Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Một số biện pháp xây dựng sơ vật chất trường THCS Thanh Sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.54 KB, 10 trang )

I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Đảng ta luôn coi trong sự nghiệp Giáo dục – Đào tạo, Nghị quyết IV Ban chấp
hành TW khóa II khẳng định: “Giáo dục – Đào tạo là quốc sách hàng đầu”, Nghị
quyết TWII khóa III có nghị quyết chuyên đề về giáo dục – Đào tạo nhằm nâng cao,
tạo bước chuyển biến mạnh về chất lượng, đáp ứng sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.
Việc đổi mới mục tiêu nội dung, phương pháp, chương trình giáo dục, sách giáo
khoa…tạo bước chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục nhằm tạo ra một lớp
người phát triển toàn diện đáp ứng với sự phát triển của đất nước, phù hợp với xu thể
phát triển chung của toàn cầu. Muốn vậy nhà trường phải đáp ứng yêu cầu cần thiết
cho việc dạy và học đó là các điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ cho việc đổi mới
nội dung, phương pháp, chương trình, sách giáo khoa.
Trên thực tế hiện nay ở các trường THCS, để phục vụ cho việc đổi mới nội dung,
chương trình, phương pháp… nhà nước đã đầu tư kinh phí rất nhiều để mua sắm
trang thiết bị, xây dựng phòng học cho các trường… Nhiều trường cũng đã sửa sang,
bảo quản và xây dựng thêm cơ sở vật chất. Song ở nhiều trường vấn đề xây dựng cơ
sở vật chất còn nhiều nan giải; cơ sở vật chất không đảm bảo ảnh hướng rất lớn đến
quá trình dạy của giáo viên và quá trình học của học sinh, ảnh hướng đến chất lượng
chung. Đây là vấn đề nhức nhối làm các cấp quản lý phải suy nghĩ.
Trường THCS Thanh Sơn thuộc xã Thanh Sơn, là xã nghèo theo Nghị Quyết 30a
của chính phủ, cơ sở vật chất nhà trường nghèo nàn, vừa thiếu, vừa xuống cấp.
UBND xã, hội cha mẹ học sinh và nhà trường cũng có nhiều cố gắng trong việc huy
động sức đóng góp của nhân dân để tu bổ, sửa sang các phòng học, mua sắm thêm tài
sản đáp ứng một phần nào sự đổi mới của giáo dục. Với một xã đông dân, thuần
nông, ngoài thu nhập từ đồng ruộng người dân không có nguồn thu nhập nào khác,
đời sống gặp nhiều khó khăn làm sao có thể yên tâm đóng góp đầu tư cho con cái
học hành? Làm thế nào để xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường, từng bước tháo
gỡ khó khăn để nâng cao chất lượng dạy và học? Đây là nỗi trăn trở cũng là tâm
huyết của tôi sau nhiều lần suy nghĩ, tôi đi đến quyết định chọn tìm con đường để
giải quyết được những khó khăn về cơ sở vật chất trước mắt mà nhà trường cần giải
quyết. Đây cũng chính là lí do tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp xây dựng cơ sơ
vật chất trường THCS Thanh Sơn” để làm đề tài nghiên cứu.



1


II. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TRƯỜNG THCS THANH SƠN.
1. Thuận lợi.
- Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, đặc biệt là sự quan tâm giúp đỡ của
UBND huyện, phòng GDĐT huyện Định Quán, của Đảng ủy, UBND xã Thanh Sơn
và hội cha mẹ học sinh trong mọi lĩnh vực.
- Tập thể CB, GV, CNV đoàn kết gắn bó, tư tưởng vững vàng có tinh thần trách
nhiệm, nhiệt tình trong công tác, luôn hoàn thành nhiệm được giao. Học sinh ngoan
lễ phép, có tinh thần học tập.
- Mạng lưới trường lớp được bố trí hợp lý, tình hình an ninh chính trị, trật tự an
toàn xã hội được giữ vững, ổ định.
2. Khó khăn.
Trường THCS Thanh Sơn là một trường thuộc xã vùng sâu, vùng xa đặc biệt khó
khăn, địa bàn rộng, đường sá đi lại khó khăn, đại bộ phận con em lao động nghèo,
dân cư sống không ổn định nên ảnh hưởng đến việc học tập của học sinh.
Đội ngũ giáo viên đa phần còn trẻ nên chưa có nhiều kinh nghiệm giảng dạy.
CSVC phục vụ cho dạy – học 2 buổi/ngày còn nhiều hạn chế chưa đáp ứng nhu cầu
học tập của học sinh và giảng dạy của giáo viên.
3. Số liệu thống kê.
Trước khi thực hiện đề tài tôi đã thống kê thực trạng cơ sở vật chất nhà trường để
đánh giá cụ thể cơ sở vật chất đạt được và chưa đạt được và thu được số liệu như
sau:
Bảng 1
Thống kê số liệu cơ sơ vật chất trước khi áp dụng đề tài năm học 2008-2009.
Bàn ghế
Diện
tích

