Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

NHÀ SÀN DÀI CỦA DÂN TỘC Ê-ĐÊ Ở TÂY NGUYÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (843.43 KB, 27 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA VĂN HÓA HỌC
-oOo-

Đề tài: NHÀ

SÀN DÀI CỦA DÂN TỘC Ê-ĐÊ
Ở TÂY NGUYÊN


GVHD: TS. Lý Tùng Hiếu
SV: Hoàng Thị Giang
Huỳnh Thị Hiền
Lớp: VHH10

1056140004
1056140008

Tp. HCM, tháng 3 năm 2013
MỤC LỤC
2. Mục đích nghiên cứu................................................................................................4
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề........................................................................................5
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN........................................................6
CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÀ SÀN DÀI...........................................................8
2.1. Nguồn gốc hình thành............................................................................................8
2.2. Quá trình làm nhà sàn dài....................................................................................11
2.3. Cấu trúc nhà sàn dài.............................................................................................15
CHƯƠNG 3. NHÀ SÀN DÀI TRONG ĐỜI SỐNG DÂN TỘC Ê-ĐÊ.......................18
3.1. Ứng xử với môi trường tự nhiên..........................................................................18
3.2. Ứng xử với môi trường xã hội.............................................................................21


3.3. Bảo tồn và phát huy nhà sàn dài..........................................................................22
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................26
MỤC LỤC HÌNH ẢNH
Hình 1: Người Ê-đê ở Tây Nguyên..................................................................................6
Hình 2: Địa bàn cư trú chủ yếu........................................................................................7
Hình 3: Kiểu nhà sàn có trang trí mái được thể hiện trên trống đồng xưa......................9
Hình 4: Cố kết cộng đồng..............................................................................................11
Hình 5: Nhà sàn dài được làm từ vật liệu tự nhiên........................................................12
Hình 6: Dựng khung nhà................................................................................................13
Hình 7: Lợp mái.............................................................................................................14
2


Hình 8: Uống rượu cần trong lễ mừng nhà mới............................................................14
Hình 9: Ngôi nhà sàn dài truyên thống..........................................................................15
Hình 10: Ghế K’pan.......................................................................................................17
Hình 11: Tín ngưỡng thờ tự nhiên được chạm khắc trên cột nhà.................................20
Hình 12: Sinh hoạt bên bếp lửa......................................................................................21

3


A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nhà ở là một trong những thành tố quan trọng có ảnh hưởng rất lớn đến quá
trình sinh sống và phát triển của con người. Nó vừa thể hiện cách thích nghi với tự
nhiên khắc nghiệt vừa thể hiện tâm thức của con người đối với nó. Người xưa có câu
“có an cư mới lạc nghiệp” vì vậy nhà ở là một trong những điều kiện quan trọng để
con người sinh sống và phát triển. Có rất nhiều kiểu nhà và hình thức làm nhà khác
nhau, tuy nhiên nhà sàn là một trong những hình thái rõ ràng nhất cho cuộc sống định

cư và thích nghi của con người với thiên nhiên và xã hội. Nhất là đối với những dân
tộc sống trên địa bàn thuộc vùng rừng núi.
Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam sống định cư trên địa bàn rừng núi thuộc Tây
Nguyên cũng không ngoại lệ. Các dân tộc thiểu số như: Ê-đê, Bana, Giarai, Sêđăng,
Churu... cũng làm nhà sàn để sinh sống. Tuy nhiên, dân tộc Ê-đê được xem là phổ
biến hơn cả với kiểu nhà sàn dài truyên thống, được biết đến với sự vững bền và có
vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần và vật chất. Điểm đặc biệt ở đây là người
Ê-đê không có nhà Rông như dân tộc Bana hay như nhà Gươl như các dân tộc khác ở
Tây nguyên mà ngôi nhà chung của buôn cũng là một ngôi nhà dài truyền thống
nhưng to đẹp và hoành tráng hơn. Và hơn hết chính là sự sáng tạo và vận dụng, ứng
phó của dân cư nơi đây trong quá trình tồn tại và phát triển, đồng thời để lại dấu ấn
đặc trưng cho nền văn hóa dân tộc. Đặc biệt có thể tìm thấy một nét kiến trúc độc đáo
của người Êđê trong quá trình phải đối phó với môi trường thiên nhiên ở Tây Nguyên,
đó là một nơi với đặc trưng "gió lắm, mưa nhiều".
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu vấn đề này không những giúp chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về nguồn
gốc cũng như đặc trưng của nhà sàn dài mà còn mong muốn tìm hiểu nét văn hóa và
vai trò của nó đối với người dân Ê-đê ở đây. Đặc biệt là mối quan hệ giữa nhà sàn dài
với hình thức đại gia đình và chế độ mẫu hệ của dân tộc Ê-đê. Những năm gần đây, số
nhà sàn dài gần như ít đi và dần bị biển đổi theo lối sống hiện đại nên càng cần sự bảo
tồn, phát huy nét truyền thống của nó.

4


3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Hiện nay chưa có công trình nghiên cứu riêng biệt nào về nhà sàn dài nói
chung và của người Ê-đê nói riêng. Trong cuốn Văn hóa cổ truyền Tây Nguyên trong
phát triển bền vững, NXB. Từ điển Bách khoa, năm 2012 Đỗ Hồng Kỳ đã nêu khái
quát hững đặc trưng quan trọng về đặc điểm, cấu trúc và nét văn hóa đậm đà của

người Ê-đê trong quá trình gìn giữ và phát triển ngôi nhà dài và truyền thống mẫu hệ.
Ngô Văn Doanh-Trương Bi trong cuốn Nghi lễ-lễ hội của người Chăm và Ê-đê, NXB.
Văn hóa dân tộc, 2012 có nói tới Lễ cúng vào nhà mới của người Ê-đê, nói qua về vật
liệu cũng như kiến trúc của ngôi nhà và các công đoạn để chuẩn bị vào nhà mới.
Trong những cuốn: Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam của GS.Trần Ngọc
Thêm, NXB Tp. HCM năm 2001; Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa Việt Nam của
GS.Ngô Đức Thịnh, NXB Trẻ Tp.HCM, 2004. Lý Tùng Hiếu, Các vùng văn hóa Việt
Nam. NXB Đại học quốc gia Tp.HCM, 2011và tập bài giảng Văn hóa Trường SơnTây Nguyên, Tp.HCM 2012; Nguyễn Tấn Đắc, Văn hóa xã hội và con người Tây
Nguyên. NXB Khoa học xã hội, 2005 có đề cập sơ qua tới đặc điểm nhà sàn dài
nhưng không đi vào chuyên sâu và đây chính là nguồn tư liệu giúp chúng tôi hoàn
thành bài viết được đầy đủ và chính xác hơn.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu về nhà sàn dài
Phạm vi: Địa bàn có người Êđê sinh sống (Trung và Nam Tây Nguyên)
Thời gian: Từ xưa tới nay.
5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
Phương pháp nghiên cứu: Tổng hợp, phân tích và miêu tả.
Nguồn từ liệu: Từ sách của các nhà nghiên cứu đi trước và trên Internet.
6. Bố cục
Bài viết chia làm ba chương. Chương 1 là Cơ sở lý luận và thực tiễn. Chương 2
là Đặc điểm của nhà sàn dài.Chương 3 là Nhà sàn dài trong đời sống dân tộc Ê-đê.

5


B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1.

Cơ sở lý luận


1.1.1.

