Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Tổ chức hoạt động từ thiện có chất lượng trong trường tiểu học Thành Công

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.89 KB, 19 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong giai đoạn hiện nay, nhà trường đóng một vai trò rất quan trọng
trong việc giáo dục để hình thành nhân cách cho học sinh. Với các hoạt động
phong phú, đa dạng, nhà trường không chỉ đóng vai trò truyền thụ kiến thức
mà còn góp phần rèn luyện đạo đức, nếp sống cho học sinh. Một trong những
hoạt động thu hút và được các em học sinh tích cực tham gia đó chính là hoạt
động xã hội từ thiện. Với sự đóng góp tình nguyện, nhiệt tình của mình, các
em đã kịp thời giúp đỡ, động viên được các bạn học sinh chính ngôi trường
của mình đang học mà còn giúp nhiều bạn có hoàn cảnh khó khăn vươn lên
trong học tập ở các tỉnh thành khác.
Do nhận thức được vai trò của hoạt động từ thiện nên tôi đã chọn đề tài
"Tổ chức hoạt động từ thiện có chất lượng trong trường tiểu học Thành
Công" để nghiên cứu. Để nghiên cứu được tốt đề tài này, tôi được sự giúp đỡ
nhiệt tình của Ban giám hiệu các đồng chí giáo viên, sự quan tâm đến phong
trào Đội của Ban phụ huynh trường Tiểu học Thành Công B.
Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí đã tạo điều kiện cho tôi thực
hiện đề tài này.
Có thể trong đề tài này còn có những hạn chế, tôi rất mong nhận được
sự đóng góp ý kiến của lãnh đạo cấp trên và các đồng chí tổng phụ trách để đề
tài này được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!

1


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
- Làm từ thiện trong nhà trường là một hoạt động thiện nguyện, có tổ
chức, có chương trình, mà đã là chương trình thì phải có nhiều người thực
hiện, tham gia. Nếu không xác định được rõ thì sẽ không thể tổ chức được
những chương trình thiết thực và mang tính lâu dài.


- Tất cả mọi người tham gia từ thiện đều mang tinh thần tình nguyện vì
cộng đồng, hướng vào yếu tố tình cảm. Vì vậy quan trọng nhất là sự chia sẻ
tình cảm giữa con người với con người. Không ai phân biệt mình giàu hay
nghèo vì những mảnh đời bất hạnh, các hoàn cảnh khó khăn đã và đang chờ
chúng ta giúp đỡ. Từ đó xã hội ngày một tốt đẹp hơn.
Như vậy, bên cạnh nhiệm vụ học tập chủ yếu thì hoạt động tập thể
trong nhà trường đóng vai trò rất quan trọng, trong đó không thể không kể tới
vai trò của Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, vì đó là một tổ chức quần
chúng rộng lớn của thiếu nhi do Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phụ
trách. Đối với một nhà trường, Đội thiếu niên là tổ chức không thể thiếu được
và có nhiều đóng góp to lớn trong việc xây dựng nhân cách của người học
sinh. Hoạt động Đội vô cùng phong phú và có sức hút mạnh mẽ đối với lứa
tuổi thiếu nhi nếu như chúng ta tổ chức một cách phù hợp. Một trong số các
hoạt động đó chính là hoạt động xã hội tình nguyện mang tinh thần tương
thân tương ái giúp đỡ lẫn nhau.
- Trên thực tế, hoạt động xã hội tình nguyện của trường Tiểu học Thành
Công B có nhiều hoạt động đạt hiệu quả cao, có những đóng góp tích cực vào
phong trào chung của Liên đội.
Tuy nhiên, vì đó là hoạt động mang tính nhân văn nên tôi muốn hình
thức này được chất lượng và nhân rộng hơn nữa.
- Từ việc giáo dục các em lòng nhân ái và hình thành nhân cách từ nhỏ,
đến việc đổi mới phong trào của Đội trong nhà trường để phù hợp với mục
2


tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh. Tôi đã chọn đề tài "Tổ chức hoạt động
từ thiện có chất lượng trong trường Tiểu học Thành Công B". Qua đó giáo
dục học sinh lòng nhân ái biết yêu thương, đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau trong
mọi hoàn cảnh của xã hội.
2. Mục đích nghiên cứu:

