Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

ĐỀ CƯƠNG ôn tập NGỮ văn HKI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.49 KB, 7 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN HKI
Họ và tên: Lưu Hằng Phương Lam - Lớp: 9A
A. PHẦN VĂN BẢN:
I. Văn học trung đại:
1. Người con gái Nam Xương.
a) Tác giả: Nguyễn Dữ
- Quê quán: huyện Trường Tân (Trường Miện), Hải Dương.
- Sinh sống ở thế kỉ XVI, nhà Lê bắt đầu khủng hoảng. Lê, Mạc, Trịnh tranh giành quyền bính, nội chiến kéo dài.
b) Tác phẩm:
- Xuất xứ: Trích từ truyền kì mạn lục.
- Nội dung: Thể hiện niềm cảm thương đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ
phong kiến, đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ.
- Nghệ thuật:
+ Sử dụng thành công các yếu tố kì ảo đan xen các yếu tố thực.
+ Bố cục chặt chẽ, xây dựng tình huống hấp dẫn, khéo léo.
+ Nhân vật có cá tính, có nội tâm.
2. Truyện Kiều:
a) Tác giả:
• Hoàn cảnh xã hội: Cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX: xã hội có nhiều biến động dữ dội.
-> Tác động mạnh mẽ đến cuộc đời và sự nghiệp Nguyễn Du.
• Cuộc đời:
Nguyễn Du (1765 - 1820).
- Tên chữ là Tố Như, tên hiệu là Thanh Hiên.
- Quên ông ở Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.
- Sinh trưởng trong một gia đình quí tộc nhiều đời làm quan có truyền thống về văn học.
- Cuộc đời chia làm 3 giai đoạn chính:


+ Niên thiếu.
+ Những năm lưu lạc.
+ Làm quan dưới triều Nguyễn.


• Con người: Là người có kiến thức sâu rộng, vốn sống phong phú, năng khiếu văn học bẩm sinh cùng với
một trái tim giàu yêu thương.
=> Thiên tài văn học Nguyễn Du, nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn, danh nhân văn hóa thế giới.
• Sự nghiệp:
- Có nhiều tác phẩm đặc sắc cả chữ Hán lẫn chữ Nôm.
- Tác phẩm xuất sắc nhất là Truyện Kiều (Đoạn trường tân thanh).
b) Tác phẩm:
• Giá trị nội dung:
- Giá trị hiện thực:
+ Truyện Kiều là bức tranh hiện thực về một xã hội bất công, tàn bạo.
+ Phản ánh số phận bị áp bức, đau khổ và tấn bi kịch của người phụ nữ trong xã hội cũ.
- Giá trị nhân đạo:
+ Truyện Kiều là tiếng nói thương cảm trước số phận bi kịch của con người.
+ Tiếng nói lên án, tố cáo những thế lực xấu xa.
+ Tiếng nói khẳng định đề cao tài năng, nhân phẩm.
• Giá trị nghệ thuật: Tác phẩm là sự kết tinh thành tựu nghệ thuật văn học dân tộc trên các phương diện
ngôn ngữ, thể loại. Ngôn ngữ dân tộc và thể thơ lục bát đã đạt tới đỉnh cao rực rỡ. Nghệ thuật tự sự đã có
bước phát triển vượt bậc, từ nghệ thuật dẫn truyện đến nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, khắc họa tính cách
và miêu tả tâm lí con người.
c) Các đoạn trích:
• Chị em Thúy Kiều (Nằm ở phần mở đầu, câu 15 - 38):
- Nội dung: Đoạn thơ miêu tả, khắc họa rõ nét chân dung chị em Thúy Kiều. Ca ngợi vẻ đẹp, tài năng của con
người và dự cảm về kiếp người tài hoa bạc mệnh của Thúy Kiều.
- Nghệ thuật:
+ Bút pháp ước lệ tượng trưng.
+ Nhiều biện pháp tu từ đặc sắc: nhân hóa, ẩn dụ, so sánh, thành ngữ...


+ Thủ pháp nghệ thuật đòn bẩy.
• Cảnh ngày xuân (Câu 39 - 57):

