Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

PHƯƠNG HƯỚNG - GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊSINH THÁI VÀ HIỆN ĐẠI HOÁ NÔNG THÔN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.75 KB, 27 trang )

PHƯƠNG HƯỚNG - GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊ
SINH THÁI VÀ HIỆN ĐẠI HOÁ NÔNG THÔN
3.1 NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN
3.1.1 Căn cứ vào chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước đặc biệt là nghị
quyết 15 của Bộ chính trị và pháp lệnh Thủ đô cũng như các nghị quyết, chủ
trương của Đảng Bộ và UBND thành phố và chiến lược phát triển kinh tế xã hội
thủ đô đến năm 2020. Quy hoạch phát triển nông nghiệp Hà Nội đến năm 2020.
3.1.2. Kinh tế trọng điểm Bắc bộ trong giai đoạn tới. Xu hướng hội nhập
kinh tế toàn cầu và đặc biệt Việt Nam sẽ gia nhập WTO vào cuối năm 2005.
3.1.3 Căn cứ vào tiềm năng đất đai, tài nguyên, nhân lực, tài chính v.v… và
vị thế thuận lợi của Thủ đô Hà Nội
3.1.4. Căn cứ vào những vấn đề lý luận cơ bản và phân tích hiện trạng phát
triển nông nghiệp, kinh tế xã hội nông thôn Hà Nội từ 1986 - 2005 và những bài
học kinh nghiệm được rút ra từ thực tiễn. Căn cứ vào xu thế phát triển kinh tế của
thế giới, khu vực, cả nước và vùng.
3.2. QUAN ĐIỂM VỀ PHÁT TRIỂN
3.2.1. Phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái Hà Nội phải tạo ra hệ sinh thái
Nông nghiệp – Lâm nghiệp – Thuỷ sản bền vững, sử dụng công nghệ sạch thân
thiện với môi trường, theo mô hình nông trại sinh thái, phố vườn, vườn rừng kết
hợp với du lịch. Tập trung vào một số sản phẩm mũi nhọn: Hoa, cây cảnh, quả,
rau, cây xanh, thịt gia cầm, lợn nạc, thuỷ sản … được quản lý chặt chẽ từ sản xuất
đến chế biến bảo quản và tiêu thụ, đảm bảo chất lượng cao và an toàn vệ sinh thực
phẩm.
3.2.2. Hiện đại hóa nông thôn Hà nội theo hướng hiện đại văn minh gắn liền
với bản sắc văn hóa dân tộc, đẩy mạnh CNH - HĐH công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp và dịch vụ ở nông thôn, hình thành các cụm khu công nghiệp vừa và nhỏ,
tập trung gắn với xử lý và quản lý chất thải nhằm giảm thiểu tác động xấu đến phát
triển nông nghiệp đô thị sinh thái. Sử dụng công nghệ hiện đại, tiên tiến, công nghệ
thân thiện với môi trường. Đầu tư đồng bộ hạ tầng, phục vụ cho sản xuất và hạ
tầng phục vụ dân sinh cho các vùng nông thôn.



3.2.3. Đầu tư tập trung với mức cao và ưu tiên tập trung cho các mô hình
nông nghiệp sinh thái. Đầu tư đồng bộ cho hạ tầng cơ sở nông thôn, ưu tiên cho
cấp thoát và xử lý nước thải cho các khu công nghiệp, đô thị, khu dân cư nông
thôn. Đầu tư đẩy nhanh CNH - HĐH ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và
dịch vụ ở nông thôn, ưu tiên cho công nghệ hiện đại, tiên tiến, công nghệ thân
thiện với môi trường.
3.2.4 Hoàn thiện hệ thống chính sách của thủ đô nhằm khuyến khích phát
triển nông nghiệp đô thị sinh thái bền vững, khuyến khích phát triển công nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ sử dụng công nghệ tiên tiến hiện đại, khuyến khích
và đảm bảo lợi ích cho những người sản xuất nông nghiệp đô thị sinh thái bền
vững và sử dụng công nghệ sạch trong mọi lĩnh vực.
3.2.5 Chỉ đạo quyết liệt đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ chế
chuyển đổi ruộng đất, tích tụ, tập trung ruộng đất để hình thành nông nghiệp đô thị
sinh thái bền vững với sản phẩm chất lượng cao, an toàn theo mô hình nông trại
sinh thái, phố vườn, rừng vườn … Đồng thời liên doanh, liên kết với các vùng
nông nghịêp của Đồng băng sông Hồng theo hướng nông nghiệp thủ đô cung cấp
giống, công nghệ để sản xuất ra nông sản thực phẩm chất lượng cao, an toàn, tổ
chức mạng lưới phân phối tiêu thụ đáp ứng nhu cầu của thị trường Hà nội.
Biểu số 8: Giá trị GDP của Hà Nội giai đoạn 2006 - 2010
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu

2005

Tốc độ
phát
triển

2006


2007

2008

2009

2010

GDP

60152

11%

67388

75542

84734

95101

106800

- Dịch vụ

32847

10%


36131

39745

43719

48091

52900

- CN và XD

26108

15%

30024

34528

39707

45663.

52513

1197

3%


1233

1269

1308

1347

1387

- NLN

Biểu số 9: Cơ cấu GDP của Hà Nội giai đoạn 2006 - 2010
Đơn vị: %
GPD
100.00
100.00
100.00
100.00
100.00
100.00
- Dịch vụ
54.61
53.62
52.61
51.60
50.57
49.53



- CN và XD
- NLN

43.40
1.99

44.55
1.83

45.71
1.68

46.86
1.54

48.02
1.42

49.17
1.30

3.3. NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊ SINH THÁI
VÀ HĐH NÔNG THÔN
3.3.1. Mở rộng quy mô và tốc độ đô thị hoá của thủ đô Hà Nội có tác động
trực tiếp đến phát triển sản xuất nông nghiệp. Theo dự báo thì đất nông nghiệp Hà
Nội chỉ còn trên 33.000 ha vào năm 2010 và 30.000 ha vào năm 2020 do quá trình
đô thị hoá. Điều đó gây sức ép đến lao động việc làm ở nông thôn, mặt khác cũng
có tác động tiêu cực đến cuộc sống truyền thống ở nông thôn. Ngược lại đô thị hoá
kích thích cho nông nghiệp và nông thôn phát triển mở rộng thị trường tiêu thụ,

khả năng tăng vốn đầu tư cho thâm canh phát triển sản xuất. Dự báo về việc mở
rộng thủ đô Hà Nội ra các thành phố vệ tinh và việc phát triển thủ đô với các tỉnh
trong khu trọng điểm của trục kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh sẽ có tác
động to lớn đến phát triển nông nghiệp và nông thôn Hà Nội.
Biểu số 10: Dự báo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010

ST
T

Năm 2000
Danh Mục
Tổng số

Diện tích

Năm 2005

Cơ cấu Diện tích

Năm 2010

Cơ cấu

Diện tích

Cơ cấu

(Ha)

(%)


(Ha)

(%)

(Ha)

(%)

92.097

100

92.097

100

92.097

100

1

Đất nông nghiệp

43.612

47,36

38.404


41,70

33.146

36,32

2

Đất lâm nghiệp

6.128

6,65

7.663

8,33

7.703

8,36

3

Đất chuyên dùng

20.533

22,30


25.947

28,17

29.779

32,33

4

Đất ở (đô thị và nông thôn)

11.689

12,69

12.234

13,28

13.784

14,97

5

Đất chưa SD và sông suối

10.135


11,00

7.849

8,52

7.385

8,02

Nguồn: Báo cáo chuyên đề chiến lược về phát triển kinh tế ngoại thành UBND Thành
phố Hà nội 2 - 2001


