Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của mùa vụ đến sức sản xuất thịt và hiệu quả kinh tế của gà Ross - 508 nuôi chuồng kín tại huyện Đồng Hỷ –tỉnh Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (461.23 KB, 72 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HÀ SỸ TOÀN
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MÙA VỤ
ĐẾN KHẢ NĂNG SẢN XUẤT THỊT VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ
CỦA GÀ ROSS – 508 NUÔI CHUỒNG KÍN
TẠI HUYỆN ĐỒNG HỶ - TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo: Chính quy
Chuyên ngành: Chăn nuôi - Thú y
Khoa: Chăn nuôi - Thú y
Khóa học: 2011- 2015

Thái Nguyên, năm 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HÀ SỸ TOÀN
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MÙA VỤ
ĐẾN KHẢ NĂNG SẢN XUẤT THỊT VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ
CỦA GÀ ROSS – 508 NUÔI CHUỒNG KÍN
TẠI HUYỆN ĐỒNG HỶ - TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



Hệ đào tạo: Chính quy
Chuyên ngành: Chăn nuôi thú y
Lớp: K43 – CNTY – N02
Khoa: Chăn nuôi - Thú y
Khóa học: 2011- 2015
Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Nguyễn Duy Hoan

Thái Nguyên, năm 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HÀ SỸ TOÀN
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MÙA VỤ
ĐẾN KHẢ NĂNG SẢN XUẤT THỊT VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ
CỦA GÀ ROSS – 508 NUÔI CHUỒNG KÍN
TẠI HUYỆN ĐỒNG HỶ - TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo: Chính quy
Chuyên ngành: Chăn nuôi thú y
Lớp: K43 – CNTY – N02
Khoa: Chăn nuôi - Thú y
Khóa học: 2011- 2015
Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Nguyễn Duy Hoan


Thái Nguyên, năm 2015


ii

LỜI NÓI ĐẦU
Trong chương trình đào tạo của nhà trường, muốn kết thúc một khoá
học thì mỗi sinh viên đều phải trải qua một thời gian thực tập tốt nghiệp. Đây
là giai đoạn vô cùng quan trọng đối với mỗi sinh viên, đặc biệt là sinh viên
ngành kỹ thuật vì đây là khoảng thời gian mà sinh viên củng cố và hệ thống
hoá lại được kiến thức đã học, thực hiện đúng phương châm “học đi đôi với
hành, lý thuyết gắn liền với thực tiễn”, đồng thời sẽ giúp sinh viên làm quen
với thực tế sản xuất, nắm vững được trình độ chuyên môn, nâng cao được tay
nghề kỹ thuật, biết ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tế sản xuất để
khi ra trường trở thành một cán bộ có chuyên môn tốt, đáp ứng được yêu cầu
công việc thực tế góp sức mình vào công cuộc xây dựng đất nước ngày càng
giàu mạnh hơn.
Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân, được sự đồng ý của Ban giám
hiệu nhà trường, Ban Chủ nhiệm khoa Chăn Nuôi Thú Y trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên, sự tiếp nhận của cơ sở cùng với sự giúp đỡ của thầy
giáo hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Duy Hoan, em đã tiến hành thực hiện
chuyên đề: “Nghiên cứu ảnh hưởng của mùa vụ đến sức sản xuất thịt và
hiệu quả kinh tế của gà Ross - 508 nuôi chuồng kín tại huyện Đồng Hỷ –
tỉnh Thái Nguyên”
Do bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, trình độ và
thời gian thực tập có hạn nên bản báo cáo không tránh khỏi những thiếu sót,
hạn chế. Vì vậy em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy, cô
giáo cùng các bạn đồng nghiệp để chuyên đề được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày……….tháng……năm 2015

Sinh viên
Hà Sỹ Toàn


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm ..............................................................................29
Bảng 3.2. Giá trị dinh dưỡng thức ăn của gà thí nghiệm. .........................................30
Bảng 3.3: Quy trình sử dụng văc-xin ........................................................................31
Bảng 4.1: Lịch dùng vắc xin cho đàn gà thịt ............................................................40
Bảng 4.2: Kết quả công tác phục vụ sản xuất ..........................................................41
Bảng 4.3: Tỷ lệ nuôi sống của đàn gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (%) .................43
Bảng 4.4: Sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm (g/con) ........................................45
Bảng 4.5. Sinh trưởng tuyệt đối và tương đối của gà thí nghiệm (g/con).................47
Bảng 4.6: Tiêu thụ thức ăn của gà thí nghiệm ..........................................................49
Bảng 4.7: Tiêu tốn thức ăn cho tăng khối lượng của gà thí nghiệm(kg/kg) .............51
Bảng 4.8: Tiêu tốn Protein thô cho tăng khối lượng (g) ...........................................52
Bảng 4.9: Tiêu tốn ME cho tăng khối lượng (kcal/kg) .............................................53
Bảng 4.10. Kết quả mổ khảo sát gà thí nghiệm ........................................................54
Bảng 4.11: Chỉ số sản xuất và chỉ số kinh tế của gà thí nghiệm ...............................54
Bảng 4.12: Sơ bộ hạch toán thu - chi cho 1kg khối lượng gà xuất bán (đ/kg) .........55


iv

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1: Đồ thị sinh trưởng tích lũy của đàn gà thí nghiệm....................................46

