Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

THIẾT KẾ ĐỀ THI ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP HỌC PHẦN NGỮ PHÁP 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.24 KB, 24 trang )

MỤC LỤC
Mục lục

1

Danh mục từ viết tắt

2

PHẦN 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN

3

1.1.

Đặt
vấn đề

3

1.2.

Vai
trò cua kiểm tra, đanh giá đối với giáo dục

1.3.

4
Các khái

niệm cơ bản về đo lường và đánh giá trong giáo dục



6

1.4.

Qu
y trình của kiểm tra đánh giá kết quả học tập

8

1.5.


c loại kiểm tra đanh giá trong dạy học

1.6.

9
Những

nguyên tắc cơ bản trong kiểm tra đanh giá kết quả học tập

10

PHẦN 2: THIẾT KẾ ĐỀ THI ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
HỌC PHẦN NGỮ PHÁP 1

13

2.1. Tên đề thi


13

2.2. Mục đích thi

13

2.3. Mục tiêu môn học

13

2.4. Khối lượng kiến thức giảng dạy theo chương trình

13

2.5. Khối lượng kiến thức, kỹ năng cầ đo lường/đanh giá của đề thi

15

2.6. Đối tượng dự thi

15

2.7. Loại hình thi

15

2.8. Mục đích sử dụng kết quả thi

15


2.9. Thời gian thi và cơ sở vật chất

15

2.10. Bảng trọng số các câu hỏi thi

16

2.11. Những điều kiện cần thiết

16
1


2.12. Đề thi và đáp án chi tiết

16

PHẦN 3: KẾT LUẬN

22

TÀI LIỆU THAM KHẢO

23

2



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
KTĐG

Kiểm tra đánh giá

KQHT

Kết quả học tập

SV

Sinh viên

TNKQ

Trắc nghiệm khách quan

3


PHẦN 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Đặt vấn đề
Kiểm tra - đánh giá là quá trình thu thập và xử lý thông tin về trình độ, khả
năng thực hiện mục tiêu học tập của học sinh về tác động và nguyên nhân của
tình hình đó, nhằm tạo cơ sở cho những quyết định của giáo viên và nhà trường,
cho bản thân học sinh để học sinh học tập ngày một tiến bộ hơn. Phương tiện và
hình thức quan trọng của đánh giá là kiểm tra.
Đánh giá với hai chức năng cơ bản là xác nhận và điều khiển. Xác nhận đòi
hỏi độ tin cậy, điều khiển đòi hỏi tính hiệu lực. thực hiện tốt đồng thời cả hai
chức năng sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Đánh giá chất lượng giáo

dục gồm nhiều vấn đề, trong đó hai vấn đề cơ bản nhất là đánh giá chất lượng
dạy của thầy và đánh giá chất lượng học của trò. Đánh giá thực chất sẽ tạo động
lực nâng cao chất lượng dạy và học.
Trong qúa trình hình thành và hoàn thiện nhân cách của mình, mỗi học sinh
được trải qua quá trình giáo dục bao gồm các mặt giáo dục trí tuệ, đạo đức, thể
chất, thẩm mĩ. Đánh giá chất lượng học tập của các môn học của học sinh thực
chất là xem xét mức độ hoàn thành mục tiêu giáo dục đã đặt ra cho quá trình
giáo dục ở các môn học, trong đó chủ yếu là xem xét những năng lực về mặt trí
tuệ mà học sinh đã đạt được sau một giai đoạn học tập.
Tham gia vào quá trình học tập, học sinh có mục đích chiếm lĩnh những tri
thức của môn học mà những tri thức này được mục tiêu của mỗi môn học đặt ra
và yêu cầu học sinh phải đạt được. Mục tiêu môn học đặt ra các yêu cầu về kiến
thức, kỹ năng, thái độ thể hiện trong chương trình giáo dục phổ thông. Trong
quá trình dạy học, giáo viên phải đặt ra những kế hoạch để kiểm tra mức độ đạt
được yêu cầu so với mục tiêu đặt ra. Kiểm tra xem học sinh đạt được những yêu
cầu về các mặt ở mức độ nào, so với mục tiêu môn học đề ra hoàn thành được
đến đâu.

