Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động công ty chứng khoán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (400.16 KB, 24 trang )

Chương 1: Lý thuyết chung về Công ty chứng khoán
1. Khái niệm
Công ty chứng khoán là một định chế tài chính trung gian thực hiện các nghiệp vụ
trên thị trường chứng khoán.
CTCK là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn thành lập hợp pháp tại Việt
Nam, được UBCKNN cấp giấy phép thực hiện một hoặc một số loại hình kinh doanh
chứng khoán.
2. Mô hình tổ chức kinh doanh
Hoạt động của công ty chứng khoán rất đa dạng và phức tạp, khác hẳn với các doanh
nghiệp sản xuất và thương mại thông thường vì CTCK là một định chế tài chính đặc biệt.
Tuy nhiên, có thế khái quát mô hình tổ chức kinh doanh chứng khoán của CTCK theo 2
nhóm sau:
a. Công ty chứng khoán chuyên doanh
Theo mô hình này, hoạt động kinh doanh chứng khoán sẽ do các công ty độc lập và
chuyên môn hóa trong lĩnh vực chứng khoán đảm trách, các ngân hàng không được tham
gia kinh doanh chứng khoán. Ưu điểm của mô hình này:
- Hạn chế rủi ro cho hệ thống ngân hàng.
- Thúc đẩy TTCK phát triển do tính chuyên môn hóa cao hơn.
Mô hình này được áp dụng khá rộng rãi ở các thị trường Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Thái
Lan…
b. Công ty chứng khoán đa năng

Theo mô hình này, CTCK được tổ chức dưới hình thức một tổ hợp dịch vụ tài chính
tổng hợp bao gồm kinh doanh chứng khoán, kinh doanh tiền tệ và các dịch vụ tài chính. Do
đó, mà các NHTM có thể vừa kinh doanh chứng khoán, bảo hiểm vừa kinh doanh tiền tệ.
Mô hình này được biểu hiện dưới 2 hình thức:
- Đa năng một phần: Các ngân hàng muốn kinh doanh chứng khoán và bảo hiểm
phải thành lập công ty con hạch toán và hoạt động độc lập với kinh doanh tiền tệ.
- Đa năng toàn phần: Các ngân hàng được trực tiếp kinh doanh chứng khoán, bảo
hiểm , tiền tệ cũng như các dịch vụ tài chính khác.
Mô hình này có ưu điểm là ngân hàng có thể đa dạng hóa, kết hợp nhiều lĩnh vực kinh


doanh, nhờ đó giảm bớt rủi ro cho hoạt động kinh doanh chung, khả năng chịu đựng các
biến động của TTCK là cao. Mặt khác, ngân hàng tận dụng được thế mạnh về vốn để kinh
doanh chứng khoán; khách hàng có thể sử dụng được nhiều dịch vụ đa dạng và lâu năm
của ngân hàng.
Tuy nhiên, mô hình này bộc lộ một số hạn chế như không phát triển được thị trường
cổ phiếu do các ngân hàng có xu hướng bảo thủ, thích hoạt động tín dụng truyền thống hơn

1


là bảo lãnh phát hành cổ phiếu, trái phiếu. Mặt khác, theo mô hình này, nếu có biến động
trên TTCK sẽ ảnh hưởng mạnh đến hoạt động kinh doanh tiền tệ của ngân hàng, dễ dẫn
đến các cuộc khủng hoảng tài chính.
Do những hạn chế trên mà trước đây Mỹ và nhiều nước khác đã áp dụng mô hình này,
nhưng sau cuộc khủng hoảng năm 1933, đa số các nước đã chuyển sang mô hình chuyên
doanh chứng khoán, chỉ có Đức vẫn duy trì đến ngày nay.
Tại Việt Nam, do quy mô các ngân hàng thương mại nói chung là rất nhỏ bé, và đặc
biệt vốn dài hạn rất thấp, hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam chủ yếu trong
lĩnh vực tính dụng thương mại ngắn hạn, trong hoạt động của TTCK thuộc lĩnh vực vốn
dài hạn. Khả năng khắc phục những điểm yếu này của ngân hàng Việt Nam còn rất lâu dài.
Do đó, để bảo vệ an toàn cho các ngân hàng, Nghị định 144/CP về chứng khoán và TTCK
quy định các Ngân hàng thương mại muốn kinh doanh chứng khoán phải tách ra một phần
vốn tự có của mình thành lập một Công ty chứng khoán chuyên doanh trực thuộc, hạch
toán độc lập với ngân hàng.
3. Phân loại Công ty Chứng khoán
- Công ty môi giới chứng khoán: là CTCK chỉ thực hiện việc trung gian, mua bán
chứng khoán cho khách hàng để hưởng hoa hồng.
- Công ty bảo lãnh phát hành chứng khoán: là CTCK có lĩnh vực hoạt động chủ yếu
là thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh để hưởng phí hoặc chênh lệch giá.
- Công ty kinh doanh chứng khoán: là CTCK chủ yếu thục hiện nghiệp vụ tự doanh

(tự bỏ vốn và tự chịu trách nhiệm về hậu quả kinh doanh).
- Công ty trái phiếu: là CTCK chuyên mua bán các loại trái phiếu.
- Công ty chứng khoán không tập trung: là các CTCK hoạt động chủ yếu trên thị
trường OTC và đóng vai trò là các nhà tạo thị trường.
4. Cơ cấu tổ chức của CTCK
Cơ cấu tổ chức của CTCK phụ thuốc vào loại hình nghiệp vụ chứng khoán mà công
ty thực hiện cũng như quy mô hoạt động kinh doanh chứng khoán của nó. Tuy nhiên,
chúng đều có đặc điểm chung là hệ thống các phòng ban chức năng được chia thành 2
nhóm khối khác nhau là khối nghiệp vụ và khối phụ trợ.
a. Khối nghiệp vụ ( Front office):
Là khối thực hiện các giao dịch kinh doanh và dịch vụ chứng khoán, đem lại thu nhập
cho công ty bằng cách đáp ứng nhu cầu của khách hàng và tạo ra các sản phẩm phù hợp
với các nhu cầu đó. Tương ứng với các nghiệp vụ sẽ có các bộ phận, phòng, ban như sau:
-

Phòng môi giới
Phòng tự doanh
Phòng bảo lãnh phát hành
Phòng quản lý danh mục đầu tư và quỹ đầu tư

2


- Phòng tư vấn tài chình và đầu tư
- Phòng kỹ quỹ
b. Khối phụ trợ ( Back office):
Là khối không trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh mà thực hiện các hoạt
động trợ giúp cho khối nghiệp vụ, bao gồn các bộ phận sau:
- Phòng nghiên cứu và phát triển
- Phòng phân tích và thông tin thị trường

- Phòng kế hoạch công ty
- Phòng công nghệ tin học
- Phòng pháp chế
- Phòng kế toán, thanh toán và kiểm soát nội bộ
- Phòng ngân quỹ, ký quỹ
- Phòng tổng hợp hành chính nhân sự
5. Vai trò, chức năng của CTCK
a. Chức năng
- Tạo ra cơ chế huy động vốn linh hoạt giữa những người có tiền nhàn rỗi đến người
sử dụng vốn (thông qua cơ chế phát hành và bảo lãnh phát hành).
- Cung cấp cơ chế giá cả cho giao dịch ( thông qua hệ thống khớp giá hoặc khớp
lệnh).
- Tạo ra tính thanh khoản cho chứng khoán.
- Góp phần điều tiết và bình ổn thị trường (thông qua hoạt động tự doanh hoặc vai
trò nhà tạo lập thị trường).
b. Vai trò
- Đối với tổ chức phát hành: Thông qua hoạt động đại lý phát hành, bảo lãnh phát
hành, các CTCK có vai trò tạo ra cơ chế huy động vốn phục vụ các nhà phát hành.
- Đối với các nhà đẩu tư: Với trình độ chuyên môn cao và uy tín nghề nghiệp, thông
qua các hoạt động môi giới, tư vấn đầu tư và quản lý danh mục đầu tư, CTCK có vai trò
làm giảm chi phí và thời gian giao dịch, do đó nâng cao hiệu quả các khoản đầu tư.
- Đối với TTCK: CTCK thể hiện 2 vai trò chính là góp phần tạo lập giá cả, điều tiết
thị trường và góp phần tăng tính thanh khoản của các tài sản tài chính.
- Đối với cơ quan quản lý thị trường: CTCK có vai trò cung cấp thông tin về TTCK
cho các cơ quan quản lý thị trường để họ có thể kiểm soát và chống các hiện tượng thao
túng, lũng đoạn, bóp méo thị trường.
6. Các nghiệp vụ của CTCK
- Môi giới chứng khoán
- Tự doanh chứng khoán
- Nghiêp vụ quản lý danh mục đầu tư

- Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành
- Tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán
- Các nghiệp vụ hỗ trợ khác

