Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TRẺ CÁ BIỆT Ở LỨA TUỔI MẦM NON

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.15 MB, 21 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN KRÔNG NĂNG

******


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
GIÁO DỤC TRẺ CÁ BIỆT Ở LỨA TUỔI MẦM NON

GV Thực hiện: Lương Thị Soạn
Đơn vị : Trường Mầm Non Hoa Lan
Năm học 2012 – 2013
1


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN KRÔNG NĂNG

**********

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
GIÁO DỤC TRẺ CÁ BIỆT Ở LỨA TUỔI MẦM NON

GV Thực hiện: Lương Thị Soạn
Đơn vị : Trường Mầm Non Hoa Lan
Eatóh ngày 9/03/2013

2



SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
GIÁO DỤC TRẺ CÁ BIỆT Ở LỨA TUỔI MẦM NON

I/PHẦN MỞ ĐẦU
I.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
* Lý do khách quan:
- Mỗi người sinh ra, đều mang trong mình một cá tính riêng biệt, không ai
giống ai, có những người từ bé phát triển tốt về thể chất cũng như tinh thần, bên
cạnh đó, không thiếu một số người sinh ra từ bé rất cá biệt, khiến cho những người
có trách nhiệm giáo dục như thầy giáo, cô giáo và cha mẹ không khỏi những ngày
tháng băn khoăn, lo lắng về hành vi, tính cách của trẻ.
- Vì thế, để tìm ra một phương cách giáo dục đứng đắn cho những trẻ có tính
cá biệt này là một điều hết sức quan trọng. Hơn nữa con người không phải là một
con vật, chỉ sống theo bản năng, mà con người là một cá thể độc đáo, hoàn toàn
khác nhau. Do đó cần tìm hiểu đặc điểm riêng của từng trẻ, để biết cách giáo dục
sao cho nhân cách của trẻ được hoàn thiện.
* Lý do chủ quan:
- Được sự phân công của Ban giám hiệu cho phép tôi phụ trách lớp Lá 3,
trường mầm non Hoa Lan lần đầu tiên tôi bị khựng lại trước thái độ của một cháu
trai rất cá biệt đó là cháu Trần Quyền. Tôi cho các cháu xếp hàng vào lớp nhưng
một mình cháu Quyền không chịu xếp hàng, tôi liền đến dắt tay dẫn cháu vào,
nhưng nhanh như cắt, cháu hất tay tôi và quay mặt ra sau, lúc đó nhìn trên khuôn

3


mặt của cháu lộ vẻ tức tối, bất cần, lý do trên khiến tôi quyết định tìm hiểu về cháu
trai này và chọn đề tài Giáo dục trẻ cá biệt làm sáng kiến kinh nghiệm.

I.2. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI.
* Mục tiêu:
- Giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân,
chịu trách nhiệm chăm sóc - giáo dục trẻ từ 0 - 6 tuổi. Đây là giai đoạn đặt nền
móng đầu tiên quan trọng của nhân cách con người. Nếu không làm tốt việc chăm
sóc - giáo dục trẻ trong những năm này thì việc giáo dục lại hết sức khó khăn,
phức tạp. Vậy là cô giáo mầm non phải trang bị cho trẻ những gì tốt nhất kể cả về
mặt vật chất và tinh thần một cách toàn diện. Nhằm giúp trẻ cá biệt có những hành
vi lời nói việc làm đúng đắn tiến bộ hơn.
- Bên cạnh đó cô luôn phải tận tình, gần gũi giúp đỡ trẻ để trẻ không mặc cảm
mà phải tự tin về mặt tâm lý cũng như những việc mình đã làm.
* Nhiệm vụ:
- Đứng trước trường hợp cháu cá biệt như vậy là một giáo viên mầm non tôi
xem cháu như con mình không hiểu sao cháu không như những cháu khác điều đó
thôi thúc bổn phận và nhiệm vụ phải đem hết mọi khả năng bằng tình yêu thương
của mình để tìm ra biện pháp giáo dục cháu đạt được kết quả tốt nhất.
* Luôn nhắc nhở uốn nắn cháu kịp thời.
* Gần gũi, trò chuyện, tình cảm với cháu thường xuyên trong mọi hoạt động.
* động viên, khích lệ, nêu gương kịp thời.
I.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
- Đối tượng trẻ cá biệt: Cháu Trần Quyền là học sinh lớp lá 3, trường mầm
non Hoa Lan. Eatóh, Krông Năng.
- Địa chỉ gia đình cháu: Tân Trung B, Eatóh, Krông Năng.
4