4


Hoạt động dạy và học luôn cần có những thông tin phản hồi để điều chỉnh
kịp thời nhằm tạo ra hiệu quả ở mức cao nhất thể hiện ở chất lượng học tập của
học sinh. Dạy học căn cứ kết quả đầu ra cần thông tin phản hồi đa dạng. Về
phương diện này chất lượng học tập được xem như chất lượng của một sản
phẩm đang trong giai đoạn hình thành và hoàn thiện. Sự điều chỉnh, bổ sung
những kiến thức, kỹ năng, thái độ còn chưa hoàn thiện giúp cho chất lượng học
tập trở thành tri thức bền vững cho mỗi học sinh. Việc kiểm tra chất lượng học
tập sẽ giúp cho các nhà quản lý giáo dục, các giáo viên và bản thân học sinh có
những thông tin xác thực, tin cậy để có những tác động kịp thời nhằm điều chỉnh

và bổ sung để hoàn thiện sản phẩm trong quá trình dạy học.
Kiểm tra - đánh giá định kì là hoạt động của giáo viên vào những thời điểm
đã được qui định trong đề cương môn học, gắn các mục tiêu cụ thể trong từng
giai đoạn với những phương pháp kiểm tra - đánh giá tương ứng nhằm đánh giá,
định hướng việc đạt mục tiêu môn học ở giai đoạn tương ứng của học sinh. Kết
quả kiểm tra - đánh giá định kì được xem là kết quả học tập môn học của học
sinh và là cơ sở để đánh giá chất lượng khi kết thúc môn học.
1.2. Vai trò của kiểm tra, đánh giá đối với giáo dục
Kiểm tra, đánh giá là một yếu tố quan trọng của giáo dục, nó có mối quan
hệ khăng khít với sự phát triển của xã hội. Mục đích của việc Kiểm tra đánh giá
là nhằm xác định mức độ tiếp thu của sinh viên và mức độ truyền thụ kiến thức
của giáo viên so với mục tiêu đề ra. Tuy kiểm tra, đánh giá là hai công việc
khác nhau nhưng có mối quan hệ mật thiết và hữu cơ với nhau. Kiểm tra
nghiêm túc thì sẽ dẫn đến việc đánh giá chính xác. Đánh giá chính xác sẽ là
nguồn động lực thúc đẩy quá trình học tập của sinh viên. Do vậy, quá trình
Kiểm tra, đánh giá không chỉ quan trọng và có ý nghĩa quyết định đối với sinh
viên và giáo viên mà còn có ý nghĩa rất lớn đối với những người làm công tác
quản lý.
+ Đối với giáo viên:
5


Thông qua Kiểm tra, đánh giá giáo viên thu được những thông tin về hoạt
động nhận thức của sinh viên trong quá trình học, dự đoán xem sinh viên có
đủ điều kiện để tiếp thu kiến thức mới hay không, từ đó định hướng cụ thể cho
việc bồi dưỡng, điều chỉnh, bổ sung kiến thức cho phù hợp với từng đối tượng.
Thông qua đó giáo viên tự điều chỉnh nội dung, phương pháp, hình thức
tổ chức sư phạm cho phù hợp với từng nội dung bài giảng và từng đối tượng cụ
thể.
+ Đối với sinh viên:

Việc Kiểm tra, đánh giá có hệ thống và thường xuyên cung cấp kịp thời
thông tin về kết quả học tập của sinh viên. Từ đó, sinh viên tự điều chỉnh, tự
hoàn thiện quá trình học tập của mình cho phù hợp.
Việc Kiểm tra, đánh giá chỉ ra cho mỗi sinh viên thấy mình tiếp thu được
và chưa được những gì và cần phải bổ sung kiến thức, kỹ năng ra sao. Thông
qua các hình thức thi, kiểm tra, sinh viên có điều kiện tiến hành hoạt động
trí tuệ như: ghi nhớ, tái hiện, chính xác hóa, khái quát hóa, hệ thống hóa kiến
thức. Từ đó phát huy được năng lực tư duy sáng tạo, vận dụng linh hoạt các
kiến thức đã học vào tình huống thực tế.
Kiểm tra, đ á n h g iá nếu được tổ chức nghiêm túc sẽ giúp cho sinh viên
nâng cao tinh thần trách nhiệm trong học tập, ý trí vươn lên đạt những kết quả
cao hơn, tự tin vào khả năng của chính mình, nâng cao ý thức tự giác, khắc
phục tính chủ quan, tự mãn.
+ Đối với cán bộ quản lý:
Kiểm tra, đánh giá cung cấp những thông tin cơ bản về thực trạng việc dạy
và học trong nhà trường, qua đó có những biện pháp chỉ đạo kịp thời, nhằm
đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu đã đề ra của quá trình dạy và học trong một nhà
trường nói riêng, mục tiêu đào tạo của cả nước nói chung.
Như vậy, trong quá trình dạy và học thì việc Kiểm tra, đ á n h g i á là
một khâu hết sức quan trọng, không thể thiếu khi thực hiện các mục tiêu đào
6


