹn, cởi mở hơn. Học sinh tiếp thu bài tự giác, tích cực hơn và được củng cố, hệ
thống hoá kiến thức. Với phương châm: “Học mà chơi - Chơi mà học” thông qua
các trò chơi mà học sinh dễ hiểu bài, nhớ lâu, tiết dạy giáo viên đạt hiệu quả. Quá
trình giảng dạy phân môn Khoa học ở lớp 5 trong trường Tiểu học số 2 Hoà Châu,
thấy được mặt tích cực của trò chơi này do đó tôi mạnh dạn áp dụng việc: “Vận
dụng trò chơi học tập vào phân môn Khoa học lớp 5 nhằm phát huy tính tích
cực, chủ động, sáng tạo của học sinh”.
B/ NỘI DUNG:
I/ Thực trạng:
Trong các trường tiểu học ở thành phố hiện nay, việc vận dụng trò chơi học
tập vào các môn học nhất là môn Khoa học bước đầu đã thành công. Tuy nhiên
thực tế cho thấy, với khối lượng kiến thức học sinh phải tiếp thu tương đối nhiều
nên giáo viên đã bỏ quên “mảnh sân riêng” của các em. Hơn nữa, có đôi lúc khả
năng sáng tạo của người giáo viên chưa cao và điều kiện để đi tới việc vận dụng trò
chơi như một phương pháp dạy học chưa sâu sắc nên có nhiều người còn lúng túng
Người viết: Ngô Thị Lý Trang 2
Sáng kiến kinh nghiệm
khi vận dụng vào dạy trong môn Khoa học. Qua dự giờ một số đồng nghiệp, tôi
nhận thấy giáo viên đưa trò chơi vào phân môn này có lúc còn “ vụng về” đôi lúc
áp đặt, máy móc, nội dung trò chơi còn nghèo, đa số là chơi củng cố sau bài học
nên chưa thực sự phát huy tính tích cực của học sinh.

II/ Nguyên nhân:
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến giáo viên chưa biết khai thác thế mạnh của trò
chơi vào dạy học để phát huy tính tích cực của các em. Theo tôi những nguyên
nhân chủ yếu sau đây:
- Giáo viên vận dụng trò chơi vào giảng dạy chưa linh hoạt.
- Đa số chưa biết vận dụng trò chơi nào trong bài học cho phù hợp với nội
dung kiến thức.
- Giáo viên chưa có nhiều thời gian sưu tầm nhiều trò chơi lạ để vận dụng
vào dạy học, còn sử dụng nhiều trò chơi quen thuộc dẫn đến học sinh nhàm
chán, hiệu quả đạt không cao.
III/ Biện pháp:
1. Biện pháp1: Nắm mục đích của việc vận dụng trò chơi học tập.
Giáo viên cần thấy, đây là một phương pháp dạy học tích cực, có thể vận dụng
tốt vào môn học. Mặc dù trong trò chơi những nguyên tắc, luật lệ mà người chơi
phải phục tùng, song sự biểu hiện tự do của hoạt động được bắt đầu, tiếp tục và kết
thúc theo ý muốn riêng lẽ làm cho các em hứng thú, có cảm giác thoả mãn rõ rệt.
Vận dụng tốt trò chơi vào học tập giáo viên sẽ giúp cho các em có cảm xúc: vui
sướng do nhu cầu hoạt động tích cực của bản thân mình thoả mãn, làm nẩy sinh ở
các em tình bạn bè, tinh thần tập thể, sự quan tâm giúp đỡ lẫn nhau và cảm xúc
thẫm mỹ có liên quan đến nhịp điệu và động tác chơi.
2. Biện pháp 2: Nắm yêu cầu đối với người giáo viên trong việc soạn giảng.
- Đảm bảo phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh.
Người viết: Ngô Thị Lý Trang 3
Sáng kiến kinh nghiệm
- Đảm bảo tổ chức trò chơi tự nhiên, không gò ép.
- Đảm bảo luân phiên các trò chơi một cách hợp lý.
- Đảm bảo tổ chức trò chơi với tinh thần thi đua đồng đội.
3. Biện pháp 3: Nắm yêu cầu, mục đích của từng bài, từng chương trong phân
môn Khoa học lớp 5.
Ngay từ đầu năm học, để vận dụng tốt trò chơi vào môn học, tôi đã xem trước