đất
M2
8705

Phòng
học

Phòng
làm
việc

Giáo
viên

Học
sinh

17

8

22

211

Bảng đen
Không
Tổng đúng
quy
số

cách
22
22

Bộ
đồ
dùng
dạy
học
275

Sách
giáo
viên,
tham
khảo
1358

Sách
học
sinh

Nước
sạch
sinh
hoạt

Nhà xe

Sân chơi


Giáo
viên

Học
sinh


tông

Sân
đất

4500

01

0

0

0

4000

III. NỘI DUNG.
1. Cơ sở lý luận.
- Cơ sở vật chất nhà trường là hệ thống các phương tiện vật chất kỹ thuật được sử
dụng để tiến hành các hoạt động giáo dục trong nhà trường.
- Cơ sở vật nhà trường là điều kiện cơ bản và thiết yếu để tiến hành các hoạt động

giáo dục, giúp cho việc truyền thụ và lĩnh hội kiến thức của giáo viên và học sinh,
đặc biệt cơ sở vật chất còn là phương tiện giúp cho việc đổi mới phương pháp dạy
học.
2


- Cơ sở vật chất tác động trực tiếp đến quá trình giáo dục, góp phần quyết định
vào chất lượng giáo dục của mỗi nhà trường. Vì vậy, vấn đề xây dựng và quản lý cơ
sở vật chất trường học có tầm quan trọng rất lớn, một nhà trường sẽ khó thực hiện
được nhiệm vụ giáo dục nếu như cơ sở vật chất không đáp ứng đầy đủ, ở đây cơ sở
vật chất không hiểu đơn thuần chỉ là phòng lớp học mà nó là tổng hòa của diện tích
đất đai khuôn viên trường học, trang thiết bị, hệ thống khối công trình và vấn đề tài
chính phục vụ cho cho công tác giáo dục.
- Xét về phương diện tâm lý học:
Học sinh THCS là lứa tuổi hiếu động, nhạy bén, dễ thích ứng nếu được rèn luyện
trong môi trường tốt với điều kiện cơ sở vật chất đảm bảo các em sẽ rất dễ dàng tiếp
cận làm chủ các lĩnh hội kiến thức, làm chủ khoa học. Nhận thức là một quá trình tư
duy, để tư duy được đòi hỏi con người phải được nghe, được nhìn thấy, được tiếp
xúc với các hiện tượng thông qua các cơ quan, giác quan. Điều này chỉ có thể thực
hiện được khi cơ sở vật chất nhà trường đảm bảo có đầy đủ phòng học, phương tiện,
thiết bị…
- Xét về mặt triết học tư duy:
Vật chất có trước, vật chất quyết định ý thức. Vật chất trong nhà trường chính là
các điều kiện và phương tiện phục vụ cho dạy và học. Cơ sở vật chất nhà trường tốt
sẽ thu hút được học sinh, các em sẽ cảm thấy yêu trường mến lớp, muốn được học
hỏi, tìm tòi khoa học, hiệu quả giáo dục sẽ được nâng lên. Vẫn biết sự nỗ lực là ở
thầy và trò, đó là nội lực, là yếu tố quyết định sự phát triển của bản thân mỗi cá nhân.
Cơ sở vật chất chỉ là ngoại lực là yếu tố hỗ trợ thúc đấy, tạo điều kiện cho sự phát
triển, song trong giai đoạn hiện nay khi nền kinh tế phát triển, giáo dục toàn cầu phát
triển chúng ta cũng không thể đổ lỗi cho thầy và trò về chất lượng không đảm bảo.

