Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Đánh giá khả năng sinh trưởng và một số biện pháp kỹ thuật cho giống khoai tây nhập nội tại huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 122 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HÀ NHƯ HỢI

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG
VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CHO
GIỐNG KHOAI TÂY NHẬP NỘI
TẠI HUYỆN CHỢ MỚI, TỈNH BẮC KẠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Thái Nguyên, năm 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HÀ NHƯ HỢI

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG
VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CHO
GIỐNG KHOAI TÂY NHẬP NỘI
TẠI HUYỆN CHỢ MỚI, TỈNH BẮC KẠN
Ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 60.62.01.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC CÂY TRỒNG


Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS Trần Ngọc Ngoạn
2. TS Nguyễn Thiên Lương

Thái Nguyên, năm 2015


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận
văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn và thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Tác giả

Hà Như Hợi


ii

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS Trần Ngọc Ngoạn và TS
Nguyễn Thiên Lương, đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt thời gian
thực hiện đề tài cũng như trong quá trình hoàn chỉnh luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô Trường Đại học Nông lâm Thái
Nguyên; Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, phòng nông
nghiệp, Trạm khí tượng- thủy văn huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn; Các bạn bè
đồng nghiệp, gia đình và người thân đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong thời gian
thực hiện đề tài và hoàn chỉnh luận văn tốt nghiệp.


Tác giả

Hà Như Hợi


iii

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 4
1 1. Giới thiệu chung về cây khoai tây.............................................................. 4
1.1.1 Một số nghiên cứu về nguồn gốc cây khoai tây....................................... 4
1.1.2. Giá trị dinh dưỡng và ý nghĩa kinh tế của cây khoai tây ........................ 5
1.2. Tình hình sản xuất khoai tây trên thế giới và ở Việt Nam ......................... 7
1.2.1. Tình hình sản xuất khoai tây trên thế giới .............................................. 7
1.2.2. Tình hình sản xuất khoai tây ở Việt Nam ............................................. 11
1.2.3. Tình hình sản xuất khoai tây ở tỉnh Bắc Kạn ........................................ 12
1.3.Tình hình nghiên cứu khoai tây trên thế giới và ở Việt Nam ................... 13
1.3.1. Một số nghiên cứu về giống .................................................................. 13
1.3.2. Một số nghiên cứu về biện pháp kỹ thuật trồng khoai tây .................... 17
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 23
2.1.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 23
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu: ........................................................................... 23
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu:.............................................................................. 23
2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 23
2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 23
2.3.1. Thu thập số liệu thứ cấp ........................................................................ 23
2.3.2. Thu thập thông tin sơ cấp ...................................................................... 23
2.4. Thiết kế thí nghiệm đồng ruộng, .............................................................. 23

2.4.1. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi ................................ 27
2.4.2. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 28
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 29
3.1. Hiện trạng sản xuất khoai tây huyện Chợ Mới ........................................ 29


iv

3.1.1. Điều kiện tự nhiên, khí hậu tỉnh Bắc Kạn ............................................. 29
3.1.2. Hiện trạng sản xuất khoai tây huyện Chợ Mới ..................................... 33
3.2.1. Tình hình sinh trưởng của các giống khoai tây nhập nội
tại huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn ................................................................... 37
3.2.2. Động thái sinh trưởng của một số giống khoai tây nhập nội
tại huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn ................................................................... 40
3.2.3. Động thái ra lá của một số giống khoai tây nhập nội
tại huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn ................................................................... 41
3.2.4. Khả năng chống chịu của một số giống khoai tây nhập nội
tại huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn ................................................................... 42
3.2.5. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của một số giống khoai tây
nhập nội tại huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn .................................................... 44
3.2.6. Hiệu quả kinh tế của một số giống khoai tây nhập nội
tại huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn ................................................................... 48
3.3. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng
và năng suất giống khoai tây Solara tại huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn ........... 49
3.3.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng của giống khoai tây solara
tại huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn .................................................................... 49
3.3.2. Động thái tăng chiều cao của giống khoai tây Solara
tại huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn .................................................................... 50
3.3.3. Động thái ra lá của giống khoai tây Solara
tại huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn .................................................................... 50

3.3.4. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tình hình sâu bệnh hại
của giống khoai tây Solara tại huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn ......................... 52
3.3.5. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến các yếu tố cấu thành năng suất
và năng suất của giống khoai tây Solara tại huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn .... 53
3.3.6. Hạch toán kinh tế của giống khoai tây Solara
tại huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn .................................................................... 54


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận
văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn và thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Tác giả

