Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Cơ sở địa lý học phát triển du lịch sinh thái cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.47 MB, 103 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

NGUYỄN THỊ THU HƢƠNG

CƠ SỞ ĐỊA LÝ HỌC PHÁT TRIỂN DU LỊCH
SINH THÁI CAO NGUYÊN ĐÁ ĐỒNG VĂN,
TỈNH HÀ GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC TRÁI ĐẤT

THÁI NGUYÊN - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

NGUYỄN THỊ THU HƢƠNG

CƠ SỞ ĐỊA LÝ HỌC PHÁT TRIỂN DU LỊCH
SINH THÁI CAO NGUYÊN ĐÁ ĐỒNG VĂN,
TỈNH HÀ GIANG
Chuyên ngành: ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN
Mã số: 60.44.02.17

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC TRÁI ĐẤT

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN VIẾT KHANH


THÁI NGUYÊN - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là: Nguyễn Thị Thu Hƣơng
Công tác tại: Trường THPT Gia Bình số 1 huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh.
Sau một thời gian học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu, đến nay tôi đã hoàn
thành luận văn thạc sĩ với đề tài: “Cơ sở địa lý học phát triển du lịch sinh thái Cao
nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang”.
Thuộc chuyên ngành: Địa lý tự nhiên
Mã số chuyên ngành: 60.44.02.17
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn này là do chính tôi nghiên cứu và viết ra,
dưới sự hướng dẫn của PGS.TS.Trần Viết Khanh. Luận văn này chưa được bảo vệ ở
Hội đồng và chưa công bố trên bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào.
Lời cam đoan này đảm bảo nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Thái Nguyên, ngày 10 tháng 5 năm 2015
Ngƣời viết cam đoan

Nguyễn Thị Thu Hƣơng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

i

/>

LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian được học tập chương trình Cao học chuyên ngành Địa lý tự

nhiên tại Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên. Đến nay tác giả đã hoàn thành luận
văn “Cơ sở địa lý học phát triển du lịch sinh thái Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh
Hà Giang”. Để hoàn thành luận văn thạc sỹ này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của
nhiều tập thể và cá nhân.
Trước hết, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các thầy cô giáo
trong Ban Giám Hiệu, Phòng sau đại học, Khoa Địa lý của Trường Đại học sư
phạm - Đại học Thái nguyên đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ trong suốt quá trình
học tập và nghiên cứu thời gian qua. Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
đến PGS.TS.Trần Viết Khanh công tác tại Đại học Thái Nguyên, đã tận tình
hướng dẫn giúp đỡ tôi trong việc định hướng về nội dung đề tài, phương pháp
nghiên cứu khoa học cũng như tận tình giúp đỡ trong suốt quá trình nghiên cứu để
tôi hoàn thành được luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Giang, Ban
quản lý Công Viên Địa Chất Toàn Cầu Cao Nguyên Đá Đồng Văn đã tạo điều kiện
thuận lợi và nhiệt tình giúp đỡ tôi có được các thông tin cần thiết để phục vụ cho đề tài
nghiên cứu của mình.
Với thời gian nghiên cứu còn hạn chế, thực tiễn công tác là vô cùng phong
phú, sinh động và có nhiều vấn đề cần giải quyết; bản thân dù đã cố gắng rất nhiều,
song chắc chắn luận văn này không thể tránh khỏi những thiếu sót, kính mong các
thầy giáo, cô giáo và các bạn đồng nghiệp thông cảm, giúp đỡ, đưa ra những chỉ dẫn
quý báu cho tôi.
Thái Nguyên, ngày 10 tháng 5 năm 2015
Ngƣời viết cam đoan

Nguyễn Thị Thu Hƣơng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

ii


/>

MỤC LỤC
Trang
Trang bìa phụ
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN ..................................... iv
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................... v
DANH MỤC CÁC HÌNH............................................................................................ vi
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................ 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................................ 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài................................................................... 3
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .................................................................................. 3
6. Lịch sử nghiên cứu.................................................................................................... 3
7. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu ................................................................... 4
8. Cấu trúc luận văn ...................................................................................................... 7
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN DU LỊCH
SINH THÁI ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG .......................................... 8
1.1. Những khái niệm chung ......................................................................................... 8
1.1.1. Định nghĩa về du lịch ...................................................................................... 8
1.1.2. Định nghĩa về du lịch sinh thái ....................................................................... 8
1.1.3. Định nghĩa về du lịch nhân văn .................................................................... 10
1.1.4. Định nghĩa Công viên địa chất (Geopark) .................................................... 10
1.1.5. Định nghĩa về phát triển bền vững ................................................................ 11
1.2. Cơ sở địa lí học để phát triển du lịch sinh thái .................................................... 12
1.2.1. Điều kiện tự nhiên để phát triển du lịch sinh thái ......................................... 12

1.2.2. Các tài nguyên du lịch nhân văn để phát triển du lịch sinh thái ................... 16
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN iii

/>

1.3. Phương pháp đánh giá ......................................................................................... 17
1.3.1. Phương pháp đánh giá theo từng dạng tài nguyên du lich ............................ 17
1.3.2. Phương pháp đánh giá tổng hợp ................................................................... 19
1.4. Ý nghĩa của du lịch sinh thái ............................................................................... 22
Tiểu kết chương 1 ....................................................................................................... 23
Chƣơng 2. CƠ SỞ ĐỊA LÝ HỌC ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH
THÁI TRÊN CAO NGUYÊN ĐÁ ĐỒNG VĂN, TỈNH HÀ GIANG .................. 24
2.1. Điều kiện tự nhiên để phát triển DLST trên Cao nguyên đá Đồng Văn,
tỉnh Hà Giang .............................................................................................................. 24
2.1.1. Vị trí địa lý .................................................................................................... 24
2.1.2. Đặc điểm địa chất .......................................................................................... 25
2.1.3. Đặc điểm địa hình ......................................................................................... 32
2.1.4. Đặc điểm khí hậu .......................................................................................... 38
2.1.5. Đặc điểm thủy văn ........................................................................................ 39
2.1.6. Đặc điểm thổ nhưỡng .................................................................................... 40
2.1.7. Đa dạng sinh học ........................................................................................... 41
2.2. Điều kiện dân cư - xã hội để phát triển du lịch sinh thái trên Cao nguyên
đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang ...................................................................................... 42
2.2.1. Tình hình kinh tế ........................................................................................... 42
2.2.2. Đặc điểm dân cư - xã hội .............................................................................. 43
2.2.3. Đặc điểm văn hóa nổi bật .............................................................................. 46
Tiểu kết chương 2 ....................................................................................................... 48
Chƣơng 3. HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
SINH THÁI TRÊN CAO NGUYÊN ĐÁ ĐỒNG VĂN, TỈNH HÀ GIANG ...............49
3.1. Thực trạng phát triển du lich sinh thái trên Cao Nguyên Đá Đồng Văn ............. 49

