Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

những hạn chế và hướng giải quyết cho thị trường OTC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.59 KB, 27 trang )

Tiểu luận môn Lý thuyết Tài Chính Tiền Tệ
Mục Lục
Lời mở đầu
Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam đã ra đời và đi vào hoạt động được hơn 10
năm (tháng 7/2000) và trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm, chỉ số VN index có lúc
lên đến gần 1200 điểm nhưng có lúc lại xuống gần 250 điểm. Đã có lúc người ta
tranh nhau mua cổ phiếu bằng mọi giá để rồi trở thành “đại gia” trong thời gian
ngắn và cũng có lúc nhà đầu tư ào ạt bán ra để “bỏ của chạy lấy người” chấp nhận
thua lỗ nhưng vẫn không thể bán được, họ không dám nghĩ đến TTCK nữa. Thế
nhưng sự cám dỗ của lợi nhuận đã làm cho con người nhanh chóng quên đi nỗi sợ
hãi và tiếp tục bỏ tiền vào TTCK. Đó chính là nét đẹp, nét đặc thù riêng của TTCK
không chỉ có ở Việt Nam mà nó đã tồn tại và phát triển từ vài trăm năm qua trên thế
giới. Đóng góp không nhỏ tới sự thành công, sức hấp dẫn của Thị Trường Chứng
Khoán Việt Nam chính là Thị trường chứng khoán phi tập trung (OTC)..................2
Vì vậy nhóm em quyết định chọn đề tài “những hạn chế và hướng giải quyết cho thị
trường OTC “...................................................................................................................2
Nhóm em chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của Thầy.................................................2
I.Khái niệm.......................................................................................................................3
II.Những đặc điểm cơ bản của thị trường OTC............................................................4
III. Phân biệt thị trường OTC với các thị trường chứng khoán khác..........................6
1. Thị trường OTC và thị trường chứng khoán tập trung.............................................................6
2. Thị trường OTC và thị trường chứng khoán tự do...................................................................7

IV. Những khó khăn, rủi ro của nhà đầu tư trên thị trường OTC...............................8
III.Một số hạn chế (góc khuất) trên thị trường OTC..................................................10
1. Thị trường tài chính tăng trưởng đột biến về lượng...............................................................10
2. Các tổ chức tài chính mở rộng quá mức và xuất hiện yếu tố không lành mạnh.....................11
3. Công cụ tài chính không có nhiều tiến triển...........................................................................12
4. Một số chính sách có thể làm tình trạng bong bóng trầm trọng hơn......................................13

IV. Một số giải pháp.......................................................................................................13


V.Thị trường OTC ở Việt Nam.....................................................................................15

Nhóm ……..

1


Tiểu luận môn Lý thuyết Tài Chính Tiền Tệ
Thị trường OTC hay ở bất kỳ nền kinh tế thị trường nào luôn tồn tại một cách
khách quan. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra đối với thị trường OTC ở Việt Nam là với
những nền tảng như trên, việc phát triển thị trường OTC cùng với thị trường chính
thức trở thành một kênh giao dịch chính cho nền kinh tế là điều hết sức. Để thị
trường này phát triển, những vấn đề sau cần được xem xét để tạo ra một nền tảng
cho thị trường phát triển...............................................................................................15
1. Thực trạng quản lý OTC tại Việt Nam...................................................................................15

I.

LỜI MỞ ĐẦU
Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam đã ra đời và đi vào hoạt động được hơn
10 năm (tháng 7/2000) và trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm, chỉ số VN index có
lúc lên đến gần 1200 điểm nhưng có lúc lại xuống gần 250 điểm. Đã có lúc người
ta tranh nhau mua cổ phiếu bằng mọi giá để rồi trở thành “đại gia” trong thời gian
ngắn và cũng có lúc nhà đầu tư ào ạt bán ra để “bỏ của chạy lấy người” chấp nhận
thua lỗ nhưng vẫn không thể bán được, họ không dám nghĩ đến TTCK nữa. Thế
nhưng sự cám dỗ của lợi nhuận đã làm cho con người nhanh chóng quên đi nỗi sợ
hãi và tiếp tục bỏ tiền vào TTCK. Đó chính là nét đẹp, nét đặc thù riêng của TTCK
không chỉ có ở Việt Nam mà nó đã tồn tại và phát triển từ vài trăm năm qua trên
thế giới. Đóng góp không nhỏ tới sự thành công, sức hấp dẫn của Thị Trường
Chứng Khoán Việt Nam chính là Thị trường chứng khoán phi tập trung (OTC).

Vì vậy nhóm em quyết định chọn đề tài “những hạn chế và hướng giải quyết cho
thị trường OTC “.
Nhóm em chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của Thầy.
Nhóm ……..

2


Tiểu luận môn Lý thuyết Tài Chính Tiền Tệ
I.Khái niệm
Thị trường chứng khoán phi tập trung (OTC) là loại thị trường chứng
khoán xuất hiện sớm nhất trong lịch sử hình thành và phát triển của thị trường
chứng khoán. Thị trường được mang tên OTC (Over The Counter) có nghĩa là “Thị
trường qua quầy”. Điều này xuất phát từ đặc thù của thị trường là các giao dịch
mua bán trên thị trường được thực hiện trực tiếp tại các quầy của của các ngân hàng
hoặc các công ty chứng khoán mà không phải thông qua các trung gian môi giới để
đưa vào đấu giá tập trung.
Như vậy, có thể hiểu, thị trường OTC là thị trường không có trung tâm
giao dịch tập trung, đó là một mạng lưới các nhà môi giới và tự doanh chứng khoán
mua bán với nhau và với các nhà đầu tư, các hoạt động giao dịch của thị trường
OTC được diễn ra tại các quầy ( sàn giao dịch ) của các ngân hàng và công ty
chứng khoán.
Vị trí của Thị trường OTC

TTCK

TTCK
Sơ Cấp

Chào bán chứng

khoán

Chào bán ra
công chúng

Nhóm ……..

