Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

BÀI KIỂM TRA XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (385.98 KB, 8 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
KHOA LUẬT
  

BÀI KIỂM TRA
XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG

GIÁO

VIÊN
BỘ MÔN
LÝ NAM HẢI

SINH VIÊN THỰC HIỆN
PHẠM ANH TÀI – LỚP K35D

Huế, Ngày 10 tháng 5 năm 2012


BÀI KIỂM TRA
Họ tên : Phạm Anh Tài
Lớp :

Luật K35D

Môn : Xã Hội Học Đại Cương

Đề ra :
Câu 1: Theo anh (chị) văn hóa là gì ? Phân tích cơ cấu văn hóa ?
Câu 2: Phân biệt bình đẳng xã hội và bất bình đẳng xã hội ? Giữa vị thế xã hội
và vai trò xã hội?


Đối với vị thế là sinh viên Anh (chị ) cần phải có những vai trò xã hội nào ?
Bài làm
Câu 1:
Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều định nghĩa khác nhau về khái niệm văn hóa .
 Theo dân tộc học :
Văn hóa là tổng thể các phức tạp bao gồm các hiểu biết , niềm tin, nghệ thuật đạo
đức, luật pháp, thói quen, hoặc bất kỳ một năng lượng nào khác mà con người thu
nhậ được với tư cách là một thành viên của xã hội học.
 Theo triết học :
Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra,
trong quá trình thực tiễn lịch sử -xã hội và đặc trưng cho trình dộ đạt được trong
một lịch sử phát triển xã hội. (Những gì không phải tự nhiên do con người sáng tạo
thì là văn hóa )
 Theo xã hội học


Văn là sản phẩm của con người là các quan điểm về cuộc sống, tổ chức cuộc sống
và trải nghiệm cuộc sống ấy.
 Theo nhà nhân loại học
Người Anh Edward Burnett Tylor (1832 - 1917) đã định nghĩa văn hóa như sau:
văn hóa được hiểu theo nghĩa rộng trong dân tộc học là một tổng thể phức hợp
gồm kiến thức, đức tin, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục, và bất cứ những
khả năng, tập quán nào mà con người thu nhận được với tư cách là một thành viên
của xã hội.
Tóm lại:
 Văn hoá là một trong những mặt cơ bản của đời sống xã hội, là một tập hợp rộng
lớn bao trùm lên nhiều lĩnh vực của đời sống. Do đó phải xét văn hoá trên tính hệ
thống.
Văn hoá là sự khu biệt giữa xã hội này với xã hội khác, đem lại diện mạo,
bản sắc riêng cho cộng đồng ấy, xã hội ấy. Đó là tín đặc thù của văn hoá. Không có

một dân tộc nào lại không có văn hoá dù ở mức thang phát triển nào của xã hội.
Văn hoá là nền tảng xã hội, là chất keo gắn kết các thành viên trong cộng đồng với
nhau. Muốn hiểu được văn hoá của một cộng đồng, trước hết ta cần nắm được hệ
thống biểu tượng và ngôn ngữ của cộng đồng đó.
Biểu tượng là bất cứ vật gì mang một ý nghĩa riêng bịêt mà tất cả mọi nguời
trong cộng đồng đều có khả năng nhận biết được. do quá quen thuộc vì gán liền
với cuộc sống của chúng ta nên đôi khi ta không nhận ra được tầm quan trọng của
nó. Biểu tượng thay đổi theo thời gian, nếu không có biểu tượng, cuộc sống của
chúng ta sẽ trở nên xơ cứng. Biểu tượng là cách mà con người gán ý nghĩa cho
cuộc

sống.

Ngôn ngữ là hệ thống các biểu tượng mà ý nghĩa đã được chuẩn hoá, nhờ đó mọi
thành viên có thể nắm bắt, trao đổi thông tin, tín niệm, cảm nghĩ cho nhau. Ngôn
ngữ là công cụ để truyền đạt từ thế hệ này sang thế hệ khác, gồm ngôn ngữ noi và


viết. Mỗi dân tộc lại có một ngôn ngữ riêng của mình, các dân tộc lạc hậu, thường
là chưa có được chữ viết riêng.
Nền văn hoá của một dân tộc, bao gồm: văn hoá vật thể (vật chất) và phi
vật thể (tinh thần).
 Văn hóa phi vật thể là tổng thể nhưng kinh nghiệm tinh thần của nhân loại, là hoạt
động trí óc, các kết quả của nó nhằm đảm bảo sự phát triển của con người với tư
cách là một thực thể của văn hóa. văn hoá tinh thần được hình thành trong một thời
gian lâu dài và khi ổn định thì ít có sự thay đổi.
 Văn hóa vật chất là những sản phẩm của con người sang tạo ra bao gồm toàn bộ tư
liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng với tư cách là kết quả lao động sáng tạo của con
người.
Cơ cấu văn hóa:

 Giá trị:
Trong xã hội học giá trị là cái đáng có khâm phục, đáng noi theo, ảnh hưởng của
hành động cá nhân là cái người khác căn cứ đánh giá hành vi khuôn mẫu tác phong
của các hành viên trong một nhóm.
Ví dụ: Đức tính trung, thực dũng cảm trong phẩm chất chủa con người.
Giá trị biểu tưởng qua những khuôn mẫu, tác phong mà hình thành hành vi chức
năng điều chỉnh cá nhân hành động phù hợp.
Tùy theo hoàn cảnh giá trị luôn luôn thay đổi
 Mục tiêu:
Là sự dự đoán trước kết quả hành động, là cái mục đích thực tế cần hoàn thành
2 loại mục tiêu: Cá nhân và tổ chức
 Chuẩn mực:
Là những quy tắc xã hội của nhóm hay cộng đồng được mô hình hóa thống nhất và
và cho một vị thế xã hội và cho biết hành động như thế nào trong cuộc sống chuẩn
mực được thực hiện nguyên tắc đòi sống mang tính phổ quát như hiếu thảo với cha
mẹ phải kính trọng người già, phải giúp người hoạn nạn, không trộm cắp không


giết người …chuẩn mực quan trọng đối với xã hội là pháp luật pháp luật là nhưng
chuẩn mực có tính pháp chế. Pháp luật quy định cụ thể hành vi nào nên và không
nên làm theo hình phạt đối với nhưng ai vi phạm pháp luật.
Qua chuẩn mực cá nhân sẽ biết được mình biết làm gì mà sử xự cho đúng.
 Biểu tượng
Là cái khái quát cao vật tượng trưng và hình ảnh có khả năng diễn đạt hiện thực
bằng nghĩa láy của nó.
Ngôn ngữ là công cụ của tư duy là phương tiện tiếp nhận của tư duy, là phương
tiện diễn đạt cảm xúc, suy tư và phán đoán.
Câu 2: Bình đẳng xã hội và bất bình đẳng xã hội
 Bình đẳng xã hội
Là sự ngang bằng giữa người với người về một hay nhiều phương tiện xét dưới góc

độ xã hội là sự thừa nhận thiết lập các điều kiện,các cơ hội, quyền lợi nghĩa vụ
trách nhiệm ngang nhau cho sự tồn tại và phát triển của cá nhân, nhóm xã hội
- Bình đẳng tự nhiên
- Bình đẳng xã hội: Kinh tế, chính trị, văn hóa.
Bao hàm sự ngang hang giữa người với người 1 hay nhiều phương diện, kinh tế,
chính trị văn hóa, giai cấp dân tộc.
 Bất bình đẳng xã hội
Là sự không nghang bang về các cơ hội hoặc lợi ích đời sống cá nhân khác nhau
trong một nhóm hoặc nhiều nhóm khác nhau trong xã hội.
Cơ sở tạo nên bất bình đẳng xã hội :
Bất bình đẳng xã hội được hình thànhtrong đời sống xã hội, nhất là trong lĩnh vực
sản xuất vật chất và gắn liền với nó là sự phân công lao động xã hội, nền sản xuất
xã hội càng phát triển sự phân công lao động ngày càng phức tạp, bất bình đẳng xã
hội càng trở nên gay gắt.
Giữa vị thế xã hội và vai trò xã hội


 Vị thế xã hội
Vị thế là vị trí của một người trong cơ cấu tổ chức xã hội theo sự thẩm định, đánh
giá của xã hội.
Vị thế xã hội được tạo thành từ nhiều yếu tố khác nhau. Các cá nhân và nhóm xã
hội xác lập chỗ đứng của mình dưới tác động của các yếu tố này. Chúng bao gồm
các đặc điểm sinh lý, trình độ học vấn, tài sản, nghề nghiệp, dòng dõi…
 2 loại vị thế xã hội: Tự nhiên và xã hội.
- Vị thế tự nhiên là vị thế có sẵn được gắn cho cá nhân không phải cố gắng đạt được
mà được xã hội gán cho những vị thế này thương gắn với nhưng thiên chức nhưng
đặc điểm cơ bản mà cá nhân không thể kiểm soát được
- Vị thế xã hội là cái mà phải cố gắng đạt được ,vị thế xã hội phụ thuộc vào nỗ lực
phấn đấu và sự cố gắng vươn lên của bản than.
 Vai trò xã hội

