Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

Ảnh hưởng của bạo lực gia đình tới nhân cách trẻ vị thành niên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (294.11 KB, 50 trang )

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1...........................................................................................4
ẢNH HƯỞNG CỦA BẠO LỰC GIA ĐÌNH TỚI SỰ PHÁT
TRIỂN NHÂN CÁCH TRẺ VỊ THÀNH NIÊN TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH...............................................4
1.1. Tình trạng bạo lực gia đình ở thành phố Hồ Chí Minh ..........................................5
1.1 .1. Nhậ n t hứ c c hu ng về bạo lự c gia đình ....................................................................................5
1.1 .2. T ì nh t rạ ng bạ o lự c gia đình ở thành phố Hồ Chí Minh ..................................................9
1.1. 3. Nguyê n nhâ n c ủa bạo lự c gia đình ......................................................................................11

1.2. Ảnh hưởng của bạo lực gia đình đối với nhân cách trẻ vị thành niên trên địa
bàn thành phố Hồ Chí Minh ...................................................................................................16
1.2 .1. Nhậ n t hứ c c hu ng về trẻ vị thành niên .....................................................................16
1.2 .2. Ảnh hư ở ng c ủa bạ o lự c gia đình đối vớ i sự hình thành và phát triển nhân cách
t rẻ vị t hà nh ni ê n .......................................................................................................................................22

CHƯƠNG 2.........................................................................................31
DỰ BÁO VÀ MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT...............................31
2.1. Dự báo về tình hình bạo lực gia đình ở thành phố Hồ Chí Minh trong những
năm tới...........................................................................................................................................31
2.2. Một số ý kiến đề xuất ......................................................................................................32
2.2 .1. Đối vớ i c á c bậ c c ha mẹ trẻ vị thành niên .........................................................................32
2.2 .2. Đối vớ i c á c c ơ qua n chứ c năng, các tổ chứ c và toàn xã hội .....................................41

KẾT LUẬN..............................................................................................48

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết


Việt Nam đang trong giai đoạn công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất


nước nhằm xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Nhưng muốn xây dựng
thành công chủ nghĩa xã hội phải có con người xã hội chủ nghĩa, bởi vì con
người là trung tâm của mọi vấn đề. Vì thế, trong quá trình đổi mới và phát
triển, Đảng và Nhà nước ta luôn đặt vấn đề con người lên hàng đầu, đặc
biệt là giáo dục thế hệ trẻ – những chủ nhân tương lai kế cận của đất nước.
Nước ta đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế tiếp thu những
thành tựu vượt bậc của khoa học kĩ thuật, sự bùng nổ của công nghệ thông
tin, xu hướng phát triển kinh tế quốc tế… Những mặt trái của nó đã để lại
những tác động không hề nhỏ và trực tiếp đến con người đặc biệt là thế hệ
trẻ. Rất nhiều những tệ nạn xã hội, tình trạng phạm tội một cách phổ biến ở
trẻ vị thành niên hiện nay phải chăng phần lớn nảy sinh từ nguyên nhân gia
đình. Gia đình là tế bào xã hội – cái nôi nuôi dưỡng và phát triển nhân cách
trẻ.
Trong những năm gần đây, bạo lực gia đình nổi lên như là một trong
những vấn đề được nhiều sự quan tâm, lo lắng của dư luận xã hội. Có một
thời gian, gia đình vẫn được xem là chốn bình lặng của xã hội. Con người
trước những biến động lớn của xã hội, những phức tạp trong các mối quan
hệ vẫn tìm thấy một nơi yên tĩnh để ẩn nấp – đó là gia đình. Nhưng sự xuất
hiện ngày càng mạnh mẽ của hiện tượng bạo lực đưa con người vào trạng
thái bất ổn thật sự. Chốn ẩn nấp cuối cùng không còn bình lặng, ngọn lửa
gia đình không còn nồng ấm kéo theo biết bao tổn thương cho con người,
để lại hậu quả nặng nề đặc biệt đối với trẻ em, ảnh hưởng đến việc hình
thành nhân cách trẻ sau này. Bạo lực đã và đang làm cho các giá trị đạo đức
nhân cách tốt đẹp trong gia đình mất dần, nó là tác nhân ảnh hưởng một
cách nghiêm trọng đến sự phát triển xã hội.
Những ảnh hưởng tự giác, chủ động có mục đích và có kế hoạch của
xã hội lên thế hệ đang lớn lên được thể hiện thông qua sự nghiệp giáo dục
thế hệ trẻ. Sự giáo dục sớm ở gia đình có ý nghĩa vạch đường định hướng
cho sự hình thành, phát triển nhân cách và có ý nghĩa thúc đẩy quá trình
hình thành và phát triển đó. Cụ thể là phát triển nhận thức và xã giao ở tuổi

trưởng thành. Khi trẻ là nhân chứng của bạo lực gia đình của những người
bố mẹ hoặc là nạn nhân trực tiếp của những vụ bạo hành trẻ em, những ánh
mắt ngây thơ vô tình chứng kiến được đó sẽ làm cho tâm hồn không còn
trong sáng. Nó trở thành “nỗi ám ảnh khó phai”, “nỗi khiếp sợ” và để lại
2


những “vết thương tâm hồn”. Điều đó làm tổn hại rất lớn đến tư tưởng,
tình cảm trong sáng và ảnh hưởng đến tương lai sau này của trẻ. Số liệu
thống kê của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao cho thấy 71% trẻ vị thành
niên phạm pháp do không được quan tâm chăm sóc đến nơi đến chốn từ
phía gia đình. Con số này là điều đáng lo ngại cho thế hệ trẻ mà các bậc
phụ huynh và toàn xã hội cần phải quan tâm. Bất kì một hành vi bạo lực gia
đình nào cũng ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý trẻ, có thể dẫn đến tổn
thương tâm hồn có thể kéo dài suốt cuộc đời.
Thành phố Hồ Chí Minh – một trong những trung tâm kinh tế thương
mại lớn nhất nước ta là cửa ngõ thông thương với các nước nên ảnh hưởng
của các nền văn hóa ngoại nhập, các trào lưu văn hóa xấu là không ít.
Chúng đang ngày một hòa tan vào truyền thông văn hóa tốt đẹp của dân
tộc. Sự tác động xấu của nền kinh tế thị trường vào thế hệ trẻ là không
tránh khỏi, đặc biệt là lứa tuổi vị thành niên đã và đang để lại những hậu
quả không tốt, bên cạnh đó còn là địa bàn báo động về tình trạng bạo lực
gia đình.
Thiết nghĩ, đây là vấn đề nóng bỏng của thời đại, là mối nguy lớn
cho tương lai của dân tộc. Tuy vậy để chấn chỉnh thực trạng này không phải
là vấn đề ngày một ngày hai. Muốn thế, phải nghiên cứu thực trạng này và
đề ra giải pháp chấm dứt. Từ những nhận định trên tác giả mạnh dạn chọn
đề tài nghiên cứu: “Ảnh hưởng của bạo lực gia đình tới nhân cách trẻ vị
thành niên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Dự báo và một số ý
kiến đề xuất”

2. Đối tượng nghiên cứu:
Ảnh hưởng của bạo lực gia đình tới sự hình thành và phát triển nhân
cách trẻ vị thành niên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
3.Mục tiêu nghiên cứu:
− Làm rõ tình trạng ảnh hưởng của bạo lực gia đình đến sự hình thành
và phát triển nhân cách trẻ vị thành niên trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh.
− Dự báo và đưa ra ý kiến đề xuất.
4.Phạm vi nghiên cứu:

3


− Phạm vi nội dung: Những tác động của bạo lực gia đình tới sự phát
triển nhân cách trẻ ở tuổi vị thành niên.
− Phạm vi không gian : Thành phố Hồ Chí Minh.
− Phạm vi thời gian : Từ 2005 đến nay.
5.Phương pháp nghiên cứu:
Chuyên đề nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và một số phương pháp cụ thể như:
− Phương pháp nghiên cứu tài liệu, thu thập sách, báo, internet,…
− Phương pháp quan sát trực tiếp.
− Phương pháp phân tích, thống kê, tổng hợp.
6. Bố cục đề tài:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục ra đề tài được chia làm hai
chương có bố cục như sau:
Chương 1: Ảnh hưởng của bạo lực gia đình tới sự phát triển nhân
cách trẻ vị thành niên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Chương 2: Dự báo và một số ý kiến đề xuất


CHƯƠNG 1
ẢNH HƯỞNG CỦA BẠO LỰC GIA ĐÌNH TỚI SỰ PHÁT
TRIỂN NHÂN CÁCH TRẺ VỊ THÀNH NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