Khái niệm nhà sàn dài

Theo Wikipedia: Nhà dài là loại nhà ở điển hình trong xã hội nguyên thủy thời
kì sống kiểu quần cư cộng đồng thị tộc, có ở nhiều nơi trên thế giới, đây là loại nhà
thường chỉ có một phòng duy nhất, dài và hẹp, thường làm bằng gỗ với chiều dài nhà
có thể đến hàng trăm mét, là nơi ở của hàng trăm thành viên của một đại gia đình.
1.1.2.
-

Khái niệm về chế độ mẫu hệ

F. Ănghen quan niệm: “Chế độ mẫu hệ là chỉ huyết tộc về phía mẹ, những

người cùng họ hàng trong cùng một thị tộc mới được kế thừa và tài sản được trao cho
những người cùng huyết tộc với người mẹ.”
-

Bách khoa toàn thư về nhân học xã hội và văn hóa (1996) thì viết “mẫu quyền

là chỉ tới sự thống trị của các thành viên nữ trong xã hội và mẫu hệ là cách tính dòng
dõi về phía mẹ”.1
1.2.

Cơ sở thực tiễn

1.2.1.


Đặc điểm dân cư

Từ Ê-đê có các tên tự gọi như: Anăk Ea Ðê, Ra Ðê (hay Rhađê), Êgar, Ðê, gồm
các nhóm địa phương: Kpă, Adham, Krung, Mđhur, Ktul, Dliê, Hruê, Bih, Blô, Kah,
Kdrao, DongKay, DongMak, Ening, Arul, Hwing, Ktlê, £pan... với tổng dân số
khoảng 304,794 người (theo thống kê năm 2012). Người Ê-đê là một cộng đồng thống
nhất về ý thức tộc người, có nguồn gốc từ nhóm tộc người Mã lai (Malays) thuộc các
đảo Thái Bình Dương đã có mặt lâu đời ở Đông Dương, chuyển cư vào miền Trung
Việt Nam hàng ngàn năm trước, và di cư lên Tây Nguyên khoảng sớm nhất vào cuối
thế kỷ 8 đến thế kỷ 15. Ngôn ngữ chính của người Ê-đê thuộc nhóm ngôn ngữ
Malayo-Pôlinêxia (ngữ hệ Nam Ðảo),họ là cư dân đã có mặt lâu đời ở miền trung Tây
Nguyên. Dấu vết về nguồn gốc hải đảo của dân tộc Ê-đê đã được phản ánh lên từ các
sử thi và trong nghệ thuật kiến trúc, nghệ thuật tạo hình dân gian…
Người dân Ê-đê sống quần tụ thành các
buôn làng và tập trung chủ yếu gần nơi sông
1

Văn hóa mẫu hệ qua sử thi Ê-đê, Tuyết Nhung Buôn Krông, Tr. 13-14.

6
Hình 1: Người Ê-đê ở Tây Nguyên
Nguồn: />load/image/Thumbs_bv/2022493735.jpg


suối, hình thức của xã hội cổ truyền của cư dân
này theo thể chế đại gia đình mẫu hệ, điều này
góp phần là tăng thêm truyền thống gìn giữ
những giá trị văn hóa tinh thần của người Ê-đê
mà tiêu biểu là lối kiến trúc nhà sàn dài. Lối làm
nhà sàn dài chính là một biểu hiện tiêu biểu cho

hình thức đại gia đình của người Ê-đê ở khu vực
Trung và Nam Tây Nguyên. Đối với thể chế gia
đình theo mẫu hệ thì người phụ nữ có vai trò
luôn hơn so với người đàn ông rất nhiều về mặt
kinh tế và tài sản trong nhà, có sức ảnh hưởng
lớn đế mặt tín ngưỡng cũng như lối kiến trúc của
ngôi nhà, và đặc biệt là kiến trúc nhà sàn dài.
Người Ê-đê chủ yếu làm nương rẫy là chính, có
trồng lúa nước nhưng không nhiều, riêng nhóm Bih làm ruộng nước theo lối cổ sơ, và
các hoạt động sản xuất khác như chăn nuôi, săn bắt, dệt vải... những cách thức lao
động này cần tới vai trò của người phụ nữ là chủ yếu, và vì vậy, đây là một trong
nhưng nguyên nhân chính của thể chế đại gia đình mẫu hệ.
1.2.1.

Địa bàn cư trú

Dân tộc Ê-đê sinh sống chủ yếu thuộc hai tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk của khu
vực Tây Nguyên. Ngoài ra, còn tập trung với số dân cũng lớn tại phía nam tỉnh Gia
Lai, thuộc vùng cao nguyên, và nằm ở Trung Tây Nguyên. Đặc biệt, Đắk Lắk là tỉnh
nằm ở Trung Tây Nguyên có số cư dân nhiều hơn so với tỉnh Đắk Nông và nơi này
cũng có thể coi là khu vực tập trung đông của người Ê-đê.
Có thể nói môi trường là một nhân tố ảnh hưởng rất lớn trong quá trình phân bố
sinh sống và phát triển văn hóa tộc người của dân cư. Không ngoại lệ, môi trường tự
nhiên với các yếu tố như khí hậu, lượng mưa… có ảnh hưởng lớn đến việc hình thành
lối sống và sinh hoạt mà đặc trưng là loại hình nhà sàn dài của người Ê đê ở Tây
Nguyên.
Về khí hậu ở vùng Tây Nguyên có sự phân hóa thành ba tiểu vùng khí hậu,
tương ứng với tiểu vùng khí hậu ở Bắc Tây Nguyên, Nam Tây Nguyên và Trung Tây
Hình 2: Địa bàn cư trú chủ yếu
Nguồn:.v

n/web/Upload/Map/2008/5/9/TayNguyen(
1).png

7


Nguyên. Tuy nhiên, kiểu khí hậu chung ở đây là nhiệt đới gió mùa, hai tỉnh Đắk Lắk
và Đắk Nông thuộc tiểu vùng khí hậu trung và nam Tây Nguyên. Do cùng với kiểu
khí hậu chung của Tây Nguyên nên hai tỉnh này có sự phân hóa khí hậu rõ rệt, gồm
hai mùa là: mùa mưa từ tháng 5 đến hết tháng 10 (do chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây
Nam) và mùa khô từ tháng 1 dến tháng 4 năm sau. Độ nắng cao, có lượng mưa lớn
đặc biệt tỉnh Đắk Nông, nhiều năm bị ngập lụt ảnh hưởng rất nhiều tới đời sống của
cư dân ở đây.
Tây Nguyên có hệ thống sông suối khá dày và hai tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông
cũng có hệ thống sông ngòi với lượng nước lớn như: sông Srêpôk ở Đắk Lắk và sông
Mê Kông và hệ thống sông Đồng Nai ở Đắk Nông. Hai hệ thống sông này vừa đóng
vai trò thủy năng vừa có vai trò cung cấp nước cho hệ thống tưới tiêu và đặc biệt dẫn
đến quá trình sinh sống, định cư của cư dân ở đây, điển hình là người Ê-đê.
Đất đai ở đây có nhiều loại, trong đó đất đỏ vàng và đất đỏ Bazan chiếm diện
tích lớn. Tuy nhiên, Tây Nguyên, với đặc trưng "gió lắm, mưa nhiều", cho nên vùng
đất đỏ bazan này dễ lầy lội vào mùa mưa, lắm bụi vào mùa khô. Thảm thực vật phong
phú, trong đó rừng đóng vai trò khá lớn đến đời sống dân cư ở đây, đặc biệt có vai trò
to lớn trong việc làm nhà sàn sinh sống. Và cũng theo quan niệm của đồng bào ở đây,
với sự phong phú với rừng già, rừng thưa và rừng non thì rừng già có vai trò quan
trọng trong việc khai thác và làm nhà sàn. Ngoài ra, động thực vật cũng khá đa dạng
và có nhiều loại thú hiếm.
Như vậy, đặc điểm tự nhiên có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình định cư và
sinh sống của người dân ở đây. Đặc biệt trong quá trình làm nhà sàn dài. Điều này
cũng cho thấy quá trình đúc rút kinh nghiệm và sáng tạo của họ.
CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÀ SÀN DÀI

2.1.