Hà Như Hợi


vi

3.5.6. Tình hình sâu bệnh hại của giống khoai tây Solara tại huyện Chợ Mới,
tỉnh Bắc Kạn đối với một số loại phân hữu cơ vi sinh.................................... 65
3.5.7. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của giống khoai tây
Solara tại huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn đối với một số
loại phân hữu cơ vi sinh. ................................................................................ 66
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................. 69
1. Kết luận ........................................................................................................ 69

2. Đề nghị ......................................................................................................... 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 70


vii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CIP

Trung tâm nghiên cứu khoai tây quốc tế

Cs

Cộng sự

Đ/c

Đối chứng

FAO

Tổ chức Nông – Lương Liên hiệp quốc

G

Gam

Ha


Héc ta

kg

Kilogam

NSLT

Năng suất lý thuyết

NSTK

Năng suất thống kê

NSTT

Năng suất thực thu


viii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Thành phần dinh dưỡng trong củ Khoai tây ..................................... 5
Bảng 1. 2. Tình hình sản xuất khoai tây trên thế giới ....................................... 8
Bảng 1.3. Diện tích, năng suất, sản lượng khoai tây của châu Âu .................. 8
Bảng 1.4. Diện tích, năng suất, sản lượng khoai tây của Châu Á.................... 9
Bảng 1.6. Tình hình sản xuất khoai tây ở Việt Nam....................................... 11
Bảng 1.8. Tình hình sản xuất khoai tây ở tỉnh Bắc Kạn ....................................... 12
Bảng 1.8. Tình hình sản xuất khoai tây ở huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn ............. 13
Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu khí hậu vụ Đông 2014 huyện Chợ Mới, ................ 31

tỉnh Bắc Kạn .................................................................................................... 31
Bảng 3.2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2015 và dự kiến đến
năm 2020 của huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn ................................................. 33
Bảng 3.3. Tình hình sản xuất một số cây vụ đông chính tại huyện Chợ Mới
vụ Đông xuân 2014 -2015. .............................................................................. 33
Bảng 3.4. Tình hình sản xuất cây khoai tây vụ đông huyện Chợ Mới ........... 34
Bảng 3.5. Cơ cấu giống khoai tây của hộ nông dân....................................... 35
Bảng 3.6. Những yếu tố khó khăn trong sản xuất khoai tây ........................... 36
vụ Đông của hộ nông dân................................................................................ 36
Bảng 3.7: Thời gian sinh trưởng, phát triển của các giống khoai tây nhập nội
trong vụ đông 2014 tại huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn................................... 37
Bảng 3.8. Động thái tăng chiều cao của một số giống khoai tây nhập nội
tại huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn ................................................................... 41
Bảng 3.9. Động thái ra lá của một số giống khoai tây nhập nội tại huyện Chợ
Mới, tỉnh Bắc Kạn ........................................................................................... 42
Bảng 3.10. Tình hình sâu bệnh hại của một số giống khoai tây nhập nội
tại huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn ................................................................... 43


ix

Bảng 3.11. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của một số giống
khoai tây nhập nội tại huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn .................................... 45
Bảng 3.12. Hạch toán kinh tế sơ bộ của các giống khoai tây nhập nội
tại huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn ................................................................... 48
Bảng 3.13. Thời gian sinh trưởng của giống khoai tây Solara
ở các mật độ khác nhau tại huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn .............................. 49
Bảng 3.14. Động thái tăng chiều cao của giống khoai tây Solara
tại huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn .................................................................... 50
Bảng 3.15. Động thái ra lá của giống khoai tây Solara tại các mật độ trồng

khác nhau tại huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn ................................................... 51
Bảng 3.16. Số thân chính/khóm và độ phủ luống của giống khoai tây Solara
ở các mật độ khác nhau tại huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn .............................. 51
Bảng 3.17. Ảnh hưởng của mật độ đến tình hình bệnh hại của giống.............. 52
khoai tây Solara tại huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn ......................................... 52
Bảng 3.18. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống khoai tây
Solara ở các mật độ khác nhau tại huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn ................... 53
Bảng 3.19. Hiệu quả kinh tế của giống khoai tây Solara tại huyện Chợ Mới,
tỉnh Bắc Kạn ở các mật độ khác nhau ............................................................. 54
Bảng 3.20. Động thái tăng trưởng của giống khoai tây Solara trong vụ đông, tại
các thời vụ khác nhau ...................................................................................... 55
Bảng 3.21. Động thái tăng trưởng chiều cao của giống khoai tây Solara vụ
đông tại huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn ........................................................... 56
Bảng 3.22. Động thái ra lá của giống khoai tây Solara vụ đông tại huyện Chợ
Mới, tỉnh Bắc Kạn ........................................................................................... 57
Bảng 3.23. Số thân chính/khóm và độ phủ luống của giống khoai tây Solara vụ
đông tại huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn ........................................................... 57


ii

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS Trần Ngọc Ngoạn và TS
Nguyễn Thiên Lương, đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt thời gian
thực hiện đề tài cũng như trong quá trình hoàn chỉnh luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô Trường Đại học Nông lâm Thái
Nguyên; Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, phòng nông
nghiệp, Trạm khí tượng- thủy văn huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn; Các bạn bè
đồng nghiệp, gia đình và người thân đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong thời gian
thực hiện đề tài và hoàn chỉnh luận văn tốt nghiệp.