4


1.1. Tình trạng bạo lực gia đình ở thành phố Hồ Chí
Minh
1.1.1. Nhận thức chung về bạo lực gia đình
Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của các thành viên gia đình gây tổn
hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với các
thành viên khác trong gia đình.
Bạo lực gia đình diễn ra dưới nhiều hình thức cưỡng bức khác nhau
như: đánh đập, hành hạ, gây thương tích cho nạn nhân, cưỡng hiếp, khủng
bố tinh thần, cô lập nạn nhân trước các mối quan hệ gia đình cũng như xã
hội, bao vây kinh tế, kiểm soát tiền bạc…
Có thể chia những hành vi bạo hành làm bốn dạng: bạo lực thể chất
(đánh đập), bạo lực kinh tế (đập phá, cắt thu nhập), bạo lực tình dục, bạo
lực tinh thần. Nói chung có muôn hình vạn trạng với các dạng bạo hành
trên.
Bạo lực gia đình đang là vấn đề được dư luận quan tâm sâu sắc. Đây
là một dạng tệ nạn xã hội gây hậu quả ở nhiều mức độ lên đời sống gia đình
và xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân. Trường hợp
nhiêm trọng, bạo lực gia đình là tác nhân gây ra những hậu quả tai hại về
cuộc đời, nhân cách của con người, gián tiếp tạo nên mầm mống các tệ nạn
và tội phạm nguy hiểm khác trong xã hội.
Bạo lực gia đình không phải là vấn đề mang tính địa phương mà là
một vấn nạn toàn cầu, ở đâu cũng có, từ các nước nghèo, đang phát triển

cho đến giàu có, phát triển cao độ. Mọi gia đình thuộc mọi tầng lớp của xã
hội đều có thể gặp phải tệ nạn này. Đối tượng của các hành vi bạo lực trong
gia đình thường là những thành viên yếu đuối, dễ bị tổn thương và trong
hầu hết các trường hợp là phụ nữ, người già và trẻ em.
Bạo lực trong gia đình tồn tại dưới nhiều hình thức, từ việc sử dụng
sức lực, vật dụng để đánh đập gây thương tích, tổn hại về thể chất cho các
thành viên khác; dùng quyền lực để kiểm soát, khống chế, cấm đoán các
thành viên khác về nhiều mặt; cưỡng bức trong quan hệ tình dục, nhất là ép
buộc người phụ nữ làm những việc liên quan đến tình dục trái với mong
muốn của họ; dùng lời nói nhục mạ, chửi mắng, đe dọa hoặc có hành vi
ruồng rẫy, bỏ rơi, không quan tâm lẫn nhau cho đến cố tình đập phá, làm hư
hỏng tài sản chung; tiêu xài hoang phí không nhằm mục đích phục vụ đời
sống gia đình, … đều ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe, tâm lý, tình cảm của
5


mỗi cá nhân. Đặc biệt, đối với trẻ em bạo lực còn ảnh hưởng nghiêm trọng
đến sự hình thành nhân cách, hạn chế những cơ hội để trẻ em có một cuộc
sống bình thường và nhất là tương lai của các em sau này.
Một số quan điểm cho rằng : Bạo lực gia đình có vẻ như không dự
báo được, chỉ đơn giản là sự bộc phát đúng lúc và đúng hoàn cảnh trong
cuộc đời của những người liên quan. Tuy nhiên, trên thực tế, bạo lực gia
đình luôn có dạng tiêu biểu, bất kể xảy ra khi nào hoặc có ai liên quan.
Kiểu mẫu – hay chu kỳ sẽ lập đi lập lại, và mỗi lần như vậy mức độ bạo lực
lại có thể tăng thêm. Ở mọi giai đoạn của chu kỳ, kẻ hành hung đều hoàn
toàn tự chủ và cố gắng điều khiển rồi làm suy yếu nạn nhân. Việc thấu hiểu
chu kỳ bạo lực và ý nghĩ của kẻ hành hung sẽ giúp người bị hành hung
nhận thức được là họ không có lỗi đã gây ra bạo hành mà mình phải chịu,
và kẻ hành hung chính là người chịu trách nhiệm. Chu kỳ bạo hành gồm
sáu giai đoạn khác biệt: gài bẫy, bạo hành, kẻ hành hung cảm thấy "có lỗi"

và sợ bị trả thù, hắn giải thích duy lý, hắn chuyển sang không bạo hành
hoặc có cả hành vi rất tốt, hắn mộng tưởng và hoạch định cho lần bạo hành
kế tiếp.
- Các hành vi bạo lực gia đình
+ Đánh đập, hành hạ hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính
mạng.
+ Cưỡng ép lao động quá sức.
+ Cưỡng ép quan hệ tình dục hoặc có hành vi khác xâm phạm đến đời sống
tình dục.
+ Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín.
+ Cưỡng ép tảo hôn, cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện,
tiến bộ hoặc cưỡng ép thực hiện hành vi khác trái pháp luật.
+ Ghen tuông gây hậu quả nghiêm trọng, cô lập, xua đuổi, quấy rối, gây áp
lực thường xuyên về tâm lý hoặc gây hậu quả nghiêm trọng.
+ Ngăn cản việc thực hiện quyền hợp pháp của ông, bà, cha, mẹ, con, cháu.
+ Chiếm đoạt, huỷ hoại, làm hư hỏng tiền, giấy tờ có giá trị và các tài sản
khác là tài sản riêng hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình mà
không có lý do chính đáng.
+ Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.
+ Các hành vi bạo lực khác trong gia đình theo quy định của pháp luật.
(Nguồn: Luật Phòng, chống bạo lực gia đình)
6


- Tác động của BLGĐ đối với xã hội
Bạo lực gia đình là hành vi vi phạm một cách thô bạo quyền con
người. Tuy nhiên, để đẩy lùi và loại bỏ hành vi này ra khỏi đời sống xã
hội, việc cần làm là phải nâng cao nhận thức về bạo lực gia đình và
những tác hại to lớn của nó đối với cộng đồng và xã hội.
Những hành vi bạo lực gia đình đó gây ra những tác động tiêu cực về

mặt xã hội, dẫn đến sự bất ổn trong quá trình phát triển của gia đình và xã
hội. Dưới góc độ xã hội học, bạo lực gia đình để lại các tác động xã hội sau
đây:
Thứ nhất, bạo lực gia đình dưới bất kỳ hình thức cũng để lại những
tác động tiêu cực đến sức khỏe về thể chất, tinh thần không chỉ của nạn
nhân mà còn cả các thành viên khác trong gia đình. Những tác động tiêu
cực này đã chất thêm gánh nặng lên hệ thống y tế quốc gia. Trong những
trường hợp nghiêm trọng (nạn nhân và trẻ em bị thương tích, khủng hoảng,
bị truyền bệnh hay làm lây nhiễm HIV, có thai ngoài ý muốn...), gánh nặng
với hệ thống y tế quốc gia là rất lớn. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tỷ lệ
phụ nữ bị bạo hành gia đình phải cần đến các dịch vụ y tế cao hơn nhiều so
với phụ nữ bình thường.
Thứ hai, bạo lực gia đình chống lại phụ nữ tác động tiêu cực đến lực
lượng lao động và do đó cũng tác động đến các hoạt động kinh tế. Một
nghiên cứu về bạo lực gia đình trên phạm vi quốc gia thực hiện ở Ca-na-đa
cho thấy có 30% số người vợ bị chồng đánh đập phải bỏ việc do chấn
thương về thể chất và tinh thần và 50% trong số họ phải nghỉ ốm để điều
trị. Một nghiên cứu ở Ấn Độ ước tính, đối với các trường hợp bạo lực gia
đình chống lại phụ nữ, nạn nhân phải nghỉ việc trung bình trong 7 ngày.
Một nghiên cứu khác thực hiện ở Ni-ca-ra-goa cho thấy, thu nhập của
những phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình thấp hơn 46% so với thu
nhập của những phụ nữ bình thường.
( Nguồn: WHO, Violence Against Women Fachtsheet, Tr. 239)
Thứ ba, bạo lực gia đình chống lại phụ nữ chất gánh nặng lên hệ
thống bảo trợ xã hội. Bạo lực gia đình đặt ra yêu cầu trợ giúp và bảo vệ
những nạn nhân là phụ nữ và trẻ em với hệ thống bảo trợ xã hội của quốc
gia. Ví dụ, để bảo vệ các phụ nữ và trẻ em là nạn nhân của các hành vi bạo
lực trong gia đình, cần thiết phải xây dựng hệ thống các cơ sở tạm lánh cho
họ.... Do bạo lực gia đình thường gắn liền với sự tan vỡ gia đình; việc bỏ đi
7