Nếu như nhà trường đến nay vẫn có những phòng học cấp 4 hư hại, thiết bị thì thiếu,
hiệu quả sử dụng thấp, bảo quản khó khăn vì không có phòng thư viện, phòng thí
nghiệm. Chính cơ sở vật chất không đảm bảo đã tác động rất lớn đến tư tưởng, ảnh
hưởng đến chất lượng của quá trình dạy và học. Vì vậy muốn hiệu quả giáo dục được
nâng lên trước hết cơ sở vật chất phải đảm bảo, đáp ứng được cho điều kiện dạy và
học tối thiểu theo yêu cầu hiện nay, vì vậy xây dựng và phát triển cơ sở vật chất
trường học đóng góp một vài trò hết sức quan trọng, không thể thiếu.
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài.
2.1 Biện pháp 1: Xây dựng và củng cố tổ chức nhà trường.
Trước hết sinh hoạt chi bộ, đề xuất ý kiến cần thiết chỉ đạo, củng cố tổ chức lại
hoạt động nhà trường. Trong ban giám hiệu, các đoàn thể, hội phụ huynh và các lịch
3


trình sinh hoạt trong hàng tháng cụ thể, chi tiết, rõ ràng đưa ra thống nhất trong chi
bộ.
Hàng tháng chi bộ chỉ đạo ban giám hiệu và các đoàn thể xây dựng kế hoạch hoạt
động chặt chẽ, sát sao chủ trọng hàng đầu đến chất lượng giáo dục và vấn đề xây
dựng cơ sở vật chất, các lớp học thật sự phải được quan tâm. Hàng năm ngay từ ngày
đầu bước vào năm học, phải xây dựng kế hoạch dự giờ, thăm lớp để nắm bắt tình
hình năng lực chuyên môn của từng đồng chí giáo viên cũng từ đây nắm bắt chất
lượng học tập của học sinh ở các khối lớp.
Thông qua các cuộc họp hàng tháng, xây dựng ý thức trách nhiệm, vị trí công tác
của mỗi đồng chí cán bộ giáo viên, qua đó các cán bộ giáo viên trong nhà trường
thấm nhuần các chỉ thị nghị quyết của Đảng. Sau mỗi học kỳ các tổ chức đoàn thể
giới thiệu thành viên tích cực của tổ chức mình sang Đảng, để cán bộ có kế hoạch
tham mưu với cấp Đảng uỷ địa phương đi học lớp đối tượng Đảng, đồng thời bàn bạc
thống nhất với ban giám hiệu, công đoàn, đoàn TNCS Hồ Chí Minh, hội phụ huynh
học sinh thống nhất kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất cho từng năm học.
Mở rộng quan hệ giữa Đảng, chính quyền, các đoàn thể cơ sở. Nhân các buổi

họp, khai giảng, sơ kết, tổng kết năm học, mời họ đến tham dự để họ hiểu việc làm
của người giáo viên, hoạt động của nhà trường nhất là công tác xây dựng cơ sở vật
chất và các công việc có liên quan khác.
Hàng tháng dưới sự chỉ đạo của chi bộ nhà trường, chỉ đạo của ban giám hiệu đề
ra kế hoạch hoạt động của nhà trường, của các đoàn thể một cách chặt chẽ, sát sao
từng ngày, từng tháng, từng kỳ, có kiểm tra đôn đốc thường xuyên.
Sau khi củng cố được khá tốt về công tác tổ chức nhà trường dưới sự lãnh đạo
của chi bộ Đảng, vị trí nhà trường càng được củng cổ như được tiếp thêm sức mạnh,
tăng thêm sự tin tưởng của các cấp lãnh đạo. Chất lượng dạy học ngày càng đi vào
thể ổn định và nâng cao. Công tác xây dựng cơ sở vật chất được tạo đà phát triển.
2.2 Biện pháp 2. Xây dựng sức mạnh toàn dân, củng cố hoạt động của hội cha
mẹ học sinh, thúc đẩy xã hội hoá giáo dục.
Trong luật giáo dục có nêu trách nhiệm của xã hội phải đóng góp nhân lực, tài
lực, vật lực cho sự nghiệp giáo dục tuỳ theo khả năng của mình.
Sau khi nhận nhiệm vụ, tôi đã bàn bạc với ban giám hiệu, đoàn thể kết hợp với
ban thường trực hội cha mẹ học sinh vận động các lực lượng xã hội, cha mẹ học sinh
ủng hộ theo kế hoạch. Sau thời gian nghỉ hè, hàng năm đều được tu sửa, xây dựng
cho năm học mới.
Sau khi kết thúc năm học, ban giám hiệu cùng các trưởng ban, hội cha mẹ học
sinh và các giáo viên đã đánh giá hiện trạng cơ sở vật chất nhà trường, tìm ra nguyên
4