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn hoạt động xã hội từ thiện ở trường Tiểu
học Thành Công B chỉ ra nguyên nhân, xác định những biện pháp để nâng cao
chất lượng hơn nữa hoạt động xã hội tại Liên Đội.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.
3.1. Khách thể nghiên cứu:
Quá trình tổ chức hoạt động xã hội từ thiện ở trường Tiểu học Thành
Công B.
3.2. Đối tượng nghiên cứu:
Biện pháp tổ chức hoạt động từ thiện có chất lượng hoạt động xã hội từ
thiện ở trường Tiểu học Thành Công B.
4. Giả thuyết khoa học.
Trong những năm vừa qua, Liên Đội trường Tiểu học Thành Công B có
nhiều hoạt động xã hội từ thiện có chất lượng đáng kể. Tuy nhiên cần phải có
chương trình thiết thực, cụ thể hơn thì hoạt động này sẽ có hiệu quả cao hơn
nữa.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu chủ trương, đường lối, các nghị quyết của Đảng và
Nhà nước, của Đoàn thanh niên để làm rõ cơ sở lý luận của biện pháp hoạt
động xã hội từ thiện trong Liên Đội trường Tiểu học Thành Công B.
5.2. Phân tích đánh giá thực trạng hoạt động xã hội tình nguyện của
Liên đội trường Tiểu học Thành Công B.
5.3. Đề xuất biện pháp hoạt động xã hội từ thiện ở Liên đội trường Tiểu
học Thành Công B.

3


6. Phương pháp nghiên cứu.
6.1. Nhóm phương pháp lý luận: Đọc, nghiên cứu tài liệu liên quan
như:

- Chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước
- Điều lệ Đội
- Luật giáo dục
- Nghị quyết trung ương Đoàn
6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Quan sát: Tiến hành quan sát hoạt động và kết quả hoạt động của các
em khi tham gia hoạt động xã hội từ thiện.
- Lấy ý kiến của học sinh, phụ trách chi để thu thập, đánh giá đối với
chất lượng hoạt động xã hội từ thiện.
- Thông qua việc hỏi - đáp giữa Tổng phụ trách với phụ trách chi để
xác định được những nhận thức về nội dung và cách thức tiến hành hoạt động
xã hội từ thiện. Từ đó phát hiện ra những ưu - khuyết điểm trong khi triển
khai hoạt động này để có biện pháp điều chỉnh kịp thời mang lại hiệu quả cao.
- Trao đổi, xin ý kiến những người có nhiều kinh nghiệm trong các hoạt
động Đội như: Đồng chí Hiệu trưởng Phạm Thị Yến Trường Tiểu học Thành
Công B, chị Phạm Ngọc Lan Ban thường vụ Hội cha mẹ học sinh nhà trường
và các đồng chí tổng phụ trách trường bạn... để đánh giá thực trạng hoạt động
và đề xuất biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động xã hội từ thiện.
6.3. Nhóm phương pháp thống kê để xử lý số liệu điều tra khảo sát.
7. Phạm vi, giới hạn nghiên cứu.
7.1. Giới hạn về nội dung: Biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động
xã hội từ thiện.
7.2. Giới hạn về không gian năm học: 2011 - 2012
7.3. Giới hạn về thời gian: Liên đội trường Tiểu học Thành Công B.

4


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC TỔ CHỨC CÁC HOẠT
ĐỘNG XÃ HỘI TỪ THIỆN CHO HỌC SINH TIỂU HỌC

1. Quan điểm của Nhà nước, Đoàn thanh niên, ngành giáo dục về hoạt
động xã hội từ thiện.
2. Lý luận về hoạt động xã hội từ thiện và tổ chức hoạt động xã hội từ
thiện.
- Hoạt động xã hội từ thiện là gì?
Từ thiện (hiểu theo nghĩa hẹp) là có lòng thương người, sẵn sàng giúp
đỡ người có hoàn cảnh thiệt thòi như: Nghèo, người già, trẻ mồ côi, người tàn
tật, chất độc da cam...
- Các hoạt động xã hội từ thiện bao gồm? Cách thức tổ chức:
- Tiêu chí đánh giá hoạt động xã hội từ thiện:
+ Đông đảo đội viên, nhi đồng tham gia
+ Ý thức tự giác.
+ Hoạt động được tổ chức thường xuyên
+ Các em thiếu nhi rất yêu thích và nhiệt tình tham gia hoạt động xã hội
từ thiện. Điều đó được thể hiện qua thái độ, tình cảm của các em.