của trẻ em; tình trạng trẻ em thiếu người chăm sóc, nuôi dưỡng; tình trạng
trẻ em có thai; nạn nhân bị lây nhiễm HIV và các loại bệnh tình dục, trẻ em
mồ côi nên gánh nặng với hệ thống bảo trợ xã hội không chỉ dừng lại ở việc
cung cấp những nơi tạm lánh mà về lâu dài còn bao gồm việc xây dựng các
cơ sở nuôi dưỡng, phục hồi thể chất, tinh thần cho các nạn nhân cũng như
các chính sách, cơ chế khác để giải quyết các vấn đề xã hội phát sinh. Tất
cả tạo sức ép lên hệ thống bảo trợ xã hội của các quốc gia mà thông thường
luôn ở trong tình trạng đã bị quá tải.
Thứ tư, bạo lực gia đình chống lại phụ nữ đồng thời cũng chất gánh
nặng lên hệ thống giáo dục. Bạo lực gia đình có thể gây ra cho học sinh –
những nạn nhân trực tiếp hoặc phải chứng kiến cảnh người mẹ là nạn nhân
của bạo lực gia đình – những rối loạn tâm lý và sự sa sút trong học tập. Các
nghiên cứu về vấn đề này cho thấy, tỷ lệ học sinh bỏ học vì lý do bạo lực
gia đình thường rất cao. Trong trường hợp không bỏ học, việc học hành sa
sút và những rối loạn nhân cách của các học sinh là nạn nhân (trầm cảm, và
trong một số trường hợp là quấy phá hay có hành vi bạo lực với giáo viên
và các học sinh khác...) gây cho nhà trường những rắc rối không nhỏ. Ở
một số nước trên thế giới, các nhà trường phải tuyển dụng thêm những giáo
viên hoặc chuyên gia tâm lý để hỗ trợ những học sinh là nạn nhân hoặc
phải sống trong môi trường bạo lực gia đình.
Thứ năm, bạo lực gia đình chống lại phụ nữ đồng thời cũng chất
gánh nặng lên hệ thống các cơ quan tư pháp. Điều này dễ hiểu bởi lẽ pháp
luật của hầu hết quốc gia trên thế giới hiện đã xếp các hình thức bạo lực gia
đình (ở những phạm vi, mức độ khác nhau) là những hành vi vi phạm pháp
luật và vì vậy, mỗi khi các hành vi bạo lực gia đình xảy ra, các cơ quan tư
pháp sẽ phải "vào cuộc" để điều tra, truy tố, xét xử, tiêu tốn rất nhiều thời
gian và nguồn nhân, vật lực không chỉ của các cơ quan tư pháp mà của toàn
xã hội. Ngoài ra, gánh nặng của hệ thống tư pháp trong vấn đề này còn thể

hiện ở việc phải giam giữ, quản lý và cải tạo những kẻ có hành vi bạo lực
gia đình (trong những trường hợp nghiêm trọng).
Bạo lực gia đình để lại hậu quả không chỉ cho nạn nhân mà cho các
thành viên khác trong gia đình, nhất là trẻ em. Bạo lực gia đình nói chung,
bạo lực gia đình chống lại phụ nữ nói riêng có tác động rất xấu tới sự phát
triển cả về thể chất, tinh thần, đạo đức và trí tuệ của trẻ em. Các nghiên cứu
đã chỉ ra rằng, bạo lực gia đình khiến trẻ em khủng hoảng, sợ hãi, mất ngủ,
8


thiếu tự tin, thất vọng, rối nhiễu tâm lý, trầm cảm...Bạo lực gia đình cũng
ảnh hưởng xấu tới kết quả học tập, kỹ năng sống, sự hòa nhập xã hội, năng
lực giải quyết vấn đề...của trẻ em.. Theo UNICEF, hiện có khoảng 275 triệu
trẻ em đang sống trong cảnh bạo lực gia đình, phải chịu đựng sự bóc lột về
thể chất, tinh thần và cả tình dục của cha mẹ cũng như người giám hộ. Hình
thức bạo lực mà trẻ em gái phải gánh chịu cũng rất đa dạng, trong đó bao
gồm cả bạo lực tình dục. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có đến 40-60%
các vụ xâm hại tình dục diễn ra trong gia đình nhằm vào nạn nhân là các trẻ
em gái dưới 15 tuổi.
Như vậy, BLGĐ là vấn đề hệ trọng đối với mọi gia đình. Nó đã đang
và sẽ là mối nguy hiểm kề cận mỗi gia đình nếu như không biết cách duy trì
hạnh phúc gia đình tác động xấu đến việc phát triển bền vững gia đình.
1.1.2. Tình trạng bạo lực gia đình ở thành phố Hồ Chí
Minh
Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay bao gồm 19 quận và 5 huyện,
tổng diện tích 2.095,01 km². Theo kết quả điều tra dân số chính thức vào
thời điểm 0 giờ ngày 1 tháng 4 năm 2009 thì dân số thành phố là 7.123.340
người (chiếm 8,30% dân số Việt Nam), mật độ trung bình 3.401 người/km².
Tuy nhiên nếu tính những người cư trú không đăng ký thì dân số thực tế
của thành phố vượt trên 8 triệu người. Giữ vai trò quan trọng trong nền

kinh tế Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh chiếm 20,2 % tổng sản phẩm và
27,9 % giá trị sản xuất công nghiệp của cả quốc gia. Nhờ điều kiện tự nhiên
thuận lợi, Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một đầu mối giao thông quan
trọng của Việt Nam và Đông Nam Á, bao gồm cả đường bộ, đường sắt,
đường thủy và đường không. Vào năm 2007, thành phố đón khoảng 3 triệu
khách du lịch quốc tế, tức 70 % lượng khách vào Việt Nam. Các lĩnh vực
giáo dục, truyền thông, thể thao, giải trí, Thành phố Hồ Chí Minh đều giữ
vai trò quan trọng bậc nhất.
Tuy vậy, Thành phố Hồ Chí Minh đang phải đối diện với những vấn
đề của một đô thị lớn có dân số tăng quá nhanh. Trong nội ô thành phố,
đường xá trở nên quá tải, thường xuyên ùn tắc. Hệ thống giao thông công
cộng kém hiệu quả. Môi trường thành phố cũng đang bị ô nhiễm do phương
tiện giao thông, các công trường xây dựng và công nghiệp sản xuất. Các giá

9


trị văn hóa truyền thống đang mất dần, biểu hiện rõ là ở các gia đình, bạo
lực gia đình là chuyện đau đầu của thành phố hiện nay.
Người ta cứ tưởng nạn bạo hành gia đình chỉ có tồn tại và phát triển
ở một xã hội nghèo nàn, lạc hậu, đói kém đi kèm với ít học. Nhưng sự thực
không hoàn toàn như vậy. Ở nước ta, Chính phủ đã có chủ trương và chính
sách rõ ràng về bình đẳng, bình quyền giữa nam và nữ, vị thế của người
phụ nữ VN đã được đề cao trong gia đình cũng như ngoài xã hội, đời sống
vật chất và tinh thần của người dân ngày một nâng cao. Thế nhưng nạn bạo
hành gia đình mà chủ yếu là phụ nữ bị chồng bạo hành không giảm mà
ngày càng phức tạp hơn.
Theo Giadinh.net, Báo cáo mới nhất của cuộc điều tra về gia
đình Việt Nam do Bộ Văn Hoá Thể thao và Du lịch kết hợp với
UNICEF cho biết: Tỷ lệ có hành vi bạo lực gia đình ở 4 thành phố

lớn (Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh) cao gần gấp
rưỡi so với các vùng nông thôn.
Trong tổng số gần 10.000 hộ gia đình được điều tra trên quy mô cả
nước cho thấy tỷ có 9,2 % người chồng ở thành phố ép vợ lên giường khi
người vợ không có nhu cầu, trong khi ở nông thôn con số này chỉ có 7,6%.
Ngoài ra, tỷ lệ người vợ ở thành phố Hồ Chí Minh đánh chồng cũng cao
hơn gần 4 lần so với ở nông thôn (1,8% ở thành phố và 0,5% ở nông thôn).
Tuy nhiên, tỷ lệ vợ đánh chồng chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ (0,6%) so với con số
chồng đánh vợ (3,4%). Các nguyên nhân được kết luận từ cuộc đứng đầu là
say rượu, tiếp đến là có những ý kiến khác điều tra này nhau trong làm ăn,
trong sinh hoạt và khó khăn về kinh tế. Trong đó nguyên nhân say rượu là
lý do để chồng đánh vợ (37,5%) và cũng là lý do để vợ đánh chồng
(37,8%). Có khoảng 21,2% cặp vợ chồng xảy ra các hiện tượng bạo lực
như: đánh, mắng chửi, chấp nhận quan hệ tình dục khi không có nhu cầu.
Trong đó, 7,3% tỷ lệ cặp vợ chồng thường xuyên xảy ra hai hiện tượng bạo
lực trên. Kết quả của nghiên cứu cũng cho thấy trẻ em nam bị cha mẹ quát
mắng, đánh đập nhiều hơn trẻ em nữ, và hành vi bạo lực chủ yếu là quát
mắng. Chỉ có 14% các bậc cha mẹ sử dụng biện pháp đánh đập với con cái
khi chúng mắc lỗi. Tỷ lệ này còn ít hơn đối với trẻ em nữ.
Ở Việt Nam, bạo lực gia đình đã và đang xảy ra ở mọi vùng miền từ
nông thôn đến thành thị, mọi gia đình có mức thu nhập khác nhau. Bạo lực

