I.
MỞ BÀI:
Nếu coi tín ngưỡng văn hóa dân gian là một nét đẹp truyền đời của dân
tộc Việt Nam, thì tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên có lẽ là nét văn hóa mang
đậm nét nhất về quan niệm sống, cách đối nhân xử thế của con người Việt
Nam. Là người Việt Nam, hẳn ai cũng thờ cúng tổ tiên và ông bà. Tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên rất giản dị: chúng ta tin tưởng rằng tổ tiên mình
là thiêng liêng, dù đã đi vào cõi vĩnh hằng nhưng họ vẫn phù hộ cho con
cháu vượt qua gian khó, vui mừng cho con cháu khi gặp may mắn, nhưng
cũng quở trách con cháu khi làm điều tội lỗi. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
nhắc nhở thế hệ những người đang sống phải nhớ đến nguồn, “ăn quả nhớ
người trồng cây”, biết kính trọng, phụng dưỡng ông bà, cha mẹ lúc sinh
thời và thờ phụng khi mất. Sự thanh cao, tinh khiết của nó đã trở thành
đạo lý, lẽ sống, trở thành một tập tục truyền thống, có vị trí hết sức đặc biệt
trong đời sống tinh thần của dân tộc Việt Nam, là một trong các thành tố
tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam.
Từ những ý nghĩa trên, tôi chọn đề tài: “Tại sao tín ngưỡng thờ cúng tổ
tiên lại trở thành bản sắc của người Việt Nam”, với hy vọng làm nổi bật
hơn những giá trị tiêu biểu của tín ngưỡng này đối với văn hóa xã hội và
con người dân tộc Việt Nam.
II.
NỘI DUNG CHÍNH:
1.
Cơ sở hình thành tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên:
Đầu tiên, để thấy rõ được bản sắc của người Việt Nam tồn tại trong tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên, chúng ta sẽ tìm hiểu về cơ sở hình thành – nguồn
gốc của tín ngưỡng này.
Cơ sở quan trọng đầu tiên cho việc hình thành bất cứ tôn giáo tín
ngưỡng nào cũng là quan niệm tâm linh của con người về thế giới. Cũng
như nhiều dân tộc khác, người Việt xuất phát từ nhận thức “vạn vật hữu
linh” - mọi vật đều có linh hồn, và bắt đầu từ thế giới tự nhiên xung quanh
mình. Vì thế, loại thần cổ sơ nhất được người ta sùng là các thần tự nhiên,
đặc biệt là thần cây, thần núi, thần sông.... – những vị thần gắn bó trực tiếp
1
với cuộc sống ăn ở của họ. Bằng cách thần thoại hóa, các vị thần tự nhiên
đã được mang khuôn mặt (hiền hậu hay dữ tợn) và tâm lý của con người
(vui mừng hay giận dữ). Có thể nói việc nhân hóa các thần tự nhiên đã tạo
ra một bước chuyển cho việc hình thành hệ thống nhân hóa. Đây cũng
chính là giai đoạn con người bắt đầu khám phá về bản thân mình. Đến một
thời điểm nào đó, mối quan hệ giữa cái hữu hình và cái vô hình, nhất là cái
sống và cái chết đã làm con người bận tâm.
Bằng quan niệm “vạn vật hữu linh” kể trên, họ tin rằng trong mỗi con
người đều có phần “hồn” và “xác”. Trong nhận thức dân gian, “hồn” và “xác
vừa gắn bó, vừa tách biệt: Chúng gắn bó khi sống và tách biệt khi chết,
“xác” đã hòa vào cát bụi nhưng “hồn” vẫn tồn tại và chuyển sang sống ở
một thế giới khác – “chết” chỉ là một dạng “sống” ở một thế giới khác, thế
giới Cõi âm. Cõi âm ấy cũng có mọi nhu cầu như cuộc sống dương gian, nếu
người chết không được cung cấp đầy đủ sẽ trở thành “ma đói” lang thang,
quấy nhiễu người sống. Các am chúng sinh lập ở cuối làng, hay lễ Vu Lan
(Rằm tháng Bảy) dành cho “thập loại chúng sinh” là những biểu hiện mong
muốn chia sẻ, an ủi những linh hồn bơ vơ, thiếu đói không có người cúng
tế.