Tác giả

Hà Như Hợi


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Tính cấp thiết của đề tài
Khoai tây (Solanum tuberosum L.) là cây thuộc họ cà (Solanaceae), chi
Solanum, trên thế giới khoai tây là cây trồng quan trọng đứng sau lúa mì, lúa
gạo và cây ngô, không chỉ cung cấp lương thực cho con người và thức ăn cho
vật nuôi, nó còn cung cấp nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến.
Do có khả năng thích hợp với nhiều vùng sinh thái, cho năng suất cao, củ giàu
dinh dưỡng nên khoai tây được trồng rất phổ biến. Tính đến năm 2012 diện
tích khoai tây trên toàn thế giới là 19,2 triệu ha năng suất đạt khoảng 18,99
tấn/ha tổng sản lượng đạt 364,61 triệu tấn [25].
Ở Việt Nam khoai tây là một trong những cây thực phẩm quan trọng và
đặc biệt là cây hàng hóa có hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên hiện nay việc sản
xuất khoai tây chưa khai thác hết tiềm năng vốn có của nó, năng suất cây
khoai tây ở Việt Nam còn rất thấp năm 2012 trung bình đạt 60% năng suất
trung bình của thế giới (FAOSTAT 2014). Nguyên nhân chủ yếu của các hạn
chế trên là do vấn đề về nguồn giống và kỹ thuật canh tác. Chất lượng củ
giống không đảm bảo chất lượng, củ giống bị thoái hóa, hay bị sâu bệnh dẫn
đến giảm năng suất và hiệu quả kinh tế.
Khoai tây là cây lương thực có thời gian sinh trưởng ngắn (dao động từ
80 - 90 ngày); nhưng lại cho năng suất cao, đã có nhiều điển hình đạt năng
suất 25-30 tấn/ha. Sản phẩm thu hoạch dễ tiêu thụ và dễ thương mại hoá. Cây

khoai tây nếu được đầu tư thâm canh sẽ mang lại lượng hàng hoá lớn, có giá
trị xuất khẩu làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
Khoai tây là cây trồng có nguồn gốc ôn đới. Điều kiện thời tiết khí hậu ở
Bắc Kạn rất phù hợp với sinh trưởng của cây khoai tây với nhiệt độ bình quân
từ 14,3 – 28,30 0C; lượng mưa từ 0,3 – 322,5 mm; ẩm độ trung bình từ 77 –


2

89%. Trong những năm gần đây khoai tây đã được đưa vào cơ cấu cây trồng
vụ Đông và khẳng định được vị thế của mình nhưng việc mở rộng diện tích
còn chậm. Một số nguyên nhân dẫn đến điều đó là do thiếu giống và chưa có
bộ giống tốt, các giống khoai tây chủ yếu đang trồng đã bị thoái hoá, tỷ lệ
nhiễm bệnh virus cao khoảng 53,2% đến 59%; trình độ canh tác của nông dân
thấp, chưa có quy trình kỹ thuật phù hợp với điều kiện sinh thái. (Lê Sỹ Lợi,
2008) [22].Trong thực tiễn sản xuất hiện nay ở các tỉnh miền núi phía Bắc nói
chung và tỉnh Bắc Kạn nói riêng, người dân lạm dụng bón nhiều phân vô cơ,
trong khi đó lượng phân hữu cơ thấp hơn so với yêu cầu. Nguyên nhân của
tình trạng trên là do lượng phân hữu cơ hiện nay hạn chế do nguồn phân chính
đến là đến từ đàn trâu, bò đang giảm, mặt khác việc vận chuyển phân hữu cơ
tốn nhiều công lao động.
Huyện Chợ Mới nằm phía nam của tỉnh có điều kiện khí hậu, thời tiết, đất
đai khá thích hợp cho sự phát triển cây khoai tây trong vụ Đông. Tuy nhiên, tình
hình sản xuất khoai tây ở huyện Chợ Mới trong những năm gần đây lại giảm sút
cả về diện tích trồng trọt lẫn năng suất. Một số nguyên nhân dẫn đến điều đó là
do thiếu giống và chưa có bộ giống tốt, nông dân chưa áp dụng các biện pháp kỹ
thuật phù hợp với điều kiện sinh thái của địa phương. Các giống khoai tây chủ
yếu đang trồng đó bị thoái hoá. Đây là những vấn đề hết sức cấp bách mà thực tế
thực tiễn đang đòi hỏi. Vì vậy, để sớm góp phần vào việc giải quyết những vấn
đề khó khăn nêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:

“Đánh giá khả năng sinh trưởng và một số biện pháp kỹ thuật cho
giống khoai tây nhập nội tại huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn”
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định yếu tố hạn chế sản xuất khoai tây tại huyện Chợ Mới
- Xác định được giống khoai tây nhập nội, có năng suất cao phù hợp với
điều kiện vụ Đông để đưa ra sản xuất đại trà.


3

- Xác định biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây thương phẩm trong điều
kiện vụ Đông .
3. Yêu cầu của đề tài
Điều tra, khảo sát về tình hình hiện trạng sản xuất cây khoai tây vụ Đông
tại huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn.
Thực hiện khảo nghiệm về một số giống khoai tây nhập nội và một số
biện pháp kỹ thuật canh tác về mật độ, thời vụ và việc sử dụng phân bón vi
sinh đối với cây khoai tây tại huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
4.1. Ý nghĩa khoa học
- Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu đề tài: Củng cố, nâng cao các kiến
thức, kỹ năng, khả năng tiếp cận, sử lý số liệu trong quá trình nghiên cứu
khoa học.
- Kết quả nghiên cứu về giống và các biện pháp kỹ thuật canh tác khoai
tây trong điều kiện vụ Đông tại huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn là tài liệu để các
nhà nghiên cứu, sinh viên ngành nông nghiệp truy cứu và tham khảo.
4.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn
- Xác định được các giống khoai tây nhập nội có năng suất cao trồng vào
vụ Đông trên đất hai vụ lúa tại huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn.
- Xác định được các biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp hợp nhất về

mật độ, thời vụ và sử dụng một số loại phân vi sinh hữu cơ đối với cây khoai
tây trồng vào vụ Đông tại huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn.


4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1 1. Giới thiệu chung về cây khoai tây
1.1.1 Một số nghiên cứu về nguồn gốc cây khoai tây
* Nguồn gốc phân loại: Cây khoai tây (Solanum tuberosum L) có nguồn
gốc từ vùng cao thuộc dãy Andes, Nam Mỹ nơi mà nó đã là nguồn lương
thực chính cho người bản xứ hàng nghàn năm. Gần đây có bằng chứng cho
rằng khoai tây đã được thuần hóa từ các đây 10.000 năm ở vùng gần hồ
Titicaca, thuộc biên giới giữa Bolivia và Peru nơi mà sự đa dạng lớn nhất về
các loại khoai tây ngày nay được phát hiện.
Khoai tây có 2 lần du nhập vào châu Âu, đầu tiên là vào Tây Ban Nha
năm 1570 và lần thứ hai vào Anh quốc năm 1950. Du nhập vào Bắc Mỹ từ
Bermuda vào năm 1961 nơi mà nó được trồng với nguồn nhập khẩu từ Anh
quốc năm 1613. Các nhà truyền giáo đã đưa khoai tây vào Ấn Độ, Trung Quốc,
Nhật Bản và một số vùng của châu Phi vào cuối thế kỷ 17. Như vậy, cho tới
cuối thế kỷ thứ 16, với giới hạn nằm ở châu Mỹ, sau khoảng 300 năm khoai tây
đã trở thành một trong những cây trồng quan trọng nhất thế giới.
Khoai tây được nhập vào Việt Nam từ năm 1890 do những nhà truyền
giáo người Pháp đem đến. Tiếng Anh là Potato, đến Việt Nam được đặt tên là
khoai tây, có nghĩa là khoai của người Tây, người phương tây. Trước năm
1970 cả nước có khoảng 3.000 ha/năm, khoai tây trồng rải rác ở Sapa- Lào
Cai, Đồ Sơn- Hải Phòng, Trà Lĩnh - Cao Bằng, Đông Anh- Hà Nội, Đà Lạt Lâm Đồng v.v... Thời gian này khoai tây được coi là loại rau cao cấp của
người nước ngoài. Những năm 70, cuộc cách mạng xanh ở miền Bắc Việt