sách giáo khoa, lựa chọn bài, chương và xếp chúng theo nhóm thích hợp để đưa trò
chơi vào cho hợp lý. Phân môn Khoa học lớp 5 được tôi phân công các nhóm sau:
- Nhóm 1: Năng lượng.
Bao gồm các bài học về các chất thường dùng và một số năng lượng sử dụng
trong cuộc sống. Tôi lựa chọn trò chơi: Chơi với đồ vật; Tiếp sức; Tinh mắt nhanh
tay…
- Nhóm2: Sự sinh sản của động vật và thực vật.
Bao gồm các bài học về sự sinh sản của thực vật có hoa và một số loài động vật.
Tôi chọn trò chơi hoa nào đẹp; Loài vât nào; Đố bạn con gì; Sống ở đâu…
- Nhóm 3: Con người và sức khoẻ:
Bao gồm các bài các bài học về sự sinh sản và lớn lên của cơ thể người. Tôi chọn
trò chơi: Đi chợ giỏi; Ai cao, ai thấp; Cơ thể của chúng ta; Bác sĩ của em; Ai sai, ai
đúng? ….
- Nhóm 4: Con người và môi trường.
Bao gồm các bài về môi trường và ảnh hưởng của con người đến môi trường .
Tôi chọn các trò chơi: Em là tuyên truyền viên; Chí lớn gặp nhau; Tiếp sức; Ai
vẽ đẹp?…
4. Biện pháp 4: Phân loại trò chơi.
Để vận dụng tốt trò chơi vào bài học, tôi đã sưu tầm các trò chơi có trong sách
tham khảo và trò chơi được lưu truyền và xếp chúng theo hai loại.
Người viết: Ngô Thị Lý Trang 4
Sáng kiến kinh nghiệm
- Trò chơi phục vụ cho ở phần củng cố.
- Trò chơi phục vụ cho những hoạt động của từng nhóm bài.
Các trò chơi ở nhóm thứ nhất tôi đã sưu tầm được:
Trò chơi 1 : Hái hoa dân chủ.
Mục tiêu:
- Củng cố nội dung kiến thức đã học. Rèn cho học sinh kĩ năng giao tiếp, tự tin,
hứng thú học tập.
Chuẩn bị:

- Một số cây cảnh hoặc cành cây có hoa, lá.
- Hệ thống câu hỏi theo nội dung bài học hoặc theo chủ đề ôn tập.
Tiến hành:
- Giáo viên gọi từng học sinh lên hái hoa hoặc chuyền hộp và hát đến tay ai người
đó lên hái hoa và trả lời. Có thể chia lớp thành hai nhóm để các em thi đua, nhóm
nào trả lời đúng, lưu loát sẽ được khen. Trò chơi này có thể dùng cho tất cả các bài
trong phần củng cố hoặc ôn tập.
Trò chơi 2: Đố bạn.
Mục tiêu
- Giúp học sinh nhớ lại những đặc điểm chính của nội dung bài học.
- Học sinh được thực hành kỹ năng đặt câu hỏi loại trừ.
Tiến hành:
- Giáo viên chia lớp thành hai nhóm, học sinh oẳn tù tì xem nhóm nào được chơi
trước. Một nhóm ra câu đố, nhóm kia trả lời câu đố của bạn, nếu trả lời được thì có
quyền đố lại, nếu không trả lời được thì bị thua và nhóm kia được hỏi tiếp. Cứ mỗi
câu trả lời đúng thì ghi một điểm, trả lời sai không ghi điểm. Trò chơi này dùng
trong các bài mới, ở phần củng cố bài.
Trò chơi 3: Chí lớn gặp nhau.
Người viết: Ngô Thị Lý Trang 5
Sáng kiến kinh nghiệm
Mục tiêu:
- Giúp học sinh hiểu được những nguyên nhân và điều kiện có những hậu quả mà
các em đã nắm được trong bài học.
- Rèn cho các em kĩ năng tư duy nhanh nhẹn.
Tiến hành:
- Giáo viên chia lớp thành hai nhóm chuẩn bị giấy bút nêu một vế câu với từ “Vì”,
và “ Nên” để khi khép lại sẽ được một câu nói về nội dung bài học.
Ví dụ: Nhóm 1: Vì chúng ta chặt phá rừng bừa bãi.
Nhóm 2: Nên đất bị xói mòn.
Nếu nhóm nào đặt câu hỏi hoặc trả lời không phù hợp với nội dung bài thì thua.