nhân và cách tháo gỡ, những thuận lợi, khó khăn của nhà trường, sau đó bàn kế
hoạch tu sửa cho năm học sau. Đồng thời ban giám hiệu họp với ban đại diện cha mẹ
học sinh để xác định tầm quan trọng của việc xây dựng cơ sở vật chất nhà trường
thông qua kế hoạch năm học, lập tờ trình lên uỷ ban nhân dân xã phê duyệt.
Nhân dịp năm học mới, ban giám hiệu trình uỷ ban nhân dân xã, hội phụ huynh
về việc xây dựng cơ sở vật chất hàng năm để hội cha mẹ học sinh bàn bạc mức đóng
góp theo từng năm học, công việc thực sự lấy dân gốc “Dân biết, dân bàn, dân làm,

dân kiểm tra”.
Với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, nâng cao tính thuyết phục
để dân hiểu tầm quan trọng của công tác giáo dục, tình hình bức xúc của việc xây
dựng cơ sở vật chất. Nêu những khó khăn của địa phương, vị trí của nhà trường trong
giai đoạn lịch sử, từ đó cha mẹ học sinh tự nguyện đóng góp xây dựng trường. Mỗi
cuộc họp có biên bản ký kết, đề nghị xây dựng hàng năm có chữ ký của hội cha mẹ
học sinh.
Ban đại diện hội cha mẹ của nhà trường là những thành viên tích cực, nhiệt tình
có trách nhiệm cùng nhà trường quan tâm xây dựng cơ sở vật chất trường học. Qua
các tổ chức xã hội của địa phương, nhà trường tổ chức tuyên truyền sâu rộng để mọi
người hiểu tầm quan trọng của bậc THCS. Hiểu được quy mô giáo dục trong nhà
trường cũng như yêu cầu phát triển giáo dục trong thời đại mới hiện nay. Trong đó
yêu cầu bức xúc về xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường mình. Họ được mắt thấy,
tai nghe, thực trạng của nhà trường, từ đó thấy rõ trách nhiệm của các ngành, các cấp
cần phải quan tâm đến việc học tập của con em mình, thấy việc làm cần thiết phải
xây dựng cơ sở vật chất. Nếu không có cơ sở vật chất tốt sẽ ảnh hưởng đến việc học
tập của con em mình.
Đúng như câu nói:
“Dễ trăm lần không dân cũng chịu
Khó vạn lần dân liệu cũng xong”.
Trong năm học 2009-2010 nhà trường đã huy động phụ huynh đóng góp 55 triệu
đồng xây dựng tường rào, mua dàn âm thanh, sửa chữa máy móc thiết bị…
Năm học 2010-2011 nhân dân đã đóng góp được 65 triệu đồng mua giá để sách
giáo khoa, sách tham khảo, làm đường xương cá sân trường, làm nhà để xe học
sinh…
Năm học 2011-2012 đã vận động được 62 triệu đồng đổ được hơn 420m 2 sân bê
tông.

