Tải bản đầy đủ (.doc) (96 trang)

Thực trạng, kết quả thực hiện chính sách trợ giúp xã hội và vận dụng công tác xã hội cá nhân đối với trẻ em bị lạm dụng sức lao động tại Yên Khánh – Ninh Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (654.72 KB, 96 trang )

Trường Đại Học Lao Động Xã Hội

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

LỜI MỞ ĐẦU
Phát triển kinh tế và ổn định xã hội luôn là mục tiêu mà bất kỳ quốc gia
nào trên thế giới cũng đều hướng tới. Điều đó đã ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát
triển của mỗi nước và nó càng trở nên quan trọng đối với Việt Nam một đất nước
đang phát triển.
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển đất nước, Việt Nam luôn chú
trọng đến phát triển nền kinh tế song song với việc ổn định và phát triển xã hội.
Hơn nữa nước ta còn trải qua hai cuộc chiến tranh xâm lược chống thực
dân Pháp và đế quốc Mỹ, vì vậy cả nước đã tập trung tất cả nguồn lực để đóng
góp một phần xương máu nơi chiến trường cho hai cuộc chiến tranh này. Khi hòa
bình lặp lại mặc dù Đảng, nhà nước và nhân dân ta đã cố gắng khắc phục hậu quả
chiến tranh, phát triển kinh tế nhưng cũng không tránh khỏi một bộ phận các đối
tượng “yếu thế” trong xã hội gặp rủi ro, rơi vào tình trạng già cả sức khỏe giảm
sút không còn khả năng lao động, không có nơi nương tựa… vì vậy hiện nay
công tác thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đã và đang được Đảng và Nhà nước
ta quan tâm chỉ đạo và ban hành hàng loạt chính sách trợ giúp xã hội với mục
tiêu đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Yên khánh là một huyện đồng bằng có nền kinh tế đang phát triển, trong
những năm qua được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng, nhà nước và toàn thể nhân
dân trong huyện đã nỗ lực thực hiện tốt các chính sách trợ giúp xã hội cho nhân
dân với mục tiêu phát triển kinh tế, công bằng xã hội, vươn lên ổn định cuộc
sống, cùng nhau thực hiện tốt chính sách trợ giúp xã hội tại huyện nhà.
Nhận được sự chỉ đạo của trường Đại Học Lao động Xã Hội, khoa công
tác xã hội dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của các thầy cô giáo trong khoa công tác
xã hội em đã liên hệ nơi thực tập tại Phòng LĐTB&XH huyện Yên Khánh –
Ninh Bình trong thời gian từ (7/11/2011 đến 25/03/2012). Em đã cố gắng đi sâu


tìm hiểu: “Thực trạng, kết quả thực hiện chính sách trợ giúp xã hội và vận
dụng công tác xã hội cá nhân đối với trẻ em bị lạm dụng sức lao động tại Yên
Khánh – Ninh Bình”. Tuy những kết quả đạt được ban đầu đều chỉ là bước đầu
của bản thân, nhưng qua đó đã giúp cho em tích lũy và rút ra được nhiều bài học
kinh nghiệm cho bản thân, là hành trang để em bước vào tương lai với mong
muốn góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào xây dựng quê hương, đất
nước ngày càng phát triển hơn.


Trường Đại Học Lao Động Xã Hội

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Thực tập thực tế là một quá trình làm việc giúp cho sinh viên có thêm
những kiến thức kỹ năng làm việc tại cơ sở từ thực tế sau khi đã được học kiến
thức trên giảng đường đại học từ đó tạo cơ hội để sinh viên có điều kiện vận
dụng lý thuyết vào thực tế từ đó có thể tự khẳng định, tự đánh giá mình để hiểu
và tích luỹ được những gì qua thời gian tìm hiểu, nghiên cứu thực tế công việc ở
cơ quan mình thực tập đồng thời thông qua đó em nhận thức rõ được vai trò và
trách nhiệm để nhìn nhận cuộc sống bản thân một cách sâu sắc và thực tế hơn.
Từ đó giúp em cảm thấy yêu thêm ngành công tác xã hội mà mình đang theo học
với mục tiêu: “giảm bớt đau thương, đem lại hạnh phúc cho mọi người”.
Nội dung của báo cáo gồm 3 phần:
Phần 1: Đặc điểm, tình hình chung ở phòng lao động thương binh và xã
hội huyện Yên Khánh – Ninh Bình.
Phần 2: Thực trạng, kết quả thực hiện chính sách trợ giúp xã hội tại
huyện Yên Khánh – Ninh Bình.
Phần 3: Vận dụng các thái độ và kỹ năng CTXH trong giao tiếp tại cơ sở
và trợ giúp đối tượng.
Qua đó em xin chân thành cảm ơn các cô chú lãnh đạo, cán bộ viên chức ở

phòng đã tạo điều kiện, quan tâm giúp đỡ em rất nhiệt tình . Em xin chân thành
cảm ơn các thầy cô trong ban Giám hiệu nhà trường, khoa Công tác xã hội, đặc
biệt là giảng viên khoa công tác xã hội Th.S Nguyễn Thị Vân và Th.S Nguyễn
Huyền Linh đã tạo điều kiện, chỉ bảo, hướng dẫn chu đáo, tận tình và tạo động
lực giúp em hoàn thành tốt đợt thực tập này,
Cuối cùng cháu xin kính chúc các bác, các cô, chú, anh chị trong phòng
LĐTB&XH huyện Yên Khánh sức khỏe, gặt hái được nhiều thành công trong sự
nghiệp, em xin kính chúc các thầy cô và gia đình sức khỏe, hạnh phúc, công tác
tốt.
Em xin chân thành cảm ơn!


Trường Đại Học Lao Động Xã Hội

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

PHẦN 1: KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG Ở PHÒNG LAO
ĐỘNG THƯƠNG BINH & XÃ HỘI HUYỆN YÊN KHÁNH – NINH BÌNH
1. Đặc điểm tình hình chung ở phòng lao động thương binh & xã hội huyện
Yên Khánh
1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến việc thực hiện chính
sách An sinh xã hội
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Huyện Yên khánh nằm ở phía Đông Nam tỉnh Ninh Bình. Phía Bắc giáp
thành phố Ninh Bình, phía tây và tây nam giáp huyện Yên Mô, phía Nam giáp
huyện Kim Sơn, phía đông và đông bắc có sông Đáy bao bọc, là ranh giới tự
nhiên với huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định.
Diện tích tự nhiên toàn huyện là 137,9 km2, dân số 143.131 người với
39.685 hộ dân, mật độ dân số 1.038 người/km2. Gồm thị trấn Yên Ninh (huyện
lị) và 18 xã gồm: Khánh An, Khánh Công, Khánh Cư, Khánh Cường, Khánh Hải,

Khánh Hòa, Khánh Hội, Khánh Hồng, Khánh Lợi, Khánh Mậu, Khánh Nhạc,
Khánh Phú, Khánh Thành, Khánh Thiện, Khánh Thủy, Khánh Tiên, Khánh
Trung, Khánh Vân.
Yên Khánh là vùng đồng bằng tương đối bằng phẳng, không có núi non,
mạng lưới sông ngòi phân bố tương đối đều. Dòng sông Đáy chảy qua 11 xã phía
Đông bắc với tổng chiều dài 37,3 km. Dòng sông Vạc chảy qua 7 xã phía Tây với
chiều dài 14,6 km, thuận lợi cho việc tưới tiêu phục vụ sản xuất và đời sống.
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Về sản xuất nông nghiệp: nhận được sự quan tâm đặc biệt của các cấp lãnh
đạo cấp trên và sự chỉ đạo sát sao của huyện uỷ, HĐND, UBND Diện tích đất
gieo cấy cả năm của huyện đạt 15.070 ha. Trong đó diện tích lúa đạt chất lượng
cao chiếm 57,7%. Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng
đạt 303 tỷ đồng, giá trị xuất khẩu đạt 77 tỷ đồng. Các hoạt động văn hóa – xã hội
có tiến bộ, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân nhất là các đối tượng yếu
thế được cải thiện. Tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí năm 2010 giảm còn <8%. An
ninh – chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, công tác quốc phòng địa
phương được tăng cường. Hệ thống chính trị được củng cố, năng lực lãnh đạo và
chất lượng hoạt động được nâng lên.
Yên Khánh có các chợ được xếp hạng chợ loại 2, 3 ở tỉnh Ninh Bình: Chợ
Cát thôn 8 xã Khánh Trung, chợ dầu – xóm chợ xã Khánh Hòa, chợ huyện – phố