tạo của ngành giáo dục.
1.3. Các khái niệm cơ bản về đo lường và đánh giá trong giáo dục
• Đo lường (Measurement)
Đo lường là quá trình thu thập thông tin một cách định lượng (số đo)
về các đại lượng đặc trưng của quá trình giáo dục (nhận thức, tư duy, kỹ
năng và phẩm chất nhân văn). Nói một cách cụ thể hơn, đo lường là hoạt
động thông qua việc thi kiểm tra để xác định mức độ người học nắm được

kiến thức một môn học hoặc mức độ hiểu biết về một vấn đề nào đó. Kết quả
đo lường thể hiện dưới dạng một đại lượng định lượng. Trong đánh giá, đo
lường là so sánh một sự vật hiện tượng với một chuẩn mực nào đó. Khi sử
dụng khái niệm này chúng ta muốn khẳng định tính định lượng, tính chính
xác, tính đơn nhất của kết quả đánh giá.
• Đánh giá (Evaluation)
Có rất nhiều khái niệm về đánh giá trong giáo dục, tùy thuộc vào các
cấp độ đánh giá, vào đối tượng, vào mục đích đánh giá mà mỗi định nghĩa
đều nhấn mạnh về lĩnh vực cần đánh giá.
Theo Jean Marie De Ketele, “đánh giá” có nghĩa là:
+ Thu thập thông tin đủ thích hợp, có giá trị và đáng tin cậy.
+ Xem xét mức độ phù hợp giữa tập hợp thông tin này với một tập hợp
các tiêu chí phù hợp với mục tiêu định ra ban đầu hay đã điều chỉnh trong
quá trình thu thập thông tin.
+ Nhằm ra một quyết định.
Theo Ralph tyler: “Quá trình đánh giá chủ yếu là quá trình xác định
mức độ
thực hiện các mục tiêu trong các chương trình giáo dục.”
Theo E.Beeby: “Đánh giá giáo dục là sự thu thập lí giải một cách hệ
thống những bằng chứng, như một phần của quá trình, dẫn tới sự phán xét
về giá trị theo quan điểm hoạt động.”
Theo Robert F.mager: “Đánh giá là việc miêu tả tình hình của học
7


sinh và giáo viên để dự đoán công việc phải tiếp tục và giúp học sinh tiến
bộ.”
Từ các định nghĩa trên chúng ta thấy khái niệm đánh giá trong giáo
dục phần lớn được xem xét dựa trên sự phù hợp giữa mục tiêu đề ra với việc
thực hiện mục tiêu đó.

Vấn đề đo lường và đánh giá trong giáo dục thường được người ta
quan tâm đến việc thông qua quá trình đánh giá để xem xét các mục tiêu giáo
dục đề ra đạt được như thế nào. Bởi vậy: “Đánh giá là một khái niệm để chỉ
việc thu thập thông tin một cách hệ thống, xử lý, phân tích dữ liệu làm cơ sở
để đưa ra các quyết định nhằm nâng cao chất lượng giáo dục”. Đánh giá là
quá trình thu thập và xử lý kịp thời có hệ thống thông tin về hiện trạng, khả
năng hay nguyên nhân của chất lượng và hiệu quả giáo dục căn cứ vào mục
tiêu giảng dạy, mục tiêu đào tạo làm cơ sở cho những chủ trương, biện pháp
và hành động giáo dục tiếp theo nhằm phát huy kết quả, sửa chữa những
thiếu sót.
• Lượng giá (Assessment)
Lượng giá là việc đưa ra thông tin có tính ước lượng về một vấn đề
nào đó. Trong giáo dục, lượng giá là ước lượng năng lực hoặc phẩm chất của
sản phẩm đào tạo trong quá trình giáo dục theo các hệ thống quy tắc hoặc
tiêu chuẩn nào đó, căn cứ vào các thông tin định tính hoặc định lượng (số
đo). Lượng giá có thể thực hiện đầu quá trình giảng dạy để giúp tìm hiểu và
chẩn đoán (diagnostic) về đối tượng giảng dạy, có thể triển khai trong tiến
trình (formative) giảng dạy để tạo những thông tin phản hồi giúp điều
chỉnh quá trình dạy và học, cũng có thể thực hiện lúc kết thúc (summative)
để tổng kết. Trong giảng dạy ở nhà trường, các đo lường trong tiến trình
thường gắn chặt với người dạy, tuy nhiên các đo lường kết thúc thường bám
sát vào mục tiêu dạy học đã được đề ra, và có thể tách khỏi người dạy.
• Kiểm tra (testing)
Theo khoa học giáo dục: Kiểm tra là phương tiện và hình thức của
đánh giá. Trong kiểm tra người ta xác định được trước các tiêu chí và không
8