3.1.1. Khách du lịch ................................................................................................ 49
3.1.2. Thu nhập trong hoạt động du lịch ................................................................. 50
3.1.3. Lao động trong ngành du lịch ....................................................................... 51
3.1.4. Hệ thống cơ sở vật chất phục vụ phát triển du lịch ....................................... 51
3.1.5. Hệ thống quản lý du lịch và bảo tồn ............................................................. 52
3.1.6. Hiện trạng đầu tư liên quan đến du lịch ở Cao nguyên đá Đồng Văn .......... 53
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN iv

/>

3.2. Đánh giá các tiềm năng phát triển du lịch sinh thái trên Cao nguyên đá
Đồng Văn, tỉnh Hà Giang ........................................................................................... 54
3.2.1. Đánh giá tài nguyên du lịch tự nhiên ............................................................ 54
3.2.2. Đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn ........................................................... 61
3.3. Đánh giá tổng hợp điều kiện địa lí để phát triển du lịch sinh thái ....................... 66
3.3.1. Hiện trạng du lịch Cao Nguyên Đá ............................................................... 66
3.3.2. Lựa chọn đối tượng đánh giá ........................................................................ 67
3.3.3. Xây dựng thang đánh giá .............................................................................. 68
3.3.4. Đánh giá các điểm du lịch sinh thái Cao nguyên đá Đồng Văn ................... 69
3.4. Định hướng phát triển du lịch sinh thái bền vững ............................................... 72
3.4.1. Du lịch sinh thái gắn với phát triển bền vững ............................................... 72
3.4.2. Du lịch sinh thái gắn với nghiên cứu của các nhà khoa học ......................... 79
3.5. Các tuyến du lịch ................................................................................................. 79
3.5.1. Tuyến du lịch xuyên quốc gia ....................................................................... 79
3.5.2. Tuyến du lịch liên vùng miền núi và trung du Bắc Bộ ................................. 80
3.5.3. Tuyến du lịch trong Cao nguyên đá Đồng Văn ............................................ 81
3.6. Một số giải pháp cơ bản để phát triển du lịch sinh thái bền vững trên Cao
nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.......................................................................... 83
3.6.1. Bảo tồn và tôn tạo các di sản địa chất ........................................................... 84
3.6.2. Bảo tồn các di sản văn hóa ............................................................................ 85

3.6.3. Bảo tồn đa dạng sinh học .............................................................................. 86
Tiểu kết chương 3 ....................................................................................................... 88
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................. 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 92

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

v

/>

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
Viết tắt

Viết đầy đủ

BVHTTDL

: Bộ Văn hóa thể thao du lịch

CVĐCTCCNĐ

: Công Viên Địa Chất Toàn Cầu Cao Nguyên Đá

DLST

: Du lịch sinh thái

DLSTBV


: Du lịch sinh thái bền vững

KT-XH

: Kinh tế - xã hội

QL

: Quốc lộ

UBND

: Ủy ban nhân dân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN iv

/>

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Mức độ đánh giá điều kiện phát triển DLST ......................................... 22
Bảng 2.1. Cơ cấu kinh tế bốn huyện vùng Cao nguyên đá Đồng Văn qua
các năm .................................................................................................. 43
Bảng 3.1. Dự báo khách du lịch đến Cao Nguyên Đá Đồng Văn .......................... 49
Bảng 3.2. Dự báo thu nhập từ hoạt động du lịch .................................................... 50
Bảng 3.3. Dự báo nhu cầu lao động ....................................................................... 51
Bảng 3.4. Mức độ đánh giá điều kiện phát triển DLST Cao Nguyên Đá .............. 70
Bảng 3.5. Đánh giá các điểm DLST Cao Nguyên Đá ............................................ 71

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN


v

/>

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Bản đồ hành chính Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang ................. 25
Hình 2.2. Bản đồ địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn ............................................... 28
Hình 3.1. Bản đồ các điểm du lịch Cao nguyên đá Đồng Văn ................................. 65
Hình 3.2. Bản đồ các tuyến, điểm du lịch Cao nguyên đá Đồng Văn ...................... 83

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN vi

/>

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, du lịch - ngành kinh tế được ví là “công nghiệp không khói” - đang
trở thành hoạt động kinh tế sôi động hàng đầu thế giới. Du lịch là một ngành kinh tế
tương đối nhạy cảm và có trách nhiệm với môi trường, vì vậy phát triển du lịch góp
phần khai thác có hiệu quả cũng như bảo vệ, tôn tạo tài nguyên thiên nhiên và văn hóa
của đất nước, bảo vệ môi trường tự nhiên. Cùng với xu hướng đó, Việt Nam có tiềm
năng du lịch rất phong phú, đa dạng tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động du lịch phát
triển và đóng góp một phần không nhỏ vào tổng thu nhập quốc dân của cả nước.
Du lịch sinh thái (DLST) là một loại hình du lịch đã và đang phát triển
nhanh chóng trên phạm vi toàn cầu cũng như ở Việt Nam.
Hà Giang là một tỉnh miền núi biên giới phía Bắc của Tổ Quốc, đây là một
trong những khu vực có địa hình cao nhất cả nước, có vị trí chiến lược quan trọng
trong phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng và đối ngoại. Hà Giang là một

vùng đất có tiềm năng rất lớn về du lịch, đặc biệt là phát triển các loại hình du lịch
sinh thái như: Du lịch tham quan nghỉ dưỡng, du lịch mạo hiểm, du lịch cộng đồng…
Cao nguyên đá Đồng Văn một địa điểm du lịch nổi tiếng nhất Hà Giang, với
nhiều dạng địa hình độc đáo, được thế giới công nhận là Công Viên Địa Chất Toàn
Cầu. Đây sẽ là tiền đề hết sức quan trọng trong phát triển du lịch sinh thái bền vững
(DLSTBV) của tỉnh trong thời gian tới.
Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đã xác định DLSTBV là một trong
những loại hình du lịch được ưu tiên phát triển. Vì đây là loại hình du lịch có đóng
góp tích cực cho bảo tồn và phát triển bền vững nói chung, cho phát triển cộng đồng
địa phương nói riêng đặc biệt ở các vùng sâu vùng xa nơi còn nhiều khó khăn trong
phát triển kinh tế, tuy nhiên lại có nhiều tiềm năng phát triển DLSTBV.
Do đó DLSTBV ở Cao nguyên đá Đồng Văn như là một xu thế phát triển được
sự quan tâm của nhiều người, nhiều ngành, bởi nó là một dạng du lịch dựa vào tự
nhiên, gợi ra nhiều triển vọng nâng cao việc bảo tồn các giá trị tự nhiên và phát triển
cộng đồng địa phương.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