Trường Đại Học Lao Động Xã Hội

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

2 thị trấn Yên Ninh, chợ Khánh Hồng – xóm 3 xã Khánh Hồng, chợ Khánh
Thành – xóm 4 xã Khánh Thành, chợ nhạc xóm 3 xã Khánh Nhạc, chợ chung
xóm 9 xã Khánh Mậu, chợ Vện thôn Phú, Tâm Khánh – xã Khánh Phú, chợ
Xanh – xóm chợ xã Khánh Mậu.

Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới
(NTM) giai đoạn 2011- 2020, huyện Yên Khánh đã thành lập Ban chỉ đạo 18/18
xã đã thành lập Ban quản lý xây dựng nông thôn mới cấp xã. Một số đơn vị đã tổ
chức thăm, học tập kinh nghiệm xây dựng NTM ở các tỉnh Nam Định, Thái
Bình... Huyện đã chỉ đạo, hướng dẫn và đôn đốc các xã tổ chức khảo sát, đánh
giá thực trạng và lập đề án. Đến nay đã có 18/18 xã hoàn thành công tác khảo sát,
đánh giá thực trạng nông thôn, triển khai xây dựng quy hoạch và dự thảo đề án
xây NTM mới của xã. Trên địa bàn huyện hiện có 1 xã đạt từ 10 tiêu chí trở lên,
7 xã đạt từ 6 - 9 tiêu chí, 10 xã đạt từ 3- 5 tiêu chí. Một số tiêu chí có nhiều xã đạt
là chuẩn Quốc gia về y tế, điểm Bưu điện văn hoá xã, số hộ sử dụng điện, tỷ lệ
hộ dùng nước hợp vệ sinh, phổ cập giáo dục THCS, tỷ lệ người tham gia bảo
hiểm y tế, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu quả, an
ninh trật tự xã hội được giữ vững.
Bên cạnh đó: Được sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính
quyền trên địa bàn huyện Yên Khánh cũng đã tổ chức một số phong trào thi đua
như: Hội phụ nữ huyện Yên Khánh thi đua sản xuất phát triển kinh tế, tổ chức
các cuộc thi học sinh giỏi cấp huyện, mở cuộc thi văn nghệ giao lưu giữa các xã
trên toàn huyện, mở các cuộc thi thể dục thể thao... Đã tạo điều kiện thuận lợi
thúc đẩy kinh tế - văn hóa – xã hội của huyện ổn định, tạo ra mạng lưới an sinh
xã hội tại địa phương luôn được duy trì, củng cố, qua đó công tác thực hiện chính
sách trợ giúp xã hội góp phần ổn định và giữ vững trật tự an toàn xã hội.
1.2. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của phòng lao động thương binh
& xã hội huyện Yên Khánh
1.2.1. Vài nét sơ lược
 Tên đơn vị: Phòng Lao Động Thương Binh & Xã Hội huyện Yên Khánh
tỉnh Ninh Bình.
 Địa Chỉ: Khu Phố 1 – Thị Trấn Yên Ninh – Yên Khánh – Ninh Bình.
 Điện Thoại: 0303750205.



Trường Đại Học Lao Động Xã Hội

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

1.2.2. Các giai đoạn phát triển
Được sự đồng ý, nhất trí của Bộ LĐTB&XH (Lao động thương binh và xã
hội), Sở và UBND huyện Yên Khánh. Phòng Nội vụ LĐTB&XH được thành lập
theo quyết định số 956/QĐ - UB ngày 28/8/1946. Tiền thân của Phòng đó là:
Phòng tổ chức chính quyền, phòng Thương binh liệt sỹ và phòng Lao động.
Qua nhiều năm xát nhập và tách ra Từ năm 2005 đế 2008 thì phòng Nội vụ
– LĐTB&XH đổi tên thành Phòng LĐTB&XH.
- Đối với Sở LĐTB&XH: Phòng LĐTB&XH chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng
dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ, báo cáo kết quả công tác tháng, quý, năm theo
quy định, xin ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Sở, các phòng chuyên môn của Sở về
những công việc liên quan.
- Đối với UBND huyện: Phòng LĐTB&XH chịu sự chỉ đạo, quản lý toàn diện
của UBND (Ủy ban nhân dân) huyện. Định kỳ tháng, quý, năm báo cáo kết quả
công tác của phòng với UBND huyện, dự kiến chương trình công tác năm trình
UBND huyện và tổ chức thực hiện sau khi UBND huyện phê duyệt.
1.3. Chức năng, nhiệm vụ và hệ thống tổ chức bộ máy của Phòng Lao độngThương binh & Xã hội huyện Yên Khánh
1.3.1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện (sau đây viết tắt là Phòng
Lao động TB&XH) là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, tham mưu giúp
UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực lao động, người
có công và xã hội, thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của
Ủy ban nhân dân cấp huyện và theo quy định của pháp luật, và một số nhiệm vụ
khác do UBND huyện, Chủ tịch UBND huyện phân công.
Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, có con dấu và tài khoản riêng
chịu sự chỉ đạo, quản lý toàn diện trực tiếp của UBND huyện, đồng thời chịu sự
chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở

LĐTB&XH.
Phòng LĐTB&XH làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ và chế độ
thủ trưởng, đảm bảo sự chỉ đạo, điều hành thống nhất, thông suốt của trưởng
phòng đối với các bộ phận chuyên môn, Tham mưu giúp UBND huyện Yên
Khánh thực hiện tốt chương trình xóa đói, giảm nghèo, xóa nhà tranh vách đất,


Trường Đại Học Lao Động Xã Hội

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

phấn đấu xóa đói giảm nghèo đưa Yên Khánh vài năm tới không còn hộ nghèo,
chỉ đạo triển khai các quy định của nhà nước về phòng chống tệ nạn xã hội: ma
túy, mại dâm, cờ bạc…
- Phân công rõ ràng, đề cao trách nhiệm và phát huy tính chủ động, sáng tạo của
các cá nhân công chức.
- Giải quyết công việc theo đúng thẩm quyền, phạm vi, trách nhiệm được giao,
trưởng phòng, phó phòng không làm thay công việc của cán bộ, cán bộ không
chuyển công việc được phân công lên trưởng, phó phòng hoặc đến các bộ phận
khác trong phòng để làm thay khi chưa có ý kiến của lãnh đạo phòng.
- Tuân thủ trình tự, thủ tục và thời hạn giải quyết công việc theo quy định của
pháp luật, chương trình công tác và sự chỉ đạo của trưởng phòng, bảo đảm sự
phối hợp công tác và trao đổi thông tin trong giải quyết công việc.
1.3.2. Hệ thống tổ chức bộ máy


Trường Đại Học Lao Động Xã Hội

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Sơ đồ hệ thống tổ chức bộ máy phòng LĐTB&XH Yên Khánh – Ninh Bình
Trưởng phòng