3.3.2. Quá trình đô thị hóa và hiện đại hoá cơ sở hạ tầng của Thủ đô: Điện,
giao thông, cấp thoát nước, thông tin v.v… có ảnh hưởng rất lớn đến phát triển
nông nghiệp đô thị sinh thái và hiện đại hóa nông thôn.
3.3.3. Những tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới có tác động tích
cực vào phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái và hiện đại hoá nông thôn Hà Nội.
3.3.4. Hà Nội là một trong những trung tâm tài chính lớn của cả nước bởi
vậy có nhiều cơ hội thuận lợi để thu hút và huy động vốn đầu tư cho sự nghiệp
CNH - HĐH.
3.3.5. Quá trình hội nhập quốc tế và toàn cầu hoá tác động đến một cách
nhanh chóng và tích cực đến phát triển nông nghiệp sinh thái và hiện đại hoá nông
thôn ngoại thành Hà Nội. Thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp được mở rộng,
nhu cầu tiêu dùng của Thành phố cũng được tăng lên nhanh chóng do phát triển
nhu cầu cá nhân và tăng dân số.
Biểu số 11: Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn Hà Nội
Hiện trạng năm 2000

Loại sản phẩm

BQ sử dụng
Kg/người/nă
m

Dự báo nhu cầu năm 2005

Nhu cầu

BQ sử dụng

(tấn)

Kg/người/năm

Nhu cầu
(tấn)

Dự báo nhu cầu năm 2010
BQ sử dụng

Nhu cầu

Kg/người/năm

(tấn)

1. Thịt lợn hơi


17

44.914

21

61.200

26

83.720

2. Thịt bò hơi

1,3

3.435

3

8.750

5

16.100

3. Thịt gia cầm hơi

3,7


9.775

6

17.500

9

29.000

4. Trứng (1000 quả)

40 quả

105.680

70 quả

204.190

100 quả

322.000

5. Sữa tươi

4

10.570


10

29.170

20

64.400

6. Thuỷ sản

8

21.140

11

32.080

15

48.300

7. Rau các loại

75

198.150

85


247.950

90

289.800

8. Quả các loại

60

158.520

70

204.190

80

257.600

Nguồn: Báo cáo chuyên đề chiến lược về phát triển kinh tế ngoại thành UBND Thành phố Hà
nội 2 - 2001


3.4. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊ SINH
THÁI VÀ HIỆN ĐẠI HOÁ NÔNG THÔN

3.4.1 Phát triển nông nghiệp theo đô thị sinh thái
3.4.1.1 Nông nghiệp Hà Nội phát triển theo điều kiện cụ thể của 3 vùng kinh
tế sinh thái, hay nói cách khác ba khu vực nông nghiệp Hà Nội

Thứ nhất: Diện tích đất nông nghiệp ở 9 quận đã quy hoạch được xác định
trên bản đồ qui hoạch đến năm 2020. Trong địa giới hành chính của mỗi quận đều
còn lại diện tích đất nông nghiệp xen kẽ với khu đô thị và công nghiệp. Đất nông
nghiệp này còn có thể sử dụng một thời gian cho đến khi phát triển đô thị và công
nghiệp lấp kín. Tổng diện tích đất nông nghiệp theo thống kê ban đầu còn khoảng
2.000 - 2.500 ha. Phần lớn đất nông nghiệp nằm ở các quận mới thành lập quận
Tây Hồ, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hoàng Mai và Long Biên. Đối với diện tích đất
nông nghiệp này có 3 trường hợp diễn ra:
- Sẽ biến thành đất xây dựng nhà ở, công nghiệp v.v… trong giai đoạn tới,
thời gian khó xác định có thể 5 - 10 năm cho nên trong thời gian đó vẫn được sử
dụng vào sản xuất nông nghiệp.
- Một phần sẽ là đất sản xuất nông nghiệp lâu dài nhưng với quy mô nhỏ
dưới dạng nông nghiệp hộ gia đình.
- Một phần sẽ trở thành đất công viên, cây xanh v.v… trong tương lai.
Bởi vậy cần có định hướng đối với vùng sản xuất nông nghiệp này, không
thể để hoang hoá và chờ đợi chuyển thành đất xây dựng. Những vùng đất này có
quy mô nhỏ, xen kẽ với khu dân cư, công nghiệp, dịch vụ, các đường giao thông,
kênh mương thuỷ lợi chia cắt trong quá trình qui hoạch và phát triển thành phố, bị
ô nhiễm môi trường nước, không khí, các loại chuột bọ phá hoại; Phù hợp nhất là
bố trí trồng hoa, cây cảnh có giá trị cao, nếu có bị ô nhiễm, cũng ít ảnh hưởng đến
sức khỏe người tiêu dùng. Đồng thời có tác động tích cực đến môi trường đô thị.
Về chăn nuôi: Khuyến khích nuôi động vật cảnh.
Thứ hai: Phát triển nông nghiệp ở vùng giáp ranh giữa các quận, khu đô thị,
khu công nghiệp và các huyện. Đây là vùng nông nghiệp nhạy cảm có thể đa dạng
hoá sản xuất đáp ứng yêu cầu thị trường nội đô, thường có hiệu quả kinh tế cao, vì
nó rất có điều kiện thuận lợi về thị trường tiêu thụ và phát triển sản xuất. Nhưng ở
vùng đất nông nghiệp này cũng rất dễ bị biến động, khi mở rộng quy mô đô thị,


tâm lý người dân muốn chuyển nhượng quyền sử đất có thu nhập cao hơn đầu tư

sản xuất. Vì vậy, bố trí sản xuất nông nghiệp cho vùng này để trở thành vành đai
nông nghiệp sinh thái, trong vành đai này cần xác định các cây chủ lực: Cây rau,
cây hoa, cây ăn quả, cây giống. Sản phẩm chăn nuôi chính: Lợn nạc, gia cầm, thuỷ
sản.
Về tổ chức sản xuất hình thành các trang trại, các doanh nghiệp sản xuất
nông nghiệp qui mô vừa và nhỏ, các vùng nguyên liệu, các doanh nghiệp chế biến
nông sản vừa và nhỏ với công nghệ hiện đại, xây dựng các trung tâm bán buôn,
chợ đầu mối nông sản. Trong tương lai, đây sẽ là vùng chuyển tiếp từ vùng ngoại ô
đến trung tâm Thành phố.
Thứ ba: Vùng sản xuất nông nghiệp vẫn còn giữ nông nghiệp - nông thôn
truyền thống: Bao gồm các xã ở xa của các huyện Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì,
Từ Liêm và phần lớn các xã Sóc Sơn. Đây là vùng sản xuất nông nghiệp với quy
mô lớn, vùng cây lương thực lúa, rau, cây ăn quả, hoa chất lượng cao, vùng chăn
nuôi bò sữa, gia cầm, lợn, thuỷ sản để cung cấp cho công nghiệp chế biến để tiêu
thụ thành phố và xuất khẩu. Đây cũng là vùng lâm nghiệp cải tạo môi trường của
thành phố, tập trung chủ yếu ở huyện Sóc Sơn.

Biểu số 12: Mục tiêu phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội 2001 - 2005 và
2006 - 2010, trong phạm vi quản lý của TP
(Tính theo giá trị sản xuất hiện hành năm 2000)
2000

2005

2010

Tốc
CHỈ TIÊU

Tốc


Giá trị

Cơ Cấu

Giá trị

độ

Cơ cấu

Giá trị

độ

Cơ cấu

(tỷ đồng)

(%)

(tỷ đồng)

Tăng

(%)

(tỷ đồng)

Tăng


(%)

(%)

(%)

Tổng số

5.563,00

100,00

8.940,96

10,07 100,00

16388,06

16,66 100,00

CN và XD

2.880,00

51,77

5.306,21

13,00 59,35


11.144,86 22,00 68,01

Dịch vụ

1.060,00

19,07

1.707,14

10,00 19,09

3.008,57

15,24 18,35


NLN

1.623,00

29,16

Dân số (triệu người)
Bình quân (nghìn đồng)

1.927,61

3,50


1,4
6.419,99

21,56

2.234,63

3,00

13,64

1,5
11.076,11

Nguồn: Báo cáo tổng kết chương trình 06 của UBND Thành Phố Hà Nội (giá trị sản xuất theo
giá hiện hành năm 2000 = 5.563 tỷ đồng Việt Nam)

3.4.1.2 Phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản theo hướng đô thị sinh
thái
Tập trung đầu tư xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa chất lượng cao, trước
mắt tập trung vào các sản phẩm như: Rau, hoa – cây cảnh, cây ăn quả, lương thực
chất lượng cao, các vùng chăn nuôi lợn hướng nạc, gia cầm và thuỷ sản. Xây dựng
một số khu nông nghiệp công nghệ cao, khu công nghiệp bảo quản, giết mổ và chế
biến gắn với các vùng sản xuất hàng hóa tập trung có khối lượng nguyên liệu lớn.
Đến năm 2010 nông nghiệp Hà Nội sẽ tạo được nhiều nông sản hàng hóa chất
lượng cao. Xây dựng một số vùng sản xuất nông nghiệp sinh thái gắn với du lịch
- Trồng trọt: Ở các vùng sản xuất tập trung các cây trồng chủ yếu hoặc ở mỗi
huyện xây dựng các khu trung tâm nhân và cung cấp giống chuyển giao tiến bộ kĩ
thuật, kiểm tra chất lượng sản phẩm.