1

/>

Cao nguyên đá Đồng Văn giàu tiềm năng về phát triển DLSTBV. Trong
những năm qua, tiềm năng DLSTBV đã và đang được khai thác mang lại nhiều
kết quả đáng ghi nhận như: Ngày càng có nhiều người quan tâm tới nơi đây,
lượng khách đến đây ngày càng tăng, có nhiều công trình nghiên cứu về DLST ở
Cao nguyên đá Đồng Văn …
Tuy nhiên, cho đến nay tiềm năng DLSTBV ở Cao nguyên đá Đồng Văn chưa
được đánh giá một cách có hệ thống làm cơ sở cho việc khai thác có hiệu quả để phát
triển loại hình du lịch quan trọng này. Chính vì vậy, cần phải phát triển DLST gắn với
phát triển bền vững.

Để đảm bảo cho sự phát triển du lịch bền vững của Cao nguyên đá Đồng Văn
nói riêng và công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Giang nói chung,
DLSTBV là loại hình cần được đẩy mạnh phát triển trên cơ sở khai thác hợp lý các
thế mạnh của vùng.
Xuất phát từ những lý do trên tôi đã chọn đề tài: “Cơ sở địa lý học phát triển du
lịch sinh thái Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang” nhằm phát triển du lịch một
cách bền vững trong những năm tới để cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần
của các cộng đồng dân cư địa phương. Đồng thời đề tài có ý nghĩa đóng góp vào việc
xây dựng tài liệu cho việc nghiên cứu, giảng dạy môn địa lý ở phổ thông sau này…
2. Mục đích nghiên cứu
Vận dụng cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển DLSTBV trên thế giới và ở
Việt Nam vào Cao nguyên đá Đồng Văn nhằm đánh giá tiềm năng phát triển
DLSTBV, thực trạng hoạt động DLSTBV của Cao nguyên đá Đồng Văn, trên cơ sở
đó đưa ra những định hướng phát triển DLSTBV Cao nguyên đá Đồng Văn.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Để thực hiện mục đích trên, đề tài tập trung nghiên cứu những nội dung
chính sau:
+ Tổng quan những vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn phát triển DLST và
tài nguyên du lịch của Cao nguyên đá Đồng Văn, trên cơ sở phát triển DLSTBV.
+ Đánh giá tiềm năng và hiện trạng phát triển DLSTBV Cao nguyên đá Đồng Văn.
+ Định hướng phát triển DLSTBV Cao nguyên đá Đồng Văn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

2

/>

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tài tập trung nghiên cứu các đặc điểm tự nhiên: Địa hình, khí hậu, thủy

văn, sinh vật… làm cơ sở phát triển du lịch Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn không gian: Khu vực Cao Nguyên Đá Đồng Văn gồm 4 huyện
(Quản Bạ, Yên Minh, Mèo Vạc, Đồng Văn). Huyện Đồng Văn gồm 8 xã và 1 thị trấn.
Huyện Mèo Vạc gồm 3 xã. Huyện Yên Minh gồm 4 xã. Huyện Quản Bạ gồm có 5 xã.
Với tổng diện tích là: 2368,6km2.. Đây là khu vực nằm ở phía Bắc của tỉnh Hà Giang,
phía Bắc và Tây Bắc giáp với Trung Quốc, phía Đông giáp với Bảo Lâm (Cao Bằng)
- Thời gian: Từ tháng 7, năm 2014 đến nay
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Làm rõ vai trò các hợp phần tự nhiên, xây dựng cơ sở địa lý cho việc phát
triển DLST của Cao nguyên đá Đồng Văn Hà Giang.
- Trên cơ sở phân tích địa lý đề xuất giải pháp phát triển DLST Cao nguyên đá
Đồng Văn Hà Giang, từ đó phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường ở Cao
nguyên đá Đồng Văn Hà Giang.
6. Lịch sử nghiên cứu
6.1. Trên thế giới
Từ khi du lịch xuất hiện và khẳng định vai trò, vị trí của mình trong đời sống
kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, khu vực; du lịch, DLSTBV và ngành địa lý du lịch
đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trên thế giới dưới nhiều
góc độ và mức độ khác nhau.
Các chương trình nghiên cứu về DLST đã trở lên rất phổ biến trong những năm
gần đây. Công trình nghiên cứu loại hình du lịch sinh thái của Chương trình môi trường
Liên Hợp Quốc (1979), Hội du lịch sinh thái (1992), Tổ chức du lịch Thế giới (WTO
1994). Đặc biệt năm 2002 là năm du lịch sinh thái quốc tế với Hội nghị thượng đỉnh
thế giới về DLST được tổ chức tại thành phố Quebec của Canada.Hội nghị này là sáng
kiến của WTO và Chương trình Môi trường của Liên Hợp Quốc (UNEP). Tiêu biểu là
các công trình nghiên cứu về cơ sở lí luận phát triển DLST của Wright (1993), Glaser
(1996), Holden (1999). Những đề tài nghiên cứu về DLST nói trên là cơ sở quan trọng
cho việc đánh giá, khai thác, quản lí và định hướng phát triển DLSTBV.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN


3

/>

6.2. Ở Việt Nam
Lịch sử ngành du lịch Việt Nam được đánh dấu bắt đầu từ năm 1960, từ đó đến
nay các công trình nghiên cứu địa lý du lịch nhìn chung vẫn chưa nhiều. Phần lớn tập
trung vào các vấn đề về tổ chức không gian du lịch, cơ sở lí luận và phương pháp
nghiên cứu du lịch với một số tác giả tiêu biểu như: PGS.TS Vũ Tuấn Cảnh, GS.TS Lê
Thông, PGS.TS Nguyễn Minh Tuệ, PGS.TS Đặng Duy Lợi… Nhiều công trình nghiên
cứu có giá trị trong lĩnh vực này đã được thực hiện như: Đề tài “Tổ chức lãnh thổ du
lịch Việt Nam” do Vũ Tuấn Cảnh chủ trì (1991); “Cơ sở lý luận phương pháp nghiên
cứu các điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch biển Việt Nam” do Nguyễn Trần Cầu
và Lê Thông chủ trì (1993); “Quy hoạch quốc gia và vùng , phương pháp luận và
phương pháp nghiên cứu” do Vũ Tuấn Cảnh và Lê Thông thực hiện (1994); sách Địa
lý du lịch (1996) và Địa lý du lịch Việt Nam (2010) do Nguyễn Minh Tuệ chủ biên….
DLST là một khái niệm còn mới mẻ nhưng đã được chú ý. Trong những năm
gần đây, có rất nhiều khách du lịch quốc tế đến với Việt Nam với mục đích về với tự
nhiên. Năm 1995 Viện nghiên cứu phát triển du lịch Việt Nam đã thực hiện đề tài
“Hiện trạng và định hướng cho công tác quy hoạch phát triển du lịch vùng Đồng Bằng
Sông Cửu Long”. Năm 1998, công trình nghiên cứu của PGS-TS Phan Huy Xu và
ThS. Trần Văn Thành: “Đánh giá Tài Nguyên Du Lịch tự nhiên và định hướng khai
thác DLST của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long”. Năm 2002, PGS-TS Phạm Trung
Lương với công trình nghiên cứu “DLST những vấn đề về lí luận và thực tiễn phát
triển ở Việt Nam”. “Tổ chức lãnh thổ du lịch Hòa Bình trên quan điểm bền vững” của
Phạm Lê Thảo năm 2006… Ngoài ra, đã có một số công trình nghiên cứu về du lịch
của Hà Giang của Tổng cục Du Lịch hay Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Hà Giang.
7. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Quan điểm nghiên cứu

7.1.1. Quan điểm hệ thống
Hệ thống là tập hợp các thành tố tạo nên một chỉnh thể toàn vẹn, tương đối ổn
định và vận động theo quy luật tổng hợp. Mỗi hệ thống bao giờ cũng có một cấu trúc
gồm nhiều thành tố, mỗi thành tố lại có những cấu trúc nhỏ hơn. Như vậy hệ thống
nhỏ bao giờ cũng nằm trong hệ thống lớn hơn. Mỗi thành tố của hệ thống là một bộ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

4

/>

phận độc lập, có chức năng riêng và luôn vận động theo quy luật của toàn hệ thống.
đối với địa hình cũng vậy. Các dạng địa hình đều nằm trong một hệ thống nhất định,
chi phối và tác động qua lại với nhau.
Phát triển DLSTBV ở bất kỳ một vùng hoặc trung tâm nào cũng đòi hỏi sự cấu
thành chặt chẽ trong hệ thống du lịch toàn quốc.
7.1.2. Quan điểm tổng hợp
Đây là quan điểm rất quan trọng nhằm nghiên cứu một cách tổng hợp tất cả các
nhân tố ảnh hưởng đến DLST Cao nguyên đá Đồng Văn, nghiên cứu mối quan hệ tác
động của các điều kiện tự nhiên, tài nguyên du lịch, các nhân tố kinh tế - xã hội và sự
biến động của chúng đối với DLST ở Cao nguyên đá Đồng Văn. Từ đó có thể đưa ra
những định hướng và những giải pháp để phát triển DLSTBV Cao nguyên đá Đồng Văn.
7.1.3. Quan điểm lịch sử viễn cảnh
Đây là quan điểm xem xét phát triển du lịch Cao nguyên đá Đồng Văn trong
quá khứ, thực trạng phát triển hiện tại và đề ra những định hướng phát triển DLST
trong tương lai.
7.1.4. Quan điểm lãnh thổ
Đối tượng nghiên cứu của DLSTBV được xây dựng trên một lãnh thổ để phân
tích, nghiên cứu, tìm thấy những sự khác biệt trong một mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau.
7.1.5. Quan điểm sinh thái

DLST bản chất là dựa trên môi trường tự nhiên. Trong quá trình nghiên cứu chúng
ta phải hết sức chú ý đến mối tương tác giữa hoạt động của du lịch và môi trường sinh thái.
Phải xem xét một cách toàn diện tác động của môi trường đến hoạt động DLST và ảnh
hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường sinh thái. Dự báo được những nguy cơ, tác
hại của hoạt động du lịch có thể gây ra cho môi trường để từ đó có những biện pháp bảo vệ
môi trường đảm bảo cho hoạt động du lịch Cao nguyên đá Đồng Văn phát triển.
7.1.6. Quan điểm phát triển du lịch bền vững
Du lịch bền vững thường được đánh giá ngang bằng với DLST. Song ở đây
trong quá trình nghiên cứu ta phải xem du lịch bền vững còn có ý nghĩa rộng hơn
cả việc bảo vệ môi trường thiên nhiên, ta phải xem xét một cách hợp lý nhất, thỏa
đáng nhất về yếu tố con người, cộng đồng dân cư, văn hóa, phong tục tập quán, lối
sống đảm bảo du lịch phát triển cả trong hiện tại và tương lai.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

5

/>

7.2. Phương pháp nghiên cứu
7.2.1. Phương pháp phân tích, đánh giá tổng hợp
Là phương pháp nghiên cứu quan trọng của khoa học Địa Lí, việc phát triển
DLSTBV có liên quan mật thiết với các điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội. Vì thế
đề tài chú trọng đến việc áp dụng phương pháp này để có cách nhìn, cách đánh giá
toàn diện và đầy đủ.
Thu thập tài liệu liên quan đến tài nguyên DLST Cao Nguyên Đá là vấn đề
quan trọng đã được đặt ra ở mỗi đề tài, đây là bước đầu tiên xem xét trước khi triển
khai công tác nghiên cứu điều tra thực địa, các tài liệu số liệu này giúp người thực
hiện nhiệm vụ có những khái quát mang tính tổng quan về thực tế địa hình khu vực
cần nghiên cứu để phục vụ cho phát triển DLST. Đó là cơ sở định hướng nội dung về
các bước tiến hành nghiên cứu. Các tài liệu thu thập từ các cơ sở ban ngành địa