Phó phòng 2

Phó phòng 1

Chuyên
viên
phụ
trách
công tác
LĐVLX
KLĐ

Chuyên
viên phụ
trách
công tác
bảo vệ,
chăm
sóc,
GDTE

Chuyên
viên phụ
trách thực
hiện chế độ
BHYT cho
các đối

tượng
chính sách

Chuyên
viên phụ
trách quản
lý hồ sơ đối
tượng

Chuyên
viên phụ
trách công
tác xóa
đói, giảm
nghèo

Chuyên
viên phụ
trách công
tác phòng
chống
TNXH

Chuyên
viên phụ
trách
công tác
bình
đẳng
giới


Chuyên
viên
phụ
trách
công
tác
người
có công

Chuyên
viên phụ
trách thực
hiện chế
độ BTXH
&công tác
thủ quỹ

Chuyên
viên
phụ
trách
công
tác kế
toán


Trường Đại Học Lao Động Xã Hội

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Qua sơ đồ hệ thống tổ chức bộ máy của phòng LĐTB&XH huyện Yên Khánh
có thể thấy rõ cơ cấu tổ chức của phòng tinh giản, gọn nhẹ với 1 trưởng phòng và 2
phó phòng đảm bảo sự chỉ đạo, điều hành thống nhất, thông suốt của trưởng phòng
đối với các bộ phận chuyên môn phù hợp với qui mô của phòng.
Phân công rõ ràng, đề cao trách nhiệm và phát huy tính chủ động, sáng tạo
của các cán bộ cho phù hợp với trình độ chuyên môn:
- Chuyên viên phụ trách công tác lao động việc làm – xuất khẩu lao động.
- Chuyên viên phụ trách bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em.
- Chuyên viên phụ trách thực hiện chế độ bảo hiểm y tế cho các đối tượng.
- Chuyên viên phụ trách quản lý hồ sơ cho các đối tượng.
- Chuyên viên phụ trách công tác xóa đói, giảm nghèo.
- Chuyên viên phụ trách công tác phòng chống tệ nạn xã hội.
- Chuyên viên phụ trách công tác bình đẳng giới.
- Chuyên viên phụ trách công tác người có công.
- Chuyên viên phụ trách thực hiện chế độ bảo trợ xã hội và công tác thủ quỹ.
- Chuyên viên phụ trách công tác kế toán.
=> Với chế độ quản lý này thì mỗi cán bộ, chuyên viên đều nắm riêng vấn đề của
mình, mỗi người một việc khác nhau. Do đó, hiệu quả công việc mang lại rất cao,
cán bộ, chuyên viên nào cũng cố gắng hoàn thành công việc được cấp trên giao cho.
1.4. Đội ngũ cán bộ, công chức viên chức và lao động
Hiện nay phòng LĐTB&XH Huyện Yên Khánh hiện có 7 cán bộ. Đội ngũ
cán bộ công nhân viên chức của phòng được thể hiện qua bảng sau:


Trường Đại Học Lao Động Xã Hội

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

S

tt

Họ tên

Giới
tính/Năm
sinh

Chức vụ

Trình độ
văn hóa

Trình độ
chuyên môn

Thâm
niên
công
tác

1

Nguyễn Trường
Giang

Nam

Đại học


1970

Trưởng
Phòng

Cử nhân luật
kinh tế

12
năm

Phạm Văn Bắc

Nam

Phó Phòng 1

Cao
Đẳng

Cử nhân quản
trị kinh doanh

10
năm

Phó phòng 2

Trung
cấp


Cử nhân công
tác xã hội

15
năm

Chuyên viên

Trung
cấp

Cử nhân quản
trị kinh doanh

19
năm

Chuyên viên

Cao Đẳng Cử nhân công
tác xã hội

8 năm

Chuyên Viên

Đại Học

Cử nhân luật

kinh tế

4 năm

Chuyên viên

Đại Học

Cử nhân công
tác xã hội

3 năm

2

1974
3

Bùi Thị Mây

Nữ
1964

4

Nguyễn Thành Thạo

Nam
1952


5

Phạm Thị Minh

Nữ
1975

6

Trần Thị Duyên

Nữ
1985

7

Trần Thị Việt
Phương

Nữ

1986
Nguồn: phòng LĐTB&XH huyện Yên Khánh – Ninh Bình

Nhìn chung đội ngũ cán bộ, nhân viên trong phòng đều có trình độ cao và
đúng chuyên môn gồm: 3 đại học, 2 cao đẳng, 2 trung cấp, phòng có cán bộ làm việc
với thâm niêm công tác lâu năm. Bên cạnh đó có đội ngũ cán bộ trẻ trung, năng
động, nhiệt huyết trong công việc. Cán bộ trong phòng luôn được lãnh đạo tạo điều
kiện cử đi học nhăm nâng cao trình độ chuyên môn.
- Tuổi đời: Tuổi đời trung bình chung của cán bộ phòng là 39 tuổi. Nhìn chung

độ tuổi này là khá trẻ, có thâm niên trong công tác, có nhiều kinh nghiệm lại năng
động, linh hoạt và nhiệt tình trong công việc.
- Thâm niên: Nhìn chung, thâm niên của cán bộ khá cao, từ 3 năm trở lên,
thậm chí có cán bộ có thâm niên 19 năm nên có nhiều kinh nghiệm trong giải quyết
công việc chuyên môn của phòng.


Trường Đại Học Lao Động Xã Hội

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

- Giới tính: Tỉ lệ nam nữ trong phòng khá chênh lệch 3 Nam và 4 Nữ tuy nhiên
vẫn tạo điều kiện thuận lợi cho các công việc được thực hiện một cách tốt nhất.
- Trình độ chuyên môn: Nhìn chung cán bộ của phòng đều có trình độ văn hóa
tương đối cao, đều là bậc Đại học nên có nhiều thuận lợi cho công việc. Tuy nhiên
hầu hết cán bộ công chức ở đây đều chưa được đào tạo đúng chuyên môn về công
tác trợ giúp xã hội cho các đối tượng, (mà chủ yếu là học các chuyên ngành khác), vì
vậy trong quá trình giải quyết chế độ vẫn còn một số khó khăn nhất định.
1.5. Cơ sở vật chất, kỹ thuật
1.5.1. Điều kiện làm việc
Phòng LĐTB&XH gồm có 5 phòng làm việc: 1 phòng dành cho trưởng
phòng, 2 phòng dành cho phó phòng, 1 phòng làm việc dành cho các chuyên viên và
tiếp đón đối tượng khi có thắc mắc hoặc giải quyết thủ tục hành chính. Và 1 phòng
để lưu trữ sổ sách, hồ sơ các đối tượng… hầu hết các phòng làm việc đều được trang
bị đầy đủ trang thiết bị tin học: máy tính, máy in, máy photo… 100% các phòng đều
có máy tính nối mạng tạo điều kiện làm việc hiệu quả.
1.5.2. Trang thiết bị phục vụ hoạt động An Sinh Xã Hội
Thực hiện tốt quan điểm của Đảng và Nhà nước dưới sự chỉ đạo sát sao của
UBND huyện Yên Khánh trong việc tổ chức các phương tiện hỗ trợ phục vụ an sinh
xã hội, các đối tượng người khuyết tật: xe lăn, xe đẩy… hỗ trợ xây dựng nhà tình

nghĩa, tu bổ nhà bị xuống cấp cho hộ gia đình chịu hậu quả thiên tai, hộ nghèo…
Trong các phòng làm việc được trang bị đầy đủ thiết bị phục vụ công việc như
bàn giấy, điều hoà, máy vi tính, máy in…
Phòng văn phòng phẩm của cơ quan chuyên phục vụ cho cán bộ công chức
trong việc in ấn phô tô tài liệu.
Kho hồ sơ của phòng được trang bị đầy đủ các giá sắt và gỗ để lưu trữ hồ sơ,
các tủ để lưu trữ hồ sơ của đối tượng.
Xe ô tô của cơ quan phục vụ lãnh đạo đi công tác.


