Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Nghiên cứu thống kê tình hình sử dụng điện thoại hàngtháng của sinh viên Đại học Ngoại Thương khóa 48

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (440.13 KB, 27 trang )

Nghiên cứu thống kê

Lớp TOA301(2-1011).5_LT

Nhóm 5

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU...................................................................................................3
1) Mục đích nghiên cứu.....................................................................................3
2) Đối tượng, thời gian, không gian nghiên cứu...............................................3
3) Nội dung nghiên cứu.....................................................................................3
4) Các nguyên tắc thực hiện..............................................................................4
NỘI DUNG........................................................................................................6
1) Số lượng điện thoại mỗi sinh viên đang sử dụng..........................................6
2) Chi phí trung bình mỗi tháng cho điện thoại................................................7
3) Hình thức và tính năng của điện thoại..........................................................11
4) Chức nẳng chính của điện thoại...................................................................13
5) Đối tượng thường xuyên liên lạc..................................................................16
6) Ảnh hưởng của điện thoại tới giờ học..........................................................19
7) Chế độ điện thoại trong lớp..........................................................................21
8) Tác động của việc sử dụng điện thoại..........................................................23
KẾT LUẬN.......................................................................................................26
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................27
BẢNG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÓNG GÓP CỦA CÁC THÀNH
VIÊN TRONG NHÓM..........................................................................................28

2


Nghiên cứu thống kê


Lớp TOA301(2-1011).5_LT

Nhóm 5

LỜI NÓI ĐẦU
Thế kỉ 21 được coi là kỉ nguyên của công nghệ. Song song với sự bùng nổ của
ngành công nghệ thông tin là việc sử dụng các thiết bị tin học, viên thông ngày càng
trở nên phổ biến. Ở Việt Nam tỉ lệ người sử dụng điện thoại tăng lên nhanh chóng
trong vòng 10 năm trở lại đặc biệt là điện thoại di động. Đối với sinh viên nói chung
và sinh viên Ngoại thương nói riêng, điện thoại đã trở thành một người bạn trung
thành, luôn bên cạnh mọi lúc mọi nơi. Vì vậy việc nghiên cứu cụ thể hơn về ảnh
hưởng của điện thoại đến sinh viên là cần thiết. Nhóm chúng em đã thảo luận và nhất
trí với nhau chọn đề tài “Nghiên cứu thống kê tình hình sử dụng điện thoại hàng
tháng của sinh viên Đại học Ngoại Thương khóa 48”
Để đáp ứng yêu cầu môn học và củng cố kiến thức thực tiễn cũng như lí
thuyết, nhóm chúng em đã cùng nhau thực hiện quá trình nghiên cứu thống kê này
với:
1) Mục đích nghiên cứu: thu thập những thông tin định lượng về hiện tượng
nghiên cứu trong điều kiện cụ thể, trên cơ sở đó phát hiện bản chất, quy luật phát
triển của hiện tượng, giải quyết được một vấn đề lý thuyết hoặc một yêu cầu nhất
định của thực tiễn.
2) Đối tượng, thời gian, không gian nghiên cứu: đối tượng nghiên cứu là các
con số, các biểu hiện về lượng của các vấn đề liên quan đến chi phí sử dụng điện
thoại hàng tháng của sinh viên đại học Ngoại Thương để phản ánh, biểu thị bản chất,
tính quy luật của hiện tượng trong điều, hoàn cảnh cụ thể. Thời gian điều tra là vào
tháng 5 năm 2011. Nơi điều tra là trường đại học Ngoại Thương. Tiến hành điều tra
trên 42 sinh viên K48, trong đó có 28 ban nữ và 14 bạn nam.
3) Nội dung nghiên cứu:
a) Các bước của quá trình nghiên cứu thống kê:



Xác định mục đích, đối tượng, nội dung nghiên cứu
3


Nghiên cứu thống kê

Lớp TOA301(2-1011).5_LT



Xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê



Điều tra thống kê



Tổng hợp thống kê



Phân tích thống kê



Đề xuất ý kiến, ra quyết định

Nhóm 5


b) Các vấn đề đặt ra để điều tra:


Số lượng điện thoại mỗi sinh viên đang sử dụng



Chi phí trung bình mỗi tháng cho điện thoại



Hình thức và tính năng của điện thoại



Tính năng hay được sử dụng của điện thoại



Đối tượng thường xuyên liên lạc



Đánh giá mức độ ảnh hưởng của điện thoại đến giờ học



Chế độ điện thoại nào thường được sử dụng




Đánh giá ảnh hưởng của điện thoại đến các hoạt động của sinh

viên
c) Các phương pháp thống kê nghiên cứu sử dụng trong quá trình:








Thiết kế phiếu điều tra
Thu thập thông tin
Tổng hợp thông tin
Bảng, đồ thị thống kê
Các tham số thống kê
Hồi quy và tương quan
Đánh giá kết quả

4) Các nguyên tắc thực hiện:


Đảm bảo tính trung thực, khách quan, chính xác, đầy đủ và kịp



Thống nhất về chỉ tiêu, biểu mẫu, phương pháp tính toán xử lý,


thời
đơn vị đo lường, và sự so sánh giữa các chỉ tiêu
4


Nghiên cứu thống kê

Lớp TOA301(2-1011).5_LT

Nhóm 5



Không trùng lặp, chồng chéo, lẫn lộn các vấn đề với nhau



Công khai về phương pháp thống kê, thông tin thống kê và

thông tin liên lạc về những người được điều tra( như tên, lớp, khoá, số điện
thoại liên lạc, ..)


Đảm bảo phân công công việc cho mọi thành viên trong nhóm

một cách hợp lý, công bằng và mỗi người thực hiện, hoàn thành mọi công
việc được giao đầy đủ, chính xác, kịp thời



Những thông tin thống kê về các bạn sinh viên chỉ được sử dụng

cho mục đích tổng hợp thông kê
Trong phạm vi bài viết này đã trình bày được một số nội dung chủ yếu phục vụ
cho việc nghiên cứu đề tài, tuy nhiên còn hạn chế về thời gian, tài chính và nhân lực
nên một số vấn đề nhóm chúng em chưa có điều kiện nghiên cứu sâu hơn. Vì vậy bài
viết sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót. Nhóm chúng em rất mong nhận được ý
kiến phê bình, đóng góp, bổ sung của các thầy cô, bạn đọc cho bài viết để bài viết có
thể hoàn thiện hơn.

5


Nghiên cứu thống kê

Lớp TOA301(2-1011).5_LT

Nhóm 5

NỘI DUNG
1) Số lượng điện thoại mỗi sinh viên đang sử dụng
Câu hỏi thứ nhất là
Với các đáp án là:

: “Bạn có sử dụng nhiều hơn 1 cái điện thoại không?”
A: có, số lượng là.........
B: không

Kết quả thu được từ 42 sinh viên khóa 48, theo số liệu thống kê tổng hợp lại ta
có bảng sau:

Bảng 1: Số điện thoại của sinh viên
Nam

Nữ

Nam và nữ

Số điện

Số

Số người/

Số

Số người/

Số

thoại (xi )

người

tổng nam

người

tổng nữ

người


(fnami)

(dnami)(%)

(fnui)

(dnui)(%)

( fi )

1

9

64,27

18

64,29

27

64,29

2

5

35,71


8

28,57

13

30,95

3

0

0

2

7,14

2

4,67

Tổng

14

100

28


100

42

100

Từ bảng thống kê ta xác định được các tham số thống kê:
* Với cả nam và nữ:
- Trung bình mỗi sinh viên có:
=
= 1,40
-Mốt của số điện thoại của sinh viên: xo = 1
* với sinh viên nam:
- Trung bình mỗi sinh viên có:
=
= 1,36
-Mốt của số điện thoại của sinh viên: xo = 1
* với sinh viên nữ:
- Trung bình mỗi sinh viên có:
=

= 1,43
6

Số người/ tổng
( di )(%)


Nghiên cứu thống kê

Lớp TOA301(2-1011).5_LT
Nhóm 5
-Mốt của số điện thoại của sinh viên: xo = 1
Kết luận: Trung bình 1 sinh viên sử dụng 1,40 chiếc điện thoại. Trung bình 1
sinh viên nam sử dụng 1,36 chiếc điện thoại. Trung bình 1 sinh viên nữ sử dụng
1,43 chiếc điện thoại. Chủ yếu sinh viên chỉ sử dụng 1 chiếc điện thoại
Nhận xét: Trung bình nữ sinh viên sử dụng nhiều điện thoại hơn nam sinh
viên
2) Chi phí trung bình mỗi tháng cho điện thoại.
Để nghiên cứu về vấn đề này cấu hỏi được đưa ra là:
“Bạn dành bao nhiêu tiền cho điện thoại hàng tháng”
Với các đáp án:
A: <50K
B: từ 50K đến 100K
C: >100K
Tổng hợp thống kê thu được bảng:
Bảng 2.1: Chi phí trung bình mỗi tháng cho điện thoại
Chi tiêu