thay đổi chúng trong quá trình kiểm tra cũng như không quan tâm đến quyết
định đề ra. Như vậy, kiểm tra là quá trình hẹp hơn đánh giá, hay nói cách

khác kiểm tra là một khâu của quá trình đánh giá.
Trong quá trình dạy học, kiểm tra – đánh giá là một thành phần của
quá trình dạy học, đảm nhận một chức năng lí luận dạy học cơ bản, chủ yếu
không thể thiếu được trong quá trình này. Kiểm tra có 3 chức năng bộ
phận liên kết, thống nhất, thâm nhập vào nhau và bổ sung cho nhau đó là:
đánh giá, phát hiện lệch lạc và điều
chỉnh.
Về mặt lí luận dạy học: Kiểm tra có vai trò thông tin ngược trong dạy
học, nó cho biết những thông tin, kết quả về quá trình dạy của thầy và quá
trình học của trò để từ đó có những quyết định cho sự điều khiển tối ưu của
cả thầy và trò. Học sinh sẽ học tốt hơn nếu thường xuyên được kiểm tra và
được đánh giá một cách nghiêm túc, công bằng với kĩ thuật tốt và hiệu
nghiệm.
1.4. Quy trình của kiểm tra đánh giá kết quả học tập
Kiểm tra đánh giá kết quả học tập là quá trình đo lường mức độ đạt
được của học sinh về các mục tiêu và nhiệm vụ của quá trình dạy học, là mô
tả một cách định tính và định lượng: tính đầy đủ, tính đúng đắn, tính chính xác,
tính vững chắc của kiến thức; mối liên hệ của kiến thức với đời sống, các khả
năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, mức độ thông hiểu, khả năng diễn đạt
bằng lời nói, bằng văn viết, bằng chính ngôn ngữ chuyên môn của học sinh…
và cả thái độ của học sinh trên cơ sở phân tích các thông tin phản hồi từ việc
quan sát, kiểm tra, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao, đối
chiếu với những chỉ tiêu, yêu cầu dự kiến, mong muốn đạt được của môn học.
Quy trình kiểm tra đánh giá gồm những công đoạn sau:
1-

Phân tích mục tiêu học tập qua các kiến thức, kĩ năng trang bị cho người

học.
9



2-

Đặt ra các yêu cầu về mức độ đạt được các kiến thức, kĩ năng dựa trên

các dấu hiệu có thể đo lường hoặc quan sát được.
3- Tiến hành đo lường các dấu hiệu đó để đánh giá mức độ đạt được về
các yêu cầu được đặt ra, biểu thị bằng điểm số.
4- Phân tích, so sánh các thông tin nhận được với các yêu cầu đặt ra rồi
đánh giá, xem xét kết quả học tập của học sinh, xem xét mức độ thành công của
phương pháp giảng dạy của giáo viên để từ đó cải tiến, khắc phục những nhược
điểm.
Điều quan trọng trong kiểm tra đánh giá là quán triệt nguyên tắc vừa
sức, bám sát yêu cầu của chương trình. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập dựa
trên tiêu chí của mục tiêu dạy học sẽ nhận những thông tin phản hồi chính xác
nhằm bổ sung, hoàn thiện quá trình dạy học.
1.5.

Các loại kiểm tra đánh giá trong dạy học

Quá trình dạy học trong nhà trường thường sủ dụng ba dạng đánh giá cơ
bản: Thi chuẩn đoán, phân lớp (diagnostic test, placement test); kiểm tra giữa
kỳ, kiểm tra định kỳ (formative test, progress test); thi hết môn (summative test).
1.5.1. Thi chuẩn đoán
Thi chuẩn đoán nhằm kiểm tra đánh giá năng lực đầu vào của học sinh
trước khi có tác động của việc dạy và học, trên cơ sở đó có thể phân học sinh
vào các lớp phù hợp với trình độ hiện có của học sinh.
1.5.2. Kiểm tra giữ ky, định kỳ
Kiểm tra giữa kỳ, định kỳ nhằm cung cấp thông tin thường xuyên về những

thay đổi trong quá trình dạy và học, trên cơ sở đó có thể kịp thời điều chỉnh quá
trình dạy và học phù hợp nhằm đảm bảo kết quả học tập đạt mục tiêu đã đề ra.
1.5.3. Kiểm tra cuối kỳ (thi hết môn)
Thi hết môn được thực hiện khi kết thúc một môn học nhằm kiểm tra đánh
giá mức độ nắm vững kiến thức kỹ năng đã được đề ra trong mục tiêu môn học
10