Hình 4.2: Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm ......................................48
Hình 4.3: Biểu đồ sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm ....................................48
Hình 4.4: Biểu đồ chỉ số kinh tế của gà thí nghiệm ..................................................55


v

MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................... iv
MỤC LỤC ...................................................................................................................v
Phần 1: MỞ ĐẦU ......................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài .............................................................................2
1.3. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................................2
1.3.1. Ý nghĩa khoa học ..............................................................................................2
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài...............................................................................2
Phần 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ...................................................................3
2.1. Cơ sở khoa học .....................................................................................................3
2.1.1. Sức sống và khả năng chống đỡ bệnh của gia cầm ...........................................3
2.1.2. Khái niệm sinh trưởng và phương pháp đánh giá sinh trưởng..........................5
2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của gà thịt ..........................10
2.1.4. Khả năng chuyển hóa thức ăn .........................................................................17
2.1.5. Năng suất, chất lượng thịt và các yếu tố ảnh hưởng .......................................19
2.2. Tổng quan nghiên cứu trong nước và ngoài nước .............................................25
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước ....................................................................25
2.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ...................................................................27
2.3. Giới thiệu về gà thí nghiệm ................................................................................28

PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....29
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................29
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành .........................................................................29
3.3. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................29
3.4. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi..............................................29
3.4.1. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................29


vi

3.4.2. Các chỉ tiêu theo dõi ........................................................................................31
3.5. Đánh giá năng suất thịt. ......................................................................................33
3.6. Phương pháp xử lý số liệu. .................................................................................35
Phần 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................................36
4.1. Công tác phục vụ sản xuất .................................................................................36
4.1.1. Các công tác trong quá trình phục vụ sản xuất. ..............................................36
4.1.2. Phương pháp tiến hành ....................................................................................36
4.1.3. Kết quả công tác phục vụ sản xuất ..................................................................37
4.2. Kết luận về công tác phục vụ sản xuất ...............................................................42
4.2.1. Bài học kinh nghiệm .......................................................................................42
4.3. Kết quả chuyên đề nghiên cứu khoa học ...........................................................42
4.3.1. Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm ..................................................................42
4.3.2. Khả năng sinh trưởng của gà thí nghiệm ........................................................44
4.3.3 Kết quả sinh trưởng tuyệt đối và tương đối của gà thí nghiệm ........................46
4.3.4. Khả năng tiêu thụ và chuyển hóa thức ăn .......................................................49
4.3.5. Tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng ......................................................50
4.3.6. Tiêu tốn Protein/kg khối lượng (g/kg) ............................................................51
4.3.7. Tiêu tốn năng lượng trao đổi /kg tăng khối lượng ..........................................52
4.3.8. Kết quả mổ khảo sát ........................................................................................54
4.3.9. Chỉ số sản xuất và chỉ số kinh tế của gà thí nghiệm .......................................54

4.3.10. Chi phí trực tiếp cho gà thí nghiệm...............................................................55
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ....................................................................57
5.1. Kết luận ..............................................................................................................57
5.2. Đề nghị ...............................................................................................................58
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................59


i

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, rèn luyện tại trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên và thực tập tốt nghiệp tại cơ sở, đến nay tôi đã hoàn thành
chuyên đề tốt nghiệp. Trong thời gian học tập tôi đã nhận được sự dạy bảo và
giúp đỡ ân cần của các thầy cô giáo khoa Chăn nuôi thú y, cũng như các thầy
cô giáo trong trường đã trang bị cho tôi những kiến thức cơ bản, từ đó giúp tôi
có lòng tin vững bước trong cuộc sống và công tác sau này.
Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới ban Giám hiệu
nhà trường, các phòng ban liên quan, ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi thú y và
toàn thể các thầy cô giáo trong và ngoài khoa đã tận tình dạy bảo chúng em
trong thời gian qua.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới thầy giáo hướng
dẫn PGS.TS Nguyễn Duy Hoan
Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể gia đình ông Nguyễn Hồng Long
đã trực tiếp hướng dẫn, tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ
trong suốt quá trinh thực tập tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn UBND xã Khe Mo - huyện Đồng Hỷ - tỉnh
Thái Nguyên cùng nhân dân địa phương đã tạo điều kiện để tôi thực hiên đề
tài tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình, người thân, đồng nghiệp cùng
tất cả bạn bè đã động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại trường.
Tôi xin kính chúc toàn thể các thầy cô giáo, người thân, bạn bè luôn

mạnh khỏe, hạnh phúc, thành đạt trong công việc cũng như trong cuộc sống.
Thái Nguyên, ngày……...tháng…..….năm 2015
Sinh viên

Hà Sỹ Toàn


2

da nhiều. Tuy nhiên, giống gà này vẫn được nhân dân ta quý trọng và ngày
càng phát triển. Để nâng cao hơn về hiệu quả kinh tế mà giống gà này đem lại
em đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của mùa vụ đến sức sản
xuất thịt và hiệu quả kinh tế của gà Ross - 508 nuôi chuồng kín tại huyện
Đồng Hỷ –tỉnh Thái Nguyên’’
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
+ Xác định được ảnh hưởng của mùa vụ đến khả năng sản xuất thịt của gà
Ross - 508 nuôi tại huyện Đồng Hỷ, thành Phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
+ Bản thân làm quen với công tác nghiên cứu khoa học về chăn nuôi
gia cầm.
- Góp phần thúc đẩy chăn nuôi gia cầm trong nông hộ phát triển bền vững
- Nhằm tìm hiểu và đưa ra một đối tượng gia cầm mới chăn nuôi tại
huyện Đồng Hỷ, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
- Góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân, góp phần phát triển kinh
tế xã hội địa phương.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Từng bước hoàn thiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng để phát huy
hết tiềm năng của con giống, góp phần hoàn thiện quy trình chăn nuôi theo
hướng an toàn sinh học.
- Có thêm luận cứ khoa học về khả năng sinh trưởng và cho thịt của gà

Ross – 508 nuôi tại Việt Nam.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Đánh giá được khả năng sản xuất thịt của gà Ross - 508 thương phẩm,
nuôi trong chuồng kín ở các vụ khác nhau để từ đó khuyến cáo cho người
chăn nuôi về mùa vụ thích hợp trong sản xuất đại trà.
- Bản thân là sinh viên được làm quen với công tác nghiên cứu khoa học.


