Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn ngành cuả sinh viên trường đại học Nông lâm Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (293.76 KB, 38 trang )

1

PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU
1.1.Đặt vấn đề
Từ sau đổi mới năm 1986, đất nước ta đi vào phát triển nền kinh
tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa, từng bước hội nhập kinh tế
thế giới với nhiều động thái khác nhau, cụ thể là việc gia nhập các tổ chức
quốc tế, đặc biệt là sự kiện nước ta trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức
thương mại thế giới (WTO). Điều đó đưa đến cho đất nước những cơ hội và
thách thức mới, đòi hỏi chúng ta phải nhạy bén trong việc nắm bắt và tiếp thu
các tri thức tiên tiến, các thành tựu khoa học công nghệ từ các nước phát triển.
Để thực hiện được điều đó, trước tiên chúng ta phải có được đội ngũ trí thức,
đội ngũ kỹ sư, công nhân lành nghề. Tuy nhiên, một thực tế hiện nay là nền
giáo dục của chúng ta đang gặp phải rất nhiều khó khăn, bất cập chưa tìm ra
hướng giải quyết. Một trong những vấn đề mà ngành giáo dục hiện nay quan
tâm là tình hình đào tạo Đại học – Cao đẳng và thực trạng thừa thầy thiếu thợ.
Có thể nói, nguyên nhân chính của vấn đề này xuất phát từ việc chọn trường,
chọn ngành thi vào Đại học – Cao đẳng của học sinh THPT.
Các bạn học sinh hiện nay hầu như không được tư vấn và định hướng
đúng trong việc chọn trường,chọn ngành. Theo một số nghiên cứu trước đây
và qua sự phản ánh của các phương tiện truyền thông đại chúng thì học sinh
phổ thông chủ yếu chọn trường dựa vào các tiêu chí như: ngành đó đang
“hot” trên thị trường lao động, kiếm được nhiều tiền, nhàn nhã… mà ít quan
tâm đến năng lực và trình độ thực tế của bản thân. Một số khác lại chọn
trường theo sự quyết định của người thân hoặc xu hướng chung của bạn bè
tìm đến các trường có danh tiếng. Hoặc có học sinh chỉ chọn trường dựa vào
cảm tính mà bản thân không có sự tìm hiểu và nắm bắt những thông tin cần
thiết về trường thi tuyển… Để rồi đưa đến một số tình trạng như chán nản
trong việc học, bỏ học giữa chừng, ra trường không có việc làm hoặc làm trái
nghề, không đam mê nghề nghiệp…



2

Đứng trước thực tế trên, các cấp ban ngành đã có sự quan tâm và tạo
điều kiện cho học sinh có thể tiếp cận các thông tin thi tuyển bằng nhiều hình
thức khác nhau như: đưa thông tin tuyển sinh lên các phương tiện truyền
thông đại chúng, tổ chức các hoạt động tư vấn và giải đáp thắc mắc, nhiều
Trường đại học đã cử cán bộ tư vấn về các Trường để cung cấp thông tin…
Tuy nhiên, do nhiều yếu tố khác nhau mà các hoạt động trên chỉ đến được với
số ít học sinh là người thành phố, còn tại các vùng sâu vùng xa thì hầu như
không được phổ biến. Thậm chí không ít học sinh thành phố còn khá mơ hồ
về những thông tin này hoặc chỉ biết qua quyển “Những điều cần biết về
tuyển sinh Đại học – Cao đẳng”.
Có thể thấy rằng việc chọn trường, ngành thi tuyển vào Đại học – Cao
đẳng đang tồn tại nhiều vấn đề bất cập cần quan tâm giải quyết.Xuất phát từ
vấn đề xã hội trên được sự đồng ý, giúp đỡ của BCN khoa KN & PTNT và
PGS.TS Hoàng Văn Phụ nhóm sinh viên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài: “Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn ngành cuả sinh viên
trường đại học Nông lâm Thái Nguyên ” nhằm tìm hiểu thực trạng của vấn
đề và đưa ra những suy nghĩ mang tính đề xuất để góp phần khắc phục những
bất cập hiện nay.
1.2.Mục tiêu của đề tài
1.2.1 Mục tiêu chung của đề tài
Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn ngành của sinh viên Đại
học Nông Lâm
1.2.2.Mục tiêu cụ thể của đề tài
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn ngành của sinh viên
Nông Lâm
-Tư vấn , định hướng, hướng nghiệp cho HS-SV trong việc chọn
ngành,chọn nghề, của sinh viên Đại Học Nông Lâm

-Xây dựng và phát triển hệ thống thông tin tư vấn và hướng nghiệp cho
học sinh, sinh viên trong các bậc học


3

1.3.Mục đích của đề tài
Tìm hiểu, xác định các yếu tố ảnh hưởng tới việc chọn ngành của sinh
viên Nông Lâm từ đó hướng tới và tác động những nhóm yếu tố ảnh hưởng
lớn nhất nhằm tư vấn và định hướng cho HSSV chọn đúng ngành , đúng nghề
1.4.Ý nghĩa của đề tài
- Đối với sinh viên: Góp phần cho HSSV nhận thức đúng việc chọn
ngành cho tương lai của chính mình.Tìm ra các giải pháp các định hướng phù
hợp cho mối sinh viên khi họ bước vào giảng đường
- Đối với thực tế: Góp một phần công sức nhỏ bé cho lĩnh vực nghiên
cứu giáo dục.Biết được tình hình chung của sinh viên hiện nay từ đó định
hướng và nâng cao kiến thức và sự hiểu biết về các ngàng nghề đào tạo của
các trường đáp ứng được tốc độ phát triển của giáo dục trên thế giới.
1.5.Yêu cầu nghiên cứu
- Trong quá trình nghiên cứu phải đảm bảo chọn mẫu một cách khách
quan.
- Người điều tra phải giữ vị trí trung lập.
- Các số liệu phải được thu thập và sử lý một cách chính xác.
1.6.Câu hỏi nghiên cứu
- Các yếu tố ảnh hưởng tới việc chọn ngành của sinh viên Nông Lâm
là gì?
- Tại sao phải xác định các yếu tố đó?
- Giải pháp nào để nâng cao sự hiểu biết của HSSV hiểu đúng ngành
nghề mà mình chọn?
1.7.Giả thuyết nghiên cứu

Hầu hết học sinh ,sinh viên trước khi thi Đại học họ chưa thực sự hiểu
hết, hiểu đúng những ngành nghề mà mình sẽ học sau này và các hoạt động
tư vấn và định hướng nghề nghiệp chưa thực sự hiệu quả đối với học sinh,
sinh viên.