Phát hành riêng
lẻ

TTCK
Thứ Cấp

TT Phi tập
trung

Sở GDCK

Báo giá và thỏa
thuận

Niêm yết và
khớp lệnh

3


Tiểu luận môn Lý thuyết Tài Chính Tiền Tệ

II. Những đặc điểm cơ bản của thị trường OTC

Thị trường OTC ở mỗi nước có những đặc điểm riêng biệt, phù hợp với
điều kiện và đặc thù mỗi nước. Tuy nhiên, hệ thống thị trường OTC trên thế giới
hiện nay chủ yếu được xây dựng theo mô hình thị trường NASDAQ của Mỹ.
Vì vậy, có thể khái quát một số đặc điểm chung của thị trường OTC ở
các nước như sau:
- Về hình thức tổ chức thị trường. Thị trường OTC được tổ chức theo
hình thức phi tập trung, không có địa điểm giao dịnh mang tính tập trung giữa bên
mua và bên bán. Thị trường sẽ diễn ra tại các địa điểm giao dịch của các ngân hàng,
công ty chứng khoán và các địa điểm thuận tiện cho người mua và bán.
- Chứng khoán giao dịch trên thị trường OTC bao gồm 2 loại:
+ Thứ nhất, chiếm phần lớn là các chứng khoán chưa đủ điều kiện niêm
yết trên Sở giao dịch song đáp ứng được các điều kiện về tính thanh khoản và yêu
cầu tài chính tối thiểu của thị trường OTC, trong đó chủ yếu là các chứng khoán
của các công ty vừa và nhỏ, công ty công nghệ cao và có tiềm năng phát triển.
+ Thứ hai là các loại chứng khoán đã niêm yết trên Sở giao dịch chứng
khoán.
Như vậy, các loại chứng khoán niêm yết và giao dịch trên thị trường OTC rất đa
dạng và có độ rủi ro cao hơn so với các chứng khoán niêm yết trên Sở giao dịch
chứng khoán.
- Về cơ chế lập giá trên thị trường OTC chủ yếu được thực hiện thông
qua phương thức: thương lượng và thỏa thuận song phương giữa bên mua và bên
bán, khác với cơ chế khớp lệnh trên Sở giao dịch chứng khoán.
- Hình thức khớp lệnh trên thị trường OTC rất ít phổ biến và chỉ được áp
dụng đối với các lệnh nhỏ. Giá chứng khoán được hình thành qua thương lượng và
Nhóm ……..

4


Tiểu luận môn Lý thuyết Tài Chính Tiền Tệ

thỏa thuận riêng biệt nên sẽ phụ thuộc vào từng nhà kinh doanh đối tác trong giao
dịch và như vậy sẽ có nhiều mức giá khác nhau đối với một chứng khoán tại một
thời điểm. Tuy nhiên, với sự tham gia của các nhà tạo thị trường và cơ chế báo giá
tập trung qua mạng máy tính điện tử như ngày này dẫn đến sự cạnh tranh giá mạnh
mẽ giữa các nhà kinh doanh chứng khoán. Vì vậy, khoảng cách chênh lệch giữa các
mức giá sẽ thu hẹp do diễn ra sự “đấu giá” giữa các nhà tạo lập thị trường với nhau,
nhà đầu tư chỉ việc lựa chọn giá tốt nhất trong các báo giá của các nhà tạo lập thị
trường.
- Thị trường có sự tham gia và vận hành của các nhà tạo lập thị trường,
đó là các công ty giao dịch – môi giới. Các công ty này có thể hoạt động giao dịch
dưới hai hình thức:
+ Thứ nhất là mua bán chứng khoán cho chính mình, bằng nguồn vốn
của công ty, đó là hoạt động giao dịch.
+ Thứ hai là làm môi giới đại lý chứng khoán cho khách hàng để hưởng
hoa hồng, đó là hoạt động môi giới.
- Là thị trường sử dụng hệ thống mạng máy tính điện tử diện rộng liên
kết tất cả các đối tượng tham gia thị trường. Vì vậy, thị trường OTC còn được gọi
là thị trường mạng hay thị trường báo giá điện tử. Hệ thống mạng của thị trường
được các đôi tượng tham gia thị trường sử dụng để đặt lệnh giao dịch, đàm phán
thương lương giá, truy cập và thông báo các thông tin liên quan đến giao dịch
chứng khoán… Chức năng của mạng được sử dụng rộng rãi trong giao dịch mua
bán và quản lý trên thị trường OTC.
- Quản lý thị trường OTC. Cấp quản lý thị trường OTC tương tự như
quản lý hoạt động của thị trường chứng khoán tập trung và được chia thành 2 cấp:

Nhóm ……..

5



Tiểu luận môn Lý thuyết Tài Chính Tiền Tệ
+ Cấp quản lý nhà nước: do cơ quan quản lý thị trường chứng khoán
trực tiếp quản lý theo pháp luật về chứng khoán và các luật có liên quan, cơ quan
này thường là Ủy ban chứng khoán nhà nước.
+ Cấp tự quản: có thể do Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán
quản lý như ở Mỹ, Hàn Quốc, Thái Lan, Nhật Bản… hoặc do trực tiếp Sở giao dịch
đồng thời quản lý như Anh, Pháp, Canada… Nhìn chung, nội dung và mức độ quản
lý ở mỗi nước có khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện và đặc thù của từng nước
nhưng đều có chung mục tiêu là đảm bảo sự ổn định và phát triển liên tục của thị
trường.
- Cơ chế thanh toán trên thị trường OTC là linh hoạt và đa dạng.Do phần
lớn các giao dịch mua bán trên thị trường OTC được thực hiện trên cơ sở thương
lượng và thỏa thuận nên phương thức thanh toán trên thị trường OTC rất linh hoạt
giữa người mua và bán. Thời hạn thanh toán cũng rất đa dạng trên cùng một thị
trường, tùy theo thương vụ và sự phát triển của thị trường.

III. Phân biệt thị trường OTC với các thị trường chứng khoán khác
1. Thị trường OTC và thị trường chứng khoán tập trung

THỊ TRƯỜNG OTC

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
TẬP TRUNG

Điểm giống nhau
Đều là các thị trường có tổ chức, chịu sự quản lý, giám sát của Nhà nước
Hoạt động của thị trường chịu sự chi phối của hệ thống Luật chứng khoán
và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Điểm khác nhau
Địa điểm giao dịch tập trung, có

Địa điểm giao dịch là phi tập trung.
trung tâm giao dịch cụ thể.
Giao dịch bằng cơ chế thương Giao dịch thông qua cơ chế khớp
Nhóm ……..

6


Tiểu luận môn Lý thuyết Tài Chính Tiền Tệ
lượng và thỏa thuận giá là chủ yếu,
hình thức khớp lệnh thường sử dụng
đối với các lệnh nhỏ tại các thị
trường OTC mới hình thành.
Trên thị trường có thể có nhiều
mức giá đối với một chứng khoán
được giao dịch trong cùng một thời
điểm.
Giao dịch các loại chứng khoán có

lệnh là chủ yếu.

