Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành dư luận xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.49 KB, 17 trang )

MỤC LỤC
I. Khái niệm chung về dư luận xã hội
1. Khái niệm
2. Đối tượng của dư luận xã hội
3. Phân biệt dư luận xã hội với tin đồn.
II. Các bước hình thành dư luận xã hội
1. Giai đoạn hình thành thuộc ý thức cá nhân
2. Giai đoạn chao đổi thong tin giữa mọi người
3. Giai đoạn tranh luận có tính chất tập thể về các vấn đề quan trọng
4. Giai đoạn đi từ dư luận xã hội đến hành động thực tiễn
III. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành dư luận xã hội
1. Tính chất của các sự kiện, hiện tượng xã hội, quá trình xã hội đang diễn ra
trong xã hội
2. Hệ tư tưởng, trình độ học vấn, kiến thức, hiểu biết kinh nghiệm thực tế của
xã hội con người

3. Thông tin đại chúng
4. Những nhân tố thuộc về tâm lý xã hội
5. Hoàn cảnh sinh hoạt chính trị-xã hội
6.

Các phong tục tập quán, hệ thống các giá trị, chuẩn mực xã hội
đang hiện hành trong xã hội

IV. Tác dụng của dư luận xã hội đối với lĩnh vực pháp luật
1. Tác dụng của dư luận xã hội đối với tâm lý pháp luật, từ đó ảnh hưởng đến
hoạt động tuân theo pháp luật.
2. Tác dụng của dư luận xã hội đối với hệ tư tưởng pháp luật.

LỜI MỞ ĐẦU



Dư luận xã hội chính là ý kiến còn lại sau quá trình thảo luận, trao đổi trong xã
hội. Dư luận xã hội có các tính chất cơ bản như tính khuynh hướng, tính lợi ích,
tính lan truyền… Và vì có những tính chất đặc trưng đó lên dư luận xã hội có tác
động vô cùng to lớn trong lĩnh vực pháp luật. Dưới đây, là những hiểu biết của cá
nhân em về những tính chất cơ bản của dư luận xã hội.
I.

KHÁI NIỆM CHUNG VỀ DƯ LUẬN XÃ HỘI

1. Định nghĩa:
Dư luận xã hội là một hiện tượng thuộc lĩnh vực tinh thần của đời sống xã
hội, phức tạp nên khó có thể lột tả được hết nội hàm của nó trong một định nghĩa
ngắn ngọn được. Chính vì vậy đã có nhiều quan điểm của các nhà nghiên cứu về
định nghĩa của dư luận xã hội được đưa ra. Tuy nhiên, sự nhất trí của họ về các
vấn đề này chưa cao. Trong mục nghiên cứu dư luận xã hội, chuẩn bị cho cuốn từ
điển bách khoa quốc tế về các ngành khoa học xã hội (International Encyclopedia
of the Social Sciences), (1968) đã ghi nhận rằng "không có một định nghĩa được
chấp nhận chung" cho thuật ngữ này. Dẫu rằng một khái niệm về dư luận xã hội
khó nhận được một sự chấp nhận chung, nhưng điều đó không có nghĩa rằng dư
luận xã hội không tồn tại, hay không có ý nghĩa nhất định nào đó trong các hoạt
động của xã hội. Kết hợp vai trò, ý nghĩa thực tiễn của dư luận xã hội, xuất pháp
từ đặc trưng về đối tượng và phương pháp nghiên cứu xã hội học, ta có thể định
nghĩa dư luận xã hội như sau: “Dư luận xã hội là tập hợp các ý kiến, thái độ có
tính chất phán xét, đánh giá của các nhóm xã hội, của cộng đồng xã hội hay xã hội
nói chung, nó có tính phổ biến tương đối, tính mạnh mẽ và bền vững nhất định đối
với những vấn đề đụng chạm tới lợi ích chung, thu hút được sự quan tâm của
nhiều người và được thể hiện trong các nhận định hoặc hành động thực tiễn của
họ”.
Dư luận xã hội tồn tại từ lâu đời cùng với xã hội loài người, được xem là có

trước cả luật pháp, có tác dụng là phương tiện giáo dục, định hướng và điều chỉnh
hành vi. Khi người ta nói đến dư luận xã hội, thường là người ta nghĩ đến những
2


đánh giá của cộng đồng đối với những sự kiện xã hội nhất định. Những đánh giá
này dù có chủ định hay không chủ định nhắm tới một ai, song ai cũng xem đó là
một đánh giá mà mình cần phải xem xét đến mỗi khi hành động.
Dư luận xã hội cũng được xem như là sự phản ánh của tồn tại xã hội, và như
thế nó là một dạng biểu hiện của ý thức xã hội, khi sự phản ánh này thể hiện ở một
mức độ nào đó, tích cực hay tiêu cực, cũng đồng thời thể hiện rằng, tồn tại xã hội
đang có những vấn đề xã hội cụ thể. Sự hình thành của dư luận xã hội theo nhiều
cách, bằng nhiều con đường đã khiến dư luận xã hội trở thành một thực thể trung
gian mang thông tin có ý nghĩa đối với sự tồn tại của cộng đồng và ảnh hưởng rất
lớn đối với các cá nhân và các nhóm trong xã hội.
2. Đối tượng của dư luận xã hội
Về đối tượng của dư luận xã hội, đa số các nhà nghiên cứu cho rằng đó là
các hiện tượng, sự kiện, quá trình xã hội có tính thời sự, cập nhật trình độ hiểu biết
của công chúng, được công chúng quan tâm vì nó liên quan đến nhu cầu lợi ích
của họ. Ví dụ: Những vấn đề khoa học trừu tượng liên quan đến tương lai xa xôi
của loài người sẽ khó trở thành đối tượng phán xét của dư luận xã hội, trong khi
đó những vấn đề cụ thể, dễ hiểu có liên quan trực tiếp đến lợi ích của công chúng,
được công chúng rất quan tâm như vấn đề giá cả, thiên tai, lũ lụt, vệ sinh môi
trường... luôn luôn là đối tượng phán xét của dư luận xã hội.
3. Phân biệt dư luận xã hội với tin đồn
Tin đồn chỉ là một tin tức về một sự việc, sự kiện hay hiện tượng có thể có
thật hoặc không có thật hoặc có một phần sự thật được lan truyền từ người này
sang người khác. Tin đồn là dạng thông tin không chính thức do chủ thể của tin
đồn thường không xác định được rõ ràng. Tin đồn thường được thổi phồng, hư cấu
trong quá trình lan truyền, vì vậy mà tin đồn lan càng xa thì nội dung càng khác so