10


đối với người thân trong gia đình thường rất đa dạng và tinh vi, tuy nhiên
thường ở 4 dạng hành vi chính bao gồm: bạo lực thể xác, bạo lực về kinh
tế, bạo lực tinh thần và bạo lực tình dục. Riêng ở TP HCM tồn tại cả 4 dạng
trên với nhiều những thủ đoạn và hành động phức tạp. Hậu quả để lại nặng
nề hơn nhiều so với nông thôn vì cách sống thành thị “ nhà nào chỉ biết đến

nhà ấy”. Đặc thù của cuộc sống tất bật mưu sinh làm cho họ nhiều lúc
không biết đến hàng xóm mình là ai và có những chuyện gì đang xảy ra ở
những gia đình xung quanh mình.
Nghiên cứu về “Bạo lực trên cơ sở giới ở Việt Nam” của Ngân hàng
Thế giới (1999) đối với 600 phụ nữ đã kết hôn ở 6 phường, xã tại Hà Nội,
Huế và TP Hồ Chí Minh cho thấy: bạo lực thể xác xảy ra trong 16% các gia
đình, trong đó 10% là các gia đình có kinh tế khá giả và 25% các gia đình
có kinh tế túng thiếu; bạo lực tình dục xảy ra ở 18% các gia đình khá giả về
kinh tế và 25% gia đình túng thiếu về kinh tế. Theo “điều tra Gia đình ở
Việt Nam 2006” cho thấy khoảng 21,2% các cặp vợ chồng đã kết hôn cho
biết họ đã trải qua một trong các hành vi bạo lực gia đình bao gồm bạo lực
thể xác, bạo lực tinh thần và bạo lực tình dục. Điều tra cũng cho thấy trong
các trường hợp bạo lực gia đình thì các cặp vợ chồng hiếm khi nhờ đến sự
can thiệp của cha mẹ, bạn bè hoặc chính quyền vì họ sợ mất mặt hoặc họ
không muốn “vạch áo cho người xem lưng”.
Cũng theo Báo cáo về Bạo lực trên cơ sở giới của Quỹ Dân số Liên
Hiệp Quốc (tháng 10/2007), tỉ lệ ly hôn liên quan đến việc bạo lực gia đình
ở Việt Nam khá nghiêm trọng trong mấy năm gần đây. Các trường hợp ly
hôn do bạo lực gia đình được thống kê chiếm tới 32% ở Hà Nội, 31% ở Hải
Phòng và 10% ở TP Hồ Chí Minh. Trong xã hội đã từng một thời gian dài
bị ảnh hưởng bởi tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, việc chồng “dạy” vợ là lẽ
thường tình khiến nạn bạo hành càng có cơ hội để hoành hành. Thêm vào
đó, nhiều khi người bị bạo hành không ý thức được quyền lợi của mình nên
cứ tiếp tục cam chịu. Còn người gây ra bạo hành thì không nhận thức được
hành vi sai trái của mình, nên cứ “hồn nhiên” vi phạm pháp luật.
1.1.3. Nguyên nhân của bạo lực gia đình
Điều bí mật của bạo bực gia đình là nó luôn xuất phát từ cảm giác
bất lực của người bạo hành. Người sử dụng bạo lực trong gia đình (thường
là nam giới) không có sức mạnh nội lực để tự đứng trên đôi chân của mình.
11



Họ mong chờ người vợ đóng vai trò của người y tá chăm sóc tâm lý cho họ,
đáp ứng những nhu cầu của họ và giải quyết cảm xúc cô đơn của họ. Khi
những mong chờ này không được đáp ứng, bạo hành sẽ xảy ra. Ngoài ra,
người đàn ông bạo hành thấy mình bất lực nên dùng cách thức này để thực
thi uy quyền và điều khiển trên vợ mình. Điều đáng nói là ngay trong khi
bạo hành, người bạo hành thấy mình mất khả năng kiểm soát và khống chế.
Chính vì vậy, họ không thấy thú vị, sung sướng gì khi là người bạo hành.
Bạo hành cũng có thể là kết quả của xung đột nội tâm do cảm giác
mơ hồ về vai trò giới tính của người bạo hành. Khi nhớ lại sự leo thang
cảm xúc trước những giây phút bắt đầu xảy ra bạo hành, nhiều người mô tả
cuộc đấu tranh nội tâm giữa cảm giác thiếu nam tính và cảm giác nam nhi
đại trượng phu. Và họ muốn khẳng định vai trò của nam giới, nhưng lại
thấy mình không có khả năng nào khác hơn, trừ sức mạnh thống trị của thể
lý.
Kiểu bạo lực sử dụng cơ bắp nơi người đàn ông cũng có thể đựợc
châm ngòi bởi sự bạo lực trên bình diện tình cảm và ngôn ngữ nơi người
đàn bà. Khi nói đến việc sử dụng bạo lực, chúng ta nghĩ ngay đến cảnh
người đàn ông đánh vợ. Người ta thường gắn kết bạo lực với phái nam. Tuy
nhiên, cái nhìn như thế không còn đúng. Trong một gia đình không hạnh
phúc, cả hai vợ chồng đều bất mãn, nhưng người đàn bà biểu lộ sự bất mãn
đó qua tình cảm và ngôn ngữ như giận dữ, khước từ, lọai trừ, nói xấu, vu
khống, chì chiết…và người đàn ông biểu lộ qua bạo lực của cơ bắp. Cái
này kích thích và làm cho cái kia leo thang.
Về quan điểm sống, cái nhìn cũ xưa về vai trò và phẩm giá của người
nữ làm cho bạo hành chồng chất, leo thang. Dù vai trò của người nữ đã
thay đổi từ lâu khi xã hội chuyển từ nền văn hóa nông nghiệp sang công
nghiệp và công nghiệp hóa nông nghiệp, người đàn ông vẫn nhìn vai trò và
sự phân nhiệm của mình và vợ mình trong gia đình y như cũ. Điều này dẫn

đến những lệch lạc về nhận thức và sự bất mãn nơi người chồng, khơi
nguồn cho bạo lực gia đình nếu bị tác động thêm bởi những yếu tố khác.
Về mặt xã hội, những tệ nạn chưa giải quyết được như việc sử dụng
các chất kích thích (ruợu, ma túy), nạn thất nghiệp, trình độ văn hóa kém
và thu nhập quá thấp dẫn đến những yếu tố gây căng thẳng trong gia đình
cũng tác động cùng với những yếu tố khác gây nên bạo lực gia đình.

12


Về vai trò cộng đồng, sự thờ ơ, chậm trễ, thả lỏng và thiếu nghiêm trị
của các cơ quan chức năng có thẩm quyền hành pháp cũng như của ngừơi
dân thúc đẩy bạo hành phát triển. Quan niệm cũ kỹ vừa nói trên về gia đình
nơi các cơ quan hữu trách khiến họ thờ ơ với ạn bạo hành; sự thiếu tình
liên đới, tinh thần “đèn nhà ai nấy tỏ” có thể gây ra sự vô tình nơi người
dân. Nhìn chung, bạo lực gia đình chưa được xem là quan trọng ở Việt
nam, và luật pháp cũng chưa mạnh mẽ, nghiêm minh đủ trong vấn đề này.
Các cơ quan hữu trách về pháp luật vẫn lắng nghe những cuộc điện thọai
thông tin về bạo lực gia đình, nhưng trong nhiều trường hợp đã xem đó là
chuyện nội bộ của gia đình và để cho gia đình tự giải quyết. Nhìn chung,
các nguyên nhân dẫn đến BLGĐ là muôn vàn nhưng có thể chia ra và khái
quát thành một số ý cơ bản như sau:
- Những nguyên nhân cơ bản dẫn đến bạo lực giữa bậc cha mẹ
+ Nghề nghiệp và BLGĐ
Điều kiện kinh tế là điều kiện quan trọng bảo đảm cho gia đình êm
ấm, hạnh phúc. Nếu như có được một cơ sở kinh tế vững chắc thì có lẽ hầu
hết các vấn đề của gia đình sẽ được giải quyết ổn thõa, nhưng khi mà một
trong hai người bị mất việc, thất nghiệp lại làm phát sinh hành loạt những
vấn đề. Điều kiện kinh tế không còn được đảm bảo thì nhu cầu chi tiêu
hàng ngày lại là vấn đề lớn đối với nhiều hộ gia đình. Người thì cảm thấy

tủi thân vô dụng, người kia thì cho rằng mình bị ăn bám. Trong cái không
khí căng thẳng ấy chỉ cần những nhân tố nhỏ cũng rất dễ tạo nên xung đột.
Hoặc khi mà công việc không phù hợp với sở thích bản thân hoặc người
kia, viễn cảnh căng thẳng là không thể tránh.
Đặc biệt, TP Hồ Chí Minh là một trong những nơi mà tỉ lệ thất
nghiệp lớn nhất cả nước, trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay kiếm
được việc làm ổn định là vấn đề không dễ. Vì vậy, xung đột và bạo lực là
mối nguy đe dọa sự bình yên của gia đình.
+ Trình độ học vấn và BLGĐ
Trình độ học vấn, kiến thức, năng lực giáo dục gia đình của nhiều
bậc cha mẹ còn hạn chế nên cũng hạn chế việc duy trì sự bình yên trong gia
đình. Chỉ vì nhận thức hạn chế mà mâu thuẫn xung đột leo thang, nhìn nhận
vấn đề còn phiến diện, cách cư xử còn thiếu tế nhị. Có những điều dường
như cực kì nhỏ bé cũng trở nên lớn chuyện. Thực tế cho thấy ở những gia