Chỉ có một mức giá đối với một
chứng khoán được giao dịch trong
cùng một thời điểm.
Giao dịch các loại chứng khoán có

độ rủi ro cao.
độ rủi ro thấp hơn.
Sử dụng hệ thống mạng máy tính
Có thể sử dụng mạng diện rộng để

diện rộng để giao dịch, thông tin và
giao dịch hoặc không.
quản lý.
Chỉ có một nhà tạo lập thị trường
Có các nhà tạo lập thị trường cho
cho một loại chứng khoán, đó là
một loại chứng khoán.
chuyên gia chứng khoán của Sở.
Tổ chức quản lý trực tiếp là Sở giao
Tổ chức quản lý trực tiếp là Sở giao
dịch hoặc Hiệp hội các ngành kinh
dịch.
doanh chứng khoán.
Cơ chế thanh toán là linh hoạt và đa
Cơ chế thanh toán bù trừ đa
dạng.

phương thống nhất.

2. Thị trường OTC và thị trường chứng khoán tự do
THỊ TRƯỜNG OTC

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
TỰ DO

Điểm giống nhau
Địa điểm giao dịch là phi tập trung.
Nhóm ……..

7



Tiểu luận môn Lý thuyết Tài Chính Tiền Tệ
Chủ yếu áp dụng cơ chế xác lập giá qua thương lượng và thỏa thuận.
Các chứng khoán giao dịch phần lớn là các chứng khoán có tỷ lệ sinh lợi
cao, độ rủi ro lớn.
Điểm khác nhau
Là thị trường có tổ chức chặt chẽ
Là thị trường không có tổ chức
Giao dịch thông qua thỏa thuận qua
Giao dịch thỏa thuận trực tiếp
mạng
Các chứng khoán mua bán là các
Các chứng khoán mua và bán tất cả
chứng khoán được phát hành ra
các chứng khoán phát hành
công chúng
Cơ chế quản lý, giám sát của Nhà
Không có sự quản lý của Nhà nước
nước và tổ chức tự quản

IV. Những khó khăn, rủi ro của nhà đầu tư trên thị trường OTC
Một là, tranh chấp hay thiệt hại về quyền mua cổ phần (CP) mới tăng
vốn. Một trong những kỳ vọng lớn nhất về lợi ích của người mua CP là quyền mua
CP phát hành tăng vốn. Đây là một khoản lợi lớn của người sở hữu CP. Tuy nhiên,
thông thường trước khi phát hành CP tăng vốn, công ty tiến hành chốt danh sách cổ
đông. Tại thời điểm đó, những ai sở hữu CP nằm trong danh sách cổ đông của công
ty sẽ được mua thêm CP mới.
Với những người mua CP trong giai đoạn giao thời hoặc khi danh sách
cổ đông đã được chốt, nếu không biết thì dù tiền đã thanh toán cho người bán, CP

đã nắm giữ, nhưng chưa làm xong thủ tục chuyển nhượng, người mua vẫn mất
quyền mua, quyền mua CP mới vẫn thuộc về người bán. Như vậy, NĐT trên thị
trường OTC cần chú ý, phải luôn luôn thỏa thuận bằng hợp đồng chuyển nhượng
với người bán, ghi rõ quyền lợi mua CP mới tăng vốn thuộc về ai. Loại rủi ro này
phổ biến nhất trên thị trường OTC.
Nhóm ……..

8


Tiểu luận môn Lý thuyết Tài Chính Tiền Tệ
Hai là, tranh chấp hay thiệt hại về cổ tức. Cổ tức được chia cho cổ đông
dựa trên số lượng cổ phần họ đang nắm giữ. Thông thường, công ty chia cổ tức sau
khi kết thúc năm tài chính, một số công ty tạm ứng cổ tức sau 6 tháng. Rủi ro giao
dịch CP ở chỗ, khi mua CP, người mua không nắm bắt được thông tin, không thỏa
thuận rõ ràng trong hợp đồng chuyển nhượng. Do đó, cũng tương tự như trường
hợp trên, người mua mặc dù nắm giữ CP, nhưng không được nhận cổ tức.
Ba là, rủi ro trong mua bán CP chưa được chuyển nhượng. Có những CP
theo quy định nội bộ của công ty, sau 1 năm mới được chuyển nhượng, nhưng
nhiều NĐT không nắm được thông tin nên đã mua. Và trong thời hạn 1 năm đó, các
quyền lợi như mua thêm CP tăng vốn, nhận cổ tức… vẫn thuộc về người đứng tên
sở hữu CP (người bán), còn người đã bỏ tiền ra mua thì bị chiếm đoạt quyền lợi.
Bốn là, rủi ro trong giao dịch nhận chuyển nhượng quyền mua. Trong các
đợt phát hành thêm CP mới để tăng vốn, cổ đông hiện hữu, cổ đông chiến lược hay
CBCNV được quyền mua CP. Khi đó, nhiều người do không huy động được tiền
hoặc vì nhiều lý do khác đã bán quyền mua CP. Giá bán quyền mua thường thấp
hơn giá thị trường thời điểm đó. NĐT mới thấy giá thấp, hấp dẫn thường chấp nhận
mua. Nhưng từ khi nộp tiền để mua CP cho đến khi nhận được CP là khoảng thời
gian khá dài, nên đến khi nhận được CP thì CP vẫn đứng tên chủ sở hữu là người
bán. Khi đó, nếu giá CP đứng yên, giảm hay người bán nghiêm túc, đứng đắn thì

việc làm thủ tục chuyển nhượng không vấn đề gì. Ngược lại, gặp phải người không
trọng chữ tín thì dễ dàng bị đánh tháo và hứa hẹn trả lại số tiền trước kia đã nhận,
kèm với lãi suất ngân hàng.
*Một vấn đề quan trọng là NĐT cần trang bị kiến thức về phân tích và
đánh giá về CP trước khi ra quyết định đầu tư, họ cũng cần phải tỉnh táo hơn đối

Nhóm ……..

9


Tiểu luận môn Lý thuyết Tài Chính Tiền Tệ
với các tin đồn, tránh bị cuốn theo cơn lốc mua - bán để rồi cuối cùng có thể sẽ bị
thua thiệt.

III.

Một số hạn chế (góc khuất) trên thị trường OTC
Sự sôi động của thị trường chứng khoán, sự mở rộng của các ngân hàng,

các công ty chứng khoán… cho thấy dường như điều dự đoán đang xảy ra. Tuy
nhiên, nếu nhìn chi tiết hơn những thay đổi liên quan đến bốn thành tố cơ bản của
hệ thống tài chính gồm: các thị trường tài chính, các tổ chức tài chính,các công cụ
tài chính và cơ sở hạ tầng tài chính, nhất là hạ tầng mềm, có thể thấy được nhiều
góc khuất của bức tranh.
1. Thị trường tài chính tăng trưởng đột biến về lượng

Đối với thị trường cổ phiếu, nếu không có gì thay đổi, kết thúc năm
2007, giá trị thị trường của gần 250 doanh nghiệp niêm yết trên hai sàn giao dịch sẽ
vào khoảng 470.000 tỉ đồng, gấp hơn hai lần năm 2006 và bằng 41% GDP.