3


Chương 2: Thực trạng các Công ty chứng khoán tại Việt Nam
1. Các quy phạm pháp luật liên quan đến CTCK:
Thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời vào năm 1998 sau Nghị định số 48/CP
ban hành về chứng khoán và TTCK ngày 11/7/1998, sau 2 năm chuẩn bị (thành lập Ủy
Ban chứng khoán Việt Nam với Nghị định 75/CP ngày 28/11/1996). Tuy nhiên phải đến
tận năm 2006, Luật Chứng khoán Việt Nam mới chính thức được Quốc hội nước Cộng hòa
Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29/06/2006 và được sửa
đổi nhiều lần cho phù hợp với diến biến của thị trường chứng khoán non trẻ Việt Nam. Có
thể tóm lược một số các văn bản quy phạm pháp luật liên quan như sau:
Luật chứng khoán năm 2006 ngày 29/06/2006

Quyết định 115/2007 của UBCK về ban hành Quy chế mẫu về bán đấu giá cổ phần
tại Trung tâm giao dịch chứng khoán ngày 13/02/2007

Quyết định 12/2007 về Quy chế quản trị áp dụng cho các công ty niêm yết ngày
13/03/2007

Quyết định 15/2007 của Bộ Tài chính về Điều lệ mẫu của công ty niêm yết ngày
19/03/2007

Nghị định 14/2007 hướng dẫn Luật chứng khoán 2006 ngày 19/04/2007

Quyết định 27/2007 về Quy chế tổ chức và hoạt động công ty chứng khoán ngày

24/04/2007

Quyết định 87/2007 về ban hành Quy chế đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán
chứng khoán ngày 22/10/2007

Quyết định 89/2007 về Quy chế lựa chọn doanh nghiệp kiểm toán được chấp thuận
kiểm toán cho tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết và tổ chức kinh doanh chứng khoán
ngày 24/10/2007

Quyết định 55/2009 về tỷ lệ tham gia của Nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường
chứng khoán ngày 15/04/2009

Quyết định 194/2009 hướng dẫn chào mua công khai cổ phiếu của công ty đại chúng,

4


chứng chỉ quỹ của quỹ đầu tư chứng khoán đại chúng dạng đóng ngày 02/10/2009

Thông tư 09/2010 về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán ngày 15/01/2010

Thông tư 43/2010 sửa đổi bổ sung Quyết định 87/2007 về việc ban hành Quy chế
đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán ngày 25/03/2010

Nghị định 84/2010 sửa đổi bổ sung Nghị định 14/2007 hướng dẫn Luật chứng khoán
ngày 02/08/2010

Luật sửa đổi bổ sung Luật Chứng khoán năm 2010 ngày 24/11/2010
Trong những văn bản quy phạm pháp luật về thị trường chứng khoán, bài viết chỉ nêu
ra một số điểm trọng tâm khi nghiên cứu về công ty chứng khoán tại Việt Nam, cụ thể như

sau:
a. Công ty chứng khoán là tổ chức có tư cách pháp nhân hoạt động kinh doanh chứng
khoán, bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động: môi giới chứng khoán, tự doanh
chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán.
b. Điều kiện cấp giấy phép thành lập và hoạt động
- Có trụ sở đảm bảo các yêu cầu sau: (theo 27/2007/QĐ-BTC ngày 24/04/2007)
+ Quyền sử dụng trụ sở làm việc tối thiểu một năm, trong đó diện tích làm sàn giao
dịch phục vụ nhà đầu tư tối thiểu 150 m2;
+ Có đủ cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ hoạt động kinh doanh, bao gồm: sàn giao
dịch phục vụ khách hàng; thiết bị văn phòng, hệ thống máy tính cùng các phần mềm thực
hiện hoạt động giao dịch chứng khoán; trang thông tin điện tử, bảng tin để công bố thông
tin cho khách hàng; hệ thống kho, két bảo quản chứng khoán, tiền mặt, tài sản có giá trị
khác và lưu giữ tài liệu, chứng từ giao dịch đối với công ty chứng khoán có nghiệp vụ môi
giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán;
+ Hệ thống phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật;
+ Có hệ thống an ninh, bảo vệ an toàn trụ sở làm việc.
- Vốn pháp định cho các nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán, công ty
chứng khoán có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại
Việt Nam là: (theo văn bản 14/2007/NĐ-CP ngày 19/01/2007)
+ Môi giới chứng khoán: 25 tỷ đồng Việt Nam;
+ Tự doanh chứng khoán: 100 tỷ đồng Việt Nam;
+ Bảo lãnh phát hành chứng khoán: 165 tỷ đồng Việt Nam;

5


+ Tư vấn đầu tư chứng khoán: 10 tỷ đồng Việt Nam.
- Giám đốc, Tổng giám đốc, phó tổng giám đốc phải đáp ứng đủ một số quy định tại
điều 22 của quy chế 27/2007/QĐ-BTC, có tối thiểu ba người hành nghề chứng khoán cho
mỗi nghiệp vụ kinh doanh. (Các tiêu chuẩn của TGĐ: 1-Không phải là người đã từng hoặc

đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị phạt tù hoặc bị tòa án tước quyền hành nghề theo
quy định của pháp luật; 2-Chưa từng là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp bị
phá sản, trừ trường hợp phá sản vì lý do bất khả kháng; 3-Trình độ học vấn và kinh nghiệm
làm việc: có bằng đại học hoặc trên đại học; có kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực tài
chính, ngân hàng, chứng khoán ít nhất ba (03) năm và có kinh nghiệm quản lý điều hành
tối thiểu ba (03) năm; 4-Tuân thủ quy tắc đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động kinh doanh
chứng khoán; 5-Có Chứng chỉ hành nghề chứng khoán; 6-Chưa từng bị Uỷ ban Chứng
khoán Nhà nước xử phạt theo pháp luật chứng khoán và thị trường chứng khoán trong
vòng hai (02) năm gần nhất. Phó TGD, GD chi nhánh, Phó GD chi nhánh phải có tiêu
chuẩn 1, 2, 3, 4, 5 của TGD và đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ học vấn và kinh nghiệm làm
việc: có bằng đại học hoặc trên đại học; có kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực tài
chính, ngân hàng, chứng khoán ít nhất hai (02) năm và có kinh nghiệm quản lý điều hành
tối thiểu hai (02) năm).
- Cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập phải cùng nhau nắm giữ ít nhất 20% vốn điều
lệ thực góp ban đầu của CTCK. Phần vốn góp ban đầu của cổ đông sáng lập, thành viên
sáng lập không được chuyển nhượng trong vòng ba (03) năm kể từ ngày được cấp Giấy
phép thành lập và hoạt động, trừ trường hợp chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập, thành
viên sáng lập khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp và phù hợp với Điều lệ công ty.
c. Các quy định khác liên quan:
- Chi nhánh công ty chứng khoán được thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh theo phân
cấp, uỷ quyền của công ty chứng khoán.
- Phạm vi hoạt động của Phòng giao dịch bao gồm: môi giới chứng khoán, tư vấn đầu
tư chứng khoán, lưu ký chứng khoán, đại lý phân phối chứng khoán.
- Đại lý nhận lệnh giao dịch chứng khoán được thực hiện các hoạt động dưới đây:
Nhận lệnh và truyền lệnh về trụ sở chính hoặc chi nhánh công ty chứng khoán; Công bố
thông tin theo uỷ quyền của công ty chứng khoán.
- Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của công ty chứng khoán; văn phòng đại
diện không được thực hiện hoạt động kinh doanh.

6



- Giao dịch làm thay đổi quyền sở hữu từ 10% trở lên vốn điều lệ của công ty chứng
khoán, trừ trường hợp cổ phiếu của công ty chứng khoán được niêm yết, phải được Uỷ ban
Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.
- Công ty chứng khoán bị đình chỉ hoạt động trong các trường hợp sau:
1. Hồ sơ đề nghị cấp, bổ sung Giấy phép thành lập và hoạt động có thông tin cố ý
làm sai sự thật;
2. Sau khi hết thời hạn cảnh báo quy định tại Điều 74 của Luật Chứng khoán (Công
ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ bị cảnh báo trong trường hợp vốn khả dụng giảm
xuống dưới một trăm hai mươi phần trăm mức quy định. Công ty chứng khoán, công ty
quản lý quỹ phải khắc phục tình trạng cảnh báo trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày bị
cảnh báo), công ty chứng khoán vẫn không khắc phục được tình trạng cảnh báo và có lỗ
gộp đạt mức 50% vốn điều lệ hoặc không còn đáp ứng đủ điều kiện về vốn hoạt động kinh
doanh chứng khoán;
3. Hoạt động sai mục đích hoặc không đúng với nội dung quy định trong Giấy phép
thành lập và hoạt động;
4. Không duy trì các điều kiện cấp Giấy phép thành lập và hoạt động
- Công ty chứng khoán bị thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động trong các trường
hợp sau:
+ Không tiến hành hoạt động kinh doanh chứng khoán trong thời hạn 12 tháng, kể từ
ngày được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động;
+ Không khắc phục tình trạng khoản 2 ở trên trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày bị
đình chỉ hoạt động;
+ Không khắc phục được các vi phạm quy định 1, 3, 4 ở trên trong thời hạn 60 ngày,
kể từ ngày bị đình chỉ hoạt động;
+ Giải thể, phá sản;
+ Công ty bị chia, công ty bị sáp nhập, công ty bị hợp nhất.
- Công ty chứng khoán được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần được mua lại
không quá 10% số cổ phần phổ thông đã bán làm cổ phiếu quỹ. Khoảng cách giữa lần mua

và lần bán cổ phiếu quỹ gần nhất không dưới sáu (06) tháng, trừ trường hợp phân phối cho
người lao động trong công ty hoặc dùng làm cổ phiếu thưởng. Trường hợp dùng làm cổ
phiếu thưởng cho người lao động phải đảm bảo có nguồn thanh toán từ quỹ phúc lợi, khen
thưởng. Công ty chứng khoán không được phép mua cổ phiếu quỹ trong các trường hợp
sau: Đang kinh doanh thua lỗ hoặc đang có nợ quá hạn; Đang trong quá trình chào bán cổ