với nội dung ban đầu. Ví dụ : tin đồn xã hội về đời tư của một ngôi sao ca nhạc…
Dư luận xã hội là sản phẩm tư duy phán xét của cá nhân mang nó. Dư luận
xã hội thể hiện rõ quan điểm thái độ của cá nhân mang nó trước các sự kiện mà cá
nhân đó quan tâm. Dư luận xã hội lúc đầu có thể có nhiều luồng ý kiến khác nhau
nhưng càng lan rộng thì càng có xu hướng thống nhất về nội dung phán xét hoặc
3


tích tụ lại thành một vài hướng cơ bản. Ví dụ như dư luận xã hội phản ứng trước
thông tin sẽ thu phí xe gắn máy để chống kẹt xe do Sở Giao thông - Công chánh
Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất.
Tin đồn có thể chuyển hóa thành dư luận xã hội, khi trên cơ sở tin đồn
người ta đưa ra những phán xét bày tỏ thái độ của mình, và khi thông tin được
kiểm chứng thì các nhóm xã hội có thể tiếp cận và bày tỏ ý kiến một cách công
khai.
=> Dư luận xã hội là tập hợp các luồng ý kiến cá nhân trước các vấn đề, sự
kiện, hiện tượng có tính thời sự. Tuy nhiên, cần phải lưu ý đến các nội hàm sau
đây của khái niệm này:
1) Mỗi luồng ý kiến là một tập hợp các ý kiến cá nhân giống nhau;
2) Dư luận xã hội có thể bao gồm nhiều luồng ý kiến khác nhau, thậm chí đối
lập nhau;
3) Luồng ý kiến có thể rộng (tuyệt đại đa số, đa số, nhiều ý kiến) hoặc hẹp (một
số ý kiến);
4) Dư luận xã hội là tập hợp các ý kiến cá nhân, tự phát, chứ không phải là ý
kiến của một tổ chức, được hình thành theo con đường tổ chức (hội nghị, hội
thảo…);
5) Dư luận xã hội không phải là một phép cộng các ý kiến cá nhân, tự phát mà
là một chỉnh thể tinh thần xã hội, thể hiện nhận thức, tình cảm, ý chí của các lực
lượng xã hội nhất định;
6) Chỉ có những sự kiện, hiện tượng, vấn đề xã hội có tính thời sự (động chạm

đến lợi ích, các mối quan tâm hiện có của nhiều người) mới có khả năng tạo ra dư
luận xã hội.
II.

Các bước hình thành dư luận xã hội
Trong điều kiện bình thường quá trình hình thành dư luận xã hội có thể chia

thành các bước sau:
1. Giai đoạn hình thành thuộc ý thức cá nhân
Các cá nhân trong cộng đồng xã hội được tiếp xúc, làm quen, được trực tiếp
chứng kiến hoặc nghe kể lại về các sự việc, sự kiên, hiện tượng xảy ra trong xã
4


hội. Họ tìm kiếm, sưu tầm thêm các thông tin, trao đổi với nhau về nó, từ đó nảy
sinh các suy nghĩ, tình cảm, ý kiến bước đầu về nội dung, tính chất của các sự
việc, sự kiện. Nhưng lúc này, các suy nghĩ, tình cảm, ý kiến bước đầu là thuộc về
mỗi người, thuộc lĩnh vực ý thức cá nhân.
2. Giai đoạn trao đổi thông tin giữa mọi người
Các ý kiến cá nhân được chia sẻ, trao đổi, bàn luận với nhau trong nhóm xã
hội. Cơ sở cho quá trình thảo luận trong nhóm xã hội này là lợi ích chung của cả
nhóm và hệ thống các giá trị chuẩn mực xã hội đang chi phối các khuôn mẫu tư
duy và khuôn mẫu hành vi của các thành viên trông nhóm. Thông qua quá trình
trao đổi, bàn luận các suy nghĩ các ý kiến xung quanh đối tượng của dư luận mà ý
kiến đã được trao đổi chuyển dần từ lĩnh vực ý thức cá nhân sang lĩnh vực ý thức
xã hội.
3. Giai đoạn tranh luận có tĩnh chất tập thể về các vấn đề quan trọng
Ở giai đoạn này, các thông tin, vấn đề không quan trọng, không phù hợp
hoặc những thông tin nhiễu về đối tượng sẽ bị lược bỏ. Các nhóm trao đổi, tranh
luận với nhau về những nội dung quan trọng, đưa ra các loại ý kiến khác nhau và