+ Diện tích trồng rau sẽ được đầu tư hiện đại và mở rộng thêm, bảo đảm sản
xuất rau an toàn, chất lượng cao. Xây dựng các vùng sản xuất rau nguyên liệu
và một số khu nông nghiêp công nghệ cao. Diện tích trồng rau an toàn đến
năm 2010 đạt 2.500 – 3.000 ha. Vùng chuyên rau tập trung ở: Đông Anh, Gia
Lâm, Sóc Sơn, Thanh Trì. Tổng diện tích gieo trồng rau đạt 10.000 ha.
+ Mở rộng diện tích trồng hoa theo quy hoạch, trước hết bù đắp diện tích
trồng hoa bị sử dụng vào xây dựng đô thị. Xây dựng các vùng trồng hoa, cây
cảnh tập trung ở Từ Liêm, Đông Anh, Gia Lâm và Sóc Sơn được trang bị hiện
đại. Tổng diện tích trồng hoa, cây cảnh đến năm 2010 đạt 2.000 – 2.500 ha.
+ Phát triển nhanh diện tích có khả năng trồng cây ăn quả để đến năm 2010
đạt 5.500 – 6.000 ha. Các vùng trồng cây ăn quả tập trung sẽ được xây dựng
tại các huyện: Sóc Sơn, Gia Lâm, Đông Anh và Từ Liêm.
+ Diện tích trồng cây lương thực và các cây trồng khác đến 2010 sẽ còn
khoảng 10.000 ha, chủ yếu là sản xuất các sản phẩm lương thực chất lượng cao


hoặc các sản phẩm truyền thống: Lúa thơm, gạo nếp, ngô thực phẩm, đậu đỗ
các loại.
+ Trong giai đoạn từ 2006 – 2010 và giai đoạn tiếp theo, từng bước thực
hiện kè hai bên bờ sông Hồng; lập và thực hiện quy hoạch cải tạo, xây dựng
thành các khu công viên, nghỉ ngơi, nhà vườn kết hợp với phát triển sản xuất
nông nghiệp đô thị sinh thái và du lịch.
+ Tổng diện tích đất canh tác các vùng tập trung sản xuất các nông sản chủ
yếu của Hà Nội đến năm 2010 còn khoảng 20.000 – 25.000 ha. Phấn đấu đạt
giá trị sản xuất bình quân trên 1 ha đất canh tác năm 2010 đạt 60 – 70 triệu
đồng.
- Chăn nuôi
Yêu cầu của thị trường Thành phố là phải được cung cấp các thực phẩm chất
lượng cao, bảo đảm vệ sinh, đồng thời phải đảm bảo môi trường trong sạch. Do
vậy trọng tâm phát triển chăn nuôi ngoại thành Hà Nội trong thời gian tới là:

+ Phát triển mạnh chăn nuôi lợn hướng nạc, với số đầu con đạt từ 400.000 –
450.000 con, xác định những nơi đủ điều kiện để phát triển chăn nuôi theo
vùng tập trung, với các hình thức và qui mô phù hợp, chủ yếu phát triển chăn
nuôi hộ và trang trại. Hình thành ở mỗi huyện một trung tâm kĩ thuật chăn
nuôi: Bảo đảm các dịch vụ về giống, thức ăn phòng dịch bệnh, kiểm dịch, xây
dựng khu giết mổ, bảo quản, chế biến với thiết bị và công nghệ tiên tiến. Xây
dựng một số vùng chăn nuôi lợn hướng nạc là nguyên liệu cho các khu chế
biến sẽ tập trung ở Gia Lâm, Thanh Trì, Đông Anh, Từ Liêm và Sóc Sơn.
+ Phát triển mạnh mẽ chăn nuôi gia cầm với các hình thức nuôi chuồng hoặc
nuôi thả vườn, nuôi ở các trang trại kết hợp với trồng cây ăn quả. Phát triển
chăn nuôi gà công nghiệp lấy thịt, trứng ở các hộ quy mô lớn và các trang trại,
khuyến khích phát triển các doanh nghiệp chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ dự
kiến đàn gia cầm đạt từ 6 – 7 triệu con.
+ Chăn nuôi trâu, bò và bò sữa cần có phương án chuyển dần đến các vùng
xa trung tâm thành phố như Sóc Sơn và một số địa phương giáp ranh. Hiện tại
vẫn nuôi ở các vùng ven sông Hồng, sông Đuống để tận dụng nguồn thức ăn
phong phú và bãi chăn thả, nhưng phải có phương án xử lý chất thải chăn nuôi
để bảo vệ môi trường. Tổng đàn trâu bò đến 2010 sẽ đạt 40.000 – 50.000 con.


Phát triển nuôi trồng thuỷ sản
Hiện tại Hà Nội chỉ còn hơn 3.000 ha mặt nước, nhưng khai thác nuôi trồng
thuỷ sản chưa đạt hiệu quả cao, trong khi nhu cầu về thuỷ sản càng tăng. Vì vậy
phát triển mạnh nuôi trồng thuỷ sản nhằm tăng giá trị sản xuất trên 1 ha từ 80 –
100 triệu đồng. Phương hướng phát triển nuôi trồng thuỷ sản của Hà Nội từ nay
đến 2010.
+ Đầu tư thâm canh và từng bước hiện đại hóa nuôi trồng thuỷ sản trên diện
tích hiện có để có thể đạt được giá trị từ 100 đến 150 triệu đồng/ha/năm.
+ Mở rộng diện tích nuôi trồng thuỷ sản bằng biện pháp chuyển đổi diện
tích trũng, diện tích cấy 1 – 2 vụ lúa không ăn chắc sang nuôi trồng thuỷ sản.

Các diện tích trũng, sâu nên chuyển hẳn sang nuôi trồng thuỷ sản đặc sản.
Phấn đấu đến năm 2010 đạt 4.500 – 5.000 ha nuôi trồng thuỷ sản. Tập trung ở
các huyện Thanh Trì, Đông Anh, Sóc Sơn.
- Phát triển lâm nghiệp
+ Tập trung chăm sóc, bảo vệ 4.930 ha rừng hiện có, trông mới 1.700 ha rừng
phòng hộ kết hợp với kinh tế làm giàu và làm giàu cảnh quan môi trường, kết hợp
thăm quan du lịch, di tích lịch sử và sinh thái. Diện tích rừng tập trung đến năm
2010 tối thiểu đạt 6.630 ha, tập trung chủ yếu ở huyện Sóc Sơn. Xây dựng một số
khu rừng đạt độ che phủ cao và có hệ sinh thái đa dạng, cảnh quan đẹp.
+ Trồng mới và chăm sóc, bảo đảm đến năm 2010 toàn thành phố có 2 triệu cây
phân tán.


