Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Phân tích tiềm năng và thực trạng phát triển kinh tế xã hội tỉnh hà tỉnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (332.3 KB, 27 trang )

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN

BÀI TẬP NHĨM
BỘ MƠN:

Kế hoạch hóa phát triển kinh tế- xã hội

Đề tài: “Phát triển ngành công nghiệp ở Hà Tĩnh”
Sinh viên thực hiện:

Giáo viên hướng dẫn:

1. Đậu Thị Sương

K46C_KHĐT

2. Hoàng Thị Phương

K46C_KHĐT

3. Nguyễn Thị Trà Linh

K46B_KHĐT

4. Lê Hữu Vinh

K46B_KHĐT

5. Trương Văn Trung


K46B_KHĐT

6. Vũ Thị Thúy

K46B_KHĐT

7. Trần Hữu Hồng

K46B_KHĐT

8. Trần Chí Thanh

K46B_KHĐT
HUẾ, 11/2014

1

Cô: Nguyễn Thị Thúy Hằng


MỤC LỤC

2


PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời gian qua với đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Hà Tĩnh
đã phấn đấu và đã có những bước phát triển cơng nghiệp khá. Tuy nhiên do một số
yếu tố khách quan và chủ quan nên nhiều tiềm năng và nguồn lực của tỉnh chưa
được khai thác tốt, kết quả thu được chưa ngang tầm với yêu cầu phát triển.

Để phát huy hết các nguồn lực, lợi thế và vận hội mới, việc hình thành và phát
triển các ngành cơng nghiệp trên địa bàn là một trong nhưng phương hướng cơ
bản và điều kiện để thực hiện chủ trương CNH-HĐH, đảm bảo cho phát triển cơng
nghiệp một cách chủ động có kế hoạch, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững,
tạo điều kiện để thu hút nguồn vốn đầu tư thuận lợi nhất, giải quyết việc làm cho
lao động địa phương, nâng cao thu nhập cải thiện đời sống của người dân nhất là
các khu vực lân cận các khu công nghiệp của tỉnh. Hiện nay tỉnh Hà Tĩnh đang
trên đà phát triển khu công nghiệp lớn Vũng Áng. Tuy thời gian qua ngành công
nghiệp cũng gặt hái được những thành quả nhưng vẫn còn nhiều hạn chế tồn tại
làm cản trợ thu hút vốn đầu tư và phát triển các ngành cơng nghiệp, tiềm ẩn nguy
cơ mất ổn định vì phát triển nhanh thì sẽ dẫn tới những hậu quả về ô nhiễm môi
trường, xã hội cho tỉnh Hà Tĩnh.
Xuất phát từ tầm quan trọng của ngành công nghiệp của tỉnh hà Tĩnh từ nay tới
năm 2020 nên chúng em chọn vần đề: “Phát triển ngành công nghiệp ở Hà Tĩnh”
Mục tiêu nghiên cứu:
-

Đánh giá thực trạng của tỉnh Hà Tĩnh những năm gần đây về mọi mặt sau

đó rút ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của tỉnh.
-

Nghiên cứu nguyên nhân của những khó khăn tồn tại của ngành công

nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
-

Đề xuất những giải pháp phát triển ngành công nghiệp của tỉnh Hà Tĩnh

đễn năm 2020.

3


PHẦN II: NỘI DUNG
1. PHÂN TÍCH TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI
1.1. Yếu tố địa lý, tự nhiên
1.1.1.
Vị trí địa lý

Hà Tĩnh là một trong sáu tỉnh nằm ở duyên hải Bắc Trung Bộ với tổng diện tích
5.997,18 km2, chiếm khoảng 1,8% tổng diện tích cả nước, trong tọa độ 17°53'50"18°45'40"vĩ độ Bắc, 105°05'50" - 106°30'20"kinh độ Đông. Hà Tĩnh giáp Nghệ An
ở phía Bắc, Quảng Bình ở phía Nam, Cộng hịa Dân chủ nhân dân Lào ở phía Tây
và biển Đơng ở phía Đơng, với hơn 137km đƣờng bờ biển. Tỉnh có 12 đơn vị
hành chính trực thuộc bao gồm thành phố Hà Tĩnh, thị xã Hồng Lĩnh và các
huyện: Hương Sơn, Đức Thọ, Vũ Quang, Nghi Xuân, Can Lộc, Hương Khê,
Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, Lộc Hà (thành lập 2007). Đến cuối năm 2010
tỉnh có 262 xã phương, thị trấn, trong đó có 235 xã, 12 thị trấn, 15 phương. Hà
Tĩnh có vị trí rất thuận tiện cho việc hợp tác, trao đổi và thương mại với các tỉnh
và các nước khác trong khu vực như Lào, Campuchia, Thái Lan. Tỉnh có hệ thống
giao thơng rất thuận lợi như: Quốc lộ 1A, đƣờng Hồ Chí Minh, đương sắt Bắc
Nam, quốc lộ 8A, quốc lộ 12A. Ngồi ra, Hà Tĩnh cũng có cửa khẩu quốc tế Cầu
Treo, cảng nước sâu Vũng Áng – Sơn Dương là trung tâm thương mại tạo thuận
lợi trong việc trao đổi và hợp tác với các nước trong khu vực. Việc tăng cường
phát triển tiểu khu vực Hành lang kinh tế Đông-Tây của lưu vực sông Mekong là
một cơ hội cho Hà Tĩnh phát triển và hội nhập kinh tế.
1.1.2. Đặc điểm về địa hình tự nhiên

Căn cứ điều kiện địa hình, địa mạo, tính chất đất đai, khí hậu, sơng, suối… có
thể chia ra Hà Tĩnh 04 vùng theo địa hình như sau:
Vùng ven biển

Tổng diện tích của vùng ven biển vào khoảng 41,4 ngàn ha chiếm 6,9% diện
tích đất tự nhiên của tỉnh, chạy dọc từ huyện Nghi Xuân đến đèo Ngang của huyện
Kỳ Anh; địa hình vùng này dốc thoải từ Tây sang Đơng, có cao độ tự nhiên từ
+2,00 đến +4,00 m, khu vực sát biển có cao độ tự nhiên từ +1,00 trở xuống, phần
4


