Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

PHÂN TÍCH tác ĐỘNG của CHÍNH SÁCH PHÁ GIÁ nội tệ của TRUNG QUỐC đối với HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU của VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.57 KB, 11 trang )

PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH PHÁ GIÁ NỘI TỆ CỦA
TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM.
Khái niệm Xuất khẩu và Nhập khẩu
- Xuất khẩu hay xuất cảng: trong lý luận thương mại Quốc tế là việc bán
hàng hóa và dịch vụ cho nước ngồi hoặc là việc hàng hóa được đưa ra
khỏi lãnh thổ của một nước hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh
thổ của nước đó và được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của
pháp luật.
- Nhập khẩu : trong lý luận thương mại Quốc tế, là việc Quốc gia này mua
hàng hóa và dịch vụ từ Quốc gia khác. Nói cách khác, đây chính là việc
nhà sản xuất nước ngồi cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho người cư trú
trong nước.
I. Giới thiệu chung về hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam
Hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong giai đoạn vừa qua đã đạt được
những thành tựu to lớn, góp phần tích cực thúc đẩy kinh tế trong nước phát triển,
hình thành nhiều ngành sản xuất phục vụ xuất khẩu, tạo việc làm cho người lao
động, tạo cơ sở và khuyến khích các nước hợp tác kinh tế và đầu tư vào Việt
Nam. Hoạt động xuất nhập khẩu từng bước nâng cao vị thế của Việt Nam trên
trường Quốc tế.
Trong giai đoạn 2001 -2007, tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu không ổn định.
Năm 2001, tăng trưởng xuất nhập khẩu chỉ đạt 3,7% do tình tình kinh tế - chính
trị thế giới biến động. Chỉ số này đã được cải thiện vào năm 2002, và bứt phá
trong hai năm 2004-2005. Sau khi suy giảm nhẹ vào năm 2005, tốc độ tăng
trưởng tiếp tục giữ ở mức cao, đặc biệt năm 2007 là 28,9%, cao nhất trong 7 năm
của giai đoạn 2001–2007. Tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm là 20,5%.
Năm 2007 (năm đầu tiên Việt Nam gia nhập WTO) kim ngạch xuất khẩu cả nước
đạt khoảng 48,38 tỷ USD. Tổng kim ngạch nhập khẩu ước đạt 60,83 tỷ USD, đã
có 9 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD là dầu thô, dệt may, giày
dép, thủy sản, sản phẩm gỗ, điện tử máy tính, cà phê, gạo và cao su với kim
ngạch đạt 33 tỷ USD, chiếm 68,2% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.


Hoạt động thương mại năm 2008 bị ảnh hưởng lớn do khủng hoảng tài chính,
tiền tệ của Mỹ và một số nền kinh tế lớn đã làm giảm sút sức mua, sức thanh toán
của các nhà nhập khẩu trong những tháng cuối năm đã làm cho nhu cầu và mức
tiêu thụ giảm, kim ngạch xuất khẩu qua từng tháng cuối năm bị giảm dần, ảnh
hưởng tới tổng kim ngạch cả năm.
Năm 2009, kim ngạch xuất khẩu của cả nước đạt 57 tỷ USD, giảm 11,5% so năm
2008. Hoạt động thương mại nói chung và xuất khẩu nói chịu ảnh hưởng rất lớn
từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, làm cho nhu cầu nhập khẩu hàng hóa của


Việt Nam và giá cả Quốc tế giảm sút mạnhTrong đó, những mặt hàng có kim
ngạch xuất khẩu giảm mạnh nhất là dầu thô giảm 40,2%; cao su giảm 23,5%;
giày dép giảm 14,7%; cà phê giảm 18% so với năm 2008.
Năm2010, tính đến hết tháng 8 thì tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của cả
nước đạt 45,4 tỷ USD, tăng 22,1% so với cùng kỳ năm 2009. Nhập siêu của cả
nước trong 8 tháng qua là 7,53 tỷ USD và bằng 16,6% kim ngạch xuất khẩu
1. Hoạt động xuất khẩu
Các mặt hàng chủ lực trong xuất nhập khẩu của Việt Nam:
- Nhóm hàng khống sản, nhiên liệu: dầu thơ, than đá,kim loại q...
- Nhóm hàng nơng lâm thủy sản: gạo, cà phê, chè, hồ tiêu, rau quả...
- Nhóm hàng chế biến:
+ Hàng chế biến chính: thủ cơng mỹ nghệ, dệt may, giày dép, thực phẩm
chế biến, hóa phẩm tiêu dùng, sản phẩm cơ khí – điện, vật liệu xây dựng, sản
phẩm gỗ.
+ Hàng chế biến cao: điện tử và linh kiện máy tính, phần mềm.
Các thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam theo thứ tự là: Mỹ, EU,
ASEAN, Nhật Bản, Trung Quốc, Australia. Định hướng xuất khẩu của Việt Nam
là đa dạng hóa thị trường, gia tăng xuất khẩu sang các nước châu Âu, châu Mỹ và
giảm xuất khẩu sang các nước châu Á.
2. Hoạt động nhập khẩu

Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu:
- Nhóm mặt hàng cần thiết nhập khẩu là nhóm hàng thiết yếu, là đầu vào cho
sản xuất và xuất khẩu, do đó phải đảm bảo và tạo thuận lợi cho nhập khẩu để ổn
định sản xuất như: xăng dầu, máy móc thiết bị hiện đại…
- Nhóm II nhóm mặt hàng nhập khẩu cần kiểm soát nhập khẩu: là mặt hàng
nhập khẩu tuy cần thiết nhưng vẫn cần phải kiểm sốt. Nhóm này gồm các mặt
hàng: sản phẩm chế tạo từ gang thép, sản phẩm dầu gốc, gas, đá quý, kim loại
quý, thuốc chữa bệnh, hàng tiêu dùng, phân bón…
- Nhóm III – nhóm mặt hàng hạn chế nhập khẩu gồm: nguyên phụ liệu thuốc
lá, hàng tiêu dùng, ôtô nguyên chiếc dưới 12 chỗ, linh kiện ôtô dưới 12 chỗ, linh
kiện và phụ tùng xe gắn máy….
Trong đó các thị trường nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam là : Trung Quốc,
ASEAN, Đài Loan,EU, Mỹ Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông…
II. Hoạt động thương mại của Việt Nam với Trung Quốc. Chính sách phá
giá nội tệ của Trung Quốc và các giải pháp của Việt Nam.
1. Hoạt động thương mại của Việt Nam với Trung Quốc
Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt nam với tổng kim ngạch xuất
nhập khẩu liên tục tăng cao trong nhiều năm qua. Tổng kim ngạch mậu dịch hai
chiều tăng nhanh, bình quân khoảng 40%/năm. Năm 2008 con số này đạt 21,659


tỷ USD, năm 2009 đạt 20,751 tỷ USD, hết quý I năm 2010 là 5,37 tỷ USD, tăng
37,8% so với cùng kỳ năm trước
Số liệu từ Tổng cục Hải quan cho thấy, trong các mặt hàng nhập khẩu chính từ
Trung Quốc năm 2009 của Việt Nam, nhóm hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ,
phụ tùng đứng vị trí thứ nhất với khoảng 28% tổng kim ngạch.
Tiếp đến là các loại nguyên liệu đầu vào sản xuất như vải các loại; máy tính, sản
phẩm điện tử và linh kiện; xăng dầu; sắt thép; phân bón; nguyên phụ liệu dệt
may, da giày... Hàng tiêu dùng cuối cùng chỉ chiếm chưa đến 10% tổng kim
ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc của Việt Nam.

Trong khi đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc chủ yếu là các loại
nơng, lâm, thủy sản; khống sản; máy tính, linh kiện điện tử… Và cơ cấu xuất
nhập khẩu này đã duy trì lâu nay, chưa thấy có thay đổi đột biến.

Trong các năm trở lại đây, xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc liên tục đạt
tốc độ tăng cao hơn nhập khẩu. Năm 2008, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam
sang Trung Quốc đạt 4,536 tỷ USD, tăng 35,1% so với 2007, trong khi kim ngạch
nhập khẩu đạt 15,652 tỷ USD, tăng 25,2% trong cùng so sánh.
Năm 2009, Việt Nam xuất sang Trung Quốc 4,909 tỷ USD hàng hóa, tăng 8,2%
so với năm 2008, trong khi nhập khẩu tương ứng chỉ tăng 5% và đạt 16,441 tỷ
USD.
Tính đến hết tháng 7/2010, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc 3,429 tỷ USD,
nhưng nhập về tới gần 10,781 tỷ USD kim ngạch hàng hóa, so với cùng kỳ năm
ngoái tăng tương ứng 43,7% và 28,2%.
Hoạt động thương mại song phương giữa hai nước có cả những thuận lợi và khó
khăn.