5


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI TỪ THIỆN Ở
LIÊN ĐỘI TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH CÔNG B.
1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu.
Liên đội trường Tiểu học Thành Công B là liên đội có nhiều thành tích
trong quá trình xây dựng và phát triển. Trường có nhiều có học sinh giỏi đạt
giải cao của Quận và Thành phố. Bên cạnh lĩnh vực học tập, công tác Đội của
Liên đội trường Tiểu học Thành Công B đã đạt được những thành tích đáng
kể như.
- Liên đội có 11 chi đội, toàn liên đội có 33 cán bộ chi đội, 11 cán bộ
Liên đội, 1700 học sinh trong đó có 727 đội viên.
- Liên đội liên tục đạt danh hiệu Liên đội mạnh xuất sắc cấp thành phố

và 2 năm đạt cấp Trung ương.
- Đạt nhiều giải cao trong các Hội thi Quận, thành phố, toàn quốc như:
+ Giải đặc biệt cấp toàn quốc thi tìm hiểu về 70 năm ngày thành lập
Đội TNTP Hồ Chí Minh.
+ Đạt giải nhất Thành phố Hội thi "Những búp măng xinh"
+ Đạt giải nhì khiêu vũ thể thao thi "Giai điệu tuổi hồng" cấp Quận ...
và còn nhiều giải khác nữa.
Trong năm học 2011 - 2012, Liên đội có nhiều hoạt động tích cực, sôi
nổi, đóng góp cho thành tích chung của Liên đội. Những thành tích của Liên
đội đạt được trên cơ sở những khó khăn và thuận lợi sau đây:
* Thuận lợi:
- Trường đóng trên địa bàn dân trí. Các em học sinh của trường chủ yếu
là con em các gia đình công nhân viên chức sống trong khu tập thể thuộc
phường Thành Công - Quận Ba Đình. Tình hình trật tự xã hội xung quanh
khu vực nhà trường đóng tương đối ổn định không có tệ nạn xã hội.
- Ban Giám hiệu nhà trường luôn tạo điều kiện tối đa cho các hoạt động
giáo dục, học tập văn hóa và các hoạt động Đội.
6


- Đội ngũ giáo viên phụ trách chi có nhiều kinh nghiệm, nhiệt tình
trong các hoạt động.
- Ban cha mẹ, phụ huynh học sinh luôn quan tâm ủng hộ đến hoạt động
của nhà trường. Đó là lực lượng góp phần quan trọng trong việc tổ chức các
hoạt động đội trong nhà trường.
* Khó khăn:
- Sân trường nhỏ, hẹp, học sinh đông nên hạn chế về hoạt động tập thể.
- Một số học sinh là con em gia đình khó khăn nên chưa được quan tâm
nhiều đến hoạt động của Đội.
Những thuận lợi và khó khăn trên đã tác động đến hoạt động xã hội từ

thiện. Hầu hết các em học sinh đều nhận thức được sự cần thiết của việc tham
gia các hoạt động xã hội từ thiện trong nhà trường. Đây là hoạt động giúp các
em phát huy tính tự giác, hình thành ý thức tương thân tương ái, giúp đỡ bạn
bè có hoàn cảnh khó khăn trong học tập và cuộc sống. Đó chính là những
thuận lợi đáng kể tác động đến quá trình hoạt động xã hội từ thiện ở Liên đội
trường Tiểu học Thành Công B.
2. Thực trạng hoạt động xã hội từ thiện ở trường Tiểu học Thành
Công B.
Hiện nay, Trường Tiểu học Thành Công B có 33 lớp cụ thể:
Khối 1: 7 lớp
Khối 2: 7 lớp
Khối 3: 8 lớp
Khối 4: 6 chi đội
Khối 5: 5 chi đội
Với gần 60 giáo viên và 1700 học sinh, do vậy hoạt động xã hội từ
thiện đã đóng góp rất lớn vào các hoạt động diễn ra trong nhà trường.

7


2.1. Nội dung
Để thực hiện tốt hoạt động xã hội từ thiện cũng như để các hoạt động
Đội của nhà trường diễn ra đạt kết quả cao, tôi đã xây dựng kế hoạch dự kiến
trong năm học trên cơ sở các hoạt động năm trước.
2.2. Kế hoạch
a. Hoạt động theo kế hoạch
- Mua tăm mua chổi ủng hộ Hội người mùa Quận Ba Đình.
- Xây dựng phong trào "Nuôi lợn nhựa".
- Tặng quà học sinh có hoàn cảnh khó khăn dịp Tết Trung Thu và tết
Nguyên đán.