hoặc nhằm so sánh năng lực giữa các học sinh giúp phân loại, khen thưởng các
học sinh có kết quả học tập tốt hơn. Đồng thời thông qua kết quả của bài thi hết
môn có thể đánh giá hiệu quả giảng dạy của giáo viên.
1.6. Những nguyên tắc cơ bản trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập
1.6.1. KTĐG KQHT (các đề thi) phải đo được những kiến thức và kỹ năng
theo đúng mô tả trong mục tiêu môn học:
Việc đầu tiên không phải là viết câu hỏi thi, mà xác định được kiến thức, kỹ
năng cần đo. Các bước xác định kiến thức và kỹ năng cần đo:
+ Xác định các mục tiêu môn học.
+ Diễn tả rõ ràng các mục tiêu môn học bằng những kiến thức và kỹ năng.
+ Dưới từng mục tiêu môn học, liệt kê những kiến thức, kỹ năng cụ thể mà
có thể đo lường được.
1.6.2. KĐG KQHT (các đề thi) phải đo được mẫu đại diện những mẫu học
tập (mục tiêu cụ thể) của môn học.
1.6.3. KTĐG KQHT phải bao gồm những dạng thức câu hỏi phù hợp nhất
để đo lường kiến thức, kỹ năng đã xác định.Căn cứ đặc thù của môn học, kỹ
năng cụ thể cần đo lường để xác định dạng thức câu hỏi như: kiểm tra viết tự
luận, trắc nghiệm khách quan, kiểm tra vấn đáp, kiểm tra thực hành.
Kiểm tra viết tự luận (Dạng thức SV phải viết ra câu trả lời) bao gồm:
+ Trả lời tự luận dài.
+ Trả lời tự luận ngắn (giới hạn câu trả lời)
+ Trả lời rất ngắn (một từ hay đoản từ)

Trắc nghiệm khách quan (Lựa chọn phương án) bao gồm:
+ Đúng-Sai (True- False)
+ Lắp ghép (nối câu/từ/hình ảnh/công thức ở cột A với cột B) (Matching)
+ Nhiều lựa chọn (Multiple Choice)
11


Kiểm tra vấn đáp có sự trao đổi trực tiếp thông qua ngôn ngữ nói giữa
người thi và người đánh giá kết quả.
Kiểm tra thực hành học sinh tiến hành thao tác trên các dụng cụ, mẫu vật
nhằm chứng minh một nội dung kiến thức của môn học.
1.6.4. KTĐG KQHT (các đề thi) được xây dựng phải phù hợp với mục đích
sử dụng kết quả thi:
+ Phân lớp.
+ Kiểm tra giữa kỳ.
+ Thi hết môn.
+ Thi học sinh giỏi…
1.6.5. KTĐG KQHT phải tạo tác động tích cực giúp sinh viên cải tiến
phương pháp học tập.
Đối với môn Ngữ pháp 1 thì hình thức thi theo phương pháp trắc nghiệm
khách quan là phù hợp.
Phương pháp TNKQ có một số ưu điểm và hạn chế sau:
Ưu điểm:
+ Đề thi có nhiều câu hỏi bao phủ được nội dung chương trình, do đó
sinh viên không thể xem nhẹ chương nào, phần nào để tự bỏ bớt trong quá trình
học tập.
+ Do có nhiều câu hỏi nên đề thi cuối học phần thường có phạm vi rộng để
kiểm tra kiến thức của sinh viên nên buộc SV phải học kỹ, nắm được kiến thức
mới có thể làm bài tốt.
+ Thi trắc nghiệm đòi hỏi sinh viên phải tự giác, chủ động, tích cực học

tập, tránh học tủ để đối phó với thi cử.
+ Giáo viên bớt căng thẳng khi phải coi thi, hỏi thi, chấm thi vào cuối kỳ
và đảm bảo thời gian quy định.
12


