Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Hiện tượng bỏ học của học sinh Trung học phổ thông, nguyên nhân và một số kiến nghị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.97 KB, 38 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của chuyên đề
Phát triển giáo dục là một trong ba nhiệm vụ hàng đầu của Đảng và
Nhà nước ta. Trong thư của Bác Hồ gửi cho các cháu học sinh nhân ngày khai
trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (9/1945) Bác viết:
“Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có
bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc Năm châu được hay
không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. Đúng như lời
Bác dạy “vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”.
Điều đó nói nên rằng sự nghiệp giáo dục là một nhiệm vụ hết sức quan trọng
và cần thiết, tương lai của một dân tộc thịnh hay suy là tùy thuộc vào sự
nghiệp giáo dục.
Nhưng, với tình trạng bỏ học sớm của trẻ em nước ta hiện nay đang là
một vấn đáng báo động, và cần được các cấp quan tâm giải quyết triệt để.
Việc các em nghỉ học sớm không chỉ đánh mất đi một tương lai tươi sáng của
các em mà còn kéo theo các hệ lụy khác mà xã hội phải gánh chịu. Việc nghỉ
học sớm không chỉ có ở các em sống ở nông thôn ,các em có hoàn cảnh kinh
tế khó khăn mà nó còn diễn ra ngay ở các em sống ở thành phố với điều kiện
kinh tế khá giả.
Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ trẻ em bỏ học cao với
khoảng 1 triệu học sinh. Trong khi số lượng trẻ em bỏ học đã được các cơ
quan chức năng tìm mọi cách giúp đỡ thì nhiều em vẫn ngày ngày phải làm
việc quá sức để kiếm tiền, không ít trẻ phải lang thang và đã sớm nhuộm bẩn
cuộc đời bằng những hành vi vi phạm pháp luật.
Những thống kê xã hội học cho thấy, trẻ em sống trong gia đình khiếm
khuyết như bố mẹ ly dị, bố hoặc mẹ phạm tội, gia đình thường xuyên xảy ra
xung đột, bố mẹ không quan tâm đến con cái, gia đình quá khó khăn…
thường có ít cơ hội để học tập hơn các em sống trong gia đình không khiếm



2
khuyết. Hầu hết các em phạm pháp sống trong những gia đình “có vấn đề”,
một số ít các em phạm pháp do bạn bè xúi giục, lôi kéo…
Đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu về hiện tượng này, tuy nhiên việc
nghiên cứu chỉ tập trung ở một địa phương nào đó, với những nguyên nhân
mang tính địa phương cụ thể cho nên chưa đưa ra được những giải pháp
chung nhất để hạn chế tình trạng này trong cả nước.
Ngăn chặn hiệu quả hiện tượng trẻ em bỏ học cũng chính là làm giảm
dần tình trạng sử dụng lao động trẻ em bất hợp pháp, trẻ em lang thang, trẻ
em phạm pháp, chăn dắt trẻ em ăn xin… Vì vậy tác giả đã mạnh dạn chọn
chuyên đề : “Hiện tượng bỏ học của học sinh Trung học phổ thông,
nguyên nhân và một số kiến nghị”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu hiện trạng bỏ học của học sinh Trung học phổ thông ở nước
ta.
- Tìm ra những hướng để hạn chế, khắc phục tình trạng trên.
3. Đối tượng nghiên cứu
Hiện tượng bỏ học của học sinh Trung học phổ thông.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian: Từ năm 2001 đến nay.
- Không gian: Trong cả nước.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Việc nghiên cứu đề tài dựa trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa
Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Đồng thời còn sử dụng một số phương
pháp như:
- Thống kê tài liệu.
- Phân tích tài liệu.
- Tổng hợp tài liệu.
- Phỏng vấn.

6. Bố cục đề tài


3
Ngoài phần mở đầu và kết thúc đề tài gồm có hai chương:
Chương 1: Yếu tố tâm lý - xã hội dẫn đến hiện tượng bỏ học của học sinh
Trung học phổ thông
Chương 2: Những ảnh hưởng tiêu cực từ hiện tượng bỏ học của học sinh
Trung học phổ thông và một số kiến nghị nhằm khắc phục tình trạng trên


4
CHƯƠNG 1
YẾU TỐ TÂM LÝ – XÃ HỘI DẪN ĐẾN HIỆN TƯỢNG BỎ HỌC CỦA
HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1 Thực Trạng
Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ trẻ em bỏ học cao với
khoảng 1 triệu học sinh. Trong khi số lượng trẻ em bỏ học đã được các cơ
quan chức năng tìm mọi cách giúp đỡ thì nhiều em vẫn ngày ngày phải làm
việc quá sức để kiếm tiền, không ít trẻ phải lang thang và đã sớm nhuộm bẩn
cuộc đời bằng những hành vi vi phạm pháp luật.
Những thống kê xã hội học cho thấy, trẻ em sống trong gia đình khiếm
khuyết như bố mẹ ly dị, bố hoặc mẹ phạm tội, gia đình thường xuyên xảy ra
xung đột, bố mẹ không quan tâm đến con cái, gia đình quá khó khăn…
thường có ít cơ hội để học tập hơn các em sống trong gia đình không khiếm
khuyết. Hầu hết các em phạm pháp sống trong những gia đình “có vấn đề”,
một số ít các em phạm pháp do bạn bè xúi giục, lôi kéo…
Dù cho các em ở nông thôn hay thành thị, vùng đồng bằng hay miền
núi, việc nghỉ học sớm là một bất lợi lớn đối với các em. Khi các em không
được đến trường, có nghĩa là các em không được trang bị đầy đủ kiến thức cơ

bản dẫn đến việc các em thiếu kỹ năng, kinh nghiệm sống cũng như việc các
em sẽ có những khiếm khuyết nhất định. Cho dù xã hội phát triển, hiện đại
đến đâu thì “tế bào xã hội” vẫn là yếu tố sống còn của quá trình hình thành và
phát triển nhân cách con người. Những trẻ em không được học hành đến nơi,
đến chốn, không được cha mẹ quan tâm… là đối tượng dễ bị những kẻ xấu lợi
dụng để bóc lột sức lao động, làm những việc có tính chất vi phạm pháp
luật… Ngăn chặn hiệu quả hiện tượng trẻ em bỏ học cũng chính là làm giảm
dần tình trạng sử dụng lao động trẻ em bất hợp pháp, trẻ em lang thang, trẻ
em phạm pháp, chăn dắt trẻ em ăn xin…