Trò chơi 4 : Em là tuyên truyền viên của lớp.
Mục tiêu:
- Giúp học sinh rèn kĩ năng nói lưu loát trước đám đông, mạnh dạn xung phong
đóng góp ý kiến xây dựng bài.
Tiến hành:
- Giáo viên chia lớp thành hai nhóm, yêu cầu một nhóm đặt câu với động từ “Hãy”,
một nhóm đặt câu với động từ “Đừng” để nêu lên những việc cần làm và không nên
làm.
Ví dụ: Hãy ăn đủ chất để cơ thể phát triển cân đối.
Đừng giết hại các loại động vật có ích.
Nhóm nào có nhiều câu hay, đúng nội dung bài học thì được ghi một điểm.Tổng
kết nhóm nào được nhiều điểm hơn là thắng.
Trò chơi này có thể vận dụng khi dạy các bài về Môi trường và Con người, vận
dụng ở phần củng cố.
Trò chơi 5: Sắm vai.
Mục tiêu:
Người viết: Ngô Thị Lý Trang 6
Sáng kiến kinh nghiệm
- Giúp học sinh tự do nói đến những nguyện vọng và những ước mong của mình
sau mỗi tình huống.
Tiến hành:
- Giáo viên chia lớp thành hai nhóm, đưa ra tình huống để học sinh tự chia vai,
chuẩn bị lời thoại và nêu cách giải quyết, học sinh lên trình diễn.
Nhóm nào có lỗi diễn xuất hay, nội dung đặc sắc thì được khen thưởng.
Các trò chơi ở nhóm thứ hai tôi đã sưu tầm được:
Trò chơi 1: Ai cao, ai thấp?
Mục tiêu:
- Giúp học sinh nhận biết một số đặc điểm về chiều cao của cơ thể người, sự phát
triển của cơ thể người qua từng giai đoạn.
Chuẩn bị:

- Khoảng trống cho các nhóm hoạt động.
Tiến hành:
- Giáo viên chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm bốn đến sáu học sinh.
Cách chơi:
- Đo xem ai cao hơn. Lần lượt từng cặp đứng áp sát lưng, đầu và gót chân chạm
nhau, cặp kia quan sát bạn nào cao hơn.
- Mỗi nhóm chọn ra bạn cao nhất của nhóm mình để thi với bạn cao nhất của nhóm
khác. Giáo viên giúp học sinh nhận thấy cùng một lứa tuổi có bạn cao bạn thấp đó
là điều bình thường. Từ đó các em chú ý giữ gìn sức khoẻ,ăn uống đủ chất để cơ
thể phát triển cân đối. Trò chơi này có thể vận dụng vào hoạt động hai sau khi học
sinh đã hiểu được sự lớn lên và phát triển của cơ thể người.
Trò chơi 2: Đố bạn hoa gì? (Các bài sự sinh sản ở thực vật có hoa).
Mục tiêu:
- Giúo học sinh phân biệt được hoa đơn tính và hoa lưỡng tính.
Người viết: Ngô Thị Lý Trang 7
Sáng kiến kinh nghiệm
Chuẩn bị:
- Học sinh chuẩn bị nhiều loại hoa đem đến lớp.
Tiến hành:
- Giáo viên chia lớp thành hai nhóm, các loại hoa học sinh sưu tầm được cắm vào
hai lọ nhỏ, giáo viên hô “chuẩn bị” thì mỗi bạn cử ra hai bạn nhanh tay lên chọn
hoa và xếp chúng thành hai loại hoa đơn tính và hoa lưỡng tính. Trò chơi diễn ra
trong thời gian hai phút, nếu nhóm nào chọn được nhiều hoa và đúng thì nhóm đó
thắng.
Trò chơi 3: Đố bạn con gì? (Các bài sinh sản và nuôi con của động vật)
Mục tiêu:
- Giúp học sinh nắm lại đặc điểm chính về sự sinh sản và nuôi con của động vật.
Tiến hành:
- Một học sinh được đeo hình vẽ của con vật ở sau lưng, em đó không biết đó là
con gì nhưng cả lớp thì biết rõ. Học sinh đeo hình vẽ được đặt câu hỏi Đúng/Sai để