Nam

Nữ

Nam và nữ

cho điện
thoại hàng

Số


Số người/

Số

Số người/

Số

tháng (xi)

người

tổng nam

người

tổng nữ

người

(nghìn

(fnami)

(dnami)(%)

(fnui)

(dnui)(%)


( fi )

<50

0

0

6

21,43

6

14,29

50-100

10

71,43

13

46,43

23

54,76


>100

4

28,57

9

31,14

13

30,95

Tổng

14

100

28

100

42

100

Số người/
tổng ( di )(%)


đồng)

a) Từ bảng thống kế ta rút ra các tham số và đồ thị sau
* Với cả nam và nữ:
- Số tiền điện thoại trung bình mỗi tháng của mỗi sinh viên

7


Nghiên cứu thống kê
=

Lớp TOA301(2-1011).5_LT
=

Nhóm 5

= 83 ( nghìn đồng)

-Mốt của số tiền điện thoại của sinh viên hàng tháng: xo = 50-100 nghìn đồng

Từ đồ thị ta thấy rõ phần lớn sinh viên ngoại thương chỉ sử dụng 1 máy điện
thoại. Tuy nhiên có đến gần 1 nửa số sinh viên được điều tra có đến gần nửa sử
dụng 2 máy trở lên ( 45,24%). Có thể giải thích viêc khá nhiều sinh viên sử dụng
nhiều hơn 1 cái điện thoại là do sự khuyến mại của các nhà mạng di động như phát
hành sim sinh viên. Sinh viên có nhiều sim dẫn đến có nhu cầu sử dụng nhiều máy.
Ngoài ra khi sử dụng 1 chiếc điện thoại chủ yếu để nghe, chiếc còn lại để gọi
thường được lắp sim có cước gọi rẻ hơn, như thế sẽ tiết kiệm hơn
* với sinh viên nam:

- Trung bình mỗi sinh viên có:
=

= 89 nghìn đồng

- Mốt của số tiền điện thoại của nam sinh viên hàng tháng: x o = 50 -100 nghìn
đồng
8


Nghiên cứu thống kê

Lớp TOA301(2-1011).5_LT

Nhóm 5

Đồ thị cho ta thấy rõ 100% nam sinh viên dành từ 50 nghìn đồng trở lên dành
cho điện thoại hàng tháng. Mà chủ yếu là từ 50 -100 nghìn đồng.
* với sinh viên nữ:
- Trung bình mỗi sinh viên có:
=

= 80 nghìn đồng

- Mốt của số tiền điện thoại của nữ sinh viên hàng tháng: 50 -100 ngìn đồng

9


Nghiên cứu thống kê

Lớp TOA301(2-1011).5_LT
Nhóm 5
Kết luận chung: Trung bình 1 sinh viên dành 83 nghìn đồng mỗi tháng cho
chiếc điện thoại. Trung bình 1 sinh viên nam là 89 nghìn đồng. Trung bình 1 sinh
viên nữ là 80. Chủ yếu sinh viên chi từ 50 – 100 nghìn đồng mỗi tháng cho di động
Nhận xét: Trung bình nam sinh viên chi tiêu nhiều cho điện thoại hơn nữ sinh
viên
b) Hồi quy chi tiêu dành cho điện thoại với số điện thoại:
Như phân tích ở trên ta có trung binh sinh viên nữ có nhiều điện thoại hơn
nam sinh viên nhưng số tiền chi hàng tháng cho điện thoại của sinh viên nữ lại ít
hơn. Vậy có phải số điện thoại tỉ lệ nghịch với số tiền chi cho điện thoại không. Sau
đây ta sẽ hồi quy chi tiêu dành cho điện thoại và số điện thoại để kiểm định nhận
xét này. Kết quả tổng hợp phiếu điều tra cho ta bảng sau:
Bảng 2.2: Chi tiêu dành cho điện thoại theo số điện thoại được sử dụng
Số điện thoại
1
2
3