Trường Đại Học Lao Động Xã Hội

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Các phương tiện tài sản vật chất của cơ quan được giao cho từng phòng, từng
cá nhân chịu trách nhiệm.
Nhận xét: Nhìn chung ta có thể thấy được về cơ bản cơ sở vật chất trang thiết
bị phục vụ cho các hoạt động an sinh xã hội của phòng về cơ bản đã đáp ứng đầy đủ
cho nhu cầu làm việc cho các cán bộ nhân viên trong phòng hoàn thành tốt nhiệm vụ
được phân công. Tuy nhiên một số phòng làm việc và một số máy móc như máy
photo, máy tính đã lỗi thời cần được trang bị thêm để phục vụ tốt hơn cho cán bộ
nhân viên làm việc hiệu quả hơn.
1.6. Các chính sách, chế độ với cán bộ, nhân viên
Hàng năm chế độ tiền lương, khen thưởng thực hiện theo quy định của pháp
luật về tiền lương trong đơn vị hành chính sự nghiệp.
Các chế độ phụ cấp lương:
- Phụ cấp chức vụ lãnh đạo đối với cán bộ công chức viên chức được bổ nhiệm giữ
chức vụ lãnh đạo từ phó phòng trở lên.
- Phụ cấp thâm niên vượt khung.
- Phụ cấp trách nhiệm.

- Phụ cấp kiêm nhiệm chức vụ lãnh đạo.
- Phụ cấp lưu động.
Chế độ nghỉ ngơi, học tập, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ, nghỉ việc riêng,
bảo hiểm xã hội, khen thưởng… được thực hiện theo quy định của pháp luật và quy
chế làm việc của phòng LĐTB&XH. Qua đó tạo mọi điều kiện thuận lợi để cán bộ
nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ và tạo chỗ dựa tinh thần, mối quan hệ khăng khít
giữa các nhân viên trong phòng.
1.7. Các cơ quan, đối tác tài trợ
Cán bộ công viên chức làm việc tại cơ quan đều hưởng lương cơ bản theo
quy định của nhà nước. Cho nên các nguồn kinh phí để chi trả lương, cơ sở vật chất
của cơ quan chủ yếu lấy từ ngân sách nhà nước. Thực hiện đóng BHXH đầy đủ cho
cán bộ chuyên viên trong phòng, đồng thời tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các cán
bộ nhân viên trong cơ quan thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.


Trường Đại Học Lao Động Xã Hội

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Cơ quan hỗ trợ đối tác trong quá trình phát triển các chính sách chủ yếu lấy
từ nguồn ngân sách Nhà nước. Ngoài ra khi cần xây dựng, tu bổ nhà tạm, nhà dột
nát cho hộ nghèo, hộ gia đình gặp rủi ro rơi vào tình cảnh thiếu đói... thì thường
huy động không chỉ từ Ngân sách Nhà nước mà còn từ các doanh nghiệp, cá nhân,
nhân dân và cán bộ đóng góp.
2. Những thuận lợi, khó khăn
2.1. Thuận lợi
Quan điểm của lãnh đạo là hướng về cán bộ nhân viên, trao quyền cũng như
tạo điều kiện, tạo môi trường cho cán bộ nhpân viên phát triển khả năng, tích lũy
kinh nghiệm và cho họ thấy cơ hội thăng tiến cũng như nâng cao trình độ. Các cấp
lãnh đạo và quản lý phải có đầu óc tổ chức, động viên, phát huy khả năng của nhân

viên cấp dưới, quyết định các vấn đề chung trên cơ sở bàn bạc, thương lượng, thuyết
phục mọi người, chú trọng tạo bầu không khí làm việc nghiêm túc và hiệp tác hiệu
quả.
Được sự quan tâm hướng dẫn của Đảng uỷ, UBND huyện, được sự ủng hộ
nhiệt tình của các ban ngành, đoàn thể.
Được sự đồng tình ủng hộ của toàn thể nhân dân.
2.2. Khó khăn
Một số phòng làm việc cơ sở vật chất đã lỗi thời: khi có bão thì bị dột nát cần
phải tu sửa lại.
Nhiều văn bản chính sách pháp luật của Nhà nước ( Pháp lệnh, quy định ) về
các chính sách xã hội vẫn chưa đi vào đời sống nhân dân làm ảnh hưởng tới kết quả
thực hiện chính sách trợ giúp xã hội.
Là một huyện đồng bằng kinh tế đang phát triển mạnh cũng làm nảy sinh
nhiều vấn đề bức xúc của Tệ nạn xã hội, ô nhiễm môi trường, vấn đề việc làm cho
người lao động… làm ảnh hưởng không nhỏ tới phong trào và hoạt động của Phòng.
Tóm lại: Nhìn chung phòng LĐTB&XH Huyện yên Khánh đóng một vai trò rất
quan trọng trong việc thực hiện, quản lý nhà nước về công tác lao động thương binh
và xã hội. Tạo mạng lưới an sinh xã hội góp phần ổn định đời sống nhân dân, đưa ra
các chính sách trợ giúp xã hội tạo nguồn lực cho nhân dân phát triển kinh tế ổn định
xã hội, giảm thiểu một số tai tệ nạn xã hội nảy sinh.


Trường Đại Học Lao Động Xã Hội

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

PHẦN 2: THỰC TRẠNG, KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TRỢ
GIÚP XÃ HỘI TẠI HUYỆN YÊN KHÁNH – NINH BÌNH
1. Qui mô, cơ cấu đối tượng thuộc phạm vi phòng LĐTB&XH Huyện Yên
Khánh

Yên Khánh là vùng có diện tích tự nhiên 137,9 km2 gồm 1 thị trấn và 18 xã,
nền kinh tế cơ bản là thuần nông, dân số 143.131 người với 39.685 hộ dân, trong đó
có 4.755 hộ đói nghèo .
Tính đến tháng 12/2011, trợ giúp xã hội cho các đối tượng yếu thế thuộc
phạm vi phòng LĐTB&XH chiếm số lượng đông đảo được phân bổ khắp các xã, thị
trấn bao gồm:
1.1. Trợ giúp xã hội thường xuyên
Theo Nghị định 67/2007/NĐ – CP ngày 13/4/2007 và Nghị định số
13/2010/NĐ - CP ngày 27/02/2010 của Chính phủ qui định về các đối tượng BTXH,
các đối tượng trợ giúp xã hội thường xuyên với số lượng đông đảo được phân bổ
khắp 18 xã và 1 thị trấn. Tính đến tháng 12/2011 Phòng LĐTB&XH huyện Yên
Khánh hiện quản lý 3.062 hồ sơ bao gồm:
1 - Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em bị bỏ rơi mất nguồn nuôi dưỡng, trẻ em bị
nhiếm HIV/AIDS thuộc hộ gia đình nghèo: 520 em.
2 - Người cao tuổi cô đơn thuộc hộ gia đình nghèo, người cao tuổi còn vợ hoặc
chồng nhưng già yếu không có con cháu, người thân thích để nương tựa, thuộc hộ
gia đình nghèo: 350 cụ.
3 - Người từ 85 tuổi trở lên không có lương hưu hoặc trợ cấp Bảo Hiểm Xã Hội:
380 cụ.
4 - Người tàn tật nặng không có khả năng lao động hoặc không có khả năng tự phục
vụ, thuộc hộ gia đìnhnghèo: 846 người.
5 - Người mắc bệnh tâm thần thuộc các loại tâm thần phân liệt, rối loạn tâm thần đã
được cơ quan y tế chuyên khoa tâm thần chữa trị nhiều lần nhưng chưa thuyên giảm
và có kết luận bệnh mãn tính, sống độc thân không nơi nương tựa hoặc gia đình
thuộc diện hộ nghèo: 324 người.
6 - Người nhiễm HIV/AIDS không còn khả năng lao động, thuộc hộ gia đình nghèo:
4 người.
7 - Gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi: 306.