thống nhất lại xung quanh các quan điểm cơ bản; cùng tìm đến những điểm chung
trong quan điểm và ý kiến. Từ đó mà hình thành cách phán xét, đánh giá chung
thỏa mãn được ý chí của đại đa số các thành viên trong cộng đồng người. Cơ sở
cho quá trình tranh luận này, vẫn là lợi ích chung và hệ thống các giá trị, chuẩn
mực xã hội chung cùng được các nhóm xã hội chia sẻ và thực nhận.
4. Giai đoạn đi từ dư luận xã hội đến hành động thực tiễn
Nếu như luồng dư luận xã hội chỉ hình thành một cách thuần túy rồi để đấy,
chẳng có vai trò, tác động gì đối với cộng đồng thì có lẽ nó chỉ là hiện tượng vô
nghĩa. Trên thực tế vấn đề không phải chỉ dừng lại ở đấy, từ sự phán xét, đánh giá
chung, các nhóm xã hội và cộng đồng xã hội đi tới hành động thống nhất, nêu lên
những kiến nghị, những biện pháp về hoạt động thực tiễn của họ trước thực tế
cuộc sống nhất định.
Ví Dụ : Vấn nạn tắc đường tại Hà Nội hiện nay là vấn đề rất được chú ý.
Mỗi người dân Hà Nội ra đường vào những khung giờ cao điểm đều cảm nhận
được cái bức xúc, khó chịu do tắc đường gây ra. Từ đó, mỗi người được tiếp xúc,
5


làm quen với việc tắc đường. Trong ý thức mỗi người dần dần hình thành những ý
kiến, suy nghĩ về việc tắc đường ở Hà Nội ( bước 1). Họ về gia đình, đến cơ
quan… bàn luận với nhau về chuyện tắc đường, mong muốn tìm những giải pháp
hữu hiệu (bước 2). Khi xã hội đã có 1 bộ phận không nhỏ cùng quan tâm, nêu ý
kiến về vấn đề tắc đường thì các cơ quan, những người có thẩm quyền, các hội
đồng dân cư sẽ họp nhau lại, cùng nhau bàn bạc một cách công minh, đa diện
nhất để đi đến những nhận xét, phán quyết thỏa đáng để giải quyết chuyện tắc
đường (bước 3). Từ đó họ chiển khai các biện pháp từ cục bộ, nhỏ lẻ đến khái
quát, chung nhất để giải quyết vấn đề tắc đường như phân làn đường, cấm xe ôtô
vào giờ cao điểm…( bước 4).



Dư luận xã hội là sản phẩm của quá trình giao tiếp xã hội. Không có

sự trao đổi, bàn bạc, thảo luận thậm chí va đập các ý kiến với nhau thì không thể
có ý kiến phán xét, đánh giá chung được đông đảo mọi người chia sẻ, tán thành và
ủng hộ.
III. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành dư luận xã hội
Sự hình thành dư luận xã hội phụ thuộc vaaof nhiều điều kiện, yếu tố khác
nhau cả chủ quan và khách quan về kinh tê, chính trị, vaen hóa, xa hội, trình độ
nhận thức, tâm lý xã hội… Dưới đây là những yếu tố chính tác động đến sự hình
thành dư luận xã hội:
1. Tính chất của các sự kiện, hiện tượng xã hội, quá trình xã hội đang diễn
ra trong xã hội
Thực tế xã hội luôn diễn ra đa dạng phong phú và phực tạp với nhiều sự
việc, sự kiện, hiện tượng xa hội hay quá trình xã hội khác nhau. Dư luận xã hội là
hiện tượng tinh thần phản ánh tồn tại xã hội. Sự phản ánh đó trước hết phụ thuộc
vào quy mô, cường độ, tính chất của các sự việc, sự kiện, hiện tượng xã hội mà nó
phản ánh; đồng thời phụ thuộc vào ý nghĩa của các sự việc, sự kiện đố đối với các
nhu cầu, lợi ích về vật chất hay tinh thần của cộng đồng người mang dư luận.
khuynh hướng chung trong các ý kiến đánh giá và thái độ của công chúng là bày tỏ
sự tán thành, ủng hộ đối với sự việc, sự kiện phù hợp với cac nhu cầu, lợi ích của
mình và lên tiếng phê phán hay phản đối những sự việc, sự kiện đi ngượi lại, xâm
hại tới lợi ích của họ.
6


Trong thực tế xã hội có những sự việc, sự kiện xảy ra ban đầu chỉ ảnh hưởng
tới lợi ích của nhóm xã hội nhất định, nhưng sự phát triển tiếp theo đã cho thấy sự
liên quan của chúng tới lợi ích của các nhóm xã hội khác. Trong bối cảnh đó, các
nhóm xã hội sẽ bước vào cuộc trao đổi ý kiến, thảo luận tại các thời điểm khác
nhau. Bên cạnh đó, những sự kiện, hiện tượng có ảnh hưởng mạnh mẽ, trực tiếp

đến đại đa số người dân như dịch bệnh, thiên tai, đồng tiền mất giá… sẽ tạo ra các
luồng dư luận xã hội nhanh chong chỉ trong thời gian ngắn.
Như vậy, muốn nghiên cứu, tìm hiểu nguồn gốc phát sinh dư luận xã hội thì
phải xuất phát từ chính bản thân các sự việc, sự kiện, hiện tượng xảy ra trong thực
tế xã hội với quy mô, cường độ và tính chất của chúng.
Ví Dụ: Một dư luận xã hội được hình thành hay không phụ thuộc khá nhiều
vào tính chất sự việc, sự kiện. Từ nghiêm trọng đến không nghiêm trọng, từ nhỏ lẻ,
cá biệt đến phổ biến… Ví dụ trên 1 con phố dài 2km, có 1 hộ gia đình lấn chiếm
vỉa hè để bán hoa. Ắt hẳn không thể hình thành 1 dư luận xã hội quanh việc 1 hộ
gia đình lấn chiếm vỉa vè được. Nhưng nếu 1 con phố dài 2km mà có đến 15 hộ gia
đình lấn chiếm vỉa hè để trông xe, 10 hộ lấn chiếm để làm hàng quán, 3 hộ lấn
chiếm để tập kết vật liệu xây dựng thì ắt hẳn sẽ xuất hiện dư luận xã hội tại khu
phố đó.
2. Hệ tư tưởng, trình độ học vấn, kiến thức, hiểu biết kinh nghiệm thực tế
của xã hội con người
Sự hình thành dư luận xã hội phụ thuộc vào hệ tư tưởng, trình độ học vấn,
kiến thức, hiểu biết, kinh nghiệm thực tế xã hội của các cá nhân, các nhóm xã hội
trong xã hội. Nói cách khác là mức độ chuẩn bị của cộng đồng người để tiếp nhận
các sự việc, sự kiện, hiện tượng cần thiết. Nếu thông tin sai lệch, không đầy đủ thì
dẫn đến khả năng tranh luận kéo dài, không hình thành dư luận xã hội. Hệ tư
tưởng, trình độ học vấn của con người cũng ảnh hưởng quan trọng tới khuynh
hướng, chiều sâu, tính chất phản ánh đúng sai cảu các ý kiến, các quan điểm phán
xét, đánh giá đối với sự việc, sự kiện. Chẳng hạn, ở những nhóm xã hội có trình độ
học vấn cao, các cá nhân có thể dễ dàng tiếp cận nguồn thông tin, phân tích một
cách khoa học về nội dung, bản chất, nguồn gốc, nguyên nhân của các sự việc, sự
7