Nguồn gốc hình thành

2.1.1.

Nguồn gốc tự nhiên

8


Ngay từ thời vua Hùng khởi nghiệp, nhà sàn đã là nơi cư trú, che nắng, che
mưa, ngăn thú dữ, là nơi sum họp gia đình. Ðây là ngôi nhà thích hợp với địa thế dốc
và nền đất còn lầy lội. Có hai kiểu nhà sàn được sử dụng ở vùng đất của các vua Hùng
(thuộc tỉnh Vĩnh Phú), đó là kiểu nhà có mái cong hình mui thuyền, sàn thấp, không
có vách tường ngăn che, đuôi mái gối sát sàn nhà đảm đương nhiệm vụ của tường
ngoài. Kiểu thứ hai có mái dốc đổ về hai phía, nghiêng thẳng xuống sàn, phần giữa
của mái võng xuống và được trang trí hình chim, thú đẹp mắt. Hai đầu nóc nhà uốn
cong, cửa được bố trí ở hai đầu.Và ngày
nay, ta được thấy những hình ảnh chứng

Hình 3: Kiểu nhà sàn có trang trí mái được thể

minh về cội nguồn của những ngôi nhà hiện trên trống đồng xưa

sàn ra đời đầu tiên trên nước ta qua hình Nguồn: />uoc/images/vngoc2.gif

ảnh trên trống đồng Đông Sơn.
Đó là những hình ảnh đầu tiên cho
thấy sự xuất hiện của kiểu nhà sàn truyền

thống được hình thành ở phía Bắc nước

ta. Tuy nhiên, kiểu nhà sàn mà của người Ê-đê hiện nay ở miền Nam thuộc vùng Tây
Nguyên có sự hình thành như thế nào thì cho tới hiện nay vẫn chưa có nột tài liệu nào
nói chính xác về việc hình thành những ngôi nhà sàn dài truyền thống đến tận bây
giờ. Nhưng có thể tạm cho rằng việc hình thành nhà sàn dài được bắt đầu bởi công
cuộc di cư và khai phá một địa bàn mới của dân tộc Ê-đê, là vùng hiện nay. Theo một
số tài liệu cho rằng người Ê-đê đã chuyển cư vào miền trung Việt Nam hàng ngàn
năm trước, và di cư lên Tây Nguyên khoảng sớm nhất vào cuối thế kỷ 8 đến thế kỷ 15.
Để dễ định cư và sinh sống cũng vừa là cách để tận dụng những chất liệu tự nhiên có
sẵn lúc bấy giờ, đặc biệt là các loại gỗ trong rừng, vừa là cách ứng phó với môi trường
khắc nghiệt bởi còn nhiều nguy hiểm từ bên ngoài mà đa phần là tránh thú dữ. Tuy
nhiên có thể cho rằng đó là từ quá trình di dân này cũng bắt nguồn từ phía Bắc nước
ta, nơi có cội nguồn của sự hình thành ngôi nhà sàn từ thời dựng nước được mô tả qua
những nét vẽ trên trống đồng.
Như vậy, cách làm nhà được lưu truyền từ thời rất xa xưa của người Việt ta và
tồn tại cho đến đời nay. Cách làm nhà này có sự ảnh hưởng khá nhiều tới các dân tộc
khác và ở đây chính là trong lối làm nhà của người Ê-đê cho tới ngày nay. Nhưng do
9


sự ảnh hưởng bởi không gian về địa hình và do quá trình sinh sống cũng như sự an cư
lập nghiệp mà ngôi nhà sàn có sự khác nhau giữa các dân tộc. Đây cũng chính là một
trong những nguyên nhân cho sự hình thành của ngôi nhà sàn dài truyền thống của
dân tộc Ê-đê ở Tây Nguyên.
2.1.2.

Nguồn gốc xã hội

Cũng có một nguồn gốc khác chỉ sự giải thích về sự hình thành ngôi nhà sàn

dài của người Ê-đê, đặc biệt được xem là gắn liền với quá trình di cư của tộc người
này. Như đã nói, người Ê-đê có nguồn gốc từ những đảo Mã lai, Polynesie và đã đổ
bộ nhập cư lên đất liền từ cả ngàn năm trước. Lúc đầu người Ê-đê còn ở dưới đồng
bằng, sau vì bị sức ép của người Chiêm thành nên phải di cư lên cao nguyên. Tuy vậy,
trong ăn sâu thẳm tâm hồn họ, vẫn tồn tại nét văn hóa của người dân biển đảo, nên
những căn nhà sàn thấp và dài, có dạng giống như những chiếc thuyền 2. Đây được
xem là giải thích phù hợp hơn cả bởi nó gắn kiền với lịch sử di cư và nguồn gốc của
tộc người này cùng với biểu hiện của những mái nhà sàn có hình mũi thuyền mà cho
tới ngày nay vẫn còn được những cư dân của tộc người này ứng dụng vào trong quá
trình làm nhà sàn dài.
Từ xa xưa, người Ê-đê vốn sống theo hình thức bán định canh, định cư nên
nhà sàn dài cũng bị ảnh hưởng bởi lối sống này. Nhà dài sơ sài, đơn giản nhưng bền
chắc, thuận lợi để tiếp tục sống nhiều đời. Khi nơi quần cư không thể kéo dài hơn
được nữa thì tiếp tục xây dựng nên nhà dài mới.

2

/>
10


Nhà sàn dài được hình thành còn do quá
trình sinh sống hay đúng hơn là hình thức
sinh sống tạo thành. Đó là hình thức của đại
gia đình theo chế độ mẫu hệ. Có thể thấy
trong lối làm nhà, từ việc làm nhà dài đặc
trưng của người Ê-đê cho tới việc thể hiện
lối kiến trúc đặc trưng của ngôi nhà cũng là
dấu ấn đặc trưng cho nguồn gốc, hình thức
mẫu hệ mà hình thành. Có thể nói nguồn gốc

mẫu hệ là từ quá trình sinh hoạt gắn với
hình thức nông nghiệp cần vai trò của
Hình 4: Cố kết cộng đồng

người phụ nữ. Tuy nhiên, hình thức đại gia

Nguồn: />đình còn thể hiện cho sự cấu kết mạnh của
.ashx?ImageID=94075

sức mạnh tập thể. Điều này xuất phát từ xa xưa khi phải đấu tranh bảo vệ lẫn nhau từ
sức mạnh bên ngoài của tộc người khác hoặc sự phá hoại của kẻ xấu… Đây là cách
thức đấu tranh cũng như thể hiện sự đoàn kết, gắn bó, chia sẻ và tương trợ cho nhau
của các thành viên. Có thể nói việc hình thành lối sống đại gia đình đã bắt nguồn từ xa
xưa, có thể nói từ khi tới vùng đất mới này để khai khẩn và sinh sống. Cũng có thể bắt
nguồn từ việc định cư, khai hoang của họ. Đó là từ quá trinh khai khẩn vùng đất mới
với điều kiện khí hậu và địa hình mới, vừa chống chọi và thích ứng với môi trường
thiên nhiên lại đối phó với sự xâm hại từ các kẻ thù lân cận hay chống thú dữ từ thiên
nhiên... vừa đoàn kết, chung sức để sinh tồn. Tuy nhiên dân cư lúc này thưa thớt, lại
cần sức mạnh đông người nên tạo thành lối sống tập trung. Đó là việc hình thành lối
sống đại gia đình và điều này đã tạo nên việc hình thành những ngôi nhà sàn dài có
thể chứa rất nhiều người với nhiều gia đình nhỏ trong đó.
Hoặc có môt nguyên nhân khác dẫn tới lối sống đại gia đình đó là sự giúp đỡ
nhau trong sinh hoạt sản xuất. Nếu nói từ khi tới khai hoang vùng đất mà họ đang
sống ngày nay trước đó còn nghèo nàn và nhiều nguy hiểm, khó khăn cũng như phải
đối mặt với điều kiện khí hậu mới, địa hình mới.
2.2.

