Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

báo cáo thực tập kế toán tại CÔNG TY CỔ PHẦN GIANG HẢI AN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.97 KB, 19 trang )

Nhận làm báo cáo thực tập kế toán – Hotline 0944 413 682
Facebook: />
PHẦN 1:
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY
CỔ PHẦN GIANG HẢI AN
1.1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần Giang Hải An
Công ty cổ phần Giang Hải An được thành lập ngày 04/06/2009 do sở kế
hoạch và đầu tư TP Hà Nội cấp
Tên công ty: Công ty cổ phần Giang Hải An
Địa chỉ trụ sở chính: Số 41 ngõ 97 Nguyễn Chí Thanh Đống Đa Hà Nội
MST: 0106354489
*Chức năng và nhiệm vụ của công ty:
- Chức năng: Công ty cổ phần Giang Hải An thực hiện chức năng thuộc 2 lĩnh
vực sản xuất và thương mại.
- Kinh doanh (buôn bán) vật liệu xây dựng như: sắt, thép.
- Buôn bán vật liệu kim khí dùng trong xây dựng như: Thép hình U, V vuông.
- Kinh doanh vật liệu nhôm kính, các sản phẩm kim loại, cấu kiện, khuôn mẫu
kim loại.
- Đúc, cán, kéo thép cho các công ty xây dựng
-Nhiệm vụ: Công ty cổ phần Giang Hải An đặt ra những nhiệm vụ để thực
hiện.
- Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với nhà nước, tuân thủ pháp luật về quản lý tài
chính, nghiêm chỉnh thực hiện cam kết trong hợp đồng của công ty.
- Chăm lo đời sống công nhân viên, nâng cao chất lượng sản phẩm, các ngành
nghề kinh doanh.
- Thực hiện mục tiêu trong năm kế hoạch: Doanh thu cao hơn năm trước, chi
phí giảm xuống mức tối thiểu.
1


1.2.Đặc điểm quy trình công nghệ của Công ty cổ phần Giang Hải An


Quy trình công nghệ của công ty được thực hiện theo hình thức mua bán qua
kho, bán buôn và bán lẻ qua các cửa hàng và đại lý.
Công ty tiến hành mua hàng hoá từ nhà cung cấp sau khi đã khảo sát xong về
mẫu mã, chất lượng sản phẩm, hàng hoá; thoả thuận giá cả phù hợp và hoàn tất
thủ tục giấy tờ cần thiết giữa 2 bên. Hàng hoá được công ty nhập về kho và
được kiểm kê tại kho. Sau đó tiến hành xuất hàng hoá từ kho cho các cửa hàng
và đại lý bán buôn, bán lẻ. Đáp ứng nhu cầu các công ty khách hàng và người
tiêu dùng cho từng loại sản phẩm, hàng hoá.
1.3.Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh và tổ chức bộ máy quản lý
kinh doanh của Công ty cổ phần Giang Hải An
Sơ đồ (Sơ đồ 01_ trang 1).
Công ty cổ phần Giang Hải An là một doanh nghiệp tư nhân có kết cấu đơn
giản. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ cơ cấu tổ chức hoạt động kinh doanh và
tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh của công ty được xây dựng theo mô hình:
-Giám đốc: Là người đứng đầu công ty, có vai trò quan sát lãnh đạo toàn bộ
hoạt động của công ty. Phụ trách kí kết các hợp đồng kinh tế, chịu trách nhiệm
trước pháp luật về công ty.
-Phó giám đốc: Nhận nhiệm vụ từ giám đốc, phụ trách công việc chung và chịu
trách nhiệm về kết quả của phòng kinh doanh, kế toán. Báo cáo thường xuyên
với giám đốc về công việc được giao.
-Giám đốc phân xưởng: Tiếp nhận và triển khai thực hiện các kế hoạch sản xuất
ngắn hạn và dài hạn của công ty. Điều hành, giám sát, kiểm tra và chịu trách
nhiệm trước công ty về mọi hoạt động của nhà máy.
-Phòng kinh doanh: Chịu trách nhiệm nghiên cứu và khai thác thị trường, tìm
hiểu nhu cầu thị trường, mở rộng thị phần, lập kế hoạch sản xuất.
-Phòng kế toán: Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, cung cấp thông tin
tài chính nhanh chóng, kịp thời cho ban giám đốc khi có yêu cầu.
2