I.4. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
- Cô giáo thường xuyên tìm hiểu nguyên nhân và có cách thực hiện giải pháp,
biện pháp về tính cách cá biệt cháu Trần Quyền trong năm học 2012 - 2013
I.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.

* Phương pháp quan sát:
* Phương pháp trò chuyện:
* Phương pháp nêu gương:

II/PHẦN NỘI DUNG.
II.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN.
- Lớp Lá trường mầm non Hoa Lan
- Chương trình chăm sóc giáo dục mầm non mới và hướng dẫn thực hiện
theo độ tuổi.
- Giáo trình thông qua cách trò chuyện, các môn học và hoạt động hàng
ngày của cháu trên lớp
- Thực tế qua các bài dạy, câu đố, trò chơi, bài hát và các môn học.
II.2. THỰC TRẠNG.
a/ Thuận lợi - khó khăn:
*Thuận lợi.
- Được sự quan tâm chỉ đạo của ban giám hiệu nhà trường, cô giáo làm thêm đồ
dùng, đồ chơi phục vụ cho các hoạt động theo từng chủ điểm nhằm giúp cháu có
đức tính tốt như các bạn trong lớp.
- Phụ huynh nhiệt tình đưa con em đến lớp học đều đặn, lớp luôn duy trì sĩ số từ
35 - 40 cháu. Đa số các cháu ngoan ngoãn có nề nếp học tập theo từng độ tuổi.
- Có tài liệu để giáo viên tham khảo và nghiên cứu trong quá trình thực hiện.
* Khó khăn.

5


- Do đặc điểm phát triển về tâm sinh lý của trẻ có tính cá biệt ở từng lứa tuổi
không giống nhau, các cháu đa số chưa qua các lớp học mà vào thẳng lớp lá nên
khi bước vào môi trường mới trẻ có khả năng nhận thức chậm còn thực hiện theo
hành vi tự do, tiếp thu những lời chỉ bảo của cô giáo rất mơ hồ chưa hình tượng

hóa sự việc một cách có hệ thống.
- Đáng tiếc hơn vẫn còn một số trẻ thiếu sự quan tâm của gia đình, phó mặc
cho cô giáo và nhà trường, do đó trẻ bị thiệt thòi hạn chế rất nhiều về mặt nhận
thức.
- Từ những vướng mắc ấy mỗi giáo viên cần có cách nhìn thực tế, nhìn xa
trông rộng, tìm ra một số phương pháp, biện pháp tối ưu trong việc giáo dục trẻ có
đức tính tốt như các bạn trong lớp.
b/ Thành công - hạn chế.
* Thành công.
- Tôi xem cháu Trần Quyền như chính con ruột của mình, luôn gần gũi dành
nhiều tình cảm yêu thương chăm sóc cháu đồng thời thực hiện đúng các giải pháp,
biện pháp, thường xuyên giáo dục cháu ở mọi lúc mọi nơi từ đó cháu đã thay đổi
dược tính cách cá biệt của mình, đến nay cháu có được đức tính tốt như các bạn
trong lớp, trong trường.
* Hạn chế.
- Do đặc diểm tâm sinh lý của cháu và không được học qua lớp mầm, chồi vì vậy
vào lớp lá đầu năm học cháu chưa có thói quen nề nếp, học tập như các bạn trong
lớp.
- Phụ huynh chưa thực sự dành tình cảm, thời gian chăm sóc, giáo dục con mình,
c/ Mặt mạnh – mặt yếu.
* Mặt mạnh.
- Tôi thực hiện đúng các giải pháp, biện pháp, phương pháp xử lý các tình huống
của cháu một cách có khoa học, linh hoạt, khéo léo, nhẹ nhàng giúp cháu tự tin,
tinh thần thoải mái trong hoạt động hàng ngày.
* Mặt yếu.
6