13


đình trí thức khả năng xảy ra bạo lực nhỏ hơn rất nhiều. Như vậy trình độ
học vấn quyết định rất nhiều đến bạo lực trong gia đình.
+ Lối sống, hoàn cảnh sống và BLGĐ
Văn hóa ngoại nhập và các trào lưu văn hóa không phù hợp đang lấn
dần vào từng suy nghĩ của mỗi người dân TP HCM. Họ dễ bị thay đổi
nhanh bởi các trào lưu “tây hóa”, sống thực dụng, sống gấp, ăn chơi sành
điệu, sự tha hóa trong lối suy nghĩ. Tình hình kinh tế - xã hội TP HCM từ
sau 30/4/1975 đến nay, nhất là từ khi đổi mới(1986) đã có nhiều chuyển
biến cơ bản, tiến bộ vượt bậc, nhưng vẫn còn không ít những khó khăn,
những mặt suy thoái gây nên những bất lợi tiêu cực. Sự tác động này cả
theo chiều hướng tích cực (là cơ bản) lẫn tiêu cực, chi phối tới hệ thống các
giá trị chuẩn mực đạo đức cũng như lối sống tình cảm, nhân cách của mỗi

con người Việt Nam nói chung và mỗi người TP HCM nói riêng. Các bậc
cha mẹ đã quá xem nhẹ tình cảm gia đình, họ thờ ơ trước các thành viên
khác, tư tưởng vị kỷ cá nhân làm cho bạo lực càng đến gần với gia đình.
Thái độ im lặng của cộng đồng trước các hành vi bạo lực gia đình
cũng vô tình trở thành sự cho phép ngầm đối với các hành vi đó. Phụ nữ
Việt Nam có truyền thống cần cù, đảm đang, cam chịu mà chính nó là điều
làm cho các đấng mày râu lợi dụng lấn tới.
+ Tâm lý gia trưởng, độc đoán ở nam giới
Không khó tìm ra nguyên nhân của các hành vi bạo lực gia đình:
nghèo khổ, dân trí thấp, thất bại ở ngoài gia đình, nghiện rượu, ngoại tình,...
Nhưng tựu chung, các nhà nghiên cứu xã hội học đều chỉ ra nguyên nhân
sâu xa là tiềm thức trọng nam khinh nữ. Mặc dù đất nước đã phát triển, con
người bình đẳng về các lĩnh vực trong cuộc sống, nhưng ở đâu đó trong
trong những suy nghĩ việt vẫn tồn tại cửa quyền nam giới. Họ cho rằng phụ
nữ chỉ để nội trợ và chăm sóc con cái và đã quên mất phụ nữ cũng có thể
làm được những việc mà nam giới làm được. Chính cho rằng phụ nữ là sở
hữu của riêng mình nên mọi quyền quyết định, định đoạt cho cuộc sống là
của riêng, họ trở nên độc đoán. Bạo lực là khó tránh khỏi những lúc nam
giới bị phẫn lòng.
+ Môi trường quản lý xã hội và BLGĐ
Các cơ quan chức năng từ lập pháp đến chính quyền địa phương rồi
các đoàn, hội có vẻ chưa có sự quan tâm nhiều về vấn đề này. Phải chăng
hệ thống pháp luật còn quá lỏng lẽo, các hệ thống xử lý còn chưa nghiêm,
14


còn quá thiếu các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức của các thành
viên về bạo lực gia đình. Sự thờ ơ khi cho rằng bạo lực là vấn đề nội bộ của
mỗi gia đình và nên để tự gia đình giải quyết của một số đông người đã làm
tình trạng bạo lực ngày càng phổ biến về số lượng và mức độ nguy hiểm.

- Nguyên nhân của bạo lực giữa cha mẹ đối với con cái ở tuổi vị
thành niên
Tinh thần độc lập và phản ứng chống đối của con trẻ ở tuổi vị thành
niên gặp nhiều khó khăn hơn cả trong môi trường gia đình và trường học.
Đó là hai môi trường mà ở đó sự khẳng định cái tôi gặp nhiều trở ngại.
Trong gia đình, mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái ở lứa tuổi này sẽ trở nên
phức tạp nếu sự nôn nóng của các em đụng phải sự không hiểu biết đầy đủ,
đôi khi còn thô bạo của cha mẹ sẽ gây nên sự xung đột nghiêm trọng giữa
hai bên. Gia đình chỉ là môi trường bình thường mà ở đó trẻ có thể phát
triển đầy đủ mọi mặt về thể chất và tinh thần từ lúc ra đời đến tuổi dậy thì,
bắt đầu từ tuổi dậy thì gia đình sẽ không thoả mãn đầy đủ và kịp thời tất cả
những hoạt động của vị thành niên, nhất là vị thành niên nam. Ở tuổi này,
các công việc gia đình không còn lôi cuốn được các em, các em thích đi
dạo chơi với bạn bè thân thiết hơn là vui lòng giúp cha mẹ các công việc
gia đình. Tính ngoan ngoãn của các em trở thành tính dễ tự ái và đôi khi
khó bảo. Các em thường có những lời kêu ca, so bì với bạn bè cùng lứa.
Một điểm nổi bật ở các em luôn khát khao làm được một việc gì đó để tự
khẳng định mình và chứng tỏ mình đã là người lớn, có thể ngang hàng với
bố mẹ.
Những điểm đụng độ thường gặp là vấn đề nghề nghiệp và quan hệ
bạn bè. Hầu hết tất cả trẻ vị thành niên đều phải tìm và chọn cho mình một
nghề trong tương lai, thế mà ngay cả sự định hướng của việc học tập mà
các em phải tiếp tục theo học tiếp hoặc việc học nghề thì quyết định khởi
đầu cũng do gia đình. Khi quyết định đó phù hợp với sở thích và năng lực
của các em thì mọi việc đều êm đẹp, ngược lại thì đó là cơ sở của sự đụng
độ. Bởi vì, nghề nghiệp có một vai trò rất quan trọng và trực tiếp trong sự
khẳng định cái tôi. Nó biểu hiện tính độc lập và cho phép tuổi trẻ sống bằng
phương tiện riêng của mình.
Những tình bạn cùng giới hay khác giới ở tuổi vị thành niên luôn
luôn làm cha mẹ phải quan tâm lo lắng. Tình bạn, nhất là tình bạn khác

giới, đó là một lĩnh vực bí mật của các em. Bất hạnh cho những bậc cha mẹ
15


"sờ" vào đó với một bàn tay vụng về. Bố mẹ có lý do và quyền tìm hiểu,
nhưng cần một sự khéo léo không làm cho các em thấy mình bị kiểm soát
và bị xúc phạm mà vẫn quản lý được các em.
Bổ sung vào hai nguồn đụng độ ấy là hàng nghìn sự rắc rối của cuộc
sống hàng ngày; kể từ lời nhận xét cùng với lời khuyên của bố mẹ về vấn
đề hút thuốc, cho đến việc kiểm tra thư từ mà các em nhận được hoặc sách,
báo, trò chơi giải trí, tất cả làm cho các em cảm thấy mình bị xúc phạm và
bị kiểm soát chặt chẽ, còn cha mẹ luôn rơi vào trạng thái căng thẳng, đó là
những mầm mống dẫn đến sự xung đột trong mối quan hệ cha mẹ và con
cái. Sự khẳng định cái tôi ở tuổi vị thành niên luôn trong chiều hướng trái
ngược với những mong muốn của cha mẹ. Đó là một khó khăn trong mối
quan hệ với gia đình trong độ tuổi vị thành niên.
Nhiều lúc nguyên nhân dẫn đến trẻ bị đánh không phải do lỗi của trẻ
mà do chúng là con của cha mẹ chúng. Họ có nhu cầu cần giải tỏa những
uẩn ức, tức giận, những xung đột, mâu thuẫn phức tạp trong cuộc sống.
Tình cảm, đạo làm con chịu một sự thay đổi sâu sắc từ sự đối xử của cha
mẹ với bản thân mình. Như vậy, xung đột giữa cha mẹ và con cái ở tuổi
này chủ yếu xuất phát từ những thay đổi từ trẻ, và việc quản lý thái quá của
bậc cha mẹ.
1.2. Ảnh hưởng của bạo lực gia đình đối với nhân cách
trẻ vị thành niên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
1.2.1. Nhận thức chung về trẻ vị thành niên
- Tuổi và đặc điểm lứa tuổi vị thành niên
Vị thành niên là một khái niệm chưa được thống nhất. Theo Tổ chức
Y tế Thế giới (WHO) lứa tuổi 10 - 19 tuổi là độ tuổi vị thành niên. Thanh
niên trẻ là lứa tuổi 19 - 24 tuổi. Chương trình Sức khỏe sinh sản/Sức khỏe

tình dục vị thành niên – thanh niên của khối Liên minh châu Âu (EU) và
Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc (UNFPA) lấy độ tuổi 15 - 24 tuổi.
Hội KHHGĐVN xác định vị thành niên – thanh niên là 10 - 24 tuổi.


