Tải bản đầy đủ (.pdf) (261 trang)

Cơ sở địa lý cho phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại các di sản thế giới ở việt nam (nghiên cứu trường hợp vịnh hạ long và đô thị cổ hội an)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.59 MB, 261 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Chu Thành Huy

CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH
DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI CÁC DI SẢN THẾ GIỚI
Ở VIỆT NAM (NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP
VỊNH HẠ LONG VÀ ĐÔ THỊ CỔ HỘI AN)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG

HÀ NỘI - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Chu Thành Huy

CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH
DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI CÁC DI SẢN THẾ GIỚI
Ở VIỆT NAM (NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP
VỊNH HẠ LONG VÀ ĐÔ THỊ CỔ HỘI AN)

Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trƣờng
Mã số: 62 85 01 01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS Trần Đức Thanh
2. PGS.TS. Phạm Quang Tuấn

Hµ néi - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận án

Chu Thành Huy

i


LỜI CẢM ƠN
Luận án đƣợc hoàn thành tại Khoa Địa lý, Trƣờng Đại học Khoa học Tự
nhiên, ĐHQG Hà Nội, dƣới sự hƣớng dẫn khoa học nghiêm túc và chu đáo của
PGS.TS Trần Đức Thanh và PGS.TS Phạm Quang Tuấn. NCS xin bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc nhất đến các thầy - những ngƣời đã thƣờng xuyên dạy bảo, khuyến khích hiện
thức hóa những cố gắng của bản thân NCS trong suốt thời gian thực hiện luận án.
Trong quá trình nghiên cứu, NCS đã nhận đƣợc những chỉ bảo và góp ý quý
báu của các thầy, cô trong và ngoài trƣờng: GS.TS. Trƣơng Quang Hải, PGS.TS.
Đặng Văn Bào, GS.TS. Nguyễn Cao Huần, GS.TSKH. Phạm Hoàng Hải, PGS.TS.
Phạm Trung Lƣơng, TS. Nguyễn Văn Lƣu, PGS.TS. Nguyễn Thị Hải, TS. Phạm
Quang Anh, GS.TS. Nguyễn Khanh Vân, PGS.TS Nguyễn Kim Chƣơng, PGS.TS.

Vũ Văn Phái, PGS.TS Nguyễn Hiệu, PGS.TS Trần Anh Tuấn, PGS.TS Uông Đình
Khanh... Bằng cả tấm lòng của mình, NCS xin chân thành cảm ơn những giúp đỡ
quý báu đó.
NCS cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới các cán bộ thuộc Sở Văn hóa Thể thao
và Du lịch Quảng Ninh, Ban quản lý vịnh Hạ Long, Phòng Thƣơng mại và Du lịch
Hội An, Trung tâm Văn hóa - Thể thao Hội An, Hiệp hội du lịch Quảng Ninh, Hiệp
hội du lịch Quảng Nam.... và cộng đồng địa phƣơng trên địa bàn TP Hạ Long, TP
Hội An đã tạo điều kiện và tận tình giúp đỡ trong suốt thời kỳ NCS tiến hành
nghiên cứu tại địa phƣơng.
NCS cũng xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ và tạo điều kiện của các thầy, cô
giáo trong Phòng Sau Đại học, Khoa địa lý, trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại
học Quốc Gia Hà Nội.
Cuối cùng, NCS xin gửi lời cảm ơn đến tất cả cán bộ đồng nghiệp trong
trƣờng Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên, Khoa KHMT & TĐ, cũng nhƣ bạn
bè và gia đình đã động viên NCS rất nhiều trong suốt quá trình thực hiện luận án.
Hà Nội, ngày 05 tháng 6 năm 2017
NCS Chu Thành Huy

,

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan

i

Lời cảm ơn
Mục lục


ii
iii

Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục bảng
Danh mục hình

vi
vii
viii

PHẦN MỞ ĐẦU...………………………………………………………………..
1. Tính cấp thiết của đề tài …………………………………………………….

1
1

2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu …………………………………………….
3. Giới hạn nghiên cứu ………………………………………………………...

2
3

4. Luận điểm bảo vệ …………………………………………………………...
5. Điểm mới của luận án ………………………………………………………
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ……………………………………………...
7. Cơ sở tài liệu của luận án …………………………………………………...

3

4
4
4

8. Cấu trúc của luận án…………………………………………………………

5
6

PHẦN NỘI DUNG ………………………………………………………………
Chƣơng 1. TỔNG QUAN, CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÁT TRIỂN DU LỊCH DỰA
VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI CÁC DI SẢN THẾ GIỚI Ở VIỆT NAM …………….
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan …………………..
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về du lịch dựa vào cộng đồng…………

6
6
6

1.1.2. Các nghiên cứu địa lý phục vụ phát triển du lịch dựa vào cộng đồng..

13

1.1.3. Các công trình nghiên cứu về vịnh Hạ Long và Đô thị cổ Hội An……

16

1.2. Những vấn đề lý luận về cơ sở địa lý cho phát triển triển du lịch dựa
vào cộng đồng tại các di sản thế giới ………………………………………..
1.2.1. Các khái niệm …………………………………………………………........

1.2.2. Những nội dung cơ bản của tiếp cận địa lý trong nghiên cứu phát

20
20

triển du lịch dựa vào cộng đồng……………………………………………….....
1.2.3. Phân khu chức năng du lịch dựa vào cộng đồng………………………..
1.2.4. Đánh giá điều kiện phát triển du lịch dựa vào cộng đồng………….
1.3. Quan điểm, phƣơng pháp và quy trình nghiên cứu …………………...
1.3.1. Các quan điểm tiếp cận ………………………………………………….…
1.3.2. Các phương pháp nghiên cứu ……………………………………………..
1.3.3 Quy trình nghiên cứu ………………………………………………….........

24
26
33
39
39
41
47

iii


Tiểu kết chương 1………………………………………………………………...
Chƣơng 2. TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH DỰA
VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI KHU VỰC DI SẢN THIÊN NHIÊN THẾ GIỚI
VỊNH HẠ LONG VÀ DI SẢN VĂN HÓA THẾ GIỚI ĐÔ THỊ CỔ HỘI AN
………………………………………………………………………......................
2.1. Tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại di

sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long………………………………………
2.1.1. Khái quát về khu vực di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long…..

48

49
49
49

2.1.2. Tiềm năng du lịch …………………………………………………………...

50

2.1.3. Hiện trạng phát triển du lịch và du lịch dựa vào cộng đồng…………..

58

2.2. Tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại di
sản văn hóa thế giới đô thị cổ Hội An……………………………………......
2.2.1. Khái quát về khu vực di sản văn hóa thế giới đô thị cổ Hội An ………
2.2.2. Tiềm năng du lịch …………………………………………………………...
2.2.3. Hiện trạng phát triển du lịch và du lịch dựa vào cộng đồng…………..

67
67
68
78

2.3. So sánh điều kiện phát triển du lịch dựa vào cộng đồng giữa hai khu
di sản thế giới ……………………………………………................................

2.3.1. So sánh tiềm năng phát triển du lịch dựa vào cộng đồng…….........

88
88

2.3.2. So sánh về nguồn lực cơ sở vật chất ……………………………………..
2.3.3. So sánh đặc điểm cộng đồng dân cư và bản sắc văn hóa ……………..
2.3.4. So sánh vai trò của cộng đồng đối với vấn đề bảo tồn di sản………..
2.3.5. So sánh cơ hội tham gia của cộng đồng trong phát triển du lịch …….
Tiểu kết chương 2………………………………………………………………...
Chƣơng 3. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG
TẠI DI SẢN THIÊN NHIÊN THẾ GIỚI VỊNH HẠ LONG VÀ DI SẢN VĂN
HÓA THẾ GIỚI ĐÔ THỊ CỔ HỘI AN ……………………………

89
90
91
92
93

94

3.1. Các cơ sở, nguyên tắc và giải pháp chung cho phát triển du lịch dựa
vào cộng đồng tại hai khu di sản thế giới …………………………………...
3.1.1. Các cơ sở chung ………………..…………………………………………...
3.1.2. Các nguyên tắc chung ……………………………………………………..
3.1.3. Các giải pháp chung ………………………………………………………..