lớn đất đai chưa và bị nhiễm mặn. Sản xuất, canh tác vùng này chủ yếu là trồng
lúa và màu. Các vùng ven cửa sông, cửa biển chủ yếu là sinh vật mặn, lợ sinh
sống, vùng này rất thích hợp với nuôi trồng thuỷ sản.
Vùng đồng bằng
Vùng đồng bằng Hà Tĩnh có diện tích khoảng 55,8 ngàn ha, chiếm 9,3% diện
tích đất tự nhiên của tỉnh, bao gồm các huyện, thị xã dọc trục đường quốc lộ1A từ
thị xã Hồng Lĩnh đến Kỳ Anh và một phần của huyện Đức Thọ dọc đường quốc
lộ8A từ thị trấn Đức Thọ đến thị xã Hồng lĩnh. Vùng này có cao độ tự nhiên
từ+2,00 đến +4,00 m, cục bộ một số điểm có cao độ +5,00 đến +6,00 m. Vùng
đồng bằng mang đậm nét đặc trưng của dải đồng bằng Bắc Trung Bộ, có độ
nghiêng dần từ Tây sang Đơng, bề ngang hẹp, đất đai màu mỡ hơn các vùng khác,
rất phù hợp với cây lúa nước
Vùng trung du
Diện tích khoảng 30 ngàn ha chiếm 5% diện tích đất tự nhiên của tỉnh, là vùng
-

có địa hình đồi dạng úp bát, có độ cao trung bình +10,00 đến +50,00 m so với mực
nước biển. Phía dưới chân đồi tạo thành từng dải đất bao quanh theo kiểu thảm
tương đối bằng phẳng, phù hợp với sản xuất cây lúa nước; phía lưng đồi phù hợp
với các loại cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày và phát triển trang trại chăn nuôi
gia súc tập trung.
Vùng miền núi
Đây là tiểu vùng có diện tích lớn nhất, khoảng 474,7 ngàn ha, chiếm 78,8% diện

tích đất tự nhiên của tỉnh, chủ yếu tập trung ở các huyện Hương Sơn, Hương Khê,
Vũ Quang và phía Tây huyện Kỳ Anh. Diện tích sử dụng cho nơng nghiệp chỉ
chiếm khoảng 10% diện tích của tiểu vùng.Vùng này có địa hình núi cao, rừng
rậm, suối dốc. Tiêu biểu là các đỉnh núi như: Giang Màn, Đông Cốc, Rèo Pheo,
vv. Thảm thực vật chủ yếu là rừng già nguyên sinh và rừng tái sinh. Đặc biệt có
khu bảo tồn rừng Quốc gia Vũ Quang, Kẻ Gỗ, có độ che phủ tự nhiên cao và có
nhiều loại sinh vật quý hiếm đang đươcc bảo vệ.
1.1.3. Khí hậu

5


Khí hậu nhiệt đới gió mùa của Hà Tĩnh có đặc trưng là thời tiết khắc nghiệt và
cực đoan trong suốt cả năm. Những hiện tượng thời tiết bất lợi bao gồm mưa kéo
dài, bão, lũ lụt, những đợt lạnh và gió Lào khơ nóng thổi từ phía Tây Nam. Hà
Tĩnh dễ bị ảnh hưởng bởi thiên tai tái diễn và mối đe dọa lâu dài của biến đổi khí
hậu.
1.1.4. Đất đai, tài nguyên đất đai và sử dụng
Hà Tĩnh có tổng diện tích là 5.997,18 km2, với 3 loại địa hình đặc trưng — khu
vực miền núi, vùng đồng bằng và đồng bằng ven biển. Phần lớn đất đai của tỉnh là
địa hình đồi núi và đất đai phần lớn là đất cằn, bạc màu. Những đặc điểm thổ
nhưởng đặc trưng này là thách thức lớn đối với việc phát triển đất đai và nơng
nghiệp.
1.1.5. Trữ lượng khống sản
Hà Tĩnh giàu trữ lượng khoáng sản, bao gồm mỏ quặng sắt lớn nhất Việt Nam,
chiếm 45% trữ lượng quặng sắt quốc gia. Mỏ quặng sắt Thạch Khê có trữ lượng
544 triệu tấn, trong đó có 369,9 triệu tấn được xem là có thể khai thác đựoc khi sử
dụng cơng nghệ hiện nay
1.1.6. Tài nguyên Rừng
Tỷ lệ che phủ rừng của Hà Tĩnh hiện nay là 52,8%, bao gồm cả rừng tự nhiên

và rừng trồng. 74% số xã trong tỉnh đều có đất rừng. 351.147 ha đất lâm nghiệp ở
Hà Tĩnh đựợc chia thành 3 loại theo mục đích sử dụng
Rừng sản xuất chiếm phần đất lâm nghiệp lớn nhất, 46%. Rừng sản xuất
đựợc khai thác để cung cấp gỗ, đặc biệt là gỗ nguyên liệu.
Rừng phòng hộ chiếm 33% tổng diện tích đất lâm nghiệp và tập trung ở các
khu vực như Khu bảo tồn thiên nhiên Vũ Quang. Ở đây trú ngụ đa dạng các loại
động thực vật đựợc bảo vệ và là nơi đóng vai trị quan trọng trong bảo vệ mơi
trƣờng và kiểm sốt lũ lụt.
Rừng đặc dụng chiếm 21% tổng diện tích rừng.
1.1.7. Nguồn nước và biển
Hà Tĩnh có nguồn tài nguyên nước mặt dồi dào, bao gồm nhiều lưu vực sông,
hàng năm cung cấp cho tỉnh khoảng 11–13 tỷ m3 nước. Hà Tĩnh có 5.178 ha nuôi
trồng thủy sản nước ngọt và 2.572 ha nuôi trồng thủy sản nước mặn.
Hà Tĩnh có 13 con sơng bắt nguồn từ dãy Trưuờng Sơn, với tổng chiều dài hơn
400km.
6


1.2. Lao động và nguồn nhân lực
1.2.1. Dân số và nhà ở
 Dân số: Khơng như tình hình chung ở Việt Nam, từ năm 2000 đến năm 2010, dân

số của tỉnh Hà Tĩnh đã giảm từ1.273.000 xuống còn 1.223.000, với tỷ lệ tăng dân
số bình quân hàng năm là -0,36%. Do xu hướng dân số này, năm 2010 Hà Tĩnh chỉ
chiếm 1,41% dân số của Việt Nam
 Nhà ở: Mặc dù nông thôn ở Hà Tĩnh chiếm tỷ lệ cao hơn so với bình quân chung cả
nước, nhưng tỷ lệ nhà ở kiên cố và bán kiên cố cộng lại tương đương với mức bình
quân của cả nước. Với tỉ lệ nhà ở kiên cố chiếm 79%, Hà Tĩnh tốt hơn khu vực
Bắc và Nam Trung bộ trong lĩnh vực cung cấp nhà ở chất lượng cho nhân dân
1.2.2. Lao động

Lực lượng lao động Hà Tĩnh năm 2010 có 659.762 người (trong tổng số
709.874 người trong độ tuổi lao động), chiếm khoảng 54% tổng dân số. Mặc dù
lực lượng lao động chỉ tăng trưởng bình quân hàng năm là 1,1% từ năm 2001 đến
năm 2010 (có giảm nhẹ từ năm 2008), số người tham gia lực lượng lao động vẫn
tăng mạnh hơn tốc độ gia tăng dân số của tỉnh trong cùng thời kỳ. Cơ cấu kinh tế
hiện nay tập trung vào nơng nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản (Hình 25). Đây là
ngành có năng suất thấp và sử dụng đến 64% lực lượng lao động, so với mức 52%
của cả nƣớc. Tuy nhiên, kinh tế Hà Tĩnh đang dần đa dạng hóa và lao động đang
dần chuyển dịch từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp hoặc dịch vụ.
Từ năm 2000, lực lượng lao động tham gia trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ
sản giảm, với mức thay đổi bình qn năm là -1,1%, trong khi đó, số lao động
tham gia vào lĩnh vực công nghiệp- xây dựng
2.