- Tôi chưa có nhiều thời gian dành riêng cho cháu đồng thời cháu không loại bỏ
hết tính cá biệt của bản thân, Mà phải khắc phục từ từ để hoàn thiện được tính cách

của trong mọi lĩnh vực.
- Phụ huynh làm công việc nhiều nên chưa phối hợp nhịp nhàng với cô giáo của
cháu và chưa thực sự là cầu nối giữa gia đình và nhà trường để tạo điều kiện cho
con mình được hoàn thiện về nhân cách ngay từ lúc ban đầu.
d/ Các nguyên nhân và yếu tố tác động với trẻ cá biệt.
- Trước hết để hiểu nguyên nhân, tôi đã trực tiếp đến thăm gia đình cháu, lúc
tới tôi quan sát thấy môi trường sống mới hiểu tại sao bé hay hung dữ, cộc cằn và
chửi tục, vì những người lớn sống ở đây thật xô bồ, ăn nói thô lỗ, ngay cả bố mẹ
cũng có những từ như thế. Do đó tôi suy nghĩ, cháu bị ảnh hưởng bắt chước người
lớn và tưởng như thế là tốt, nên cháu đã lặp lại trước mặt các bạn và cô giáo.
- Và qua tiếp xúc với gia đình, tôi nhận thấy cháu thường bị hụt hẫng về tình
cảm, theo tôi đây là yếu tố quan trọng nhất để phát triển nhân cách con người, họ
đã thú nhận là thiếu quan tâm đến con, phó mặc cho cô giáo và hàng xóm, vì ban
ngày cháu ở trường, lúc về gia đình cần có bố mẹ thì bố mẹ phải đi làm nhiều công
việc nhà nông vì thế cháu rất thiếu sự âu yếm vỗ về chăm sóc của bố mẹ. Do đó
chẳng lạ gì mỗi khi đến trường bé luôn vật vã bám chặt lấy bố mẹ để được quan
tâm. Khi ở trường thì luôn làm mọi cái để gây sự chú ý quan tâm của người khác.
Nhưng vì ở trường số lượng các cháu đông, không thể đáp ứng nhu cầu tình cảm
cho mỗi cháu được nhiều, vì thế nguyên nhân lớn nhất là cháu bị hụt hẫng tình
cảm bố mẹ khiến cho cháu luôn gây nên chuyện, đặc biệt là khi dùng biện pháp
mạnh đều vô hiệu quả, chỉ làm cho những xung đột của bé càng mạnh hơn.
- Một nguyên nhân nữa có thể nói đó là dưới mắt các bạn bé vẫn là đứa
không ngoan, và dù có tốt cũng chẳng được ai thừa nhận khích lệ, mà mỗi lần
nhắc đến tên bé, là mỗi lần bé lãnh sự trách mắng, hoặc phạt một cách công khai
ở trước mặt các bạn, điều đó theo tôi chỉ tăng thêm cho bé sự mặc cảm, mặc dù bé
không biết diễn tả, nhưng qua cử chỉ lườm nguýt, đập phá... đã nói lên điều đó.
Như thế theo tôi cháu cần được yêu thương và đông viên, khích lệ hàng ngày.
7