5



Năm học 2012-2013 và những năm học tiếp theo nhà trường tiếp tục huy động
phụ huynh học sinh đóng góp và kết hợp với nguồn kinh phí của nhà trường để đổ bê
tông phần sân còn lại.
Trong mỗi công trình của nhà trường đều có sự giám sát của hội phụ huynh và tài
chính công khai trước hội cha mẹ học sinh.
2.3 Biện pháp 3. Làm tốt công tác tham mưu tốt với chính quyền đại phương
và cấp trên.
Qua thực tế cho thấy, việc xây dựng cơ sở vật chất trường học là việc làm đòi hỏi
phải có nguồn kinh phí rất lớn, trong đó nguồn đóng góp của nhân dân chỉ có mức
độ, dân còn nghèo, còn găp nhiều khó khăn, kinh tế tự cung tự cấp, trình độ dân trí
chưa cao đặc biệt là nông thôn vùng sâu, vùng xa.
Để làm tốt công tác này thì việc phải làm trước hết đó là cần làm tốt công tác
tham mưu với các cấp, các ngành hiểu thêm về nhiệm vụ, chức năng của ngành học,
của công tác giáo dục học sinh ở bậc THCS.
Như chúng ta đã biết trong những năm gần đây Đảng và Nhà nước rất quan tâm
đến ngành học, coi “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” trong đó giáo dục học sinh
bậc THCS là bậc học quan trong trong hệ thống giáo dục quôc dân. Đảng và nhà
nước đã ban hành nhiều chính sách đối với giáo dục bậc THCS. Tuy nhiên việc áp
dụng các chính sách đó ở địa phương còn chưa đầy đủ, chưa tương xứng với tầm
quan trọng của ngành học. Chính vì vậy, tôi đã nhiều lần gặp gỡ, trao đổi và viết tờ
trình lên các cấp để đạt các nguyện vọng, nhu cầu cần thiết cho việc dạy và học của
nhà trường. Sau nhiều lần đệ trình, nhà trường đã nhận được sự quan tâm về tinh
thần và vật chất.
Cụ thể:
- Trong những năm học vừa qua đã tu sửa lại 11 phòng học: Quét lại voi ve, sửa
nền, lắp mới các cửa số bằng sắt, thay tôn đảm bảo an toàn cho học sinh học tập.
- Mắc mới hệ thống điện sinh hoạt, sửa nhà xe giáo viên, làm nhà để xe cho học
sinh, khoan giếng, sửa lại hệ thống thoát nước.
- Mua sắm thêm bàn làm việc, tủ đựng hồ sơ, giá đựng sách thiết bị thí nghệm từ

nguồn quỹ tiết kiệm.
- Mua thêm các tài liệu, máy móc phục vụ cho công việc của các tổ chức trong
nhà trường.
Ngoài việc tham mưu để sửa sang mua sắm thêm tài sản, trong năm học nhờ sự
chỉ đạo sát sao của chính quyền địa phương và cấp trên chúng tôi đã có thêm nguồn
quỹ xây dựng giành để cho năm học tới với dự kiến tập trung nguồn quỹ để xây dựng
sân bê tông làm sân chơi, học thể dục…Tham mưu để tiếp tục xây dựng và phát triển
6


nguồn quỹ khuyến học xã, động viên giáo viên và học sinh có thành tích cao cũng
như để phát triển công tác phổ cập giáo dục THCS, THPT của xã.
2.4. Biện pháp 4: Ban giám hiệu có kế hoạch kịp thời, nhạy bén để mua sắm
trang thiết bị dạy và học trong nhà trường.
Hàng năm cứ vào cuối năm học, ban giám hiệu cùng với các bộ phận quản lý tài
sản, kiểm kê toàn bộ tài sản của nhà trường: Sách giáo khoa, sách tham khảo, các đồ
dùng dạy học, bàn ghế, bảng… có biên bản kiểm kê, có danh mục chủng loại đồ
dùng.
Lập bảng dự trù báo cáo với ban đại diện hội cha mẹ học sinh xin trích quỹ hội
mua bổ sung thiết bị, bị hỏng.
Ngoài ra, được cấp trên cấp một số sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, tranh
truyện…
Qua các kì thi làm đồ dùng dạy học, thi vẽ tranh của giáo viên và học sinh, phong
trào góp sách giáo khoa, tài liệu cũng đã đóng góp cho thư viện đặc biệt là tủ sách
nhà trường thêm phong phú.
Ngoài ra, những đồ dùng cần thiết phục vụ cho việc dạy và học, các thiết bị dạy
và học cho phong trào bề nổi như: Phông, Âm li, Ảnh tượng Bác… trường lập dự
toán thông qua hội phụ huynh vận động các cha mẹ học sinh ủng hộ việc mua bán
những dụng cụ cần thiết.
2.5. Biện pháp 5. Công tác xây dựng đi đôi với việc tu sửa.