Nếu tính thêm Vietcombank với giá cổ phiếu bằng mức giá khởi
điểm khi IPO, cộng với Bảo Việt và Công ty Tài chính Dầu khí, những doanh
nghiệp sẽ niêm yết cổ phiếu trong một tương lai gần, sẽ được con số gấp ba lần
năm 2006 và bằng 60% GDP, cao hơn mục tiêu phát triển thị trường chứng khoán
Việt Nam đến năm 2010.
Ở khu vực ngân hàng, tín dụng cũng có sự đột biến với tốc độ tăng
trưởng có thể lên đến 40%. Một lượng tiền gần 300.000 tỉ đồng được đưa vào nền
kinh tế, cao hơn rất nhiều nguồn vốn được cung ứng qua kênh chứng khoán và trở
thành năm các tổ chức tín dụng cho vay nhiều nhất từ trước đến nay để đưa tổng dư
nợ tín dụng cho nền kinh tế xấp xỉ 1 triệu tỉ đồng, bằng 90% GDP.

Nhóm ……..

10


Tiểu luận môn Lý thuyết Tài Chính Tiền Tệ
Trên thị trường trái phiếu, sự khởi sắc của những phiên giao dịch đầu
năm không giúp thị trường ấm lên khi mà tình trạng ế hàng đã liên tục xảy ra ở giai
đoạn cuối năm và nhiều tổ chức phát hành phải trì hoãn kế hoạch của mình. Thêm
vào đó, 2007 có lẽ lại là một năm không thành công đối với ngành bảo hiểm.
Như vậy, tính toán sơ bộ, đến cuối năm 2007, dư nợ cho vay của các
ngân hàng và giá trị thị trường của các doanh nghiệp niêm yết đã bằng 1,5 GDP,
một mức tiệm cận khá gần so với Thái Lan và Hàn Quốc. Tuy nhiên, sự nở ra của
thị trường tài chính đang bị lệch về phía tín dụng ngân hàng và cổ phiếu, trong khi
trái phiếu và bảo hiểm vẫn chưa thể cất cánh.
2. Các tổ chức tài chính mở rộng quá mức và xuất hiện yếu tố không lành

mạnh
Từ thời của các hợp tác xã tín dụng, chưa bao giờ Việt Nam lại có

nhiều các tổ chức tài chính như hiện nay với gần 70 ngân hàng (trong nước và nước
ngoài), trên 100 công ty chứng khoán (kể cả những hồ sơ đã nộp, đang chờ cấp
phép). Một con số quá lớn so với nền kinh tế 72 tỉ đô la và chưa đến 250 công ty
niêm yết, những con số chưa bằng phân nửa Thái Lan trước khủng hoảng năm
1997.
Bên cạnh đó, việc các tổ chức tài chính đua nhau mở rộng mạng lưới
(nhiều người nói rằng ngân hàng đang nhiều hơn khách hàng) và xu hướng thành
lập ngân hàng trực thuộc các tập đoàn cũng là điều đáng báo động.
Sự mở rộng quá nóng nêu trên đã đặt ra thách thức rất lớn về nguồn lực cũng như
quản lý rủi ro. Sự cạnh tranh không lành mạnh đã xuất hiện. Những diễn biến bất
thường của lãi suất là một dấu hiệu.

Nhóm ……..

11


Tiểu luận môn Lý thuyết Tài Chính Tiền Tệ
Trong ba quí đầu năm, cho dù các ngân hàng thừa tiền đồng và lãi
suất ngoại tệ trên thế giới giảm nhưng lãi suất trong nước (cả tiền đồng và ngoại tệ)
không những không đi xuống mà còn có chiều hướng ngược lại với nguyên nhân là
do các chi nhánh ngân hàng mới được thành lập cần phải có nguồn vốn, kiểu gì
cũng phải giữ, thậm chí tăng lãi suất để thu hút khách hàng.
Những hiện tượng tương tự đã xảy ra ở các nước Đông Á trước khủng
hoảng năm 1997 và điều gì phải đến đã đến. Thái Lan hiện chỉ còn 17 ngân hàng
trong nước, 17 chi nhánh ngân hàng nước ngoài và 39 công ty chứng khoán và Hàn
Quốc còn khiêm tốn hơn, trong khi quy mô thị trường tài chính cũng như nền kinh
tế của họ lớn hơn Việt Nam rất nhiều.
Một điều đáng quan tâm khác là sự nhầm lẫn giữa mục tiêu có những
tổ chức tài chính mạnh làm nền tảng cho một hệ thống tài chính phát triển và việc

bán cổ phần được giá cao. Diễn tiến quá trình IPO của Bảo Việt và Vietcombank
cũng như việc dãn tiến độ cổ phần hóa một số doanh nghiệp Nhà nước cho thấy có
vẻ như mục tiêu thứ hai được quan tâm hơn.
3. Công cụ tài chính không có nhiều tiến triển

Trong khi thị trường và các tổ chức tài chính cứ lớn lên từng ngày thì
ngoài tín dụng tiêu dùng được các ngân hàng đẩy mạnh, trong năm không có nhiều
loại hình sản phẩm tài chính được triển khai.
Tệ hại hơn là việc lợi dụng khách hàng chưa hiểu rõ về cách tính toán
lãi suất và sự không rõ ràng của các quy định mà một số tổ chức tài chính đang cho
vay tiêu dùng với một lãi suất cắt cổ với điển hình là cách tính lãi suất phẳng (flat
rate). Con số khách hàng được cung cấp chỉ là 10%, nhưng con số phải trả thực tế
trên 18% một năm.
Nhóm ……..

12


Tiểu luận môn Lý thuyết Tài Chính Tiền Tệ
4. Một số chính sách có thể làm tình trạng bong bóng trầm trọng hơn

Việc nóng lên của thị trường chứng khoán, bất động sản trong thời
gian qua chủ yếu là do yếu tố kỳ vọng quá mức, do đầu cơ nhiều hơn là thực lực
của các doanh nghiệp cũng như nhu cầu thực tế. Điều này sẽ tác động không tốt
đến mục tiêu ổn định và phát triển kinh tế dài hạn.
Về nguyên tắc, Chính phủ là người có đủ thông tin và nguồn lực để
đánh giá được tình trạng thực tế cũng như bản chất vấn đề để đưa ra những chính
sách điều chỉnh. Tuy nhiên, nhìn một số quyết sách trong thời gian qua có vẻ như
điều ngược lại đã xảy ra khi mà tình trạng bong bóng giá cả ngày một trầm trọng
hơn.