4

PHẦN HAI: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1.Cơ sở khoa học cuả đề tài
2.1.1 Cơ sở khoa học
Quyết định về một ngành mình sẽ theo học quan trọng tới mức nào?
Có lẽ những ai đã học xong rồi – hay thậm chí không xong – đều nhất trí là
điều này thật then chốt trong cuộc đời. Thế nhưng phần lớn cũng phải thừa
nhận rằng, ngày xưa mình không hề ý thức đầy đủ tầm quan trọng của nó. Sự
lựa chọn thường hết sức may rủi, lý do của sự quyết định thường rất nông cạn.
Và, lịch sử dường như lặp lại thật, bạn trẻ ngày nay, khi đứng trước ngưỡng
cửa của sự chọn ngành, thường cũng không hiểu hết ý nghĩa của quyết định
đầu đời này.
Thời kỳ học cao đẳng hay đại học là giai đoạn quí báu nhất của đời
người. Đó là một thời kỳ kéo dài khoảng 4-6 năm nhưng nó quyết định hết
đời con người. Nó là thời gian tạo cho ta một khả năng chuyên môn về mặt
nghề nghiệp mà ai cũng phải có. Với tay nghề đó, con người làm việc, sáng
tạo, lao động... nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của đời người.
Thời gian học chính là giai đoạn chuẩn bị kiến thức cho nghề nghiệp mà cuối
cùng nghề nghiệp chính là xương sống của đời mình. Thời gian đó cũng là
giai đoạn hình thành cơ sở nhận thức và phán đoán của mỗi người. Giáo trình
đại học không những cung cấp cho ta kiến thức, mà quí báu hơn, nó dạy cho
sinh viên phương pháp luận để xử trí công việc. Thế nên chọn ngành học
chính là cái quyết định bao trùm hết cả cuộc đời, nó quyết định trình độ tư

duy của ta, nó là kẻ đưa đường dẫn lối ta sẽ làm ngành chuyên môn gì, giao
thiệp với tầng lớp nào, đời sống của ta có cơ may được hạnh phúc và đầy đủ
hay không, thậm chí trong một số trường hợp nó quyết giùm ta cả chuyện thứ
nhất nói trên. Thiết nghĩ điều đó ai cũng biết, kể cả các bạn trẻ chưa tròn đôi
mươi.
Quyết định đó quá quan trọng nên tại Việt Nam, nhiều bậc cha mẹ làm
giùm luôn cho con cái ! Ta vẫn thường nghe các vị phụ huynh khả kính nói


5

tôi sẽ "cho" con học ngành này ngành kia. Còn các bạn trẻ, nếu được ai hỏi,
thích học tập những gì, thích làm ngành nghề gì trong tương lai, phần lớn họ
rất lúng túng. Họ không biết chính xác mình muốn cái gì, dù trong một thời
đại được gọi là "thế kỷ của thông tin" như ngày hôm nay. Lý do chính của sự
"chủ động" của cha mẹ cũng như của sự lúng túng của bạn trẻ là ở chỗ, tất cả
mọi người đều nghĩ tới học ngành gì để về sau có việc làm, có nghề nghiệp
với mức thu nhập cao. Đó là tiêu chí thật ra rất chính đáng, quan trọng bậc
nhất mà con người ở Việt Nam hay ở phương Tây đều đặt ra như nhau.
Thế nhưng dù nó là tiêu chí chủ yếu nhất, nó chỉ là một trong nhiều tiêu
chí khác. Thanh niên nam nữ phương Tây, dù vừa xong phổ thông, khác với
bạn trẻ Việt Nam ở một điểm quan trọng: phần lớn họ biết mình muốn học
ngành gì, có ước vọng gì trong nghề nghiệp, biết mình yêu thích loại chuyên
môn nào. Dĩ nhiên trong đó có nhiều ước vọng đầy cảm tính và non nớt,
không phải họ muốn gì cũng được thực hiện cả.
Thế nhưng cha mẹ và các nhà giáo dục đều biết, khi bạn trẻ học đúng
ngành nghề mình yêu thích thì họ có say mê trong học tập, phát huy khả năng
sớm, thành tựu ngành học một cách xuất sắc. Đó chính là điều kiện tiên quyết
để có một việc làm xứng đáng, có thu nhập cao. Và với một công việc đúng
ngành nghề mình say mê thì có lẽ cuộc đời là một chuỗi những niềm vui.

Tại các nước giàu mạnh phương Tây, giới trẻ không sợ không tìm ra việc
làm, họ chỉ sợ mình không có chuyên môn cao. Những ai thật sự theo đuổi
đúng ngành nghề mình ưa thích, người đó sẽ học giỏi và có việc làm. Đó là
một trong những lý do làm sự phát triển khoa học kỹ thuật cũng như mọi
ngành khác trong xã hội trong các nước phương Tây luôn luôn ưu việt hơn
các nước khác. Nó cũng giải thích tại sao sinh viên và các nhà nghiên cứu trẻ
của họ thành tựu được nhiều sự nghiệp hơn các bạn trẻ của chúng ta, mặc dù
ta không kém họ về trí thông minh và sáng tạo.
Các bạn trẻ của ta chịu một thiệt thòi, đó là quá bức xúc vì phải kiếm một vài


6

ngành học "sáng giá" nhất định. Dù vậy ta cần học một kinh nghiệm của giới
trẻ phương Tây. Đó là, muốn có năng lực thật sự, sinh viên phải yêu thích say
mê môn học của mình, lấy nó làm động cơ bền bỉ để học tập và sáng tạo. Về
sau nó sẽ là niềm vui trong nghề nghiệp kéo dài suốt một đời
Dĩ nhiên cuộc đời không luôn luôn cho phép ta muốn gì được đó. Thế nhưng
muốn được điều nói trên thì trước hết bạn trẻ cần phải biết lắng nghe chính
mình, biết khám phá khả năng của mình. Dường như các bạn biết rõ xã hội
muốn gì , cha mẹ muốn gì và người yêu muốn gì nơi mình, còn chính mình
muốn gì thì không. Bạn có bao giờ phát hiện mình thật sự yêu thích ngành
nghề gì chưa. Hãy thử nhớ lại trong thời trung học, lúc thầy giáo giảng về
môn gì thì tim bạn đập mạnh hơn vì yêu thích và hâm mộ môn đó. Hay bạn
chỉ học vì lấy điểm? Hãy thử tạm quên thành kiến của xã hội và ảnh hưởng
của cha mẹ để xem thâm tâm mình muốn theo hướng nào, kể cả những ngành
bị mọi người coi nhẹ. Có thể bạn sẽ thích ngành thiên văn, khảo cổ, kiến trúc,
âm nhạc, tâm lý, triết học, lịch sử... Cũng có thể cuối cùng bạn sẽ kết luận
mình yêu kinh tế, khoa học, tin học, y khoa, kỹ thuật... nhưng đó là kết luận
của chính bạn, chứ không phải của bất cứ ai khác. Và chỉ có niềm tin và kết

luận của chính mình mới đưa mình đi xa nhất.
Không phải dễ dàng phát hiện ra "thiên hướng" của mình. Thế nhưng nó chỉ
trả lời khi có ai hỏi đến nó. Có khi nó đến rất chậm, lúc tất cả đều đã trễ. Có
khi nó không bao giờ lên tiếng.
Tìm hiểu khả năng và thiên hướng của mình không phải là câu kết luận
giản đơn của một thời điểm nhất định, mà là một quá trình ngày càng tinh tế.
Song song, việc học và nghề nghiệp cũng không phải là chuyện của một ngày,
một buổi mà là một cuộc hành trình với càng ngày càng nhiều cơ hội và khả
năng.
Cuối cùng, nghệ thuật sống của bạn trong quá trình học tập và thực hành
nghề nghiệp là theo đuổi được ý thích và say mê của mình một cách tối đa
nhưng phải phù hợp với điều kiện khách quan và cụ thể của đời mình. Có khi