Khi cơ sở vật chất của trường đã ổn định, nhà trường lồng ghép hoạt động ngoài
giờ nhằm giáo dục các em có tinh thần giữ gìn và bảo vệ trường lớp, hàng tuần có kế
hoạch lao động, cho các em dọn vệ sinh, tạo cảnh quan cho môi trường Xanh – Sạch
– Đẹp.
Mặt khác cuối năm học nhà trường kiểm kê toàn bộ tài sản, còn bao nhiêu %
trước khi nghỉ hè, bàn giao cho bảo vệ có trách nhiệm trong coi.
Khi các lớp học bị hỏng, mưa dột bảo vệ phải kịp thời kiểm tra thay thế, vật liệu
do nhà trường chi trả.
Với phương châm hàng đầu, sửa lấy, xây dựng đi đôi với bảo vệ. Những bàn ghế
long lay, hỏng hóc được kịp thời sửa chữa ngay.
Hàng năm vào đầu năm học mới nhà trường tổ chức bàn giao cơ sở vật chất lớp
học cho giáo viên chủ nhiệm lớp có trách nhiệm bảo quản và kịp thời báo cáo để tu
sửa.
Nhà trường tổ chức họp giáo viên chủ nhiệm triển khai kế hoạch mẫu trang trí lớp
học theo quy định của bộ giáo dục đào tạo, lớp có khăn trải bàn, lọ hoa, giá để chậu
rửa tay, chổi quét, thùng đựng rác để học sinh làm công tác vệ sinh đúng quy định.
7


Tất cả các mẫu trang trí phải thống nhất một mẫu, một khuôn, nguồn kinh phí trang
trí, giáo viên chủ nhiệm lớp dự toán, bàn thống nhất với chi hội phụ huynh trích quỹ
lớp ra để trang trí.
Các dụng cụ phục vụ cho việc dạy, học tập và cho phong trào, hết năm phải bàn
giao cho nhà trường, bảo vệ có trách nhiệm trong coi, bảo quản.
Tất cả tài sản của nhà trường đều được ghi vào sổ tài sản của nhà trường. Thường
xuyên có sự kiểm tra bổ sung, có biên bản kiểm tra xác nhận của ban giám hiệu nhà
trường. Chính vì vậy, tài sản của nhà trường, không bị thất thoát, phòng học luôn bảo
đảm vững chắc bền đẹp.
IV. KẾT QUẢ.
Sau khi thực hiện và áp dụng năm biện pháp trên, trường THCS Thanh Sơn đã

thu được kết quả đáng khích lệ trong việc xây dựng cơ sở vật chất, trường lớp và sử
dụng cơ sở vật chất của nhà trường. Tuy chưa có được phòng học kiên cố, phòng
chức năng song đây cũng là một thành công lớn của nhà trường đã tạo điều kiện tốt
để giáo viên yên tâm công tác. Chất lượng dạy và học cũng được nâng lên. Nhiều em
học sinh cũng phấn khởi, vui vẻ, hứng thú trong học tập và thi đua với bạn để học
tốt, nhiều em đạt học sinh giỏi, học sinh tiến tiến, kết quả được nâng lên rõ rệt.
Sau đây là kết quả đạt được về cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học sau khi áp
dụng các biện pháp xây dựng cơ sở vật chất.
Bảng 2
Thống kê sổ liệu cơ sơ vật chất sau khi áp dụng đề tài năm học 2012-2013
Diện
tích
đất
M2