Vị thành niên: 10 - 19 tuổi, chia làm 2 giai đoạn:

giai đoạn đầu từ 10 - 14 tuổi

giai đoạn sau từ 15 - 19 tuổi



Thanh niên: 19 - 24 tuổi



Thanh thiếu niên: 10 - 24 tuổi
16


Theo Luật Thanh niên được thông qua vào ngày 29/11/2005 tại kỳ
họp thứ 8 Quốc hội khóa XI và được Chủ tịch nước công bố tại lệnh số
24/2005/L/CTN ngày 09/12/2005 thì độ tuổi của thanh niên là "từ đủ 16
tuổi đến 30 tuổi".
Ở Việt Nam vị thành niên là lứa tuổi từ 10 đến 18 tuổi. Thanh niên là
từ 16 - 24 tuổi. Trẻ em được luật pháp bảo vệ chăm sóc giáo dục là dưới 16
tuổi. Theo từ điển Bách khoa Việt Nam: Trong pháp luật hình sự và dân sự,
vị thành niên được hiểu là người chưa đủ 18 tuổi.
Trong nghiên cứu này tạm để tuổi vị thành niên là từ 10 đến dưới 18

tuổi.
Cuộc đời con người trải qua rất nhiều những giai đoạn, nhưng có lẽ
không một giai đoạn nào cuộc sống lại chứa đựng đầy căng thẳng như thế
đến với hết thảy mọi người, giai đoạn được xem là quá độ từ trẻ em sang
tuổi trưởng thành. Nó chứa đựng đầy cạm bẫy, nguy hiểm lầm lẫn và không
kiên định, tiến bộ và thụt lùi, ứng xử xã hội không thể chấp nhận và ứng xử
thành công. Đây là giai đoạn con người cố gắng khẳng định ý thức cá tính,
là một cá nhân, một người trưởng thành, một người đàn ông hay một người
phụ nữ. Bất cứ cái gì trước đây không thành vấn đề thì giờ có thể gây phiền
phức hay tai họa. Những đòi hỏi nặng nề đang đặt lên đôi vai nó song nó lại
chưa từng được mách bảo phải đáp ứng như thế nào. Nó đang chuyển từ
cuộc sống thoải mái, quen thuộc của một đứa trẻ để đến với một cái gì đó
mới mẻ, khác biệt, làm cho hoảng sợ nhưng lại không chắc là có muốn dự
một phần nào vào vai trò đó chăng.
Một mặt nó được đối xử như một đứa trẻ con và măt khác lại như
một người lớn. Nó rất dễ nhạy cảm nhưng ít kiềm chế được cảm xúc. Đây
là lứa tuổi ưa thích thực nghiệm, ưa thích tìm kiếm và là lứa tuổi chống đối.
Nó không biết chắc nó là ai hoặc nó là cái gì hoặc nó muốn trở thành cái gì.
Nó cần sự dìu dắt đó và chỉ một mình chuốc lấy sự lo lắng đó mà thôi. Nó
không muốn chia sẻ những nỗi niềm thầm kín nhất, những tình cảm hoặc ý
nghĩ với người lớn vì sợ bị hiểu nhầm và có thể sợ bị giễu nữa.
Sinh hoạt với nhóm và được an toàn với các bạn cùng lứa là điều
quan trọng hàng đầu. Nó có thể chấp nhận sự kiềm chế đối với bạn bè còn
dễ dàng hơn là đối với cha mẹ.
Lứa tuổi này là một thời kì có sự phát triển mau lẹ về thể chất kể cả
thay đổi giới tính. Sự làm thức tỉnh các xung năng của tình dục, thôi thúc
17


khiến nó xấu hổ và ngạc nhiên và đôi khi gây cho nó mặc cảm tội lỗi. Sự

phát triển các cơ quan sinh dục và sự xuất hiện các đặc trưng giới tính thứ
yếu khiến nó cảm thấy bối rối và ngượng ngùng.
Người vị thành niên nghi ngờ và thách thức cả vũ trụ, các chuẩn mực
xã hội, các thái đọ cơ bản trước cuộc sống, các cách ứng xử đã được chấp
nhận, các giá trị đạo đức và luân lý. Nó đòi hỏi có một chỗ đứng trong xã
hội, mặc dù thường không biết có như vậy để làm gì. Nó nhảy cảm với tính
không trung thực, ghê tởm và nó nghi ngờ những người có hành động như
vậy một cách có tính toán. Một lần nữa câu phương ngôn của các thời đại
phản ánh tình cảm này và đó chính là tiếng kêu của giới thanh niên của đất
nước: “ Hãy nói đúng sự thật” . Đối với đa số người lớn thì người vị thành
niên thật khó hiểu, khó có quan hệ tốt, thậm chí khó được tha thứ, song họ
lại cần nó giúp đỡ mọi thứ để có được. Để phát huy ý thức cá tính, người vị
thành niên cần có được những kinh nghiệm xã hội tốt đẹp với nhóm của
mình. Nó cần được giúp đỡ trong việc chấp nhận và hiểu các xung đột và
sự thôi thúc tình dục và tìm cách biểu thị những xung động thôi thúc đó
một cách có thể chấp nhận được. Nó cần được giúp đỡ để học các vai trò
nam giới và nữ giới trong cuộc sống. Nó cần cần được khuyến khích nhất là
để phát huy bộ mã riêng của mình. Nó cần sự tôn trọng và sự hỗ trợ trong
việc lựa chọn phương cách chuẩn bị nào tốt nhất để phát huy các tiềm năng
thể chất, trí tuệ và xã hội của mình, nó cần sự vui đùa sự phiêu lưu, sự
thành công và cần nhiều sự thương yêu nữa.
- Đặc điểm tâm lý nhân cách trẻ vị thành niên
Nhân cách là tổ hợp những thuộc tính tâm lý của một cá nhân biểu
hiện ở bản sắc và giá trị xã hội của cá nhân đó.
Tuổi vị thành niên là lứa tuổi bùng nổ muốn khẳng định cái tôi. Ở độ
tuổi này trẻ đề cao cảm xúc tình bạn, đề cao giá trị cá nhân hơn quan hệ
khác, các em hướng tới các trào lưu được tiếp cận từ bên ngoài. Bởi vậy, dễ
xung đột với giá trị mà người lớn áp đặt. Tuổi vị thành niên được định
nghĩa là giai đoạn chuyển tiếp của sự tăng trưởng và phát triển từ cuối tuổi
trẻ em đến bắt đầu tuổi trưởng thành, đại để là từ 10 đến 18 tuổi. Suốt lứa

tuổi vị thành niên có nhiều thay đổi quan trọng về mặt thể chất cảm xúc và
xã hội diễn ra ở mỗi cá nhân. Những thay đổi này diễn ra đồng thời hoặc
từng đợt nối tiếp nhau trong tất cả ba lĩnh vực nói trên. Những thay đổi đó
liên quan tới nhau và ảnh hưởng lẫn nhau.
18


Xét về thời gian ở tuổi vị thành niên đó chính là nhu cầu hướng tới
tương lai, vị thành niên phải phát huy được sự thỏa mãn trước mắt để dành
khoái cảm nhiều hơn trong tương lai, năng lực này là một biện pháp thích
nghi của người trưởng thành.
Tuổi vị thành niên là một trong những giai đoạn thích nghi khó khăn
nhất trong cuộc sống của chúng ta. Đứa trẻ đã học để sống một cách thoải
mái trong thế giới của những người lớn và đã có được cuộc sống khá tốt khi
đột ngột đến tuổi vị thành niên, để phải chờ đợi có những thay đổi to lớn về
tất cả các phương diện của cuộc sống. Người vị thành niên phải hình thành
ý thức đồng nhất của mình để xác định: mình là ai? Mình có thể làm được
gì? Và ở đâu thì thích hợp cho những quan hệ với người khác? Tính đồng
nhất được định nghĩa là “ ý thức về sự đồng nhất kiên trì trong nội tâm và
sự chia sẻ kiên trì một tính cách cốt lõi nào đó với người khác”.
Tuổi vị thành niên là thời kì thử nghiệm hết thảy những gì đã học cho
đến lúc ấy về việc thỏa mãn các nhu cầu của mình bằng cách có thể chấp
nhận được và giải tỏa những lo hãi do thiếu thành công. Tại mỗi giai đoạn
của cuộc đời đòi hỏi lứa tuổi vị thành niên phải làm chủ được một số nhiệm
vụ của của giai đoạn phát triển đó. Như ta đã biết tại mỗi giai đoạn phát
triển, con người phải đương đầu với một cuộc sống “ khủng hoảng”, một
bước ngoặt mà nếu làm chủ được thì con người sẽ có thêm sức mạnh và tài
năng. Với sự nảy sinh mỗi ý thức hoặc viễn cảnh về cuộc sống, tuổi trẻ vị
thành niên lại có thêm các yếu tố cho sự phát triển nhân cách. Nền tảng
quan trọng nhất là ý thức về lòng tin cơ bản, nó nảy sinh trước tất cả các ý

thức khác và bắt đầu ở tuổi bế bồng. Nếu không có ý thức về lòng tin cơ
bản này nơi bản thân và người khác sẽ không có ý thức về các mối quan hệ.
Trong thời kỳ đầu của trẻ vị thành niên, đứa trẻ phải có được ý thức tự chủ,
nó biết được bản thân mình là một con người riêng biệt với những năng lực
của chính mình, nó bắt đầu có kinh nghiệm sơ khai về tính độc lập.
Trong xã hội ngày nay, trẻ em được mong đợi sẽ lớn lên, rời tổ ấm và
khởi sự thành lập gia đình riêng. Để làm được như vậy, người vị thành niên
phải được tự do thoát khỏi sự che chở và điều khiển của cha mẹ, học cách
tự đưa ra quyết định, suy nghĩ cho bản thân và có trách nhiệm về các hành
động của mình. Giai đoạn vị thành niên đầy rẫy những mơ hồ, hụt hẫng và
mâu thuẫn, và khi vượt qua các rối loạn này thì phải trở thành một người
lớn độc lập, có khả năng cho và cộng tác. Đồng thời với sự từ bỏ tuổi thơ,
19


phấn đấu cho sự độc lập và tình đồng nhất, vị thành niên cần có tình thương
yêu, sự an ủi và hướng dẫn của cha mẹ. Vị thành niên thường chịu ảnh
hưởng bởi những cảm nghĩ và các quan hệ của cha mẹ với nhau, với con
cái và với người khác. Vị thành niên đặc biệt nhạy cảm với tình cảm của
cha mẹ đối với họ và giữa cha mẹ với nhau. Do những cảm xúc mãnh liệt
của người vị thành niên nên đôi khi chỉ một lời chỉ trích bóng gió nào đó
thôi cũng đủ gây tác hại và ảnh hưởng không nhỏ tới tuổi trẻ.
- Các yếu tố ảnh hưởng tới sự hình thành nhân cách trẻ vị thành
niên
Nhân cách không có sẵn bằng cách bộc lộ dần bản năng nguyên thủy
mà nhân cách là một cấu trúc tâm lý mới được hình thành và phát triển
trong họat động và giao tiếp. A.N.Lêônchiev đã chỉ ra rằng: nhân cách con
người không phải được đẻ ra mà được hình thành. Quá trình hình thành và
phát triển nhân cách chịu sự chi phối ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: môi
trường sống, bẩm sinh - di truyền, hoàn cảnh, giáo dục, vai trò của hoạt