3

Phần 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1. Sức sống và khả năng chống đỡ bệnh của gia cầm
Sức sống của gia cầm là một tính trạng số lượng, nó đặc trưng cho từng
giống, từng dòng, từng cá thể. Trong cùng một giống sức sống của mỗi dòng
khác nhau là khác nhau, các cá thể khác nhau trong cùng một dòng cũng có sự
khác nhau, nhưng nằm trong giới hạn nhất định của phần giống.
Sức sống của vật nuôi được xác định thông qua khả năng chống đỡ
bệnh, khả năng thích nghi với điều kiện môi trường. Người ta thông qua tỷ lệ
nuôi sống để đánh giá sức sống của vật nuôi trong giai đoạn thí nghiệm.
Tỷ lệ sống của gà con khi nở là chỉ tiêu chủ yếu đánh giá sức sống của
gia cầm, ở giai đoạn hậu phôi, sự giảm sức sống được thể hiện ở tỷ lệ chết cao
qua các giai đoạn sinh trưởng (Brandsch và Bilchel, 1978) [1]. Tỷ lệ sống
được xác định bằng tỷ lệ phần trăm số cá thể còn sống ở một giai đoạn, so với
các cá thể ở giai đoạn trước. Sự giảm sức sống ở giai đoa hậu phôi có thể do
sự có mặt của các gen nửa gây chết, nhưng phần lớn là do tác động của môi
trường (Brandsch và Bilchel, 1978) [1]. Có thể nâng cao tỷ lệ nuôi sống bằng
biện pháp nuôi dưỡng tốt, vệ sinh tiêm phòng kịp thời. Các giống vật nuôi

nhiệt đới có khả năng chống bệnh truyền nhiễm, bệnh ký sinh trùng cao hơn
vật nuôi ở xứ lạnh.
Tỷ lệ nuôi sống của gia cầm non trong điều kiện bình thường đạt
khoảng 90%, nhưng cũng có những dòng gà có tỷ lệ nuôi sống lên tới 98 –
99%. Theo kết quả nghiên cứu của (Bùi Quang Tiến và cộng sự, 2005) [28]
cho biết tỷ lệ nuôi sống từ 0 – 140 ngày tuổi của các dòng gà chuyên thịt HE
– Ross 308 đạt từ 95 – 98%.


4

Ngoài các yếu tố giống, thức ăn, kỹ thuật, chăm sóc, thì sức sống và
khả năng sinh trưởng và phát triển của gia cầm chịu tác động trực tiếp của các
yếu tố ngoại cảnh như nhiệt độ, ẩm độ, sự thông thoáng và chiếu sáng. Những
yếu tố này tác động gây ảnh hưởng xấu đến sức đề kháng của cơ thể, dễ gây
hiện tượng stress làm giảm sức sống gia cầm. Trong điều kiện tự nhiên nước
ta, các yếu tố này tác động lần lượt ở mức độ khác nhau tại những vùng địa lý
khác nhau. Do vậy để có sức sống cao đòi hỏi gia cầm phải có sự thích nghi
với điều kiện sống.
Khi nghiên cứu về sức sống của gia cầm (Ngô Giản Luyện, 1994) [16]
cho biết sức sống được thể hiện ở thể chất và được xác định trước hết ở khả
năng có tính di truyền của động vật, có thể chống lại các ảnh hưởng không
thuận lợi của môi trường cũng như các ảnh hưởng khác của dịch bệnh. Xét về
khả năng thích nghi, khi điều kiện sống thay đổi, như về thức ăn, thời tiết, khí
hậu, quy trình chăn nuôi, môi trường vi sinh vật xung quanh... của gia súc, gia
cầm nói chung, gà lông mầu nói riêng có khả năng thích nghi rộng rãi hơn đối
vớ môi trường sống (Phan Cự Nhân, Trần Đình Miên, 1998) [23].
Ngày nay, ngoài việc tiếp tục chọn lọc các cá thể, các dòng có sức miễn
kháng cao, người ta còn chú trọng đến nghiên cứu theo dõi các tập tính bẩm
sinh của con vật về sinh sản, sinh trưởng, kiếm ăn... để cải tiến cách chăm

sóc, nuôi dưỡng, khai thác con vật, đảm bảo chất lượng sản phẩm ngày càng
tôt hơn. Điều đó cũng thể hiện qua các quy trình chăn nuôi, theo cách làm
sạch môi trường trang trại và xung quanh, theo các nội quy đảm bảo an toàn
khi nhập, khi nuôi cũng như khi xuất. Đó đều là những điều làm cần thiết bổ
trợ thêm tính miễn kháng cho vật nuôi, ngăn ngừa được những stress mang
hậu quả có hại cho vật nuôi và cho chất lượng sản phẩm tạo thêm được điều
kiện để tăng cường độ miễn kháng.


5

Ngoài các yếu tố như dinh dưỡng, giống, kỹ thuật thì vấn đề nhiễm
bệnh của gia cầm cũng là yếu tố cơ bản dẫn đến thất bại trong chăn nuôi.
Gia cầm rất mẫn cảm với dịch bệnh, khi mắc bệnh thường lây lan
nhanh và dẫn đến tỷ lệ chết cao, dễ kế phát các bệnh khác, đặc biệt là bệnh
truyền nhiễm.
Trong công tác lai tạo, khi dùng những dòng, giống có sức đề kháng
cao thì con lai sẽ thừa hưởng có tính trạng trội khả năng này. Nghiên cứu về
vấn đề này cho biết ưu thế lai về sức sống là rất cao, dao động từ 9 – 14%,
sức sống cao phụ thuộc vào yếu tố mầm bệnh hoặc các dạng vi sinh vật
gây bệnh khác.
Tỷ lệ nuôi sống không chỉ phụ thuộc vào yếu tố di truyền, điều kiện
chăm sóc nuôi dưỡng, tình hình bệnh tật,... mà còn phụ thuộc vào yếu tố
môi trường.
2.1.2. Khái niệm sinh trưởng và phương pháp đánh giá sinh trưởng
2.1.2.1. Khái niệm sinh trưởng
Về mặt sinh học, sự sinh trưởng được xem như quá trình tổng hợp
protein, nên người ta thường lấy việc tăng khối lượng làm chỉ tiêu đánh giá
sinh trưởng. Sinh trưởng là một quá trình sinh lý phức tạp và tuân theo những
quy luật nhất định. Trần Đình Miên, Nguyễn Kim Đường (1992) [19] cho