đoán xem đó là con gì,cả lớp trả lời.
Ví dụ: Con này có bốn chân đúng hay sai?
Con vật này ăn cỏ đúng hay sai?
Nó sống thành bầy đúng hay sai?
Con vật này đẻ trứng đúng hay sai? …
Nếu học sinh đoán đúng con vật thì được khen, nếu sai sẽ bị phạt.
Trò chơi 4: Tiếp sức. (Dùng cho các bài trong chương Năng luợng).
Mục tiêu:
- Rèn cho học sinh kĩ năng nhận biết được công dụng của các chất thường dùng và
tính nhanh nhẹn.
Tiến hành:
Người viết: Ngô Thị Lý Trang 8
Sáng kiến kinh nghiệm
- Chia lớp thành hai nhóm, mỗi nhóm năm em, phát cho em đứng đầu một viên
phấn. Khi giáo viên hô “bắt đầu” từng em một theo thứ tự của hai hàng lên viết vào
bảng, từ chỉ đồ dùng phù hợp theo yêu cầu của giáo viên, đồ dùng làm bằng sứ,
thuỷ tinh, cao su…đồ dùng làm bằng kim loại và hợp kim của chúng. Nhóm nào
ghi được nhiều từ hơn và đúng theo yêu cầu thì thắng.
Trò chơi 5: Nên hay không nên. (Các bài về con người và môi trường.)
Mục tiêu:
- Giúp học sinh rèn luyện những kĩ năng phân biệt những việc không nên làm và
nên làm của con người đối với môi trường.
Chuẩn bị:
- Sưu tầm một số tranh ảnh liên quan đến bài học.
Tiến hành:
- Chia lớp thành các nhóm bốn đến sáu em, phát cho mỗi nhóm bốn đến năm tranh
giấy to và hồ dán. Các nhóm thảo luận và dán các tranh theo hai cột: Nên; Không
nên. Nhóm nào dán nhanh, dán đúng, dán đẹp nhóm đó thắng.
Những trò chơi trên đây giáo viên có thể thay đổi cho phù hợp với từng kiểu
bài, từng chương hoặc có thể thay đổi tên trò chơi để gây sự mới lạ cho học sinh.

5. Biện pháp 5: Vận dụng vào bài học để phát huy tính tích cực của học sinh.
Như trên đã nêu, đa số giáo viên còn lúng túng trong việc phải vận dụng trò
chơi vào bài học như thế nào cho phù hợp. Bản thân tôi nhận thấy, muốn thực hiện
được điều đó, trước hết cần làm tốt việc thiết kế bài dạy. Vì trong quá trình thiết kế
bài giáo viên chủ động về các hoạt động, nắm vững mục tiêu, lựa chọn phương
pháp, từ đó giáo viên sẽ định hướng được cách vận dụng trò chơi vào hoạt động
nào cho phù hợp với bài học. Trước khi lựa chọn trò chơi cho bài học của mình, tôi
thực hiện các bước sau:
Bước 1: Phân tích yêu cầu giáo dục của trò chơi.
Người viết: Ngô Thị Lý Trang 9
Sáng kiến kinh nghiệm
Bước 2: Chọn lựa trò chơi để phân tích khả năng giáo dục của nó đối với bài học.
Bước 3: Đối chiếu nội dung và khả năng giáo dục của trò chơi xem có phù hợp với
hoạt động nào thì lựa chọn, nếu không phù hợp thì lựa chọn lại.
Bước 4: Thiết kế trò chơi đó vào giáo án.
Bước 5: Chuẩn bị thực hiện “giáo án”: chuẩn bị phương tiện, phân công cho học
sinh chuẩn bị.
IV/ Kết quả:
Sau khi thực hiện các biện pháp trên vào việc vận dụng trò chơi học tập trong
phân môn Khoa học nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh, tôi nhận
thấy:
- Học sinh học tập tích cực hơn, nhanh hiểu bài và hiểu bài sâu hơn.
- Lớp học sôi nổi, hoà đồng, những học sinh trước đây còn rụt rè thì nay
đã tích cực tham gia trò chơi.
- Khả năng nói của các em cũng được phát triển, học sinh nói lưu loát hơn,
mạnh dạn hơn.
- Các em rất thích các trò chơi trong phân môn Khoa học mà giáo viên đưa ra,
phối hợp rất tích cực với các bạn trong khi chơi.
- Kỹ năng giao tiếp trong học sinh ngày càng linh hoạt.
- Từ đó, các em say mê, ham học trong những phân môn khác. Ý thức tự giác