kiện… từ đó mà đưa ra các phán xét, đánh giá phù hợp vế sự việc, góp phần hình
thành dư luận xã hội tích cực, có lợi cho cộng đồng, cho dân tộc hay quốc gia.

Ngược lại, ở những nhóm xã hội có trình độ học vấn thấp, người ta có thể dễ dàng
tin tưởng vào những điều nhảm nhí, những tin tức thất thiệt, vô tình tham gia vào
việc làm lan truyền những tin đồn nhằm gây hậu quả xấu cho các cá nhân, các
nhóm xã hội.
Ví Dụ: Như sự việc tên sát nhân Lê Văn Luyện phạm tội giết người ở thời
điểm trước khi tròn 18 tuổi 2 tháng. Đối với những người hiểu biết về luật pháp,
hiểu biết về tố tụng, xét xử thì có thể dễ dàng hiểu được những phán quyết của tòa
án. Nhưng đối với những bộ phân dân cư có trình độ học vấn thấp, hệ tư tưởng và
kiến thức không được cao thì họ có nhiều suy nghĩ sai lệch về việc xét xử của tòa
án, nhiều người cho rằng “xử tử hình kín, giết cũng chả ai biết, xã hội nói thế mà
không tử hình mới lạ…” Điều này làm xuất hiện các cuộc tranh luận kéo dài về
một nội dung mà lý do là vì 1 bộ phận không có được kiến thức đúng đắn.
3. Thông tin đại chúng
Hoạt động của hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng bao gồm báo,
tạp chí, ơhats thanh, truyền hình, ấn phẩm in, máy tính…. Có tác động ảnh hưởng
mạnh mẽ tới sự hình thành dự luận xã hội. Điều đó thể hiện trên 3 phương diện cơ
bản sau:
Các phương tiện thông tin đại chúng cung cấp thông tin, truyền tải kịp thời
và đầy đủ thông tin về các mặt, các lĩnh vực của đời sống xã hội. Việc đáp ứng sở
thích và nhu cầu thông tin của công chúng được coi là một trong những tiền đề cơ
bản cho sự phát triển của hệ thống truyền thông đại chúng. Trên phương diện này,
hệ thống truyên thông đại chúng ở nước ta đã có bước tiến nổi bật trong những
năm đổi mới. Các chương trình phát thanh, truyền hình, xuất bản phẩm trở nên đa
dạng, phong phú hơn, cập nhật hơn với các thông tin về đời sống chính trị, kinh tế,
văn hóa, xã hội của đất nước, sự phản ánh nội dung của các thông tin cũng chân
thực và khách quan hơn.
Các phương tiện thông tin đại chúng là diễn đàn ngôn luận công khai: Ngày
nay trình độ dân trí của con người dần được nâng cao. Các tầng lớp nhân dân cũng
ngày càng tham gia rộng rãi hơn vào đời sống chính trị-xã hội của đất nước. Trong
8



bối cảnh đó, các phương tiện thông tin đại chúng có trách nhiện truyền tải thông tin
về các ý kiến phán xét, đánh giá, thái độ của công chúng đối với các sự kiện, hiện
tượng diễn ra trong đời sống xã hội. Bằng cách này, công chúng sẽ có được cơ hội
tham gia ngày càng tích cực và có trách nhiệm hơn vào quá trình chuẩn bị, thực
hiện, giám sát và đánh giá của các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước
cũng như các hoạt động cụ thể, thường xuyên của các tổ chức chính quyền.
Các phương tiện thông tin đại chúng điểu chỉnh, định hướng sự phát triển
của dư luận xã hội: Hệ thống thông tin đại chúng phải dành phần thích đáng cho
việc đăng tải các thông tin đã được kiểm chứng chính thức và mang tính định
hướng xây dựng. Đặc biệt, khi các sự việc, sự kiện diễn ra có tầm quan trọng và
liên quan đến lợi ích của đất nước, của dân tộc, đụng chạm đến các giá trị, chuẩn
mực xã hội cơ bản, khi đó định hướng thông tin đại chúng phải phản ánh được
quan điểm của Đảng và Nhà nước, ý kiến chính thức của các cơ quan chức năng và
phản ánh được sự phán xét, đánh giá chung của xã hội.
Ví Dụ: Vụ việc công ty Vedan xả chất thải độc hại bất hợp pháp xuống Sông
Thị Vải, sự việc đã diễn ra nhiều năm, người dân khu vực quanh nhà máy và sông
Thị Vải đã có những ý kiến, nhưng chỉ riêng rẽ, không mang tính cộng đồng cao.
Chỉ đến khi các phương tiện thong tin đại chúng đưa tin, người dân khắp mọi nơi
mới biết đến và quan tâm đến sự việc này. Từ đó tạo nên một làn sóng dư luận xã
hội vô cùng mạnh mẽ lên án và tẩy chay công ty Vedan.
4. Những nhân tố thuộc về tâm lý xã hội
Trạng thái tâm lý xã hội thường biểu hiện ở nhiều nhân tố như thói quen, nếp
sống, ý chí, tâm trạng hay tính cảm của nhóm xã hội, cộng đồng người đã được
hình thành do ảnh hưởng trực tiếp của các điều kiện sống, lao động, sinh hoạt hàng
ngày hoặc do tác động của công tác tuyên truyền, giáo dục. Ảnh hưởng của những
nhân tố này có nhiều mặt đôi khi khó nhận biết. Tùy từng thời điểm nhất định, tâm
trạng của con người có thể được thể hiện ở các trạng tahis khác nhau, thậm chí đối
lập nhau như hưng phấn hoặc ức chế; tích cực hoặc tiêu cực; lạc quan hoặc bi

