Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

Thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán cà phê nhân giữa công ty Nước Ngoài và doanh nghiệp Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (897.03 KB, 56 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài
Hiện nay khi mà tình hình Kinh tế - Tài chính thế giới đang có nhiều biến

động theo chiều hướng xấu, nền kinh tế các Quốc gia trên thế giới đang trải qua
những thời kì khó khăn do lạm phát tăng cao, biến động tỷ giá, các cuộc đổ vỡ
và khủng hoảng nợ công của các nước sử dụng đồng tiền chung Châu Âu như Hy
Lạp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha....Các cuộc xung đột vũ trang tại các nước Châu
phi như Libya, Ai cập và các nước thuộc khối Ả Rập, rồi đến các hiện tượng
thiên tai như động đất, sóng thần, lũ lụt xảy ra liên tiếp ở Nhật Bản, Indonesia,
Thổ Nhĩ Kỳ, Thái Lan....Đã kéo theo thị trường Chứng khoán, Bất động sản, thị
trường Tiền tệ, Vàng và thị trường hàng hóa biến động thất thường gây ảnh
hưởng rất lớn đến nền kinh tế của các quốc gia đang phát triển trong đó có Việt
Nam.
Nền kinh tế Việt Nam đã trải qua thời kỳ khó khăn để có thể đứng vững và
phục hồi sau tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Việc thực hiện triệt để
các giải pháp chủ yếu nhằm mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô
và bảo đảm an sinh xã hội theo Nghị quyết 11 của chính phủ đã tạo được những
kết quả tích cực trên nhiều lĩnh vực của kinh tế Việt Nam. Điển hình nhất là
trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản - vốn được xem là một trong những ngành
mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam thời kỳ hội
nhập kinh tế quốc tế.
Trong các mặt hàng xuất khẩu nông sản của Việt Nam, cà phê là loại nông
sản xuất khẩu quan trọng có giá trị lớn thứ hai sau gạo. Ngành cà phê Việt Nam
chủ yếu hướng tới xuất khẩu, với lượng xuất khẩu chiếm 95% sản lượng sản

1



xuất, chiếm 13,5% tổng sản lượng toàn cầu và chiếm 18% thị phần giao dịch cà
phê nhân trên toàn thế giới. Với diện tích cà phê khoảng 540.000 hécta cho sản
lượng trung bình hàng năm từ 1,1 – 1,2 triệu tấn, cà phê đã đóng góp 2% vào
GDP cả nước và tạo công ăn việc làm cho trên 1 triệu người. Thành quả trên có
được chính từ tiến trình đẩy mạnh “ Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước”
tạo điều kiện cho doanh Nghiệp Việt Nam tận dụng mọi cơ hội tăng cường xuất
khẩu và một trong những yếu tố quan trọng quyết định thành công của tiến trình
xuất khẩu là quy trình ký kết – thực hiện hợp đồng.
Qua thời gian làm việc trong lĩnh vực cà phê và quá trình tiếp thu các kiến
thức về hợp đồng thương mại quốc tế được giảng dạy bởi các giảng viên trường
Đại học Luật TP HCM. Tôi quyết định chọn đề tài "Thực tiễn ký kết và thực
hiện hợp đồng mua bán cà phê nhân giữa công ty Nước Ngoài và doanh nghiệp
Việt Nam" cho bài tiểu luận tốt nghiệp với mục đích nêu lên những trải nghiệm
thực tế đúc kết được trong suốt quá trình làm việc và học hỏi không ngừng về
giao dịch mua bán cà phê.
2.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

Đối tượng: Hợp đồng mua bán cà phê nhân
Phạm vi nghiên cứu: Quá trình thực hiện hợp đồng giữa công ty nước ngoài và
doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Giới hạn trong phạm vi giao
hàng theo điều kiện FOB và chủ yếu là giao dịch giữa doanh nghiệp Việt Nam
với các công ty kinh doanh nước ngoài (Trading House).
3.

Kết cấu luận văn
Tên đề tài: "Thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán cà phê nhân

giữa công ty Nước Ngoài và doanh nghiệp Việt Nam"


2


Bố cục luận văn: Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm có 3
chương:
Chương 1: Quá trình đàm phán, ký kết hợp đồng mua bán cà phê nhân giữa
công ty Nước Ngoài và doanh nghiệp Việt Nam
Chương 2: Tổ chức thực hiện hợp đồng mua bán cá phê nhân giữa công ty
Nước Ngoài và doanh nghiệp Việt Nam
Chương 3: Những vấn đề phát sinh - Tranh chấp sau khi thực hiện hợp đồng

Một số hình ảnh về cà phê Việt Nam

3


CHƯƠNG I: QUÁ TRÌNH ĐÀM PHÁN, KÝ KẾT HỢP
ĐỒNG MUA BÁN CÀ PHÊ NHÂN GIỮA CÔNG TY NƯỚC
NGOÀI VÀ DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
I.

Giới thiệu tổng quan về cà phê nhân của Việt nam
1.