Chi phí
50 – 100
>100
17
5
5
7
1
1

<50

5
1
0

Trung bình
75
98
100

Ta rút được Bảng2.3: Mối quan hệ giữa số điện thoại và chi tiêu:
Số điện thoại Chi tiêu tb
1
2
3

75
98
100

Đồ thị 2.4: Mối quan hệ giữa số điện thoại và số tiền điện thoại hàng tháng

10


Nghiên cứu thống kê

Lớp TOA301(2-1011).5_LT

Nhóm 5


Nhận xét: Vậy phỏng đoán ở đầu là không chính xác. Khi số điện thoại tăng
lên thì chi tiêu dành cho điện thoại cũng tăng lên
3) Hình thức và tính năng của điện thoại
Câu hỏi: “hình thức và tính năng của chiếc điện thoại của bạn (hoặc cái được
dùng nhiều nhất nếu bạn có hơn 1 cái điện thoại)”
Các phương án:
A: cập nhật nhất như iphone 3G, 4G
B: chỉ cần đa chức năng: chụp ảnh, đọc báo... không phải loại đời mới nhất
C: chỉ có nghe, gọi, nhắn tin
Tổng hợp thống kê thu được bảng:
Bảng 3.1: Hình thức và tính năng của điện thoại
Nam
Số người/

Số

Nữ
Số người/

Nam và nữ

Loại điện

Số

thoại

người

tổng nam


người

tổng nữ

người

Cập nhật
Đa chức

(fnami)
5
8

(dnami)(%)
35,71
57,14

(fnui)
4
20

(dnui)(%)
14,29
71,43

( fi )
9
28


11

Số

Số người/ tổng
( di )(%)
21,43
66,67


Nghiên cứu thống kê
năng
Nghe gọi,
nhắn tin
Tổng

Lớp TOA301(2-1011).5_LT

Nhóm 5

1

7,14

4

14,29

5


11,90

14

100

28

100

42

100

Ta có đồ thị

Nhận xét:
Phần lớn sinh viên sử dụng điện thoại đa chức năng, chiếm đến 66,67%. Sau
đó đến những chiếc điện thoại đời mới nhất như iPhone 4G ( 21,43%). Số sinh viên
chủ yếu sử dụng điện thoại chỉ nghe gọi nhắn tin là ít nhất (11,9%)

12


Nghiên cứu thống kê

Lớp TOA301(2-1011).5_LT

Nhóm 5


Đồ thị 3.2: Các loại điện thoại được sử dụng ở nam và nữ
Nhận xét:
Tỉ lệ sinh viên nam sử dụng điện thoại cập nhật nhất nhiều hơn nữ sinh viên
Tỉ lệ này thấp hơn ở 2 dạng điện thoại còn lại : đa chức năng thông thường và
nghe gọi nhắn tin.
Điều này cũng phù hợp với tâm lí thông thường các bạn nam thường bị cuốn
hút bởi cá thiết bị công nghệ cập nhật hơn các bạn nữ
4. Chức năng chính của điện thoại
Câu hỏi thứ 4 mà nhóm em đưa ra để điều tra là: “Bạn dùng điện thoại chủ
yếu để: …”, và 3 đáp án được đưa ra là:
A. nghe gọi
B: Nhắn tin
C. Khác: chụp ảnh, ghi âm, chơi game, nghe nhạc, …

13


Nghiên cứu thống kê
Lớp TOA301(2-1011).5_LT
Nhóm 5
Tuy chỉ có 42 bạn tham gia trả lời câu hỏi này, nhưng có 1 số bạn đã chọn
nhiều đáp án (nghĩa là các bạn thấy mình sử dụng điện thoại cho nhiều hình thức
chủ yếu), nên đã có 50 câu trả lời về chức năng của điện thoại trong câu hỏi này.
Sau khi điều tra và thống kê số liệu, chúng em thu được bảng tóm tắt sau:
Bảng 4.1: Chức năng chính của điện thoại
Nam