quan; yêu đời hoặc chán nản; hi vọng hoặc thất vọng… Khi con người đang ở
trong tâm trạng phấn chấn, hồ hởi thì nội dung phán xét, đánh giá về sự kiện, hiện
tượng xã hội sẽ có những khía cạnh khác nhau với khi đang ở tâm trạng bi quan,
9


chán nản. Thường khi phấn chấn, lạc quan thì thấy nhiều thuận lợi hơn, ít thấy khó
khăn và ngược lại. Những nếp nghĩ bảo thủ, di sản của quá khú cũng có thể ảnh
hưởng tới sự hình thành dư luận xã hội nếu không có sự định hướng đúng đắn.
Ví Dụ: Như việc quy hoạch nghĩa trang cách xa khu dân cư, bắt đầu được
chiển khai từ nhiều năm nay, nhưng do thói quen, nếp sống, sinh hoạt, ý chí tâm
trạng hay tình cảm mà nhiều khu vực dân cư nằm cạnh nghĩa trang vẫn không
muốn chuyển đi nơi khác. Từ đó hình thành nên dư luận xã hội trong và ngoài
cộng đồng dân cư này về việc có nhất thiết di dời khu dân cư ra địa điểm khác hay
không.
5. Hoàn cảnh sinh hoạt chính trị-xã hội
Mức độ dân chủ hóa đời sống xã hội,khả năng và sự tham gia thực tế của người
dân vào sinh hoạt chính trị-xã hội của đất nước có ảnh hưởng rất quan trọng tới sự
hình thành dư luận xâ hội. Trong điều kiện xã hội có dân chủ rộng rãi, có thông tin
đa dạng, phong phú thì mọi người dân sẵn sàng thẳng thắn, cởi mở, bộc lộ các ý
kiến ,quan điểm của mình, tham gia, bàn bạc các vấn đề chung do vậy dư luận xã
hội có điều kiện hình thành thuận lợi. Ngược lại, trong điều kiện xã hội thiếu dân
chủ, thông tin nghèo nàn, thậm chí bị cắt xén, xuyên tạc thì dư luận xã hội thường
hình thành khó khăn, chậm chạp. Dưới các chế độ độc tài, phát xít, mọi quyền dân
chủ bị thủ tiêu, dư luận xã hội, dư luận xã hội càng khó hình thành và phát huy tác
dụng, khi đó nó thường biểu hiện dưới hình thức biểu tượng, hò vè, tiếu lâm, chấm
biếm.
Ví Dụ: Về việc giải quyết tranh chấp biển đảo ở Biển Đông giữa Việt Nam
và Trung Quốc, với mức độ dân chủ hóa ngày càng cao như hiện nay, tiếng nói
của người dân là rất lớn. Ai cũng muốn bảo vệ lãnh thổ đất nước, ai cũng có thể

nói ra suy nghĩ, ý kiến của bản thân.Từ đó tạo thành một dư luận xã hội lớn.
Nhưng quay trở lại thời phong kiến, cuối thời Nguyễn, triều đình thu thuế cao,
nhân dân gặp khó khăn, nhưng làm gì có người dân đen nào dám đứng lên nêu ý
kiến của bản thân để hạ thuế, nên không thể hình thành dư luận xã hội.
6. Các phong tục tập quán, hệ thống các giá trị, chuẩn mực xã hội đang
hiện hành trong xã hội
10


Các phong tục tập quán, hệ thống các giá trị, chuẩn mực xã hội đang hiện
hành trong xã hội trong những chừng mực nhất định tác động tới sự hình thành dư
luận xã hội. Về cơ bản, các phong tục tập quán, các giá trị, chuẩn mực xã hội hiện
hành tạo ra những khuôn mẫu tư duy, khuôn mẫu hành động làm cơ sở cho việc
phán xét, đánh giá của dư luận xã hội về các sự kiện, hiện tượng, quá trình xã hội
đang diễn ra trong xã hội. Ngay trong cùng xã hội, các nhóm xã hội có thể đưa ra
các phán xé khác nhau về cùng một vấn đề. Điều này thể hiện rõ nét ra sự nhìn
nhận khác nhau giữa các thế hệ đối với những biểu hiện của lối sống hiện đại như
cách ăn mặc, các sản phẩm ca nhạc và phim ảnh; cách sinh hoạt, vui chơi, giải trí,

Ví Dụ: Việc có con trước hôn nhân ở những thành phố phát triển không còn
là chuyện hiếm gặp, ít ai quan tâm khi trong khu dân phố có 1 cô có con mà không
lấy chồng. Nhưng nếu sự việc này diễn ra ở một vùng nông thôn thì sẽ tạo nên một
dư luận xã hội lớn, gây nên sự bàn tán, xuyên tạc sự thật. Điều này là do sự khác
biệt về hệ phong tục tập quán giữa những người sinh sống ở thành phố (tiếp thu
lối sống mới, hiện đại) với những người sinh sống ở vùng nông thôn (giữ phong
tục tập quán lâu đời từ xưa…)
IV.