biết: Midedorpho A. F (1867) là người đầu tiên phát hiện ra quy luật sinh
trưởng theo giai đoạn của gia súc, cho rằng gia súc non phát triển mạnh nhất
sau khi mới sinh, sau đó tăng khối lượng giảm dần theo từng tháng tuổi.
Sinh trưởng là một quá trình sinh lý, sinh hoá phức tạp, duy trì từ khi
phôi được hình thành cho đến khi con vật đã trưởng thành. Để có được số đo
chính xác về sinh trưởng ở từng thời kỳ không phải dễ dàng (Chambers J. R,
1990) [38].


6

Trần Đình Miên, Nguyễn Kim Đường (1992) [19] đã khái quát: “Sinh
trưởng là một quá trình tích luỹ các chất hữu cơ thông qua trao đổi chất, là sự
tăng lên về chiều cao, chiều dài, bề ngang, khối lượng của từng cơ quan, bộ
phận cũng như toàn bộ cơ thể trên cơ sở tính di truyền có từ đời trước”.
Ganer (1992) cho rằng sinh trưởng trước hết là kết quả của phân chia tế
bào, tăng thể tích tế bào để tạo nên sự sống (Trần Đình Miên, Nguyễn
Kim Đường 1992) [19].
Sinh trưởng là quá trình tích luỹ các chất hữu cơ do đồng hoá và dị hoá,
là sự tăng lên về chiều cao, chiều dài, bề ngang khối lượng của các bộ phận và
toàn bộ cơ thể con vật trên cơ sở tính di truyền. Sinh trưởng chính là sự tích
luỹ dần dần các chất, chủ yếu là protein nên tốc độ và khối lượng tích luỹ các
chất phụ thuộc vào tốc độ hoạt động của các gen điều khiển sự sinh trưởng
(Trần Đình Miên, Nguyễn Kim Đường, 1992) [19]. Nhưng tăng trưởng không
đồng nghĩa với tăng khối lượng (ví như béo mỡ chủ yếu là sự tích lũy mỡ,
không có sự phát triển của mô cơ).
Sinh trưởng thực sự là sự tăng lên về khối lượng, số lượng các chiều
của các tế bào mô cơ. Sự sinh trưởng của con vật được tính từ khi trứng thụ
tinh cho đến khi đã trưởng thành và được chia làm hai giai đoạn: Giai đoạn
trong thai và giai đoạn ngoài thai. Đối với gia cầm là thời kỳ hậu phôi và thời

kỳ trưởng thành.
Theo Johanson L, 1972 thì cường độ phát triển qua giai đoạn bào thai
và giai đoạn sau khi sinh có ảnh hưởng đến chỉ tiêu phát triển của con vật.
Nhìn từ khía cạnh giải phẫu sinh lý, thì sự sinh trưởng của các mô diễn ra theo
trình tự như sau:
+ Hệ thống tiêu hoá, nội tiết
+ Hệ thống xương
+ Hệ thống cơ bắp
+ Mỡ


7

Trong thực tế nuôi gia súc, gia cầm lấy thịt cho thấy trong giai đoạn
đầu của sự sinh trưởng thức ăn, dinh dưỡng được dùng tối đa cho sự phát triển
của xương, mô cơ, một phần rất ít dùng lưu giữ trong cấu tạo của mỡ. Đến
giai đoạn cuối của sự sinh trưởng nguồn dinh dưỡng vẫn được sử dụng nhiều
để nuôi hệ thống cơ xương nhưng hai hệ thống này tốc độ phát triển đã giảm,
càng ngày con vật càng tích luỹ chất dinh dưỡng để cấu tạo mỡ. Trong các tổ
chức cấu tạo của cơ thể gia cầm thì khối lượng cơ chiếm nhiều nhất: 42 - 45%
khối lượng cơ thể. Khối lượng cơ con trống luôn lớn hơn khối lượng cơ con
mái (không phụ thuộc vào lứa tuổi và loại gia cầm). Giai đoạn 70 ngày tuổi
khối lượng tất cả các cơ của gà trống đạt 530g, của gà mái đạt 467g (Ngô
Giản Luyện, 1994) [16].
Qua những nghiên cứu cho thấy cơ sở sinh trưởng gồm hai quá trình:
Tế bào sinh sản và tế bào phát triển.
Tất cả các đặc tính của gia súc, gia cầm như ngoại hình, thể chất, sức
sản xuất đều được hoàn chỉnh dần trong suốt quá trình sinh trưởng, các đặc
tính này tuy là một sự tiếp tục thừa hưởng các đặc tính di truyền của bố mẹ,
nhưng hoạt động mạnh hay yếu còn do tác động của môi trường. Khối

lượng cơ thể thường được theo dõi theo từng tuần tuổi và đơn vị tính là
kg/con hoặc g/con.
Để xác định khối lượng cơ thể ở các khoảng thời gian khác nhau người
ta còn biểu thị khối lượng thông qua đồ thị sinh trưởng. Khối lượng cơ thể ở
từng thời kỳ là thông số để đánh giá sự sinh trưởng một cách đúng đắn nhất,
song lại không chỉ ra được sự khác nhau về tỷ lệ sinh trưởng của các thành
phần trong khoảng thời gian của các độ tuổi. Sinh trưởng của vật nuôi nói
chung và sinh trưởng của gà nói riêng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố,
quan trọng nhất là yếu tố giống, thức ăn và các điều kiện chăm sóc nuôi
dưỡng khác.