5
Tình trạng học sinh phổ thông đã bỏ học, sống lang thang, thông qua
mạng Internet để kết thành băng nhóm sử dụng ma túy, gây ra nhiều vụ đánh
nhau, gây rối trật tự xã hội, cướp tài sản... có xu hướng gia tăng hiện nay lên
tới 20.000 đối tượng.
Thông tin trên được Tiến sĩ Phùng Khắc Bình, Vụ trưởng Vụ công tác
HS,SV - Bộ GD-ĐT đưa ra tại Hội thảo “Giải pháp nâng cao hiệu quả công
tác giáo dục đạo đức, lối sống, phòng chống tội phạm, bạo lực trong học sinh
THPT” tổ chức sáng ngày 25/11/2009 tại Hà Nội.
Theo Tiến sĩ Bình, trong số gần 10 triệu học sinh THCS và THPT hiện
nay, phần lớn các em đều có ý thức tu dưỡng đạo đức tốt, tích cực, chủ động
trong học tập và rèn luyện, năng động, tự tin, có ý thức vươn lên mạnh mẽ,
khát khao thể hiện bản thân.
Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận không nhỏ học sinh quá đề cao giá trị
vật chất, lối sống hưởng thụ, coi việc sử dụng điện thoại, xe máy đắt tiền là sự
khẳng định đẳng cấp, giá trị bản thân. Từ quan niệm đó, dẫn đến một số học
sinh đua đòi quá mức kinh tế cho phép, có trường hợp học sinh chỉ vì cần tiền
mua quần áo đẹp hay điện thoại di động mà phạm tội nghiêm trọng hoặc cá
biệt có em đã làm việc một số việc vi phạm nhân phẩm của chính bản thân

mình để lấy tiền. Một bộ phận học sinh có biểu hiện lệch lạc về đạo đức, lối
sống như thiếu tôn trọng thầy, cô giáo, coi thường kỷ luật của nhà trường,
thường xuyên nói tục, chửi thề. Từ đó sẻ dẫn đến tình trạng bỏ học và đi theo
con đường hư hỏng.
Theo Tiến sĩ Bình, học sinh phạm pháp có dấu hiệu tăng cả về tính chất
lẫn mức độ nghiêm trọng. Tình trạng học sinh, sinh viên sử dụng công nghệ
cao tấn công trang web để ăn cắp tiền qua mạng, tống tiền qua điện thoại cũng
tăng nhanh. Không có tiền chơi, không ít em sẵn sàng thông qua mạng
Internet để kết thành băng nhóm trộm cắp, giết người hoặc “bán mình” chỉ vì
vài chục ngàn đồng. Đặc biệt ngiêm trọng, tại Quảng Ninh, Thanh Hóa, một


6
số em, do thiếu hiểu biết pháp luật, còn lấy cắp vật liệu trên cầu, cắt đường
dây điện thoại bán lấy tiền tiêu xài...
Thiếu tướng Đỗ Văn Rụ, Cục trưởng Cục cảnh sát Quản lý Hành chính
về Tệ nạn xã hội, Bộ Công an, cho biết, nguyên nhân của tình trạng trên do
công tác quản lý các hoạt động văn hóa, dịch vụ vui chơi, quán bar, karaoke,
vũ trường, Internet, phim ảnh... của cơ quan chức năng còn buông lỏng, đã tác
động tiêu cực đến đạo đức, lối sống của một bộ phận người trẻ.
Về phía gia đình, nhiều phụ huynh thiếu sự quan tâm, chăm sóc, động
viên, giáo dục, chưa nắm bắt hoặc nắm bắt không đúng, không đầy đủ những
đặc điểm tâm lý, tính cách của các em. Nghiêm trọng hơn, có trường
hợp chính người thân trong gia đình lôi kéo con, em, cháu mình cùng tham
gia hành vi vi phạm pháp luật.
Hội nghị giao ban lần 1 năm học 2008-2009 giữa 12 Sở GD&ĐT các
tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) (ngày 24/11/2008) và giữa 5 Sở
GD&ĐT các thành phố trực thuộc trung ương (ngày 25/11/2008) đã đưa ra số
liệu về tỷ lệ học sinh bỏ học tại một số tỉnh thành trên như sau:
- Theo số liệu báo cáo về tỷ lệ học sinh bỏ học đầu năm học 2008 2009 tại các tỉnh ĐBSCL, học sinh bỏ học trong hè ở cấp THCS và THPT còn

khá cao. Càng học lên cao, học sinh càng khó theo đuổi việc học. Cụ thể, các
tỉnh có tỷ lệ học sinh bỏ học còn cao ở cả 3 cấp học: Cà Mau (18,67%), An
Giang (14,34%), Bạc Liêu (13,23%), Hậu Giang (10,19%) ... Đặc biệt, tỷ lệ
học sinh yếu kém không theo kịp chương trình của các tỉnh rất cao (chiếm đến
40%). Những lý do học sinh các tỉnh ĐBSCL bỏ học vẫn là điều kiện kinh tế
gia đình khó khăn, gia đình không quan tâm cho con em học tập, học sinh
nghỉ học để đi làm...
- Còn theo báo cáo của các Sở GD&ĐT thuộc các thành phố trực thuộc
trung ương, tuy việc học sinh bỏ học không phải là vấn đề nhức nhối như tại
các tỉnh ĐBSCL nhưng vẫn còn. Cụ thể, tỷ lệ học sinh bỏ học tại Tp.HCM là


7
0,06% (tiểu học), 0,45% (THCS), 0,94% (THPT). Tỷ lệ bỏ học tại Tp.Cần
Thơ là 0,6% (tiểu học), 3,51% (THCS), 2,4% (THPT).
- Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, tính đến ngày 31/3/2008, 147.005
(trên tổng số 15.710.061) học sinh bỏ học, chiếm 0,94%. Theo Thứ trưởng Bộ
GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển, tình trạng học sinh bỏ học là đáng quan tâm
nhưng không diễn ra ở tất cả các vùng tại Việt Nam. Học sinh bỏ học chủ yếu
ở những vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, vùng dân tộc thiểu số. Theo Thứ
trưởng, có hai nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng bỏ học. Nguyên nhân thứ
nhất là điều kiện kinh tế địa phương còn khó khăn, gia đình nghèo, các
em phải đi học xa trong khi phương tiện đến trường thiếu, thậm chí nhiều học
sinh thiếu ăn, thiếu mặc nên không thể đến trường. Nguyên nhân thứ hai là
bệnh thành tích. Những năm qua, chúng ta đã đánh giá học sinh không đúng
thực chất, nay đánh giá đúng, học sinh mất căn bản, học yếu khiến các em bỏ
học.
1.1.1 Ở nông thôn, miền núi
Nếu để ý, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy: trong các kỳ thi tuyển
sinh gần đây, nhiều thủ khoa của các trường đại học, rất nhiều em đạt thành

tích tốt trong học tập đều xuất thân từ nông thôn. Tuy nhiên, đó mới chỉ là “ba
phần nổi”, còn “bảy phần chìm” của trẻ em nông thôn là bỏ học, lao động
sớm… Có em đã sớm phải gánh vác công việc trong gia đình, có em thì phải
nghỉ học sớm.
Thực tế cũng như thông qua các cuộc nghiên cứu tại các địa phương
trên cả nước cho thấy, lao động của trẻ em nông thôn đóng góp một vai trò
khá quan trọng trong việc duy trì cuộc sống của gia đình. Tuy nhiên, đóng
góp của các em đôi khi lại không được thừa nhận, một mặt do cả bố mẹ và cả
chính các em thiếu hiểu biết, mặt khác do lối tư duy còn mang nặng tính chất
phong kiến.
Chúng ta biết đến giải pháp tổng thể được quy định trong Luật Bảo vệ
và Chăm sóc trẻ em. Nhưng luật vẫn chỉ là luật. Hầu hết những gia đình có trẻ