94
94

96
98

3.2. Định hƣớng phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại di sản thiên
nhiên thế giới vịnh Hạ Long …………………………………………………
3.2.1. Phân khu chức năng du lịch dựa vào cộng đồng………………………..

101
101

iv


3.2.2. Đánh giá điều kiện phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại di sản
thế giới vịnh Hạ Long ……………………………………………………………...
3.2.3. Nhu cầu đối với các sản phẩm du lịch dựa vào cộng đồng ……………

108
111

3.2.4. Định phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại vịnh Hạ Long…………

113

3.3. Định hƣớng phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại di sản văn hóa thế
giới đô thị cổ Hội An …………………………………………………………….
3.3.1. Phân khu chức năng du lịch dựa vào cộng đồng……………………
3.3.2. Đánh giá điều kiện phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại di sản

118

118

thế giới đô thị cổ Hội An …………………………………………………………..

123

3.3.3. Nhu cầu đối với các sản phẩm du lịch dựa vào cộng đồng ………..

125

3.3.4. Định hướng phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại vịnh Hội An...

126
133
134
135
137
151

Tiểu kết chương 3………………………………………………………………...
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ……………………………………………...
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC …………………………….
TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………………………
PHỤ LỤC ………………………………………………………………………...

v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DLDVCĐ


Du lịch dựa vào cộng đồng

CĐDC

Cộng đồng dân cƣ

CĐĐP

Cộng đồng địa phƣơng

DLCĐ

Du lịch cộng đồng

DSTG

Di sản thế giới

DLST

Du lịch sinh thái

IUCN

International Union for Conservation of Nature (Tổ chức Bảo tồn
Thiên nhiên Quốc tế)

HĐDL


Hoạt động du lịch

HTX

Hợp tác xã

ICOMOS

International Council on Monuments and Sites (Hội đồng quốc tế về Di
tích và Di chỉ)

KT-XH

Kinh tế - xã hội

TNDL

Tài nguyên du lịch

TP

Thành phố

UBND

Ủy ban nhân dân

UNESCO

United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization (Tổ

chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc)

UNEP

United Nations Environment Programme (Chƣơng trình Môi trƣờng
Liên Hợp Quốc)

UNF

United Nations Foundation (Quỹ Liên Hợp Quốc)

UNWTO

World Tourism Organization (Tổ chức Du lịch thế giới của Liên Hợp
Quốc)

WHC

World Heritage Committee (Ủy ban Di sản Thế giới)

vi


DANH MỤC BẢNG
TT
1

Nội dung
Bảng 1.1. Chỉ tiêu đánh giá tổng hợp điều kiện phát triển


Trang
39

2

DLDVCĐ cho các tiểu khu chức năng
Bảng 3.1. Kết quả phân khu chức năng DLDVCĐ tại khu vực
DSTG vịnh Hạ Long

106

3
4

Bảng 3.2. Đánh giá mức độ hấp dẫn của TNDL tại vịnh Hạ Long
Bảng 3.3. Đánh giá mức độ đặc sắc của các không gian văn hóa

108
109

5

theo tiểu khu chức năng tại khu vực DSTG vịnh Hạ Long
Bảng 3.4. Đánh giá thái độ của cộng đồng đối với phát triển du lịch

109

6
7
8

9

tại khu vực DSTG vịnh Hạ Long
Bảng 3.5. Đánh giá CSVC, hạ tầng kỹ thuật du lịch tại khu vực
DSTG vịnh Hạ Long
Bảng 3.6. Đánh giá khả năng tiếp cận tại vịnh Hạ Long
Bảng 3.7. Kết quả đánh giá điều kiện phát triển DLDVCĐ tại khu
vực DSTG vịnh Hạ Long
Bảng 3.8. Kết quả phân khu chức năng DLDVCĐ tại khu vực

110
110
112
121

DSTG Hội An
10
11
12
13
14
15

Bảng 3.9. Đánh giá mức độ hấp dẫn của TNDL tại khu vực DSTG
Hội An
Bảng 3.10. Đánh giá mức độ đặc sắc của các không gian văn hóa
theo tiểu khu chức năng tại khu vực DSTG Hội An
Bảng 3.11. Đánh giá thái độ của cộng đồng đối với phát triển du
lịch tại khu vực DSTG Hội An
Bảng 3.12. Đánh giá yếu tố CSVC, hạ tầng kỹ thuật du lịch tại khu

vực DSTG đô thị cổ Hội An

123

Bảng 3.13. Đánh giá khả năng tiếp cận tại tại khu vực DSTG đô thị
cổ Hội An
Bảng 3.14: Kết quả đánh giá điều kiện phát triển DLDVCĐ tại khu
vực DSTG đô thị cổ Hội An

125

vii

123
124
124

127


DANH MỤC HÌNH
TT

Nội dung

Trang

1

Hình 1.1. Quy trình nghiên cứu của luận án


47

2

Hình 2.1. Vị trí làm việc của lao động địa phƣơng

62

3

Hình 2.2. Công việc của lao động địa phƣơng

63

4

Hình 3.1. Bản đồ phân khu chức năng DLDVCĐ tại khu vực DSTG vịnh

107

Hạ Long
5

Hình 3.2. Bản đồ định hƣớng không gian chức năng phát triển DLDVCĐ

117

tại khu vực di sản thế giới vịnh Hạ Long
6


Hình 3.3. Bản đồ phân khu chức năng DLDVCĐ tại khu vực DSTG Hội

122

An
7

Hình 3.4. Bản đồ định hƣớng không gian chức năng phát triển DLDVCĐ
tại DSTG đô thị cổ Hội An

viii

132


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việc một khu vực nào đó của một quốc gia đƣợc UNESCO công nhận là
DSTG, đồng nghĩa với việc nó không còn là tài sản riêng của quốc gia đó mà đã trở
thành tài sản chung của toàn nhân loại. Đi kèm với vinh dự này là hệ thống các quy
định chặt chẽ đƣợc thiết lập nhằm mục đích bảo vệ các giá trị nổi bật toàn cầu mà di
sản đó có đƣợc. Tuy nhiên, khi các quy định bảo vệ đƣợc đặt ra, chắc chắn môi
trƣờng sống, sinh kế của các cộng đồng sống trong hoặc liền kề di sản sẽ bị tác
động. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để cân bằng giữa mục tiêu phát triển kinh tế, đảm
bảo an sinh xã hội và bảo tồn giá trị di sản một cách bền vững.
Trong bối cảnh đó, du lịch với vị thế là ngành kinh tế có tốc độ tăng trƣởng
cao, ổn định và sẽ tiếp tục phát triển mạnh trong tƣơng lai (theo nhận định của
UNWTO [170]) nổi lên nhƣ một giải pháp hữu hiệu để giải quyết mâu thuẫn giữa
phát triển và bảo tồn tại các khu DSTG. Du lịch phát triển đƣợc kỳ vọng sẽ làm