e/ Phân tích, đánh giá các vấn đề thực trạng mà đề tài đã đặt ra.
- Thông qua các hoạt động hàng ngày ở lớp và qua quan sát tôi nhận thấy
cháu thường rất hiếu động, khó bảo, cháu rất thích làm thủ lĩnh, nhưng chính mình
lại rất vô trật tự, luôn làm khác mọi người để gây sự chú ý, hầu như mọi nề nếp
sinh hoạt trong lớp, cháu không chịu đi vào kỷ luật, sáng sớm đến trường đã quậy
phá rất lâu và đòi mua đủ thứ, nếu không đáp ứng thì la hét rất to, và hay nói tục,
chửi bới cả cha mẹ.
- Lúc hoạt động vui chơi bé luôn chọn phần nhất về mình, không chịu nhún
nhường người khác, nếu vật nào không vừa ý thì đẩy cho bạn, nếu bạn phản đối thì
ném lung tung, vùng vằng, đánh bạn. Khi được sự nhắc nhở, chỉ bảo của cô thì
cháu phản ứng bằng sự, bất cần có khi chửi thề lại cô giáo.
- Về nhận thức, sự chú ý của cháu rất hạn chế, đứng trước những thái độ của
cháu, cô giáo hầu như luôn nổi nóng với cháu và đã sử phạt cháu bằng biện pháp
mạnh một cách công khai, khiến cho cháu ngày càng bướng bỉnh hơn trước.
- Cô phải gây tình cảm nhẹ nhàng, gần gũi, yêu thương, chăm sóc cháu có
khoa học, linh hoạt, khéo léo, tạo điều kiện cho cháu hoạt động ở mọi lúc mọi nơi
từ đógiúp cháu hoàn được nhân cách của bản thân.

8


* Một số ví dụ về tính cách, hành vi của cháu Trần Quyền:
Ví dụ 1: vào buổi sáng hoạt động ngoài trời.

9


10



- Cả lớp cầm tay nhau hứng thú đang chơi “ dung dăng dung dẻ” bỗng nhiên
cháu Trần Quyền, quay nghiêng người ghé vào tai bạn bên cạnh hét lớn một tiếng.
tôi quan sát những hành vi, thái độ của cháu hàng ngày để tôi sửa sai, nhắc nhở,
uốn nắn cháu kịp thời sao cho cháu ngày càng tiến bộ.

Ví dụ 2: Cháu bẻ cành cây.

11


- Tôi bước ở trong lớp ra nhìn thấy cháu đang vịn cành cây xuống và đến bên
cháu tôi nói lần sau con không vịn cành cây nữa nhé vì cây rất có ích cho chúng ta
,cây làm cảnh đẹp, cây cho ta bóng mát…Tôi đã thực hiện gải pháp dùng lời trò
chuyện với cháu để hiểu được tâm tư, tình cảm, tính cách của cháu một cách rõ nét
đồng thời tạo điều kiện cô cháu ngày càng gần gũi, tình cảm hơn.
Ví dụ 3: Cháu nghịch tay bạn trong giờ học.
12


- Cả lớp đang hứng thú, chú ý lắng nghe cô kể câu chuyện “ Hai anh em” lúc đó
vừa kể xong câu chuyện tôi đã nhìn thấy cháu Quyền đưa hai tay bóp tay bạn Đức,
Tôi đã giáo dục cháu vào thực tế, con cần học tập cả lớp ngồi học thật ngoan và
học tập gương tốt của người anh trong truyện biết thương yêu giúp đỡ mọi người
xung quanh để trở thành người tốt.
Ví dụ 4: Nêu gương cháu cắm cờ.
13


- Tôi quan sát một thời gian, nhận thấy cháu chẳng bao giờ được cắm cờ,
ngược lại, cháu luôn là người đầu tiên được nêu tên đặt thành tích quậy phá nhất

lớp, chính vì hay được nêu tên như thế, nên dưới con mắt của các bạn, đều cho bạn
Quyền là một người xấu, dù cho ngày đó có sửa đổi, cố gắng nhưng cũng chẳng
được một ai thừa nhận.
14