Ngoài những lúng túng trong điều hành chính sách tiền tệ, kể cả giải
pháp chống lạm phát, việc trì hoãn cổ phần hóa cũng như bán nhỏ giọt cổ phiếu của
các doanh nghiệp Nhà nước ra bên ngoài với những mức giá quá cao và việc không
cho các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản nhận tiền ứng trước của người mua
đã làm cho sự mất cân bằng cung cầu gia tăng, kích thích các hoạt động đầu cơ hơn
là đầu tư dài hạn.
Điều này tạo ra rủi ro rất lớn vì những nhà đầu tư thực sự khó có thể
tham gia mà chỉ là những đồng tiền nóng (hot money) của các nhà đầu cơ được đổ
vào tạo ra bong bóng thị trường rồi họ rút đi để lại hậu quả cho nền kinh tế.

IV.

Một số giải pháp
Dù ẩn chứa nhiều rủi ro nhưng sức sống mãnh liệt của những chợ cổ

phiếu OTC tự phát là không thể phủ nhận được.
Làm thế nào để quản lý những giao dịch OTC, đảm bảo sự minh bạch và
an toàn cho thị trường? Đó là vấn đề đang làm đau đầu các nhà quản lý thị trường.
Nhóm ……..

13


Tiểu luận môn Lý thuyết Tài Chính Tiền Tệ
Tại các sàn giao dịch OTC hiện nay, bên cạnh tính ưu việt như: phương
thức giao dịch linh hoạt, thì tiềm ẩn rủi ro rất lớn, như việc người tham gia không
kiểm chứng được thông tin, và cuộc chơi chỉ dựa trên niềm tin là chính.
Giao dịch OTC tại công ty chứng khoán
Trước nhu cầu gia tăng đột biến, gần đây, một số công ty chứng khoán đã
tỏ ra khá mạnh dạn trong việc phát triển dịch vụ OTC.

So với các phòng môi giới OTC ở phần nhiều các công ty chứng khoán
(chủ yếu chuyên làm dịch vụ quản lý sổ cổ đông cho các công ty đại chúng), một số
công ty chứng khoán khác đã tổ chức thành sàn giao dịch OTC ngay tại trụ sở với
đầy đủ trang thiết bị cần có như bảng điện tử, lệnh mua lệnh bán....
Gần đây nhất, Công ty Chứng khoán Phố Wall đã công bố khai trương
sàn giao dịch OTC nhằm giúp cho người mua và người bán có thể tìm đến nhau
một cách nhanh chóng hơn, qua đó, khắc phục việc rủi ro trong thanh toán khi các
đầu tư thực hiện mua bán không qua tổ chức trung gian chuyên nghiệp.
Đối với việc tổ chức giao dịch cổ phiếu chưa niêm yết như thế này, trước
đó, Ủy ban Chứng khoán đã có công văn yêu cầu một công ty chứng khoán phải
tạm dừng.
Lãnh đạo cao nhất của Ủy ban Chứng khoán cũng khẳng định, trong Luật
Chứng khoán có quy định, chỉ có Sở và Trung tâm giao dịch chứng khoán được mở
thị trường giao dịch. Do đó, việc mở sàn giao dịch OTC của các công ty chứng
khoán là không đúng pháp lý.
“Chúng tôi sẽ có yêu cầu báo cáo và có kiểm tra, chắc chắn phải chấn
chỉnh theo đúng khuôn khổ pháp lý. Vì bất kỳ một giao dịch nào mà không có báo
Nhóm ……..

14


Tiểu luận môn Lý thuyết Tài Chính Tiền Tệ
cáo, không có giám sát, không có tiêu chí luật pháp điều chỉnh, không có cơ quan
quản lý thì sẽ dẫn tới rủi ro”, ông Vũ Bằng, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán nhấn
mạnh.
Mặc dù việc giao dịch cổ phiếu OTC qua công ty chứng khoán có thể
khiến nhà đầu tư thích hơn nhưng nếu không có quy định cụ thể sẽ dẫn đến hậu
quả, chẳng hạn như chuyện làm giá... Rủi ro này không chỉ đến với nhà đầu tư mà
còn đối với cả công ty chứng khoán.

Nhu cầu giao dịch OTC là có thực và các chuyên gia chứng khoán cho
rằng, khi xây dựng văn bản quy định cấm các công ty chứng khoán tổ chức thị
trường OTC, các nhà làm luật cũng chưa lường hết được diễn biến thực tế hiện nay.
Từ chuyện quản lý đến chuyện tổ chức giao dịch không cách nhau xa và dần dần nó
hình thành thị trường.
V. Thị trường OTC ở Việt Nam

Thị trường OTC hay ở bất kỳ nền kinh tế thị trường nào luôn tồn tại một
cách khách quan. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra đối với thị trường OTC ở Việt Nam
là với những nền tảng như trên, việc phát triển thị trường OTC cùng với thị
trường chính thức trở thành một kênh giao dịch chính cho nền kinh tế là điều hết
sức. Để thị trường này phát triển, những vấn đề sau cần được xem xét để tạo ra
một nền tảng cho thị trường phát triển.
1. Thực trạng quản lý OTC tại Việt Nam
Hiện nay tại Việt Nam chưa có một thị trường OTC đúng nghĩa và đủ tiêu chuẩn
như trên thế giới cả. Thực trạng TTCK OTC tại Việt Nam hiện nay hoạt động rất
phức tạp và không có tổ chức.Thực chất thị trường này là thị trường mua bán tự do
vì vậy TT OTC tại Việt Nam mang đầy yếu tố rủi ro và tiêu cực:
Nhóm ……..

15


Tiểu luận môn Lý thuyết Tài Chính Tiền Tệ
* Không có thông tin rõ ràng về hoạt động kinh doanh của công ty phát hành CP
* Các công ty cổ phần phát hành cổ phiếu vô tội vạ ra công chúng, Phát hành CP
giả,..
* Không có biên độ giá, thổi phồng lớn hơn giá trị thực của CP nhiều lần
* Không có các cơ quan chức năng theo dõi, kiểm tra, chế tài.


Việt Nam đã có hơn 33.000 công ty đuợc thành lập, cổ phần hóa và dự báo con
số này sẽ còn tăng thêm 1.500 doanh nghiệp cổ phần hóa từ nay cho đến năm 2010.
Tuy nhiên, mới chỉ có 162 công ty niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khoán
thành phố Hồ Chí Minh và 164 công ty niêm yết tại Trung tâm giao dịch Chứng
khoán Hà Nội, số còn lại giao dịch “lang thang” trên thị truờng tự do. Hiện nay
chưa có một thống kê chính thức về quy mô và khối luợng giao dịch hàng ngày trên
thị truờng này. Theo đánh giá của Ngân hàng Hồng Kông Thượng Hải (HSBC),
uớc tính giá trị vốn hóa trên thị truờng chưa niêm yết lên tới 5 đến 6 tỷ USD, lớn
gấp đôi thị truờng niêm yết. Như vậy quy mô thị trường này ở Việt Nam là rất lớn,
song nó lại đang hoạt động một cách bát nháo và không được kiểm soát.
Đã có sự ngộ nhận ở khá nhiều người trong xã hội, kể cả người ở cơ quan
quản lý và một số phương tiện thông tin đại chúng, về thị trường OTC khi đề cập
đến các giao dịch mua bán cổ phiếu bên ngoài sàn giao dịch chứng khoán chính
thức hiện nay. Đó là vấn đề Việt Nam đã có hay chưa thị trường OTC? Có thể
khẳng định rằng hiện trong nước chưa hình thành thị trường OTC mà chỉ dự kiến tổ
chức thị trường này trong thời gian tới. Thị trường hiện nay mà nhiều người vẫn

Nhóm ……..