Quá trình làm nhà sàn dài

2.2.1.


Vật liệu
11


Về vật liệu làm nhà sàn, chủ yếu những vật liệu chính đều tận dụng từ tự nhiên
và hầu như toàn bộ ngôi

nhà sàn chủ yếu được làm từ gỗ, tre, nứa, lá

tranh… những nguyên

liệu có sẵn trong tự nhiên là chính.

Kết cấu của nhà sàn

dài rất độc đáo, chỉ có cột, có đà

ngang, đà

dọc mà không có vì kèo3, mái lợp

tranh có

độ dốc cao, vách nhà hai bên
thường làm bằng phên tre, nứa
hoặc gỗ theo kiểu nhà thách hạ
thu. Nóc mái nhà phía hai đầu hồi được hợp

thành một


góc nhọn, mặt sàn và vách tường bao quanh nhà làm bằng thân cây

Hình 5: Nhà sàn dài được làm từ vật liệu tự nhiên

bương hay thân tre già đập dập,

Nguồn: mái lợp cỏ tranh. Khi nói đến

chiều dài thì nói đến số lượng dầm ngang (đê) tương ứng với một đôi cột. Nhà có bao
nhiêu đê là có bấy nhiêu gian. Đáng chú ý là nhà chỉ có vi cột, gồm cột dầm, quá
giang, không có vi kèo, do đó khung nhà và mái nhà là hai bộ phận tách rời nhau ghép
lại. Người ta khoét ngầm để đặt đôi xà dọc lên hàng cột cái, quàng quá giang lên đôi
xà dọc và cột ốp vào nhau. Những đòn tay, rui, mè và trên cùng là mái tranh. Tranh
lợp từng cụm, ngọn thả xuôi mái, gốc bẻ gập xuống để cây đòn tay chèn giữ phía
trên4. Đây có thể mói là cách làm nhà sàn theo lối truyền thống độc đáo, vừa có khiến
cho không gian của ngôi nhà đẹp mắt, hơn hết là đảm bảo độ vững chắc của ngôi nhà.
2.2.2.

Các giai đoạn làm nhà sàn dài

Để có được ngôi nhà sàn đòi hỏi sự góp công sức của cả cộng đồng. Những
ngôi nhà bề thế càng cần sự giúp sức của nhiều người. Việc dựng một ngôi nhà sàn
dài đòi hỏi không ít thời gian và nhân công, đặc biệt là khâu chuẩn bị nguyên vật liệu.
Nguyên liệu để làm nhà là các loại gỗ rừng, tre, nứa, lồ ô, lá tranh, lá trung quân, dây
mây... Các loại gỗ rừng, để nguyên cây dùng làm cột nhà; các loại tre, nứa, lồ ô...
3

Vì kèo là bộ phận kết cấu trong bộ khung nhà truyền thống Việt Nam, có dạng hình tam giác cân để


đỡ hai mái dốc về hai phía.
4

Theo:

/>
de/45143190/254/

12


dùng đan vách và sàn nhà; lá cỏ tranh dùng để lợp mái; dây mây để buộc. Đặc biệt, về
nguyên liệu, gỗ làm cột nhà phải thẳng, không có các loại dây leo bám trên thân cây.
Một công việc trước khi làm nhà là phải chọn đất để xem hướng nhà. Đất được
chọn thường là nơi gần suối, gần nguồn nước hay những địa thế tương đối bằng phẳng
cao ráo tiện cho việc sinh hoạt thường ngày của gia đình sau này. Người Ê-đê thường
làm nhà vào mùa khô để ngôi nhà được chắc chắn, thuận lợi trong việc tiến hành làm
nhà. Hướng của cửa nhà là hướng bắc hoặc hướng nam, để hàng ngày, mặt trời đi qua
ngang nhà. Nhà ở thường vuông góc với hướng di chuyển của mặt trời. Trong buôn,
nếu ai làm trái quy định sẽ phải làm lại5. Hướng ở thường cố định tùy theo địa hình,
phù hợp với nơi canh tác hoặc lợi nhuận canh tác và chủ yếu làm ven núi, sườn núi.
Khi xây dựng ngôi nhà dài, bà chủ phải là người đi mời thầy cúng thần, chọn đất dựng
nhà, dựng cột khách, cột chiêng, cầu thang... Bà cũng là người chặt nhát dao đầu tiên
cũng như cuối cùng lên vật dựng làm nhà.
Ngôi nhà sàn dài thường được dựng
theo hai công đoạn. Công đoạn đầu tiên là
dựng mái nhà. Khi dựng bộ khung mái nhà,
người dân nối các thanh tre tạo thành những
vì kèo bằng dây mây chằng khít, chặt và
Hình 6: Dựng khung nhà


đẹp. Kèo trên mái nhà phải được buộc đều

Nguồn: />ccccccccJ/Image/2012/09/Anh-4-cc360.JPG

theo một phía: hoặc cùng bên phải,
cùng bên trái, nếu không mọi người trong
gia đình hay mâu thuẫn. Số lượng lớp lá
lợp mái phải là số lẻ, không được chẵn.
Người dân quan niệm “sinh, thọ, lão,
tử”, vì vậy số lượng lớp mái phải tránh số chẵn. Sau đó là việc lắp ráp bộ khung nhà
5

Ngô Văn Doanh-Trương Bi, Nghi lễ-lễ hội của người Chăm và Ê-đê, NXB. Văn hóa dân tộc, 2012,

Tr.479.

13


trên nền đất bằng phẳng, tiếp đó kèo của mái nhà được đặt khớp với các đầu cột đã
được dựng sẵn.
Khi khung nhà đã tương đối hoàn chỉnh, người ta tiến hành hoàn thiện các phần
còn lại của ngôi nhà. Sàn nhà được làm bằng thân tre đập dập, trải ngang đều trên
khung sàn nhà, dùng dây mây buộc cho chắc chắn. Để ngăn cách các phòng với nhau
người ta thường dung gỗ hoặc tre, nứa.
2.2.3.

Lễ cúng vào nhà mới sau khi làm nhà sàn dài
Để làm một ngôi nhà sàn dài truyền thống của


Hình 7: Lợp mái
Nguồn: />nha-dai.jpg

người Ê-đê đòi hỏi phải rất công phu, thời gian hoàn
thành có khi có khi phải hàng năm trời. Do vậy, khi

ngôi nhà làm xong chủ nhà thường tổ chức lễ cúng vào nhà mới rất lớn với nhiều nghi
thức trang trọng. Chủ trì lễ này là Pô riu yang (thầy cúng) và Dăm dey (ông cậu-em
của bà hoặc mẹ) của dòng họ.
Lễ cúng rất lớn nên chủ nhà phải chuẩn bị từ rất sớm trước đó cả vài tháng. Lễ
vật rất lớn gồm: ba con heo, rượu cần bảy ché to, các cột gơng để buộc rượu phải có
hoa văn, trên các ché rượu phải có bảy vòng đeo tay, bảy chuỗi hạt treo trên vai ché
rượu, các vật dụng như bát đồng, nến, cơm, trứng gà luộc và bảy chiếc chiếu trải dọc
gian gah để khách ngồi6.
Để báo hiệu các nghi thức của
buổi lễ người ta dùng những tiết
tấu của chiêng để báo hiệu. Buổi
lễ được tiến hành với Lễ cúng
Yàng Nhà mới sau đó là lễ cúng
ông bà tổ tiên và cuối cùng là lễ
cúng Yàng cho chủ nhà. Mỗi lễ
cúng chủ nhà và khách sẽ dùng
rượu, thức ăn theo lời của thầy
cúng. Cuối cùng nghi lễ chủ nhà
lại mang rượu mời khách một lần

Hình 8: Uống rượu cần trong lễ mừng nhà mới
Nguồn: />
nữa. Trong khi đó chiếu mới sẽ chieng7.jpg


6

14
Ngô Văn Doanh-Trương Bi, Sách đã dẫn, Tr. 480.


được trải ra, một bữa cơm thịnh soạn để mời khách. Sau bữa cơm, chiêng lại nổi lên
nhưng không đánh các bài cúng Yàng nữa mà đánh các bài vui, có khi là thể hiện tài
đánh chiêng. Cứ thế cuộc vui kéo
dài suốt đêm vì thế nên cúng nhà
mới của người Ê-đê còn là dịp sinh
hoạt văn hóa của cộng đồng giàu
bản sắc dân tộc.
2.3.