7


phiếu để huy động thêm vốn; Đang thực hiện tách gộp cổ phiếu; Cổ phiếu của công ty
đang là đối tượng chào mua công khai.
- Vốn khả dụng (vốn bằng tiền và các tài sản có thể chuyển đổi thành tiền mặt trong
vòng ba mươi (30) ngày): Công ty chứng khoán phải duy trì tỷ lệ vốn khả dụng trên tổng
vốn nợ điều chỉnh tối thiểu bằng 5%. Trong trường hợp công ty chứng khoán có tỷ lệ vốn
khả dụng trên tổng nợ điều chỉnh giảm dưới mức 6%, công ty chứng khoán phải báo cáo
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong vòng bốn mươi tám (48) giờ và áp dụng các biện
pháp cần thiết trong thời hạn ba mươi (30) ngày để đảm bảo mức vốn khả dụng không tiếp
tục giảm. Trường hợp tỷ lệ vốn khả dụng trên tổng nợ điều chỉnh giảm dưới mức 5%, công
ty chứng khoán phải báo cáo Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước trong vòng hai mươi tư (24)
giờ. Trong trường hợp này, công ty chứng khoán không được triển khai hoạt động kinh
doanh mới, không được lập chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đại lý nhận
lệnh. Trong trường hợp tỷ lệ vốn khả dụng trên tổng nợ điều chỉnh giảm dưới mức 5%
trong thời gian sáu (06) tháng liên tục, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước áp dụng biện pháp
đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động của công ty chứng khoán.
- Hạn mức vay của công ty chứng khoán: Tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu của công
ty chứng khoán không được vượt quá sáu (06) lần. Nợ ngắn hạn tối đa bằng tài sản ngắn
hạn.
- Hạn chế đầu tư của CTCK: công ty chứng khoán không được:
+ Đầu tư vào cổ phiếu hoặc phần vốn góp của công ty có sở hữu trên 50% vốn điều lệ
của công ty chứng khoán;

+ Cùng với người có liên quan đầu tư từ 5% trở lên vốn điều lệ của công ty chứng
khoán khác;
+ Đầu tư từ 20% trở lên tổng số cổ phiếu đang lưu hành của một tổ chức niêm yết;
+ Đầu tư từ 15% trở lên tổng số cổ phiếu đang lưu hành của một tổ chức không niêm
yết;
+ Đầu tư hoặc góp vốn từ 15% trở lên tổng số vốn góp của một công ty trách nhiệm
hữu hạn.
+ Sử dụng quá 20% tổng tài sản để đầu tư, mua cổ phần hoặc tham gia góp vốn vào
một tổ chức khác.
2. Tổng quan về hoạt động của các CTCK hiện nay tại Việt Nam:
Thị trường chứng khoán Việt Nam chỉ mới vừa hình thành và đang trong quá trình
hoàn thiện. Chính vì thế hệ thống CTCK Việt Nam hiện nay vẫn còn khá non trẻ. Bài viết

8


xin thống kê một số đặc trưng cơ bản dễ nhận thấy nhất khi nghiên cứu về các CTCK Việt
Nam trong thời gian qua:
Với sự suy giảm mạnh của thị trường trong năm 2011, các công ty chứng khoán lại có
thêm một năm “ác mộng” như đã từng xảy ra trong năm 2008.
Hiện tại, có 27 công ty chứng khoán đang niêm yết, chiếm ¼ tổng lượng công ty
chứng khoán. Kết quả kinh doanh của các công ty này cũng phần nào thể hiện bức tranh
chung của toàn ngành.
Tính đến thời điểm tháng 2/2012, chỉ duy nhất Chứng khoán SME chưa công bố kết
quả kinh doanh Q4 và cả năm. Các số liệu dưới đây chỉ gồm kết quả của 26 công ty còn
lại.
Tổng doanh thu của 26 CTCK niêm yết trong năm vừa qua đạt 6.259 tỷ đồng, giảm
2.300 tỷ so với năm 2010.
Lợi nhuận trước thuế cũng giảm 3.200 tỷ từ 1.758 tỷ xuống -1.408 tỷ đồng.
Mặc dù mang cái tên rất chung chung là “Doanh thu khác” nhưng đây đang là nguồn

thu quan trọng nhất của hầu hết các công ty chứng khoán. Nó bao gồm các khoản thu nhập
như lãi tiền gửi, cung cấp các dịch vụ cho nhà đầu tư (đòn bẩy…)…
Doanh thu từ cung cấp các dịch vụ liên quan chặt chẽ với hoạt động môi giới đều dựa
trên hoạt động giao dịch của khách hàng.
Qua biểu đồ trên có thể thấy Doanh thu khác chiếm ½, Doanh thu tự doanh chiếm
1/3, Doanh thu môi giới chiếm 1/10 tổng doanh thu của các CTCK.
Doanh thu môi giới của SSI dẫn đầu với 96 tỷ đồng, đứng thứ 2 là HSC với 91 tỷ
đồng và BVS đứng thứ 3 với 65 tỷ đồng.
Do thời gian phát triển còn quá ít nên bản thân hệ thống các CTCK Việt Nam nội
tại còn rất nhiều vấn đề. Với những diễn biến phức tạp và thiếu tích cực của thị trường
chứng khoán từ 2008 – 2011 vừa qua (đặc biệt là năm 2011, thanh khoản của thị trường sụt
giảm nghiêm trọng, giá trị giao dịch bình quân trong năm 2011 chỉ bằng khoảng 40% mức
bình quân của thị trường năm 2010; giá trị giao dịch mỗi phiên chỉ đạt từ 500 tỷ đồng đến
600 tỷ đồng, trong khi ở thời kỳ đỉnh điểm, giá trị giao dịch mỗi phiên có thể lên đến trên
5.000 tỷ đồng. Sự sụt giảm này đã ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của khối CTCK,
những căn bệnh của các CTCK), những căn bệnh tiềm ẩn đã có cơ hội bung vỡ và nở rộ.
+ Chất lượng hoạt động kém, bộ máy hoạt động chưa hoàn chỉnh: Theo danh sách
công bố trên hai Sở GDCK, chỉ có 102/105 CTCK là thành viên. Có 3 CTCK hiện không
cung ứng dịch vụ môi giới chứng khoán là TC Capital Việt Nam, CTCK Hamico và CTCK
CIMB-Vinashin. CTCK Hamico thực chất là CTCK Gia Anh (GASC), được đổi tên từ