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA

TỈNH HÀ TĨNH
2.1.
Thực trạng phát triển kinh tế
2.1.1. Các chỉ số phát triển kinh tế vĩ mô cơ bản:
Hà Tĩnh đã đạt được hầu hết các mục tiêu phát triển kinh tế giai đoạn 20012010. Tốc độ tăng trưởng đạt cao hơn bình quân cả nước, đồng thời tỉnh cũng
thành cơng trong việc bắt đầu đa dạng hóa nền kinh tế, giảm dần tỷ trọng nông
7


nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp. Tỉnh đã đạt nhiều chỉ tiêu đề ra. Tuy nhiên, nền
kinh tế vẫn còn tụt hậu so với cả nước nói chung. Cụ thể là:
- Tỉnh có tốc độ tăng trưởng GDP 9,4%2, cao hơn nhiều trung bình cả nước là
7,07% và mục tiêu đặt ra trong Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010 là
8%.

- Năm 2010, GDP bình quân đầu người của tỉnh đạt 12,9 triệu đồng, đứng thứ
53 trong 63 tỉnh thành cả nước, tăng 1,63 so với giai đoạn 2001-2005, vượt xa chỉ
tiêu tăng 1,4 lần đề ra trong kế hoạch phát triển 2001-2010, tăng 2,61 lần từ năm
2001 đến 2010 (cao hơn nhiều chỉ tiêu 1,8 lần).
- Giảm thành công tỷ trọng nông nghiệp, lâm và ngư nghiệp từ 51,31% năm
2000 xuống còn 33,7% (mục tiêu là 33%). Tăng trưởng bình quân đạt 2,3%/năm,
thấp hơn mục tiêu 5,93%.
- Tỷ trọng Công nghiệp- xây dựng trong GDP tăng từ 13,45% năm 2000 lên
mức 33,6% năm 2010, vượt xa chỉ tiêu 25%. Tăng trưởng bình quân 23%/năm,
cao hơn nhiều mục tiêu đề ra 14-16%.
- Tỷ trọng ngành dịch vụ tương đối ổn định, dao động từ 35,24% năm 2000 đến
32,7% năm 2010 (mục tiêu là 42%), trong khi vẫn tăng trưởng về giá trị với tốc độ
trung bình 10% trong giai đoạn này, thấp hơn mục tiêu 15-20%.
- Giá trị xuất khẩu trong năm 2005 đạt 40,8 triệu USD (đạt mục tiêu 40-45 triệu
USD). Tuy nhiên, năm 2010 giá trị này chỉ đạt 62,4 triệu USD thấp hơn so với
mục tiêu 80 triệu USD. Tốc độ tăng trưởng trung bình cả giai đoạn là 14,8%.
- Thu ngân sách địa phương năm 2001 đạt 260 tỷ đồng, chỉ chiếm 7,1% GDP
tỉnh, năm 2005 đạt 554 tỷ đồng, chỉ chiếm 9,1% GDP tỉnh (mục tiêu là 16%). Năm
2010 đạt 1.859 tỷ đồng, chiếm11,7% GDP tỉnh.
- Tổng vốn đầu tư trong giai đoạn này đạt 38.317 tỷ đồng, riêng năm 2010 đạt
11.475 tỷ Đồng với tỷ lệ đầu tư / GDP là 72% trong năm
- Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hà Tĩnh giai đoạn 2005-2010 và 6
tháng đầu năm 2011 là 37 dự án với tổng số vốn đăng ký gần 10 tỷ USD, trong đó
tổng số vốn đã thực hiện đạt gần 498 triệu USD, chiếm trên 34% trong tổng số vốn
đầu tư toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.

8


- Nhìn chung, tỉnh đã có nhiều bước tiến trong 10 năm qua và do đó có tiền đề

để đạt được kết quả kinh tế cao hơn nữa trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh
tế xã hội 2011–2020.
2.1.2. Trồng trọt, chăn nuôi,lâm nghiệp, ngư nghiệp, nuôi trồng thủy

sản và kinh tế nơng thơn
Hà Tĩnh đã có những tiến bước tiến đáng kể trong khu vực nông, lâm, ngư
nghiệp. Theo giá cố định, GDP khu vực này tăng 4,2% trong giai đoạn 2001–2005,
từ 1.746 tỷ đồng năm 2000 lên 4.035 tỷ đồng năm 2005 và 0,2% giai đoạn 2006–
2010, đạt giá trị 5.356 tỷ đồng. Điều này cho thấy năng suất của khu vực đã tăng
trong thập niên qua.
Giá trị sản lượng trồng trọt tăng lên 4.690 tỷ đồng vào năm 2010, tốc độ tăng
trưởng trung bình hàng năm đạt 1,8% trong giai đoạn này. Diện tích trồng trọt của
Hà Tĩnh có nhiều thay đổi trong giai đoạn này, tăng từ 185.924 ha năm 2000 lên
190.234 ha năm 2005 và lại giảm xuống 184.318 ha năm 2010. Tuy nhiên, giá trị
năng suất trung bình đã tăng lên, từ 5,85 triệu đồng/ha năm 2000 lên 7,03 triệu
đồng/ha năm 2010.
2.1.3. Công nghiệp và Xây dựng

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2005-2010
và các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, các Chương trình hành động của
UBND tỉnh, 5 năm qua nhiều chính sách phát triển ngành được ban hành, các quy
hoạch phát triển công nghiệp, thương mại - dịch vụ được triển khai thực hiện một
cách quyết tâm, vì vậy hoạt động cơng nghiệp và xây dựng đã có những bước phát
triển đáng kể. Công nghiệp và xây dựng tăng nhanh trong giai đoạn 2001–2010.
Tốc độ tăng trưởng GDP cơng nghiệp bình qn hàng năm đạt trên 14%, giá trị
sản xuất công nghiệp tăng bình quân hàng năm 18,7%. Theo giá cố định, tỉ trọng
công nghiệp và xây dựng trong GDP của Hà Tĩnh đã tăng từ 457,720 tỷ đồng năm
2000 lên 1.569,188 tỷ đồng năm 2005 tức 28%/năm, và tiếp tục tăng lên 5.333 tỷ
9