16


Tiểu luận môn Lý thuyết Tài Chính Tiền Tệ
lầm là OTC thực chất là thị trường xám “grey market”- thị trường tự do - nơi mua
bán cổ phiếu trao tay.
Sở dĩ gọi thị trường xám vì tính chất rủi ro trên thị trường khá cao, mức độ an
toàn trong giao dịch thấp (do cổ phiếu giả, giao dịch tiền mặt lớn thông qua nhà
môi giới tự do...), khách hàng còn bị rủi ro về giá do không có thông tin thị trường
tại thời điểm giao dịch.
Trong khi đó, đúng nghĩa của thị trường OTC, tức thị trường giao dịch phi tập

trung, là thị trường giao dịch mua bán cổ phiếu chưa đủ điều kiện niêm yết trên thị
trường giao dịch tập trung hiện nay nhưng vẫn được tổ chức quy cũ, có sự giám sát,
quản lý của các cơ quan chức năng. Hiện tại đã có các quy định về công ty cổ phần
đại chúng và các công ty này chịu sự chi phối bởi Luật Chứng khoán cũng như chịu
sự quản lý của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Mặt khác, trên thị trường OTC Việt Nam, các giao dịch diễn ra rời rạc, không có
sự liên kết. Không có bất cứ ai giám sát hay chịu trách nhiệm. Hay nói một cách
khác là hiện tại chưa có những nhà tổ chức thị trường.
Nói chung, việc mua bán, giao dịch chứng khoán trên thị trường phi chính thức
thường diễn ra xung quanh những người biết rõ về doanh nghiệp đó. Trường hợp
những nhà đầu tư mới tham gia vào là rất hạn chế. Đây cũng chính là một trong
những nguyên nhân chính làm cho thị trường OTC ở Việt Nam kém sôi động. Tỷ lệ
đầu tư vào cổ phiếu chiếm một phần rất nhỏ so với tỷ lệ tiền gửi tại các tổ chức tài
chính.
Phương thức giao dịch cổ phiếu trao tay trên thị trường Việt Nam hiện nay chứa
đựng rất nhiều rủi ro, bởi vì các cuộc giao dịch mua bán cổ phiếu không bị lệ thuộc
vào một nguyên tắc nào nên hoạt động giao dịch chịu nhiều tác động của nguồn
Nhóm ……..

17


Tiểu luận môn Lý thuyết Tài Chính Tiền Tệ
thông tin. Trong khi ấy, nguồn thông tin trên thị trường OTC ở Việt Nam luôn bị
“nhiễu”, hầu hết các thông tin là thông tin hành lang và có rất nhiều tin đồn, tin
“thổi”, vì thế giá cổ phiếu bị nguồn thông tin chi phối. Hàng ngày, chỉ cần xuất
hiện thông tin “xấu” về tình hình hoạt động của công ty lập tức giá cổ phiếu của
công ty ấy trên thị trường OTC sẽ giảm ngay, ngược lại với những nguồn thông tin
tốt giá cổ phiếu sẽ được đẩy lên rất cao, cao hơn hẳn giá trị thực của cổ phiếu.
Với nguồn thông tin không rõ ràng, giá cổ phiếu OTC biến động liên tục sẽ ảnh

hưởng đến quyết định của các nhà đầu tư. Người mua và bán dễ dàng đổi ý khi nắm
được nguồn thông tin. Không chỉ vậy, các nhà đầu tư cổ phiếu OTC lại phải chịu
rất nhiều thiệt thòi vì không rõ các thông tin về các doanh nghiệp. Với kiểu hoạt
động động của thị trường cổ phiếu OTC tại Việt Nam hiện nay, không chỉ có tỉ lệ
kết quả giao dịch thành công không được đảm bảo, mà nhà đầu tư còn có thể bị lừa
bằng nhiều hình thức khác nhau như làm cổ phiếu giả, tung tin để “làm giá”…
Phần đông nhà đầu tư cá nhân hiện nay tham gia thị trường nhờ vào kinh nghiệm
truyền miệng, chưa có sự chuẩn bị kỹ càng về kiến thức chứng khoán. Kiểu đầu tư
này sẽ không còn hợp thời khi quy mô thị trường ngày càng lớn. Con đường đến
với TTCK của họ phần lớn là thông qua bạn bè, hoặc đến các Công ty Chứng
khoán tự tìm hiểu và đầu tư. Đa số nhà đầu tư cá nhân trao đổi với nhau là "chơi"
chứng khoán, chứ không phải đầu tư chứng khoán. Cách tiếp cận này đã phản ánh
sự thiếu chuẩn bị khi tham gia vào sân chơi tài chính bậc cao của nền kinh tế này.
Giao dịch trên thị trường OTC hiện
đang rất thưa thớt. Giá cả loạn xạ. Giá tham khảo CP thị trường OTC đăng trên các
các trang web thường có sự chênh lệch, đôi khi chênh lệch khá cao. Mức giá chào
mua, chào bán của NĐT bị biến đổi rất nhiều sau khi qua tay “cò”. Các hoạt động
làm giá của “cò” hiện đang làm cho giá trên OTC loạn xạ hơn, giao dịch ngày một
Nhóm ……..