Tình hình xuất khẩu cà phê nhân Việt nam năm 2010-2011
Theo số liệu thống kê mới nhất của Bộ Nông nghiệp Mỹ, Việt Nam tiếp tục

đứng thứ hai về sản lượng cà phê trong niên vụ 2010-2011, sau Brazil, Colombia
thứ 3 và Indonesia vị trí thứ 4. Bộ Nông nghiệp Mỹ vừa công bố thứ hạng của

các nhà sản xuất cà phê thế giới niên vụ 2010/11 (tháng 10/2010 – tháng 9/2011)
với sản lượng như sau:
Bảng sản lượng cà phê xuất khẩu của các nước năm 2010-2011
Thị trường

Sản lượng (nghìn bao)
Tổng (Arabica và
Robusta)
Arabica

Brazil
Việt Nam
Colombia
Indonesia
Ấn Độ
Ethiopia
Honduras
Peru
Guatemala
Mexico
Nicaragua
El Salvador
Costa Rica
Bờ Biển Ngà

54.500
18.725
9.500
9.325
5.100

4.400
4.000
4.000
3.910
3.700
2.000
1.700
1.575
2.100

Robusta

41.800
575
9.500
1.375
1.100
4.400
4.000
4.000
3.900
3.500
2.000
1.700
1.575
*

4

12.700

18.150
*
7.950
3.600
*
*
*
*
*
*
*
*
2.100


Uganda
Malaysia
Thái Lan
Cameroon
Togo

1.900
1.000
900
525
525

*
*
*

*
*

1.900
1.000
900
525
525

Bộ nông nghiệp cũng báo cáo về tổng sản lượng cà phê của Việt Nam vụ
2010/11 vừa qua đạt 1,125.768 tấn, tương đương 18,762.800 bao, tăng 5.6% so
với vụ trước. Xuất khẩu cà phê của Việt nam trong niên vụ 2010-2011 chiếm
khoảng 14% sản lượng cà phê toàn cầu. Cà phê Việt Nam được xuất khẩu đi
khoảng hơn 90 nước trên thế giới. Cà phê xuất khẩu năm 2010-2011 chiếm tới
91% sản lượng của toàn ngành.
Bảng thống kê số lượng cà phê xuất khẩu của Việt nam niên vụ 2010-2011
Thời điểm
Tháng 10
Tháng 11
Tháng 12
Tháng 1
Tháng 2
Tháng 3
Tháng 4
Tháng 5
Tháng 6
Tháng 7
Tháng 8
Tháng 9
Tổng 2010-2011


Khối lượng XK
Tấn (MTS)
66,819.00
76,737.00
92,915.06
130,624.12
83,944.00
139,177.00
145,423.00
103,629.12
78,373.00
78,113.00
77,278.60
52,735.10
1,125,768.00

5


Dự báo, trong những tháng cuối năm 2011 giá xuất khẩu cà phê của Việt
nam tiếp tục duy trì ổn định, dao động trong khoảng 2.300 – 2.420 USD/tấn.
Trong cả năm 2011, xuất khẩu cà phê dự kiến sẽ đạt khoảng 1,2 triệu tấn, với
kim ngạch thu về 2,4 – 2,5 tỷ USD
2.

Các loại cà phê nhân xuất khẩu
Cà phê là tên một chi thực vật thuộc họ Thiến thảo (Rubiaceae). Họ này bao

gồm khoảng 500 chi khác nhau với trên 6.000 loài cây nhiệt đới. Chi cà phê bao

gồm nhiều loài cây lâu năm khác nhau. Tuy nhiên, không phải loài nào cũng
chứa caffein trong hạt, một số loài khác xa với những cây cà phê ta thường thấy.
Chỉ có hai loài cà phê có ý nghĩa kinh tế. Loài thứ nhất có tên thông thường
trong tiếng Việt là cà phê chè (tên khoa học: Coffea arabica), đại diện cho
khoảng 61% các sản phẩm cà phê trên thế giới. Loài thứ hai là cà phê vối (tên
khoa học: Coffea canephora hay Coffea robusta), chiếm gần 39% các sản phẩm
cà phê. Ngoài ra còn có Coffea liberica và Coffea excelsa (ở Việt Nam gọi là cà
phê mít) với sản lượng không đáng kể.
Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai trên thế giới. Hiện nay Việt
Nam xuất khẩu chủ yếu 2 loại cà phê nhân là Robusta và Arabica
2.1. Cà phê Robusta : (hay còn gọi là cà phê Vối, cà phê Rô )
2.1.1. Khái quát về cà phê Robusta
Cà phê Robusta có tên khoa học: Coffea canephora hoặc Coffea robusta
Cà phê Robusta hay còn gọi là cà phê vối thuộc loài thực vật Coffea
Canephora Pierre ex A. Froehner. Đây là giống cà phê thích nghi tốt với khí hậu
và thổ nhưỡng trên vùng đất đỏ bazan – Tây Nguyên trù phú với độ cao trên

6


500m so với mặt nước biển. Là loại cà phê phổ biến nhất ở Việt Nam chiếm hơn
90% sản lượng hằng năm. Giống cà phê Robusta được trồng chủ yếu có xuất xứ
từ Ethiopia, đã được đưa về trồng ở Ả rập nên thường gọi là giống cà phê Môkka. (Môk-ka là tên một thành phố cảng sầm uất của thế giới Ả rập giao thương
với bên ngoài trước khi có kênh đào Suez). Ở Việt Nam lấy giống lại từ quần
đảo Java của Indonesia.
Cây cà phê Robusta có dạng cây gỗ hoặc cây bụi, chiều cao của cây trưởng
thành có thể lên tới 10 m. Dể trồng và chăm sóc, có sức đề kháng sâu bệnh cao.
Cà phê Robusta ưa sống ở vùng nhiệt đới, độ cao thích hợp để trồng cây là dưới
1000 m. Nhiệt độ ưa thích của cây khoảng 24-29°C, lượng mưa khoảng trên
1000 mm. Cây cà phê Robusta cần nhiều ánh sáng mặt trời. Thông thường, loại