Mối quan hệ giữa những người sống và những người chết cùng chung
huyết thống lại càng gắn bó hơn. Trong vòng hai, ba đời thì đó còn là
những kỷ niệm rất cụ thể và sâu sắc. Ông bà, cha mẹ dù qua đời nhưng vẫn
luôn hiện diện trong tâm tưởng của con cháu, và con cháu luôn cảm thấy
trách nhiệm cả về vật chất lẫn tinh thần đối với họ. Niềm tin vào cái chết
chẳng qua là một cuộc trở về gặp tổ tiên, ông bà và tổ tiên có thể sẽ dõi
theo, phù hộ độ trì cho con cháu. Đó chính là cơ sở nền tảng cốt lõi để hình
thành tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.
Ngoài quan niệm dân gian, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ra đời và duy
trì còn phải dựa trên những cơ sở điều kiện nhất định về kinh tế - xã hội.
Trước hết, trong xã hội cổ truyền Việt Nam, nền kinh tế chủ yếu là nền
kinh tế tiểu nông tự cung tự cấp, các gia đình cư trú quần tụ theo họ, và
2
nhiều họ tập hợp thành làng xã - gần như là một đơn vị kinh tế độc lập.
Trước làng, con người không tồn tại với tư cách cá nhân, mà tồn tại dưới
danh nghĩa dòng họ - một đơn vị huyết thống. Có thể nói, nền kinh tế tiểu
nông là môi trường thuận lợi cho việc củng cố và phát triển ý thức dân tộc,
ý thức thờ cúng tổ tiên ở làng xã. Mặc dù vậy, khác với tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiên ở Trung Quốc, ở Việt Nam chúng ta hầu như nhà nào cũng có
bàn thờ gia tiên nhưng không phải nhà nào cũng có từ đường của dòng họ:
do đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên người Việt Nam sản xuất lúa
nước theo truyền thống tiểu canh kết hợp chăn nuôi gia súc, không đòi hỏi
tập trung nhân công lớn như ở Trung Quốc, do đó người Việt gắn bó với
gia đình hạt nhân hơn gắn bó với dòng họ. Đây là một nét đặc trưng riêng
chỉ có ở người Việt Nam, khác biệt với Trung Quốc, nhưng lại là nét thống
nhất của toàn dân tộc.
Về cơ sở xã hội, ở giai đoạn thị tộc phụ quyền của xã hội phong kiến
Việt Nam, quyền hành trong gia đình hoàn toàn thuộc về người đàn ông là
người có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh tế; vợ và con trong gia
đình phải phục tùng tuyệt đối quyền hành ấy, cả khi họ còn sống lẫn khi họ
qua đời. Do đó, những nghi thức ma chay và cúng tế tổ tiên này có thể xem
là một “hình thức phản ánh hoang đường quyền hành gia trưởng trong
gia đình”.
Như vậy, có thể thấy tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đã được hình thành
trên cơ sở quan niệm tâm linh mộc mạc mang tính bản địa, ra đời và tồn
tại, phát triển trong một nền tảng môi trường kinh tế xã hội vững bền. Nhờ
đó, tín ngưỡng này mới có thể được bảo tồn suốt chiều dài lịch sử dân tộc
2.
đầy biến động.