đồng năm 2010, tương đương 18%/năm trong cả giai đoạn. Như đã đề cập, Hà
Tĩnh vượt chỉ tiêu đề ra về tỷ trọng đóng góp cho GDP từ ngành cơng nghiệp và
xây dựng so với nông nghiệp. Theo kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2001–2010,
tỉnh đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong các lĩnh vực như khai khoáng và khai
thác đá, vật liệu xây dựng và chế tạo máy. Ngoài ra, Hà Tĩnh đã tạo được nền tảng
vững chắc cho việc phát triển mỏ sắt Thạch Khê và khu kinh tế Vũng Áng. Cả 2
dự án trên dự kiến sẽ có đóng góp lớn vào phát triển kinh tế xã hội của Hà Tĩnh.
Những thành tựu tỉnh đạt được đều có sự hỗ trợ từ việc xây dựng các khu kinh tế
và khu công nghiệp trong tỉnh.
2.1.4. Thương mại và Dịch vụ

Ngồi nơng nghiệp và cơng nghiệp, Hà Tĩnh còn phát triển về thƣơng mại và
dịch vụ. Hoạt động xuất và nhập khẩu đã có bước tăng trưởng. Nhập khẩu tăng từ
15,7 triệu USD năm 2000 lên 68,7 triệu USD năm 2010. Tương tự, xuất khẩu tăng
4 lần từ 15,8 triệu USD năm 2000 lên 62,5 triệu USD năm 2010. Tăng trưởng xuất
khẩu chủ yếu từ các mặt hàng như: tôm đông lạnh, mực đông lạnh, gỗ; Ngoài ra,
xuất khẩu các sản phẩm lạc và chè khơ cũng có xu hướng tăng. Hoạt động thương
mại nội địa cũng tăng lên trong giai đoạn này. Doanh thu bán lẻ tăng mạnh từ
1.538.164 triệu đồng năm 2001 lên 3.376.844 triệu đồng năm 2005 và 14.645.548
triệu đồng năm 2010. Nhìn chung, Hà Tĩnh đã đạt được hầu hết các mục tiêu mở
rộng và phát triển thị trường và thương mại bán lẻ, ví dụ như mục tiêu tăng doanh
thu bán lẻ 15-20% từ năm 2001 đến 2010. Tuy nhiên, hoạt động thương mại trong
giai đoạn này vẫn còn nhỏ bé về quy mơ. Đóng góp của thương mại cho nền kinh
tế cịn thấp hơn trung bình cả nước. Năm 2010, thương mại đóng góp 1.857 tỷ
đồng, tức 11,69% cho GDP tỉnh. Mức đóng góp này trung bình cả nước là 283.947
tỷ đồng, tương đương 14,3% tổng GDP năm 2010.
2.2.

Thực trạng phát triển xã hội


10


Cùng những thành tựu kinh tế trong giai đoạn 2001–2010, Hà Tĩnh đã đạt
được hầu hết các mục tiêu xã hội đề ra. Nhìn chung, tỉnh đã có bước tiến đáng kể
trong giảm nghèo, giáo dục, chăm sóc sức khỏe. Những thành tích trên có được là
nhờ đã bảo vệ và duy trì được 1 mơi trường trong lành và hạn chế ô nhiễm từ phát
triển công nghiệp. Từ năm 2000 đến 2010, dân số Hà Tĩnh giảm từ 1,27 triệu
xuống còn 1,23 triệu người. Cũng trong thời gian này, tỉnh có tốc độ đơ thị hóa
hàng năm là 4,3%. Năm 2001, 10% diện tích tỉnh là thành thị, 90% là nơng thơn.
Đến năm 2010, diện tích thành thị chiếm 15% và nông thôn chiếm 85%. Hà Tĩnh
đạt và vượt rất nhiều chỉ tiêu xã hội đề ra trong giai đoạn này, cụ thể là:
-

Tạo 61.275 việc làm mới (so với mục tiêu 20.000-25.000).
Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề đạt 32% (so với mục tiêu 25%).
Giảm đáng kể tỷ lệ hộ nghèo: từ 38,6 năm 2006 xuống 12,7% năm 2010

(26,1% theo chuẩn nghèo quốc gia giai đoạn 2011-2015). Đây là tỷ lệ cao nhất cả
khu vực Bắc Trung Bộ, 1 phần do thiệt hại từ lũ lụt cuối năm 2010. Mục tiêu đặt ra
ban đầu là xóa được nghèo.
Tỷ lệ nhập học bậc tiểu học (100% so với mục tiêu), trung học cơ sở
(100%), trung học phổ thông (73,1% so với mục tiêu 90%) đều tăng trong giai
đoạn này, với 100% phường xã có trường tiểu học
Tỷ lệ xã, phường có bác sỹ đạt 65,3% (so với mục tiêu 100%), trong khi tỷ
lệ bác sĩ đạt 5,4 / nghìn người năm 2010 so với mức 3,4 người năm 2000
Tỷ lệ trẻ sơ sinh tử vong giảm còn 5,8/100.000 trẻ đẻ sống, tỷ lệ trẻ dƣới 5
tuổi tử vong giảm từ 42/1000 xuống còn 9/1000 (mục tiêu là 15/1000); tỷ lệ trẻ
suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi giảm xuống còn 19,1%; 96,1% trẻ em dưới 1 tuổi

được tiêm phòng đầy đủ (mục tiêu là 100%)
Năm 2010, 70% diện tích khu vực thành thị ở thành phố Hà Tĩnh và thị xã
Hồng Lĩnh được cấp 80–100 lít nước/người/ngày, và 50% diện tích thành thị cịn
lại được cấp 50–70 lít/người/ngày. Cũng trong năm 2010, 70% dân cư khu vực
nơng thơn có nước sạch, tăng 20% so với năm 2005.
Năm 2010, tất cả 262 xã phường đã đƣợc phủ sóng truyền hình và radio,
đạt 100% mục tiêu đề ra
2.3.
Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
11


2.3.1. Giao thơng
 Đường bộ

Đến cuối 2010, Hà Tĩnh có 8.746,15 km đường giao thông, bao gồm:
- 440,3 km đường quốc lộ do trung ương quản lý, bao gồm: quốc lộ 1A, đương
Hồ Chí Minh, quốc lộ 8A, 8B, quốc lộ 12 và quốc lộ 15;
- 12 tuyến tỉnh lộ dài tổng cộng 379,2 km do tỉnh quản lý;
- 1.421,29 km đường cấp huyện do huyện quản lý;
- 3.614,72 km đường liên xã và 2.890,64 km đường thơn xóm do từng xã quản
lý.
Chất lượng của các đường này rất khác nhau giữa các huyện. Ví dụ, ở huyện
Đức Thọ tất cả các tuyến đường liên xã đƣợc đổ bê tông, trong khi ở các huyện
phía Tây của tỉnh, phần lớn của các tuyến đường này có chất lượng rất kém.
 Đường sắt
Đường sắt Thống nhất Bắc — Nam đi qua phía Tây tỉnh Hà Tĩnh, khơng đi qua
các trung tâm kinh tế trọng điểm của tỉnh. Đoạn đi qua tỉnh Hà Tĩnh dài 71km với
12 ga, trong đó có 2 ga vận chuyển hàng hóa với 3 chuyến tàu dừng mỗi ngày. Tuy
nhiên, các chuyến tàu quốc gia không thường xuyên dừng lại ở Hà Tĩnh do số

lượng hành khách ít. Chỉ có một số tàu chạy nối các tỉnh trong khu vực dừng tại ga
Yên Trung của huyện Đức Thọ, đặc biệt trong các kỳ nghỉ lễ.
2.3.2. Thuỷ lợi và cấp nước
 Thuỷ lợi