+ Số lượng câu hỏi nhiều, được dự trữ trong “ngân hàng câu hỏi” nên có
thể tiến hành theo từng học phần ở nhiều nơi.
+ Khi làm bài thi TNKQ, số câu hỏi nhiều đòi hỏi sinh viên phải tranh
thủ thời gian đọc và suy nghĩ, do đó rèn luyện kỹ năng làm bài và có tác phong
nhanh nhẹn.
+ Điểm thi của bài TNKQ phần lớn do khả năng sinh viên quyết định, hạn
chế các tác động tiêu cực từ bên ngoài.
+ Rất có ưu thế khi chấm bài với số lượng lớn, chấm nhanh, chính xác,
khách quan hoặc khi cần so sánh trình độ các lớp sinh viên khác nhau.
Hạn chế:
+ Việc soạn thảo câu hỏi TNKQ rất công phu, phải theo quy trình và
tốn nhiều thời gian.
+ Do đề thi có sẵn các phương án trả lời nên khó đánh giá được quá trình
suy nghĩ của sinh viên, có thể khuyến khích sinh viên đoán mò.
+ Nếu số lượng đề thi không đủ lớn thì sẽ không thể bảo mật được và
sinh viên sẽ dựa vào các đề thi cũ để chuẩn bị các phương án trả lời.
+ Kết quả của bài thi không đánh giá được tính năng động và khả năng
sáng tạo của sinh viên.
Những hạn chế trên của đề thi TNKQ có thể khắc phục được nếu chúng ta
soạn thảo hệ thống ngân hàng câu hỏi TNKQ theo đúng quy trình kỹ thuật và
đủ lớn để dự trữ và phải thường xuyên thay đổi, bổ sung làm cho đề thi luôn
phong phú, đáp ứng yêu cầu kiểm tra đánh giá KQHT của sinh viên.

13



PHẦN 2: XÂY DỰNG ĐỀ THI
2.1. Tên đề thi: “ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ PHÁP 1”
2.2. Mục đích thi: thi hết môn
2.3. Mục tiêu môn học:
Học phần Ngữ pháp 1 giúp sinh viên nắm bắt được những kiến thức
cơ ản về các chủ điểm ngữ pháp cơ bản bao gồm các mẫu câu, loại câu, các
thi, sự hòa hợp giữ chủ từ và động từ. Sinh viên có khả năng trình bày trước
lớp, và còn phải biết cách tổ chức, sắp xếp, phân công công việc khoa học
khi làm việc theo nhóm.
2.4. Khối lượng kiến thức giảng dạy theo chương trinh
BÀI 1: BASIC OF SENTENCES
Subject + verb
Subject + verb + object
Subject + verb + complement
Subject + verb + object + object complement
Subject + verb + direct object + indirect object
BÀI 2: VERB TENSES
1. Simple present
2. Simple present continuous
3. Simple Past
4. Past Continuous
5. Simple Future
6. Future Continuous
7. Present Perfect
8. Present Perfect Continuous
14



9. Past Perfect
10. Past perfect continuous
11. Future Perfect
12. Future Perfect Continuous
BÀI 3: PASSIVE VOICE
1. Present simple
2. Present continuous
3. Present perfect
4. Past simple
5. Past continuous
6. Past perfect
7. Future
8. Modal verb
9.Special passive structures
BÀI 4: SUBJECT – VERB AGREEMENT
* General rules
* Special cases
BÀI 5: IF CLAUSE
* Type 1
* Type 2
* Type 3
BÀI 6: MODAL VERBS
* Can, could, be able to, may, will, shall
* Must, can’t, may, might,could
15


* Must, Have to, Mustn’t, don’t have to
2.5. Khối lượng kiến thức,kĩ năng cần đo lường/đanh giá của đề thi
Kiến Thức

+ Basic of sentences (5 mẫu câu cơ bản trong tiếng anh)
+ Tenses (9 thì của động từ)
+ Passive Voice (Câu bị động)
+ Subject- Verb Agreement (Sự hòa hợp giữa chủ từ và động từ)
+ If – clause (Mệnh đề If)
+ Modal verbs (Động từ khiếm khuyết)
Kỹ năng
+ Nhận biết các mẫu câu cơ bản
+ Phân biệt và sử dụng các động từ cho thích hợp trong một câu
+ Chuyển từ câu chủ động sang câu bị động và ngược lại
2.6. Đối tượng dự thi:
+ sinh viên năm thứ nhất hệ Cao đẳng – ngành Tiếng Anh
+ sinh viên đã học qua 6 bài bao gồm những kiến thức/ kỹ năng sau
2.7. Loại hình thi
Thi trắc nghiệm khách quan với các dạng:
+ Put the verbs in correct tense ( chia động từ)
+ Multiple choice ( nhiều chọn lựa)
+ Error analysis

( phân tích lỗi)

2.8. Mục đích sử dụng các kết quả thi
+ Biết điểm để xác định khối lượng kiến thức của sinh viên đã được học.
+ Làm cơ sở cho việc đo lường kết quả học tập của sinh viên
16