- Nếu cháu có những lời nói, hành vi đúng tôi kịp thời nêu gương cháu trước
lớp để khích lệ cho cháu ngày một tiến bộ hơn. Tâm lý của con người thích được
khen hơn là chê. Nhất là đối với trẻ lúc nào cũng muốn được khen và khen nhiều ở
tất cả các ngày trong tuần vào giờ nêu gương cuối ngày trước khi cắm cờ.
- Ngoài ra vào mỗi sáng tôi thường đưa ra những tiêu chuẩn bé ngoan về lễ
giáo để trẻ thực hiện.
- Cuối tuần bao giờ cũng có tiết mục kể chuyện về gương tốt, tuần nào cũng
vậy tôi không bao giờ bỏ qua.
Ví dụ: Tuần 3 tháng 10 tôi kể chuyện "Tích Chu" cho trẻ nghe. Tôi giáo dục
cháu theo nhân vật trong truyện cần nhấn mạnh tới cháu Trần Quyền nên làm
nhiều việc tốt để cho bạn khác học tập.
- Tuần khác tôi kể cho trẻ nghe "Sự tích cây vú sửa"... hoặc những câu
chuyện có tính giáo dục và về các hoạt động có văn hoá do tôi đặt ra hoặc sưu tầm,
những giờ như vậy trẻ rất thích lắng nghe, nhằm kích thích trẻ học ngoan, muốn
được cắm cờ, trẻ sẽ nỗ lực như ý muốn. Vì trẻ ở lứa tuổi này thích động viên khen
ngợi, được khen trẻ thêm tự tin và hào hứng thực hiện tốt yêu cầu của cô.
Ví dụ : Khi cháu đang xô đẩy bạn trong lúc xếp hàng, tôi nhắc cháu một
cách gián tiếp “ À cô thấy lớp mình ai cũng xếp hàng ngoan này, như bạn An, bạn
thảo này”. Nghe thế cháu Trần Quyền liền tự động xếp hàng. Tôi liền nói :” À cô
thấy bạn Hoa rất là ngoan đấy”. từ đó về sau tôi thường dùng cách này để giáo dục
cháu Quyền, cháu cảm thấy hứng thú, tự tin sửa đổi tính cách của mình thực hiện
theo bạn có nề nếp trong giờ học.
II.3. GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP:
a/ Mục tiêu của giải pháp, biện pháp.

- Mục tiêu của giải pháp, biện pháp trong công tác giáo dục trẻ cá biệt. Bên
cạnh đó và mặt nhận thức, nếu cháu chú ý nghe, thì cháu ghi nhớ tốt, thao tác

15


nhanh nhẹn, linh hoạt. Tuy nhiên so với những mặt hạn chế thì phần ưu điểm của
cháu rất ít. Đứng trước đứa bé đáng thương này, bản thân tôi phải có trách nhiệm
giúp cháu dần dần thay đổi được tính cách cá biệt thành tính cách có năng lực
phẩm chất đạo đức tốt.
b/ Nội dung và cách thực hiện giải pháp, biện pháp.
- Đứng trước nguyên nhân trên khiến cho cháu trở thành một em bé ngộ nghĩnh,
theo tôi cần có mối quan hệ giữa giải pháp, biện pháp giáo dục cháu cụ thể:
- Đối với môi trường sống dĩ nhiên khó thay đổi, nhưng hạn chế việc cháu
tiếp xúc với những người thiếu văn hóa, để cháu bớt nghe những lời nói thô lỗ,
ngay cả bố mẹ không nên nói những lời này trước mặt con.
- Gia đình cần dành thời gian để chăm sóc quan tâm con hơn. Vì khi cháu
được đầy tình thương, cháu sẽ dễ thương với mọi người.
- Tôi thiết nghĩ, đối với cháu Trần Quyền nên khích lệ và thừa nhận cháu
tốt, thì chàu sẽ tốt. Ngược lại, nếu đưa tên cháu ra để nêu những khuyết điểm cho
hả giận, hoặc phạt cháu, như thế sẽ không có hiệu quả gì, cháu sẽ cảm thấy bị xúc
phạm trước mặt các bạn, đồng thời gieo rắc trong đầu các bạn khác một ấn tượng
xấu, những ấn tượng đó khó lòng phai được. Như thế theo tôi muốn cháu Quyền
phát triển và sửa đổi, ta cần phẩi thừa nhận và khích lệ sự cố gắng của cháu, sự
thừa nhận này nên nói công khai, để giảm bớt những ấn tượng xấu mà các bạn nghĩ
về bạn Quyền.
c/ Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp
- Cô giáo phải thật sự là tấm gương sáng để cháu noi theo, luôn giàu tình yêu
thương, luôn thận trọng trong mọi hành vi của mình, thân thiện yêu thương để tạo
tâm lý thoải mái cho cháu thực hiện tốt mọi hành vi cũng như hoạt động giao tiếp,

nhằm giúp cháu từng bước hình thành nhân cách cho cháu. Bên cạnh đó môi
trường và cảnh quan sư phạm cũng góp phần hình thành cho trẻ những hành vi văn