Trường Đại Học Lao Động Xã Hội

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

8 - Hộ gia đình có từ 02 người trở lên tàn tật nặng, không có khả năng tự phục vụ:
72 hộ.
9 - Người đơn thân nuôi con <16 tuổi thuộc hộ nghèo: 260 người.
1.2. Trợ giúp xã hội đột xuất
Căn cứ theo nghị định 67/2007/NĐ – CP ngày 13/4/2007 và Nghị định số
13/2010/NĐ - CP ngày 27/02/2010 của Chính phủ qui định về các đối tượng BTXH.
Đến nay phòng LĐTB&XH huyện Yên Khánh đang quản lý 1.789 hồ sơ đối tượng
trợ giúp xã hội đột xuất bao gồm:
1 - Hộ gia đình có người chết, mất tích: 210 hộ.
2 - Hộ gia đình có người bị thương nặng: 135 hộ.
3 - Hộ gia đình có nhà bị đổ, sập, trôi, cháy, hỏng nặng: 315 hộ.
4 - Hộ gia đình bị mất phương tiện sản xuất, lâm vào cảnh thiếu đói: 652 hộ.
5 - Hộ gia đình phải di dời khẩn cấp do nguy cơ sạt lở đất, lũ quét: 123 hộ.
6 - Người bị đói do thiếu lương thực: 145 người.
7 - Người gặp rủi ro ngoài vùng cư trú dẫn đến bị thương nặng, gia đình không biết
để chăm sóc: 107 người.
8 - Người lang thang xin ăn trong thời gian tập trung chờ đưa về nơi cư trú: 102
người.
1.3. Xóa đói giảm nghèo
1.3.1. Khái niệm nghèo đói
Theo ILO: Nghèo đói là thiếu cơ hội lựa chọn tham gia vào các hoạt động
phát triển của cộng đồng xã hội.
+Nghèo là tình trạng của một bộ phận dân cư chỉ có khả năng thỏa mãn một phần
các nhu cầu cơ bản của con người và có mức sống ngang bằng mức sống tối thiểu
của cộng đồng xét về mọi phương diện.
+ Đói là tình trạng của một bộ phận dân cư nghèo chỉ có khả năng thỏa mãn một

phần các nhu cầu cơ bản của con người và có mức sống tối thiểu không đảm bảo
nhu cầu vật chất để duy trì cuộc sống.
1.3.2. Phân loại
Để đánh giá mức độ nghèo, người ta chia thành 2 loại:


Trường Đại Học Lao Động Xã Hội

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

+ Nghèo tuyệt đối: Là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa
mãn những nhu cầu cơ bản, tối thiểu để duy trì cuộc sống như nhu cầu về ăn, mặc,
nhà ở, chăm sóc y tế.
+ Nghèo tương đối: Là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống dưới mức trung
bình của địa phương ở một thời kỳ nhất định.
1.3.3. Nguyên nhân
* Nguyên nhân khách quan:
Việt Nam xuất phát điểm là một nước nông nghiệp lạc hậu, vừa trải qua một
cuộc chiến tranh lâu dài và gian khổ, cơ sở hạ tầng bị tàn phá, ruộng đồng bị bỏ
hoang, bom mìn, nguồn nhân lực chính của các hộ gia đình bị giảm sút do mất mát
trong chiến tranh, thương tật hoặc phải xa gia đình để tham gia chiến tranh, học tập
trong một thời gian dài.
Chính sách của nhà nước bị thất bại: sau khi thống nhất đất nước việc áp dụng
chính sách tập thể hóa nông nghiệp, cải tạo công thương nghiệp và chính sách giá
lương tiền đã đem lại hậu quả xấu cho nền kinh tế vốn đã ốm yếu của Việt Nam đã
làm suy kiệt toàn bộ nguồn lực của đất nước và hộ gia đình ở nông thôn cũng như
thành thị, lạm phát tăng cao lên 700% năm.
Hình thức sở hữu: Việc áp dụng chế độ sở hữu toàn dân, nhà nước và tập thể
của các tư liệu sản xuất chủ yếu trong một thời gian dài đã làm thui chột động lực
sản xuất.

* Nguyên nhân chủ quan: gồm có các nguyên nhân sau:
+ Do thiếu vốn sản xuất
+ Do không có kinh nghiệm làm ăn
+ Thiếu việc làm
+ Đất canh tác ít
+ Đông nhân khẩu, ít người làm
+ Do trình độ học vấn
+ Hạ tầng nông thôn còn hạn chế
1.4. Tệ nạn xã hội
Theo hồ sơ quản lý của công an huyện, tính đến ngày 31/12/2010 có 675 đối
tượng mắc tệ nạn xã hội bao gồm:
- Buôn bán và tàng trữ chất ma túy: 36 đối tượng.


Trường Đại Học Lao Động Xã Hội

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

- Đối tượng nghiện ma túy: 23 đối tượng.
- Đối tượng bị nhiễm HIV/AIDS: 4 đối tượng.
- Trộm cắp tài sản: 187 đối tượng.
- Lô đề, Cờ bạc: 456 đối tượng.
Đối tượng mắc tệ nạn xã hội tập trung chủ yếu là: người thất nghiệp, người là
con của gia đình giàu có, người có vợ đi nước ngoài (chiếm > 60%). Đa số các đối
tượng mắc tệ nạn xã hội chủ yếu là thanh, thiếu niên từ 18 tuổi trở lên, vì vậy tham
gia phòng chống TNXH là trách nhiệm, nghĩa vụ của toàn xã hội.
1.5. Hoàn cảnh sống của các đối tượng
Đời sống của đại bộ phận nhân dân nói chung và bộ phận các đối tượng “yếu
thế” trong huyện nói riêng đã từng bước được cải thiện và dần đi vào ổn định nói
chung trên tất cả các mặt cụ thể:

* Về hoàn cảnh sống
+ Trợ giúp xã hội thường xuyên:
Về căn bản đời sống của các đối tượng trợ giúp xã hội thường xuyên ngày
càng được nâng cao cả về mọi mặt vật chất lẫn tinh thần. Hiện nay toàn huyện có
878 đối tượng BTXH thuộc diện trợ giúp xã hội thường xuyên sống chủ yếu bằng
nguồn trợ cấp, phụ cấp hàng tháng còn lại ngoài chế độ trợ cấp, phụ cấp thì những
đối tượng đều tham gia vào chương trình như dự án xoá đói giảm nghèo, việc làm và
chương trình kinh tế xã hội khác để tạo điều kiện hỗ trợ về vốn, kỹ thuật, đào tạo nghề
cho người tàn tật, người cao tuổi cô đơn, người nhiễm HIV/AIDS, Người đơn thân
nuôi con <16 tuổi thuộc hộ nghèo… phát triển kinh tế ổn định đời sống, đây là cơ sở
vững chắc để nâng cao mức sống về vật chất và tinh thần.
+ Trợ giúp xã hội đột xuất:
Theo số liệu thống kê tại huyện Yên Khánh tính đến 31/12/2011 có 534 đối
tượng BTXH thuộc diện trợ giúp xã hội đột xuất có đời sống ở mức yếu kém do hộ
gia đình có người chết, mất tích, hộ gia đình có người bị thương nặng, hộ gia đình
có nhà bị sập đổ, trôi, cháy, hỏng nặng, hộ gia đình bị mất phương tiện sản xuất lâm
vào tình trạng thiếu đói… vì vậy công tác chăm sóc các đối tượng này đòi hỏi sự
chung tay góp sức của cộng đồng rất lớn.


Trường Đại Học Lao Động Xã Hội

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

+ Xóa đói giảm nghèo:
Theo thống kê đến tháng 12/2011 toàn huyện có 4.755 hộ nghèo trong đó có
489 hộ nghèo có đời sống ở mức trung bình, còn lại đa phần là đời sống người
nghèo chỉ ở mức yếu kém mà nguyên nhân chủ yếu là do thu nhập thấp, đông con,
thiếu vốn để sản xuất…Vì vậy để cuộc sống của người nghèo ở địa phương được tốt
hơn cần phải có sự hỗ trợ của nhà nước và sự chung tay góp sức của toàn dân.