- Tổ chức gây quĩ "Bầu bí" đầu năm mới.
- Thực hiện phong trào "kế hoạch nhỏ"
- Tổ chức Hội chợ từ thiện "giáng sinh nối vòng tay yêu thương"
Thực hiện tốt yêu cầu của các cấp triển khai giao cho. Từ đầu năm Liên
đội đã làm được:
+ Mua tăm: 5.000.000 đồng
+ Mua chổi: 1.200.000đồng
+ Mổ lợn nhựa: 19.068.000đồng
+ Tặng học sinh khó khăn dịp Tết Trung Thu: 3.694.000 đồng
+ Tặng học sinh khó khăn, gia đình chính sách dịp Tết Nguyên đán
3.360.000 đồng.
+ Gây quĩ "Bầu bí" đầu năm mới: 40.503.700 đồng
+ Tổ chức Hội chợ từ thiện tặng học sinh các trường thuộc Huyện Xín
Mần - Hà Giang: 35.550.000đồng
+ Thực hiện phong trào "Thu kế hoạch nhỏ": 7997kg.
b. Hoạt động đột xuất: Theo kế hoạch, chỉ đạo khi diễn ra các hoạt
động đột xuất như ủng hộ đồng bào lũ lụt, thiên tai: 11.200.000đồng. Tặng
quà giáo viên học sinh trường Thanh Vận Bắc Cạn: 6.945.000 đồng, tặng quà
các chiến sĩ đảo Trường Sa: 3.913.000 đồng, ... ủng hộ chương trình "Trái tim
8


không tật nguyền": 15.000.000 đồng..., và còn nhiều hoạt động khác nữa. Để
làm tốt công tác này, tôi đã hướng dẫn các em trong Ban chỉ huy chi đội, Liên
đội và phân công 2 em Ban chỉ huy Liên đội tham gia làm nhiệm vụ phụ trách
mảng "Khăn hồng tình nguyện". Đây phải là các em tích cực, chủ động tham
gia hoạt động, có tinh thần tự giác biết tương trợ, sẵn sàng giúp đỡ các bạn
trong lớp và trong trường.
2.3. Nguyên tắc tiến hành hoạt động.
- Thực hiện theo công văn chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Quận, Phòng

Giáo dục đào tạo và Hội đồng Đội quận Ba Đình.
- Khi triển khai, Tổng phụ trách xây dựng kế hoạch, tham mưu, báo cáo
Ban giám hiệu để triển khai các hoạt động.
- Tổng phụ trách triển khai hoạt động tới các cán bộ Liên đội - chi đội
phụ trách chi đội hướng dẫn cách thức thực hiện và giải đáp thắc mắc nếu có.
Sau đó triển khai trong các chi đội, các lớp.
- Trong quá trình thực hiện, Tổng phụ trách kịp thời xử lý những vấn
đề nảy sinh.
Tổ chức các hoạt động xã hội từ thiện không phải là việc đơn giản. Do
vậy qua quá trình diễn ra hoạt động, việc các em học sinh ủng hộ tích cực,
nhiệt tình, đạt kết quả cao thì bên cạnh đó liên đội cũng gặp phải khó khăn,
hạn chế như: Một số học sinh có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt, một số lại chưa
nhận thức được rõ mục đích của việc từ thiện là gì.
Trước tình hình đó, tôi kết hợp với các giáo viên phụ trách chi phân
tích tình huống, ý nghĩa của hoạt động từ thiện cũng như phát huy tính tích
cực, tự giác của học sinh khi tham gia.
Để giúp cho hoạt động xã hội từ thiện đạt kết quả cao, tôi cùng với ban
phụ trách thi đua và các em trong Ban chỉ huy liên đội xây dựng tiêu chí chấm
thi đua của các chi đội, các lớp.

9


a. Xây dựng tiêu chí chấm thi đua.
- Hoạt động xã hội từ thiện được Ban phụ trách và các em Ban chỉ huy
Liên đội xây dựng. Cụ thể là:
+ Tham gia đủ các hoạt động do Liên đội tổ chức với kết quả cao: xếp
loại xuất sắc.
+ Tham gia đầy đủ các hoạt động: xếp loại tốt.
+ Tham gia thiếu một nội dung trong hoạt động: trừ 1 bậc thi đua...