Nữ

Tổng


Nghe gọi

4

12

16

Nhắn tin

9

16

25

Khác

2

7

9

Nhìn vào bảng số liệu, có thể thấy, trong tổng số 50 chức năng chủ yếu của
điện thoại, thì chức năng chủ yếu các bạn dùng là nhắn tin (với 25 bạn chọn chức
năng này, chiếm 50%). Chức năng thứ 2 các bạn thường dùng với điên thoại của
mình là nghe gọi, với 16 bạn chọn, chiếm 32% trong mẫu nghiên cứu. Hoạt động
khác như nghe nhạc, chụp ảnh, chơi games hay lướt web được các bạn sử dụng như

chức năng chủ yếu của điện thoại ít hơn, chỉ với 9 bạn, chiếm 18%.
Để có cái nhìn tổng quát hơn, ta có biểu đồ sau:

14


Nghiên cứu thống kê

Lớp TOA301(2-1011).5_LT

Nhóm 5

Hình 4.1: Chức năng chính của điện thoại
Từ phiếu điều tra thu thập được, ta cũng có bảng số liệu chi tiết hơn về chức
năng chính của điện thoại được các bạn sử dụng:
Bảng 4.2: Chức năng được sử dụng chính của điện thoại phân theo giới tính
Nghe gọi

Nhắn tin

Khác

Tổng

Số
lượng

Tỷ lệ
(%)


Số
lượng

Tỷ lệ
(%)

Số
lượng

Tỷ lệ
(%)

Số
lượng

Tỷ lệ
(%)

Nam

4

26.67

9

60.00

2


13.33

15

100

Nữ

12

34.29

16

45.71

7

20.00

35

100

Tổng

16

32.00


25

50.00

9

18.00

50

100

15


Nghiên cứu thống kê
Lớp TOA301(2-1011).5_LT
Nhóm 5
Ta có biểu đồ chức năng chính của điện thoại được các bạn sử dụng giữa các
bạn nam và nữ như sau:

Hình 4.2: Chức năng được sử dụng chính của điện thoại phân theo giới tính
Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy, ở cả nam và nữ, tỷ lệ nhắn tin đều chiếm tỉ
trọng cao nhất (khoảng 50%), tiếp đế nghe gọi và cuối cùng là các chức năng khác.
Tỉ lệ nhắn tin ở nam cao hơn ở các bạn nữ, trong khi đó tỷ lệ các bạn nữ sử dụng
điện thoại để nghe gọi và các hoạt động khác chiếm tỷ trọng cao hơn
5. Đối tượng liên lạc thường xuyên
Câu hỏi thứ 5 mà nhóm em đưa ra để điều tra là: “Bạn thường xuyên liên lạc
với ai?”, và 4 đáp án được đưa ra là:
A. Gia đình

B: Bạn bè
C. Người yêu
D. Khác
Cũng như ở câu hỏi 4, tuy chỉ có 42 bạn tham gia trả lời câu hỏi này, nhưng có
1 số bạn đã chọn nhiều đáp án (nghĩa là các bạn thấy mình sử dụng điện thoại để
16


Nghiên cứu thống kê
Lớp TOA301(2-1011).5_LT
Nhóm 5
thường xuyên liên lạc với nhiều người), nên đã có 45 câu trả lời về đối tượng liên
lạc thường xuyên trong câu hỏi này.
Sau khi điều tra và thống kê số liệu, chúng em thu được bảng tóm tắt sau:
Bảng 5.1: Đối tượng thường xuyên liên lạc
Nam

Nữ

Tổng

Gia đình

2

12

14

Bạn bè


11

12

23

Người yêu

1

4

5

Khác

1

2

3

Từ bảng số liệu, ta có đồ thị sau

Hình 5.1 Đối tượng thường xuyên liên lạc
17


Nghiên cứu thống kê

Lớp TOA301(2-1011).5_LT
Nhóm 5
Từ bảng số liệu và đồ thị, có thể thấy đối tượng sinh viên K48 trường ta liên
lạc chủ yếu là bạn bè, với 23 bạn, chiếm 51,11%. Đối tượng các bạn thường xuyên
liên lạc chiếm vị trí số 2 là gia đình, với 14 bạn, chiếm 31.11%. Người yêu và các
đối tượng khác chiếm tỷ trọng rất nhỏ (chỉ 5 bạn liên lạc thường xuyên với người
yêu, chiếm 11,11% và 3 bạn thường xuyên liên lạc với đối tượng khác, chiếm
6.67% trong mẫu nghiên cứu)
Từ phiếu điều tra thu được, ta cũng có thể lập bảng và đồ thị phân biệt đối
tượng thường xuyên liên lạc của các bạn nam và nữ như sau:
Bảng 5.2: Đối tượng thường xuyên liên lạc phân theo giới tính