động cá nhân, vai trò của hoạt động giao tiếp, vai trò của tập thể… Mỗi
yếu tố đều có vai trò đặc trưng riêng của nó.
+ Yếu tố môi trường sống:
Tâm lý học Mác xít khẳng định: Môi trường sống có vai trò quy định
nội dung và phẩm chất tâm lý cá nhân. Môi trường sống có hai dạng đó là
môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Những yếu tố, điều kiện tự nhiên
với tư cách là một bộ phận của môi trường sống có tác động, ảnh hưởng
đến sự hình thành, phát triển nhân cách con người nói chung, trẻ vị thành
niên nói riêng. Bao chứa trong môi trường sống của mỗi cá nhân là tất cả
các mối quan hệ xã hội như: mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân
với các nhóm xã hội (gia đình, nhà trường, đoàn thể, dân tộc, giai cấp,…).
Việc xác lập và vận hành các mối quan hệ xã hội đối với trẻ vị thành niên
chính là sự tác động của môi trường sống để hình thành nội dung, phẩm
chất tâm lý, nhân cách cho mình.
+ Yếu tố giáo dục:
Giáo dục là sự tác động tự giác của môi trường sống đến cá nhân
theo những chương trình, nội dung kế hoạch, phương hướng và hình thức
nhất định nhằm mục đích hình thành phát triển hoặc cải tạo những đặc
điểm tâm lý của cá nhân theo những chuẩn mực và yêu cầu của xã hội.

20


Đối với trẻ ở lứa tuổi vị thành niên, trong quá trình hình thành và
phát triển nhân cách, giáo dục giữ vai trò chủ đạo, điều này được thể hiện:
Giáo dục vạch ra nội dung và chiều hướng của sự phát triển nhân cách và tổ
chức cho nhân cách phát triển theo nội dung và chiều hướng đã vạch ra;
giáo dục là con đường thuận lợi nhất để trẻ tiếp thu kinh nghiệm lịch sử –
xã hội để tạo ra sự phát triển nhân cách; giáo dục còn có thể phát huy
những mặt ưu điểm và khắc phục, bù đắp những khiếm khuyết của các yếu

tố khác. Ví dụ: Bồi dưỡng trẻ có năng khiếu thành tài năng, giáo dục cho trẻ
mù, thiếu trí tuệ, người có hoàn cảnh khó khăn… Bên cạnh đó giáo dục còn
uốn nắn những sai lệch của nhân cách cho phù hợp với yêu cầu, với chuẩn
mực của xã hội để từ đó góp phần xây dựng, cải tạo, hoàn thiện nhân cách
trẻ vị thành niên.
+ Yếu tố bẩm sinh – di truyền:
Là toàn bộ những đặc điểm sinh lý giải phẫu của cơ thể nói chung và
hệ thần kinh nói riêng có sẵn khi con người mới sinh ra di truyền từ thế hệ
này sang thế hệ khác. Sự phát triển không bình thường của cơ thể con
người ảnh hưởng tới sự phát triển tâm lý nhân cách. Điều đó chúng ta có
thể thấy được trong cuộc sống hằng ngày như việc một đứa trẻ bị dị tật
thường không thích thể hiện mình ở đám đông hay tự ti…
Tuy nhiên chúng ta cũng phải nhận thấy rằng yếu tố di truyền không
giữ vai trò quy định trong việc hình thành và phát triển nhân cách mà chỉ là
điều kiện cho sự hình thành và phát triển nhân cách mà thôi.
+ Vai trò của hoạt động cá nhân:
Mọi tác động của giáo dục đều trở nên vô nghĩa nếu thiếu hoạt động
của cá nhân. Vì vậy hoạt động của cá nhân có vai trò quyết định trực tiếp sự
hình thành và phát triển nhân cách. Hoạt động của con người luôn có tính
mục đích, tính xã hội, được thực hiện bằng những thao tác và công cụ nhất
định. Mỗi loại hoạt động đều có những yêu cầu về phẩm chất và năng lực
nhất định của con người. Vì vậy quá trình hoạt động làm cho con người
phát triển các phẩm chất và năng lực đó. Thông qua hai quá trình của hoạt
động (xuất tâm và nhập tâm), một mặt con người lĩnh hội những kinh
nghiệm lịch sử - xã hội để phát triển nhân cách, một mặt con người bộc lộ
nhân cách của mình.
+ Vai trò của giao tiếp:

21



Cùng với hoạt động, giao tiếp cũng là động lực cơ bản thúc đẩy sự
hình thành và phát triển nhân cách. Giao tiếp là điều kiện tồn tại của xã hội
loài người. Không thể có xã hội nếu không có giao tiếp. Đối với mỗi người
giao tiếp vừa là điều kiện tồn tại vừa là yếu tố thúc đẩy sự phát triển tâm lý,
ý thức của họ. C.Mác chỉ ra rằng: sự phát triển của một cá nhân được quy
định bởi sự phát triển của tất cả các cá nhân khác mà nó trực tiếp hay gián
tiếp giao lưu. Giao tiếp không chỉ là điều kiện cho sự phát triển mà nó con
đường để hình thành nên nhân cách con người đặc biệt là nhân cách vị
thành niên. Bằng giao tiếp trẻ ở lứa tuổi này thiết lập các mối quan hệ xã
hội, từ đó nhận thức được người khác, nhận được các mối quan hệ xã hội,
nhận thức chính bản thân để phát triển ý thức và tự ý thức.
+ Vai trò của tập thể:
Nhân cách được hình thành, phát triển trong môi trường xã hội, môi
trường xã hội cụ thể là các nhóm mà cá nhân là thành viên như: gia đình,
làng xóm,… trong đó tập thể là môi trường quan trọng. Tập thể là một
nhóm người, một bộ phận của xã hội được thống nhất lại theo mục đích
chung, phục tùng mục đích xã hội. Chẳng hạn một tập thể toàn là những
học sinh, nếu tập thể đó học tập tốt, sinh hoạt lành mạnh thì sẽ góp phần
hình thành nhân cách, phẩm chất cao đẹp ở mỗi cá nhân; còn nếu tập thể
không đoàn kết, mạnh ai nấy làm, một vài cá nhân có biểu hiện tiêu cực thì
chắc chắn tập thể đó sẽ không bền vững, nhân cách mỗi người sẽ bị sai lệch
làm ảnh hưởng đến xã hội. Sống trong tập thể trẻ vị thành niên mới có điều
kiện thỏa mãn nhu cầu hoạt động và giao tiếp, thể hiện và hình thành những
năng khiếu, năng lực, phẩm chất, nhân cách của riêng mình.
Trên cơ sở phân tích mối quan hệ biện chứng giữa nhân tố sinh học
và nhân tố xã hội trong con người, lý giải sự hình thành nhân cách dưới tác
động của môi trường xã hội và tính tích cực của mỗi cá nhân. Theo đó,
nhân tố xã hội cơ bản có ảnh hướng lớn đến sự hình thành nhân cách là tồn
tại xã hội, hoàn cảnh sống mang tính lịch sử - cụ thể mà cá nhân đó sống .