Vì là hoạt động xã hội từ thiện mang tính chất thiện nguyện, tôi không
đặt ra các chỉ tiêu cụ thể hay bắt buộc phải đạt được như thế nào mà để các
em cán bộ đội của mỗi lớp xây dựng mục tiêu cho lớp mình. Đồng thời tuyên
truyền, khuyến khích các em và tập thể tham gia một cách thoải mái. Như
vậy, việc thực hiện các hoạt động sẽ có chiều sâu và phát huy được những
phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam.
- Tiêu chí thi đua được thăm dò ý kiến của ban thi đua, phụ trách chi và
các em cán bộ Đội mang tính chất dân chủ và sự đồng thuận 100%, nhằm tạo
ra cơ sở cho việc góp phần thực hiện tốt hoạt động này trong nhà trường.
Sau khi tiếp thu ý kiến từ Ban giám hiệu, Ban thiếu nhi, phụ trách chi,
tôi cùng với các em Ban chỉ huy Liên đội triển khai đến tất cả các lớp.
b. Hình thức hoạt động
- Hình thức hoạt động xã hội từ thiện được diễn ra dưới nhiều hình thức
như: Quyên góp tiền, ủng hộ quần áo, sách vở đồ dùng học tập, tặng quà, Hội
chợ, tuyên truyền, gây quĩ, nuôi lợn nhựa...
- Xã hội tình nguyện là một hoạt động không phải diễn ra hàng này mà
được tiến hành theo đợt (trừ khi đột xuất).
Chính vì vậy, khi tiến hành các hoạt động, tôi phải đưa ra thời gian cụ
thể cho mỗi nội dung.
- Đối với mỗi hoạt động, triển khai trong Hội đồng sư phạm nhà trường
(theo kế hoạch) hoặc triển khai qua thông báo tới phụ trách chi... Sau đó triển

10


khai tới cán bộ Đội và phân công học sinh trợ giúp quá trình tiến hành hoạt
động/
- Sau mỗi hoạt động hoặc đợt thi đua, tôi đều tổng kết, nhận xét và giải
quyết những tồn tại, rút kinh nghiệm để tổ chức thực hiện tốt hơn các hoạt
động sau.

c. Ý thức của học sinh tham gia các hoạt động xã hội từ thiện.
Nhìn chung các em học sinh đều yêu thích và nhiệt tình tham gia hoạt
động Đội. Chính vì vậy, khi tham gia vào hoạt động xã hội từ thiện, các em
đều thể hiện ý thức, tinh thần tự giác và trách nhiệm. Qua hoạt động này, các
em đã thể hiện tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ các bạn hoặc các gia
đình có hoàn cảnh khó khăn, những mảnh đời bất hạnh... mà qua đó còn thể
hiện bản chất tốt đẹp của con người Việt Nam "Thương người như thể thương
thân".
Bên cạnh những học sinh, phụ huynh học sinh tham gia tích cực vào
hoạt động từ thiện thì còn những em học sinh chưa thực sự nhiệt tình trong
các hoạt động. Một số ít là do các em gia đình cũng là hoàn cảnh khó khăn,
hoặc có số ít phụ huynh chưa hưởng ứng tham gia vào các hoạt động này.
Điều này cũng ảnh hưởng một phần nhỏ đến tâm lý của các em khi tham gia
hoạt động.
d. Kỹ năng hoạt động.
Mục đích đặt ra đối với các hoạt động xã hội từ thiện là các em hình
thành nhân cách và phát huy phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam: "Tương
thân tương ái"; "Lá lành đùm lá rách", các em phát huy tinh thần tự giác, tính
tích cực, chủ động tham gia các hoạt động. Ngoài ra việc xếp loại thi đua các
hoạt động phải thực sự công bằng mới có tác dụng tích cực đến các hoạt động
tiếp theo.
Để thực hiện tốt hoạt động này, đòi hỏi tổng phụ trách, phụ trách chi,
cán bộ Đội phải luôn bám sát có trách nhiệm với các hoạt động. Tất cả diễn
biến của hoạt động đều được ghi chép cụ thể để kịp thời giải quyết.
11


Hoạt động xã hội từ thiện ở trường Tiểu học Thành Công B luôn được
triển khai có kế hoạch cụ thể và đạt được những kết quả cao. Sự thi đua, tham
gia nhiệt tình vào hoạt động từ thiện của các em học sinh, các lớp đã được thể

hiện rất rõ. Đây chính là một thuận lợi cho quá trình triển khai các hoạt động
thuộc mảng "khăn hồng tình nguyện".
Tuy nhiên trong quá trình tiến hành hoạt động cũng có những vấn đề
thắc mắc của cán bộ Đội, phụ trách chi với tổng phụ trách, vấn đề này cần
phải giải quyết thỏa đáng để thể hiện sự công bằng, công khai minh bạch
trong hoạt động xã hội từ thiện.