Nét bản sắc Việt trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên :
Tổ tiên theo quan niệm của người Việt Nam, trước hết là những người
đã khuất có cùng huyết thống, như cha, mẹ, ông, bà, cụ, kỵ v.v... là người đã
sinh ra mình. Tổ tiên cũng là những người có công tạo dựng nên cuộc sống
hiện tại như các vị "Thành hoàng làng" các "Nghệ tổ". Không chỉ thế, tổ
3
tiên còn là những người có công bảo vệ làng xóm, quê hương, đất nước
khỏi nạn ngoại xâm như Trần Hưng Đạo đã thành "Cha" được tổ chức
cúng, giỗ vào tháng 8 âm lịch hàng năm. "Tháng 8 giỗ cha" ở rất nhiều nơi
trong cộng đồng người Việt. Ngay cả "Thành hoàng" của nhiều làng cũng
không phải là người đã có công tạo dựng nên làng, mà có khi là người có
công, có đức với nước được các cụ xa xưa tôn thờ làm "thành hoàng". Tổ
tiên trong tín ngưỡng của người Việt Nam còn là "Mẹ Âu Cơ", còn là "Vua
Hùng", là người sinh ra các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam.
Thờ cúng tổ tiên là hình thức tín ngưỡng mà thông qua nghi lễ thờ
cúng nhằm xác lập "mối liên hệ" giữa người sống với người chết, giữa
người ở thế giới hiện tại và thế giới tâm linh. Là sự thể hiện quan niệm về
nhân sinh của người Việt Nam: "sự tử như sự sinh, sự vong như sự tồn".
Với người Việt Nam, chết chưa phải là hết, tổ tiên lúc nào cũng ở bên cạnh
người sống, "như tại" trên bàn thờ mỗi gia đình, động viên, trợ giúp cho
con cháu trong cuộc sống thường ngày. Nếu như tôn giáo thường tuyệt đối
hóa đời sống tinh thần, hướng con người về thế giới siêu thoát, thì tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tuy có hướng con người về với quá khứ, song lại
rất coi trọng hiện tại và tương lai.
Nét bản sắc Việt Nam lớn nhất mà tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
mang lại chính là đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” - đạo lý biết ơn và
tiếp tục nối dõi truyền thống tổ tiên chỉ trở thành nội dung bên trong của
tín ngưỡng khi đạo lý được bộc lộ thông qua các nghi thức có tính chất
huyền bí, thiêng liêng. Các nghi thức thờ cúng tổ tiên ở nước ta tuy phần
lớn phỏng theo nghi lễ Nho giáo, nhưng lại có những yếu tố rất gần gũi với
Phật giáo hay Đạo giáo. Mặt khác với tính chất một tín ngưỡng dân dã, các
hành vi lễ thức thường được thực hiện theo tâm thức dân gian và cũng
không hoàn toàn thống nhất ở các gia đình, các địa phương.
Trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” là
nội dung nổi trội: Một mặt con cháu bày tỏ lòng biết ơn đối với các bậc sinh
4
thành, lúc họ đã chết cũng như khi còn sống; Mặt khác, nó cũng thể hiện
trách nhiệm liên tục và lâu dài của con cháu đối với nhu cầu của tổ tiên.
Trách nhiệm được biểu hiện không chỉ trong các hành vi sống (giữ gìn
danh dự và tiếp tục truyền thống của gia đình, dòng họ, đất nước) mà còn
ở trong các hành vi cúng tế cụ thể. Từ đạo lý “uống nước nhớ nguồn” mà
dần trở thành “đạo hiếu”: Đạo hiếu là cái gốc của mỗi con người. Công cha,
nghĩa mẹ như núi cao, nước nguồn cho nên phải hiếu thảo với cha, mẹ khi
còn sống, thành kính, biết ơn, tiếc thương khi cha, mẹ khuất núi về với tổ
tiên. Lòng hiếu thảo là giá trị đạo đức quý báu trong tín ngưỡng thờ cúng
tổ tiên của người Việt Nam.
Khi cúng lễ tổ tiên, một mặt con người hướng về quá khứ, định hướng
cho hiện tại (giáo dục truyền thống gia đình, đạo lý làm người cho con
cháu) và mặt khác đã chuẩn bị cho tương lai. Đường dây thế hệ mà cũng là
đường dây đạo lý sẽ luôn liên tục nối tiếp, phát triển.