giảm áp lực và có thể dẫn đến việc thay thế hoàn toàn các ngành kinh tế có nguy cơ
ô nhiễm môi trƣờng cao (khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng,…).
Tuy vậy, sự phát triển ồ ạt các loại hình du lịch đại chúng, chạy theo lợi ích
kinh tế có thể gây ra những tác động tiêu cực đến môi trƣờng (tự nhiên và xã hội),
sự bền vững của các DSTG. Điều này lại đặt ra yêu cầu phát triển du lịch bền vững
tại các DSTG - phát triển kinh tế gắn với bảo tồn di sản, đây là vấn đề có tính cấp
thiết. Lý luận và thực tiễn phát triển bền vững cho thấy CĐĐP với tƣ cách là chủ thể
của lãnh thổ du lịch sẽ tham gia tích cực hay tiêu cực vào sự phát triển lãnh thổ tùy
thuộc vào lợi ích họ đƣợc hƣởng từ các hoạt động kinh tế trên lãnh thổ đó. Do đó
CĐĐP sẽ là nhân tố bảo vệ di sản một cách hiệu quả nhất nếu chúng ta có giải pháp
huy động sự tham gia của của họ. Trên thế giới hiện nay, du lịch dựa vào cộng đồng
- DLDVCĐ (Community Based Tourism) đang là một lựa chọn phổ biến với khả
năng giải quyết thấu đáo mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế du lịch và bảo vệ môi
trƣờng tại các điểm đến nói chung và tại các khu DSTG nói riêng.
Tại Việt Nam, ngành du lịch đã có vị trí rất quan trọng, đƣợc Đảng và Nhà
nƣớc đặc biệt quan tâm phát triển và coi đó "là ngành kinh tế mũi nhọn", "chiếm tỷ
trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP, tạo động lực thúc đẩy phát triển KT-XH"
[84]. Đất nƣớc ta có nguồn tài nguyên du lịch rất đa dạng và phong phú. Trong đó
1


đáng chú ý nhất là các di tích, thắng cảnh đã đƣợc UNESCO công nhận là DSTG.
Tính đến tháng 12/2014, Việt Nam đã có 8 trong số hơn 1000 DSTG trên toàn cầu.
Đó là, Quần thể di tích cố đô Huế, Vịnh Hạ Long, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ
Sơn, Vƣờn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Hoàng thành Thăng Long, Thành nhà
Hồ và Quần thể danh thắng Tràng An (-/en/statesparties/vn).
Tại các khu DSTG ở Việt Nam, việc nghiên cứu phát triển DLDVCĐ đã đƣợc thực
hiện ở nhiều mức độ khác nhau, với hƣớng tiếp cận đa dạng. Các công trình nghiên
cứu này đã tạo nền tảng khoa học khá vững chắc và toàn diện cho phát triển
DLDVCĐ tại đây. Tuy nhiên, vẫn cần có thêm những nghiên cứu ở nhiều góc độ

khác nhằm bổ sung và làm phong phú thêm cơ sở lý luận về phát triển DLDVCĐ.
Vịnh Hạ Long và Đô thị cổ Hội An là hai điển hình trong số các DSTG ở
Việt Nam đang chịu áp lực lớn từ việc phát triển kinh tế - xã hội, đô thị hóa và du
lịch. Do đó việc phát triển DLDVCĐ tại đây đƣợc xem là cần thiết để giải tỏa
những áp lực này đồng thời hƣớng tới sự bền vững cho di sản. Cơ sở khoa học cho
phát triển loại hình du lịch này có thể đƣợc xác lập dƣới nhiều góc độ (kinh tế, quản
lý, văn hóa…), nhƣng rõ ràng, các yếu tố thuộc về điều kiện phát triển của mỗi di
sản xuất phát từ chính vị trí địa lý, lịch sử phát triển lãnh thổ cũng nhƣ đặc trƣng về
điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của chúng. Mặt khác, bên trong mỗi di sản sự
phân hóa không gian của các điều kiện phát triển này cũng không đồng nhất. Chính
vì vậy hƣớng nghiên cứu trên cơ sở tiếp cận địa lý nhằm xác lập các không gian
chức năng DLDVCĐ trong điều kiện đặc trƣng của mỗi khu DSTG có thể đƣợc
xem là một bổ sung có ý nghĩa. Đây là tiền đề quan trọng cho việc định hƣớng, quy
hoạch phát triển các sản phẩm DLDVCĐ.
Qua những lập luận trên có thể thấy rằng, nghiên cứu “Cơ sở địa lý cho phát
triển du lịch dựa vào cộng đồng tại các di sản thế giới ở Việt Nam (nghiên cứu
trƣờng hợp vịnh Hạ Long và đô thị cổ Hội An)” là việc làm vừa có ý nghĩa lý luận
vừa có ý nghĩa thực tiễn.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu
- Xác định các luận cứ khoa học theo hƣớng tiếp cận địa lý trong việc phát
triển DLDVCĐ nhƣ một giải pháp quản lý và sử dụng tài nguyên bền vững tại các
DSTG ở Việt Nam.
2


2.2. Nhiệm vụ
Để đạt đƣợc mục đích trên, luận án cần hoàn thành các nhiệm vụ sau:
- Xây dựng cơ sở lý luận về phát triển DLDVCĐ tại vịnh Hạ Long và Hội An;
- Phân tích tiềm năng, hiện trạng phát triển du lịch nói chung và DLDVCĐ

nói riêng tại hai khu di sản;
- Phân khu chức năng DLDVCĐ tại hai khu di sản (khu và tiểu khu);
- Đánh giá tiềm năng phát triển DLDVCĐ theo các tiểu khu của hai khu di sản;
- Đề xuất các giải pháp phát triển DLDVCĐ cho hai khu DSTG ở Việt Nam.
3. Giới hạn nghiên cứu
3.1. Giới hạn về không gian
Về mặt không gian, luận án tập trung nghiên cứu tại hai DSTG là: vịnh Hạ
Long và Đô thị cổ Hội An. Tại hai di sản này, không gian nghiên cứu đƣợc xác định
nhƣ sau:
- Đối với DSTG vịnh Hạ Long: là toàn bộ lãnh thổ hành chính TP Hạ Long
và vùng biển đảo Ngọc Vừng, Cống Đông, Cống Tây (huyện Vân Đồn) thuộc vùng
đệm di sản, có diện tích khoảng 887 km2.
- Đối với khu vực DSTG đô thị cổ Hội An: là toàn bộ lãnh thổ hành chính
(phần đất liền) của TP Hội An (không tính xã đảo Tân Hiệp).
3.2. Giới hạn về thời gian
Đối với các số liệu về hiện trạng du lịch, nguồn lao động tại hai khu vực di
sản đƣợc thu thập từ 2008 - đến năm 2013.
Đối với các số liệu chung về phát triển kinh tế tại hai khu vực di sản đƣợc lấy
đến năm 2014.
3.3. Giới hạn về đối tượng nghiên cứu
Luận án chỉ để cấp đến các di sản thiên nhiên và di sản văn hóa vật thể,
không nghiên cứu các di sản phi vật thể.
4. Luận điểm bảo vệ
Luận điểm 1: Vị trí địa lý, tính đặc thù về tự nhiên, kinh tế - xã hội tạo nên
sự khác biệt về hệ thống tiềm năng DLDVCĐ giữa hai khu di sản vịnh Hạ Long và
đô thị cổ Hội An.
Luận điểm 2: Đặc điểm tiềm năng du lịch, hiện trạng và xu thế phát triển
DLDVCĐ là cơ sở cho định hƣớng không gian về chức năng, loại hình du lịch, sản
3