16


minh để dần dần hoàn thiện nhân cách tốt đẹp của truyền thống con người Việt
Nam phù hợp với mọi chuẩn mực đạo đức xã hội một cách tự nguyện.
- Cô giáo có vai trò chủ đạo trong việc hình thành nhân cách, phẩm chất đạo
đức của cháu ở tất cả các hoạt động trong ngày, giờ đón trẻ, giờ chơi, giờ học, giờ
ngủ và bình cờ cuối ngày, đưa cháu vào nề nếp thói quen học tập, ngoan ngoãn, lễ
phép với những người xung quanh.
d/ Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp
- Đứng trước trẻ cá biệt, theo tôi cần có mối quan hệ giữa giải pháp, biện
pháp giáo dục cháu cụ thể:
- Cô giáo là người mẫu mực để trẻ noi theo, những thái độ, hành vi, tính cách
của cháu trong suốt năm học, sửa sai khuyết điểm, hình thành cho cháu thực hiện
nhân cách chuẩn mực, phát huy sự thay đối tiến bộ của cháu.
- Đối với môi trường sống, dĩ nhiên khó thay đổi, nhưng hạn chế việc cháu
tiếp xúc với những người thiếu văn hóa, để cháu bớt nghe những lời nói thô lỗ,
ngay cả bố mẹ không nên nói những lời này trước mặt con.
- Gia đình cần dành thời gian để chăm sóc quan tâm con hơn. Vì khi cháu
được đầy tình thương, cháu sẽ dễ thương với mọi người.
- Đối với tôi, khi dùng biện pháp mạnh để giáo dục cháu, thấy không hiệu
quả gì, nên tôi thay đổi cách giáo dục khác là dùng tình thương và sự khích lệ, để
bù đắp một phần nào sự thiếu hụt tình cảm của cháu, tôi đã tận dụng hết mọi cái cố
gắng của cháu để khen ngợi và khích lệ một cách công khai.
e/ Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học về vấn đề nghiên cứu
- Từ đó, tôi thấy cháu ngoan hơn, đáng yêu và dễ thương hơn với mọi người,
việc học của cháu đã có những phần tiến bộ rõ rệt. Cháu biết chào hỏi ngoan ngoãn

lễ phép với những người xung quanh.
- Cháu biết nhường nhịn giúp đỡ bạn và mạnh dạn trong giao tiếp
- Cháu ngoan hơn, lễ phép hơn, biết quan tâm giúp đỡ bạn bè, cô giáo, ba mẹ,
không nói tục, đánh bạn, kính trọng cô giáo và người lớn.
17