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên có nội dung bình dị và giàu tính thực tiễn,
không cực đoan như nhiều tôn giáo khác. Bởi thế nó dễ dàng được thế tục
hóa trở thành nếp sống, phong tục, bám rễ sâu trong tiềm thức của mỗi
người. Bằng việc thờ cúng tổ tiên, thế hệ trước nêu gương cho thế hệ sau
không chỉ vì trách nhiệm đối với các bậc sinh thành mà còn để giáo dục dạy
dỗ con cháu lưu truyền nòi giống. Trong khi tế lễ, lời khấn vái của họ cũng
thật giản dị, rất thực tiễn: lời cầu xin che chở, phù trợ cho cuộc sống hàng
ngày của họ được bình yên, suôn sẻ - lời tế lễ giúp con người cảm thấy
thanh thản về mặt tâm linh, điểm tựa tinh thần quan trọng cho cuộc sống.
Trong sự thờ cúng này đã thực sự nảy sinh mối quan hệ hai chiều: người
chết cần đến sự cúng lễ của người sống để có thể yên ổn ở thế giới bên kia,
không thành “ma đói” lang thang, còn người sống chỉ có thể an bình, thanh
thản khi được che chở, phù trợ một cách bí ẩn của người chết. Linh hồn
các bậc tiền bối luôn luôn bên cạnh con cháu, mách bảo cho họ và giúp đỡ
họ có một cuộc sống tốt đẹp thuận hòa. Với những mong muốn bình dị và
5
niềm tin nguyên thủy chất phát, thờ tổ tiên được coi là thứ tín ngưỡng
“vừa tầm” với mọi lớp người cả về mặt nội dung đạo lý và nghi thức thực
hiện. Do đó, khả năng phổ biến trong không gian và thời gian của tín
ngưỡng này cũng là một điều dễ hiểu.
Bên cạnh các nghi lễ cúng tế trong gia đình và gia tộc còn phải kể thêm
vào hệ thống nghi thức tế lễ tổ tiên một hình thức là Tảo mộ. Ngoài việc
đắp thêm mộ trong ba ngày (sau khi người thân chết), các gia đình, dòng
họ thường đi thăm mộ, cúng tế sửa sang mồ mả vào dịp Tết Thanh minh
tháng ba. Việc cúng tế tại mộ thường diễn ra đơn giản hơn nhiều so với
cúng tại nhà, nhưng trước khi cúng trước mộ người thân người ta phải
khấn cáo xin phép thổ công. Thăm nom sang sửa mồ mả tổ tiên, một mặt là
hình thức thể hiện lòng hiếu thảo của con cháu, mặt khác bởi quan niệm
mồ mả vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của cả gia đình, gia tộc.
Người Việt cho rằng, nếu vị trí đặt mồ mả không tốt, hướng không đúng thì
con cháu làm ăn sẽ lụi bại, không thể nào phát triển được.
Những đặc trưng trên của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là những nét
đặc trưng khác biệt so với tín ngưỡng này ở các nước khác cũng có chung
tín ngưỡng như Trung Quốc và các nước Đông Nam Á, nhưng đối với dân
tộc Việt Nam, đó là những đặc trưng thống nhất trên toàn dân tộc, được
mọi người hết lòng tôn trọng. Qua những đặc trưng trên, chúng ta có thể
thấy được nét bản sắc đặc trưng của dân tộc Việt Nam tồn tại trong tín
3.
ngưỡng thờ cúng tổ tiên đã có từ lâu đời này.