Nam diễn ra rộng khắp, các nhà khoa học cùng các nhà quản lý đã nghiên cứu
và phát triển lúa xuân ngắn ngày năng suất cao thay lúa chiêm dài ngày năng


iii

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 4
1 1. Giới thiệu chung về cây khoai tây.............................................................. 4
1.1.1 Một số nghiên cứu về nguồn gốc cây khoai tây....................................... 4
1.1.2. Giá trị dinh dưỡng và ý nghĩa kinh tế của cây khoai tây ........................ 5
1.2. Tình hình sản xuất khoai tây trên thế giới và ở Việt Nam ......................... 7
1.2.1. Tình hình sản xuất khoai tây trên thế giới .............................................. 7
1.2.2. Tình hình sản xuất khoai tây ở Việt Nam ............................................. 11
1.2.3. Tình hình sản xuất khoai tây ở tỉnh Bắc Kạn ........................................ 12
1.3.Tình hình nghiên cứu khoai tây trên thế giới và ở Việt Nam ................... 13
1.3.1. Một số nghiên cứu về giống .................................................................. 13
1.3.2. Một số nghiên cứu về biện pháp kỹ thuật trồng khoai tây .................... 17
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 23
2.1.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 23
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu: ........................................................................... 23
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu:.............................................................................. 23
2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 23
2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 23
2.3.1. Thu thập số liệu thứ cấp ........................................................................ 23
2.3.2. Thu thập thông tin sơ cấp ...................................................................... 23
2.4. Thiết kế thí nghiệm đồng ruộng, .............................................................. 23
2.4.1. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi ................................ 27
2.4.2. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 28

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 29
3.1. Hiện trạng sản xuất khoai tây huyện Chợ Mới ........................................ 29


6

nên đã mang lại nguồn lợi kinh tế to lớn. Khoai tây là cây xoá đói cho những
vùng khó khăn, là cây sinh lợi hơn cả so với các cây trồng khác. Khoai tây
được lưu thông trên thị trường thế giới với khối lượng rất lớn hàng năm và là
một trong những mặt hàng nông sản bán chạy. Ở Việt Nam kết quả điều tra
tại các điểm: Bắc Giang, Hà Tây, Thái Bình cho thấy thu nhập ròng/ha khoai
tây thương phẩm chính vụ dao động từ 3,83 đến 10,09 triệu đồng (1999). Sản
xuất giống cho giá trị cao hơn sản xuất khoai tây thương phẩm từ 2- 4 lần. cây
khoai tây vẫn là cây cho thu nhập cao hơn 1,7 đến 3,8 lần so với khoai lang và
ngô (Nguyễn Công Chức, 2001) [3].
Ở các nước có nền kinh tế phát triển, khoai tây còn sử dụng làm thức ăn
gia súc. Theo số liệu thống kê của FAO (1991/2014) [25], lượng khoai tây làm
thức gia súc ở Pháp là 3,06 triệu tấn, Hà Lan 1,93 triệu tấn. Tại Việt Nam, sản
xuất khoai tây cũng đóng góp to lớn cho chăn nuôi nhất là chăn nuôi lợn (90%
hộ trồng khoai tây sử dụng củ nhỏ làm thức ăn cho chăn nuôi) (Nguyễn Công
Chức, 2001) [3]. Bên cạnh giá trị làm lương thực, thực phẩm và thức ăn gia
súc, khoai tây còn là nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp chế biến. Tinh
bột khoai tây có thể sử dụng trong ngành công nghiệp dệt, gỗ ép, giấy và đặc
biệt là trong công nghiệp chế biến axit hữu cơ (lactic, xitric), dung môi hữu cơ
(Ethanol, Butanol), axit cacbonic và nhiều sản phẩm phụ khác. ước tính một
tấn khoai tây củ có hàm lượng tinh bột là 17,6% chất tươi thì sẽ cho 112 lit
rượu, 55 kg axít hữu cơ và một số sản phẩm phụ khác, hoặc là 170 kg tinh bột
hoặc là 80 kg glucoza cùng nhiều sản phẩm khác. Do vậy khoai tây được lưu
thông trên thị trường thế giới với khối lượng rất lớn hàng năm và là một trong
những mặt hàng nông sản bán chạy nhất. Giá 1 tấn khoai tây lên đến 265 270

USD năm 1986 tại Anh (Lê Hưng Quốc, 2006) [14].
Khoai tây có vai trò kinh tế xã hội to lớn, hiện nay sản xuất khoai tây
đóng góp từ 42 - 87% thu nhập từ cây vụ đông, 4,5 - 34,5% thu nhập từ trồng