phương, các tài liệu lưu trữ ở các bộ ngành quản lý trung ương.
Từ việc tổng hợp các tài liệu ta có thể đánh giá được các tài nguyên DLST trên
khu vực Cao Nguyên Đá.
Nghiên cứu mỗi quan hệ giữa các loại tài nguyên và DLST ở khu vực Cao
Nguyên Đá.
Đánh giá từng loại tài nguyên du lịch ứng dụng cho phát triển DLST trong khu vực.
7.2.2. Phương pháp khảo sát ngoài thực địa
Đây là phương pháp mang tính đặc trưng và truyền thống của ngành địa lý.
Qua khảo sát trực tiếp, quan sát, điều tra… để thu thập nguồn tư liệu về DLST Cao
nguyên đá Đồng Văn.
Việc đi thực địa sẽ giúp thu thập những tài liệu về tiềm năng phát triển DLST
Cao nguyên đá Đồng Văn như: Đặc điểm địa hình, các dạng địa hình, các kiểu khí
hậu... việc đi thực địa được tiến hành đồng thời với việc sử dụng các phương pháp
phân tích chuyên ngành để thu được kết quả tốt nhất cho nội dung nghiên cứu.
7.2.3. Phương pháp thu thập, xử lý tài liệu
Phương pháp này nhằm có được nguồn tư liệu, số liệu hữu ích phục vụ cho
việc nghiên cứu. Đặc biệt, các tài liệu liên quan đến hoạt động DLST nói chung,
DLSTBV nói riêng ở Cao nguyên đá Đồng Văn Hà Giang.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

6

/>

Trong nghiên cứu thực địa việc thu thập thông tin từ địa phương, người dân
bản xứ về các tài nguyên DLST như: Các dạng địa hình đặc biệt, các kiểu khí hậu đặc
trưng... rất được coi trọng. Đây là những tư liệu quý giúp khám phá về sự đa dạng của
địa hình trên Cao Nguyên Đá Đồng Văn.
7.2.4. Phương pháp bản đồ
Trên cơ sở phân tích, tổng hợp các bản đồ chuyên ngành có liên quan như :

bản đồ địa hình, bản đồ rừng, bản đồ động vật của Tây Bắc ,bản đồ kinh tế xã hội Cao
nguyên đá Đồng Văn Hà Giang để xây dựng bản đồ tài nguyên DLSTBV.
Phương pháp bản đồ phản ánh những đặc điểm không gian, sự phân bố các nguồn
tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch.
Là cơ sở để phân tích và phát hiện quy luật hoạt động của hệ thống lãnh thổ du lịch,
trên cơ sở đó đưa ra định hướng phát triển và tổ chức hoạt động du lịch trong tương lai.
7.2.5. Phương pháp điều tra xã hội học
Phương pháp này có ý nghĩa quan trọng trong việc nghiên cứu nhu cầu của du khách,
nắm bắt được sở thích thi hiếu của du khách qua hình thức phỏng vấn hoặc phiếu điều tra.
7.2.6. Phương pháp dự báo
Là công cụ hữu hiệu giúp cho việc tổ chức, khai thác DLSTBV, có tầm nhìn
đúng đắn về hiện trạng, xu hướng thay đổi của các dạng tài nguyên du lịch, đặc biệt là
các kiểu địa hình độc đáo trên Cao Nguyên Đá. Các yếu tố trực tiếp, gián tiếp có ảnh
hưởng đến tổ chức không gian DLSTBV cần được dự báo chính xác trong thời gian tới.
Đây là phương pháp có vai trò quan trọng trong nghiên cứu đề xuất định hướng phát
triển DLSTBV của Cao nguyên đá Đồng Văn Hà Giang (Việt Nam) trong tương lai.
7.2.7. Phương pháp đánh giá kỹ thuật
Phương pháp này nhằm đánh giá mức độ thích hợp, thuận lợi của các tài nguyên du
lịch, từ đó làm cơ sở cho việc phát triển DLST trên Cao nguyên đá Đồng Văn.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận thì nội dung đề tài bao gồm ba chương.
 Chương 1: Cơ sở lí luận nghiên cứu tài nguyên DLST đối với sự phát triển
bền vững.
 Chương 2: Cơ sở địa lý học để phát triển DLST trên Cao nguyên đá Đồng
Văn, tỉnh Hà Giang.
 Chương 3: Hiện trạng và định hướng phát triển DLST trên Cao nguyên đá
Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

7


/>

Chƣơng 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN DU LỊCH
SINH THÁI ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
1.1. Những khái niệm chung
1.1.1. Định nghĩa về du lịch
Ngày nay, thuật ngữ “du lịch” đã trở nên rất thông dụng, nó bắt nguồn từ tiếng
Pháp “tour” có nghĩa là đi vòng quanh, là một cuộc dạo chơi. Do hoàn cảnh (thời gian
và khu vực) khác nhau, dưới mỗi góc nhìn, mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau, mỗi
người có cách hiểu khác nhau về du lịch.
Trong số những tác giả đưa ra định nghĩa về du lịch, đáng chú ý nhất là định
nghĩa của Pirojnik (năm 1985), ông đã định nghĩa về du lịch như sau: “Du lịch là một
dạng hoạt động của dân cư trong thời gian nhàn rỗi, có liên quan đến sự di cư và lưu
trú tạm thời, ngoài nơi ở thường xuyên nhằm mục đích phát triển thể chất và tinh
thần, nâng cao trình độ nhận thức văn hóa hoặc hoạt động thể thao kèm theo việc tiêu
thụ về giá trị tự nhiên, kinh tế, văn hóa và dịch vụ”. [8]
Ở Việt Nam, khái niệm này được định nghĩa chính thức trong Pháp lệnh du
lịch (năm 1998) như sau: “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú
thường xuyên của mình, nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng
trong một khoảng thời gian nhất định”. Như vậy du lịch là một ngành liên quan đến
rất nhiều thành phần: khách du lịch, phương tiện giao thông, đoàn đón khách trong đó
diễn ra các hoạt động du lịch cũng như các hoạt động kinh tế - xã hội khác có liên
quan đến du lịch. [7]
1.1.2. Định nghĩa về du lịch sinh thái
DLST là một khái niệm tương đối mới nhưng ngày càng được hoàn thiện hơn
trong quá trình nghiên cứu và xây dựng hướng phát triển của nó trên cả Thế Giới và
Việt Nam. DLST với tư cách là một công cụ, một thành phần của phát trển bền vững

đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học ở các lĩnh vực nghiên cứu khác
nhau. Ngày nay, DLST được nhìn với góc độ rộng hơn để giúp cho con người trở về
với thiên nhiên, gần gũi với thiên nhiên hơn. Bởi vì, DLST ít có những tiêu cực đến
sự tồn tại và phát triển của các hệ thống sinh thái, nơi diễn ra các hoạt động DLST.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

8

/>

Khái niệm tương đối hoàn chỉnh về DLST lần đầu tiên được Hector Ceballos Lascurain đưa ra năm 1987, theo đó “Du lịch sinh thái là du lịch đến những khu vực
tự nhiên còn ít bị thay đổi với những mục đích đặc biệt: nghiên cứu, tham quan với ý
thức trân trọng thế giới hoang dã và những giá trị văn hóa được khám phá”.
Trong một hội nghị được tổ chức tại Hà Nội tháng 9 - 1999 đã thống nhất đưa
ra một khái niệm về DLST: “DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn
hoá bản địa gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát trển
bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”. [7]
Xuất phát từ loại hình du lịch tự nhiên, DLST có trách nhiệm, hỗ trợ cho các
mục tiêu bảo tồn thiên nhiên, môi trường và phát triển cộng đồng. Ngoài ra DLST
còn khai thác các tiềm năng tự nhiên mang lại nguồn lợi kinh tế to lớn, đóng góp tích
cực vào phát triển ngành du lịch và phát triển kinh tế - xã hội. DLST là hình thức du
lịch thiên nhiên có mức độ giáo dục cao về sinh thái và môi trường. DLST có tác
động tích cực bảo vệ môi trường và văn hoá, mang lại lợi ích về kinh tế cho cộng
đồng địa phương, đóng góp vào việc bảo tồn đa dạng sinh học.
DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên bao gồm cả nghiên cứu tìm hiểu
văn hoá cộng đồng địa phương. Các loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên như: nghỉ
dưỡng, thăm quan, mạo hiểm…được tiến hành để giúp con người trở lại với thiên
nhiên, nâng cao nhận thức cho khách du lịch về đa dạng sinh học, môi trường, văn
hoá cộng đồng địa phương. Khách du lịch sẽ thăm quan những nơi còn tương đối
chưa phát triển với một tấm lòng cảm kích và nhạy cảm, nếu có sự bảo tồn và giáo

dục về đa dạng sinh học một cách sâu sắc. Từ đó họ sẽ có ý thức hơn trong việc bảo
tồn đa dạng sinh học.
Không những không gây ảnh hưởng tới thảm thực vật tự nhiên và các động vật
hoang dã, mà họ còn có nhu cầu đóng góp cho việc xây dựng, bảo tồn vùng tham
quan thông qua công sức hay biện pháp tài chính.
DLST giúp con người gần gũi và yêu quý thiên nhiên, giữ gìn bảo vệ đa dạng
sinh học. Khách DLST là những người muốn tìm hiểu những điều mới lạ về sự đa
dạng sinh học ngoài việc nghỉ ngơi, hoặc thăm quan các hoạt động giải trí ngoài
trời…những du khách này là những người có ý thức bảo vệ sự đa dạng sinh học, bảo
vệ động vật hoang dã và các giá trị tự nhiên trong quá trình du lịch.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

9

/>

Có thể hiểu DLST còn đồng nghĩa, đồng dạng cả về hình thức và mục đích
nghiên cứu với một loạt khái niệm căn bản sau: du lịch thiên nhiên, du lịch dựa vào
thiên nhiên, du lịch môi trường, du lịch bền vững…
Cốt lõi của vấn đề DLST là nghiên cứu đa dạng sinh học và văn hoá bản địa
để duy trì, bảo vệ và phát huy giá trị vốn có của nó trong sự phát triển lâu biền của
tự nhiên. Từ thực tế ta có thể khái quát DLST như sau: DLST là hình thức du lịch
tìm đến thiên nhiên, nơi có những điều kiện địa lí khí hậu, tự nhiên, môi trường
thích hợp với nhu cầu hưởng thụ, nghỉ ngơi phục hồi sức khoẻ con người và là nơi
thiên nhiên có nhiều cảnh quan đẹp, với sự đa dạng sinh học cao, các hang động còn
hoang sơ, có rừng và thảm thực vật, có động vật phong phú, quý hiếm…nghiên cứu
khám phá những gì chưa biết, mới lạ, mạo hiểm tạo ra mối quan hệ gắn bó giữa con
người và thiên nhiên.
Định nghĩa tương đối hoàn chỉnh về DLST được Hector Ceballos Lascurain
đưa ra 1987 như sau: “DLST là du lịch đến những khu vực tự nhiên còn ít bị thay đổi

với những mục đích đặc biệt: nghiên cứu, tham quan với ý thức chân trọng thế giới
hoang dã và những giá trị văn hoá được khám phá”.
1.1.3. Định nghĩa về du lịch nhân văn
Du lịch nhân văn là loại hình du lịch do cộng đồng tổ chức, dựa vào thiên
nhiên và văn hoá địa phương với mục tiêu bảo vệ môi trường. Du lịch nhân văn đề
cao quyền làm chủ, chú ý phân bổ lợi ích rộng rãi và nâng cao chất lượng cuộc
sống cho cộng đồng. Với khách du lịch, du lịch nhân văn tạo cơ hội tìm hiểu, nâng
cao nhận thức về môi trường và giao lưu văn hoá, trải nghiệm cuộc sống hàng
ngày của cộng đồng. Du lịch nhân văn nhấn mạnh vào cả ba yếu tố là môi trường,
du lịch và cộng đồng.
1.1.4. Định nghĩa Công viên địa chất (Geopark)
Theo định nghĩa của UNESCO Công viên địa chất (Geopark) là “Một vùng
có giới hạn xác định có một hoặc một vài tầm quan trọng trong khoa học, không
chỉ riêng về địa chất, mà còn cả các giá trị độc đáo về văn hóa, sinh thái và khảo
cổ học”. Quan niệm Công viên địa chất (Geopark) của UNESCO thừa nhận mối
quan hệ giữa con người - địa chất và khả năng sử dụng khu di sản cho phát triển
kinh tế bền vững. [20]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 10