của các em ngày càng được nâng dần.
- Kết quả đạt được của học sinh qua mức độ tham gia vào quá trình học tập như
sau:
Thời
gian
Số
lượng
Học sinh học tập tích
cực nhanh nhẹn hơn
Khả năng nói được
phát triển
Tính rụt rè nhút
nhát
SL TL SL TL SL TL
Đầu
năm
36 10 27,7% 16 50,0% 10 27.7%
Người viết: Ngô Thị Lý Trang 10
Sáng kiến kinh nghiệm
Tuần 15 36 24 66,7% 9 25,0% 3 8,3%
V/ Bài học kinh nghiệm:
1. Đối với giáo viên:
- Cần mạnh dạn sử dụng phương pháp trò chơi vào dạy học phân môn Khoa học
và các môn học khác.
- Dành nhiều thời gian hơn nữa để sưu tầm các trò chơi phục vụ cho bài dạy của
mình.
- Tạo điều kiện cho học sinh được thể hiện ý kiến của mình trong khi chơi, để
học sinh được sáng tạo tự do và tự lập, giáo viên chỉ đưa ra yêu cầu, không áp đặt
học sinh.
2. Đối với học sinh:

- Học sinh cần tham gia tự giác, tích cực vào các trò chơi.
- Cần hợp tác với giáo viên và các bạn trong lớp khi chơi để trò chơi đạt hiệu
quả.
- Học sinh cần thực hiện tốt phần chuẩn bị của mình khi được giáo viên giao
nhiệm vụ để trò chơi ở lớp được tiến hành tốt.
C/ KẾT LUẬN:
Trong xã hội hiện nay giáo dục cho học sinh tiểu học là giáo dục toàn diện
trong tất cả chín môn học. Vậy mỗi một môn học đều đảm bảo chất lượng của nó
thì ở từng phân môn chúng ta phải áp dụng một phương pháp dạy học phù hợp để
đạt hiệu quả cao. Vậy trò chơi học tập cũng là một phương pháp dạy nhằm phát
huy tính tích cực tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp đặc điểm của
từng lớp, môn học. Mặt khác nó còn bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ
năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm đem lại niềm vui
hứng thú học tập của học sinh. Trò chơi học tập còn có tác dụng làm thay đổi hình
thức hoạt động trên lớp, làm cho không khí lớp học thoải mái dễ chịu hơn.
Người viết: Ngô Thị Lý Trang 11
Sáng kiến kinh nghiệm
Trên đây là những biện pháp để vận dụng trò chơi học tập vào môn Khoa học
lớp 5 nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, mặc dù bản thân đã có
nhiều cố gắng song không tránh khỏi những sai sót mong các đồng nghiệp góp ý để
tôi có thể dạy môn Khoa học đạt hiệu quả cao hơn.
Hoà Châu,ngày 01 tháng 12 năm 2013.
Người viết
Ngô Thị Lý

MỤC LỤC:
A/ Đặt vấn đề……………………………………….Trang 1
B/ Nội dung………………………………………… Trang 2
I/ Thực trạng……………………………………….Trang2
II/ Nguyên nhân……………………………………Trang3

III/ Biện pháp………………………………………Trang 3
Người viết: Ngô Thị Lý Trang 12
Sáng kiến kinh nghiệm
1 Biện pháp 1…………………………………… Trang3
2 Biện pháp2………………………………………Trang 4
3 Biện pháp 3…………………………………… Trang 4
4 Biện pháp 4…………………………………….Trang
5 Biện pháp 5……………………………………Trang9
IV/Kết quả…………………………………………Trang 10
V/ Bài học kinh nghiêm……………………………Trang 11
C/ Kết luận…………………………………………Trang 12

Người viết: Ngô Thị Lý Trang 13

×