cà phê này sẽ cho thu hoạch sau 2-3 năm. Cây cho hạt trong khoảng từ 20 đến 30
năm. Quả cà phê có hình tròn, hạt cà phê hình bàn cầu tròn và thường là 2 hạt
trong 1 trái.
Cà phê Robusta có mùi vị đắng gắt, nước có màu nâu sánh, không chua. Cà
phê Robusta thường được dùng cho những loại cà phê có giá tương đối và tỉ lệ
cafeine đòi hỏi cao, Hàm lượng caffein trong hạt cà phê Robusta khoảng 2-4%.
Hàm lượng cafein này đã tạo nên một loại cà phê Robusta đặc sắc phù hợp với
khẩu vị của người dân Việt Nam nhưng quá đậm đặc với người nước ngoài. Cà
phê Robusta chứa hàm lượng caffein cao hơn và có hương vị không tinh khiết
bằng cà phê Arabica, do vậy mà được đánh giá thấp hơn. Giá một bao cà phê
Robusta thường chỉ bằng một nửa so với cà phê Arabica
Khoảng 39% các sản phẩm cà phê được sản xuất từ loại cà phê Robusta.
Nước xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất thế giới là Việt Nam. Các nước xuất

7


khẩu quan trọng khác gồm Côte d’Ivoire, Uganda, Brasil, Ấn Độ. Hiện nay gần
90% diện tích cà phê ở Việt Nam được trồng cà phê Robusta.
2.1.2. Các loại cà phê Robusta xuất khẩu
Cà phê Robusta được xuất khẩu chủ yếu là các loại cà phê theo tiêu
chuẩn. Ngoài ra, do có sự đầu tư các thiết bị máy móc hiện đại và áp dụng
công nghệ mới vào chế biến sản phẩm nên các nhóm hàng chất lượng cao,
hàng được cấp chứng chỉ và hàng theo tiêu chuẩn của Nestle cũng được các
doanh nghiệp chào bán ra thị trường thế giới.
Bảng mô tả chất lượng cà phê Robusta xuất khẩu

8



2.2.

Cà phê Arabica ( hay còn gọi là Cà phê chè )

2.2.1. Khái quát về cà phê Arabica
Cà phê Arabica có tên khoa học: Coffea arabica (Đây là loài thuộc họ Cà
phê (Rubiaceae), chi Cà phê (Coffea), Tên tiếng Anh: Arabica coffee. Tên tiếng
Việt: Cà phê chè (do loài cà phê này có lá nhỏ, cây thường tỉa thấp giống cây
chè, một loài cây công nghiệp phổ biến ở Việt Nam).
Cà phê Arabica có nguồn gốc ở cao nguyên Jimma ở tây nam Etiopia và
cao nguyên Boma ở đông nam Sudan. Tuy nhiên, nó được trồng trọt đầu tiên bởi
người Ả rập ở thế kỉ 14 và được giới thiệu rộng rãi trên thế giới ở thế kỉ 17. Cà
phê Arabica được mô tả đầu tiên bởi nhà sinh vật học Linnaeus (Thụy Điển) vào
năm 1753. Cà phê Arabica được trồng ở những vùng đất cao, cận nhiệt đới:
khắp châu Mỹ Latin, Trung và Đông Phi, Ấn Độ, và vài vùng ở Indonesia
Cây cà phê Arabica ưa sống ở vùng núi cao. Người ta thường trồng nó ở độ
cao từ 1000-1500 m, nhiệt độ từ 16-25°C, lượng mưa khoảng trên 1000 mm. Cây
cà phê Arabica trưởng thành có dạng bụi cây lớn, tán lớn, cành thon dài. Lá mọc
đối xứng, cuống ngắn 0.4 – 1.2 cm. Lá có hình oval, nhọn ở hai đầu, rìa lá quăn,
mềm và rũ xuống. Chiều dài của lá khoảng 7 – 20 cm, rộng 4 – 6 cm. Mặt lá
nhẵn, mặt trên lá có màu xanh thẳm, mặt dưới xanh nhạt hơn Quả hình bầu dục,
mỗi quả chứa hai hạt cà phê.
Cà phê chè sau khi trồng khoảng 4 đến 5 năm thì bắt đầu thu hoạch. Cà phê
Arabica là loài có giá trị kinh tế nhất trong số các loài cây cà phê. Nó chiếm 61%
các sản phẩm cà phê toàn thế giới. Trên thị trường, cà phê Arabica được đánh giá
cao hơn cà phê Robusta vì có hương vị thơm ngon và chứa ít hàm lượng caffein
hơn. Hàm lượng caffein trong hạt cà phê Arabica chỉ khoảng 1-2%.

9



Cà phê Arabica luôn có giá cao gấp 2 lần cà phê Robusta. Một bao cà phê
chè (60 kg) thường có giá cao gấp 2 lần một bao cà phê vối. Ngoài ra, cà phê
Arabica được chế biến theo phương pháp ướt – một phương pháp đòi hỏi đầu tư
lớn về trang thiết bị và tạo sản phẩm chọn lọc có chất lượng cao. Cà phê Arabica
còn được gọi là Brazilian Milds nếu nó đến từ Brasil, gọi là Colombian Milds
nếu đến từ Colombia, và gọi là Other Milds nếu đến từ các nước khác.
Brasil và Colombia là hai nước xuất khẩu chính loại cà phê Arabica, chất
lượng cà phê của họ được đánh giá cao nhất. Các nước xuất khẩu khác gồm có
Ethiopia, Mexico, Guatemala, Honduras, Peru, Ấn Độ,Việt nam
Hiện nay gần 10% diện tích cà phê ở Việt Nam trồng cà phê Arabica, chủ
yếu là ở Quảng Trị, Nghệ An, Sơn La, và một ít vùng của Lâm Đồng. Lý do khó
phát triển cà phê Arabica do độ cao ở Việt Nam không phù hợp, những vùng
chuyên canh cà phê ở Việt Nam như Buôn Ma Thuột Đắk Lắk, Bảo Lộc Lâm
Đồng... đều chỉ có độ cao từ 500-1000m so với mực nước biển, loài cây này lại
nhiều sâu bệnh hại nên không kinh tế bằng trồng cà phê Robusta nếu trồng ở
Việt Nam.
2.2.2. Các loại cà phê Arabica xuất khẩu
Việt nam chủ yếu xuất khẩu cà phê Arabica theo 4 chất lượng sau;
-