9


ngày 10/3/2011. Đầu năm 2009, GASC là CTCK đầu tiên rút nghiệp vụ môi giới chứng
khoán, chỉ giữ lại nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán. Tài khoản của khách hàng mở tại
GASC sau đó được chuyển sang CTCK An Phát. Công ty TNHH Tư vấn đầu tư chứng
khoán TC Capital Việt Nam nằm trong danh sách 105 CTCK được UBCK cấp phép thành
lập ngày 29/4/2008, chỉ với hoạt động duy nhất là tư vấn đầu tư. Một trường hợp khác khá
đặc biệt, được cấp phép thành lập ngày 12/08/2008 với vốn điều lệ 333,34 tỷ đồng, Công

ty TNHH Chứng khoán CIMB-VINASHIN được phép thực hiện tất cả các nghiệp vụ của
CTCK. Tuy nhiên, đến nay Công ty vẫn chưa thực hiện kết nối với 2 Sở GDCK.
+ Căn bệnh thành tích đua giành giật khách hàng để tăng thị phần, nuông chiều nhà
đầu tư VIP một cách thái quá khiến nhiều CTCK bỏ qua mọi quy tắc quản trị rủi ro. Hậu
quả là những vụ nổ tín dụng trên TTCK, những nhà đầu tư khiếu kiện CTCK lạm dụng tiền
và tài khoản, những số lỗ hàng tỷ đồng trong BCTC cuối năm: Vụ bà Huỳnh Thị Huyền
Như, nguyên là Thành viên HĐQT CTCK Phương Đông (ORS) với cú lừa đảo lên đến
hàng nghìn tỷ đồng trên thị trường OTC mở màn cho những bê bối.
+ Nỗi lo về thanh khoản gia tăng: CTCK SME, từng là một CTCK sở hữu hệ thống
công nghệ hiện đại vào bậc nhất Việt Nam, với một lượng khách hàng tương đối lớn, thì
năm qua cũng rơi vào cảnh "khốn đốn". SME nhiều lần bị nhà đầu tư khiếu nại vì tài khoản
tiền gửi của họ tại Công ty "có vấn đề", không thể rút được tiền bình thường. Trong vòng
chỉ hơn 1 tháng từ ngày 1/11 đến ngày 5/12, CTCK SME đã 2 lần lâm vào tình trạng thiếu
hụt tiền trong thanh toán bù trừ với quy mô giao dịch bị hủy lần 1 vào khoảng 1,6 tỷ đồng
và lần 2 với hơn 3 tỷ đồng. Hiện nay cổ phiếu SME trên sàn giao dịch chứng khoán đã bị
đưa vào diện cảnh báo và chỉ cho giao dịch trong ngày thứ 6 hàng tuần. CTCK Tràng An
(TAS) cũng bị Trung tâm Lưu ký cảnh cáo vì mất khả năng thanh toán cho các giao dịch
chứng khoán và TAS đã phải nhờ đến Quỹ Hỗ trợ thanh toán của VSD để không phải hủy
các giao dịch của nhà đầu tư. Theo giải thích từ phía TAS thì công ty này mất khả năng
thanh toán vì không quản lý chặt khâu chuyển tiền của nhà đầu tư.
+ Hàng loạt CTCK vi phạm các quy định pháp luật: Trong năm 2011 có 11 trường
hợp CTCK, công ty quản lý quỹ bị xử phạt do vi phạm quy định của pháp luật về chứng
khoán, các vụ xử phạt liên quan nhiều đến dịch vụ tài chính, mở dịch vụ mới, đáp ứng chỉ
tiêu an toàn tài chính. Nhưng đây chỉ là bề nổi.
+ Kết quả kinh doanh thua lỗ: Một con số do chính các DN công bố gần đây cho
thấy, kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2011 của các CTCK niêm yết trên HOSE có tới
2 phần 3 trong số này thua lỗ, trong đó 18 công ty có số lỗ trên 1.350 tỷ đồng. Một khảo
sát mang tính thử nghiệm để áp dụng chuẩn an toàn tài chính mới cho thấy, tính đến đầu

10



tháng 10/2011, 12 CTCK có tỷ lệ vốn khả dụng dưới 180%. Trong số đó có năm CTCK có
tỷ lệ này ở dưới mức dưới 120% - mức có thể bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt...
+ Khoảng trống thông tin trên thuyết minh BCTC của các CTCK: Việc minh bạch
thông tin của CTCK không chỉ giảm thiểu rủi ro cho cổ đông của các DN này, mà còn góp
phần quan trọng tạo dựng niềm tin cho các chủ thể tham gia thị trường, giúp thị trường
phát triển lành mạnh. Tuy nhiên, trong báo cáo tài chính (BCTC) bán niên năm 2011 được
kiểm toán soát xét của một số CTCK đã xuất hiện những con số mập mờ, tiềm ẩn rủi ro với
công chúng đầu tư. Trên BCTC bán niên năm 2011 đã được soát xét hoặc được kiểm toán
của một số CTCK niêm yết lại cho thấy số liệu "Khoản phải thu khác" rất lớn và không
được thuyết minh một cách chi tiết. Ví dụ như tại BCTC bán niên năm 2011, CTCK
Phương Đông (ORS) có khoản phải thu khác hơn 1.400 tỷ đồng, chiếm 85% tổng tài sản;
SME có Khoản phải thu khác là 577 tỷ đồng, chiếm gần 70% tổng tài sản; CTCK Châu Á Thái Bình Dương (APS) có giá trị phải thu khác hơn 349 tỷ đồng, chiếm 48% tổng tài sản.
Đứng trước tình hình khó khăn hiện nay, các CTCK đã có những biện
pháp giảm chi phí kinh doanh, tăng cường dịch vụ để thu hút NĐT:
+ Thu hẹp sàn, đóng cửa chi nhánh: Theo thống kê của UBCK, năm 2011 có 16 chi
nhánh, 23 phòng giao dịch đóng cửa, nhưng có thêm 15 chi nhánh, 16 phòng giao dịch
được thành lập mới. Như vậy, về cơ bản các CTCK chỉ thu hẹp ccs phòng giao dịch, hầu
như không rút chi nhánh. Tính đến cuối năm, tổng số chi nhánh của các CTCK là 150 và
83 phòng giao dịch. Tổng quy mô vốn điều lệ của nhóm này là 35,5 nghìn tỷ đồng. Về
nhân sự, năm 2011 có thêm 588 chứng chỉ hành nghề được cấp mới, trong đó có 329
chứng chỉ môi giới và 259 chứng chỉ phân tích. Tổng số nhân viên của các CTCK có
chứng chỉ hành nghề lên tới 2.850 người. Dẫn đầu làn sóng này là CTCK Thăng Long
(TLS) khi đóng cửa tới 6 PGD và chuyển trụ sở chính, tiếp theo là WSS với việc đóng cửa
5 chi nhánh, PGD. Theo điều 3, Quy chế tổ chức và hoạt động CTCK ban hành kèm theo
Quyết định 27/2007/QĐ-BTC, CTCK phải có quyền sử dụng trụ sở làm việc tối thiểu trong
vòng 1 năm, trong đó diện tích sàn giao dịch phục vụ NĐT tối thiểu là 150 m2. Theo Điều
17 quy chế này, CTCK sẽ bị đình chỉ hoạt động nếu không duy trì các điều kiện trên. Tuy
nhiên, có một thực tế là diện tích sàn giao dịch tại nhiều CTCK đang ngày càng hẹp lại. Tại

nhiều sàn chứng khoán, diện tích dành cho NĐT được quây lại sao vừa đủ chiều rộng của 2
màn máy chiếu bảng điện tử, chiều dài đủ khoảng 4 - 5 hàng ghế, diện tích còn lại để tận
dụng cho các hoạt động dịch vụ khác. Đơn cử như CTCK VNS có trụ sở tại phố Đào Duy
Anh, trước kia bảng điện tử treo kín diện tích sàn tầng 1 của Tòa nhà VCCI, nay thì phần
lớn được dùng để hợp tác với một số đối tác ngân hàng, cung cấp các dịch vụ tài chính.

11


NĐT chỉ tập trung ở vài chục m2 phía trong. Tương tự, CTCK VISE cũng thu gọn diện
tích sàn, để nhường chỗ cho nhân viên ngồi, thay vì phải thuê riêng một tầng làm việc như
trước kia... Diện tích chỗ ngồi dành cho NĐT tại CTCK VNDirect cũng thu hẹp chỉ bằng
một nửa so với trước đây.
+ Thu hẹp hoạt động kinh doanh – tháo chạy khỏi TTCK: Trong năm nay, nhiều
CTCK rơi vào tình trạng lỗ ăn vào cả vốn chủ sở hữu. Hàng loạt tên tuổi lớn trên TTCK đã
không đủ kiên nhẫn đi cùng với “sắc đỏ” của thị trường đã tạo nên cuộc tháo chạy lịch sử.
CTCP Chứng khoán Kim Long (KLS) từng vang bóng một thời với số vốn điều lệ lên đến
trên 2.000 tỷ đồng, nay bỗng dưng muốn bỏ chạy khỏi ngành chứng khoán. Lý do KLS
đưa ra là: ngành kinh doanh chứng khoán đã trở nên rủi ro và muốn chuyển qua lĩnh vực
hấp dẫn hơn như bất động sản hoặc các dự án phát triển khác. Động thái từ các doanh
nghiệp khác cũng cảnh báo xu thế rút quân khỏi thị trường nhiều khả năng chưa dừng lại.
Cụ thể, CTCK Đông Dương (DDSC) vừa có thông báo tạm ngưng nghiệp vụ môi giới và
chuyển khách hàng qua CTCK Kim Eng Việt Nam (KVS) chiều ngày 13/12/2011. Trong
khi đó, CTCK Hà Nội (HSSC) đã có động thái xin rút nghiệp vụ môi giới.
+ Thay đổi nhân sự: Một cuộc thay máu nhân sự đang diễn ra ở đa số CTCK, với sự
ra đi và thay thế nhân sự từ vị trí cao cấp, đế nhân viên và chính các ông chủ. Chiến lược
kinh doanh của các CTCK cũng thay đổi, không còn tập trung quá nhiều cho hoạt động
môi giới, tăng thị phần bằng mọi giá, mà thay vào đó, bài toán hiệu quả, an toàn được ưu
tiên.
+ Phát triển để giữ chân NĐT: Thị trường hiện nay là thời điểm tốt để các CTCK tập