7

trọt, 4,5 - 22,5% trong tổng thu nhập của hộ trồng khoai tây. Với diện tích
khoai tây như hiện nay khoảng 30.000 ha, ngành sản xuất này đã tạo ra việc
làm cho 120.000 - 180.000 lao động nông nghiệp trong vụ đông xuân. Vì vậy,
hiện nay khoai tây được xác định là một trong những cây chủ yếu nằm trong
chương trình tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, đảm bảo an ninh lương
thực và cải thiện chế độ dinh dưỡng cho người dân vùng đồng bằng và miền
núi phía Bắc (Nguyễn Tiến Hưng, 2001) [10]. Ngoài ra sản xuất khoai tây còn
đem lại lợi ích lâu dài và đáng kể khác như: làm tăng năng suất cây trồng sau
đó, tăng độ phì nhiêu và mầu mỡ của đất, giảm chi phí làm đất và làm cỏ.
1.2. Tình hình sản xuất khoai tây trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1. Tình hình sản xuất khoai tây trên thế giới
Khoai tây được trồng rộng rãi ở 130 nước trên thế giới, từ 710 vĩ tuyến
Bắc đến 400 vĩ tuyến Nam. Do điều kiện sinh thái, mức độ thâm canh và trình
độ sản xuất khác nhau nên năng suất khoai tây chênh lệch rất lớn, từ 7 đến 65
tấn/ha. Tính đến năm 2012 trên thế giới trồng được 19,20 triệu ha khoai tây,
sản lượng đạt 364,61 triệu tấn (FAO, 2014)[25]
Số liệu bảng 1.2 cho thấy diện tích khoai tây của thế giới trong những
năm gần đây có xu hướng tăng, năm 2005 có 18,57 triệu ha, năm 2009 toàn thế
giới trồng được 18,69 triệu ha, năm 2013 diện tích khoai tây tăng 0,89 triệu ha
so với năm 2005, tăng 0,26 triệu ha so với năm 2012. Năm 2006 năng suất
khoai tây trung bình của toàn thế giới đạt thấp nhất (16,69 tấn/ha), nhưng từ
năm 2006 đến nay năng suất không ngừng tăng lên và đạt cao nhất năm 2011
(19,47 tấn/ha) tuy nhiên đến năm 2013 giảm xuống còn 18,91 tấn/ha.



8

Bảng 1. 2. Tình hình sản xuất khoai tây trên thế giới
Năm
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013

Diện tích
(triệu ha)
18,57
18,41
18,65
18,16
18,69
18,69
19,21
19,20
19,46

Năng suất
(tấn/ ha)

17,24
16,69
17,36
18,15
17,90
17,83
19,47
18,99
18,91

Sản lượng
(triệu tấn)
320,15
307,26
323,76
329,60
334,55
333,24
374,02
364,61
368,09

(Nguồn FAOSTAT 2014) [25]
* Tình hình sản xuất khoai tây ở châu Âu
Khoai tây là một loại thực phẩm quan trọng trong khẩu phần ăn và là
nguồn dinh dưỡng rất tốt cho nhiều người dân châu Âu. Vì thế khoai tây là
cây trồng chính và được trồng nhiều ở các nước như Hà Lan, Đức, Anh, Tây
Ban Nha... Từ năm 1980 đã có 8 nước trong khối EU có diện tích trồng khoai
tây lên tới 100.000 ha.
Bảng 1.3. Diện tích, năng suất, sản lượng khoai tây của châu Âu

Năm
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013

Diện tích
(triệu ha)

Năng suất
(tấn/ ha)

7,58
17,22
7,36
17,18
7,16
18,32
6,27
19,43
6,27
19,77
6,10
17,65
6,13

20,05
5,98
19,48
5,72
19,73
(Nguồn FAOSTAT 2014) [25]

Sản lượng
(triệu tấn)
130,53
126,44
131,17
121,83
123,96
107,67
122,91
116,49
112,98


9

Châu Âu có diện tích trồng khoai tây lớn nhất thế giới và cũng có xu
hướng giảm nhẹ. Năm 2007 cả châu lục trồng được 7,16 triệu ha, đến năm
2013 chỉ còn 5,72 triệu ha, giảm 1,44 triệu ha. Để đáp ứng nhu cầu về khoai
tây trong điều kiện diện tích giảm, các nhà khoa học đã nghiên cứu nhiều biện
pháp kỹ thuật, đặc biệt là về giống nên năng suất cây khoai tây không ngừng
được nâng cao. Năng suất khoai năm 2011 cao nhất đạt 20,05 tấn/ha, tăng
2,83 tấn/ha so với năm 2005. Tuy nhiên năm 2013 năng suất khoai tây lại
giảm nhẹ so với năm 2011 (0,32 tấn/ha).