Tác dụng của dư luận xã hội đối với lĩnh vực pháp luật


Trong lịch sử xã hội loài người, dư luận xã hội đã từng đóng vai trò điều
hoà các mối quan hệ xã hội, định hướng hành vi xã hội của con người ngay cả khi
trong xã hội chưa có sự phân hoá giai cấp, chưa xuất hiện nhà nước và pháp luật,
cũng có nghĩa là chưa có ý thức pháp luật, đó là xã hội nguyên thuỷ. Ph.Ăngghen
đã nhận xét rằng, trong chế độ xã hội này không hề có các phương tiện ép buộc
nào khác ngoài dư luận xã hội. Cơ chế tác động, điều tiết được thực hiện dựa trên
phương pháp tác động xã hội và phụ thuộc vào mức độ chín muồi của dư luận xã
hội, mức độ xâm nhập và ảnh hưởng của nó, cũng như trình độ phát triển của xã
hội. Từ lập trường của chủ nghĩa duy vật lịch sử, triết học Mác – Lênin đã chỉ rõ
vai trò to lớn, sự tác động mạnh mẽ của các yếu tố tinh thần đối với hoạt động
sống của con người, trong đó có dư luận xã hội. Sức mạnh to lớn của dư luận xã
hội xuất phát từ vai trò quyết định của quần chúng nhân dân trong lịch sử. Sự gia
tăng vai trò của các tầng lớp nhân dân trong xã hội đã dẫn đến sự gia tăng hiệu lực
11


và tính hiện thực của dư luận xã hội, tạo nên sức mạnh vật chất và tinh thần làm
cải biến xã hội.
1. Tác dụng của dư luận xã hội đối với hệ tư tưởng pháp luật.
Dư luận xã hội tác động trực tiếp và gián tiếp đến sự hình thành và phát
triển của hệ tư tưởng pháp luật. Với tư cách một hiện tượng xã hội, dư luận xã hội
phản ánh tồn tại xã hội nói chung, đồng thời phản ánh các sự kiện, hiện tượng
pháp lý xảy ra trong đời sống xã hội. Sự bàn luận, trao đổi ý kiến giữa các thành
viên trong xã hội về các sự kiện, hiện tượng pháp lý đưa tới kết quả là, họ đạt tới
sự nhận thức chung, thống nhất trong các phán xét, đánh giá về sự việc, sự kiện
pháp lý. Khi đã hình thành, dư luận xã hội biểu thị thái độ, quan điểm, cảm xúc, ý
chí tập thể của đại đa số người trong cộng đồng xã hội trước thực tiễn đời sống
pháp luật của xã hội, thể hiện trình độ nhận thức cao, có tính hệ thống về các vấn
đề mang tính bản chất của pháp luật và các hiện tượng pháp luật.
Trên cơ sở của sự phán xét, đánh giá về các sự kiện, hiện tượng pháp luật

diễn ra trong đời sống xã hội, dư luận xã hội làm nảy sinh trong nhận thức của mọi
người những khái niệm cơ sở, mang tính bề ngoài, ngẫu nhiên và sau đó là những
tri thức phản ánh đúng đắn bản chất của các hiện tượng pháp lý. Ảnh hưởng của
dư luận xã hội đối với hệ tư tưởng pháp luật còn thể hiện ở chỗ, dư luận xã hội
tham gia vào việc phổ biến, tuyên truyền trong các tầng lớp xã hội những giá trị
pháp luật, các tư tưởng, quan điểm pháp luật bằng tính chất lan truyền của mình.
Hệ tư tưởng pháp luật chính thống của một xã hội nhất định bao giờ cũng là
hệ tư tưởng của giai cấp thống trị. Trong điều kiện như vậy, nội dung của các nhận
định, đánh giá về những sự kiện, hiện tượng pháp lý mà dư luận xã hội đưa ra sẽ
tương ứng và phù hợp với các giá trị, chuẩn mực pháp luật của hệ tư tưởng pháp
luật chính thống, nghĩa là ý chí của giai cấp cầm quyền có nhiều nét tương đồng
với dư luận xã hội của các tầng lớp nhân dân. Qua đó, dư luận xã hội có tác động
mạnh mẽ và tích cực tới sự hình thành, phát triển và phổ biến hệ tư tưởng pháp
luật trong xã hội. Đối với đại đa số quần chúng nhân dân, lợi ích quốc gia, dân tộc
luôn có tầm quan trọng hàng đầu. Dư luận xã hội đóng vai trò bảo vệ những quyền
lợi, các giá trị phổ biến của xã hội, cũng như các giá trị, lợi ích cá nhân chính đáng
của con người. Mỗi khi quyền lợi, các giá trị của quốc gia, dân tộc bị xâm hại thì
12


dư luận xã hội lập tức xuất hiện với thái độ lên án, phản đối gay gắt. Mỗi khi các
cá nhân hoặc nhóm xã hội nào đó có hành vi xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân
tộc, dư luận xã hội cũng lập tức lên án, gây sức ép nhằm ngăn chặn hành vi đó.
Trong trường hợp này, nội dung phản ánh các sự kiện, hiện tượng pháp lý của dư
luận xã hội phù hợp với hệ tư tưởng pháp luật tiến bộ, đang phổ biến trong xã hội,
đáp ứng được lợi ích, nguyện vọng của đông đảo các lực lượng tiến bộ trong xã
hội. Điều đó cho thấy, dư luận xã hội có tác dụng củng cố, bảo vệ tính dân chủ,
tính khoa học và tính xã hội của hệ tư tưởng pháp luật.
Khi giai cấp cầm quyền trong xã hội, vì những lý do nhất định, muốn duy trì
một hệ tư tưởng pháp luật lạc hậu, bảo thủ, thì các quan niệm, tư tưởng pháp lý