8
em tham gia lao động sớm đều giải thích: “Gia đình tôi có khó khăn mới để
các cháu nghỉ học đi làm”. Do đó, vòng luẩn quẩn của các em rất khó giải
quyết, nếu đi học thì không có người để làm, thiếu cái để ăn, thiếu thời gian
để học, không có tiền học phí, còn nếu đi làm thì phải chấp nhận hy sinh
tương lai. Trong tình thế như vậy, nghỉ học để đi làm là biện pháp được hầu
hết các em và gia đình lựa chọn. Chính vì vậy, chính quyền các cấp cần thực
hiện tốt các chính sách xã hội như xóa đói giảm nghèo, đào tạo nghề, giải
quyết việc làm, nâng cao mức sống tối thiểu của người dân chứ không thể chỉ
mong chờ vào... luật! Bên cạnh đó, cần phát huy vai trò của công tác tuyên
truyền giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, lối sống của
người dân nông thôn trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Theo báo cáo của Bộ GD-ĐT, Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc, Tổ chức
Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên Hợp Quốc, ở miền núi có tới 1/3 trẻ
em không học hết lớp 5 và 70% số học sinh bỏ học là trẻ em gái.
Theo báo cáo của Bộ GD-ĐT, Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc

(UNICEF), Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên Hợp Quốc
(UNESCO), 90% số trẻ em hoàn thành bậc giáo dục tiểu học trên toàn quốc.
Tuy nhiên, con số này ở các vùng Tây Nguyên là 43%, ở các vùng núi phía
Bắc là 48%. Như vậy, ở miền núi có tới 1/3 trẻ em không học hết lớp 5 và
70% số học sinh bỏ học là trẻ em gái.
1.1.2 Ở thành thị
Theo thống kê của Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh Xã hội, hiện
nay, chỉ tính riêng tại TP.HCM và TP.Hà Nội đã có khoảng trên 1.200 trẻ em
từ 6 đến 16 tuổi phải lao động sớm. Kết quả điều tra mới đây về tình trạng lao
động trẻ em trên địa bàn TP.Hà Nội của Đại học Quốc gia Hà Nội cho thấy:
lao động trẻ em làm việc trong các cơ sở dịch vụ ăn uống là loại hình thu hút
đông đảo trẻ em. Thời gian các em làm việc khoảng từ 9 - 11 giờ/ngày, trẻ
được nuôi ăn và thu nhập bình quân 300.000 đồng/tháng. Ngoài ra, các em
còn làm việc trong các cơ sở dịch vụ giải trí, vui chơi; trong các cơ sở sản


9
xuất, gia công gốm sứ, đi làm phụ hồ tại các cơ sở xây dựng hoặc trong các
làng nghề. Điều kiện làm việc của trẻ thường khá khó khăn, ngoài giúp việc
gia đình thì lao động các dạng khác phải thuê nhà trọ, sinh hoạt với mức tiết
kiệm tối đa.
Cuộc vận động "hai không" với nội dung: chống "ngồi nhầm lớp" đã
"cho" nhiều HS phải ở lại lớp. Tỷ lệ lưu ban cao, đồng nghĩa với việc nhiều
HS bỏ học do không chịu học lại, do hoàn cảnh gia đình.
Năm học 2007 - 2008, số HS bỏ học của Nghệ An là 1,7% với gần
11.000 em. Trong đó, hệ THPT có gần 4.000 HS, THCS hơn 4.000 HS, Tiểu
học có 568 HS và hệ bổ túc văn hoá có khoảng 1.700 HS không đến lớp. So
với mọi năm, tỷ lệ HS bỏ học gấp 1,5 lần. Theo Phạm Huy Đức, Chánh Văn
phòng Sở GD-ĐT Nghệ An, lý do bỏ học, cũng như những năm trước, chủ
yếu là HS lưu ban. Đối tượng bỏ học phần nhiều là HS nữ, chủ yếu là người

H’Mông, chỉ học hết tiểu học là dừng, ở nhà lao động và lấy chồng.
Tỷ lệ bỏ học nhiều hơn gấp rưỡi năm ngoái là do năm nay thực hiện
cuộc vận động "hai không", trong đó, có nội dung không để HS "ngồi nhầm
lớp". Giải thích lý do, ông Đức cho biết thêm "ngành giáo dục Nghệ An
không bất ngờ với kết quả này".
Cận kề Hà Nội, Bắc Ninh, vùng đất có truyền thống hiếu học, cũng có
tỷ lệ lưu ban và bỏ học cao hơn những năm trước. Ở bậc tiểu học, số HS lưu
ban là 1.400 em, trong đó có 9 em bỏ học; THCS có hơn 1.600 em lưu ban,
20 em bỏ học và THPT có 580 em lưu ban, 264 em bỏ học.
Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Bắc Ninh Hoàng Sỹ Phương thông tin, số
HS bỏ học ở cấp THPT cao, tập trung chủ yếu ở khối trường dân lập. Năm
nay, học phí các trường dân lập được thu theo cơ chế thỏa thuận nên cao hơn
mọi năm. HS ở lại lớp không đi học tiếp. Riêng HS trượt tốt nghiệp lớp 12
vừa rồi, không ai đăng ký đi học lại.


10
1.2 Nguyên Nhân
1.2.1 Nguyên nhân chủ quan
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng HS bỏ học. Qua tìm hiểu đa
số HS bỏ học có nguyên nhân trực tiếp là do học lực yếu, khi gặp chương
trình THPT nặng, các em gặp khó khăn trong việc tiếp thu bài giảng, từ đó
nảy sinh tâm lý chán nản, bỏ học.
1.2.1.1 Vì nhận thức của học sinh về ý nghĩa của việc học chưa cao
Học để làm gì, đây là một câu hỏi mà đa số các em chưa trả lời được
bởi vì các em chưa nhận thấy được hết ý nghĩa của việc học. Có em cho rằng
học là để cho bố mẹ, cho gia đình, cho thầy cô... chứ không phải là học để cho
mình. Các em không biết được rằng mục đích của việc học hành là cho tương
lai không chỉ riêng mình mà còn cho cuộc sống đất nước. Ai củng muốn có
một cuộc sống khá giả, có một việc làm ổn định, lương cao, thích hưởng

thụ...nhưng đâu ai củng có thể nhận thức được rằng để có được những thứ ấy
chỉ có một con đường duy nhất đó là học, và học thật tốt. Hàng ngày các em
cứ cắp sách đến trường, rồi chiều lại cắp sách về, cứ thế ngày này qua ngày
khác và coi đó là trách nhiệm của mình phải như thế. Nếu không đi học thì sợ
bị thầy cô báo cáo về gia đình, rồi bị bố mẹ la mắng,còn nếu đi học thì các em
củng đi cho xong trách nhiệm cho nên việc học đối với các em thật sự là một
cực hình. Các em cho rằng học củng chẳng để làm gì, học cho lắm củng chỉ
thế mà thôi, vì các em nghĩ rằng con người ta có cái số sẵn rồi, số sướng thì sẻ
được sướng cần gì phải học, còn số đã khổ rồi thì có học thế nào đi nữa thì
củng chỉ mãi khổ mà thôi. Không cần học củng bố mẹ chăm lo cho rồi vậy thì
cần gì phải học nữa. Chính từ những suy nghĩ nông cạn như thế nên các em
đã không nhìn thấy được ý nghĩa hết sức quan trọng từ việc học. Gieo nhân
nào thì được quả ấy, có ý thức học tập tốt thì sẻ có được một tương lai tươi
sáng tốt đẹp, không chịu học hành thì sẻ không có kiến thức và sẻ phải trả giá
cho những điều không biết ấy.