Hệ thống thuỷ lợi của Hà Tĩnh bao gồm một loạt các hồ chứa, đập, trạm
bơm, kênh rạch rất quan trọng cho việc cung cấp nguồn nước ổn định và dễ tiếp
cận với các cộng đồng nông nghiệp. Hệ thống thủy lợi hiện nay chủ yếu được sử
dụng để cung cấp nước cho mục đích nơng nghiệp và chống lũ lụt. Về sức chứa
nước, tỉnh đã xây dựng 345 hồ chứa thủy lợi với sức chứa trên 762,6 triệu m3
nước. Tỉnh đang xây dựng và nâng cấp thêm 49 hồ chứa, đưa công suất nước của
Hà Tĩnh tiếp tục tăng. 57 đập của Hà Tĩnh điều tiết lưu lượng nước với tốc độ 17
m3/giây. Hệ thống 32 đê với tổng chiều dài 318,7 km giúp ngăn chặn lũ lụt trong
tỉnh. Thêm vào đó, 381 trạm bơm điện với tổng lưu lượng 117 m3/giây được thiết
kế để hỗ trợ tưới tiêu 50.000 ha lúa đông xuân và 39.500 ha lúa hè thu. Hà Tĩnh dự
kiến xây dựng 19 trạm bơm bổ sung để hỗ trợ thêm 17.800 ha đất tưới tiêu. Mạng
lưới kênh rạch của tỉnh có chiều dài 8.284 km và đưa nước cho các khu vực nông
12


nghiệp, công nghiệp, khu dân cư và hỗ trợ các hoạt động khác của thành phố. Tuy
nhiên, chỉ có 32,5% kênh rạch được kiên cố hóa dẫn đến làm giảm hiệu quả thủy
lợi trong tỉnh. Ngồi ra tỉnh có 12 kênh dẫn nước lớn giúp ngăn ngừa nước mặn ở
các vùng ven biển.
2.3.3. Điện và năng lượng

Năm 2010, 99,53% hộ gia đình của Hà Tĩnh được sử dụng điện lưới quốc
gia, so với 99,3% năm 2009. Chỉ số này cũng cao hơn các tỉnh láng giềng (Hình
17). Chỉ số này của cả nước là 97,6% năm 2010. Tất cả các xã, khu, thị trấn của
Hà Tĩnh đều được hòa lưới điện quốc gia. 250 tổ chức quản lý điện nông thôn trên

địa bàn tỉnh chịu trách nhiệm đảm bảo cung cấp điện liên tục và ổn định cho khu
vực nông thơn. Hiện tại trên địa bàn tỉnh có 5 trạm biến áp với 8 máy biến áp
110KV, tổng công suất là 236 MVA.
2.3.4. Bưu chính - viễn thơng
Cơ sở hạ tầng điện thoại cố định của Hà Tĩnh thấp hơn so với mức bình
quân Việt Nam, đặc biệt là ở các khu vực nơng thơn. Tuy nhiên, Hà Tĩnh có mạng
lưới điện thoại di động rất tốt để bù đắp (Hình 18). Việt Nam được xem là một
quốc gia có tăng trưởng bùng nổ trong cả thuê bao cố định và di động, Hà Tĩnh
cũng có xu hướng tương tự. Mạng di động ở Hà Tĩnh hiện nay phủ sóng hầu hết
các khu vực dân cư và có tất cả các nhà cung cấp dịch vụ di động lớn của quốc gia
như Viettel, Vinafone, Mobifone. Mạng di động của Hà Tĩnh được xem là một
trong những điểm mạnh nhất về cơ sở hạ tầng kỹ thuật của tỉnh — mạng vẫn có
sóng ngay trong thời gian lũ lụt, trong khi tất cả các tiện ích khác đều có xu hướng
khơng phục vụ được. Hà Tĩnh cũng hỗ trợ việc sử dụng các mạng di động 3G, phủ
sóng ở các khu vực ven biển của tỉnh. Tỷ lệ sử dụng điện thoại di động ở Hà Tĩnh
trong năm 2010 là gần 60%, tương đương với tỷ lệ chung của cả nước. Hà Tĩnh
cũng có cơ sở hạ tầng mạng internet vững chắc, mặc dù kết nối mạng của dân còn
thấp, dưới mức trung bình cả nước, chủ yếu là do khơng có máy tính cá nhân và
nhu cầu thấp hơn

13


3. TỔNG HỢP CÁC VẤN ĐỀ THEN CHỐT
3.1.
Điểm mạnh
-

Vị trí Chiến lược: Hà Tĩnh có một vị trí chiến lược, nằm giữa Hà Nội và Đà


Nẵng. Tỉnh có vị trí địa lý thuận lợi để phục vụ Lào và Đông Bắc Thái Lan, với
cửa khẩu Cầu Treo giúp Hà Tĩnh tiếp cận trực tiếp Trung Lào. Hà Tĩnh nằm ở vị
trí có khoảng cách tốt giữa các trung tâm kinh tế lớn của Việt Nam– Hà Nội và Đà
Nẵng, chỉ cách chưa đầy 400km và có thể tiếp cận bằng các chuyến bay từ sân bay
tại khu vực, bằng đường bộ hoặc bằng đƣờng sắt.
Trữ lượng khoáng sản lớn, đặc biệt là quặng sắt:
Nguồn tài ngun khống sản giàu có là một tiềm năng thế mạnh quan trọng
của tỉnh: Mỏ sắt Thạch Khê với trữ lượng 544 triệu tấn, ngoài ra tỉnh cịn có nhiều
khống sản khác như vàng, thiếc và than đá. Hà Tĩnh có cơ hội khai thác lợi thế
này và phát triển hoạt động chế biến dựa trên nguồn tài nguyên
Quỹ đất còn tương đối lớn cho phát triển: Giá đất ở Hà Tĩnh tương đương
giá đất ở khu vực và cạnh tranh so với các trung tâm công nghiệp và đô thị trọng
điểm tại Việt Nam. Tỉnh cịn đủ đất phi nơng nghiệp và đất có liên quan cho phát
triển.
-

