Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

đề tài dự thi hạn CHẾ ô NHIỄM KHÔNG KHÍ TRONG NHÀ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 13 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH NAM ĐỊNH
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG XUÂN TRƯỜNG B

TÊN ĐỀ TÀI DỰ THI
HẠN CHẾ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ TRONG NHÀ

Địa chỉ: Xuân trường - Nam Định
Điện thoại: 03503 887822
Email:
Thông tin về thí sinh
Họ và tên: Mai Diệu Linh Huyền
Ngày sinh: 11/11/1998

Lớp: 11A1

Giáo viên hướng dẫn: Mai Thị Thanh Hương

I. Tên tình huống


« Hạn chế ô nhiễm không khí trong nhà »


II. Mục tiêu giải quyết tình huống
a. Kiến thức
- Hiểu được thế nào là ô nhiễm không khí trong nhà và nguyên nhân gây ô
nhiễm không khí trong nhà.
- Các chất gây ô nhiễm không khí trong nhà và tác hại đối với sức khỏe con
người.
- Biện pháp hạn chế ô nhiễm không khí trong nhà, đặc biệt là sử dụng một
số loại cây có khả năng hấp thụ các khí độc hại.


- Nhằm giúp ứng xử và xử lí tình huống trong cuộc sống hằng ngày
b. Kĩ năng
- Biết vận dụng các kiến thức đã học để phát triển năng lực, trí tuệ ở các mức độ
từ đơn giản đến phức tạp.
- Biết vận dụng kiến thức của các môn học để xử lí, giải thích các sự việc xảy ra
với bản thân và mọi người xung quanh. Qua đó giúp chúng ta thấy được lợi ích
của việc ứng dụng các môn học vào đời sống thực tế.
* Kĩ năng sống:
- Kĩ năng hợp tác,phối hợp để xử lí tình huống,chia sẻ kinh nghiệm
- Kĩ năng tìm kiếm,quan sát để vận dụng vào tình huống thực tại
c. Thái độ
- Hiểu được mỗi việc làm của chúng ta đều tác động đến môi trường từ đó
cần có ý thức bảo vệ môi trường.


III. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống
- Suy nghĩ đưa ra tình huống và định hướng đưa ra cách giải quyết tình
huống.
- Tìm hiểu, nhớ lại nội dung bài học và xem lại nội dung các kiến thức của
các liên môn liên quan có thể áp dụng và giải quyết được trong tình huống
-Vận dụng kiến thức liên môn:
• Hóa học: ô nhiễm, ô nhiễm không khí và các chất hóa học gây ô nhiễm
không khí trong nhà.
• Sinh học: ảnh hưởng của các khí độc hại tới sức khỏe con người.
• Vật lí: ô nhiễm do bức xạ, sóng điện từ.

IV. Giải pháp giải quyết tinh huống
- Vận dụng kiến thức liên môn cùng kiến thức thực tê
- Tuyên truyền, vận động các biện pháp vào thực tiễn
V. Thuyết minh tiến trình giải quyết

1. Ô nhiễm không khí trong nhà (liên môn hóa học)
* Ô nhiễm không khí được chia thành 3 loại:
- Ô nhiễm không khí
- Ô nhiễm nước
- Ô nhiễm môi trường đất


* Trong đó, ô nhiễm môi trường không khí có ảnh hưởng trực tiếp và
nghiêm trọng đối với môi trường sống và con người.
* Không khí sạch gồm 78% Nitơ, 21% Oxi và 1 lượng nhỏ cacbonic, hơi
nước...
* Ô nhiễm không khí là hiện tượng là cho không khí sạch thay đổi thành
phần, có nguy hại đến thực vật, động vật, sức khỏa con người và môi trường
xung quanh.
* Ô nhiễm không khí trong nhà là hiện tượng không khí trong nhà chứa
quá mức cho phép nồng độ các khí cacbon đioxit, metan, các khí độc hại như
benzen, fomandehit, amoni, cacbon monooxit...


* Các nguồn gây ô nhiễm không khí trong nhà

Nhà mới xây

Đun nấu

Sản phẩm gỗ ván ép

Hút thuốc lá

Từ thảm, rèm cửa


Bức xạ máy tính

2. Các chất gây ô nhiễm không khí trong nhà và nguyên nhân, tác hại của
chúng (liên môn hóa - sinh - lí)


Fomandehit
Nguyên nhân: fomandehit phát ra chủ yếu từ các sản phẩm ván ép, vật liệu
xây dựng, xốp cách điện, từ các thiết bị đốt như đồ gia dụng chạy bằng gas, lò
sưởi, bông, vải, thảm, giấy, mĩ phẩm...
Tác hại: Fomanđêhít được chuyển hóa thành axit fomic trong cơ thể, dẫn
đến tăng hoạt động của tim, thở nhanh và nông, giảm thân nhiệt, hôn mê hoặc
dẫn đến chết người. Ở nồng độ trên 0,1 mg/kg không khí, việc hít thở phải
fomanđêhít có thể gây ra các kích thích mắt và màng nhầy , làm chảy nước mắt,
đau đầu, cảm giác nóng trong cổ họng và khó thở. Trong cơ thể, fomanđêhít có
thể làm cho các protein liên kết không đảo ngược được với ADN.