-Phòng hành chính: Chịu trách nhiệm về quản lý tài chính của công ty.
-Bộ phận kho: Có nhiệm vụ kiểm kê, lưu trữ số lượng, giá trị hàng hoá, nguyên
vật liệu nhập hay xuất kho.
-Bộ phận vận tải: Đóng vai trò vận chuyển hàng hoá, vật tư theo yêu cầu của
quản lý.
-Phòng kỹ thuật: Quản lý, sửa chữa thiết bị máy móc trong toàn nhà máy, đề
xuất các phương án nhằm cải tiến, nâng cao thiết bị để tăng năng xuất lao động,
giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm.
-Các phân xưởng đúc, xưởng mạ, xưởng khuôn: Mỗi phân xưởng toàn bộ máy
móc thiết bị, nhân lực của phân xưởng mình, nhận kế hoạch sản xuất và phối
hợp với các phòng ban, phân xưởng khác để thực hiện tốt công việc được giao.
Mỗi phòng ban đều có nhiệm vụ khác nhau nhưng đều nhằm mục đích làm
cho công ty phát triển.
1.4.Tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ
phần Giang Hải An
Bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2011 và năm 2012
của công ty (Phụ lục 01_ trang 4).
Thông qua bảng số liệu, ta thấy được sự thay đổi về tình hình hoạt động SXKD
của Công ty cổ phần Giang Hải An ở 2 năm 2011 và 2012. Cụ thể là: Doanh thu
bán hàng và cung cấp DV năm 2012 so với năm 2011 giảm 3.670.765.000đ, tỷ
lệ giảm tương ứng là 0,9%. Giá vốn hàng bán năm 2012 so với năm 2011 giảm
5.449.049.000đ, tỷ lệ giảm tương ứng là 1,4%. Giá vốn giảm nhiều hơn so với
doanh thu bán hàng và cung cấp DV giảm. Vì vậy nên lợi nhuận gộp về bán
hàng và cung cấp DV năm 2012 so với năm 2011 tăng 1.766.253.960đ tỷ lệ
tăng tương ứng là 16%. Bên cạnh đó chi phí tài chính năm 2012 so với năm
2011 giảm 3.667.229.615đ, tỷ lệ giảm tương ứng là 44 %. Chi phí bán hàng
năm 2012 so với năm 2011 tăng 3.751.029.623đ, tỷ lệ tăng tương ứng là 60%
và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng 116.656.275đ, tỷ lệ tăng tương ứng
3



18%. Tổng lợi nhuận sau thuế TNDN công ty đạt được năm 2012 so với năm
2011 tăng 68.825.733đ, tỷ lệ tăng tương ứng 8%. Điều đó chứng tỏ rằng năm
2012 công ty đã hoạt động hiệu quả.

4


PHẦN II
TÌNH HÌNH THỰC TẾ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIANG HẢI AN
2.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Công ty cổ phần Giang Hải An
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty (Sơ đồ 02_ trang 2).
Hình thức kế toán công ty đang sử dụng là hình thức tập trung. Tất cả các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh được hạch toán và phản ánh kịp thời trong kỳ đều
được tập trung tại phòng kế toán tài chính.
Theo sơ đồ trên, các bộ phận công việc trong phòng kế toán của công ty được tổ
chức như sau:
-Kế toán trưởng: Là người có quyền hạn cao nhất. Chịu trách nhiệm báo cáo
tình hình sổ sách kinh doanh lên giám đốc vào thời điểm (tháng, quý, năm) và
tổng hợp BCTC, báo cáo thuế vào cuối niên độ.
-Kế toán tổng hợp: Phụ trách nhận thông tin từ các kế toán trong phòng tổng
hợp, phân loại, thống kê, báo cáo kế toán trưởng hàng ngày.
-Kế toán mua, bán hàng hoá:
+Kế toán bán hàng: Báo giá cho khách hàng và theo dõi, quản lý khách hàng.
+Kế toán mua hàng: Đảm nhận việc quyết toán thuế nhập khẩu, thanh toán với
người bán,mua. Kế hoạch hàng tồn kho, xuất nhập kho hàng hoá.
-Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành: Kiểm tra thực hiện, phản ánh đầy
đủ, toàn bộ chi phí phát sinh trong doanh nghiệp và tính giá thành sản phẩm.
-Thủ quỹ: Thu chi tiền mặt hàng ngày, tổng hợp và thanh toán lương. Cuối ngày