* Thuận lợi
- Cả hai nước đều chọn con đường phát triển là chủ nghĩa xã hội, tư tưởng
chính trị khơng có mâu thuẫn đối kháng. Từ đó mỗi nước đều xây dựng hệ thống
nhà nước theo nguyên tắc kế hoạch hoá dưới sự lãnh đạo của một đảng thống
nhất. Do vậy có sự thơng hiểu lẫn nhau trong việc phát triển kinh tế thương mại.
Ðây là thuận lợi quan trọng nhất.
- Việt Nam và Trung Quốc đều thực hiện chủ trương hội nhập với kinh tế thế
giới và mở cửa thị trường, tích cực tham gia vào các tổ chức kinh tế Quốc tế của
mỗi nước tạo ra sự nhất quán cao hơn trong chính sách thương mại của hai nước,
nhất là trong phạm vi điều ước của tổ chức kinh tế Quốc tế mà hai nước cùng
tham gia.
- Việt Nam gia nhập ASEAN là một bước quan trọng để thúc đẩy Trung

Quốc đẩy mạnh quan hệ kinh tế với Việt nam. Một thành viên ASEAN là đối
trọng đáng kể với Trung Quốc, là một cánh cửa để Trung Quốc có cơ hội thâm
nhập vào thị trưịng của 10 nước thành viên. Do vậy quan hệ kinh tế với Việt
Nam được Trung Quốc phải coi trọng hơn trước nhiều. Trung Quốc nhận ra rằng
Việt Nam có vị trí quan trọng hơn nhiều so với một Việt Nam cô lập trong khu
vực.
- Việt Nam không bị tác động lớn của cuộc khủng hoảng kinh tế Châu Á, vẫn
duy trì tốc độ phát triển kinh tế cao ở khu vực , đã và đang đẩy nhanh cơng cuộc
cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước là một thuận lợi lớn trong việc thúc đẩy
quan hệ kinh tế thương mại 2 nước.
- Việc quan hệ trao đổi hàng hoá giữa hai nước đi vào giai đoạn phát triển
theo chiều sâu. Ðã hình thành hệ thống nhóm hàng, nhu cầu xuất nhập khẩu
tương đối rõ ràng, nên tạo ra sự thông hiểu nhu cầu của nhau. Ðó là cơ sở cần
thiết cho sự phát triển tiếp theo và cũng là căn cứ để chúng ta điều chỉnh cơ cấu
hàng hoá trong quan hệ với Trung Quốc một cách phù hợp.
* Khó khăn.
- Hai nước có cùng tư tưởng chính trị, nhưng khơng thống nhất với nhau về
quan điểm chính trị. Do vậy dẫn đến mục đích phát triển kinh tế của mỗi nước
khơng giống nhau. Ðây là mâu thuẫn lớn nhất và quan trọng nhất, dẫn đến sự
khác biệt trong việc đề ra chính sách của mỗi nước trong quan hệ kinh tế thương
mại.
- Yêu cầu tiếp nhận đầu tư của Việt Nam là công nghệ cao, không phá hoại
tài nguyên và môi trường. Trong khi Trung Quốc khơng có chủ trương chuyển
giao công nghệ cao cho Việt Nam và họ cũng không quan tâm đến việc bảo vệ tài
nguyên và môi trường của chúng ta.


- Việt Nam chủ trương thực hiện theo các hiệp định, nghị định ký kết chính
thức giữa Chính phủ hai nước theo con đường chính ngạch, cịn Trung Quốc lại
muốn quan hệ kinh tế với Việt nam theo con đường biên mậu ( tiểu ngạch) để dễ