18


Tiểu luận môn Lý thuyết Tài Chính Tiền Tệ
“bế tắc” hơn. Các giao dịch trên OTC ngày càng lâm vào cái vòng luẩn quẩn: nhà
đầu tư e ngại rủi ro về giá, rủi ro thanh khoản khiến cho giao dịch ngày một thưa
hơn. Giao dịch càng thưa thì những rủi ro này càng cao hơn.
2. Phương thức đăng kí giao dịch trên thị trường OTC Việt Nam
a.Điều kiện đăng ký giao dịch
- Công ty đại chúng có vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng và tối thiểu có 100 cổ đông sở

hữu ( Luật Chứng Khoán Điều 25 )
- Là chứng khoán đã được đăng ký lưu ký tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán
Việt Nam
- Được một công ty chứng khoán là thành viên hệ thống đăng ký giao dịch của Sàn
giao dịch chứng khoán Hà Nội cam kết hỗ trợ
b. Hồ sơ đăng ký giao dịch
Hồ sơ đăng ký giao dịch chứng khoán của công ty đại chúng chưa niêm yết bao
gồm các tài liệu sau:
- Giấy đề nghị đăng ký giao dịch chứng khoán tại SGD Chứng khoán Hà Nội;
- Bản công bố thông tin;
- Giấy chứng nhận đăng ký lưu ký chứng khoán do TTLKCK cấp
Trường hợp công ty đại chúng có tổ chức cam kết hỗ trợ phải nộp Hợp đồng cam
kết hỗ trợ theo mẫu quy định.
Hồ sơ ĐKGD được lập thành 02 bộ trong đó có 01 bộ gốc và 01 bộ bản sao
c. Trình tự và thủ tục đăng ký giao dịch
- Công ty đại chúng hoặc Tổ chức cam kết hỗ trợ (trường hợp CTĐC có tổ chức
cam kết hỗ trợ) nộp hồ sơ ĐKGD chứng khoán của Công ty đại chúng cho SGD
Chứng khoán Hà Nội đủ điều kiện, theo quy định của pháp luật để đưa vào hệ
thống ĐKGD của SGD Chứng khoán Hà Nội.
Nhóm ……..

19


Tiểu luận môn Lý thuyết Tài Chính Tiền Tệ
Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ ĐKGD đầy đủ, hợp lệ,
SGD Chứng khoán Hà Nội ra thông báo chấp thuận ĐKGD tại SGD Chứng khoán
Hà Nội. Trường hợp từ chối chấp thuận ĐKGD, SGD Chứng khoán Hà Nội trả lời
tổ chức cam kết hỗ trợ bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ khi Công ty đại chúng được cấp Thông báo

chấp thuận ĐKGD tại SGD Chứng khoán Hà Nội, tổ chức cam kết hỗ trợ có trách
nhiệm thực hiện các công việc sau:
Thực hiện công bố thông tin về việc ĐKGD trên trang thông tin điện tử của công
ty và trên ít nhất một (01) kỳ của một (01) tờ báo Trung ương hoặc một (01) tờ báo
địa phương nơi tổ chức đăng ký giao dịch có trụ sở chính hoặc tờ Bản tin chứng
khoán tại SGD Chứng khoán Hà Nội
Đăng ký ngày chính thức giao dịch tại SGD Chứng khoán Hà Nội. Ngày đăng
ký không được vượt quá chín mươi (90) ngày kể từ ngày được cấp Thông báo chấp
thuận đăng ký giao dịch của SGD Chứng khoán Hà Nội
Trong vòng năm (05) ngày làm việc kể từ ngày được cấp Thông báo chấp thuận
đăng ký giao dịch tại TTGDCK Hà Nội, tổ chức đăng ký giao dịch có trách nhiệm
thực hiện công bố thông tin về việc được chấp thuận đăng ký giao dịch trên trang
thông tin điện tử của công ty mình

Nhóm ……..

20


Tiểu luận môn Lý thuyết Tài Chính Tiền Tệ

TRÌNH TỰ ĐĂNG KÝ

3. Phương cách giao dịch trên thị trường OTC VN
a. Sử dụng dịch vụ môi giới của các công ty chứng khoán

Nhóm ……..

21



Tiểu luận môn Lý thuyết Tài Chính Tiền Tệ
Môi giới là một trong bốn nghiệp vụ kinh doanh mà công ty chứng khoán được
pháp luật cho phép thực hiện. Các công ty chứng khoán này có một đội ngũ môi
giới chuyên nghiệp, được đào tạo kỹ càng và có chứng chỉ hành nghề do Ủy ban
Chứng khoán Nhà nước cấp. Họ thực hiện việc nhận lệnh của nhà đầu tư, thỏa
thuận để tìm nguồn cung hoặc cầu phù hợp và thực hiện việc chuyển quyền sở hữu
chứng khoán cho khách hàng (thông qua dịch vụ lưu ký và thanh toán bù trừ của
trung tâm giao dịch chứng khoán).
Thông qua dịch vụ môi giới của công ty chứng khoán là hình thức giao dịch an
toàn và quyền lợi của nhà đầu tư được pháp luật bảo vệ chặt chẽ. Tuy nhiên do số
lượng công ty cổ phần thì nhiều nhưng số công ty đăng ký trở thành công ty đại
chúng thì còn hạn chế do những công ty này lo ngại về việc thực hiện những nghĩa
vụ của công ty đại chúng theo quy định của pháp luật nên số cổ phiếu có thể mua
bán thông qua môi giới của công ty chứng khoán chưa thực sự phong phú. Đồng
thời, nhiều nhà đầu tư ít tiền đã không còn cơ hội len chân vào các sàn chứng
khoán sau sự kiện một số công ty chứng khoán lớn không chấp nhận các nhà đầu tư
"nghèo". Mặc dù vậy, nhu cầu về cổ phần của rất nhiều công ty không phải công ty
đại chúng lại khá lớn và số lượng những công ty này thì vô cùng nhiều nên đã dẫn
tới sự hình thành của “thị trường xám” mua bán những cổ phiếu này.
b. Qua những lời chào bán hoặc mua trên mạng và người quen
Hình thức này khá phổ biến hiện nay và đặc biệt được ưa chuộng bởi những nhà
đầu tư trẻ, công chức nhà nước, nhân viên của các công ty. Rất nhiều trang web
chuyên về chứng khoán và một số tờ báo điện tử đều đăng tin rao vặt, mua bán
chứng khoán OTC như các trang của chính các công ty chứng khoán, như: ANS,
ABCS, BVSC,... hoặc các trang chuyên về giao dịch OTC; như: Mua.com,
SanOTC.com, OTC24h… Website cho phép người đăng nhập đưa ra các lệnh mua
Nhóm ……..