báo cáo lên kế toán trưởng mức độ thu chi trong ngày của công ty.
-Kế toán tiền lương: Căn cứ vào phiếu giao việc của công nhân để tổng hợp
lương. Căn cứ vào các nội quy, quy chế của công ty để tính lương.
5


-Kế toán thuế: Có nhiệm vụ theo dõi, báo cáo thuế cho giám đốc, cơ quan chức
năng của nhà nước
2.2. Các chính sách kế toán hiện đang áp dụng tại Công ty cổ phần Giang
Hải An
Chế độ kế toán: công ty đang áp dụng chế độ kế toán theo quyết định số
15/2006/QĐ-

BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính.

Hình thức kế toán: Hình thức “nhật ký chung” (Sơ đồ 03_ trang 3).
Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01/N và kết thúc vào ngày 31/12/N.
Đơn vị tiền tệ trong ghi chép kế toán: Đồng Việt Nam.
Phương pháp kế toán tổng hợp hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên.
Phương pháp tính thuế GTGT: Phương pháp khấu trừ.
Phương pháp khấu hao TSCĐ: Phương pháp đường thẳng.
Phương pháp tính giá xuất kho: Bình quân gia quyền.
2.3. Tổ chức công tác kế toán và phương pháp kế toán các phần hành tại
Công ty cổ phần Giang Hải An
2.3.1. Kế toán vốn bằng tiền
2.3.1.1. Kế toán tiền mặt
Tiền mặt là tiền có tại két của công ty bao gồm tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng,
bạc, kim đá quý.
Chứng từ sử dụng: Phiếu thu, phiếu chi, bảng kê vàng bạc, đá quý.
Tài khoản sử dụng: Tài khoản 111 “tiền mặt” và các tài khoản đối ứng có liên

quan khác.
Phương pháp kế toán:
VD1: Ngày 20/9/2012 nhận tiền ứng trước của công ty cổ phần phát triển Hoa
Mai bằng tiền mặt, số tiền 15 triệu đồng. Căn cứ vào phiếu thu số 01 (phụ lục
02_ trang 5) kế toán ghi:
Nợ TK 111: 15.000.000đ
Có TK 131( Hoa Mai): 15.000.000đ
6


VD2: Ngày 29/9/2012 công ty trả tiền hàng mua chịu tháng trước cho người
bán, số tiền 50 triệu đồng. Căn cứ vào phiếu chi 05 (phụ lục 03_ trang 6)
Kế toán ghi:

Nợ TK 331(Tân Phát): 50.000.000đ
Có TK 112: 50.000.000đ

2.3.1.2.Kế toán tiền gửi ngân hàng.
Tiền gửi ngân hàng là tiền gửi của công ty tại ngân hàng hoặc các tổ chức
tài chính.
Chứng từ sử dụng: Giấy báo nợ, giấy báo có, bảng sao kê của ngân hàng, uỷ
nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, séc chuyển khoản.
Tài khoản sử dụng: Tài khoản 112 “tiền gửi ngân hàng” và các tài khoản đối
ứng có liên quan khác.
Phương pháp kế toán:
VD: Ngày 28/09/2012, công ty Hải An thanh toán tiền hàng cho Công ty là
200.000.000 đ gửi vào tài khoản tại Ngân hàng. Căn cứ giấy báo Có của ngân
hàng, kế toán vào sổ Nhật ký chung (Phụ lục 12_ trang15), kế toán ghi:
Nợ TK 112: 200.000.000 đ
Có TK 131 (Hải An): 200.000.000 đ