phẩm du lịch và đề xuất các giải pháp phát triển DLDVCĐ theo các phân khu tại
DSTG vịnh Hạ Long và đô thị cổ Hội An
5. Điểm mới của luận án
Về mặt lý luận: luận án đã xây dựng đƣợc cơ sở lý luận về phân khu chức
năng du lịch dựa vào cộng đồng tại các khu DSTG theo hƣớng tiếp cận địa lý học.
Về mặt thực tiễn: luận án đã xác định đƣợc hệ thống các không gian chức
năng DLDVCĐ tại hai khu di sản làm cơ sở xây dựng định phƣớng phát triển các
sản phẩm DLDVCĐ.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Về mặt khoa học: kết quả nghiên cứu của luận án sẽ chỉ ra những tiềm năng
phát triển DLDVCĐ và lý giải chúng trên quan điểm địa lý học nhằm thấy rõ bản
chất cũng nhƣ quy luật hình thành, phát triển phân bố của chúng. Từ đó tạo tiền đề
cho việc xây dựng các phƣơng pháp khai thác, sử dụng tiềm năng hợp lý và bền
vững. Đồng thời, những vấn đề lý luận, thực tiễn nghiên cứu sẽ góp phần hoàn thiện
về phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu phát triển DLDVCĐ nói chung và
DLDVCĐ tại các khu DSTG nói riêng trên quan điểm địa lý.
Về mặt thực tiễn: kết quả nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học và tài liệu tham
khảo có giá trị cho việc hoạch định chiến lƣợc và thiết kế tổ chức không gian phát
triển DLDVCĐ trong tổng thể phát triển KT - XH chung của Hạ Long và Hội An.
Đồng thời kết quả này là tài liệu chỉ dẫn cho các cấp chính quyền địa phƣơng cụ thể
hóa kế hoạch, tổ chức hoạt động DLDVCĐ, thực thi các giải pháp cho phát triển du
lịch bền vững tại địa phƣơng.
7. Cơ sở tài liệu của luận án
Luận án đƣợc thực hiện dựa trên khối lƣợng tài liệu phong phú, gồm: số liệu
thống kê của các cơ quan quản lý nhà nƣớc có liên quan, các công trình nghiên cứu
của các nhà khoa học, các đề tài, các đề án quy hoạch, chƣơng trình, dự án… Đặc
biệt là các kết quả điều tra, khảo sát của NCS trong quá trình thực hiện luận án (số
liệu điều tra về thái độ của CĐĐP, nhu cầu của khách du lịch, mức độ hấp dẫn của
tài nguyên du lịch…):

Tƣ liệu về bản đồ: bản đồ địa hình tỉ lệ 1/50.000 về khu vực vịnh Hạ Long và
1.10.000 của TP Hội An; bản đồ địa chất tỷ lệ 1/200.000; bản đồ địa mạo đáy biển
và dọc đƣờng bờ vùng biển Hải Phòng - Quảng Ninh từ 0-30m nƣớc tỷ lệ
4


1/100.000; bản đồ địa chính TP Hội An tỷ lệ 1/10.000 (2010), bản đồ quy hoạch sử
dụng đất TP Hội An tỷ lệ 1/10.000 (2010). Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỉnh
Quảng Ninh tỷ lệ 1/100.000 (2010).
Tƣ liệu về dân số, lao động: số liệu thống kê của Chi cục thống kê TP Hội
An, TP Hạ Long; trong quy hoạch tổng thể phát triển KT- XH của Hạ Long và Hội
An.
Số liệu về KT-XH, hiện trạng HĐDL: báo cáo KT-XH các năm của TP Hạ
Long và TP Hội An đƣợc đăng tải trên cổng thông tin điện tử của 2 đơn vị, số liệu
thống kê lƣu trữ của Trung tâm văn hóa thể thao Hội An, phòng Thƣơng mại - Du
lịch Hội An.
Đồng thời, NCS còn tham khảo các quy hoạch ngành và các quy hoạch tổng
thể phát triển KT-XH địa phƣơng; Đề tài nghiên cứu các cấp, các tài liệu download
trên mạng Internet, từ các Website của các trƣờng đại học, của các tạp chí chuyên
ngành, các tổ chức nghiên cứu trên Thế giới và Việt Nam; Các công trình, bài báo
trong quá trình học NCS, các tài liệu thu đƣợc từ thực địa… là cơ sở quan trọng cho
NCS thực hiện và hoàn thành luận án.
8. Cấu trúc của luận án
Luận án gồm 149 trang (cả tài liệu tham khảo), 32 phụ lục (87 trang), 1 sơ
đồ, 4 bản đồ, 15 bảng, 179 tài liệu tham khảo các loại. Ngoài phần mở đầu và kết
luận, nội dung luận án đƣợc cấu trúc trong 3 chƣơng, gồm:
Chƣơng 1. Tổng quan, sơ sở lý luận phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại
các di sản thế giới ở Việt Nam
Chƣơng 2. Tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại
khu vực di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long và di sản văn hóa thế giới đô thị

cổ Hội An
Chƣơng 3. Định hƣớng phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại di sản thiên
nhiên thế giới vịnh Hạ Long và di sản văn hóa thế giới đô thị cổ Hội An

5


PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1. TỔNG QUAN, CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÁT TRIỂN DU LỊCH DỰA VÀO
CỘNG ĐỒNG TẠI CÁC DI SẢN THẾ GIỚI Ở VIỆT NAM
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về du lịch dựa vào cộng đồng
Theo các nhà nghiên cứu du lịch, thuật ngữ DLDVCĐ xuất hiện từ những
năm 1970 [66], mặc dù trƣớc đó (1950 đến 1960), yếu tố CĐĐP đã đƣợc đề cập đến
trong các nghiên cứu, dự án quy hoạch du lịch ở các nƣớc phát triển [119, tr.22]. Sự
ra đời của DLDVCĐ có liên quan đến những hạn chế của ngành du lịch - "mang
trong nó những hạt giống để phá huỷ chính mình" [147, tr.32]. Theo nghiên cứu của
Griffin, từ những năm 1980, đã có nhiều hình thức và chiến lƣợc du lịch đƣợc đề
cập để thay thế cho du lịch đại chúng nhằm hạn chế các tác động tiêu cực có thể xảy
đến đối với lãnh thổ du lịch: Soft/Low Impacts/Green/Eco/Cultural/ -Responsible of
tourism, trong đó có cách tiếp cận cộng đồng (community approachs) (dẫn theo
[154, tr.19]). Tuy nhiên phải đến năm 1985, sau cuốn sách “Du lịch: một cách tiếp
cận cộng đồng” của Murphy (Tourism: A Community Approach), lý thuyết về sự
tham gia của cộng đồng mới thực sự trở thành trung tâm của các giải pháp phát triển
du lịch bền vững, theo nhận định của Pimrawee Rocharungsat [154, tr.19].
Cũng giống nhƣ nhiều lý thuyết khoa học khác, khi mới xuất hiện, DLDVCĐ
đã tạo nên nhiều cuộc tranh luận khoa học sôi nổi về vai trò, ý nghĩa của nó đối với
phát triển bền vững, với hai quan điểm chính:
Sự hoài nghi: Taylor chỉ ra rằng, sự tham gia của ngƣời dân địa phƣơng
thƣờng đƣợc quan tâm nhƣ là chìa khoá để phát triển bền vững và bản thân họ đều

mong muốn đƣợc trở thành một phần của SPDL, để chia sẻ lợi ích cũng nhƣ những
chi phí. Tuy nhiên việc phát triển DLCĐ có thể mở rộng sự khác biệt giữa những
thành viên trong cộng đồng. Điều này có thể trở thành trở ngại cho sự thành công
của các dự án phát triển du lịch [164]. Baum cũng chia sẻ: ý định tốt đẹp về nguyện
vọng phát triển vẫn có thể dẫn đến những sai lầm khi mà cách tiếp cận hời hợt và
không nhận ra đƣợc các đặc trƣng của những cộng đồng liên quan [125]. Trong khi
đó Holland tuyên bố rằng: thậm chí với một kỹ thuật tham gia thực tế tốt nhất và
một cam kết trách nhiệm của địa phƣơng, những mô hình gắn vào những CĐĐP vẫn
tạo nên những rào cản để đạt đƣợc mục đích phát triển du lịch bền vững [137].
6