Cà phê Arabica loại 2, sàng 13

-

Cà phê Arabica loại 1, sàng 14

-

Cà phê Arabica loại 1, sàng 16


-

Cà phê Arabica loại 1, sàng 18

10


Bảng mô tả chất lượng cà phê Arabica xuất khẩu

LOẠI
GRADE

CỠ
SÀNG
SCREEN

ĐỘ ẨM
( tối đa)
MOISTURE
( max)

TẠP
CHẤT
(tối đa)
FOREIGN
MATTERS
( max)

G. 2


13

12.5%

0.1%

0.0%

3.0%

0.0%

90.0%

G. 1

14

12.5%

0.1%

0.0%

1.5%

0.0%

95.0%


G. 1

16

12.5%

0.1%

0.0%

2.0%

0.0%

90.0%

G. 1

18

12.5%

0.1%

0.0%

1.5%

0.0%


90.0%

II.

HẠT ĐEN
(tối đa)
BLACK
BEANS
(max)

HẠT VỠ
(tối đa)
BROKEN
BEANS
(max)

CÀ MÍT
( tối đa)
EXCELSA
(max)

KÍCH CỠ HẠT
(tối thiểu % trên
sàng)
BEAN SIZE
( max. % on
screen)

Quá trình chào hàng, đàm phán, ký kết hợp đồng mua bán cà phê nhân

giữa Công ty Nước Ngoài và Doanh nghiệp Việt nam
1.

Khảo sát, nghiên cứu, nắm bắt thị trường , định giá, lựa chọn đối tác và

đưa ra yêu cầu chào hàng
1.1. Khảo sát, nghiên cứu, nắm bắt thị trường
Các công ty nước ngoài và Doanh nghiệp Việt nam cần nắm bắt các thông
tin về tình hình sản xuất, thu hoạch, chế biến cà phê trong nước cũng như những
biến động về giá cà phê nội địa và trên thế giới. Ngoài ra doanh nghiệp khảo sát,
tìm hiểu về các thị trường tiêu thụ cà phê, nắm rõ cơ chế hoạt động từng thị
trường cũng như các tập quán thương mại hoặc nền kinh tế, chính trị của các
nước nhập khẩu - xuất khẩu
Các thị trường xuất khẩu cà phê lớn trên thế giới là Brazil, Việt Nam,
Colombia, Indonesia, Ấn Độ, Ethiopia, Honduras, Peru, Guatemala, Mexico...

11


Các thị trường nhập khẩu chính của Việt Nam là các nước EU (Đức, Bỉ, Ý,
Tây Ban Nha, Thuỵ Sĩ, Anh…), Mỹ và Châu Á (Nhật Bản, Trung Quốc,
Indonesia…), chiếm lần lượt 59%, 18% và 12% tổng lượng xuất khẩu. Các nước
trong khu vực như Trung Quốc cũng là khách hàng tiêu thụ lớn cà phê Việt
Nam. Ấn Độ và Indonesia là hai nước sản xuất cà phê lớn ở Châu Á nhưng hàng
năm vẫn nhập khẩu cà phê Việt Nam. Riêng thị trường Nga - một thị trường có
triển vọng tiêu thụ mạnh và Việt Nam có quan hệ hợp tác lâu dài nhưng xuất
khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường này chưa đáng kể.
Doanh nghiệp phải nắm rõ các thông tin về giao dịch cà phê trên các thị
trường giao dịch hàng hóa lớn của thế giới như : CBOT, CME, NYBOT, LIFFE,
TOCOM...Bởi vì, hàng hóa giao dịch qua sàn là tiêu chí của nền thương mại hiện

đại và sàn giao dịch là hình thức đỉnh cao của phương thức thương mại với thể
chế thị trường hoàn hảo. Hiện tại, cà phê xuất khẩu của Việt Nam được định giá
thông qua hai sàn giao dịch LIFFE ở London và NYBOT ở New York.


Sàn giao dịch tài chính kỳ hạn và quyền chọn quốc tế London gọi tắt là

LIFFE (London International Financial Futures and Options Exchange)
Đây là sàn giao dịch cho các mặt hàng cà phê Robusta. LIFFE là mảng giao
dịch phái sinh của EURONEXT. Ngoài đơn vị thành viên LIFFE tại London,
EURONEXT còn có các sàn giao dịch tại Amsterdam, Lisbon, Paris và Brussels
Khối lượng giao dịch trung bình của cà phê trên sàn LIFFE khoãng 12-13
ngàn lot/ ngày (tương đương 120 ngàn tấn). Lượng hợp đồng mở để giao dịch
đạt mức 140-180 ngàn lot (tương đương 700 ngàn tấn cà phê). Dự trữ trung bình
của LIFFE vào khoãng 400 ngàn lot (tương đương 200 ngàn tấn cà phê).