+ Tệ nạn xã hội:
Đa phần đời sống của các đối tượng mắc tệ nạn xã hội đều ở mức yếu kém và
trở thành gánh nặng kìm hãm sự phát triển về kinh tế, văn minh của xã hội. vì vậy để
giúp cho các đối tượng mắc tệ nạn xã hội tái hòa nhập cộng đồng vươn lên ổn định
cuộc sống thì cộng đồng xã hội đóng một vai trò rất lớn.
* Về nhà ở
+ Trợ giúp xã hội thường xuyên:
Theo kết quả điều tra toàn huyện có 856 đối tượng đang sống trong cảnh nhà
tre, nứa lá hư hỏng, xiêu vẹo nhưng bản thân gia đình không có khả năng về kinh
phí để tự xây dựng mới, sửa chữa điều kiện sinh hoạt gia đình còn nhiều khó khăn.
Do đó họ rất cần sự giúp đỡ của Nhà nước và toàn xã hội để ổn định điều kiện sinh
hoạt, đời sống gia đình.
Thực hiện chương trình "ngói hoá" nhà ở trong 5 năm từ (2007 – 2011) được
sự hỗ trợ đầu tư nguồn ngân sách nhà nước đã hỗ trợ cho 752 đối tượng tại cộng
đồng với tổng kinh phí 62 tỷ đồng để xây dựng và tu bổ nhà ở cho các đối tượng:
người tàn tật, người cao tuổi cô đơn, người bị nhiễm HIV/AIDS, trẻ em mồ côi,
người đơn thân nuôi con < 16 tuổi thuộc hộ nghèo…. Kết quả này thể hiện sự quan
tâm và sự quyết tâm mạnh mẽ của các cấp lãnh đạo và toàn thể nhân dân địa phương
đến đời sống của những đối tượng đang gặp khó khăn chưa ổn định được trong cuộc
sống.
+ Trợ giúp xã hội đột xuất:
Theo kết quả điều tra toàn huyện có 434 hộ gia đình thuộc diện trợ cấp đột
xuất có nhà ở đã bị xuống cấp nghiêm trọng, phương tiện sinh hoạt chỉ ở dưới mức
trung bình do họ không có đủ điều kiện để xây dựng và sửa chữa nhà ở. Hiện nay
bằng sự nỗ lực vượt bậc của các cấp, nghành, hội đoàn thể từ trung ương đến xã


Trường Đại Học Lao Động Xã Hội

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


phường, thị trấn và sự phát huy nội lực của gia đình, dòng họ trong việc thực hiện
tốt 3 phương châm kết hợp: Nhà nước hỗ trợ 1 phần kinh phí, họ tộc đóng góp công
lao động và 1 phần kinh phí để xây dựng và sửa chữa nhà ở, cứu trợ đột xuất cho
hàng nghìn lượt người không may gặp thiên tai, rủi ro cả về kinh phí lẫn hiện vật.
+ Xóa đói giảm nghèo:
Từ quỹ vận động vì người nghèo do ủy ban mặt trận tổ quốc huyện đã phát
động các xã, thị trấn với khẩu hiệu: “Lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách
nhiều”, trong 5 năm từ 2007 – 2011 đã vận động 379.160 triệu đồng đã hỗ trợ cho
178 hộ nghèo, hỗ trợ xóa 147 nhà tranh vách đất cho hộ nghèo với số tiền 1.400
triệu đồng trong đó tỉnh hỗ trợ 960 triệu đồng, huyện hỗ trợ 340 triệu đồng, nhân
dân đóng góp 200 triệu đồng và hàng ngàn ngày công lao động. Hỗ trợ hộ nghèo
trong dịp lễ tết, lúc giáp hạt, tết âm lịch vừa qua đã hỗ trợ 3.350 hộ nghèo mỗi hộ từ
100.000 đồng trở lên ăn tết.
+ Tệ nạn xã hội:
Đa phần các đối tượng mắc tệ nạn xã hội: lô đề cờ bạc, trộm cắp, buôn bán và
tàng trữ ma túy… đều đi lang thang, một phần có nhà ở thì đều rách nát do bản thân
họ không có đủ điều kiện để xây dựng và tu bổ nhà ở nên đối tượng này chỉ sống rạ
dật, nay đây mai đó điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự an toàn xã hội
vì vậy để trợ giúp cho các đối tượng mắc TNXH tái hòa nhập cộng đồng tự ổn định
vươn lên trong cuộc sống là một trong những mục tiêu trước mắt mà Đảng, nhà
nước và nhân dân địa phương đang nỗ lực phấn đấu góp phần đẩy lùi TNXH nảy
sinh.
* Việc làm
+ Trợ giúp xã hội thường xuyên:
Nhìn chung đa phần các đối tượng BTXH thuộc diện trợ giúp xã hội thường
xuyên đều rất khó khăn trong vấn đề việc làm, nguồn thu nhập chính trong gia đình
chỉ dựa vào nông nghiệp nhưng do già cả sức khỏe của họ giảm sút, trình độ học vấn
thấp, khí hậu khắc nghiệt nên nguồn thu nhập không thực sự ổn định và phần lớn chỉ
dựa vào nguồn trợ cấp của nhà nước.

+ Trợ giúp xã hội đột xuất:


Trường Đại Học Lao Động Xã Hội

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Đến nay số đối tượng BTXH thuộc diện trợ giúp xã hội đột xuất có việc làm
chiếm tỷ lệ rất thấp 11,45% mà nguyên nhân chủ yếu là do họ không có đủ sức khỏe
để làm việc, hơn nữa lại chịu hậu quả do thiên tai, rủi ro mang lại, hoặc họ không có
đủ tư liệu để sản xuất vì vậy khả năng tiếp cận với các chính sách hỗ trợ giải quyết
việc làm ở đối tượng này còn gặp nhiều khó khăn đòi hỏi vai trò của cộng đồng rất
lớn.
+ Xóa đói giảm nghèo:
Người nghèo ngoài trồng trọt họ không có vốn để phát triển sản xuất. Thu
nhập chỉ có 6,1% từ chăn nuôi, 5,4% từ ngành nghề khác.
Trồng trọt thì không thâm canh, lao động dư thừa, chỉ chờ vào làm thuê.
Trong ngành nghề thì thiếu tay nghề và trình độ học vấn thấp, rất ít có cơ hội tìm
việc làm phi nông nghiệp, số ngày làm không nhiều, thu nhập thấp, công việc thì
mang tính thời vụ cao, cạnh tranh quyết liệt.
+ Tệ nạn xã hội:
Vì trình độ văn hoá thấp, không đáp ứng được yêu cầu của các nhà máy, xí
nghiệp nên bộ phận các đối tượng này gặp rất nhiều khó khăn trong tìm kiếm việc
làm do có tiền xử là mắc tệ nạn, không có việc làm hoặc có nhưng công việc bấp
bênh, không ổn định. Đây cũng là một trong những nguyên nhân trực tiếp làm cho
số lượng người mắc tệ nạn xã hội trên địa bàn huyện ngày một tăng.
* Sức khỏe
+ Trợ giúp xã hội thường xuyên:
Nhìn chung tình trạng sức khỏe của đối tượng BTXH thuộc diện trợ giúp xã
hội thường xuyên đều ở mức yếu kém do già cả, mất sức lao động, không tự phục vụ

bản thân trong đời sống… hiện nay việc thực hiện chính sách chăm sóc sức khoẻ
cho đối tượng BTXH Thuộc diện trợ giúp xã hội thường xuyên đang được quan tâm
100% số lượng đối tượng được cấp thẻ BHYT được khám chữa bệnh định kỳ. Được
tổ chức đi điều dưỡng tại các trung tâm điều dưỡng và được cấp các dụng cụ,
phương tiện hỗ trợ sinh hoạt: xe lăn, xe đẩy, thuốc chữa bệnh…
+ Trợ giúp xã hội đột xuất:
Hiện nay huyện Yên Khánh có 76% tỷ lệ đối tượng BTXH thuộc diện trợ giúp
xã hội đột xuất rơi vào tình trạng yếu kém và thường xuyên nhờ tới sự can thiệp của
y tế, hiện nay việc chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh cho các đối tượng hưởng trợ