bề thâm nhập vào thị trường Việt Nam, tránh hàng rào thuế quan.
- Trung Quốc đã và sẽ tiếp tục áp đặt đồng tiền trong thanh toán thương mại
giữa hai nước là Nhân dân tệ để dễ bề điều tiết quan hệ hàng hoá- tiền tệ giữa hai
nước có lợi cho Trung Quốc. Ðây là vấn đề mà từ trước đến any chúng ta chưa
quan tâm đúng mức và hầu như chưa có biện pháp hữu hiệu nào để lấy lại thế chủ
động mà Trung Quốc đang nắm giữ. Việt nam sẽ gặp không ít khó khăn nếu
khơng giải quyết được vấn đề này.
- Phương tiện phục vụ quan hệ thương mại giữa hai nước cịn có sự chênh
lệch gây khơng ít khó khăn cho mỗi nước khi sự không đồng bộ xảy ra.
- Trung Quốc ln tìm cách phá thế bình đẳng trong quan hệ với Việt Nam.
Ví dụ như thương nhân Trung Quốc khơng ngần ngại khi áp dụng những biện
pháp có lợi cho họ và có hại cho ta, việc này gây ra sự thiếu tin cậy trong quan hệ
thương mại của ta đối với Trung Quốc. Buộc chúng ta phải có biện pháp đối phó
thích đáng đơi khi làm căng thẳng quan hệ kinh tế thương mại hai nước.
- Khác với nhiều nước, Trung Quốc khơng có chủ trương đầu tư vào công
nghiệp nặng và công nghiệp chế biến theo kêu gọi đầu tư của ta. Do vậy đã hạn
chế đến tính ưu việt trong chính sách của Việt Nam đối với đầu tư trực tiếp của
Trung Quốc và hạn chế hiệu quả của hợp tác thương mại hai nước.
Trong tiến trình bn bán qua biên giới Việt- Trung , trong 50 năm qua, đặc biệt
là 10 năm lại đây bên cạnh những mặt thuận lợi cũng nảy sinh không ít khó khăn.
Những yếu tố thuận lợi và khó khăn đó đã, đang và sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển
quan hệ buôn bán qua biên giới giữa hai nước trong tương lai.
2. Chính sách phá giá nội tệ của Trung Quốc.
a. Khái niệm “Tỷ giá hối đoái” và “Phá giá nội tệ”:
- Tỷ giá hối đoái:
+ Danh nghĩa: Là giá cả của một đồng tiền nước này tính theo đơn vị tiền tệ của
nước khác. Ví dụ hiện nay tỷ giá Nhân dân tệ so với VNĐ là 1NDT = 2832VNĐ
+ Thực tế: Là giá tương đối của hàng hoá ở hai nước.
- Phá giá nội tệ là việc giảm giá trị của đồng nội tệ so với các loại ngoại tệ so với
mức mà chính phủ đã cam kết duy trì trong chế độ tỷ giá hối đối cố định. Và phá

giá nội tệ còn thường được gọi là lạm phát.
b. Nguyên nhân
- Chính phủ sử dụng biện pháp phá giá tiền tệ để có thể nâng cao năng lực cạnh
tranh một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn so với cơ chế để nền kinh tế tự điều
chỉnh theo hướng suy thối (vì khả năng cạnh tranh kém nên cầu xuất khẩu ròng


giảm dẫn đến tổng cầu giảm) đi kèm với mức lạm phát thấp kéo dài cho đến khi
năng lực cạnh tranh tăng lên (do tiền lương, giá cả giảm xuống đến mức có khả
năng cạnh tranh). Do đó, khi chính phủ phá giá, hàng hoá xuất khẩu sẽ được bán
với mức giá rẻ hơn, có khả năng cạnh tranh cao hơn trên thị trường Quốc tế.
- Trong trường cầu về nội tệ giảm thì chính phủ sẽ phải dùng ngoại tệ dữ trữ để
mua nội tệ vào nhằm duy trì tỷ giá hối đoái và đến khi ngoại tệ dự trữ cạn kiệt thì
khơng cịn cách nào khác, chính phủ phải phá giá tiền tệ.
- Chính phủ sử dụng biện pháp này khi muốn cân đối lại tỷ giá hối đoái trong mối
quan hệ giữa cán cân thương mại và cán cân thanh toán.
- Do chi tiêu của các hộ gia đình và tăng đầu tư của các doanh nghiệp tăng lên.
Khi đó, có một lượng tiền lớn được tung ra mua hàng hoá và dịch vụ gây ra sự
thừa tiền trong lưu thông, dẫn đến việc đồng tiền bị mất giá.
- Các chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương còn kém phát huy hiệu quả.
Cung ứng lượng tiền qui ước vượt quá mức mà nền kinh tế địi hỏi. Chính sách
tiền tệ mở rộng được thực hiện trong thời gian dài, khiến lượng cung tiền tăng
cao, làm đồng tiền bị mất giá, gây lạm phát.
Tác động của việc phá giá nội tệ
Trong ngắn hạn
Khi giá cả và tiền lương tương đối cứng nhắc thì ngay lập tức việc phá giá nội tệ
sẽ làm cho tỷ giá hối đoái thực tế thay đổi theo, nâng cao sức cạnh tranh của
Quốc gia và có xu hướng làm tăng xuất khẩu rịng vì hàng xuất khẩu rẻ đi một
cách tương đối trên thị trường Quốc tế còn hàng nhập khẩu đắt lên tương đối tại
thị trường nội địa. Tuy vậy có những yếu tố làm cho xu hướng này khơng phát