Gia đình

Bạn bè

Người yêu

Khác

Tổng

Nam

Nữ

Tổng

Số lượng


2

12

14

Tỷ lệ (%)

13,33

40,00

31,11

Số lượng

11

12

23

Tỷ lệ (%)

73,33

40,00

51,11


Số lượng

1

4

5

Tỷ lệ (%)

6,67

13,33

11,11

Số lượng

1

2

3

Tỷ lệ (%)

6,67

6,67


6,67

Số lượng

15

30

45

Tỷ lệ (%)

100

100

100

Từ bảng số liệu, ta có đồ thị sau:

18


Nghiên cứu thống kê

Lớp TOA301(2-1011).5_LT

Nhóm 5

Hình 5.2 Đối tượng thường xuyên liên lạc phân theo giới tính

Dựa vào bảng số liệu và biểu đồ trên, có thể thấy các bạn nam chủ yếu dùng
điện thoại để liên lạc với bạn bè (chiếm tới 75%), gia đình chỉ chiếm 1 tỷ trọng nhỏ
(13%), người yêu và các đối tượng khác chiếm tỷ trọng nhỏ nhất (6%). Trong khi
đó, với các bạn nữ, đối tượng thường xuyên liên lạc là gia đình và bạn bè (đều
chiếm 40%), người yêu và các đối tượng khác cũng chiếm tỷ trọng tương đối thấp,
với người yêu 13% và đối tượng khác 7%.

6. Ảnh hưởng của điện thoại tới giờ học
Câu hỏi thứ 6 mà nhóm em đưa ra để điều tra là: “Bạn có cho rằng điện
thoại có ảnh hưởng xấu tới giờ học của bạn?”, và 2 đáp án được đưa ra là:
A. Có
B: Không
Sau khi điều tra và thống kê số liệu, chúng em rút ra bảng số liệu sau:
19


Nghiên cứu thống kê
Lớp TOA301(2-1011).5_LT
Bảng 6.1: Ảnh hưởng của điện thoại tới giờ học
Xấu
Số lượng

Tốt
Tỷ lệ
(%)

Số lượng

Nhóm 5


Tổng
Tỷ lệ
(%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Nam

2

14,29

12

85,71

14

100

Nữ

6

21,43

22


78,57

28

100

Tổng

8

19,05

34

80,95

42

100

Từ bảng số liệu, ta có đồ thị sau:

Hình 6: Ảnh hưởng của điện thoại tới giờ học

20


Nghiên cứu thống kê
Lớp TOA301(2-1011).5_LT
Nhóm 5

Dựa vào bảng số liệu vào đồ thị, có thể thấy, phần lớp sinh viên K48 trường ta
đều cho rằng điện thoại không có ảnh hưởng xấu tới giờ học. 34 trên 42 bạn tham
gia điều tra điện thoại không ảnh hưởng xấu tới giờ học, chiếm tỉ lệ 80,95%. Chỉ có
8 bạn tham gia điều tra cho rằng điện thoại có ảnh hưởng xấu tới giờ học của các
bạn, chiếm tỉ lệ 19,05%.
Đánh giá trên khá đồng đều giữa các bạn nam và bạn nữ. Trong 14 bạn nam
được hỏi, chỉ có 2 bạn cho rằng điện thoại có tác động xấu tới giờ học, chiếm tỉ lệ
khá nhỏ 14,29%, 12 bạn còn lại cho rằng nó không hề có ảnh hưởng xấu, chiếm tỉ
lệ 85,71%. Tỷ lệ này ở nữ thấp hơn, nhưng vẫn khá cao. 22/28 bạn nữ tham gia
điều tra cho rằng điện thoại có ảnh hưởng tốt tới giờ học, chiếm tỉ lệ 78,57%, và 6
bạn nữ còn lại, tương đương với 21,43% tin rằng điện thoại có ảnh hưởng xấu tới
sự tập trung của các bạn vào bài giảng trên lớp.
7. Chế độ điện thoại trong giờ học
Câu thứ 7 mà cả nhóm em đã đặt ra để điều tra là: Trong giờ học bạn thường
để điện thoại ở chế độ nào? Và 3 đáp án được đưa ra là:
A. Tắt nguồn,
B. Chỉ rung,
C. Có tiếng.
Sau khi điều tra và thống kê số liệu, chúng em thu được bảng tóm tắt sau:
Bảng 7: Chế độ điện thoại trong giờ học
Khóa