2.3.2.Kế toán tài sản cố định.
TSCĐ tại công ty được phân thành 2 loại: TSCĐ HH và TSCĐ VH.
- TSCĐ HH của công ty là: kho, phân xưởng, cửa hàng.
- TSCĐ VH của công ty là: nhãn hiệu hàng hoá, phần mềm máy tính, quyền
phát hành, giấy phép kinh doanh, quyền sử dụng đất.
* Đánh giá TSCĐ:
Công ty TNHH Một Thành Viên Thép Anh Nhật đánh giá TSCĐ theo giá gốc,
giá trị còn lại của TSCĐ.
Nguyên giá TSCĐ= giá mua + chi phí lắp đặt, vận chuyển bốc xếp, lắp đặt chạy
thử (nếu có).
7


Giá trị còn lại của TSCĐ= Nguyên giá TSCĐ – giá trị hao mòn luỹ kế của
TSCĐ.
* Phương pháp kế toán:
• Kế toán chi tiết TSCĐ:
- Tại phòng kế toán :
Tất cả mọi TSCĐ được theo dõi chặt chẽ về mặt giá trị và
số lượng trên thẻ kho, sổ chi tiết tài sản cố định .
- Tại bộ phận sử dụng:
Để theo dõi tình hình tăng, giảm, quản lý TSCĐ ở mỗi bộ
phận, kế toán mở "sổ theo dõi TSCĐ tại nơi sử dụng". Sổnày
được mở cho phân xưởng cho từng năm, mỗi loại TSCĐ được
ghi trên một trang sổ.
• Kế toán tăng TSCĐ:
TSCĐ tăng là do mua sắm, đầu tư XDCB, nhận góp vốn, được biếu tặng, đánh
giá lại,…
Chứng từ sử dụng: Hoá đơn GTGT, biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản đánh
giá lại TSCĐ, biên bản kiểm kê TSCĐ.

Tài khoản sử dụng: TK 211 “Tài sản cố định hữu hình”, TK 213 “ Tài sản cố
định vô hình”, TK 214 “Hao mòn TSCĐ” và các TK có liên quan khác.
Phương pháp kế toán:
VD: Ngày 29/9/2012 công ty mua một máy tính xách tay Acer phục vụ cho bọ
phận văn phòng, giá chưa thuế là 15.000.000đ, thuế GTGT 10%, đã thanh toán
bằng tiền mặt.
Căn cứ vào hoá đơn GTGT số 0094371 và phiếu chi ngày 29/9/2012, kế toán
ghi:

Nợ TK 211:

15.000.000đ

Nợ TK 133(2): 1.500.000đ
Có TK 111(1): 16.500.000đ.
8


• Kế toán giảm TSCĐ:
TSCĐ giảm là do nhượng bán, thanh lý, lưu trữ, góp vốn, chuyển đổi bất động
sản chủ sở hữu thành bất động sản đầu tư, chuyển đổi TSCĐ thành CCDC.
Chứng từ sử dụng: Biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ và các
tài liệu liên quan khác.
Tài khoản sử dụng: TK 211 “Tài sản cố định hữu hình”, TK 213 “ Tài sản cố
định vô hình”, TK 214 “ Hao mòn tài sản cố định”, TK 811 “Chi phí khác” và
các tài khoản có liên quan khác.
Phương pháp kế toán:
VD: Ngày 25/9/2012 công ty thanh lý máy photocopy có nguyên giá
26.000.000đ, đã khấu hao 18.500.000đ.Giá trị thu hồi thanh lý 11.000.000 đ
trong đó thuế GTGT là 1.000.000 đ,đã thu hồi bằng tiền mặt.Kế toán hạch toán:

Căn cứ vào biên bản thanh lý TSCĐ kế toán ghi giảm TSCĐ:
Nợ TK 811: 7.500.000đ
Nợ TK 214: 18.500.000đ
Có TK 211: 26.000.000đ.
Phản ánh giá trị thu hồi thanh lý
Nợ TK 111 :11.000.000 đ
Có TK 711 :10.000.000 đ
Có TK 3331 :1.000.000 đ
*Kế toán khấu hao TSCĐ:
Công ty TNHH Một Thành Viên Thép Anh Nhật hạch toán khấu hao theo
phương pháp đường thẳng.
Giá trị phải tính khấu hao
Mức khấu hao bình quân năm =
Số năm sử dụng
Mức khấu hao bình quân năm
9