7

bạn thực hiện được nhiều, có khi ít hơn, nhưng đã cố tâm và tỉnh giác thì bạn
sẽ không đánh mất cơ may.
2.1.2. Vài nét về tình hình chung của trường Đại Học Nông Lâm Thái
Nguyên
Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên thuộc Đại học Thái Nguyên được
thành lập ngày 19 tháng 9 năm 1970, theo quyết định số 98/TTD của thủ
tướng chính phủ, trên cơ sở trường Trung học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp
Việt Bắc, khi đó có tên là trường Đại học Kỹ thuật Miền núi. Theo Quyết
định số 56/TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 25 tháng 2 năm 1971, trường
đã đổi tên là Trường Đại học Nông Lâm Miền núi. Ngày 31 tháng 3 năm
1972, Phủ Thủ tướng đã có văn bản số 750 VP/15 về việc đổi tên Trường Đại
học Nông Lâm Miền núi thành Trường Đại học Nông nghiệp III. Từ ngày 04
tháng 4 năm 1994 Đại học Thái Nguyên được thành lập theo Nghị định số
31/CP của Chính phủ và Trường Đại học Nông nghiệp III trở thành một

trường đại học thành viên của Đại học Thái Nguyên với tên gọi trường Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên.
Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên được nhà nước giao nhiệm
vụ là đào tạo cán bộ quản lý và kỹ thuật nông lâm nghiệp có trình độ cao,
nghiên cứu khoa học và chuyển giao khoa học công nghệ cho phát triển kinh
tế xã hội các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam. Từ ngày thành lập đến nay,
Trường đã không ngừng phát triển trưởng thành và khẳng định được vị trí
trọng điểm số một trong việc đào tạo cung cấp nguồn nhân lực nông lâm
nghiệp có trình độ cao cho khu vực. Ngày đầu thành lập, Trường mới chỉ đào
tạo một bậc học đại học cho 2 chuyên ngành là chăn nuôi và trồng trọt, thì đến
nay đã đào tạo cả 5 bậc học là tiến sỹ, thạc sỹ, đại học, cao đẳng và trung học
kỹ thuật cho 15 chuyên ngành khác nhau. Sau 39 năm thành lập Nhà trường
đã và đang đạo tạo 5 khoá nghiên cứu sinh, 16 khoá cao học, 40 khoá sinh
viên đại học và nhiều khoá cao đẳng và đã cung cấp 14.966 kỹ sư và 350 cán


8

bộ trình độ thạc sỹ và tiến sỹ về kỹ thuật và quản lý nông lâm nghiệp cho khu
vực miền núi phía Bắc.
Trong lĩnh vực khoa học – công nghệ, Nhà trường luôn chú trọng đến hiệu
quả nghiên cứu và áp dụng vào thực tiễn sản xuất. Từ năm 2000 đến nay,
trường đã chủ trì và triển khai thành công 5 đề tài cấp nhà nước, 187 đề tài
cấp bộ và 400 đề tài cấp trường, 50 dự án hợp tác với các tổ chức chính phủ
và phi chính phủ nước ngoài, 120 dự án chuyển giao khoa học công nghệ
trong nước. Trường có mối quan hệ chặt chẽ với tất cả các tỉnh miền núi phía
Bắc, các Bộ chuyên ngành liên quan đến đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao
khoa học công nghệ nông lâm nghiệp, thuỷ sản và phát triển nông thôn..
Trong xu thế hôi nhập quốc tế, Nhà trường đã rất thành công trong việc mở
rộng các mối quan hệ hợp tác quốc tế với các trường đại học có trình độ khoa

học tiên tiến trên thế giới như các trường ở Đức, Canada, Mỹ, Thái Lan, Hàn
Quốc, Úc, Hà Lan, Trung Quốc, Nhật Bản, Philippin vvv… nhằm tạo điều
kiện cho các cán bộ và sinh viên của trường tiếp cập với nền khoa học và
công nghệ tiên tiến trên thế giới để nâng cao trình độ, trao đổi tài liệu và
phương pháp giảng dạy, tăng cường trang thiết bị phục vụ đào tạo và nghiên
cứu.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình, Nhà trường
luôn coi trọng việc đào tạo, bồi dưỡng và xây dựng đội ngũ cả về số lượng và
chất lượng, qui hoạch lâu dài và cân đối hợp lý cơ cấu cán bộ giữa hai khối
giảng dạy và phục vụ giảng dạy. Ngoài số lượng cán bộ giảng dạy thỉnh giảng
ngoài trường, nhà trường có có 450 cán bộ làm công tác giảng dạy và phục vụ
giảng dạy. Trong số 300 cán bộ giảng chuyên môn, trong đó có 17 giáo sư và
phó giáo sư, 67 tiến sỹ và 129 thạc sỹ. Đa phần các cán bộ giảng dạy đã được
bồi dưỡng chuyên môn ở nước ngoài nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo ngày
càng cao của xã hội và quá trình hội và quá trình hội nhập quốc tế.
Để đáp ứng yêu cầu công nghiệp và hiện đại hoá nền nông nghiệp nước
nhà, Trường đã xây dựng một chiến lược phát triển toàn diện với định hướng


9

huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực nhằm đổi mới cơ bản nội
dung và phương pháp giảng dạy, phát triển đội ngũ cán bộ đảm bảo số lượng,
chất lượng và cân đối giữa các ngành nghề để thực hiện thành công các
chương trình đào tạo và chuyển gíao công nghệ khoa học mũi nhọn như: công
nghệ sinh học, công nghệ sau thu hoạch và chế biến nông sản, công nghệ môi
trường, bảo tồn tài nguyên vv…
Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên là một tập thể đoàn kết nhất
trí, khắc phục mọi khó khăn để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của Đảng và
Nhà nước giao cho. Đảng bộ nhà trường nhiều năm liền được Tỉnh uỷ Thái

Nguyên công nhận là tập thể trong sạch, vững mạnh và xuất sắc. Nhà trường
nhận được nhiều phần thưởng cao quý của Nhà nước đó là : Huân chương
Lao động hạng ba, hạng hai và hạng nhất vào các năm 1990, 1995 và 2000.
Từ những thành tựu và truyền thống tốt đẹp của Nhà trường, năm 2005 Nhà
trường đã được Nhà nước trao tặng Huân chương Độc lập hạng ba. Đây là
vinh dự to lớn và niềm tự hào của các thế hệ thầy và trò Trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên. Giáo viên, cán bộ công nhân viên và sinh viên của
nhà trường đang nỗ lực phấn đấu xây dựng Trường Đại học Nông lâm Thái
Nguyên thành trường tiên tiến xuất sắc, là một trong những cơ sở đào tạo Đại
học và sau đại học hàng đầu trong lĩnh vực nông lâm nghiệp, phục vụ sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
2.2.Các yếu tố ảnh hưởng tới sự chọn ngành của sinh viên Trường Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên
2.2.1.Gia đình định hướng
Bên cạnh sinh thành, nuôi dưỡng,việc định hướng nghề nghiệp cho con
cái còn là một trách nhiệm qua trọng của người cha, người mẹ. Hiện nay,
trong thời kì hội nhập, kinh tế phát triển vượt bậc với nhiều ngành nghề mới
xuất hiện, nhu cầu việc làm của xã hội đang thay đổi dựa trên sự chuyển dịch
cơ cấu kinh tế, khá nhiều thanh thiếu niên đang lúng túng không biết lựa chọn
ngành nghề gì cho phù hợp. Tại các trường học, nhiều chương trình tư vấn