trung nâng cao hệ thống công nghệ nhằm cải thiện năng lực phục vụ nhà đầu tư. Bên cạnh
đó, có những công ty tình hình hoạt động vẫn vững vàng, đầu tư dài hạn hướng tới mục
tiêu phát triển lâu dài. Một trong số đó là CTCK Ngân hàng Đông Á (DAS). Công ty này
vừa triển khai hệ thống giao dịch DongApro và DongA Online với nhiều tính năng mới và
vượt trội, nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Sau một thời gian chuẩn bị, từ
tháng 11/2011, VietinBankSC triển khai các dịch vụ giá trị gia tăng mới qua Internet, bao
gồm: chuyển tiền trực tuyến, ứng trước trực tuyến, bán lô lẻ trực tuyến và thực hiện quyền
trực tuyến. Tương tự, CTCK Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBS) vừa đưa hệ thống
giao dịch VPBS Home Trading vào hoạt động. Đây là phiên bản nâng cấp của hệ thống
VPBS Online Trading dành riêng cho các nhà đầu tư có thể dễ dàng quản lý giao dịch trên
nhiều tài khoản được ủy quyền hoặc nhóm tài khoản.
3. Chi tiết thực trạng công ty chứng khoán Việt Nam hiện nay.

12


3.1. Thực trạng về tổ chức và hoạt đồng của công ty CK giai đoạn gần đây (20062011)
- Số lượng các CTCK tăng lên quá nhanh đặc biệt là năm 2007 một số công ty CK
không đảm bảo hiệu quả hoạt động gây rủi ro tiềm ẩn; Cho đến tháng 12/2011 Tổng số có
105 công ty CK được cấp phép thành lập và hoạt động với tổng số vốn điều lệ là 35.000 tỷ
đồng với vốn chủ sở hữu là trên 38.000 tỷ đồng.
- Tính tuân thủ pháp luật của các công ty CK đã được cải thiện tuy nhiện có một số
CTCK đã có hành vị vi phạm phải xử lý, như chế độ báo cáo, công bố thông tin, cung cấp
dịch vụ chưa đúng quy định (SME)
- Hoạt động kinh doanh của các công ty CK rất phụ thuộc vào tình hình thị trường có
giai đoạn phát triển tốt trong những năm 2007-2009 tuy nhiên cũng có những năm sụt giảm
như những năm 2008 và 2011. Trong năm 2007 lợi nhuận sau thuế của các công ty CK đã
đạt 3.319 tỷ đồng, tuy nhiên trong năm 2008 các công ty CK bị lỗ (-) 3.271 tỷ đồng. Thị
trường CK phục hồi trở lại trong năm 2009 theo dó lợi nhuận sau thuế của các công ty CK
đạt 4.791 tỷ đồng. Tuy nhiên 2010 có sự sụt giảm đáng kể với lợi nhuận sau thuế là 1.830

tỷ và 9 tháng đầu năm 2011 các CTCK bị lỗ gần 1.500 tỷ đồng.
- Về quản trị công ty có nhiều mô hình pháp lý CTCK được thành lập và hoạt động
trong đó có công ty CP, Công ty TNHH do có nhiều mô hinh khác nhau trong đó công ty
đại chúng niêm yết, có công ty chưa niêm yết nên mức độ quản trị có khác nhau và khả
năng tuân thủ còn hạn chế.
- Việc liên thông giữa các công ty CK và NH là vấn đề đáng quan tâm. Các khoản vay
được NH tài trợ dưới nhiều hình thức khác nhau như cho vay trực tiếp, đầu tư trái phiếu
chính phủ, uỷ thác đầu tư vốn, repo ck. Nhiều ngân hang sử dụng công ty CK để lách các
quy định của ngân hang Nhà nước trong việc cho vay và đầu tư dẫn dến tiềm ẩn nhiều rủi
ro cho cả hệ thống NH va các công ty CK.
3.2. Thực trạng về năng lực nhân sự và năng lực tài chính trong công ty CK:
Năng lực về nghiệp vụ nhân sự và tài chính của các CTCK còn hạn chế đặt biệt là
năng lực tài chính ( Thông tư 226/2010/TT-BTC)
Có thể nói con người là yếu tố quan trọng nhất và có vai trò quyết định đến thành
công của một công ty. Các công ty CK là những công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính
- tiền tệ với những sản phẩm hàng hóa cao cấp của thị trường dòi hỏi đội ngủ nhân viên có
kinh nghiệm và thông thạo nghiệp vụ chuyên môn. Đội ngủ nhân việc của CTCK cầm phải
được đảm bảo vừa là sản phẩm của nền đào tạo chính quy có bề dày kinh nghiệm đảm bảo
cho việc điều hành quản lý và thực hiện nghiệp vụ của công ty có kết quả như mong muốn.

13


Tuy nhiên trong thời gian vừa qua Công ty Chứng khoán Việt Nam đa phần còn thiếu đội
ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý và cán bộ nghiệp vụ có kinh nghiệm trong thương trường. Còn
một số nghiệm vụ của công ty còn thiếu cán bộ chủ chốt như những nghiệp vụ tư vấn, phân
tích, tự doanh, quản lý danh mục đầu tư, nhà môi giới chuyên nghiệp. Trong thời kỳ những
năm đầu phát triển thị trường chứng khoán nhân sự có kinh nghiệp thực sự khan hiếm
nhiều Công ty CK tuyển dụng dại trà không theo quy trình tuyển dụng, tới nay đã trải qua
một thời gian dài phát triển thị trường CK VN vẫn thiếu nhân sự có năng lực do thị trường

lình xình kéo dài, chế độ đãi ngộ nhân viện chưa phù hợp nên hiện tượng chảy máu nhân
sự tại các Công ty CK thường xuyên hoặc dù nhân viên không chuyển thì Các công ty
không có khả năng chi trả lương nhân viên trong thời kỳ khó khăn.
Cuối năm 2006, hàng loạt CTCK được thành lập, đây là quãng thời gian
bùng nổ của TTCK và CTCK nào ra đời sau sẽ càng mất cơ hội. Việc thành lập CTCK với
đầy đủ nghiệp vụ chỉ cần vốn pháp định 43 tỷ đồng vào thời điểm đó được xem là điều
kiện tương đối dễ dàng. Theo quy định hiện hành, CTCK phải có vốn điều lệ tối thiểu 300
tỷ đồng nếu muốn có đủ 4 nghiệp vụ kinh doanh là môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành
và tư vấn đầu tư chứng khoán. Tuy nhiên, trong 105 CTCK, hiện mới chỉ có 43 công ty
(40,95%) có vốn điều lệ từ 300 tỷ đồng trở lên, trong khi có tới 28 CTCK có vốn điều lệ
dưới 100 tỷ đồng. Xét về vốn điều lệ, dẫn đầu là CTCK SSI với hơn 3.511 tỷ đồng, còn
nhỏ nhất là TC Capital Việt Nam với vỏn vẹn 10,82 tỷ đồng.
Tính đến thời điểm 31/12/2011 có 105 CTCK đăng kí với UBCKNN (tuy nhiên khi
tìm kiếm trên UBCKNN thì chỉ mới cập nhập 102 CTCK đăng kí là thành viên
3.3. Thực trạng về chất lượng hoạt động
3.3.1. Hoạt động môi giới CK
Mặt tích cực:
- Công ty CK đã phát huy vai trò tổ chức trung gian trên thị trường CK giúp cho thị
trường hình thành và phát triển, luân chuyển vốn trong nền kinh tế, thu hút vốn đầu tư
trong nước và nước ngoài. Trong thời gian qua thị trường ck đã huy động 10 tỷ USD trái
phiếu Chính phủ, huy động vốn thong qua cổ phần hoá, phát hành cổ phiếu, trái phiếu đạt
15 tỷ USD. Sự phát tri ển này có vai trò quan trọng của các Công ty CK.
- Hệ thống công nghệ thông tin mạng lưới cung cấp dịch vụ của các công ty CK đã
được mở rộng, thu hút một lượng lớn khách hang. Số lượng tài khoản của các nhà đâu tư
không ngừng tăng lên hơn 1 triệu tài khoản trong đó có hơn 13.800 tài khoản của các nhà
đầu tư nước ngoài. Một số công ty đã chú trọng công tác quản trị và kiểm soát nội bộ tốt.