8

Khi nghiên cứu về sinh trưởng người ta thường sử dụng một cách đơn
giản và cụ thể một số chỉ tiêu để đánh giá sự sinh trưởng của gia cầm.
2.1.2.2. Phương pháp đánh giá sinh trưởng
Để đánh giá khả năng sinh trưởng các nhà chọn giống vật nuôi đã có
khuynh hướng sử dụng các phương thức đơn giản và thực tế, đó là khả năng
sinh trưởng theo 3 chỉ tiêu là: Chiều cao, thể tích và khối lượng. Khối lượng
cơ thể: Về mặt sinh học, sinh trưởng được xem như là quá trình tổng hợp, tích
lũy dần các chất mà chủ yếu là protein. Do vậy có thể lấy việc tăng khối
lượng cơ thể làm chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trưởng của gia súc, gia cầm.
Khối lượng của gia súc, gia cầm là một trong những tính trạng di truyền số
lượng. Tính trạng này có hệ số di truyền khá cao phụ thuộc vào đặc điểm của
từng giống, loài. Sinh trưởng theo Trần Đình Miên và Nguyễn Kim Đường
(1992) [19] là cường độ tăng các chiều của cơ thể trong một khoảng thời gian
nhất định. Trong chăn nuôi gia cầm để đánh giá sinh trưởng người ta sử dụng
2 chỉ số đó là: Sinh trưởng tuyệt đối và sinh trưởng tương đối.
- Sinh trưởng tuyệt đối là sự tăng lên về khối lượng, kích thước của cơ

thể trong khoảng thời gian giữa hai lần khảo sát (T.C.V.N 2, 39 – 77) [29],
sinh trưởng tuyệt đối thường tính bằng g/con/ngày hoặc g/con/tuần. Đồ thị
sinh trưởng tuyệt đối có dạng parabol. Giá trị sinh trưởng tuyệt đối càng cao
thì hiệu quả kinh tế càng lớn.
- Sinh trưởng tương đối là tỷ lệ phần trăm tăng lên của khối lượng, kích
thước trong khoảng thời gian giữa hai lần khảo sát (T.C.V.N 2, 40 – 77) [30].
Đồ thị sinh trưởng tương đối có dạng hypebol. Gà còn non có tốc độ sinh
trưởng cao, sau đó giảm dần theo tuổi. Theo Trần Đình Miên, Nguyễn Kim
Đường (1992) [19] cho biết có mối quan hệ ở cơ thể gia cầm giữa sinh trưởng
và một số tính trạng liên quan. Mối liên quan giữa sinh trưởng và tốc độ mọc
lông đã được xác định, cũng có mối liên quan giữa sinh trưởng và hiệu quả sử


ii

LỜI NÓI ĐẦU
Trong chương trình đào tạo của nhà trường, muốn kết thúc một khoá
học thì mỗi sinh viên đều phải trải qua một thời gian thực tập tốt nghiệp. Đây
là giai đoạn vô cùng quan trọng đối với mỗi sinh viên, đặc biệt là sinh viên
ngành kỹ thuật vì đây là khoảng thời gian mà sinh viên củng cố và hệ thống
hoá lại được kiến thức đã học, thực hiện đúng phương châm “học đi đôi với
hành, lý thuyết gắn liền với thực tiễn”, đồng thời sẽ giúp sinh viên làm quen
với thực tế sản xuất, nắm vững được trình độ chuyên môn, nâng cao được tay
nghề kỹ thuật, biết ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tế sản xuất để
khi ra trường trở thành một cán bộ có chuyên môn tốt, đáp ứng được yêu cầu
công việc thực tế góp sức mình vào công cuộc xây dựng đất nước ngày càng
giàu mạnh hơn.
Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân, được sự đồng ý của Ban giám
hiệu nhà trường, Ban Chủ nhiệm khoa Chăn Nuôi Thú Y trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên, sự tiếp nhận của cơ sở cùng với sự giúp đỡ của thầy

giáo hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Duy Hoan, em đã tiến hành thực hiện
chuyên đề: “Nghiên cứu ảnh hưởng của mùa vụ đến sức sản xuất thịt và
hiệu quả kinh tế của gà Ross - 508 nuôi chuồng kín tại huyện Đồng Hỷ –
tỉnh Thái Nguyên”
Do bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, trình độ và
thời gian thực tập có hạn nên bản báo cáo không tránh khỏi những thiếu sót,
hạn chế. Vì vậy em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy, cô
giáo cùng các bạn đồng nghiệp để chuyên đề được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày……….tháng……năm 2015
Sinh viên
Hà Sỹ Toàn


10

cộng sự (1994) [12] khi nghiên cứu về đường cong sinh trưởng của các dòng
gà A, V1, V3, trong giống gà Hybro (HV85) cho thấy đường cong sinh
trưởng của cả bốn dòng đều phát triển đúng quy luật. Đường cong sinh trưởng
của 3 dòng có sự khác nhau và trong mỗi dòng giữa gà trống và gà mái cũng
có sự khác nhau: Sinh trưởng cao ở 7 - 8 tuần tuổi đối với gà trống và 6 - 7
tuần tuổi đối với gà mái.
- Tiêu tốn thức ăn: Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng phản ánh
quá trình chuyển hoá thức ăn để sinh trưởng. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối
lượng càng thấp thì hiệu quả kinh tế càng cao và ngược lại.
- Theo Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận (1993) [14] cho rằng để phát
huy tối đa khả năng sinh trưởng của gia cầm thì việc cung cấp thức ăn đầy đủ
và tối ưu các chất dinh dưỡng, cân bằng protein, các axit amin và năng lượng
là điều tối cần thiết.
2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của gà thịt