Biểu số 13: Phương án1: phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội theo lãnh thổ
Giai đoạn 2001 – 2005 và 2006 –2010
2000
CHỈ TIÊU

Giá trị
(tỷ đồng)

2005

Cấu
(%)

GDP

8.847,08 100,00


CN và XD

5.009,26

56,62

Dịch vụ

2.598,55

NLN

1.239,27

Tốc độ

Giá trị
(tỷ đồng)

Tăng
(%)

15..285,

2010
Tốc
Cơ cấu

Giá trị


độ

Cơ cấu

(%)

(tỷ đồng)

Tăng

(%)

(%)

11,6

100,00

29.770,92

14,5

100,00

9.435,23

13,5

61,73


20.686,25

17,0

69,49

29,37

4.378,71

11,00

28,65

7.378,38

11,0

24,78

14,01

1.471,86

3,5

9,63

1.706,29


3,0

5,73

8

Dân số (triệu người): 1,2737
Bình quân (nghìn đồng): 4.891

1,4
7.689

1,5
19.846

Biểu số 14 -Phương án 2 :phát triển kinh tế nông thôn Hà Nội 2006-2010
đơn vị : tỉ đồng
Chỉ tiêu
CN-XD
Dv
NLN
Tống số

2005
12992
4378
1,436
18808

2006

15461
4860
1472
21794

2007
18399
5395
1509
25303

2008
21894
5988
1547
29430

2009
26055
6647
1586
34288

2010
31005
7379
1625
40009

Biểu15 - Cơ cấu phát triển kinh tế nông thôn Hà Nội 2006-2010

(Phương án 2 )
Đơn vị:(%)
Chỉ tiêu

2005

2006

2007

2008

2009

2010


CN-XD
69,08
70,94
72,71
74,39
75,99
77,50
Dv
23,28
22,30
21,32
20,35
19,39

18,44
NLN
7,64
6,76
5,97
5,26
4,62
4,06
Tống số
100,00
100,00
100,00
100,00
100,00
100,00
Tốc độ tăng trưởng bình quân năm :16,5%
Tốc độ tăng trưởng bình quân ngành công nghiệp và xây dựng : 19 %
Tốc độ tăng trưởng bình quân ngành dịch vụ: 11%
Tốc độ tăng trưởng bình quân ngành NLN: 2,5%
Phương án 2 thể hiện tốc độ tăng trưởng cao hơn về phat triển công nghiệp,vì vậy
sẽ đưa công nghiệp của ngoại thành trở thành một ngành chủ lực.

3.4.2 Ngành công nghiệp và xây dựng
Ngoại thành Hà Nội là địa bàn thích hợp cho phát triển công nghiêp của
Thành phố. Từ nay đến 2010 và những năm tiếp theo, ngoại thành Hà Nội sẽ trở
thành một trung tâm khu công nghiệp lớn của Hà Nội và cả nước. Định hướng phát
triển như sau:
- Chuyển nhanh phần lớn các cơ sở công nghiệp còn đang sản xuất trong nội
thành ra ngoại thành. Chỉ để lại trong nội thành một số cơ sở công nghiệp thật
cần thiết như tin học, điện tử, cơ khí chính xác. Trên cơ sở xây dựng lộ trình

cụ thể với các biện pháp hữu hiệu, nhất là chính sách và ưu tiên đầu tư. Theo
tinh thần của nghị quyết 15 của Bộ chính trị tập trung ”Sắp xếp lại các cơ sở
công nghiệp hiện có, cải tạo, chuyển hướng sản xuất và có kế hoạch di chuyển
các cơ sở gây ô nhiễm, kĩ thuật giản đơn đến khu vực xa dân cư”.
- Khai thác và sử dụng một cách có hiệu quả các khu công nghiệp hiện có và
nghiên cứu sự lựa chọn xây dựng thêm các khu công nghiệp mới, tạo cơ hội
thu hút đầu tư của doanh nghiệp nước ngoài (FDI) của người Việt Nam ở
nước ngoài và trong nước, các nguồn đầu tư ODA…, các hình thức đầu tư
BOT, BTO, BT…
- Xây dựng các khu công nghiệp vừa và nhỏ tập trung mỗi huyện 1 - 2 khu, với
quy mô mỗi khu khoảng 20 - 30 ha, nhằm tạo điều kiện thuận lợi để phát triển
sản xuất và đảm bảo vệ sinh môi trường.


- Xây dựng các cụm sản xuất thủ công nghiệp tập trung ở các làng nghề, qui mô
khoảng 5 – 10 ha, trước hết cho những vùng có yêu cầu bức xúc như cụm Bát
Tràng, Kiêu Kị, Triều Khúc, Vân Hà, Liên Hà …
- Phát triển các làng nghề, các ngành nghề thủ công mới làm hàng gia công cho
các khu công nghiệp, từng bước áp dụng kĩ thuật mới, kĩ thuật cao và sản
xuất, tạo thêm việc làm để thu hút thêm lao động và sản xuất hàng tiêu dùng
trong nước và xuất khẩu.
- Phát triển công nghiệp cơ khí, trước hết sản xuất các máy công cụ vừa và nhỏ,
các máy công tác và các loại phụ tùng, linh kiện máy, đáp ứng yêu cầu cơ giới
hóa ở nông thôn, ưu tiên cơ giới hóa nông nghiệp và sản xuất thủ công.
- Xây dựng một số khu công nghiệp công nghệ cao gắn với các vùng sản xuất
chuyên canh: Khu công nghiệp công nghệ cao Toàn Thắng (Gia Lâm), Nam
Hồng (Đông Anh), Phú Diễn (Từ Liêm), Đông Mỹ (Thanh Trì) v.v…
- Xây dựng trên mỗi huyện ít nhất 1 khu công nghiệp giết mổ và chế biến
các loại thịt với quy mô từ 50 – 100 tấn thịt/ngày với công nghệ hiện đại.
- Về xây dựng, trong những năm tới, ngành xây dựng sẽ phát triển mạnh mẽ,

khả năng tăng gấp 2 – 3 lần so với thời kì 2001 – 2005, vì khối lượng xây
dựng sẽ tăng cao, bao gồm xây dựng các công trình hạ tầng, các nhà máy, các
khu, cụm công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề, các trung tâm
thương mại, các khu dân cư đô thị hóa, và hạ tầng xã hội tương ứng.
- Đến năm 2010 ngành công nghiệp và xây dựng ngoại thành sẽ chiếm trên
69% đến trên 77% tổng giá trị của ngành công nghiệp và xây dựng toàn thành
phố và dự báo đến năm 2020, công nghiệp và xây dựng ngoại thành chiếm
trên 80% toàn bộ giá trị của công nghiệp trên địa bàn thành phố.

3.4.3 Thương mại, dịch vụ:
Trong 5 năm đầu kế hoạch 2005 – 2010, ngành thương mại – dịch vụ tập
trung thực hiện:
- Dịch vụ phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển các cơ sở công nghiệp, các
công trình văn hóa công cộng, các chợ đầu mối và các trung tâm thương mại
(dự kiến có 8 trung tâm thương mại ở ngoại thành ).
- Phát triển các dịch vụ thông tin, bưu điện, viễn thông, các dịch vụ giao thông,
tài chính, tín dụng, du lịch, thể dục, thể thao, nghỉ ngơi, giải trí.


- Các dịch vụ cung ứng vật tư, tiêu thụ nông sản, các dịch vụ phục vụ đời sống
vật chất và tinh thần của cộng đồng.
- Thực hiện các dịch vụ chuyển giao công nghệ tiên tiến, công nghệ sinh học,
trước hết là công nghệ sạch, công nghệ bảo quản, chế biến vào nông nghiệp
nông thôn.
- Ngoại thành phải trở thành những trung tâm giao dịch mua bán lớn, phục vụ
đắc lực yêu cầu trao đổi hàng hóa từ Hà Nội đi các tỉnh, xuất khẩu và từ các
tỉnh, các huyện vào nội thành, thông qua các chợ đầu mối, các trung tâm
thương mại.
- Tổ chức lại và phát triển các hệ thống dịch vụ và thương mại ngoại thành theo
các định hướng sau:

+ Ở các vùng đô thị ngoại thành như các thị trấn, các khu dân cư tập trung sẽ
phát triển mạnh mẽ các trung tâm tài chính, viễn thông, các trung tâm buôn
bán… Hệ thống các cơ sở dịch vụ này gắn trong mạng lưới hệ thống dịch vụ
trong thành phố, cả về mô hình và nhịp độ phát triển.
+ Ở các thị tứ, các xã chủ yếu sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ven
các vùng dân cư tập trung, chủ yếu phát triển các dịch vụ phù hợp với yêu cầu
phục vụ sản xuất và đời sống theo hướng mở rộng giao lưu, thực hiện công
nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn.
+ Ở các xã vùng xa các trung tâm, chủ yếu tập trung đầu tư các dịch vụ phục vụ
sản xuất và đời sống, phù hợp với các bước phát triển.