Cấu trúc nhà sàn dài

2.3.1.

Cấu trúc bên ngoài

Nhà dài truyền thống của
người Ê-đê là một phức hợp không
gian kiến trúc độc đáo, thể hiện nét đặc trưng trong đời sống sinh hoạt, tín ngưỡng tâm linh, một công trình sáng tạo văn hóa vật chất ấn tượng của tộc người này.
Với tên gọi “nhà dài” thì đặc điểm chính của nhà dài Ê-đê là thường rất dài vì
đây là nơi ở chung có khi của cả một dòng họ theo mẫu hệ và thường xuyên được nối
dài thêm mỗi khi một thành viên nữ trong gia đình xây dựng gia thất. Vì vậy có những
huyền thoại nhà dài như “tiếng chiêng ngân” bởi vì đứng ở đầu nhà đánh chiêng thì
cuối nhà chỉ còn nghe rất nhỏ, ra khỏi là mất luôn, không còn nghe thấy gì nữa. Trong

sử thi Đam San từng mô tả về nó rằng: “Ngôi nhà dài của của chàng Đăm San dài
vừa tiếng chuông ngân. Người ngồi ở cầu thang bên này đánh chiêng, người ngồi ở
cuối cầu thang bên kia vẫn nghe thấy”. Trong truyền thuyết cũng mô tả “Nhà dài đến
nỗi con chim bay mỏi cánh cũng không hết”, “Nhà dài bằng một hơi ngựa chạy”.7
Người Ê-đê gọi ngôi nhà sàn dài của mình là Sang Ê-đê (đây là cách gọi để
phân biệt với ngôi nhà sàn nhưng không có độ dài như nhà sàn dài của họ). Nhà sàn
dài của người Ê-đê có kết cấu theo kiểu nhà sàn thấp, dài thường từ 1 5m đến hơn
100m, tùy theo số lượng người ở của một gia đình. Nhà dài là nơi sinh sống của nhiều
thế hệ trong một đại gia đình. Đây chính là nét đặc trưng trong chế độ mẫu hệ của
người Ê-đê.
Tuy nhiên, điểm đặc biệt

Hình 9: Ngôi nhà sàn dài truyên thống
Nguồn: />
của nhà sàn dài đó là: nhìn từ xa, mode=photo&id=3054
7

Ngô Văn Doanh-Trương Bi, Sách đã dẫn, Tr.423.

15


ngôi nhà dài tựa như con thuyền mái nhà bao giờ cũng chạy theo hướng Bắc-Nam.
Hai cửa chính vào nhà cũng mở theo hướng Bắc-Nam, phần Gah (gian khách), có bốn
cửa sổ mở theo hướng Đông-Tây (mỗi hướng hai cửa sổ). Gầm nhà sàn dài cao
khoảng hơn 1m, trước đây là nơi dùng để nhốt gia cầm như trâu, bò, gà…). Điều đáng
chú ý nữa là việc làm cầu thang, cột sàn và cách bố trí mặt bằng sinh hoạt, nhưng nơi
nay thường mang đậm dấu ấn của chế độ mẫu hệ và tín ngưỡng, tâm linh của người Êđê8.Kho lúa để ở sau cùng, được tách rời khỏi không gian nhà trước nhưng nhỏ hơn và
có hình dáng như hình vuông.
Nhà dài bao giờ cũng được chia làm ba phần: sân sàn, ngăn khách và ngăn ở.

Mỗi phần đều có tác dụng riêng và mỗi ngăn phải được sử dụng theo mục đích, yêu
cầu riêng, sao cho mọi người nhìn vào đều phân biệt được cả hình thức và nội dung
của từng ngăn trong ngôi nhà dài. Ngay cả cửa sổ bên hông ngôi nhà, nhìn vào ai cũng
biết trong ngôi nhà dài này đã có bao nhiêu phụ nữ đã lập gia đình, bao nhiêu chưa có
gia đình... Ðó là nét văn hóa độc đáo mà cộng đồng dân tộc này lưu truyền, gìn giữ từ
xa xưa cho đến hôm nay.
Nhà làm theo hướng Bắc - Nam, mái nhô ở hai đầu hồi che cột hiên. Phên dựng
ở hai đầu hồi thẳng đứng, còn phên dựng theo chiều dài thì ngã ra hai bên, nếu nhìn từ
xa, ngôi nhà có hình dáng một cái thuyền. Nhà dài có hai cửa, cửa phía trước dành cho
khách và nam giới, cửa phía sau dành cho phụ nữ. Sát với hiên là sàn.
Mỗi đầu nhà sàn dài có một sân sàn. Sân sàn nằm ở phía cửa chính được gọi là
sàn khách. Muốn vào phải qua sân sàn. Đặc biệt có cầu thang gỗ để đi lên nhà, thường
thì được làm với bảy bậc cầu thang được được đẽo bằng tay và được trang trí bằng
hình nhũ hoa hay hình trăng khuyết. Cấu trúc này được làm dựa trên tính chất tín
ngưỡng của người Ê-đê. Sân sàn trước (dring gah) có một hoặc hai cầu thang, thường
rộng rãi, là nơi phơi phóng, nơi giã gạo mỗi sáng, nơi ngồi chơi hóng mát mỗi chiều.
Về hình thức, cầu thang có 2 loại: Cầu thang ván và cầu thang thân cây chặt khúc làm
bậc lên xuống. Cầu thang ván là một thanh cây lớn, dày đến ba, bốn phân tây, rộng từ
5 - 6 phân tây, dài từ 1m50 đến 2m50, có hình chiếc thuyền lướt sóng, phía đầu cong
lên và được chạm khắc hình vành trăng non và đôi bầu vú. Sân sàn sau (dring ôk) chỉ
Theo: />8

16


có một cầu thang và dành riêng cho người trong gia đình nhỏ hơn, thường là nơi rửa
ráy, nấu ăn.
Đó là tổng thể có thể nhìn từ bên ngoài của nhà sàn. Còn cái nhìn khái quát bên
trong của ngôi nhà sàn thì phải xét tới hai phần không gian chính còn lại của nhà sàn
dài là phần gian khách và ngăn ở hay là nơi sinh hoạt của đại gia đình.

2.3.2.