Benzen
Nguyên nhân: từ thuốc lá, khí thải gia đình, sơn, vật liệu xây dựng hoặc vật
liệu trang trí...
Tác hại: benzen đi vào cơ thể theo đường hô hấp, đường tiêu hóa hoặc
được hấp thụ qua da làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh, gây kích ứng đường hô
hấp, mắt, da.... Về lâu dài có nguy cơ dẫn đến bệnh bạch cầu và ung thư.
Khói thuốc lá
Tác hại: Khói thuốc lá chứa tới hơn 7000 chất phần lớn là chất độc hại,
trong đó có khoảng 60 chất là tác nhân gây ung thư, đặc biệt nguy hiểm nhất là
nicotin. Vì vậy thuốc lá gây nên các bệnh như: rụng tóc, đục thủy tinh thể, da
nhăn, giảm thính lực, sâu răng, ung thư da, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, loãng
xương, bệnh tim mạch, vàng móng tay, ung thư cổ tử cung, bệnh vảy nến, viêm

tắc mạch máu, ung thư phổi và các cơ quan khác như: mũi, miệng, lưỡi, tuyến
nước bọt, họng, thanh quản, thực quản, thận, dương vật, tụy ...
Bức xạ, sóng điện từ
Nguyên nhân: từ các thiết bị điện tử như tivi, máy tính, lò vi sóng,...
Tác hại:có khoảng 19 bệnh gây ra do bức xạ và sóng điện từ, ảnh hưởng
đặc biệt là mắt gây khô mắt, ngứa mắt, quầng thâm, giảm thị lực.
……..


3. Biện pháp hạn chế ô nhiễm không khí trong nhà
- Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, đặc biệt là rèm, thảm là nơi dễ bắt bụi.
Khi dọn dẹp cần dùng khăn ướt để hạn chế sự khuếch tán các khí độc trong
không khí.

- Sử dụng các loại cây xanh có khả năng hấp thụ các khí độc trong nhà.
- Hạn chế sử dụng các chất có thành phần toàn là chất hóa học như nước
hoa, chất tẩy rửa.
- Sử dụng các vật liệu thân thiện hoặc ít tác động đến môi trường thay cho
dùng ván ép, nhựa.
- Sử dụng các thiết bị lọc không khí, phun
sương, chống bức xạ. Đặc biệt, biện pháp
trồng cây xanh là biện pháp mang tính thực
tiễn và hiệu quả cao, được các nhà khoa học
khuyến cáo nên sử dụng. Các loại cây có đặc
tính phù hợp không chỉ giúp làm sạch không
khí trong nhà mà còn nâng cao hiệu quả
thẩm mĩ.


Các loại cây phổ biến và có hiệu quả cao như

Cây thường xuân
Tác dụng: có thể hập thụ rất tốt những loại khí độc như fomandehit, benzen
thông qua những lỗ nhỏ có trên bề mặt lá, đồng thời chuyển hóa thành những
chất vô hại như đường và amino acid; ngăn chặn hiệu quả các chất gây ung thư
có trong nicotin tỏa ra từ khói thuốc lá; có khả năng hút bụi.
Cách trồng: cây tường xuân không quá khó trồng, chỉ cần chú ý tới các
điều kiện bên ngoài:
- Ánh sáng: cây có thể phát triển tốt dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp hoặc
trong phòng thiếu ánh sáng. Nhưng đa số các loại khi trồng trong nhà cần duy trì
ánh sáng đầy đủ, tránh ánh nắng trực tiếp mạnh.
- Nhiệt độ: Ưa mát mẻ, kỵ môi trường có nhiệt độ cao trên 30 0C, khả năng
chịu lạnh tốt.
- Nước: ưa ẩm, nên sử dụng cách phun nước lên mặt lá nhưng khi tưới quá
nhiều có thể bị thối rễ.
Không gian trưng bày thích hợp: vì có màu sắc tươi sáng, cây leo bám chắc
nên khi trồng trong nhà nên đặt phía trên tủ sách, bày trên bàn trà, bàn học.

Cây lan ý
Tác dụng: có thể hập thụ những chất khí thải ra từ quá trình hô hấp của con
người như amoniac, acetone; lọc khí benzen, trung hòa fomandehit.
Cách trồng: Đây là cây xứ nóng, thân thảo, thích nghi với môi trường có ít
ánh sáng nhưng đòi hỏi phải tưới nước thường xuyên,nếu không lá cây sẽ dễ bị
uốn cong và nhỏ, khô, rụng.
Không gian trưng bày thích hợp: thích hợp trồng trong chậu nhỏ trong nhà,
văn phòng hay bồn ngoài hiên, sảnh...