Sự tin tƣởng: mặc dù vẫn còn những ngƣời hoài nghi về hiệu quả của
DLDVCĐ, nhƣng hầu hết các nhà khoa học đều thống nhất rằng DLDVCĐ sẽ là
một giải pháp tất yếu cho du lịch trong tƣơng lai. Tiêu biểu cho quan điểm này là
Ritchie, ngay từ năm 1993, ông đã dự báo: sự phát triển của DLCĐ sẽ làm thay đổi
ngành du lịch trong tƣơng lai, và theo ông du lịch trong tƣơng lai sẽ tập trung nhiều
hơn đến trách nhiệm của cộng đồng đối với du lịch - (dẫn theo [154, tr.81]. Trƣớc
đó vào năm 1988, Peter Murphy đã đề cập đến vấn đề cộng đồng lập quy hoạch du
lịch nhƣ là một giải pháp để nâng cao vai trò của du lịch trong bảo tồn và là bằng
chứng để chứng minh cho khả năng liên kết giữa CĐĐP với ngành công nghiệp du
lịch để trở thành quan hệ đối tác cùng có lợi tại Bristis Columbia, Canada [148].
Năm 1990, Brian Keogh đã chỉ ra vai trò của việc cung cấp thông tin đầy đủ cho
CĐĐP trong các dự án quy hoạch du lịch có ý nghĩa quan trọng để mang đến sự
thành công cho các dự án [139].
Ở khu vực Đông Nam Á, thuật ngữ DLDVCĐ chính thức xuất hiện và đƣợc
phổ biến rộng rãi ở các nƣớc ASEAN từ năm 1995 nhƣng phải đến năm 2003 nó
mới lần đầu xuất hiện tại Việt Nam [66]. Trƣớc đó vào thập niên 1990, nƣớc ta rất
phổ biến khái niệm DLST, du lịch xanh. Xét về bản chất, những loại hình du lịch
này có nhiều nét tƣơng đồng (đều hƣớng đến việc bảo tồn tài nguyên, bảo vệ môi

trƣờng và mang lại lợi ích cho CĐĐP). Mặc dù xuất hiện chƣa lâu, nhƣng
DLDVCĐ đã thu hút đƣợc đông đảo các nhà khoa học tham gia nghiên cứu. Một số
nhà khoa học tiêu biểu trong lĩnh vực nghiên cứu phát triển DLDVCĐ tại Việt Nam
phải kể đến: Trƣơng Quang Hải [25], Phạm Trung Lƣơng [54,55], Phạm Hoàng Hải
[23,24], Đặng Duy Lợi [47,48], Phạm Quang Anh [2], Trần Đức Thanh [75],
Nguyễn Văn Lƣu [56, 57], Nguyễn Thị Sơn [71], Đỗ Thị Minh Đức [17], Võ Quế
[66], Nguyễn Thị Hải [19, 20], Bùi Thị Hải Yến [119]… Trong các công trình
nghiên cứu của mình các nhà khoa học kể trên đã tập trung làm sáng tỏ khái niệm
về DLDVCĐ, DLCĐ hay DLST; các điều kiện để phát triển DLDVCĐ, DLCĐ,
những bài học thực tiễn trong và ngoài nƣớc.
Về thực tiễn phát triển: với cơ sở lý thuyết phong phú nhƣ vậy, các dự án
DLDVCĐ đã đƣợc triển khai trên khắp thế giới, nhƣng chủ yếu ở các nƣớc đang
phát triển. Ví dụ, dự án phát triển DLDVCĐ tại DSTG Hoàng Sơn của Trung Quốc,
đây là một vùng núi có phong cảnh đẹp, hùng vĩ và đã đƣợc công nhận là Di sản
7


thiên nhiên thế giới (theo các tiêu chí ii, vii và x) năm 1990. DLDVCĐ tại Hoàng
Sơn đƣợc đánh giá là một trong những thành công đáng chú ý nhất [158], thông qua
việc khuyến khích CĐĐP tham gia xây dựng các cơ sở du lịch bổ sung, hỗ trợ dân
làng Fuxi (ngôi làng nằm trong khu vực di sản) xây dựng "Monkey Valley" trở
thành một điểm du lịch hấp dẫn đã trực tiếp làm tăng thu nhập cho ngƣời dân địa
phƣơng. Tại "Monkey Valley", từ năm 1994 đến 1997, điểm du lịch này đã đã đón
tiếp 125 nghìn lƣợt khách, phí vào cửa là 1,2 triệu nhân dân tệ (200 nghìn USD) cho
CĐĐP [136]. Ngoài lợi ích về kinh tế, DLDVCĐ tại đây đã góp phẩn thay đổi nhận
thức của cộng địa phƣơng trong việc bảo vệ môi trƣờng, tài nguyên thiên nhiên.
Tại khu vực Đông Nam Á, DLDVCĐ đã phát triển mạnh ở các nƣớc Thái
Lan, Inđônêsia, Philippin... Ví dụ, dự án phát triển DLDVCĐ tại DSTG ruộng bậc
thang Ifugao (Philippin), đây là một công trình nhân tạo cổ có lịch sử từ 2000 đến
6000 năm trên vùng núi thuộc tỉnh Ifugao (độ cao 1500m) đã đƣợc UNESCO công

nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1995 (tiêu chí iii, iv,v). DLDVCĐ tại
Ifugao bắt đầu đƣợc phát triển từ năm 2003 và đến năm 2006, có 5 tour du lịch
đƣợc tổ chức trên cơ sở lịch thời vụ nông nghiệp trong khu vực. Sự phát triển
DLDVCĐ đã mang đến những lợi ích kinh tế trực tiếp cho CĐĐP. Theo số liệu
thống kê của UNESCO [169], năm 2006 Ifugao đã đón 93.037 lƣợt khách (51.400
lƣợt khách quố tế). Về doanh thu, 74.4% số ngƣời đƣợc khảo sát cho biết có thu
nhập từ du lịch dƣới 6 USD/ngày, 21,6% có thu nhập trên 7 USD/ngày và thu nhập
sẽ cao hơn vào mùa du lịch (57,3% ngƣời đƣợc hỏi có thu nhập >7 USD/ngày).
Ở Việt Nam, nhiều dự án DLDVCĐ đã đƣợc triển khai trên khắp mọi vùng
miền: các thôn bản ở Sa Pa (Thanh Phú, Bản Hồ, Tả Van, San Xả Hồ, Tả Phìn…);
Bắc Hà (Lào Cai); Bản Lác (Mai Châu, Hòa Bình); bên cạnh đó hầu hết các Vƣờn
Quốc Gia, khu bảo tồn thiên nhiên, các khu di sản đều có các mô hình DLCĐ, đáng
chú nhất là Vƣờn Quốc Gia Cúc Phƣơng (Ninh Bình), Hội An (Quảng Nam), vịnh
Hạ Long…. Các dự án kể trên có mức độ thành công, hiệu quả khác nhau tuy nhiên
tất cả đều chỉ ra một điều, DLDVCĐ là một hƣớng đi đúng nhằm bảo vệ tài nguyên,
môi trƣờng trong phát triển du lịch và hƣớng đến một nền du lịch bền vững. Đây
chính là những cơ sở thực tiễn để các nhà khoa học tổng kết, khái quát nhằm làm
phong phú thêm nền tảng lý thuyết về DLDVCĐ.