Cấu trúc bên trong

Bên cạnh hai sân sàn trước và
sau, bên trong nhà được chia làm hai
gian rõ ràng. Nửa đằng cửa chính là
Gah, phần gian khách - đây là không
gian văn hóa của nhà dài dùng để tiếp
khách và tổ chức các nghi lễ vòng
đời người, nghi lễ nông nghiệp. Có
thể nói đây là không gian sinh hoạt
quan trọng, phần Gah ngoài vai trò là
nơi tiếp khách mà còn là nơi sinh

Hình 10: Ghế K’pan

hoạt chung của cả gia đình, là nơi Nguồn: />cúng thần, là chỗ ngủ của con trai adaiEde3.jpg
chưa vợ và cũng là nơi đặt nhiều đồ quý nhất của đại gia đình. Điểm nổi bật mà ít ngôi
nhà nào của các dân tộc khác có được chính bởi mọi sinh hoạt lễ nghi đều được diễn
ra ở chính phòng khách này từ cuới xin, ma chay, cúng lễ, những cuộc uống rượu
cần9… Đây cũng là nơi chứa các vật dụng như bếp chủ, ghế khách, ghế chủ. Trong
những gia đình giàu có, đều trưng các bộ chiêng, ché hay các vật dụng đắt tiền và một
chiếc ghế dài gọi là K’pan, cao 0,50m, dài từ 7-12m. Ghế được làm bằng lõi một cây
cổ thụ nguyên cây, không bị sâu bệnh và đặc biệt là trên cây này không được có cây
tầm gửi sống bám bởi trong quan niệm của người Ê-đê nếu làm K’pan bằng cây có
tầm gửi tức là mang ma về nhà. Chiếc K’pan thường dùng cho các nghệ nhân đánh
chiêng trong những lễ hội, cúng mừng của gia đình hay cộng đồng.

9


Theo />
17


Nửa còn lại gọi là Ôk, là bếp nấu ăn chung và là chỗ ở của các đôi vợ chồng,
chia đôi theo chiều dọc, phần về bên trái được coi là "trên" chia thành nhiều gian nhỏ.
Phần về bên phải là hành lang để đi lại, về phía cuối của nhà sàn dài là nơi đặt bếp lửa.
Người Ê-đê theo chế độ mẫu hệ như đã nói ở trên, phụ nữ gần như nắm giữ toàn bộ
sinh hoạt trong gia đình. Ngăn đầu tiên tính từ sân sàn nhà là phòng của bà chủ nhà,
gian này đặt bếp nấu ăn và bầu đựng nước sinh hoạt cho cả ngôi nhà. Kế tiếp là gian
của người con gái út. Khi bà chủ mất hay tuổi đã già yếu thì "chức chủ nhà" giao cho
cô con gái út. Những người con gái còn lại trong gia đình khi kết hôn sẽ lần lượt nối
dài ngôi nhà thành gian ở cho mình.
Gah và Ôk được ngăn bởi vi cột Kmeh Kpăng có khắc hình, trong đó cột phía
đông là cột chủ, bên cạnh kê một bộ phản để người đứng đầu gia đình ngồi khi hội
họp, trong khi đó cột phía tây là cột trống nơi có đặt chiếc trống cái trên ghế Kpan
cao, gầm ghế thường là nơi để cồng chiêng, sát vách phía sau hàng cột phía đông là
nơi để hàng ché.
Từ những đặc điểm về cấu trúc của nhà sàn dài của người Ê-đê, ta thấy được sự
khéo léo, sáng tạo của con người nơi đây trong việc thích ứng, đối phó và tận dụng
những yếu tố từ môi trường xã hội của người Ê-đê trong đời sống cá nhân và cộng
đồng của họ.

CHƯƠNG 3. NHÀ SÀN DÀI TRONG ĐỜI SỐNG DÂN TỘC Ê-ĐÊ
Nhà sàn dài của người Ê-đê là một công trình kiến trúc văn hóa độc đáo và có
vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần và vật chất của người Ê-đê. Nó là sản phẩm
đặc trưng biểu hiện cho tổ chức xã hội theo tổ chức công xã thị tộc, quan trọng hơn là
chế độ mẫu hệ trong các ngôi nhà sàn dài nhằm thích ứng với môi trường tự nhiên như
tránh thiên tai, thú dữ… và cũng là không gian văn hóa sinh hoạt của họ.

3.1.

Ứng xử với môi trường tự nhiên

Cấu trúc nhà sàn và cách sinh sống hay hình thức định cư mà tiêu biểu là cách
chọn nhà sàn dài để định cư được xem là một ứng xử khéo, được rút ra từ thực tế và
quá trình phát triển của dân tộc Ê-đê.
Người Ê-đê chủ yếu ở các vùng có địa hình cao, gần với các con sống, con suối
hay vùng nhiều đồi núi, xung quanh có nhiều thảm thực vật. Ngoài ra, khu vực mà
18


người Ê-đê sinh sống thuộc nền khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều. Chính vì vậy, cấu trúc
nhà sàn dài được coi là một kiểu thích ứng hay ứng xử đặc trưng, phù hợp.
Do kiểu nhà sàn dài có kết cấu theo kiểu nhà sàn thấp nên độ cao của nhà có
thể đối phó được với khí hậu nhiệt đới cao, độ ẩm và mưa nhiều, lại có thể hạn chế,
ngăn chặn được các loài côn trùng như ruồi, muỗi, sâu bọ… hay các loài thú dữ như
hổ báo… Điều này còn thấy trong cách làm bếp lửa trong nhà sàn như đã nói trên, ở
phía Tây, phần về bên phải là hành lang để đi lại, về phía cuối là nơi đặt bếp lửa. Theo
nguyên bản trước đây thì bếp lửa thường được đặt trực tiếp trên sàn, họ còn đóng một
khung vuông bằng gỗ cao khoảng 10 cm, đổ đất nên, sau đó đốt lửa trên đó cả ngày
với mục bởi ngay từ xưa, nơi người Ê-đê sinh sống chủ yếu là vùng đất còn nhiều cây
cối, chưa có nhiều người ở hay nói đúng hơn là vùng chưa được khai thác và nhiều
dân cư như ngày nay, việc sinh sống gần gũi và phụ thuộc vào thiên nhiên là chủ yếu,
và lúc bấy giờ xung quanh ngôi nhà sàn đa số được bao phủ bởi rừng rậm, cây cối,
việc làm nhà sàn cao để tránh thú dữ là vì vậy. Ngoài ra, còn tránh được bụi bặm, một
phần do nhà được làm trên nền của đất đỏ vàng hay đất đỏ Bazan, sàn đất là chính,
một phần do tác động từ thiên nhiên như gió tạo nên cát, bụi ảnh hưởng tới không
gian bên trong ngôi nhà. Bên cạnh đó, do nhà sàn có độ cao nên tương đối thoáng mát,
chỗ ở của người được tách biệt với chỗ ở của gia súc.

Do cấu trúc của nhà sàn, như đã nói tới, đã tạo nên sự thoáng mát do mái nhà
cao so với nơi con người đặt chân trên sàn nên đã tạo ra một khoảng không gian rộng,
thoáng mát trong nhà để đối phó với nắng nóng. Nhà sàn dài có mái hình thuyền cũng
đóng vai trò to lớn để tạo ra một độ dốc lớn nhằm đối phó với lượng mưa nhiều, giúp
cho nước thoát nhanh, tránh dột, tránh hư hỏng mục nát. Dột ở đâu, người ta gỡ ra tại
đó rồi dặm lại. Ở đây một phần lớn cũng do mái nhà được lợp từ lá cỏ tranh là chính.
Tuy nhiên, cũng có sự hợp lý về chiều ngang và chiều cao đảm bảo độ dốc cần thiết
của mái nhà.
Đi song song với việc làm mái dốc của nhà sàn dài là việc làm cửa cao, với các
cửa sổ hướng Nam trong bốn hướng cửa. Đây cũng là cách để ánh nắng xuyên qua và
tránh bị mưa hắt vào nhà. Và để tránh nắng thì việc làm vách bằng tre, nứa (ngoài ra,
một số nhà sàn truyền thống cũng được làm từ gỗ) đối với cửa (chủ yếu là cửa sổ)
cũng là cách để cản bớt sức bức xạ nhiệt trực tiếp từ ánh nắng mặt trời và bức xạ nhiệt
19