12


CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP VÀ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI TỪ THIỆN Ở LIÊN ĐỘI TIỂU HỌC
THÀNH CÔNG B.
Để nâng cao chất lượng hoạt động xã hội từ thiện ở trường Tiểu học
Thành Công B trên cơ sở phân tích thực trạng, tôi đề xuất một số biện pháp
hoạt động như sau:
3.1. Tổ chức tuyên truyền về các hoạt động:
3.1.1. Mục tiêu: Để học sinh có thể tham gia tích cực vào các hoạt động
xã hội từ thiện, một biện pháp không thể thiếu là công tác tuyên truyền. Từ
đây, các em hiểu được nội dung, ý nghĩa của các hoạt động xã hội từ thiện, từ
đó tích cực, chủ động tham gia.
3.2.2. Nội dung: Để làm được việc đó, tôi cùng kết hợp ban chỉ huy, đội
tuyên truyền măng non tổ chức các hình thức tuyên truyền về ý nghĩa, nội
dung, cách thức tham gia và tuyên dương những thành tích đạt được của cá
nhân, lớp. Việc tuyên truyền được tiến hành:
3.3.3. Cách tiến hành:
- Thứ nhất: Tuyên truyền trong các giờ sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt
Đội.
- Thứ hai: Tuyên truyền trên hệ thống loa phát thanh của liên đội.
- Thứ ba: Tuyên truyền thông báo qua thông báo tới các lớp.

3.2. Phối hợp với phụ trách chi xây dựng, hướng dẫn Ban chỉ huy
đội lên kế hoạch hoạt động:
3.2.1. Mục tiêu: Giúp các ban chỉ huy biết cách xây dựng kế hoạch hoạt
động.
3.2.2. Nội dung:
Kế hoạch hoạt động xã hội từ thiện được xây dựng ngay từ đầu năm
học với các hoạt động cụ thể theo kế hoạch hàng năm như: mua tăm + chổi
ủng hộ Hội người mù Ba Đình, thu gom giấy loại, nuôi lợn nhựa, gây quĩ bầu
bí... và các hoạt động sáng tạo hay đột xuất khi cấp trên triển khai. Kế hoạch
13


này được gửi tới Ban giám hiệu, phụ trách chi và có sự thống nhất từ trên
xuống dưới.
3.2.3. Cách thức tiến hành: Từ việc xây dựng kế hoạch, hoạt động xã
hội tình nguyện đã:
- Có kế hoạch hoạt động chung cho cả năm học và chi tiết cho từng học
kỳ.
- Tập huấn cho phụ trách chi về cách xây dựng kế hoạch.
- Xây dựng kế hoạch mẫu.
- Hướng dẫn Ban chỉ huy xây dựng kế hoạch: có nội dung, phương
pháp, tiến độ thực hiện.
- Hướng dẫn các thành viên trong đội có kỹ năng hoạt động, chấm thi
đua chính xác, hợp lý, nghiêm túc, công bằng.
- Các em chỉ ra những ưu điểm và mạnh dạn nhận thấy tồn tại của lớp
mình để kịp thời sửa chữa.
Nhờ vậy:
- Các hoạt động xã hội từ thiện được triển khai đầy đủ theo kế hoạch
của nhà trường và cấp trên.
- Liên đội đã chủ động phát động các hoạt động giúp đỡ học sinh gặp

bệnh tật hiểm nghèo để lấy tiền chữa trị.
- Vai trò tự chủ, tự giác của học sinh được nâng cao.
- Kịp thời động viên các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, gia đình
chính sách dịp Tết trung thu, tết nguyên đán và tổng kết năm học.
- Thúc đẩy thi đua giữa các tập thể: Một số tập thể lớp đã có sự tiến bộ
trong các hoạt động thi đua của Đội một cách rõ rệt.
3.3. Bồi dưỡng kỹ năng hoạt động cho các thành viên phụ trách hoạt
động.
3.3.1. Bồi dưỡng theo định kỳ (học kỳ 1 và Học kỳ 2)
Được tiến hành vào đầu năm học và cuối học kỳ I theo hình thức tập
trung toàn bộ cán bộ Liên đội - Chi đội - Đội xung kích.
14