huy tức thì: các hợp đồng đã thoả thuận trên cơ sở tỷ giá cũ, người mua cần có
thời gian để điều chỉnh hành vi trước mức giá mới và quan trọng hơn là việc dồn
các nguồn lực vào và tổ chức sản xuất khơng thể tiến hành nhanh chóng được.
Như vậy trong ngắn hạn thì số lượng hàng xuất khẩu không tăng mạnh và số
lượng hàng nhập khẩu không giảm mạnh. Nếu giá hàng xuất khẩu ở trong nước
cứng nhắc thì kim ngạch xuất khẩu chỉ tăng khơng nhiều đồng thời giá hàng nhập
khẩu tính theo nội tệ sẽ tăng lên do tỷ giá đã thay đổi dẫn đến cán cân thanh tốn
vãng lai có thể xấu đi.
Trong trung hạn
GDP hay chính là tổng cầu gồm các thành tố chi cho tiêu dùng của dân cư, chi
cho đầu tư, chi cho mua hàng của chính phủ và xuất khẩu ròng. Việc phá giá làm
tăng cầu về xuất khẩu ròng và tổng cung sẽ điều chỉnh như sau:


* Nếu nền kinh tế đang ở dưới mức sản lượng tiềm năng thì các nguồn lực nhàn
rỗi sẽ được huy động và làm tăng tổng cung.
* Nếu nền kinh tế đã ở mức sản lượng tiềm năng thì các nguồn lực khơng thể huy
động thêm nhiều và do đó tổng cung cũng chỉ tăng lên rất ít dẫn đến việc tăng
tổng cầu kéo theo giá cả, tiền lương tăng theo
và triệt tiêu lợi thế cạnh tranh của việc phá giá.
Vì thế trong trường hợp này, muốn duy trì lợi
thế cạnh tranh và đạt mục tiêu tăng xuất rịng
thì chính phủ phải sử dụng chính sách tài khoa
thắt chặt (tăng thuế hoặc giảm mua hàng của
chính phủ) để tổng cầu không tăng nhằm ngăn
chặn sự tăng lên của giá cả trong nước.
Trong dài hạn
Nếu như trong trung hạn, phá giá tiền tệ kèm
theo chính sách tài khóa thắt chặt có thể triệt tiêu được áp lực tăng giá trong nước
thì trong dài hạn các yếu tố từ phía cung sẽ tạo ra áp lực tăng giá. Hàng nhập

khẩu trở nên đắt tương đối và các doanh nghiệp sử dụng đầu vào nhập khẩu sẽ có
chi phí sản xuất tăng lên dẫn đến phải tăng giá; người dân tiêu dùng hàng nhập
khẩu với giá cao hơn sẽ yêu cầu tăng lương và gây áp lực làm cho tiền lương
tăng. Cuối cùng việc tăng giá cả và tiền lương trong nước vẫn triệt tiêu lợi thế
cạnh tranh do phá giá. Các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy lợi thế cạnh tranh
do phá giá bị triệt tiêu trong vòng từ 4 đến 5 năm.
c. Quá trình điều chỉnh tỷ giá đồng NDT
Từ năm 1949 đến nay, Trung Quốc đã có những thay đổi lớn về chính sách tỷ
giá. Có thể chia thành 3 giai đoạn sau:
Giai đoạn thứ nhất: Từ năm 1949 đến năm 1979. Trong giai đoạn này Trung
Quốc thực hiện quản lý kinh tế theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, chính phủ
thống nhất và tập trung quản lý các hoạt động ngoại hối. Trung Quốc thực hiện
chế độ tỷ giá cố định, ngân hàng nhân dân Trung Quốc là cơ quan duy nhất công
bố tỷ giá mua bán ngoại tệ của cả nền kinh tế. Giai đoạn này nền kinh tế Trung
Quốc gặp nhiều khó khăn nếu như khơng muốn nói là trì trệ.
Giai đoạn thứ hai: Từ năm 1979 đến năm 1993. Năm 1979, Trung Quốc tiến hành
cải cách kinh tế. Nhiều chính sách kinh tế mới được ban hành nhằm khuyến
khích các thành phần kinh tế phát triển, Trung Quốc chú trọng phát triển cơ sở hạ
tầng, các ngành sản xuất cơng nghiệp phụ trợ, khuyến khích các nhà đầu tư nước
ngoài đặc biệt là Hoa kiều đầu tư vào trong nước để xuất khẩu thu ngoại tệ.