8


Đối với các công trình nghiên cứu về DLDVCĐ, tùy theo góc độ, quan điểm
và mục đích mà có những hƣớng nghiên cứu khác nhau. Nhƣng tựu chung lại có
một số tiếp cận nổi bật nhƣ sau:
- Hướng tiếp cận cộng đồng tham gia phát triển DLDVCĐ:
Với hƣớng tiếp cận này, cộng đồng điểm đến đƣợc xem nhƣ thành phần quan
trọng nhất hay chính là chìa khóa để phát triển du lịch bền vững theo nhận định của
các tác giả Murphy [147], McIntyre. G và cộng sự [143], Muhanna [146], Niezgoda
và Czernek [149], Matarrita-Cascante và cộng sự [142]. Thậm chí, Figgis và

Bushell còn khẳng định thêm rằng "việc phát triển du lịch và bảo tồn mà phủ nhận
các quyền và sự liên quan của CĐĐP là tự chuốc lấy thất bại nếu không đó cũng là
hành động phi pháp" (dẫn theo [145]). Do vậy vấn đề mấu chốt là làm thế nào để
cộng đồng tham gia có hiệu quả nhất vào loại hình du lịch này. Theo Hamzah và
Khalifah, để phát triển DLDVCĐ cần một cách tiếp cận hệ thống từ nghiên cứu sự
phù hợp của cộng đồng đến việc đảm bảo cơ hội cho cộng đồng tham gia vào
HĐDL [135]. Một tiêu chí quan trọng khác, đó là sự phân phối lợi ích đến tất cả các
hộ gia đình trong cộng đồng và quyền sở hữu, quản lý các hãng kinh doanh thuộc về
cộng đồng theo luận điểm của Goodwin và Santilli [132]. Cùng với đó MatarritaCascante và cộng sự [142], McIntyre và cộng sự [143], Muhanna [146], Niezgoda
và Czernek [149] đều cho rằng để thực hiện đƣợc mục tiêu phát triển du lịch bền
vững, các CĐĐP cần tham gia vào quá trình ra quyết định. Ở khía cạnh khác
Scheyvens.R lại đề cập đến vấn đề CĐĐP phải có đƣợc những biện pháp kiểm soát
đối với du lịch và đƣợc chia sẻ lợi ích một cách công bằng [157]. Tác giả này cũng
để xuất một khuôn khổ trao quyền cho CĐĐP ở bốn khía cạnh (kinh tế, tâm lý, xã
hội và chính trị). Theo Foucat, khi đánh giá về tính bền vững của dự án quản lý
DLST dựa vào cộng đồng tại Ventanilla (Mexico), bà đã nhận thấy rằng thách thức
lớn nhất để các dự án có thể phát triển bền vững đó là: sự gắn kết cộng đồng, chia sẻ
lợi ích công bằng, cam kết cho quản lý và bảo tồn, trong bối cảnh kinh tế, chính trị,
xã hội và môi trƣờng cụ thể [130]. Quỹ châu Á và Viện phát triển ngành nghề nông
thôn Việt Nam cũng đề cao vấn đề phải có sự tham gia của CĐĐP trong việc lập kế
hoạch và quản lý DLCĐ nhƣ là điều kiện tiên quyết để thực hiện thành công DLCĐ
tại địa phƣơng [67].

9


Trong khi đó các nhà nghiên cứu DLCĐ tại Thái Lan thƣờng đề cao các yếu
tố thuộc về năng lực cộng đồng. Wirudchawong chỉ ra: các cộng đồng đƣợc lựa
chọn tham gia phát triển DLCĐ phải trải qua một số bƣớc đào tạo phát triển nhận
thức và kỹ năng phục vụ khách đồng thời làm việc với các bên tham gia du lịch

[171]. Suansri cũng nhấn mạnh, cộng đồng đƣợc lựa chọn để phát triển DLDVCĐ
cần đƣợc chuẩn bị rất kỹ về kỹ năng, đặc biệt là quyền thay đổi hoặc đình chỉ các
HĐDL nếu nó phát triển vƣợt ngoài khả năng quản lý của cộng đồng và mang đến
những tác động tiêu cực [163].
Tuy vậy có thể thấy, trong rất nhiều các tài liệu về phát triển cộng đồng,
DLDVCĐ, các tác giả thƣờng tập trung nhiều vào tầm quan trọng của việc tham gia
hoặc không tham gia của cộng đồng trong quá trình quy hoạch và phát triển du lịch
mà ít đi sâu nghiên cứu cách thức thiết thực để CĐĐP tham gia, làm thế nào để
tham gia, và đến mức độ nào hoặc có cũng ở tầm vĩ mô nhƣ nghiên cứu của
Mbaiwa (2005) và Timothy (1999) theo nhận định của Michael Muganda và cộng
sự [145]. Chỉ có một vài nghiên cứu của Aref và Redzuan [122], MatarritaCascante và cộng sự [142] và Tosun [167] có thực hiện một bƣớc xa hơn để kiểm
tra sự tham gia của cộng đồng trong phát triển du lịch ở cấp cơ sở. Trong các nghiên
cứu này, Tosun nhận thấy CĐĐP ƣa thích vai trò là ngƣời lao động và doanh nhân
trong ngành du lịch. Điều này có thể thấy, có một khoảng trống rất lớn trong lý
thuyết phát triển DLDVCĐ.
- Tiếp cận trên cơ sở nguồn lực du lịch (xác định điều kiện để phát triển):
Đây là một hƣớng nghiên cứu rất phổ biến, tập trung vào việc xác định điều
kiện cần thiết để phát triển DLDVCĐ: theo John Mock (dẫn theo [66]), để phát triển
DLDVCĐ cần một khu vực tài nguyên thiên nhiên hoang dã và CĐĐP - những
ngƣời đã sinh sống hàng ngàn năm, qua nhiều thế hệ trên lãnh thổ đó. Cùng quan
điểm với John Mock, Damira Raeva khi tổng kết đánh giá hiệu quả của dự án "Hỗ
trợ DLDVCĐ ở Kyrgyzstan" cho rằng cách tiếp cận cộng đồng chỉ phù hợp với
vùng nông thôn, nơi mà có ít nguồn thu nhập thay thế và mối quan hệ xã hội còn
chặt chẽ [153]. Theo tài liệu hƣớng dẫn phát triển DLCĐ của Quỹ châu Á và Viện
nghiên cứu và phát triển ngành nghề nông thôn Việt Nam [67], các khu vực có
TNDL (văn hóa và tự nhiên) là nơi có thể làm đƣợc du lịch. Tuy nhiên, tài liệu này
cũng nhấn mạnh để chắc chắn hình thành và phát triển đƣợc DLCĐ thì ngoài các
10