11
1.2.1.2 Vì ghét học và học không nỗi
Qua những đợt khảo sát nguyên nhân học sinh bỏ học ở các huyện
nghèo thuộc các tỉnh miền Đông, miền Trung, Tây Nguyên, kết quả cho thấy
nguyên nhân chủ yếu dẫn đến học sinh bỏ học giữa chừng là do học sinh
không thể theo kịp chương trình. Kế đến là do điều kiện kinh tế gia đình.
Phần lớn học sinh bỏ học có học lực chỉ đạt mức dưới trung bình, nhiều học
sinh ở lại lớp nhiều năm. Trong thời gian còn đi học, các em có biểu hiện
không tập trung và thường đến lớp trễ hơn so với các bạn. Qua thăm dò, các
em trả lời: “Không thể học nổi nữa, đến lớp cho vui chứ ngồi nghe giảng thì
chẳng hiểu gì!”. Như vậy, có thể thấy rằng các em đã mất căn bản, điều này
làm cho các em chán nản, buông xuôi và không thể tiếp nhận những kiến thức
mà giáo viên truyền thụ. Các chuyên gia tâm lý đã khẳng định: “Không nắm

và hệ thống được kiến thức căn bản, mất tự tin nên việc bỏ học là điều khó
tránh khỏi”. Tìm hiểu thêm về gia đình của em, có thể nhận định mấy điểm
sau: kinh tế thì gia đình rất khó khăn; cha mẹ bất hòa, mặc dù ở tuổi ăn tuổi
học nhưng các em phải làm mọi việc trong nhà như: cơm nước, chăm sóc em,
lau dọn nhà cửa, thậm chí việc đồng áng, nương rẫy cháu cũng phải tham gia
như lao động chính trong gia đình… Như vậy, ngoài buổi đến trường, hầu
như các em không có nhiều thời gian dành cho việc học. Hầu hết các bậc cha
mẹ đều không muốn con mình bỏ học, ý thức việc cho con đến trường là tạo
dựng tương lai cho con cái, song nhiều gia đình lại lực bất tòng tâm.
Một là vì sự kỳ vọng của gia đình
Bố mẹ quá kì vọng về con cái, bắt học ngày học đêm, học thêm ở thầy
này, thầy khác. Thậm chí có em không có thời gian để ngủ trưa, không có thời
gian để ăn cơm bữa tối cùng với gia đình. Em học được thì có hưng phấn bỏ
quá xa các em khác, thích thầy dạy kiến thức nâng cao, em yếu thì đến lớp nói
chuyện riêng hay ngủ gà ngủ gật.


12
Trẻ em ghét học có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ yếu là
do các em “quá vô tư” trong việc học. Nhiều em không biết học để làm gì mà
chỉ biết học thật giỏi để làm vui lòng người lớn. Trong khi đó chương trình
học quá tải đối với lứa tuổi của các em. Ngày nay học sinh phổ thông phải
học nhiều môn hơn, yêu cầu cũng cao hơn. Ví dụ ngày xưa, hệ 10 năm không
học tin, nhạc, họa, phổ thông cơ sở không học ngoại ngữ. Toán tập hợp học ở
chương trình năm thứ nhất của đại học nay đem vào sách giáo khoa lớp 6, số
phức, tích phân, vi phân đưa xuống chương trình phổ thông... Bố mẹ nhiều
em quá kì vọng về con cái, bắt học ngày học đêm, học thêm ở thầy này, thầy
khác. Thậm chí có em không có thời gian để ngủ trưa, không có thời gian để
ăn cơm bữa tối cùng với gia đình. Em học được thì có hưng phấn bỏ quá xa
các em khác, thích thầy dạy kiến thức nâng cao, em yếu thì đến lớp nói

chuyện riêng hay ngủ gà ngủ gật. Trẻ con phải vừa học vừa chơi, “chơi để mà
học”. Nhồi nhét quá các em đâm chán. Trong sách giáo khoa mới, người biên
soạn cũng cố gắng đem vào một số trò chơi, cải tiến kênh chữ, kênh hình
nhưng cũng không cải thiện được mấy.
Phụ huynh chúng ta ai cũng muốn con cái mình vươn lên cho bằng bạn,
bằng người. Có những người dùng đồng tiền cho con học thêm nhưng vẫn
không đạt theo ý muốn. Có người, con không học được đâm ra buồn nản, phó
mặc cho thầy… (Hoàng Minh Đức Trường THCS Quảng Minh - Quảng
Trạch - Quảng Bình).
Hai là vì cuộc vận động “hai không”
Cuộc vận động "Hai không" là một sáng kiến của ngành giáo dục trong
việc "Chống tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục". Chính vì
lẽ đó nên nó đã được xã hội đồng tình, hoan nghênh.
Song con số 15 ngàn học sinh bỏ học trong thời gian qua cũng đã gây
nên sự phản ứng trong xã hội với nhiều ý kiến khác nhau: Tích cực có, tiêu
cực có, bình tĩnh có, nôn nóng có, thậm chí đổ lỗi cho "Hai không" cũng có.
Cũng là lẽ đương nhiên thôi, vì mỗi người đứng ở mỗi vị trí khác nhau.


13
Tôi đồng tình với ý kiến cho rằng đây không phải là sự đột biến, cũng
không phải là "do hơi quá đà trong việc thực hiện cuộc vận động", mà chính
là đáp số của bệnh thành tích trong giáo dục, đáp số của cuộc trắc nghiệm lớn
về thực chất việc dạy và học trong những năm qua, và là cơ sở ra đời của cuộc
vận động "Hai không". Đau lòng thật, nhưng như thế có lẽ còn hữu ích hơn là
hỉ hả với thế hệ công dân tương lai với những bằng cấp "hữu danh, vô thực".
Tôi nghĩ, trong số 15 ngàn học sinh bỏ học, sẽ không thể có cùng một
lý do, mà thường tập trung ở mấy loại: một là số học sinh ham học nhưng học
lực quá yếu; hai là số học sinh ham học và học tốt nhưng hoàn cảnh gia đình
quá khó khăn và ba là số học sinh ham chơi chán học, đến trường chỉ là bắt

buộc, là đối phó với gia đình, nay trước yêu cầu mới của nhà trường đã không
trụ nổi. Ngoài số này, tôi tin là không thể có chuyện học sinh ngoan, ham học,
học tốt mà lại bỏ học, nhất là lại bỏ học vì "Hai không".
Có mấy nguyên nhân khách quan chủ yếu: Với nhà trường là do nể
nang, chạy theo thành tích, kỷ luật, kỷ cương không nghiêm, phương châm
"Tiên học lễ, hậu học văn" không thực sự được coi trọng, quan tâm; đạo đức
thầy cô chỗ này, chỗ nọ bị xuống cấp...
Với gia đình thì phần lớn đều có sự quan tâm đến việc học hành của
con cháu, nhưng lại buông lỏng, thiếu sự quản lý, giáo dục, nuông chiều, phó
thác con cho nhà trường, cho xã hội...
Với xã hội thì có quá nhiều tiêu cực tác động vào các cháu như: phim,
ảnh, sách báo không lành mạnh, không phù hợp, là lối sống buông thả, ăn
chơi sa đoạ, sống không có lý tưởng, sống không cần ngày mai, là sự cám dỗ
của tệ nạn, là sức hút của các đồ chơi điện tử... đã khiến các cháu sao nhãng,
không thiết gì đến việc học hành. (Trương Văn Hiện Thôn Tân Tiến, Phường
Hoàng Diệu, TP. Thái Bình).
1.2.1.3 Vì ham chơi đua đòi
Phần lớn số học sinh Trung hoc phổ thông ở các thành phố bỏ học vì
ham chơi, đua đòi, thích lói sống hưởng thụ. Trong số các em này, một phần