Tỉ lệ che phủ rừng lớn, thuận lợi cho phát triển đa dạng sinh thái và chế

biến gỗ: Diện tích che phủ rừng của Hà Tĩnh tăng từ 34% năm 1998 lên 52,8% vào
năm 2010 và trữ lượng rừng tự nhiên lớn, có nhiều loại cây có thể khai thác gỗ
hoặc góp phần vào sự đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường của tỉnh.
Tài nguyên biển và nước dồi dào: Đường bờ biển dài 137km cùng các diện
tích nước ngọt trong nội địa và nước lợ ven biển của Hà Tĩnh đang được khai thác
để nuôi trồng và đánh bắt cá. Hà Tĩnh cũng là một tỉnh có cảng biển nước sâu gần
với các tuyến đường vận tải tàu thủy lớn có thể cập cảng dễ dàng hơn so với cảng
Hải Phòng. Điều kiện địa lý của tỉnh cho phép Hà Tĩnh có khả năng trung chuyển
các tàu lớn lên tới 300.000 DWT.
Hạ tầng viễn thông tốt: cơ sở hạ tầng viễn thông Hà Tĩnh, đặc biệt là kết
nối điện thoại di động có chất lượng tốt. Nếu phát huy được thế mạnh này, Hà
14



Tĩnh có thể cung cấp các dịch vụ chất lượng cao để hỗ trợ các cụm ngành khác,
đồng thời giúp tỉnh khai thác các cơ hội trong lĩnh vực liên quan nhƣ BPO / ITO
Giáo dục tiểu học và THCS tốt: Hà Tĩnh vốn có thành tích cao về chất
lượng giáo dục tiểu học và trung học. Chính điều này đã giúp tỉnh có đƣợc lực
lượng lao động với trình độ giáo dục phổ thông vững vàng. Lượng lao động này
sau này cần được tiếp tục đào tạo và tập huấn sao cho phù hợp với nhu cầu từ các
cụm ngành của tỉnh. Ngoài ra, giá lao động của tỉnh rất rẻ, chỉ bằng khoảng hơn
60% mức chung cả nước (2010) và được giáo dục tương đối tốt đến cấp trung học
phổ thông.
Điểm yếu
Điều kiện thổ nhưỡng của Hà Tĩnh khó khăn và khơng thuận lợi cho nơng
3.2.
-

nghiệp năng suất cao: 1/5 diện tích khơng phù hợp trồng trọt và khoảng 2/3 chỉ có
chất lượng trung bình hoặc dưới trung bình.
Địa hình và khí hậu: Hà Tĩnh nằm ở 1 trong những vùng khí hậu khắc
nghiệt nhất của Việt Nam - mùa đơng lạnh, mùa hè khơ nóng, và thời gian có ánh
nắng hạn chế. Điều kiện khí hậu khắc nghiệt kết hợp với các thảm họa tự nhiên
thường xuyên, đặc biệt là lũ lụt, gây thiệt hại cho sản xuất nơng nghiệp cũng như
sinh kế. Địa hình của Hà Tĩnh với nhiều vùng miền núi cũng gây khó khăn thêm
cho phát triển sản xuất.
Cơ sở hạ tầng vật chất và giao thông nghèo nàn: Cơ sở hạ tầng vật chất
chưa đầy đủ, chất lượng kém. Kết quả là, vị trí nằm giữa 2 trung tâm kinh tế Hà
Nội và Đà Nẵng góp phần làm cho Hà Tĩnh có năng suất kinh tế thấp. Mặc dù vẫn
nằm ở khoảng cách hợp lý giữa 2 đầu tàu kinh tế của cả nước, Hà Tĩnh chưa xây
dựng được các kết nối giao thông thuận tiện để thúc đẩy tăng trưởng và tỉnh là địa
phương nghèo nhất trên quốc lộ 1A giữa Hà Nội và Đà Nẵng.

Nguồn lực ngân sách còn hạn chế: Với tình trạng phát triển hiện tại, kinh tế
Hà Tĩnh hiện khơng thể có nguồn thu ngân sách đủ để đáp ứng nhu cầu đầu tư của
tỉnh. Tỉnh phụ thuộc nhiều vào Chính phủ Trung ương và các nguồn kinh phí khác
(doanh nghiệp, ODA). Đây là nguy cơ và thách thức phải được quản lý trong
tương lai.
15


-

Thiếu lao động có tay nghề cao, tình trạng người có năng lực đi làm việc ở

nơi khác: Mặc dù giáo dục phổ thơng có chất lượng tốt, tỉnh lại thiếu nhân viên kỹ
thuật lành nghề, cũng như sinh viên tốt nghiệp đại học. Nếu khơng có đầu tư vào
đào tạo, đây sẽ là một hạn chế trong tương lai của tỉnh. Thực trạng này càng khó
giải quyết hơn do sự di cư thường xuyên diễn ra của người có tài ra khỏi Hà Tĩnh.
Hệ thống y tế chuyên khoa chất lượng kém: Mặc dù Hà Tĩnh có thành tựu
tốt trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ ban đầu, nhưng tỉnh vẫn chưa có cơ sở vật
chất và năng lực tối ưu để cung cấp dịch vụ y tế chuyên khoa
Khó khăn với quặng sắt Thạch Khê: Quặng sắt Thạch Khê chứa 7% kẽm
không thể chế biến thành công với cơng nghệ lị đốt tiêu chuẩn. Quặng sắt này cần
có cơng nghệ đặc biệt để chế biến thành thép. Ngồi ra, 1 khối lượng lớn quặng
nằm sâu dưới đất và 1 phần trong đó khơng thể tiếp cận với cơng nghệ hiện tại.
Ngay cả với lượng quặng tiếp cận được thì tỉnh cũng gặp những thách thức về kỹ
thuật trong khai thác.
3.3.
Cơ hội
Biến vị trí chiến lược thành lợi thế: Hà Tĩnh có thể biến vị trí địa lý chiến
lược thành lợi thế bằng cách tăng thêm thị phần của mình trong quan hệ xun
biên giới với Lào và đơng Thái Lan nhờ xúc tiến thương mại, đẩy mạnh giao thơng

vận tải, hậu cần và các dịch vụ khác có liên quan.
Tối đa hóa việc sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên sẵn có: Hà Tĩnh
có cơ hội tạo nhiều giá trị nhờ sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên – một lợi
thế quan trọng của tỉnh. Tài nguyên này chủ yếu gồm trữ lượng quặng sắt, tài
nguyên biển, tài nguyên rừng và các khoáng sản khác. Tỉnh có thể xây dựng các
cụm ngành bền vững, lâu dài hoặc các ngành công nghiệp phụ trợ và liên quan
xung quanh các tài nguyên thiên nhiên này.
Tận dụng nguồn nhân lực được giáo dục phổ thơng tốt: Hà Tĩnh có lợi thế
về giáo dục phổ thông. Đây là lợi thế giúp tỉnh có nguồn lao động giỏi có thể dễ
dàng đào tạo và nâng cấp thành các lao động lành nghề rất hấp dẫn giúp phục vụ
các ngành công nghiệp và dịch vụ. Đây cũng là một lợi thế về chi phí và chất
lượng độc đáo về mặt lao động so với tỉnh thành khác trong và ngoài khu vực. Lợi