TNDL trên cần phải có các yếu tố hạ tầng tốt (chỗ ở, giao thông, thông tin, dịch vụ
khách trong khu vực DLCĐ hoặc lân cận, an toàn sức khỏe trong khu vực DLCĐ và
lân cận, nguồn nhân lực, mua sắm, dịch vụ đi lại, nƣớc, năng lƣợng và thoát nƣớc,
nguồn tài chính). Trần Đức Thanh và cộng sự cũng chỉ ra để phát triển DLDVCĐ cần
thiết phải có TNDL, các yếu tố CSVC kỹ thuật, giao thông vận tải, dịch vụ hỗ trợ, sự
sẵn sàng tham gia của cộng đồng và các chủ trƣơng chính sách của chính quyền [75,
tr.49-54].
Nhƣ vậy, theo hƣớng tiếp cận này để phát triển DLDVCĐ cần thiết phải có
nguồn TNDL, CĐĐP và một không gian lãnh thổ phù hợp cũng nhƣ các yếu tố hỗ
trợ khác.
- Hướng tiếp cận dưới góc độ kinh tế và quản lý du lịch:
Có một thực tế là, không phải tất cả các dự án phát triển DLDVCĐ đều đem
đến thành công, rất nhiều trong số đó là những thất bại. Mader chỉ ra rằng
DLDVCĐ nông thôn diễn ra tại những khu vực khó khăn, đƣợc tạo ra với ý định
tốt, nhƣng một số dự án lại bị bỏ không khi áp lực chính trị, sự đố kỵ gia tăng hoặc
không có du khách. Những nhà phát triển có thể nói đến việc tích hợp cộng đồng
vào du lịch nhƣng bản thân họ hiếm khi thâm nhập vào cộng đồng và tự hỏi xem
cộng đồng thực sự muốn gì, thay vào đó các hoạt động lại đƣợc áp đặt một cách
máy móc từ trên xuống (dẫn theo [154, tr.21]). Các nhà khoa học cũng đã chỉ ra
những giới hạn của hình thức du lịch này, trƣớc hết đó là khó khăn về quy mô,
DLDVCĐ sẽ tiếp tục chiếm một phân khúc nhỏ, hay sẽ có khả năng hấp thụ một
lƣợng khách lớn hơn và qua đó cung cấp cơ hội việc làm nhiều hơn cho cộng đồng
vẫn là một câu hỏi lớn [165, tr.12]. Vậy làm thế nào để phát triển DLDVCĐ có hiệu
quả, và làm cho hình thức du lịch này thực sự phát huy đƣợc vai trò của nó. Đây là
câu hỏi thu hút đƣợc sự quan tâm của rất nhiều học giả.
Nicole Häusler thấy rằng trong các đề nghị tài trợ của các doanh nghiệp
DLDVCĐ tại Châu Phi và Châu Á, các nhà tài trợ thƣờng xem xét các vấn đề về sự
tham gia, giới, trao quyền và tăng cƣờng năng lực theo các tiêu chí của họ mà thiếu
đí kế hoạch kinh doanh, quản trị, chiến lƣợc maketing, phát triển sản phẩm, nhóm
đối tƣợng mục tiêu, và sự hợp tác với các doanh nghiệp tƣ nhân hoặc các kênh

truyền thông (dẫn theo [160, tr.34]). Trong khi đó David Barkin lƣu ý, du lịch hiếm
khi có thể là chính, hoặc trở thành cơ sở thu nhập chính cho cộng đồng. Thay vào
11


đó, "du lịch phải là một phần của một khái niệm rộng lớn hơn của nền kinh tế miền
núi có tính đến khai thác bền vững các nguồn tài nguyên, thỏa mãn nhu cầu cơ bản
(tự túc) và địa phƣơng quản lý (cũng nhƣ kiểm soát và lãnh đạo)" (dẫn theo [165,
tr.8]). Tại Scotland, theo Bryden, du lịch hoạt động cho phát triển cộng đồng bởi vì
nó tồn tại bên cạnh các doanh nghiệp sử dụng đất khác (dẫn theo [165, tr.9]).
Cũng trên góc độ kinh tế, Damira Raeva chỉ ra, để dự án (DLDVCĐ) phát
huy hiệu quả trƣớc khi triển khai cần thiết phải phân tích các tiềm năng phát triển
du lịch trong khu vực thông qua việc tiến hành nghiên cứu thị trƣờng và yêu cầu sự
cam kết của các bên liên quan có tiềm năng [153]. Boronyak và cộng sự lại cho
rằng, để DLDVCĐ có thể phát huy vai trò cần thiết phải tạo lập đƣợc một đội ngũ
quản lý hiệu quả; xây dựng đƣợc quy chế kiểm soát chất lƣợng cho từng phần trong
chu trình quản lý; quản lý đƣợc rủi ro và sự thay đổi của hoàn cảnh; cần tiến hành
đánh giá liên tục đối với công tác quản lý. Các tác giả này cũng nhấn mạnh
DLDVCĐ đòi hỏi một cách tiếp cận dài hạn, hƣớng đến mục đích tối đa hóa lợi ích
cho CĐĐP và hạn chế những tác động tiêu cực của du lịch đối với cộng đồng cũng
nhƣ tài nguyên - môi trƣờng của họ [124].
Tóm lại, dƣới góc độ kinh tế và quản lý để phát triển DLDVCĐ cần phải tiến
hành nghiên cứu thị trƣờng, đề ra chiến lƣợc kinh doanh, gắn du lịch với các ngành
kinh tế khác của địa phƣơng, xây dựng đội ngũ quản lý, và quan trọng nhất là phải
có cách tiếp cận phù hợp với từng giai đoạn phát triển.
- Hướng tiếp cận nghiên cứu sự tham gia của các bên trong phát triển
DLDVCĐ:
Để DLDVCĐ thực sự mang lại lợi ích cho cộng đồng và bảo tồn, điều quan
trọng là phải xác định đƣợc các bên tham gia hoặc có ảnh hƣởng đến các điểm đến
du lịch. Đây cũng là vấn đề nghiên cứu đƣợc rất nhiều công trình khoa học về phát

triển DLDVCĐ đề cập đến. Theo Pimrawee Rocharungsat, có 4 thành phần liên
quan đến phát triển DLDVCĐ, bao gồm: CĐĐP, những ngƣời ra quyết định, các
nhà khai thác du lịch và khách du lịch [154, tr.81]. Còn Eileen Gutierrez và cộng sự
lại đƣa ra 27 thành phần và yếu tố có ảnh hƣởng và tác động đến một điểm đón
khách du lịch [133, tr.19]. Boronyak và cộng sự cũng đã chỉ ra 11 bên tham gia phát
triển DLDVCĐ [124, tr.16]. Theo Bùi Thanh Hƣơng và Nguyễn Đức Hoa Cƣơng,
có 4 thành phần cơ bản tham gia phát triển DLDVCĐ, bao gồm: thành phần tƣ
12


nhân, CĐDC địa phƣơng, các cấp lãnh đạo địa phƣơng, các tổ chức hỗ trợ và phát
triển và các tổ chức đào tạo năng lực địa phƣơng [41, tr.5-6].
Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau về các bên liên quan đến phát triển
DLDVCĐ, tuy nhiên số lƣợng nhiều hay ít là do mức độ chi tiết trong các công
trình nghiên cứu mà thôi. Về bản chất có thể việc phát triển DLDVCĐ cần quan tâm
đến các thành phần cơ bản sau: CĐĐP, chính quyền các cấp, các công ty du lịch,
các thành phần hỗ trợ, và khách du lịch.
Qua những phân tích ở trên có thể rút ra những nhận xét sau:
Các nghiên cứu đã bao hàm rất nhiều nội dung, phƣơng diện khác nhau nhằm
trả lời cho câu hỏi "làm thế nào để phát triển DLDVCĐ một cách hiệu quả nhất?".
Đây là những công trình có nghĩa lý luận và thực tiễn rất lớn là tiền đề quan trọng
để xây dựng cơ sở lý luận cho luận án.
Tuy nhiên, vẫn còn những vấn đề cơ bản về lý thuyết DLDVCĐ cần tiếp tục
đƣợc làm rõ, đó là: Làm sao để lựa chọn đƣợc cách tiếp cận DLDVCĐ phù hợp
nhất với một điểm đến? Cơ sở lý luận về không gian phát triển DLDVCĐ tại các
điểm đến? Cấu trúc cộng đồng tham gia phát triển du lịch? DLDVCĐ sẽ trải qua
những giai đoạn phát triển nào? Vai trò của các bên tham gia phát triển DLDVCĐ
theo giai đoạn khác nhau?...
Trong khuôn khổ luận án NCS sẽ cố gắng giải quyết một phần những tồn tại
về mặt lý thuyết thông qua hƣớng tiếp cận địa lý nhằm tìm ra giải pháp về không

gian phát triển DLDVCĐ tại các DSTG ở Việt Nam.