3.4.4 Những chỉ tiêu chủ yếu để phát triển nông nghiệp đô thi sinh
thái và hiện đại hóa nông thôn
- Về tốc độ tăng trưởng ở thời kỳ 2006 - 2010 bình quân 14,5%/năm
+ Giữ tốc độ tăng trưởng nông nghiệp đạt bình quân 2,5 – 3%
+ Tốc độ tăng trưởng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng đạt
bình quân từ 17 - 18%/năm
+ Tốc độ tăng trưởng về thương mại dịch vụ đạt bình quân từ 10 - 11%/năm.
Chỉ tiêu

1. Về cơ cấu kinh tế nông thôn tới năm 2010
- CN-TTCN-XDCB

2010
100%
69


- Thương mại-dịch vụ
- Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản


25
6
100%
2. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp
- Trồng trọt
46
- Chăn nuôi + thuỷ sản
44
- Dịch vụ
10
- Giá trị sản xuất nông nghiệp/1 ha đất canh tác đạt từ 60 - 70 triệu đồng

3.4.5 Phương hướng phát triển văn hoá - xã hội nông thôn
-

-

-

3.4.5.1 Phương hướng phát triển văn hóa thông tin
Bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống văn hóa (vật thể và phi vật thể) ở
các vùng nông thôn Hà Nội; Từng bước xây dựng, mở rộng giao lưu văn hóa và
hợp tác quốc tế để phát triển văn hoá thông tin ngoại thành Hà Nội. Xây dựng mới
các công trình văn hóa tiêu biểu, thiết thực chuẩn bị cho kỷ niệm 1000 năm Thăng
Long – Hà Nội vào năm 2010.
Xây dựng văn hóa nông thôn ngoại thành Thủ đô thực sự là nền tảng tinh thần bền
vững và phong phú của nhân dân, là động lực thúc đẩy và yếu tố cấu thành của sự
phát triển kinh tế xã hội, góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn.

Phát triển sự nghiệp văn hoá thông tin góp phần nâng cao đời sống tinh thần của
nhân dân và tập trung cụ thể hóa tiêu chí xây dựng con người mới.
Nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa nghệ thuật để đáp ứng nhu cầu và thoả
mãn mức độ hưởng thụ văn hoá của nhân dân ngày càng cao, đồng thời thực hiện
xã hội hóa sự nghiệp văn hoá thông tin.
Kết hợp phát triển văn hóa với giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực Thủ đô
nâng cao dân trí. Chú trọng công tác bồi dường tài năng trẻ về văn hoá cho đất
nước trong thời kì mới…
3.4.5.2 Phương hướng phát triển Nghề – dạy nghề và các vấn đề xã hội
2006-2010
- Giải quyết việc làm cho 75 - 80 ngìn người trên toàn thành phố, ở nông
thôn từ 40 - 45 ngàn người, đặc biệt các vùng bị lấy đất để xây dựng công nghiệp
và đô thị.
- Giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống 6,5%, ở nông thôn còn 6%.


- Tỷ lệ lao động qua đào tạo 60%. Trong đó lao động qua trường đào tạo đạt
30%. Bình quân mỗi năm tuyển 65.000 học sinh học nghề, kể cả dài hạn lẫn ngắn
hạn.
- Chăm sóc đối với người có công với cách mạng, tiếp tục hỗ trợ nhà cho
người có công, xây dựng và sửa chữa toàn bộ nhà tình nghĩa, điều dưỡng mỗi năm
từ 6000 - 8000 lượt thương binh nặng và người có công với cách mạng.
- Giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn thành phố xuống dưới 1%, khu vực nông thôn
dưới 3% (theo tiêu chí hiện tại).
- Tạo điều kiện thuận lợi, phù hợp để hỗ trợ hộ nghèo có việc làm, phát triển
sản xuất, tăng thu nhập để thoát nghèo.
- Quan tâm mọi mặt nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người
nghèo, phấn đấu 100% người nghèo được hưởng các dịch vụ xã hội về y tế, văn
hóa giáo dục ...
3.4.5.3 Phương hướng phát triển giáo dục nông thôn

- Phổ cập bậc trung học, mục tiêu tổng quát là làm cho mọi công dân
của thủ đô đến hết tuổi 21 đều đạt được trình độ học vấn trung học hoặc tương
đương, nhằm nâng cao mặt bằng dân trí, đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực, đào tạo nhân tài phục vụ cho công nghiệp hóa hiện đại hóa thủ đô Hà
Nội. Trước hết năm 2005 phấn đấu 70%, năm 2010 đạt 100% thanh niên trong
độ tuổi đạt tiêu chuẩn phổ cập bậc trung học.
- Mở rộng đào tạo trung học chuyên nghiệp và dạy nghề với quy mô
gấp 2 lần hiện nay vào năm 2010, nhằm giải quyết việc làm và đào tạo nguồn
nhân lực có tay nghề cao đáp ứng cho công nghiệp hóa hiện đại hóa thủ đô.
- Xây dựng mạng lưới trường học hợp lý và cân đối giữa các quận nội
thành, giữa quận cũ và quận mới thành lập, giữa khu vực nội và ngoài thành.
Phấn đấu đến năm 2010 số trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia chiếm 30% (80
trường/271 trường), trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia chiếm 20% (45/225
trường), trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia đạt 15% (15/97 trường) …
- Đẩy mạnh xã hội hóa trong giáo dục và đào tạo, chuyển các trường
mầm non ở khu vực nông thôn sang bán công, chuyển dần các trường mầm non
công lập ở các khu vực nội thành sang trường mầm non bán công, năm 2005


đạt ít nhất 20%, năm 2010 đạt 100%. Mở rộng các trường bán công, dân lập ở
các khối các cấp …
3.4.5.4 Phương hướng phát triển y tế giai đoạn 2006 - 2010
- Tỷ lệ trẻ em < 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ từ 99,5% đến 100%.
- Tỷ suất chết trẻ em < 1 tuổi/1.000 trẻ sinh ra sống, ở mức từ 7,5% - 8,5%.
- Tỷ suất chết trẻ em < 5 tuổi/1.000 trẻ sinh ra sống, ở mức từ 9,5% - 10,6%.
- Tỷ lệ trẻ mới sinh cân nặng < 2500 gam từ 5% đến 5,2%.
- Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng < 5 tuổi (theo chuẩn mới) từ 14,5% - 15%.
- Số lần khám thai trung bình từ 4 đến 4,4 lần.
- Tỷ lệ phụ nữ có thai được tiêm phòng uốn ván đủ 2 mũi từ 92,5% - 95,5%.
- Giường bệnh ở tuyến Huyện đạt từ 850 - 1000 giường.

3.4.5.5 Các chỉ tiêu về văn hóa xã hội
Chỉ tiêu

Thu nhập/người/năm (USD)
Tỷ lệ hộ nghèo (%)
Tỷ lệ sinh (%)
Tỷ lệ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá (%)

Tỷ lệ số dân được sử dụng nước sạch (%)
Số lao động được giải quyết việc làm hàng năm

2010
1200-1250
<3,0
< 1,2
90
100
30 - 40 vạn

3.4.6 Xây dựng cơ sở hạ tầng
3.4.6.1 Giao thông
- Các hệ thống đường giao thông lớn, về cơ bản sẽ hoàn thành sớm, như hệ thống
đường 1, 5, 2, 3, 6, các nút giao thông, hệ thống cầu vượt, hệ thống giao thông
vành đai 3 cũng sẽ cơ bản hoàn thành. Đảm bảo giao thông vào nội thành cũng
như đi các tỉnh thông suốt và đã được hiện đại hóa từng bước. ( Đã có đề án của
thành phố)