Cây dương xỉ
Tác dụng: là máy làm sạch không khí tự nhiên tốt nhất, có khả năng hấp
thu fomandehit, ức chế xilen và toluene tỏa ra từ máy vi tính và máy in, còn có

thể loại bỏ một số kim loại mạnh như thủy ngân hay asen.
Cách trồng: nên trồng ở vị trí có ánh sáng tỏa ra trong nhà; thích hợp với
môi trường ấm áp, nhiệt độ không được dưới 10 0C; luôn giữ độ ẩm cho đất trong
chậu, không được bón phân vào lá làm hỏng lá.
Không gian trưng bày thích hợp: cây dương xỉ thích hợp để bày trong
phòng khách, vì dương xỉ là loại cẩ rất tươi tốt và rậm rạp, hơn nữa lá tỏa ra
nhiều hướng khác nhau, tạo không khí vui vẻ.

Cây tóc tiên
Tác dụng: cây tóc tiên có thể hấp thu các chất khí có hại cho môi trường
như fomandehit; làm sạch không khí, cải thiện môi trường, giúp ngủ ngon giấc.
Cách trồng: cây tóc tiên ưa bóng, kỵ nắng gắt chiếu trực tiếp; ưa ấm
apsnhuwng cũng có thể chịu rét; ưa ẩm ướt, có yêu cầu tương đối cao với độ ẩm
không khí, cần thường xuyên phun bụi nước ở xung quanh, không được để nước
bị ứ đọng làm thối rễ.


Không gian trưng bày thích hợp: cây tóc tiên có thân nhỏ, thấp, cuống
mảnh, có thể bày điểm xuyết trên thềm cửa sổ, trên bàn, bên lối đi trong phòng
khách, cũng có thể treo lên trang trí, phù hợp với những căn phòng trang trí đơn
giản.

Cây lô hội
Tác dụng: cây lô hội có khả năng hút các loại khí như fomandehit,
cacbonic, cacbon monoxit, lưu huỳnh oxit, làm sạch không khí, giải phóng oxi,
tiêu diệt các loại vi khuẩn có trong không khí, hơn nữa còn hút đi bụi bẩn. Khi
có quá nhiều khí độc, trên lá cây lô hội sẽ xuất hiện các đốm nâu đỏ, báo hiệu
với chúng ta.
Cách trồng: cây lô hội cần đư ánh nắng mới phát triển tốt nhưng những cây
con thì lại ưa bóng; sợ lạnh hoặc sương. Khi nhiệt độ dưới 5 0C thì cây ngừng

sinh trưởng. Không để cây bị tích nước, nếu không lá cây dễ bị khô héo, cành và
rễ có thể bị thối hoặc chết.
Không gian trưng bày thích hợp: lô hội có cả lá và hoa thích hợp để thưởng
thức nên đặt ở phòng khách, phòng ngủ.


Một số cây có tác dụng chống các tia bức xạ tốt như cây hoa thủy tiên, một
số loại xương rồng như xương rồng móc câu, xương rồng bát bảo...

VI. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống
Hiện nay, 80% hoạt động của con người diễn ra trong nhà. Nhưng theo tổ
chức y tế thế giới (WHO) thì mỗi năm có khoảng 7 triệu ca tử vong liên quan
đến ô nhiễm không khí trên toàn cầu trong đó có 3,3 triệu người tư vong do ô
nhiễm không khí trong nhà, tập trung tại các quốc gia có thu nhập thấp và trung
bình ở Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương. Việt Nam là một trong những
nước có mức độ ô nhiễm không khí nghiêm trọng nhất, đặc biệt là tại các đô thị
lớn như Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh do lượng khí thải từ xe máy, ô tô và các hoạt
động đun nấu….


Chính vì vậy mà ô nhiễm không khí trong nhà càng nghiêm trọng hơn, gây
ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. Rất nhiều người phải nhập viện khi chuyển
về ngôi nhà mới hay bị viêm xoang, dị ứng, mắc các bệnh về mắt, nghiêm trọng
hơn là nguy cơ mắc bệnh ung thư mà không hề hay biết nguyên nhân chính từ
căn nhà đang sinh sống.
Theo con số thống kê, ô nhiễm môi trường không khí trong nhà cao hơn từ
2 - 5 lần ở ngoài. Với những người phải hoạt động trong nhà lâu, đặc biệt là
nhân viên văn phòng hoặc trong các chung cư khép kín ở các thành phố lớn thì
thời gian tiếp xúc vỡi các tác nhân gây hại nhiều dấn đến nguy cơ mắc bệnh
càng cao. Các chuyên gia khuyên, khi trồng cây nên có mật độ phù hợp để có tác

dụng cao. Ví dụ, nhà khoảng 10 m2 nên trồng 2 - 3 cây, trong đó nên có một cây
cao khoảng một mét và đường kính tán 0,5 m, còn một cây nhỏ hơn đặt gần nơi
ngồi làm việc. Bởi các nghiên cứu đã chứng minh, khi để cây gần người sẽ giúp
thư giãn và tăng hiệu suất làm việc. Trên bàn làm việc có cây xanh nhỏ không
những giúp hấp thu khí ô nhiễm mà còn giúp phát huy tính sáng tạo, khả năng
tập trung cao hơn.



×