12


Cà phê Robusta lấy giá giao dịch trên sàn LIFFE tại LONDON làm giá
tham chiếu chuẩn, đơn vị USD/tấn. Lượng chuẩn của mỗi hợp đồng cà phê
Robusta hiện nay là 10 tấn/lô (trước kia 5 tấn/lô). Nếu hàng đạt chất lượng
thượng hạng, giá chuẩn của loại này được tính cộng 30 đô la/tấn. Loại 1, hưởng
bằng giá. Loại 2 được tính mức trừ 30 đô la/tấn. Cứ cách 30 đô la/tấn, Liffe còn
chấp nhận các loại thấp cho đến trừ 120 đô la/tấn tính theo giá chuẩn của TTKH
này trong thời gian giao dịch. Giá bán được tính theo đơn vị USD/tấn. giới hạn
biến động tối thiểu là 1 USD/tấn tương đương 5USD/lot. Không có giới hạn biến
động giá tối đa.
Thị trường LIFFE giao dịch vào các tháng lẻ trong năm: 1,3,5,7,9,11 và thời
gian giao dịch cuối cùng là 12h30 của ngày giao dịch cuối cùng của tháng giao

hàng. Việt Nam là nước có lượng hàng Robusta cung cấp cho Liffe lớn nhất thế
giới.


Sàn giao dịch hàng hóa New York gọi tắt là NYBOT (New York Board

of Trade )
Sàn giao dịch hàng hóa New York là sàn giao dịch hàng hóa tương lai lớn
nhất thế giới, nằm trong thành phố New York chuyên để giao dịch các hợp đồng
futures và options về đường, bông, cà phê, ca cao, cam, lãi suất, tiền tệ, và các
chỉ số. Sàn giao dịch chứng khoán New York có nguồn gốc từ năm 1870 với tên
gọi Sàn giao dịch bông New York (NYCE). Vào năm 1998, Sàn giao dịch hàng
hóa New York trở thành công ty mẹ của cả Sàn giao dịch bông New York và Sàn
giao dịch cà phê, đường, ca cao (CSCE) (thành lập năm 1882), và ngày nay các
sàn giao dịch này làm chức năng bộ phận cho NYBOT.

13


Sàn NYBOT được giám sát bởi Ủy Ban Giao Dịch Hàng Hóa Tương Lai
(Commodity Futures Trading Commission), một cơ quan độc lập của Chính phủ
Hoa Kỳ.
Vào tháng 2 năm 2003, New York Board of Trade (NYBOT) kí vào bản
hợp đồng thuê tài sản với NYMEX để chuyển tới trụ sở ở khu Trung tâm tài
chính sau khi trụ sở ban đầu của NYBOT đã bị phá hủy trong vụ khủng bố
11/9/2001.
Sàn giao dịch hàng hóa New York là nơi diễn ra các giao dịch có giá trị
hàng tỉ đôla về hàng hóa năng lượng và kim loại, và những loại hàng hóa khác
được mua và bán trên sàn hoặc thông qua hệ thống máy tính giao dịch điện tử.
Giá cả được niêm yết cho các giao dịch trên Sàn là cơ sở để tính toán giá cả trên

khắp thế giới.
NYBOT là một trong số rất ít sàn trên thế giới còn duy trì hệ thống Open
Outcry, ở đó người giao dịch được dùng lời nói và dấu hiệu bằng tay trên sàn
giao dịch. Mỗi công ty hoạt động trên sàn giao dịch phải cử người môi giới riêng
của mình, vì vậy có rất ít nhân viên trên sàn làm đại điện cho những tập đoàn lớn
và các nhân viên chỉ ghi lại các giao dịch, không liên quan đến hoạt động mua
bán.
Cà phê Arabica lấy giá giao dịch trên sàn NYBOT tại New York làm giá
tham chiếu chuẩn,
Khối lượng giao dịch của cà phê tại NYBOT khoãng 14 ngàn lot/ngày, Có
hai loại hợp đồng tương lai được giao dịch là C và mini C. Hợp đồng C là hợp
đồng chuẩn, hợp đồng mini C có khối lượng bằng 1/3 hợp đồng C

14


Thị trường NYBOT giao dịch vào các tháng : 3,5,7,9,12 đối với hợp đồng
C và giao dịch vào các tháng 4,6,8,11 đối với hợp đồng mini C. Thời gian giao
dịch cuối cùng là 1 ngày trước ngày thông báo cuối
Giá bán được tính theo đơn vị US cent/lb (lb=0.454kg). Giới hạn giá tối
thiểu là 0,05 cent/lb tương đương hợp đồng C l8,75 USD/hợp đồng, hợp đồng
mini C là 6,25 USD/hợp đồng. Không có giới hạn giá tối đa
1.2. Định giá, lựa chọn đối tác và đưa ra yêu cầu chào hàng
Sau khi nghiên cứu kỹ các thông tin trên, các doanh nghiệp Việt nam tiến
hành lập phương án kinh doanh, định giá các sản phẩm muốn chào bán và lực
chọn các đối tác kinh doanh trong hệ thống danh sách khách hàng thường xuyên
và thân thiết của doanh nghiệp để đề nghị giao kết hợp đồng (từ chuyên dùng
trong giao dịch là chào hàng). Trong giao dịch mua bán cà phê, vấn đề tài chính,
uy tín, sự hợp tác và thiện chí của các bên là tiêu chí quan trọng quyết định cho
việc thực hiện giao dịch. Phần lớn các doanh nghiệp chỉ chào hàng với các đối

tác là những công ty lớn, có văn phòng đại diện tại Việt Nam và có thâm niên
trong giao dịch (khách hàng truyền thống) như LOUIS, ECOM, ARMAJARO,
NEUMANN GRUPPE, OLAM, NEDSCOFFEE, ORIENTAL COFFEE,
MARUBENI, MERCON, NOBLE, SUCAFINA… Hình thức của chào hàng chủ
yếu là qua điện thoại, email và chào hàng chỉ gửi đến cho một đối tác xác định.
Trong trường hợp bên mua trả lời không chấp nhận chào hàng mà bên bán đã
đưa ra thì bên bán mới tiến hành tiếp việc chào hàng với bên mua khác. Các văn
phòng đại diện của bên mua tại Việt nam khi nhận được chào hàng từ bên bán, sẽ
thông báo chào hàng này về cho người phụ trách mua bán của công ty. Khi nhận
được thông báo đồng ý mua hàng từ Công ty nước ngoài, văn phòng đại diện tại