- Đường liên huyện, liên xã, đường trên các hệ thống đê được nhựa hóa hoặc bê
tông. Đường đến các khu công nghiệp, khu sản xuất lớn về nông nghiệp, công

nghiệp đều được trải nhựa tối thiểu rộng 6 m.
- Đường trong thôn xóm: Từ 2006 – 2010 sẽ tiến hành đề án xây dựng quy hoạch
theo mô hình nông thôn đô thị, hướng dẫn các thôn xóm xây dựng nông thôn
hiện đại; đến năm 2010 số nông thôn đạt giao thông hiện đại chiếm 50%. Năm
2020 sẽ hoàn thành toàn bộ hệ thống đường giao thông nông thôn theo hướng
hiện đại.
3.4.6.2 Điện
Hoàn thành hệ thống điện hạ áp hiện đại đến 100% hộ gia đình, chậm nhất
2010 xong, đảm bảo đủ điện cho sản xuất và tiêu dùng của dân. Trước hết, các khu
công nghiệp dùng đường tải điện cao áp ngầm.
3.4.6.3 Thuỷ lợi, cấp và thoát nước
- Thuỷ lợi, các công trình tưới đảm bảo chủ động 100%, tiêu 80% diện tích, hệ
thống kênh mương được kiên cố hóa bê tông, nhựa composit… Các vùng trồng
rau, hoa, quả, lúa tập trung, nuôi trồng thuỷ sản được đầu tư thiết bị tưới với
công nghệ hiện đại đạt 50% diện tích vào năm 2010.
Đến năm 2010 thì 80% dân số dùng nước sạch, 20% dùng nước giếng
khoan có hệ thống lọc. Đặc biệt các vùng Thanh Trì, Từ Liêm, Gia Lâm khẩn
trương giải quyết vấn đề nước sạch đạt 100% vào năm 2010.
- Đến năm 2010 toàn bộ nước thải ở ngoại thành, nước thải công nghiệp phải
được xử lý theo luật định và nước thải ở các khu dân cư đều qua xử lý theo hình
thức lọc 3 lớp hồ sinh học, hạn chế ô nhiễm nguồn nước.
3.4.6.4 Trường học
- Đến năm 2010: Hiện đại hóa phòng học, đủ ánh sáng, thông gió chống lạnh,
chống nóng. Phương tiện, giáo cụ cho học sinh đầy đủ.
- Mỗi huyện có một trung tâm đào tạo, 2 trường trung cấp, 2 trường dạy nghề, đủ
đáp ứng yêu cầu dạy và học nghề cho người lao động ở ngoại thành.
3.4.6.5 Hệ thống thông tin, bưu điện, viễn thông
Hệ thống bưu chính viễn thông ở ngoại thành sẽ được hiện đại hóa vào năm
2006 – 2010.
- Bình quân 100 người dân có 15 máy ở nông thôn vào năm 2010.



- Bình quân 100 người dân có 15 - 20 máy điện thoại với thị trấn, thị tứ.
- Mỗi thôn có trạm bưu điện vào năm 2010, đảm bảo dịch vụ thông tin cập nhật.
Các xã đều nối mạng Internet.
3.4.6.6 Hệ thống phòng chữa bệnh
- Đến năm 2010, trạm y tế có trang thiết bị tương đương với phòng khám đa khoa
giai đoạn 2001 hiện nay, có đủ bác sĩ, dược sỹ, y tá đủ khả năng chăm sóc sức
khoẻ ban đầu, khám chữa bệnh thông thường, được trang bị một số máy móc
hiện đại để khám phát hiện bệnh sớm cho nhân dân.
Mỗi huyện có 1 đến 2 trung tâm y tế có trình độ ngang tầm với các bệnh viện
đa khoa của thành phố như hiện nay.
3.4.6.7 Các chỉ tiêu về xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn
Chỉ tiêu

2010

Tỷ lệ hiện đại hóa tưới tiêu bằng đường ống (%)

30

Tỷ lệ diện tích được tưới tiêu chủ động (%)

100

Tỷ lệ diện tích tiêu chủ động (%)
Đường liên thôn liên xã được cứng hoá (%)
(Gắn phát triển giao thông với tổ chức lại khu dân cư)
Các vùng sản xuất hàng hoá tập trung được hiện đại các cơ sở vật chất
Kỹ thuật (Giao thông, tưới, tiêu, điện)(%)

Diện tích cây xanh - đất TD TT (m2/người)

80
100

Số xã có trung tâm hoạt động văn hoá (%)

Trường học các cấp được kiên cố (%)
Trường học các cấp đạt tiêu chuẩn quốc gia(%)
Số trạm y tế xã đạt tiêu chuẩn quốc gia (%)
Trung tâm TDTT của huyện được trang bị hiện đại(%)

3.5 CÁC NHÓM GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

70
18
100
100
60
100
100


3.5.1 Giải pháp phát triển kinh tế
3.5.1.1 Rà soát lại các quy hoạch
Rà soát, hoàn thiện các quy hoạch đề án về phát triển kinh tế xã hội ngoại
thành, đẩy mạnh việc xây dựng một số đề án về phát triển các vùng chuyên canh:
Rau, hoa quả, thịt gia cầm, thịt lơn nạc, thuỷ sản, bò và bò sữa, trọng tâm là gắn
vùng chuyên môn hóa sản xuất nguyên liệu với công nghiệp chế biến và tiêu thụ
sản phẩm. Đẩy mạnh việc mở rộng vùng nguyên liệu ra các tỉnh trong vùng kinh tế

trọng điểm của đồng bằng Bắc Bộ. Đặc biệt là các tỉnh giáp ranh với Hà Nội.
3.5.1.2 Đẩy nhanh tốc độ dịch chuyển cơ cấu kinh tế ngoại thành và phát
triển sản xuất hàng hóa. Nâng cao hiệu quả kinh tế trong các ngành sản xuất.
- Chuyển cơ bản hoặc phần lớn các cơ sở sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm nặng
đang ở nội thành ra ngoại thành, lấp đầy các khu công nghiệp hiện có, các khu
công nghiệp vừa và nhỏ.
- Xây dựng các khu công nghiệp mới, khu công nghiệp kĩ thuật cao cho nông
nghiệp, xây dựng các khu sản xuất tập trung về tiểu thủ công nghiệp và các làng
nghề thủ công.
- Cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp trên 3 vành đai nông nghiệp sinh thái, tạo
thành vùng chuyên môn hóa.
- Đẩy mạnh quy trình công nghiệp hóa sản xuất nông nghiệp. Tiến hành cơ giới
hóa các khâu việc nặng, phát triển công nghiệp chế biến, bảo quản và các khâu
khác sau thu hoạch. Gắn quá trình sản xuất nguyên liệu – công nghiệp bảo quản
chế biến đến khâu tiêu thụ sản phẩm nông sản.
- Xây dựng các chợ đầu mối ở ngoại thành, bảo đảm mỗi huyện có từ 2 – 4 chợ
đầu mối và ít nhất có 1 trung tâm giao dịch thương mại.
- Nông nghiệp có kế hoạch tập trung chuyển mạnh sang sản xuất một số sản
phẩm chính: Rau, hoa quả, cây lương thực, nuôi trồng thuỷ sản, chăn nuôi lợn,
gia cầm, trên cơ sở qui hoạch xây dựng các vùng tập trung và áp dụng kĩ thuật
công nghệ mới để nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành.
3.5.1.3 Giải pháp về mở rộng thị trường
- Thành phố Hà Nội là nơi có điều kiện thuận lợi nhất về thông tin, trong đó có
thông tin thị trường. Trong thời gian tới đây, ngay từ năm 2001, cần hoàn thiện
một bước về thị trường, từ tổ chức công tác thông tin cập nhật, dự báo, hướng


dẫn sản xuất ở ngoại thành (công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp), xây dựng
chiến lược thị trường, chú trọng đến thị trường nông sản, trên cơ sở đó lập kế
hoạch sản xuất (ngoại thành) và tác động thu hút hàng hóa nông sản từ các tỉnh