10

nghề nghiệp được tổ chức để giúp cho các bạn HSSV lựa chọn nghề nghiệp.
Nhưng hầu hết, các chương trình này chỉ dừng lại ở việc chọn ngành học
trường đại học hoặc cao đảng. Đây chỉ là một đoạn ngắn trong chuỗi định
hướng nghề nghiệp cho học sinh. Vì vậy, việc định hướng nghề nghiệp cho
thanh thiếu niên sao cho phù hợp với khả năng và nhu cầu của xã hội, đó là
vấn đề mà toàn xã hội và các bậc phụ huynh cần phải suy nghĩ và quan tâm.

Định hướng nghề nghiệp không thể chờ khi con người lớn lên mà phải được
bắt đầu ngay từ lúc bé trong gia đình, trong sự hình thành nhân cách của
thanh thiếu niên.
Vai trò quan trọng của gia đình trong việc định hướng nghề nghiệp
cho con đã được thể hiện khá rõ nét qua đề tài này. Với kết cấu gồm 4 phần,
tác giả đã bắt đầu đi từ giải thích một số khái niệm quan trọng, trình bày lối
tiếp cận riêng của mình. Trên cơ sở những số liệu thu thập được, tác giả tiến
hành xử lý, phân tích bằng phần mềm SPSS 11.5 và phần mềm Microsoft
Excel từ đó kết luận về nhận thức, thái độ và những việc làm cụ thể của gia
đình trong việc định hướng về nghề nghiệp cho con. Mặt khác, những kết quả
này còn giúp tác giả so sánh sự tác động của các yếu tố chính như: trình độ
học vấn, nghề nghiệp của cha mẹ, điều kiện kinh tế của gia đình đến việc định
hướng nghề nghiệp cho con cái.
Để nâng cao vai trò của gia đình trong việc định hướng nghề nghiệp cho
con cái ta cần phải :
- Cần phải có sự thống nhất nhận thức làm cho các gai đình đều thấy
rõ tầm quan trọng trong định hướng nghề nghiệp cho con cái;
- Trang bị những tri thức khoa học về nội dung định hướng nghề
nghiệp cho con;
- Cần khuyến khích các gai đình đa dạng hóa các hình thức định hướng
nghề nghiệp cho con;
- Nhà nước cần có những chính sách cụ thể để đảm bảo tính pháp lý
thống nhất trong toàn xã hội.


11

2.2.2. Đào tạo theo nhu cầu xã hội.
Trước hết, các đại học phải đào tạo đúng các ngành nghề mà xã hội có
nhu cầu và không đào tạo thừa, vì như thế là gây lãng phí. Nhưng đâu là

những ngành nghề mà xã hội đang cần, và cần bao nhiêu? Hiện nay Bộ GDĐT phân bố chỉ tiêu tuyển sinh cho các trường dựa trên lượng giảng viên và
cơ sở vật chất, trong khi lẽ ra phải dự báo, nắm bắt nhu cầu xã hội trong ngắn,
trung và dài hạn, từ đó phân bổ chỉ tiêu theo năng lực từng trường. Hiện nay,
chúng ta hoàn toàn mù mờ về nhu cầu nguồn nhân lực của xã hội.
Thứ hai, có thể hiểu đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội là trình độ sinh viên
khi tốt nghiệp phải đáp ứng được mong đợi của người sử dụng. Nhưng hình
như chúng ta còn chưa có đủ qui chuẩn đào tạo. Chưa kể yêu cầu về “tay
nghề” của các tổ chức rất khác nhau. Nếu chúng ta đào tạo trình độ làm việc
trong doanh nghiệp vừa và nhỏ thì chắc chắn không thể thỏa mãn yêu cầu của
một công ty đa quốc gia. Do đó phải xác định nhà trường sẽ đáp ứng nhu cầu
xã hội ở mức độ nào, người sử dụng phải đào tạo lại, đào tạo thêm những gì...
Không thể nói là các cử nhân, kỹ sư ra trường phải làm được việc một cách
chung chung.
2.2.3. Chọn nghề theo sở thích
Sở thích luôn là một trong những tiêu chí quan trọng trong việc hướng
nghiệp. Nếu không có sở thích, bạn sẽ không có hứng thú trong công việc, từ
đó khó mà có được thành công trong cái nghề của mình. Vì vậy, bên cạnh sở
thích của mình, bạn cần chú ý thật nhiều đến những tố chất cũng như khuyết
điểm của bản thân. Đừng lầm tưởng những cái thật cơ bản như nếu vẽ giỏi thì
có thể trở thành kiến trúc sư hay giỏi văn thì sẽ là phóng viên giỏi. Mỗi nghề
luôn có những đòi hỏi người lao động cần có những tốt chất nào để có thể
hoàn thành tốt công việc, hãy chú ý đến những đòi hỏi đó để tránh sai lầm khi
chọn cho mình một nghề, một ngành học thích hợp.


12

2.2.4.Chọn ngành nghề theo bạn bè
Một nét tâm lý rất rõ của HSSV là bị tác động mạnh bởi nhóm bạn đồng
lứa và việc chọn ngành học cũng không tránh khỏi sự tác động này. Chính vì

vậy, HSSV cần “bình tâm” suy nghĩ cho chính mình, đừng để quan điểm của
nhóm bạn chi phối sự chọn lựa của mình.
2.2.5.Chọn ngành nghề theo các yếu tố khác
Ngoài các yếu tố trên HSSV còn bị tác động bởi các yếu tố khác như:- Chọn
nghề may rủi theo kiểu chọn đại.
- Chọn nghề theo “mác”, theo “nhãn”, theo phong trào.
- Chọn nghề nổi tiếng, dễ kiếm tiền mà không biết nghề đó có phù hợp
với mình không.
- Chọn nghề theo những điều kiện có liên quan như: điều kiện kinh tế, cá
nhân hoặc gia đình.
- Nhờ những người dùng phương pháp thần bí lựa nghề giúp bạn như các
nhà chiêm tinh, thầy bói (xem chỉ tay, chữ viết, coi tướng...).
2.3. Tư vấn, hướng nghiệp
2.3.1.Khái niệm
Hướng nghiệp – là khái niệm chung của một trong những lĩnh vực văn
hóa xã hội, thực hiện dưới hình thức quan tâm của xã hội và tạo nghề cho thế
hệ đang lớn lên, hỗ trợ và phát triển những thiên hướng và thực hiện đồng bộ
các biện pháp chuyên môn tác động đến con người trong việc tự xác định
nghề nghiệp và chọn lựa hình thức tối ưu để có việc làm, có tính đến nhu cầu
và năng lực của con người, kết hợp với hoàn cảnh kinh tế - xã hội trong thị
trường lao động. Do tình hình các nghề và việc làm hiện nay thường xuyên
thay đổi cho nên hoạt động hướng nghiệp không còn giới hạn ở trường phổ
thông mà cần thiết mở rộng cho các tầng lớp dân cư khác nhau.
2.3.2. Các phương pháp tư vấn hướng nghiệp :
- Tư vấn thông tin hướng dẫn nhằm giới thiệu với thanh thiếu niên
nội dung nghề mà mình định chọn.