14
kà con nhà khá giả, có bố mẹ là những người có địa vị xã hội hoặc là những
doanh nhân giàu có lắm tiền thì phần lớn còn lại là con những nhà có hoàn
cảnh kinh tế bình thường, có thể nói là khó khăn nhưng vẫn đau đòi chạy theo
lối sống buông thả, hưởng thụ.
Các em có những suy nghĩ hết sức nông cạn, đó là sống phải biết
hưởng thụ cho sướng bản thân trước mắt mà không cần biết những hậu quả
sau này. Không cần biết tương lai ngày sau sẻ như thế nào, các em nghĩ rằng
không học thì củng chẳng có gì mà phải lo vì đã có sự chăm sóc lo lắng của

bố mẹ. Còn về các bậc phụ huynh thì suốt ngày họ phải bận với biết bao là
công việc, không có thời gian để mà quan tâm đến việc học hành của con cái
mình như thế nào. Khi con xin tiền là họ cho ngay mà không cần bận tâm là
con xin tiền để làm gì, mà nếu có hỏi thì các em viện ra đủ các lí do hợp lí
khác nhau, nào là để đi học thêm, nào là để mua quà cho thầy, quà sinh nhật
bạn...vì thế cac bậc phụ huynh càng yên tâm và cho con nhiều tiền hơn.
Với việc có được đồng tiền quá sức dễ dàng cho nên các em tiêu xài
một cách phung phí, thoải mái với những suy nghĩ hết sức vô tư đó là mình có
quyền phải được hưởng thụ như thế. Biết tiêu tiền chứ các em đâu biết được
công sức để làm ra đồng tiền ra sao và giá trị của nó là như thế nào. Từ chỗ có
tiền tiêu xài và ăn chơi vô độ nên các em đã quên đi một nhiệm vụ hết sức
quan trọng và thiêng liêng đó là việc học khi cầm đến sách vở là các em cảm
thấy chán nản và đau đầu.
Vì không được trang bị những kiến thức cơ bản về phong cách sống và
những am hiểu cơ bản về pháp luật nên các em dễ bị xa ngã vào con đường
phạm pháp.
Có rất nhiều con đường để dẩn các em đến con đường xa ngã này:
trước hết đó là sự phát triển ngày càng cao của nền kinh tế thị trường kéo theo
sự giă tăng của đủ loại tệ nạn xã hội như ma túy, thuốc lắc, heroin...bên cạnh
đó với sự phát triển ngày càng cao của công nghệ thông tin như mạng internet
thì càng có nhiều em bị cuốn theo sự phát triển của nó, đó là việc chơi game


15
online. Các em quên ăn, quên ngủ bỏ cả học để lao đầu vào sồng thế giới ảo,
với những trò chơi vô bổ và ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ và trí tuệ. Việc
ngồi một chỗ khi chơi cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp
như đau lưng, đau cổ, đau đầu. Những động tác lặp đi lặp lại ngón tay ấn vào
các bàn phím, nút điều khiển cũng khiến các em bị tổn thương bàn tay.Điều
đáng lo ngại hơn là việc nghiện game có thể tác động không tốt đến hành vi,

nhận thức xã hội của các em. Nghiện game khiến trẻ lười vận động, lầm lì, ít
nói, thậm chí có thể dẫn đến bỏ học, ương bướng, trộm cắp, nói dối. Chưa kể,
game bạo lực khiến trẻ trở nên hiếu chiến và dễ phản ứng mạnh.
Năm học 2007 - 2008, gần 10.000 học sinh ở khu vực Đồng bằng Bắc
bộ bỏ học vì học lực yếu kém, chán học, gia đình khó khăn... Cũng có nhiều
em bỏ học vì mải… chơi games.
Số liệu đưa ra tại hội nghị giao ban lần thứ 3 cuộc vận động “Hai
không” của các Sở GD&ĐT khu vực Đồng bằng Bắc Bộ (khu vực II), được tổ
chức sáng ngày 25\4\2008 tại Hà Tây cho biết: Hà Tây dẫn đầu khu vực với
hơn 1.800 học sinh bỏ học. Tiếp đến là Nam Định: 1.387, Hải Dương: 1.269,
Vĩnh Phúc: 1.042 học sinh bỏ học… Trong đó, học sinh THPT và Bổ túc
THPT bỏ học nhiều hơn THCS. Số học sinh bỏ học tập trung chủ yếu ở các
trường ngoài công lập.
Theo đánh giá của các Sở GD&ĐT, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng
học sinh bỏ học như: bản thân học sinh học lực yếu kém, mang tâm lý chán
học; hoàn cảnh gia đình khó khăn. Nhiều học sinh vì mải… chơi games,
nghiền internet nên chán học. Bên cạnh đó, “chương trình, sách giáo khoa ở
một số môn, bài khá nặng so với trình độ học sinh, nhất là học sinh ở vùng
kinh tế, xã hội khó khăn”…
1.2.1.4 Vì những mâu thuẫn nghiêm trọng với bạn cùng lớp, cùng
trường


16
Một nguyên nhân nữa khiến cho các em phải bỏ học đó là có những
mâu thuẫn với bạn bè cùng trường, cùng lớp. Những mâu thuẫn này bắt đầu
xuất phát từ những lý do hết sức nhỏ trong chuyện học tập sinh hoạt hàng
ngày của các em như:
Một là các bạn học giỏi thì sẻ được thầy cô yêu mến quan tâm giúp đỡ
để ngày càng tốt hơn, được nhiều người kết bạn từ đó bị các bạn học yếu hơn,

đặc biệt là những bạn là học sinh “cá biệt” cảm thấy ghen tị và khó chịu rồi
dẫn đến đối kị, tìm mọi cách để hạ uy tín của các bạn học tốt đó. Thủ đoạn để
hạ uy tín đó có rất là nhiều cách, đó là nói xấu sau lưng, nếu nói xấu không
được thì sẻ đe dọa.
Hai là do những mối quan hệ tình cảm bạn bè. Trong lứa tuổi này các
em đã nảy sinh những tình cảm yêu thương nam nữ, chính vì thế mà rất dễ sảy
ra những chuyên xích mích ghen tuông, nếu các em không giải quyết được
những mâu thuẫn này thì sẻ rất dễ dẫn đến những chuyện khó lường xảy ra.
Ba là những bạn nhỏ yếu thường hay bị các bạn to khỏe hơn bắt nạt,
các bạn nhà ở xa trường thường bị các bạn nhà ở gần trường bắt nạt theo kiểu
“ chó cậy gần nhà, gà cậy gần chuồng”. Chỉ cần các em có huyện gì làm
không vừa ý các bạn này thôi là có thể bị các bạn này đánh rồi, vì muốn được
yên ổn để đi học nên các em không dám báo lại với thầy cô, và nếu có báo thì
sẻ bị đánh nhiều hơn. Cho nên các em cứ phải cam chịu, càng nhịn thì càng bị
lấn tới, dần dần các em cảm thấy sợ và không dám đi học nữa để khỏi bị bắt
nạt.
Thứ tư đó là tệ nạn bạo lực học đường. Rất nhiều vụ bạo lực học
đường có nguyên nhân chỉ là những mâu thuẫn nhỏ trong việc học tập trên
lớp. Cũng chỉ vì tranh nhau một chiếc ghế ngồi trong buổi chào cờ ngày đầu
tuần mà mới đây, tại một trường trung học phổ thông ở Hà Nội, hai nhóm học
sinh hằm hè nhau, kêu gọi thêm đồng bọn bên ngoài trường học vào “xử lý”
đối phương. Hậu quả là một học sinh nam tử nạn, hàng chục đối tượng khác
bị bắt. Chỉ vì một mâu thuẫn nhỏ mà nạn nhân và đối tượng đã đánh mất