khác, vùng khác cung ứng cho Hà Nội. Đồng thời đầu tư để hình thành các thị
trường bất động sản, thị trường tài chính, thị trường lao động.
- Chính quyền các cấp của Thành phố chỉ đạo phát triển và quản lý công tác
thông tin, đào tạo cán bộ làm công tác thông tin, thị trường…
- Thành phố xây dựng và công bố các chủ trương mới, các cơ chế, chính sách
(hành lang pháp lý) để dân tự đầu tư tự sản xuất, kinh doanh, nhằm làm cho dân
thấy rõ lợi ích để chuyển dịch nhanh cơ cấu nông nghiệp, mở nghề thủ công
mới, tích tụ đất đai để phát triển sản xuất nông nghiệp với qui mô lớn.
- Các doanh nghiệp kí hợp đồng với dân cùng đầu tư sản xuất, bao tiêu sản phẩm.
Các doanh nghiệp chịu trách nhiệm chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm.
- Quy hoạch và rà soát lại quy hoạch, triển khai xây dựng các trung tâm thương
mại, chợ đầu mối, chợ chuyên rau, hoa, thịt, cá …, phù hợp với quá trình mở
rộng đô thị.
3.5.1.4 Đẩy nhanh việc ứng dụng các tiến bộ khoa hoa và công nghệ tiên
tiến vào sản xuất và dịch vụ
- Tập trung hiện đại hóa ngành bưu chính viễn thông, trong thời kì 2006 - 2010
tăng mức đầu tư cho hiện đại hóa ngành bưu chính viễn thông ở ngoại thành
đáp ứng yêu cầu cho phát triển sản xuất và đời sống phát triển với tốc độ nhanh.
- Trong công nghiệp ứng dụng công nghệ hiện đại: Công nghệ thông tin, công
nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa và đặc biệt quan tâm bảo vệ môi
trường.
- Trong nông nghiệp, đẩy mạnh phát triển công nghệ sinh học, từ việc tạo ra cây,
con giống đến sản xuất đại trà, từ khâu nguyên liệu đến sản xuất, chế biến, bảo
quản, bao bì, đóng gói đề nâng cao chất lượng sảm phẩm.
3.5.1.5.Giải pháp về đầu tư và vốn
- Về đầu tư: Tăng tỷ lệ đầu tư và vốn đầu tư cho nông nghiệp - nông thôn
khoảng 25 – 30% của tổng số vốn đầu tư xây dựng cơ bản của thành phố. Trong
đầu tư cần đầu tư tập trung cho các cơ sở sản xuất ra sản phẩm hàng hóa chất
lượng cao, ưu tiên đầu tư cho việc ứng dụng các công nghệ hiện đại với thời gian



ngắn nhất. Giảm bớt những thủ tục không cần thiết trong quá trình chuẩn bị đầu tư
và đầu tư.
- Vốn và nguồn vốn: Đây là giải pháp quan trọng, có tính quyết định đến
việc tăng trưởng và phát triển kinh tế cũng như đường lối thực hiện công nghịêp
hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Bình quân mỗi năm cần đầu tư 15.000 20.000 tỉ đồng. Đây là toàn bộ số vốn đầu tư cho các ngành sản xuất và hạ tầng cơ
sở ngoại thành để đạt mức tăng trưởng đã đề ra. Đầu tư xây dựng và kết cấu hạ
tầng cho nông nghiệp ngoại thành giai đoạn 2006 – 2010 đạt 6.000 tỷ đồng.
Để đảm bảo số vốn trên cần phải huy động:
- Nguồn vốn tiềm ẩn trong nhân dân: 25% - 30%
- Nguồn vốn tín dụng ngân hàng: 25% - 30%
- Đầu tư từ ngân sách nhà nước cả TW và Hà Nội từ 10 đến 15%
- Nguồn vốn đầu tư nước ngoài là 20 – 25 %
3.5.1.6 Thực hiện cơ chế chính sách và tăng cường thể chế
- Cụ thể hóa và tổ chức tập huấn hướng dẫn để nắm vững và triển khai thực hiện
các cơ chế chính sách hiện hành của Nhà nước đến cơ sở.
- Nghiên cứu, xây dựng và bổ sung những chính sách, cơ chế của Thành phố v.v.
tập trung vào chính sách khuyến khích đầu tư phát triển nông nghiệp sinh thái,
hiện đại hóa và xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn.
- Tiếp tục phân cấp mạnh mẽ theo hướng phân cấp quyền hạn và trách nhiệm cho
cấp huyện, xã.
- Đẩy mạnh cải cách hành chính, giảm tham nhũng, tiêu cực, cản trở đến việc thi
hành chính sách và pháp luật của Nhà nước.
3.5.1.7 Tăng cường và củng cố quan hệ sản xuất
- Tiếp tục củng cố nâng cao năng lực và phương thức hoạt động của các hợp tác
xã. Hướng dẫn các hợp tác xã hoạt động sản xuất và dịch vụ đầu vào, đầu ra.
Xây dựng các mô hình hợp tác xã sản xuất sản phẩm chất lượng cao.
- Tổ chức tuyên truyền, vận động, hướng dẫn, tham quan v.v.., để xây dựng các
hợp tác xã theo mô hình mới.
- Tăng cường hơn nữa việc thực hiện luật hợp tác xã một cách có hiệu quả.

- Đẩy mạnh việc sắp xếp và cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước ở ngoại
thành.


- Đẩy mạnh việc phát triển các loại hình doanh nghiệp trong lĩnh vực nông
nghiệp.
3.5.1.8 Giải pháp đào tạo và lựa chọn cán bộ: đào tạo, tuyển chọn, xây dựng
đội ngũ giỏi, từ đội ngũ lãnh đạo, quản lý đến thợ lành nghề cho quá trình phát
triển kinh tế ngoại thành và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa kinh tế – xã
hội Hà Nội nói chung. Đến năm 2010 phần lớn hoặc toàn bộ người lao động ở
ngoại thành Hà Nội đều qua lớp đào tạo nghề nghiệp. Đặc biệt tập trung đào tạo
người lao động ở các vùng nằm trong qui hoạch đô thị hóa, để tạo cơ hội cho người
lao động kiếm được việc làm.

3.5.2 Giải pháp về văn hoá - xã hội
3.5.2.1 giải pháp phát triển văn hoá thông tin
- Nâng cao nhận thức, tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục với phương châm
“lấy xây để chống”. Có biện pháp tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức cho
mọi người về tầm quan trọng của hoạt động văn hóa – nghệ thuật đối với việc xây
dựng nhân cách, đạo đức của con người, nhất là thế hệ trẻ. Các hình thức tuyên
truyền phải phong phú, sinh động tuỳ theo từng loại đối tượng cần tuyên truyền.
Thực hiện đồng bộ công tác giáo dục lối sống lành mạnh, văn minh thanh lịch và
sáng tạo cho các đối tượng thanh thiếu niên trong các trường học, tổ chức đoàn
thanh niên cơ sở.
- Làm rõ chức năng quản lý của nhà nước, của ngành văn hóa thông tin trên
địa bàn thành phố. Tăng cường củng cố nâng cao năng lực ở các huyện, nhất là các
huyện xã trung tâm thành phố. Phải làm rõ trách nhiệm của phòng Văn hoá thông
tin quận huyện trước Chủ Tịch UBND quận, huyện về mọi hoạt động văn hoá thể
thao xảy ra trên địa bàn thuộc địa phương quản lý.
- Tăng cường đầu tư trang thiết bị kĩ thuật, cơ sở vật chất để đưa hoạt động

quản lý VHTT có hiệu quả hơn. Hoàn chỉnh hệ thống các cơ chế chính sách về
quản lý văn hóa thông tin trên địa bàn thành phố. Các giải pháp về thống nhất quy
hoạch không gian với quy hoạch VHTT. Tăng cường huy động vốn đầu tư phát
triển sự nghiệp VHTT. Tăng cường năng lực cán bộ cho công tác thông tin văn
hóa, đặc biệt ở các huyện, xã.