Mức khấu hao bình quân tháng =
12 tháng
Chứng từ sử dụng: Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ vào các đơn vị sản xuất.
Tài khoản sử dụng: TK 214 “Hao mòn TSCĐ” và các tài khản đối ứng có liên
quan khác.
Phương pháp kế toán:
VD: Căn cứ vào bảng khấu hao TSCĐ ( phụ lục 05_ trang 8), chi phí khấu hao
được tập hợp cho các đối tượng liên quan, kế toán ghi :
Nợ TK 627: 68.859.861đ
Nợ TK 641: 15.381.300 đ
Nợ TK 642:


1.625.375 đ

Có TK 214:

85.866.536 đ

2.3.3.Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Tiền lương là số tiền thù lao mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động theo
số lượng và chất lượng mà họ đóng góp cho doanh nghiệp.
Hình thức trả lương: Công ty áp dụng hình thức trả lương theo thời gian với cán
bộ hành chính, trả lương theo sản phẩm đối với bộ phận sản xuất.
Chứng từ sử dụng: Bảng chấm công, bảng phân bổ tiền lương và các khoản
trích theo lương, phiếu báo làm thêm giờ,…
Tài khoản sử dụng: TK 334 “Phải trả người lao động”
TK 338 “Phải trả, phải nộp khác”
Trong đó:

TK 338(2): “Kinh phí công đoàn”
TK 338(3): “Bảo hiểm xã hội”
TK 338(4): “Bảo hiểm y tế”
TK 338(9): “Bảo hiểm thất nghiệp”.

Và các tài khoản liên quan khác.
Hàng tháng căn cứ vào quỹ lương cơ bản công ty tiến hành các khoản trích theo
lương theo tỉ lệ cố định:
10


+BHXH: 22% trên tổng quỹ lương cơ bản. Trong đó 16% tính vào chi phí sản
xuất kinh doanh của công ty, còn lại 6% trừ vào lương của người lao động.

+BHYT: 4,5% trên tổng quỹ lương cơ bản. Trong đó 3% tính vào chi phí
SXKD của công ty, còn lại 1,5% trừ vào lương của người lao động.
+KPCĐ: 2% trên lương thực tế của người lao động và tính vào chi phí SXKD.
+BHTN: 2% trên lương cơ bản. Trong đó 1% tính vào chi phí SXKD và 1%
tính vào lương cuả người lao động.
Phương pháp kế toán:
VD: Trong tháng tính lương phải trả cho công nhân viên như sau: Công nhân
sản xuất: 80.000.000đ, công nhân quản lý phân xưởng: 70.000.000đ, công nhân
bán hàng: 60.000.000đ, công nhân quản lý doanh nghiệp: 40.000.000đ. Các
khoản trích theo lương theo quy định. Kế toán ghi:
BT 1: Nợ TK 622: 80.000.000đ

BT 2: Nợ TK 622: 17.600.000đ

Nợ TK 627: 70.000.000đ

Nợ TK 627: 15.400.000đ

Nợ TK 641: 60.000.000đ

Nợ TK 641: 13.200.000đ

Nợ TK 642: 40.000.000đ

Nợ TK 642: 8.800.000đ

Có TK 334: 250.000.000đ

Nợ TK 334: 21.250.000đ
Có TK 338: 76.250.000đ

(Chi tiết: Có TK 338(2): 55.000.000đ
Có TK 338(3): 11.250.000đ
Có TK 338(4): 5.000.000đ
Có TK 338(9): 5.000.000đ

BT 3: Thanh toán lương
Nợ TK 334 : 173.750.000 đ
Có TK 111 : 173.750.000 đ
2.3.4. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
*Phân loại chi phí sản xuất của công ty:
Theo mục đích, công dụng, chi phí sản xuất được chia thành:
11


- Chi phí NVL trực tiếp: là những chi phí NVL chính và NVL phụ.
- Chi phí nhân công trực tiếp: Chi phí tiền lương, phụ cấp lương, các khoản
trích theo lương trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm.
- Chí phí sản xuất chung: Chi phí liên quan đến việc phục vụ, quản lý tại phân
xưởng sản xuất sản phẩm.
*Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí NVL trực tiếp:
Công thức tính:
Chi phí NVL