1.1.2. Các nghiên cứu địa lý phục vụ phát triển du lịch dựa vào cộng đồng
Trƣớc hết đối với các nghiên cứu địa lý du lịch nói chung, trên thế giới và Việt
Nam nghiên cứu địa lý phục vụ phát triển du lịch rất phổ biến, với nhiều hƣớng nghiên
cứu khác nhau. Tuy nhiên có thể nhận thấy 3 vấn đề chung nhất thƣờng đƣợc đề cập
trong nghiên cứu này là xác định lập phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu,
đánh giá tài nguyên du lịch (hoặc tổng thể) và tổ chức lãnh thổ du lịch [2].
Đối với các nghiên cứu nhằm xác lập phƣơng pháp luận và phƣơng pháp
nghiên cứu địa lý du lịch, đáng chú ý là các công trình của Pirojnik (1985), Butler
(1990), Robinson và Cummings (1991) (dẫn theo [2]), Milesca (1963), Petrescu
(1973), Buchovarop (1979) (dẫn theo [100]). Ở Việt Nam hƣớng nghiên cứu này
đáng chú ý là công trình "Địa lý du lịch" của Nguyễn Minh Tuệ và cộng sự [99], đã
13


đƣa ra đƣợc những khái niệm, quan điểm, phƣơng pháp, đối tƣợng nghiên cứu của
địa lý du lịch.
Đối với hƣớng nghiên cứu đánh giá tài nguyên du lịch hay đánh giá các tổng
thể tự nhiên phục vụ phát triển du lịch, đáng chú ý là các công trình nghiên cứu của
Mukhina (1973), Ashworth (1992), Boniface và Cooper (1993) (dẫn theo [2]). Ở
Việt Nam hƣớng nghiên cứu này rất phổ biến, và đƣợc thể hiện dƣới một số dạng
nhƣ sau: đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên cho mục đích du lịch
(Đặng Duy Lợi [47], Lê Thông [83]), đánh giá cảnh quan (Phạm Hoàng Hải và
cộng sự [22]), đánh giá sinh thái cảnh quan (Phạm Quang Anh [2], Nguyễn An
Thịnh [82])…
Đối với hƣớng nghiên cứu tổ chức lãnh thổ du lịch, đây là một trong những
vấn đề đƣợc quan tâm hàng đầu của địa lý du lịch, với các công trình nghiên cứu
của Kotliarov (1978), Mironeko và Tirodokholebok (1981), M.Buchovarov (1982),
Pirojnik (1985), Ngô Tất Hổ (1998) (dẫn theo [100]), Vũ Tuấn Cảnh, Đặng Duy Lợi

(1995) (dẫn theo [2]), Nguyễn Minh Tuệ (1997) [99], Trƣơng Quang Hải và cộng
sự (2006) [25]… Những công trình này đã chỉ ra 4 hình thức cơ bản của tổ chức
lãnh thổ du lịch, gồm: hệ thống lãnh thổ du lịch, cụm tƣơng hỗ phát triển du lịch,
thể tổng hợp lãnh thổ du lịch và vùng du lịch. Cùng với đó và hệ thống các cấp phân
vị, nguyên tắc và phƣơng pháp tổ chức lãnh thổ du lịch.
Thứ hai là các nghiên cứu địa lý phục vụ phát triển DLDVCĐ và các loại
hình du lịch tƣơng tự. Cũng giống nhƣ hƣớng nghiên cứu địa lý du lịch nói chung,
các nghiên cứu dạng này cũng tập trung vào việc phân tích, đánh giá tiềm năng,
hiện trạng, đánh giá điều kiện tự nhiên, đánh giá tài nguyên, đánh giá cảnh quan
(hoặc sinh thái cảnh quan)… cho phát triển DLST, du lịch xanh, du lịch sinh thái
dựa vào cộng đồng. Kết quả của các công trình này thƣờng hƣớng đến việc lập quy
hoạch, phân vùng hoặc tổ chức lãnh thổ du lịch DLDVCĐ. Các tác giả tiêu biểu
trong lĩnh vực nghiên cứu này có thể kể tới Trƣơng Quang Hải [25], Phạm Quang
Anh [2], Phạm Hoàng Hải [24], Đặng Duy Lợi [47], Phạm Trung Lƣơng [53,54],
Nguyễn Thị Sơn [71], Trần Đức Thanh [75], Nguyễn Xuân Trƣờng [96]…
Khái quát các kết quả nghiên cứu địa lý trong phát triển DLDVCĐ (và các
loại hình tƣơng tự) nói riêng và du lịch nói chung cho thấy những vấn đề lý luận cơ
bản sau đây:
14


Về đánh giá tài nguyên du lịch: Đối tƣợng phổ biến nhất là đánh giá từng
loại tài nguyên (địa chất - địa mạo, địa hình, khí hậu, đa dạng sinh học…) hoặc
đánh giá tổng hợp (điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan) bằng
phƣơng phƣơng đánh giá mức độ thích hợp (hoặc không thích hợp). Đây là phƣơng
pháp sử dụng cả hình thức định tính (đánh giá thẩm mỹ, mức độ hài lòng…) và định
lƣợng hoặc bán định lƣợng (đánh giá kinh tế, đánh giá sinh học, đánh giá kỹ
thuật…) trên cơ sở các bộ tiêu chí (và trọng số của chúng) nhằm xác định xem một
loại tài nguyên hoặc toàn bộ lãnh thổ đó có thích hợp phát triển một loại hình du
lịch nào đó không.

Về định hƣớng phát triển: Hầu hết các nghiên cứu đều tiến đến phân chia
lãnh thổ nghiên cứu thành các không gian khác nhau cho phát triển du lịch. Các
hình thức phân chia chủ yếu là phân vùng du lịch, phân vùng địa lý tự nhiên, phân
vùng cảnh quan (sinh thái cảnh quan) phục vụ phát triển du lịch hoặc xác định các
tuyến, điểm du lịch, khu du lịch… Cơ sở của các định hƣớng này đƣợc xác định dựa
trên sự phân hóa không gian của các điều kiện phát triển du lịch (điều kiện tự nhiên,
tài nguyên, kết cấu hạ tầng, CSVC kỹ thuật, lao động, hiện trạng hoạt động…).
Tóm lại, từ việc tổng quan các công trình nghiên cứu địa lý phục vụ phát
triển du lịch nói chung và DLDVCĐ nói riêng cho thấy:
- Hệ thống các nghiên cứu địa lý du lịch rất phong phú, đa dạng và đã tạo
nên một hệ thống cơ sở lý luận vững chắc về hƣớng tiếp cận này trong việc giải
quyết các vấn đề liên quan đến phát triển du lịch;
- Các công trình nghiên cứu phát triển DLDVCĐ dƣới góc độ địa lý tại Việt
Nam chƣa nhiều, đặc biệt đối việc nghiên cứu phát triển DLDVCĐ tại các DSTG.
- Việc phân chia không gian nhằm định hƣớng phát triển du lịch là một kết
quả phổ biến trong các nghiên cứu dạng này. Tuy nhiên, việc phân chia các không
gian này chủ yếu dựa trên các yếu tố tự nhiên mà ít xem xét các yếu tố nhân văn của
lãnh thổ.
Từ những phân tích kể trên, NCS nhận thấy việc tiếp cận địa lý học nhằm
xác định các không gian chức năng phát triển DLDVCĐ tại các DSTG ở Việt Nam
trên cơ sở phân tích, đánh giá điều kiện phát triển (đặc biệt là các yếu tố văn hóa
cộng đồng) là việc làm có cơ sở khoa học và đảm bảo tính mới trong nghiên cứu.

15


×