* Tình hình sản xuất khoai tây ở châu Á
Châu Á có diện tích trồng khoai tây lớn thứ 2 sau châu Âu, trong mấy
thập kỷ gần đây khoai tây ở vùng này có xu hướng phát triển mạnh. Trong 20
năm (từ 1982 - 2002) sản lượng khoai tây đã tăng gấp 3 lần so với các năm
trước đó (từ 25 triệu tấn khoai tây tăng lên gần 75 triệu tấn), tập trung ở các
nước như: Trung Quốc, Nhật Bản, Cộng hoà Dân chủ nhân dân Triều Tiên,
Hàn Quốc, ... Năm 1996, riêng Trung Quốc có diện tích trồng khoai tây là 3,5
triệu ha với năng suất đạt 13,1 tấn/ha, sản lượng đạt khoảng 4,6 triệu tấn,
đứng đầu Châu Á trong 10 năm liền (từ 1986 - 1996). Hiện nay Trung Quốc
là quốc gia trồng nhiều khoai tây nhất thế giới.
Bảng 1.4. Diện tích, năng suất, sản lượng khoai tây của Châu Á
Năm
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013

Diện tích
Năng suất
(triệu ha)
(tấn/ ha)
8,50
16,07
7,84
15,20

8,22
15,88
8,65
16,70
9,03
16,15
9,18
17,31
9,56
18,33
9,66
18,28
10,05
17,94
(Nguồn FAOSTAT 2014) [25]

Sản lượng
(triệu tấn)
136,60
119,17
130,53
144,46
145,83
158,91
175,23
176,58
180,46


iv


3.1.1. Điều kiện tự nhiên, khí hậu tỉnh Bắc Kạn ............................................. 29
3.1.2. Hiện trạng sản xuất khoai tây huyện Chợ Mới ..................................... 33
3.2.1. Tình hình sinh trưởng của các giống khoai tây nhập nội
tại huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn ................................................................... 37
3.2.2. Động thái sinh trưởng của một số giống khoai tây nhập nội
tại huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn ................................................................... 40
3.2.3. Động thái ra lá của một số giống khoai tây nhập nội
tại huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn ................................................................... 41
3.2.4. Khả năng chống chịu của một số giống khoai tây nhập nội
tại huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn ................................................................... 42
3.2.5. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của một số giống khoai tây
nhập nội tại huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn .................................................... 44
3.2.6. Hiệu quả kinh tế của một số giống khoai tây nhập nội
tại huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn ................................................................... 48
3.3. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng
và năng suất giống khoai tây Solara tại huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn ........... 49
3.3.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng của giống khoai tây solara
tại huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn .................................................................... 49
3.3.2. Động thái tăng chiều cao của giống khoai tây Solara
tại huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn .................................................................... 50
3.3.3. Động thái ra lá của giống khoai tây Solara
tại huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn .................................................................... 50
3.3.4. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tình hình sâu bệnh hại
của giống khoai tây Solara tại huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn ......................... 52
3.3.5. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến các yếu tố cấu thành năng suất
và năng suất của giống khoai tây Solara tại huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn .... 53
3.3.6. Hạch toán kinh tế của giống khoai tây Solara
tại huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn .................................................................... 54



11

1.2.2. Tình hình sản xuất khoai tây ở Việt Nam
Trước năm 1966 diện tích khoai tây ở nước ta chỉ dưới 1.000 ha được
trồng rải rác trên vườn ở Sa pa, Đà Lạt, Cao Bằng, Đông Anh, Thường Tín,
Đồ Sơn. Cuối những năm 60 đầu những năm 70, đất nước yêu cầu sản xuất
cây lương thực bằng mọi giá, mặt khác do cuộc cách mạng xanh ở miền Bắc,
lúa Xuân thay thế lúa Chiêm mà diện tích khoai tây được mở rộng. Năm 1971
có 5.000 ha năm 1980 cả nước trồng được 100.000 ha, mỗi năm tăng 12.000
ha (Đào Huy Chiên (2002)[2]. Khoai tây là một trong những cây lương thực
quan trọng trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp của Việt Nam đặc biệt là miền
bắc nơi có mùa đông lạnh thích hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây
khoai tây.
Bảng 1.6. Tình hình sản xuất khoai tây ở Việt Nam
Năm

Diện tích
(nghìn ha)

Năng suất
(tấn/ ha)

Sản lượng
(nghìn tấn)

2005
2006
2007
2008

2009
2010
2011
2012
2013

35,00
10,57
369,95
35,00
10,57
369,95
36,00
10,33
371,88
36,00
10,56
380,16
37,00
10,49
388,13
36,68
10,76
394,68
39,00
10,90
425,10
40,00
11,00
440,00

23,07
13,57
313,38
(Nguồn FAOSTAT 2014) [25]
Số liệu bảng 1.6 cho thấy, diện tích trồng khoai tây của nước ta giai