17
tương lai tươi sáng bởi một người đã mất, người kia sẽ phải chịu sự xử lý của
pháp luật. Không chỉ có việc học sinh đánh học sinh, thanh toán nhau chỉ vì
những xích mích nhỏ, học sinh đánh thầy cô giáo, nhiều vụ bạo hành học
đường mà nạn nhân là những cô cậu học sinh bị thầy cô giáo hành hùng gây

thương tích nặng gần đây đang gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh đối với công
tác giáo dục. Từ những câu chuyện bạo lực học đường như trên đã làm cho
nhiều em hoang mang và không dám đến trường.
1.2.2 Nguyên nhân khách quan
1.2.2.1 Vì chương trình học quá nặng
Ngày 19/9/2009 tại khách sạn Công Đoàn (quận Bình Thạnh,
TP.HCM) diễn ra hội thảo “Đánh giá 3 năm thực hiện chương trình, sách giáo
khoa THPT”. Tham gia hội thảo có đông đảo đại biểu đến từ các tỉnh, thành
trong cả nước và nhiều lãnh đạo ngành giáo dục.
Sau lễ phát biểu khai mạc của Thứ trưởng Bộ giáo dục Nguyễn Vinh
Hiển, nhiều đại biểu đã cùng tham gia thảo luận, mổ xẻ những bất cập trong
quá trình xây dựng, biên soạn và hiệu quả sách giáo khoa bậc THPT. Các đại
biểu tham gia hội thảo cho rằng sách giáo khoa bậc THPT có nhiều bất cập,
thiếu sót… cần được chỉnh sửa.
Đại biểu Lê Tấn Thống – Sở GD-ĐT Quảng Ngãi đồng quan điểm với
nhiều đại biểu khác cho rằng: “Trong SGK đổi mới không hợp lý”. Ông
Thống cho rằng, một số bộ môn lặp lại quá nhiều. Trong quá trình biên soạn
lại không giữ được tính trong sáng của Tiếng Việt, khái niệm chồng chéo nên
rất khó cho người học cũng như giáo viên giảng dạy.
Còn đại biểu của Sở GD-ĐT Ninh Thuận cho rằng: “sách giáo khoa đổi
mới có cảm giác kênh hình ít, kênh chữ nhiều”. Ông viện dẫn như sách giáo
dục công dân có hình rất ít. “Mục tiêu của nó là giáo dục hành vi, đạo đức cho
học sinh nhưng không có hình ảnh minh họa thì hiệu quả mang lại rất thấp”.


18
Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Văn Cẩn – Phó hiệu trưởng Trường ĐH Sư
phạm TP.HCM nhận định: “Người viết sách giáo khoa cho bậc THPT rất giỏi
nhưng vẫn thiếu tâm lý hiểu biết bậc học phổ thông. Những cái uyên bác và
khó nhất điều được đưa vào sách giáo khoa, trong khi đó, mức độ hiểu biết

của lứa tuổi THPT có hạng. Điều này không chỉ gây ức chế cho học sinh mà
ngay cả giáo viên giảng dạy”.
Đồng thời, Tiến sỉ Hoàng Văn Cẩn còn kiến nghị Bộ giáo dục nên lập
lại quy trình viết sách. “Tôi thấy việc viết sách Bộ cần phải mời thêm nhiều
giáo viên dạy phổ thông để học sinh dễ tiếp cận. Bởi nó sát thực với thực tế
hơn”.
Đa số các đại biểu tham gia buổi hội thảo trong buổi chiều 19/9 đều cho
rằng, sách giáo khoa bậc THPT quá nặng về nội dung, không đồng bộ nội
dung giữa các ban, chú trọng quá nặng vào lý thuyết.
Ông Huỳnh Sanh Nhẫn – Đại biểu tỉnh Bình Thuận cho rằng, nội dung
chương trình trong SGK hầu hết đều quá nặng, trong khi đó thời lượng được
phép lên lớp cho môn học lại rất ít dẫn đến khó khăn cho cả giáo viên và học
sinh. “Chúng ta nên mạnh dạn cắt giảm khối lượng kiến thức trong sách giáo
khoa. Tăng cường việc luyện tập, thực hành cho học sinh”.
Đại biểu Đỗ Thanh Hân – Sở giáo dục tỉnh Bạc Liêu cho rằng, nội dung
quá nặng nhưng kiến thức mang lại không mới. Dẫn đến phải tăng số tuần từ
35 lên 37 tuần/năm. Lại không có sự đồng bộ giữa các ban, khiến tâm lý học
sinh nặng nề…
Trong phần trả lời chất vấn của các đại biểu tham gia hội thảo, đại diện
Bộ Giáo dục đào tạo - Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển nhận xét: “Nếu xét
riêng từng bộ môn sách giáo khoa thì không nặng, phù hợp với tâm lý, điều
kiện dạy học cho học sinh…”. Đồng thời Thứ trưởng khẳng định: “Chừng nào
còn một bộ sách giao khoa, chừng đó sẽ còn bị phê phán. Dù rút kinh nghiệm
bao nhiêu lần cũng thế thôi…”.


19
Tuy nhiên, trong phần trả lời chất vấn của ông Nguyễn Anh Dũng - Phó
Viện trưởng phụ sách gióa khoa là quá nặng. “Vì thời lượng của chúng ta ít
hơn so với thế giới nên phải nặng hơn trách Viện Khoa học giáo dục Việt