14



Hạn chế:
- Để thu hút được khách hàng nâng cao doanh số nhiều nhân viên môi giới kết hợp
với các Công ty chứng khoán đưa ra nhiều chiêu kể cả trái quy định cho phép như: cho
khách hàng bán khống chứng khoán làm nhiễu loạn thị trường, hoặc cho vay margin vượt
tỷ lệ 60:40....
- Lợi dụng nghiệp vụ môi giới kết hợp với tự doanh và các tổ chức “làm giá” chứng
khoán. Các “đội lái” thường liên kết với các môi giới để thực hiện việc đánh lên. Trước khi
có ý định làm giá một cổ phiếu nào đó, các NĐT cá mập này thường tìm hiểu thông tin khá
kỹ về công ty; tiếp đến, họ lặng lẽ gom hàng trên thị trường. Sau khi gom một lượng hàng
lớn, môi giới phụ trách các khách hàng bắt đầu bắn tin cho các NĐT khác về việc sẽ đánh
lên ở mức giá bao nhiêu. Đi kèm với đó, các môi giới và “đội lái” lên các diễn đàn chứng
khoán để “chim lợn”
Tuy nhiên trong thời gian qua đã có 1 số công ty rút khỏi nghiệp vụ môi giới vì tình
hình kinh doanh khó khăn. Theo quy định, để được thực hiện nghiệp vụ môi giới, CTCK
cần có vốn pháp định là 25 tỉ đồng, tư vấn đầu tư là 10 tỉ đồng, tự doanh là 100 tỉ đồng và
bảo lãnh phát hành là 165 tỉ đồng. Tổng số vốn pháp định cần thiết cho cả 4 nghiệp vụ cơ
bản này là 300 tỉ đồng. Nghiệp vụ môi giới không phải là nghiệp vụ có yêu cầu về vốn
pháp định cao nhất, nhưng thời gian qua, do tình trạng suy thoái nghiêm trọng, doanh tu từ
hoạt động này của các CTCK giảm đi một cách rõ rệt, ở một số CTCK nhỏ không có khả
năng cạnh tranh thì doanh thu từ hoạt động môi giới gần như không đáng kể. Hơn nữa,
năm 2012 được đánh giá là khả năng phục hồi của thị trường còn chưa rõ ràng, do đó nhiều
các CTCK buộc phải cân nhắc việc tiếp tục và ngừng các nghiệp vụ nào. Vi du :CTCK Gia
Anh, CTCK Hà Nội , CTCK SME, CTCK Trường Sơn
Dù vậy, rút nghiệp vụ môi giới không có nghĩa là CTCK bị phá sản, mà đó chỉ là việc
thu hẹp một mảng hoạt động mà khó có khả năng mang lại hiệu quả. CTCK vẫn tồn tại và
vẫn thực hiện các hoạt động nghiệp vụ khác. CTCK khó khăn có thể xin rút bớt nghiệp vụ,
ngược lại, khi làm ăn có hiệu quả lại có thể đăng ký trở lại với UBCK.
3.3.2.

Hoạt động tự doanh


Khi mà thị trường phát triển tăng nóng thì doanh thu và lợi nhuận từ hoạt động tự
doanh chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng số doanh thu và lợi nhuận của CTCK. Còn những
năm thị trường ảm đạm như năm 2008 và năm 2011 thì những khoản lỗ lớn của CTCK lại
nằm trong những khoản trích lập dự phòng từ khoản đầu tư chứng khoán.
Trong năm 2009, nhờ sự tăng trưởng mạnh của thị trường chứng khoán và mức độ
thanh khoản tăng nhanh, cùng với việc các CTCK thực hiện nhiều dịch vụ hỗ trợ, kết quả

15


kinh doanh của nhiều CTCK đã cải thiện mạnh mẽ. Các CTCK tăng cường hỗ trợ công cụ
đòn bẩy tài chính cho khách hàng, thậm chí có công ty còn sử dụng đòn bẩy với tỷ lệ 1:3,
1:5. Một số CTCK cho khách hàng VIP bán chứng khoán khi chưa đủ ngày T+4 giúp việc
quay vòng vồn của nhà đầy tư tăng nhanh đáng kể (tuy nhiên hoạt động này đã bị UBCK
cấm từ ngày 1/12/2009).
Bảng dưới đây tổng hợp kết quả kinh doanh của một số CTCK đã niêm yết trên 2
sản giao dịch chứng khoán HOSE và HNX. Hầu hết trong số này đều là các CTCK lớn và
có tiềm lực nên hoạt động của các công ty phản ánh gần sát với tình hình chung của các
CTCK. Mặc dù thực tế còn có các CTCK lớn khác chưa niêm yết như Thăng Long,
Sacombank.
Kết quả kinh doanh của các CTCK niêm yết cho thẩy, tỷ lệ lợi nhuận gộp/doanh thu
trung bình đạt rất cao 66,1%; đây là mức cao so với các hoạt động sản xuất kinh doanh
thông thường. Thực tế, đây chính là đặc thù của hoạt động kinh doanh chứng khoán, khi thị
trường tăng mạnh, mức độ lợi nhuận biên gia tăng mạnh khi doanh thu tăng cao nhưng chi
phí thường không tăng đột biến một cách tương ứng. Tương tự như vậy, lợi nhuận
ròng/doanh thu của các CTCK cũng khá cao 45,88%. Tuy nhiên, tỷ lệ ROE và ROA lại
thập, điều này có thể nguyên nhân nằm ở chỗ các CTCk không còn sử dụng đòn bẩy tài
chính quá lớn. Có thể xem trong Bảng có cầu vốn của các CTCK ngoại trừ CTCK NH
Nông nghiệp (AGR) thì các CTCK còn lại với tỷ lệ nợ vay/tổng TS ở mức thấp. Hệ số

EPS của các công ty đạt mức độ vừa phải, nếu so với nhóm ngành bất động sản thì tỷ lệ
này thấp hơn nhiều.
Nhìn vào bảng cơ cấu vốn có thể thấy, hầu hết các CTCK đều tập trung vào đầu tư
ngắn hạn, liên quan đến các hoạt động tự doanh. Nhìn chung, các CTCK đều có khoản đầu
tư dài hạn ít hơn so với nguồn vốn dài hạn (vốn vay dài hạn và vốn chủ sở hữu), điều này
cho thấy các công ty sử dụng vốn khá an toàn (ngoại trừ AGR sử dụng cả vốn ngắn hạn
cho hoạt động đầu tư dài hạn).
Tại thời điểm cuối năm 2011,
Phía thua lỗ, với mức lỗ 620 tỷ đồng, Sacombank-SBS không chỉ là quán quân lỗ
trong nhóm CTCK mà còn là quán quân lỗ trong số các doanh nghiệp niêm yết.
Dù đạt doanh thu lớn, hơn 953 tỷ đồng nhưng chi phí hoạt động kinh doanh đội lên tới
gần 1.500 tỷ đồng. SBS chưa có thuyết minh chi tiết về các chi phí, nhưng chắc chắn chi
phí lãi vay chiếm tỷ trọng không nhỏ vì cuối năm 2010 công ty đã vay nợ rất nhiều.

16


SHS đứng thứ 2 với mức lỗ 382 tỷ đồng. Ba công ty khác lỗ trên 100 tỷ là BSCChứng khoán BIDV (-208 tỷ), VNDirect (-206 tỷ) và VDS-Chứng khoán Rồng Việt (-126
tỷ).
tổng giá trị đầu tư tài chính của 26 CTCK chỉ còn hơn 14.600 tỷ đồng, giảm gần
10.000 tỷ so với cuối năm 2010.
Số dự phòng giảm giá cũng tăng thêm hơn 1.400 tỷ đồng.
Hầu hết những công ty lỗ lớn là những công ty có tỷ trọng hoạt động tự doanh lớn,
phải trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán nhiều. Vì vậy, nếu thị trường tốt lên trong
năm 2012 thì có thể hoàn nhập dự phòng và có lãi lớn.
3.3.3.