Ngoài ra, để tạo gần gũi thân thương, tôi hay dành thời gian để trò chuyện với cháu
bằng cách, tôi rủ cháu giúp cô làm những việc vừa sức như xếp khăn, lau thìa,
tráng ly... vừa làm vừa trò chuyện, cháu rất vui và kể cho tôi nghe nhiều chuyện,
qua đó tôi rất dễ dàng uốn nắn những suy nghĩ của cháu, và những lời thô lỗ mà
cháu bắt chước người lớn, từ từ cháu đã hiểu được những điều tốt nên làm và với
thời gian cháu đã hòa nhập được với các bạn một cách tự nhiên.
Các bậc phụ huynh có những chuyển biến rõ rệt về lời ăn tiếng nói, về phong cách
và quan tâm ngày càng nhiều đến con em mình.
II.4. KẾT QUẢ THU ĐƯỢC QUA KHẢO NGHIỆM, GIÁ TRỊ KHOA HỌC
CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
- Sau những biện pháp tôi nghiên cứu và thực hiện tôi thấy chất lượng giáo
dục tăng lên rõ rệt đó là điều làm tôi phấn khởi, yêu nghề, yêu trẻ càng nhiều. Giúp
tôi có nghị lực trong công tác, lớp tôi đạt được kết quả ở cháu Quyền là 95%.
III/ PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
III.1. Kết luận.
- Từ những biện pháp đã áp dụng tôi đã rút ra nhiều bài học bổ ích:
Trong giáo dục trẻ nhỏ, nếu không có phương pháp giáo dục phù hợp, không có sự
quan tâm chu đáo và đúng mức, thái độ cư xử của người lớn không công bằng với
trẻ, thì sẽ làm cho trẻ thiếu sự tự tin ở bản thân. Nên chúng sẽ gây chuyện nhằm lôi
kéo sự quan tâm của người khác, khi không đáp ứng được nhu cầu, nó sẽ trở nên
khó chịu với mọi người.
- Hiểu được như vậy, đây là một bài học cho tôi, khi đối xử với các cháu cá
biệt, theo tôi không gì sửa đổi con người bằng tình yêu thương, bởi vì khi yêu

thương ta mới có cách để làm cho đối tượng trở nên tốt đẹp.
- Phải thường xuyên thực hiện giờ nêu gương và kể chuyện hàng tuần hoặc tổ
chức văn nghệ để động viên tinh thần trẻ.

18


- Gia đình của trẻ thật sự là mái ấm đầy tình thương, bố mẹ là những tấm
gương sáng và mẫu mực về hành vi ứng xử, chăm sóc, tinh thần trách nhiệm đối
với trẻ.
III.2. KIẾN NGHỊ .
* Đối với gia đình tôi đã đề xuất ý kiến với họ như sau:
- Thận trọng trong cách nói cháu khỏi bắt chước.
- Hạn chế cho cháu qua lại, hoặc nghe ngóng những lời không tốt, nên tạo điều
kiện cho cháu được vui chơi lành mạnh.
- Hãy quan tâm chăm sóc đến con, không chỉ cho chúng ăn, mặc mà hãy cho
con sự che chở yêu thương, giáo dục đúng đắn.
- Nên tiếp xúc, trao đổi trực tiếp với cô giáo để giáo dục cháu cho đồng bộ.
* Về phía cô giáo
- Không nên thành kiến, trách mắng trẻ giữa lớp, giáo dục cháu bằng tình
thương yêu, nên kìm hãm nóng giận.
- Đừng hạn chế những lời khích lệ, dù cháu chưa tốt lắm vì lời khích lệ sẽ làm
cho cháu được lớn lên.
- Nên đến thăm hỏi gia đình và cùng nhau tìm cho ra nguyên nhân để biết cách
giáo dục đúng đắn, tạo cho cháu có đức tính tốt ngay từ thuở ban đầu.

Eatóh, Ngày 2 tháng 3 năm 2013
Người viết

Lương Thị Soạn


19


MUÏC LUÏC
Tên đề tài sáng kiến kinh nghiệm...............................................................

3

Phần I. Lý do chọn đề tà ..................................................................................3
Phần II: Phần nội dung......................................................................................5
Phần III:Kết luận, kiến nghị............................................................................ 13

*******************

TÀI LIỆU THAM KHẢO NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1. Phương pháp giáo dục trẻ hư – trẻ cá biệt
2. Tâm lý trẻ em ở tuổi mầm non
3. Giáo dục mầm non mới

4 . phương pháp chăm sóc – giáo dục trẻ từ 0 – 6 tuổi
6. Sách tâm lí học trẻ em lứa tuổi mầm non
7. Sách thông tin khoa học lứa tuổi mầm non
*******************

20


NHẬN XÉT – ĐÁNH GIÁ


NHẬN XÉT CỦA TRƯỜNG

NHẬN XÉT CỦA PHÒNG GIÁO DỤC

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG KÝ TÊN

NGƯỜI ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI

21



×