Cũng như các loài động vật khác, khả năng sinh trưởng của gà chịu ảnh
hưởng của những yếu tố sau:
- Ảnh hưởng của dòng giống:
Theo tài liệu của Chambers JR (1990) [38] có nhiều gen ảnh hưởng
đến sinh trưởng và phát triển của cơ thể gà. Có gen ảnh hưởng đến sự phát
triển chung, có gen ảnh hưởng đến sự phát triển nhiều chiều, có gen ảnh
hưởng theo nhóm tính trạng, có gen ảnh hưởng tới một vài tính trạng riêng lẻ.
Godfrey EF và Joap RG (1952) [41] và một số tác giả khác cho rằng các tính
trạng số lượng này được quy định bởi 15 cặp gen, trong đó ít nhất có một gen
về sinh trưởng liên kết giới tính (nằm trên nhiễm sắc thể X), vì vậy có sự sai
khác về khối lượng cơ thể giữa con trống và con mái trong cùng một giống,
gà trống nặng hơn gà mái 24 - 32%.


11

Trần Thanh Vân (2002) [32] khi nghiên cứu khả năng sản xuất thịt của
gà lông màu Kabir, Lương Phượng và Sasso cho biết: khối lượng cơ thể gà ở
10 tuần tuổi đạt lần lượt là 1990,28 g/con, 1993,27 g/con và 2189,29 g/con.
Gà Tam Hoàng 882 ở 12 tuần tuổi khối lượng cơ thể đạt 1557,83 g/con
(Nguyễn Thị Khanh, Trần Công Xuân và cộng sự, 2000) [11].
Mỗi giống có một khả năng sinh trưởng nhất định, sự khác nhau về sinh
trưởng đó là do bản chất di truyền quy định. Đặc điểm di truyền của giống và
ngoại cảnh có tác động qua lại với nhau, nghĩa là cùng một kiểu gen nhưng ở
các môi trường khác nhau thì có sinh trưởng khác nhau. Cho nên việc cần
thiết là phải tạo ra môi trường phù hợp với kiểu gen đó để phát huy tối đa
tiềm năng di truyền của giống.
Theo Nguyễn Duy Hoan, Trần Thanh Vân (1998) [5] cho biết, gà
con ở 40 ngày tuổi khối lượng tăng gấp 10 lần so với lúc 01 ngày tuổi,
trong khi đó vịt con chỉ cần có 20 ngày để tăng gấp 10 lần khối lượng so

với lúc 01 ngày tuổi.
Nguyễn Thị Thuý Mỵ (1997) [22] khi nghiên cứu 3 giống gà AA ,
Avian và BE 88 nuôi tại Thái Nguyên cho thấy khối lượng cơ thể của 3 giống
khác nhau ở 49 ngày tuổi là khác nhau, cụ thể lần lượt là: 2501,09g;
2423,28g; 2305,14g. Khảo sát khả năng sinh trưởng của 3 dòng gà Plymouth
Rock thì dòng TĐ9 có khả năng sinh trưởng tốt nhất. Đến tuần tuổi thứ 8,
dòng TĐ9 có khối lượng sống vượt dòng TĐ8 12,90% và vượt dòng TĐ3
17,40%, (Lê Hồng Mận và cộng sự, 1996) [18].
Theo Nguyễn Mạnh Hùng và cộng sự (1994) [8] thì sự sai khác về khối
lượng cơ thể giữa các giống gia cầm rất lớn, giống gà kiêm dụng nặng hơn gà
hướng trứng từ 500 - 700g (13 - 30%).
Như vậy, các nhà nghiên cứu đã chứng minh sự khác biệt về sinh
trưởng là do di truyền, mà cơ sở di truyền là do gen, có ít nhất một gen quy


12

định khả năng sinh trưởng liên kết với giới tính, cho nên con trống thường lớn
hơn con mái. Điều này chứng tỏ di truyền có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình
sinh trưởng của gia cầm.
Theo Bùi Quang Tiến (1993) [27] cho biết hệ số di truyền về tốc độ
sinh trưởng là 0,4 – 0,5.
- Ảnh hưởng của tính biệt:
Rõ rệt nhất là ở gà do sự khác nhau về quá trình trao đổi chất, đặc điểm
sinh lý và khối lượng cơ thể. Trần Đình Miên (1994) [20] cho biết lúc gà mới
nở gà trống nặng hơn gà mái 1%, tuổi càng tăng sự sai khác càng lớn, ở 8 tuần
tuổi sự sai khác về khối lượng giữa gà trống và gà mái là: 27%. North MO,
Bell PD (1990) [46] cũng cho biết khối lượng gà con 1 ngày tuổi tương quan
đương với khối lượng trứng giống đưa vào ấp, song không ảnh hưởng đến
khối lượng cơ thể gà lúc thành thục và cường độ sinh trưởng ở 4 tuần tuổi.

Lúc mới nở gà trống nặng hơn gà mái 1%, tuổi càng tăng sự khác nhau
càng lớn, ở 2 tuần tuổi hơn 5%, 3 tuần tuổi 11% và 8 tuần tuổi hơn 27%.
Nguyễn Thị Hải và cộng sự (2006) [4] cho biết gà TĐ nuôi vụ Xuân Hè ở 10 tuần tuổi có khối lượng cơ thể ở con trống 2616,33 g/con và ở con
mái là 2214,48 g/con, khác nhau 18,15%. Tính biệt là một trong những yếu tố
có ảnh hưởng lớn đến khối lượng cơ thể của gà: Gà trống nặng hơn gà mái từ
24 – 32%. Những sai khác này cũng được biểu hiện ở cường độ sinh trưởng,
được quy định không phải do hoocmon sinh học mà do các gen liên kết với
giới tính. Tuy nhiên, sự sai khác về mặt sinh trưởng còn thể hiện rõ hơn đối
với các dòng phát triển nhanh so với các dòng phát triển chậm.
Ở gà hướng thịt giai đoạn 60 - 70 ngày tuổi, con trống nặng hơn con
mái 180 - 250g (Nguyễn Duy Hoan, Trần Thanh Vân, 1998) [5].