16


thế này giúp Hà Tĩnh xây dựng các cụm ngành trong tỉnh – nơi lợi thế về lao động
có ý nghĩa quan trọng.
Tận dụng các xu hướng thuận lợi trong khu vực, trong nước và quốc tế:
Liên quan tới các yếu tố trên, Hà Tĩnh cũng có vị thế thuận lợi, nhờ nguồn tài
nguyên thiên nhiên và vị trí địa lý, để tận dụng 1 số xu thế chính trong nước và
khu vực. Ví dụ, với sáng kiến Tiểu vùng Sơng Mekong, Hà Tĩnh có thể trở thành
đầu mối thương mại giữa đông Thái Lan, Lào và Việt Nam. Việc tiếp tục tăng
trưởng kinh tế của Việt Nam và khu vực sẽ làm gia tăng nhu cầu thép và các sản
phẩm chế tạo khác, giúp đẩy mạnh các cụm ngành này của Hà Tĩnh.
Cải thiện hạ tầng giao thông vận tải giúp tiếp cận tốt hơn các thị trường
trong và ngồi nước
Tốc độ đơ thị hóa của cả nước tăng lên tạo môi trường thuận lợi hơn cho cả
các doanh nghiệp và cá nhân
3.4.

Thách thức
Khả năng chống chịu còn hạn chế với thời tiết, khí hậu và bảo vệ mơi
trường: Hà Tĩnh thường bị tác động nghiêm trọng do các điều kiện khí hậu cực
đoan, trong đó có bão lũ, và trong trung hạn đến dài hạn dễ bị tổn thương do biến
đổi khí hậu.
Thách thức lớn về kỹ thuật làm ảnh hưởng việc khai thác mỏ sắt Thạch
Khê
-

Cạnh tranh thu hút vốn ngày càng gay gắt với các tỉnh xung quanh
Rào cản pháp lý và các vấn đề khác cịn tồn tại làm giảm đầu tư nước

ngồi

4.

XÂY DỰNG CÂY VẤN ĐỀ

Lao động có tay nghề thấp

Chất lượng nguồn
nhân lực cịn hạn
chế

17

Tỉnh chưa có chiến lược cụ thể trong
việc xây dựng, phát triển và sử dụng
nguồn nhân lực
chất lượng quản lý của cán bộ còn

thấp


Cơ sở hạ tầng cịn yếu kém

Cơng
nghiệp
chưa
phát
triển

Quy mơ đầu tư còn
hạn chế

nguồn vốn ngân sách còn thấp
Cạnh tranh thu hút vốn ngày càng gay
gắt với các tỉnh xung quanh
Rào cản pháp lý làm giảm đầu tư
nước ngồi

Địa hình khí hậu
cịn gặp nhiều khó
khăn

Điều kiện khí hậu khắc nghiệt kết hợp
với các thảm họa tự nhiên thường
xuyên xảy ra
Địa hình đồi núi
Đất đai phần lớn là đất cằn, bạc màu


Khai thác chưa hiệu
quả nguồn tài
nguyên thiên nhiên

Tài nguyên biển và nước dồi dào
nhưng chưa khai thác hiệu quả
Công nghệ khai thác còn lạc hậu

Nâng cao tay nghề

5. XÂY DỰNG CÂY MỤC TIÊU

Nâng cao chất
lượng nguồn nhân
lực

18

Tỉnh cần có chiến lược cụ thể
trong việc xây dựng, phát triển
và sử dụng nguồn nhân lực
Nâng cao chất lượng cán bộ quản



Phát triển cơ sở hạ tầng

Phát
triển
công

nghiệp

Mở rộng quy mô
đầu tư

Tăng cường thu hút nguồn vốn
ngân sách nhà nước
Tạo môi trường thuận lợi để thu
hút vốn đầu tư nước ngồi
Xóa bỏ các rào cản pháp lý

Giảm thiểu tác động từ thiên tai
Giảm bớt khó khăn
và thách thức do
địa hình khí hậu
gây ra

Khai thác hiệu quả
nguồn tài nguyên
thiên nhiên

6.

XÂY DỰNG CÁC CHỈ TIÊU, CHỈ SỐ
Chỉ tiêu, chỉ số nhánh cấp 1

Phát triển các lợi thế của địa hình
đồi núi
Tăng cường cải tạo đất đai


Tăng cường khai thác và sử dụng
có hiệu quả nguồn tài nguyên biển
và nước
Nâng cao chất lượng công nghệp
trong việc khai thác nguồn tài
nguyên

6.1.

MỤC TIÊU
CHỈ TIÊU
CHỈ SỐ
Phát triển công nghiệ Năm 2020 tỉ trọng ngành Giá trị sản xuất ngành
phát triển
công nghiệp chiếm 50% công nghiệp
trong cơ cấu nghành

19


Giai đoạn 2014-2020 tăng Tốc độ tăng trưởng
trưởng bình quân ngành bình qn của ngành
cơng nghiệp đạt 30%/năm.
cơng nghiệp
Nâng cao chất lượng Năm 2020 100% người lao Số lao động đã qua đào
nguồn nhân lực
động đã qua đào tạo
tạo
Năm 2020 tăng số dự án đầu Số dự án đầu tư
tư kên 200 dự án

Mở rộng quy mô vốn Năm 2020, tăng nguồn vốn
đầu tư
đầu tư vào công nghiệp của Tỉ lệ vốn đầu tư nước
tỉnh lên 50% so với năm ngoài và ngoại tỉnh
trước
Giai đoạn 2015-2020, giảm
bớt thiệt hại do thiên tai gây
Khắc phục khó khăn
ra cho cơng nghiệp xuống
của địa hình khí hậu
50% so với giai đoạn 20102015.
Năm 2020 hiệu quả khai
Khai thác và sử dụng
thác nguồn tài nguyên thiên
hiệu quả nguồn tài
nhiên đạt 85% so với năm
nguyên thiên nhiên
trước

6.2.