Chính phủ Trung Quốc bảo lãnh việc cân đối ngoại tệ cho các dự án xuất khẩu
thu ngoại tệ. Để phù hợp với sự chuyển đổi của nền kinh tế, chế độ tỷ giá cũng có
thay đổi, bên cạnh tỷ giá chính thức do ngân hàng nhân dân Trung Quốc cơng bố,
sử dụng để hạch tốn, tính thuế xuất nhập khẩu, Trung Quốc cho phép một loại tỷ
giá thứ hai được tồn tại, sử dụng để mua bán, giao dịch trên thị trường ngoại tệ.
Năm 1991, Trung Quốc chuyển từ tỷ giá cố định sang chế độ tỷ giá thả nổi có
quản lý, duy trì hai loại tỷ giá. Do tỷ giá thị trường biến động mạnh đã tạo ra
khoảng cách giữa hai loại tỷ giá. Đến năm 1993, thị trường giao dịch hối đoái

giữa các doanh nghiệp phát triển, làm cho chênh lệch giữa hai loại tỷ giá càng gia
tăng. Trong thời gian này các doanh nghiệp được phép giữ lại một phần ngoại tệ
để sử dụng. Kết quả là ngoại tệ tập trung vào nhà nước ít hơn so với khu vực dân
cư nắm giữ, Trung Quốc gặp khó khăn trong việc cân đối ngoại tệ.
Giai đoạn thứ ba: Từ năm 1994 lại đây. Để khắc phục các khó khăn do thị trường
tự phát gây nên, để thực hiện kế hoạch mở cửa kinh tế đối ngoại, đồng thời tạo
điều kiện cải thiện cán cân thương mại, Trung Quốc đã đưa tỷ giá chính thức lên
ngang bằng với tỷ giá thị trường. Việc điều chỉnh thống nhất hai loại tỷ giá được
thực hiện từ ngày 01/01/1994. Trung Quốc đã cho đồng nhân dân tệ phá giá tới
35%, tỷ giá chính thức được điều chỉnh từ mức 5,7 NDT/USD lên 8,7 NDT/USD.
Kèm theo đó là các quy định xóa bỏ chế độ tự giữ ngoại hối, các doanh nghiệp
thực hiện chế độ kết hối ngoại tệ 100%, các doanh nghiệp có nhu cầu ngoại tệ
thanh tốn hàng nhập khẩu được mua ngoại tệ tại các ngân hàng được phép.
Riêng các giao dịch phi thương mại không được phép mua ngoại tệ của các ngân
hàng. Trung Quốc cho phép thành lập thị trường ngoại tệ liên ngân hàng với
trung tâm chính tại Thượng Hải và một số chi nhánh tại các thành phố lớn để
thực hiện các giao dịch giao ngay trên thị trường. Từ năm 1994 đến nay Trung
Quốc đã thực hiện chuyển đổi tỷ giá theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà
nước, tuy nhiên trên thực tế Trung Quốc vẫn thực hiện cơ chế tỷ giá cố định gắn
với đồng USD.
Những thay đổi của chính sách tỷ giá bắt đầu từ năm 1994 lại đây đã góp phần
tích cực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Trung Quốc. Trước năm 1994,
Trung Quốc luôn bị thâm hụt thương mại, cán cân vãng lai thiếu ổn định. Từ năm
2003 lại đây, cán cân thương mại Trung Quốc ln duy trì mức tăng xuất khẩu
cao hơn nhập khẩu, đến năm 2008, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu vượt lên đứng
thứ ba thế giới, chỉ sau Mỹ và Đức. Đến cuối năm 2009, Trung Quốc đã thay thế
Đức trở thành nền kinh tế xuất khẩu hàng đầu thế giới sau Mỹ. Trung Quốc vẫn
duy trì được tốc độ tăng trưởng GDP cao trong nhiều năm liên tục, tính đến cuối