15


Việt nam sẽ điện thoại xác nhận với bên bán việc chấp nhận giao kết toàn bộ nội
dung hợp đồng mua bán. Trong trường hợp loại hàng, số lượng hàng và giá bán
của hai bên chưa thống nhất, hai bên sẽ điện thoại đàm phán cho đến khi đạt
được sự thỏa thuận chung.
Đối với những Công ty nước ngoài hoặc doanh nghiệp chưa có mối quan hệ
hợp tác kinh doanh, việc chào hàng phải trải qua quy trình kéo dài thời gian của
hai bên như điện thoại hoặc gửi thư điện tử: thư hỏi giá, thư hoàn giá, thư chào
hàng, thư chấp nhận chào hàng...Đây cũng là cơ hội để các bên phát triển ngành
nghề kinh doanh và mở rộng thị trường tiêu thụ. Thực tế việc chào hàng này có tỉ
lệ thành công rất thấp. Giao dịch nếu được xác lập cũng có số lượng cà phê mua
bán rất nhỏ do các bên bước đầu đang tìm hiểu nhau và chưa tạo lập uy tín trên
thương trường. Do đó mua bán cà phê chủ yếu vẫn là giữa các khách hàng hợp
tác lâu dài, thân thiết với nhau.
2.

Soạn thảo và đàm phán nội dung hợp đồng

Sau khi đã chấp nhận chào hàng của bên bán, Văn phòng đại diện của bên

mua sẽ tiến hành soạn thảo hợp đồng. Đối với lĩnh vực mua bán cà phê, một số
công ty nước ngoài sẽ ủy quyền cho Trưởng văn phòng đại diện tại Việt nam
thực hiện việc ký kết hợp đồng và thanh toán với các doanh nghiệp Việt nam.
Việc ủy quyền này tạo thuận lợi cho quan hệ mua bán trong thời điểm cạnh
tranh, cũng như giải quyết được trở ngại khi giao dịch như sự chênh lệch về thời
gian, ngôn ngữ giao tiếp của các nước...
Nội dung của hợp đồng mua bán cà phê là các điều khoản do các bên thỏa
thuận, thể hiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hợp đồng. Thực tế,

16


hợp đồng mua bán cà phê thường do bên mua làm theo phom mẫu chuẩn từ hệ
thống với ngôn ngữ sử dụng là tiếng Anh và có các nội dung cơ bản sau:
2.1. Nội dung cơ bản của hợp đồng


Số hợp đồng, ngày ký hợp đồng



Tên và địa chỉ của bên mua, bên bán



Điều khoản tên hàng:

Vietnam robusta grade 1, Nestle quality type 7.1, Wet polished utz certificate...



Tiêu chuẩn chất lượng:

-

Quy định về loại hàng: loại 1 hoặc loại 2,

-

Quy định về độ ẩm tối đa: 12%; 12.5%;13% đối với từng loại hàng

-

Quy định về tạp chất đối đa: 0.1%; 0.5%; 1.0% đối với từng loại hàng

-

Quy định về hạt đen và hạt vỡ tối đa: 2.0%; 3.0%; 5.0% đối với từng loại

hàng
Một số loại hàng chất lượng cao sẽ có quy định riêng về hạt đen và hạt vỡ:
Hạt đen tối đa 0.1%; hạt vỡ tối đa 0.5% đối với các loại hàng Robusta theo
tiêu chuẩn và chất lượng cao.
Hạt đen tối đa 0.0%; hạt vỡ tối đa 1.5%; 2.0%; 3.0% đối với các loại hàng
Arabica.
-

Quy định về cà phê mít: 0.5%; 1.0% đối với từng loại cà phê Robusta và


0.0% đối với các loại cà phê Arabica.

17


-

Quy định về kích cỡ hạt trên sàng: tối thiểu 90.0% hoặc 95.0% trên sàng

đối với các loại cà phê Robusta và Arabica
-

Cà phê không bị mốc và lên men.



Đóng gói và cân hàng:

-

Cà phê được đóng vào bao hoặc thổi vào container.

-

Cà phê phải được đóng trong bao đay mới đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm

-

Trọng lượng tịnh: 60.0 kg/bao


-

Trọng lượng bì: 0.7kg/bao

-

Trọng lượng để thanh toán là trọng lượng tịnh (không bao gồm 0.5% hao

hụt cho phép ở cảng đến)


Số lượng:
Đơn vị tính là tấn, được +/-1% dung sai



Giá cả:
Có thể nói giá cả là điều khoản quan trọng nhất của hợp đồng ngoại thương

mọi điều khoản khác có thể dễ dàng nhượng bộ hoặc bị thuyết phục nhưng với
điều khoản này hầu hết các bên đối tác đều không muốn nhượng bộ. Chính vì
vậy khi thương thảo hợp đồng các bên thường rất thận trọng đối với điều khoản
này. Thông thường các bên phải thống nhất những nội dung sau đây.
-

Quy định đồng tiền tính giá:

-

Phương pháp xác định giá:

Có 2 hình thức giá

18




Giá đã đựơc ấn định, thuật ngữ tiếng Anh gọi là outright
Hai bên mua và bán sẽ thỏa thuận một giá cố định khi ký kết hợp đồng với

nhau tại thời điểm hiện tại và thời gian giao hàng cố định. Đối với hình thức này
hai bên sẽ không quan tâm đến giá tại thời điểm giao hàng cao hơn hay thấp hơn
giá cố định (giá lên hoặc xuống)