Phòng
học

Phòng
làm
việc

Bàn ghế
Giáo Học
viên sinh

8705

17


8

29

219

Bảng đen
Tổng Không
số
đúng
quy
cách
21
0

Bộ
đồ
dùng
dạy
học
595

Sách
giáo
viên,
tham
khảo
2258

Sách

học
sinh

Nước
sạch
sinh
hoạt

Nhà xe
Giáo Học
viên sinh

Sân chơi m2

Sân
tông
đất

9683

02

01

890

02

3110


V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM.
Sau bốn năm học trên cơ sở nắm bắt tình hình, tìm hiểu nguyên nhân và sử dụng
một số biện pháp để xây dựng cơ sở vật chất của trường THCS Thanh Sơn, tôi rút ra
một số bài học kinh nghiệm sau:
1. Người quản lý trước hết để làm được việc phải biết đặt lợi ích tập thể lên trên,
phải năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, có tầm nhìn và
làm việc có kế hoạch.
8


2. Công tác tham mưu, phối hợp với các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương
cùng các tổ chức, cá nhân để huy động sức mạnh cộng đồng là rất cần thiết đòi hỏi
sự khéo léo của người quản lý.
3. Biết tranh thủ, sự lãnh đạo của cấp trên, phải khéo léo biết dựa vào nhân dân,
lấy dân làm gốc, đồng thời làm tốt công tác truyên truyền, thuyết phục để mọi người
nhận thấy được trách nhiệm của mình đối với giáo dục và cũng từ đó ý thức bảo
quản và sử dụng cơ sở vật chất một cách tự giác và có ý thức hơn.
Nhà trường thường xuyên tổ chức tuyên truyền giáo dục cho mọi người dân để họ
hiểu được tầm quan trọng của công tác giáo dục. Từ đó vận động nhân dân đóng góp
kết hợp với công trình của nhà nước theo tinh thần nhà nước và nhân dân cùng làm.
4. Công trình xây dựng phải sát với yêu cầu thực tế, thể hiện được tính dân chủ,
công khai trong bàn bạc, trên cơ sở công trình đảm bảo tiết kiệm, công khai kinh phí
hàng năm.
5. Thường xuyên kết hợp hài hòa giữa xây dựng, tu sửa và bảo vệ. Giao quyền tự
quản cơ sở vật chất của trường của lớp tới mọi thành viên trong nhà trường. Có như
vậy cơ sở vật chất của nhà trường được bảo quản, được phát triển và có chất lượng
tốt hơn.
VI. KẾT LUẬN.
Công tác xây dựng cơ sở vật chất nhà trường nói chung là vấn đề cần thiết, bức
xúc, đòi hỏi phải có thời gian, có sự quan tâm đầu tư của các cấp, các ngành, của

toàn xã hội đặc biệt là sự đầu tư của cả nước. Sự quan tâm đóng góp của nhân dân,
của hội cha mẹ học sinh trong điều kiện hiện nay khi đời sống của người dân còn
nhiều khó khăn, thực sự không đáng kể gì so với yêu cầu tối thiểu của một trường
học. Tuy nhiên trong điều kiện thực tế hiện nay của nhà trường khi mà cơ sở vật chất
còn nghèo nàn thì sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và nhân
dân trong xã dù ít nhưng vô cùng cần thiết. Để có được kết quả đó đòi hỏi người
quản lý phải năng động, dám nghĩ, dám làm, có khả năng thu phục lòng người không
phải chỉ bằng lời nói mà bằng cả tâm huyết và việc làm cụ thể. Với phương châm
vận động: “Trước khi đợi người khác cứu mình, hãy tự mình cứu lấy mình
trước”. Để xin và chờ nhà nước đầu tư trước hết nhân dân phải tự nỗ lực đóng góp
xây dựng cho con cháu mình có chỗ học hành, từng bước khắc phục khó khăn, việc
nào cần trước, tập trung làm trước…Trên cơ sở hiểu được nguyện vọng của nhân
dân, nhà trường cùng phối hợp để phát huy sức mạnh tổng hợp trong dân cùng giữ
gìn, xây dựng và bảo vệ cơ sở vật chất nhà trường.
9


VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO.
- Luật giáo dục
- Các văn bản pháp quy của trường THCS
- Các tập san giáo dục
- Nhiệm vụ năm học 2012-2013.
- Giáo trình bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý THCS.
Thanh Sơn, ngày 20 tháng 3 năm 2013
Người viết

Nguyễn Văn Hòa

10




×