Hoạt động bảo lãnh phát hành

Bảo lãnh phát hành chứng khoán là việc tổ chức bảo lãnh phát hành cam kết với tổ

chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, nhận mua một phần
hay toàn bộ chứng khoán của tổ chức phát hành để bán lại, hoặc mua số chứng khoán còn
lại chưa được phân phối hết của tổ chức phát hành, hoặc hỗ trợ tổ chức phát hành trong
việc phân phối chứng khoán ra công chúng.
Tổ chức bảo lãnh phát hành là CTCK được phép hoạt động bảo lãnh phát hành chứng
khoán và ngân hàng thương mại được UBCK chấp thuận bảo lãnh phát hành trái phiếu
theo điều kiện do Bộ Tài chính quy định.
Thông thường, để phát hành chứng khoán ra công chúng, tổ chức phát hành cần phải
được sự bảo lãnh phát hành. Nếu số lượng phát hành không lớn thì chỉ cần có một tổ chức
bảo lãnh phát hành. Nếu đó là một công ty lớn và số lượng chứng khoán phát hành vượt
quá khả năng của một tổ chức bảo lãnh thì cần phải có một tổ hợp bảo lãnh phát hành, bao
gồm một hoặc một số tổ chức bảo lãnh chính và một số tổ chức bảo lãnh phát hành thành
viên.
Các tổ chức bảo lãnh phát hành được hưởng một khoản phí bảo lãnh nhất định trên số
tiền thu được từ đợt phát hành. Phí bảo lãnh cao hay thấp là tuỳ thuộc vào tính chất của đợt
phát hành (lớn hay nhỏ, thuận lợi hay khó khăn). Đối với trái phiếu, phí bảo lãnh phụ thuộc
vào lãi suất trái phiếu (lãi suất trái phiếu thấp thì phí bảo lãnh phát hành cao và ngược lại).
Một số phương thức bảo lãnh phát hành:
- Bảo lãnh với cam kết chắc chắn: là phương thức bảo lãnh mà theo đó, tổ chức bảo
lãnh cam kết sẽ mua toàn bộ chứng khoán phát hành, cho dù có phân phối hết hay không.
- Bảo lãnh với cố gắng cao nhất: là phương thức bảo lãnh mà theo đó, tổ chức bảo
lãnh thoả thuận làm đại lý cho tổ chức phát hành. Tổ chức bảo lãnh phát hành không cam

17


kết bán toàn bộ số chứng khoán, mà cam kết sẽ cố gắng hết mức để bán chứng khoán ra thị
trường, nhưng phần không phân phối hết sẽ được trả lại cho tổ chức phát hành.
- Bảo lãnh theo phương thức bán tất cả hoặc không bán gì: là phương thức bảo lãnh
mà theo đó, tổ chức phát hành chỉ thị cho tổ chức bảo lãnh phát hành nếu không bán hết số

chứng khoán thì huỷ bỏ toàn bộ đợt phát hành.
- Bảo lãnh theo phương thức tối thiểu - tối đa: là phương thức bảo lãnh trung gian
giữa phương thức bảo lãnh với cố gắng cao nhất và phương thức bảo lãnh bán tất cả hoặc
không bán gì. Theo phương thức này, tổ chức phát hành chỉ thị cho tổ chức bảo lãnh phát
hành phải bán tối thiểu một tỷ lệ nhất định chứng khoán phát hành. Nếu lượng chứng
khoán bán được đạt tỷ lệ thấp hơn tỷ lệ yêu cầu thì toàn bộ đợt phát hành sẽ bị huỷ bỏ.
Ở Việt Nam, bảo lãnh phát hành được thực hiện theo một trong hai phương thức sau:
- Mua một phần hay toàn bộ số lượng cổ phiếu hoặc trái phiếu được phép phát hành
để bán lại.
- Mua số cổ phiếu hoặc trái phiếu còn lại của đợt phát hành chưa được phân phối hết.
Đây thực chất là một dạng của phương thức cam kết chắc chắn, nhưng tổ chức bảo lãnh
phát hành cam kết mua phần chứng khoán còn lại của đợt phát hành chưa được phân phối
hết.
Điều kiện để được bảo lãnh phát hành:
CTCK chỉ được phép thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán (CK) khi
thực hiện nghiệp vụ tự doanh CK; vốn pháp định để thực hiện nghiệp vụ tự doanh CK là
100 tỷ đồng, nghiệp vụ bảo lãnh phát hành là 165 tỷ đồng.
- Không vi phạm pháp luật CK trong 6 tháng liên tục liền trước thời điểm bảo lãnh.
- Tổng giá trị bảo lãnh phát hành không được lớn hơn 50% vốn chủ sở hữu của tổ
chức bảo lãnh phát hành vào thời điểm cuối quý gần nhất tính đến ngày ký hợp đồng bảo
lãnh phát hành, trừ trường hợp bảo lãnh phát hành trái phiếu chính phủ, trái phiếu được
Chính phủ bảo lãnh.
- Có tỷ lệ vốn khả dụng trên nợ điều chỉnh trên 6% trong 3 tháng liền trước thời điểm
nhận bảo lãnh phát hành.
Hạn chế bảo lãnh phát hành
- Tổ chức bảo lãnh phát hành không được bảo lãnh phát hành theo hình thức cam kết
chắc chắn trong các trường hợp sau đây:
+ Tổ chức bảo lãnh phát hành độc lập hoặc cùng các công ty con của tổ chức bảo lãnh
phát hành có sở hữu từ 10% trở lên vốn điều lệ của tổ chức phát hành;


18


+ Tối thiểu 30% vốn điều lệ của tổ chức bảo lãnh phát hành và của tổ chức phát hành
là do cùng một tổ chức nắm giữ.
- Trường hợp đợt phát hành có tổng giá trị cam kết bảo lãnh lớn hơn hai lần vốn chủ
sở hữu của tổ chức bảo lãnh phát hành, phải lập tổ hợp bảo lãnh phát hành, trong đó có tổ
chức bảo lãnh phát hành chính và các tổ chức bảo lãnh phát hành phụ.
- Khi một CTCK bảo lãnh phát hành CK, công ty đó phải mở một tài khoản riêng biệt
tại một ngân hàng đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam để nhận tiền đặt mua CK của
khách hàng.
Tại Việt Nam chưa xuất hiện nhiều tổ chức trung gian có tính chuyên nghiệp để có thể
vận hành tốt nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán. Bên cạnh đó những chính sách
điều chỉnh hoạt động của TTCK nói chung và phát hành chứng khoán nói riêng còn nhiều
chồng chéo và mâu thuẩn khiến cho còn nhiều hạn chế và ảnh hưởng tới sự phát triển của
TTCK. Sự non nớt của tổ chức bảo lãnh phát hành điển hình là CTCK trong nghiệp vụ bảo
lãnh phát hành còn nhiều hạn chế. Số lượng CTCK trong nghiệp vụ bảo lãnh phát hành
khiến cho việc phát hành hạn chế. Số lượng công ty niêm yết tăng chậm, cầu về bảo lãnh
phát hành còn rất ít.
3.3.4. Hoạt động Tư vấn
Các CTCK đã thực hiện vai trò tư vấn môi giới cho các nhà Đầu tư, thu hút vốn đầu
tư nước ngoài ( danh mục đầu tư nước ngoài khoản 7 tr USD) và bản thân các công ty CK
cũng đã thu hút vốn đầu tư nước ngoài đặc biệt là các tổ chức kinh doanh CK nước ngoài
lương nhằm nâng cao năng lực tài chính, đổi mới quản trị. Tuy nhiên hoạt động này tại các
CTCK Việt Nam còn rất hạn chế về chất lượng và số lượng. Rất nhiều Công ty CK dù
đăng ký nhưng thực tệ không thực hiện nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán này.
3.3.5. Các sản phầm dịch vụ hỗ trợ NĐT
Công ty chứng khoán có rất nhiều sản phẩm dịch vụ hỗ trợ NĐT và các tổ chức đại
chúng như các hoạt động: nghiệp vụ giao dịch ký quỹ; quản lý sổ cổ đông; tư vấn tổ chức
đại hội cổ đông; nghiệp vụ ứng trước tiền bán chứng khoán; sản phẩm T+2, bán không

chứng khoán..... tuỳ theo chiến lược của mỗi công ty chứng khoán. Hiện nay mới chỉ có
dịch vị quản lý sổ cổ đông, tư vấn tổ chức đại hội cổ đông; nghiệp vụ giao dịch ký quỹ mơi
có văn bản hướng dẫn của uỷ ban chứng khoán và các sở giao dịch.
Trước tháng 11/2011 thì nghiệp vụ giao dịch ký quỹ chưa được Uỷ ban chứng khoán
NN cho phép các Công ty CK triển khai. Tuy nhiên thực trạng công ty chứng khoán cho
nhà đầu tư vay tiền để mua CK đã diễn ra từ rất lâu….