Giá mở hay còn gọi là giá cộng/trừ lùi dựa trên thị trường kỳ hạn, thuật

ngữ tiếng Anh gọi là differential price hay price to be fixed
Là giá chưa được quyết định trong lúc đàm phán và ký kết hợp đồng
Phương thức kinh doanh chốt giá sau (Price-to-be-fixed – PTBF) là hình
thức cho phép người mua hoặc người bán “chốt giá” tại thời điểm nào đó trong
tương lai, trước hoặc sau khi thực hiện giao, nhận hàng. Người mua và người
bán sẽ thỏa thuận về số lượng, chủng loại, tháng giao hàng (delivery month).
Riêng đối với điều khoản giá thì hai bên mua và bán sẽ thỏa thuận một mức giá
cộng thêm (plus)/ giá “trừ lùi” (minus) so với giá kỳ hạn (futures price) dựa trên
tháng kỳ hạn nhất định
-

Giá được dựa trên điều khoản đưa hàng lên tàu (FOB) hoặc đưa hàng vào


kho của bên mua, theo lựa chọn của bên mua.Tất cả thuế và chi phí trong nước
sẽ do người bán chịu
-

Trường hợp giá dựa trên điều khoản CIF: Cước vận chuyển và bảo hiểm

hàng hóa sẽ do bên bán chịu.


Thời hạn giao hàng:

19


-

Sẽ do bên mua và bên bán thỏa thuận ở một thời điểm cụ thể. Ngày giao

hàng vào kho hoặc đưa hàng lên tàu sẽ do bên mua chỉ định. Bên mua phải gửi
hướng dẫn giao hàng cho bên bán chậm nhất 10 ngày trước ngày tàu chạy.
-

Trong trường hợp bên bán muốn giao hàng sớm hơn, hoặc bên mua muốn

nhận hàng sớm hơn, phải được bên kia chấp nhận.


Quy định cụ thể về cảng lên hàng
Cà phê được lên tàu tại cảng Thành phố Hồ Chí Minh, hoặc cảng Hải


Phòng theo thỏa thuận của các bên.


Thực hiện thanh toán:

-

Thanh toán bằng tiền mặt dựa trên chứng từ gốc (CAD),

-

Thanh toán theo hình thức tín dụng thư (mở LC)

-

Đối với hợp đồng chưa chốt giá, nếu hàng đã lên tàu hoặc nhập kho của bên

mua. Bên bán sẽ được thanh toán tối đa 70% giá trị hợp đồng.


Kiểm định hàng hóa:

-

Chỉ định cụ thể cơ quan giám định chất lượng và trọng lượng lô hàng. Các

cơ quan giám định cà phê tại Việt nam như Cafecontrol, VFC, FCC...
-

Hàng hóa phải được cân 100% trước khi đóng hàng vào container, phí sẽ do


bên bán chịu
-

Bên mua phải được thông báo về lịch kiểm hàng và được quyền tham gia

vào việc kiểm hàng này
-

Hai bên có thể yêu cầu một tổ chức giám định thứ hai giám định hàng hóa

khi xảy ra tranh chấp, phí sẽ do bên yêu cầu chịu

20


-

Một kí lo gam hàng mẫu đại diện cho mỗi container sẽ đựoc gủi về cho bên

mua.
-

Quy trình kiểm hàng và đóng hàng sẽ theo quy trình chuẩn của bên mua

(quy trình của Nestle, Taloca, Strauss, Neumann... bao gồm các quy trình kiểm
hàng tại kho bên bán, những yêu cầu về điều kiện container để đóng hàng vào
container…)
-


Những tiêu chuẩn được áp dụng cho việc kiểm hàng: ISO6673/1983(TCVN

6928 : 2001 Tiêu chuẩn về Cà phê nhân. Xác định sự hao hụt khối lượng ở
105oC). ISO 3310-2/1990 (Tiêu chuẩn về bộ sàng thí nghiệm – Yêu cầu kỹ thuật
và phương pháp thử)


Điều khoản phạt trong việc vi phạm hợp đồng

-

10% giá trị của hợp đồng sẽ dược bồi thường cho bên mua hoặc bên bán

trong trường hợp hợp đồng này không thực hiện, hoặc chỉ thực hiện một phần
-

Trong trường hợp mức thiệt hại cho bên bị hủy hợp đồng cao hơn mức

10%, bên hủy hợp đồng sẽ phải bồi thường cho mức thiệt hại trên thực tế
-

Trường hợp bên hủy hợp đồng không bồi thường thiệt hại trong khoãng thời

gian được thỏa thuận, bên bị hủy hợp đồng được quyền khởi kiện tại tòa án để
giải quyết tranh chấp.
Điều khoản khác:
-

Các điều khoản trong hợp đồng được thành lập dựa trên các điều khoản của


hợp đồng cà phê Châu Âu 2007 (European Contract for Coffee - E.C.C.2007)
-

Trọng tài thương mại có thẩm quyền giải quyết tranh chấp.

2.2. Đàm phán nội dung của hợp đồng

21


Thực tế hợp đồng được soạn thảo theo sự thỏa thuận của các bên, do vậy
các nội dung trên không cần phải đàm phán, việc đàm phán chỉ xảy ra trong quá
trình khi thực hiện hợp đồng. Nếu bên bán vì những trở ngại khách quan cần gia
hạn thời gian giao hàng, hoặc bên mua muốn nhận hàng sớm hơn thời gian đã
thỏa thuận trong hợp đồng. Hoặc có sự thay đổi về tháng chốt giá bán cà phê thì
các bên sẽ thỏa thuận lại với nhau để thay đổi lại một số nội dung của hợp đồng
3.