13


Ở đây, người cán bộ tư vấn sẽ giới thiệu về những yêu cầu của nghề đối với
những phẩm chất cá nhân của con người, đồng thời chỉ ra con đường để đạt
được nghề nghiệp và triển vọng nâng cao tay nghề.
- Tư vấn chẩn đoán nhằm làm bộc lộ hứng thú, thiên hướng, năng lực
và những phẩm chất nghề chuyên biệt của con người trên cơ sở nghiên cứu và
đo đạc (nhân trắc) con người một cách toàn diện. Mục đích của tư vấn chẩn
đoán là xác định trong những lĩnh vực hoạt động nào con người có thể lao
động thành công nhất, tức là đem lại lợi ích tối đa cho xã hội, đồng thời đưa
lại niềm vui và sự hài lòng cho bản thân người lao động.
- Tư vấn y học nhằm làm bộc lộ sự phù hợp giữa trạng thái sức khỏe
với yêu cầu của nghề mà một người lựa chọn. Nếu như người đó mắc một
trong những chứng bệnh thuộc loại chống chỉ định của nghề thì người cán bộ
tư vấn sẽ khuyên nên chọn một nghề khác gần gũi với thiên hướng và hứng
thú, đồng thời phù hợp với trạng thái sức khỏe của người đó. Chẳng hạn,
những người rối loạn sắc giác sẽ không được chọn những ngành giao thông
vận tải, thông tin tín hiệu, v.v…
- Tư vấn hiệu chỉnh được tiến hành trong trường hợp ý định nghề
nghiệp của con người không phù hợp với khả năng và năng lực thực tế của
họ. Trong trường hợp này, kế hoạch nghề nghiệp của cá nhân cần được xem
xét và uốn nắn lại cho phù hợp với tình hình. Ví dụ, trên cơ sở những cứ liệu
thu được khi nghiên cứu nhân cách con người, cán bộ tư vấn sẽ khuyên thanh
thiếu niên nên chọn một nghề khác phù hợp hơn với những đặc điểm tâm sinh
lý của mình
2.3.3.Nhiệm vụ chung của hướng nghiệp
Nhiệm vụ xã hội cơ bản của hướng nghiệp là: Tìm một nghề phù hợp
nhất với những khả năng của cá nhân và thỏa mãn nhu cầu nhân lực cho tất cả
các lĩnh vực nghề nghiệp (thị trường lao động) ở cấp độ quốc gia .


14


2.3.3.1 Hướng nghiệp là hướng đối tượng được hướng nghiệp theo một
nghề nhất định
Thực chất, hướng nghiệp không chỉ là đơn thuần là định hướng nghề
nghiệp, là chỉ dẫn cho mỗi cá nhân đi theo một nghề nghiệp định trước và
theo đuổi nghề nghiệp đó suốt cuộc đời. Hướng nghiệp phải được hiểu là tạo
điều kiện để cá nhân đó khám phá và phát huy những năng lực của bản thân
để đóng góp tốt nhất cho xã hội trong khả năng có thể trong quá trình lao
động của mình.
Hướng nghiệp tốt sẽ tạo điều kiện cho mỗi cá nhân được thử sức
mình và khám phá năng lực bản thân ở những lĩnh vực khác nhau
mà cá nhân đó có tiềm năng đóng góp tốt dựa trên những yếu tố như
sở thích, cá tính, khả năng kết hợp với những kỹ năng, nền tảng học vấn được
đào tạo ở trường học và trong quá trình lao động.
Những sai lầm trong việc hiểu về hướng nghiệp đã khiến không ít
những trẻ em bị bỏ qua năng khiếu và không phát triển được khả năng của
mình một cách tốt nhất, không ít em hầu như không có tiếng nói trong quyết
định ngành nghề theo học hoặc công việc mà mình sẽ làm. Điều này về lâu
dài dễ dẫn đến sự nhàm chán, bất mãn trong công việc và hạn chế khả năng
sáng tạo, khám phá bản thân và hạn chế sự đóng góp cho xã hội.
2.3.3.2 Thông tin hướng nghiệp là cung cấp thông tin về trường và ngành
nghề đào tạo
Những thông tin về trường nào dạy ngành gì, thi khối nào, hay chọn trung
tâm đào tạo, dạy nghề nào về thực chất chỉ mới là những thông tin bề nổi.
Thông tin hướng nghiệp cần phải hiểu ở một phạm vi rộng hơn đó là thông
tin về các ngành nghề, các nghề nghiệp gồm cả những nghề nghiệp mới xuất
hiện, thông tin thị trường lao động (nhu cầu tuyển dụng trên thị trường, mức
lương, phân bố lao động ở các vùng miền), thông tin cung cấp và hướng dẫn
hoàn thiện kỹ năng quản lý công việc và sự nghiệp của mình trong một thế



15

giới việc làm đầy thách thức, thông tin về các khóa học, khóa đào tạo để bổ
sung và hoàn thiện kiến thức, kỹ năng.
Để có một khối lượng thông tin đồ sộ, toàn diện như vậy, Nhật Bản đã phải
phối hợp nhà trường và doanh nghiệp với các bộ, ngành để đưa ra những
thống kê chính xác và liên tục được cập nhật. Một ban chuyên trách hướng
nghiệp ở các trường làm nhiệm vụ cung cấp thông tin cho học sinh, sinh viên.
Vương quốc Anh thì thành lập các trung tâm, tổng đài tư vấn với nguồn số
liệu và thông tin cập nhật hàng tháng từ trả lời những câu hỏi từ đơn giản đến
phức tạp về các khóa học- khoảng hơn 600000 khóa, tư vấn về quản lý thời
gian, tổ chức cuộc sống như điều kiện chăm sóc con trẻ, nguồn tài chính để
đảm bảo người dân của họ có thể theo đuổi một chế độ học tập suốt đời.
Người dân cũng có thể tiếp cận nguồn thông tin khổng lồ này từ website.
2.3.4. Ý nghĩa của hướng nghiệp
Xã hội ngày càng phát triển, vấn đề năng suất và hiệu quả lao động ngày
càng trở nên quan trọng. Con người là chủ thể hoạt động nên chính con người
quy định ở chừng mực đáng kể năng suất và hiệu quả của hoạt động lao động
nghề nghiệp. Tuy nhiên, khả năng của con người rất khác nhau và thế giới
nghề nghiệp cũng vô cùng phong phú, đa dạng, mỗi nghề đòi hỏi những khả
năng khác nhau ở người lao động. Ví dụ: các nghề trong lĩnh vực nghệ thuật
cần trước hết óc thẩm mỹ, tưởng tượng nghệ thuật và khả năng tư duy hình
ảnh. Các nghề tiện, nguội, phay, bào… thuộc lĩnh vực cơ khí đòi hỏi khả năng
ước lượng bằng mắt kích thước của các vật thể, cảm giác nhạy bén của đầu
ngón tay về độ nhẵn bề mặt của vật thể. Các nghề thêu, ren… trong lĩnh vực
thủ công mỹ nghệ truyền thống cần đến sự khéo léo của các ngón tay, thị giác
tốt, tính kiên trì, tỉ mỉ, khả năng phân biệt và phối hợp màu sắc tốt… Những
người đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả lao động cao ở một nghề nào đó
thường là những người có sự phù hợp với nghề đã chọn về mặt tâm sinh lý.