năm 2008 đã vươn lên vị trí thứ ba thế giới sau Mỹ và Nhật, năm 2009 vẫn đạt tỷ
lệ tăng trưởng GDP trên 8%. Dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đứng đầu thế
giới…
3. Tác động của chính sách phá giá
a. Đối với hoạt động thương mại của Việt Nam.
* Tiêu cực
Thực hiện chính sách phá giá đồng nội tệ, Trung Quốc đã xác định Việt
Nam là đối tác thương mại lớn, là một thị trường xuất khẩu tiềm năng và là con
đường đưa hoạt động xuất khẩu của Trung Quốc đến Lào và Campuchia. Chính
vì thế, trong những năm gần đây, tổng kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc liên
tục tăng cao, nhập siêu của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc ngày càng lớn về
giá trị. Mặc dù Việt Nam cũng là một nước xuất khẩu lớn các mặt hàng nông sản
và thủ công mỹ nghệ, tuy nhiên, giá trị mà mặt hàng này đem lại không lớn hơn
so với giá trị những mặt hàng phải nhập khẩu từ các nước, đặc biệt từ Trung
Quốc. Sự chênh lệch lớn giữa nhập khẩu và xuất khẩu đã dẫn đến sự mất cân đối
thương mại, làm thâm hụt thương mại của Việt Nam gia tăng trong những năm
gần đây, ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế đất nước.
Việc phá giá NDT đã làm cho hàng hóa, dịch vụ của Trung Quốc quá rẻ đã
tràn ngập thị trường Việt Nam qua con đường buôn bán mậu dịch và buôn lậu.
Với số lượng hàng hóa lớn, đa dạng lại có giá cả cạnh tranh hơn nên hàng Trung
Quốc đã thu hút được sức mua của người tiêu dùng hơn là hàng hóa nội địa. Điều
này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự bảo hộ hàng hóa trong nước, làm nền
sản xuất trong nước gặp nhiều khó khăn khi phải đối mặt với hàng hóa của Trung
Quốc. Hàng hóa khó tiêu thụ, nền sản xuất bị trì trệ kéo theo đó là đời sống của
nhân dân, của công nhân viên trong các ngành bị ảnh hưởng ít nhiều.
Mặt khác, với chính sách phá giá đồng nội tệ của Trung Quốc đã khiến cho
nhiều nước nhập khẩu hàng hóa của Trung Quốc vì giá rẻ thay vì nhập khẩu hàng
của các nước khác, trong đó có Việt Nam. Thị phần của Trung Quốc tăng kéo
theo thị phần của Việt Nam cũng bị suy giảm.
* Tích cực

Tuy nhiên, chính sách phá giá của Trung Quốc không phải chỉ gây ra
những tác động tiêu cực, mà nó cịn có những tác động tích cực lâu dài đến nền
kinh tế Việt Nam. Những áp lực trong cạnh tranh mà Trung Quốc đem lại khi
xâm nhập vào thị trường Việt Nam sẽ buộc các doanh nghiệp cũng như Nhà
Nước tìm cách chống đỡ và nâng cao khả năng cạnh tranh. Đây sẽ là đòn bẩy


thúc đẩy nền kinh tế đi lên, phát triển nhằm sinh tồn. Vì thế, trong tương lai, nền
kinh tế Việt Nam sẽ có sự chuyển biến.
Nhưng khơng vì thế mà nói chính sách phá giá có lợi đối với chúng ta. Vì
tác động tiêu cực của nó lớn hơn rất nhiều so với những gì mà nó đem lại. Vì thế,
cần phải có những biện pháp để hạn chế ảnh hưởng của chính sách phá giá gây
ra, tăng xuất khẩu và giảm nhập khẩu, từng bước đưa nền kinh tế nước nhà đi lên.
b. Đối với hoạt động thương mại của thế giới.
- Việc đồng NDT giảm giá tác động mạnh đến nhiều nước, đặc biệt là Mỹ và
đồng USD. Các doanh nghiệp ở Mỹ chịu sự canh tranh không lành mạnh từ hàng
hoá của Trung Quốc, họ cho rằng, đồng Nhân dân tệ đang ở mức thấp hơn từ 2040% so với giá trị thực. Điều đó có nghĩa là hàng hóa của Trung Quốc sẽ rẻ hơn
tại Mỹ trong khi hàng hóa có xuất xứ từ Mỹ sẽ trở nên quá đắt tại thị trường đông
dân nhất thế giới. Đây cũng là lý do khiến Mỹ phải chịu mức thâm hụt kỷ lục
trong quan hệ mậu dịch với Trung Quốc. Đồng thời Trung Quốc cũng là chủ nợ
lớn nhất của Mỹ. Theo số liệu do Bộ Tài chính Mỹ cơng bớ ngày 15/6, tính tới
cuối tháng 4 vừa qua, tổng số tiền Mỹ đang nợ Trung Quốc đã lên đến 900,2 tỷ
USD, mức cao nhất kể từ tháng 11/2009. Và sau nhiều năm căng thẳng tiền tệ
Trung-Mỹ leo thang, dự luật mà Hạ viện Mỹ vừa thông qua là dự luật đầu tiên
liên quan tới vấn đề tỷ giá Nhân dân tệ. Dự luật được thông qua vào tối ngày
29/9/2010 tại Washington cho phép Chính phủ Mỹ áp dụng các biện pháp trừng
phạt thương mại nếu Trung Quốc không tăng mạnh hơn tỷ giá Nhân dân tệ
- Đối với thương mại và đầu tư Quốc tế, Nhân dân tệ giảm giá sẽ làm cho hàng
hóa Trung Quốc trở nên rẻ hơn, góp phần giảm sức cạnh tranh hàng hóa của
những nước khác, nhất là tại những nước mà hàng nhập khẩu từ Trung Quốc