48
Tổng

Giới tính

Chế độ để điện thoại trong giờ học
Tắt nguồn


Chỉ

rung

Có tiếng

Nam

0

12

2

Nữ

1

24

3

42

1

36

5


21


Nghiên cứu thống kê
Lớp TOA301(2-1011).5_LT
Ta có biểu đồ tổng kết sau:

Nhóm 5

Trong số 14 bạn nam tham gia điều tra thì không có bạn nào trả lời là tắt
nguồn trong giờ học; 12 bạn để chỉ rung chiếm 81.65 %, số còn lại thì để điện thoại
ở trạng thái có tiếng, tuy nhiên số này chiếm tỷ lệ không lớn so với tổng
số(18.35%).
Không khác với các bạn nam thì trong số 28 các bạn nữ có đến 24 bạn đặt
điện thoại ở chỉ rung, 3 bạn để có tiếng và 1 bạn chọn tắt nguồn.
Như vậy, tổng kết lại câu hỏi này chúng em thấy rằng, trong tổng số 42 bạn
sinh viên tham gia điều tra thì chỉ có duy nhất một bạn tắt nguồn khi học. Rất ít
người làm việc này để tập trung vào việc học hay tránh ảnh hưởng đến người khác
ở mức cao như thế. 5 bạn thì để có tiếng (11.9%), và 36 bạn để rung (85.71%). Đại
đa số đều để ở chế độ khá hợp lý. Đồng thời giới tính không phải là nhân tố ảnh

22


Nghiên cứu thống kê
Lớp TOA301(2-1011).5_LT
Nhóm 5
hưởng tới việc lựa chọn của chế độ đặt điện thoại. Bởi ta đều thấy đa phần các bạn
nam và nữ đều để rung, ít bạn để có tiếng và càng ít bạn tắt nguồn.
8. Tác động của việc sử dụng điện thoại

Câu hỏi thứ 8 mà cả nhóm em đã đặt ra để điều tra là: Bạn cảm thấy việc sử
dụng điện thoại có tác động như thế nào tới học tập, quan hệ bạn bè, giải trí, và
tổng thể; với 4 đáp án là xấu, không tác động, tốt và rất tốt.
Sau khi điều tra và thống kê số liệu, chúng em thu được bảng tóm tắt sau:
Bảng 8: Tác động của việc sử dụng điện thoại
Tác động

Xấu

Không tác động

Tốt

Rất tốt

Học tập

4

14

16

8

Quan hệ bạn bè

0

3


18

21

Giải trí

0

5

21

16

Tổng thể

0

4

27

11

23


Nghiên cứu thống kê
Lớp TOA301(2-1011).5_LT

Nhóm 5
Nhìn vào biểu đồ cơ cấu này ta thấy rõ, tựu chung lại thì việc sử dụng điện
thoại được cho là tác động xấu tới sinh viên chỉ chiếm 10%. Con số này chiếm
không đáng kể. Trái lại việc dùng điện thoại còn mang lại kết quả tốt cho học tập,
bạn bè và giải trí nữa (67%). Còn lại thì coi như không có tác động. Có thể suy
đoán từ kết quả này rằng, sinh viên Ngoại Thương coi việc dùng điện thoại là rất
bình thường mà không phải là một yếu tố gây ảnh hưởng như các trò giải trí hay kết
bạn khác cụ thể là chơi game, ….và sinh viên đã kiểm soát được tác động của nó
biến nó thành công cụ để học tập, tạo dựng các mối quan hệ tốt hơn cũng như giảm
bớt căng thẳng mệt mỏi sau giờ học chẳng hạn.
Cụ thể ta đi vào phân tích tác động của việc sử dụng điện thoại với tiêu chí cụ
thể: học tập, giải trí và quan hệ bạn bè, và tổng thể đánh giá chung.