Là tập hợp những chuẩn mực hành vi nghĩa vụ quyền lợi gắn với một vị thế nhất
định thực hiện vai trò nhưng hành vi thực tế của một cá nhân đang chiếm giữ một
vị thế trong xã hội.
- 2 trường hợp: Khi đang thực hiện vai trò xảy ra sự tiến cử hay nhấc vị trí
Căn thẳng vai trò khi cá nhân thấy nhưng trông đợi của một vai trò không thích
hợp với mình vì vậy họ tỏ ra khó khăn trong việc thưc hiện vai trò từ đó,đặc biệt cá
nhân luôn luôn ở trạng thái căn thẳng phải nỗ lực cao để thưc hiện vai trò khi vai
trò đó được nhiều hay nhiều người mong đợi kì vọng.
 Vị thế của sinh viên cần phải có những vai trò xã hội:
Thực hiện vai trò:
Thực hiện vai trò là những hành vi thực tế của một cá nhân đang chiếm giữ một vị
thế xã hội. Tức là, khi tiếp nhận một vị thế xã hội nào đó, cá nhân phải thực hiện
những yêu cầu, đòi hỏi của xã hội (thể hiện vai trò), nhưng không phải bao giờ
những điều mà cá nhân hiểu về vai trò và sự mong đợi của xã hội đối với các vai
trò đó cũng phù hợp với nhau. Hơn nữa, cá nhân nhiều khi không thực hiện tất cả


những hiểu biết của họ về các đòi hỏi với những vai trò trên thực tế. Vì vậy, tổng
hợp tất cả các vai trò mà cá nhân thực hiện sẽ tạo nên nhân cách xã hội của anh ta.
Như vậy, bao giờ cũng có độ chệch nhất định giữa việc thực hiện vai trò với sự kỳ
vọng của xã hội dành cho vai trò (vai trò mong đợi và vai trò thực sự). Nghĩa là,
trong đời sống hiện thực, thường tồn tại một khoảng cách giữa cái mà con người sẽ
làm và cái mà họ thực sự làm. Sự chênh lệch lớn chứng tỏ cá nhân không đáp ứng
được đòi hỏi của xã hội và khi không thực hiện đúng vai trò xã hội của mình thì
thường bị lên án vì không làm tròn bổn phận.
Mặc dù cá nhân thực hiện vai trò theo sự đòi hỏi của xã hội nhưng cá nhân sẽ
không thực hiện được nếu không có sự hợp tác của nhóm xã hội mà họ tham gia
vào. Ví dụ, sẽ không có giáo viên nếu không có sinh viên, sẽ không có người bán
hàng nếu không có khách hàng, sẽ không có người vợ nếu không có người
chồng...Và trong quá trình tương tác để thực hiện vai trò, quyền của cá nhân này

đồng thời lại là nghĩa vụ về vai trò của đối tác.
Một cá nhân có nhiều vị thế thì có nhiều vai trò khác nhau. Vì vậy, khi thực
hiện vai trò, cá nhân không được nhầm lẫn trong việc thực hiện vai trò phù hợp với
vị thế xã hội của mình ở từng thời điểm. Tuy nhiên, khi thực hiện vai trò trên thực
tế, cá nhân có thể gặp một số trường hợp sau:
- Xung đột vai trò: xảy ra khi cá nhân cùng lúc chiếm giữ hai hay nhiều vị thế. Vì
cá nhân tham gia nhiều nhóm xã hội khác nhau, họ phải đáp ứng những mong đợi
của các nhóm xã hội đó mà nhiều khi, những trông đợi đó xung đột với nhau về lợi
ích.
- Căng thẳng vai trò: khi cá nhân thấy những trông đợi của một vai trò không thích
hợp với mình. Vì vậy, họ tỏ ra khó khăn trong việc thực hiện vai trò đó, đặc biệt,
cá nhân luôn ở trong trạng thái căng thẳng, phải nỗ lực cao để thực hiện vai trò khi
vai trò đó được nhiều người có liên quan mong đợi, kỳ vọng, đòi hỏi quá nhiều.


"Vai trò là động lực đưa vị thế vào cuộc sống" (Linton). Vì vậy, cá nhân muốn
khẳng định vị thế thì phải thông qua vai trò xã hội tương ứng.



×