chiếm tỷ trọng lớn. Các nền kinh tế xuất khẩu như Hàn Quốc, Đài Loan Cộng
hòa liên bang Đức…sẽ chịu sự cạnh tranh lớn từ đối thủ Trung Quốc. Sức cạnh
tranh của các nước xuất khẩu vào Trung Quốc cũng giảm, nhất là các nhà sản
xuất xe hơi, các mặt hàng công nghệ và xây dựng.
4. Các biện pháp và chính sách của Việt Nam
Thứ nhất: Việt nam cần tăng cường quản lý và phân công các cửa khẩu chuyên
nhập hàng Trung Quốc, như cách làm mà Trung Quốc đã thực hiện với hàng xuất
khẩu của Việt nam.
Thứ hai: Cần tăng cường kiểm soát chất lượng hàng hóa, an tồn thực phẩm đối
với hàng nhập từ Trung Quốc, bằng cách bố trí đủ lực lượng cán bộ kiểm tra chất


lượng hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, đồng thời đưa ra các tiêu chuẩn chất
lượng hàng hóa theo tiêu chuẩn quốc tế.
Thứ ba: Cần tăng cường công tác quản lý chống nhập lậu, buôn lậu tại các vùng
biên giới giáp với Trung Quốc.
Thứ tư: Cần thực hiện chính sách tỷ giá, tiền tệ phù hợp với tình hình thực tế của
Việt nam. Cơ chế điều hành tỷ giá của chúng ta không theo tỷ giá thả nổi, không
theo tỷ giá cố định, chúng ta phải điều hành tỷ giá linh hoạt, dựa trên quan hệ
cung cầu và có sự điều chỉnh của nhà nước.
Thứ năm: Về trung, dài hạn cần thực hiện các biện pháp điều chỉnh cung, để
giảm hệ số sử dụng hàng nhập khẩu. Cụ thể là cần có biện pháp để dịch chuyển
từ cơng nghiệp gia công, lắp ráp, sang công nghệ cao phục vụ xuất khẩu. Cần có
chính sách ưu tiên khuyến khích đầu tư vào các ngành sản xuất máy móc thiết bị
thay thế hàng nhập khẩu để hạn chế nhu cầu nhập khẩu lớn cho mặt hàng này.
Việc giảm thâm hụt thương mại nói chung và giảm thâm hụt thương mại
với Trung Quốc nói riêng là vấn đề cấp bách đối với Việt nam, nhất là trong bối
cảnh cạnh tranh tranh thương mại Quốc tế ngày càng gia tăng. Chỉ khi nào chúng
ta cải thiện được cán cân thương mại, khắc phục được những điểm yếu về cơ cấu
thương mại, cơ cấu mặt hàng, cơ cấu sản xuất sản phẩm thay thế…thì các chính

sách về tỷ giá, tiền tệ mới có thể phát huy đầy đủ được tác dụng

III. KẾT LUẬN
Tỷ giá là một biến số quan trọng có tác động tới nhiều mặt hoạt động của nền
kinh tế. Xây dựng thành công một chính sách điều hành tỷ giá thích hợp là một
vấn đề khó khăn và phức tạp. Một chế độ tỷ giá đưa ra được coi là hợp lý khi mà
làm tăng những yếu tố tích cực của các biến số kinh tế vĩ mơ. Tỷ giá được tính
tốn dựa trên cơ sở không ảnh hưởng tới hoạt động xuất nhập khẩu mà còn thu
hút được vốn đầu tư trong và ngồi nước. Chính sách tỷ giá của Trung Quốc có
cả tác động tích cực và tiêu cực đến kinh tế Việt Nam nói riêng và kinh tế thế
giới nói chung, đồng thời mang đến cả những cơ hội và thách thức cho nền kinh
tế nước nhà. Nếu chúng ta biết tận dụng những thời cơ và thích ứng với môi
trường cạnh tranh khốc liệt của kinh tế thế giới thì nền kinh tế nước ta sẽ có
những bước phát triển thần kỳ như Trung Quốc



×