/>

1.1.5. Định nghĩa về phát triển bền vững
Có rất nhiều định nghĩa về phát triển bền vững. Định nghĩa về sự phát triển
bền vững được đưa ra đầu tiên vào năm 1987 bởi Uỷ ban Thế Giới về môi trường
và phát triển WCED (World Commission on Environment and Development)
trong báo cáo “Tương lai chung của chúng ta” (Our Common Future) và định
nghĩa này hiện nay được dùng phổ biến nhất trên thế giới: “Phát triển bền vững là
sự phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu của hiện tại mà không làm thiệt hại đến khả
năng của các thế hệ tương lai được thoả mãn nhu cầu của chính họ”. Tổ chức ngân
hàng phát triển Châu Á lại định nghĩa về phát triển bền vững như sau: “Phát triển

bền vững là một loại hình phát triển lồng ghép quá trình sản xuất với bảo tồn tài
nguyên và nâng cao chất lượng môi trường. Phát triển bền vững cần phải đáp ứng
các nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không phương hại đến khả năng của chúng ta
đáp ứng các nhu cầu của thế hệ trong tương lai”.
Nói một cách dễ hiểu: Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng nhu cầu
hiện tại mà không làm tổn hại đến tương lai. Như vậy, bản chất của phát triển bền
vững là dung hoà mối quan hệ tương tác giữa ba hệ thống chính trên thế giới là
kinh tế, xã hội và tự nhiên. Không vì lợi ích của bất kì một hệ thống nào mà bỏ
qua các hệ thống còn lại.
Nội dung cơ bản của phát triển bền vững được đánh giá bằng những tiêu chí
nhất định về kinh tế, tình trạng xã hội, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và chất
lượng môi trường.

Mô hình về mối quan hệ phát triển bền vững
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 11

/>

Đối với Việt Nam định hướng chiến lược phát triển bền vững là một chiến
lược khung, một kế hoạch hành động. Bao gồm định hướng lớn làm cơ sở pháp lí để
các ban ngành, địa phương, các cơ quan và cá nhân có liên quan tổ chức thực hiện và
phối hợp hành động. Trong chiến lược phát triển bền vững cấp quốc gia cần được xây
dựng trên cơ sở phối hợp liên ngành và liên vùng lãnh thổ, kết hợp chặt chẽ giữa kế
hoạch phát triển bền vững giữa các ngành và các vùng lãnh thổ.
Đối với DLST ở cao nguyên đá Đồng Văn vấn đề phát triển bền vững có ý
nghĩa vô cùng quan trọng khi mà hình thức du lịch này ngày càng phổ biến, lượng
khách du lịch ngày càng tăng đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường sinh thái.
Do vậy, cần khai thác sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên nhằm
phát triển DLSTBV.
Khai thác tiềm năng du lịch, xây dựng có hệ thống và quy củ các dịch vụ phục

vụ cho hoạt động du lịch.
Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm đến môi trường sinh thái. Chú trọng đào tạo
nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường, thường xuyên tiến hành công tác nghiên cứu.
1.2. Cơ sở địa lí học để phát triển du lịch sinh thái
1.2.1. Điều kiện tự nhiên để phát triển du lịch sinh thái
1.2.1.1. Vị trí địa lí
Trong các nguồn tài nguyên du lịch ở nước ta hiện nay, phải nói đến vị trí địa
lí, đây là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của du lịch.
Khoảng cách từ nơi du lịch, đến các nguồn khách du lịch có ý nghĩa quan
trọng đối với nước nhận khách du lịch. Nếu nước nhận khách du lịch ở xa điểm gửi
khách điều đó ảnh hưởng tới khách trên ba khía cạnh:
- Du khách phải chi thêm tiền cho việc đi lại vì khoảng cách quá xa
- Du khách phải rút ngắn thời gian lưu lại ở nơi du lịch, vì mất nhiều thời
gian đi lại.
- Du khách phải hao tốn nhiều sức khỏe cho đi lại
Vị trí địa lí là một trong những nhân tố quan trọng hình thành nên các kiểu khí
hậu độc đáo, hấp dẫn du khách.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 12

/>

1.2.1.2. Địa chất
Địa chất bao gồm: các cảnh quan địa mạo, các di chỉ cổ sinh, các miệng núi
lửa đã tắt hoặc đang hoạt động, các hang động, hẻm vực sông hồ tự nhiên, thác nước,
các diện lộ tự nhiên hay nhân tạo của đá và quặng, các thành tại cảnh quan còn ghi lại
những biến cố, bối cảnh địa chất đặc biệt; các điểm mà tại đó có thể quan sát được
quá trình địa chất đã và đang diễn ra hàng ngày, thậm chí cả các khu mỏ đã ngừng
khai thác… di sản địa chất có vai trò quan trọng hàng đầu trong số các di sản thiên
nhiên. Cũng như các di sản khác, di sản địa chất là tài nguyên không tái tạo, một khi
đã làm mất đi thi không tạo lại được. Bởi vậy, di sản địa chất cần được bảo vệ, bảo

tồn, quản lý và khai thác sử dụng hợp lý cho sự phát triển bền vững kinh tế xã hội.
Cũng theo định nghĩa và phân loại của UNESCO có thể chia di sản địa chất
thành hai nhóm cơ bản là: thiên tạo và nhân tạo. Nhóm thiên tạo là những di sản địa
chất hình thành từ các quá trình địa chất tự nhiên. Nhóm nhân tạo là các di sản địa
chất được tạo ra bởi hoạt động của con người như các hoạt động khai thác khoáng sản
tạo nên các mỏ khai thác lộ thiên, các lò ngừng khai thác, hồ nhân tạo do khai thác
khoáng sản và các hồ trữ nước cho các công trình thủy điện có cảnh quan đẹp…
1.2.1.3. Địa hình, địa mạo
Đặc điểm địa hình là một dạng tài nguyên du lịch được đánh giá bằng sự thống kê
mô tả về đặc điểm hình thái và trắc lượng hình thái của các dạng địa hình và các kiểu địa
hình đặc biệt hoặc đánh giá mức độ tương phản của các kiểu địa hình. Các di tích của tự
nhiên về địa chất - địa hình như hang động, thác nước, các hình thù tưởng tượng (Hòn
Trống Mái, Hòn Phụ Tử, Hòn Gà Trọi,...) thường là các đối tượng du lịch đặc sắc.
Địa hình là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên phong cảnh và sự
đa dạng của phong cảnh ở nơi đó. Đối với du lịch, địa hình càng đa dạng, tương phản và
độc đáo càng có sức hấp dẫn du khách. Khách du lịch thường ưa thích những nơi nhiều đồi
núi, địa hình đồng bằng thường không hấp dẫn du khách vì tính đơn điệu của nó.
Trong các điều kiện địa hình, kiểu địa hình karst (núi và hang động) và địa hình
bờ nước là những tài nguyên du lịch rất có giá trị. Ngành du lịch thế giới đã đưa vào khai
thác hàng ngàn hang động, thu hút 3% tổng số du khách toàn cầu. Ở nước ta các dạng địa
hình độc đáo cũng đã và đang được đưa vào khai thác phục vụ phát triển du lịch.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 13