Trường Đại Học Lao Động Xã Hội

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

cấp xã hội đột xuất ngày càng được cải thiện: năm 2011 số lượng đối tượng được
khám chữa bệnh lên đến 67.564 lượt người được khám chữa bệnh miễn phí.
+ Xóa đói giảm nghèo:
Đại đa số những người nghèo họ đều có sức khỏe trung bình và yếu, nguyên
nhân chủ yếu là do họ không có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ y tế, chăm sóc
sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe của phụ nữ, trẻ em, người già… bởi vậy, việc quan
tâm chăm sóc đời sống vật chất, cũng như tinh thần. Đặc biệt là chăm sóc sức khỏe y
tế đòi hỏi sự chung tay, góp sức của cả cộng đồng.
+ Tệ nạn xã hội:
Theo số liệu thống kê có khoảng 147 đối tượng mắc tệ nạn xã hội đều có sức
khỏe yếu kém đặc biệt là những người nghiện hút, người nhiễm HIV/AIDS. Vì vậy
việc chăm sóc và điều trị sức khỏe cho những đối tượng này là một điều rất khó
khăn đòi hỏi cộng đồng tránh sự kỳ thị, xa lánh quan tâm nhiều hơn nữa tới sức khỏe
tâm, sinh lý người bệnh và cũng cần phải có các phương tiện chuyên dụng để chăm
sóc sức khỏe được đảm bảo, tránh sự lây lan dịch bệnh.

Nhận xét: Nhìn chung qui mô, cơ cấu đối tượng phòng LĐTB&XH huyện Yên
Khánh đang quản lý chiếm số lượng đông đảo nhằm xây dựng một nền an sinh xã
hội góp phần quan trọng trong chiến lược phát triển, ổn định kinh tế - xã hội. Tuy
nhiên hiện nay số đối tượng mà phòng LĐTB&XH chưa quản lý khoảng 506 đối
tượng trong đó tập chung chủ yếu ở một số đối tượng tệ nạn xã hội có 280 đối
tượng, đối tượng BTXH có 326 người trong đó số người thuộc diện trợ giúp xã hội
thường xuyên là 150 đối tượng, trợ giúp xã hội đột xuất là 176 đối tượng, số hộ
nghèo mà phòng chưa quản lý được trên địa bàn có khoảng 120 hộ.
2. Quy trình xét duyệt, tiếp nhận và quản lý hồ sơ đối tượng
2.1. Công tác xác nhận, xét duyệt hồ sơ đối tượng
Công tác tiếp nhận, xét duyệt hồ sơ được tiến hành một cách khách quan và
trung thực đúng đối tượng và đúng qui định nhằm đảm bảo đúng quyền lợi, nghĩa vụ
cho các đối tượng được thể hiện qua sơ đồ sau:


Trường Đại Học Lao Động Xã Hội

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

sơ đồ quy trình xét duyệt và quản lý hồ sơ các đối tượng

Gửi lên UBND tỉnh
(Sở LĐTB&XH) phê
duyệt và ra quyết định
hưởng chế độ cho đối
tượng

Phòng LĐTB&XH
huyện tiến hành thẩm
tra và đối chiếu xem

đã đúng và đủ giấy tờ
chưa.

.Xã xem xét, xác nhận

Phòng gửi văn bản
hướng dẫn tiến hành
thực hiện giải quyết chế
độ cho các xã, thị trấn
triển khai thực hiện

lại đối tượng sau đó
gửi hồ sơ lên huyện

Cán bộ các xã, thị trấn
căn cứ văn bản chi trả
cho các đối tượng

Thôn, xóm tiến hành
bình bầu đối tượng
gửi danh sách đối
tượng lên xã


Trường Đại Học Lao Động Xã Hội

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Qua sơ đồ quy trình xét duyệt và quản lý hồ sơ các đối tượng được thực hiện
theo đúng quy trình và thể hiện sự tương tác 2 chiều, được thực hiện từ thôn, xóm

tiến hành bình bầu đối tượng sau đó gửi lên xã. Phòng LĐTB&XH huyện căn cứ
vào các quy định tiến hành thẩm tra, xác nhận thủ tục hồ sơ đối tượng và gửi lên Sở
LĐTB&XH để phê duyệt về chế độ cho các đối tượng và ngược lại Các hồ sơ được
gửi lên sở LĐTB&XH tỉnh, kiểm tra tiến hành nhận và lưu trữ, quản lý hồ sơ. Số hồ
sơ trợ giúp xã hội mà phòng LĐTB&XH quản lý là từ thôn, xóm bình xét sau đó gửi
danh sách đối tượng lên các xã, thị trấn để xem xét, xác nhân đối tượng cụ thể:
2.1.1. Trợ giúp xã hội thường xuyên
Tính đến tháng 12/2011 phòng đã thụ lý được 1.684 hồ sơ gửi về Sở cho các
đối tượng và đã duyệt được 1.500 hồ sơ đối tượng BTXH thuộc diện trợ cấp thường
xuyên (hàng tháng) với tổng số tiền 306.880 nghìn đồng cụ thể:
Bảng 1: bảng tổng hợp số lượng hồ sơ được chi trả trợ cấp thường xuyên
Đơn vị: Nghìn
đồng
Stt
1

Đối tượng
Số lượng Số tiền (nghìn đồng)
Trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi mất
466
55.920
nguồn nuôi dưỡng, trẻ em bị nhiễm
HIV/AIDS
2
Người cao tuổi cô đơn
183
32.940
3
Người từ 85 tuổi trở lên không có lương
120

21.600
hưu hoặc trợ cấp Bảo Hiểm Xã Hội
4
Người tàn tật nặng
343
61.740
5
Người mắc bệnh tâm thần
98
26.460
6
Người nhiễmHIV/AIDS
2
540
7
Gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ
123
48.280
em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi
8
Hộ gia đình có từ 02 người trở lên tàn tật
35
12.600
nặng
9
Người đơn thân nuôi con <16 tuổi thuộc
130
46.800
hộ nghèo
Tổng

1.500
306.880
Nguồn: “phòng LĐTB&XH Huyện Yên Khánh tháng 12/2011”.

Số hồ sơ còn tồn đọng: 184 hồ sơ trong đó trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi 148
hồ sơ, người bị nhiễm HIV/AIDS 2 hồ sơ, người đơn thân nuôi con <16 tuổi thuộc


Trường Đại Học Lao Động Xã Hội

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

hộ nghèo 34 hồ sơ do còn thiếu xác nhận và mất giấy tờ gốc vì vậy việc xem xét và
giải quyết chế độ cho các đối tượng gặp nhiều khó khăn.
Ngoài được hưởng trợ cấp hàng tháng theo quy định, hiện nay có 670 đối tượng
được cấp thẻ BHYT và hưởng thêm các khoản trợ giúp như: Các đối tượng đang học
văn hóa, học nghề được miễn giảm học phí, được cấp sách vở, đồ dùng học tập theo
quy định của pháp luật, khi chết còn được hỗ trợ kinh phí 3.000.000 đồng/người.
Thực hiện tốt công tác bảo trợ xã hội, tham mưu cho ủy ban nhân dân huyện
thành lập Hội bảo trợ người tàn tật và trẻ em mồ côi, Hội người cao tuổi cô đơn
không nơi nương tựa.
2.1.2. Trợ giúp xã hội đột xuất
Tính đến tháng 12/2011 phòng đã thụ lý được 745 hồ sơ gửi về Sở cho các
đối tượng và đã duyệt được 691 hồ sơ đối tượng BTXH thuộc diện trợ cấp đột xuất
(một lần) với tổng số tiền 3.195.525 nghìn đồng trong đó hỗ trợ cho 54 người bị đói
do thiếu lương thực với mức trợ cấp 15 kg gạo/người/tháng = 295.650 kg gạo cụ
thể:
Bảng 2: bảng tổng hợp số lượng hồ sơ được chi trả trợ cấp đột xuất.
Stt
1