của nó chỉ nhằm phục vụ cho lợi ích của giai cấp thống trị, đi ngược lại các giá trị
dân chủ, nhân văn trong xã hội. Trong các chế độ xã hội độc tài, phát xít, hệ tư
tưởng pháp luật của nó thường mất đi tính dân chủ, tính khoa học và tính xã hội,
thông tin pháp lý bị bưng bít, các quyền cơ bản của con người bị chà đạp, xoá bỏ.
Trong các xã hội đó, nhân dân không được công khai bày tỏ các quan điểm, ý kiến
của mình, nên ở đây thường hình thành cái gọi là “dư luận xã hội của đa số im
lặng”. Kết quả là, cùng với các cuộc đấu tranh cách mạng, dư luận xã hội của đông
đảo các lực lượng xã hội tiến bộ sẽ tạo nên một áp lực mạnh mẽ, góp phần hình
thành và phát triển hệ tư tưởng pháp luật mới, phù hợp hơn và tiến bộ hơn.
Như vậy, có thể nói, dư luận xã hội luôn có tác động mạnh mẽ đến hệ tư
tưởng pháp luật. Một mặt, thông qua quá trình trao đổi, thảo luận ý kiến giữa các
nhóm xã hội về những sự kiện, hiện tượng pháp luật diễn ra trong xã hội, dư luận
xã hội góp phần làm nảy sinh các quan điểm, quan niệm, tư tưởng phản ánh những
vấn đề có liên quan đến pháp luật và các hiện tượng pháp luật một cách sâu sắc, có
tính hệ thống trong xã hội. Mặt khác, dư luận xã hội có tác dụng phổ biến, tuyên
truyền trong các tầng lớp xã hội những giá trị pháp luật, các tư tưởng, quan điểm
pháp luật tiến bộ, nhân văn.
2. Tác dụng của dư luận xã hội đối với tâm lý pháp luật, từ đó ảnh hưởng
đến hoạt động tuân theo pháp luật.
Dư luận xã hội còn tác động đến tâm lý pháp luật và hoạt động tuân thủ
pháp luật, thể hiện trên các phương diện sau:
13


- Một là, dư luận xã hội có tác động mạnh mẽ tới tình cảm pháp luật. Tình
cảm pháp luật là yếu tố cơ bản của tâm lý pháp luật, thường được hình thành một
cách tự phát dưới ảnh hưởng của hoạt động giao tiếp hàng ngày của con người với
môi trường pháp lý xung quanh. Do là yếu tố mang tính tự phát, chịu sự chi phối
của phong tục, tập quán, kinh nghiệm sống và nếp sống của con người, nên tình
cảm pháp luật có thể được bộc lộ dưới dạng các phản ứng tích cực, cũng như tiêu

cực của mỗi người trước những sự kiện, hiện tượng pháp lý diễn ra trong thực tế.
Do vậy, tình cảm pháp luật có thể biểu hiện dưới dạng tích cực, như thái độ phản
ứng lại các hành vi vi phạm pháp luật, yêu công lý, đề cao công bằng xã hội, đề
cao trách nhiệm pháp lý… cũng có thể biểu hiện dưới dạng tiêu cực, như cổ vũ
cho hành vi phạm pháp, chống đối người thi hành công vụ, làm ngơ trước người bị
hại… Tất cả những biểu hiện đó của tình cảm pháp luật đều là đối tượng phán xét,
đánh giá của dư luận xã hội. Trong thực tiễn đời sống pháp luật, trước những diễn
biến của một sự kiện hay hiện tượng pháp luật, dư luận xã hội thường nảy sinh và
biểu hiện ở hai xu hướng: thứ nhất, khen ngợi, biểu dương tinh thần đấu tranh
không khoan nhượng trước các hành vi vi phạm pháp luật, ủng hộ những việc làm
phù hợp với quyền và nghĩa vụ pháp lý của công dân; thứ hai, phê phán, lên án các
hành vi sai trái, phạm pháp, phạm tội. Về mặt tình cảm, không ai muốn mình trở
thành đối tượng phán xét của dư luận xã hội. Do vậy, mỗi cá nhân đều mong muốn
có thể kiểm soát, điều chỉnh tình cảm và hành vi của mình sao cho phù hợp với ý
chí chung của cộng đồng xã hội. Với ý nghĩa đó, dư luận xã hội tác động mạnh mẽ
tới tình cảm pháp luật, góp phần định hướng cho sự hình thành tình cảm pháp luật
tích cực, đúng đắn của mỗi công dân. Từ đó đảm bảo các hoạt động tuân thủ theo
đúng pháp luật.
- Hai là, dư luận xã hội tác động tới tâm trạng của con người trước luật
pháp. Tâm trạng của con người trước luật pháp là sự thể hiện trạng thái tâm lý của
các cá nhân trước các sự kiện, hiện tượng pháp lý diễn ra trong đời sống xã hội
thường ngày. Đây là yếu tố rất linh động, dễ thay đổi của tâm lý pháp luật. Do sự
tác động, ảnh hưởng của các yếu tố, như điều kiện sống, lao động, sinh hoạt hàng
ngày mà tâm trạng của con người thường được thể hiện ra ở các trạng thái đối lập:
hưng phấn – ức chế, lạc quan – bi quan, hy vọng – thất vọng, quan tâm – thờ ơ,
14


nhiệt tình – lãnh đạm… trước thực tiễn cuộc sống. Tuỳ thuộc đang trong tâm trạng
hưng phấn, nhiệt tình, người ta dễ có những phản ứng mạnh mẽ, tích cực trước các