thứ cấp từ sàn hắt vào. Ngoài ra, hai hướng cửa lớn thường thông thoáng để đón gió
thổi vào nhà, tránh nóng và hong khô cho các vật dụng trong nhà. Như vậy, việc chọn
hướng nhà cũng là cách vận dụng tối đa thế mạnh của tự nhiên để ứng phó với các
điều kiện từ môi trường, và nhất là có giá trị cao trong môi trường sống sinh hoạt của
người Ê-đê. Đặc biệt, ngôi nhà sàn dài của họ có hướng Bắc-Nam, cửa ra vào mở hai
đầu hồi theo hướng này cũng tránh được gió Đông-Bắc vào mùa khô và gió Tây-Nam
vào mùa mưa. Theo hai hướng này, hai mái nhà dài được đặt vắt ngang đường đi của
mặt trời nên tận dụng được thời gian chiếu ánh nắng cao nhất trong ngày, nhờ vậy
trong nhà luôn được nhiệt độ và ánh sáng đều nhau (điều này cũng là một lợi thế để
tránh việc ẩm mốc, mối mọt hư hại cho căn nhà hay đồ đạc trong nhà).
Ngôi nhà sàn được làm chủ yếu từ nguồn vật liệu lấy sẵn từ tự nhiên của núi
rừng như gỗ, tre, nứa và cỏ tranh, có cấu trúc độc đáo. Khi có bào hay gió hoặc ảnh
hưởng từ các tác động bên ngoài, hệ thống cột kèo này sẽ giữ cho các cột trụ trong nhà
không bị lệch và làm sập ngôi nhà, đây là một nguyên nhân lớn giữ cho “bộ khung

xương” của ngôi nhà được bền và tồn tại theo thời gian.
Những nguyên liệu làm nhà sàn này phù hợp với môi trường tự nhiên mà họ
đang sinh sống, đó là núi rừng và sự đa dạng của thảm thực vật. Điều này có thể thấy
việc làm cấu trúc chính của mái nhà như đã nêu ở trên, ngoài ra, điều dễ nhận biết
nhất là các vật dụng trong ngôi nhà sàn dài. Bên trong sàn khách có bốn cột chính, tất
cả những vì cột này đều được làm
bằng gỗ tốt có sẵn trong rừng như
giáng hương, cẩm lai. Đối những
nhà giàu có, có thế lực trong buôn thì
cây cột ngăn được chạm trỗ rất kỳ
công với hình nồi ba, nồi bảy,ngà
voi, vầng trăng non, voi rùa, kỳ đà…
vị trí cầu thang cũng được trang trí

Hình 11: Tín ngưỡng thờ tự nhiên được chạm khắc trên

thêm những con vật tương tự, được cột nhà

đẽo bằng tay với công cụ truyền Nguồn: />thống là rìu khá tinh xảo nhưng rất

AMOI/2009/Thang4/04-nha-dai-11709-300-a3.jpg

tự nhiên. Tuy nhiên, việc thể hiện các con vật có trong tự nhiên cũng phản ánh về
20


niềm tin, tín ngưỡng của người Ê-đê đó là tín ngưỡng đa thần. Thể hiện việc sung bài
tự nhiên cũng như thể hiện mong muốn về cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Các vật dụng
chủ yếu trong ngôi nhà sàn cho đến ngày nay vẫn được sử dụng từ gỗ và tre là chủ yếu
như: ghế độc mộc, gùi…

Đó là những nét đặc trưng của nhà sàn dài với vai trò to lớn trong việc ứng xử
với môi trường tự nhiên. Qua sự sáng tạo và kinh nghiệm trong cuộc sống, việc làm
nhà dài luôn được người dân quan tâm và thực hiện phù hợp với môi trường sống của
mình.
3.2.

Ứng xử với môi trường xã hội

Tổ chức xã hội truyền thống của người Ê-đê theo chế độ đại gia đình mẫu hệ đã
được hình thành từ xa xưa. Điều này được thể hiện rõ qua những bộ sử thi Ê-đê hay
trong luật tục của người Ê-đê và lối ứng xử của người Ê-đê với nhà dài cho thấy lối
sống truyền thống này.
Ngôi nhà dài trước đây là nơi ở của những gia đình lớn, gồm nhiều thế hệ. Do
vai trò quyết định của gia đình lớn trong đời sống và do mỗi làng có nơi ở tương đối
tách biệt nhau giữa môi trường rừng núi nên đồng bào có nhu cầu ở đông đúc và gần
nhau. Từ đó đã hình thành những ngôi nhà sàn dài, có khi một ngôi nhà là cả một làng
hoặc một làng chỉ có vài ba ngôi nhà sàn dài. Tuy nhiên, những ngôi nhà như vậy cho
đến hiện nay rất hiếm hoặc không còn nữa, chỉ còn những ngôi nhà sàn có chiều dài
ngắn, hoặc chỉ là ngôi nhà sàn được dụng lên cho du khách thăm quan, làm nơi bảo
tồn… Những ngôi nhà sàn dài có thể chứa cả làng hoặc nhiều gia đình, nhất là kiểu
nhiều gia đình ở trong một nhà sàn dài là kiểu phổ biến hơn, việc sinh sống được quây
quần và gần gũi của nhiều thế hệ gia đình, có tổ chức và trật tự riêng, có sự phân chia
thành từng hộ gia đình là các gia đình nhỏ.
Trong ngôi nhà, mỗi hộ (gia đình nhỏ) có một không gian sống riêng. Không
gian riêng của từng hộ có khi được ngăn cách bằng một tầm phiên, có khi được ngăn
thành buồng, có khi không ngăn cách. Không gian sống của mỗi hộ có một cái bếp để
làm nơi nấu nướng, sưởi ấm và là ánh
sáng ban đêm. Quanh bếp lửa cũng là chỗ
nằm của các mọi người trong gia đình
(kiểu này tồn tại phổ biến cho lối sinh

21

Hình 12: Sinh hoạt bên bếp lửa


hoạt truyền thống xưa). Ngoài ra còn có một gian làm nơi dành cho sinh hoạt chung
của cả gia đình hay là nơi sinh hoạt của gia đình lớn.
Thông qua chạm khắc ở ngôi nhà sàn dài ta có thể thấy được ý nghĩa hay dấu
ấn của chế độ mẫu hệ từ những biểu tượng xã hội và tâm linh của người Ê-đê được thể
hiện tập trung ở cầu thang (Gah), ở trên xà dọc, xà ngang của ngôi nhà. Ngôi nhà Ê
Đê có hai cửa, cửa phía trước dành cho khách và nam giới, cửa phía sau dành cho
những người phụ nữ trong gia đình. Để lên nhà dài người ta phải bước lên cầu thang,
điều đặc biệt là ở nhà dài Ê-đê có hai cầu thang: Đực và Cái. Cầu thang Cái đặt ở
trước nhà dùng cho khách và đàn ông, con trai. Cầu thang Đực nằm khuất phía sau
nhà dùng cho đàn bà, con gái. Cầu thang Cái có hình chiếc thuyền lướt sóng, phía đầu
cong lên và được chạm khắc hình vành trăng non và đôi bầu vú. Vành trăng non tượng
trưng cho sự chung thủy, đôi bầu vú tượng trưng cho chế độ mẫu hệ. Cầu thang ván
chỉ dùng riêng làm cầu thang Cái trong khi cầu thang Đực thì dùng ván hay cây gỗ
đều được cả. Điều lưu ý, là các bậc thang luôn lấy số lẻ, từ năm đến bảy bậc. Người
Ê-đê tin rằng, số chẵn là số của ma quỷ, còn số lẻ mới là số của người. Nếu có trường
hợp nhà dài nào đó, cầu thang Cái bị lật ngược lại thì phải hiểu rằng, gia đình đó có
chuyện buồn phiền và không muốn tiếp khách…Ngoài các hình thể vừa kể trên còn có
con kỳ đà được chạm khắc trên mặt xà ngang biểu trưng cho sự giàu có. Trong nhà, có
cột cúng Yàng và nó phải ở vị trí gian của bà chủ nhà. Như vậy, thông qua cách bố trí
trong không gian và kiến trúc của ngôi nhà như cách chia buồng hoặc việc chạm khắc
các kiến trúc thiên về mặt tín ngưỡng tâm linh đã cho thấy nét độc đáo đặc trưng trong
xã hội của người Ê-đê.
3.3.