Giá trị

trực tiếp thực tế = NVL
sử dụng trong kỳ

Giá trị NVL


Giá trị NVL

+ trực tiếp dùng - còn lại

tồn đầu kỳ

trong kỳ

Giá trị phế
- liệu thu hồi

cuối kỳ

(nếu có)

Tài khoản sử dụng: TK 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” và các tài khoản
liên quan khác.
Chứng từ sử dụng: phiếu nhập kho, phiếu xuất kho.
Phương pháp kế toán:
VD: Ngày 14/9/2012 xuất kho NVL cho sản xuất thép hình U, số tiền
75000.000đ. Căn cứ vào phiếu xuất kho số 234 (phụ lục 06_ trang 9)
Kế toán ghi:

Nợ TK 621: 75.000.000đ
Có TK 152: 75.000.000đ

*Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp:
Chứng từ sử dụng: Bảng thanh toán lương, bảng phân bổ tiền lương và các
khoản trích theo lương của nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm.
Tài khoản sử dụng: TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp” và các tài khoản liên

quan khác.
Phương pháp kế toán:
VD: Căn cứ vào bảng lương tháng 9/2012 của công nhân trực tiếp sản xuất cửa
sắt, kế toán ghi:

Nợ TK 622: 80.000.000đ
Có TK 334: 80.000.000đ.
12


*Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung:
Chứng từ sử dụng: bảng chấm công, bảng thanh toán lương, bảng kê trích nộp
các khoản theo lương, phiếu xuất kho công cụ dụng cụ.
Tài khoản sử dụng: TK 627 “Chi phí sản xuất chung” và các tài khoản liên
quan khác.
Phương pháp kế toán:
VD: Ngày 24/9/2012 công ty chuyển khoản nộp tiền điện phục vụ sản xuất ở
phân xưởng, căn cứ chứng từ 435, kế toán ghi:
Nợ TK 627:

19.000.000đ

Nợ TK 133(1): 1.900.000đ
Có TK 112: 20.900.000đ.
*Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp.
Đối tượng tập hợp chi phí SXKD của công ty: từng sản phẩm.
Tài khoản sử dụng: TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” và các tài
khoản khác có liên quan.
Phương pháp kế toán:
VD: Cuối tháng tháng 9/2012 kết chuyển chi phí sản xuất để tính giá thành số

thép hình U, kế toán ghi:

Nợ TK 154: 1.066.368.370đ
Có TK 621: 685.129.600đ
Có TK 622: 89.987.632đ
Có TK 627: 291.252.138đ.

*Đánh giá SPDD cuối kỳ
Công ty đánh giá SPDD cuối kỳ theo chi phí NVL trực tiếp, công thức:
Chi phí
Chi phí

SPDD cuối kỳ

SPDD

(NL,VL)

Cuối kỳ
(NL,VL)

Chi phí NVL
+

trực tiếp phát
sinh trong kỳ

=

Số lượng

× SPDD

Số lượng sản

+

Số lượng SPDD
13

cuối kỳ


phẩm hoàn thành

cuối kỳ

VD: Tháng 9/2012 công ty sản xuất thép hình U có số liệu như sau:
- Chi phí sản xuất của SPDD đầu tháng tính theo NVLTT là 565.232.800đ
- Chi phí phát sinh trong tháng là 1.066.368.370đ. Trong đó:
+ Chi phí NVL trực tiếp: 685.129.600đ
+ Chi phí nhân công trực tiếp: 89.987.632đ
+ Chi phí sản xuất chung: 291.251.138đ
Trong tháng sản xuất 2000 cây thép hình U, cuối tháng hoàn thành nhập kho
1650 sản phẩm, cuối tháng còn lại 350 SPDD.
Như vậy chi phí tính cho SPDD cuối kỳ theo chi phí NVL trực tiếp là:
Chi phí SPDD
Cuối kỳ

565.232.800 + 685.129.600
=


× 350 = 218.813.420đ

(NL,VL)