Tổng phụ trách tập huấn, trao đổi với các em về kết quả hoạt động sẽ
triển khai, về cách chấm thi đua. Đưa ra một số tình huống có thể nảy sinh
trong quá trình tổ chức hoạt động và cách xếp loại thi đua sau mỗi hoạt động,
mỗi đợt và học kỳ để các em cùng trao đổi, đưa ra cách xử lý. Từ những hoạt
động đó, các em sẽ có được kinh nghiệm hơn trong quá trình làm việc.
Phương pháp tập huấn trong buổi bồi dưỡng là nghe hướng dẫn và trao
đổi theo nhóm.
Nhờ đã được tập huấn, hướng dẫn trước về các hoạt động và xử lý các
tình huống có thể xảy ra trong quá trình chấm thi đua nên các em đã hiểu rõ
hơn và làm việc một cách thoải mái, tự tin. Từ đó, các em sẽ giải quyết hợp
lý, hiệu quả những thắc mắc liên quan đến công việc của mình.
3.3.2. Thiết lập cơ chế, giám sát giữa cán bộ lớp và ban chỉ huy liên
đội.
Được tiến hành ngay từ đầu năm học. Mỗi lớp cử hai em cán bộ lớp
theo dõi mảng "Khăn hồng tình nguyện". Các em có trách nhiệm theo dõi,
triển khai, giám sát kết quả hoạt động của chi đội, lớp. Các em có sổ sách lưu

lại các kết quả hoạt động để đối chiếu khi xếp loại thi đua, tránh nhầm lẫn.
Từ đó: - Vai trò tự quản, tự chủ, ý thức tự giác của các em được nâng
cao.
- Các em phụ trách hoạt động này nắm được công việc và nhiệm vụ của
mình trước mỗi hoạt động.
- Hạn chế thắc mắc trong việc xếp loại thi đua của hoạt động "khăn
hồng tình nguyện".
- Khi hỏi các con: "Có thích tham gia các hoạt động xã hội từ thiện
không?" Các em đã trả lời rất hào hứng là rất thích. Đó chính là động lực để
giúp tôi tiếp tục có những chương trình tổ chức hoạt động này hiệu quả cao
hơn.

15


3.4. Tăng cường kiểm tra, giám sát của Tổng phụ trách đối với hoạt
động xã hội từ thiện.
Tổng phụ trách luôn giám sát, kiểm tra thường xuyên, đột xuất, nhắc
nhở cụ thể từng chi đội, lớp khi tiến hành các hoạt động xã hội từ thiện trong
các giờ như: truy bài, chuyển tiết, trên hệ thống loa phát thanh... trong buổi
kiểm tra tôi phối hợp với các thành viên của các chi đội, lớp.
So với đầu năm, dần dần các hoạt động được phát triển có kết quả cao
hơn, chương trình tổ chức chất lượng hơn.
3.5. Phối hợp Ban thiếu nhi, chi đoàn nhà trường và tổng phụ trách
trong hoạt động xã hội tình nguyện.
Mỗi nhà trường tiểu học đều có Ban thiếu nhi. Ban này có nhiệm vụ
đưa ra và giải quyết các công việc có liên quan đến học sinh trong nhà trường.
Dù mỗi cương vị khác nhau nhưng các thành viên đều có chung mục đích
giúp học sinh rèn luyện về học tập, đạo đức để trở thành những con người
phát triển toàn diện.

Chi đoàn nhà trường có nhiều cô giáo trẻ và có người là Đảng viên, nên
có ảnh hưởng lớn đến với các em học sinh vì chính các cô giáo chủ nhiệm của
mình tham gia nhiệt tình vào các hoạt động, vì vậy các em đã theo gương đó
cũng hào hứng, tích cực ủng hộ hoạt động từ thiện.
Trên thực tế, tổng phụ trách không phải lúc nào cũng có mặt tại trường
để kiểm tra thường xuyên. Chính vì vậy, sự phối hợp giữa Ban thiếu nhi - chi
đoàn nhà trường trong kiểm tra hoạt động xã hội từ thiện là cần thiết. Sự kiểm
tra của Ban thi đua và sự động viên giúp đỡ của Chi đoàn nhà trường khiến
các em không thể chủ quan trong các hoạt động khi vắng tổng phụ trách. Sự
phối hợp này nhằm mục đích làm cho hoạt động ngày càng có hiệu quả, chất
lượng cao hơn, các em sẽ phát huy tinh thần trách nhiệm, ý thức tự chủ của
mình.