Tổng thiệt hại mà thiên
tai gây ra cho ngành
công nghiệp
Sản lượng tài nguyên
thiên nhiên đã khai thác
và sử dụng có hiệu quả

Chỉ tiêu ,chỉ số nhánh cấp 2


MỤC TIÊU
Nâng cao tay nghề
Nâng cao chất lượng
cán bộ quản lí

CHỈ TIÊU
CHỈ SỐ
Năm 2020 , mở thêm 5
Số trường dạy nghề
trường dạy nghề cho người
của tỉnh
lao động
Giai đoạn 2015-2020, 100% Số cán bộ quản lý có
cán bộ quản lý phải có bằng bằng đại học hoặc trên
đại học hoặc trên đại học
đại học

20


Tỉnh cần có chiến
lược cụ thể trong việc
xây dựng, phát triển
và sử dụng nguồn
nhân lực

Năm 2020, tỉnh xây dựng
Số chiến lược về việc
được 3 chiến lược về việc
khai thác và sử dụng

khai thác và sự dụng nguồn
nguồn lực
lực sẵn có

Năm 2020, 100% hệ thống
Số km đường giao
giao thông được nâng cấp và thông được nâng cấp
Tạo môi trường thuận
xây dựng mới.
lợi để thu hút vốn đầu
tư nước ngoài
Năm 2020, xây dựng thêm 2 Số khu công nghiệp
khu công nghiệp mới
được xây dựng
Tăng cường thu hút
nguồn vốn ngân sách
nhà nước
Phát triển cơ sở hạ
tầng
Giảm thiểu tác động
từ thiên tai
Nâng cao chất lượng
công nghệ trong việc
khai thác nguồn tài
nguyên
Tăng cường khai
thác và sử dụng có
hiệu quả nguồn tài
nguyên biển và nước


Giai đoạn 2015 -2020, vốn
ngân sách nhà nước đầu tư
vào tỉnh tăng 50% so với
giai đoạn 2010-2014
Đến năm 2020, 100% các
huyện phải có cơ sở hạ tầng
tốt
Giai đoạn 2015-2020, giảm
thiểu tác động từ thiên tai
xuống 50% so với giai đoạn
2010-2014

Số vốn ngân sách Nhà
nước cấp cho tỉnh
Số huyện có cơ sở hạ
tầng đạt chất lượng tốt
Số tài sản bị tàn phá do
thiên tai

Đến năm 2020, áp dụng
100% các máy móc cơng Số máy móc cơng nghệ
nghệ hiện đại vào khai thác hiện đại được áp dụng
tài nguyên
Năm 2020, hiệu quả khai
thác nguồn tài nguyên biển
và nước đạt 85% so với năm
trước

Sản lượng tài nguyên
biển và nước đã khai

thác và sử dụng có hiệu
quả

7. GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP Ở HÀ TĨNH
21


Thứ nhất, về nguồn nhân lực: tỉnh cần có chiến lược cụ thể trong việc xây
dựng, phát triển và sử dụng nguồn nhân lực. Bên cạnh đó cần mở các lớp dạy
nghề nhằm nâng cao chất lượng cũng như số lượng lao động qua đào tạo.Và
cuối cùng cần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ để đảm bảo trình độ quản lý
tốt.
Thứ hai,tỉnh cần đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng để tạo môi trường đầu tư tốt
nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư trong nước cũng như nước ngoài nâng cao lợi
thế so với các tỉnh khác. Bên cạnh đó các cấp có thẩm quyền cần đưa ra các
chính sách ưu tiên, hỗ trợ cho các chủ đầu tư nhất là các chủ đầu tư nước ngoài
khi đầu tư vào khu vực này.
Thứ ba, do nằm trong khu vực có điều kiện khí hậu khắc nghiệt kết hợp với các
thảm họa tự nhiên thường xuyên xảy ra nên về phía các chủ đầu tư cần xác định
trước các phương pháp sản xuất khác nhau và đưa ra các biện pháp cũng như
vạch ra kế hoạch trước để ứng phó khi có thiên tai xảy ra.Bên cạnh đó cần khai
thác và sử dụng có hiệu quả các tài nguyên thiên nhiên (ngành sản xuất gạch
ngói).
Thứ tư,cần khai thác và sử dụng có hiệu quả các tài nguyên thiên nhiên như
khống sản, đất đai...như ngành sản xuất gạch ngói, ngành luyện kim…Cần
nhập các thiết bị công nghệ cao để nâng cao sản lượng đánh bắt cũng như năng
suất trong sản xuất và chế biến.

PHẦN III. KẾT LUẬN
Trong những năm qua nền kinh tế- xã hội của tỉnh Hà Tĩnh đã có nhiều

chuyển biến tích cực: cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa. Văn hóa xã hội đạt được nhiều tiến bộ, đời sống nhân dân khong
ngừng được nâng cao, an ninh – quốc phịng và trật tự an tồn xã hội được giữ
vững.
Tuy nhiên so với nhiều địa phương thì kinh tế hà tĩnh còn nhiều yếu kém,
đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn.Moi trường đầu tư cịn nhiều hạn chế.
Trên địa bàn Hà Tĩnh chưa có một cơ sở cong nghiệp nào của trung ương để
làm đòn bẩy cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế. vì vậy việc “tập trung mọi
22


nguồn lực để tạo đột phá về phát triển công nghiệp” là rất cần thiết hiện nay đối
với Hà Tĩnh.
Là một tỉnh có nền kinh tế kém phát triển, sự đầu tư của trung ương cịn hạn
hẹp, Hà Tĩnh khơng thể cùng một lúc đầu tư phát triển công nghiệp trên địa bàn.
Do đó, Hà Tĩnh phải tạo đột phá trong phát triển ở những khâu, những nghành
có tính quyết định, trước hết là phải đột phá trong tư duy phát triển kinh tế,
trong đóa có tư duy về phát triển công nghiệp. phải coi công nghiệp và làm cho
công nghiệp đóng vai trị quyết định trong việc đưa Hà Tĩnh thoát nghèo, vươn
lên giàu mạnh. Đồng thời phải lựa chọn những dự án mang tính đột phá, những
nghành phát huy được thế mạnh của địa phương về các nguồn lực tài nguyên
thiên nhiên, lao động, khoa học và công nghệ, nguồn vốn cho phát triển cơng
nghiệp. đó là những nghành góp phần thúc đẩy nhanh q trình chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đó là
những nghành tạo khả năng liên kết kinh tế trong phạm vi vùng, quốc gia và
quốc tế.
Cùng với việc lựa chọn nghành công nghiệp có tính đột phá, cần quan tâm
khai thác , mở rộng các cơ sở cơng nghiệp hiện có nhất là những nghành công
nghiệp chế biến nông-lâm-thủy sản, sản xuất vật lệu xây dựng.
Tuy cịn gặp nhiều khó khăn nhưng Hà Tĩnh đang hé mở nhiều tiềm năng to

lớn và những thời cơ thuận lợi, cho phép Hà Tĩnh có thể huy động mọi nguồn
lực trong và ngoài nước để khởi động các dự án công nghiệp đã được quy
hoạch, phê duyệt, tạo ra sự bứt phá mới trong phát triển kinh tế- xã hội nhằm
đạt được mục tiêu Hà Tĩnh sớm trở thành tỉnh có cơng nghiệp- dịch vụ phát
triển và trở thành trung tâm công nghiệp của miền trung vào năm 2015.

23



×