hành vi vi phạm pháp luật ở nơi công cộng, còn khi không tin tưởng vào sự công
bằng, nghiêm minh của pháp luật, người ta thường thờ ơ trước các sự kiện pháp
lý… Những tâm trạng đó được bộc lộ trong nội dung các phán xét, đánh giá của
dư luận xã hội và qua đó, dư luận xã hội tác động tới tâm trạng của con người
trước luật pháp. Với tư cách là sự thể hiện ý chí chung của cộng đồng xã hội, dư
luận xã hội có thể động viên, khích lệ, khơi gợi niềm tin của các thành viên trong
xã hội đối với sự công bằng, nghiêm minh của pháp luật, đưa ra những lời khuyên,
tư vấn về cách ứng xử trước một thực tiễn pháp luật nhất định. Dư luận xã hội có
thể tác động, làm nảy sinh trong mỗi người tâm trạng xúc động trước hành vi thể
hiện ý thức tự giác chấp hành pháp luật. Đây là một biểu hiện cao của lương tâm
con người, hướng con người tới ý muốn noi theo những người có thái độ tự giác
chấp hành các nguyên tắc, quy định của pháp luật, tuân theo quy luật hướng
“thiện”. Thông qua việc tạo ra những “khuôn mẫu tư duy”, “khuôn mẫu hành
động” cho các thành viên trong xã hội, dư luận xã hội hướng con người theo
gương người tốt, việc tốt trong lĩnh vực chấp hành pháp luật. Điều đó nói lên rằng,
dư luận xã hội có ảnh hưởng tích cực tới tâm trạng của con người trước luật pháp.
- Ba là, thông qua dư luận xã hội, các cá nhân tự đánh giá về hành vi ứng xử
của mình trong phạm vi điều chỉnh của các quy phạm pháp luật hiện hành. Tâm lý
pháp luật không chỉ biểu hiện ở tình cảm pháp luật, tâm trạng của con người trước
luật pháp, mà nó còn được biểu hiện ra ở việc các cá nhân tự đánh giá về hành vi
ứng xử của mình trong môi trường điều chỉnh của pháp luật. Hành vi pháp luật của
con người, trong chừng mực nhất định, chính là sự hiện thân của tình cảm pháp
luật và tâm trạng trước luật pháp của họ. Cách thức mà mỗi cá nhân tự đánh giá về
hành vi ứng xử của mình có thể biểu hiện dưới dạng cảm xúc, như tự hào, phấn
khởi hay e ngại, xấu hổ, lo lắng… Những phán xét, đánh giá (khen – chê, biểu
dương – lên án…) của dư luận xã hội đối với hành vi của các cá nhân, ở một mức
độ nào đó, đều tham gia vào việc điều chỉnh hành vi pháp luật của cá nhân. Nói
cách khác, dư luận xã hội đã giúp mỗi cá nhân tự định hướng, điều chỉnh hành vi
ứng xử của bản thân. Sức mạnh đặc trưng của dư luận xã hội khiến cho mỗi cá
15



nhân luôn phải suy nghĩ, xem xét trước khi thực hiện một hành vi pháp luật nào
đó: hành vi đó đúng hay sai? phù hợp hay không phù hợp với các quy định của
pháp luật hiện hành? Nếu thực hiện một hành vi nào đó thì có bị dư luận xã hội lên
án hoặc phải chịu sự xử lý theo các nguyên tắc luật định không? Điều đó cho thấy,
dư luận xã hội luôn có tác động tới cách thức mà mỗi cá nhân tự đánh giá về hành
vi ứng xử của mình.
Như vậy, có thể nói, dư luận xã hội luôn có tác động mạnh mẽ đến tâm lý
pháp luật và hoạt động tuân theo pháp luật. Tác động đó được thể hiện trên ba
phương diện. Thứ nhất, tác động tới tình cảm pháp luật của con người, góp phần
định hướng cho sự hình thành tình cảm pháp luật của mỗi công dân. Thứ hai, tác
động tới tâm trạng của con người trước luật pháp cả theo hướng tích cực lẫn tiêu
cực. Thứ ba, tác động đến sự tự đánh giá, tự điều chỉnh hành vi ứng xử của mỗi cá
nhân trong phạm vi điều chỉnh của các quy phạm pháp luật hiện hành.

KẾT LUẬN
Là hiện tượng xã hội đặc biệt thuộc lĩnh vực tinh thần của đời sống xã hội,
trên bình diện chung, dư luận xã hội biểu thị những mối quan tâm, tình cảm,
nguyện vọng, được thể hiện dưới dạng ý kiến phán xét, đánh giá của nhiều người
về sự kiện, hiện tượng xã hội hay quá trình xã hội nào đoảy ra trong xã hội. Trong
bất kỳ một xã hội nào, dư luận xã hội cũng đều có những ảnh hưởng nhất định,
trong nhiều trường hợp tác động mạnh mẽ đến các quá trình chính trị, xã hội của
đất nước đất nước, đến việc lãnh đạo và quản lý xã hội.

DANH MỤC TÀI LIÊU THAM KHẢO

16



Trường Đại học Luật Hà Nội, Tập bài giảng Xã hội học, NXB Công
An Nhân Dân, Hà Nội – 2001.
Bộ giáo dục và đào tạo, Xã hội học đại cương, NXB Thống kê, Hà
Nội – 2004.
Nguyễn Khắc Viện (chủ biên), Từ điển xã hội học, NXB Thế giới, Hà
Nội – 1994.
Xã hội học về Dư luận xã hội, Tác giả: Nguyễn Quý Thanh.
Tạp chí Triết học, Tác động của dư luận xã hội đối với ý thức pháp
luật, Ngọ Văn Nhân.
Viện văn hóa nghệ thuật Việt Nam, TS Bùi Hoài Sơn, Dư luận xã hội.
Tác động của dư luận xã hội đến đời sống xã hội, tác giả: Tạ Phong
Tần.
Các website:





17



×