19


Mặc dù đã có quy định cua UBCK rằng Công ty CK chỉ được thực hiện nghiệp vụ
giao dịch ký quỹ sau khi uỷ ban CKNN chính thức công bố CTCK đó được phép thực hiện
giao dịch ký quỹ. Tuy nhiên trong những năm qua nghiệp vụ giao dịch ký quỹ vẫn được
thực hiện giữa công ty CK và Nhà đầu tư đã gây nên không ít những vụ tranh chấp về
những khoản vay giữa CTCK và NĐT
Đến 12/10 theo thông báo của UBCK NN thì có 17 Công ty CK được phép thực hiện
nghiệp vụ Giao dịch ký quỹ.
Hiện nay khi mà nghiệp vụ giao dịch ký quỹ đã được UBCK chấp thuận cho những
công ty CK đủ điều kiện đến nay khoảng gần 30 công ty CK. Tuy nhiên việc thực hiện sản
phẩm này tại các công ty đã thực sự theo đúng quy định chưa? Tuy hàng tháng công ty CK
thực hiện nghiệp vụ GDKQ phải gửi báo cáo lên UBCK về số lượng TK ký hợp đông giao
dịch ký qũy và báo cáo tổng dư nợ và tổng số tài sản thế chấp là bao nhiêu. Chính vì thế
Công ty vẫn nới rộng cho các nhà đầu tư muốn tham gia hoạt động giao dịch ký quỹ được
mở tài khoản dù tài khoản chưa có đủ 10.000.000 ( mười triệu đồng). Măt khác theo yêu
cầu của UB tỷ lệ ký phát vay là tối đa là 60:40 nghĩa là NĐT có 60% tài sản thế chấp chỉ
được vay tối đa là 40% nhưng để câu kéo khách hang đặt biệt là khách hang VIP thì tỷ lệ
vay không chỉ dừng lại ở 60:40 mà thấp hơn rất nhiều dù trên hợp đồng vẫn ký là tỷ lệ
60:40. Hơn nữa hiện tại UB chứng khoán vẫn để thả tỷ lệ duy trì và tỷ lệ xử lý nên dù có
tới kiểm tra thì công ty CK vẫn cho khách hang vay với tỷ lệ duy trì.
- Khi một nhà đầu tư thực hiện sản phẩm giao dịch ký quỹ họ có tài sản đảm bảo là 6

tỷ thì sẽ được công ty CK cho vay tối đa 4 tỷ (theo UBCKNN) và NĐT nay mua một số
mã Chứng khoán nhất định như SHS, HAG, VIC. Hiện này 2 mã HAG và VIC nằm trong
danh mục chứng khoán được giao dịch ký quỹ còn SHS thì không. Công ty rất khó phân
biệt NĐT dung tiền vay 4ty để mua SHS hay VIC, HAG hay là dung tiền của NĐT mua.
Mà theo quy định Tổng số chứng khoán cho vay giao dịch ký quỹ của một công ty CK
không được vượt qúa 5% tổng số chứng khoán niêm yết của một tổ chức niêm yết. Việc
xác định room chứng khoán giao dịch ký quỹ tối đa cho mỗi mã chứng khoán là rất khó và
chính xác.
- Thực tế Nhà đầu tư và Công ty CK chỉ cần ký một HĐ giao dịch ký quỹ theo kiểu
hợp đồng nguyên tắc và phụ lục kèm theo ghi rõ thời gian hợp đồng, tỷ lệ ký quỹ ban đâu,
tỷ lệ phát vay, ty lệ duy trì và tỷ lệ giải chấp. Và khi NĐT có nhu cầu vay hoặc trả nợ thì
chỉ cần thông báo tới Công ty CK và được rải ngân theo tỷ lệ của mỗi công ty. Tuy nhiên
mỗi lần giải ngân, hoặc trả nợ này NĐT cần gọi điện thông báo tới CTCK và ghi âm lại
làm bằng chứng cho mọi giao dịch giữa CT CK và NĐT. Tuy nhiện thực tế hiện nay để

20


thuận tiện trong liên lạc NĐT thường lưu số điện thoại của nhân viên Công ty CK để xin
vay hoặc thong báo trả nợ và không được ghi âm lại. việc này vừa rùi ro cho cả NĐT và
Công ty CK.

21


Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động công ty chứng khoán
1. Nguyên nhân những tồn tại
- Thể chế đối với việc thành lập hoạt động của các công ty CK chưa được hoàn thiện,
điều kiện thành lập và hoạt động của các CTCK đã được nâng cao song do có sự phát triển
nhanh của TTCK nhất năm 2007 nên nhiều tổ chức cá nhân đã đổ vốn thành lậo công ty

CK làm cho sự gia tăng về số lượng CTCK
- Về thị trường chứng khoán có nhiều biến động, lúc tăng trưởng nhanh lúc suy giảm
do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới và yếu tố vĩ mô trong nước vì vậy hoạt
động TTCK nói cung cũng như ctCK nói riêng cũng biến động lúc lãi lúc lỗ không ổn định
mặt khác các tài siản đầu tư kém tính thanh khoản làm cho khả năng tài chính ( Vốn khả
dụng) của các công ty CK gặp khó khăn
- Đạo đức nghề nghiệp của mỗi cá nhân và cả công ty CK chưa được thực sự đề cao.
Công ty CK vẫn muốn lôi kéo khách hang nhằm tìm kiếm lợi nhuận cao trong bối cảnh
kinh tế khó khăn.

- Tuy nhiên công tác quản lý, điều hành TTCK của UBCKNN được tăng cường, thể
chế được hoàn thiện tuy nhiên do tính phức tạp nhạy cảm của thị trường trong thời gian
qua vẫn còn một số tồn tại và hạn chế nhất định như: công tác ban hành các văn bản pháp
luật, các chính sách điều hành thị trường chưa linh hoạt, còn bị động và chậm so với yêu
cầu thực tiễn phát triển của TTCK; công tác quản lý, giám sát và cưỡng chế thực thi còn
nhiều bất cập do vậy chưa có tính răn đe, cảnh cáo và xử lý nghiêm minh các trường hợp
cho NĐT vay tiền mua ck, gây ra tình trạng như trên làm cho NĐT mất niềm tin với TTCK
non trẻ của Việt Nam. Dù Bộ tài chính đã ban hành quy định về chỉ tiêu an toàn tào chính
đối với các tổ chức kinh doanh chứng khoán ( TT226/2010/TT-BTC)
- Năng lực, kỹ năng đầu tư chứng khoán của Nhà đầu tư chưa được nâng cao nhất là
nhà đầu tư nhỏ lẻ.
2. Biện pháp khắc phục.
2.1. Đối với các cơ quan quản lý:
- Nâng cao năng lực phân tích của nhà đầu tư.
- Tăng cường kiểm tra giám sát và tăng chế tài xử phạt nghiêm minh đối với những
công ty CK thực hiện sai quy định của UBNN và của sở giao dịch. Gần đâyUBCK nhà
nước tiền hành rà soát phân loại công ty CK dựa trên hai tiêu chí quy định trong Luật CK
và TT226 Vốn khả dụng/ Tông rủi ro và tr lệ lỗ luỹ kế/vốn điều lệ và phân loại các công ty
CK thành 3 nhóm theo mức độ rủi ro giảm dần tương ứng với các mức giám sát khác
nhau :


22


Nhóm 1: Nhóm bình thường
Nhóm 2 Nhóm kiểm soát
Nhóm 3: Nhóm kiểm soát đặc biệt
- Cần phải làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho công chúng
đầu tư để một mặt tích cực, chủ động tham gia thị trường nhưng mặt khác phải tuân thủ
nghiêm các quy định của pháp luật khi tham gia thị trường.
- Cần đưa ra các giải pháp về cơ chế để thực hiện, như nâng cao tính độc lập và thẩm
quyền của cơ quan thanh tra, xử lý vi phạm; xây dựng cơ chế phối hợp giữa các Bộ, ngành
có liên quan trong lĩnh vực xử lý vi phạm.
- Nâng cao năng lực phân tích đánh giá thông tin và đạo đức nghề nghiệp của hoạt
động hành nghề môi giới chứng khoán ở Việt Nam. Đối với hoạt động hành nghề môi giới
chứng khoán, cần phải có yêu cầu cao về chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp của các nhân
viên CTCK khi thực hiện tư vấn, giao dịch, hỗ trợ NĐT, hoạt động vì lợi ích của khách
hàng và tuân thủ pháp luật về môi giới chứng khoán. Phát hiện và xử lý nghiêm việc các
CTCK vì lợi ích của họ và của một số các các nhân, tổ chức có liên quan tạo ra xung đột
giữa các bên khi tham gia giao dịch trên thị trường..
- Hoàn thiện chất lượng dịch vụ kế toán, kiểm toán, và định mức tín nhiệm trên thị
trường chứng khoán Việt Nam.
- Cần có định hướng chiến lược thay đổi cơ cấu các NĐT nắm giữ cổ phiếu trên toàn
thị trường, mở rộng thu hút các NĐT nước ngoài.
- Thực hiện tái cơ cấu công ty chứng khoán.
- Tăng cường quản lý, giám sát và kiểm soát chặt chẽ hoạt động của CTCK trên cơ sở
phân loại các tiêu chí rủi ro để có phương án xử lý phù hợp; tăng cường hoạt động giám sát
thực thi và xử lý vi phạm đối với các CTCK.
- Yêu cầu các CTCK đảm bảo chỉ tiêu an toàn tài chính theo quy định và tăng cường
công tác kiểm tra việc thực thi này.

- Tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý điều chỉnh hoạt động CTCK, nghiên cứu xem
xét xây dựng văn bản hướng dẫn đối với nghiệp vụ Repo, Margin theo tình hình phát triển
của thị trường và khả năng quản lý rủi ro của CTCK.
- Khuyến khích các CTCK đầu tư vào công nghệ và chất lượng nguồn nhân lực để
nâng cao công tác quản trị điều hành và nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng của các
CTCK.
2.2. Đối với công ty chứng khoán:
- Đa dạng và nâng cao chất lượng nghiệp vụ kinh doanh.

23


- Tăng cường chất lượng nhân sự.
MỤC LỤC

24



×