22



Tiểu luận môn Lý thuyết Tài Chính Tiền Tệ
và bán, sau đó thống kê để đưa ra những lệnh phù hợp để khách hàng lựa chọn.
Trên các website có đưa ra bảng mã OTC của các công ty và mệnh giá cổ phiếu,
trái phiếu của công ty đó và có những thống kê về mức giá của những cổ phiếu đó
để khách hàng có thêm các thông tin trước khi đưa ra quyết định đầu tư và hỗ trợ
khách hàng tìm hiểu về thị trường chứng khoán thông qua các phân tích thị trường
OTC. Và quan trọng hơn cả là danh sách các cổ phiếu OTC được chào mua, chào
bán tại hầu hết các “sàn” mạng đều dài gấp vài lần danh mục gần 200 doanh nghiệp
niêm yết trên sàn. Giá trên các trang web này chỉ là giá mang tính chất tham khảo
thông qua giá trần, giá sàn và giá trung bình, không phải là giá trị thực của chứng
khoán được rao bán hoặc mua trên thị trường OTC. Thực tế do việc tham gia vào
những trang web này tương đối dễ dàng, và độ xác thực của tin rao không được
kiểm tra, không nơi nào chịu trách nhiệm về những thông báo đó nên rất nhiều
người đăng những tin rao không đúng sự thật, gây ra sức ép giả tạo về cung hoặc
cầu để làm giá theo hướng có lợi cho mình.
Hình thức giao dịch ở đây chủ yếu là trao tay. Sau khi đã khớp lệnh đồng ý mua
bán trên mạng, thì quá trình sau đó diễn ra rất đơn giản và dễ dàng. Nếu là chứng
khoán đã được lưu ký thì người mua hay người bán thường sẽ đến trụ sở chính của
công ty để đăng kí chuyển đổi sở hữu. Thoả thuận xong người mua và người bán
đến một chi nhánh của công ty phát hành chứng khoán và điền vào mẫu phiếu
(form) chuyển nhượng, sau đó nộp phí chuyển nhượng (khoảng 0.03%) là 2 tuần
sau người mua có thể có giấy chứng nhận sở hữu cổ phần. Rất nhiều trường hợp
nếu chứng khoán không được lưu ký, người bán chỉ việc trao cho người mua một
giấy chứng nhận sở hữu. Sau vài cú điện thoại là bên mua cầm tiền đến gặp người
bán (tại nhà, quán cà phê, cơ quan...), kiểm tra sơ sơ chứng khoán, viết cho nhau tờ
cam kết chuyển nhượng quyền cho người mua. Phần lớn các giao dịch chỉ diễn ra
trong vòng 30 phút, nếu quen nhau chỉ 10 phút.
Nhóm ……..


23


Tiểu luận môn Lý thuyết Tài Chính Tiền Tệ
c. Qua những broker hành nghề tự do
Broker trên trung tâm chứng khoán chính thức được đào tạo kỹ càng và có chứng
chỉ hành nghề do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp, nhưng để trở thành broker
trên thị trường OTC thì khá dễ dàng. Chỉ sau vài vụ mua bán chứng khoán là có
người đã gọi điện đến nhờ xem có nhu cầu mua/bán thì mách bảo và cùng chia hoa
hồng thì người ta. Các broker đang hoạt động hiện nay đều là những tay nghiệp dư
có nghề nghiệp khác nhau. Sắc sảo và nhanh nhạy nhất là những nhân viên làm
việc trong các tổ chức tài chính. Tuy nhiên cũng có rất nhiều nhà môi giới là những
người thạo kinh doanh trong những lĩnh vực khác nhau, có kiến thức về kinh tế....
Để có nguồn hàng sẵn sàng cung cấp cho nhà đầu tư, những người môi giới đi
khắp nơi “săn” cổ phiếu của những công ty cổ phần và thủ tục là người bán làm
giấy chuyển nhượng cho người môi giới bằng hợp đồng chuyển nhượng nhưng
phần người mua là bỏ trống, công ty phát hành sẽ xác nhận vào hợp đồng này để
chấp nhận người mua là cổ đông mới của công ty (mặc dù chưa biết đích danh
người mua). Sau khi tìm được người mua, người môi giới chỉ điền tên nhà đầu tư
vào phần còn trống.
Thông thường người môi giới cổ phiếu trên thị trường OTC hưởng chênh lệch
giá. Hoạt động của những người môi giới tự do này cũng dựa trên nguyên tắc khớp
lệnh giữa người mua và người bán. Tuy nhiên trong trường hợp, các lệnh mua
không mua hết so với nhu cầu bán, thì tạm thời người môi giới mua số cổ phiếu đó
nếu người môi giới dự đoán giá cổ phiếu đang lên. Còn khi dự báo giá cổ phiếu có
chiều hướng xuống thì người môi giới phải khớp đủ lệnh mua và lệnh bán từng lô
cổ phiếu. Nhìn chung nguyên tắc của người môi giới là mua cao, bán cao, mua thấp
bán thấp. Trong trường hợp gặp được lô cổ phiếu mà người bán đang cần tiền, bán


Nhóm ……..

24


Tiểu luận môn Lý thuyết Tài Chính Tiền Tệ
gấp, giá hạ, nhưng chưa khớp được lệnh mua, thì người môi giới cũng mua vào và
khi gặp khách sẵn sàng mua với giá cao thì bán ra.
Cũng giống như bất kỳ thị trường nào, thị trường OTC không thể thiếu các nhà
môi giới. Hoạt động của họ thúc đẩy thị trường OTC phát triển, các giao dịch sôi
động hơn. Nếu không có họ, nhu cầu mua/bán chứng khoán không dễ dàng gặp
nhau và do đó tính thanh khoản của các chứng khoán cũng bị hạn chế nhất định.
Thực tế thời gian qua ít khi kẻ mua, người bán giao dịch được với nhau qua thông
tin trên mạng. Các cuộc giao dịch thành công phần lớn là nhờ broker do các broker
nắm bắt được nhiều thông tin, biết nhiều khách hàng cũng như có nhiều mối quan
hệ nên đã giúp quá trình thực hiện làm các thủ tục thanh toán, chuyển nhượng
chứng khoán khá dễ dàng. So với hình thức tự tìm đến nhau qua mạng thì nhà đầu
tư phải mất thêm phí cho broker và phí này cũng khá cao.
d. Giao dịch thông qua chính công ty phát hành chứng khoán các bên đang
mua/bán
Trong số những nhà môi giới trên thị trường OTC cũng dễ dàng bắt gặp chính
các cán bộ Văn phòng Hội đồng quản trị của một số Ngân hàng thương mại cổ
phần, Công ty cổ phần... nơi làm thủ tục chuyển nhượng cổ phiếu của doanh nghiệp
đó do đang hình thành xu hướng là mua chứng khoán của tổ chức nào thì nhờ chính
những người ở tổ chức đó môi giới. Họ có nhiều mối hàng, phát giá khá hợp lý và
có trách nhiệm hơn trong việc đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ chứng khoán. Vì vậy,
đôi khi có những loại chứng khoán đang rất "nóng" trên thị trường mà lại không
thấy giao dịch trên chợ mạng như cổ phiếu của VPBank, Habubank trong thời gian
qua. Thậm chí có những công ty phát hành muốn bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
đã đứng ra làm trung gian mua bán và thực hiện chuyển nhượng quyền sở hữu cho

khách hàng, ví dụ như công ty chứng khoán Bảo Việt.
Nhóm ……..

25


×