Hình 8.2: Tác động của việc sử dụng điện thoại tới các hoạt động
24


Nghiên cứu thống kê
Nhận xét:

Lớp TOA301(2-1011).5_LT

Nhóm 5

Dựa vào kết quả thống kê trên, ta thấy được:
Về học tập, có 4 người trong tổng số 42 người cho rằng việc sử dụng điện thoại
có ảnh hưởng xấu tới học tập, chiếm khoảng 9.52 %. 33% số người nghĩ việc sử
dụng hoàn toàn không có tác động gì. Chiếm đại đa số ý kiến là những người ủng
hộ việc sử dụng điện thoại có ích cho học tập, chiếm tương đương 38.095 % . Còn
lại con số không nhỏ 19.05 % thì cho rằng rất tốt.

Về tiêu chí quan hệ bạn bè, không ai cho rằng dùng điện thoại ảnh hưởng tới
các mối quan hệ cả. Đa phần là có tác động rất tốt 50%(21 người), tiếp đến là tốt có
18 người ủng hộ, và ko đáng kể là 3 người cho rằng nó không có tác động. Như vậy
thì việc dùng điện thoại có thể nói là sợi dây giúp làm cho các mối quan hệ trở nên
tốt đẹp hơn cũng như tạo thêm các mối quan hệ mới.
Về tiêu chí giải trí, kết quả có hơi thay đổi. Cụ thể là: 50% cho rằng tác động là
tốt, 16/42 người ủng hộ ý kiến rất tốt, và 5 người còn lại cho rằng không tác động.
Và cũng không có ai thấy nó tác động ngược trở lại việc giải trí.
Xem xét trên tổng thể, thì nói chung là không có ảnh hưởng xấu, 27/42 người
hay trên 64.3 % số người tham gia điều tra thì ủng hộ việc dùng điện thoại có tác
động tốt và 11 người thấy rất tốt. Còn lại không đáng kể là số người cho rằng
không tác động.

25


Nghiên cứu thống kê

Lớp TOA301(2-1011).5_LT

Nhóm 5

KẾT LUẬN
Mục tiêu của cuộc điều tra là tìm hiểu về tình hình sử dụng điện thoại của sinh
viên trường Đại Học Ngoại Thương. Do những điều kiện về thời gian và kinh phí
nên chúng em không có số liệu về K47 hay K46. Nên số liệu chưa được đa dạng
lắm, chỉ có số liệu điều tra của K48! Hơn nữa chỉ điều tra một phần sinh viên K48
nên kết quả và một số kết luận không tránh khỏi những chỗ không chính xác. Tuy
vậy, bản thu hoạch cũng khái quát được phần nào mục đích của bài tập: chức năng
chính của điện thoại mà sinh viên hay dùng, đối tượng thường xuyên liên lạc, ảnh

hưởng của điện thoại tới giờ học, tác động của việc sử dụng điện thoại…
Nói tóm lại thì sinh viên chủ yếu dùng điện thoại để nhắn tin, gọi điện nên
chức năng của chiếc điện thoại mà sinh viên hay dùng phần lớn chỉ cần có thể nhắn
tin và nghe gọi, không cầu kỳ là điện thoại đời mới nhiều chức năng. Thứ hai, sinh
viên liên lạc thường xuyên nhất là bạn bè, và số đông không cho rằng việc dùng
điện thoại có ảnh hưởng xấu tới giờ học, nên việc đa phần sinh viên không tắt điện
thoại trong lớp là điều dễ hiểu. Hơn nữa, sinh viên đều cho rằng điện thoại là công
cụ hữu ích và chi phí khá rẻ để kết bạn và tăng cường mối quan hệ thân thiết với
bạn bè. Một kết luận cũng đáng lưu ý ở đây là các bạn thường dành 50-100 ngàn
một tháng cho sử dụng điện thoại và cũng không ít người dùng trên 100 ngàn. Có
thể thấy rằng sinh viên dùng cũng khá nhiều tiền vào phí dùng điện thoại. Tuy
nhiên việc dùng nhiều hay ít thì các bạn tham gia điều tra đều thấy nó không ảnh
hưởng nhiều tới học tập. Đây là một kết quả khá khả quan.
Ngoài ra chúng em cũng gặp phải một số khó khăn trong việc hoàn thành bài
tập lớn. Trước hết đó là vì học theo tín chỉ nên nhóm chúng em không có nhiều thời
gian để thống nhất về bài, về kết quả tổng hợp số liệu điều tra để phân tích cũng
như các phần công việc cho mỗi người; hơn nữa, chương trình học ở trường lại kết

26


×