Sự phù hợp nghề là tập hợp những đặc điểm tâm sinh lý bảo đảm cho con
người đạt kết quả cao trong lao động nghề nghiệp.


16

Như vậy, vấn đề đặt ra là muốn có hiệu quả lao động nghề nghiệp cao
thì phải tuyển chọn được những người có sự phù hợp nghề ở mức độ cần thiết
vào học hay làm việc ở nghề tương ứng.
Tuyển chọn nghề là xác định xem ở các đối tượng dự tuyển có sự phù
hợp với một nghề cụ thể hay không để có quyết định tuyển hay không
tuyển vào học hay làm việc. Tuyển chọn nghề đi từ nghề / nhóm nghề đến
con người vào học hay làm việc. Trong khi đó như chúng ta đã biết, tư vấn
nghề lại xuất phát từ con người, đi từ con người đến nghề, xem xét đối chiếu
những đặc điểm tâm sinh lý cá nhân với yêu cầu của các nghề để khuyên con
người, chủ yếu là thanh thiếu niên đến với những nghề mà họ có thể đáp ứng,
phù hợp được.
Từ lâu, các nhà kinh tế, các chủ xí nghiệp, công ty đã rất quan tâm, chú ý đến
vấn đề tuyển chọn do thấy rõ lợi ích mà nó đem lại. Ở Mỹ, từ đầu thế kỷ 19
người ta đã rất chú trọng nghiên cứu nguyên nhân của sự khác biệt về năng
suất lao động của các cá nhân trong tập thể lao động sản xuất. Chẳng hạn, X.
Tompson, một nhà tổ chức lao động khoa học người Mỹ đã nghiên cứu tại
một phân xưởng vòng bi và đã phát hiện ra mức độ nhạy cảm của con người
đối với các vật nhỏ là nguyên nhân chủ yếu và trước hết của sự khác nhau về
năng suất lao động giữa các công nhân. Ông đã đề xuất cách xác định hệ số
nhạy cảm này để dựa vào đó người ta tuyển chọn được những người có các
đặc điểm tâm, sinh lý phù hợp. kết quả là chất lượng sản phẩm tăng 60-70%,
ngày công rút ngắn được 2 giờ và lương công nhân tăng 80%.
Tuyển chọn nghề giúp cho việc ngăn ngừa hay giảm bớt tai nạn lao động, đặc
biệt là trong ngành giao thông vận tải. Biện pháp thiết thực nhất, có hiệu

quả nhất để ngăn chặn và giảm bớt tai nạn giao thông là phải đề cao yêu cầu
tuyển chọn về tâm sinh lý người học lái tàu, lái xe vận tải…
Tuyển chọn nghề giúp con người đến được với nghề mà họ phù hợp, do vậy
họ đạt đươc thành công trong nghề ấy, yên tâm và gắn bó với nghề. Qua
nghiên cứu, người ta thấy rằng tuyển chọn nghề làm giảm sự thuyên chuyển


17

hoặc bỏ nghề từ 2 đến 3 lần, chi phí cho đào tạo và đào tạo lại giảm đi một
cách đáng kể…
Để xác định sự phù hợp nghề nhằm mục đích tuyển chọn nghề , người
ta phải căn cứ vào các đặc đềm tâm, sinh lý của từng cá nhân một cách cụ thể
và chính xác.
2.4.Việc chọn ngành,chọn nghề của sinh viên Việt Nam.
2.4.1.Tình hình chung
Theo báo cáo khoa học của Viện Nghiên cứu Giáo dục thì hơn 80%
giới trẻ ở Việt Namcó ước mơ nghề nghiệp, nhưng không đủ tự tin nên họ
chẳng dám quyết tâm theo đuổi để lập nghiệp.
Báo cáo ấy còn cho biết hơn 83% học sinh sinh viên (HSSV) cho biết dự
định tương lai của mình chỉ là học giỏi những môn phải thi, cốt để lo trúng
tuyển .
Hơn 72% HSSV cảm thấy khó khăn và rất lúng túng trong các kỹ năng
mềm, như giao tiếp ứng xử, suy nghĩ tập trung, làm việc hợp tác…
Hơn 75% HSSV sau tốt nghiệp vẫn chưa đủ tự tin để dấn thân lập nghiệp, mà
chỉ mong “học nữa học mãi” để có bằng cấp cao hơn nữa…
Một thực trạng rất đáng quan tâm là nhà trường chưa giúp được gì đáng kể
cho việc định hướng lập nghiệp của HSSV. Kết quả điều tra cho thấy có hơn
75% giáo viên không quan tâm đến giáo dục hướng nghiệp và chẳng có tác
dụng gì trong việc định hướng tương lai cho HSSV.

Tại Hội thảo khoa học “Nhận thức và thái độ của HSSV về định hướng
tương lai” được tổ chức tại Hà Nội vừa qua, các đại biểu đã nêu ra rất nhiều
bất cập giữa nội dung, phương pháp, tổ chức giáo dục so với mục tiêu đào
tạo; giữa mục tiêu đào tạo trước mắt với mục đích giáo dục lâu dài (định
hướng tương lai)… Cũng có rất nhiều lỗ hổng trong chất lượng và hiệu quả
đào tạo, như tính nhân bản, tính hướng nghiệp…
Thực trạng tình hình giáo dục cho thấy những điều đáng lo lắng về
sự bất cập trong chương trình, nội dung cũng như phương pháp dạy và học