Bảo tồn và phát huy nhà sàn dài


Ngày nay, do “cơn lốc” đô thị hoá từ thành thị đến buôn làng, tình trạng nhà
xây, nhà bê tông hoá ngày càng lấn lướt nên những ngôi nhà sàn dài của đồng bào Êđê đang đứng trước nguy cơ “xoá sổ”.
Nhà sàn dài của đồng bào dân tộc Ê-đê trước đây làm bằng nguyên liệu của núi
rừng. Từ năm 1980 trở lại đây, tỉnh Đắk Lắk thực hiện việc tách hộ (tách từ các hộ
trong căn nhà sàn dài ra ở riêng), phát triển kinh tế vườn, tạo điều kiện cho đồng bào
phát triển kinh tế, nâng cao đời sống. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm những căn nhà

22


sàn dài bị xâm hại. Đồng bào được tách hộ, tỉnh hỗ trợ vốn làm nhà và đa phần đồng
bào xây dựng nhà cấp bốn theo kiểu của người Kinh.
Trong vài năm trở lại đây, nhiều vùng, đồng bào dân tộc Ê-đê đầu tư phát triển
sản xuất, nhất là thâm canh các loại cây công nghiệp dài ngày như cà phê, hồ tiêu, cao
su, mở trang trại chăn nuôi gia súc, thu nhập ngày càng cao, đời sống được nâng lên.
Từ đó, nhiều hộ gia đình đồng bào dân tộc Ê-đê phá bỏ dần những căn nhà sàn dài
truyền thống mà thay vào đó là những ngôi nhà cao tầng, biệt thự, trẻ em cũng dần
“quên” những ngôi nhà sàn dài.
Mặt khác, theo phản ánh của đồng bào, việc làm nhà sàn dài bằng gỗ bây giờ
tốn kém lắm, đắt hơn nhà xây, lại khó tìm mua gỗ nên tốt nhất là làm nhà xây, hoặc
nhà xây “giả” nhà sàn. Hiện nay, tỉnh Đắk Lắk đã có 540/553 buôn của đồng bào Ê-đê
và Mnông được đầu tư xây dựng Nhà văn hoá cộng đồng, với tổng nguồn vốn trên 60
tỷ đồng, bình quân mỗi căn từ 100 - 150 triệu đồng. Song, những ngôi nhà này không
còn giữ được hồn cốt nhà dài gỗ truyền thống của đồng bào dân tộc Ê-đê mà như đánh
giá của những nhà văn hoá là “khô cứng, vô hồn”. Vì thế, nhiều đồng bào, đặc biệt là
các già làng tỏ ra không hài lòng, không muốn đến sinh hoạt, nhiều Nhà văn hoá làm
xong đành “đắp chiếu”.
Ông Trương Bi, Phó Giám đốc Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk,
người nhiều năm nghiên cứu về văn hoá dân tộc lo lắng: “Nhà dài của đồng bào các

dân tộc ở các tỉnh Tây Nguyên nói chung, Đắk Lắk nói riêng đang kêu cứu. Nếu mất
nhà dài thì cồng chiêng, các nghi lễ của đồng bào cũng không còn. Hiện nay, ngành
Văn hoá tỉnh đang tiến hành điều tra thực trạng nhà sàn dài ở tất cả các buôn làng
trên địa bàn để có kế hoạch bảo tồn.”10
Buôn Akô Dhông, phường Tân Lợi (thành phố Buôn Ma Thuột) đã có cách làm
hay, để giữ lại những ngôi nhà sàn dài mấy chục năm tuổi giữa lòng thành phố, già
làng Ama Hrin (người đã tạo lập ra buôn Akô Dhông) đã phối hợp với chính quyền
địa phương tổ chức họp dân và thống nhất quy định: Đồng ý để đồng bào làm nhà xây
theo lối hiện đại nhưng phải làm phía sau ngôi nhà sàn dài truyền thống. Gia đình nào
không chấp hành sẽ bị buôn làng xử phạt, dỡ bỏ. Từ đó, mọi người trong buôn ai cũng
làm theo và buôn vẫn giữ được nguyên vẹn 53 ngôi nhà sàn dài truyền thống bên cạnh
10

Theo />
23


các ngôi nhà biệt thự, cao tầng hiện đại. Giờ đây, buôn Akô Dhông trở thành buôn văn
hóa - du lịch độc đáo của thành phố Buôn Ma Thuột. Hàng ngày có đến hàng chục
đoàn khách du lịch trong, ngoài nước đến tham quan, thưởng lãm các nghệ nhân đánh
cồng chiêng, dệt thổ cẩm, chế tác rượu cần, nhạc cụ dân tộc, tổ chức các nghi lễ cúng
nhà mới, sức khỏe, bến nước, đón khách, kết nghĩa anh em...
Để bảo tồn nhà dài của người Ê-đê, rất cần nhân rộng những mô hình như vậy,
để tới một ngày Tây Nguyên sẽ không phải đứng trước nguy cơ mai một những nét
văn hóa đặc sắc của mình. Các già làng cho rằng, nhà dài mất, nhiều giá trị văn hóa
tinh thần của các tộc người Tây Nguyên sẽ mất theo. Bởi đó không chỉ là không gian
sống mà còn là nơi gắn kết bao thế hệ dòng tộc.

C.


KẾT LUẬN

Nhà sàn dài của người Ê-đê là một đặc trưng văn hóa lớn có gái trị đối với
người Ê-đê nói riêng và Việt Nam nói chung. Kiểu nhà sàn này chính là một đặc trưng
rõ nét cho quá trình sống và phát triển của con ngươi trong việc đối phó, tận dụng từ
hoàn cảnh và nôi trường sống. Đó cũng là sự tài tình, khéo léo với cách làm nhà sàn
độc đáo. Nhà sàn dài có giá trị cao trong đời sống của người dân Ê-đê. Tuy nhiên,
cũng chính vì sự phát triển của xã hội mà hiện nay kiểu nhà sàn dài đang dần bị mai
một dần và mất đi nét truyền thống xưa. Nhiều vấn đề bất cập về vật liệu, tâm lý dẫn
tới việc không phát huy được truyền thống nhà dài. Đây là điều đáng được lên tiếng
và nêu cao tinh thần bảo vệ, giữ gìn nét truyền thống của nhà sàn dài.
Nhà sàn dài là kết quả của lối sống, lối tổ chức theo kiểu gia tộc và truyền
thống mẫu hệ của người Ê-đê, nếu mất nhà dài thì những yếu tố tinh thần ấy không
còn nữa. Nó chính là đặc trưng văn hóa tộc người của Ê-đê nếu nó không còn tồn tại
thì nét văn hóa tộc người của dân tộc Ê-đê sẽ bị hòa trộn, không còn là chính mình.
Hơn nữa, nhà dài Ê-đê còn là không gian văn hóa sống của nghi lễ-lễ hội, là không
gian sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Các nghi lễ-lễ hội Ê-đê và cả cồng chiêng Ê-đê
được tồn tại trong không gian văn hóa nhà dài của gia đình mẫu hệ. Nếu nhà dài
không còn sẽ kéo theo sự vắng bóng của nghi lễ-lễ nghi trong cộng đồng. Do đó, việc
bảo tồn, giữ gìn văn hóa nhà dài Ê-đê trong điều kiện cộng nghiệp hóa, hiện đại hóa
24


đất nước là một việc làm vô cùng quan trọng, có ý nghĩa sống còn với văn hóa truyền
thống Ê-đê.

25



×