/>

Địa hình karst là một kiểu địa hình độc đáo mà miền karst còn là một cảnh
quan, một loại môi trường tự nhiên đặc biệt. Nước ta có khoảng 60.000 km2 đá vôi lộ
ra trên bề mặt, tập trung chủ yểu từ vĩ tuyến 160B trở lên, lại nằm trong khu vực khí
hậu nhiệt đới gió mùa ẩm nên rất thuận lợi cho quá trình karst phát triển
1.2.1.4. Khí hậu

Khí hậu cũng có một vai trò rất quan trọng, có ảnh hưởng không nhỏ tới sự
phát triển của du lịch. Trong các yếu tố của khí hậu, nhiệt độ và độ ẩm có liên quan
chặt chẽ với nhau và có ảnh hưởng chính đến cảm giác của con người.
Điều kiện khí hậu được khai thác phục vụ du lịch nói chung, DLST nói riêng
được đánh giá bằng các chỉ số, các điều kiện thích hợp nhất với sức khỏe con người
và các điều kiện thích hợp nhất với các hoạt động du lịch nói chung, hay với từng
hình thức DLST nói riêng.
Du khách thường ưa những nơi có khí hậu ôn hòa. Nhiều cuộc thăm dò cho
thấy du khách thường tránh những nơi quá lạnh, quá ẩm hoặc quá nóng, khô. Họ cũng
tránh những nơi có quá nhiều gió. Mỗi loại hình du lịch đòi hỏi những điều kiện du
lịch khác nhau:
Ví dụ: Du khách đi biển vào mùa hè thường chọn những dịp không mưa, nắng
nhiều nhưng không gắt, nước mát, gió vừa phải. Vào thời kì du lịch biển, nơi du lịch
phải có khí hậu tương đối khô. Vì mỗi ngày mưa làm ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu
quả việc du lịch biển của du khách.
Khách du lịch thường ưa chuộng những nơi có nhiều ánh nắng mặt trời. Do
vậy, họ thường đến những nước phía Nam, nơi có khí hậu ôn hòa và có biển: bờ biển
Đại Tây Dương và bờ biển Địa Trung Hải.
Nhiệt độ quá cao khiến con người có cảm giác vô cùng khó chịu. Nhiệt độ
không khí phải ở mức cho phép khách du lịch có thể phơi mình ngoài trời dưới ánh
nắng nhiệt độ thích hợp nhất.
Ví dụ: Việt Nam nằm ở vị trí cận nhiệt đới, có khí hậu gió mùa, nóng ẩm, mưa
nhiều. Nhiệt độ trung bình hằng năm từ 200C - 270C, hằng năm có khoảng 100 ngày
mưa với lượng mưa trung bình 1500 - 2000mm, độ ẩm không khí >80%, tổng số giờ
nắng 1500 - 2000 giờ/ năm. Bức xạ trung bình năm kcal/cm2. Có đủ 4 mùa: mùa xuân
ấm áp, mùa hè nóng, mùa thu tiết trời mát mẻ, mùa đông gió rét. Vì vậy, đây được coi
là điểm đến lí tưởng của du khách.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 14

/>


1.2.1.5. Thủy văn
Các điều kiện về thủy văn được khai thác với tư cách là tài nguyên du lịch nói
chung, DLST nói riêng.
Nước là yếu tố không thể thiếu đối với cuộc sống của con người. Nước không
những tạo ra một bầu không khí trong lành, mà còn có tác dụng rất lớn đối với sức
khỏe con người. Ngoài tác dụng phục vụ nhu cầu sinh hoạt thông thường, nước còn là
phương thuốc giảm stress rất hiệu quả. Vì thế mà trên thế giới xuất hiện những khu
du lịch nghỉ dưỡng ven hồ, ven biển, thu hút lượng lớn khách du lịch
Nguồn nước được khai thác dưới nhiều hình thức phục vụ cho các hoạt động
du lịch: tắm biển, tắm suối nước nóng. Sóng, thủy triều, dòng biển khai thác phục vụ
cho các loại hình thể thao, nghiên cứu khám phá các hệ sinh thái biển,...
VD: Nước ta có 3260 km đường bờ biển, hơn 1 triệu km2 diện tích mặt nước
biển, khoảng 3000 hòn đảo ven bờ và rất nhiều các bãi tắm trải dài từ Bắc chí Nam:
Vịnh Hạ long, Nha Trang, Đà Nẵng,... thu hút lượng lớn khách du lịch trong và ngoài
nước đến tham quan, nghỉ dưỡng. Vì vậy, Việt Nam có tiềm năng lớn xây dựng
những thương hiệu du lịch biển ngang tầm quốc tế.
Trong tài nguyên nước, các nguồn nước khoáng là tiền đề không thể thiếu
được đối với việc phát triển du lịch chữa bệnh. Theo các nhà địa chất thủy văn
nước ta có khoảng 400 điểm nước khoáng có giá trị du lịch: Kim Bôi, Quang
Hanh, Hội Vân...
1.2.1.6. Sinh vật
Thế giới động, thực vật đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển du lịch
chủ yếu nhờ sự đa dạng, tính đặc hữu. Đặc biệt là thế giới động, thực vật hoang dã
đang có sức hấp dẫn lớn đối với du khách. Trước đây, nhiều loài động vật có thể là
đối tượng của du lịch săn bắn. Nhưng ngày nay, nó đã trở thành đối tượng của du lịch
ngắm nhìn và có những loài động vật quý hiếm là đối tượng nghiên cứu của các nhà
khoa học. Con người rất thích thú khi được tận mắt nhìn thấy cảnh sinh hoạt của các
động vật thiên nhiên.
Việt Nam là một trong 25 nước có giá trị đa dạng sinh học thuộc loại cao

nhất thế giới nhờ có hệ thực vật phong phú, đa dạng (khoảng 14600 loài thực
vật). Thảm thực vật chủ yếu là rừng rậm nhiệt đới, gồm các cây ưa ánh sáng,
nhiệt độ và độ ẩm cao.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 15

/>

×