1650

+

350

*Kế toán tính giá thành sản phẩm:
Đối tượng tính giá thành của công ty là sản phẩm đã hoàn thành nhập kho.
Phương pháp tính giá thành giản đơn theo công thức:
Tổng giá
thành thực
tế sản phẩm

Chi phí

Chi phí

= sản xuất của

+

SPDD đầu kỳ

Chi phí


sản xuất phát - sản xuất của
sinh trong kỳ

SPDD cuối kỳ

Tổng giá thành thực tế sản phẩm
Giá thành đơn vị thực tế =
Số lượng sản phẩm thực tế nhập kho
VD: Theo ví dụ trên kế toán xác định giá thành của 1650 cây thép hình U
( phụ lục 07_ trang 10) nhập:
Tổng giá thành thực tế = 565.232.800 + 1.066.368.370 – 218.813.420
của 1650 cây thép

1.412.787.750đ

14


Giá thành đơn vị

1.412.787.750

thực tế 1 cây thép

=

= 856.235đ/cây
1650

Kế toán hạch toán :


Nợ TK 155 : 1.412.787.750
Có TK 154: 1. 412.787.750

2.3.5.Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng :
*Doanh thu bán hàng tại công ty:
Chứng từ kế toán sử dụng: Hoá đơn GTGT
Tài khoản sử dụng: TK 511 “Doanh thu bán hàng”, TK 131 “Phải thu của
khách hàng”, TK 333 “Thuế GTGT phải nộp” và các tài khoản có liên quan
khác.
Phương pháp kế toán:
VD: Ngày 29/09/2012 bán cho công ty Tân Hà 86 cây thép xà gồ C120 loại 2
ly, hình thức thanh toán chuyển khoản. Giá xuất kho là 475.000đ/cây, giá bán là
545.000đ/cây, thuế suất thuế GTGT 10%. Căn cứ vào hoá đơn GTGT
(phụ lục 04_ trang 7), kế toán ghi :
Nợ TK 112: 51.557.000đ
Có TK 511(1): 46.870.000đ
Có TK 333(1): 4.687.000đ
*Kế toán giá vốn bán hàng:
Giá vốn hàng bán là giá trị mua của hàng xuất bán (bao gồm cả chi phí mua
hàng hoá phân bổ cho hàng bán ra).
Phương pháp tính trị giá vốn của hàng xuất bán: phương pháp bình quân gia
quyền cả kỳ dự trữ.
Trị giá vốn
hàng xuất bán

=

Số lượng hàng


×

bán ra

Đơn giá bình quân
gia quyền

15


Trị giá vốn thực tế
Đơn giá

Trị giá vốn hàng nhập

hàng tồn đầu kỳ

+

Số lượng hàng

+

trong kì

bình quân =
gia quyền cả
kỳ dự trữ

Số lượng hàng nhập


tồn đầu kỳ

trong kỳ

Tài khoản sử dụng: TK 632 “Giá vốn hàng bán” và các tài khoản liên quan
khác.
Phương pháp kế toán:
Ví dụ: Ngày 27/09/2012, Công ty bán 100 cây thép hình chữ U cho công ty
Việt Nhật với số tiền là 92.000.000đ, thuế GTGT 10% khách hàng thành toán bằng
TGNH. Trị giá vốn của lô hàng được xác định là 84.000.000 đ. Căn cứ vào hóa
đơn GTGT số 0001764, kế toán vào Nhật ký chung và vào Sổ cái TK 511 , kế toán
ghi:
BT1: Phản ánh doanh thu bán hàng

BT2: Phản ánh giá vốn hàng bán

Nợ TK 112: 101.200.000 đ

Nợ TK 632: 84.000.000 đ

Có TK 511: 92.000.000 đ

Có TK 156 : 84.000.000 đ

Có TK 333(1): 9.200.000 đ
*Kế toán xác định kết quả bán hàng :
KQ HĐBH = DTT–GVHB–CPBH–CPQLDN
Tài khoản sử dụng: TK 632 “GVHB”, TK 641 “CPBH”, TK 642 “CPQLDN”.
Phương pháp kế toán:

VD: Xác định kết hoạt động kinh doanh của công ty quý 3/2012, kế toán hạch
toán như sau:

16


BT1: Kết chuyển DTT:
Nợ TK 511: 100.373.996.406đ

BT2: Kết chuyển chi phí:
Nợ TK 911: 100.081.577.951đ

Có TK 911: 101.490.908.946đ

Có TK 632: 97.266.488.267đ
Có TK 641: 2.499.766.869đ
Có TK 642: 194.242.007đ

KQ HĐBH = 100.373.996.406 - 97.266.488.267 - 2.499.766.869 -194.242.007

17


PHẦN III
THU HOẠCH VÀ NHẬN XÉT
Qua quá trình thực tập tại Công ty cổ phần Giang Hải An, em có một số thu
hoạch và nhận xét sau đây:
3.1 Thu hoạch
Từ những kiến thức đã được học trong sách vở, kết hợp với thời gian thực tập ngắn
ngủi tại công ty em đã hiểu thêm về chuyên ngành kế toán. Trong quá trình học ở

lớp em có phần bỡ ngỡ, chưa quen. Nay được làm thực tế, em đã thành thạo và
hiểu rõ hơn về nó, biết được hình dáng cụ thể, cách vào chứng từ như thế nào là
đúng và sự phong phú đa dạng của các loại chứng từ,đòi hỏi người làm kế toán
phải thật cẩn thận. Và còn rất nhiều điều bổ ích khác.
Từ đó, em nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán đối với sự phát
triển và tồn tại của một công ty. Thời gian thực tập tại công ty tuy ngắn ngủi nhưng
đó là một hành trang tốt để em tự tin vững bước hơn khi ra trường.
3.2 Nhận xét
* Những kết quả đạt được
- Công ty đã xây dựng được mô hình hạch toán khoa học, hợp lý, phù hợp với
yêu cầu của nền kinh tế thị trường, chủ động trong việc kinh doanh và tự tháo
gỡ những vướng mắc tồn tại trong hoạt động kinh doanh.
- Xuất phát từ sự cần thiết và quan trọng của kế toán đối với hoạt động tài chính
của các doanh nghiệp, các quy trình hạch toán, hệ thống chứng từ, tài khoản, sổ
sách và báo cáo mà công ty đang sử dụng đều đúng với quy định của chế độ kế
toán hiện hành.
- Do công tác kế toán đựơc thực hiện trên máy tính nên công ty đã thiết kế được
một hệ thống báo cáo quản trị cung cấp kịp thời, đầy đủ và chính xác các chỉ
tiêu kinh tế, kỹ thuật giúp hoạt động quản lý của Ban lãnh đạo công ty đạt hiệu
quả cao.
18


*Những hạn chế cần khắc phục
- Về chiết khấu thanh toán: Là một Công Ty vừa sản xuất vừa thương mại việc
thu hồi vốn nhanh chiếm vị trí quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Công
ty. Nhưng thực tế Công ty chưa thực hiện chiết khấu thanh toán cho khách hàng
để thúc đẩy việc thu nợ nhanh.
- Về hệ thống danh mục nhân viên: Hiện nay danh mục nhân viên của công ty
vẫn chưa được mã hoá. Vì vậy, gây khó khăn trong việc hạch toán chi tiết các

tài khoản 334, 338 và 141
* Một số Biện pháp đề xuất
- Về chiết khấu thanh toán : Để thúc đẩy thu nợ nhanh công ty nên thực hiện
chiết khấu thanh toán cho những khách hàng mua hàng thanh toán ngay trước
thời hạn hợp đồng. Khi khách hàng được hưởng chiết khấu thanh toán, kế toán
ghi:
Nợ TK 635

: Chi phí tài chính
Có TK 111, 112, 131 : Số tiền khấu trừ cho khách hàng

- Về hệ thống danh mục nhân viên : Với thuận lợi của việc áp dụng phần mềm
kế toán, Công ty cần mã hoá danh mục nhân viên trong công ty để thuận tiện
hơn trong vịêc theo dõi hạch toán chi tiết trên máy vi tính. Phân cấp người lao
động theo từng mã nhóm bộ phận cho phép tạo tổng hợp chi phí nhân công theo
từng nhóm là căn cứ để hạch toán chi phí nhân công.

19



×