18

vừa trì trệ, vừa hẫng hụt vừa lệch hướng… Một trong những lệch hướng và
bất cập nghiêm trọng nhất là đã biến việc dạy và học trong nhà trường thành
“lò thi đấu” giữa các sĩ tử chạy theo khoa bảng và đuổi theo bằng cấp. Đến
nỗi thầy giáo chỉ biết “dạy chữ” mà không quan tâm giáo dục hướng nghiệp;
học trò chỉ biết luyện thi mà không có chí lập nghiệp và lập thân. Và nhất là,
vì không được quan tâm rèn giũa các kỹ năng mềm (giao tiếp, ứng xử, tự
học, hợp tác, dấn thân, chuyên tâm…), nên khi vào đời lập nghiệp họ chỉ biết
ngơ ngác như gà công nghiệp!
Vấn đề được đặt ra và thu hút được nhiều ý kiến đóng tích cực trong
Hội thảo với chủ đề: Giải pháp nào cho việc hỗ trợ HSSV khi họ muốn định
hướng tương lai?
Có rất nhiều giải pháp được nêu ra. Trong đó có một giải pháp xuyên suốt, đó
là TƯ VẤN HƯỚNG NGHIỆP. Bước đầu của tư vấn hướng nghiệp là giúp
họ giải tỏa được những băn khoăn trong nhận thức và thái độ khi chọn nghề,
lập nghiệp và định hướng tương lai.
Nhiều học sinh đã đến gặp nhà tư vấn để hỏi rằng, có một thực tế rất đời,
rất thật, khá phổ biến, khiến nhiều HSSV (ngay cả những người học giỏi
nhất) cũng phải băn khoăn:

- Có nhiều người học rất giỏi, nhưng lúc ra trường lại làm một nghề rất
dở ! Trong khi có người không giỏi mà vào đời lại kiếm được một nghề hay,
ngon lành, chẳng tốn công sức, có đời sống khá giả và được trọng vọng!
- Có người ước mơ hoài mà không chọn được nghề và làm được việc
mình thích ! Trái lại, có không ít người chẳng mất công mơ ước, không có
hoài bão chi, lại nghèo đức kém tài, vậy mà gặp may có “ô dù” như “diều gặp
gió” mà vút lên!
2.4.2.Thực trạng sinh viên chọn học các ngành nông - lâm - ngư nghiệp
Tuy thị trường lao động đang “khát” nhân lực ở khối ngành nông - lâm thủy sản, tỷ lệ lao động có việc làm trong lĩnh vực này lên đến 50 – 70%,
nhưng dường như không nhiều sinh viên mặn mà với ngành học này.


19

Năm học mới 2009, khoa có 250 chỉ tiêu ở bốn ngành học, nhưng chỉ có 61
tân sinh viên làm hồ sơ nhập học. Ngành Bảo vệ thực vật, một ngành chủ đạo
của nông nghiệp, nhưng hiện nay chỉ lèo tèo có 13 sinh viên nhập học, bằng
26% so với chỉ tiêu cần tuyển. Các ngành khác cũng rơi vào ảnh tương tự:
ngành nông học có 4 SV (chỉ tiêu 50), khoa học cây trồng có 42 SV (chỉ tiêu
100); thậm chí ngành khoa học nghề vuờn không có sinh viên nào nhập học.
so với mọi năm, năm nay các ngành Nông học, Công nghệ sau thu hoạch…
khó tuyển hơn nhiều (hiện ngành Nông học chỉ tuyển được khoảng 50% chỉ
tiêu đào tạo).
Những ngành như Nông học vốn không được nhiều thí sinh quan tâm lâu
nay, cộng với kết quả điểm thi khối B năm nay không cao nên nguồn tuyển
rất hạn hẹp. ĐH Tây Nguyên cũng phải xét tuyển khá nhiều chỉ tiêu NV3 đối
với các ngành như Bảo quản và chế biến nông sản, Bảo vệ thực vật, Trồng
trọt, Lâm sinh… Trường đang trông chờ vào NV3 và chỉ mong tuyển đủ 50%
chỉ tiêu đào tạo. ĐH Nông Lâm TP HCM cũng “chật vật” tuyển sinh các
ngành: Phát triển nông thôn và khuyến nông, Cơ khí nông lâm, Cơ khí chế

biến bảo quản nông sản thực phẩm… vì đến nay mới tuyển được khoảng 50%
chỉ tiêu. Tương tự, tại ĐH Đồng Tháp, hiện các ngành như Nuôi trồng thủy
sản, Sư phạm Kỹ thuật nông nghiệp đang thiếu chỉ tiêu trầm trọng. Cụ thể,
ngành nuôi trồng thủy sản phải xét tuyển NV3 nhưng hiện nay chỉ khoảng 30
sinh viên. Còn ngành Kỹ phạm kỹ thuật nông nghiệp hầu như không có nguồn
tuyển, hiện mới có 25 sinh viên.
Theo Bộ GD - ĐT, mỗi năm Việt Nam cần khoảng 1.300 - 1500 người có
trình độ ĐH trở lên, 4.000 - 5.000 người có trình độ cao đẳng và Trung cấp
chuyên nghiệp(TCCN) và 6.500 - 7.000 công nhân kỹ thuật các chuyên ngành
nông - lâm - thủy sản.
Tuy nhiên, đến nay mới có hơn 14.000 sinh viên trong 1.603.484 sinh
viên đang theo học các ngành nghề liên qua trực tiếp đến chế biến nông - lâm
- thuỷ sản, chiếm tỷ lệ 4.82%. Đối với TCCN, tỷ lệ học sinh trong lĩnh vực


20

này chỉ chiếm 4%. Trong khi đó, tỷ lệ lao động có việc làm trong lĩnh vực
nông - lâm - thuỷ sản chiếm đến trên 50% và tỷ lệ dân số sống trong vùng
nông thôn của Việt Nam hiện là 72.56%.
Theo Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Bành Tiến Long, nước ta có
mạng lưới các trường đào tạo chuyên về lĩnh vực nông nghiệp tương đối lớn,
trải dài từ Bắc vào Nam như Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Đại học Nông
-Lâm (Đại học Thái Nguyên), Đại học Nông -Lâm Huế, Đại học Nông -Lâm
TP. Hồ Chí Minh... Đó là chưa kể hệ thống các viện nghiên cứu khoa học với
các ngành nghề đào tạo phong phú, đa dạng. Số lượng các trường phục vụ cho
việc đào tạo nguồn nhân lực ngành nông nghiệp rất lớn nhưng thí sinh lại
không hào hứng với ngành này. Có rất nhiều nguyên nhân khiến sinh viên
không quan tâm như ngành học không hấp dẫn, việc làm cũng như thu nhập
không cao, việc đầu tư phát triển nguồn nhân lực chưa được quan tâm đúng

mức. Vì vậy, để giải quyết tình trạng này, Thứ trưởng Bành Tiến Long yêu
cầu các chương trình đào tạo khối ngành nông - lâm - ngư nghiệp cần đánh
giá, tham khảo chương trình đào tạo của các nước có nền nông nghiệp tiên
tiến. Để tăng thêm tính hấp dẫn, thuyết phục trong các bài học, phải đào tạo
theo hình thức tín chỉ, tăng số lượng các môn tự chọn. Ngoài ra, cần phải quy
hoạch hệ thống các trường đại học, cao đẳng, các viện nghiên cứu mạnh, có
đủ khả năng đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, ứng
dụng nhân lực trình độ cao, tạo nền tảng để nông nghiệp phát triển theo
hướng hàng hóa, công nghệ cao.


thể thu hút sinh viên theo học các khối ngành nông –

lâm – ngư nghiệp bằng hình thức hỗ trợ học phí cho sinh viên và chính sách
phụ cấp lương cho đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật làm việc trực tiếp tại
nông thôn. Đồng thời khuyến khích học sinh khu vực nông thôn, miền núi
theo học các ngành này. Đây là lực lượng được đánh giá có số lượng đăng ký
theo học đông nhất và đang có xu thế tăng. Năm 2003 có 122.000 thí sinh
trúng tuyển đại học, cao đẳng thì có đến 62,7% thí sinh thuộc khu vực ưu tiên.