+ Xác định mức độ hiểu bài của sinh viên làm cơ sở cải thiện việc học và dạy.
2.9. Thời gian thi và cơ sở vật chất cần có
Thời gian thi: 60 phút

Cơ sở vật chất: phòng học
2.10. Bảng trọng số
Hiểu
Mẫu câu cơ bản

2

Thì của động từ
Câu Passive

khuyết
Tổng cộng

tích

Tổng
số câu hỏi

3

5
5

10

1

2

5


3

1

4

3

1

4

1

1

2

10

30

2

chủ từ và động từ
Động từ khiếm

dụng


Phân

5

Sự hòa hợp giữa
Mệnh đề If

Vận

8

12

2.11. Những điều kiện cần thiết
- SV tham gia học tập 80% số tiết của học phần
- Tham gia đầy đủ các bài kiểm tra thường xuyên và định kỳ.
- SV vào phòng thi không được mang tài liệu, điện thoại di động.
2.12. Đề thi và đáp án chi tiết
2.12.1. Nội dung đề thi
I. BASIC OF SENTENCES (Mẫu câu cơ bản)
Mức độ hiểu – 02 câu
1. My bag is heavy.
17


2. I need a book.
Mức độ vận dụng – 3 câu
3. We paid the money to the cashier.
4. David gave Mary some flowe
5. I and my brother went to Ca Mau City yesterday.

II. TENSES (Thì của động từ)
Mức độ hiểu – 3 câu
1. Right now I (1.look )………….. at the board.
2. Last night I (2.had)…………… a good night’s sleep. I (3.sleep )
…………… nine hours.
3. We (4. meet) ………….. at a party two months ago.
Mức độ phân tích – 5 câu
1. Oh my god! Call the police! Someone (5. take )……………. my car.
2. Mrs Smith (6. wave) …………. at Bob when she ( 7. see ) ……… him.
3. A: How long (8. you, wear )…………………. glasses?
4. B: Since I (9. be) ……………. ten years old.
5. A: (10. you, be) ………………….. nearsighted or farsighted?
B: Nearsighted.
III. MULTIPLE CHOICE
PASSIVE VOICE ( Câu bị động)
Mức độ hiểu – 2 câu
1. I can’t still believe it. My bicycle ………. last night.
A. was stolen

B. was stealing

C. stone

D. steal
18


2. The mistake has already been………………… by him
A. correct


B. correcting

C. correction

C. corrected

Mức độ vận dụng – 1 câu
3. When I woke up and looked outside, landscape had changed. The ground
……. with a dusting of snow during the night.
A. was covered

B. was being covered

C. had been covered

D. has been covered

SUBJECT – VERB AGREEMENT
Mức độ vận dụng - 3 câu
1. The number of books in this library ……. large.
A. is

B. are

C. was

D. were

2. Neither my gloves nor my hat…………. with this dress.
A. is going


B. are going

C. goes

D. go

3. Physics……………. one of my favorite subjected.
A. be

B. to be

C.is

D. are

IF CLAUSE ( mệnh đề IF)
Mức độ hiểu – 3 câu
1. If I finish the work on time, I (go) ………… to the football game.
A. will go

B. go

C. am going

D. to go

2. If he (have) …….. your address, he would have written to you.
A. has


B. have

C. had had

D. having

3. I wish I ……… how to control the tsunami.
A. to know

B. are going
19


C. knew

D. to have known

Mức độ phân tích – 1 câu
1. If she had caught the train, she …….. here by now.
A. would be

B. would have been

C. is

D. was

MODAL VERBS
Mức độ hiểu – 1 câu
10. Sam’s grandmother is over eighty years old, so she ………… the

Second World War.
A. couldn’t remember

B. may not remember

C. must not remember

D. might not remember

IV. ERROR ANALYSYS
* TENSES
Mức độ phân tích – 2 câu
1. I had already meet Ms. Shim several times before tonight.
A
B
C
D
2. A technical view of the new invention sometimes differ from an
economic
A
B
C
perspective.
D
* PASSIVE VOICE
Mức độ phân tích – 2 câu
1. A series of lectures was present by the famous playwright Eugene
O’Neill.
A
B

C
D
2. Most of the class was not prepared for too difficult test, and many
students
A
B
C
were unable to finish it in the time allowed.
D
* MODAL VERBS
20