16


Trên cơ sở phối hợp và có biện pháp đúng đắn, năm học 2011 - 2012
Liên đội Tiểu học Thành Công B đã tổ chức thực hiện các hoạt động xã hội từ
thiện theo kế hoạch và hoạt động đột xuất như sau:
- Mổ lợn nhựa tặng quà học sinh cuối năm học: 19.068.000 đồng
- Mua tăm + chổi ủng hộ người mù Ba Đình: 6.200.000 đồng
- Tặng quà Tết Trung thu, nguyên đán cho học sinh: 7.054.000 đồng
- Ủng hộ đồng bào lũ lụt: 11.200.000 đồng
- Ủng hộ quỹ HIV thành phố: 1.000.000 đồng
- Ủng hộ quĩ người khuyết tật: 500.000 đồng
- Ủng hộ quỹ người cao tuổi: 500.000 đồng
- Ủng hộ quỹ chữ thập đỏ quận Ba Đình: 1.500.000đồng
- Ủng hộ quỹ tình nghĩa quận: 7.500.000đồng
- Tặng quà các chiến sĩ Trường Sa: 3.913.000đ
- Tặng quà giáo viên, học sinh trường Thanh Vận Bắc Kạn: 6.945.000đ

- Tặng quà và tiền học sinh các trường huyện Xín Mần - Hà Giang:
35.550.000đ
- Ủng hộ chương trình "Trái tim cho em": 15.000.000đ
- Gây quỹ bầu bí đầu năm thu được: 40.503.700đồng
- Tổ chức Hội chợ Từ thiện "Giáng sinh nối vòng tay yêu thương"
Tổng doanh thu thu được: 83.693.000đồng.

17


KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Qua việc nghiên cứu đề tài "Tổ chức hoạt động từ thiện có chất lượng
trong trường Tiểu học Thành Công B" tôi đã rút ra một số kết luận như sau:
1. Kết luận:
1.1. Về lý luận: Đề tài đã làm sáng tỏ cơ sở lý luận của việc bồi dưỡng
hoạt động xã hội từ thiện ở trường Tiểu học Thành Công B.
Xã hội từ thiện là một hoạt động không thể được trong những hoạt
động phong trào của nhà trường. Các em khi tham gia hoạt động này từ đó
nhằm phát triển nhân cách, lòng nhân ái, tinh thần tương trợ, giúp đỡ những
người có hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn, giáo dục ý thức tự giác...
Chính các em đã đóng góp một phần không nhỏ vào trong hoạt động
của Đội trong vai trò tự chủ, tự quản và rèn luyện nếp sống của người học
sinh.
1.2. Về thực trạng: Trong nhiều năm học vừa qua, liên đội trường Tiểu
học Thành Công B đạt danh hiệu Liên đội mạnh xuất sắc cấp thành phố,
Trung ương cũng là nhờ một phần đóng góp không nhỏ của hoạt động xã hội
từ thiện.
1.3. Về đề xuất và thực nghiệm biện pháp.
Thực tế cho thấy: Muốn nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động xã hội
tình nguyện cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

- Cần lựa chọn được những học sinh có tinh thần trách nhiệm, ý thức tự
giác cao trong việc triển khai, tiến hành hoạt động.
- Tổng phụ trách thường xuyên thăm dò ý kiến, kiểm tra, đôn đốc công
việc và có sự động viên tuyên dương khen thưởng kịp thời và sơ kết theo kỳ.
- Có sự phối hợp giám sát, kiểm tra giữa giáo viên phụ trách chi, tổng
phụ trách và cán bộ phụ trách mảng.

18


2. Khuyến nghị
2.1. Đối với Hội đồng đội cấp Quận
- Tuyên dương kịp thời các liên đội tham gia phong trào khăn hồng tình
nguyện, đặc biệt là các hoạt động đột xuất của các liên đội chủ động tổ chức
thực hiện.
- Cần có những chương trình tổ chức đi tình nguyện có các em học sinh
cùng tham gia, giúp đỡ, tặng quà cho học sinh các trường có hoàn cảnh khó
khăn (theo ngành dọc là của Hội đồng đội).
- Cần tạo ra các hành lang pháp lý để hoạt động xã hội từ thiện được
duy trì và nâng cao hơn nữa.
2.2. Đối với nhà trường.
Cần tạo điều kiện và tuyên dương khen thưởng kịp thời hơn nữa các cá
nhân tập thể có thành tích cao để động viên khích lệ cho các chương trình
hoạt động tiếp theo.
Hà Nội, ngày 30/5/2012
Ý kiến của Ban giám hiệu

Tổng phụ trách

Đào Thị Thái

Ý kiến của Hội đồng đội Quận Ba Đình

19



×