Vai trò của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong đời sống văn hóa xã
hội Việt Nam:
Thờ cúng tổ tiên là một hình thái tín ngưỡng có ý nghĩa lớn về mặt tổ
chức cộng đồng trong xã hội truyền thống. Sống trong xã hội, xét theo cả
trục dọc và trục ngang, con người không thể sống biệt lập, đơn độc. Theo
trục dọc phụ hệ, thờ cúng tổ tiên là sự nối tiếp liên tục các thế hệ: ông bà cha mẹ - bản thân. Mỗi con người phải có trách nhiệm thờ phụng bốn đời
trước: cao, tằng, tổ, khảo (kỵ, cụ, ông, bố) và họ cũng tin rằng sẽ được con
6
cháu bốn đời kế tiếp cúng giỗ. Theo trục ngang, thờ cúng tổ tiên đã gắn bó
con người trong mối liên kết dòng họ: họ cha, họ mẹ, họ vợ (hoặc chồng).
Với tư cách một tập thể - gồm cả người đang sống và người đã chết gắn bó
với nhau về huyết thống và thờ chung một thủy tổ, dòng họ có sức mạnh
đảm bảo giá trị tinh thần cho mỗi thành viên của nó trong làng xã.
Vai trò tổ chức liên kết cộng đồng của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên còn
rõ hơn khi ta xem xét vấn đề thờ quốc tổ. Cả cộng đồng cư dân Việt Nam
được củng cố bởi niềm tin chung một cội nguồn “đồng bào”, đều là “con
Lạc cháu Hồng”. Và đó cũng chính là sức mạnh giúp cho dân tộc ta vững
vàng trước mọi sự đe dọa của giặc ngoại xâm “các vua Hùng đã có công
dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước” (Hồ Chủ Tịch). Suốt từ
thế kỷ XV, XVI đến nay, khi Hùng Vương được coi là quốc tổ, ý thức này đã
đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống tâm linh của dân tộc.
Các tôn giáo ngoại lai, để tồn tại được ở Việt Nam, cũng buộc phải
dung hòa với thứ tín ngưỡng bản địa cắm rễ sâu trong tâm thức người
Việt – thờ cúng tổ tiên. Còn các tôn giáo xuất hiện từ trong nước như Cao
Đài, Hòa Hảo ở miền Nam cũng dựa trên cơ sở của đạo thờ cúng ông bà, tổ
tiên. Không chỉ các tôn giáo, mà ngay cả trong các tín ngưỡng dân gian
khác như tín ngưỡng thờ thành hoàng, thờ Mẫu…, ta cũng thấy dấu vết tác
động của tín ngưỡng thờ tổ tiên ở sự biết ơn cội nguồn, biết ơn các đấng
sinh thành: Bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ thần, người dân Việt thờ Mẫu
(thờ mẹ) với mong muốn kéo vị thần này gần với tín ngưỡng gia tộc, từ đó
có mối đồng cảm gắn bó như giữa người mẹ luôn che chở với đàn con của
mình.
Như vậy có thể thấy, trong đời sống của người dân Việt Nam, vị trí, vai
trò của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên này là vô cùng quan trọng. Nó ăn sâu
vào tâm trí của mỗi người con dân Việt Nam, đi vào tiềm thức, để dù đi
đâu, làm gì, người dân Việt Nam đều tựu chung hướng về Tổ quốc, kính
7
ngưỡng với cha mẹ, với ông bà tổ tiên và với cả những vị Quốc tổ Hùng
Vương.
III.
LỜI KẾT:
Trải qua hàng nghìn năm biến động của lịch sử dân tộc Việt Nam, tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên – một nét bản sắc đặc trưng của dân tộc vẫn luôn
tồn tại và ngày càng phát triển, nắm giữ một vị trí quan trọng trong đời
sống tinh thần, văn hóa, xã hội của người dân Việt Nam. Hy vọng rằng
trong tương lai, những thế hệ sau của vua Hùng, của “con Rồng cháu Tiên”
sẽ tiếp nối truyền thống, tiếp nối và gìn giữ những tín ngưỡng tiêu biểu này
để văn hóa nước nhà luôn được bảo tồn bền vững.
8