13

Hoàng Toàn Thắng (1996) [24] có khuyến cáo đối với người chăn nuôi:
Đối với gia cầm, để đạt hiệu quả cao trong chăn nuôi gia cầm cần nuôi tách
trống mái.
- Ảnh hưởng của tốc độ mọc lông:
Những kết quả nghiên cứu của nhiều nhà khoa học xác định trong cùng
một giống, cùng giới tính ở gà có tốc độ mọc lông nhanh có tốc độ sinh
trưởng, phát triển cao hơn gà mọc lông chậm.
Hayer JF và cộng sự (1970) [43] đã xác định trong cùng một giống thì
gà mái mọc lông đều hơn gà trống và tác giả cho rằng ảnh hưởng của
hoocmon sinh trưởng có tác dụng ngược chiều với giới tính quy định tốc độ
mọc lông.
- Ảnh hưởng của độ tuổi và mức độ dinh dưỡng đến sinh trưởng
Khi nghiên cứu đến độ tuổi và mức độ dinh dưỡng ảnh hưởng đến sinh
trưởng của gà thì Chambers JR (1990) [38] cho biết: Sinh trưởng là tổng số
của sự phát triển các phần cơ thể như thịt, xương, da. Tỷ lệ sinh trưởng các

phần này phụ thuộc vào độ tuổi, tốc độ sinh trưởng và phụ thuộc vào mức độ
dinh dưỡng. Mức độ dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng tới sự phát triển các bộ
phận khác nhau của cơ thể mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển của từng mô
này đối với mô khác.
Theo Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận (2003) [15] để phát huy được sinh
trưởng cần cung cấp thức ăn tối ưu với đầy đủ chất dinh dưỡng được cân bằng
hợp lý giữa protein với năng lượng. Ngoài ra trong thức ăn hỗn hợp cho
chúng còn được bổ sung hàng loạt các chế phẩm hóa sinh không mang theo
nghĩa dinh dưỡng nhưng có kích thích sinh trưởng làm tăng chất lượng thịt.
Nguyễn Thị Thúy Mỵ (2006) [21] đã nghiên cứu ảnh hưởng của các
mức năng lượng và protein khác nhau cùng với tỷ lệ ME/CP khác nhau nhằm
phát huy tốt đến khả năng sinh trưởng của ngan Pháp nuôi tại Thái Nguyên.


14

Theo Trần Công Xuân (1995) [34] cho biết cùng tổ hợp lai broiler:
Ross 208, Ross 208 - V35 nuôi ở 9 lô với 3 mức năng lượng và 3 mức
protein, cho khối lượng ở 8 tuần tuổi khác nhau rõ rệt. Chế độ dinh dưỡng ảnh
hưởng tới sự phát triển của từng mô khác nhau gây nên sự biến động trong
quá trình phát triển và có sự khác nhau giữa mô này với mô khác. Chế độ dinh
dưỡng không những ảnh hưởng tới sinh trưởng mà còn làm biến động di
truyền về sinh trưởng.
Tác giả Epym RA và cộng sự (1979) [40] cho biết: Dinh dưỡng không
chỉ cần thiết cho sinh trưởng mà còn cần thiết để thể hiện khả năng di truyền
của sinh trưởng. Gà Broiler phát triển mạnh nên đòi hỏi lượng thức ăn tương
ứng để phát huy tiềm năng di truyền của chúng. Chi phí thức ăn chiếm 70%
giá thành gà Broiler, do vậy để có năng suất cao trong chăn nuôi gia cầm - đặc
biệt phát huy tiềm năng sinh trưởng, thì một trong những vấn đề căn bản là
lập ra những khẩu phần dinh dưỡng hoàn hảo, cân đối trên cơ sở đảm bảo nhu

cầu của gia cầm qua từng giai đoạn nuôi.
Lê Hồng Mận và cộng sự (1993) [17] cho biết nhu cầu protein thích
hợp cho gà Broiler cho năng suất cao đã được xác định. Để phát huy được khả
năng sinh trưởng tối đa cần phải cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng với sự
cân bằng nghiêm ngặt giữa protein, axit amin với năng lượng.
- Ảnh hưởng của môi trường và kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng:
+ Nhiệt độ: Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng
rất rõ rệt, đặc biệt là giai đoạn gà con. Với gà Broiler và gà hậu bị, nhiệt độ
ngày thứ nhất cần đảm bảo 32 – 340C; ngày thứ 2 - 7 là 300C; tuần thứ hai là
260C; tuần thứ ba là 220C; tuần thứ tư là 200C.
Theo Lê Hồng Mận và cộng sự (1993) [17] thì nhiệt độ tối ưu chuồng
nuôi với gà con sau 3 tuần tuổi là 18 – 200C.


15

Nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn tới nhu cầu năng lượng trao đổi (ME) và
protein thô (CP) của gà Broiler, do vậy tiêu thụ thức ăn của gà chịu sự chi
phối của nhiệt độ môi trường. Trong điều kiện nhiệt độ khác nhau thì mức
tiêu thụ thức ăn của gà cũng khác nhau.
Theo Herbert GJ và cs (1983) [44] thì nhiệt độ chuồng nuôi có ảnh
hưởng tới gà sau 3 tuần tuổi như sau: Thay đổi 10C tiêu thụ năng lượng của
gà mái biến đổi tƣơng đương 2 Kcal ME, mà nhu cầu về năng lượng và các
vật chất dinh dưỡng khác nhau cũng bị thay đổi theo nhiệt độ môi trường.
Trong điều kiện khí hậu nước ta, theo Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận (1993)
[14] thì gà Broiler nuôi vụ hè cần phải tăng mức ME và CP cao hơn vụ xuân
10 - 15%. Wash Burn, Wetal K (1992) [52] cho biết nhiệt độ cao làm gà sinh
trưởng chậm, tăng tỷ lệ chết, gây thiệt hại kinh tế lớn ở các khu vực chăn nuôi
gà Broiler công nghiệp vùng khí hậu nhiệt đới. Nir I (1992) [47] qua nghiên
cứu đã chỉ ra rằng với nhiệt độ môi trường 350C, ẩm độ tương đối 66% đã làm