Mức độ phân tích – 1 câu
1. Sales personnel must to understand human psychology human in order
A
B
C
to be successful.
D
2.12.2. Đáp án đề thi
Đề thi gồm 04 phần: 2,5 điểm/phần
Phần 1: 0,5điểm/câu
Phần 2: 0,25điểm /câu
Phần 3: 0,25 điểm/ câu
Phần 4: 0,5 điểm/câu
Đối với 6 điểm ngữ pháp này thì:
+ Mức độ hiểu : 8 câu
+ Mức độ vận dụng: 12 câu
+ Mức độ phân tích: 10 câu

I. BASIC OF SENTENCES (2,5 marks) 0,5 each sentence
Mức độ hiểu – 02 câu
1. My bag is heavy.
S
V C
2. I need a book.
S V O
Mức độ vận dụng – 3 câu
3. We paid the money to the cashier.
S V
DO
IO
4. David gave Mary some flowers.
S
V IO
DO
5. I and my brother went to Ca Mau City yesterday.
S
V
Adv
II. TENSES (2,5 marks) 0,25 each choice
Mức độ hiểu – 3 câu
1. am looking

2. see

3. had
21



Mức độ phân tích – 5 câu
4. slept

5. has taken

6. was waving

7. saw

8. have you worn/ have you been wearing

9. was

10. Are you

III. MULTIPLE CHOICE ( 2,5marks ) 0,25 each choice
PASSIVE VOICE ( Câu bị động)
Mức độ hiểu – 2 câu
1. A

2. C

Mức độ vận dụng – 1 câu
3.A
SUBJECT – VERB AGREEMENT
Mức độ vận dụng - 3 câu
1. A
2. A
IF CLAUSE ( mệnh đề IF)


3. C

Mức độ hiểu – 3 câu
1.A
2.C
3.C
Mức độ phân tích – 1 câu
1.A
MODAL VERBS
Mức độ hiểu – 1 câu
1A
IV. ERROR ANALYSYS (2,5 marks)/ 0,25 each error + 0,25 for correcting
the error.
TENSES
Mức độ phân tích – 2 câu
1.B ( met) 2.B (differs)
PASSIVE VOICE
Mức độ phân tích – 2 câu
1. B ( presented)
2. A (were)
MODAL VERBS
Mức độ phân tích – 1 câu
3. .B (must understand)

22


PHẦN 3 KẾT LUẬN
Các phương pháp trắc nghiệm được sử dụng trong kiểm tra đánh giá là
một bộ phận quan trọng cấu thành nên hệ thống kiểm tra đánh giá hướng

chuẩn. Vì vậy, hiện nay, việc nghiên cứu - ứng dụng các phương pháp đánh giá
- kiểm tra quá trình dạy học và kết quả dạy học một cách khách quan, chính xác
và nhanh chóng đang là một vấn đề được đặc biệt quan tâm trong thực tiễn
và lý luận sư phạm. Trong quá trình dạy học nói riêng hay giáo dục và đào tạo
nói chung, kiểm tra đánh giá là một trong những bộ phận chủ yếu và hợp thành
một chỉnh thể thống nhất trong qui trình đào tạo.
Bảng trọng số là cơ sở tốt để giáo viên căn cứ trước khi soạn thảo đề
kiểm tra trắc nghiệm. Việc xây dựng một bảng trọng số khoa học, cụ thể, chi tiết
sẽ giúp giáo viên bao quát được nội dung hoặc chủ đề môn học cần kiểm tra,
các mức độ kiến thức cũng như sự phân bổ nội dung bài học theo tỉ lệ phần trăm
cho cân đối so với cấu trúc chung của bài kiểm tra. Bảng trọng số có thể xem là
một trong những cách thể hiện mục tiêu cụ thể và xác định được bằng cách
“cân, đo, đong, đếm”.

23


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS Nguyễn Phương Nga – Bài giảng môn Cơ sở khoa học và thiết kế
các loại hình kiểm tra đánh giá kết quả học tập.
2. TS. Nguyễn Công Khanh, Đánh giá và đo lường trong khoa học xã hội,
NXB Chính trị quốc gia, 2004.
3. Trần Thị Tuyết Oanh, Đánh giá và đo lường kết quả học tập, NXB Đại
học Sư phạm, 2009.
3. Nguyễn Trường Sơn, 2010. Đánh giá quy trình thiết kế đề thi trắc nghiệm
khách quan tại Khoa Khoa học tự nhiên và Xã hội Đại học Thái Nguyên.
Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ, Đo lường và đánh giá trong giáo dục, Đại học
quốc gia Hà Nội, Hà Nội, Việt Nam.
4. Sách dịch: Wiersma, W. & Jurs, S.G. (1990). Đo lường đánh giá trong
giáo dục và kiểm tra kết quả học tập “Educational Measurement and

Testing. Boston:Allyn and Bacon”

24



×