Nam trước đó, ông Dũng thừa nhận, về nội dung của chương trình về nội
dung”- ông giải thích. Ông Dũng cho rằng, cấu trúc trình bày sách giáo khoa
nhằm tạo điều kiện cho học sinh dễ dàng tiếp cận nhưng một số môn không
đạt yêu cầu. Không làm cho học sinh tự học được.
Sau khi hội thảo kết thúc, một số đại biểu đến từ các tỉnh Bạc Liêu,
Long An cho rằng, hội thảo chưa thực sự tìm ra những bất cập tồn tại cần
được giải quyết trong nghành giáo dục nói chung và quá trình biên soạn sách
giáo khoa bậc THPT nói riêng.
Bộ GD&ĐT chưa dám nhìn nhận chương trình, sách giáo khoa là một
trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng bỏ học nhưng thực tế đây lại
là nguyên nhân mà Bộ có thể can thiệp tốt nhất", PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, Phó
chủ tịch Hội Khuyến học VN thẳng thắn cho biết: Đề cập tới chương trình và
sách giáo khoa, PGS.TS Trần Xuân Nhĩ lo ngại, không thể làm tốt công tác
đánh giá trong vòng một tháng như yêu cầu của Bộ GD&ĐT. Do đó, Bộ cần
nhìn thẳng vào thực tế, một chương trình, một bộ sách giáo khoa áp dụng cho
tất cả các vùng, miền sẽ không tránh khỏi việc có vùng thấy "nặng".
"Nên thiết kế chương trình mềm dẻo để trẻ em dân tộc có thể học
chương trình dài hơn so với những vùng thuận lợi. Bộ chưa dám nhìn nhận
chương trình, sách giáo khoa là một trong những nguyên nhân chính gây ra
tình trạng bỏ học nhưng thực tế đây lại chính là nguyên nhân mà Bộ có thể
can thiệp tốt nhất".
1.2.2.2 Vì hoàn cảnh gia đình
Người dân Hà Nội và TPHCM thất kinh khi hay tin các trường học sẽ
đồng loạt tăng học phí từ 3 đến 5 lần. Thất kinh là phải, vì so với tất cả các


20
loại giá cả sinh hoạt, hàng hóa, dịch vụ, khó có thứ nào tăng đột ngột với một
tỉ lệ gấp mấy lần như vậy.
Ở hai thành phố này, tuy có nhiều gia đình khá giả hơn so với các tỉnh

thành khác, nhưng chắc chắn, số hộ trung bình và nghèo vẫn chiếm phần lớn.
Trong năm qua, người dân đã phải đối phó với các cơn "bão giá" của
hàng loạt mặt hàng. Xăng dầu tăng kéo theo sự tăng giá chung của nhiều mặt
hàng tiêu dùng và dịch vụ, trong lúc đó, đồng lương của cán bộ, công nhân
viên và thu nhập của người lao động vẫn còn thấp.
Những đợt tăng lương vừa qua là sự cố gắng rất lớn của Nhà nước,
nhưng trên thực tế, lương chưa tăng giá đã tăng, hoặc lương tăng một, giá
tăng hai nên đời sống của người lao động chưa được cải thiện nhiều.
Đối với những người giàu có, những gia đình khá giả thì mức học phí 1
triệu đồng/tháng hay nhiều hơn nữa cũng không thành vấn đề, nhưng đối với
người có mức thu nhập trung bình thì đó là một vấn đề lớn.
Cũng giống như, đối với người giàu, đi xe hơi loại xịn, tiêu thụ vài
chục lít xăng cho 100km là điều không có gì bận tâm, nhưng cán bộ, công
nhân viên, xăng tăng 500 đồng một lít thì cần phải tính toán việc đi lại sao
cho tiết kiệm nhiên liệu.
Thử tính mỗi gia đình cán bộ, công nhân viên với mức lương như hiện
nay, đóng học phí cho hai đứa con với mức 500.000 đồng/tháng thì mất hết 1
triệu đồng; ngoài ra còn phải chi các khoản sách vở, học thêm và các sinh
hoạt liên quan đến học tập của con cái.
Chỉ với mức học phí như vậy, những gia đình có thu nhập trung bình và
thu nhập thấp cũng đã đứt hơi, tăng thêm vài lần nữa chắc chắn là quá sức
chịu đựng. Đã có ý kiến cho rằng nếu cứ tăng học phí lên quá cao thì sẽ có
nhiều học sinh con nhà nghèo phải bỏ học vì không có tiền đóng. Nếu như thế
thì thật đau lòng.
Hãy cứ tạo điều kiện để hình thành những trường học chất lượng cao, ai
có tiền cứ gửi con vào đó học. Nhưng xin hãy lưu tâm đến những người


21
nghèo đang phải đối phó với cơm áo từng ngày. Biết rằng, do những áp lực về

tài chính và sức ép của cơ chế thị trường, nhiều trường học phải tăng học phí
mới đủ trang trải cho các hoạt động.
Tuy nhiên, phải cần xem xét điều chỉnh lại mức tăng cho phù hợp với
mặt bằng thu nhập của đa số người dân. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần
sớm bổ sung nhiều chính sách để đảm bảo cho con em người nghèo được đến
trường.
Đóng tiền sòng phẳng mới được đi học là một sự công bằng, nhưng con
cái của người nghèo được đến trường cũng là một đòi hỏi công bằng. Điều tiết
được cả hai để tạo ra công bằng xã hội và mọi người dân dều được thụ hưởng
các lợi ích đó chính là trách nhiệm của Nhà nước. Khuyến học, khuyến tài
cũng chính ở chỗ này đây.
1.2.2.3 Vì nguyên nhân khác
Một là vì tăng học phí
Ai cũng biết, sự ưu việt của xã hội ta bắt đầu từ quan điểm rất đúng đắn
của Nhà nước là ưu tiên tài lực vật lực cho giáo dục và y tế-một ngành đào tạo
con người và một ngành chăm sóc sức khỏe con người. Ngay ở một nước
XHCN còn rất nhiều khó khăn như Cuba, thì ở đó, Nhà nước cũng miễn học
phí hoàn toàn cho các em đang độ tuổi đi học, và những người bệnh được
chăm sóc y tế miễn phí trong tất cả những bệnh viện công. Hoàn cảnh kinh tế
của nước ta so với Cuba còn khá hơn nhiều. Và trong thực tế, từ nhiều năm
nay, Nhà nước ta đã miễn học phí ở bậc tiểu học.
Miễn học phí là một lộ trình, và người dân hiểu rằng khi nền kinh tế đất
nước ta tăng trưởng nhanh, GDP tăng đều đặn hằng năm, thì lộ trình giảm và
miễn học phí sẽ được thực thi từ bậc tiểu học lên trung học cơ sở, rồi lên phổ
thông trung học. Đó là một lộ trình tiên tiến, hợp lòng dân và cũng phù hợp
với nhu cầu phát triển đất nước một cách bền vững. Nay thì ngành giáo dục