Còn tính tích cực xã hội của mỗi cá nhân, một mặt, phụ thuộc nào nhu cầu
và lợi ích của họ, mặt khác, phụ thuộc vào môi trường xã hội và khuynh
hướng tiên bộ xã hội, như nền dân chủ. các quan hệ xã hội…
1.2.2. Ảnh hưởng của bạo lực gia đình đối với sự hình
thành và phát triển nhân cách trẻ vị thành niên

22


Nhân cách con người được hình thành với khoảng thời gian có thể
phát triển và hoàn chỉnh. Giống như cây non được trồng ở đất đai màu mỡ,
không khí, ánh sáng đầy đủ sẽ trở thành cây cổ thụ xum xuê khoẻ mạnh.
Con người cũng vậy, gia đình hoà thuận, êm ấm thì trẻ em sẽ phát triển tốt
cơ thể lẫn tinh thần.
Trước hết, chúng ta cần hiểu rõ vai trò của gia đình đối với sự hình
thành và phát triển nhân cách của trẻ vị thành niên. Bất cứ ai cũng được
sinh ra và lớn lên trong một gia đình. Gia đình bao gồm những người sống
chung dưới một mái nhà, ăn chung một bếp, có lợi ích kinh tế chung và có
trách nhiệm với nhau trong cuộc sống. Gia đình vừa là nơi đáp ứng nhu cầu
riêng tư vừa thực hiện chức năng phát triển nòi giống và là trường học đầu
tiên hình thành, phát triển nhân cách con người. Tuy vậy, quá trình trưởng
thành và hình thành nhân cách của mỗi người là khác nhau, ngay cả với anh
em trong một nhà.
Giáo dục và nuôi dưỡng là hai yếu tố then chốt quyết định tạo nên tài
năng và tính cách của mỗi con người. Sự nuôi dạy con trẻ sát nhất là gia
đình, tiếp đến là xóm giềng và xã hội. Nhân cách con người bắt đầu hình
thành từ lúc còn nằm trong bụng mẹ cho đến khi trưởng thành vẫn chưa
dừng lại. Lứa tuổi ấu thơ là giai đoạn quan trọng trong quá trình hình thành
nhân cách của con người. Nhân cách mặc dù chưa được thể hiện rõ ràng
nhưng thông qua hành vi bắt trước hành động của người lớn trẻ em bắt đầu

thâu nhận tất cả các tương tác nhân – sinh – quan để hình thành nhân cách
của mình.
Trong mỗi gia đình vai trò của bố mẹ có vị trí quan trọng. Theo
truyền thống Việt Nam, đàn ông thường là chủ của gia đình. Người cha là
trụ cột, là biểu hiện của nhân cách văn hóa cao đẹp nhất để con cái học tập
và noi theo còn người mẹ là chỗ dựa, là hạt nhân tâm lý chủ đạo, nguồn lửa
sưởi ấm yêu thương trong gia đình, nguồn tình cảm vô tận cho các con.
Cho nên gia đình là cái nôi văn hóa đầu tiên hình thành nhân cách cho trẻ
em.
Trẻ được sinh ra từ lòng mẹ, được nuôi dưỡng từ dòng sữa mẹ, được
nghe lời ru ấm áp của mẹ để đi vào giấc ngủ. Mẹ là người đầu tiên trẻ được
tiếp xúc khi cất tiếng khóc chào đời, là người dạy trẻ từ lời ăn tiếng nói,
hướng dẫn trẻ những bước đi đầu tiên. Bên cạnh quan hệ cha mẹ - con cái
còn có quan hệ vợ chồng. Đây là quan hệ cơ bản, đan xen giữa khía cạnh tự
23


nhiên – sinh học, kinh tế và tâm lý đạo đức. Văn hóa trong gia đình nói
chung, quan hệ vợ chồng nói riêng đều có sự ảng hưởng trực tiếp đến sự
hình thành và phát triển nhân cách của các thành viên trong gia đình. Bầu
không khí tâm lý – đạo đức của gia đình tác động trực tiếp đến nếp nghĩ, lối
sống của trẻ. Mọi xung khắc của các cá nhân trong gia đình, nhất là giữa bố
và mẹ, đều ảnh hưởng đến con cái. Trong nếp nghĩ của trẻ nhỏ luôn lưu giữ
hình dáng, lời ăn tiếng nói của cha mẹ.
Trong gia đình, ngoài các mối qua hệ nói trên còn có mối quan hệ
giữa ông bà và các cháu, anh chị và các em. Mối quan hệ này càng bền chặt
thì càng làm phong phú thêm đời sống tinh thần của các cá nhân trong gia
đình. Các bậc lớn tuổi phải làm gương, tự điều chỉnh hành vi của mình thì
mới đáp ứng được vấn đề đạo đức, văn hóa và các mối quan hệ đặt ra trong
phạm vi gia đình. Người xưa nói “rau nào sâu đó”, lối sống của cha mẹ và

những người trong gia đình ảnh hưởng rất lớn đến trẻ em.
Trở thành một người có nhân cách tốt khi trưởng thành hoàn toàn
không dễ. Không thể chủ quan khi cho rằng “cha mẹ sinh con trời sinh
tính” mà câu nói “ở bầu thì tròn, ở ống thì dài” rất đúng đối với trẻ. Giáo
dục con cái không thể chỉ bằng lời nói mà phải bằng những công việc cụ
thể, mọi hành vi, thái độ, lối sống của người lớn có có tác động trực tiếp tới
việc hình thành, phát triển nhân cách của trẻ. Trẻ em sẽ không tôn trọng
người lớn nếu nó như chúng thấy cha mẹ mình thể hiện sự thiếu tôn trọng
lẫn nhau.
Khi cha mẹ dạy con phải lễ phép với bố, mẹ nhưng chính họ lại
không tôn trọng cha, mẹ của mình (ông bà của trẻ) thì chắc chắn trẻ sẽ
chẳng bao giờ lễ phép với cha, mẹ và cả ông, bà. Những bậc cha mẹ luôn
quan tâm đến con cái sẽ chú trọng đến việc giáo dục hình thành nhân cách
cho trẻ, dạy con không được nói dối người lớn, phải thật thà và biết nhìn
nhận khuyết điểm, biết cám ơn khi được cho quà. Nhưng cũng có nhiều gia
đình thiếu quan tâm đến việc giáo dục con cái, người lớn đối xử với nhau
bằng lời nói, cử chỉ, hành động thiếu văn hóa…, những hành động xấu đó
đã phản chiếu vào tâm hồn non nớt của trẻ em, làm cho các em trở lên cộc
cằn, thô lỗ. Môi trường gia đình có vai trò quyết định đến sự phát triển của
trẻ em. Những mâu thuẫn, lục đục trong gia đình hay gia đình tan vỡ đã đẩy
nhiều trẻ em rơi vào tình trạng hụt hẫng về mọi phương diện, nhiều em

24


không đủ ý chí để vượt qua khó khăn này đã rơi vào những bệnh như trầm
cảm, rối loạn tâm lý hoặc bỏ nhà đi lang thang, phạm tội.
Yếu tố gia đình chịu trách nhiệm đối với quá trình xã hội hóa ban
đầu của cá nhân, ảnh hưởng đến việc hình thành phẩm chất, nhân cách gốc
của trẻ. Nếu ngay từ đầu các phẩm chất đó bị sai lệch, trẻ sẽ dễ sinh hư.

Ông bà ta xưa cho rằng muốn con cái trở thành thương nhân thì nên ở gần
chợ, muốn con hay chữ thì ở gần trường học, nếu gần trộm, gần cướp thì
sớm hay muộn cũng trở thành cướp. “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”,
câu tục ngữ mang tính giáo dục đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Sống trong
các gia đình có bố mẹ hoặc người lớn khác có hành vi thiếu văn hóa, đạo
đức thậm chí có cả những hành vi phạm tội, như bố mẹ bất hòa hay đánh
chửi nhau, nghiện rượu, nghiện ma túy, trộm cắp, tham ô…thì những
gương xấu này làm cho trẻ em dần dần coi thường pháp luật, nhiễm các
thói hư tật xấu và dễ bị lôi kéo rồi dần dần vi phạm pháp luật. Chỉ có những
trẻ có ý chí kiên cường, có lòng tự trọng cao, sớm đánh giá được đúng sai
mới tránh được những ảnh hưởng xấu đó. Cũng có nhiều trường hợp bố mẹ
là người tốt, có đủ kiến thức nhưng không chú ý đúng mức đến việc giáo
dục con cái hoặc không có điều kiện gần gũi trẻ, có người ỷ lại cho nhà
trường, một số mải làm ăn, kiếm sống hoặc phải đi công tác trong thời gian
dài. Có gia đình bố mẹ ly hôn, có con ngoài giá thú, một trong hai người
chết…dẫn đến việc con cái bị bỏ rơi, thiếu sự dạy dỗ và tình thương của
cha mẹ, không được dạy dỗ và chăm sóc chu đáo trẻ sẽ có tâm lý lệch lạc,
tự do ngang bướng, bất cần. Chúng dễ dàng phạm tội khi bị rủ rê, lôi kéo…
Có những gia đình bố mẹ thiếu hiểu biết hoặc không kiềm chế được nên đã
coi việc đánh đập hoặc dùng nhục hình với trẻ như là quyền của họ. Khi trẻ
có lỗi, cha mẹ đã buồn bực, lo lắng và trút đòn roi lên đầu con cái.
Nhiều đứa trẻ bị bạo hành đã nghĩ gia đình không còn yêu thương,
che chắn và bảo vệ mình nữa. Chính cách xử sự này của bố mẹ đã khiến trẻ
bị khủng hoảng về tâm lý, tự ti, khó hòa nhập, trẻ trở lên hung hãn, lì lợm,
xa lánh mọi người và căm ghét gia đình. Trong hoàn cảnh đó trẻ dễ bị kẻ
xấu lôi kéo, lợi dụng, khống chế thực hiện những hành vi trái pháp luật.
Ngày nay, với những biến đổi của nền kinh tế hàng hóa và cơ chế thị
trường văn hóa gia đình đang có biểu hiện xuống cấp vì những tác động
xấu của đời sống xã hội. Với ảnh hưởng của mặt trái nền kinh tế thị trường
và hội nhập quốc tế đã kích thích nhu cầu ham muốn vật chất, ít chú trọng

25


×