21

Năm 2007, trong số 400.000 thí sinh trúng tuyển có 67,88% thí sinh thuộc
khu vực ưu tiên.
Là nước nông nghiệp với nhiều lợi thế từ các sản phẩm nhiệt đới nhưng
để biến tiềm năng đó thành h iện thực, làm động lực cho phát triển nền nông
nghiệp hàng hóa lớn, sản phẩm có khả năng cạnh tranh thì việc đầu tư vào quá
trình đào tạo nguồn nhân lực là cần thiết. Trước mắt, một số ngành học thuộc
khối nông nghiệp không hấp dẫn nhưng tương lai đây sẽ là nghề tạo ra cơ hội

việc làm lớn nhất. Các bạn thí sinh trước khi lựa chọn ngành học nên cân
nhắc, tính toán thật kỹ vấn đề này.
2.5.Việc chọn ngành,chọn nghề của sinh viên nước ngoài
Theo tài liệu thống kê của Bộ Giáo Dục Hoa Kỳ, gần 70% sinh viên
không biết chắc mình sẽ học ngành gì khi mới bước chân vào đại học. Điều
này cũng dễ hiểu vì hầu hết các trường đại học ở Mỹ không bắt buộc sinh
viên phải chọn “major” (ngành học chính) cho tới cuối năm học thứ hai
(ngoại trừ những trường 2 năm). Thêm vào đó, rất nhiều sinh viên ở Mỹ đổi
ngành học ít là một lần trong những năm học ở đại học. Do đó, nếu bạn chưa
biết chắc chắn sẽ học ngành gì khi mới vào đại học cứ bình tĩnh, đừng quá lo
lắng (don’t panic) .


22

PHẦN BA: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG,VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1.Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
-Các sinh viên trường Đại học Nông Lâm từ khoá 38 đến khoá 41
3.1.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: Tại trường Đại học Nông Lâm - Thái Nguyên
- Thời gian nghiên cứu: Từ 20/10/2009 đến 15/11/2009
3.2.Nội dung nghiên cứu
Căn cứ vào tên đề tài, mục tiêu nghiên cứu nhóm chúng tôi đưa ra nội
dung nghiên cứu gồm :
- Nghiên cứu về những yếu tố ảnh hưởng đên việc chọn ngành của sinh
viên trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
- Nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đó đến việc
chọn nghành của sinh viên hiện nay từ đó tác động tới các nhóm đối tượng có
mức độ ành hưỏng lớn nhất

- Thực trạng của việc chọn ngành trong sinh viên Đại học Nông Lâm.
- Nhu cầu tư vấn và định hướng nghề nghiệp, các thông tin nghành
nghề đào tạo, sự tham gia các hoạt động hướng nghiệp nhiện nay.
- Các giải pháp tổ chức tư vấn hướng nghiệp, và các hoạt động đào tạo
dạy nghề của giáo dục của ta hiên nay.
3.3 Phương pháp nghiên cứu và hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
3.3.1 Khung nghiên cứu
Mục tiêu Mục tiêu

Nội dung

Chỉ tiêu

chung

Phương

Nguồn

Người

pháp thông tin thực
- Nghiên

-Chỉ tiêu :

NC
- Thực

Thời

gian

hiện
-Điều tra Nông

NC
Từ

hiện

ngẫu

Thị

25/10

Xác

-Xác địn

định các

h các yếu

cứu

yếu

tố ảnh


về nhữ những yếu

điều

nhiên

Hiên,

đến

tố ảnh

hưởng

ng yếu

tra

thông

Nguyễ

18/11

Đánh giá
tố tác động


23


hưởng

đến việc

tố ảnh

chính tới

ngẫu

đến việc

chọn

hưởng

việc chọn

nhiên hỏi có

Ngọc

chọn

ngành

đên

ngành của


dựa

Thúy,

ngành

của sinh

việc

sinh viên

trên

Hoàng

của sinh

viên

chọn

trường Đại

bộ

Văn

viên Đại Nông


ngành

Học Nông

câu

Chức,

Học

của

Lâm Thái

hỏi

Lê Văn

Nông

sinh

Nguyên.

đã

Thườn

Lâm


viên

-Chỉ tiêu :

lập

g

trường

Trình độ,

về

Đại

năng lực

“Xác

học

thực tế của

định

Nông

sinh viên


các

Lâm

Đại Học

yếu

Thái

Nông Lâm

tố

Nguyê

Thái

ảnh

n.

Nguyên

hưởn

lâm

- Nghiên


g đến

cứu

việc

mức đ

chọn

ộ ảnh

ngàn

hưởng

h cuả

của

sinh

các

viên

yếu tố

trườn


ảnh

g đại

hưởng

học

đó đến

Nông

việc

lâm

qua bảng n Thị
sẵn.


24

chọn

Thái

nghành

Nguy


của

ên”.

sinh

-Thực

viên

hiện tổng

hiện

hợp theo

nay từ

từng nội

đó tác

dung

động

nghiên

tới các


cứu

nhóm

từ phiếu đi

đối

ều tra thu

tượng

được

có mức

trong

độ ành

lần đi thực

hưỏng

tế.

lớn

-Thực


nhất

hiên nhập

- Thực trạng

số liệu đã

của

tổng hợp

việc

vào máy

chọn

tính,

ngành

và sử lý

trong

bằng

sinh


Excel lập

viên Đ

biểu đồ so

ại học

sánh kết

Nông

quả sau

Lâm.

khi sư lý,


25

thảo luận
kết quả
nghiên
cứu sau
khi sử lý
và đánh
giá các
yếu tố ành
-Tư vấn , - Nhu cầu tư -Chỉ tiêu :


hưởng đó
-sử dụng

Dương

Từ

định

vấn và

Sự nhận

số liệ

Thị

25/10

hướng,

định

thức và hiểu

u

Kim


đến

hướng

hướng

biết các

thứ c

Yên,

18/11

nghiệp

nghề

ngành nghề

ấp

Lê Văn

cho học

nghiệp

đào tạo của


từ cá

Tiến,

sinh-

, các

sinh viên,

c bài



sinh viên

thông

khi tiến

báo

Minh

trong

tin

hành chọn


cáo,

Toàn,

việc

nghành ngành.

và tài

Ngô

chọn

nghề

-Chỉ tiêu :

liệu

Quang

ngành,ch

đào

Sự hiệu quả

thứ c


Khải

ọn nghề,

tạo, sự

của các

ấp

của sinh

tham

chương

viên Đại

gia các trình tư vấn,

nhóm

Học

hoạt

đào tạo

nghiê


Nông

động

nghề,

n cứu

Lâm

hướng

hướng

nghiệp

nghiệp, các

nhiện

phương tiện

-Thảo luận


×