22
lại có ý tưởng thí điểm để "nhân rộng" một lộ trình khác, ngược hẳn với lộ

trình gia tăng miễn giảm học phí. Đó là "lộ trình tăng học phí", bắt đầu "thí
điểm" từ hai thành phố lớn và sẽ "nhân rộng điển hình" trong tương lai gần.
Nếu người ta gọi lộ trình tăng học phí này là "xã hội hóa giáo dục" thì tôi thấy
lạ vô cùng. Một khi đất nước phát triển đồng bộ, người dân chuẩn bị được
đóng thuế thu nhập cá nhân, và mỗi người dân đều có mã số thuế riêng để
đóng góp phần lao động và thu nhập chính đáng của mình cho ngân sách Nhà
nước, thì đó chính là hoạt động "xã hội hóa" cơ bản nhất, hợp lý nhất và bền
vững nhất. Từ sự "xã hội hóa ý thức đóng góp" của công dân qua hình thức
nộp thuế thu nhập, Nhà nước sẽ điều tiết để chủ trương ưu tiên cho giáo dục
và y tế được thực hiện một cách căn cơ. Đó mới thực sự là xã hội hóa, nó phù
hợp và hòa nhập với lộ trình phát triển của toàn cầu. Nếu bây giờ, người ta đã
tính đến "toàn cầu hóa giáo dục" thì khả năng các trẻ em trên khắp thế giới
này sẽ ngày càng hưởng được một nền giáo dục nhân bản có chất lượng cao
với sự đóng góp trực tiếp thấp nhất của cha mẹ các em là điều đang dần trở
thành hiện thực. Chính sự điều tiết xã hội qua các sắc thuế, sự tăng trưởng
kinh tế qua những thành quả gặt hái từ giáo dục đã bảo đảm cho lộ trình giáo
dục nhân bản và có tầm nhìn rất xa rộng này đi tới kết quả. Có thể ngay bây
giờ, chúng ta chưa hội đủ điều kiện để miễn học phí hoàn toàn ở tất cả các cấp
học, nhưng lộ trình của ngành giáo dục hướng tới phải là giảm rồi đi tới miễn
học phí, chứ không phải ngược lại.
Hai là vì phương pháp dạy của giáo viên
Hiện nay, một số giáo viên các trường phổ thông vẫn áp dụng máy móc
cách dạy học truyền thống, tức là quá lạm dụng thuyết trình dẫn đến không ít
học sinh mất hứng thú với môn học, dẫn đến các em “ghét học”. Ngành giáo
dục đang phát động các phong trào nhằm xây dựng môi trường giáo dục, như
cuộc phát động “nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong
giáo dục” hoặc “nhà trường thân thiện”… Những cuộc phát động này đều
hướng tới nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên, vấn đề đổi mới



23
phương pháp nhằm kích thích tính tích cực của người học thì một số người lại
thờ ơ, thiếu quan tâm, thậm chí còn phủ định, chống đối… Phương pháp tích
cực được xem như là hệ thống các phương pháp nhằm kích thích nhận thức,
thái độ và hành vi của người học, có nghĩa là trong dạy học thầy cô phải vận
dụng linh hoạt các phương pháp, nhất là các phương pháp nêu vấn đề, phương
pháp khởi động trí tuệ, phương pháp dạy học trực quan… Chúng ta thừa nhận
rằng phương pháp thuyết trình có nhiều ưu điểm và hạn chế nhất định, cần
phải khai thác những ưu điểm của phương pháp này để có thể tác động vào
nhận thức, tình cảm học sinh. Muốn học sinh hứng thú thì thầy cô phải thay
đổi tư duy, thay đổi phương pháp, cần phải dạy cho học sinh cách tìm chân lý,
khơi nguồn cảm hứng ở người học, không thể áp dụng phương pháp theo lối
“bày cỗ sẵn” sẽ dẫn đến nhàm chán và không mang lại lợi ích thiết thực cho
người học.


24
CHƯƠNG 2
NHỮNG ẢNH HƯỞNG TỪ HIỆN TƯỢNG BỎ HỌC CỦA HỌC SINH
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ĐẾN XÃ HỘI VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
Hậu quả của việc HS bỏ học rất tệ hại mà chúng ta không thể lường hết
được. Nó sẽ tác động xấu đến sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của cả
nước nói chung và địa phương có học sinh bỏ học nói riêng. Thậm chí, ở
những địa phương này còn bị khủng hoảng gọi là khủng hoảng cộng đồng. Vì
một số lượng lớn thanh niên của địa phương không có tri thức, kéo theo
không có nghề nghiệp, không có thu nhập, cuộc sống nghèo khó. Không có tri
thức rất dễ sinh nhiều con, ảnh hưởng của sự gia tăng dân số. Còn sự nghèo
khó rất dễ dẫn người ta đến con đường phạm tội, làm ăn phi pháp.
2.1 Ảnh hưởng tới bản thân học sinh
Việc không được học hành đầy đủ là một thiệt thòi rất lớn đối với các

em. Trước nhất là các em bị thiếu một lượng kiến thưc rất lớn về kỹ năng
sống, một hành trang để bước vào đời . Đòi hỏi của xã hội bây giờ là yêu cầu
phải có “bằng cấp”, ít nhất thi các em củng phải có được tấm bằng tốt nghiệp
Trung học phổ thông để làm hành trang bé nhỏ cho mình. Nếu không có được
tấm bằng tốt nghiệp Trung học phổ thông thì khi đi xin việc làm sẻ khó có thể
tìm cho mình được một công việc tốt và ổn định. Do đó công việc các em tìm
được chỉ là những công việc phổ thông bình thường với mức lương thấp, với
mức lương đó thì các em sẻ không thể trang trải cho cuộc sống hiện tại của
mình chứ chưa nói gì đến việc tích lũy cho tương lai sau này. Với sự khiếm
khuyết rất nhiều lượng kiếm thức cũng như kỹ năng sống sẻ dẫn đến nhiều tác
hại kèm theo đó là sự thiếu hiểu biết về pháp luật, từ đó sẻ nảy sinh ra nhiều
tệ nạn xã hội mà các em gây ra và gánh chịu.


25
Ngày 25/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội thảo "Giải pháp nâng
cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức, lối sống, phòng chống tội phạm, bạo
lực trong học sinh trung học phổ thông.
Tại hội thảo, đại diện Bộ Công an cho biết: Từ 2000 - 2006, số vụ
phạm tội do trẻ em và vị thành niên gây ra là 74.389 vụ với 95.103 đối tượng,
riêng năm 2006, là hơn 10.000 vụ. Ngoài ra, tình trạng học sinh "nghiện" trò
chơi điện tử, "chat" , sử dụng ma tuý cũng gia tăng mạnh và tính chất phức
tạp.
Bà Đỗ Thị Hải, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Môi trường và các
vấn đề xã hội cho biết: “Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng vi phạm pháp
luật trong lứa tuổi học sinh là do giáo dục hiện nay chưa tập trung dạy cho
học sinh kỹ năng sống mà các bài học giáo dục đạo đức còn nặng lý thuyết, ít
liên hệ với thực tế... Viện đã khảo sát hơn 1.000 học sinh trung học cơ sở,
trung học phổ thông, sinh viên năm thứ nhất của một số trường đại học, cao
đẳng ở Hà Nội cho thấy 95% các em nhận thức chưa đúng về kỹ năng sống,

77% chưa được tập huấn, đào tạo về kỹ năng sống... Hầu hết các em lúng
túng khi trả lời hoặc chưa biết cách xử lý các tình huống thường gặp trong
cuộc sống. Các em chưa được dạy kỹ năng đối đầu với thử thách, cách ứng xử
và giải quyết khi gặp khó khăn còn lúng túng dễ dẫn đến xu hướng tiêu cực,
thậm chí trầm cảm hoặc sử dụng bạo lực để giải toả”.
Chỉ vì lối sống đua đòi, thích tụ tập, những thanh niên trẻ, tuổi đời trên
dưới 20 đã nhanh chóng trượt dốc với hành vi cướp tài sản để rồi những tháng
ngày tiếp theo, phải sống trong cảnh tù đày.
Sáng 15/1/2005, CAH Từ Liêm (Hà Nội) đã bắt quả tang Phạm Ngọc
Quý (SN 1985, trú tại phường Lam Sơn, thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hoá, tạm trú
tại ngõ 1, đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, sinh viên Đại học Công
nghệ thông tin Hà Nội) cùng đồng bọn thực hiện hành vi cướp xe máy BKS:
29T6-0429 của anh Lý Anh Tú, trú tại phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng


×