đoạn 2005 – 2013 có xu hướng biến động. Năm 2005 diện tích trồng khoai
tây là 35,00 nghìn ha, đến năm 2013 giảm xuống còn 23,07 nghìn ha, giảm
11,93 nghìn ha. Tuy có sự biến động về diện tích nhưng năng suất lại tương
đối ổn định tuy nhiên so với khu vực và thế giới năng suất khoai tây ở Việt
Nam rất thấp, năng suất khoai tây đạt cao nhất vào năm 2013 là 13,57 tấn/ha,


12

thấp nhất năm 2007 (10,33 tấn/ha).
* Nguyên nhân dẫn đến diện tích, năng suất khoai tây của Việt Nam
còn thấp và không ổn định là:
- Nguồn giống cây khoai tây hiện nay còn hạn chế đặc biệt là các bộ
giống có chất lượng và năng suất cao có thể trồng được ở nhiều vùng sinh thái
khác nhau của Việt Nam. Hiện nay nguồn giống khoai tây trồng ở Việt Nam
chủ yếu được nhập từ Trung Quốc 60%, từ châu Âu (Hà Lan, Đức) 20%
giống (Lê Hưng Quốc, 2006)[14]. Giống khoai tây của Trung Quốc có thế
mạnh là trẻ sinh lý, giá rẻ nhưng chứa đựng nguy cơ về dịch bệnh khó lường
trong khi khoai tây nhập khẩu từ châu Âu có giá thành cao, thời điểm trồng
không chủ động. Trong thực tiễn sản xuất tời gian bảo quản giống ở Việt Nam
trung bình khoảng 9 tháng (từ tháng 1 đến tháng 9 hàng năm) dẫn đến củ
giống bị thoái hóa, không sạch bệnh và bị già sinh lý
- Điều kiện khí hậu của Việt Nam có đặc điểm nóng, ẩm, ngày ngắn trong
khi đó cây khoai tây có nguồn gốc xuất phát từ ôn đới do vậy ít thuận lợi cho cây

khoai tây phát triển. Thời gian sinh trưởng ngắn là yếu tố bất lợi, hạn chế nhiều
đến năng suất và phẩm chất khoai tây (Trương văn Hộ và cs, 1990)[5].
1.2.3. Tình hình sản xuất khoai tây ở tỉnh Bắc Kạn
Bảng 1.8. Tình hình sản xuất khoai tây ở tỉnh Bắc Kạn
Năm

Diện tích
(ha)

Năng suất
(Tấn/ha)

Sản lượng
(Tấn)

2010

76

6.79

516,04

2011

92

8.32

765,44


2012

55

8.69

477,95

2013

69

8.82

608,58

2014

136,0

9,50

1.292,00

(Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bắc Kạn năm 2014)


13


Diện tích khoai tây của tỉnh Bắc Kạn trong những năm qua không ổn
định, đạt cao nhất năm 2011 với 92 ha, ngay năm sau đó diện tích giảm gần
một nửa còn 55 ha. Năng suất có chiều hướng tăng dần qua các năm đạt cao
nhất năm 2014. Năm 2014 diện tích tăng vọt lên gấp đôi và diện tích tăng
nhanh tập trung tại huyện Ba Bể.
Bảng 1.8. Tình hình sản xuất một số cây trồng vụ đông 2014 tại tỉnh Bắc Kạn
Cây trồng

Diện tích
(ha)

Năng suất
(Tấn/ha)

Sản lượng
(Tấn)

Ngô

210

3,80

798,00

Khoai lang

61

4,61


281,21

Khoai tây

136

9,50

1.292,00

Rau các loại

660

12,00

7.920

(Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bắc Kạn năm 2014)
Cây rau diện tích lớn nhất là cây rau và được trồng ở hầu hết các huyện,
cây ngô vụ đông được trồng tập chung chính ở huyện Chợ Mới, số ít còn lại
trồng tại huyện Ba Bể. Cây khoai tây trồng với diện tích lớn nhất là huyện Ba
Bể với hơn 100 ha sau đó là huyện Chợ Mới hơn 30 ha. Cây khoai lang có
diện tích ít nhất và trồng rải rác tại các huyện Na Rì, Chợ Mới và Ba Bể. Qua
bảng trên ta thấy các cây trồng vụ Đông tại tỉnh Bắc Kạn chưa phong phú,
diện tích và sản lượng thấp so năng suất trung bình trung của Việt Nam.
1.3.Tình hình nghiên cứu khoai tây trên thế giới và ở Việt Nam
1.3.1. Một số nghiên cứu về giống
1.3.1.1. Hiện tượng thoái hóa giống khoai tây và hiện tượng ngủ nghỉ

* Hiện tượng thoái hóa giống
Cây khoai tây là cây nhân giống vô tính chủ yếu bằng củ vì vậy hiện
tượng thoái hóa giống do virut là rất phổ biến lây lan rất nhanh và gây hại


×