Thực hiện ký kết hợp đồng
Hợp đồng được bên mua ký tên người được ủy quyền của công ty bên mua,

đóng dấu công ty bên mua và gửi đến cho bên bán qua mail hoặc fax. Bên bán sẽ
kiểm tra nội dung hợp đồng, sau đó ký, đóng dấu và gửi lại cho bên mua cũng
bằng hình thức qua mail hoăc fax.

CHƯƠNG II: TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG
MUA BÁN CÀ PHÊ NHÂN GIỮA CÔNG TY NƯỚC
NGOÀI VÀ DOANH NGHIỆP VIỆT NAM.

Trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán ngoại thương tùy vào điều

kiện hợp đồng mà người bán hay người mua phải trả cước vận chuyển và mua
bảo hiểm cho hàng hóa. Do hàng hóa chuyển chở trên biển thường gặp nhiều rủi
ro, tổn thất. Vì thế bảo hiểm hàng hoá đường biển là loại bảo hiểm phổ biến nhất
trong ngoại thương

22


Việc thuê tàu chở hàng được tiến hành dựa vào ba căn cứ sau đây: Những
điều khoản của hợp đồng mua bán ngoại thương, đặc điểm hàng mua bán và điều
kiện vận tải. Cà phê Việt Nam chủ yếu xuất theo điều kiện giao hàng là FOB nên
bên mua sẽ trả cước vận chuyển và mua bảo hiểm cho hàng hóa.
I.

Hướng dẫn giao hàng
Trước thời hạn giao hàng khoãng 15-30 ngày, đại diện của bên mua tại Việt
nam sẽ gửi "Hướng dẫn giao hàng "(Shipment Instruction) cho bên bán. Trong
hướng dẫn giao hàng, sẽ quy định các nội dung sau:
-

Số hợp đồng

-

Số lượng hàng phải đóng

-

Tên hàng và chất lượng


-

Nhãn hàng

-

Cách thức đóng hàng : đóng hàng trong bao đay 60 kg/bao thổi 21 tấn

-

Tên hãng vận chuyển,

-

Cảng lên hàng, cảng dỡ hàng

-

Thời hạn lên tàu (ngày tàu chạy)

-

Điều kiện vận chuyển hàng: LCL/FCL hoặc FCL/FCL

+ LCL/FCL: Hãng vận chuyển sẽ chịu trách nhiệm về điều kiện container cũng
như điều kiện/số lượng hàng hóa đóng trong cont
+ FCL/FCL : Bên mua sẽ chịu trách nhiệm về điều kiện container cũng như điều
kiện/số lượng hàng hóa đóng trong cont
-


Điều kiện cước tàu: quy định cụ thể do bên mua hoặc bên bán trả

23


-

Tên người gửi hàng

-

Tên người nhận hàng

-

Tên người được thông báo nhận hàng

-

Các chứng từ yêu cầu : chi tiết vận đơn đường biển, hóa đơn thương mại và

phiếu đóng gói, giấy chứng nhận xuất xứ, giấy chứng nhận trọng lượng và chất
lượng của lô hàng, giấy chứng nhận kiểm dịch, giấy chứng nhận khử trùng,
bảng cân của cơ quan gián định.
II.

Quy trình đặt chỗ và mượn vỏ container rỗng của hãng tàu
Sau khi nhận hướng dẫn giao hàng, nhân viên giao nhận của bên bán sẽ gửi
email, fax cho hãng tàu để đặt chỗ tại hãng tàu mà bên bán đã quy định trong
hướng dẫn giao hàng và nhận “xác nhận đặt chỗ”( Booking Confirmation) từ

email của nhân viên phòng booking của hãng tàu
Các nội dung chính của Booking Confirmation:
-

Tên hãng tàu

-

Tên khách hàng

-

Số booking

-

Số lượng, loại container

-

Loại hàng

-

Điều kiện cước tàu

-

Bãi cấp cont rỗng, ngày cấp cont


-

Nơi đóng hàng

24


-

Tên tàu, số chuyến, tàu chuyển tải, tên tàu nối, ngày dự kiến tàu chạy

(ETD), ngày dự kiến tàu đến (ETA)
-

Nơi nhận hàng

-

Cảng xếp hàng

-

Cảng chuyển tải

-

Cảng dỡ hàng

-


Nơi giao hàng

-

Nơi hạ bãi/thanh lý hải quan

-

Ngày hạ bãi

-

Thời gian hạ bãi (closing time)

-

Các thông tin cần lưu ý.
Sau đó nhân viên giao nhận của bên bán sẽ mang Booking Confirmation

đến phòng Điều độ của hãng tàu để đổi lấy lệnh cấp container rỗng. Tại đây, văn
phòng sẽ đóng dấu xác nhận lệnh. Nhân viên giao nhận sẽ mang lệnh xuống bãi
chứa container, thực hiện thủ tục đóng phí nâng cont lên xe (khoãng
200.000/cont). Tại đây, nhân viên bên bán sẽ kiểm tra cont xem có đạt yêu cầu
đóng hàng hay không. Nếu cont đạt chất lượng yêu cầu thì bên bán sẽ cho đầu
kéo (do bên bán thuê hoặc bên bán có) chở về kho chứa cà phê để đóng hàng.
Nếu cont được cấp không đạt thì yêu cầu đổi cont khác. Trong trường hợp
container rỗng đã chở về kho của bên bán, mà không đạt yêu cầu đóng hàng vào
cont, thì bên bán sẽ liên hệ với hãng tàu và chở cont đó trở về lại bãi công, đóng
phí nâng cont từ trên xe xuống bãi và sau đó đóng tiếp phí nâng cont mới lên xe
chở về kho.


25


×