- Nội dung: Miêu tả cảnh thiên nhiên, lễ hội mùa xuân trong tiết Thanh minh và cảnh chị em Thúy Kiều du
xuân.
- Nghệ thuật:
+ Sử dụng bút pháp chấm phá điểm xuyết, hình ảnh chọn lọc.
+ Tả cảnh ngụ tình.
+ Từ ngữ: từ Hán Việt, từ ghép, từ láy... giàu chất tạo hình.
• Kiều ở lầu Ngưng Bích (Phần 2: Gia biến và lưu lạc, câu 1033 - 1054):
- Nội dung: Đoạn thơ cho thấy cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thủy chung, hiếu thảo của Kiều.
- Nghệ thuật:
+ Sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình đặc sắc.
+ Nhiều biện pháp tu từ: ẩn dụ, câu hỏi tu từ, đảo ngữ, điệp ngữ,...
II. Văn học hiện đại:
1. Bài thơ về tiểu đội xe không kính:
a) Tác giả: Phạm Tiến Duật (1941 - 2007).
- Quê ở Phú Thọ.
- Gương mặt tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mĩ.
- Thường sáng tác về đề tài người lính và cô thanh niên xung phong trên chiến trường Trường Sơn.
- Thơ có giọng điệu trẻ trung, sôi nổi, hồn nhiên, tinh nghịch, sâu sắc.
b) Tác phẩm:
- Viết năm 1969, trích từ tập thơ "Vầng trăng quầng lửa".
- Nội dung: Bài thơ khắc họa nổi bật hình ảnh người lính lái xe ở Trường Sơn trong thời kì chống Mĩ, với tư
thế hiên ngang, tinh thần lạc quan, dũng cảm, bất chấp khó khăn, nguy hiểm và ý chí chiến đấu giải phóng
miền Nam.
- Nghệ thuật:
+ Sử dụng hình ảnh độc đáo.
+ Giọng điệu khỏe khoắn, trẻ trung.


+ Bút pháp tả thực và các biện pháp nghệ thuật: so sánh, nhân hóa, liệt kê, điệp từ, hoán dụ, đối lập...
2. Đoàn thuyền đánh cá:

a) Tác giả: Huy Cận (1919 – 2005)
- Quê: Hà Tĩnh.
- Là gương mặt tiêu biểu trong phong trào thơ mới.
- Sau Cách mạng, thơ của Huy Cận tràn ngập niềm vui và tình yêu cuộc sống.
b) Tác phẩm:
- In trong tập thơ “Trời mỗi ngày lại sáng” sáng tác năm 1958, là kết quả của chuyến đi thực tế ở Quảng
Ninh của tác giả.
- Nội dung: Thể hiện sự hài hòa giữa thiên nhiên với con người lao động, bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của
nhà thơ trước đất nước và cuộc sống.
- Nghệ thuật:
+Bút pháp lãng mạn, xây dựng nhiều hình ảnh liên tưởng, tưởng tượng phong phú.
+ Âm hưởng khỏe khoắn, hào hùng, lạc quan.
+ Nhiều biện pháp tu từ đặc sắc: so sánh, nhân hóa, nói quá, liệt lê,…
3. Ánh trăng.
a) Tác giả: Nguyễn Duy, tên khai sinh là Nguyễn Duy Nhuệ, sinh năm 1948.
- Quê ở Thanh Hóa.
- Là gương mặt tiêu biểu trong lớp nhà thơ trẻ thời chống Mĩ, ông vẫn tiếp tục bền bỉ sáng tác sau năm
1975.
- Thơ Nguyễn Duy sâu lắng, thấm đẫm cái hồn, cái vía của ca dao dân ca Việt Nam.
- Những bài thơ của ông thường đi sâu vào cái nghĩa, cái tình của con người Việt, ngôn ngữ thơ gần gũi, dân
dã.
b) Tác phẩm:
- Viết năm 1978, trích từ tập Ánh trăng.
- Nội dung: Bài thơ như một lời tự nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính
gắn bó với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu. Bài thơ có ý nghĩa gợi nhắc, củng cố ở người đọc thái độ
sống "uống nước nhớ nguồn", ân nghĩa thủy chung với quá khứ.
- Nghệ thuật: Sử dụng các biện pháp nghệ thuật: điệp từ, liệt kê, so sánh, nhân hóa, đối lập...
4. Làng:
a) Tác giả: Kim Lân (1920 – 2007)
- Tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài.

- Quê: Từ Sơn, Bắc Ninh.
- Là nhà văn trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp.
- Là nhà văn có sự am hiểu, gắn bó với người nông dân, nông thôn có sở trường viết truyện ngắn đề tài:
phong tục tập quán nông thôn và nông dân.
b) Tác phẩm:
- Sáng tác năm 1948 – Thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp.
- Nội dung: Thể hiện chân thực, sâu sắc và cảm động tình yêu làng quê, lòng yêu nước, tinh thần kháng
chiến của người nông dân phải rời làng đi tản cư.
- Nghệ thuật:


+ Tạo tình huống thử thách.
+ Xây dựng nhân vật điển hình.
+ Miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật tinh tế.
+ Sử dụng ngôn ngữ mộc mạc, bình dị, chân chất.
5. Lặng lẽ Sa Pa:
a) Tác giả: Nguyễn Thành Long (1925 - 1991)
- Quê ở Duy Xuyên - Quảng Nam.
- Là cây bút chuyên viết truyện ngắn và kí.
- Truyện ngắn của ông nhẹ nhàng, tình cảm, thường pha chất kí và giàu chất thơ.
- Văn ông thường ánh lên vẻ đẹp của con người nên có khả năng thanh lọc, làm trong sáng tâm hồn khiến
chúng ta thêm yêu cuộc sống.
b) Tác phẩm:
- Viết vào năm 1970, là kết quả của chuyến lên thăm Lào Cai, được trích từ tập "Giữa trong xanh".
- Nội dung: Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa khắc họa thành công hình ảnh người lao động bình thường, tiêu biểu
là anh thanh niên làm công tác khí tượng một mình trên đỉnh núi cao, qua đó khẳng định vẻ đẹp của con
người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng.
- Nghệ thuật: Xây dựng được tình huống hợp lí, cách kể chuyện tự nhiên, có sự kết hợp giữa tự sự, trữ tình
với bình luận.
6. Chiếc lược ngà:

a) Tác giả: Nguyễn Quang Sáng.
- Sinh năm 1932, quê ở huyện Chợ Mới, An Giang.
- Ông là nhà văn Nam Bộ.
- Ông thường viết về cuộc sống con người Nam Bộ với phong cách viết văn rất độc đáo, đậm chất Nam Bộ.
b) Tác phẩm:
- Viết năm 1966 trong kháng chiến chống Mĩ khi tham gia hoạt động ở chiến trường Nam Bộ.
- Nội dung: Đoạn trích truyện Chiếc lược ngà đã thể hiện cảm động tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong
cảnh ngộ éo le của chiến tranh.
- Nghệ thuật:
+ Cốt truyện chặt chẽ, tình huống bất ngờ hợp lí.


+ Lựa chọn ngôi kể và người kể chuyện thích hợp: Anh Ba - một người bạn thân thiết của anh Sáu vừa kể lại
câu chuyện một cách khách quan, vừa chia sẻ cảm xúc về các nhân vật, vì vậy tư tưởng và chủ đề của truyện
được bộc lộ rõ.
+ Xây dựng tính các và miêu tả tâm lí nhân vật rất thành công, đặc biệt là tâm lí trẻ thơ.
+ Ngôn ngữ giản dị, đậm màu sắc Nam Bộ.
+ Hình ảnh chiếc lược ngà có ý nghĩa biểu tượng sâu sắc.
B. PHẦN TIẾNG VIỆT:
1. Các phương châm hội thoại:
- Phương châm về lượng: Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu
cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa.
- Phương châm về chất: Khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng
chứng xác thực.
- Phương châm quan hệ: Khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.
- Phương châm cách thức: Khi giao tiếp, cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch; tránh cách nói mơ hồ.
- Phương châm lịch sự: Khi giao tiếp, cần tế nhị và tôn trọng người khác.
2. Cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp:
Có 2 cách dẫn lời nói hay ý nghĩ của một người:
- Dẫn trực tiếp: nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ người hoặc nhân vật, lời dẫn trực tiếp đặt trong dấu

ngoặc kép.
- Dẫn gián tiếp: thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp, lời dẫn
gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép.
3. Sự phát triển của từ vựng.
- Cùng với sự phát triển của xã hội, từ vựng của ngôn ngữ cũng không ngừng phát triển. Một trong những
cách phát triển từ vựng tiếng Việt là phát triển nghĩa của từ trên cơ sở nghĩa gốc của chúng.
- Phát triển nghĩa của từ ngữ: phương thức ẩn dụ và phương thức hoán dụ.
- Phát triển số lượng từ ngữ: ạo từ ngữ mới và mượn từ cũng là các cách để phát triển từ vựng tiếng Việt.
4. Trau dồi vốn từ:
- Muốn sử dụng tốt tiếng Việt, trước hết cần trau dồi vốn từ. Rèn luyện để nắm được đầy đủ và chính chính
xác nghĩa của từ và cách dùng từ là việc rất quan trọng để trau dồi vốn từ.
- Rèn luyện để biết thêm những từ chưa biết, làm tăng vốn từ là việc thường xuyên phải làm để trau dồi vốn
từ.


5. Các biện pháp tu từ từ vựng:
- So sánh: là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng nhằm tăng tính gợi
hình, gợi cảm.
- Nhân hóa: là dùng những từ ngữ vốn dùng để miêu tả hành động của con người để miêu tả vật, dùng từ
gọi người để gọi sự vật không phải là người làm cho sự vật, sự việc hiện lên sống động, gần gũi với con
người.
- Ẩn dụ: là dung tên sự vật, hiện tượng này để gọi tên cho sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng nhằm
tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Hoán dụ: Là dùng tên sự vật này để gọi tên cho sự vật, hiện tượng khác có mối quan hệ gần gũi nhằm tăng
sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Điệp ngữ: là từ ngữ (câu) được lặp lại nhiều lần trong khi nói và viết nhằm nhấn mạnh, bộc lộ cảm xúc…
- Chơi chữ: là cách dùng từ đồng âm, gần âm và khác nghĩa nhằm tạo sắc thái dí dỏm hài hước.
- Nói quá: là phóng đại mức độ, qui mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây
ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
- Nói giảm, nói tránh: là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá

đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.



×