3.5.2 2 Các giải pháp về lao dộng và việc làm


Tăng cường trách nhiệm của các cấp chính quyền, các ngành và nâng cao
tính chủ động của bản thân người lao động trong công tác giải quyết việc làm, dạy
nghề. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện chính sách pháp luật.
Triển khai đề án giải quyết việc làm, tăng cường các hoạt động hỗ trợ trực tiếp cho
người lao động (cho vay vốn, dịch vụ tư vấn, giới thiệu việc làm, dạy nghề, …).
Đặc biệt quan tâm đến việc dạy nghề, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho
người nông dân bị thu hồi đất trong quá trình ĐTH-CNH-HĐH.Thực hiện tốt công
tác quản lý nhà nước về lao động, việc làm ở 3 cấp: Thành phố, quận, huyện, xã,
phường. Tổ chức thực hiện điều tra lao động việc làm và hội chợ việc làm thủ đô
lần thứ 3. Đưa công nghệ thông tin vào đào tạo nghề, dịch vụ việc làm. Sắp xếp lại
8 doanh nghiệp xuất khẩu lao động do thành phố quản lý. Xây dựng một số chính
sách của thành phố nhằm đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động như: Vay vốn, hỗ
trợ kinh phí giáo dục định hướng, thưởng khuyến khích cho doanh nghiệp đạt hiệu
quả, tạo mở thị trường.
- Quy hoạch và đầu tư mạng lưới đào tạo nghề theo hướng xã hội hóa, tiếp
tục thực hiện việc quy hoạch lại hệ thống các cơ sở dạy nghề của thành phố theo
hướng xã hội hóa, trong đó: Nhà nước sẽ tập trung đầu tư xây dựng những trường
đào tạo công nhân kỹ thuật cao, đáp ứng nhu cầu lao động kỹ thuật cho các ngành
kinh tế mũi nhọn, có máy móc hiện đại mà các thành phần khác không có khả năng
đầu tư. Thực hiện rộng rãi các cơ chế chính sách xã hội hóa lĩnh vực giáo dục dạy
nghề theo Nghị định 90/CP và Quyết định 73/CP của Chính phủ. Thành phố tăng

cường việc thông tin, dự báo sự phát triển kinh tế của thị trường lao động, thông tin
cung cầu lao động và mạng lưới cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn.
- Tiếp tục đa dạng hóa các hình thức đào tạo nghề, phát triển mạnh đào tạo
nghề có địa chỉ và liên kết giữa cơ sở đào tạo nghề với các doanh nghiệp để nâng
cao chất lượng đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho học sinh sau tốt nghiệp. Bố
trí các trường trong hệ thống dạy nghề để đào tạo lại nghề cho lao động dôi dư khi
sắp xếp lại doanh nghiệp theo Nghị định 41/2002/NĐ - CP. Đối với các trường dạy
nghề thuộc thành phố quản lý: Dành đất trong các khu đô thị mới, đặc biệt là khu
đô thị mới phía Bắc sông Hồng để xây dựng mới cơ sở đào tạo cho 6 đến 8 trường
dạy nghề, dãn các trường dạy nghề quá nhỏ bé hiện nay ở nội thành ra ngoại thành.
Áp dụng chính sách thu hút đào tạo, sử dụng tài năng của thành phố để tuyển bổ


sung đội ngũ giáo viên giỏi cho các trường dạy nghề. Tạo thuận lợi cho các tổng
công ty, doanh nghiệp, quận, huyện liên kết hoặc mở thêm mới các trường, trung
tâm, cơ sở đào tạo nghề để phục vụ đào tạo mới, đào tạo lại đội ngũ lao động.
Thành lập quỹ hộ trợ đào tạo nghề để thu hút sự đóng góp, tài trợ của các tổ chức
cá nhân trong và ngoài nước đối với công tác đào tạo nghề. Tiếp tục đầu tư mở
rộng nhà xưởng, phòng học đối với trường dạy nghề có địa điểm chật hẹp; đầu tư
trang thiết bị, máy móc đối với các đơn vị có nhà xưởng nhằm từng bước hoàn
thiện hệ thống phòng học chất lượng cao.
- Tăng cường tài chính cho đào tạo dạy nghề: dự tính nguồn lực chi cho đào
toạ nghề trên địa bàn bình quân mỗi năm 350 tỷ đồng (chia ra theo nhóm ngân sách
cấp 47,82%; trong đó chương trình mục tiêu 23,91%; đóng góp của người học
47,46%; nguồn khác 2,24%)… Tăng cường công tác quản lý nhà nước các cấp đối
với đào tạo nghề thông qua việc hướng dẫn , thanh kiểm tra các hoạt động đào tạo
nghề, trên cơ sở hệ thống kiến thức qua kiểm tra, đánh giá toàn diện cơ sở dạy
nghề. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác quản lý và đào tạo.
- Nhà nước cần đẩy mạnh việc huy động các nguồn vốn và sử dụng có hiệu
quả vào xoá đói giảm nghèo. Phát triển một số khu công nghiệp vừa và nhỏ. Khôi

phục các làng nghề truyền thống như đồ gỗ mỹ nghệ, khảm trai Đông Anh, gốm sứ
Bát Tràng… phát triển các khu du lịch, kinh tế trang trại, tăng các hộ làm giàu …
Lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia: Giải quyết việc làm, dân số kế
hoạch hóa gia đình, y tế, giáo dục … vào mục tiêu giảm nghèo của Thành phố.
Đẩy mạnh việc cho hộ nghèo có sức lao động, có nhu cầu được vay vốn phát triển
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, … từ quỹ hỗ trợ nông dân và người nghèo phát triển
sản xuất, ngân hàng chính sách xã hội thành phố, ngân hàng nông nghiệp và phát
triển nông thôn, quỹ tiết kiệm vì phụ nữ nghèo và nguồn vốn của các tổ chức quốc
tế. Tiếp tục thực hiện dự án vay phát triển sản xuất trồng trọt chăn nuôi thuỷ sản.
Tổ chức tham quan học tập các điển hình hộ nông dân nghèo biết cách phát triển
kinh tế, sản xuất có hiệu quả, nâng cao thu nhập thoát nghèo. Hướng dẫn cách làm
ăn, kinh nghiệm sản xuất cũng như tổ chức các hoạt động dịch vụ, chuyển giao
công nghệ trong sản xuất nông nghiệp. Tăng cường vận động các doanh nghiệp
tiếp nhận lao động nghèo vào làm việc. Đầu tư vốn vay quỹ quốc gia giải quyết


việc làm cho các dự án của các HTX, doanh nghiệp có thu hút lao động nghèo vào
làm việc.
- Thực hiện chủ trương xóa nhà dột nát của thành uỷ, năm 1998 Sở Lao
Động Thương Binh và Xã Hội đã chỉ đạo các quận huyện điều tra và trình UBND
thành phố giải pháp hỗ trợ hộ nghèo xóa nhà dột nát theo phương thức: Cấp thẻ
BHYT cho 100% người nghèo và thực hiện tốt chính sách dân số - kế hoạch hóa
gia đình. Miễn giảm học phí và miễn giảm các khoản thu khác đối với học sinh
nghèo.
3.5.2.3 Giải pháp về y tế
Củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở theo tinh thần Chỉ
thị 06 -CT/TW, ngày 22/1/2002, của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa
IX). Nâng cao năng lực giám sát, phát hiện và khống chế kịp thời các dịch
bệnh, đặc biệt là các dịch bệnh mới. Tăng cường thông tin giáo dục, truyền
thông thay đổi hành vi, giảm thiểu lây nhiễm; Quản lý, tư vấn, chăm sóc và

điều trị cho người HIV/AIDS. Đẩy mạnh các hoạt động phòng chống các
bệnh không lây nhiễm, phòng chống tai nạn, thương tích, phục hồi chức năng
cho người tàn tật. Ưu tiên chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, người cao tuổi.
Thực hiện tốt pháp lệnh vệ sinh, an toàn thực phẩm, phát triển
các phong trào vệ sinh, phòng bệnh và thể dục thể thao, phong trào xây dựng
làng văn hoá - sức khoẻ. Kịp thời dự báo và có biện pháp ngăng ngừa để hạn
chế tối đa những tác động tiêu cực đối với sức khoẻ nhân dân do sự thay đổi
về điều kiện lao động, môi trường, các hiểm họa có thể xảy ra trên địa bàn
Thủ đô. Thực hiện lồng ghép các chương trình y tế nhằm nâng cao công tác
chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho người dân; đồng thời kết hợp các lực lượng
quân – dân y trên địa bàn trong chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.
Thực hiện chiến lược phát triển ngành dược và chính sách quốc
gia về thuốc. Góp phần lập lại trật tự kỷ cương trong sản xuất, lưu thông,
phân phối để ổn định thị trường và cung ứng đủ thuốc có chất lượng trên địa
bàn Thủ đô. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa nhằm thu hút nguồn lực tăng
cường đầu tư chăm sóc sức khoẻ người dân.
3.5.2 4 giải pháp Về giáo dục


×