2
3
4
5
6
7
8
Tổng

Đối tượng
Hộ gia đình có người chết, mất tích
Hộ gia đình có người bị thương
nặng
Hộ gia đình có nhà bị đổ, sập, trôi,
cháy, hỏng nặng
Hộ gia đình bị mất phương tiện sản
xuất, lâm vào cảnh thiếu đói
Hộ gia đình phải di dời khẩn cấp do
nguy cơ sạt lở đất, lũ quét
Người bị đói do thiếu lương thực
Người gặp rủi ro ngoài vùng cư trú
dẫn đến bị thương nặng
Người lang thang xin ăn trong thời
gian tập trung chờ đưa về nơi cư trú

Số lượng
87
45

Đơn vị: nghìn đồng

Số tiền (nghìn đồng)
391.500
67.500

123

738.000

250

1.500.000

34

204.000

54
67

295.650 kg gạo
100.500

31

169.725

691
3.195.525
Nguồn: “phòng LĐTB&XH Huyện Yên Khánh tháng 12/2011”.


Số hồ sơ còn tồn đọng 63 hồ sơ trong đó hộ gia đình có người chết, mất tích
35 hồ sơ, hộ gia đình có người bị thương nặng 28 hồ sơ. Đã trích lục được 20 trường
hợp mất hồ sơ, hoàn thành giải quyết số hồ sơ còn tồn xót.


Trường Đại Học Lao Động Xã Hội

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

2.1.3. Xóa đói giảm nghèo
Phòng đã làm thủ tục hồ sơ đề nghị Sở LĐTB&XH xét duyệt cho 23 hộ
nghèo 107 nhân khẩu thuộc diện chính sách, trợ cấp đột xuất (một lần) trong 9 tháng
đầu năm 2011 cho hộ nghèo đặc biệt khó khăn 100.000 đồng/nhân khẩu/tháng =
10.700.000 đồng, trợ cấp khó khăn đột xuất cho 17 hộ nghèo 72 nhân khẩu thuộc
diện người có công với cách mạng 200.000 đồng/người/tháng = 14.400.000 đồng,
Trợ cấp một lần cho 456 hộ nghèo 1.829 nhân khẩu theo chuẩn nghèo mới quyết
định số 09/2011/QĐ - TTg ngày 30/01/2011 của thủ tướng chính phủ 250.000
đồng/người = 457.250.000 đồng. Tiếp nhận và thẩm định các hồ sơ liên quan đến
chế độ ưu đãi trong GD&ĐT cho con em thuộc diện hộ nghèo…
2.1.4. Tệ nạn xã hội
Theo hồ sơ quản lý của công an huyện tính đến ngày 31/12/2010 có 675 hồ
sơ đối tượng mắc tệ nạn xã hội, trong 9 tháng đầu năm 2011 nhờ sự chỉ đạo kịp thời
của quận ủy, ủy ban nhân dân huyện và sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan hội,
đoàn thể cùng ủy ban nhân dân các xã, thị trấn đã triển khai thực hiện có hiệu quả
các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, pháp luật, nhà nước về công tác
phòng chống tệ nạn xã hội. Thông qua 78 buổi tuyên truyền, giáo dục với 5.300 lượt
người tham dự về phòng chống tệ nạn xã hội tính đến tháng 12/2011 công an huyện
đã bắt được 24 đối tượng buôn bán tàng trữ chất ma túy, 167 đối tượng trộm cắp tài
sản, 323 đối tượng lô đề, cờ bạc, tổ chức cho 12 đối tượng nghiện ma túy đi cai
nghiện tại các trung tâm, hỗ trợ nguồn kinh phí cho 4 đối tượng bị nhiễm HIV/AIDS

được khám và điều trị bệnh tại các trung tâm y tế cộng đồng qua đó giáo dục, cảm
hóa cho các đối tượng mắc tệ nạn xã hội từng bước xây dựng đời sống văn hóa lành
mạnh không có tệ nạn nảy sinh.
2.2. Công tác quản lý hồ sơ
Công tác quản lý hồ sơ được thực hiện một cách khoa học. Hồ sơ gốc được
lưu tại phòng lưu trữ hồ sơ, và lưu trữ theo từng xã riêng biệt. Nhìn chung công tác
quản lý hồ sơ của phòng đảm bảo được khi cần có thể kiểm tra một cách thuận tiện,
dễ dàng.
Trong thời gian gần đây Phòng đã tổ chức quản lý, lưu trữ chặt chẽ, đúng quy
định, đảm bảo đầy đủ các giấy tờ hồ sơ của các đối tượng đúng quy định, sử dụng


Trường Đại Học Lao Động Xã Hội

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

đúng các biểu mẫu, quy định một cách thống nhất. Tuy nhiên vẫn còn một số yếu tố
khách quan ảnh hưởng tới công tác lưu trữ và quản lý hồ sơ như:
- Do các đối tượng yếu thế tại huyện Yên Khánh chiếm số lượng đông đảo hồ sơ trợ
giúp xã hội quản lý các đối tượng mà cơ quan quản lý lại rất nhiều đã gây không ít
khó khăn, cản trở. Thủ tục hồ sơ để xét duyệt hiện nay còn nhiều chủng loại như
việc xác định các đối tượng bảo trợ xã hội, hộ nghèo, cận nghèo... không thống nhất
về kiểu dạng, mẫu mã và tiêu thức ghi chép.
- Một số loại giấy tờ trong hồ sơ do có thời gian lâu nên hiện nay thường bị rách nát,
mờ thông tin rất khó đọc.
3. Tình hình thực hiện chính sách của Nhà nước và quy định của địa phương
trong công tác thực hiện chính sách trợ giúp xã hội tại Yên Khánh – Ninh
Bình
3.1. Theo quy định của nhà nước
3.1.1. Tình hình thực hiện chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên

Những năm qua, Đảng và Nhà Nước đã ban hành nhiều chế độ, chính sách bổ
sung và điều chỉnh mức trợ cấp đối với các đối tượng trợ giúp xã hội thường xuyên
đảm bảo đúng đối tượng, đúng mục đích, nâng cao mức sống cho đối tượng, không
để đối tượng chịu thiệt thòi.
Căn cứ theo Nghị định 67/2007/NĐ – CP ngày 13/4/2007 được sửa đổi bổ
sung trong Nghị định số 13/2010/NĐ - CP ngày 27/02/2010 của Chính phủ được
ban hành về chính sách trợ giúp các đối tượng xã hội, theo đó mở rộng thêm các đối
tượng BTXH được hưởng mức trợ cấp tăng lên 50% so với quy định tại Nghị định
67/2007/ NĐ - CP.
Căn cứ Nghị định 68/2008/NĐ – CP ngày 30/5/2008 của chính phủ quy định
điều kiện tổ chức và thành lập các cơ sở BTXH phòng LĐTB&XH huyện Yên
Khánh đã nhanh chóng chỉ đạo và triển khai tới tất cả các xã, thị trấn trong toàn
huyện với mục đích tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về các chính sách trợ cấp
cho các đối tượng, và không ngừng nâng cao mức hưởng trợ cấp cho phù hợp, Đảm
bảo việc chi trả thường xuyên cho 1.887 lượt đối tượng sống tại cộng đồng do xã,
thị trấn quản lý với tổng kinh phí lên đến 412.290 nghìn đồng năm 2011 cụ thể:


×