giảm quá trình tăng khối lượng cơ thể 30 - 35% ở gà trống, 20 - 30% ở gà mái
so với điều kiện khí hậu thích hợp. Thông thường khi nhiệt độ cao khả năng
ăn của gia cầm giảm. Để khắc phục điều này đảm bảo khả năng sinh trưởng
của gà người ta đã sử dụng thức ăn cao năng lượng, tất nhiên, trên cơ sở cân
bằng tỷ lệ ME/CP cũng như axit amin/ME và tỷ lệ khoáng, vitamin trong thức
ăn cũng cần phải cao hơn để đảm bảo dinh dưỡng mà gà tiếp nhận được
không thấp hơn nhu cầu của chúng. Do đó, trong điều kiện khí hậu ở nước ta,
tuỳ theo mùa vụ, căn cứ vào nhiệt độ của từng giai đoạn, mà điều chỉnh mức
ME và tỷ lệ ME/CP trong thức ăn và kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng cho phù
hợp để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất trong chăn nuôi gia cầm nói chung và
chăn nuôi gà thịt nói riêng.
+ Chế độ chiếu sáng
Gà rất nhạy cảm với ánh sáng, mỗi giai đoạn gà cần chế độ chiếu sáng
khác nhau. Theo khuyến cáo của hãng Arbor Acer Farms Inc (1993) [36].


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm ..............................................................................29
Bảng 3.2. Giá trị dinh dưỡng thức ăn của gà thí nghiệm. .........................................30
Bảng 3.3: Quy trình sử dụng văc-xin ........................................................................31
Bảng 4.1: Lịch dùng vắc xin cho đàn gà thịt ............................................................40
Bảng 4.2: Kết quả công tác phục vụ sản xuất ..........................................................41
Bảng 4.3: Tỷ lệ nuôi sống của đàn gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (%) .................43
Bảng 4.4: Sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm (g/con) ........................................45
Bảng 4.5. Sinh trưởng tuyệt đối và tương đối của gà thí nghiệm (g/con).................47
Bảng 4.6: Tiêu thụ thức ăn của gà thí nghiệm ..........................................................49
Bảng 4.7: Tiêu tốn thức ăn cho tăng khối lượng của gà thí nghiệm(kg/kg) .............51

Bảng 4.8: Tiêu tốn Protein thô cho tăng khối lượng (g) ...........................................52
Bảng 4.9: Tiêu tốn ME cho tăng khối lượng (kcal/kg) .............................................53
Bảng 4.10. Kết quả mổ khảo sát gà thí nghiệm ........................................................54
Bảng 4.11: Chỉ số sản xuất và chỉ số kinh tế của gà thí nghiệm ...............................54
Bảng 4.12: Sơ bộ hạch toán thu - chi cho 1kg khối lượng gà xuất bán (đ/kg) .........55


17

2.1.4. Khả năng chuyển hóa thức ăn
Trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gia cầm nói riêng, việc tạo ra
giống mới có năng suất cao thì chưa đủ, mà còn phải tạo ra nguồn thức ăn
giàu chất dinh dưỡng phù hợp với đặc tính sinh lý, phù hợp với mục đích sản
xuất của từng giống, dòng và phù hợp với từng giai đoạn phát triển của vật
nuôi. Gia cầm cũng giống như tất cả các loài vật nuôi khác, chúng đều là sinh
vật tự dưỡng, không có khả năng tổng hợp các chất hữu cơ cần thiết cho sự
sống như: protein, gluxit, lipid... từ những chất vô cơ đơn giản như sinh vật dị
dưỡng, nhu cầu về các chất hữu cơ này của cơ thể gia cầm chỉ có thể được
đáp ứng thông qua thức ăn nhờ quá trình tiêu hóa, hấp thu của hệ tiêu hóa.
Trong chăn nuôi ngoài việc tạo ra các giống mới có năng suất cao thì
các nhà chăn nuôi cần phải chú ý tới nguồn thức ăn cân bằng đầy đủ các chất
dinh dưỡng phù hợp với đặc tính sinh vật học của gia cầm và phù hợp với
mục đích sản xuất của từng giống, dòng, phù hợp với từng giai đoạn phát
triển của cơ thể, mà vẫn đảm bảo được các chỉ tiêu về kinh tế, vì chi phí cho
thức ăn thường chiếm tới 70% giá thành sản phẩm. Để đánh giá về vấn đề này
người ta đưa ra chỉ tiêu: “Tiêu tốn thức ăn cho một kg tăng khối lượng”. Tiêu
tốn thức ăn trên kg tăng khối lượng càng thấp thì hiệu quả kinh tế càng cao và
ngược lại.
Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng là tỷ lệ chuyển hoá thức ăn để đạt
được 1 kg thịt với gà Broiler tiêu tốn thức ăn chủ yếu dùng cho việc tăng khối

lượng. Nếu tăng khối lượng càng nhanh thì cơ thể đồng hoá, dị hoá tốt hơn,
khả năng trao đổi chất cao, do vậy hiệu quả sử dụng thức ăn cao dẫn đến tiêu
tốn thức ăn thấp. Tiêu tốn thức ăn trên một đơn vị sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế
kỹ thuật quan trọng. Tiêu tốn thức ăn chính là hiệu suất giữa thức ăn/kg tăng
khối lượng, chỉ tiêu này càng thấp thì hiệu quả kinh tế càng cao.


×